ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Mario Vargas Llosa,

người đọc Flaubert

kỳ 10

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12,

 

Từ điển triết học 1976, 1986, 1996 của A.R. Lacey chẳng hạn sau khi đề cập sự khu biệt giữa connotation* và denotation* nói đến ở trên, lại dẫn lư luận của Frege phân biệt Sinn với Bedeutung thường chuẩn dich là giác (tiếng Anh: sense) và tham chiếu (A: reference) song thường dùng để chỉ ư nghĩa (A: meaning) ở những thời cảnh khác nhau: trong hai ví dụ ông nêu ra: “sao hôm” và “sao mai” có cùng quy chiếu là sao Kim (A: Venus) để giải thích “sao hôm là sao mai” không thông thường, như “sao Kim là sao Kim”. Quan hệ giữa những thuật ngữ này khá phức tạp. Trong Từ điển triết học 1979, 1984 của Antony Flew, denotation*  của một từ trong luận lư học quy chiếu về những đặc thù mà từ đó có thể áp dụng, trong khi connotation* là định nghĩa trừu tượng, có tính cách sách vở của từ, cho nên denotation* của từ “mẹ” để chỉ tất cả những người mẹ hiện hữu đặc thù, trong khi connotation* là định nghĩa trừu tượng hay mang ư nghĩa “động vật cha mẹ giống cái”; lấy ví dụ trong một số trường hợp như “con kỳ lân” không có denotation* (không thể quy chiếu hay chỉ ra một kỳ lân hiện hữu đặc thù), mặc dần có connotation* (đó là loài vật giống như ngựa với một sừng ở giữa đầu). Flew nhấn mạnh cách sử dụng triết lư này khác với cách dùng thông thường của hai thuật ngữ này, ở đó denotation* của “mẹ” là “động vật cha mẹ giống cái” và connotation* quy chiếu về ngụ ư, hay ư nghĩa phụ (overtones) hay những liên tưởng của từ (tổ ấm, t́nh mẫu tử v.v…). Trong khi đó, Từ điển triết học 1960 của Dagobert D. Runes phân biệt ba ư nghĩa của connotation* là: 1/ đặc tính luận lư của nó được đo lường bằng tổng số những dấu hiệu của khái niệm, đồng nghĩa với bao hàm; 2/ theo J.S. Mill, nó đồng nhất với ư nghĩa  và chỉ thị, connotation* của khái niệm là quy chiếu được xác định về mặt nội hàm; 3/ connotation* của một khái niệm th́ nghèo nàn hơn nội dung thực của nó; denotation* mang ư nghĩa như từ “con người” chỉ thị Socrate, Platon, Aristote v.v.. về mặt này khu biệt với ngoại diên theo ư nghĩa chỉ thị phân lớp của lớp được xác định qua hạn từ. Trong thường dụng, denotation* gần đồng nghĩa với chỉ thị, chẳng hạn tên riêng  có thể chỉ thị  người hay vật mang tên này, c̣n như trong phương tŕnh 2+2=4, dấu + có thể chỉ thị sự cộng và dấu = chỉ thị sự bằng nhau. Đại từ điển Grand Dictionnaire de la philosophie 2003 (của nhà Larousse, Michel Blay chủ biên) khi xác định connotation* từ tiếng La tinh  connotare (cum : với và notare : ghi chú) là điều kiện mà một đối tượng phải thỏa măn thế nào để có thể áp dụng cho đúng hạng từ, dẫn J.S. Mill phân biệt từ connotatif* và từ dénotatif*, ư nghĩa của từ trước là một điều kiện phải được một hay nhiều đối tượng thỏa măn để từ này có thể áp dụng vào những đối tượng này, c̣n từ sau  không là ǵ khác hơn cá thể nó cho phép chỉ thị, giống như quy chiếu. Như vậy trong câu “Paris là một thủ đô”, danh từ riêng chỉ thị một thực thể nhất định nhưng không hàm súc ǵ hết, trong khi phần thuộc từ bao hàm điều kiện là một thủ đô. Saul A. Kripke [trong Naming and Necessity] tranh biện với Frege và Russell để bênh vực quan niệm của Mill về những danh từ riêng là những từ phi- connotatif*. Pascal Ludwig viết mục từ dẫn trên đă đặt một số câu hỏi: Nếu danh từ riêng không bao hàm/connote, làm sao giải thích là những từ không có quy chiếu có thể diễn đạt một thông tin? Mặt khác, làm sao giải thích những danh từ riêng sở hữu cùng một dénotation* có thể đóng góp  bởi những thông tin khác nhau cho một số câu?

Dưới góc nh́n của nhà ngữ nghĩa học Umberto Eco, quan hệ giữa connotation* và denotation*  được thảo luận trên b́nh diện lư luận về những mă trong Trattatio di semiotica generale 1975 (tôi tham khảo bản tiếng Anh: A theory of semiotics 1976), trong đó việc đưa cao lên những mă  được xác định theo Hjelmslev như một ngữ nghĩa học hàm súc có h́nh thái ;

                               Biểu thức        │       ‌        Nội dung

                   ————————————————————

                        Biểu thức  │Nội dung   │

                   —————————— 

                     AB        =  mức nguy hiểm  =   tháo nước

                     BC        =  mức báo động     =   t́nh trạng báo động

                          CD        =  mức an toàn        =   t́nh trạng yên tĩnh

                          AD        =  không đủ             =   nhận nước

[trong ví dụ trên, A,B,C,D là những thành tố của tiết hợp thứ cấp (không có ư nghĩa, như âm vị trong ngôn ngữ bằng lời) phối hợp để tạo thành tố sơ cấp (như AB) có ư nghĩa (như h́nh vị): ví dụ tiêu biểu những mă trong ngữ nghĩa học này là một kỹ sư cần biết một đường dẫn nước trong lưu vực giữa hai núi, được đóng bằng một cửa cống, khi nào đạt tới mức băo ḥa, gọi là 'mức nguy hiểm, cho nên đặt một loại phao trong đường dẫn nước, khi nào tới mức nguy hiểm sẽ làm một máy phát hoạt động tạo ra một tín hiệu  đi qua một kênh và có máy nhận ở cuối ḍng, biến tín hiệu thành một dây thành tố tạo một thông điệp đến một máy tới, ở điểm này tung ra một phản ứng cơ chế để điều chỉnh t́nh trạng ở nguồn (chẳng hạn mở cửa cống để nước thoát đi chậm, như biểu đồ sau đây:

                                                 tiếng động

                                                   ↓

              nguồn→máy phát→tín hiệu→kênh→tín hiệu→máy nhận→thông điệp→điểm tới

                                        ↓                                                                                                  ↓

                                        —————→  mă   ←———————————————

trong mô h́nh này, mă là một thiết bị bảo đảm một tín hiệu điện sinh ra một thông điệp cơ khí phát ra một trả lời]

khi có một ngữ nghĩa mà b́nh diện biểu thức là một ngữ nghĩa học khác.

Sự khu biệt giữa denotation* và connotation* không phải là khu biệt giữa ư nghĩa 'duy nhất' và 'mơ hồ' hay giữa thông giao 'đối chiếu' và 'cảm xúc'. Đặc tính của một mă hàm súc là ư nghĩa tới thường theo quy ước dựa trên ư nghĩa sơ khởi (trong ví dụ trên, người kỹ sư biết phải tháo nước v́ biết nước đă đạt tới mức nguy hiểm). Dĩ nhiên bên nhận phải được chỉ thị khi thông điệp AB gửi tới có nghĩa “tháo” dầu không biết ǵ về hệ thống phân chia nước thành bốn mức. Trong trường hợp này mă là mă chỉ thị và quan hệ giữa AB với “tháo” là một denotation* ; như vậy khác biệt giữa denotation* và connotation* chỉ tùy thuộc vào quy ước mă, không liên quan ǵ tới sự kiện là những connotations* thường kém bền hơn denotations*.

Trong Semiotica e filosofia del linguaggio 1984 (bản dịch Anh ngữ: Semiotics and the Philosophy of Language), Eco  dẫn thuật ngữ denotation* Hjelmslev sử dụng để trở lại luận về vấn đề khu biệt giữa quan hệ của biểu thức ngữ học với nội dung và quan hệ của mệnh đề- dấu hiệu với ư nghĩa kết quả, mức độ đầu có thể vẫn xây dựng trên sự tương đương/đồng giá (equivalence), trong khi mức độ sau xây dựng trên suy luận (inference) là vấn đề phái Khắc kỷ thời cổ đại đă có lư luận về ngôn ngữ và lư luận về dấu hiệu, đă phân biệt rơ σημαίνον/biểu thức/ngữ thái, σημαινόμενον/nội dung/ngữ ư và τυγχάνον/vật nói đến. Phái khắc kỷ đă đề ra khái niệm λεκτόν có thể dịch là 'cái khả thức/diễn tả được ' là một phạm trù ngữ nghĩa luận. Một đặc tính của nó là vô thể/incorporeal. Song Eco phê phán phái Khắc kỷ bỏ lửng không giải quyết vấn đề khu biệt nêu trên.

Sau khi đă duyệt qua những giải thích của luận lư học và ngữ nghĩa học, về mặt cơ sở dựa trên J.S. Mill và Louis Hjelmslev, nói chung connotation* của một từ nhấn mạnh đến những thuộc tính mà nó xác định tính hàm súc để chỉ mặt nội hàm, có thể nói nội hàm của một từ xác định denotation* của từ ấy [ví dụ 'phụ nữ' có thể áp dụng vào những cá nhân như Emma, Anna v.v…song những danh từ riêng như Emma, Anna để chỉ người được gọi tên như vậy, song những từ riêng này không hàm súc, không có những thuộc từ, tức là có danh tính nhất định và không chỉ ư nghĩa như 'ngôn ngoại chi ư']. Cho nên có thể nói chúng đối lập với nhau. Từ điển về thi pháp c̣n xác định connotation* là một toàn bộ những ngữ nghĩa vị (seme: đơn vị nhỏ nhất của ư nghĩa) gắn liền với từ ngữ ở thứ cấp, nên có thể nói đến những giá trị hàm súc là những phán đoán giá tri, những chỉ thị  định vị tác nhân phát biểu, trong đó ngữ cảnh giữ vai tṛ quan trọng [ví dụ, từ bạch phát trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du có những connotations/nghĩa hàm súc khác nhau; ngữ nghĩa vị/seme nói đến trên đây là đơn vị nhỏ nhất từ  sememe< σημαίνω là đơn vị ngữ nghĩa của ư nghĩa; ví dụ từ đầu có nghĩa/denotation: 1/ chỉ thân thể (đầu người) và nghĩa thứ hai 2/ chỉ sự vật (đầu tàu) và có ba hàm ư/connotation: a/vị trí cao (vai tṛ chức năng của đầu người trong hoạt động của thân thể con người) b/ cảm xúc (có óc phán đoán; cứng đầu c/lượng giá (làm việc chung với người khác dễ giải quyết mọi chuyện hơn, hàm ngụ trong tục ngữ: two heads are better than one).

Trong những từ điển cũ thường chỉ có từ denotation*, hoặc không có cả hai, hoặc định nghĩa chung chung. Connotation để chỉ ngữ  ư nội hàmdenotationngữ thái ngoại diên về cả ba mặt luận lư, ngữ nghĩa và thi pháp.  

Sự đối nghịch giữa nhà bác ngữ học và nhà ngữ nghĩa học như Barthes đề cập rốt cuộc để xác định ngữ ư nội hàm/connotation là con đường đắc thủ đa nghĩa của bản văn . Theo Barthes, ngữ ư nội hàm là một xác định, một tương quan , một lối trùng phức mở đầu , một bút pháp có hiệu lực nhờ vào những dẫn chứng ở trước.hay sau hoặc ở ngoài, nhờ vào những sở cứ khác của bản văn (hay của một bản văn khác): không hạn chế mối tương quan này vào cái ǵ hết, cái tương quan này có thể gọi tên khác nhau (như chức năng hay chứng tích chẳng hạn), chỉ trừ việc không nên lẫn lộn ngữ ư nội hàm với liên tưởng những ư niệm: liên tưởng là trở lại hệ thống của một chủ đề, c̣n ngữ ư nội hàm là một giao hỗ quan hệ ở nội tại của bản văn , hay nhiều bản văn; hay nếu muốn, c̣n có thể nói đó là một liên tưởng khai triển qua bản văn-chủ đề ở trong hệ thống của chính nó. (Nguyên văn của Barthes khi hỏi connotation* là ǵ? ông định nghĩa: c'est une détermination, une relation, une anaphore, un trait qui a le pouvoir de se rapporter à des mentions antérieures, ultérieures ou extérieures, à d'autres lieux du texte (ou d'un autre texte): il ne faut restreindre en rien cette relation, qui peut être nommée diversement (fonction ou indice, par exemple), sauf seulement à ne pas confondre la connotation et l'association d'idées: celle-ci renvoie au système d'un sujet; celle-là est une corrélation immanente au texte, aux textes ; encore, si l'on veut, c'est une association opérée par le texte-sujet à l'intérieur de son propre système). Sở dĩ Barthes nhấn mạnh đến điều này, nhằm để giải tỏa việc phân tích, mổ xẻ bản văn ở đây không liên quan ǵ đến trường phái duy tâm lư học, hay dùng phương pháp tâm lư học trong việc nghiên cứu bản văn.

Sau khi đă xác định thế nào là ngữ ư nội hàm, tầm quan trọng của nó về mọi mặt : mặt cục bộ, ngữ ư nội hàm là những nghĩa/sens không ở trong từ điển, văn phạm của ngôn ngữ viết ra bản văn ; mặt phân tích, xác định qua hai không gian : một không gian liên tục do dăy những câu văn liên tục và một không gian kết tụ nhiều sở cứ của bản văn tương ứng với những nghĩa khác ở ngoài bản văn tạo thành nhiều khối ngữ ư ; mặt địa h́nh, xác định phân bố những nghĩa, lan ra như một đám bụi vàng trên mặt ngoài của bản văn (nghĩa ở đây là vàng) ; mặt triêu trưng, là khởi đi của một mă, tiết hợp một tiếng nói được tạo ra trong bản văn ; mặt động lực, là một trấn áp mà bản văn bị chế phục, là khả năng của trấn áp này (nghĩa ở đây là một lực) ; mặt lịch sử, khi qui kết những nghĩa khả chứng, xây dựng một Văn chương của Ngữ ư ; mặt chức năng, sinh ra nghĩa kép theo nguyên tắc, làm biến đổi tính thuần túy của thông giao : đó là một "tiếng đồn" tự ư, khởi thảo kỹ lưỡng, dẫn nhập vào đối thoại giả tưởng giữa tác giả và người đọc, một phản-thông giao (Văn chương là một lối viết sai có chủ ư) ; mặt cấu trúc, là hiện hữu của hai hệ thống xem như khác nhau, ngữ thái ngoại diên và ngữ ư nội hàm, cho phép bản văn vận động như một cuộc chơi, mỗi hệ thống giao chuyển cho hệ thống kia tùy theo những nhu cầu của một ảo cảnh/illusion nào đó ; sau cùng về mặt ư thức hệ, cuộc chơi này có lợi là bảo đảm cho bản văn cổ điển một thiên chân/innocence nào đó : một trong hai hệ thống nói trên quay lại và chỉ định : hệ thống của ngữ thái ngoại diên ; nó không là cái đầu tiên của ư nghĩa, nhưng giả vờ là như vậy ; dưới ảo cảnh này, rốt cuộc nó là cái cuối cùng của những ngữ ư nội hàm (dường như vừa xây dựng vừa đóng lại bản đọc), huyền thuyết cao cấp  nhờ thế mà bản văn giả như quay về với bản nhiên của ngôn ngữ, với ngôn ngữ như tự nhiên : một câu, dầu có nghĩa nào đó, theo phát biểu của nó, tự hậu dường như  có vẻ nói cho chúng ta một cái ǵ thuộc đơn giản, tự diện, nguyên thủy : của cái thật, đối với nó tất cả những ǵ c̣n lại (đến sau, ở trên) là văn chương ?

Đọc bản văn theo nhiều nghĩa là xu thế chung của lư luận văn học hiện đại, dầu là Bakhtin, Barthes, Blanchot, Vargas Llosa v.v...

Đặng Phùng Quân

(c̣n tiếp) 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2011