ĐẶNG PHÙNG QUÂN

Mario Vargas Llosa,

người đọc Flaubert

kỳ 11

 

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12,

 

Trong Hành trạng tư tưởng giữa hai thế kỷ 2002 tôi đặt vấn đề: Viết: : đọc - mối quan hệ bất khả thi, sau khi chỉ ra sự bất khả của quan niệm “văn chương nhập cuộc”. Cho nên viết (cho) không một ai.

Theo Jean-François Lyotard, nhà văn chỉ viết trong sự vắng mặt của người đọc. Tính hiện đại khu biệt với xu hướng cổ điển ở chỗ đó: nhà văn cổ điển có thể viết khi tự đặt ḿnh vào vị trí người đọc, để có thể thay thế người đọc, phán đoán và hoàn tất từ quan điểm người đọc. Tính hiện đại của văn chương tiền phong th́ ngược lại. Nhà văn viết không có người đối thoại.

Ở tiết V của S/Z, Barthes viết:  đọc không là một hành cử vô dụng…đó là một lao động, và phương pháp của lao động này thuộc địa h́nh: tôi không bị ẩn dấu trong bản văn, tôi chỉ không thể được tính ra chỗ ở đó thôi: nhiệm vụ của tôi là cử động, chuyển dịch những hệ thống mà cảnh sắc không dừng ở bản văn, cũng không dừng ở “cái tôi”: về mặt khai triển, những ư nghĩa được chứng thực, không phải bởi “cái tôi” hay kẻ khác, song do dấu ấn hệ thống: không có bằng chứng nào khác của một bản đọc ngoài phẩm chất và kiên tŕ của hệ thống tính, nghĩa là chức năng của nó. Quả thật, đọc là một việc làm của ngôn ngữ. Đọc, là t́m thấy những ư nghĩa/sens (có thể hiểu ngheo nghĩa tiếng Đức: Sinn), và t́m thấy chúng, là nêu tên chúng; song những ư nghĩa được gọi tên này lại mang về những danh xưng khác. Theo Barthes, những danh xưng gọi tên nhau, tụ hội và tập hợp chúng lần nữa lại muốn được minh danh: tôi  đặt tên, gọi tên, nhắc lại tên, bản văn cũng kinh qua như vậy, đó là một xướng danh trong chuyển biến/sinh thành, một ước chừng không ngưng nghỉ, một công việc hoán dụ. Đối với bản văn đa phức, việc quên một ư nghĩa không thể coi là một lỗi lầm, đọc nhằm liên kết chuyển động những hệ thống [ảo tượng, tính khách quan, tính chủ quan mà Barthes xác định tính chủ quan là một ảnh tượng đầy mà người ta gỉa định làm trở ngại bản văn, song thực ra chỉ là dấu vết của mọi mă và tính khách quan cũng là để lấp đầy cùng trật tự như vậy, công việc của một hành vi ngữ vị học bởi tôi viết bản đọc của tôi]. Vả chăng đọc không nhằm làm dừng dây chuyền hệ thống nhưng nhằm điều động những hệ thống này, không theo lượng hoàn tất của chúng nhưng nhằm vào phức tính/pluralité, bởi đó là một hữu thể, không phải một triết khấu. Quên lăng những ư nghĩa ở đây không phải là chuyện đưa ra những thác từ/excuses, khuyết điểm tội t́nh tŕnh diễn, song là một cách khẳng định tính vô trách nhiệm của bản văn, phức thể của hệ thống, rơ ràng là quên bẵng là đọc. Tiểu đề của tiết V là: đọc, quên.

Văn chương như Barthes khẳng định không bao giờ chỉ là một bản văn duy nhất; có thể nói S/Z  là một thử nghiệm cho chuyện “làm việc cho một bản văn duy nhất đến tận cùng chi tiết của bản văn, chính là phục hồi phân tích cấu trúc của truyện kể ở chỗ đến nay đă bị dừng lại: ở những cấu trúc lớn”. Trong phân tich cấu trúc truyện kể ở một chỗ khác [trong L'Aventure sémiologique], Barthes từng xác định phương pháp ông theo đuổi có nguồn gốc là sự phát triển của khoa ngữ học cấu trúc. Những tên tuổi tiêu biểu như Jakobson, Lévi-Strauss, Vladimir Propp.

Trong lao động này, đem tất cả quyền năng của thời gian, thư thái để đi ngược lên những vi mạch/veinules của ư nghĩa, không để cho bất kỳ sở cứ nào của ngữ thái/signifiant mà không cảm thấy mă hay những mă mà sở cứ của chúng là khởi đi (hay tới), từng bước một, kết tỏa bản văn thành những cụm sao thay v́ thâu tóm nó lại; cho nên Barthes phân biệt bản văn kết sao (h́nh dung bản văn phân tỏa ra thành những khối ư nghĩa như h́nh ngôi sao mà bản đọc chỉ nắm được mặt bằng hàn lại li ti với nhau bằng xuất lượng những câu [cho in nghiêng-ĐPQ] diễn ngôn từ thuyết thoại ra, ngữ thái bảo hộ chia cắt thành những đoạn ngắn kế cận, Barthes gọi là những từ vị/lexies v́ đó chính là những đơn vị của bản đọc), với bản văn vỡ (đối với mỗi từ vị, rút ra về mặt hệ thống những ngữ ư không nhằm để thiết lập chân lư của bản văn (cấu trúc chiến lược, sâu sắc) mà là rút ra cái đa phức của nó. Cho nên Barthes nhận xét những đơn vị của ư nghĩa, tức là những ngữ ư nội hàm/connotations được tỉa ra riêng biệt cho mỗi từ vị không thể tái phối trí: người ta không tŕnh ra phê b́nh một bản văn, hay một phê phán bản văn này mà là đề xuất chất liệu ngữ nghĩa của nhiều lối phê b́nh, như về tâm lư học, phân tâm học, thuyết học, sử học, cấu trúc. Điều  đi t́m kiếm, chính là phác thảo không gian lập thể của một văn tự. Chú giải, xây dựng trên khẳng định của đa phức không thể hoạt động trong “tôn trọng” bản văn: bản văn bảo hộ sẽ bị vỡ không ngừng, gián đoạn mà không có bất cứ tôn trọng nào đối với những phân khu về mặt cú pháp, tu từ, cố sự của nó.

Khi đặt vấn đề có bao nhiêu (cách) đọc, Barthes hàm ngụ ư tự do của người đọc, như phân tích ở trên, phân bố bản văn ra thành chùm (ví như những cánh sao mà tụï điểm ở trung khu (như lối gọi của Barthes, ngữ thái bảo hộ, bản văn bảo hộ),  phá vỡ bản văn để có nhiều lối phê phán mang một tiếng nói trong nhiều giọng của bản văn. Dầu người ta có đọc hay không đọc Bakhtin, phát hiện tiểu thuyết đa thanh nhiều giọng [xem: Mấy tiêu chí để tiếp cận lư luận văn học in trong Tẩu khúc Văn chương/Triết lư 2004] từ nguyên lư đối thoại “không nói về những tác phẩm văn học mà nói cùng với chúng, đối thoại với chúng”. Ở đây, trong S/Z Barthes  nói cần phải chấp nhận một tự do cuối cùng: đó là đọc bản văn như thể đă từng đoc nó. Tuy nhiên khác với lối đọc phàm phu (ư Barthes muốn nói đến những người đọc nhiều chuyện hay thường hay đọc ngay phần cuối) song với những người đi t́m cách thiết lập cái đa phức, th́ không thể dừng cái phức này ở những ngưỡng cửa của đọc: chính đọc phải là đa phức rồi, nghĩa là không có cái trật tự đi vào. Đọc lại phải có ư là cứu bản văn khỏi việc lập lại, gia bội nó lên trong cái khác nhau và đa phức của nó. Về mặt thời tính, có nghĩa là kéo nó ra khỏi cái niên biểu nội tại (cái này xẩy ra trước hay sau cái kia) và t́m thấy lại một thời gian thần kỳ (không trước không sau). Điểm chính yếu rốt cuộc vẫn là chỉ ra, đọc lại bản văn trước tiên là để đạt được không phải cái bản văn “thật” mà là bản văn đa phức.

Như đă nói đến nhiều lần ở trên, để đọc Sarrasine, Barthes đề ra năm mă/codes tức là những ch́a khóa mà ông nhận là phải chăng? có sự t́nh cờ  (và chính ông hỏi:liệu có phải t́nh cờ?) muốn là ba từ vị đầu (nghĩa là nhan đề và câu đầu của truyện ngắn này) đă cho chúng ta năm mă lớn để giờ đây nối lại mọi ngữ ư của bản văn.

Nói theo cách của Barthes, phân tích cấu trúc bản văn/truyện kể chỉ cần năm mă này. Nhưng mă ở đây là ǵ? Theo ông, mă là một viễn tượng của những dẫn ra/viện ngữ/citations, một ảo cảnh những cấu trúc/mirage de structures.

Năm mă đó là: mă thông diễn, mă ngữ nghĩa, mă tượng trưng, mă hành động  và mă quy chiếu, gọi tắt là HER, SEM, SYM, ACT, REF.

Nhan đề và câu đầu của truyện ngắn này như sau:

(1) SARRASINE

(2) J'étais plongé dans une de ces rêveries profondes (3) qui saisissent tout le monde, même un homme frivole, au sein des fêtes les plus tumultueuses.

[Dịch bản nghĩa câu văn như sau :

Tôi đă ch́m đắm trong một của những giấc mộng sâu này [chúng] nắm bắt mọi người, ngay cả một con người tầm phào, giữa những lễ hội náo nhiệt nhất].

Với nhan đề truyện ngắn nói trên, Barthes đặt những câu hỏi như nghĩa là ǵ, một cái tên chung hay riêng, sự vật hay con người. Áp dụng mă thông diễn HER, tức là toàn bộ những đơn vị có chức năng tiết hợp theo nhiều cách khác nhau, một câu hỏi, đáp án và những ngẫu biến thay đổi có thể hay chuẩn bị câu hỏi hay làm chậm câu trả lời, c̣n có thể trần thuật một ẩn ngữ và dẫn đến t́m ra manh mối nó. Nhan đề Sarrasine  đề ra hạn từ đầu tiên của một bộ chỉ khép lại ở số 153 [(153) Ernest-Jean Sarrasine était le seul fils d'un procureur de la Franche-Comté...(trực dịch : Ernest-Jean Sarrasine là con trai duy nhất của một quan biện lư ở Franche-Comté...)] HER. Ẩn ngữ 1 (quả thực không có ẩn ngữ nào khác trong truyện ngắn này : câu hỏi). Từ ngữ Sarrasine mang một ngữ ư nội hàm : thuộc về nữ tính, v́ trong tiếng Pháp thường chữ e cuối là một h́nh vị đặc biệt về nữ ; nữ tính hàm ngụ ở đây là một ngữ ư được ấn định ở nhiều chỗ trong bản văn. Thành tố này gọi là một ngữ ư/signifié, hay c̣n gọi là một ngữ nghĩa vị/sème (v́ trong ngữ nghĩa học, ngữ vị là đơn vị của ngữ ư. SEM. Nữ tính.

Trong bộ (2), giấc mộng ở đây không phải vớ vẩn,nghĩa là không định ở chỗ nào, mà được kết hợp, theo từ hoa quen biết nhất trong tu từ học, bằng những từ kế tiếp của một phản đề, như vườn, pḥng khách, chết, sống, nóng, lạnh, bên trong, bên ngoài. Cái mà từ vị khai mào, như một thông báo, chính là h́nh thái tượng trưng lớn bởi v́ nó phủ cả một không gian những hoán dịch/đại dụng, những biến dịch/dị bản, trong truyện này sẽ dẫn chúng ta từ căn vườn đến người yếm hoạn, từ pḥng khách đến người thiếu phụ yêu dấu của nhà thuyết thoại. Như vậy trong trường tượng trưng có cả một khu vực bao la của Phản đề, mà ở đây đơn vị dẫn nhập liên kết bằng khởi sự hai từ đối phản (A/B) dưới tên giấc mộng. SYM. Phản đề : AB. Khi loan báo : tôi đă ch́m đắm gợi lên một sự biến để kết thúc, hàm ngụ một lư do của những ứng xử của con người, đó là mă hành động ACT. Ch́m đắm.  

Trong (3), thông tin "có lễ hội" tiếp nối ngay với những thông tin khác (một lữ quán đặc biệt ở ngoại thành Saint-Honoré) là cấu thành của một ngữ ư thích đáng : sự giàu có của gia đ́nh Lanty (SEM. Giàu có). Câu văn chỉ là chuyển hóa của điều có khả năng dễ dàng trở thành một ngạn ngữ : "Ở lễ hội náo nhiệt, những giấc mộng sâu". Cái loan lên được nói ra từ một giọng tập thể, vô danh, mà nguồn là trí khôn con người. Đơn vị được sinh ra tự một mă cách ngôn/gnomique và mă này là một trong nhiều mă thuộc tri thức hay minh trí mà bản văn không ngừng tham chiếu, gọi là những mă văn hóa, tức mă quy chiếu. REF.Mă cách ngôn.

Năm mă Barthes phân tích ra đối chiếu với đa thanh : Giọng của kinh nghiệm (những cử hoạt), Giọng của Con người (những ngữ  nghĩa vị), Giọng của Khoa học (những mă văn hóa), Giọng của Chân lư (những thông diễn luận), Giọng của Biểu tượng.

 

Đặng Phùng Quân

(c̣n tiếp) 

http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html

© gio-o.com 2011