ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Mario Vargas Llosa,

người đọc Flaubert

kỳ 8

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12,

 

Trong những phân tích đă nói đến ở trên, văn phong gián tiếp tự do, hệ thống thực tại ảo như một hệ thống nhị tố là h́nh thái nhị thức, khả năng nhị hữu, Vargas Llosa nhận xét Flaubert c̣n dùng phép hoán xưng như một chủ đề phản nghệ thuật. Ông dẫn một thư gửi Louise, Flaubert đă viết: “Không có những chủ đề tốt hay xấu, có thể xem như một công lư khi đứng ở góc nh́n nghệ thuật thuần túy, chỉ có văn phong duy nhất là một cách tuyệt đối để nh́n mọi sự vật” như một tuyên ngôn h́nh thái luận phá hủy quan niệm của những nhà viết tiểu thuyết lăng mạn trước đây, như cái đẹp của một tác phẩm phụ thuộc vào những yếu tố như sự thành thật, tính độc đáo, những t́nh cảm hàm chứa trong chủ thể. Cho đến thế kỷ 19, người ta vẫn c̣n xem tiểu thuyết như một thể loại b́nh dân và ít nghệ thuật nhất trong văn chương, trong khi thơ và kịch là những h́nh thái cao sang của sáng tạo. Với Flaubert th́ ngược lại: nhà văn biến đổi thế giới con người tầm thường, tinh thần thấp kém thành chủ đề tiểu thuyết, tiểu thuyết cũng như thơ chủ yếu phụ thuộc vào h́nh thái, v́ h́nh thái quyết định cái xấu và cái đẹp của mọi con người, chân lư và dối trá của họ. Flaubert tuyên bố tiểu thuyết gia trước hết phải là một nghệ nhân, một con người lao tác trong văn phong  miệt mài, bất hoại. Tóm lại, đem lại cho đời sống những kinh nghiệm có thể san xẻ với mọi người, nhờ vào một nghệ thuật được tinh luyện, cao nhă. Cho nên Flaubert đ̣i hỏi tản văn của ông phải có sự trong sáng, đam mê và mau lẹ. Theo Vargas Llosa, hai mối quan tâm của tác giả Madame Bovary là trông vào những chủ đề tầm thường và nỗi quan tâm ám ảnh về h́nh thái. Những đệ tử theo ông sau này lại chia ra hai phái v́ đối lập hai ứng xử này, cuộc chiến giữa những người thuộc hiện thực, h́nh thái hay tự nhiên chủ nghĩa (thế hệ Zola, Daudet, Maupassant, Huysmans). Tuy nhiên, cái b́nh thường, tầm thường chỉ có một đời sống văn chương nếu như người sáng tạo phải phú cho nó một đặc tính ngoại lệ nhất định, như một kinh nghiệm đặc thù và duy nhất. Trong tiểu thuyết Madame Bovary những con người tầm thường, với những tham vọng và những vấn đề nhỏ nhoi sở dĩ gây được những ấn tượng như thể những con người ngoài lẽ thường ở nội tại cung cách b́nh thường của họ nhờ vào cấu trúc và chữ nghĩa sáng tạo ra chúng. Henry James là người đầu tiên nhận ra trong The art of the fiction 1884 là nhờ Flaubert mà tiểu thuyết đă trở nên một trong những h́nh thái nghệ thuật lớn ở châu Âu. Marcel Proust trong bài viết À propos du style de Flaubert (trong Chroniques 1927) xem Flaubert như bậc thầy của văn phong. Vargas Llosa nhận xét : quả thực tiểu thuyết Madame Bovary xuất hiện như tiên khu của Proust  v́ qua phương pháp miêu tả, văn phong gián tiếp tự do mở một cánh cửa ra tính chủ thể của nhân vật, trực tiếp biểu hiện đời sống của tinh thần, qua kư ức làm sinh động những kinh nghiệm đă tàn rụi, mang lại ư nghĩa cho những kinh nghiệm mới ; tái tạo một thực tại trên b́nh độ ưu thế của kinh nghiệm, đó là kư ức tổ chức và tái tổ chức cái thực làm lại những ǵ đă bị thời gian muốn tiêu hủy.

Một đặc điểm của tản văn hiện đại là độc thoại nội tại, cho nên Vargas Llosa khi đọc Flaubert liên tưởng đến trường phái tiểu thuyết mới của những tác gia Pháp. Tuy Thibaudet là người đầu tiên đă nhận xét văn phong gián tiếp tự do ngày nay lưu truyền khắp nơi, và chắc chắn người ta bắt chước từ Flaubert, song Vargas Llosa quan niệm ở đây không phải là việc bắt chước (trong văn chương không phải vấn đề đạo đức, nhưng là vấn đề nghệ thuật), mọi nhà văn sử dụng những h́nh thái đă dùng, ở những mức độ khác nhau ; tính độc đáo không chỉ sáng chế những phương pháp, nhưng c̣n là đề ra một lối sử dụng riêng, làm phong phú những phương pháp đă có. Ư nghĩa của văn phong gián tiếp tự do không ở chỗ do kỹ thuật này minh chứng tính nội tại được vô số tiểu thuyết gia hiện đại sử dụng với cùng những đặc tính mà Flaubert dùng, song ở khởi điểm của một dẫy những phương pháp, trong khi cách mạng những h́nh thái thuyết thoại cổ truyền, cho phép tiểu thuyết miêu tả thực tại tâm linh, biểu hiện một cách sống động tính thân tư tâm lư. Văn phong gián tiếp tự do thể hiện trong tiểu thuyết hiện đại qua hai con đường, một tiêu biểu nơi diễn ngôn Proust tiên khởi của tái cấu trúc chậm và màu mỡ bằng kư ức thời gian đi qua, một tiêu biểu nơi độc thoại nội tại Joyce trong hồi chót Ulysse và hoàn thiện, biến hóa trong tiểu thuyết Faulkner.

Khi phát biểu quan điểm của chính Flaubert về tác phẩm của ḿnh, ông xác định đó là một câu chuyện ông chế ra, ảo tưởng đến từ tính vô ngă; điều mà Vargas Llosa nhận xét giới phê b́nh đă lẩn tránh nói đến quan hệ giữa Flaubert và nhánh tiểu thuyết hiện đại đối nghịch với khuynh hướng tâm lư, có thể gọi là tiểu thuyết ứng xử, khách quan, như nơi Dos Passos và Hemingway. Nhà thuyết thoại toàn tri, hay vô h́nh/bất kiến mà một số nhà phê b́nh xem như Hemingway phát kiến thật sự đă thấy ở Flaubert là người đầu tiên thử một số h́nh thái văn tự để tạo cho nó khả hữu, như đă nói đến ở trên [x : gio-o kỳ 7]. Geneviève Bollème, người viết La leçon de Flaubert đă dựng lập gia hệ giữa Flaubert và những nhà văn của 'tiểu thuyết mới',  tiêu biểu như Robbe-Grillet, đó là miêu tả truyện kể, phân tích và diễn tả những t́nh cảm mà những sự vật tượng trưng hay phù trợ, ḥa lẫn giữa chúng. Trong tiểu thuyết xu hướng ứng xử hiện đại, hiện thực phê phán hiện đại, là miêu tả không ngừng thế giới khách quan, những liệt kê tỉ mỉ, vô ngă, những hành vi ứng xử, đối tượng và nơi chốn xóa đi sự hiện diện của nhà thuyết thoại. Những tiểu thuyết gia hiện đại cũng như Flaubert sử dụng miêu tả khách quan nhằm làm cho nhà thuyết thoại của tiểu thuyết/hư cấu trở thành vô h́nh, tính tự chân của truyện kể phụ thuộc vào tính vô h́nh này.

Một vấn đề cơ hồ như đă lỗi thời là tranh biện vấn đề nghệ thuật vị nhân sinh hay vị nghệ thuật, tuy nhiên vẫn thường đặt ra dưới góc cạnh khác, về mặt người sáng tạo. Khi luận về tiểu thuyết của Flaubert ở đây , nói đến tính thụ động và trung tính của nhà sáng tạo  dựa trên những lư luận của Flaubert, như đă nói đến ở trên, Vargas Llosa hỏi phải chăng có một nghịch lư giữa quan điểm của Flaubert với quan điểm của trường phái Brecht, trào lưu mô phạm và đạo đức chủ trương chân lư mỹ học không thể tách rời chân lư lịch sử v́ văn chương có trách nhiệm giáo hỗ con người về mặt ư thức hệ. Tôi sẽ đưa ra ư kiến về Bertolt Brecht trong nhận xét tổng quan lư luận của Vargas Llosa ở phần kết; nơi đây, tôi vẫn chỉ tŕnh bày lập  luận của Vargas Llosa theo sách của ông.

Vargas Llosa viết : tôi luôn luôn có ư so sánh Brecht với Flaubert bởi v́, thật lạ lùng, mặc dầu mỗi người đại diện cho một trong hai cực đoan thế nào để hiểu thiên chức của nhà văn và bản tính của tác phẩm văn học, đối với tôi dường như các ông trong tác phẩm của ḿnh có một số điểm chung : mỗi người thu đạt được trong tác phẩm của ḿnh, trong một trường hợp khác của mâu thuẫn giữa những ư hướng và thực hiện mà văn chương th́ trọn vẹn, những kết quả đối nghịch với những điều họ đề ra trong lư giải chúng. Khởi điểm của họ từ thù hận "tư sản", song với Brecht, tư sản mang ư nghĩa giai cấp xă hội bóc lột, làm chủ tư liệu sản xuất, c̣n đối với Flaubert không có ǵ khác hơn là đối nghịch giữa "những văn nhân, là Quần chúng, nói rơ hơn, là truyền thống Nhân loại", c̣n tư sản là những "con người bận áo thụng, áo lễ". Theo Vargas Llosa, Brecht quan niệm nói và truyền bá chân lư là sứ mệnh chính của văn chương, những ư tưởng cơ bản trong những lư luận của ông tỏa trên kịch anh hùng ca, c̣n Flaubert ngược lại chỉ quan tâm đến những vấn đề liên hệ đến con người của ông và văn chương, với cớ ghét tư sản, ông ghét và khinh thị mọi người, ông yêu văn chương v́ dường như đối với ông đó là một cách đào thoát cuộc đời và trả thù nó. Nếu như Brecht là người có những ư niệm xă hội quảng đại, nhậy cảm với bất công mà nạn nhân là thành phần đa số, và có một cái nh́n lạc quan th́ ngược lại Flaubert có cái nh́n bi quan về mặt lịch sử, v́ quan niệm tương lai thường tệ hơn hiện tại, mà hiện tại lại tệ hơn quá khứ, và không có giải pháp mà theo ông cũng không có ǵ bất công v́ con người không xứng đáng hơn cái khác. Cái chủ nghĩa hoài nghi mà Vargas Llosa mệnh danh là đen và kiêu ngạo này về định mệnh con người có lẽ để giải thích ngầm cho lư luận vô cảm của Flaubert, bảo vệ một nghệ thuật dửng dưng và khách quan của một văn chương phi luân lư, ở đó mọi sự đến không cảm xúc hay can thiệp của bên ngoài, như thư ông gửi cho Mlle Leroyer de Chantepie : Nhân loại là như vậy, không phải để thay đổi nhưng để nhận thức nó.

Cái nghịch lư giữa Brecht và Flaubert như đă đề cập ở trên theo Vargas Llosa là sản phẩm nghệ thuật của hai thái độ đối nghịch tương ứng với hai lư luận của họ : nhà dân chủ Brecht viết tác phẩm trong thực tiễn dường như giả định cái bệnh ấu trĩ hay xuẩn động của quần chúng, cho nên văn chương của ông nhằm dạy dỗ, cái thông điệp đưa ra như mệnh lệnh áp đặt lên độc giả hay khán giả của ông, chỉ có tuân thủ hay khước hạ tuyệt đối. Ngược lại, Flaubert thể hiện tác phẩm trong thực tiễn giả định sự trưởng thành và tự do của người đọc, nếu có một chân lư trong tác phẩm văn chương (bởi có thể nhiều chân lư và mâu thuẫn với nhau), ẩn giấu trong ḍng nhân tố cấu tạo tiểu thuyết, và tùy vào người đọc khám phá ra nó, những kết luận đạo đức, xă hội, triết lư của lịch sử mà tác giả tŕnh ra trước mắt họ. Ư thức hệ tiềm ẩn trong tiểu thuyết của Flaubert, như một cấu trúc khái niệm từ cái được sáng tạo, không phải có trước, một cái ǵ ở sâu trong lịch sử mà cả tác giả lẫn người đọc có quyền như nhau trong việc t́m hiểu và đưa ra ánh sáng. Chính người đọc dựa vào trí thức của ḿnh, với những xác tín và kinh nghiệm, liên kết hư cấu với thực tại, ảo tượng với cái sống. Do đó, nhà tiểu thuyết không thích con người lại sinh ra một nền văn chương khả kính của người đọc, trong đó con người này được đối xử ngang hàng và chia phần với tác giả trong nhiệm vụ hoàn tất tác phẩm trong việc khai phá ư nghĩa của nó, trong khi ngược lại, nhà văn yêu thích con người lại sinh ra một nền văn chương hàm chứa khinh thị, và ít ra hồ nghi câu chấp đối với người đọc bởi đ̣i hỏi nơi người đọc sự phục ṭng và cả tin.

Mối quan hệ giữa văn chương và xă hội cũng được Vargas Llosa khai phá, không phải để nói đến Madame Bovary mang lại cái ǵ cho tiểu thuyết, song như một điển h́nh cho quan niệm của Flaubert về thiên chức nhà văn của ḿnh, nhất là ở thời hiện đại (qua sự phát triển xă hội công nghiệp) phân chia ra hai ngành văn chượng, một loại văn chương tiêu thụ (tiêu biểu cho văn học với những sách bán chạy/best-sellers của thế giới tư bản và văn chương bài ngoại, dễ dăi và chính thống của thế giới xă hội chủ nghĩa) với một loại văn chương kinh nghiệm và bí truyền (đ̣i hỏi một tŕnh độ nghệ thuật, những quy luật ẩn mật, văn chương công chính của sáng tạo).

Vargas Llosa xem Flaubert là một trường hợp sáng tạo đối với vấn đề này. Oâng dựa trên những thư từ Flaubert gửi cho bằng hữu, để chỉ ra một trực giác lo ngại mối nguy hiểm cho thiên chức văn chương v́ phụ thuộc vào kỹ nghệ, do sự phát triển công nghiệp, sự bành trướng của thị trường chữ nghĩa, nỗi e ngại tự do của ông bị đe dọa khi rơi vào guồng máy công nghiệp. Oâng chủ trương văn chương không phải là một công vụ, nhưng là một phép trị liệu chống lại tuyệt vọng, một phương cách bảo trợ đời sống đối với ông đáng ghê sợ. Viết đối với ông là một đền bù vị kỷ : tiêu biểu nhất là từ ngữ Vargas Llosa đă dùng làm nhan đề cho thiên biên khảo trong thư Flaubert gửi cho tiểu thư Leroyer de Chantepie "phương tiện duy nhất để chống đỡ hiện hữu, đó là tưởng vọng trong văn chương như một say đắm triền miên" (1858), mười năm sau ông viết cho công chúa Mathilde "không có cái thực nên người ta phải t́m an ủy trong gỉa tưởng", ở một thư gửi ba năm sau, Flaubert khẳng định "khi chúng ta thấy thế giới quá tệ, nên phải đi nương náu trong một thế giới khác" như một yếu tố bổ khuyết , vào 1873, trong thư gửi George Sand, ông bày tỏ văn chương là nỗi đam mê của ông : Khi tôi không c̣n có quyển sách nữa, hay không mơ viết một quyển sách, nỗi chán chường khiến tôi khóc lên được.

Những điều đó khiến Vargas Llosa nhận xét Flaubert như một người đứng bên lề xă hội, dựa trên những điều kiện như xă hội công nghiệp mới h́nh thành, sự phát triển mau lẹ giai cấp tư sản mà thiên chức văn chương của ông như một thái độ cá nhân chủ nghĩa, một mỹ học về cái bất khả thông giao, tự vận của tiểu thuyết, một nghệ thuật của cái đặc thù, manh đoạn, không phô diễn, hủy triệt.

Tuy nhiên, Vargas Llosa khẳng định Flaubert không là người đào huyệt chôn tiểu thuyết, chủ nghĩa bi quan của ông không chuyển tải một văn chương thầm lặng, một kỳ tài duy ngă, một lối chơi chữ ngữ học quí tộc với những quy luật cấm đoán can thiệp của công chúng. Từ cái thế giới riêng của ông, Flaubert qua văn chương đă dùng tiểu thuyết như một phương tiện tham phần tiêu cực vào đời sống. Bi quan, thất vọng, thù hận không ngăn thông giao cần thiết, điều duy nhất có thể bảo đảm cho văn chương một chức năng trong xă hội c̣n quan trọng hơn là một giải trí xa xỉ, hay một môn thể thao thượng lưu, nhưng c̣n tạo cuộc đối thoại giữa người sáng tạo và xă hội một bản tính bức thiết và liều lĩnh, cao giá và trước tiên là phản loạn. Văn chượng đối với Flaubert có khả năng đi ra ngoài nhũng ǵ cuộc đời cho phép, như trong thư gửi Louise năm 1852: Đó là lư do tôi yêu Nghệ thuật. Ít ra ở đó tất cả là tự do trong thế giới những hư cấu này. Ở đó tha hồ làm mọi sự, vừa làm vua và thần dân, hoạt động và thụ động, là nạn nhân và thầy tu. Không có giới hạn.

Cầm bút như thủ đắc một niềm tin cậy, biến những đau thương và thất vọng nhận được từ tha nhân thành những công kích chống lại xă hội, như thư gửi Louise năm 1853 : tôi sẽ trả thù ! Trong mười lăm năm tới đây, tôi sẽ cho ra mắt một quyển tiểu thuyết lớn hiện đại !

Những tiểu thuyết Madame Bovary khởi sự đạo lư và phong tục và kết thúc ở Bouvard et Pécuchet với văn hóa và khái niệm tri thức, vừa là nguyên nhân và hậu quả của sự không phỉ chí, mối lo toan của con người trong xung đột với thế giới, t́m ra một cách sống, một sáng tạo sàng lọc, xét lại, làm tiêu ṃn sâu xa những xác tín của một thời đại. Tác giả Madame Bovary  hiểu là văn chương công chính tất phải luôn luôn nguy hiểm ; trong mọi tác phẩm của Flaubert, tiểu thuyết  luôn luôn là lời kêu gọi của một người với những người khác t́m thấy lại trong ảo tượng thuần lời để cảm thấy cuộc đời là không đủ mà những tác phẩm này bù lại và biện bác một cách phi thường. Flaubert đă viết một tiểu thuyết có khả năng liên hợp nguyên ủy với thông giao, tính xă hội với phẩm chất. Theo Vargas Llosa, một lời công bằng nhất đối với tác phẩm của người thầy này hơn một trăm năm sau có thể gọn lại là: thiên tài của ông làm bằng nhẫn nại, tài năng của ông là công tŕnh thuần bằng lao động.

Đặng Phùng Quân

(c̣n tiếp) 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2011