ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Mario Vargas Llosa,
người đọc Flaubert
kỳ 5
kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12,
Trong những yếu tố bổ khuyết, Vargas Llosa khai phá thế giới nhị tố của Flaubert: thực tại ảo như dấu hiệu đặc dị cũng có một phối trí huyền nhiệm mà nguyên lư là số hai. Ông lư giải trong thế giới nhị tố này, một là hai, có nghĩa toàn thể là một và đáp ứng của nó, đôi khi đồng nhất, đôi khi biến thái, hầu như không có ǵ hiện hữu đơn lẻ tự tại mà chia hai thành một cái ǵ xác định và phủ định nó.
Nhân vật Emma Bovary chỉ có thể sống thực tế một cách ảo, hay đúng hơn sống cái ảo tưởng, cụ thể hóa nó. Aûo và thực là hai đối bản của cùng một sự việc trong tiểu thuyết, như hai chị em một xấu một đẹp không thể cách biệt nhau. Vargas Llosa coi đó là biện chứng của hai mặt “thực” và “lư tưởng” cuộc đời. Ông dẫn thư Flaubert gửi Louise (tháng ba năm 1852): “tất cả giá trị quyển sách của anh, nếu có, như đi thẳng trên một sợi tóc, treo lửng giữa hai vực cao nhă và phàm tục”. Chính trong kết hợp những đối lập này (thực tạo và ảo, cao nhă và phàm tục) mà Madame Bovary hoàn tất thiên chức toàn thể hóa của tiểu thuyết; cái hiện hữu và phi hiện hữu tạo thành đời sống trong thực tại ảo. Tuy nhiên, Vargas Llosa xác định hệ thống nhị nguyên tính của thực tạo ảo không nhằm vào cái mà tư tưởng biện chứng gọi là thống nhất các mặt đối lập mà trong tính tương hỗ của chúng: chúng không xây dựng thành một tổng hợp cao cấp, nhưng đồng hiện như những nhân tố khu biệt chỉ đạt tới thực tại toàn diện theo biến hóa tương tác. Tốt và xấu có thể là những thuộc từ của cùng một người và cùng một lúc cho những chủ thể khác nhau, giả định tính phức hợp mâu thuẫn, đa hiệu của cuộc đời.
Một trong những lănh vực tiêu biểu trong thế giới hư cấu là ngôn từ. Theo Vargas Llosa, viết, trong thực tại hư cấu luôn luôn là đánh lừa, văn tự là vương quốc của tri tưởng. Như việc nhân vật Emma không thích nghi với đời sống phần lớn là do việc đọc những câu chuyện lăng mạn đă vẽ lên trong trí nàng một thực tại lư tưởng không tương xứng với thực tại thật. Bà Bovary tưởng đi vào trong thế giới của những nhân vật nữ của tiểu thuyết, tin chắc ảo tưởng sau cùng sẽ trở thành hiện thực: Khi đó nàng nhớ lại những nhân vật nữ trong những quyển sách nàng đă đọc và đoàn nhóm cao nhă gồm những phụ nữ ngoại t́nh ấy bắt đầu ca hát trong kư ức nàng với những tiếng nói của những nữ tu làm mê hoặc nàng. Chính nàng trở thành một phần thực sự của những ảnh tượng này.
Một h́nh thái của hệ thống nhị tố thực tại ảo là t́nh trạng trùng phức, nghĩa là khả năng của những nhân vật thành hai hữu khác nhau cùng lúc mà những người khác không nhận thấy. Đó không phải là đặc quyền của vài người mà của mọi người. Đàn ông và đàn bà trong những cảnh huống nhất định biến thành hai trước một vài kích thích. Như nhân vật Emma cho đến lúc chết vẫn luôn có hai Emma, một quen biết Charles và những cư dân ở Yonville và một quen biết chính nàng và quen biết Léon, Rodolphe, Lheureux qua nhiều thời khác nhau. Tính trùng phức một đằng nhằm níu kéo lại những biểu diện, mặt khác nhằm thực hiện những dục vọng. Con người phân chia để thỏa măn dục vọng mà không vi phạm những ước lệ xă hội, như một cái ǵ mà những nhân vật thực hiện theo bản năng. Chỉ có nhân vật Rodolphe đưa ra một cơ sở lư luận về tính trùng phức này, theo hắn, hai thứ luân lư, một của những kẻ tầm thường, nhỏ nhoi, hèn mọn, một cho những người được ân sủng, có quyền hưởng mọi tự do và phóng đăng: “ Cái luân lư nhỏ nhoi, ước định, luân lư con người, thay đổi không ngừng và la to, xuẩn động như cái đám ngu ngốc anh nh́n thấy đó. Song c̣n cái luận lư vĩnh cửu, chung quanh và ở trên cao, như cảnh trí quanh ta và bầu trời xanh soi sáng chúng ta.”
Chính Flaubert thường hay nói là có hai con người trong ông, không chỉ là hai khuynh hướng văn chương, trữ t́nh và lăng mạn, ham thích lịch sử và ngoại lai, hiện thực và hiện đại, mà c̣n cả hai con người phân biệt trong ông, con người sống và con người sáng tạo. Như thư gửi Louise, ông thú nhận “thật điều kỳ la là ng̣i bút một bên và bên kia là con người cá thể”, chỉ có khả năng rung động khi viết, mới coi con người là nghiêm trọng.
[Tính trùng phức nơi con người trong tiểu thuyết Flaubert, như Vargas Llosa phân tích thể hiện cụ thể ở những nhân vật, thật ra đă được quan niệm trong tư tưởng Mani (216-276 CN) hai mặt thiện/ác xung đột có ảnh hưởng tới đạo đức và chính trị học từ lâu đời.Ở phương Đông vào thời nhà Chu đối lập với những thuyết nhất nguyên của Mạnh tử và Tuân tử, những nhà tư tưởng như Cáo tử chủ trương tính vô thiện, vô bất thiện, hay Thế Thạc quan niệm nhị nguyên “hữu tính thiện, hữu tính bất thiện”. Thế Thạc có viết một chương Dưỡng Thư, song cũng như nhiều nhà tư tưởng cổ đại, sách vở không tồn tại nên chỉ có thể căn cứ vào Luận hành của Vương Sung (27-97 CN) đời sau ghi nhận: Thế Thạc người thời Chu quan niệm người ta tính có thiện có ác, nếu chú trọng và nuôi dưỡng tính thiện th́ thiện sẽ phát triển, nếu nuôi dưỡng tính ác th́ ắt cái ác sẽ lớn (Chu nhân Thế Thạc, dĩ vi nhân tính hữu thiện hữu ác, cử nhân chi thiện tính, dưỡng nhi chi chí tắc thiện trưởng, ác tính, dưỡng nhi chi chí tắc ác trưởng).
Tính trùng phức khai thác trong văn chương thể hiện qua nhiều phong cách. Chẳng hạn như tiểu thuyết Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng: trong con người chú tiểu Lan luôn có một con người khác đối lập: nàng Thi; t́nh yêu cũng chia hai: t́nh yêu lư tưởng và t́nh dục, tương quan trong t́nh yêu là điều cấm và bí mật, sự khác biệt ở đây là nhân vật Thi không được thuyết thoại, v́ “sự bí mật ấy…sống để dạ, chết mang đi”. Trong phân tích tiểu thuyết của Khái Hưng (in trong Triết học và Văn chương 1974), tôi đă viết: Sự bí mật này khác hẳn sự bí mật trên, ở đây người đọc cũng như tác giả và Lan biết rơ, hàm ngụ lời thề. Chính v́ vẫn giữ được điều bí mật này nên Lan trở lại bảo vệ được bản ngă tự tại của ḿnh. Do đó hai nhân vật, người này cũng như người kia đă nói với nhau được bằng một ngôn ngữ thông cảm, hiểu được: họ cùng nói về sự bí mật như niềm bí mật xưa này mang ư nghĩa mới. T́nh yêu và lời thề hoán chuyển lẫn cho nhau. Ở đây sự bí mật không phải chỉ là cải nam trang của Lan, nhưng c̣n là t́nh yêu của Lan không thể thố lộ ra được. Con người mang theo niềm bí mật gậm nhấm ḿnh. Cái đó có thể giết ḿnh, không phải chỉ là cho người biết điều bí mật, nhưng c̣n nuôi dưỡng trong ḿnh một thực tại che giấu hăy c̣n là điều bí mật với ư thức của ta.]
Vargas Llosa xác định yếu tố bổ khuyết mà ông đi phân tích trong tiểu thuyết Flaubert không chỉ chuyên về chủ đề và những nhân vật mà c̣n phụ thuộc vào phương cách lịch sử được kể. Hai vấn đề chính của tất cả tiểu thuyết là quan điểm và thời gian hóa. Cấu trúc thời tính của một tiểu thuyết luôn luôn là một nhân tố chủ yếu của “yếu tố bổ khuyết”, v́ thời gian hư cấu không bao giờ đồng nhất với cái thực. Mặt khác, những dữ kiện thông tin thực tại ảo không phát tán tự phát v́ chúng phải do một người nào đó mang lại. Nhà thuyết thoại tiêu biểu cho hiện hữu lộ thiên cơ này trong mọi tiểu thuyết không những chịu trách nhiệm về thời gian ảo mà cả với những từ ngữ mô tả nơi chốn và sự vật, và những từ ngữ con người nói ra. Chính y thiết lập phương pháp trần thuật những dữ kiện của lịch sử và bản nhiên của những dữ kiện này. Người thuyết thoại với những thái độ, tức là những quan điểm của một tiểu thuyết đặt định những sắc thái riêng cho thực tại ảo.
Thời gian hóa như Vargas Llosa nói đến bắt nguồn từ khái niệm sử dụng trong hiện tượng luận bắt nguồn từ Husserl Zeitigung để chỉ quá tŕnh con người cũng như những đối tượng được bản ngă nhận biết được cấu tạo trong/bởi thời gian. Theo Vargas Llosa, thời hệ và ngôn từ, thời gian và nhà thuyết thoại là một thể thống nhất bất hoại. Phân cách chúng chỉ là giả tạo, nhưng không có cách nào khác để minh chứng làm sao bộ máy nặng nề và phức tạp có thể hoạt động, để một tiểu thuyết cho được ảo tưởng của chân lư, và giả bộ sống.
Ông dẫn Sartre, người đă phân biệt hai loại kỳ gian trong tiểu thuyết Madame Bovary , “một kỳ gian sinh động trong sự thong thả lập lại, trong cái uể oải chán ngắt, c̣n kỳ gian kia bí hiểm nhưng dấu kín, thời gian hóa kịch trương ra thời gian hóa tiểu thuyết và, trong khi thỉnh thoảng biểu hiện bằng những dấu chỉ tiên liệu, phát lộ cho chúng ta, trong những khoảnh khắc sấm sét, là Emma chạy theo suy đồi và gắng gỏi thực hiện định mệnh đày đọa của nàng”. Tuy ông nhận xét đúng là tiểu thuyết đă làm ra những thời kỳ phát triển yên b́nh, những sự kiện nhỏ nhặt kế tiếp chậm, và những lúc tăng tốc bất ngờ, song những sự kiện ấy dầu có một kỳ gian riêng biệt cũng thuộc về một b́nh diện thời gian mà thội. Vargas Llosa khai triển bốn b́nh diện thời gian lập thành trong những dữ kiện củacâu chuyện một sự phân chia không thuộc về tồn tục mà về bản thể.
Bốn thời đó, theo ông là thời gian đặc dị của thực tại ảo, truyện kể định vị trên b́nh diện này khi nhà thuyết thoại dùng th́ quá khứ đơn giản để trần thuật nó. Đó là thời đặc ưu của hành động và vận động, không phụ thuộc vào chủ thể tính của nhân vật, mà là những sự biến khách quan (những đôït biến trong tiểu thuyết). Loại thời gian thứ hai là thời gian ṿng, trong đó thời gian thuyết thoại là một vận động ṿng tṛn, hay lập lại. Nhà thuyết thoại đă tóm lược những sự biến lập lại trong một cảnh khuôn mẫu, và th́ bán khứ chỉ thị trong phong cách đặc biệt của Flaubert mà nhiều nhà phê b́nh như Thibaudet cho là thời gian đặc biệt của Flaubert, thời gian của phản tư, đắp khuôn tâm lư của những nhân vật, những duyên cớ, những diễn biến của cuộc đời hủ lậu, đều đặn tương phản với những sự kiện ngoại lệ, phù du . Loại thời gian thứ ba là thời gian bất động, thực tại ảo là ngoại h́nh, viễn quan, màu sắc, hành động biến mất, người, vật, nơi chốn bất động như thoát ra khỏi ác mộng của thời hệ, sống một khoảnh khắc vĩnh cửu. Nhà thuyết thoại sử dụng th́ hiện tại chỉ định , thuộc b́nh diện thời của miêu tả, của sự vật, ngoại giới, tiếng nói của con người, tư tưởng, t́nh cảm, thân tư biến đi, đời sống trở nên câm nín, bất động. Vargas Llosa gọi thời gian bất động này cũng là thời gian của “triết học” thực tại ảo, nghĩa là “những nguyên tắc của trật tự đạo đức, lịch sử hay siêu h́nh, do nhà thuyết thoại trực tiếp quy định, hiện hữu phi thời gian, là những duyên cớ thiên cơ thoát khỏi những ngẫu nhiên của tiến hóa và biến đổi của thực tại ảo”. Loại thời gian thứ tư phân biệt với ba loại thời gian kể trên, v́ là một b́nh diện khác trong tiểu thuyết cấu tạo người, vật và nơi chốn duy nhất chủ quan. Chúng sống trong trí tưởng của các nhân vật, như những con người trong mộng, hoặc đặt ra, do hiếu kỳ, tham vọng, ẩn ức. Những hữu thể thuộc vào thời gian tưởng tượng này có một tính kết hợp, là những kiểu thức lăng mạn của thực tại khách quan, do đọc tiểu thuyết, như trường họp Emma, hay do tính ngây thơ và tư kiến như nơi Léon, Homais, hay Rodolphe. Nếu những b́nh diện thời gian khác tương ứng với th́ văn phạm (th́ hiện tại, bán khứ, hay đơn giản của chỉ thị), ngược lại đối với b́nh diện thời gian tưởng tượng này, dùng th́ nào cũng được tùy thuộc vào nhân vật kể ra trong hoàn cảnh nào. Phần lớn trường hợp, phi thực tại là một ảo tưởng vị lai, chẳng hạn trong những giấc mộng song song của Emma và Charles khi cả hai tưởng tượng một tương lai theo giới hạn của họ, trong khi đối với những người khác, như vơng tưởng mà Léon ch́m đắm trong đó cứ theo Emma viết ra, và có thể là quá khứ khi tri tưởng Emma giải thực cái sống, tô điểm những kỷ niệm thời thơ ấu của nàng.
Cấu trúc thời gian như Vargas Llosa phân tích và xác định có một thể thống nhất bất hoại, không phải là v́ hiện hữu của bốn b́nh diện nói trên là cơ sở, cho chất liệu thuyết thoại những vận tốc, tính xác thực hay bản tính khác nhau nhưng là sự phụ thuộc lẫn nhau, những biến đổi, cách thế chúng biến đổi hay bổ túc lẫn nhau. Vargas Llosa ví như một dàn nhạc vĩ đại gồm những nhạc công với những nhạc cụ tối nhất không thể làm được chuyện ǵ, nếu không có người nhạc trưởng có khả năng tổ chức nội dung và phồi trí những dữ liệu này. Người nhạc trưởng đó chính là nhà văn. Là một nhà văn, trước khi bắt tay vào nghiên cứu Madame Bovary, Vargas Llosa đă có nhiều tiểu thuyết như Los jefes/ nhà lănh đạo 1959, La ciudad y los perros/thành phố và những con chó 1963, La casa verde 1966, Los cachorros/những trẻ mất dạy 1967, Conversación en La Catedral 1969, Pantaleón y las visitadoras/Pantaleón và những nữ thanh tra 1973 nên ông đầy kinh nghiệm sống về viết; khi phân tích thế giới văn chương của Flaubert, ông đă khai phá những đặc sắc sáng tạo của nhà văn. Sự khác biệt giữa nhà văn và người đọc ở đây là ng̣i bút của tác giả tạo thế giới những nhân vật, như Emma, Charles, Léon, Homais, Rodolphe như những con người đang sống và nói với người đọc trong lúc người đọc đang ch́m đắm trong thực tại ảo ấy (đọc, bao giờ cũng là một ḿnh?) lang thang trên bốn b́nh diện thời gian trong Madame Bovary như Vargas Llosa xác định ở cuối phần hai La orgía perpetua: nhờ vào một văn tự dường như định vị cho người đọc vào giữa ḷng chủ thể tính của nhân vật.
Song nhà văn Flaubert ở đây, không chỉ là một mà hóa thân làm nhiều nhà thuyết thoại. Vargas Llosa đă phát hiện cơ sở thuyết thoại của Flaubert ra sao? Đó là điều tôi sẽ nói đến sau. Mặt khác, về thoại luận, những điều khám phá về thời gian trong Madame Bovary của Vargas Llosa so với những quan điểm phê b́nh hiện đại, như Paul Ricœur (tŕnh bày trong bộ Temps et récit), Julia Kristeva (với Le temps sensible: Proust et l'expérience littéraire), Gérard Genette, R. Barthes, M. Blanchot, G. Poulet v.v… đề xuất trên khán trựng văn chương những viễn tượng nào?
Đặng Phùng Quân
(c̣n tiếp)
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2011