ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Mario Vargas Llosa,

người đọc Flaubert

kỳ 7

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12,

 

Vai tṛ quan trọng của những chữ in nghiêng theo Vargas Llosa hàm nghĩa biến đổi nhà thuyết thọại, biến đổi mau lẹ quan điểm; khi Flaubert trong Madame Bovary  sử dụng dấu hiệu biểu đồ này nhằm tránh những lẫn lộn, đă ư thức cách mạng trong việc bẻ gẫy sự phân cách cứng nhắc giữa nhà thuyết thoại toàn tri với nhân vật thuyết thoại, trong cùng một câu như dẫn chứng nói trên. Vargas Llosa nêu một ví dụ khác, để chỉ ra làm thế nào nhà thuyết thoại bất kiến và mẹ của Charles lần lượt kể ấn tượng xấu về Emma đối với mẹ chồng: “Bà thấy nàng là loại người quá cao ngạo cho vị trí may mắn của ḿnh; củi, đường và đèn sáp đi theo hàng như trong một căn nhà lớn, và số lượng thịt hầm nướng trong bếp có thể đủ cho hai mươi lăm đĩa!”  Chỉ một đoạn ngắn như vậy đồng thời kể một sự kiện từ hai viễn cảnh, của nhà quan sát toàn diện và của những tác nhân trong truyện. Song không chỉ những biến đổi của nhà thuyết thoại, những tiếng nói nhân vật nhập vào trong tiếng nói của nhà thuyết thoại và làm cho y im lặng một khoảnh khắc nói ra những sáo ngữ. Những câu như vậy tạo ra tŕnh độ tu từ của thế giới ảo, chẳng hạn ở ví dụ trên: với tính táo bạo, một con người luôn luôn thành công trong thế giới diễn tả một triết lư thực dụng và lạc quan, của chủ nghĩa cá nhân tàn bạo, tâm trí của kẻ chiến thắng tưởng trong đời sống muốn là được. Lịch sử bà Bovary chứng tỏ muốn không có nghĩa là có thể được, không phải cứ  có gan và giàu tưởng tượng  là thành công trong những điều người ta đề ra. Câu nói của bà mẹ Bovary  về nàng dâu Emma dẫn trên nói lên một tâm trí đầy những tư kiến. Cả một giai cấp cơ hội chủ nghĩa, hiện thể một cộng đồng, một gia đ́nh, một tôn giáo, một đạo đức.Trong chiều hướng này, những chữ in nghiêng đồng thời mang ư nghĩa một biến đổi khác, cộng với biến đổi của nhà thuyết thoại, đó là biến đổi tŕnh độ thực tại. Những biến đổi trên cấp độ tu từ và thực tại này chính là bản thể của thực tại ảo, qua ng̣i bút văn phong Flaubert trở nên tự nhiên.

Theo Vargas Llosa, văn phong là nỗi ám ảnh lớn của Flaubert, như thể nguồn gốc của những cam khổ lớn lao trải trên mọi sách của ông. Thư tín của ông càng làm rơ nét những nỗi ghê gớm của văn phong qua bao nhiêu chứng từ về việc ông phải vật lộn trong  việc thực hiện mục tiêu này, qua những câu rườm rà viết ra, xóa bỏ, viết lại đáp ứng những yêu cầu về phản hưởng, ḥa điệu, chính xác và h́nh thái thị kiến. Qua thư từ, Flaubert diễn tả cái đáng giá nhất trong Madame Bovary là văn xuôi của ông đạt tới tŕnh độ nghệ thuật như thơ, tuy nhiên theo Vargas Llosa, ông đă không biết là văn xuôi của ông đă thực hiện được cuộc chinh phục lớn lao nhất là những đức tính h́nh thức, không trực tiếp phụ thuộc hay gắn bó không thể văn hồi với cái bó buộc đầu tiên của văn xuôi tiểu thuyết, đó là truyện kể. Chắc hẳn ông nghĩ đến khả năng của tản văn là tiếp chạm được khả giác của người đọc nhờ vào nhạc tính và tạo h́nh của ông, không kể ǵ đến việc thuyết thoại. Vargas Llosa nhận xét Flaubert cấu tạo những ảnh tượng một cách thận trọng và nói chung hoàn tất một miêu tả hay một sự biến, hữu ích v́ sự công chính của tỷ giảo làm nổi bật những hàm súc tâm lư, đạo lư hay tượng trưng của một thời kỳ, chẳng hạn như những ẩn dụ xuất hiện trong miêu tả chiếc xe loan t́nh ái của Emma và Léon “gần với ngôi mộ và lắc lư như con tầu”. Những ảnh tượng này thay v́ nâng tŕnh độ “nghệ thuật” của tiểu thuyết lại đưa ra một bước ngoặt cầu kỳ, của thời đại và đôi khi dễ dăi, thú vị nhẹ nhàng như so sánh hạnh phúc của Charles sau hôn nhân thứ hai với sự tiêu hoá: Trái tim đầy những chân phúc của ban đêm, tinh thần trầm lặng, thân thể hài ḷng, hắn gậm nhấm hạnh phúc của ḿnh như những người, sau bữa ăn vẫn cón nhai hương vị những nấm mà họ tiêu hóa.

Tuy nhiên, theo Vargas Llosa nhận xét dường như Flaubert không ư thức tầm quan trọng của văn phong gián tiếp tự do, v́ trong thư tín của ông không có một phương thức “lư luận” nào về phương pháp thuyết thoai này, mà chính đó mới là cái uyển chuyển trong văn phong của ông, tạo ra những biến đổi thường xuyên, phối hợp điều ḥa những viễn tượng khác nhau cấu trúc lên thực tại ảo trên nhiều b́nh diện. Mục tiêu của Flaubert là nhằm chỉ ra nhà thuyết thoại toàn tri với nhân vật kề cận đến độ biên giới biến mất, đâu là chủ thể suy nghĩ, nhà thuyết thoại bất kiến hay nhân vật. Văn phong này dùng để kể thân tư, như kỷ niệm, t́nh cảm, cảm giác, ư niệm, ở nội tại như thể người đọc kề cận nhân vật.

Khác biệt với tiểu thuyết trước khi Madame Bovary ra đời là văn phong gián tiếp tự do mở ra con đường đắc thủ nội tâm nhân vật, tiếp cận ư thức, khiến người đọc có ấn tượng thấy được ư thức vận động đến trước hay không thiết yếu trở thành diễn đạt bằng lời, nghĩa là cảm và chia xẻ một chủ thể tính. Sử dụng th́ bán quá khứ/l'imparfait theo phê b́nh luận là chuyên chở một cách vô t́nh thuyết thoại của ngoại giới vào nội giới và đảo lại. Văn phong gián tiếp tự do đem lại cho tản văn của Madame Bovary có phẩm chất uyển chuyển, mở ra và tỉnh lược để có thể thực hiện mọi biến chuyển trong không gian và thời gian mà không làm biến chất tiết điệu và thống nhất của thuyết thoại.

Vargas Llosa liên hệ với trường hợp Joyce chắc hẳn chịu ảnh hưởng Flaubert khi phá vỡ những quy phạm luận lư để tạo một tương đương gần nhất với đời sống tinh thần, sáng tạo ra ḍng ư thức/stream of consciousness. Văn phong gián tiếp tự do  biểu hiện bước tiến vĩ đại của tiểu thuyết nhằm để kể trực tiếp quá tŕnh tinh thần, nhằm miêu tả cái thân tư, qua lư giải của nhà thuyết thoại, hay một độc thoại bằng lời, nhưng không biểu hiện nó bằng một văn tự dường như phải  đặt để người đọc vào trung tâm của tính chủ thể nhân vật.

 

Trong phần ba, Vargas Llosa dưới tiêu đề “tiểu thuyết hiện đại thứ nhất” đánh giá tiểu thuyết của Flaubert xứng đáng được xem như đặt nền tảng cho tiểu thuyết hiện đại. Tại sao vậy? V́ hầu như xây dựng toàn bộ chung quanh h́nh bóng mảnh rẻ của phản- nhân vật. Những từ ngữ phản tiểu thuyết, phản  nhân vật hiểu theo nghĩa hiện đại, như tiểu thuyết mới/nouveau roman cho nên Vargas Llosa giải thích:

Quả thực, Madame Bovary là một thế giới của những con người mà sự hiện hữu gồm những nhỏ mọn, giả thiện, bất hạnh và những giấc mơ tầm thường. Ngoài việc biểu hiện một đoạn tuyệt với những thế giới vinh danh của tiểu thuyết lăng mạn, nó c̣n khai mạc kỷ nguyên tiểu thuyết hiện đại, ở đó cái tầm thường nhận ch́m một cách hệ thống những nhân vật/anh hùng, tước bỏ cái lớn lao về mặt đạo lư, lịch sử, tâm lư của chúng đến cùng tận tuyệt đỉnh của quá tŕnh hủy hoại này ở thời đại của chúng ta ngày nay, chúng hóa thành những trầm tích, những thực thể sống trong t́nh trạng giả chứng, thành một dao chuyển những hướng động thực vật (như trong tiểu thuyết của Beckett hay Nathalie Sarraute), hoặc tiến xa hơn, như trong những tiểu thuyết của một Sollers, mới thành một tiếng ồn những lời nói. Sự giảm tiệm tiến nhân vật - không phải kết liễu qua cái chết của tiểu thuyết, như một số những người bi quan sợ, nhưng dường như là một quá tŕnh đối lập của tái thiết của nhân vật tiểu thuyết, trên những cơ sở khác nhau -  chắc chắn khởi đầu với quyển tiểu thuyết thứ nhất của con người này trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời tự tin có thể xây dựng một nghệ thuật tiểu thuyết dựa trên cái “b́nh thường” như trong thư ông gửi nữ sĩ George Sand năm 1875: “Tôi luôn gắng sức đi  vào tận sâu tâm hồn mọi sự vật và dừng lại trên những thông luận lớn lao nhất, và tôi cố t́nh quay mặt đi với cái ngẫu nhiên và kịch tính. Không có những quái vật và cũng không có những anh hùng!”

Ngay ở đề từ phần ba, Vargas Llosa đă dẫn thư của Flaubert gửi Louise năm 1853 viết: Nghệ nhân phải dựng lên tất cả: ví như một cái máy bơm, có trong con người y một cái ống lớn xuống tận gan ruột sự vật , trong những tầng sâu thẳm. Y hút vào và làm tóe lên những ǵ c̣n la đà trên mặt đất và những ǵ người ta không thấy, dưới ánh nắng thành những tua nước khổng lồ.

Ông lư giải sự khác biệt giữa Flaubert và các nhà văn lăng mạn ở chỗ theo quan niệm của họ là mô tả cái đẹp đến độ mệt nhoài, ở hai cực của thực tại, một đằng xấu xí như Quasimodo, một đằng xinh đẹp như nàng du mục nhỏ bé trong khi mọi sự cách đều những cực này và liên quan đến hiện hữu tầm thường và buồn bă của những con người thường trong Madame Bovary. Theo Vargas Llosa, Flaubert có quan niệm của tự nhiên chủ nghĩa về tiểu thuyết, cái tầm thường và cái nghèo khổ dường như  chính đáng bởi v́ chúng xác thực, biểu hiện kinh nghiệm của con người. Như thư viết gửi Louise: Xă hội chẳng phải là tấm mạng vô tận những hẹp ḥi, nhỏ mọn, giả thiện, bất hạnh sao?  Nhân loại như thể nhung nhúc trên địa cầu, giống như một nắm rận nhơ bẩn trên một cồn đất bao la.

Ở tiểu thuyết nói trên, ngự trị vương quốc của cái tầm thường, vũ trụ xám của con người không phẩm chất, mà theo Vargas Llosa, đó không phải thế giới tư sản, nhưng rộng lớn hơn bao suốt những giai cấp xă hội. Tiểu thuyết của Flaubert khác với tiểu thuyết của Balzac với đầy những nhân vật biểu hiện mọi mức độ tư sản.

Trong bài viết nhân ngày sinh thứ một trăm của Emile Zola, Lukács nhắc lại lời Zola khi nói đến Madame Bovary  là “dường như công thức của tiểu thuyết hiện đại, rải rác trong tác phẩm đồ sộ của Balzac được giản lược và phát biểu rơ ràng trong bốn trăm trang của một quyển sách.” Những nhân tố tạo thành nền tảng cho nghệ thuật mới lớn lao này của Flaubert, thứ nhất là phải kể đến việc thủ tiêu mọi nhân tố lăng mạn: “Sự hợp thành tác phẩm không nhằm vào chọn lựa những khung cảnh  và trong một trật tự hài ḥa những phát triển. Chính những khung cảnh là những cái sinh trưởng đầu tiên, cấm mọi điều tưởng tượng dị thường.”

Tuy nhiên, theo Vargas Llosa, dường như quy luật mới mà chính Flaubert đề ra (xem thư gửi G. Sand nói đến ở trên) không tuân thủ: h́nh ảnh xấu xí Quasimodo cũng phảng phất thoáng hiện trên những đường phố Yonville biến hóa thành kẻ mù ḷa đầy    

mụn nhọt , trong khi Emma có những nét thừa hưởng từ cô nàng du mục lăng mạn xinh xinh. Cho nên ông có thể nói “chủ nghĩa hiện thực” của Flaubert trước hết là một chủ nghĩa lăng mạn hoàn tất hơn là bị khước từ. Tiểu thuyết này đă khai triển ư niệm hiện thực ngự trị trong thời đại Flaubert đem lại một xung động mới cho ư hướng tổng diện hóa văn thể tiểu thuyết.

Chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lăng mạn, chủ nghĩa tự nhiên trong thời đại này vẫn c̣n trong tranh luận. Như  vấn đề: Thuyết thoại hay miêu tả? Hay vấn đề: Madame Bovary có là tiền phong của tiểu thuyết hiện đại?

Như nhà thơ đương thời của ông, Baudelaire (1821-1867) đă viết về tác phẩm này trong khi định vị Flaubert đă xem ông như “một khí tượng kỳ diệu  phủ một vùng mây vinh diệu lên xứ sở, như một cực quang phủ ngập lên băi sa mạc lạnh giá những ánh sáng thần tiên”. Những tên tuổi như de Custine với Aloys, le Monde comnme il est, d'Aurevilly với Une Vieille Maîtresse, Champfleury, Charles Barbara, Paul Féval đi t́m cả đời cái danh vọng mà Flaubert đă thành công ngay từ đầu này.

Quả thực, ngày nay những tên tuổi trên đă rơi vào quên lăng. Hans Robert Jauss trong bài viết bàn về văn học sử như một thách đố của lư luận văn học [in trong Pour une esthétique de la réception (bản dịch tiếng Pháp 1978); Toward an Aesthetic Reception (bản dịch tiếng Anh 1982)] , trong đề cương 3 đă nói đến một “nhậy cảm văn chương” kh́ so sánh tiểu thuyết Fanny của Ernest Feydeau (bạn Flaubert) cũng về đề tài ngoại t́nh đă thắng lợi ngay với mười hai lần tái bản trong một năm, với số bán vượt trội hẳn tiểu thuyết Madame Bovary, ngày nay không c̣n được nhớ đến. Jauss coi đó là một “biến đổi những chân trời” kỳ vọng. Antoine Compagnon trong Le Démon de la théorie 1998, khi đề cập lư luận tiếp thu văn chương của Jauss đă nói đến khu biệt nghệ thuật thực (làm mới) với nghệ thuật gọi là phép liệu lư/art culinaire (giải trí), trong lịch sử tiếp nối những chân trời kỳ vọng này , như những nhà h́nh thái luận coi là một năng động của tính phủ định mỹ học.

Đặng Phùng Quân

(c̣n tiếp) 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2011