ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Mario Vargas Llosa,

người đọc Flaubert

 

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12,



Mario Vargas Llosa, nhà văn sinh trưởng ở xứ Peru trong năm 2010 đă được Viện Hàn lâm Thụy điển trao giải Nobel. Như vậy, ông là một trong số ít những nhà văn châu Mỹ La tinh được chọn vào đoạt giải văn chương có tầm vóc quốc tế này, trong số đó có Gabriel Garcia Marquez, người từng là bạn và cũng là người ông đă viết một luận án nhan đề Garcia Marquez: historia de un deicidio/ lịch sử của một người giết thượng đế vào năm 1971.

Hành trạng Vargas Llosa xem ra ly kỳ hào hứng hơn nhiều những nhà văn từng trúng giải Nobel văn chương trong quá khứ. Ngay từ khi ông chào đời, cha mẹ ông đă ly dị nhau, bên ngoại nuôi dưỡng ông và dấu chuyện này khi nói với ông là người cha đă chết (sự thật chỉ rơ trong nhiều năm về sau khi ông và  thân phụ  gặp lại nhau); cuộc hôn nhân đầu là ông lấy em dâu của cậu ḿnh, tên Julia Urquidi vào năm 1955, lúc đó ông mới 19 tuổi (Vargas Llosa sinh năm 1936) và Julia hơn ông 10 tuổi. Họ đă di cư qua Tây ban nha, nơi ông đă nhập tịch (tuy nhiên vẫn giữ cả quốc tịch Peru), xứ sở “theo ông đă mang lại cơ hội cho ông có tiếng với thế giới”, rồi qua Pháp khi ông tin được học bổng để theo học song hy vọng này không thành, họ vẫn ở lại Paris và thôi nhau ít năm sau đó; Vargas Llosa kết hôn một năm sau với người em họ tên Patricia Llosa vào 1964; Vargas Llosa và Garcia Marquez là những nhà văn ủng hộ nhà độc tài Fidel Castro nhiệt thành, tuy nhiên Vargas Loso đă vỡ mộng về thần tượng chính trị này trong khi Garcia Marquez vẫn trung thành, hai nhà văn này từng suốt 30 năm không nh́n mặt nhau, và có  lần gặp gỡ, Vargas Llosa đă đấm vào mặt Garcia Marquez, gây một tiếng vang xấu xa trong văn giới; Vargas Llosa thất vọng với trào lưu khuynh tả và có ư khuynh hữu, ông từng ghé Mexico và tuyên bố một câu để đời  “Mexico là chế độ chuyên chính/độc tài toàn diện”; ông đă từng trở về quê hương và chạy đua vào chức vị Tổng thống năm 1990 song thất cử (nếu thành ông, ông cũng là một trong số hiếm người trong văn giới ở chức vị này, như Radhakrisnhan, Masaryk, Vaclav Havel); tiểu thuyết La tia Julia y el escribidor/D́ Julia và người viết văn năm 1977 một phần dựa vào t́nh tiết hôn nhân những năm sống với người vợ đầu tiên và bà này đă viết thiên hồi kư Lo que Varguitas no dijo (những ǵ cậu nhỏ Vargas đă không nói) tố cáo là ông giấu diếm nhiều điều cũng như bà là người đă giúp đỡ ông nhiều trong sự nghiệp văn chương.

Văn nghiệp của Vargas Llosa khởi từ tác phẩm đầu tiên mang tên La ciudad y los perros/thành phố và những con chó xuất bản năm 1963 đă trúng một giải văn chương ngay. Những tiểu thuyết kế tiếp như La casa verde/Căn nhà lam 1965, Conversación en la cathedral/nói chuyện với nhau trong nhà thờ 1969 cho đến những La tia Julia y el escribidor, La fiesta del chivo/lễ hội của dê 2000... biểu hiện những sinh hoạt hiện thực của đời sống chính trị xă hội đầy hoạt kê của vùng Trung Nam Mỹ.

(Để biết khái quát về tiểu thuyết của Vargas Llosa, người đọc có thể tham khảo Mario Vargas Llosa: A Collection of Critical Essays do Charles Rossman và Alan Warren Friedman chủ trương biên tập năm 1978 hay Mario Vargas Llosa của Raymond Leslie Williams xuất bản năm 1986 (Williams viết về ba đối tượng chính: một giới thiệu tổng quát viết của Vargas Llosa, minh giải những cái khó về mặt kỹ thuật trong tiểu thuyết của ông cho những độc giả không chuyên môn và phân tích cặn kẽ những tiểu thuyết này).

Tôi chú trọng đến hai tác phẩm của Vargas Llosa: El pez en el agua/cá trong nước ông viết như một tự sự về cuộc đua vào chức vụ Tổng thống xuất bản năm 1993 và La orgio perpetua (Flaubert y Madame Bovary)/ Cuộc say đắm triền miên 1975 viết về tiểu thuyết Madame Bovary và cuộc tiếp cận văn chương Flaubert, nhà văn đă viết ra tác phẩm tuyệt vời này.

Nhan đề tác phẩm của Vargas Llosa viết về Flaubert lấy hứng từ một câu trong thư của Flaubert gửi cho Mlle Leroyer de Chantepie vào năm 1858: Phương tiện duy nhất để chống đỡ hiện hữu, đó là tưởng vọng trong văn chương như một cuộc say đắm triền miên (Le seul moyen de supporter l'existence, c 'est de s'étourdir dans la littérature comme dans une orgie perpétuelle) . Trong tiểu luận phê b́nh này, Vargas Llosa đă nói ngay sự chọn lựa h́nh thái phê b́nh: một, tính cá thể và chủ quan có giá trị trong quá khứ mà những nhà bênh vực nó gọi là cổ điển, hai là phân  tích tác phẩm một cách khách quan theo những quy luật phổ quát, ba là xét đến lịch sử văn chương và ông sử dụng cả ba h́nh thái trong việc đọc tác phẩm của Flaubert.

Đứng ở góc nh́n ấy, Vargas Llosa đă phê phán bộ sách mấy ngh́n trang của Jean Paul Sartre (người một thuở rất được ông ngưỡng mộ) viết về Flaubert, nhan đề L'Idiot de la famille. Gustave Flaubert de 1821 à 1857 (Kẻ ngốc trong gia đ́nh. Gustave Flaubert từ 1821 đến 1857). Dự án của Sartre rơ ràng khoanh vùng thời gian trong hành trạng Flaubert (sinh năm 1821, mất năm 1880) từ lúc sinh ra đến năm xuất bản tiểu thuyết Madame Bovary. Cái hứa hẹn ở lời cuối của quyển ba là sẽ thử trả lời những vấn đề [này] qua việc đọc lại Madame Bovary. Sartre không thể viết tiếp v́ thị lực đă kém, gần như mù ḷa.

Một học giả Mỹ, bà Hazel E. Barnes, chuyên gia dịch và nghiên cứu Sartre đă viết quyển Sartre and Flaubert xuất bản năm 1981 với lời tựa: bà thử làm công việc b́nh luận về những ǵ đối với bà là những bổ túc có ư nghĩa vào toàn bộ tư tưởng triết học của Sartre và những đóng góp quan trọng để hiểu Flaubert hơn. Trong chiều hướng này quyển sách như nhan đề đă nêu là cả về Sartre lẫn Flaubert. Barnes cũng bày tỏ biết ơn với những người đă viết về Flaubert, đặc biệt là những thông tin và quan niệm trong những sách của Benjamin Bart, Victor Brombert, Jean Bruneau, Philip Spencer, Enid Starkie và Francis Steegmuller. Trong thư mục, Barnes cũng không biết đến quyển sách của Vargas Llosa; hoặc là Barnes không đọc sách viết bằng ngôn ngữ Tây ban nha, mà măi đến năm 1987 sách viết về Flaubert của Vargas Llosa mới được dịch qua tiếng Anh The Perpetual Orgy, Flaubert and Madame Bovary, hoặc giả Barnes cố t́nh không nói đến một tác phẩm phê phán Sartre?

Trước khi nói về sách của Vargas Llosa, hăy đọc Barnes để xem tông đồ của Sartre xét nghiệm có phê phán (critical examination) tác phẩm của người thầy ra sao?

Barnes phân chia sách của ba làm ba phần chính: về tác giả Madame Bovary, về nhà văn trong hoàn cảnh và về nhà viết tiểu sử với tư thế của nhà phê b́nh văn học. Những vấn nạn chính Barnes nêu ra để tiếp cận tác phẩm của Sartre là chúng ta có thể chấp nhận “Flaubert” của Sartre như thể Flaubert không? Có nghĩa đây chính là hành trạng thực về Flaubert, hay chỉ là một tiểu thuyết hay tự truyện của Sartre? Hai là Sartre đă làm phong phú cũng như thay đổi nhận thức của chúng ta về những tiểu thuyết, truyện ngắn của Flaubert theo những ngả đường nào chăng? Ba là L'idiot de la famille quan hệ với những công tŕnh khác của Sartre ra sao, có nghĩa là mọi quan tâm triết lư hiện diện trong tác phẩm cuối cùng này, liệu có phải như thắt lại mối kết chung cuộc, hay mâu thuẫn, biến đổi triệt để với những ǵ trước đó, hay mở ra con đường mới cho người ta noi theo? Cũng như giải quyết vấn đề quan hệ giữa con người triết lư với con người nhà văn sáng tạo nơi Sarttre?

Để nói về Flaubert, Barnes theo lộ đồ của Sartre đi t́m đứa con khờ trong gia đ́nh, hay tị nạnh và làm mọi người thất vọng, lại có thể trở thành thiên tài, phải là nhà văn. Hai tập đầu tiên của L'idiot de la famille  vẽ lại lịch sử phát triển tâm lư cá nhân của Flaubert, từ cấu thành đến quá tŕnh tổng thể hóa làm nên con người Flaubert. Trong hai phần này, theo Barnes, Sartre đă phân tích cấu trúc tâm lư căn bản phát triển nhân cách của Flaubert, phán đoán tiêu cực về những ǵ ông coi là cái xấu/le mal, những ǵ tích tụ lại trong cơn khủng hoảng suy nhược thần kinh/névrose và chọn lựa sau cùng để là một nhà văn. Trong phần thứ ba, Elbenhon ou la dernière spirale/Elbenhon hay xoắn ốc cuối Sartre phân tích ư nghĩa và những hậu quả của chọn lực trở thành nhà văn.

Trong phần viết về nhà văn trong t́nh huống, Barnes chú ư đến ư định của Sartre muốn chỉ ra hoàn cảnh khách quan của văn chương và liên hệ với những vấn đề cá nhân của Flaubert, điều ông gọi là “tinh thần khách quan” và “chứng thần kinh suy nhược khách quan”. Barnes muốn nói tầm quan trọng của thời kỳ này theo Sartre v́ chỉ ra những yêu cầu và mâu thuẫn của văn chương, những vấn đề nào đặt ra cho những nhà hậu lăng mạn và tại sao  suy nhược thần kinh là một đáp ứng khả hữu.

Viết về Flaubert của Sartre, theo Barnes là diễn ngữ của một luận đề, nhằm trả lời cho những nhà văn ở thế kỷ trước, một phần là dự tưởng về những phát triển văn học cho tới đầu thế kỷ 20 (1900), như một phản tư về những sự biến lịch sử và những thái độ biến đổi trong xă hội. Song nghiên cứu của Sartre như thế nào: trước hết là một thử thách để chứng tỏ chủ nghĩa Mác và phân tâm học có thể hợp đồng với nhau trong nghiên cứu cụ thể, từ bỏ những t́m ṭi lư luận, như Barnes dẫn ngay mở đầu lời tựa Sartre đă viết: L'idiote de la famille là phần tiếp theo Questions de méthode/Vấn đề phương pháp [phần dẫn đầu trong quyển Critique de la raison dialectique/Phê phán lư trí biện chứng 1960]. Chủ đề của nó là người ta có thể biết ǵ về một con người ngày nay? Định ư của Sartre là muốn chứng minh tính không thể phân hóa được chỉ là bề ngoài, v́ mỗi thông tin đặt đúng chỗ trở thành một phần của toàn thể không ngừng tự lập và khai mở tính đồng bộ sâu xa của nó với mọi thành phần khác. Sartre quan niệm con người không bao giờ là một cá thể, tốt nhất là phải gọi con người là một phổ quát đặc dị/universel singulier, phổ quát do tính phổ quát đặc dị của lịch sử nhân loại, đặc dị do tính đặc dị phổ cập những dự án của nó, cho nên yêu cầu của con người là phải được nghiên cứu đồng thời cả hai phía. Tại sao lại chọn Flaubert để nghiên cứu, đối với Sartre, ngoài lư do cá nhân, Flaubert là người sáng tạo ra tiểu thuyết “hiện đại”, ở ngă tư đường của tất cả những vấn đề văn chương của chúng ta ngày hôm nay. Barnes dẫn lời Sartre trả lời ngay cho câu hỏi 'tại sao lại là Flaubert' trong một cuộc phỏng vấn “là v́  ông là ảnh tượng/imaginaire; với ông tôi ở ngoài biên, giới tuyến của mộng”, và ông c̣n nói thêm là L'idiot de la famille giải quyết vấn đề quan hệ giữa cái thực và cái ảo, có nghĩa là tác phẩm này của Sartre cũng là phần tiếp của L'imaginaire 1940. Barnes nhận xét: khi chọn Flaubert làm đề tài, không những Sartre chỉ thực hiện hành trạng của một nhà văn, song c̣n viết một quyển sách về văn chương cũng như về điều chọn lựa để trở thành người sáng tạo ra những ảnh tượng. Như chính Sartre xem viết về Flaubert là một đường lối giả tưởng, là một tiểu thuyết thực sự. Mặt khác Sartre cũng minh định không làm một công tŕnh phê b́nh văn học, nhưng là một công tŕnh triết học. Sartre quan tâm đến phân biệt khái niệm với ư niệm, như trong tập Hai, xác định: “với ư niệm/notion, tôi hiểu là lĩnh hội toàn diện nhưng được cấu trúc của một thực tại con người  đă đưa thời tính hóa - như  thể trở thành định hướng - vào trong cảm thức tổng hợp mà nó muốn có ở đối tượng của nó và đồng thời ở chính nó”.

Barnes ghi nhận L'idiot de la famille biểu hiện trận đấu cuối cùng trong cuộc chiến giữa Sartre/nhà văn và Sartre/nhà triết học thụ ủy.


Đặng Phùng Quân

(c̣n tiếp) 

 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2011