Lê Thị Huệ
VĂN HOÁ TRÌ TRỆ
NHÌN TỪ HÀ NỘI ĐẦU THẾ KỶ 21
5 - Bệnh Cuồng Tin.
11 giờ 30 sáng. Tháng chín 1999 của một mùa thu Hà Nội hiu hắt nắng và hanh hao gió. Đang dọn bữa cơm trưa ra thì nghe đài truyền hình VTV1 vang rân tiếng hát của trẻ em: "Mong sao bác sống muôn đời để dìu dắt nhi đồng....". Nhìn lên màn ảnh thấy một chương trình dạy con nít hát bài Ai Yêu Bác Hồ Chí Minh Hơn Chúng Em Nhi Đồng. Nhạc và Lời của nhạc sĩ Phong Nhã.
"Bác chúng em dáng cao cao người thanh thanh. Bác chúng em mắt như sao râu hơi dài. Bác chúng em nước da nâu vì sương gió. Bác chúng em thề cương quyết trả thù nhà. HCM kính yêu. Chúng em kính yêu bác Hồ Chí Minh trọn một đời. HCM kính yêu bác đã bao phen bôn ba nước ngoài vì giống nòi. Bác nay tuy đã già rồi, già rồi nhưng vẫn vui tươi. Ngày ngày chúng cháu ước mong. Mong sao bác sống muôn đời để dìu dắt nhi đồng thành người và kiến thiết nước nhà bằng người. HCM kính yêu, chúng em kính yêu Bác. HCM trọn một đời. HCM kính yêu chúng em uớc sao Bác. HCM sống muôn năm."
Báo Nhân Dân phát hành ngày 18.5.2000 cho đăng lại một bài thơ: Cháu Nhớ Bác Hồ.
"Đêm nay bên bến Ô Lâu
Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu bác Hồ
Nhớ hình bác giữa bóng cờ
Hồng hào đôi má bạc phơ mái đầu
M¡t hiền sáng rực như sao
Bác nhìn tận đến Cà Mau sáng ngời
Nhớ khi trăng sáng đầy trời
Trung thu bác gửi những lời vào thăm
Đêm nào cháu cũng bâng khuâng
Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu
Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu
Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ
Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ
Ôm hôn ảnh bác mà ngờ Bác hôn
Bác ơi dù cách núi non
Mà hình ảnh Bác vẫn còn khắc sâu
Đêm qua cháu lại chiêm bao
Ngày vui thống nhất Bác vào Miền
Cổng chào dựng chật đường quan
Bác đến đình làng Bác đứng trên cao
Bác cười thân mật biết bao
Bác dặn đồng bào cặn kẽ từng câu
Ung dung bác vuốt chòm râu
Bác xoa đầu cháu bác âu yếm cười"
Thanh Hải (1956)
Đọc bài thơ này tôi chỉ thấy đứa bé này được phát cho một liều thuốc bổ tâm thần rất lệch lạc.
Thứ nhất là người lớn đã xây đắp chính trị gia Hồ Chí Minh như là một thượng đế trong tâm hồn trẻ thơ. Thượng đế Hồ Chí Minh ẩn sâu vào trong giấc mơ của đứa bé. Làm gì mà đến độ "Ôm hôn ảnh bác mà ngờ Bác hôn" !!!. Con nít này đang bị người lớn nhồi nhét một ông lãnh tụ chính trị vào ngôi vị bí mật tuyệt vời của một thượng đế trong tâm hồn trẻ thơ. Con nít này thay vì nằm mơ thấy kẹo ngọt và chuyện cổ tích êm đềm thì lại bị dí ấn tượng một chòm râu của một chính trị giạ
Ông Hồ Chí Minh có cái công gì đó thì ông ta cũng chỉ là người của một giai đoạn lịch sử. Làm gì mà phải nhồi nhét vào các em nhi đồng một hình ảnh Hồ Chí Minh hoàn hảo như thiên thần của trẻ thơ vậỵ Trẻ em ViệtNam coi bộ bị người lớn Việt Nam ăn hiếp qúa. Có câu ca dao "Con nít ai đ..t thì dạ". Đúng là những ngưoi lớn này đã coi thường giá trị giáo dục tích cực rất quan trọng của tuổi thiếu nhị Tự nhiên bắt con nít hát bài ca ngợi ông già Hồ Chí Minh chi vậỵ
Lần đầu tiên trở về nước sống một thời gian tương đối dài, ngày ngày ở Hà Nội tôi hăm hở mở ti vi để tìm hiểu chuyện thế sự. Tôi bật té ngưả người khi nghe các ca sĩ từ ca sĩ thượng thặng cho đến các ca sĩ nhí năm mười tuổi ai cũng vịn chéo áo và hàm râu Bác Hồ mà ngợi ca cuộc đời.
Những lời ca tiếng hát ngày ngày phát thanh phát tuyến cho đến những bài xã luận, những bài thơ, bài văn trên các báo Nhân Dân, Sài Gòn Giải Phóng, Người Hà Nội, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Văn Nghệ, Người Kinh Doanh, Tuần Báo Phụ Nữ.... Và thành khẩn nhất có lẽ là bức tượng Hồ Chí Minh nổi bật trên bệ phóng cao nhất của những buổi họp hội của các nhân viên nhà nước. Tất cả đều ca ngợi tôn vình Hồ Chí Minh như khùng như điên. Đài đài ca. Xưởng xưởng ca. Sách sách ca. Nhạc nhạc ca. Đường đường ca. Đảng đảng ca.
Hiện tượng ra sức ca ngợi lãnh tụ của chế độ xảy ra trong các nước Cọng Sản mà Việt Nam đã rập khuôn theo, càng làm gia tăng bệnh sính niềm tin của người Việt. Biến hiện tượng này thành một chứng chỉ cuồng tin của nét văn hóa trì trê..
Trong thời gian ở Hà Nội, sáng sáng tôi hay ra mua xôi của một bà cụ ngồi trên vỉa hè góc đường Cầu Gỗ và Đinh Liệt. Xôi lạc, xôi gấc, xôi đỗ, của bà cụ rất ngon. Hạt nếp dẻo, thơm, muối vừng vừa phảị
Có lần cụ chỉ tay sang bên kia đường, nơi có toà binh đinh Nhà Bách Hóa vĩ đại nhìn ra Hồ Hoàn Kiếm. Và nói với tôi: "Đấy. Cô nhìn xem. Cái toà nhà ấy ngày trước là của ông Nam Ký đấy. Nguyên hết bên kia đường Cầu Gỗ toàn là nhà của ông Nam Ký đấỵ Ngày trước ông ta có đến 32 căn nhà ở trên đường Cầu Gỗ đấỵ Bây giờ chỉ còn lại căn buồng để mà ở kia kìa". Nói rồi bà cụ chỉ tay về ngôi nhà Bán Hàng Lưu Niệm bé bỏng và cho tôi biết. Cô con gái ông Nam Ký bây giờ cũng chỉ được cái buồng trên lầu để ở. Còn tất cả tài sản 32 căn nhà trên phố Cầu Gỗ này đã do nhà nước Cọng Sản tịch thâu bao nhiêu đợt. Phát qua bán lại cho cơ quan cho người này người nọ. Tất cả mọi chuyện này nhà nước Đảng Cọng Sản thi hành một cách thoải mái không cần biết quyền sở hữu nguyên thủy thuộc về tài sản của một gia đình từng nổi tiếng là giàu có ở Hà Nội: gia đình ông Nam Ký.
"Riêng phần tôi" bà cụ tiếp, "Chỉ được có căn buồng sau đây nàỵ" Bà cụ chỉ sâu vào con hẻm mênh mông sầu khổ phía sau.
Tôi chỉ vào tiệm bán áo bà cụ đang ngồi bán xôi phía trước và nói: "Cụ nói ngôi nhà này ngày trước là của cụ à. Vậy bây giờ là của nhà nước hay là của tư nhân"
"Bây giờ là tư nhân. Trước nhà nước lấy của tôi. Rồi họ đổi cho tư nhân"
"Thế là thế nào"
"Chính phủ lấy của tôi tất cả là năm căn nhà trên phố Cầu Gỗ này đấy cô à. Ngày ấy nhà tôi nhà cửa tưởng là ăn bao nhiêu đời không hết. Rồi chính phủ này về họ lấy hết. Căn nhà này sau này họ đổi cho một nhà trên Hàng Trống. Họ lấy nhà người ta trên Hàng Trống để làm văn phòng nhà nước và họ đổi cho người ta xuống đây ấy mà."
Một bà cụ già 81 tuổi. Chưa được yên thân mà còn phải nấu xôi để nuôi sống những con người hiện đang phải sống nhờ vào nồi xôi của bà
Hiện bà cụ phải nuôi một người chồng già 84 tuổi và một ông con trai "dở hơi"
Ông con trai này là một trong sáu người con của bà cụ. Ông ta đã từng đi chiến trường đánh Đế Quốc Mỹ đến khi bị điên thì ông ta được thả về. Nhà nước hiện cấp phát cho ông ta một tháng ba mươi nghìn đồng. Tương đương với món tiền tôi mua của cụ mười ba n¡m xôi.
Nếu bà cụ không nấu xôi bán thì không có tiền để mà sống
Năm người con kia của cụ đã có gia đình, nhiều người đã về hưu. Không người nào nuôi đủ gia đình họ. Làm sao có thể lo cho ba người này thêm nữa
Những người trong phố Cầu Gỗ nói với tôi: "Không hiểu bà cụ mà chết đi thì ai nuôi nổi ông cụ và cái ông con trai "dở hơi" kia
Một ngày ngồi trên chuyến xe bus từ trường đại học Thanh Xuân để về lại Bờ Hồ, tôi được nghe câu chuyện của hai mẹ con. Người đàn bà quàng khăn mỏ qụa. Người con trai khoảng ngoài bốn mươi tay ôm một bó hoa gồm hoa hồng và những hoa khác. Hai mẹ con nói chuyện to quá sau lưng tôi buộc tôi phải nghe dù không muốn. Người mẹ phàn nàn về người vắng mặt nào đó và bà phán những câu như: "Thời buổi này thì cứ đi triệt sản hết. Chả nên có con. Cứ đẻ ra rồi chả nhờ cậy gì được. Cứ nhìn những ....
Có lúc tôi nghe bà bình: "Ai mà chả chết. Bác Hồ còn phải chết nữa là ..."
Bác Hồ quả là một điểm tựa tinh thần của những người bị bó rọ trong chế độ Cọng Sản.
Một lần kia tôi theo người quen về một làng quê ở Hải Phòng chơi, tôi để ý trên tường nhà gia chủ ấy treo một tấm hình ông Hồ Chí Minh trên cao hơn cái bàn thờ gia tiên của họ. Tôi giật thót người. Trời! Họ tôn ông Hồ Chí Minh lên hạng thần thánh thế sao! (47)
Tôi có cảm tưởng những người bị Hồ Chí Minh dìm cho xuống tận cùng nỗi thống khổ của chiến tranh phải ca kêu tên Bác Hồ cho đỡ thấy đau.
Hoặc người ta đang niệm thần chú Hồ Chí Minh để quên đi những nghèo khó đang bủa vây ho..
Hoặc người ta nhìn tượng Hồ Chí Minh để an ủi sự ngu dốt trong khi hội thảo về những chính sách không lối thoát của đất nước này.
Trong cái việc thần phục Hồ Chí Minh một cách thô bỉ nhất, đối với tôi, là hiện tượng có những nhà trí thức Việt Nam đương đại cũng hùa theo ca hót. Tôi ở Hà Nội và được nghe người Hà Nội giải thích về cái mẹo của các nhà thơ Nguyễn Quang Thiều khi viết một trường thi về Người" trong Nhịp Điệu Châu Thổ Mới" , nhạc sĩ Đỗ Nhuận với ca khúc "Trồng Hoa Để Nhớ Đến "Người", và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ca: "Đi giữa mùa thu Hà Nội ... để nhớ một Người"
May mà tôi sống cùng thời với Nguyễn Quang Thiều, và Trịnh Công Sơn để thấy Hồ Chí Minh chỉ là thần tượng của những người đàn ông nào đó chứ không bao giờ là thần tượng của những người đàn bà như tôị
Bệnh thần thánh hóa những nhà chính trị là thứ bệnh nằm trong tâm thức người Việt đã bao đời naỵ
Ngày xưa Cao Bá Quát viết hai câu thơ "ca" Quang Trung lên hàng Phật:
"Đông Lý Vô Trần Đại Địa Sơn Hà Lưu Đống Vũ
Quang Trung Hóa Phật Tiểu Thiên Thế Giới Chuyển Phong Vân.
Cửa Đông không bụi trần, nền cột còn đây, giữa núi sông rộng lớn
Trong sáng hóa thành phật, gió mây chuyển cả thế giới dưới trần."
Hai câu thơ này hiện nay còn lưu lại ở Chùa Bộc, Hà Nội.
Đọc hai câu thơ này tôi thấy ông Cao Bá Quát chuyển một ông quân sự gia rất trần tục Quang Trung lên thành một ông phật tiên của cõi trên. Một bậc trí thức như Cao Bá Quát mà cũng còn lâm bệnh thần thánh hóa anh hùng dân tộc thì đúng là hiện tượng cuồng tin có lẽ không chừa một thành phần nào trong xã hội Việt Nam
Thời đại tôi đang sống hiện nay, khối lượng sách vở "ca" Hồ Chí Minh ở trong nước thì lại qúa khủng khiếp. Không ai làm một thư tịch những sách "ca" Hồ Chí Minh được xuất bản từ năm 1945 đến năm 2000, nhưng theo sự ước đoán của tôi thì số lượng sách vở "ca" Hồ Chí Minh, một nhà chính trị, phải cao nhất trong lịch sử. Có lẽ chưa một lãnh đạo Việt Nam nào được những người cùng thế hệ, cùng chính kiến, "ca" ông ta nhiều như thời Đảng Cọng Sản "ca" Hồ Chí Minh
Một người có tước vị "Nhà Giáo Nhân Dân", Giáo Sư Trần Văn Giàu, đã viết nguyên một quyển sách về văn hóa mà thật ra để chỉ lồng những lời "ca" Hồ Chí Minh từ đầu đến cuối. Trong đó ông trí thức này còn kéo theo bao nhiêu là lời "ca" Bác của những người khác:
"Đồng chí Trường Chinh viết 'Một điều nổi bật trong đạo đức của Hồ Chủ Tịch là Lòng Thương Người"
.....
"Đồng chí Lê Duẩn nói: Cuộc đời của Hồ Chủ tịch trong như Ánh sáng, đó là tấm gương tuyệt vời về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân tha thiết., đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn giản dị". Và: "trái tim khối óc của Người dành cho dân tộc Việt
"Đồng chí Phạm Văn Đồng viết: "Hồ Chủ tịch rất coi trọng con người bởi vì đó là vốn qúy nhất. Cuộc chiến đấu và chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chung quy là th¡ng lợi của con người; con người đó trước hết là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, bất khuất, triệt để, vũ trang bằng học thuyết Mác-Lênin bách chiến bách th¡ng, luôn luôn trau giồi phẩm chất và đạo đức của mình. "Nhà thơ Tố Hữu trong bài Bác Ơi:
"Bác ơi, tim bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người" (48)
Một tác phẩm lấy cái tựa là "Giá Trị Tinh Thần Truyền Thống Của Dân Tộc Việt Nam" mà sao tự nhiên xách Hồ Chí Minh cùng Đảng, cùng Mác-Lê Nin "ca" cho cố vào trong đó. Đến một nhà trí thức nghiên cứu văn hóa mà cũng không thoát khỏi bệnh "cuồng tin" trong công việc nghiên cứu. Thế thì những sách nghiên cứu được viết ra bởi những người trong nước hiện nay đáng phải xét lại ở khía cạnh khách quan của nó
Đối với người Việt Nam, vấn đề "thần tượng" không phải là vấn đề quan trọng. Trong văn hóa Việt Nam, chẳng bao giờ có vấn đề ca ngợi người nào là mẫu mực cho ai. Cứ nhìn khi các ca sĩ Âu Mỹ nổi tiếng, các fans của họ điên cuồng ca ngợi bắt chước các ca sĩ mà họ yêu mến. Trong khi đó đối với người nghe nhạc Việt, thích giọng hát này, thích cô ca sĩ kia, không có vấn đề lăn ra sùng bái la hét đến cho gần được người ca sĩ mà mình ái mộ.
Trong khi làm việc với các bạn ngoại quốc ở các đại học Mỹ, thỉnh thoảng tôi được các bạn hỏi ý kiến ai hiện là các "thần tượng" (role models) trong cộng đồng Việt Nam để mời đến gặp gỡ các sinh viên Việt vào những dịp chúng tôi mở những buổi din thuyết cho sinh viên. Các bạn từ các cộng đồng Đen và M hay Tr¡ng, thường nói về các role models như một điều tự nhiên cần phải lồng vào trong các sinh hoạt tổ chức phục vụ cho sinh viên. Với họ vai trò thần tượng có một gía trị tích cực trong việc hướng dẫn những người trẻ b¡t chước theo những mẫu mực ấỵ Và tôi mới để ý là trong sinh hoạt tinh thần của người Việt, thần tượng không phải là một thứ tiết mục tất yếu trong sinh hoạt hướng dẫn giáo dục như các cộng đồng bạn.
Người Việt Nam có khuynh hướng thích thần thánh hóa chứ không có khuynh hướng thần tượng hoá những nhân vật nổi bật. Thần thánh hóa là dựa vào niềm tin. Thứ niềm tin mang tính chất tôn giáo là không còn cần đặt câu hỏi mà chỉ biết cắm cổ tin. Trong khi thần tượng hóa thì mong muốn trở thành như thần tượng. Và chính vì muốn trở thành như thần tượng nên kẻ ngưỡng mộ sẽ đặt nhiều câu hỏi để biết rõ hơn về thần tượng. Thần thánh hóa là đưa đẩy người khác lên cao hơn mình trong khi thần tượng hóa thì lôi kéo người khác xuống bằng với mình.
Và khi người Việt thần thánh hóa kẻ phàm phu tục tử nào rồi, thì họ đưa lên bàn thờ thờ luôn.
Kể ra thì người Việt rất d tính trong việc thờ phượng người khác. Hễ ai được được, nhắm thờ được là họ thờ. Và thế là họ cứ tà tà tì tì mang lên không biết bao nhiêu người lên bàn thờ để thờ.
Cái tính chất thần thánh hoá các nhà lãnh đạo trong văn hóa Việt không phải là chuyện mới mẻ.
Đi xem bàn thờ ở một số đền chùa ở Việt Nam, tôi thấy họ không những chỉ thờ các Chúa, Phật, mà họ còn thờ cả những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo... Chùa Bộc, một ngôi chùa rất nổi tiếng ở Hà Nội thờ ông vua Quang Trung. Mà nay gian kế bên đã thấy kê thêm bàn thờ cho ông Hồ Chí Minh. Lăng Lê Văn Duyệt ở Sài Gòn thờ ông Lê Văn Duyệt là một địa điểm thờ phượng khá sinh động tại thành phố Sài Gòn. Người Việt còn thờ những người khởi động xây chùa như Chùa Bà Chúa Núi Sam ở Châu Đốc, Chùa Bà Nành ở Hà Nộị
Các đền và chùa Miền Bắc Việt Nam có đặc điểm nổi bật khác với các chùa của các quốc gia theo đạo Phật ở Á Châu, là các đền và chùa Miền Bắc thường xen kẽ bàn thờ Phật, bàn thờ Mẫu, bàn thờ các anh hùng lịch sử, hoặc những kẻ có công trạng gì đó trong làng.
Người Việt Nam không những thích thờ lạy mà lại còn thích thờ lạy lung tung. Họ thờ kẻ có công lớn mà nhiều khi có công nho nhỏ họ cũng mang lên bàn thờ thờ tuốt luốt.
Ở đền Quan Thánh, Hà Nội, người ta đúc tượng thờ Đức Huyền Thiên Trấn Võ. Ông Huyền Thiên Trấn Võ là ông tướng to của lịch sử Việt Nam. Việt Nam có rất nhiều anh hùng lịch sử nhưng tự nhiên sao ông Trần Hưng Đạo lại được thờ hơn các anh hùng lịch sử khác, được tôn lên làm Đức Thánh Trần, thì không hiểu vì đâu. Nhưng ở đây điều tôi muốn nói là ông Trần Hưng Đạo có công gì gì đó với nước Việt Nam nên ông ta được lên bàn thờ thì cũng còn dễ hiểụ Đằng này ở trong đền Quan Thánh, người ta thờ lung tung tượng nữa, mà trong đó có bàn thờ tượng của ông Trùm Tro.ng. Ông Trùm Trọng được rất nhiều người đến đền Trấn Võ vái lạy như lạy Phật lạy Chúa. Theo chi tiết ghi dưới bàn thờ ông Trùm Trọng: "Ông Trùm Trọng là người có công trong việc trông coi đúc tượng đồng Trấn Võ" À thì ra thế. Ông Trùm Trọng này là ông thần chỉ có công là người thợ cả chỉ huy việc đúc tượng Huyền Thiên. Thế thi ổng hên nhẩỵ Mấy trăm năm sau cái năm 1677 đúc tượng ấy, ông thợ cả đúc tượng tự nhiên thở thành Thánh thành Phật leo lên bàn thờ của thành phố Hà Nội cho dân thích vái lạy tha hồ thờ cúng ổng. Việc thờ phượng của người Việt qủa là dễ dàng đơn sợ
Đầu năm 2000, tôi đến thăm Quốc Tử Giám và Văn Miếu, nơi thờ Khổng Tử, có bia các tiến sĩ đỗ từ nhiều đời trước. Tôi lạc trong các phái đoàn từ khắp các tỉnh đổ về thăm thú Hà Nội vào dịp tết. Trong lúc đứng quẩn quanh quan sát sự đời, tôi nghe các cô các bà chen vào bên trong cổng đền và nói với nhau: "Trước tiên vào l Phật cái đã". Tôi chưng hửng: Phật nào trong này. Hóa ra người ta gặp tượng là cứ lạy nhưng không biết là lạy aị
Người Việt thương ai qúy ai mến ai đúng là họ có thể đưa lên trên bàn thờ mà thờ. Chuyện thờ phượng người mà họ thương qúy thì chẳng có gì qúa đáng. Vì họ xem chuyện này cũng không xa chuyện họ thờ phượng người sanh đẻ ra họ: thờ cha me..
Đạo thờ ông bà của người Việt đã khiến cho người Việt mang các người ân nhân, các nhân vật lịch sử, các người khác người lên bàn thờ nhanh và dễ. Cha mẹ ông bà để lên bàn thờ cúng nhang chuối cơm xôi cạnh Phật và Chúa, thì cái ông cái bà có công có tên kia đưa lên bàn thờ cũng đâu có saọ
Người Việt không những thích thần thánh hoá con người tầm thường. Mà đôi khi họ còn phong cho các người tầm thường này những thứ không có. Kiểu phong đại này ở thời đại nào thì tôi không dám quả quyết, nhưng ở thời đại tôi, có một người được Cọng Sản Hà Nội mang lên bàn thờ thờ. Và rồi họ phong cho ông này những thứ không đúng với sự thật chút nào: Đó là trường hợp của ông Hồ Chí Minh.
Ông này được nhà nước Cọng Sản thần thánh hoá đến độ khó tin. Trong những năm cuối thế kỷ 20, tại Hà Nội, trên các sách báo người ta nói và viết bao nhiêu công trình lịch sử của Hồ Chí Minh chưa đủ. Tôi thật sự kinh ngạc là tự nhiên nhà nước Việt Nam phát huy và đề cao "Nhà Tư Tưởng Hồ Chí Minh"
Thưa rằng, ông Hồ Chí Minh đi học đến lớp mấy mà ông ta thành tư tưởng gia một cái phóc vậy.
Theo sự hiểu biết của tôi, về phương diện biểu lộ phương pháp làm việc, thì một cá nhân có thể đi theo một trong hai khuynh hướng: con người suy tư hoặc là con người hành động
Những nhà suy tư thường trở thành triết gia, viết gia, tu gia, sáng tác gia...
Những nhà hành động thường trở thành chính trị gia, doanh gia, võ sĩ gia, hoạt động gia...
Ông Hồ Chí Minh giỏi thì có giỏị Hơn người thì có hơn người. Thành công thì có thành công. Ông ta có thể là một nhà hoạt động chính trị giỏi dưới mắt những người đàn ông nào đó. Ông ta chắc chắn là một người hành động giỏi, một người làm giỏị
Muốn ca ngợi ông ta là nhà hoạt động giỏi đến cỡ nào thì cũng có thể ca được. Còn đây các ông Cọng sản Hà Nội tự nhiên tôn ông ta lên là một nhà tư tưởng và gán cho cái gì gì đó là tư tưởng Hồ Chí Minh thì quả là một sự suy tôn hoang đàng thần thánh không có thật.
Bởi vì muốn trở thành một tư tưởng gia, một điều căn bản là nhà tư tưởng đó phải tiêu thụ một mớ bằng cấp và một mớ học vấn từ gốc đến ngọn nào đó. Sau thời gian học hỏi và tiêu thụ những bồ chữ của thiên hạ rồi thì nhà tư tưởng đó mới sự sinh ra được một lý thuyết và tư tưởng của riêng mình. Tới lúc đó công trình của tư tưởng gia đó phải trình làng bằng những tác phẩm cho mọi người phê bình đánh giá. Đây chỉ là tiêu chuẩn hạng bét mà một người bình thường có thể đòi hỏi ở một tư tưởng gia hạng bét. Muốn trở thành tư tưởng gia được muôn người ngữỡng mộ, tư tưởng ấy còn phải đoạt bao nhiêu tiêu chuẩn khắc nghiệt hơn nữa.
Một sự học để tới mức chuyên nghiệp để trở thành sư phụ để trở thành tư tưởng gia thì sự học này phải đi từ cội cho đến ngọn. Ít ra sự học này phải qua hết bậc trung học và mất nhiều năm suy tư nghiên cứu trên đại học. Nếu không theo học đại học thì cũng mất một thời gian đóng cửa suy tư và học hỏi tương đương với thời gian một sinh viên nghiên cứu trên đại học.
Sức học của một cá nhân tốt nghiệp trung học dù tài giỏi đến đâu cũng chưa đủ học hỏi vào chi tiết và nghiên cứu thâm sâu vào một vấn đề. Vì vậy một nhà tư tưởng thường là một người mất thời gian nghiên cứu dài lâu vào thời điểm sau khi tốt nghiệp đại học.
Theo nhà nghiên cứu sử Nguyên Vũ Chính Đạo, trong tác phẩm "Hồ Chí Minh, Con Người Huyền Thoại" thì Hồ Chí Minh là "một thứ học trò lở dở... không đủ chữ Hán để tham dự những buổi hội thảo về lý thuyết Cọng Sản với người Trung Hoa... . Về tiếng Pháp Hồ thuộc loại dưới trung bình. Năm 1911, khi viết đơn xin nhập học Trường Thuộc Địa, Hồ phạm nhiều lỗi sơ đẳng từ chính tả, văn phạm tới cú pháp. Chín, mười năm sau, Hồ nói tiếng Pháp lưu loát hơn, nhưng mỗi lần cần viết truyền đơn đều phải nhờ đến luật sư Phan Văn Trường và kỹ sư Nguyên Thế Truyền.... Năm 1911, khi đã 19 tuổi, Thành (Hồ) chỉ tự nhận từng học Tiếng Pháp, chữ Hán, và "Quốc Ngữ"... (49). Không một cấp bằng nào được trưng dẫn." Nội cái chuyện này thôi, Hồ Chí Minh không bao giờ đủ tiêu chuẩn để trở thành một tư tưởng gia.
Tôi không biết các ông Lão Tử, Khổng Tử, Thích Ca đi học tiểu học trung học đại học kiểu nào vào thời họ. Nhưng tôi có thể chắc chắn một điều là những tư tưởng của họ được sanh đẻ ra bởi một sự chiêm nghiệm suy tư lâu dài của một cái đầu hay nhiều cái đầu nào đó.
Chớ còn ông Hồ Chí Minh lo tìm đường đánh nhau suốt cuộc đời ông ta. Ông này còn thời gian nào đâu để đi học đừng nói gì đến có thời gian đóng cửa tu thân suy tư tìm hiểu những chuyện tư tưởng này nọ.
Thiệt là các ông cọng sản Hà Nội tự dưng nghĩ ra chuyện gắn Tư Tưởng Hồ Chí Minh lên trên cái vương miện Bác Hồ Vĩ Đại đó thôi. Các ông cọng sản Hà Nội này thiệt là dễ tính. Cứ nghĩ ra cái gì hay nhất tốt nhất giỏi nhất tài nhất là bơm lên cho thần tượng Hồ Chí Minh căng lên. Rồi sẵn đang có quyền hành cai trị một nước trong tay, họ bắt dân ngu khu đen học tập và ca hát theo cái điều họ bày ra trên bàn thờ Hồ Chí Minh của ho..
Trong khi kẻ thân cận với ông Hồ Chí Minh thì lại viết sách nói chính ông Hồ Chí Minh còn thú nhận là mình không có tư tưởng gì ráo trọi. Nguyễn Văn Trấn, một đồng chí của Hồ Chí Minh, kể lại là chính Hồ Chí Minh đã tuyên bố: "Không. Tôi không có tư tưởng (gì) ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác Lênin". (50)
Người dân trong nước cứ bị bắt hát, bắt nghe, bắt học tập, riết lâu ngày thành tin vậy là đúng luôn. Nhân vật Hồ Chí Minh bỗng trở thành nhân vật hoang đàng thần thánh giỏi giang mà một con người bình thường không thể có được
Trong khi ông Hồ Chí Minh được tôn thờ như thánh sống khắp nước Việt Nam, trong khi thủ đô của Việt Nam Cọng Hoà trước 1975 là Sài Gòn được đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh, trong khi Hồ Chí Minh được Đảng Cọng Sản Hà Nội nặn lên thành một tư tưởng gia thông thái lỗi lạc uyên bác, trong khi sách báo do Hà Nội in ấn từ 1945 cho đến nay đều ca ngợi công đức của Hồ Chí Minh là một anh hùng lịch sử như Trần Hưng Đạo, như Lê Lợi, như Quang Trung, trong khi Hồ Chí Minh được Đảng Cộng Sản tuyên dương là có công giải phóng đất nước, dành độc lập cho Việt Nam. Lăng Hồ Chí Minh được Hà Nội cho xây ở Ba Đình là một đền thờ một nhân vật lịch sử Việt Nam to nhất từ trước đến nay, thì đối với khối Việt Kiều hải ngoại chạy thoát ra khỏi Việt Nam, Hồ Chí Minh là một biểu tượng tội ác của Cọng Sản tàn phá đất nước Việt Nam trong thế kỷ 20.
Biểu tình chống Hồ Chí Minh vaò tháng 3/1999. Những cuộc biểu tình của cả trăm nghìn người Việt Nam không cho người thanh niên Trần Trường treo hình Hồ Chí Minh ở khu Bolsa đến độ cảnh sát địa phương Mỹ phải can thiệp vào. Biến cố hàng trăm nghìn ngườI Việt Nam biểu tình, là nhóm di dân mới mẻ của vùng Nam Cali, phản đối treo hình Hồ Chí Minh đã làm náo động cả quận Orange của tiểu bang Cali và đã khiến tờ báo chính của quận này là tờ The Register đã bầu cho biến cố phản đối vụ treo hình Hồ Chí Minh của người cộng đồng di dân Việt là biến cố nổi bật nhất cho tất cả mọi cộng đồng tại quận Orange, California, USA, vào năm 1999.
Khi tổ chức Unesco định tổ chức vinh danh tên tuổi Hồ Chí Minh ở Liên Hiệp Quốc , tổ chức này đã bị sự phản đối của trăm nghìn Việt Kiều Hải Ngoại gửi thư đến phản đối đến độ tổ chức này đã phải hủy bỏ buổi lễ dự định vinh danh Hồ Chí Minh Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới mà trước đó họ dự tính tổ chức vào ngày 12-5-1990.Tại Paris, San Jose California có cả một tổ chức chuyên sưu tầm những tài liệu để lập thành hồ sơ "Kể Tội Ác Hồ Chí Minh".
Muốn hiểu rõ những tội ác của Hồ Chí Minh một cách khoa bảng, hãy tìm đọc Hồ Chí Minh, Sự Thật Về Thân Thế Và Sự Nghiệp do những giảng sư và giáo sư đại học Paris và đại học Sài Gòn viết. Những tên tuổi nghiên cứu lịch sử uy tín như Bùi Xuân Quang, Nguyên Thế Anh, Lâm Thanh Liêm, Đinh Trọng Hiếu, Nguyễn Ngọc Huy đủ để bảo đảm tính chất phán xét công tội của Hồ Chí Minh khá tin cậy. (51)
Còn mà muốn biết tường tận con người tội lỗi của "Bác" dưới ống kính hiển vi khác, hãy tìm đọc tác phẩm Ma Đầu Hồ Chí Minh của Hoàng Quốc Kỳ. Tác giả Hoàng Quốc Kỳ được giới thiệu là "chỉ là bút hiệu của một cán bộ từng phục vụ trong hàng ngũ cộng sản. Xuất thân từ một gia đình vọng tộc Miền Nam, tập kết ra Bắc sau Hiệp Định Đình Chiến Geneve 1954. Ông là một trong những sinh viên tốt nghiệp Nga văn đầu tiên, xuất sắc trong khoa ngôn ngữ này, được tuyển chọn làm việc kế cận Hồ Chí Minh và Chánh Trị Bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam..." (52)
Tất cả mọi chống đối Hồ Chí Minh dựa vào những lập luận sau đây:
Hồ Chí Minh đã du nhập chủ nghĩa Cọng Sản vô thần chủ trương phát triển chủ nghĩa Cọng Sản Quốc Tế với tam vô: vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc. Những người Việt chống đối Cọng Sản cho rằng chủ nghĩa này không thích hợp cho Việt Nam. Như vậy Hồ Chí Minh là người có tội chứ không phải là một người có công trong lịch sử Việt Nam.
Hồ Chí Minh với lý thuyết Cọng Sản là san bằng giai cấp đã khởi xướng phong trào đấu tố tàn ác và cướp của dân chúng khởi đi từ năm 1945 cho đến nay. Kể từ khi Đảng Cọng Sản n¡m chánh quyền, tài sản của người dân có thể bị tước đoạt bất cứ lúc nào. Sống dưới chế độ cọng sản, người dân thường xuyên bị nhà nước tước đoạt tài sản.
Sau khi chiếm được Miền Bắc, Hồ Chí Minh và Đảng Cọng Sản đã không giúp phát triển cơm no áo ấm cho người dân Miền Bắc, mà lại tiếp tục tìm đường "Giải Phóng Miền Nam". Hồ Chí Minh và Đảng Cọng Sản đã xô đẩy Miền B¡c vào con đường ngu dốt và bần cùng hoá, ép buộc dân Miền Bắc tiêu phí tất cả tài nguyên nhân lực vào chiến tranh Giải Phóng Miền Nam. Trong thời gian chiến tranh, Hồ Chí Minh và Đảng Cọng Sản đã dùng chiêu bài dối gạt dân Miền Bắc là Miền Nam nghèo đói cần được Giải Phóng. Đến năm 1975, Miền Nam thua trận, hai bên mở cửa, dân Miền Bắc lúc đó mới hỡi ơi! Miền Bắc nghèo đói thê thảm, không đủ cơm gạo để ăn, phương tiện di chuyển duy nhất là xe đạp, không biết đến máy vô tuyến truyền hình là gì. Trong khi Miền Nam thì đã có truyền hình, có xe máy Honda, Suzukị Câu thành ngữ vào năm 1975 khi hai miền gặp gỡ nhau là "Miền Nam nhận họ. Miền Bắc nhận hàng". Nhiều người dân Miền B¡c choán ngợp về sự giàu sang của Miền Nam và phải thốt lên: Bao nhiêu năm nay Đảng cứ tuyên truyền là Miền Nam nghèo đói. Nhưng mà có phải như vậy đâu. Phải chi Miền Nam giải phóng Miền Bắc thì có phải đỡ hơn không.
Không giúp dân phát triển đất nước mà đẩy dân vào cuộc chiến. Tiêu phí bao nhiêu sinh mạng dân chúng vào một cuộc chiến không cần thiết. Đối với nhiều người dân Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng Cọng Sản Việt Nam có tội chứ không phải là có công.
Câu chuyện thống nhất đất nước, với một số người Việt Nam, không cần phải giải quyết bằng chiến tranh vũ khí. Kẻ lãnh đạo giỏi giang có thể dùng những mưu lược ít hao tổn xương máu của nhân dân mới đáng gọi là anh hùng dân tộc.
Hồ Chí Minh đã rước Đảng Cọng Sản về cai trị Việt Nam hơn nữa thế kỷ mà Việt Nam vào năm 1999 vẫn còn là một nước nghèo đói nhất thế giới. Đối với người Việt Nam đây là tội chứ không thể là công.
Hồ Chí Minh và Đảng Cọng Sản đã gây ra cuộc chiến ở Miền Nam, khiến cho Miền Nam phải tự vệ và gây nên bao nhiêu cảnh chết chóc tan nát cho Miền Nam. Dân Miền Nam càng thù ghét Hồ Chí Minh và Đảng Cọng Sản hơn khi họ nghĩ về biến cố vượt biên vĩ đại ra biển Đông vào những năm cuối thập niên 1970, và đầu thập niên 1980 đã khiến cho bao nhiêu gia đình chết trong cuộc vượt biên tránh nạn Cọng Sản xâm chiếm Miền Nam vaò năm 1975 ấỵ
Dân Việt Nam từ Bắc vào Nam, từ trong nước cho đến ngoài nước, rất oán hận Hồ Chí Minh và Đảng Cọng Sản Việt Nam. Với số đông dân Việt Nam, Hồ Chí Minh và Đảng Cọng Sản Việt Nam là những kẻ gây nên sự chết chóc và nghèo đói, không tự do dân chủ tại Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua.
Nếu chỉ dựa vào sách vở, tượng hình, dấu tích do Đảng Cọng Sản Việt Nam đang để lại trong nước, thì người đời sau cứ ngỡ là Hồ Chí Minh và Đảng Cọng Sản Việt Nam là những vĩ nhân có công lớn lao được mọi người ghi công nhớ ơn sự nghiệp vĩ đại của ho..
Khi nhìn, nghe, và xem những tài liệu của nhà nước tôi chứng kiến tất cả những gì đẹp đẽ cao qúy hay ho nhất của Đảng Cọng Sản và Hồ Chí Minh.
Nhưng khi nghe người dân Việt Nam kêu than về đời sống của họ dưới chế độ này thì hoàn toàn trái ngược với những thành tích do nhà nước trưng bày và phát biểu.
Nhưng khi nhìn những thành tích cụ thể thì chỉ thấy các chế độc Cọng Sản chỉ là những chính phủ bất lực, yếu kém, và không đạt được một thành tích nào đáng kể.
Tây Đức khi tiếp thu Đông Đức Cọng Sản vào năm 1989, là tiếp nhận một nửa nước Đức tan nát nghèo nàn. Hơn mười năm sau, nước Đức phải đập phá hết những cao tầng tiền chế Plattenbau sản xuất hàng loạt vào những năm 1959. Những cao tầng này ngày nào được sản xuất theo lệnh trung ương Đảng, ngày nay đầy những mối mọt nguy hiểm không thể nào sinh sống trong đó được nữạ Nước Đức thống nhất đã nhận ra rằng màu đỏ của lá cờ Cọng Sản chiếm ngự Đông Đức trước đây là màu "Đỏ Phá Hoại". (53) Trong khi đó tại Việt Nam năm 2000, khap phố phường Hà Nội, Sài Gòn, màu đỏ vẫn còn giương cao lừng lững cho mọi con dân nước Việt nhìn vào mà nhớ ơn Bác Hồ Chí Minh và Đảng Cọng Sản
Tại Nga thì những Gulag giam giữ những nhà văn, nhà báo, tù nhân chính trị, "kẻ thù của nhà nước", dưới thời Cọng Sản hiện nay đang được đưa ra mổ xẻ xem thử là có nên đáng giữ lại làm bảo tàng viện hay không. Vì chứng tích này đối với những người nào đó thì nó qúa hãi hùng. Trong khi đối với những người trẻ thì những Gulag này cần được giữ lại để nh¡c nhở họ về những tội ác của Đảng Cọng Sản đã tạo ra trên nước Nga trong bảy thập niên mà họ cai trị nước Nga 1917 - 1990. (54)
Và rồi cuối cùng, khi nhìn vào thành tích lịch sử thế giới thì Đảng Cọng Sản Việt Nam được lên bảng phong thần là một trong những chế độ giết người có thành tích quốc tế !
Theo giáo sư Bryan Caplan của đại học Georges Mason University Hoa Kỳ, trên trang Bảo Tàng Viện Cọng Sản thì năm trong mười quốc gia đã giết chết nhiều người dân nhất trong thế kỷ 20 này là:
1. Liên Sô,
2. Cọng sản Trung Hoa
3. Nazi Đức
4. Trung Hoa Quốc Dân Đảng
5. Đế Quốc Nhật
6. Cọng Sản Cam Bốt dưới thời Khmer Đỏ
7. Thổ Nhĩ Kỳ dước thời Lớp Trẻ Nổi Loạn ( Young Turks)
8. Cọng Sản Việt Nam
9. Cọng Sản Ba Lan
10. Hồi Quốc dưới thời Yahya Khan. (55)
Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến đầu thế kỷ 21 hoàn toàn bị áp đặt bởi ý muốn của một người: là ông Hồ Chí Minh. Thật sự vào năm 1945 là người dân Việt Nam chỉ có một ước mơ là độc lập. Nhất là sau nạn đói Ất Dậu, người dân muốn tự mình phải trổi dậy để dành độc lập và để không còn phải gánh chịu một tai hoạ khủng khiếp như vậy do ngoại nhân gây ra. Nên nhớ nạn đói Ất Dậu làm chết đi 2 triệu người trên tổng số dân ngoài Bắc Việt lúc đó là 9 triệu, tức gần bằng 1/4 dân số. Do đó thế chiến thứ 2 đi vào hồi kết thúc nên tình hình thật chín mùi cho một cuộc nổi dậy. Hồ Chí Minh biết lợi dụng khao khát độc lập dành độc lập của người dân, nhất là người dân Hà Nội, tức là thành phần trí thức và tiểu tư sản. Hồ Chí Minh biết che dấu bộ mặt Cọng Sản lúc đó đi. Cho đến ngày 2/9 là ngày chính phủ Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập, hầu hết người dân Miền Bắc nói riêng và cả Việt Nam nói chung chưa hề nghe nói đến Hồ Chí Minh là ai. Vả lại người dân cũng chưa biết gì về Cọng Sản. Và cái khát vọng của người dân qúa lớn đến nổi họ sẵn sàng ủng hộ bất cứ ai hay đoàn thể nào hướng dẫn được họ dưới chiêu bài dành độc lập. Rõ ràng dân chúng Việt Nam lúc đó đã bị lừa gạt bởi ông Hồ Chí Minh.
Sau cuộc kháng chiến Chống Pháp, thì Hồ Chí Minh đã dùng võ lực và Đảng Cọng Sản để áp đặt chế độ Cọng Sản độc tài lên Miền Bắc Việt Nam mà người dân không hề được tự do bày tỏ thực sự ý chí của mình. Điển hình là các vụ đàn áp nhóm Nhân Văn Giai Phẩm (1958) với thành phần trí thức ở thành phố, và vụ Cải Cách Ruộng Đất (1956) tại thôn quê hầu áp đặt chế độ độc tài Cọng Sản theo ý muốn của ông ta. Rồi cũng chính Hồ Chí Minh đã quyết định phát động chiến tranh nhằm xâm chiếm Miền Nam hầu đạt được mục đích của mình là Cọng Sản hóa toàn thể đất nước Việt Nam.
Tóm lại, lịch sử Việt Nam từ 1945 là một di sản bị áp đặt bởi ý chí của một người: là ông Hồ Chí Minh đã muốn Cọng Sản hóa toàn thể Việt Nam.
Cứ nhìn vào sự kiện hiện nay thì chúng ta có thể rút ra bài học của qúa khứ. Ngày xưa không có ai vượt biên qua ngoại quốc rồi viết sách vở đánh giá những chế độ nào cả.
Nếu không có lớp người tỵ nạn Việt Nam ra ngoại quốc và viết ra, kể lại, phê bình về ông Hồ Chí Minh và Đảng Cọng Sản Việt Nam thì nào ai biết đến những ý kiến nào khác ngoài những tài liệu ca ngợi Hồ Chí Minh và Đảng Cọng Sản Việt Nam như thần như thánh được sản xuất ra trong nước hiện naỵ
Nếu dân chúng ngày xưa cũng đã từng bị bóc lột như ngày nay và không có chỗ để phát biểu tiếng nói của họ, thì nào ai biết những tội ác nào do những vua quan nào đã gây ra.
Nếu chỉ dựa vào lăng tẩm bia đá, sách vở, và tên tuổi chính thức để ghi danh anh hùng thì khi nhìn vào những gì đang xảy ra trên xứ sở Việt Nam cho nhân vật Hồ Chí Minh, tôi phải tự cho phép mình nên xét lại những nhân vật lịch sử Việt Nam một cách kỹ càng hơn. Nhất là ngày trước, người dân ở trong nước và chúng ta không thể tìm ra được nguồn tài liệu nào khác ngoài những nguồn tài liệu chính thức của nhà nước lưu truyền.
Thật là những gian dối vĩ đại của lịch sử đang xảy ra ngay trước mắt tôi.
Tôi không biết trên quả đất có bao nhiêu quốc gia có nhiều trang sử "đẫm máu và kiêu hùng" như lịch sử Việt Nam.
Bậc hậu sinh bị bắt học là phải biết tri ơn những kẻ đã nằm xuống bảo vệ mảnh giang sơn gấm vóc. Đứng nghiêng mình kính cẩn nhớ ơn những anh hùng vị quốc vong thân, tôi cũng hơi tọc mạch, nhìn lén sang nước nhà người ta để so sánh. Như cái nước nhà anh Thái Lan. Sao Thái Lan cũng ở sát nách nước mình mà nước người ta "lách" qua được bao nhiêu là cuộc chiến. Nước nhà người ta tránh được bao nhiêu cuộc đô hộ. Không biết người ta bảo vệ mảnh giang sơn gấm vóc của người ta kiểu gì mà người ta khỏi đánh nhau thí bao nhiêu là nhân mạng con ngườị
Hãy ngóng xa xa, nhìn chuyện mới xảy rạ Ông nước Đức, cha đẻ tổ Cọng Sản Karl Marx, ổng theo cọng sản. Ổng cũng chia đôi đất nước mà ổng còn xây cái bức tường Sắt Berlin vĩ đại hơn cái cầu Bến Hải của ta nhiềụ Nhưng đến ngày đến tháng, ổng thấy Cọng Sản chơi không được. Ổng bỏ một cái rụp. Chả tốn chiến tranh chống đế quốc nào cả. Chả tốn bao nhiêu xương máu của nhân dân. Dẹp Cọng Sản, ổng tì tì xây dựng kiến thiết đất nước cho lè lẹ đặng cạnh tranh với thế giới. 1945-1989, bốn mươi bốn năm bảo vệ thành trì xã hội chủ nghĩa Cọng Sản lãng phí thời gian.
Sao mấy ông Đức không cần đánh nhau mà nước người ta vẫn thống nhất đất nước. Sao mấy ông Thái không cần đánh nhau mà vẫn giữ được nước khỏi bị thằng Tây thằng Mỹ đô hô..
Làm như kiểu của người Việt Nam là phải đánh nhau để giải quyết vấn đề.
Nếu mà mấy ông Việt Nam thích đánh đấm nên h gặp chuyện không được ưng ý là nổi máu đánh lộn, thì mấy vị yêng hùng lịch sử Việt Nam cần mang ra xét xử lại hết. Ông nào xứng đáng là lãnh đạo tài ba "Gặp thế, thế thời phải thế" thì ghi công. Còn ông nào mà cứ thích úynh lộn, xui quân vào bao nhiêu cuộc chiến không cần thiết. Phí phạm bao nhiều là nhân tài vào chuyện đánh đấm thay vì dùng nhân tài đi phát minh khoa học, dùng nhân tài đi nghiên cứu xây dựng cơm no hoà bình cho nhân dân. Mấy cái ông thiên tài chiến tranh cần xét lại này đáng nêu tội chứ không phải là nêu công đâu đấy.
Tôi cho là cái thành phần anh hùng bậy bạ loại thứ hai đáng xét lại này coi bộ hơi nhiều trong lịch sử Việt Nam.
Thế nhưng niềm cuồng tin mãnh liệt vào anh hùng chính trị của xứ sở "Ra ngõ gặp anh hùng" này đã dẫn dắt những sinh hoạt tâm trí của dân tộc. Cứ nhìn vào chương trình học của bậc tiểu học và trung học hiện nay sẽ thấy bộ môn dạy anh hùng lịch sử chiếm nhiều nhất. Đã có rất nhiều người đã đặt câu hỏi về việc qúa vịn vào bài học lịch sử mà bỏ lơ những triển khai khả năng chất xám khác của dân tộc "Trong chương trình cũng còn nhiều điều chưa hợp lý, đó là quá chú trọng vào lịch sử chiến tranh cách mạng, đấu tranh giai cấp mà xem nhẹ lịch sử văn hóa, kinh tế.
Lớp 10: Tổng số bài: 23, Chính trị quân sự: 19, Kinh tế-Kỹ thuật: 2, văn hoá: 2
Lớp 11: Tổng số bài: 23, Chính trị quân sự: 19, Kinh tế-Kỹ thuật: 1, văn hoá: 4
Lớp 12: Tổng số bài: 20, Chính trị quân sự: 17, Kinh tế-Kỹ thuật: 3, văn hoá: 0. (56)
=======================
Chú Thích
47. Xin xem bài viết sau đây được đăng trên báo Nhân Dân
Thờ Tượng Bác Hồ
Hôm ấy, tôi được anh bạn cùng học ở đại học, nay sống cùng thị xã mời đến nhà ăn giỗ bố anh. Song do bận việc cơ quan cho nên tôi đến hơi muộn. Khi tôi đến nhà đã đông người và như có ý chờ. Chỉ khoảng chục người , nhưng do căn nhà chật ( khoảng 18m vuông nhà tập thể) cho nên cảm thấy rất đông. Thấy tôi đến vợ chồng anh mừng lắm. Vợ anh giục anh khấn các cụ, hoá vàng rồi mời mọi người uống rượu. Anh kê ghế đứng lên thắp hương khấn vái, tôi nhìn lên giá bàn thờ. Chiếc bàn thờ xinh xắn khoảng nửa mét vuông được đóng khá cầu kỳ đặt ở nơi trang trọng nhất nhà. Trên bàn thờ, ở chính giữa là một bức tượng đặt trong lồng kính và cạnh đó là một bức ảnh người lính mặc quân phục đeo quân hàm thiếu úỵ Không biết mặt cụ thân sinh ra anh, nhưng tôi đóan đó là bức ảnh cụ (vì bố anh là liệt sĩ), còn bức tượng đặt trong lồng kính, tôi không nhìn rõ. Khi cơm nước xong, mọi người ra về hết, chỉ còn tôi và vợ chồng anh, tôi hỏi:
- Cậu thờ những ai mà trên bàn thờ có cả tượng, cả ảnh?
- Cậu không nhìn rõ à - anh trả lời - bức tượng ở giữa là tượng Bác Hồ, còn bức ảnh là ảnh ông cụ đẻ ra mình.
Tôi băn khoăn:
- Cậu thờ như vậy, các cụ ở quê lên có ý kiến gì không?
- Các cụ nhà mình thì không, nhưng cũng có anh em bạn bè đến chơi nhìn thấy có góp ý: "Công lao Cụ Hồ ai cũng biết, đã được Đảng, Nhà nước thờ, ở nơi công sở đều có tượng, ảnh Cụ Hồ, còn bàn thờ gia đình chỉ nên thờ ông bà tổ tiên nhà mình". Nhưng mình thì nghĩ : ông bà tổ tiên là người sinh thành nuôi dưỡng mình, nhưng Cụ Hồ là người có công mang lại độc lập, tự do cho cả dân tộc, có Cụ Hồ thì gia đình mình mới được như ngày nay. Ông bà tổ tiên thì mình thờ ở quê, nơi quê cha đất tổ nhà mình, còn ở đây mình thờ cả Cụ (Bác Hồ), cũng như thờ ông thân sinh ra mình. Mình nghĩ vậy có được không?
Tôi không tranh luận gì với anh nhưng từ đó tôi nghĩ về anh nhiều: Bố anh hy sinh khi tôi và anh còn chưa đi học, gia đình anh gặp bao khó khăn nhưng cũng đã vượt qua. Anh cũng đã tốt nghiệp đại học. Nay anh cũng chỉ là một cán bộ "quèn" ( theo như anh nói) của môt cơ quan cấp tỉnh. Đời sống gia đình anh còn khó khăn, gia đình và bản thân anh chưa được sự ưu đãi đặt biệt nào, những y nghĩ anh thật sâu sắc. Đấy là tấm lòng của dân với Bác Hồ, cũng là với Đảng vậỵ
Nguyên Quang
(Thị Xã Hà Đông)
Trích Mục "Dân Với Đảng", báo Nhân Dân, "Tiếng Nói Của Đảng Cọng Sản, Nhà Nước Và Nhân Dân Việt Nam", năm thứ 50, số 16291, trang 3, ngày 16/2/2000.
48. Giáo Sư Trần Văn Giàu. Đất Nước 4000 Năm - Giá Trị Tinh Thần Truyền Thông Của Dân Tộc Việt Nam. Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, 1993. Trang 290-291
49. Chính Đạo Nguyên Vũ. Hồ Chí Minh Con Người Và Huyền Thoại 1892-1924, Văn Hóa, Houston, Hoa Kỳ, 1997. Trang 55.
50. Nguyên Văn Trấn, Viết Cho Mẹ Và Quốc Hội. Văn Nghệ, California,Hoa Kỳ, 1995. Trang 151.
51. Bùi Xuân Quang, Nguyên Thế Anh, Tôn Thất Thiện, Ralp B. Smith, Oliver Todd, Lâm Thanh Liêm. Đinh Trọng Hiếu, Nguyên Ngọc Huy. Hồ Chí Minh Sự Thật Về Thân Thế Và Sự Nghiệp, Jean-Francois Revel. Tủ Sách Nam Á, Paris 1990
52. Hoàng Quốc Kỳ. Ma Đầu Hồ Chí Minh, Mặt Trận Quốc Dân ấn hành, Úc Đại Lợi, 1995 trang Lời Khai Đoan
53. "Red Ruins". Carol Williams. Los Angeles Times. Reprined by San Jose Mercury News, September 3, 2000.
54. "Phantom of Soviet Power Preserved as Stark Lesson", Colin McMahon, Chicago Tribune, , San Jose Mercurry News, September 3, 2000
55. http://www.gmu.edu/departments/economics/bcaplan/museum/musframe.htm
56. "Dạy Sử- Nỗi Bất Lực và Niềm Đam Mê", Lê Quang Dũng, Tuổi Trẻ Chủ Nhật, số 48-99, Ngày 5-12-1999. Trang 9.
© Lê Thị Huệ