Lê Thị Huệ

VĂN HOÁ TRÌ TRỆ
NHÌN TỪ HÀ NỘI ĐẦU THẾ KỶ 21 
 

9-  Văn Hóa Vọng Ngoại 

 Buổi chiều thu quyến rũ Hà Nội. Trời mát dìu dịu. Người Hà Nội tại chỗ vừa ăn cơm vừa bật đài truyền coi như người Cali. Trời đất! Cả ba đài vô tuyến của thủ đô đang phát ba chương trình phục vụ văn hóa Anh. Hai đài truyền hình quốc gia là VTV1 và VTV2 đang phát hình chương trình chiếu phim dạy trẻ nít học tiếng Anh: Phim được chiếu là phim rất nổi tiếng của các nhi đồng Mỹ: Alice in Wonderful Land. Phim chiếu nguyên con tiếng Anh. Một cô giáo xinh xắn đọc lại từng câu tiếng Anh rồi dịch từng câu ấy sang tiếng Việt . Trong khi màn ảnh thì cứ phát đi phát lại giải thích cho các em nhỏ Việt Nam cùng học tiếng Mỹ.

  Đài truyền hình quốc gia VTV3 thì đang chiếu bộ phim dài 39 tập của Canada: Emily. Với cái tựa dịch ra tiếng Việt rất bóng bẩy: Emily và Trang Trại Trăng Non (Emily of New Moon, tiểu thuyết L.M. Montgomery, đạo diễn Geogre Bloomfield).

  Đài Truyền hình thứ tư, gọi là Đài Hà Nội: Hát và đọc thơ Tiếng Anh. Đài này còn kỹ hơn là in ra từng chữ từng câu từng giòng nhạc. Giải thích từng từ khó của tiếng Anh sang tiếng Việt. Có mấy cô gái Việt Nam mặc đầm tử tế đứng nhún qua nhún lại vu vơ. Hát đi hát lại từng câu. Và cũng như đài VTV2, mặt hình phát đi phát lại từng giòng nhạc, từng giòng lời tiếng Anh. Rồi mời gọi khán giả hát cùng hát theo.

  Tôi mở tờ báo Tuổi Trẻ ra xem thử đài truyền hình thứ năm tức đài truyền hình Sài Gòn đang chiếu gì: thưa là đang chiếu phim hoạt hoạ Sherlock Houn's Adventures, Cuộc phiêu lưu của Sherlock Hound (tập 25).

  Tôi không thể hiểu nổi! Chính chế độ này đang cấm cản in tơ net triệt để. Lúc tôi đang viết những giòng chữ này thì một bản tin trên báo Người Việt mà tôi đọc được tại http://nguoi-viet.com là chính quyền Hà Nội đang tính lập ra hệ thống Intranet để chọi lại hệ thống Internet. Vào in tơ net thì mới đi ngao du ta bà thế giới trong bàn tay. Vào in  net thì chỉ để thông tin với nhóm, với đồng nghiệp, với những người trong cơ quan.

  Nếu chính quyền Cọng Sản tha thiết với chuyện học tiếng Anh như vậy thì cứ mở toang in tơ net dân Việt Nam tha hồ vào in tơ net học tiếng Anh. Vì vào thời điểm tôi đang viết đây thì in tơ net là đất sinh sổi nẩy nở của tiếng Anh. Muốn học cỡ nào cũng có. Muốn viết, có vô số trang nhà của các trường, các nhóm, các cá nhân dạy viết. Muốn nghe, có vô số trang quảng cáo bán băng Anh Văn nghe. Còn có những nhóm hội thoại hằng ngày thì chỉ bảo nhau từng câu cho đến kê tủ đứng nhau về tiếng Anh/Anh, tiếng Anh/Mỹ, tiếng Anh/Úc, tiếng Anh/Singapore. Cứ mở cửa in tơ net là chuyện này dân có thể tự lo tự liệu được.

  Gì chứ ba cái chuyện học, tức là đằng vào, tức input, dân Việt Nam cừ và bảnh lắm. Không thấy di tích văn hóa cổ Việt Nam có đến bao nhiêu tỉnh lập đền thờ các danh nhân khoa bảng đấy sao. Có nước nào có nhiều Văn Miếu thờ mấy ông tiến sĩ học giỏi như Việt Nam không nhẩy. Nào là Văn Miếu Hà Nội ghi tên 82 ông tiến sĩ xưa, Văn Miếu Xích Đằng Hưng Yên, Văn Miếu Bắc Ninh... Mỗi đền như vậy là thờ mấy chục ông Việt Nam đậu bằng này bằng nọ giỏi nhất thiên hạ. Đền thờ những ông thần "đầu vào" (học) thì nhiều mà không thấy làng nào lập bảng phong thần thờ những ông thần "đầu ra" (hành). Không thấy làng nào lập đền khoe làng ta có bao nhiêu khoa học gia, bao nhiêu sáng chế gia, bao nhiêu sáng tác gia lừng lẫy thay đổi văn minh văn hóa nhân dân ta hay nhân lọai ta.

  Dân Việt Nam ham học và ham bằng cấp đến độ trong các món đồ chơi cổ truyền cho con nít vào dịp tết Nhi Đồng Trung Thu, có các thứ như đồ chơi đất, tò he, đèn kéo quân, phỗng, người ta thấy có món đồ chơi bằng giấy rất đẹp gọi là tiến sĩ giấy. Nghĩa là tinh thần sính học, sính bằng cấp đã được tơ tưởng ngay từ tấm bé cơ.

  Vì vậy nhà nước mà lo cho dân Việt chỉ cần bắc những cây cầu cho tốt, cho chắc, cho hiệu quả, thì dân Việt có thể tự tầm sư học hành ngay.

  Còn ba đài truyền hình châu báu vàng ngọc cục cưng quốc gia thiếu gì chuyện đại sự để làm. Bộ hết chuyện làm rồi sao tất cả mọi đài truyền hình quốc gia lựa giờ cao điểm nhất để dạy dân "nhà nhà cùng học Tiếng Anh"

  Cũng chính chính quyền Cộng Sản này, mấy chục năm trước, luôn tuyên truyền dụ dân Miền Bắc đi vào Nam chiến đấu với khẩu hiệu: "Đánh Cho Mỹ Cút Ngụy Nhào." Ba mươi năm cũng chính mấy chính quyền này đồng loạt bắt dân xem và học những bài học tiếng Anh bằng những phim ảnh do Hollywood đạo diễn.

  Tiếng Anh của phim Emily và Trang Trại Trăng Non là thứ tiếng Anh gì đi nữa, khả năng của quốc gia " đâu mà không thể nghĩ ra được một chương trình nào phục vụ một đất nước đang có con số 30% - 40% cần "xóa đói giảm nghèo", "trẻ em suy dinh dưỡng", "đói gay gắt"... Mà lại dùng khối óc, sáng kiến, thời giờ, tài lực, chính sách, của cả một quốc gia vào việc sao chép lại những cuốn phim cũ mèm do lái buôn phim giải trí hạng bét của ngoại quốc sản xuất, chiếu lên cho cả nước xem.

  Việc học Tiếng Anh hay tiếng ngoại quốc nào khác, tự nó không bao giờ là một việc nhảm nhí cả. Nếu không muốn nói đó là một việc tự nhiên của thời đại đang có nhiều người của nhiều quốc gia trên thế giới hiện ráo riết theo học nó.

  Tuy nhiên cái bối cảnh vọng ngoại của tất cả những đài vô tuyến của chính phủ Hà Nội đang làm là một điều lố bịch khôi hài đến tội nghiệp.

  Một nước còn nghèo đói lạc hậu như Việt Nam hiện nay, có biết bao nhiều điều để nhà nước có thể dùng giờ hiếm qúy của đài vô tuyến quốc gia để phục vụ dân hơn là dạy ngoại ngữ. Chính quyền này vẫn còn đang inh ỏi trên các chương trình khác là nước ta có đến 80% dân số vẫn còn sống bằng nghề nông. Báo chí thì đang sốt vó vì nền kinh tế "giảm phát" hay còn gọi là "thiểu phát". Nghĩa là giá tiêu dùng giảm vì người dân không kiếm ra tiền để tiêu. Bên cạnh một tin là năm nay Việt Nam thâu được mùa lúa. Gạo sản xuất dư không biết đem đi đâu bán nên nông dân la làng là không đủ tiền đóng tiền học cho con em. Rồi kế là tin các ngân hàng dư tiền, muốn cho dân vay làm ăn mà dân không ai dám vay. Thật là những tin to tin lớn đáng cho cả nước xúm lại với nhau để tháo gỡ những bế tắc kinh khủng này.

  Thay vì ngồi đó mà xem phim Doremon (tập 6), Nữ Bá Tước ĐMôngxôrô (tập 13+14), phim Nhật Agri (tập 8), phim Il Ji Mae (tập 5), phim Trung Quốc Tiểu Long Nhân (tập 34, 35, 36), phim Trung Quốc Võ Tắc Thiên (tập 1, 2, 3), phim Trung Quốc Tam Quốc Diễn Nghĩa (tập 23), phim Trung Quốc Tiểu Thần Tiên, Tiểu Tiên Nữ (tập 13) phim Pháp Navarro, phim Hàn Quốc Thành Thật Với Tình Yêu (tập 37, 38), phim Trung Quốc Đi Sang Âu Châu (tập 21, 22), phim Mỹ Giải Thưởng Âm Nhạc Video MTV Hollywood 1999

  Nếu như ở San Jose, California, chỗ tôi thường trú mấy chục năm nay, có mười đài truyền hình chọn giờ cao điểm để dạy dân Cali học tiếng Trung Hoa và nếu như có mười cái đài vô tuyến khác ở San Jose có phát hình mấy chục 113 cuốn phim Trung Quốc, 69 phim Hàn Quốc, 30 phim Mexicô thì kệ tiá người ta. Chuyện ở Mỹ tư nhân kinh doanh ai muốn làm gì thì làm. Vả lại nếu có mười đài tha thiết với chuyện phổ biến văn hóa nước ngoài cho người tiêu thụ thì cũng tốt thôi. Vì cũng còn vài chục đài khác làm chuyện khác để phục vụ quần chúng. Nói tóm lại ở San Jose con số đài truyền hình đủ màu đủ kiểu và do tư nhân quản lý. Do tư nhân tự do phát. Do tư nhân tự do cạnh tranh. Ai muốn làm gì thì làm.

  Năm 2000 ở Việt Nam vô tuyến truyền hình là tài sản quốc gia hiếm hoi qúy báu hơn vàng bạc kim cương. Vô tuyến truyền hình là phương tiện truyền thông đại chúng độc quyền của nhà nước. Vô tuyến truyền hình là trí tuệ sáng tạo của cả quốc gia. Vô tuyền truyền hình là chọn lựa tinh hoa của đất nước.

  Nên nhớ là không có một đài vô tuyến truyền hình nào do tư nhân quản lý ở Việt Nam vào lúc này. Tất cả các đài vô tuyến đều nằm dưới quyền chỉ huy và lãnh đạo của bộ Văn Hoá và Đảng Cộng Sản .

  Thủ đô Hà Nội chỉ có bốn đài. VTV1, VTV2, VTV3 là 3 đài quốc gia. Ngoài ra còn có một đài gọi là đài Vô Tuyến Hà Nội. Chỉ có VTV1 là phát hình 24/24. Còn ba đài kia chỉ phát thanh vào những giờ cao điểm, sáng, trưa, chiều và tối.

  Nhiều tỉnh lớn trong nước chỉ phát hình được một hai đài mà không phải 24/24. Các tỉnh nhỏ thường không có truyền hình 24/24 mà chỉ phát hình vài giờ trong một ngày vào các giờ cao điểm, 6-7 giờ sáng, 11-2 giờ trưa, và 6-11 giờ đêm.

  Sau đây là chương trình truyền hình được dịch ra bằng Tiếng Anh trên một tờ báo Tiếng Anh gọi là Việt Nam News. The National English Language Daily:

  VTV1

  06:30: Film: The Maiden Wave (part 1)

  17:20: Film: The romance of the Three Kingdoms (China Part 22)

  18:20 English Bulletin (tin tức phục vụ khối khán giả nói tiếng Anh)

  21:15 Film: Agri (Japan-part 12)

  22:25 Music

  23:30 French News (tin tức phục vụ khán giả khối nói Tiếng Pháp)

  VTV2

  10:25 Japanese Lesson

  12:30 Wildlife World

  14:00 Scientific Film

  22:15 Wildlife World

  Những chương trình trên đài truyền hình Việt Nam thời 5% này (khả năng mua bán của người dân), phần lớn là các chương trình "ăn cắp" của ngoại quốc. Ngoài những chương trình phim bộ mấy chục tập do các hãng phim ngoại quốc xuất bản, những chương trình chiếu thường trực trên đài còn là những cuốn phim bóng đá từ các chương trình CNN của Mỹ. Những chương trình khoa học của PPS Mỹ, những chương trình du lịch vòng quanh thế giới của các hãng truyền hình Mỹ, Pháp.

  Ngồi theo dõi những chương trình chiếu trên đài vô tuyến, tôi đếm thấy 2/3 các chương trình chiếu cho dân Việt xem là do các hãng truyền hình hay các hãng phim ngoại quốc thực hiện. Dù có được phép chiếu hay không được phép chiếu thì cả mấy đài vô tuyến Quốc Gia Hà Nội đã chứng tỏ sự đi "vay mượn sáng tạo" của các chương trình truyền hình do các tư nhân ngoại quốc, nói theo ngôn ngữ lịch sự.

  Còn nói theo ngôn ngữ không lịch sự, thì đúng là "ăn cắp sáng tạo".  "Ăn cắp" chính thức hay không chính thức thì cũng là "ăn cắp". Làm thì không làm. Sáng tạo thì không sáng tạo. Chờ ai làm sẵn rồi mượn xài đỡ.

  Hiện tượng chỉ chiếu rặt những tin tức và chương trình do các hãng thông tấn ngoại quốc làm sẵn. Cũng như hiện tượng phát những bản tin bằng tiếng ngoại quốc để phục vụ một nhóm người ngoại quốc nhỏ đang đến sinh sống trên đất nước Việt Nam. Là những hiện tượng chứng tỏ những người quản lý cơ quan thông tin văn hóa Việt Nam đã phải nhờ vả vào những thế lực bên ngoài để nuôi nấng món ăn tinh thần cho những khán giả vô tuyến Việt Nam.

  Sự vọng ngoại qúa độ này của các chương trình ti vi hiện nay đã làm cho nhiều người la hoảng: "Vải vóc Trung Quốc, đường Thái Lan, thịt bò, trứng gà Trung Quốc vào Việt Nam qua con đường nhập lậu thì bị la lối, đòi có biện pháp ngăn chận để bảo vệ hàng nội địa; vậy sao phim ngoại như một dòng thác lũ ... mỗi ngày một công nhiên tràn lan màn ảnh ti vi xứ mình thì lại được cho qua". (83)

  Cả nước với hơn bảy mươi triệu dân. Đài truyền hình quốc gia có thể phục vụ biết bao nhiêu chương trình cho dân. Hà cớ gì lại dùng đài quốc gia đi phục vụ những ngoại kiều nói tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tàu. Những ngoại kiều này muốn biết tin tức thì học tiếng Việt để xem tin tức. Vì họ đến xứ Việt Nam mà.

  Nói vậy chứ các người ngoại quốc này không thiếu tin đâu. Họ có tiền mua báo, thuê Cable TV, vào Internet, mua radio,.... Họ không cần đến dịch vụ này của nhà nước Việt Nam.

  Nhưng chắc chắn là mấy chục triệu dân Việt Nam "xoá đói giảm nghèo" rất cần đến nguồn thông tin mở mang dân trí, các buổi hội luận xây dựng cộng đồng, giải toả áp lực cá nhân, các bài học giáo dục phổ thông giá trị, các bài bản giải trí gần gũi xoáy vào đời sống chung quanh họ.

  Trong Tuần Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, tác giả Mạnh Kim có một bài viết phê bình về Internet dù báo Tuổi Trẻ, tờ báo có số lượng tiêu thụ khá lớn hiện nay, vẫn chưa được nhà nước cho phát hành trên in tơ net.

  Tác giả Mạnh Kim đã nhìn vào những gì in tơ net "đã" đạt được để phê bình rằng:

"Internet đã đem lại ý tưởng rằng thế giới không biên giới đang hình thành và xoá mờ hàng rào cách biệt giữa các thành phần xã hội. Trong thực tế, khoảng cách định dạng bởi sự toàn cầu hoá bằng công cụ Internet đang ngày càng dãn rộng ra....

"Khái niệm về "nền dân chủ trực tuyến" do phó tổng thống Mỹ Al Gore đưa ra chỉ tồn tại trong... khái niệm. Hiện tại có hơn 80% dân số thế giới chưa từng biết tiếng reo điện thoại nghe như thế nào, chứ đừng nói "lướt trên web"....

Rồi tác giả "nước nghèo" này dạy dỗ cho "nước giàu" rằng:

"Muốn thay đổi điều này, một trong những giải pháp hữu hiệu - từng được nói tới nói lui trong vài năm qua - là nước giàu nên san sẻ cho nước nghèo bằng những hành động cụ thể, từ việc tuyên truyền về tiện ích của công cụ truyền thông cho đến hổ trợ phương tiện kỹ thuật cũng như tài chính...." (84)

Trong con mắt quan sát của tôi, khi tác giả "nước nghèo" Mạnh Kim bàn "giải pháp hữu hiệu cụ thể" trong việc "tuyên truyền về tiện ích của công cụ truyền thông" có nghĩa là "cho chúng tôi ít tiền" chúng tôi sẽ quảng cáo dùm tiện ích của in tơ net cho.

Tôi kết luận như vậy là vì trong những chuyến viễn du từ Lạng Sơn về đến Tây Ninh, tôi thấy khắp mọi ngả đường đất nước Việt Nam nở rộ hai loại bảng quảng cáo: Quảng Cáo phòng ngừa bệnh liệt kháng HIV và quảng cáo Đảng của ông Hồ Chí Minh.

Các bảng quảng cáo "Đảng" và "Bác" thì còn hiểu được là cần phải to và đẹp, nhưng lần đầu tiên nhìn thấy các bảng chống bệnh HIV vĩ đại khắp các quốc lộ, vào tận nông thôn làng xã Việt Nam thì tôi cứ thắc mắc: Quái. Việt Nam thiếu gì bệnh tật khác còn nặng hơn, như bị ngộ độc, suy dinh dưỡng, sốt xuất huyết, bệnh tâm thần, bệnh viêm gan, bệnh ghẻ da, sao không được tấm bảng nào. Mà sao đi đâu cũng thấy bảng cảnh cáo HIV là bệnh của dân ăn chơi, bệnh của dân chích choác, bệnh của dân đồng tính...

Sau này tôi mới biết: À thì ra nhờ tiền của các tổ chức nhân đạo quốc tế như tổ chức CARE giúp phòng ngừa chống bệnh Aid phân phát cho chút ít tiền giáo dục nên các ông Cộng Sản mang ra làm các tấm quảng cáo mầu sắc tô điểm thêm cho đẹp các ngả đường đất nước ấy mà.

Sau này tôi để ý, hễ có cơ quan quốc tế nào tặng cho Việt Nam chút tiền để giáo dục dân chúng về chiến dịch nào, thì lập tức một thời gian sau trên các ngả đường đất nước hay trong các chương trình vô tuyến có những tấm bảng quảng cáo to và đẹp nhất. Được đặt vào những vị thế chễm chệ nhất.

Sống ở Mỹ mấy chục năm tôi rất ít khi nghe các đài các báo Mỹ nhắc đến các cơ quan của Liên Hiệp Quốc. Ấy vậy mà về Việt Nam, báo chí, truyền hình Việt Nam thành khẩn loan tin hội Liên Hiệp Quốc nào vừa đến và vừa họp trong ngày qua tại Hà Nội và Sài Gòn. Nghe và đọc nhiều lần qúa làm tôi phải chú ý. Dân Việt Nam không giỏi tiếng Anh nhưng hằng ngày nghe những cái tên tắt như: UNESCO (Tổ Chức Khoa Học, Giáo Dục, Và Văn Hóa), WWFN (World Wide Fund for Nature), FAO (Tổ Chức Lương Nông), UNDP (United Nations Development Program), IMF (International Monetary Fund), WB (World Bank) WTO (World Trade Organization), WHO (Tổ Chức Ý Tế Thế Giới), WWF (World Wide Fund For Nature), ILO (International Labour Orgarniation) UEFA (Liên đoàn bóng đá quốc tế), IISS (The International Institute for Strategic Studies), UNICEF (Quỹ Cựu Trợ Trẻ Em Quốc Tế, Children Fund).

Cứ nghe ra rả các cơ quan ngoại quốc trên đây qua truyền hình, truyền thanh, và báo chí Việt Nam riết rồi quen thuộc cũng như nghe đến các tên tắt của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã bám trụ mấy chục năm nay vào hệ tai và mắt dân Việt Nam: UBND (Ủy Ban Nhân Dân), HĐND (Hội Đồng Nhân Dân), MTTQ (Mặt Trận Tổ Quốc), CA (Công An), LĐLĐ (Liên Đoàn Lao Động)....

Ví dụ nhờ vào quỹ SIDA của (chính phủ) Thụy Điển, Quỹ FAO, Quỹ UNFPA (UN Population Fund) của Liên Hiệp Quốc cấp cho được ít tiền, (85) thì là nhà nước mới có tiền cấp cho các đài truyền hình địa phương mở ra những chương trình thi đua trả lời các buổi học tập do Ủy Ban Dân Số và Kế Hoạch Hóa Gia Đình . Các chương trình như Sức Khoẻ và Sinh Sản mới được đài truyền hình VTV1, VTV2, VTV3 lập ra.

Ví dụ nhờ có tài trợ của hai tổ chức quốc tế CARE (Cooperative for Assistance and Relief Everywhere) và NOVIB (Netherlands Organisation for International Development Co-operation) mà Trung Tâm Tư Vấn mới phối hợp với Đài truyền hình TP. HCM thực hiện chương trình truyền hình "Chống Bạo Hành Với Phụ Nữ" trên HTV9. (86) Vậy là từ trước tới nay phụ nữ Việt Nam bị đánh đập, bị ăn hiếp, bị hãm hiếp tại gia coi như chưa bao giờ được ai tại Việt Nam chăm sóc. Nay nhờ các cơ quan quốc tế dư tiền phát cho chút "phân" (fund) nên những vấn đề của phụ nữ Việt Nam mới được mang ra ánh sáng truyền hình.

Nhờ có tiền của UNFPA cho, dân Việt Nam mới được xem những bài học về ngừa thai. Nhờ tiền của các chương trình giáo dục về hiểm hoạ HIV do quỹ Quốc Tế CARE cấp, dân Việt Nam mới biết về bao bọc cao su ngừa thai và phòng chống HIV.

Thử hỏi còn những hiểm họa như nạn bạo hành trong gia đình, hiện tượng nghiện bia rượu nhậu nhẹt bỏ bê gia đình, đi đôi với nạn ghiền đĩ điếm bia ôm của cánh đàn ông Việt Nam hiện nay;  thì vì không có cơ quan quốc tế nào cho tiền,  nên nhà nước Việt Nam không có chương trình nào hướng dẫn đàn ông Việt Nam trên đài truyền hình cả sao.

Có những điều không ổn trong hành trình tư duy của tác giả Mạnh Kim " trong đoạn trên. Cái nhìn của tác giả Mạnh Kim là cái nhìn của một đầu óc chỉ biết "nhìn lui" mà không biết "nhìn tới."

In tơ net mới xảy ra " "nước giàu". Ông phó tổng thống Mỹ Al Gore của "nước giàu" đã xài qua rồi mà còn biết nói là nó sẽ lan truyền "dân chủ trực tuyến" tùm lum cho mà xem. Ít ra ông phó tổng thống nước đế quốc này xài rồi và còn dự kiến chuyện tương lai của in tơ net. Còn không biết tác giả Mạnh Kim của "nước nghèo" này xài in tơ net được bao nhiêu mà lại kết luận chắc nịch là in tơ net không phát triễn đâu.

Cái tư duy không ổn thứ hai của tác giả "nước nghèo" Mạnh Kim là yêu cầu các "nước giàu" phải giúp các "nước nghèo" phát triển chuyện phát triển in tơ net này.

Không biết tác giả Mạnh Kim suy tư trên căn bản nào để tuyên bố là các "nước giàu" phải giúp "nước nghèo" vậy?

Có lẽ tác giả Mạnh Kim không sống  ở "nước giàu" nên không biết chăng. Chứ người nước nào thì cũng vậy thôi. người nước nào thì cũng là con người cũng tính toán kỹ và làm việc hết sức mình mới kiếm ra tiền của. Tôi giàu tôi có tiền có bạc thì cũng do công sức lao động làm ăn của tôi chứ đâu phải của tự nhiên trên trờii rơi xuống. Nước tôi giàu nước tôi mạnh thì do dân tôi làm việc cực nhọc mới ra ngày nay. Sao các ông không chịu khó làm ăn tích lũy tài sản cho giàu có lên. Sao chính quyền các ông không quản lý nước cho giỏi để cho dân các ông giàu lên. Biết bao nhiêu kẻ "nhà nghèo", nhờ làm ăn chăm chỉ, nên thành "nhà giàu". Biết bao nhiêu quốc gia đã từng là "nước nghèo". Rồi nhờ lãnh tụ giỏi giang làm việc có hiệu quả, nhờ dân chúng sáng suốt chịu làm ăn và chịu tích lũy. Sau họ thành "nước giàu".

Có cái trách nhiệm gì mà biểu tụi "nước giàu" móc đồng tiền làm bằng mồ hôi nước mắt, bằng thuế của chúng nó đóng, ra nuôi lại các ông vì các ông là "nước nghèo". Nước ông nghèo là chuyện của các ông. Trách nhiệm nào lạ lùng vậy. Bổn phận này " đâu ra thế nhỉ. Tại sao lại cái quy luật là một "người giàu" làm ăn cật lực lao động tối đa kiếm tiền chết bỏ, nên đi giúp một "người nghèo" không làm ăn, không chính sách, không lao động, không sáng chế, chỉ ngồi không, mong người khác giúp đỡ!

Từ 1975 cho đến nay, chính quyền Việt Nam không đẻ ra được một chính sách nào đỡ giúp dân Việt Nam thăng tiến nhanh lẹ cùng thế giới. Hai mươi lăm năm không phải là một thời gian ngắn. Nếu có một chính sách hữu hiệu, chắc chắn hiệu quả sẽ đạt được năng suất cao. Tiếc thay những người đàn ông lãnh đạo Việt Nam đã tỏ ra bất tài trong việc lãnh đạo quốc gia này.

Năm 1989, khi đế quốc Cọng Sản Âu Châu sụp đổ, nhà nước Cọng Sản Việt Nam đã cho áp dụng chính sách Một Cửa. Nghĩa là họ cho dân chúng buôn bán cởi mở hơn. Chỉ một thoáng mười năm sau ngày một cửa, kết qủa là thành phố Hà Nội vào năm 1985 xe gắn máy chỉ đếm trên đầu ngón tay, mà năm 1999 thì đường phố Hà Nội chật ních xe gắn máy.

Có thẻ nói sự phát đạt này không phải do chính quyền mang đến cho người dân. Mà do dân Việt Nam tự cứu lấy dân Việt Nam.

Cứ nhìn vào mười năm sau ngày đổi mới, 1989-1999, thì sẽ thấy những thành qủa về kinh tế tại Việt Nam là do mỗI gia đình dân Việt xoay xở và tự tạo ra. Họ tự xây sửa nhà cửa của họ cho làng xóm phố xá Việt Nam trông tiến bộ hơn. Họ tự kiếm tiền mua gạo thịt cho bữa cơm gia đình Việt Nam no đủ hơn. Họ tự mua sắm áo quần ăn mặc cho xinh đẹp gọn gàng hơn để sánh vai cùng thế giới

Trong khi đó cứ nhìn vào những trang tố tham nhũng, hối lộ, và sập tiệm của các công ty quốc doanh của nhà nước Cọng Sản Hà Nôi năm 1999 mà xem. Ở Hà Nội vào tháng 12, 1999, mỗi ngày tôi mua trên mười tờ báo, thì ít nhất là có chín tờ kể tội một cơ quan chính quyền này hay một công ty quốc doanh nọ đang làm ăn thua lỗ, hoặc đang bị truy tố về tội cướp lận của công làm của riêng.

Gần hai năm nay toà án " Sài Gòn đang truy tố một vụ án gọi là vụ Minh Phụng. Vụ này xử hai công ty quốc doanh Minh Phụng và Epco đã cấu kết vớI hệ thống công an Sài Gòn và Hà Nội lấy mất bao nhiêu là tiền của nhà nước. Điểm đáng chú ý của vụ này là món tiền những đảng viên Cọng Sản lạm dụng quyền thế để vơ vét cho mình đến hơn hai trăm tám chục triệu đô la. Đây là một món tiền qúa khổng lồ trong một xã hội mà người dân hiện có lợi tức trung bình hàng năm chỉ gần bốn trăm đô la.

Sự lạm dụng quyền thế và sự bất tài của chính quyền Cọng Sản mới đưa đến thảm cảnh là trong suốt thời gian nước nhà nghèo đói mà họ không làm gì cả. Họ chỉ biết một cửa để cho người dân Việt Nam tự cứu lấy đất nước Việt Nam trong suốt thi gian qua.

Cho nên khi các cơ quan tài chánh quốc tế cúp tài trợ vào năm 1997, nền kinh tế Việt Nam đã bị chững lại. Bởi vì khi các cơ quan tài chánh quốc tế này làm một màn kiểm điểm lại các thành quả mà các cơ quan chính phủ Việt Nam đã thu hoạch được trong suốt 10 năm 1989-1999 thì họ đã thấy sự thất bại to lớn. Các cơ quan như Ngân Hàng Thế Giới (WB) Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) đã đình chỉ mọi chương trình viện trợ lý do Việt Nam không làm đúng như lời cam kết là sẽ đẩy mạnh các chương trình tư nhân hóa, cắt giảm các xí nghiệp quốc doanh thua lỗ, sử đổi cơ cấu tài chánh và ngân hàng để tạo điều kiện phát trin kinh tế. Nếu không mọi ngân khoản viện trợ đều trở thành vô nghĩa vì chỉ được dùng vào việc trợ cấp kéo dài đời sống thừa thãi, vô ích của các xí nghiệp quốc doanh. Các món tiền được các cơ quan quốc tế viện trợ cho Việt Nam trong suốt mười năm qua đã bay vèo đi cả, mà thành quả kinh tế thì không có những báo cáo thăng tiến. Và vì vậy các chương trình tài trợ của các cơ quan quốc tế cho Việt Nam đã bị đình hoãn.

Người dân Việt Nam bấy lâu nay sống nhờ chính vào nguồn tài trợ của các thân nhân " hải ngoại".

Tôi ra Hà Nội thì nghe khoe là nhà đó sống sướng vì có bà con thân nhân " bên Tiệp bên Ba Lan gửi tiền về giúp. Về Sài Gòn thì nghe là " Sài Gòn cứ ba gia đình thì có một gia đình " Mỹ. Nên ở Sài Gòn ai cũng mua được một chiếc xe gắn máy trị giá khỏang hai nghìn cho đến năm nghìn đô la hiện nay.

  Chứ như lương của một giáo sư đại học vào năm 1999 chỉ tương đương khỏang tám mươi đô la một tháng. Lương nhân công tiệm giày Nike tại Sài Gòn chỉ khỏang năm mươi đô la một tháng. Với mức lương thu nhập hàng tháng thế này tiền đâu mà người dân Hà Nội và người dân Sài Gòn để dành nổi mà sắm xe gắn máy.

  Đã có rất nhiều người Việt Hải Ngoại than phiền là họ phải giúp gia đình họ hàng bà con còn " Việt Nam không biết bao nhiêu cho đủ. Thấy người trong nước đói khổ không giúp thì không đành lòng. Mà giúp hoài thì cũng mệt mỏi. người trong nước không được ra khỏi nước nên cứ tưởng hễ ai đi Mỹ là có tiền nhiều nên cứ gửi thư xin tiền. Xin tiền cho con học may. Xin tiền để sửa nhà dột. Xin tiền mua thuốc. Xin tiền xây mộ cha mẹ. Toàn là những thứ xin xỏ mà người nghe có chút lòng trắc ẩn hoặc cảm thấy có bổn phận không thể quay lơ đi được. Sự trông chờ bà con thân nhân " ngoại quốc gửi tiền về giúp đã xảy ra 25 năm nay, kể từ ngày Đảng Cọng Sản thu tóm đất nước.

  Một sự nhờ vả "hướng ngoại" kiểu này phản ảnh tinh thần mong chờ " những luồng ngoại thay đổi xảy đến cho đi sống của mình. Còn chính cả nước Việt Nam từ chính phủ cho đến nhân dân thì không đặt câu hỏi là tại sao tự mình không giải quyết nổi những vấn đề của mình trong một phần tư thế kỷ đã trôi qua.

  ISO 9001. Cái mác dán lên sau gáy hàng hóa trở thành như một lá bùa mà Hệ Thống Quản Trị Chất Lượng Quốc Tế ban cho. Về Việt Nam tôi dở tờ báo hàng ngày ra và kinh ngạc thấy nguyên trang báo chia vui rực rỡ cho những công ty nào vừa đạt được cái nhãn ISO 9001. Sự vọng ngoại thiệt là tội nghiệp. Hàng được ngoại quốc phát cho một sự chấp thuận thì bèn ăn mừng. Chớ tại sao không tự mình sản xuất hàng thật, hàng tốt, đạt tiêu chuẩn từ bắt đầu đi.  Ở Mỹ tôi thấy tất cả mọi hàng sản xuất tại đây đều tự động có cái tít điện tử ISO 9001 này bao lâu nay. Và chả bao giờ tôi thấy ai ăn mừng vì được cái nhãn này cả.

 Một thí dụ văn hóa hướng ngoại khác, phản ánh trong vấn đề tìm địa chỉ nhà của người Việt Nam.

  Người Việt Nam hình như không bao giờ dùng bản đồ để tìm địa chỉ khi đi đến một thành phố lạ. Người Sài Gòn ra Hà Nội, người Hà Nội vào Sài Gòn, chỉ nghĩ đến chuyện hỏi thăm người khác để người ta chỉ đường cho.

  Một nền văn hóa hướng nội sẽ tìm cách tự mình đi tìm lấy, tìm cách in bản đồ chỉ đường để tự khách du lịch tìm lấy. Một nền văn hóa hướng ngoại sẽ giải quyết bằng cách: đến dó hỏi thăm người địa phương, không in bản đồ và để du khách nương nhờ vào lòng tử tế của kẻ lạ.

  Cái tư duy "vọng ra ngoài", là luôn luôn tìm cách kêu cứu từ bên ngoài. Mà không nhìn lại chính mình, hoặc thay đổi từ chính mình. Có phải là một nét văn hóa Việt Nam chăng?

  Trong những sinh hoạt văn hóa của xã hội này có nhiều dấu vết ngưỡng mộ ngoại nhân lên trên trang thờ. "Văn Miếu Quốc Tử Giám Nơi Lưu Giữ Sức Sống Văn Hóa Ngàn Năm Sau" thờ mấy ông Trung Quốc như các ông Chu Công, ông Khổng Tử, ông Nhan Tử, ông Tăng Tử, ông Tử Tư, ông Mạnh Tử, và 72 học trò của ông Khổng Tử." (87)

  Trung tâm thủ đô Hà Nội thờ ông thần Lenin " ngay công viên.

  Đạo phật thì thờ ông Thích Ca người -Ấn Độ.

  Đạo công giáo thì thờ ông Jesus người Do Thái.

  Văn hóa vọng ngoại ảnh hưởng trên việc uốn nắn những đứa trẻ.

  Nó khởi đi từ một nền văn hóa đào tạo những đứa bé Việt Nam rất tùy thuộc vào những điều kiện và những cá nhân bên ngoài.

  Môi trường học đường " Việt Nam cũng rất có tính cách áp chế. Môi trường học đường " Việt Nam bắt đứa bé "trả bài" nhiều hơn là khuyến khích sáng tạo và thực hành. Môi trường học đường " Việt Nam có những môn đức dục công dân, uốn nắn đứa trẻ "nghe theo" lời ai dạy, hơn là tạo môi trường cho đứa bé rèn luyện sự phát triển độc lập tư duy và độc lập hành xử trong đời sống. Lấy ví dụ trong chương trình học " Việt Nam, không bao giờ có môn suy luận và phán đoán (critical thinking) để giúp trẻ em trau dồi khả năng ứng xử một mình trước những hoàn cảnh nan giải.

  Nền giáo dục Việt Nam đã tạo ra những học sinh, những cá nhân quen nhận lệnh và luật từ tha nhân bên ngoài. Sự thiếu khuyến khích phát triển con người cá nhân đã khiến xã hội này tạo ra những con người chỉ quen chờ đợi những áp đảo từ xã hội và tha nhân xảy đến cho mình. Thay vì tự khích động mình tìm kiếm một thái độ ứng xử và giải quyết những hoàn cảnh đang xảy đến.

  Sau đây là chương trình học về Đạo Đức của các em học sinh lớp năm được giảng dạy dưới chế độ Cọng Sản trong suốt một niên học. (88)

  Mục Lục

  Bài 1: Thật thà trong học tập và lao động

  Bài 2: Giúp đỡ nhau trong học tập và lao động

  Baì 3: Kính mến và biết ơn thầy giáo, cô gíao cũ

  Bài 4: Biết chia xẻ buồn vui cùng bạn

  Bài 5: Làm vui lòng ông bà, cha mẹ

  Bài 6: Kính trọng người già cả

  Bài 7: Yêu thương nâng đỡ em nhỏ

  Bài 8: An ủi, giúp đỡ những người không may

   Bài 9: Giúp đỡ các chú công an làm nhiệm vụ  

   Bài 10: Đoàn kết với các dân tộc anh em

  Bài 11: Đoàn kết với các thiếu nhi quốc tế

   Bài 12: Lịch sự với khách nước ngoài

  Bài 13: Biết ơn các thương binh liệt sĩ

   Bài 14: Kính trọng các danh nhân

   Bài 15: Nhớ ơn bác Hồ

Cứ nhìn 15 đức tính được dùng làm tiêu chuẩn rèn luyện một đứa bé Việt Nam trên đây thì đã thấy tất cả mọi đức tính được dạy cho các em đều là những đức tính phục vụ tha nhân. Không có một đức tính nào gọi là đức tính phục vụ bản thân của chính các em.

  Bản chất của những đức tính trên đều tốt. Điều tôi muốn nêu lên đây là chỉ trong một mục lục nhỏ của một môn giáo dục, nền văn hóa này đã phản ảnh sự chú trọng đến việc phục vụ tha nhân trước khi phục vụ bản thân. Sự hướng ngoại này đã dẫn đưa đến tư duy hướng ngoại của các cá nhân này khi họ trưởng thành.

  Bàn về việc giáo dục trẻ em Việt Nam, một cốt lõi khác của việc răn dạy của cha mẹ lên con cái đã tiềm tàng trong câu nói: "Không thầy đố mầy làm nên". Một sự "dựa lưng" ép buộc kiểu này sẽ là thứ xương sống tạo nên tâm lý, học cái gì thì học, làm cái gì thì làm, phải có thầy, phải nhờ người khác, mới mong đạt được hiệu quả tối đa. Sự nhờ vả vào "thế lực bên ngoài" đã được cấy vào trong đầu các cá nhân từ thuở nhỏ.

  Dĩ nhiên là "có thầy" là chuyện đương nhiên. Ở đời phần lớn ai cũng cần tầm sư học nghề hay học đạo. Nhưng ép o là phải có thầy thì mới làm nên việc thì có phần dìm chìm sự tự quyết, khả năng, và ý chí của cá nhân qúa. Có thầy mới làm được là chuyện thường tình. Nhưng không thầy mà làm được thì mới là tài năng vượt đời thường. Đáng lẽ phải khuyến khích ngợi ca mô thức khai phá này. Hoặc phải để cạnh mô thức "có thầy" kia. Đằng này đã không khuyến khích cá nhân tìm tòi, khám phá, tự bươn chải, tự làm lấy; mà nền văn hóa này lại còn đánh phủ đầu bằng một ý tưởng hằn học, thiếu khích lệ "đố mầy làm nên".

  Tất cả những "thế lực bên ngoài", gia đình, xã hội, quốc gia, mà nền văn hóa Việt Nam dạy dỗ trẻ con phục vụ đều là tốt. Chỉ có một điều là nền văn hóa này đã không để ý gì đến chính cá nhân đó.

  Văn hóa Việt Nam có khuynh hướng bỏ lơ sự chăm sóc của chính mỗi cá nhân. Một đứa trẻ Việt Nam lớn lên trong nền văn hóa này được học hỏi những điều răn làm sao để sống với người khác, để phục vụ người khác. Trong khi chính chúng thì không học hỏi được những lời dạy bảo về những kỷ năng để giúp cho mỗi cá nhân có được một số vốn giải quyết và hướng dẫn cho con người của chính mình.

  Trong nền văn hóa này những giá trị về làm vừa lòng tha nhân như thương người, giúp đỡ người khác, hiếu thảo với cha mẹ, trung thành với tổ quốc, tình nghĩa với vợ chồng,.... được đánh giá cao. Nhưng những giá trị phát triển cá nhân như tự tin, tự quyết, tự trọng, tự kỷ luật, tự phục vụ, tự bảo vệ mình.... thì gần như không được nhắc đến.

  Hậu quả của một nền giáo dục như vậy thì sẽ tạo ra những con người luôn luôn ngưỡng vọng ra một thế giới xã hội bên ngoài để tìm kiếm một sự chỉ đạo. Tâm tư hướng ngoại đã bị điêu khắc từ thuở bé sẽ trở thành một giá trị hướng đạo thiết yếu trên đời sống tâm lý của các cá nhân này khi họ trưởng thành.

  Trong gia đình, đứa trẻ Việt Nam không bao giờ được một phòng riêng. Những đứa trẻ này lớn lên trong một hoàn cảnh phải tuỳ thuộc vào khoảng không gian co giãn của người lớn.

  Đứa bé không có một phòng riêng, sẽ mất đi nhiều cơ hội để rèn luyện sự đối phó và tổ chức đời sống của nó một cách độc lập.

  Thiếu một phòng riêng trong gia đình để trẻ có thể học tập sự tổ chức một mình. Cọng với sự không tạo cơ hội thể dục khả năng ứng xử một mình trong suốt 20 năm đầu của đứa trẻ Việt Nam đã khiến cho các trẻ em Việt Nam không học hỏi được năng khiếu tự lập, tự quyết. Điều này khiến cho những đứa trẻ này lớn lên thành những công dân vẫn hay trông chờ những sự bảo bọc, che chở, giải quyết, từ những lực bên ngoài như một thói quen đã học tập từ môi trường gia đình Việt Nam.

  Gia đình Việt Nam rất ít khuyến khích con cái phát triển cá tính độc lập. Con cái thường sống hoàn toàn tuỳ thuộc vào bố mẹ. Cha mẹ Việt Nam chăm lo cho các con rất tận tụy. Chính vì sự hy sinh lớn lao của những cha mẹ Việt Nam mà những người con Việt Nam trở thành một thứ "con người xã hội" khập khiễng.

Gia đình đóng vai trò quan trọng nhất trong tiến trình trưởng thành hóa đứa bé Việt Nam. Thứ nhất, gia đình vốn dĩ là một trung tâm quan trọng uốn nắn những cá nhân thành người " bất cứ trong nền văn hóa nào trên thế giới. Thứ hai, gia đình là một trung tâm giáo dục mạnh nhất " Việt Nam. Tại Việt Nam, vai trò làm con là vai trò quan trọng nhất của một cá nhân và nó bám lấy các cá nhân trong xã hội này cho đến suốt đi.

  Người Việt Nam sống với cha mẹ nhiều và lâu nhất. Con cái sống với cha mẹ cho đến khi tốt nghiệp đại học là chuyện thường. Khi lập gia đình rồi con cái vẫn còn sống chung với gia đình. Cả đến lúc họ có con cái, họ vẫn sống chung với gia đình. Ba thế hệ sống chung trong một nhà là chuyện thông thường xảy ra tại Việt Nam.

  Điều này nói lên vai trò cha mẹ rất ảnh hưởng trên con cái Việt Nam.

  Cha mẹ Việt Nam áp đảo con cái qúa độ. Lúc con cái nhỏ, cha mẹ Việt Nam dùng quyền cha mẹ để bắt đứa bé phải vâng lời tối đa. Đứa con Việt Nam không bao giờ được đặt câu hỏi mà được dạy cho rằng hễ người lớn nói gì thì phải "thưa vâng, gọi dạ". Lối giáo dục này không tạo cho đứa bé một tinh thần suy nghĩ độc lập. Điều này có thể gây nguy hại cho đứa bé lúc trưởng thành cũng sẽ không tự mình phát triển được một thói quen suy nghĩ và hành xử một cách độc lập.

  Khi những đứa nhỏ Việt Nam lớn lên thì lại bị một cái vòng nguyệt quế "chữ hiếu" đánh phủ đầu. Vì chữ hiếu nên các bậc con cái tuy đã trưởng thành nhưng lại cũng phải theo hầu hạ những yêu cầu hay nhu cầu của cha mẹ. Gặp phải cha mẹ hiểu biết thì không đến nỗi nào, gặp phải cha mẹ không hiểu biết, cứ dùng cái uy quyền cha mẹ mà tước đoạt hoặc xâm lấn vào các mối giao tiếp xã hội như lập gia đình, công việc làm ăn, của con cái. Thì có phải là có thể tạo nên một xã hội Việt Nam gồm nhiều "thằng nhỏ Việt Nam" hơn là những người lớn Việt Nam không?

  Hiện tượng "thằng nhỏ Việt Nam" chính là hiện tượng những người lớn Việt Nam thiếu tự tin, hướng ngoại, dễ thù giận yêu ghét như một đứa con nít. Đây là một thứ gia tài văn hóa phát sinh ra bởi những người cha mẹ áp đảo đứa bé qúa mức như xã hội Việt Nam. Cái gia tài này đào tạo lên những người đàn ông Việt Nam dù đã trưởng thành những vẫn tìm kiếm những nguồn năng lực từ bên ngoài để hướng vào đấy như những nguồn sống hướng dẫn tất cả mọi chuyện xảy ra trong đi họ.

  Tiểu thuyết gia James Webb là một người lính Mỹ đã từng tham chiến tại Việt Nam, sau này làm lên đến chức Bộ Trưởng Hải Quân Mỹ, nhân ngày kỷ niệm 25 năm Cộng Sản chiếm Miền Nam Việt Nam, đã có một nhận xét sau đây về con người Việt Nam hướng ngoại. Sự hướng ngoại thể hiện ngay cả trong việc đổ lỗi lên những yếu tố bên ngoài trong bất kỳ một sự việc nào :

  "Việt Nam sẽ không bao giờ trưởng thành như một quốc gia nếu nhà cầm quyền cứ dấn mình vào các cuộc đổ tội. Một phần tư thế kỷ qua, chính phủ Cọng Sản Việt Nam tiếp tục đổ tội thiếu tiến bộ kinh tế, (đổ tội) bọn phá hoại hải ngoại, và (đổ tội) hậu qủa chiến tranh. ..... Chính phủ Cọng Sản Việt Nam có thể lý luận rằng họ hồi phục chậm là vì Mỹ cấm vận, nhưng vật cản trở lớn nhất rõ ràng là từ bên trong. Sau khi cấm vận nhấc lên 6 năm trước, nhiều hãng quốc tế đổ xô vào Việt Nam. Hầu hết chẳng bao lâu phải bỏ chạy, kinh hoảng vì tham nhũng, hành chính thư lại, và các luật hợp đồng không áp dụng... (89)

Nhà cầm quyền Việt Nam là ai. Là những người đàn ông Việt Nam "còi" không bao giờ có thể trưởng thành. Họ là những "thằng nhỏ Việt Nam" đã bị các ông bố các bà mẹ Việt Nam tước đọat những quyền lợi của trẻ thơ và áp đặt qúa nhiều quyền cha mẹ lên trên con cái từ lúc còn tấm bé. Nên khi lớn lên, họ sinh họat theo thói quen là nhìn vào những "lực sống" từ bên ngoài để nương tựa và nhận mệnh lệnh . Ngay cả việc đổ tội, họ cũng hướng ngoại để đổ tội. Họ không biết phải phân tích cái tôi tội lỗi từ bên trong mình như thế nào. Họ không biết phải bắt đầu từ phần lý do nội tại đâu và phải thay đổi cái lỗi nội tại bằng cách nào. Vì họ đã chẳng bao giờ được cha mẹ và nền giáo dục xứ sở họ chuẩn bị cho họ một nền móng vững chắc về con người nội tại của họ.

Những "thằng nhỏ Việt Nam" không trưởng thành này là một trong những lý do làm cho đất nước này trì trệ mãi từ trăm nghìn năm nay chăng ? Vì chính những "thằng nhỏ Việt Nam" là những người đàn ông độc quyền giai cấp cai trị Việt Nam từ sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng từ đó đến nay .

Nhìn vào những sự kiện trên đây chúng ta thấy sự "dựa lưng" của con người Việt Nam vào những "thế lực ngoại" khá rõ.

Những sự kiện trên cho chúng ta thấy cách giải quyết vấn đề của người Việt Nam là "dùng" và "nhờ" những "lực ngoại". Mà không tỏ ra có những giải pháp "nội lực" nào đưa đến những hiệu qủa đáng khích lệ.

Đây chính là điểm mấu chốt mà "nước nghèo" Việt Nam phải tìm ra những cách tháo gỡ.

Mọi giải quyết phải là tự giải quyết lấy những vấn đề nội tại. Nước nghèo thì tại sao nghèo. Giải quyết như thế nào từ trong ngôi nhà của mình. Giải quyết như thế nào từ ngay trong vị thế của mình. Giải quyết bằng một sự nhìn vào chính mình và can đảm nhìn nhận những khuyết điểm và yếu kém của mình để tự sửa chửa lấy.

Một sự tự cứu nguy bằng những kiểm điểm và thay đổi những yếu tố nội tại sẽ thiết lập được một sự cường thịnh tự lực bền vững hơn là mong chờ những thế lực bên ngoài thay đổi giùm mình.

  

Chú Thích:

83. "Cơn Lũ Phim Ngoại Trên Màn Ảnh Nhỏ", Tô Hoàng, Văn Nghệ Quân Đội, Số 46, ra ngày 5.11.1999

84. Tuổi Trẻ Chủ Nhật, Cơ Quan của Đoàn Thanh Niên Cộïng Sản Hồ Chí Minh, Thành Phố Hồ Chí Minh. Số 43-99 (829) Năm thứ 17. Từ ngày 31-10 đến 6-11-1999.

 85. "Qũy Tình Thương Cho Phụ Nữ Nghèo", Vũ Châu Giang, Hà Nội Mới, số 11077, năm 42, 7-12-1999, trang 3.

86. Báo Tuổi Trẻ, số 144/99, 9-12-1999, trang 5.

87. Anh Chi, Báo Hà Nội Ngày Nay, số 66, tháng 10, 1999. Trang 8.

88. Đỗ Quang Lưu , Nguyên Ngọc Nhị. Bài Tập Đạo Đức, Lớp Năm, Bộ Gíao Dục Và Đào Tạo, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, tái bản lần thứ chín, 1998. Trang 28.

89. "Vietnam will never mature as a nation if its leaders continue to steep themselves in victimology. A quater century on, the Vietnamese government continues to blame its lack of economic progress on obstreperous outsiders and the destruction of the war. This conveniently ignores the reality that Germany, Japan, and South Korea all suffered far worse destruction in wars and yet moved forward quite nicely in the years following war's end. The Vietnamese government may argue that its recovery was slowed by the U.S. trade embargo, but its greatest problem is clearly from within. After the embargo was lifted six years ago, numerous international business flocked to Vietnam. Most soon left, chilled by evidence of corruption, bureaucratic stagnation and unenforceable contract laws..." History Proves Vietnam Victors Wrong, Wall Treet Journal, 28.4.2000.)

Lê Thị Huệ 

© 2006 gio-o

đọc thêm về VHTT tại đây

 



Trong một chuyến khảo sát ở miền Thượng Du Bắc Việt năm 2000
tác giả ngỏ ý muốn xin bé gái Sapa làm con nuôi, khi biết bé đã mất mẹ.
Nhưng người đàn ông này đã từ chối, nói với tôi rằng phong tục của làng không cho phép ông làm điều ấy. (lth)