sách do Gió-O
cộng tác cùng với
các nhà xuất bản khác
phát hành





lê thị huệ, biên giới Việt - Trung - Lào 1999

 

VĂN HOÁ TRÌ TRỆ
NHÌN TỪ HÀ NỘI ĐẦU THẾ KỶ 21

Lê Thị Huệ

Một quyển sách thực tế và quan trọng mở màn cho hiện tượng người Việt bàn thảo về vấn đề Văn Hóa Việt Nam. Lê Thị Huệ chọn một lối viết vừa dễ hiểu vừa bác học để mang vấn đề văn hóa đến cho mọi tầng lớp độc giả Việt Nam.

Mục Lục

Tựa                                                       

1. Vấn Đề Thuộc Về Văn Hóa.                      

2.  Hai mươi lăm năm lãng phí quốc gia.        

3.  Nhà Nước Quản Lý.        

4.  Sư Cố.             

5.  Bệnh Cuồng Tin.        

6.  Văn Hóa Xin, Văn Hóa Lạy, Văn Hoá Bác.  

7.  Văn Hóa Nghiện Cái Nghèo.       

8.  Ếch Ngồi Đáy Giếng.

9.  Văn Hóa Vọng Ngoại.

10. Niềm Tin Là Những Đống Rác.

11. Mù Loà Sáng Tạo, Thui Chột Tự Tin.    

12. Văn Hóa Thủ, Văn Hóa Phá, Văn Hóa Chửi.

13. Những Tiếng Kèn Làm Chậm Đời Nhau.

14. "Nguyễ­n Thị" Năm 2000.      

15. Hà Nội Cây Xanh Buồn Chim Hót Ở Nơi Đâu. 

Phụ: Qua Đèo Ngang Ớ Đang Nghèo. 


 

 

Sách do nhà xuất bản Văn Mới ấn hành năm 2001
Tái bản lần thứ 1 năm 2003


 
     

trích một số tác giả đã giới thiệu sách: 

nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái, chủ nhiệm báo Quê Mẹ Paris, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, kiêm Phó chủ tịch Liên Ðoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), Tháng 6, 2006:

"Tôi lấy làm lạ sao cuốn sách chị không hải triều trong công luận cộng đồng? Đấy là câu hỏi bàng hoàng mà cũng là mối lo. Chưa tự tỉnh thì làm sao mà thức tỉnh. Chưa thức tỉnh làm sao rồng mình sống dậy ... Đọc sách chị, tôi giật mình cho sự thiếu sót và khiếm khuyết của giới trí thức Phật Giáo. Vì rất thông tuệ, nhưng chị vẫn nhìn Phật Giáo, và là Phật Giáo Việt Nam, qua khúc xạ tiêu cực. Chữ tiêu cực không có trong từ ngữ và kinh điển Phật giáo ... đọc tiếp

Nhà văn Nguyễn Mộng Giác, Báo Văn Học, Orange County, số 182, Tháng 6, 2001:

Tác giả về ở hẳn Việt Nam suốt một năm, ghi danh học ở một trường đại học tại Hà Nội, sống giữa lòng đất nước nên những lời ký tất nhiên có giá trị hơn những ghi nhận chủ quan của những "Việt Kiều cưõi ngựa xem hoa"

Nhà báo Phạm Xuân Đài, báo Thế Kỷ 21, California , số 146, tháng 6, 2001:

"Lê Thị Huệ đã có công về sống tận nơi "nghìn năm văn vật " đồng thời cũng là cái nôi nhung nhúc vi trùng của bệnh lạ nhiễm vào phủ tạng của dân tộc nửa thế kỷ qua, quan sát, nghiên cứu, ghi nhận và sắp xếp thành chương hồi hẳn hoi. Nếu Nguyễn Gia Kiểng trong Tổ Quốc Ăn Năn chỉ đưa ra nhận xét mà không trưng bằng chứng thì ngược lại Lê Thị Huệ rút nhận định của mình ra từ đời sống hằng ngày, từ từng tờ nhật báo, từng chương trình truyền hình mà mình tiếp xúc và theo dõi trong những ngày sống tại Hà Nội. Bà đi từ cụ thể đến phổ quát, và viện dẫn nhiều kho tàng túi khôn của người Việt là ca dao tục ngữ để nối kết cái bây giờ với cái ngày xưa ....

Sách loại này cần được đọc ngay bởi người Việt Nam trong nước, ngoài nước..."


Nhà văn Võ Phiến:

"Tôi nhận được sách chị, đọc thật lý thú, và qúi chị ở chỗ chị đọc nhiều, đi nhiều, quan sát kỹ mọi phương diện của cuộc sống, và chị gắn bó với dân tộc Việt Nam..." 


Nhà văn Đặng Trần Huân:

"Khác với đa số tác giả chỉ ngồi môt. chỗ sao chép sách vở đã có sẵn, với một quá trình như trên hẳn Lê Thị Huệ là người hơn ai hết có đủ vốn liếng để nhận xét về nền văn hóa Việt Nam cộng sản không phải chỉ bằng tài liệu mà còn qua các nhận xét thực tế tại chỗ."


Bác sĩ Chu Anh Quế Việt Báo San Jose, 27, tháng 4, 2001:

"Nội dung tác phẩm đã vạch ra được những cá tính của dân tộc Việt từ ngàn xưa đến ngàn nay cùng với những yếu tố thay đổi của thời đại đã làm hao mòn, thui chột những đức tin và cá tính anh hùng của người Việt.  Sự thật nào cũng phủ phàng và khó chấp nhận.  Dân tộc Việt sẽ không bao giờ khá lên được và có nguy cơ nước Việt sẽ trở thành một quốc gia hèn yếu thấp kém và nghèo khó nhất vùng Đông Nam Á nếu chúng ta không thức tỉnh để cùng nhau cắt đứt những ung nhọt đã có từ lâu trong văn hóa người Việt. 

Chính tôi cũng là một người có bản chất văn hóa trì trệ mà cuốn sách nhà văn Lê Thị Huệ đã mô tả.  Đọc xong tác phẩm này người đọc như tôi đã tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi của mình: Kẻ thù của ta ở đâu? Xin thưa rằng kẻ thù đó là chính mình vậy. "We have met the enemy and it is us" (Walt Kelly)

 

các sáng tác khác của Lê Thị Huệ