ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Mario Vargas Llosa,

người đọc Flaubert

kỳ 3

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12,

 

Nếu Vargas Llosa xem việc chuyển hướng của Sartre từ chỗ lư giải Flaubert từ hiện sinh chuyển sang phân tâm học, đối với ông như một hiếu kỳ hơn là trách cứ Sartre, nhưng càng đi sâu vào việc đọc tập hai bộ L'idiot de la famille, ông càng cảm thấy Sartre sa vào lănh vực tâm lư học và xa rời văn chương. Điều đó có nghĩa là Sartre không đi “giải thích” Flaubert, mà chỉ coi như một cái cớ để minh họa những cơ chế của nhân cách thác loạn thần kinh. Ông ví Sartre như vướng vào màng nhện do chính ḿnh giăng ra, nghĩa là lẩn quẩn trong mê cung , Flaubert biến thành hơi, chỉ c̣n những diễn tiến tâm thần, tách rời trường hợp cá biệt, nghĩa là cái chung xóa bỏ đặc dị, trừu tượng xóa bỏ cụ thể. Điểm tệ hại là phân tích lịch sử-xă hội càng đi sâu vào một đứt đoạn với cái trước, như thể bát đầu một nghiên cứu khác. Vargas Llosa nhận xét: quyển sách đột nhiên ngừng lại, như thể tác giả đă bị mệt mỏi làm ông đứt gánh giữa đàng. Sartre chỉ nghiên cứu những bản văn về thời thơ ấu và thành niên của Flaubert  đă cạn kiệt thời gian mà vẫn chưa đả động ǵ đến tiểu thuyết đầu tay của Flaubert, kết quả chỉ là một hài nhi quái vật, một đứa bé không lồ, một sản phẩm ẩn ức và tài ba. Dẫu sao, dưới mắt phê phán của Vargas Llosa, sự thất bại này có thể đem đối chiếu giữa một người viết L'idiot de la famille (là Sartre) với một người viết Bouvard et Pécuchet (là Flaubert), với những lư đồng nhất, cả hai là những toan tính vô khả thi, những công việc dẫn tới thất bại, bởi v́ cả hai đều ấn định trước một mục tiêu không thể đạt tới, nhét đầy một tham vọng một cách phi nhân: toàn thể tính. Ở Flaubert, ư tưởng tŕnh bày toàn thể tính của con người (hay của vô tri thức) trong tiểu thuyết là một không tưởng, giống như nắm lấy toàn thể tính của một cuộc đời, giải thích một con người bằng cách tái tạo lại mọi nguồn từ xă hội, gia đ́nh, lịch sử, văn hóa, tâm lư, sinh học, ngữ học về lịch sử con người ấy, mọi gịng của nhân cách khả thị và bí mật của nó. Thảm bại thành chiến thắng trong cuộc phiêu lưu như vậy, do muốn đạp đổ mọi giới hạn, ra ngoài cái khả hữu, chỉ định một đỉnh cao ṿi vọi cho tiểu thuyết và phê b́nh.

Dường như đây là kết thúc cái lịch sử t́nh yêu của Vargas Llosa đối với Sartre, Flaubert và nhân vật Emma. Ông mới thực sự ra khỏi mê trận để khởi viết về “người cầm bút” Flaubert, những biến chuyển của người thuyết thoại, những thời tính trong tiểu thuyết Madame Bovary, sự h́nh thành tiểu thuyết hiện đại đầu tiên [như Georg Lukács đă nhắc lại lời Emile Zola nói về tiểu thuyết này: Dường như h́nh thành tiểu thuyết hiện đại tản mạn trong công tŕnh đồ sộ của Balzac vừa mới thu giản và được phát biểu ra rơ ràng trong bốn trăm trang của một quyển sách. Quy luật của nghệ thuật mới đă được viết ra. X. Balzac und der französische Realismus/Balzac và chủ nghĩa hiện thực Pháp,1952 im Aufbau-Verlag].

Những phê phán phân tâm học hiện sinh của Vargas Llosa dường như đánh dấu lần đầu tiên, một nhà phê b́nh đả kích Sartre như vậy. Những học giả nghiên cứu Sartre thường bỏ qua mảng tư tưởng này, có lẽ thứ nhất, không được những nhà phân tâm học “chính thống” chú ư, thứ hai, trường phân tâm học Lacan làm lu mờ những toan tính kiểu Sartre đem phân tâm học vào triết học. Những chuyên gia phân tâm học cộng tác với Les Temps Modernes của Sartre, như Jean Pouillon, J.-B. Pontalis  cũng không nói đến phân tâm học của Sartre. Tuy nhiên, mối quan hệ triết học, phân tâm học và phê b́nh văn chương theo cái nh́n hiện sinh của Sartre là một vấn đề sẽ nói đến sau.

 

Trở lại với việc Vargas Llosa trong tiểu luận La Orgía perpetua như ông tŕnh bày là tập trung đặc biệt vào tiểu thuyết Madame Bovary nhằm t́m hiểu tiểu thuyết là ǵ và thể hiện ra sao, sau cùng nữa là thử định vị nó trong khuôn khổ những tiểu thuyết khác làm sao khả hữu và phong phú nhờ vào cuốn tiểu thuyết này.

Dự tính của Vargas Llosa như  chức năng một nhà nghiên cứu, một nhà văn khảo nghiệm và trả lời cho câu hỏi: tiểu thuyết là ǵ? [như nhà triết học đi t́m đáp án cho: triết học là ǵ?], song ta cũng đừng quên nỗi đam mê của Vargas Llosa với quyển tiểu thuyết nói trên, nên tôi gọi ông là người đọc Flaubert, như ở đề từ khởi sự phần hai, ông dẫn thư của Flaubert gửi cho Louise Colet: tôi là một người cầm bút; tôi cảm nhận từ nó, v́ nó, quan hệ với nó và nhiều điều khác với nó.

Vargas Llosa có thể liệt vào hàng ngũ những người như Blanchot, Robbe-Grillet, Michel Butor nghĩ và viết những điều [khác với nhà phê b́nh văn học thuần túy] đưa vào trong tiểu thuyết của họ, như bóng với h́nh.

Hai tập biên khảo phê b́nh văn học đồ sộ của Vargas Llosa là García Márquez: historia de un deicidio 1971 dầy 667 trang viết về nhà văn này như trong phần viết về “nhà tiểu thuyết và những quỉ sứ của y” xác định: Viết tiểu thuyết là một hành động nổi loạn chống lại thực tại, chống lại Thượng đế, chống lại sáng tạo, là thực tại. Nó là một toan tính để sửa sai, lấp đầy, hay thủ tiêu thực tại thật, thay thế bằng thực tại giả tưởng mà nhà tiểu thuyết sáng tạo ra. Y là nhà đối kháng chế độ: y tạo ra một đời sống ảo, tạo ra những thế giới bằng lời bởi v́ y không chấp nhận đời sống và thế giới như hiện thực (hoặc giả y nghĩ chúng như vậy). Ở căn để thiên chức của y là một cảm nghĩ không bằng ḷng về cuộc đời; mỗi tiểu thuyết là một kẻ giết chúa bí mật, một sát nhân biểu trưng của thực tại. (dẫn theo Raymond Leslie Williams, sdt).

Khái niệm tiểu thuyết chứa đựng nổi loạn, đối kháng, giết chúa tuy áp dụng vào tiểu thuyết Trăm năm cô quạnh/Cien años de soledad của García Márquez song thực ra chính là quan điểm tản mạn trong những nghị luận văn chương của Vargas Llosa.

Ngay từ chương về người cầm bút ở phần hai, Vargas Llosa mưu t́m hành trạng xây thành Madame Bovary 1851 trong quan hệ với tiểu thuyết Tentation de St-Antoine 1849 từ chuyển biến văn chương nhằm quyết đinh t́m ra một “phương pháp” đối nghịch giữa hai tiểu thuyết, nghĩa là “khởi từ những giới hạn của cuốn này, Flaubert phát hiện những phẩm chất của cuốn kia”. Vargas Llosa dẫn lời Flaubert: bây giờ tôi ở trong một thế giới hoàn toàn khác, thế giới của quan sát cẩn mật những chi tiết tầm thường nhất. Tôi có cái nh́n nghiêng về những bèo bọt mốc meo của tâm hồn. Ở đó xa rời với những bốp chát huyền thuyết của tiểu thuyết Saint Antoine và cũng như chủ đề khác biệt, viết trong một phương sách hoàn toàn khác. Tôi muốn trong sách của tôi, không có một vận động duy nhất , hay một phản tư duy nhất của tác giả. [thư viết ngày 8 tháng hai năm 1852].                           

Trong chú giải ở tiết 7, Vargas Llosa ghi nhận Flaubert khám phá ra quan hệ tương tác giữa lư luận và thực tiễn văn chương, nghĩa là mọi công tŕnh sáng tạo hàm chứa một quan niệm khái quát về văn tự, cấu trúc bản văn và những quan hệ giữa hư cấu và thực tại. Trong quá tŕnh xây dựng Madame Bovary, Flaubert nhấn mạnh phải t́m ra trong mỗi tác phẩm đang viết có thi pháp tự tại của riêng nó. 

Nhận định thi pháp của Flaubert ra sao, Vargas Llosa ngay trong 20 tiết về người cầm bút/nhà văn Flaubert đă theo dơi từ khởi điểm h́nh thành tiểu thuyết Madame Bovary, bắt đầu bằng nhận xét: có vẻ như một hoành đoạt (tâm trạng vỡ mộng, bị thất vọng) [frustración/frustration/Versagung]. Như đă nói ở trên, trước quyển tiểu thuyết thành công này, là một quyển tiểu thuyết thất bại: La tentation de St-Antoine/Cám dỗ của thánh Antoine. Tuy vậy, từ bản thảo đầu của tiểu thuyết này, định mệnh của Flaubert đă có khúc rẽ: văn chương giờ đây ngự trị tác giả, tràn đầy niềm vui, lo ngại, sợ hăi khi ông bắt đầu đọc cho những bạn thân như Maxime Du Camp và Luois Bouilhet nghe. Khởi từ quyển tiểu thuyết thành công, theo Vargas Llosa, Flaubert trở thành người sáng tạo đích thực khi chống lại xu hướng trữ t́nh, cảm tính và lăng mạn nhờ vào phê b́nh gay gắt của bạn thân, giúp Flaubert trở thành nhà văn khác với tác giả những bản viết đầu tay. Nói khác đi, ông đă quyết định được một phương pháp cho quyển tiểu thuyết lớn là Madame Bovary. Trong những nguồn tác động lên công tŕnh hoàn thành tiểu thuyết của Flaubert là thư từ, đặc biệt với người t́nh Louise Colet; một lư thuyết về tiểu thuyết, được cấu trúc trong những năm tháng theo đà khai sinh ra quyển sách, tự phát và tự do toàn diện nhất trong sáng tạo văn chương. Trong lao động khổ cực, với vấn đề phong cách, Flaubert rơi vào trạng thái mất quân bằng cảm xúc , giận hờn sôi nổi đă đưa ông đến chỗ suy nhược thần kinh. Song văn chương là môn trị liệu tối hảo. Qua thư tín 1858, ông viết cho tiểu thư Leroyer de Chantepie: sách đối với tôi bao giờ cũng chỉ là một cách sống trong một môi trường nào đó. Aáy chính là điều giải thích những do dự, lo âu và chậm chạp nơi tôi. Câu này tóm gọn tuyệt vời phương pháp Flaubert: xây dựng từ từ, tỉ mỉ, có hệ thống, ám ảnh, ngang bướng, có tư liệu, lạnh lùng và nhiệt thành của một lịch sử. Nhờ đó Flaubert phát hiện (chế) ra hệ thống làm việc như một thi pháp, khi viết Madamre Bovary.

Quả thật, trước Mallarmé, trước phê b́nh mới của thế kỷ 20, Flaubert là người tiên khu, tiền phong của một xu hướng văn chương hiện đại, khi đặt đối tượng/hữu của văn chương/văn tự là quyển sách. Trong Triết học và Văn chương 1974, tiết V về quyển Sách tôi dẫn Derrida “hiện hữu, là hiện-hữu-trong-quyển-sách” để muốn nói quyển sách không là một ẩn dụ triết lư, nhưng có một cơ cấu thự6c sự, chứa đựng diễn tŕnh biện chứng vượt qua cái chế tự nhiên và cái chết ư thức...tại sao lại quyển sách, không phải con người?

Vargas Llosa mô tả từng chi tiết như một thước phim sống hoạt động của Flaubert trong cung cách làm việc hàng ngày, thức dậy vào giữa trưa, sau khi dùng điểm tâm với mẹ, hay đôi khi chỉ có con chó của ông quấn quít bên cạnh, đọc thư từ (những lá thư của Luoise đến mỗi ngày), dùng một tiếng đồng hồ dạy cô cháu Caroline những bài học địa dư, lịch sử và văn phạm; vào hai giờ trưa ông lui vào trong pḥng làm việc (liền với pḥng ngủ của ông), có một khoảng hiên nh́n ra ḍng sông Seine, và những đồi cây bạch dương êm đềm; ông ngồi trên ghế làm bằng gỗ sồi, chiếc bàn tṛn rộng phủ vải tuyn xanh kê trước cửa sổ mở, một ống bút lông ngỗng, cạnh nghiên mực pha lê h́nh con ếch, những tầng kệ sách chung quanh, chiếc phản phủ da gấu trắng, đây đó rải rác những kỷ vật (chiếc điếu dóng, ống tẩu, cá sấu nhồi rơm) lưu niệm từ những chuyến viễn du phương Đông; vào đông, ông để ḷ sưởi lửa sáng, vào hạ cửa sổ để mở, luôn luôn bận áo ngủ chùng bằng lụa trắng phủ đến chân, viết cho đến bẩy, tám giờ tối, dùng cơm chiều với mẹ, nói chuyện gẫu một lúc rồi trở lại pḥng làm việc, ch́m đắm trong thế giới tiểu thuyết (tự ḿnh tạo ra) đến hai, ba giờ sáng; vào thời điểm này ông vẫn c̣n sức để viết những lá thư dài cho Louise, nhiều lúc c̣n trầm ngâm sôi nổi trong cố gắng chỉ để sửa một câu văn. Thời khắc biểu đó có thay đổi đôi chút vào cuối tuần, khi bạn ông Louis Bouilhet đến thăm (họ giam ḿnh trong căn pḥng làm việc, đọc và phê b́nh lẫn nhau; Flaubert hoàn toàn tin cậy ư kiến của Bouilhet, như một ư thức phê b́nh trong việc hoàn tất tiểu thuyết Madame Bovary song họ cũng dành nhiều thời giờ chủ nhật cho việc bàn luận những bài thơ Louise Colet gửi đến. Khi Bouilhet đi Paris vào tháng mười 1853, ngày chủ nhật trở lại như mọi ngày khác.

Tôi kể lại những điều Vargas Llosa trần thuật tường tận về cách sống và làm của Flaubert như thế, để so sánh với lối phân tích của Sartre về Flaubert; cả hai đều là những người viết tiểu thuyết. Lấy một ví dụ về Sartre, khi ông viết: Nơi Flaubert có một chủ nghĩa Platon của tri tưởng: những con người thực [trong gia đ́nh] Bovary tham dự  vào ư tượng/ ειδος đặc dị “Emma” như những khách thể ngẫu nhiên của thế giới khả giác tham dự vào những Ư niệm khả tri, đối với Platon.

Đương nhiên, dưới góc nh́n triết lư của Sartre, c̣n có phân tích soi mói kiểu phân tâm học, như Sartre dẫn từ lời Tựa: tưởng như nghe một người suy nhược thần kinh nói “ngẫu nhiên” trên trường kỷ của nhà phân tâm học. Ông vin vào một lời trong thư của Flaubert; cái căn để xưa mà người ta không biết, đó là vết thương sâu xa luôn được dấu kín; Sartre muốn đi khai thác nguồn gốc vết thương “luôn được dấu kín” này. Và đó chính là cái phân tâm học hiện sinh Sartre sử dụng và Vargas Llosa phê phán quyết liệt.

Đặng Phùng Quân

(c̣n tiếp) 

 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2011