Lê Thị Huệ

VĂN HOÁ TRÌ TRỆ
NHÌN TỪ HÀ NỘI ĐẦU THẾ KỶ 21
 

3 - Nhà  Nước  Quản  Lý.

Dưới chế độ Cọng Sản tại Việt Nam hiện nay nhà nước là vua. Nhà nước là thượng đế. Nhà nước là thần là thánh. Nhà nước là cha là mẹ. Nhà nước là chủ nhiệm kiêm chủ bút báo. Nhà nước là chủ đài truyền hình. Nhà nước chủ công ty sản xuất băng nhạc cho toàn cả nước. Nhà nước chủ Internet. Nhà nước chủ hãng xe liên doanh Toyota với Nhật Bản. Nhà nước chủ hội nhà văn nhà báo. Nhà nước tổ chức thi Hoa Hậu Việt Nam Lần Thứ Nhất. Nhà nước chủ tất cả các trường học trên cả nước. Nhà nước chủ tất cả hãng phim. Nhà nước chủ tất cả các rạp hát. Nhà nước chủ các khách sạn lớn, đẹp, sang,  và to nhất trong tất cả tỉnh trên toàn cả nước. Nhà nước mở bài học dạy cho trẻ em phải biết nhường nhịn. Hm, những trẻ em học bài học nhường nhịn này lớn lên chỉ biết nhường nhịn khi thấy ông nhà nước ăn hiếp tước đoạt tất cả mọi quyền hành của mình. Nhà nước kêu họp làng họp xóm để học tập giúp đỡ trẻ em đói khát ngheò khổ. Trời ơi, dân còn chưa đủ ăn làm sao mà còn biểu dân phụ dùm nhà nước thực thi chính sách "Xoá Đói Giảm Nghèo". Dân Việt Nam khổ qúa. Dân Việt Nam bị bóc lột lòi xương trơ xương sườn ra. Ông nhà nước nắm hết mọi thứ nhưng ôm mọi chuyện mà làm không xong thì lại kêu dân lo cho dân dùm. Sao tội nghiệp người dân Việt Nam qúa!

Khẩu hiệu cai trị của chế độ: Đảng Lãnh Đạo, Nhân Dân Làm Chủ, Nhà Nước Quản Lý. Các nhà nghiên cứu đã "giải mã". khẩu hiệu trên có nghĩa là, nhân dân làm chủ tập thể có nghĩa là không ai làm chủ hết, và mọi người đều trở thành công cụ sản xuất dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà Nước. 

Trên tờ báo Nhân Dân, tờ nhật báo chính thức của Đảng Cộng Sản Việt Nam, có ghi khẩu hiệu ngay duới tên báo: "Cơ Quan Trung Ương của Đảng Cọng Sản Việt Nam. Tiếng Nói của Đảng, Nhà Nước và Nhân Dân Việt Nam"..  Trên thực tế làm sao một tờ báo lại có thể là tiếng nói của cả ba thực thể một lúc, khi mà người dân thường lại không có quyền ra báọ  Như thế chỉ có thể giải thích là Đảng và nhà nước nói hộ luôn cho nhân dân cho tiện. Thế nhưng Đảng đâu có được dân chúng bầu cử trực tiếp và công khai. Làm sao Đảng lại có thể đại diện cho dân được.

Nhân dân được nói là làm chủ đất nước, nhưng đất đai lại do Nhà Nước quản lý và Đảng sở hữu

Người dân không có quyền sở hữu đất, nếu muốn có đất cắm dùi 20 thước vuông phải làm giấy xin phép có quyền xử dụng đất, và dĩ nhiên phải đóng nhiều thứ thuế, lệ phí và tiền  "trà nước"  cho Nhà Nước, Đảng , và cán bộ, công nhân viên Nhà Nước.

Trong khi đó, các vụ tham nhũng được mang ra xử như vụ Tanimex, vụ Epco- Minh Phụng năm 1999 đều dính dáng đến các sụ chuyển nhượng cả hàng trăm mẫu đất đai, nhà cửa, ơ những nơi đất giá nhất. Chỉ cần so sánh số tiền tham nhũng liên hệ trong vụ Epco, Minh Phụng lên đến khoảng 280 triệu Mỹ Kim! Trong khi một người dân thường có thể sống qua ngày với lợi tức 1 Mỹ Kim/1 ngày. Số tiền này có thể nuôi được 280.000.000/365 ngày = 763,123 người dân trong một năm! Tôi không rõ ngân sách "xóa đói giảm nghèo"  của cả nước là bao nhiêu, nhưng chắc chắn số tiền tham nhũng trên cũng đủ nói lên một mức độ tham nhũng như thế nào 

Cứ quan sát những bài viết trên những tờ báo, những mẫu tin trên đài truyền hình, sẽ thấy Đảng Cọng Sản trở thành như một thứ tôn giáo tại thế. Và mọi người trong hệ thống của xã hội này đang niệm thần chú cầu cho Đảng và Bác sống mãi mãi muôn đời. 

Nghe những chương trình trên đài, đọc những bài báo của các tờ báo phát hành của xã hội Việt Nam hiện nay thì chỉ nghe những ước vọng, những niềm tin, những tường trình tốt của Đảng và nhà nước Cọng Sản Việt Nam kể từ ngày họ chiếm chính quyền Việt Nam. 

Trong những chương trình trên đài và trên báo này vẫn có những bài phân tích sự thất bại để khắc phục và tiến bộ lập đi lập lại gần nửa thế kỷ nay. Nhưng không có phần thảo luận và trình bày ý kiến cá nhân có tính cách đối lập. Vẫn có cảnh chiếu lại những thực tế đời thường và đặt vấn đề cần thay đổi đến từ đâu, nhưng có thể 20 năm nữa mới thi hành được.

Sự độc quyền của Đảng Cọng Sản nắm giữ tất cả mọi sinh hoạt của quốc gia  đã biến quốc gia này đang thờ lạy Đảng Cọng Sản và ông Bác Hồ Chí Minh một cách mù quáng.  Mọi kẻ ở trong hệ thống này chỉ biết tin, lạy, mong, và hy vọng vào Đảng Cọng Sản lèo lái đất nước này. Sự phán đóan của lý trí phải nhường chỗ cho niềm tin. Thành qủa của sự việc phải quy phục theo tiêu chuẩn chỉ đạo của Đảng. Thành công của dự án phải duyệt qua hàng rào phục vụ Đảng. Thất bại của kế hoạch vẫn được nuôi dưỡng vì danh dự của Đảng. 

Kể từ thời xa xưa, từ lúc còn các chế độ quân chủ cho đến nay, không phải chỉ riêng ở Việt Nam mà hầu như tại Á Châu, người dân đã nhường qúa nhiều quyền hành cho những kẻ nắm giữ các chức vụ chính trị. 

Quan niệm chính quyền do thiên mệnh phát xuất từ Trung Quốc đã để lại trong các xã hội Á Đông một mẫu tâm lý thần phục qúa độ của người dân đối với những người làm chính trị 

Các xã hội Á Đông thường dành cho người làm việc công những thế lực tuyệt đối tại thế. Các xã hội này thường chỉ phân chia ra hai giai cấp. Giai cấp có quyền và giai cấp không có quyền. Người có quyền thì thường được hưởng những ưu đãi cả vật chất lẫn tinh thần. Cán bộ hay sĩ quan thì có xe hơi có tài xế của nhà nước cấp. Chức vụ xã trưởng, quận trưởng, chủ tịch.... được mọi người trọng vo.ng.  Người dân trong các xã hội Á Đông gần như phải lép vế, phải tuân theo giai cấp nắm quyền. Các cuộc bỏ phiếu thường về tay những kẻ đang nắm quyền.

Những thay đổi chính trị nếu có thì thường xảy ra rất chậm. Và đó thường là những chuyển nhượng từ thế lực này sang thế lực khác. Chứ người dân thì vẫn không tiếp thu thêm được những thay đổi lớn lao nào về những bổng lộc hay quyền lợi cho họ. Tổng thống dân cử Marcos độc tài cai trị hai thập niên tại Phi Luật Tân 1960 - 1970. Và rồi người dân Phi Luật Tân đã làm những cuộc xuống đường rầm rộ vào đầu thập niên 1980 để lật đổ chế độ độc tài  này. Thế nhưng sau khi tổng thống Marcos xuống chức, từ  đó cho đến năm 2000, đời sống của dân Phi Luật Tân cũng chẳng được thay đổi là bao. Phi Luật Tân vẫn là một trong những nước nghèo của Châu Á.

Nếu có một sự khác biệt căn bản giữa xã hội Hoa Kỳ và một  xã hội Á Châu cổ truyền như Việt Nam, theo tôi, đó là thái độ của người dân đối với giai cấp nắm quyền.

 Tại Hoa Kỳ, thái độ của người dân đối với những người làm chính trị, là họ coi những người này theo ngành nghiệp chủ . Nghiệp chủ là một loại nghề nghiệp nằm trong sáu nhóm nghề được phân chia dựa theo lọai công việc và môi trường làm việc của công nhân. Sáu nhóm nghề này gồm có: Thực tế (Realistic), Nghiên cứu (Investigative), Mỹ thuật (Artistic), Xã hội (Social), Nghiệp chủ (Enterprising), Thường lệ (Conventional).  Theo John L. Holland một nhà giáo dục hướng nghiệp nổi tiếng tại Hoa Kỳ thì nghiệp chủ  là một thứ nghề nghiệp thích hợp cho những ai muốn làm việc với con người (không với máy móc), thích  thuyết phục, thích ảnh hưởng người khác, thích biểu di­ễn, thích chỉ huy, thích lợi lộc.  (27) 

Thái độ xem những người làm việc cho các chính quyền địa phương hay chính quyền trung ương cũng chỉ là những nhân viên phục vụ cho con người, đã khiến cho người dân Hoa Kỳ quan niệm rằng những người công chức này cũng chỉ là những người làm công việc mà họ chọn lựa như những người thuộc các ngành nghề khác. Người Hoa Kỳ không nghĩ những người công chức này có đặc quyền gì đáng kính trọng hơn những người thuộc các ngành nghề khác.  Một thái độ như thế rất tốt để duy trì một mối tương quan bình đẳng. Người Hoa Kỳ ý thức được có những quyền lợi mà người dân cần được hưởng để khi cần đòi hỏi thì  họ đòi hỏi như một người ngang hàng. Chứ không phải họ đi "xin"  để chính quyền cho ho.. 

Nhưng điểm mạnh mẽ đã khiến người dân Hoa Kỳ có lợi thế khi họ không cần phải sợ hãi hay nhường quyền lợi của mình cho những người làm việc công, chính là sự đề cao quyền tư lợi trong xã hội Hoa Kỳ. 

Chỉ ở Hoa Kỳ tôi mới thấy những thế lực tư lợi có khả năng mạnh ngang ngửa với những thế lực công quyền. Lấy ví dụ, các nhà tư bản nắm kỹ nghệ bảo hiểm sức khoẻ đã mạnh mẽ chống lại hệ thống y tế công. Thế là mặc dù Hoa Kỳ là nước giàu mạnh nhất thế giới vào lúc này, nhưng Hoa Kỳ là nơi mà dân chúng phải tự lo toan lấy bảo hiểm sức khoẻ của mình. Phần lớn dân chúng sẽ được bảo hiểm sức khỏe qua hãng xưởng nơi mà họ làm việc. Chỉ những người nghèo cùng đinh nhất xã hội  hay tàn tật mới được hưởng nền y tế công cộng 

Điều này thật vô lý khi mà gần như trên thế giới quốc gia nào cũng đều có chính sách y tế miên phí cho người dân. Nhưng điều này chứng tỏ những quyền lực tại Hoa Kỳ không chỉ tập trung độc nhất vào lớp người làm chính trị, mà nó có thể được phân chia cho hơn một nhóm quyền lực. 

Chính nhờ cái tư quyền của các cá nhân hay các nhóm ngoài chính quyền mạnh mẽ khủng khiếp như vậy nên tại Hoa Kỳ, các chính phủ địa phương hay chính phủ trung ương mới không thể lộng hành đàn áp dân chúng. Và quan trọng hơn cả, là các chính quyền này nếu không phục vụ người dân hữu hiệu, họ sẽ rất dê bị thay thế một cách nhanh chóng và một cách không ồn ào bằng những lá phiếu mạnh mẽ của người dân Hoa Kỳ.

Những ai xin vào quốc tịch Hoa Kỳ trong ngày tuyên thệ trở thành công dân đều được nghe một người thẩm phán truyền đạt bài học dân chủ: chính người công dân Hoa Kỳ làm sở hữu chủ đất nước nàỵ 

Quyền của người dân bắt nguồn từ quyền của người thọ thuế. Đóng tiền thuế để nhà nước có tiền hoạt động cho những lợi ích chung của xã hộị 

Tổng thống, các bộ trưởng, thống đốc, nhân viên quận hạt nhận lương từ ngân sách, tức tiền do dân chúng đóng góp. Họ được bầu cử, tuyển chọn hay thuê mướn để làm việc cho người dân chứ không phải làm "cha mẹ" người dân. 

Cũng chính nhờ những tư lợi như thế nên tại Hoa Kỳ mới xảy ra trường hợp là có những phòng trào quần chúng, những hội đoàn tư nhân, có khả năng tạo ra những áp lực mạnh trên chính quyền. Ví dụ những phong trào như Green Peace, Audubon Society, Sierra Club, Green Party (28) hiện đang hoạt động và có ảnh hưởng khá mạnh  trên các vấn đề bảo vệ môi sinh. Các phong trào này đã dùng sức mạnh tư lợi cho nhóm mình để ngăn cản các việc khai thác rừng bừa bãi, các vụ lạm dụng chất thải từ các hãng xưởng kỹ nghệ, các vụ lạm dụng công quyền của các chính quyền cấp giấy thầu xây cất... Các phong trào bảo vệ môi trường này đã góp phần vào việc giáo dục quần chúng để giữ gìn đất đai cây cối chim chóc, biến môi trường sống thành một nơi tốt đẹp hơn để con người vẫn còn được sống trong một bầu khí hài hoà cùng thiên nhiên. Nếu không có tiếng nói mạnh mẽ của những nhóm này, thì các nhà chính trị rất dê lạm dụng quyền thế của mình để tự tung tự tác phát giấy phép cho những nhóm xây cất, nhóm kỹ nghệ, nhóm kinh doanh, xấy cất và tàn phá mặt đất, theo những bỗng lộc và sự thuận tiện mà vị thế của họ mang đến. 

Ron Gonzalez là một thị trưởng người thiểu số gốc Mễ­ Tây Cơ đầu tiên tại thành phố San Jose, tiểu bang California, Hoa Kỳ đắc cử vào năm 1999. Khi ông ta vừa thắng cử, nhiều người trong thành phố này ca ngợi việc một người thiểu số được bầu lên làm thị trưởng, và hứa là sẽ hợp tác với ông ta một cách tốt đẹp. Nhưng hơn một năm sau, một ký giả của tờ báo lớn địa phương, tờ San Jose Mercury News đã viết một bài phân tách về khả năng điều hành của thị trưởng Ron Gonzalez, cho rằng quyền hành của ông này đang bị chỉ trích và có thể gặp khó khăn bởi những nhận xét của các nhà hoạt động chính trị tại địa phương. Tiếng nói chỉ trích mạnh mẽ nhất có lẽ là lời lên tiến của các nhà bảo vệ môi trường tại địa phương. Ký giả Noam Levey viết rằng phong trào bảo vệ môi sinh Audubon Society tại San Jose đã lên tiếng cực lực phản đối việc thị trưởng Gonzalez đã ký giấy phép cho hãng sản xuất com Cisco Systems Inc lập thêm chi nhánh tại Nam San Jose. Khi hãng này đã không chịu điều kiện phải chừa đất lại làm nơi cư trú cho một loài chim cú sắp bị tiệt nòi tại mảnh đất mà hãng này sắp xây cơ xưởng.  (29) 

Cũng tại Việt Nam, nhà nước với khẩu hiệu "Nhân dân làm chủ. Nhà nước quản lý",  nhà nước đã làm chủ Ngân Hàng Nhà Nước. Tức kho bạc thuộc quyền sinh sát hoàn toàn trong tay chính phủ. 

Còn tại Hoa Kỳ, Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve System), tức Ngân Hàng Trung Ương, nơi giữ tiền do dân chúng luân lưu trong hệ thống kinh tế, là một cơ quan hoàn toàn độc lập. Những quyết định của cơ quan này hoàn toàn không bị chi phối bởi chính quyền Hoa Kỳ. Mặc dầu chính quyền Hoa Kỳ bổ nhiệm chức  vụ cao cấp của hệ thống và rồi quốc hội Hoa Kỳ bỏ phiếu chấp thuận hay phản bác. Nhưng một khi giám đốc Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang đã nhận chức, thì người này có tất cả mọi quyền lực độc lập để thi hành chính sách tiền tệ do cơ quan mình ấn định. Điều này đã làm giảm bớt sự tập quyền của chính phủ Hoa Kỳ trong những quyết định kinh tế có tầm mức quan trọng của quốc gia. 

=======================

Chú Thích

27.  http://web.missouri.edu/~cppcwww/holland.shtml,

28.  National Audubon Society của Hoa Kỳ lấy tên từ một họa sĩ yêu thiên nhiên John James Audubon 1785-1851). Khởi xướng vào năm 1896 bởi một nhóm phụ nữ từ chối mặc áo quần mũ mão dùng lông chim, họ đặt tên nhóm là  Massachusetts Audubon Society. Hiện nay nhóm này có hơn 500 chi nhánh kh¡p nước Mỹ. Thành tích của nhóm là đã từng vận động chính trị để nhà nước Mỹ phải ban hành luật Bảo Vệ Các Chủng Loại Có Nguy Cơ Diệt Chủng Endangered Species Act (ESA)  vào năm 1973.

Sierra Club được thành lập vào thập niên 1960. Thưng tranh đấu những đề tài bảo vệ môi trường bằng cách tặng tiền cho những nhóm, những chương trình nghiên cứu và giáo dục bảo vệ hệ thống sinh thái. Nhóm này cũng chú trọng việc vận động quần chúng để ý nhiều hơn đến những vấn đề thuộc lĩnh vực gìn giữ và bảo vệ môi sinh.

Green Peace hay còn được gọi là Phong Trào Hoà Bình Xanh ra đi từ thập niên 1970. Tôn chỉ của phong trào ghi rằng họ chủ trương chạm trán một cách bất bạo động và có tính cách sáng tạo để mổ xẻ những vấn đề môi sinh khắp toàn cầu, và ép buộc đưa đến những giải pháp chính yếu cho màu xanh và một tương lai an toàn. Hiện Green Peace có mặt tại 38 quốc gia trên thế giới, phần lớn là tại các quốc gia Âu Mỹ. Những lãnh vực mà phong trào này đang để mắt tới là các vấn đề chất thải độc, khí hậu, vũ khí nguyên tử, bảo vệ đại dương, kỹ nghệ di truyền học, đổ chất phế thải xuống đại dương, phá rừng, hiện diện tại các đại hội Olympic để tranh đấu. 
Green Party là một đảng chính trị tại Hoa Kỳ. Phát xuất từ Đảng German Green Party cuả Đức, Đảng Green tại Hoa Kỳ là một trong những Đảng chính trị có nhiều cử tri ghi danh hổ trợ. Đảng Green có 10 mục tiêu như sau: Dân Chủ Hạ Tầng, Công Bằng Xã Hội, Bất Bạo Động, tổ chức Chính Quyền Địa Phương hơn, Kinh Tế dựa vào Cộng Đồng, Nữ Quyền, Để Ý đến Đa Nguyên, Trách Nhiệm Cá Nhân Trách Nhiệm Toàn Cầu,  Khả Năng Chống Chọi, Thông Minh về các Vấn Đề Sinh Thái.

29. "Major 's Troubles Go Beyond  Fallout  From Affair", Noam Levey, San Jose Mercury News, Sept, 10, 2000. 

 © Lê Thị Huệ

 đọc thêm về VHTT tại đây