ĐẶNG PHÙNG QUÂN
Mario Vargas Llosa,
người đọc Flaubert
kỳ 2
kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6, kỳ 7, kỳ 8, kỳ 9, kỳ 10, kỳ 11, kỳ 12,
Trong chương chín quyển sách Sartre and Flaubert, dưới nhan đề Madame Bovary, Hazel E. Barnes dựa trên những ghi chú để viết tập bốn, Sartre hỏi “tại sao viết ba tập đầu nếu như người ta không thấy chúng trên mỗi trang của tập bốn?” để lư giải ư nghĩ của Sartre như chính ông viết là “bất cứ ai cũng có thể viết ra tập bốn này bằng cách đơn giản là vẽ ra những kết luận theo luận lư từ lư giải đă được đề ra và tiếp tục áp dụng cùng một thông diễn học”. Bà ngờ rằng phát biểu của Sartre đâu đó giữa cái khiêm tốn giả dối và tu từ học tuyệt đối; cùng lư lẽ đó bà cho là dường nhu Sartre cảm thấy là ba tập của tác phẩm có thể coi như cấu thành một nghiên cứu thống nhất, hiển nhiên không cụt ngủn theo cái cách có thể không khả hữu nếu như giả dụ ông phải ngừng ở tập một hay tập hai. Như vậy nghiên cứu tiểu thuyết Madame Bovary của Flaubert hẳn đă chỉ ra bằng cách nào công tŕnh ấy chính là một tổng thể hóa [con nguời] như một phổ quát đặc dị biểu hiện độc nhất giai đoạn của ông. Nếu như lư giải của Sartre chứng tỏ thuyết phục được, th́ không những nó chỉ bổ túc nhận thức của chúng ta về tiệu thuyết và tác giả của nó, mà c̣n, có thể nói là cung cấp cả chứng cớ, thử nghiệm phương pháp của Sartre. Barnes cũng ngờ rằng với những người hưởng thụ văn chương, chỉ đọc tập bốn là gặt hái được mà chẳng cần theo dơi công tŕnh lao động cầy xới của Sartre. Lư ưng, v́ không thể có tập bốn, đọc ba tập kia cũng hiểu được làm thế nào đọc Madame Bovary từ viễn quan Sartre.
Dựa trên những ghi chú, không hẳn là một khái luận về công tŕnh dự tưởng của Sartre, bà nhận ra ba quan điểm của Sartre về ư định, ư nghĩa quyển tiểu thuyết này, những phản tư tự truyện, những viễn cảnh văn phong và cấu trúc của nó.
Về ư nghĩa và ư hướng, Sartre quan niệm tiểu thuyết của Flaubert như thử thách của chủ nghĩa lăng mạn mà hai mươi năm quá trớn đă tiêu hủy quyền năng tin tưởng vào chính những ảo tưởng của nó, của một nền văn học giản lược vào việc nhận chỉ là văn chương. Theo Barnes, với phát biểu như vậy là căn bản cho việc Sartre đọc tiểu thuyết từ lư giải cốt truyện cho đến phân tích những biểu diện bút pháp của Flaubert, sự căng thẳng giữa cái thực và cái ảo. Cho nên nguyên cớ mà Emma [Bovary, nhân vật trong tiểu thuyết] đau khổ là do nàng không hiểu điều mà thèm khát là phi thực và không thể thỏa măn trên cơi đời, điều nàng phản bội không là cái thực mà là cái ảo. Chỉ có cái cứu văn nàng cũng như Flaubert, đó là nghệ thuật, biết chắc là sáng tạo ra cái ảo, đem lại giá trị lớn lao cho cả thực lẫn phi thực. Song Emma không phải là nghệ nhân, cho nên chỉ có một giải pháp với nàng, đó là cái chết; bởi chỉ có chết và nghệ thuật thoát khỏi cái thực.
Về những phản tư tự truyện, những liên lạc có ư nghĩa giữa tiểu thuyết (MB) và tác giả (GF) gồm hai nhóm: quan hệ giữa GF với những người khác trong gia đ́nh và tác giả phóng chiếu những bộ diện ấy lên những nhân vật (Emma, Léon, Charles). Trong phần này, Barnes chú trọng đến cái nh́n của Sartre về tiùnh dục của Flaubert như nối liền với tính thụ động cấu thành của Flaubert, dục vọng của ông với người mẹ tượng dương vật/phallic mother và nỗi hoàn vọng bán nam bán nữ, diễn tả trong mong muốn ngông cuồng nhận vật lăng mạn mà Sartre ắt phải có kinh nghiệm là đàn bà (cũng như mơ ước phi hiện thực của Flaubert là Louise Colet phải vừa là đàn ông và đàn bà). Như vậy hàng chục năm trước Freud, Flaubert đă viết về một người đàn bà, bị vỡ mộng v́ chính những dục vọng của ḿnh, những hy vọng đề bù qua việc sống thay cho đời sống của đứa con trai của ḿnh. Tuy nhiên động lực ở đây thuộc về văn hóa, không phải “cái thèm muốn dương vật” mà Freud giả định.
Về mặt văn phong và cấu trúc, Barnes dẫ dẫn lời nhà thơ Baudelaire tưởng tượng Flaubert như nói với chính ông là “không cần quan tâm với văn phong, với sắp đặt đẹp như tranh, với miêu tả những nơi chốn; sở hữu mọi phẩm chất này ở mức độ phong phú; tiến hành dựa trên phân tích và luận lư, và sẽ chúng tỏ là mọi chủ đề tốt xấu không quan trọng tùy thuộc vào cách chúng được khảo sát và chuyện tầm thường nhất có thể là cái hay nhất”, nghĩa là chủ đề chân thực của tiểu thuyết là một cái ǵ đó hơn là thời sự của “chuyện ngoại t́nh tỉnh lỵ”. Tuy nhiên Barnes nhận xét là Baudelaire đă không nh́n thấy việc Flaubert đem lại sự thay đổi, không do phân tích và luận lư, nhưng rơ ràng từ quan tâm cẩn trọng, có ư thức cao, quyết định đến văn phong - trong miêu tả cũng như sắp đặt của ông ở mỗi đoạn, mỗi câu. Chính văn phong như Sartre ghi nhận đă để cho Flaubert khảo sát thực tại này song thực sự viết một thực tại khác. Trong những ghi chú Sartre viết một số phát biểu về làm thế nào Flaubert diễn đạt cảm thức về hai thực tại, như Flaubert thích nghĩ ông là một “nhà văn” hơn là một “tiểu thuyết gia”. Trong Madame Bovary thế giới vén mở hư vô trong nàng và trong cái chết của nàng. Tác giả muốn chỉ ra mọi đời sống chọn sống là một Sa ngă và khổ/mal qua hai điển h́nh: Emma và nhà hiện thực Charles [chồng nàng] không có tri tưởng nhưng bị giày ṿ v́ tưởng tượng của một người đàn bà chết. Madame Bovary là “tiểu thuyết của thất bại và định mệnh”. Sartre thâu tóm hai quan điểm trong cuộc phiêu lưu của cặp vợ chồng Bovary: về mặt siêu h́nh, chuyển động bị hủy, vẫn c̣n tàn dư; về mặt xă hội, họ không thể chấp nhận; hai thời điểm; không biến đổi và thời suy thoái. Emma là một huyền thuyết, cũng như Flaubert, nàng là một người tưởng tượng, nhưng sống trong một thế giới cũng thực như tác giả tạo ra nó, “cái thực hư cấu”. Thế giới của tiểu thuyết không thực sự là thế giới của chúng ta, như giống như thế giới chúng ta; chính v́ lẽ đó dường như Sartre muốn nói với chúng ta, câu chuyện của Emma và Charles cống hiến cho chúng ta như thể câu chuyện của chúng ta, trong ẩn dụ.
Trong La Orgia Perpetua (Flaubert y Madame Bovary) ở phần đầu, Mario Vargas Llosa đề cập những phê b́nh đương thời của Flaubert và thời hiện đại, khi ông đối chiếu với tiểu thuyết mới và Sartre. Trong phần hai và ba, ông nói đến con người cầm bút nơi Flaubert, những biến chuyển của người thuyết thoại, những thời khác nhau trong Madame Bovary và là quyển tiểu thuyết hiện đại đầu tiên.
Quyển 4 của Sartre, theo Barnes hầu như là một phân tích văn phong, mà ông cũng tuyên bố là có ư định sử dụng một vài “kỹ thuật cấu trúc luận”. Tôi sẽ trở lại vấn đề này khi đối chiếu với phân hai và ba trong sách của Vargas Llosa.
Trước hết, hăy xét xem Vargas Llosa phê b́nh Sartre như thế nào?
Vargas Llosa nói đến Flaubert lại trở thành hiện tại trong những bước vĩ đại, tất nhiên đă bị ngụy tạo rất nhiều, không chỉ trong khu vực h́nh thái luận, mà cả hai phe khuynh hữu, như Nathalie Sarraute, khuynh tả như A. F. Ivachtchenko trong tiểu luận (bản dịch Vargas Llosa đọc trên Recherches soviétiques 1956) coi Flaubert như một trong những người khai sinh ra chủ nghĩa hiện thực phê phán. Trong những năm này, như Vargas Llosa đánh giá, Sartre khởi sự làm một cái ǵ có thể coi như một tự phê khó nhọc và có vẻ lớn lao, từ phán đoán khái quát nhất về Flaubert trong Situations II nhằm định vị Flaubert trong môi trường gia đ́nh, xă hội và lịch sử, trong một lư giải phối hợp cả Marx, Freud lẫn chủ nghĩa hiện sinh, bao dung một cách toàn thể hóa những bộ diện xă hội và cá nhân của sáng tạo ở Questions de méthode [trong Critique de la raison dialectique 1960] và những bài viết trong năm 1966 trên tạp chí Les Temps modernes như “La Conscience de classe chez Flaubert” (Ư thức giai cấp nơi Flaubert) và “Flaubert: du poète à l'artiste” (Flaubert: từ nhà thơ đến nghệ nhân). Vargas Llosa nhận xét đă có một bước ngoặt đáng kể, một kinh quá từ khinh thị đến kính nể, một ư chí lĩnh hội hoàn toàn khác với nghiêm lệnh ban đầu. Quá tŕnh này tích tụ thành ba tập L'idiot de la famille tạo sự sùng bái cảm t́nh đối với Flaubert trong những năm sáu mươi. Một trong những phê phán không thể giản lược của Sartre là Flaubert có thái độ như kẻ thù quyết tâm nhất trước lịch sử và nghệ thuật, coi Flaubert cùng với Baudelaire xây dựng cảm tính hiện đại. Vargas Llosa xem việc giành mấy chục năm với mấy ngàn trang sách của Sartre nhằm giải quyết vấn đề cá nhân; quyển sách viết ra trước tiên liên quan đến cái thuộc về Sartre cũng như thuộc về Flaubert. Tất cả những ǵ viết ra, dầu đó là một khảo luận văn chương, đă xa rời đối tượng nghiên cứu của Sartre mà nói đến những chủ đề khác, khi Sartre giải thích những căn nguyên và bản tính trong xu hướng của Flaubert, qua phương tiện của một nghiên cứu liên ngành, ở đó tất cả những khoa học nhân văn ở thời đại chúng ta hợp lực để minh chứng ngày nay người ta có thể biết ǵ về một con người.Khi đọc bộ sách nói trên của Sartre, theo Vargas Llosa, ấn tượng có thể rút ra là từ một phân tán nhỏ, từ một quần hội những ư tưởng không mạch lạc với nhau, một không tương hợp đáng kể giữa những phương tiện sử dụng và mục tiêu đạt được. Quyển sách không cân bằng kỳ lạ, những phân tích sắc bén và những t́m thấy rơ ràng xen lẫn với những mâu thuẫn rành rành. Điều đáng ngạc nhiên theo Vargas Llosa, với một người nhiệt thành với cái cụ thể và cái thực như Sartre mà lại viết ra một phần lớn trong sách là những suy luận thuần túy, rất khó cắm neo được trong thực tế.. Như trong tập đầu chẳng hạn, trong khi xét mối quan hệ giữa Gustave và cha ông, bác sĩ Flaubert có vẻ thực và dựa trên những bản văn sung thực th́ khi mô tả những quan hệ giữa Flaubert với em gái Caroline, rồi giữa Gustave với Alfred Le Poittevin lại xây dựng trên những suy đoán, nhiều cái thậm chí đáng ngờ. Một nét bất ngờ khác của tác phẩm này là trong khi ở dự tính của Questions de méthode vẽ ra viễn tượng nghiên cứu đồng thời theo hiện sinh, mác-xít và phân tâm học th́ ở L'idiot de la famille ngoại trừ hiếm họa, những lúc rất hay như khi Sartre miêu tả nguồn gốc xă hội và ư thức hệ đối lập giữa cha và mẹ Flaubert, hay khảo sát những giai cấp xă hội trong thờ Đệ Nhị Đế chế, phần lớn lư giải hoàn toàn là theo Freud, lại quá chính thống, dầu có khoác trong một từ vựng hiện sinh. Vargas Llosa nói điều này không phải là một tr1ch cứ, nhưng là một hiếu kỳ.
Đặng Phùng Quân
(c̣n tiếp)
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2011