Một Ư Nghĩ Về

Tô Thùy Yên

=============================================================

 

 

nhận định của NGUYỄN QUANG HIỆN

 

 

Tô Thùy Yên tên thật là Đinh Thành Tiên, sanh năm 1938 tại Gia-định.

 

Xong Trung-học, dạy học và viết văn, cả hai nghề đều tài tử.

 

Đă cộng tác với các tạp chí Sáng-tạo, Thế-kỷ Hai-mươi, Văn-nghệ…

 

Động viên khóa 17 Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-đức. Hiện phục vụ tại Vùng IV Chiến-thuật.1964

 

 

    Trong chu kỳ mười năm vừa qua, người  ta thấy xuất hiện trên sinh hoạt văn nghệ một vài bộ mặt mới mang sắc thái biệt lập với khuynh hướng văn chương tiền chiến trước đ́nh chiến. Những nhà văn nhà thơ này đă tung sức làm một phản ứng, một đối lập, một kỷ lục mới về “nhẩy cao” đối với sự chi phối của văn chương Tiểu-thuyết Thứ-bẩy, Tự-lực Văn-đoàn, và khoác một phương thức mới của những nhà văn nghệ mới của Pháp như René Char, Louis Aragon, Jacques Prévert và nhất là Paul Éluard v.v… Công việc của những nhà thơ nhà văn này là kết quả của một chu tŕnh biến chuyển của một nền văn nghệ đă tức hơi từ lâu và chờ dịp để biến dạng theo đúng với sự biến chuyển của hệ ư tưởng xă hội. V́ không có sự đồng t́nh, đồng quan điểm với khuynh hướng văn nghệ thời kỳ trước, nên, chúng tôi muốn nhắc lại, họ làm một kỷ lục về “nhẩy cao” càng khác xa quan niệm và ảnh hưởng văn chương cũ càng hay. Trong số những người ấy, trong những bài nói về các nhà thơ mới hiện thời, chúng tôi sẽ kể đến Tô Thùy Yên như một nhà thơ mới mang được ít nhiều cá tính đặc biệt của người làm thơ tự do.

      Người ta được đọc những bài thơ đầu tiên của Tô Thùy Yên trên tạp chí Sáng-tạo, và người ta cũng thấy ở đó một sự diễn đạt khá sung túc của một người thơ có thể đi dường dài.

                                   Tôi mọc trên địa cầu

                                   nên các cành huyết quản

                                   làm nhựa đời không thôi

                                   làm trái tim chín đỏ

 

                                   Tôi nằm há miệng chờ

                                   trái tim muồi rụng xuống

                                   cặp môi tôi ph́ nhiêu

                                   đóa lời ca trổ ngát

 

                                   Tôi dành nh́n đói luôn

                                   thành ra tràn lá hết

                                   giơ tay khô hàng đời

                                   đến ră thành đất mới

 

      Qua vài nét thơ như thế người đọc bấy giờ có thể có một cái nh́n có thiện cảm với tác giả, không phải v́ nghệ thuật của Tô Thùy Yên đă phát nở cùng độ mà chính v́ trong những vần thơ bề ngoài b́nh lặng dung dị  đă thấy có những sắc thái lạ. Người ta cũng nhận thấy qua cái bề ngoài phẳng lặng ít mấp mô ấy một bề trong với sự giằng co của các mâu thuẫn, một sự vận động mănh liệt để đạt được một bề ngoài lặng lẽ. Nói cách khác cái bề ngoài êm ả ấy là một thế quân b́nh mới sau những cuộc sô sát bên trong. Người ta có thể gọi tên cái bề ngoài ấy bằng một danh từ làm-sẵn của triết học Tây-phương; l’absurde, sự phi-lư. Sự phi lư là một thực trạng khách quan theo quan niệm của người nh́n, tức là theo sự phán đoán chủ quan của một cá nhân th́ sự vật bên ngoài là một thực trạng khách quan không hề bao gồm một chút quan điểm cá nhân nào của chủ thể phán đoán. Ví dụ như Nguyễn Du nói: người buồn cảnh có vui đâu bao giờ, là một lối phán đoán chủ quan, đem sự phiền muộn của ḿnh phủ lên cảnh vật bên ngoài. Nhưng nếu là một quan điểm và một cố gắng làm ngược lại sẽ đưa đến một cố gắng tách rời chủ quan và khách quan. Sự cố gắng tách rời càng làm xa được chừng nào th́ con người càng cô đơn, càng cô đơn th́ thấy chúng cần liên lạc với nhau, thấy chúng cần liên lạc với nhau th́ khách thể càng trở lên phi lư tức là sự vật bên ngoài phi lư. V́ vậy quan niệm về phi lư hay triết học phi lư, philosophie de l’absurde, là một vận động chủ quan để tiến tới một nhận định khách quan, nhưng sự vận động ấy không thể nào thành công v́ con người là một lư trí nhập thể, nên không thể nào ra khỏi điều kiện nhập thể cho nên cuộc vận động đó trong sự cố gắng hoạt động nửa chừng sẽ phát sinh ra một cái nh́n phi lư đối với sự vật.

 

                             cuộc đời như thế đấy

                             vẫn cặp mắt phô trần

                             không mang kính xậm

                             vẫn thứ mực thông dụng

                             không phải cường toan

                             tôi giật dành đổ máu với tôi

                             từng chữ một

                             những tên cai ngục

                             ngôn ngữ bất đồng

                             với thứ linh hồn quốc cấm

                             tù tội chung thân

                             giữa bốn bức tường không khí

 

                Những câu thơ ấy rời rạc v́ nó đă giải quyết xong một mâu thuẫn, như một con người rời ră và cô đơn sau một cuộc cố gắng kết hợp.

 

                         vẫn thứ mực thông dụng

                         không phải cường toan

 

      “Mực” và “cường toan” là hai thực thể biệt lập, mực không phải là cường toan. Nhưng trước khi tới được một sự xác định là: mực không phải cường toan, đă có một cuộc vận động, vận động từ “là” tới “không là”. Nó là cường toan v́ theo cách phán đoán chủ quan, nó giết hại người viết nó phá hủy ít nhiều khả năng của thần kinh nhưng sau tới được một nhận định khách quan mực không là cường toan. Cho nên giữa trạng thái ấy, giữa sự cố gắng tới khách quan nó phát sinh ra cái nh́n phi lư, đó là cái nh́n của Camus hơn của Sartre, dù sao Camus có vẻ một thi nhân viết văn hơn, trong khi Sartre là một triết gia viết tiểu thuyết để chuyên chở cái đạo của ḿnh. Cái nh́n đó cũng là cái nh́n của một số những nhà văn nghệ mới.

      Cũng từ đó người tay thấy một điều nằm trong khuynh hướng chung của văn đương thời là khuynh hướng bi quan, điều này tưởng như bề ngoài nhưng thực là bề sâu, v́ những ư tưởng lạc quan nếu có cũng mọc rễ từ sự bi quan.

 

                         Niềm bí ẩn của tôi là đời sống

                         quả địa cầu nhầy nhụa bóng âm u

                         ánh mặt trời những tên đao phủ án

                         tôi mất ngủ đêm đêm mồ hôi mạn trán

                         khắp tâm thần vang động tiếng chân lê

                         tôi vùi ḿnh xuống cô đơn như quả ḿn nổ chậm

                         cuộc sống biến thành báo động triền miên

                         Tôi chạy cắm đầu trên sợi kinh hoàng

                         giăng qua đôi bờ vực lạnh hư vô.

 

      Một tâm trạng như thế là tâm trạng của một kẻ khổ đau, là tâm sự của một gă thanh niên nào đó sinh ra và lớn lên trong thời đại này, hắn nói ngôn ngữ và làm hành vi của thời đại hắn sống hắn tự lột da và thu nhỏ lại, hắn là một trong những thanh niên đang sống bây giờ hắn có thể có một vết thương nào đó ở trong người như do hoàn cảnh xă hội và chính trị mang lại, hắn có thể liếm vết thương đó như con thú rằng, hắn có thể càng liếm càng thấy đau, và hắn có thể chạy ra phố, chạy lên núi cao, chạy ra biển cả.

 

                         Tôi chạy cắm đầu trên sợi thần kinh

                         Giăng qua đôi bờ vực lạnh hư vô.

 

      Một tâm trạng kinh hoàng giữa một cuộc sống kinh hoàng sẽ phải đưa tới một lối thoát, hoặc hắn sẽ tự sát, tự sát để giải quyết phi lư hoặc t́m lại được một thế quân b́nh ở mức độ tâm trạng khác. Trường hợp thứ nhất là đề tài mà Tô Thùy Yên muốn dẫn giải trong một truyện ngắn có luận đề “Niềm bí ẩn trong cái chết của một người thanh niên”.

      Kiên là một thanh niên độc thân, một tư chức ở và ăn ở nhà trọ. Kiên có gia đ́nh nhưng không chịu được gia đ́nh nên bỏ lên tỉnh. Kiên đă đi làm tại nhiều nơi, nhưng nơi nào làm được ít lâu hắn cũng chán và lại xin thôi việc. Kiên được cô gái con bà chủ nhà trọ thầm yêu thương. Hắn cảm thấy cuộc đời không đáng sống, v́ hắn không thích ǵ, tiền và t́nh yêu. Hắn có ư định tự sát và hắn thi hành ư định ấy vào một buổi chiều. Tối hôm trước hắn trở về nhà trọ được cô gái con bà chủ nhà săn sóc tŕu mến và tỏ t́nh, nhưng hắn không đáp lại. Sau đó hắn viết thư để lại cho cô gái tỏ lời cám ơn và an ủi, hắn cũng tặng luôn cho cô gái tấm vé số trúng độc đắc một triệu đồng mở ngày hôm trước. Hôm sau, khi vớt xác hắn trên sông, một tin nhắn trên báo chấm dứt hẳn cuộc đời của một người, độc giả không biết ǵ thêm về hắn ngoài những giấy tờ hộ tịch và tin hắn tự trầm dưới ḷng sông.

 

      Cuộc đời toàn thể dưới cái nh́n của Tô Thùy Yên là phi lư, và ông muốn dùng sự tự sát (le suicide) để giải quyết sự phi lư trong quan niệm riêng. Kiên là một thanh niên sống không mục đích, không ham thích. Làm việc ở một nơi được ít lâu, chán, bỏ đi, phi lư; được t́nh yêu của cô gái, không đáp lại, phi lư; trúng số độc đắc, không thèm giữ, phi lư; vậy sự phi lư ấy đưa tới cái chết, sự tự sát ở đây là một đam mê sau cùng trong khi những điều ham muốn ở đời không làm hắn mong muốn nữa

      Trong Le Mythe de Sisyphe, Albert Camus đă viết lên trang đầu: chỉ có một vấn đề triết học thật sự đứng đắn, đó là sự tự sát. Vấn đề tự sát là vấn đề được nêu trong ư thức đối với quan niệm phi lư.

      Nếu không dùng tự sát để giải quyết phi lư th́ phải có một con đường khác hơn, con đường khác không là một đường lối chọn lựa nhưng có thể là một sự biến thái của t́nh trạng trên, ví dụ như sự chấp nhận. Sự chấp nhận khổ đau làm hắn có thể xác định:

 

                         Tôi sống để quên để sống,

 

      và như vậy sự đau khổ là cần thiết v́:

 

                         thiếu đau khổ người ta thành múa rối

                         và cuộc đời một guồng máy vô công.

 

      Sự đau khổ luôn luôn có sẵn và hiện diện trong đời sống cá nhân và cộng đồng. Thái độ thường là lẩn tránh nhưng trong trường hợp nào đó người ta không thể trốn tránh được, người ta phải đối diện với khổ đau:

 

                         Buộc phiến tâm hồn vào cổ cứng

                         tôi gieo ḿnh xuống đáy đau thương

                         ẩn dật làm thinh như thủy quái

                         khăng khăng ôm giữ khối u t́nh.

 

      Như thế sự phi lư được giải quyết trên một mực độ quân b́nh khác. Từ đó người ta thấy Tô Thùy Yên đi vào những t́nh cảm nhẹ nhàng hơn:

 

                         Ôi nếu được dừng chân tôi sẽ dựng lều nghỉ dưỡng già trong tuổi nhỏ…

… Tôi đến đặt dưới chân tượng cao ṿi vọi bóng ấp cả đời tôi một đóa lời ca ngợi t́nh yêu kết bằng những cánh hoa héo cũ.

 

      Những cánh hoa héo cũ là những cố gắng vô ích đă dẫn Tô Thùy Yên vào thế giới “quả địa cầu nhầy nhụa bóng âm u” với “ánh mặt trời những tên đao phủ án”. Ánh sáng của t́nh yêu đă chiếu vào vùng tăm tối ấy:

 

               Suốt con đường đến nhà em anh bước khoan thai

Không ngó xuống kẻ thù khi tới nơi anh là kẻ vô địch trên đầu rực rỡ hào quang chỉ ḿnh em ngó thấy

Mạch gió phập phồng nhưng cánh tay cành cây rực hồng ánh sáng, em có thấy t́nh yêu làm xúc động cả thiên nhiên.

 

      Tô Thùy Yên là một nhà thơ thời đại, v́ sự cố gắng của ông trong việc diễn tả là mong tập trung được hết những sao xuyến bị đặt trong một hoàn cảnh mà cái chết và sự khổ hạnh luôn luôn theo rơi, thời đại mà tất cả những khu vực ước mơ của tâm hồn như tan ră cả. Và để lộ nét mặt thật của tàn phá của kinh hoàng của thất vọng lẫn lộn. Tô Thùy Yên như muốn đẩy sự đau đớn ấy xuống thấp để t́m ra một lối thoát, hay một thái độ khẳng khái hơn đối với đời sống. Thơ Tô Thùy Yên dung dị dễ yêu v́ trong sự diễn tả những điều tối tăm, ông cũng cố gắng nh́n vào cuộc đời với nhiều nhiều mầu sắc.

 

(Tập san VĂN)

            

Nguyễn Quang Hiện

  

       Nguyễn Quang Hiện sinh năm 1938  tại  Hải Dương. Di cư vào Sài G̣n năm 1955 học Trung học Chu văn An.  Học đại học Luật Khoa. Phụ tá Tổng Giám Đốc Nha Ngân Sách Ngoại Vin.  Du học về kinh tế  tại The Hague  Hoà lan.

Năm 1975 bị tù cải tạo 3 năm tại Trảng lớn, Tây ninh.  Vượt biên tới Songkha Thái Lan.  Sang Mỹ năm 1979.  Định cư taị Maryland  học vi tính và làm việc trong ngành đó cho tới khi về hưu năm 2007.

Trước năm 1975 đă có sáng tác văn thơ đăng trên các tạp chí  VĂN, VẤN ĐỀ …

 Gió O nhận được một tuyển tập sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Hiện do tác giả và nhà thơ Nguyễn Thanh Châu gửi đến. Được biết hiện có thân hữu đang thu xếp cho in tuyển tập này tại hải ngoại. gio-o.com sẽ giới thiệu một số sáng tác xuất sắc gồm: văn, thơ, tản mạn, của nhà văn Nguyễn Quang Hiện đă xuất hiện trước 1975  trên các tạp chí văn chương uy tín ấy, trong nhiều kỳ. (11.2014)

 

http://www.gio-o.com/Chung/NguyenQuangHien1Tho.htm

 

http://www.gio-o.com/Chung/NguyenQuangHien2Tho.htm

 

http://www.gio-o.com/Chung/NguyenQuangHien3Tho.htm

 

http://www.gio-o.com/Chung/NguyenQuangHien4Tho.htm

 

 

http://www.gio-o.com/Chung/NguyenQuangHienTagore.htm

 

 http://www.gio-o.com/Chung/NguyenQuangHienThanhTamTuyen.htm

 

 

            © gio-o.com 2014