Lê Thị Huệ

VĂN HOÁ TRÌ TRỆ
NHÌN TỪ HÀ NỘI ĐẦU THẾ KỶ 21
 

2 - Hai Mươi Lăm Năm Lãng Phí Quốc Gia.

Theo thống kê do Ủy Ban Dân Số và Kế Hoạch đưa ra vào ngày 26/12/1999, Việt Nam hiện có hơn 76,3 triệu dân. (19)

Theo tài liệu của một trung tâm nghiên cứu ở Newyork,  Alan Guttmacher Institute, thì Việt Nam vào năm 2000 hiện có con số phá thai cao đứng thứ nhất thế giới (20) 
  
Và đây là vài con số thống kê về mức độ nghèo đói của 4 quốc gia Á Châu mà World Bank đưa ra vào năm 1998: (21)

                                     Việt Nam          Thái Lan             Phi Luật Tân             Cam Bốt

Lợi tức đầu nguời           330$ (USD)       2.200$ (USD)     1,050$ (USD)            280$ (USD)

Mức độ nghèo                37%                        13%                38%                          36%

Trẻ em thiếu dinh dưỡng  35%                         -- %               30%                          38%

Trẻ em chết non             45/1000            33/1000               35/1000                     100/1000

Tuổi thọ                         68 tuổi              69 tuổi                 68 tuổi                       54 tuổi

    Vào tháng 4 năm 2000, một tác giả Hoa Kỳ khi viết về tình trạng của Việt Nam hiện nay, đã so sánh Việt Nam nghèo nàn như một trong những xứ nghèo khổ nhất thế giới là quốc gia Burundi ở Phi Châu (22)

Hai mươi lăm năm.

1975 - 2000.

Năm 1975 khi tôi đến California, nhà nhà ở Hoa Kỳ vẫn còn dùng truyền hình trắng đen  xen kẽ với truyền hình màụ Người nghe nhạc chỉ mới sỡ hữu máy cát xét có băng C 60 tức nghe được 60 phút, C 90 tức 90 phút, C120 tức 120 phút.

Hai mươi lăm sống trên xứ sở Hoa Kỳ, tôi chứng kiến những biến đổi xảy ra vù vù nhanh chóng đã quen kiểụ

Từ máy cát xét, tôi nhìn thấy sự xuất hiện của băng hình videọ

Vào năm 1975 chúng tôi những người sinh viên xóm trọ đêm đêm chỉ bật máy cát xét lên nằm nghe một khúc nhạc thân quen vẳng ra là thích thú lắm rồị Nhưng sang đến khoảng giữa thập niên 1980 thì khách hàng âm nhạc không những muốn nghe mà còn đòi xem hình ảnh ca sĩ hay nhạc công biểu diễ­n nữạ

Tiếp theo là sự xuất hiện của máy điện toán com. Sự xuất hiện của máy com cá nhân này đã tạo cho tôi có dịp tiếp cận sự thể hiện cái tinh thần linh hoạt của quốc gia trẻ trung Hoa Kỳ.

Là một giáo sư hướng dẫn của một đại học cộng đồng tại San Jose, tôi có dịp nhìn thấy các đại học trong vùng phải thay đổi chương trình học và thiết bị các dụng cụ này trong một nhịp độ cực kỳ nhanh để có thể cung ứng được nhân lực phục vụ thị trường đòi hỏi đến từ phát minh mới nàỵ 

Người Hoa Kỳ lúc cần phải thay đổi, họ thay đổi rất nhanh, không một chút lưu luyến chuyện cũ hoặc vật cũ.  Nhìn hàng trăm máy PC hoặc Mac chỉ mới được thiết bị cho các sinh viên chừng bốn, năm năm, nay vì nhu cầu học các môn học đáp ứng cho các phát minh mới, nhà trường đào thải  tất cả đống máy móc còn rất tốt.  Nhìn vào thấy thật là phung phí.  Nhưng nhờ vào sự phú túc của đất nước này, họ có khả năng vứt bỏ các máy cũ để thay thế hàng loạt máy mới cho các môn học mớị Điều này dễ­ tạo cho môi trường học đường một  cơ hội học hỏi và sáng tạo tiến theo một tốc độ cập nhật nhanh chóng.  Và cũng chính nhờ vậy mà nền kinh tế này có cơ tạo ra sự mua bán, tạo ra sự luân lưu đồng tiền và hàng hóa nhanh.

Điểm quan trọng là các nhà lãnh đạo kinh tế Hoa Kỳ xem việc luôn luôn cải tiến chất lượng để đứng đầu và định hướng cho toàn ngành là một lợi thế cạnh tranh ưu việt nhất, lành mạnh nhất, mang phúc lợi nhiều nhất cho con ngườị Vì thế, giáo dục nghành nghề bắt buộc phải đạt được mục tiêu là luôn huấn luyện, đào tạo ra các cán bộ ở trình độ cao nhất, được cập  nhật hóa nhất.

Hai mươi lăm năm... Ngày trước không có lò vi ba (microwave). Mỗi lần vào bếp nấu nướng rất là mất thời giờ.  Nào là nhóm bếp, nào là canh bếp, nào là tắt bếp... Lò nấu vi ba ra đời tại Hoa Kỳ khoảng thập niên 1980 đúng là bà thần bếp là cứu tinh cho công việc nấu nướng. Trong các phát minh khoa học liên hệ đến các việc nhà, tôi thấy có mấy thứ sau đây làm các nhà nội trợ rất biết ơn. Theo thứ tự, thứ nhất là máy giặt, thứ hai là lò ga hay bếp điện, thứ ba là lò vi bạ Lò vi ba có cái sướng là nấu cực nhanh. Bỏ thức ăn vào lò trong một thời gian cực ngắn. Bấm cái nút.  Đi vào thay cái áọ  Đi  ra là có thức ăn đồ uống ngaỵ  Rất  là đỡ vất vả cho những con người không muốn tiêu phí thời giờ qúa nhiều cho việc nấu nướng.

Nhưng có thể nói cái biến đổi lớn nhất xảy ra trong thời gian hai mươi lăm năm tôi có dịp chứng kiến tại Hoa Kỳ, là sự xuất hiện của in tơ net (Internet) vào cuối thế kỷ hai mươi này.

Sự xuất hiện in tơ net làm thay đổi hệ thống tập quyền của xã hộị  In tơ net cho mọi người cơ hội bình đẳng trên màn ảnh com.  In tơ net sẽ hứa hẹn một khúc quanh quan trọng trong các sinh hoạt dân chủ của nhân loạị

Sự thay đổi của những gì xảy ra trong xã hội Hoa Kỳ khiến tôi kinh ngạc và thích thú quan sát.  Trong vòng hai mươi lăm năm tôi chứng kiến những phát minh khoa học và kỹ thuật làm thay đổi đời sống con ngườị  Hai mươi lăm năm tôi chứng kiến những ảnh hưởng và thành qủa mà các đại học Hoa Kỳ như Stanford  và Berkeley đã tạo ra trên các thành phố Sunnyvale, Mountain View, Santa Clara, San Jose, Milpitas. Để biến thung lũng trồng cây ăn trái và hoa  này từ San Francisco Bay Area thành Silicon Valley.  Tạo nên bao nhiêu là công ăn việc làm cho dân chúng trong vùng.  Từ đó tạo ra công ăn việc làm cho dân chúng toàn nước  Mỹ.  Và tiếp theo là tạo ảnh hưởng lây lan trên toàn thế giớị

Hai mươi lăm năm tôi quan sát  thấy các chính quyền Mỹ quản lý quốc gia này như thế nào để có thể xử dụng những phát minh của các nhân tài nước Mỹ.  Sự hỗ trợ của hệ thống chính trị Hoa Kỳ đã giúp các nhân tài phát triển và đóng góp khả năng của mình cho quốc gia này.

Hoa Kỳ bị tố cáo là bòn chất xám từ các quốc gia khác. Các sinh viên đến Mỹ du học có khuynh hướng ở lại đây sau khi tốt nghiệp.

Tôi nghĩ sự thu hút của nước Mỹ đối  với  các nhóm di dân không chỉ nằm ở chỗ quốc gia này giàu mạnh, mà căn bản hơn, là quốc gia này đã bảo đảm cho mọi người một cơ hội bình đẳng tiến thân.  Sự tôn trọng quyền tự do cá nhân và tôn trọng quyền bình đẳng của mỗi người được bảo đảm bởi  hiến pháp Hoa Kỳ không phải là những ngôn thuật trên văn bản. Hai nguyên t¡c này đã được chính quyền dân cử Hoa Kỳ cố gắng thực thi trong đời thường. Và người dân sinh sống tại Hoa Kỳ thấy quyền lợi này được tỏ lộ trong đời sống tại xứ sở nàỵ Và đây chính là điểm tinh thần rất thu hút của nước Mỹ.  Thực tế vẫn có thể xảy ra các sự kỳ thị như trong mọi xã hội con người nào khác nhưng trên nguyên tắc, Hoa Kỳ có đầy đủ các sự bảo vệ luật pháp một khi cá nhân nào đó cảm thấy mình bị đối xử một cách khác biệt.

Rồi một ngày cuối năm 1992, tôi bắt đầu những chuyến trở lại Việt Nam. Xứ sở đã sanh đẻ ra tôi và đã nuôi nấng tôi hai mươi năm trước đó.

Tôi đã cực kỳ kinh ngạc khi thấy các chiếc Honda Dame từ đời năm 1966 - 67  vẫn chạy trên đường phố. Cùng một lúc tôi nhận ra rằng  là hai mươi lăm năm qua  xứ sở Việt Nam  không phát triên được bao nhiêu nếu không muốn nói là tụt hậu so với mức độ tiến hoá của các nước khác.

 

Hai mươi lăm năm.

1975 - 2000

Việt Nam không có một phát minh mới nào thì chớ, mà con người thì cũng ngắc ngoải què quặt ốm yếu không đủ ăn.

Vào tháng mười 1999, đài vô tuyến Hà Nội hăm hở đưa tin "Nước ta hiện có 39% trẻ em thiếu dinh dưỡng".  Trời đất!  Thế hai mươi lăm năm qua hơn bảy mươi triệu dân Việt làm cái gì mà trẻ em Việt còn thiếu ăn đến thế.  Không phải nước Việt Nam là nước hãnh diện có một hình dáng giống như  một đòn gánh cõng hai vựa lúạ  Trung Việt là cái đòn gánh, gánh hai đầu lúa Miền Bắc và Miền Nam ư ?

Hai mươi lăm năm, khi trở về Việt Nam năm 1995, tôi cứ được nghe hoài cái điệp khúc: "Ối giời bây giờ cô về thấy thế này là khá hơn nhiều l¡m rồi đấỵ  Bây giờ Miền Nam hết còn phải ăn gạo độn bo bo rồị" "Sướng rồị Miền Bắc bây giờ tốt và sướng trở lại như thời Pháp Thuộc rồi đấỵ  Trước đây thời kỳ bao cấp còn khổ lắm cô ạ ". Thời bao cấp Dân Chủ Cọng Hoà Cọng Sản là thời thế nàỏ  Là thế này: 

         Miếng thịt lợn, chao ôi là vĩ đại

         Miếng thịt bò lại vĩ đại bằng hai

         Chanh, chuối, cam, đường, lạc, đỗ, gạo, khoai

         Tất cả những gì người có thể nhai

         Đảng mó tới tự nhiên thành vĩ đại

         Chuyện có thực mà tưởng như thần thoại

                     Nguy­ễn Chí Thiện

                           1974         

Trời ơi!  Tưởng sướng hơn là sướng hơn thế nàọ Ai ngờ sau mấy chục năm theo chủ nghĩa  Cọng Sản, khi Gobachev mất, đế quốc Cọng Sản ở Nga và Đông Âu sụp đổ, nhà nước Việt Nam thấy không thể nương tựa vào đàn anh Cọng Sản quốc tế nữa nên đành phải mở cửa chút chút để ngườI dân tự cứu mình.  Một trí thức trong nước đã nhận định: "Thôi đất nước chỉ làm được một điều duy nhất đáng kể: Đó là giải phóng sức lao động của người dân "..  Điều này cũng có nghĩa là chính quyền ngay khi đó, không làm gì được nữa, muốn giữ hộ khẩu để kiểm soát dân cũng không đủ lương thực để cung cấp, nên phải để người dân tự cứu lấy mình, tự mình sản xuất và kiếm ăn lấy, và đừng trông chờ gì được nhà nước nữạ Bấy giờ người dân mới thấy được "sướng" trở lại chút chút như thời bị Pháp đô hộ!

Thiệt là một lối so sánh cù nhầỵ Một thứ văn hóa tâm thần chậm tiến. Những người dân này bị vắt óc và bóp bao tử đến độ họ tin như vậy là hồng ân của chính quyền này làm ra tốt lắm rội  Nên khi tôi đưa ra những con số của World Bank cho họ xem. Họ ngó lơ đị  Trong khi tôi nói đáng lẽ 25 năm qua Việt Nam với một tiềm lực mạnh như vậy có thể phát triển ngang bằng hoặc hơn các quốc gia trong vùng.  Họ không tin .

Hai mươi lăm năm sau chiến tranh.

Một sáng thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 1999 ở Hà Nội, tôi đọc trên một tờ báo được xuất bản bởi Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, Ministry of Planning an Investment (MPI) toà soạn 175 Nguyễn Thái Học, báo in bằng tiếng Anh, một cái đồ biểu nằm chình ình: "Percentage of grocery sales in supermarkets: Hong Kong: 70%, Singapore: 69%,South Korea: 62%, Malaysia: 52%, Philippines: 49%, Viet Nam: 5%. (23)

Không thể tưởng tượng nổị  Sức mua bán của người Việt Nam nghèo kiết xác: chỉ  5%. 

Trong lúc này, cái gì xem ra cũng trật búa, chính quyền hết sức là bất lực.

Cứ nhìn vấn đề di chuyển công cộng thì thấy rõ sự bất lực của chính quyền.

Hai mươi năm năm hoà bình 1975-1999, Đảng Cọng Sản vẫn không có khả năng thiết lập một hệ thống chuyên chở công cộng cho người dân.

Phương tiện di chuyển là do người dân tự lo lấỵ Cho đến năm 1999, phương tiện di chuyển chính của người dân là xe đạp, và xe gắn máy.

Xe bus chạy trong thành phố thì không người đị

Mỗi ngày tôi đón xe bus từ trạm khởi hành là Bờ Hồ đi vào đại học Quốc Gia trong Thanh Xuân, Hà Nôi.  Xe bus nhỏ có khoảng 20 chỗ ngội  Xe sạch sẽ rất lý tưởng cho mọi người muốn xử dụng phương tiện di chuyển công cọng.  Chỉ có điều ngạc nhiên vĩ đại là xe hết sức trống trại  Rất nhiều buổi sáng tôi là hành khách duy nhất khởi hành từ bờ hồ Hoàn Kiếm.  Phải đi cho đến khúc Văn Miếu, Tôn Đức Thắng, mới bắt đầu có lai rai khách đón đi Hà Đông. Cũng chỉ lác đác khách thôị Không bao giờ xe đầy khách cả.

Vé xe rất rẻ.  Chỉ bằng giá 3 củ cà rốt  hoặc bằng giá 6 trái dưa leo, hay bằng một nắm xôi gấc to to.   Một cuốc từ Hồ Hoàn Kiếm đi đến Hà Đông chỉ bằng vậỵ  Gía đồng hạng. 

Sự khó hiểu là đây.

Tại thủ đô Hà Nội của nước Cọng Sản Việt Nam.  Lợi tức trung bình của người dân Việt Nam chỉ 300 đô la một năm so sánh với 10.000 đô la ở Đài Loan, thế mà thủ đô Hà Nội, thủ đô thương mại Sài Gòn, và tất cả các tỉnh trên toàn cõi nước Việt Nam Cọng Sản chưa có nơi nào có được hệ thống chuyên chở công cộng xe điện ngầm ở Đài Loan.

Trong khi đó hệ thống xe bus ở Hà Nội thì lại không có hành khách.

Thế người dân Hà Nội, người dân Sài Gòn, người dân các tỉnh khác đi bằng gì ?

Người dân cả nước không thể nhờ vào chính quyền trong việc cung cấp phương tiện công cộng, nên những ai có thể mua xe máy hoặc xe đạp thì tự túc lấy phương tiện di chuyển của mình. Còn lại số "người nghèo" đông đảo kia thì không có đủ tiền để đi một cuốc xe bus công cộng.

Ở thủ đô Hà Nội, các em sinh viên đi đến đại học không có đủ 2500 đồng để đi trả tiền xe bus.  Cũng như người dân Hà Nội, sinh viên nào có thể tự túc phương tiện đến trường thì họ xử dụng xe đạp, hay xe g¡n máỵ  Tôi thường tự hỏi còn lại số đông sinh viên kia không hiểu họ đi bằng phương tiện gì ?

Tuy một cái vé xe bus chỉ bằng giá của 6 qủa dưa leo, nhưng vé xe bus tại Hà Nội  thực ra vẫn còn qúa đắt so với  lợi tức của người dân, khi so sánh với các nước trong vùng và trên thế giới.

Và vì vậy những cuốc xe bus thênh thang trong thành phố Hà Nội tha hồ cho tôi ngồi từ Bờ Hồ Hoàn Kiếm đến cổng trường đại học Tổng Hợp Quốc Gia ở ngoại ô Hà Nội.

Vấn đề phi lý ở chỗ chính quyền lại cho nhập cảng qúa nhiều xe gắn máy.  Thay vì dùng ngoại tệ để xây dựng hệ thống chuyên chở công cọng mà bất kỳ thành phố lớn nào cũng cần đến và sẽ có lợi về mặt kinh tế trong trường kỳ. Cùng lúc càng nhập cảng nhiều xe gắn máy, sẽ càng tạo ra nhiều tắc nghẽn lưu thông hơn trước.  Khói xe gắn máy tạo nên vấn đề ô nhi­ễm không khí trầm trọng tại các thành phố này chỉ làm cho hai lá phổi của những cư dân thành phố đen thui hơn mà thôi.

Kể từ khi có biến cố tị nạn 1975, người Việt sau chiến tranh ngơ ngác sang xứ Tân Thế Giới mà ông Columbus đã tìm thấy vào năm 1492 đó.  Người Việt sang Hoa Kỳ không một đồng xu dính túi.  Đúng là một cái đám chạy tị nạn Cọng Sản mất áo mất quần mất thân mất gia đình không còn gì nữa cả.

Vậy mà chỉ một thời gian saụ Mười năm sau thôi, là cũng đám người Việt đó thành công, mua nhà, mở tiệm, học hành đỗ đạt trong xã hội Hoa Kỳ d­ nể luôn.

Chuyện học hành thành công vượt bực của học trò Việt Nam đã làm ngạc nhiên nhiều giới tại Hoa Kỳ. Sự thành công đặc biệt của các học sinh Việt Nam đã gây sự kinh ngạc tột độ cho các nhà giáo dục Hoa Kỳ khiến họ phải đặt câu hỏi về sự liên hệ giữa tình trạng giàu nghèo của học sinh và mức độ thành công của học sinh đó tại học đường.  Là liệu những khủng hoảng của hệ thống giáo dục Hoa Kỳ đến từ các vấn đề xã hội hay là đến từ các vấn đề học vấn. (24) 

Chuyện sở hữu nhà cửa của người Việt Nam làm cho các cư dân Mỹ Đen, Mỹ Trắng, Mỹ Mễ­, ở Ca Li ghen tị và đồn là dân Việt tỵ nạn chắc được chính phủ Mỹ giúp tiền mua nhà.  Nha sĩ kỹ sư Việt ra trường như nấm dại. Cứ nhìn vào danh sách bác sĩ và nha sĩ  có họ Việt ở California, bảo đảm là danh sách này nhiều hơn danh sách của các chuyên viên y khoa hiện có tại Hà Nội và Sài Gòn năm 2000.

Sự thành công của người Việt ở Hoa Kỳ đặt ra một câu hỏi: Cũng giống dân đó, tại sao họ không thành công được ở xứ sở họ.  Tại sao họ không thể giàu có, đỗ đạt, thành công ở Việt Nam như họ có thể làm ở Hoa Kỳ.

 Cũng những con người đó mà tại sao ở Việt Nam hiện nay họ còn nghèo khổ qúa độ vậy ?  Về Việt Nam nhìn những người làm đường múc từng chiếc gàu đổ nhựa lên từng đọan đừờng rồi so sánh những chiếc xe lồ ồ làm đường ở California mà tôi xót xa cho người dân Việt Nam. 

Nhìn thức ăn thừa mứa trong chiếc tủ lạnh nhà tôi ở San Jose, rồi nhìn những bữa cơm của hơn 70% dân Việt Nam hiện nay mà tôi ăn ngon ở Việt Nam không nổi.

 Không phải là những người dân Việt di cư sang Hoa Kỳ thành công nhanh chóng cũng chính là những người thông minh, siêng năng, gốc gác từ Việt Nam đó sao!

 Thế tại sao xứ sở Việt Nam đã không tạo cho họ một cơ hội tiến thân như xứ sở Hoa Kỳ đã tạo dựng cho những người dân nàỵ 

 Có phải là vì những nhà lãnh đạo Việt Nam từ trước đến nay mải mê dẫn đưa dân tộc này vào những chuyện gì gì mà không tạo cơ hội bình yên làm ăn xây dựng cho dân ho..

 Chứ nếu mà những nhà lãnh đạo Việt Nam đã  tạo điều kiện và cơ hội cho những người dân Việt Nam làm ăn và xây dựng nhà cửa công ăn việc làm thì nước Việt Nam đâu có nghèo đói và lạc hậu như hiện naỵ

 Cứ so sánh hai mươi lăm năm sau chiến tranh ở Nhật Bản và ở Singapore thì thấy.

 Năm 1945 Nhật bị bỏ bom ở Hirosima.  Họ thua trận. Họ đầu hàng. Họ tả tơi.  Họ nghèo nàn. Chỉ cần hai mươi lăm năm, nước Nhật trở thành một quốc gia hùng mạnh. Năm 1965, nước Nhật đã có một địa vị kinh tế hạng nhất châu Á.

 Tháng 6/1959 nước Singapore mới bắt đầu thành tự lập và còn là một nơi vô danh tiểu tốt. Đến năm 1995 Singapore trở thành một địa điểm tên tuổi lẫy lừng trên thế giới.  Ông Lý Quang Diệu chỉ cần 25 năm để biến Singapore thành một cường quốc kinh tế:

 "Lý Quang Diệu là người, 35 năm về trước, đã sáng lập quốc gia Singapore khi tách vùng đất này khỏi Liên bang Mã Lai Á, tức là Malaysia, thành quốc gia độc lập. Rồi trong có một phần ba thế kỷ, xứ này đã đạt tốc độ phát triển mà các nước tiên tiến Tây phương phải mất hai thế kỷ mới hoàn thành. Singapore hiện là quốc gia giàu có, công bằng và tiến bộ nhất Á châụ Với thành tích đó, nhân dịp kỷ niệm 35 năm tuyên bố độc lập, thủ tướng Ngô Tác Đống, người kế nhiệm ông Lý Quang Diệu, lại có bài di­ễn văn cảnh báo quốc dân về nhu cầu đổi mới tư duy hầu theo kịp đà tiến hóa của thế giớị Người ta không thể không so sánh sự kiện này với việc Đảng và Nhà nước Việt Nam đang tự đề cao thành tích nhân ngày họ gọi là Cách mạng tháng Tám, một vụ cướp chính quyền dễ­ dãi, xảy ra 55 năm về trước, để đưa Việt Nam vào 30 năm chiến tranh và 25 năm lụn bại, tới nay vẫn chưa dứt.

"Nhà cầm quyền Hà Nội thường có thói quen tìm trong các xứ khác vài điều tiêu cực để gián tiếp đề cao cái gọi là ưu điểm lãnh đạo của ho.. Nếu quả vậy thì, 24 giờ sau ngày 19 tháng Tám, họ đã có thể tìm thấy nơi bài di­n văn của Thủ tướng Ngô Tác Đống những điều mà người Singapore không hài lòng về hiện tại và lo ngại về tương lai của họ. Trong bài diên văn mừng 35 năm độc lập, ông Ngô Tác Đống nói rằng sự đổi thay của thế giới đang tạo ra nhiều thách thức sinh tử cho Singapore. Một thách đố lớn nhất mà Thủ tướng họ Ngô, và cả Phó thủ tướng Lý Hiển Long, con trai ông Lý Quang Diệu, đều nói tới, là làm sao bảo vệ sự thuần nhất xã hội của Singapore. 

     "Quốc gia này hiện có hơn ba triệu dân, với đà gia tăng dân số có 1,48% một năm, nên dân số suy giảm dần nếu không mở cửa đón nhận thêm di dân. Và sau 35 năm phát triển rất mạnh đại đa số dân chúng đều thành người có trình độ kiến thức và tay nghề cao, trong khi kinh tế vẫn cần tới giới lao động tay chân không chuyên môn. Singapore đã mở cửa đón nhận di dân, chủ yếu từ Bangladesh, Ấn Độ và Thái Lan, và một phần tư dân số của họ giờ này là người nước ngoàị Đây là một bài toán xã hội hay sắc tộc có thể bùng nổ về dài mà giới lãnh đạo không thể không quan tâm. 

     "Nổi tiếng Á châu là có tầm nhìn rất xa, lãnh đạo Singapore đã khéo léo xây dựng một cơ chế xã hội thuần nhất, một hệ thống kinh tế tự do và chánh sách vĩ mô lành mạnh, để biến quốc gia nhỏ bé này thành một cường quốc kinh tế trong vùng. Hiện nay, tính theo tỷ giá mãi lực, tức là sức mua tương đối của đồng bạc quốc gia, thì kinh tế xứ này sản xuất một năm chừng 100 tỷ đô la, và lợi tức đồng niên của một người dân là 26.300 đô lạ  Dự trữ ngoại tệ của họ hiện lên tới 76 tỷ đô la, và nếu so sánh với sức sản xuất và lợi tức của 77 triệu dân Việt, Singapore quả là một thế giới khác lạ, giàu mạnh gấp trăm." (25)

Đảng Cọng Sản Hà Nội có 25 năm hoà bình: 1975-2000. Con số suy dinh dưỡng trẻ em Việt Nam theo đài vô tuyến Hà Nội phát thanh chiều ngày 21 tháng 10 năm 1999 là 39%. Hai mươi lăm năm qua Đảng Cọng Sản Hà Nội bận rộn làm những thứ gì mà không kiếm đủ cơm ăn cho một dân tộc thông minh, cần cù, và cầu tiến như dân Việt Nam.

Tôi tin là dân Việt Nam có khả năng làm cho nước Việt Nam trở thành một cường quốc của thế giới như Nhật, như Singapore, như Mỹ, như Đức. 

Nhưng tại sao nước Việt Nam lại không trở thành một cường quốc như các nước trên ? 

Cũng chả thấy người dân Việt Nam nào phản đối ! 

Vậy là nước nhà yên  hàn. Không ai nổi loạn. Thiệt là hay.  Đảng Cọng Sản cai trị nhân dân thiệt là haỵ  Đói tả tơi không cơm ăn áo mặc mà dân không ai nổi loạn. 

Một người đàn bà trung niên trung lưu tại Hà Nội kể với tôi rằng bà ta bị Hội Phụ Nữ Phường bắt đóng tiền hằng năm cho Hội mà chẳng bao giờ bà ta biết Hội làm được việc gì. Bà ta nói anh công an phường thường xuyên đến xin tiền và bà ta phải đóng thì công việc của bà ta mới được để yên. Vào tháng 12 năm 1999 một cán bộ thuế đến báo cho bà ta biết là thuế nhà buôn đang từ 13% vào đầu tháng 12, sẽ tăng thành 22% vào tháng 1 năm 2000. Bà ta nói với anh cán bộ thuế là tình hình kinh tế hiện nay xuống dốc, nhà nước lại tăng thuế nhà lên cao thế, tiền đâu dân chúng đóng. Và rồi bà ta bảo với tôi: Tôi bảo với anh ta, anh làm sao thì làm, để tôi khỏi bị đóng cái khoản tiền thuế tăng ấy, có gì tôi sẽ hậu tạ anh. Bà ta cười cười . Tôi muốn hiểu rõ hơn nên vặn hỏi thêm. Bà ta cho biết: Cứ đút thêm ít tiền cho anh cán bộ là xong ngaỵ Cứ để cho anh ta lo dùm là được 

Sau khi nghe bà ta nói rất nhiều điều tiêu cực về chế độ Cọng Sản Hà Nội nàỵ Tôi hỏi bà ta thế tại sao chính quyền này tệ lậu vậy mà dân chúng vẫn để yên .

Người đàn bà trả lời rất tỉnh táo lạnh lùng kiểu Cọng Sản Hà Nội: Dân Việt Nam ngoan lắm. Chả phản đối.  

Có thật là người dân Việt ngoan nên dù chính quyền này bóc lột dân chúng, dù bất lực đến đâu, người dân vẫn chấp nhận họ .

Đây là những lý do mà tôi có nghe ra: 

Người dân nghèo qúa.  Khi người ta đói và sầu khổ qúa, người ta chỉ do phản ứng để chống chỏi cái nghèo và cái khổ trước đã. Phần lớn dân Việt Nam lúc này chỉ lo kiếm cơm ăn cũng đủ hết sức lực rồi.  Sức đâu mà họ phản đối điều gì khác .

Chính quyền Cọng Sản Hà Nội cũng rất ma gíao là họ vẫn rất ra vẻ qúy trọng giai cấp nghèo nàỵ  Nếu quan sát kỹ sẽ thấy các phương tiện truyền thông của nhà nước cọng sản rất  "chăm chút"  các câu chuyện và các hình ảnh về các bà mẹ liệt sĩ, anh thương binh sản xuất giỏi, hộ nông dân vùng sâu .  Những hình ảnh và những câu chuyện về giai cấp này được nhà nước Cọng Sản Hà Nội chăm lo nhắc nhủ thường xuyên trên truyền hình, phim ảnh, báo chí, công văn, các cuộc gặp gỡ của các lãnh tụ. Những hình ảnh nghèo nàn quê mùa thô thiển của những con người không trang điểm không xa hoa này đôi khi làm cho người xem, người đọc, người nghe thấy các hình ảnh này, các câu chuyện này thiếu tính giải trí.  Nhưng bù lại chúng khiến cho tâm lý đám dân nghèo này được xoa dịu chút chút là thấy nhà nước cũng có chú tâm đến mình. Dù sự chú tâm này chả tạo nên được sự thay đổi nào trong suốt hơn nửa thế kỷ mà Đảng Cọng Sản cầm quyền tại Việt Nam.

Trình độ dân trí người dân Việt Nam còn qúa thấp. Người dân Việt Nam tuy không mù chữ nhưng vì do sự nghèo khổ nên bao nhiêu sức lực đều đóng góp cho việc tìm miếng ăn và chỗ ở. Họ không có sức lực, trí thức, tâm tư để chiêm nghiệm và học hỏi những giá trị cao cả hơn.  Một người  đàn ông nhà thầu xây dựng Hà Nội đã vui đùa bảo với tôi: Người Việt Nam lâu nay có biết Nhân Quyền là cái gì đâu mà nói chuyện Nhân Quyền với chúng tôi.  Anh ta là một nhà thầu xây cất nên rất thực tế. Khi hỏi chuyện tôi và được biết hai cái vé máy bay cho vợ chồng anh ta đi về Cali - Hà Nội  trị giá khoảng 2000 đô la, anh ta vội nói:  "Ối giời kinh thế à. Một cái vé của cô là chúng tôi có thể xây được một căn nhà cho ông cụ tôi ở Nam Định rồi đấy."

Thái độ của những người dân bị trị. Lịch sử bị đô hộ bởi  những thế lực tồi tệ đã để lại một di sản xấu trên người dân Việt Nam: người Việt bị hãm hiếp tinh thần đã qúa lâu.  Những chính quyền trong lịch sử Việt Nam từ các chế độ Phong Kiến, Ngoại Bang, Độc Tài đã chuyên môn áp đặt những cái còng lên dân chúng Việt Nam. Sự bị trị này khiến cho người dân xứ này nhìn những người  cầm quyền như là những kẻ có quyền tuyệt đốị  Trạng thái tâm lý bị trị khiến họ không còn nhìn ra quyền lợi công dân của họ.  Kẻ bị trị lâu năm là những kẻ nô lệ ngoan ngoãn nhất với kẻ cai trị mình.

Sự ù lì của giai cấp kẻ sĩ. Giai cấp trí thức thường là giai cấp trung lưu và có khả năng hướng dẫn xã hội. Giai cấp này cũng thường có khả năng nhìn ra những sai lầm của giai cấp cai trị và có thể có phản ứng cảnh cáo những sai lầm nàỵ  Lịch sử Việt Nam lại cho thấy giai cấp kẻ sĩ không phải là giai cấp đi làm cách mạng hay đứng ra đảm nhận vai trò lãnh đạo quần chúng để thay đổi đất nước. Có những giai đọan, thành phần trí thức Việt Nam lại thoả thuận voi chính quyền cai trị như trường hợp những trí thức như Trương Vĩnh Ký, Phạm Quỳnh, Đỗ Hữu Phương, Lê Thân, Hoàng Cao Khải, Trần Ích Tắc... trong qúa khứ.

Thời Pháp đô hộ nếu có một ông Phan Văn Trị chửi Pháp tàn tệ thì có một ông Tôn Thọ Tường cộng tác với Pháp hết sức đắc lực.  

Truyền thống tiêu cực của giai cấp kẻ sĩ Việt Nam thường là không hợp tác với chính quyền.  Sau năm 1975, giai cấp trí thức Miền Nam được gọi là có liêm sĩ rút lui vào đời thường không cộng tác với chế độ Cọng Sản Miền Bắc. Những thành phần cọng tác với chế độ mới này như Nguyễ­n Xuân Oánh, Trịnh Công Sơn, Sơn Nam, Vũ Hạnh, bị những người Việt Hải Ngọai tức khối người Việt vẫn tiếp tục chống đối chế độ Cọng Sản nhất, dè bỉu chê bai là những người vô liêm sĩ phục vụ cho chế đố phi nhân Việt Cọng.  Chính cái truyền thống không đứng chung với chính quyền xấu này đã khiến cho giai cấp trí thức trung lưu Việt Nam bỏ lỡ những cơ hội để giáo hóa và cải tổ những hế thống chính quyền tồi tê.. Nếu xét trên khía cạnh bất cứ một sự chung sống của hai thế lực nào cũng có một hậu qủa ảnh hưởng hai chiều, và ảnh hưởng lẫn nhau. 

Trí thức Việt Nam không tạo ra được một lọai sức mạnh của giai cấp thay đổi tình thế (movers and shakers) như giai cấp lao động Việt Nam.  Một số nhân tài trí thức lừng lẫy như Trần Hưng Đạo hay Nguy­ễn Trãi cũng chỉ đóng vai trò quân sư chứ không vào vai lãnh đạo quần chúng như các anh hùng áo vải Lê Lợi hay Nguy­ễn Huệ.

Dưới chế độ Đảng trị Cọng Sản, người Việt Nam cũng nghe tới những trí thức chống đối như Phan Khôi, Phùng Quán, Văn Cao, Dương Thu Hương, Trần Độ... Nhưng dù chống đến cỡ nào thì các thành phần trí thức Việt Nam không bao giờ tạo thành một giai cấp mạnh mẽ đủ để tạo nên một thứ cuồng phong khởi xướng những cuộc cách mạng lớn. Họ chưa bao giờ là những nhà lãnh đạo lôi cuốn được đám đông quần chúng đi theo như những nhà cách mạng ít học đã làm được tại Việt Nam.

Nhà thơ ngục sĩ Nguy­ễn Chí Thiện trong một bài di­ễn văn Trí Thức Việt Nam đọc trước Đại Hội Y Sĩ Việt Nam tại Paris năm 2000 cũng đã có một lối giải thích tương tự:

"Tại sao ở Việt Nam, trong một bối cảnh chính trị khởi đầu cũng gần giống như ở Liên Sô, quần chúng lại phản ứng yếu ớt như vậỷ  Đại đa số nhân dân, nhất là giới trí thức văn nghệ sĩ, từ Nam chí Bắc đều chán nản, khinh bỉ chế độ toàn trị; các đảng viên cấp thấp thời hoang mang, mất lý tưởng, các đảng viên cấp cao thời phấp hỏng, lo sơ.... Hệ thống xã hội chủ nghĩa tan. Đảng mất hết chỗ dựa trên quốc tế, trở thành bơ vơ côi cút. Tại sao trong tình thế chông chênh như vậy mà Đảng vẫn đứng được, mà chế độ độc tài vẫn tồn tạỉ  Xin trả lời một cách thẳng thắn: thứ nhất, đại đa số trí thức Việt Nam, già cũng như trẻ, hèn!  Qua nhiều năm sống dưới sự khủng bố thường trực của Đảng, họ đã mất hết sĩ khí, nỗi lo sợ tâm lý an phận thủ thường đã chiếm lĩnh toàn bộ tâm hồn ho..  Lối sống đầu hàng, khuất phục, nuốt nhục, nịnh bợ, luồn lọt đã thấm vào tới tận xương tủỵ  Tiếng nói đơn lẻ của một số văn nghệ sĩ, trí thức dũng cảm chỉ được truyền bá một cách bí mật qua những bản photocopie, quần chúng được đọc qúa ít và chỉ thích thú một cách âm thầm. Nhẽ ra phải là những cuộc biểu tình, xuống đường rầm rô.., những cuộc hội thảo sôi nổi rộng khắp toàn quốc.  Trong tình trạng im lặng bất động đó, không ít bọn bồi bút đua nhau lập công, viết những bài bênh vực Đảng, Bác, bảo vệ chế đội, hù dọa các chiến sĩ dân chủ.  Đau buồn nhất là cả các "kiện tướng" trong phòng trào Nhân Văn Giai Phẩm suốt ba thập niên bị trói chặt, ngậm đắng nuốt cay trong cũi s¡t, cũng ùa ra để ca ngợi Đảng, Bác, chế đô.... Lê Đạt với tập "Trường Ca Bác", Hoàng Cầm với bài thơ dài "Nhớ Về Làng Sen", Trần Dần với tập thơ "Cổng Tỉnh".  Tình trạng như vậy làm sao có thể hướng dẫn, thúc đẩy giới trẻ, nhất là các sinh viên học sinh? Mà trong mọi cuộc nổi dậy, không thể thiếu họ; bao giờ họ cũng là  những người xung trận đầu tiên, với tinh thần vô úy, tràn đầy máu nóng!  So với Nga, khi vài giáo sư tuyên bố phải viết lại sách giáo khoa văn học, sử học một cách trung thực, lập tức ở mọi trường học các giáo sư ngưng giảng dạy, các sinh viên học hai môn đó. Họ còn tiến xa hơn là bãi bỏ luôn cả các môn học về chính trị, về chủ nghĩa Mác Lệ Tóm lại, do bác nhược, giới trí thức Việt Nam đã không làm được như trí thức Đông Âu và Liên Sộ Đó là lý do thứ nhất.

"Dân trí. 

"Lý do thứ hai: Phải công tâm thừa nhận rằng dân trí chúng ta còn thấp Báo chí ngoại quốc không được đọc. Anh văn, pháp văn qúa ít, vả lại cũng không có mà đọc; nếu có thì giá qúa đ¡t, một tuần lê lương mới mua nổi một tờ.  Các đài ngoại quốc phát thanh tiếng Việt, ngay ở các thành phố lớn cũng chỉ có một số quan tâm tới thời cuộc theo rõị Nói gì đến 80% nông dân và đồng bào miền núi!  Ý thức về Tự do, Dân chủ còn mơ hồ nên chưa thấm thía sâu s¡c nỗi nhục phải sống dưới ách độc tài, mất hết quyền làm người, nỗi sợ hãi vẫn còn đè nặng lên tim, óc, do đó không bậy dậy được, phản ứng qúa yếu ớt. Khi nói tới dân trí là nói bao gồm luôn cả đảng viên cộng sản, quân đội và công an.  Họ cũng là con em của nhân dân. Vì trí tuệ thấp kém nên sự phân hóa bất phục của họ tuy có, nhưng chưa đủ cực mạnh để phá vỡ Đảng thành hai phe rõ rệt: Dân chủ và Bảo thủ giáo điều, mà chỉ làm trì trệ, rệu rã guồng máy của Đảng.  Trong Đảng, cũng như trong nhân dân, sự phản kháng mang tính chất thụ động, trong lúc tình thế đã chín mùi, đòi hỏi sự năng động, sự quyết liệt, sự bền bỉ, sự khôn khéọ   Tóm lại, chế độ toàn trị Việt Nam đã thoát hiểm vì hai yếu tố chủ chốt: sự đớn hèn của tầng lớp trí thức và tình trạng thấp kém của dân trí...."  (26)

Sự đồng loã của các tôn giáo tạo Việt Nam.

Khi về thăm lại Việt Nam vào những năm của thập niên 1990, tôi thấy rõ rệt một điều là dù Việt Nam đang là nước nghèo nhất thế giới nhưng Việt Nam lại là một trong những nước có nhiều nhà thờ và và chùa đang được xây dựng và tu bổ hơn trường học!

Phật giáo và Công giáo là hai tôn giáo hiện đang có ảnh hưởng mạnh tại Việt Nam.

Dưới chế độ Cọng Sản, cha và sư "quốc doanh" trở thành một sinh họat chính thức. Các cha và các sư này làm việc cho chính quyền. Tôn gíao không phải để phục vụ tín đố mà tôn gíao để duy trì sự an ninh của quốc gia. Trong nhà thờ các cha chỉ cắm cúi giảng về những đức tin mến chúa và yêu người. Tại nhà chùa các sư chỉ hay cúng kiếng đám ma và tụng niệm kinh cầu khi các phật tử đến dâng hương lễ phật.

Cha sư "quốc doanh"..

Chủ nghĩ Cộng Sản chính thức tuyên bố là vô thần và là lực lượng chính trị cầm quyền duy nhất (vô sản chuyên chính) trong xã hội Karl Marx đã từng viết một câu kinh điển cho mọi cán bộ Cọng sản: "Tôn Giáo là thuốc phiện của quần chúng."

Nhà cầm quyền Cộng Sản từ trước đến nay ở mọi nơi trên thế giới vẫn công khai chỉ trích, cản trở, làm suy yếu các tổ chức tôn giáo tại các nước mà họ cầm quyền vì họ luôn luôn nhìn các tôn giáo như là các đoàn thể sẽ tranh giành ảnh hưởng trên quần chúng với họ.

Nay, họ lại huấn luyện, đào tạo các cán bộ tôn giáo "cha quốc doanh" và "sư quốc doanh",  để nắm giữ các chùa, nhà thờ, giáo hội, không khác gì với việc thực dân Tây ngày xưa lập ra các ty nấu thuốc phiện để bán công khai cho dân Việt Nam bị trị. 

 Ở miền Bắc từ năm 1990 khi có phong trào "Đổi Mới", các chùa được phép mở cửa lại nên bỗng thành những nơi sinh hoạt nhộn nhịp. Trong Miền Nam thì các nhà thờ vào ngày chủ nhật có đông người đến tham dư.. Có thể nói trong một tuần l­ễ, ngoài chợ búa, nhà thờ là nơi có đông người tự động đến sinh họat nhất.

Sự toa rập của các nhà thờ và các nhà chùa trong việc làm an ổn tâm thần những người tín đồ đồng thời cũng là những công dân của một đất nước bị xiết chặt bởi một chế độ Đảng trị độc tài như Đảng Cọng Sản chỉ làm cho Việt Nam tồi tệ thêm. Người dân bị trị bởi Đảng, nhà chùa và nhà thờ. Hai thế lực chính trị và tôn giáo này ra sức ru ngủ an ủi người dân trong cảnh nghèo nàn lầm than rằng họ đang được hướng dẫn và chăm sóc bởi những thế lực thần quyền và thế quyền an toàn. Sự an ủi tinh thần hợp với sự khủng bố của chế độ công an trị của Đảng Cọng Sản Việt Nam đã khiến cho tất cả mọi thắc mắc dân chủ của người dân bị vùi dập trong tay hai thế lực này.  

Sự lên tiếng đầy can đảm của một số vị tu sĩ có tiếng tăm từ xưa như thượng tọa Thích Quảng Độ, Thích Huyền Quang vẫn chưa đủ là một tiếng còi thức tỉnh tâm thức bị trị qúa lâu ngày của lớp tín đồ phổ quát. Hay có thức tỉnh đấy, nhưng còn lo sợ để bày tỏ thái độ của mình.

Sự thiếu thực tế trong cách đấu tranh của các tổ chức chống cọng từ khối  Người Việt Hải Ngoại.

Đừng nói là không có người chống đối sự độc tài kìm kẹp của chế độ Cọng Sản Hà Nộị Ở hải ngoại, người Việt bền bỉ chống đối chế độ này trong suốt hai mươi lăm năm 1975 - 2000. Tôi có dịp chứng kiến từ những đợt chống đối đầu tiên do các anh em sinh viên du học Người Việt Tự Do tại Nhật phát động ngay sau ngày 30-4-1975 cho đến đợt chống đối của các cựu tù nhân chính trị Miền Nam HO được phóng thích sang Mỹ vào đầu thập niên 1990.  Sự chống đối của khối Người Việt Hải Ngoại này có thể nói là rất mạnh mẽ và liên tục.

Sự chống đối  này đáng lẽ sẽ tạo nên một sức mạnh năng động lan lây về trong nước nhanh hơn nếu như các tổ chức đấu tranh ở Hải Ngọai không vấp phải một lỗi lầm của bản tính trong nhiều người Việt Nam: Sự cực đoan.

Chính vì cái nhìn cực đoan chống cọng tự mình đóng kín cửa, là không nhìn mặt Cọng này,  đã khiến cho các người Việt Chống Cọng Cực Đoan tẩy chay những việc như chuyển tiền về giúp người trong nước, tẩy chay làm kinh doanh với Việt Cọng, tẩy chay đi du lịch về Việt Nam, tẩy chay những cuộc tiếp xúc giữa các cán bộ Cọng Sản và người Việt Hải Ngoạị

Trong thực tế, người dân trong nước đã bị chính quyền Cọng Sản kèm kẹp và bưng bít tin tức.  Họ không có một nguồn sống nào nên phải vin vào sức sống mà Đảng Cọng Sản mang lại cho ho.. Nếu người dân trong nước được tiếp tế một sức sống nào thì chắc chắn sức sống ấy sẽ tạo lên ảnh hưởng trên họ chứ.

Chẳng hạn chuyện đi du lịch về Việt Nam là một ảnh hưởng tốt cho người dân trong nước. Chính những nguồn du lịch này sẽ mang nguồn thông tin về dân chủ, về tự do, về sự tiến bộ của đời sống bên ngoài sự kìm kẹp của Đảng Cọng Sản, đến cho dân trong nước. Chính sự giao tiếp này là một cách cởi  trói bớt tri thức mù mịt của người dân trong nước. Vào cuối tháng 12/1999, nhà nước Cọng Sản Hà Nội đã phải la hoảng về sự du nhập của những nguồn tin phản động do các du khách ngoại quốc mang về.  Các nguồn du nhập này chính là số báo chí tiếng ngọai mà các hành khách ngoại quốc đã để lại trên các chuyến máy bay khi họ về Việt Nam. Sau đó số báo chí tiếng ngoại này đã được mang ra bày bán trên các hè phố Sài Gòn và Hà Nộị  Chính quyền Hà Nội báo động là số báo chí từ nguồn này có nhiều bài phê bình các chính sách của Đảng Cọng Sản và như vậy cần phải ngăn chận.

Xem ra chuyện du lịch của Người Việt Hải Ngoại về Việt Nam đáng lẽ nên được các tổ chức đấu tranh hải ngoại khai thác tối đạ Để qua đó, các nguồn văn hóa, thông tin, có thể được chuyển về nước nhiều hơn. Nhờ đó công cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài Cọng Sản Hà Nội mới mong được phổ biến và có thêm người trong nước ủng hộ hơn. 

Đến hợp tác làm ăn với chính quyền Cọng Sản Hà Nộị Điều này cũng bị các người Việt Chống Cọng Cực Đoan tẩy chay tối đa. Họ viện lý do là làm ăn với Việt Cọng là củng cố cho chế độ độc tài nàỵ

Tuy nhiên trong khi các người Việt Hải Ngoại không kinh doanh với chế độ này thì các nhà tư bản Tàu, Nhật, Đại Hàn, Thái, Mỹ, Pháp, vẫn nhảy vào khai thác công việc làm ăn tại Việt Nam. Các nhà tư bản ngoại quốc này vào kinh doanh thì đương nhiên họ sẽ tạo ảnh hưởng.  Ảnh hưởng như thế nào thì chúng cũng đều nằm trong quyền lợi có lợi cho họ mà thôi chứ nào họ có để ý đến quyền lợi của dân ta mà tranh đấu.

Các nhà tư bản nhỏ Người Việt Hải Ngoại khi tẩy chay làm ăn buôn bán với chế độ độc tài Cọng Sản đã chuyển nhượng những quyền lợi và ảnh hưởng của mình sang cho các con buôn ngoại quốc khác. Các con buôn này sẽ rất ít khi chú ý đến chính trị Việt Nam. Nhưng ai cấm những nhà tư bản Người Việt Hải Ngoại lồng quyền lợi chính trị và ảnh hưởng nâng cao dân trí người dân Việt Nam vào trong sinh hoạt kinh doanh của họ tại Việt Nam.

Mặt khác, một sự tẩy chay cực đoan của từ người Việt trong nước lẫn người Việt ngoài nước qúa lâu thì sẽ đưa đến khoảng cách lở sụt sự đóng góp của nhân tài hải ngoại cho sự phát triển Việt Nam nhiều hơn. Trong nước thì người Việt Cọng Sản tẩy chay nhất định không đếm đến Việt Kiều từ Miền Nam ra đi cho dù khối Việt Kiều này thành công vượt bực tại hải ngoạị Ngoài nước thì cứ khăng khăng không nhúng tay vào thay đổi chuyện gì tại Việt Nam bao lâu chế độ Cọng Sản còn tồn tại ở đâỵ  Sự tẩy chay nhau càng lâu dài thì sự chia xa nhau càng nhiều hơn. Chỉ cần bỏ mất một phần tư thế kỷ, một thế hệ khác sanh ra và trưởng thành, đến tuổi hai mươi lăm không có cầu nối của cha mẹ anh em để lại, các thế hệ này sẽ không còn thấy nhu cầu giao tiếp và sinh hoạt trên căn bản cùng nòi giống như thế hệ cha mẹ Việt Nam của họ.  Điều này chỉ gây lên thiệt hại cho sự phát triển Việt Nam mà thôi.

=======================

Chú Thích

19. Viet Nam Insvestment Review. Số 419/25-31 October, 1999. Trang 2.

20. Public Heath, Trauma War. Margot Cohen, Far Eastern Economic Review, June 29, 2000. Trang 12.

21.
http://www.worldbank.org/data/countrydata/countrydata.html

22. "After 25 years of communist rule, Vietnam is one of the poorest countries in the world. With a per capita annual income of slightly more than $300, Vietnam is comparable to Burundi. Me World Bank reports that more than one third of all Vietnamese little girls and boys, age five and under, have stunted growth because of malnutrition. This is, alas, par for the course with populations in the grip of Marxist-Leninist economics." THE RUSHFORD REPORT A monthly newsletter based in Washington, D.C. that focuses on the politics of international trade 1718 M ST., N.W., SUITE 364 WASHINGTON, D.C. 20036, May 2000.

23. Viet Nam Insvestment Review. Số 419/25-31 October. 1999. Trang 3.  

24.  Caplan, Nathan, Marcella H. Choy, and John K. Whitmore.  The Boat People and Achievement in America: A Study of Family Life, Hard Work, and Cultural Values.  Ann Arbor: University of Michigan Press. 1989. Trang 36-42.

25. "Singapore, Một Thế Hệ Sau" Nguy­ễn An Phú.
http://www.rfa.org/comm_article.cgi?article_id=39188&service=Vietnamese. 21.8.2000

26.  Nguy­ễn Chí Thiện sinh ngày 27,2,1939 đã bị giam tù 27 năm trai trẻ thanh xuân vì tội chống đối Đảng Cọng Sản. Ở trong tù ông đã sáng tác và ghi lại trong trí nhớ những bài thơ tù rất đầy mầu sắc chính trị. Khi ra khỏi tù ông lẻn vào toà đại sứ Anh và trao cho một nhân viên toà đại sứ tập thơ chép tay của mình. Ông bị bắt giam lại Ớ Hà Nội. Sau đó nh sự can thiệp của các tổ chức Quốc tế nên ông được chế độ Cọng Sản Hà Nội thả và trục xuất ra khỏi Việt Nam năm 1995.


 © Lê Thị Huệ

 đọc thêm về VHTT tại đây