ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Mario Vargas Llosa,

người đọc Flaubert

kỳ 8

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12,

 

Trong lănh vực phê b́nh văn chương hiện đại, có ba trường hợp tiêu biểu: La dissémination/phổ biến 1969  của Jacques Derrida phân tích tiểu thuyết Nombres của Philippe Sollers, S/Z 1970 của Roland Barthes phân tích Sarrasine của Balzac và La orgio perpetua 1974 của Vargas Llosa phân tích Madame Bovary  của Flaubert.

La dissémination xuất bản vào năm 1972 sau khi Derrida đă nổi trên diễn đàn trí thức với bộ ba tác phẩm La Voix et le Phénomène, L'Ecriture et la Différence, De la Grammatologie vào cùng năm 1967 ở ba nhà xuất bản khác nhau PUF, Seuil và Minuit, gồm ba tiểu luận dài: la Pharmacie de Platon (lần đầu đăng trên tạp chí Tel Quel 1968  do Sollers và bạn hữu chủ trương xuất bản từ năm 1960) khởi từ thiên dối thoại Phèdre của Platon, chủ yếu biện luận về từ pharmakon chung quanh vấn đề ngôn từ và chữ viết; La double séance (hai buổi hội thảo ngày 26 tháng hai và ngày 5 tháng ba năm 1969, lần đầu đăng trên tạp chí nói trên năm 1970) luận về Mimique/bộ điệu, Livre/quyển sách của Mallarmé [Quyển sách cũng biết đến một thăng trầm kịch tính, như Jacques Scherer viết trong Le “livre” de Mallarmé nghiên cứu và chuyên bản tập bản thảo của Mallarmé xuất hiện lần đầu năm 1957, giữ nguyên hiện trạng, đă là mô h́nh để Derrida hứng tạo đồ họa văn tự trong Glas 1974, như Apollinaire trong thi phẩm Calligrammes 1918]; phần ba La dissémination (đăng trên tạp chí Critique (261-262) năm 1969) phân giải/déclencher tiểu thuyết Nombres của Philippe Sollers (lúc này, Sollers đă là tác gia vững vàng trong văn giới, với những tiểu thuyết Le Parc 1961, Drame 1965 chuyển hẳn sang tiểu thuyết thực nghiệm và những tiểu luận in lại thành tập Logiques 1968 với bài mở đầu Logique de la fiction viết năm 1962 như một “tuyên ngôn” [nếu như trong quá khứ đă có những tuyên ngôn văn chương, như tuyên ngôn của siêu thực (André Breton)], song Logique như Sollers xác định có nhiều nghĩa: λόγος/fable/favella< μϋθος/mutus như vậy để chỉ ư/idée và chỉ lời/parole, logos hay verbum cũng chỉ hành, lại chỉ vật; mythos cũng chỉ truyện kể, chân ngữ v.v…) gồm hai phần, 11 tiết khởi từ “những Số tự đếm, tự viết và tự đọc. Chính chúng, từ chúng. Do đâu chúng tự nhận ra lập tức, toàn đặc trưng đọc mới trước dự tính vào cương lĩnh của chúng”, và kết thức ở “để khởi sự hiểu phải vượt qua lần nữa bằng mọi điểm của đường ṿng quanh, bằng mạng lưới vừa ẩn vừa hiện và toan tính thắp lại cùng lúc kư ức của nó cũng như kư ức của một kẻ bạo phát hấp hối vào lúc xoay…(3.87).

(1 + 2 + 3 +4)² lần. Ít ra như vậy”. Không có Livre (Mallarmé), không thể có Nombres (Sollers), Glas (Derrida). Trong phá truyện (in Tự truyện 1997), tôi đă viết :

"tiểu thuyết Nombres của Philippe Sollers cũng đánh số từ 1 đến 4,100 gồm 100 phân đoạn, số đứng trước hàng thập phân thay đổi chu kỳ từ 1 đến 4 và số sau chấm thập phân đánh từ 5 đến 100/bản văn không đồng nhất và không liên tục : những đoạn văn dẫn, trong dấu ngoặc, phân đoạn, h́nh và chữ Hán

trong phần tự giới thiệu trên b́a sách, Sollers viết

làm thế nào để có thể loại bỏ mâu thuẫn giữa diễn ngôn và câu truyện ? trừ phi phải qua một ngơ thoát khỏi cảnh biểu tượng duy tŕ sự đối lập của chúng ? qua bản văn những hoán vị trật tự

không phải trên một vài biểu hiện nói nhưng trên thực tại lịch sử thường xuyên tích cực ?

giữa th́ bán khứ (dăy 1/2/3) và th́ hiện tại (dăy 4) tạo thành một ma trận phát sinh ra truyện kể và phản ảnh là công tŕnh bản văn triệt hủy bất kỳ « sự thực » ngoạn mục hay ảo tưởng nào

viết như vậy bắt đầu hoạt động từ « bên ngoài », đốt cháy trong một không gian tự dựng, tự xóa, tự mở tùy thuộc vào sản xuất vô hạn như một khán trường không có sân khấu hay chỗ ở, những chữ trở thành diễn viên và khán giả của một cộng đồng mới cũng có thể giúp chúng ta bắt đầu qua những mặt giao nhau, thời của chúng ta bước tiến của đối thoại Đông/Tây, quá độ từ viết tha hóa sang viết dấu vết qua chiến tranh, t́nh dục và công tŕnh biến đổi thầm lặng và bưng kín

tiểu thuyết in ra đây không là một tiểu thuyết đă in, nó viện đến môi trường huyền thoại giờ đây cuốn hút bạn, lẻn vào bạn ở khắp nơi, măi măi như thuộc về ngày mai, nó mưu toan chọn lọc vận động của chiều sâu, chiều sâu tiếp theo những quyển sách, chiều sâu của tư tưởng quần chúng, có thể lay chuyển tự nền tảng thế giới tâm linh, biểu hiện cũ mà cung cách nếu ai muốn liều lĩnh đọc, ở trong tầm tay v́ nó lặp lại chính nó - diễn biến như vậy trước hết mang h́nh thái câu truyện/lịch sử

Derrida đă dành một phần chương sách để viết về quyển tiểu thuyết này, trong một giao bản của hai tiểu thuyết, giữa cái gọi là bản văn sơ khởi và văn tự gọi là phê b́nh - thật ra chỉ là điều ảo tưởng (đó là lư do Derrida đặt tên nó là việc phổ biến (dissémination)".

Derrida đọc Flaubert, và trong đề từ bài viết Force et signification 1963 ông dẫn từ "lời tựa cho cuộc đời nhà văn" : chúng ta là mọi kẻ man dă xâm ḿnh từ Sophocle, điều đó có thể xẩy ra chứ. Nhưng có điều khác trong Nghệ thuật với sự thẳng của những tuyến và sự phẳng ĺ của những mặt bằng. H́nh thể của văn phong không hẳn quá rộng như toàn ư niệm... Chúng ta có quá nhiều sự vật và không đủ h́nh thái.

S/Z là nhan đề thiên khảo luận của Barthes về một truyện ngắn của Balzac, như nhà phê b́nh ghi chú : quyển sách này là dấu ấn của một công tŕnh được thực hiện trong một giảng khoa hai năm 1968-1969 ở Ecole pratique des Hautes Etudes, khởi từ hai khái niệm then chốt : cái viết ra được/scriptible và cái đọc ra được/lisible. S viết tắt từ tên nhân vật Sarrasine và Z viết tắt từ la Zambinella [Zambinella có định quán từ la đứng trước v́ đây là một castrato], nhà phê b́nh đă dùng dấu chéo để chỉ sự đồng nhất/thống nhất của hai nhân vật thư hùng đồng thể/hermaphrodite, song vô t́nh gợi người ta nhớ đến Sein und Zeit tên một tác phẩm triết học của Heidegger.

Trong tiết XLVII, Barthes giả thích nhan đề sách như sau : SarraSine : theo những thường lệ của nghiên cứu đặc hữu danh từ Pháp, lẽ ra phải là SarraZine : qua họ tính của chủ thể , chữ Z bị rơi vào cánh cửa sập. Z là chữ của thương tổn : về mặt ngữ âm, Z vun vút theo kiểu một chiếc roi phạt, về mặt đồ họa, thơng như đeo băng, cắt, chặn, dằng dịt ; ở quan điểm Balzac, chữ Z này (trong cái tên của Balzac) là chữ của ứng xử theo luật ; sau cùng ở đây Z chính là chữ đầu của Zambinella, thủ tự của thiến hoạn, do lỗi chính tả, đặt ngay trong ḷng cái tên của nó, giữa thân thể nó, Sarrasine thu nhận chữ Z của Zambinella theo bản tính thật của nó, là nỗi thống khổ của khiếm khuyết. Hơn nữa S và Z ở trong một quan hệ nghịch đảo họa kư : cùng là một chữ, nh́n từ mặt gương phía bên kia : Sarrasine ngắm thấy trong Zambinella  sự thiến hoạn của chính ḿnh. Cho nên cái dấu chéo (/) đối lập chữ S của SarraSine với chữ Z của Zambinella, có một chức năng hoảng hốt : đó là vành móng của khiển phạt, nét sổ của phê phán, mặt bằng soi, bức tường của ảo tượng, lưỡi sắc của phản đề, trừu tượng của giới hạn, khuynh tà của chỉ ư, mục lục của thức dạng, tức của ư nghĩa.

Barthes phân chia bản văn truyện ngắn Sarrasine của Honoré de Balzac thành nhiều bộ/séquence (ở 153 : nhan đề Sarrasine là hạn từ đầu của một bộ), phân tích theo những từ vị/lexies, và giải thích tại sao lại chọn bản văn này : từ lâu ông ao ước đi phân tích một truyện thật ngắn trong toàn diện của nó và ông bắt gặp tân văn của Balzac qua một nghiên cứu của Jean Reboul [« Sarrasine ou la castration personnifiée »/Sarrasine hay thể hiện thiến hoạn đăng trên Cahiers pour l'Analyse 1967], tác giả bài viết này nói sở dĩ chọn truyên ngắn này là từ một trích dẫn của Georges Bataille [ ở bài tựa le Bleu du ciel 1957] nhắc đến nó [Wuthering Heights, le Procès, la Recherche du temps perdu, le Rouge et le Noir, Eugénie de Franval, l'Arrêt de Mort, Sarrazine (sic), l'Idiot - ở chú thích, chính Bataille ghi : Eugénie de Franval của Marquis de Sade (trong les Crimes de l'Amour ; l'Arrêt de Mort của Maurice Blanchot ; Sarrazine (sic), truyện ngắn của Balzac, tương đối ít được biết đến, tuy nhiên là một trong những tuyệt đỉnh của tác phẩm - trong S/Z Barthes chú dẫn cho rơ tác phẩm này là Scènes de la vie parisienne của Balzac trong bộ La Comédie humaine (truyện ngắn này đưa vào trong Scènes năm 1835 và vào La Comédie năm 1842-ĐPQ); từ sic sau tên Sarrazine là của Barthes thêm vào, ư theo nguyên văn của Bataille].

S/Z tŕnh ra một phương pháp đọc của Barthes : trong phá truyện/phá thể tiểu thuyết in Tự truyện 1997, tôi nói đến "ở tận cùng khởi thủy của phá thể tiểu thuyết là cái chết của tác giả  Barthes trong La mort de l'auteur [bài viết ở phần II De l'œuvre au texte trong Le bruissement de la langage, Essais critiques IV 1984] khởi từ phân tích S/Z đă ngờ vực những vị thế tác nhân như khi Balzac miêu tả một người yếm hoạn cải trang như một phụ nữ, viết : « Đó là người đàn bà với những nỗi sợ bất ngờ, những ngông cuồng vô lư, những phiền muộn bản năng, những táo bạo vô cớ, làm vẻ dạn dĩ và t́nh cảm tế nhị » - ai nói như thế ? nhân vật trong truyện muốn giữ vẻ không biết người yếm hoạn dấu dưới lốt phụ nữ ? hay bản thân Balzac với kinh nghiệm cá nhân về triết lư phụ nữ ? hay tác giả Balzac thuyết giảng những tư tưởng "văn chương" về nữ tính ? hay lịch duyệt phổ biến ? tâm lư lăng mạn ? - chúng ta không hề biết (Barthes phát biểu) v́ lư do viết là phá hủy mọi tiếng nói, mọi điểm ngọn nguồn".

Phương pháp đọc của Barthes khởi đi từ I/ đánh gíá, mà ông dùng ẩn dụ : như những Phật gia nh́n toàn bộ cảnh vật trong một hạt đậu để muốn nói nh́n mọi truyện kể của thế giới trong một cấu trúc duy nhất, đến II/ lư giải (hiểu theo nghĩa của Nietzsche), sau khi đă biện biệt bản văn có thể viết ra và bản văn khả dĩ đọc, tức là những sản phẩm tạo thành một khối đồ sộ của văn chương, làm sao để khu biệt lần nữa khối này ? phải có một công tŕnh khai triển thứ hai, tiếp theo sự đánh giá đă quyết định khả phủ những bản văn lần thứ nhất, tinh vi hơn, xây dựng trên sự thẩm định một lượng xác thực, ít hay nhiều tùy theo mỗi bản văn có thể di động. Theo Barthes, lư giải một bản văn không phải đem lại cho nó một ư nghĩa mà trái lại lượng định xem nó được tạo ra từ phức thể nào.

Như vậy có thể xem bản văn như một quần thể những ngữ thái/signifiant, không phải là một cấu trúc của những ngữ ư/signifié. Quan điểm của Barthes lại được thể hiện rơ rệt trong những khẳng quyết : đồng thời với không có ǵ ở ngoài bản văn song không có một tổng thể của bản văn, như vậy phải phóng thích bản văn ra khỏi cái ngoại tại và toàn thể tính của nó, nghĩa là đối với bản văn phức thể, không có cấu trúc thuyết thoại, ngữ pháp hay luận lư của truyện kể. Theo ông, đối với những bản văn này (nói đơn giản, tức là đa nghĩa/polysémique), phải có một công cụ, đó là connotation*. Barthes dẫn định nghĩa của Hjelmslev, connotation* là một nghĩa thứ hai, mà ngữ thái được cấu tạo bằng một dấu hiệu hay hệ thống của ư nghĩa đầu tiên, là dénotation* : nếu E là biểu hiện, C là nội dung và R là tương quan của cả hai làm nền tảng của dấu hiệu, công thức của conotation* là (ERC) R C. Nhà bác ngữ học trong khi chỉ thị tất cả bản văn là bao quát, sở hữu một ư nghĩa thực, kinh điển, gửi đi những ư nghĩa đồng thời, thứ cấp vào hư vô của những dụng văn phê phán. Đối lập, nhà kư ngữ học không thừa nhận hệ thống của dénoté* và connoté*, theo họ, ngôn ngữ, chất liệu của dénotation*, với từ điển và cú pháp của nó là một hệ thống như những hệ thống khác, không có lư do ǵ ưu tiên cho hệ thống này để cho nó chỗ đứng và quy phạm, của một ư nghĩa thứ nhất, nguyên ủy và thứ biểu mẫu mực cho mọi ư nghĩa liên kết.

[Julia Kristeva trong Le langage, cet inconnu 1981 tŕnh bày hai khái niệm connotation* và dénotation* trong ngôn ngữ theo Hjelmslev : những thành phần cá thể của mỗi loại và những đơn vị rút ra từ tổ hợp của chúng, gọi là connotateur*; ngôn ngữ của connotation*  xây dựng trên ngôn ngữ của dénotation*: b́nh diện biểu hiện  được cung cấp bởi b́nh diện nội dung và biểu hiện của ngôn ngữ dénotation*.

Lexikon der Sprachwissenschaft (Từ vựng khoa học  ngôn ngữ 1983 Hadumod Bußmann giải thích từ 'Konnotation' bắt nguồn từ tiếng La tinh: con + notatio có nghĩa là Mit-Bezeichnung, và phân biệt hai nghĩa : về mặt văn thể học : Individuelle (emotionale) stilistische, regionale u.a. Bedeutungskomponenten eines sprachlichen Ausdrucks, die seine Grundbedeutung überlagern und die - im Unterschied zur konstanten begrifflichen Bedeutung - sich meist genereller, kontextunabhängiger Beschreibung entziehen, z.B. Führer ; về mặt luận lư học : In der Logik Bezugnahme auf den Begriffsinhalt im Unterschied zu→Denotation als Bezugnahme auf die außersprachliche Wirklichkeit.[Konnotation có nghĩa là : cùng với-chỉ danh, là thành phần của ư nghĩa phong cách cá nhân (cảm xúc), hay cục bộ của một diễn ngữ, chồng lên ư nghĩa cơ bản của nó và bác những miêu tả chung chung, độc lập với ngữ cảnh - trong khu biệt với ư nghĩa khái niệm bất biến thí dụ từ Führer/lănh tụ. Về mặt luận lư học : Trong luận lư học tham chiếu nội dung khái niệm trong khu biệt ? Denotation như tham chiếu vợi thực tại ngoài ngôn ngữ ơ ]                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                

Về từ 'Denotation' Bußmann phân biệt ư nghĩa tùy theo ngữ cảnh nên có : Denotation vs. Konnotation : Denotation bezeichnet die kontext-und situationsunbhängige, konstante begriffliche Grundbedeutung eines sprachlichen Ausdrucks im Unterschied zu konnotativen, d.h. subjektiv variablen, emotiven Bedeutungskomponenten ; Denotation = Referenz ; Denotation vs. Designation [Denotation đối lập với Konnotation : chỉ thị ư nghĩa cơ bản khái niệm bất biến, độc lập với ngữ cảnh và vị thế của một diễn ngữ trong khu biệt với thành phần của ư nghĩa cảm xúc, chủ quan, biến đổi ; Denotation = tham chiếu ; Denotation đối lập với chỉ thị]. Thực sự, hai từ kể trên không có trong ngôn ngữ thường của Đức ngữ.

Vocabulaire technique et critique de la philosophie của Lalande, cũng như một số từ điển triết học xem từ ngữ connotation* là một thuật ngữ J.S. Mill sử dụng trong khoa Luận lư của ông để chỉ (trong ngoại diên/extension) một hay nhiều hữu, nhưng tạo cho chúng được nhận biết bằng một số đặc tính, và do vậy giúp chúng ta biết được một số điều về đặc hữu của chúng. Trong Logic J.S. Mill dẫn giải : "Từ white/trắng chỉ thị (denotes) mọi vật trắng, như tuyết, giấy, bọt biển, v.v.. ; và hàm ngụ, như  một số học giả gọi là, bao hàm (connotes) thuộc tính trắng (the atribute whiteness)". Lalande cũng dẫn ra những nhà luận lư học khác như J.N. Keynes, Stanley Jevons, E.C. Benecke  xem nội dung bao hàm khả quyết (compréhension décisoire) là cái chỉ thị bằng từ connotation* , hay bao hàm nội dung toàn diện. Trong phụ chú những lần xuất bản sau, Lalande xác định ; về mặt ngữ nguyên, từ connotation* áp dụng vào những từ thuộc h́nh dung trong quan hệ với những danh từ, cho nên có thể nói từ « chính nhân » bao hàm (với và ngoài thuộc tính chỉ thị trực tiếp) chủ từ « người » hay « Thượng đế » mà thuộc từ cố hữu.

Hai thuật ngữ nói trên vẫn chưa được xác định dịch sang tiếng Việt sao cho thống nhất, như nhiều thuật ngữ triết học và khoa học khác. Đó là điều tôi sẽ bàn đến.


*những từ đánh dấu hóa thị *(cố ư) để nguyên văn như vậy.

Đặng Phùng Quân

(c̣n tiếp) 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2011