ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Mario Vargas Llosa,

người đọc Flaubert

kỳ 4

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12,

 

Điểm then chốt trong nghiên cứu Flaubert là phương pháp làm việc: khai phá ư thức vào thực tại thật để khai triển thực tại ảo, những nhân vật trong tiểu thuyết dường như trở thành hiện thực, ảnh hưởng đến bản thân ông. Chẳng hạn, những thời điểm khó khăn nhất là lúc ông phải tả bốn tháng hiệp hội nông nghiệp, chương sách phải viết lại tới bẩy lần, hay như ông từng kể lại cho Taine về “những nhân vật tưởng tượng của tôi ảnh hưởng đến tôi, theo đuổi tôi, hay đúng hơn tôi ở trong họ. Khi tôi viết về Emma Bovary ngộ độc, tôi cảm như thấy mùi vị thạch tín trong miệng, tôi bị ngộ độc đến nỗi như trúng thực liên tiếp hai lần, hai lần trúng thực thật sự, v́ tôi nôn mửa suốt bữa ăn.” Vargas Llosa cũng chú ư đến đời sống t́nh dục của Flaubert trong những năm 1851-1856 [Thật vậy, Flaubert không kết hôn, liên hệ t́nh cảm với Louise Colet dường như không có quan hệ t́nh dục, trong thời gian du lịch Trung Đông với bạn, ông sống phóng túng, giao hợp với dân điếm thuộc cả hai giới, ông mắc bệnh hoa liễu suốt đời có lẽ bắt đầu vào khoảng 1849-50, ngủ với điếm trai ở Beirut và Ai cập, Flaubert mất v́ xuất huyết năo vào năm 1880; trong một thư viết năm 1859, ông dẫn Tissot trong Khảo về chứng thủ dâm nói là một ít tinh trùng mất đi mệt bằng mất ba lít máu] và kết luận là thú nhục dục với sáng tạo văn chương là một, viết đối với Flaubert là một say đắm. [xem: kỳ 1]

Đi t́m việc làm thế nào Flaubert viết ra Madame Bovary, Vargas Llosa dựa trên đáp án của chính tác gia, coi sách không như tạo dựng một hài nhi, nhưng là những kim tự tháp, khởi công bằng đồ án tiên định, giai đoạn đầu là lư chứng, gồm nhân vật, đạo tuyến kịch, những ư ngoại ẩn ngữ căn bản, việc sử dụng từ cũng như phân bố chất liệu thuyết thoại. Flaubert ví những chữ cũng giống như những chiến binh thành Sparte, loại bỏ vào khoảng không những h́nh hài tàn tật, những câu như những lá rừng, khu biệt trong cái giống nhau. Ông cũng ư thức đến nhân tố phi lư trong việc chọn đề tài, khi viết: “Người ta không hoàn toàn tự do viết điều này, điều kia…Bí mật của những kiệt tác là ở đó, trong hiệp đồng chủ đề và tính khí tác giả.” Theo Vargas Llosa, điều đó có nghĩa là tiểu thuyết gia không sáng tạo từ hư vô, nhưng đi theo kinh nghiệm của ông, mà khởi điểm của thực tại giả tưởng luôn luôn là thực tại thật như nhà văn trải nghiệm. Flaubert có thể nói: “Bà Bovary, chính là tôi”, tiểu thuyết gia chỉ tạo ra những câu chuyện lịch sử từ chính lịch sử  cá nhân của y. Nhà văn biến đổi thành văn chương tất cả những ǵ đến với ông, toàn thể đời ông bị tiểu thuyết ăn tươi nuốt sống. Ngay từ thư viết vào tháng hai năm 1842, Flaubert đă quan niệm chân lư ở trong toàn thể, xă hội tốt hay xă hội xấu cũng phải nghiên cứu. Cho nên trong Madame Bovary, ông đă thực hiện những ư niệm thấy và cảm nghĩ. Trong nhà văn, hai con người cùng hiện hữu: con người sống và con người nh́n người khác sống, con người chịu đựng đau khổ và con người quan sát sự đau khổ này để sử dụng nó. Trong thư viết vào tháng chạp năm 1850, ông quan niệm nhà nghệ thuật là một quái trạng, một cái ǵ ngoài tự nhiên. Nhà văn chính là người có thiên chức “quái đản” đó nên coi cuộc đời như một cái cớ thuần túy v́ văn chương, đem lại cho y một tự do ngoại hạng: y có thể sử dụng tất cả v́ công việc của y.

Tuy nhiên mọi kinh nghiệm bắt nguồn từ thiên chức nhà văn đều nhằm khai phá sự lầm than của con người. Vargas Llosa đánh giá là chưa có tiểu thuyết gia nào nh́n rơ như ông về thiên chức này, ví như đám kên kên thích thú được nuôi dưỡng trên xác chết hôi thối, như trong thư gửi Louise Colet, Flaubert không ngượng ngùng thú nhận: khi người ta có kiểu mẫu rơ nét trước mắt, thường người ta viết thật hay, và thực sự c̣n ǵ rơ ràng hơn trong những tŕnh bày tuyệt vời sự lầm than của con người?

Những ổ điếm, nhà thương, xác chết như trong chủ nghĩa lăng mạn đen tiêu biểu cho cái mồi thối tha đó, làm nguyên liệu cho Madame Bovary. Điều quan trọng không phải ở cái nhà văn sử dụng, nhưng là cách sử dụng và tạo thành ra sao mới có ư nghĩa cho văn chương. Những câu chuyện, những nhân vật ngoài đời, những người đàn bà liên hệ, mối dây ngữ học (như từ La tinh bovarium, boarium có làm liên tưởng đến ḅ, Bovary), lư luận phổ hệ về họ Boveri, về vùng như tên người nhạc trưởng Boveri ở Rouen v.vhay không chỉ những cuộc đời tha nhân mà cả kinh nghiệm riêng tư của Flaubert dàn trải như một vết loang trong thực tại giả tưởng, thể hiện trong những hoàn cảnh và nhân vật khác nhau trong tác phẩm của ông, chẳng hạn một t́nh cuồng của cha ông, hay mặc cảm Œdipe [như Sartre tin tưởng, nhằm giải thích những quan hệ khó khăn của Flaubert với cha ông và nguyên nhân sâu xa về chứng bệnh của ông]. Đâu là những nguồn văn chính để dựng thành Madame Bovary?

Những nhà phê b́nh văn học lớn, từ Thibaudet đến Lukács, đều nói đến Cervantès [thật sự, trong Thư tín/Correspondance của Flaubert luôn luôn nhắc đến chuyện Don Quichotte ngay từ hồi nhỏ nghe ông cậu Mignon kể, và tiếp tục đọc lại lúc trưởng thành] và con đường song song giữa Emma Bovary với Don Quijote [Quixote/Quichotte], con người của la Mancha không thích nghi với cuộc sống, lỗi do trí tưởng tượng của y và đọc một số sách, giống như cô thiếu nữ xứ Normande, bi kịch ở chỗ muốn đưa những giấc mộng của nàng vào thực tại. Chính Flaubert đă nhận xét: điều kỳ diệu trong Don Quichotte là vắng mặt nghệ thuật và sự kết hợp thường xuyên giữa ảo tưởng và thực tế đă tạo thành một quyển sách hoạt kê và thi vị đến thế (thư gửi Louise Colet tháng 11 năm 1852). Vargas Llosa nhận xét t́nh trạng cộng sinh ấy trong Madame Bovary cũng sản sinh sự trộn lẫn như thế giữa ảo tưởng và thực tại.

Nguồn thứ hai giới phê b́nh nói đến là Balzac, người mà Flaubert ngưỡng mộ, như chính ông viết: đó là một người mạnh mẽ và hiểu thời đại của ông một cách ngang nhiên. Tuy nhiên Vargas Llosa cũng chú ư đến sự khác biệt giữa hai nhà văn này, khi ông giả định: nếu Flaubert theo những quan niệm văn phong và cấu trúc theo tiểu thuyết của Balzac, chắc hẳn chẳng bao giờ có Madame Bovary trên đời này. Như Ernst Robert Curtius đă nh́n ra sự khác biệt giữa hai nhà văn: một Balzac lạc quan và một Flaubert bi quan đậm dấu ấn trên thế giới tiểu thuyết của họ.

Tôi không kể đến ở đây tư kiến của các nhà phê b́nh văn học khác về Flaubert và tuyệt phẩm của ông mà chỉ nêu ra quan điểm của chính ông: Madame Bovary không có ǵ là thực. Đó là một câu chuyện hoàn toàn chế ra; tôi chẳng đặt t́nh cảm hay hiện hữu của tôi vào đó. Aûo tưởng (nếu có) trái lại đến từ tính vô ngă của tác phẩm.

Điều này làm choáng váng những nhà phê b́nh muốn áp đặt tư kiến lên tác phẩm, cho nên Vargas Llosa phải xét đến chuyện làm sao tiểu thuyết tự thoát khỏi những nguồn, làm sao thực tại ảo nói ngược với thực tại thật đă tạo nguồn cảm hứng cho nó. Vargas Llosa gọi đó là yếu tố bổ khuyết xác định như cấu thành tính nguyên ủy của tác phẩm, tự trị với thực tại ảo, phân biệt với thực. Đây chính là phần quan trọng nhất trong cuốn sách tôi đang tŕnh bày với mọi người, gồm những phần như 1/ liên hợp và bổ khuyết, 2/ bốn thời của tác phẩm, 3/ những biến hóa của nhà thuyết thoại.

Trước hết Vargas Llosa nói đến liên hợp và bổ khuyết từ hai vận động trong sáng tạo tiểu thuyết, những liên hệ giữa hư cấu và thực tại, mà khởi điểm là thực tại thật (nghĩa là cái ǵ nh́n thấy) trong đời sống như nghe, đọc, mộng, chất liệu này không được thuật lại nghiêm xác mà luôn biến hóa. Khi ông hỏi tại sao một số những đối tượng của thực tại ảo sống sót trong kư ức như những nhân vật bằng xương bằng thịt. Mỗi nhà tiểu thuyết tái tạo thế giới theo h́nh tượng của ông, nên chủ nghĩa duy vật chủ quan của Flaubert là một sự kiện khách quan ở trong thực tại ảo. Văn phong chính là phương tiện để biến hóa tự hoạt. Chất liệu thế giới ảo là kết quả của một ngụy tạo qua lời của những đối tượng,nhân vật, t́nh cảm, hành động, tư tưởng, kể cả lời.

Vargas Llosa đặt vấn đề tại sao một số đối tượng của thực tại ảo sống c̣n trong kư ức rơ ràng và phấn khởi như những con người thực bằng xương bằng thịt? Ông trả lời v́ chúng rút ra từ thế giới chết của nơa lực và lớn lên từ một phẩm cách cao sang tối thượng. Trong tiết mục này, ông muốn nói dến những phẩm tính từ một tâm lư học ẩn  mật có khả năng thông tin những bản tin, khơi dậy những tỉnh cảm bất chấp thể xác bất động, mù ḷa, câm nín những hữu thâm nhập một hoạt náo sâu xa, một đời sống ẩn mật. Trong tiểu thuyết của Flaubert, nhà thuyết thoại có cùng mối quan tâm đến sự vật thường dành cho con người, chẳng hạn cái mũ cát-két nói lên t́nh trạng xă hội, kinh tế, thói quen, cảm hứng, trí tưởng, ư nghĩa nghệ thuật, tin tưởng. Đến con người cũng bị vật hóa ở rải rác trong những thời kỳ như đám cưới, khiêu vũ ở Vaubyessard, hội nghị nông dân, cảnh tượng khán trường Rouen v.v…Thực tại ảo c̣n hàm ngụ một thế giới nhị tố, một là hai, nghĩa là toàn thể là một và đảo lại, không có ǵ hiện hữu riêng nó. Thực tại ảo  khác biệt với thực tại thật ở chỗ không đem lại ấn tượng gia bội tự do mà ở trong một kế hoạch bất biến, tùy thuộc vào một quy luật tự tại, ở đó không ai thoát khỏi, thay thế cá tính bằng tính nhị nguyên như thể tế bào nguyên khởi đời sống. Vargas Llosa nhận xét, như vậy trong tiểu thuyết của Flaubert có hai hiện tượng đảo nghịch là sự vật được nhân hóa (nâng lên ngang bằng người) trong khi con người bị vật hóa (hạ thấp con người xuống hàng vật), người và vật ngang bằng nhau, bổ túc lẫn nhau. Chính v́ lẽ đó, có một dây liên lạc riêng tư giữa t́nh yêu và tiền, ḥa lẫn thành cùng một khoái lạc, như Flaubert minh thị: những thèm muốn của xác thịt, khát vọng tiền bạc và ưu uất của đam mê, tất cả hỗn đồng trong cùng một đau khổ.

Trong thực tại ảo, Vargas Llosa phân tích ở tiểu thuyết của Flaubert c̣n một đảo nghịch bản thể khác là đàn bà và đàn ông trao đổi giới tính. Nhân vật chính Emma thật hàm hồ về mặt cơ bản, giữa những t́nh cảm và dục vọng đối nghịch cùng hiện hữu, như nhà thuyết thoại ở một khoảnh khắc nào đó nói về nàng “người ta không phân biệt được ḷng vị kỷ của nhân ái với bại hoại của đức hạnh”. Dưới lớp nữ tính của nàng, ẩn chứa một con người trượng phu quả quyết. Bi kịch của Emma là không được tự do, không những nô lệ như một sản phẩm của giai cấp xă hội, thân phận con người tỉnh lỵ, mà c̣n là hậu quả của tùy thuộc vào giới tính phụ nữ. Nhân vật Emma trước những đam mê và lạc thú của giới đàn ông, từng cay đắng thốt: “chúng tôi, thân phận đàn bà tội nghiệp, không có những tiêu khiển như thế”.

Vargas Llosa diễn nghĩa theo thuật ngữ hiện đại là Emma rơ ràng ư thức hoàn cảnh tự ti của người đàn bà trong xă hội  giả tưởng - một “xă hội sô vanh tượng dương vật” tiêu biểu  như từ vựng chủ nữ ngày nay chỉ ra vậy. Những người đàn bà trong tiểu thuyết của Flaubert nếu mang nam tính không những chỉ ra chức năng để lấp đầy chỗ trống, mà c̣n là một tham vọng tự do, một phương cách tranh đấu chống lại những lầm than khốn khổ của thân phận đàn bà.

 

Đặng Phùng Quân

(c̣n tiếp) 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2011