Đặng Phùng Quân

 

NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :

NICOLAI HARTMANN

kỳ 3

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3

 

 

Lý luận những nan đề được khai triển trong tác phẩm lớn đầu tiên là bộ Về nền tảng của một siêu hình học tri thức/Grundzüge einer Metaphysik der Erkenntnis năm 1921, trong những chương 4b, 6, 9, 12c, 30, 36b, 41e, 58a.[7]

Ở chương 4/4. Kapitel của phần thứ nhất/Erster Teil "Hiện tượng và vấn đề tri thức", đoạn Hai/II. Abschnitt  "Mặt siêu hình trong vấn đề tri thức" của tác phẩm nói trên, mang nhan đề Qui hoạch tri thức, tiết b về hiện tượng luận và nan vấn, Hartmann nhận xét, bên cạnh việc phân tích hiện tượng, còn phải nói đến những khó khăn xẩy đến trong phân tích hiện tượng, phân cách những yếu tố siêu hình với những yếu tố không thuộc siêu hình. Aristote có thể coi như bậc thầy trong việc phân tích nan vấn này. Ông nghiên cứu những vấn đề trước khi xét chúng về mặt lý luận, tách rời cái hiểu được với cái không hiểu được, chú ý đến những khó khăn và mâu thuẫn thường gặp trong những hiện tượng. Để làm rõ vấn đề, phải khởi từ nghiệm đoán những sự kiện, cũng như quan liên giữa những vấn đề; quan điểm vấn tính độc lập với đối tượng nghiên cứu, theo những quy luật, luận lý bên trong và những tương giao giữa dữ kiện  với cái được nghiên cứu. Hartmann xác định nan vấn chủ yếu ở bên này mọi lý luận, và giúp chúng ta khám phá ra những yếu tố siêu hình của vấn đề nhận thức. Không như hiện tượng luận thiên về miêu tả thuần tuý, nan vấn đối chiếu, chứng thực, xếp loại dữ kiện. Theo ông, từ ngữ "nan đề"  chỉ thị "không có con đường", mà là phương pháp bị dừng lại hay thất bại trước thực tại; nó dẫn đến ngưỡng cửa lý luận, song không bao giờ vượt qua cửa; nó đi từ dữ kiện cho đến những vấn đề để giải quyết, đặt để những nhiệm vụ, nhằm thi hành lý luận, song không đụng tới. Khi nhận những nhiệm vụ này, đồng thời lý luận nhận cả những huấn lệnh thiết yếu để hoàn thành chúng.[8]   

 

------------------------------------

[7] Có thể tham khảo một số những bài viết về vấn đề này, như Peter Baumanns, La méthode des apories dans la philosophie de Nicolai Hartmann/Phương pháp của những nan đề trong triết học N. Hartmann, trong Revue de métaphysique et de morale, số 73, 1968; Anton Schlittmanier, N. Hartmann's Aporetics and its place in the history of philosophy/ Nan đề và vị trí trong lịch sử triết học và Nicholas Rescher, Aporetics in N. Hartmann and beyond/Nan đề nơi N. Hartmann và vượt ra ngoài trong The philosophy of N. Hartmann, 2011 (Roberto Poli, Carlo Scognamiglio, Frederic Tremblay biên tập), Juan Jose Rodriguez Rosado, Fenomenologia y aporetica del conocimento/Hiện tượng luận và nan đề của tri thức trong Anu. filos. 2/Niên san triết học 2, 1969.     

[8] Nicolai Hartmann, Grundzüge einer Metaphysik der Erkenntnis, Erster Teil : Phänomen und Problem der Erkenntnis. II Abschnitt : Das Metaphysische im Erkenntnisproblem. 4. Kapitel. Gnoseologische Einstellung, b) Phänomenologie und Aporetik :

Hier  gilt es das Fragwürdige am Phänomen herauszuarbeiten, die Punkte festzustellen, die zum philosophischen Verständnis erst der Theorie bedürfen; hier erst kann sich das Metaphysische bewußt vom Unmetaphysischen scheiden... Aristoteles darf als Klassiker der Aporetik. d.h. der reinen Problem-wissenschaft, gelten. Seine Methode, die Problem vor ihrer theoretischen Behandlung und unabhängig von möglichen Lösungsversuchen, rein in sich selbst zu untersuchen, das Unbegriffene vom Begriffenen zu scheiden... Problemfixierung bedarf eben des Ausgang von einem Tatsachenbefund, und wo dieser nicht vorher festgelegt ist, muß sie sich seiner von Schritt zu Schritt versichern... Die Gesichtspunkte der Problemstellung müssen frei sein gegenüber dem Material, auf das sie sich beziehen; die Problermatik muß ihrer Eigengesetzlichkeit, ihrer inneren Logik unbehindert folgen können. Und diese besteht nicht in Zusammenhängen des Gegebenen in sich selbst, sondern in solchen zwischen Gegebenem und Gesuchtem...

[Gleich der Phämenologie] steht auch die Aporetik noch grundsäɮlich diesseits aller Theorie, diesseits der Standpunkte und ihrer Metaphysik. Das Metaphysische wird als solches erst durch ihre Arbeit erkannt. Aber sie ist nicht mehr deskriptiv, Sie vergleich, prüft ...; wie denn die Wortbedeutung von "Aporie" eben die "Weglosigkeit" ist, das Stocken oder Versagen der Methode vor dem Tatsächlichen. .. Aporetik aber führt nur  bis an diesen Punkt heran; sie führt bis zur Schwelle der Theorie, überschreitet sie aber niemals. Sie schreitet vom Gegebenen zum Aufgegebenen fort. Die formulierten Aufgaben aber überläßt sie

unberührt der Theorie. die in und mit ihnen zugleich ihre Direktiven empfängt.

 

(còn nữa)    

 Đặng Phùng Quân

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

 

© gio-o.com 2018