Đặng Phùng Quân

 

NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :
NICOLAI HARTMANN

 

kỳ 31

 


kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6 , kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12, kỳ 13, kỳ 14, kỳ 15, kỳ 16, kỳ 17, kỳ 18, kỳ 19, kỳ 20, kỳ 21, kỳ 22, kỳ 23, kỳ 24, kỳ 25, kỳ 26, kỳ 27, kỳ 28, kỳ 29, kỳ 30, kỳ 31,

 

Trong chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm nghiêm nhặt, thế giới tự nhiên của những đối tượng được nhận thức như thể thực tại thường nghiệm. Thực tại thường nghiệm của những đối tượng này thì siêu việt đối với ý thức thường nghiệm, nội tại đối với ý thức siêu nghiệm. Thế nên những nguyên lý có giá trị ở đây là những quy luật và hình thái của ý thức siêu nghiệm. Ý thức này là một thế lực có thể nói đã chi phối cả chủ thể và khách thể thường nghiệm, song một khi khách thể không thể đồng nhất vô điều kiện với cái khả tri, một khi chỉ là "khách thể siêu nghiệm" thì nó đã vượt qua khu vực của ý thức siêu nghiệm. Ý thức này như vậy không đủ để giải thích tổng thể của khách thể. Khu vực của khách thể như vậy đã phân chia thành hai phần đối lập và một phá hủy đưa vào trong chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm.[62]

Hartmann nhận định, chỉ có thể điều chỉnh nó qua hai cách : hoặc là xem khách thể siêu nghiệm đó như "vật tự nội theo nghĩa tiêu cực", như khái niệm hạn chế (theo Kant). Người ta cũng có thể bảo toàn thuyết duy tâm, song lại hủy tổn vấn đề nhận thức, mà vấn đề này yêu cầu có giá trị tích cực. Hoặc là người ta chấp nhận những hậu quả từ hữu tự tại của khách thể và bỏ rơi giả thuyết về ý thức siêu nghiệm, mà người ta  không thể nại ra được chứng cớ trực tiếp nào để nói về nó. Cho nên những hình thái của trực giác và khái niệm của tri thức như thế hóa thành trong những nguyên lý hữu thể luận của hữu thể, song "ý thức siêu nghiệm"  biến thái trong một khu vực tự tại của những khách thể được phú cho hiện hữu tự tại, mà từ đó những giới hạn của khả tri tính là một thứ yếu, chỉ rơi vào chỗ có quan hệ πρòς ἡμãς/đối với chúng ta.[63]

Như đã chỉ ra trong tiêu đề tác phẩm chúng ta đang luận bàn về siêu  hình học của nhận thức, một trong những tranh luận với chủ nghĩa duy tâm mà Hartmann xem như một giả định siêu hình, là xét đến những nan đề của nhận tthức, Ông phân định khu vực của khách thể xem như thuần nhất/homogen, khu vực của những cái xuất hiện trực tiếp là thành phần của khu vực hữu tự tại.

Cho nên ông nhận xét vật tự nội/Noumenon mang một chỉ thị ý nghĩa và giá trị tích cực Không có chỗ rạn vỡ/Bruch giữa hiện hữu phản lý của khách thể với thành phần của khách thể hiện hữu thuần lý, cũng không có lối kinh qua giữa hiện tượng và hữu tự tại; cả hai phần của khách thể thông qua liên tục, cũng như yêu cầu thống nhất của hiện tượng nhận thức.[64]   

 

------------------------------------

[62] Hartmann, Sdt. :

Im streng transzendentalen  Idealismus ist die natürliche Welt  der Objektive als empirisch real anerkannt. Diese Realität der Objekte ist für das empirische Bewußtsein transzendent, für das transzendentale immanent. Denn die Prinzipien, die hier walten, sind die Gesetze und Formen des transzendentalen Bewußtseins. Das letztere ist die übergeordnete Sphäre für das empirische Subjekt und Objekt. Sofern das letztere aber nicht im Erfahrbaren aufgeht, sondern "transzendentales Objekt"  ist, überschreitet es die Sphäre des transzendentalen Bewußtseins. Dieses reicht also für die Totalität des Gegenstandes nicht zu. Damit ist die Sphäre des letsteren durchbrochen und ein Riß in den transzendentalen Idealismus  hineingetragen.

[63] Hartmann, Sdt. :

Den Riß zu heilen, stehen zwei Wege offen : Entweder man faß das transzendentale Objekt als bloßen "Noumenon im negativen Verstande", als Grenzbegriff (wie Kant). Man retten damit den Idealismus, aber man verkürzt das Erkenntnisproblem, welches gerade die positive Wertung verlangt. Oder man nimmt die Keonsequenz des Ansichseins der Objekte auf sich und läßt die Fiktion des transzendentalen Bewußtseins, für das ohnehin kein direktes Zeugnis spricht, fallen. Die Anschauungsformen und Verstandesbegriffe verwandeln sich dann in ontologische Seinsprinzipien, das "transzendentale Bewußtsein" aber in eine Sphäre an sich seiender Gegenstände, an denen nunmehr die Grenze der Erkennbarkeit zu einer sekundären, nur πρòς ἡμἆς in Betracht kommenden herabsinkt.

[64] Hartmann, Sdt. :

Das Noumenon ist im positiven Verstande gewürdigt. Zwischen dem irrationalen Bestande des Gegenstandes und seinem rationalen, erscheinenden Teil besteht dann kein Bruch, keine Metabasis von der Erscheinung zum Ansichsein; die beiden Stücke des Gegenstandes gehen kontinuierlich ineinander über, wie es die Einheit des Erkenntnisphänomenons verlangt.

 

(còn nữa)    

 Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2018