Tường Vũ Anh Thy

 

Cao Bá Quát: bài hát cái roi song 


tản luận

 

Đầu năm Thiệu Trị nguyên niên (tân sửu 1841), Cao Bá Quát vừa quá tuổi ba mươi, thi tiến sĩ măi không đậu. Do sự tiến cử của quan tỉnh Bắc Ninh, ông được bổ làm hành tẩu bộ lễ (một chức quan văn coi việc thư lại.). Ít lâu sau triều đ́nh cử ông làm sơ khảo kỳ thi trường Thừa Thiên cùng với Phan Nhạ (Phan Nhạ tự Hành Phủ, người làng Ninh Quả, Nghệ An, cùng đỗ cử nhân với Cao Bá Quát khoa tân măo 1831) Trong lúc chấm thi, nhận thấy có nhiều quyển văn hay, nhưng phạm trường quy, phạm húy ( có lẽ rất gần với trường hợp của Cao, chỉ v́ những sơ xuất nhỏ mà bị hỏng, lận đận cả đời.Cao Bá Quát thi Hương đỗ á nguyên năm 1831, sau lại bị đánh xuống đội bảng. Năm sau thi Hội, ông sơ ư để tờ chứng thực lư trưởng ở trong tráp, bị ghép vào tội “hoài điệp văn thư”( mang giấy tờ sách vở có chữ vào trường thi) bị đuổi.) ông tiếc nhân tài, bèn bàn với Phan Nhạ dùng muội đèn (luật cấm quan trường không được đem mực theo) chữa cho 24 quyển văn. (trong số này sau có 5 quyển được chấm đậu.) Nhưng công việc bại lộ; giám sát trường vụ là Hồ Trọng Tuấn đưa nội vụ ra ṭa. Đ́nh nghị ghép vào tội tử h́nh. (có lẽ án cho là hai ông ăn thông với thí sinh, nhận hối lộ để được chấm đậu.) Bản án tâu lên vua,, nhưng v́ không đủ bằng chứng nên vua Thiệu Trị giảm án xuống thành “giảo giam hậu”. H́nh phạt này vào thời Nguyễn có nghĩa là tội nhân lẽ ra phải treo cổ chết, nhưng được hoăn, giam lại chờ lệnh. Suốt thời gian đó, ông chịu tất cả mọi cuộc tra tấn hành hạ. Thâm tâm ông không cho việc chữa văn các thí sinh là một trọng tội. Có lẽ nào đó là trọng tội khi ḷng ông hết sức thành thật, khi ư ông hoàn toàn ngay thẳng, không hề tham nhũng hối lộ? Chế độ thi cử quá từ chương, quan liêu và hà khắc, bắt buộc phải có sự phản kháng tự nhiên theo lẽ phải. Chính vua Minh Mạng đă từng than văn với các quan về chế độ thi cử ấy, nhưng rốt cuộc vua cũng đành tặc lưỡi: “song tập tục đă quen rồi, khó đổi ngay được, về sau nên dần dần đổi lại”. Chế độ thi cử ấy đến thời Tự Đức cũng không đổi chút ǵ, huống hồ thời Thiệu Trị. Cao Bá Quát đă từng là nạn nhân của thi cử nên ông rất thông cảm với thí sinh. Việc chữa vài chỗ sơ xuất của bài văn bằng muội đèn, mục đích  chỉ để giúp đỡ một số người tài nhưng thiếu kinh nghiệm thi cử. Cao Bá Quát c̣n cho là việc đáng làm và nên làm. Tuy nhiên đời có nhiều việc “đáng làm” mà “không nên làm”, nếu ta muốn an thân. Cao Bá Quát là mẫu người không muốn an thân? Cho đến khi mang gông vào cổ, chịu cực h́nh, ông mới thấy sự giới hạn, và thâm độc của cuộc đời. Trong bài “đằng tiên ca”, ông vừa tả vừa kể lại một cuộc tra khảo đánh đập tù nhân bằng roi song. Loại roi song này đă già, to và dài, màu tía, cứng; uốn cong nó lại thẳng đơ ngay. Tội nhân bị trói căng ra giữa hai cái cọc đóng sâu xuống đất gọi là “cái nọc”. Hai tay bị trói vào nọc phía trên đầu; hai chân bị trói vào nọc phía dưới. Người ta vừa đánh, vừa thét hỏi dọa dẫm lâu đến hàng giờ. Tội nhân không dăy dụa tránh né được; có khi ngất đi.

 

Đối với một số người thư sinh yếu ớt như Cao Bá Quát mà nhà nước dùng h́nh thức đánh đập tra tấn trước công chúng như thế, có vẻ không hợp. Ông cho là người ta không biết thương hoa tiếc ngọc, dù đó là cây hải đường hiếm quí nhất như cây của Ôn Đ́nh Quân trồng ở Xương Châu. Nhưng đâu có kể ǵ chuyện đó. Sự đời, thành bại được mất là sự thường. Ông tự bảo, đă là tấm thân nam tử, có mặt có mày, th́ việc ǵ phải đau thương than thở. Ơn nhà nợ nước chưa báo đáp được mảy may. Con người dũng cảm không chịu chết ngay nơi văn tự được. Cuối cùng, ông tự ví ḿnh như cây tùng cây bách trên sông núi quê hương ông (phía nam sông Đức Giang, trên núi Nguyệt Hằng) dù gió mưa rét mướt, dù nửa thân đă chết, vẫn ngạo nghễ cùng đứng vươn lên giữa trời. H́nh ảnh đó lại làm ông xúc động. Gỗ cây tùng cây bách hẳn nhiên những loại cây thường không sánh được. Ông không tiếc cho cây bị đốn, mà tiếc cho người không biết dùng cây.

 

Bài thơ dài 44 câu, có lẽ ông viết một mạch ở trong tù, ngay sau ngày bị tra tấn. Có lẽ cũng là lần tra khảo đầu tiên, bởi v́ qua thơ, ta thấy ông vẫn c̣n muốn được xét xử công bằng, c̣n vẫn kêu oan; khác với sự bất cần, và thản nhiên sau này.

 

ĐẰNG TIÊN CA

Cửu nguyệt vọng hậu thiên khí lương

Bạch nhật ảm thảm thần vô quang

Cơ nhân bồng phát tọa đoạn sàng

Bi phong táp táp xuy y thường

Bộ đinh yết lai thanh lang lang

Hoán thủ thúc xúc phó sảnh đường

Phiên thân hạ giới tùy nhạn hàng

Tệ cân bất chỉnh tẩu thả mang

Nhập môn ngục tốt hiệp lưỡng bàng

Đô nhân hăi quan như đổ tường

Đại quan liệt tọa hạ nhất lang

Hô xuất ngục cụ la trí tương

Cự đằng chi tiên trường thả trường

Phu tử nhục ngạnh nhụ như cương

Cơ nhân yển ngọa h́nh thương hoàng

Hồi đầu trắc cố như kinh dương

Thủ thân cước trực lưỡng nhăn hoang

Vũ hậu thấp độc chưng bàng quang

Lương cửu vấn tấn khẩu bất trương

Khổ đạo khuất khuất hào khung thương

 

Quan thanh tích lịch tồi đài lương

Điện hỏa thiểm thiểm giao phi tường

Hân như song giao bác hoại đường

Băi như lănh thủy quán cấp thang

Lưỡng mộc trác lập thế quật cường

Thân thanh thập nhị hồi tu lang

Ô hô nhất chi xuân hải đường

Tồi chiết bất biện Xương Châu hương

Thử thời mộ thiên quưnh thương mang

Đài giác vị ngă phi thanh sương

Đằng tiên thùy thùy khí bất dương

Củng lập nhiễu chỉ hồi nhu trường

 

Đắc táng mệnh dă nhân chi thường

Mi mục như nhân hà thích thương

Quốc ân gia trạch vị thiểu thường

Dũng phu na tử hàn mặc trường

Ta tai đằng tiên

Nhĩ bất kiến Đức Giang chi dương

Nguyệt Hằng chi cương

Thượng hữu bán tử chi tùng bách

Đột ngột đống cửu nhi tương vương

Cẩu phất khí vu triết tượng

Cố vô thủ hồ kê thê dữ dự chương

Nhi hà tiễn phạt chi đương

 

BÀI CA CÁI ROI SONG (diễn ngâm)

Sau rằm tháng chín trời man mác

Sáng nhá nhem san sát lù mù

Gă tù tóc rối ngồi rù

Áo quần gió táp vù vù từng cơn

Tiếng cán bộ bất ngờ quang quác

Giục vác gông mau đến công đường

Theo sau lếch thếch chán chường

Cùm trên xích dưới khắp người lem nhem

Cổng lính ngục hai bên đứng chắn

Dân đắn đo sớn sác vây quanh

Cụ h́nh la liệt bày nhanh

Trên hàng quan lớn dưới anh quan c̣

Một cái roi to dài ghê gớm

Màu tía tô cứng rắn rướn cong

Gă tù nằm duỗi song song

Đầu nghiêng đít thấp như c̣ng con dê

Hai mắt quáng chân tay đóng nọc

Mưa vừa xong hơi độc bàng hoàng

Khảo tra măi cũng chẳng màng

Chỉ kêu oan uổng cho làng nước nghe

 

Tiếng quan thét rung rinh như sấm

Roi quất nhanh như sét tứ tung

Giơ lên quật xuống đùng đùng

Như bờ ao lở như thùng nước sôi

Hai cái cọc vững thôi khỏi nói

Tiếng rên la rờn rợn hành lang

Than ôi một đóa hải đường

Nát tan tan nát ră rời sắc hương

Chiều thăm thẳm dường như sắp tối

Góc đài kia khối giọt sương rơi

Roi song tàm tạm nghỉ ngơi

Gă tù nát ruột tả tơi nằm chờ

 

Cuộc được mất cũng ngờ như mộng

Thân trượng phu há dễ thương đau

Ơn nhà nợ nước c̣n sâu

Tấm ḷng dũng sĩ chết đâu văn trường

Ḱa đỉnh núi quê hương sông biếc

Roi song ơi có biết chăng roi

Cây tùng cây bách này coi

Thân tuy chết dở vẫn ngoi giữa trời

Một khi biết của biết người

Th́ bao cây khác tầm thường kể chi

Mà sao nỡ chặt làm ǵ

 

 

Tường Vũ Anh Thy

 

(trích Cao Bá Quát Giữa Hồn Thiêng Sông Núi - Ức Trai xuất bản 1985)

 

Cao Bá Quát: thơ vẫn bay …

Cao Bá Quát: tiếng hát giữa rừng

Cao Bá Quát: bài hát cái roi song

Cao Bá Quát: Tính Hiện Ra Lời

Cao Bá Quát: T́nh Ẩn Trăm Năm

Cao Bá Quát: tiếng hú dài cơi mộng

Cao Bá Quát: bệnh Duy Ma Cật

Cao Bá Quát: ngày sinh của thi sĩ

Cao Bá Quát: về mái nhà xưa



http://www.gio-o.com/TuongVuAnhThy.html

 

© gio-o.com 2016