Tôn Thất Phu
VĂN NHÂN HƯ NGHỊ
Kỳ 6 (cuối)
(Lê Thị Huệ: Bản văn này được phổ biến trên net đầu tiên khoảng năm 1997. Sau đó tôi đă nhận đi nhận lại nhiều lần từ tác giả lẫn những nguồn vô danh khác. Tôi chưa hề gặp tác giả Tôn Thất Phu. Tôi không biết anh là ai ở ngoài đời. Tôi nói chi tiết này, v́ trước năm 1997, khi loạt bài viết này được gửi đến cho 3 tờ báo giấy ở hải ngoại thời bấy giờ, là Văn (Mai Thảo), Văn Học (Nguyễn Mộng Giác), và Hợp Lưu (Khánh Trường), th́ một người bạn đă điện thoại cho tôi và nói nhà văn Nguyễn Mộng Giác chủ biên tờ Văn Học hỏi có phải Lê Thị Huệ là Tôn Thất Phu đă viết loạt bài này không. Tôi chưng hửng. Tôi nào biết mặt mũi bản văn như thế nào. Măi sau này, khi internet chào đời, thuở hồng hoang 1997 lúc email c̣n phải xài font tiếng Việt VIQR, Tôn Thất Phu mới gửi cho tôi đọc. Lúc đó tôi mới biết hiu hiu chàng tuổi trẻ kia là cái đấng quái kiệt nào.
Tôn Thất Phu (không phải tên thật) đậu Tiến Sĩ ngành Vật Lư Ph.D in Physics năm 1993 tại University of Texas at Austin. Làm Research in Materials trong 2 năm, và sau đó làm Patent Examiner cho đến nay. Hiện đang sinh sống ở Springfield, Virginia. Hoa Kỳ
Tôn Thất Phu viết bài này những năm anh c̣n tuổi trẻ. Bây giờ cả anh lẫn tôi không c̣n trẻ. Tại sao tập tài liệu này cứ xà quờn t́m đến địa chỉ tôi, dù tôi đă cố t́nh ngó chỗ khác, lơ nó đi cả mấy chục năm nay.
Hôm nay gio-o. com lại nhận được bản văn này. Lại một lần nữa…
Hôm nay, tôi cho đăng lên Gió O như một cách giúp tài liệu này có cơ hội lên tiếng. Để giống như một cục u chưa được khơi, th́ nó cứ mè nheo măi quanh tôi, bám lấy tôi, chờ tôi cho một cơ hội phản kháng. Có những điểm tôi hoàn toàn không đồng ư với tập tài liệu.
Các tác giả phản bác có thể trả lời trên Gió O.
Trân Trọng.
Lê Thị Huệ
Chủ biên gio-o.com
15/10/2017
Tôn Thất Phu
VĂN NHÂN HƯ NGHỊ
Tạo hóa gây chi cuộc hư trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
(Bà Huyện Thanh Quan)
(TÀI LIỆU PHỔ BIẾN KHÔNG GIỚI HẠN)
MỤC LỤC
Lá thư thay lời bạt.
I . Khai từ.
II . Văn phong của Bùi Vĩnh Phúc
1. Thựợng đế của Bùi Vĩnh Phúc
2. Trường "tâm hồn" của Bùi Vĩnh Phúc.
3. Khoa văn của Bùi Vĩnh Phúc
Phụ đề: Nô lệ Tính là ǵ?
4. Trả Lại văn vẻ cho Lê thị Huệ
5. Sự hủy thể của văn chương.
III Văn cách của Thụy Khuê
1. Khuê là chổng ngược của Cách
2. Kẻ trước người sau
3. Phụ Thư
4. Chú thích
IV. Văn Hồn của tập san Văn Học, Văn và Hợp Lưu.
1. Văn Nhă trong thi ca Bolsa
2. Đạo Văn và thi nhân Bolsa
Lạm Bàn Hai Chữ Văn Hoá
1. Văn Hóa Con Cóc
2. Từ Sông Gianh, Bến Hải... Đến Con Cóc
3. Ngoại Truyện: Huyền Sử Công Chúa Cóc
Lạc Đường Vào Khoa Học
4. Vụ Án Con Cóc
5. Cuộc Đấu Tranh Tư Tưởng
6. Dấu Chân Của Nàng
Thay Lời Kết
VỤ ÁN CON CÓC
Trước khi viết nốt về vụ án con cóc, tôi thú nhận là tôi chưa từng đọc quyển sách nào của ông NHQ và ông ĐMT; tôi cũng chưa có dịp rớ tới cuốn sách phê b́nh văn học nào viết bằng tiếng ngoại quốc ở Âu-Mỹ. Hơn nữa tôi không phải là con nhà văn như đă nêu trên, tôi sinh ra trong giai cấp thợ thuyền, một giai cấp cùng khổ của nhân loại nằm trong một quê hương khói lửa (giai cấp mà được đảng nịnh cho lên cấp tiên tiến để tiện bề sai khiến và cày cho khỏe để đảng được no cơm ấm áo). Tất cả ǵ tôi tiếp cận được do sự "giáo dục" tận t́nh của những bài viết về phê b́nh văn học trong và ngoài nước đă được chuyển ngữ hộ, nên vài ba cái thuyết văn học tôi đọc được đều là bản "second hand" (v́ tôi vốn rất dốt ngoại ngữ).
Ở phần này, tôi chỉ dựa vào ư đă lập luận của hai ông NHQ và ĐMT, tôi không cần biết ư ấy từ đâu ra của riêng hai ông hay đă được cắp nhặt nơi nào. Hai ông nêu lên ư ấy mà diễn bằng ngôn từ cuả chính ḿnh th́ xem như là "gia tài" của hai ông đi, dẫu hai ông diễn ư có sai hoặc không hết ư của người khác do dịch thuật hỏng của chính hai ông hay từ sách dịch. Nói cách khác, tôi chỉ dựa vào văn bản tiếng Việt của hai ông để soi sáng về vụ án con cóc này .
1-Người đẹp cóc
Tôi không rơ thơ ư, thơ tứ của bài con cóc hay ra sao, nhưng Thị Nở th́ xấu that. Thế mà trong bài viết trả lời ĐMT, NHQ làm ra vẻ thiện chí qua "Tôi chưa bao giờ có ư định lố bịch là đưa Thị Nở lên ngôi hoa hậu. Tôi chỉ muốn chứng minh một điều đơn giản và dễ hiểu là: bức chân dung của chị là một bức chân dung đẹp. Thế thôị" Theo tôi hiểu chắc NHQ lại có ư là "chân dung Thị Nở là đẹp về sự miêu tả cái xấu". Tôi chẳng cần biết đúng sai ra sao. Có điều tôi muốn hỏi ông NHQ là gía như ngựi bạn trăm năm của ông cũng có cái chân dung như Thị Nở th́ ông có buồn không? Đấy là thực tế chứ không phải là hoang tưởng trong thi ca mà khéo dụng ngôn từ để "giải phẫu thẩm mỹ" mà vặn vẹo lung tung. Liệu ông có nh́n ra cái đẹp thi vị trong cái sồ sề của bóng dáng ấy mà không ghê tởm đến nôn ọe không? Ông có nh́n ra "cái nết đánh chết cái đẹp" thường được truyền tụng trong dân gian (mà ĐMT gọi là "Khế Ước Văn Hóa ǵ đó) mà chung sống với nàng cho đến răng long tóc bạc hay không? Thực và Mộng qủa không giống nhau phải không ông nhỉ. Nếu thế, th́ ông cố vẽ ra một chân dung không giống thực như Thị Nở làm chi vậy !(để làm hoa mắt người đọc ư?). Nếu Thị Nở là nhân vật có thật (hay có ai giống như chị ấy) th́ sẽ cho là ông bông đùa một cách thiếu nghiêm túc trên thân xác "kiều diễm" của nàng. Trong bài con cóc đă đăng tren báo Hợp Lưu (HL) số 17 trang 65, ông đă dạy như sau "cuộc đời là cái nó là, chứ không phải là cái nó được nghĩ là" hay lắm! Thế dựa vào đâu ông quyết xác là cái chân dung Thị Nở hoặc "con cóc hàm oan" là cái nó là, chứ không phải là cái đưọc ông nghĩ lấy. Không khéo ông lại mâu thuẫn với chính ḿnh đấy. Thế ra cái đẹp của Thị Nở hoặc cái hay của bài con cóc chỉ là sự tưởng tượng hay ảo tưởng của ông thôi sao? Ông vừa ngụy luận vừa kêu oan, cớ là ông chỉ dụng nàng cóc như ví dụ để minh chứng thuyết văn bản của ông, và dụng Thị Nở như vật chứng về cái tài giải phẫu thần thánh của ông. Trong bài trả lời ĐMT ông đă nêu ra ở báo Văn Học số 134 "Đem bài 'Con Cóc' ra để phân tích, tôi nhắm tới hai mục tiêu khác quan trọng hơn là việc b́nh luận bài thơ ấy nhiều: thứ nhất, mượn nó để phê phán những quan niệm thẩm mỹ cũ kỹ cho đến giờ vẫn thống trị trong sinh hoạt thi ca Việt Nam; thứ hai, mượn nó để chứng minh ư nghĩa của việc đọc, của người đọc, qua đó, đưa ra luận điểm cho thơ là cái ǵ đong đưa giữa văn bản và người đọc; ư nghĩa của thơ là sự tương tác giữa văn bản và người đọc chứ không phải là cái ǵ có sẵn, tự tại, nhất thành bất biến bên trong tác phẩm; bản chất của thơ là một cái ǵ 'trống' để người đọc có thể nhập cuộc, nhập vai, làm 'đồng tác giă với tác giả; từ đó, h́nh dung con đường phát triển thơ như là một quá tŕnh hoà giải giữa nhà thơ và người đọc; chủ nghĩa hiện đại như một thứ chủ nghĩa đặc tuyển; Thơ Mới rất gần với văn xuôi ở tính chất tự sự của nó, v.v..." . Ông đă nhầm lẫn về cách chọn lựa ví dụ để dẫn thuyết hoặc minh chứng thuyết, ông đă mượn cái xấu của Thị Nở, cái dở của bài con cóc mà phê phán cái dở, cái xấu của những quan niệm xưa cũ (theo như ông nghĩ). Người sống vươn lên cái đẹp để thăng hoa mà dụng cái xấu như một hệ quy chiếu để so sánh. Do đó chẳng ai muốn thay cái hệ xấu/dở này cho hệ dở/xấu khác, người chỉ muốn hoán cải cho tốt/đẹp hơn theo sự thăng tiến của "hiện tượng hóa" (Phenomenology của Hegelianism là chủ thuyết về sự phát triển khoa học và tri thức theo tiến tŕnh của tâm tư từ hệ thấp nhất của vật chất đến hệ cao nhất của tâm linh). Thay v́ chọn bài con cóc nhảy loanh quanh, dụng ngay những bài trước đă cho là hay (như Kiều) mà đưa ra ư khác hay hơn để thử nghiệm lư thuyết văn bản th́ đă sao, cứ ǵ phải làm chuyện ngược đời mới hay mới tốt, có nhẽ ông muốn thử nghiệm luôn cái óc ṭ ṃ khốn nạn của dân Nam, mà khi bị cái "khế ước văn hóa" phạng lại th́ dẫy đành đạch cho rang oan. Có lẽ đă đến lúc ông NHQ đập tay vào ngực mà trả bài "lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng..." chưa nhỉ? Ông dựa vào sự sống đời của bài con cóc trong dân gian hay "vô thức cộng đồng" theo chữ của ĐMT mà cho bài con cóc là bài thơ hay. Trong bài đăng ở HL số 17 trang 63, ông viết "Như vậy có thể nói, qua việc nhớ bài con cóc (trong dân gian?), việc coi thơ con cóc như là điển h́nh của cái dở, từ trong vô thức (của cộng đồng?), chúng ta đă thức nhận giá trị (?) của nó, đă linh cảm được đó là một bài thơ hay. Song có lẽ v́ cái hay của nó qúa lạ, khác hẳn những cái hay chúng ta quen thưởng thức, cho nên lư trí thắng thế; bài thơ bị liệt vào loại dở". Trong tất cả các bài viết, ông NHQ đă dụng lư trí của ḿnh để "đảo chứng" bài con cóc là bài thơ hay chứ chẳng qua một linh cảm hay thức nhận chi cả, giả dụ NHQ lại dụng chiêu thức "dĩ lư trí trị lư trí". Chắc ông NHQ sẽ căi lại là mọi thứ "thức nhận hay linh cảm" đều được thể hiện qua lư trí cả, thế th́ tôi qúa ngớ ngẩn rồi đó! Ông đă dụng sự truyền đời (chứ không phải truyền tụng?) của bài con cóc (hay Thị Nở) cho rằng hay (đẹp); tự hỏi cái ǵ đă giúp sự truyền đời như thễ ấy là dân gian cả ṇi giống Việt, cái mà ĐMT gọi là "vô thức cộng đồng, quy ước văn hóa", NHQ gọi là "truyền thống, văn học dân gian". Khi bị ĐMT dụng cùng vũ khí ấy (chỉ khác trên mặt mũi của văn bản thôi) đập lại th́ ông nhảy tê tê mà trương cái thuyết văn bản và dụng đến bảo bối "Quyền" như sau "người đọc có quyền diễn dịch thơ theo kinh nghiệm và cách cảm nhận riêng của ḿnh, tuy nhiên, sự diễn dịch ấy có sức thuyết phục hay không lại là chuyện khác..."(VH số 134).
Người đọc không phải là truyền thống hay văn học dân gian, người đọc chỉ là một yếu nhân cảm nhận mà thôi. Để sửa soạn trước một cách khôn ngoan, NHQ đă dọn đường cho tiền đồ văn học lung lay của ḿnh bằng "Trong khi người Việt Nam xưa nay chỉ xem bài thơ Con cóc là một chuyện tiếu lâm tầm phào như bao nhiêu chuyện tiếu lâm tầm phào khác, tôi chỉ xem nó là (i)một bài thơ hay nhất trong những bài thơ miêu tả cái dở, cái kém nghệ thuật và kém thẩm mỹ (ii)một bài thơ hay (chứ không phải là hay nhất) nói về cái nhàm, cái hảm, cái quẩn quanh, bế tắc và vô nghĩa của kiếp người, và, trên hết, là (iii) một cái cớ, một cái bệ để xây dựng trên đó một lư thuyết về tho (VH số 137. Cái lối chơi chữ của ông khá đấy, NHQ cũng khôn ngoan dụng ngay hiện t́nh mà dụng đến chiêu "đảo vị càn khôn" khi ngụy luận như "Trong lịch sử văn học Việt Nam, có được bao nhiêu bài thơ có được một ư nghĩa sâu thẳm và một sức cộng hưởng lớn lao như thế. Nếu có được một ư nghĩa như thế, một sức cộng hưởng đến như thế mà vẫn bị coi là dở, vậy thế nào mới là hay, là lớn? Cho nên, ngay cả khi Đỗ Minh Tuấn c̣n ngần ngại không muốn hay không dám dùng chữ 'haư để gán cho bài thơ Con cóc th́ ít nhất, qua cách phân tích của anh, người ta cũng không thể tiếp tục an nhiên cho đó là một bài thơ nhảm nhí, ngớ ngẩn, một bài thơ dở được nữa. Nếu không, các khái niệm 'hay','dỡ sẽ trở thành vô nghĩa hết." Ôi miệng lưỡi của văn nhân ghê gớm thật! Như thế các nhà văn Trần văn Tích, Đặng Tiến, Phạm thị Hoài (VH số 137) và bao người dây dưa mơ rễ má đến ngụy luận bài con cóc của NHQ, cả Phu tôi nữa, chúng tôi ít ra trong thâm tâm mà không dám nói ra đă công nhận bài con cóc là bài thơ hay ư. Thưa ông phản đối ngụy luận thuyết văn bản của ông và cảm nhận bài con cóc là hai việc làm khác nhau, xin đừng lấy việc này mà sỏ qua việc kia là việc làm không lương thiện tí nào, ấy không phải là phong cách người cầm bút theo "quan niệm xưa cũ", c̣n "quan niệm mới" thế nào th́ tôi ù tịt. Chẳng v́ vô cớ mà Plato đă cho rằng "văn học dẫn con người đi xa chân lư"(8b) hay "văn học có tác dụng vỗ về dục vọng làm cho con người trở thành yếu đuối"(8b) rồi đă "khuyên các nhà văn, nhà thơ chỉ nên phản ảnh cái đẹp"(8b) cho dễ thăng hoa. Bảo là cái đẹp ư ,lại tự hỏi, lấy ǵ làm tiêu chuẩn để "đo lường" cái đẹp, nếu không phải là cái xấụ Đó là cái lắc lơ của tư tưởng hiểu thế nào cũng xong! Có lẽ nhàm chán với cái đẹp là đẹp, xấu là xấu; bởi vốn đẹp xấu chỉ là ư niệm đầu tiên gieo vào đầu óc con người để phân biệt dẹp/xấu, hay/dở ư niệm đầu tiên ấy tự đâu ra đó lại là vấn đề khác và lớn lao lắm của triết học. Tôi không dám đụng đến. Ông NHQ đă đưa ra những án văn chương bất tử của nhân loại ở hai gịng văn hóa đông tây, rồi tự hỏi như thế bài con cóc cũng lưu truyền lâu đời như những án văn chương ấy, tại sao nó lại là bài thơ dở, cái dở của bài con cóc và cái hay của áng văn được coi là tuyệt hảo ấy có ǵ tương quan giữa cái xấu của Thị Nở và cái đẹp của công chúa Diana có ǵ giống nhau? Tại sao cả hai đều truyền đời mà bên xấu bên đẹp, bên hay bên dở . Lập luận đúng đắn đấy! Cùng nhau đi xa hơn một tí nữa, thế th́ "lưu danh thiên cổ" hay "lưu xú vạn niên" có ǵ tương đồng? Cả hai đều lưu tên tuổi ḿnh cả mà, đời bất công qúa phải không? Lưu xấu để ta tránh vết xe đă đổ, lưu danh để ta theo cho thăng hoa. Ôi đẹp/xấu, hay/dở, thiện/ác, chính/tà là cái ṿng luẩn quẩn ngàn đời trong tâm khảm con người mà vẫn không giải quyết được. Thiên hạ xưa nay không phải v́ những thứ này mà đua nhau lao ḿnh vào ngon lửa của lư tưởng hoặc thần quyền mà chết cho tham vọng của chính ḿnh hoặc của người khác hay sao. Ấy phải chăng là một bế tắc của lư luận, một thất bại của lư trí đă làm cho người tây phương nhốn nháo cả lên, họ lội ngược ḍng sống sử t́m về đông phương, mà họ không biết rằng đông phương cũng rối loạn không kém.
Theo dấu người xưa, NHQ luận thêm trong Văn Học số 134 "Nghĩ cho cùng, có một người cầm bút có chút tài năng nào lại không cầm bút, trước hết, từ cảm giác bất ổn đối với truyền thống? Có cái lớn nào trong lănh vực văn học nghệ thuật nào mà không từng là một sự gây hấn đối với thói quen? Không những chỉ 'căi lại một cách viết cũ để t́m kiếm những phương pháp sáng tác mới, người ta c̣n có thể 'căí lại 'vô thức cộng đồng' về một cách đọc, một cách cảm thụ để làm cho các tác phẩm văn học cũ được có một diện mạo mới. Nói cách khác, người ta không những đổi mới được sinh hoạt văn học đương đại mà c̣n có thể đổi mới được cả nền văn học trong quá khứ. Có thể nói một phương pháp sáng tác mới có tác dụng làm cho hiện tại giàu; một phương pháp phê b́nh mới có tác dụng làm cho quá khứ trở thành giàu: những ǵ đă cũ, đă chết lại được hồi xuân. Tại sao chúng ta lại sợ hăi trước những sự giàu có ấỵ" Tôi có lời khen NHQ có một tham vọng khá lớn đấy, ông muốn làm cách mạng văn hóa ư, chắc ông sẽ căi lại rằng ông chỉ làm văn học chứ không thèm vác văn hóa chứ ǵ. Thế hỏi ông văn học là ǵ nếu không là những t́nh tự, suy tư, dằn vặt, sợ hăi ..v.v. được chuyển qua ngôn từ trong văn bản, và tất cả những cái thầm kín ấy đă chẳng góp phần xây dựng cho văn hóa hay sao. Nói theo giọng của triết học th́ văn học là một bông hoa trên cây văn hóa đấy. Chắc ông chỉ chăm nom cho phần ngọn "văn học" mà chẳng cần biết đến gốc cây "văn hóa" nuôi nấng ngọn ấy ra sao ư. Dựa vào cái lư thuyết văn bản nhỏ nhoi(mà cũng không là của riêng ḿnh?) mà muốn phất cờ khởi nghĩa chống bọn Việt gian sống với tinh thần Ghetto đang làm tŕ trệ nền văn học giống ṇi ư?
Nếu chỉ dựa vào tiến tŕnh phát kiến về thuyết văn bản qua HL #17, HL #19, HL #21 (8) sau đó là sách "Thơ v.v và v.v ", th́ người ta sẽ lầm nghĩ rằng từ ví dụ nhỏ nhoi như bài con cóc (HL#17)mà ông cố gắng "đảo chứng" ngược đời, giúp ông nghiên cứu mà đưa ra thuyết văn bản (HL#21). Từ ví dụ nhỏ như con cóc thế mà ông đưa ra cái thuyết to bằng con voi. Thử hỏi, ông đă dụng phép luận ǵ mà dẫn thuyết như thể. Bảo là Phân-Tích th́ không xong v́ phân tích bắt ông phải cắt xén con cóc thành nhiều phần nhỏ hơn. Phép Quy Nạp thời không được, v́ với lối quy-nạp ông phải đưa ra rất nhiều ví dụ (data) rồi tổng hợp ư chính, trong khi ông đơn thuần chỉ tựa vào có một bài con cóc th́ quy nạp nỗi ǵ. Chỉ c̣n lại cái phép rất thông dụng ở nước ta (do ảnh hưởng của lối học linh tinh của Tàu), ấy là phép Phóng Đại, có nghĩa là ông NHQ đă đặt "con cóc nhỏ xíu của nước Nam" dưới một kính lúp cực mạnh. Cả ngàn lư thuyết có thể dụng để biện chứng cho một dữ kiện (khoa học hay văn học). Tuy nhiên chỉ cần một dữ kiện minh chứng sự sai lạc, bất ổn của lư thuyết th́ lư thuyết ấy chưa toàn đúng. Dẫu ông có lối ngụy luận thông minh, và chớ cậy ḿnh......
Điện
soi học thuật canh tân
Gió Tây phơi phới, thấm nhuần hoặc mê
Vững
tổng hợp, chắc bề phân tích
Đủ rạch ṛi, thanh lịch,
hào hoa
Văn minh bay bướm chói ḷa
Con theo thời thượng đâm ra quên ḿnh
Ngoảnh
mặt lại, coi khinh cha mẹ
Sao quê mùa, hủ tệ, tối tăm
Dáng cục mịch, vẻ thô
cằn
Mặt mày nhem nhếch, tay chân phân bùn
Đầu
tóc rối, móng cùn, da nẻ
"váy quai cồng", yếm xẻ, áo nâụ..
So giầy cao gót, khăn mầu
Tóc vờn sóng mắt bồ câu hé cười
Quê
sách chợ: một trời, một vực!
Lóa mắt v́ phấn sức, con say
Thấy đâu cúc dục cao dày
Thấy đâu đức trọng, hạnh đầy chính
chân
Cây
mục gốc, sầu thân thối rễ....
(L.
Nguyên Chương)
Tôi chưa đọc sách của NHQ nên chưa thấu rơ cái hay của lư thuyết văn bản ra sao. Tôi chưa đọc sách của ĐMT nên chưa thấm nhuần khế ước văn hóa tuyệt vời thế nào. Theo ư tôi th́ đơn giản lắm. Văn bản không thể độc lập với văn hóa, chính trị, kinh tế..v.v..và những sinh hoạt khác của nhân sinh; v́ con người chưa thoát được những "cùm kẹp" ấy th́ văn bản của con người làm thế nào thoát ra được, và người đọc thoát làm sao. Nhưng qua văn bản ta có thể nhận diện sự giao lưu của các nền văn hóa của giống dân khác là do "trái đất bây giờ đâu c̣n lớn,đại dương cũng hết rộng và sâu". Thực ra giao lưu văn hóa đă/sẽ trở thành một nền văn hóa khác biệt với những nền văn hóa cũ. Cái di hưởng ít nhiều của một văn hóa trong sự giao lưu văn hóa là do nhiều yếu tố như "sức sống của nền văn hóa ấy trước khi giao lưu", "nhân số mang sắc thái văn hóa ấy" ..vv..C̣n sự tương quan giữa người viết-văn bản-người dọc, theo tôi ấy không phải là một mối tương quan độc lập với nhau hoặc độc lập với văn hóa mà những thứ ấy hội nhập. Người viết đọc lại áng văn chương của ḿnh, hay người đọc nhá đi nhá lại bản văn người khác mà nảy ra nhiều ư khác nhau là do sự suy tưởng, cảm giác, nhận thức ..v.v..của họ biến thể theo thời gian và không gian, đó là chưa kể đến phản ứng tâm lư của người từng giai đoạn cũng khác nhau. Không vật hay sự ǵ có thể độc lập tự tại một ḿnh mà có nghĩa. Tự hỏi, NHQ có để con cháu ông đọc những văn bản của dâm thư hay không? Tại sao thễ. Ấy là câu hỏi thực tế chứ không do ảo tượng mà ra. Cái "chất" ǵ trong ông, trong con cháu ông, trong văn bản thế nhỉ. Nếu chỉ quan tâm đến văn bản th́ khác nào ta hút hết "hồn Việt" ra khỏi người Việt, "hồn Mỹ" ra khỏi người Mỹ, "hồn Úc" ra khỏi người Úc v.v..và v.v..và như thế chỉ c̣n lại cái "xác văn bản" chết và không linh động. Những "chứng tích văn hóa" tiềm tàng trong người viết-văn bản-người đọc trong trường giao lưu văn hóa mà 3 thứ ấy trở thành môi trường để tiếp nhận và thay đổi các quan niệm xưa cũ để làm mới cho văn học và phong phú cho văn hóa. Nói về văn bản ai cũng nghĩ đến ngôn ngữ và nhịp điệu của nó qua lối hành văn hay văn phạm. Đừng xét đến ngôn từ, nhịp điệu ngôn ngữ từ đâu ra tại sao mỗi giống dân lại có nhịp điệu riêng? Tôi không biết! Tại sao văn Việt viết theo văn phạm Mỹ th́ người Việt ngửi không được? Tại sao văn Mỹ hành theo văn phạm Việt th́ người Mỹ "gets mad"? Nhịp sống của tâm tư ư hay hơi thở của văn hóa. Tôi bí lù! Nên việc tựa vào văn bản dẫu có đưa ra nhiều ư nghĩa khác nhau đi nữa, nhưng là việc làm "lắp ráp ngôn ngữ" rất nguy hiểm, v́ mỗi lối "lắp ráp ngôn ngữ" khác có thể đưa ra những ư nghĩa "quái thai"! Làm thế có lợi ǵ cho văn học và văn hóa của loài ngườị Hay cứ thế mà tự phát trong hoang tưởng để phải hoang mang, mất hướng!
Sau khi đưa ra lư thuyết đồ sộ ấy mà ở mấy trang cuối quyển "Thơ .v.v và v.v..", ông NHQ đă "xóa bài đi làm lại" (ĐMT đừng bấm "save" cho bài con cóc nữa). Ấy là tuyệt bút theo nhản quan nhà Phật, thức là vô thức, làm là không làm ǵ cả, văn bản cũng là không văn bản nốt! Ừ thế cũng tốt. Theo lời Kafka, hăy đốt tất cả đi! Lại cạn nghĩ văn minh có thể tàn lụi, hủy diệt, đốt tất, song liệu có thể đốt sạch sành sanh văn hóa loài người được không? Rơ khổ, con người cứ vướng víu nỗi băn khoăn đâu đâu ấy, tự làm khổ ḿnh rồi làm khổ người trong những cuộc đấu tranh tư tưởng triền miên.
NGOẠI TRUYỆN: Món ăn cóc
Hơn hai mươi năm về trước tôi t́nh cờ đọc quyển "Món Lạ Miền Nam" của Sơn Nam(?) hay của ai tôi cũng không c̣n nhớ. Trong sách, tác giả đưa ra những phép thưởng thức và ăn các món lạ lẫm miền Nam trong đó có món cóc. Trước khi đưa thực đơn cho kẻ sành ăn, tác gỉa đă giới thiệu về những "tập tục" sinh động của loài cóc nhất là về "t́nh yêu loài cóc". Loài cóc cũng là loài đa t́nh lắm chẳng thua chi loài người chúng ḿnh cả, cóc cũng yêu nhau da diết, yêu chết bỏ hay "chết nửa hồn thương đau", tác giả c̣n đáo để phê them loài cóc đă thế th́ thật không hiểu tại sao loài người tự cho có trí khôn mà cứ hơi tí là phạng nhau ra tṛ. Nếu nói thế th́ chắc ai đó sẽ cho tác giả chẳng hiểu ǵ về "vô thức cộng đồng hay khế ước văn hóa" bởi người ḿnh chẳng có câu "thương nhau lắm, cắn nhau đau" đấy sao. Nay, tôi cạn nghĩ, giá như người ḿnh bớt thương nhau tí, chúngta sẽ đở phạng nhau u đầu sứt trán. Và biết đâu nếu bớt yêu nhau đi th́ nước ta đă hùng mạnh hay trở thành con "rồng Á Châu" lâu rồi phải không? Tiếc thật, tiếc là người ḿnh cứ phóng hồn theo văn hóa mà yêu nhau măỉ. Yêu nhau mà làm nhau khổ thế th́ có nên chăng?
Đọc xong quyển sách "Món Lạ Miền Nam", tác giả đă làm tôi thèm thuồng món cóc lắm, thèm đến chảy cả nước dăi. Tôi bèn ôm quyển sách ấy ra mắt chị tôi và bảo "chị làm món cóc như trong sách được không?", chị nh́n ngỡ rằng tôi đọc sách nhiều qúa nên đầu "bị chạm dây " chăng? Chị cười bảo "chị chưa ăn món cóc bao giờ, nên không biết làm", tôi giận lẫy "th́ cứ dựa vào sách làm là xong chứ ǵ", chị cười "đừng có bựa ông cụ non ạ! Đây là tiểu thuyết th́ ăn thế nào được", chị c̣n nói dọa "cóc độc lắm đấy", rồi c̣n giở giọng mê tín "con cóc là cậu ông trời, mày mà ăn thịt câụ "ổng" làm "ổng" nổi giận lôi đ́nh sai binh thần tướng thánh kết với âm binh hộ tướng dưới địa phủ đến mà "dũa" mày phù mơ đấy", tôi căi bướng (căi để mà căi) "th́ em nhờ tổ nhà ḿnh là ông Tôn Ngộ Không tái thế th́ đến trời cũng phải sợ chứ nói là bọn thần thánh ma qủỵ.."
Thế là cả tuần buồn v́ nhớ cóc, v́ không có thịt cóc để chén thử xem có giống như đă miêu tả trong văn bản hay không? Một chiều đi học về, tôi phụ chị dọn cơm tối cho gia đ́nh, tôi giật bắn người, mắt sáng ṣng sọc, nh́n vào đĩa thức ăn chị trao tay, thấy món lạ quá như là "cóc bị tứ mă phanh thây" nằm gọn trong đĩa mà bốc mùi thơm nghi ngút, nghĩ đến món cóc tôi sắp chảy nước dăi, th́ chị tôi nh́n tôi bí hiểm nhẹ bảo "món cóc của mày đấy", giật nẩy người tôi hỏi lại "món cóc như trong sách?", chị tôi cười nắc nẻ mà chẳng nói ǵ thêm....Cả tháng sống trong hạnh phúc đă được ăn món cóc là ra vẻ thầy đời với các bạn "nhỏ" mà tỏ ta đây là người từng trải v́ vừa mới ăn món cóc. Hơn tháng sau tôi mới biết ấy là thịt ếch chứ không phải thịt cóc! Trời ơi, tôi bị lừa, chị tôi lừa tôi!
Măi đến nay, khi đọc luận thi tứ của con cóc th́ người khác lại bàn thi vị của con ếch. Tôi đoan chắc thịt cóc và ếch chẳng khác ǵ nhau. Thôi từ nay tôi không đ̣i ăn cóc nữa. Cám ơn chị tôi đă lừa tôi, đă cho tôi một tháng trời sống trong ảo tưởng là ḿnh ăn cóc, cứ tha hồ khoét lác.
2- Cuộc đấu tranh tư tưởng
Tôi muốn khai mào cuộc đấu tranh tư tưởng với câu rất ư vị của Phạm Thị Hoài "Sách trời lật từ trang ướt sang trang khô như thế nào chỉ có trời biết. Cái Khế ước văn hoá của dân Việt mưa nắng thất thường âu cũng là thiên cơ (bất khả lậủ). Quả nhiên vẽ ma quỷ dễ hơn chó ngựạ Vẽ một cái khế ước biến hoá khôn lường chẳng ai biết mặt dễ hơn,vẽ một cái khế ước thiên hạ đă nhẵn mặt là Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam." Thế ra cái "văn bản" của văn hóa ṇi Bách Việt cũng biết đón gió xoay chiều như thế ử Ông DMT chớ quá lo lắng quá về cái thứ mà chính ông và tôi cũng chẳng biết là cái gị có lẽ chẳng ai rơ h́nh dạng văn hóa ra saỏ Văn hóa là nếp tự sinh của dân tộc (oan nghiệt qúa)? văn hóa là những bước chân to nhỏ của lịch sử (khổ đau quá) ? văn hóa làt́nh tự của dân tộc (lờ mờ quá) hay tiền đồ của cha ông (xa xôi quá)? hay văn hóa là v.v.. và ..v.v..(bí chữ rồi!). Với tôi văn hóa luôn giao lưu với nhau làm mới cho nhau mà sinh tồn, nghĩa là văn hóa là "hệ thống mở" để tiếp nhận các trào lưu khác của loài người mà biến dạng cho phong phú thêm lên để thăng hoạ Văn hóa không biến đổi là văn hóa chết, là văn hóa diệt vong. Bởi văn hóa luôn thay đổi theo thời gian và không gian nên không thể có một "bộ mặt cố định" như DMT gọi là "tiền đề văn hóa", "khế ước văn hóa", những thứ này chỉ có nghĩa trong những giai đoạn khác nhau ở tiến tŕnh phát triển văn hóa thôi, ông DMT ạ! Văn hóa chính nó không có "tiền đề" hay "hậu đề" chi cả mà chỉ có "hiện đề". "Hiện đề" của văn hóa là phát triển, là thay đổi trong sự giao lưu mới tựa vào nếp tự sinh của dân tộc, giống như gịng nước chảy măI từ vô thủy đến vô chung mang cả phù sa bồi cho đất mẹ, chứ không bảo tồn nếp suy tư hay "bản sắc văn hóa truyền thống xưa" để ḍng văn hóa phải ngưng đọng mà khô cạn (v́ khí hậu oi bức ơ nước tả). Bởi bản sắc văn hóa truyền thống xưa và nay cũng đă khác nhau quá nhiều; vậy muốn bảo tồn cái xưa mà quên cái nay là sự hiện sinh của dân tộc, có nên chăng? Như muốn bảo tồn cái nay mà quên cái xưa th́ "hồn tiền nhân sẽ rướm máu". Nên cái bệnh bảo tồn sẽ sinh ra sự mâu thuẫn nội tại không tháo gỡ được. Cái bệnh này sẽ làm cho văn hóa khép kín như một "hệ thống đóng" tức là đóng cửa lại mà không chơi với ai hết, nghĩa là bế quan tỏa cảng. Mong DMT nh́n lại cái cảnh tang thương bế quan của vua quan nhà Nguyễn đă gây hại cho sự tiến hóa của dân tộc ta ra saỏ Thay v́ khăng khăng bảo tồn, ta nên tựa vào cái "bản sắc văn hóa truyền thống xưa" ay^' mà chuyển biến. Ấy là phép "tùy biến" của dân tộc, "tùy biến" là thể tuyệt hảo của ṇi giống để làm văn hóa Việt sinh tồn và thăng hoạ Văn hóa dựng nên do con người, là "sản phẩm" của con người, và những tiềm tàng trong ấy giúp con người h́nh thành cấu trúc của xă hội (chớ con người không phải là sản phẩm của xă hội như duy vật biện chứng đă tin, v́ có con người th́ mới có xă hội). Tuy nhiên, hệ giao lưu văn hóa phảI là hệ song phương, nghĩa là chúng ta tiếp nhận đồng thời cũng phải góp phần. Nếu chúng ta chỉ tiếp nhận mà không góp phần, chúng ta sẽ trở thành kẻ "nô lệ văn hóa";nếu chúng ta chỉ góp phần mà không tiếp nhận, chúng ta sẽ dễ trở thành "kẻ kỳ thị văn hóa" hay "kẻ bài ngoại". V́ vậy, "giao lưu" là danh từ rất dễ bị hiểu lầm va lạm dụng để khỏa lấp những "nô lệ tính" hay "bài ngoại tính" của con người.
Do đó văn hóa lệ thuộc vào con người, con người tựa vào văn hóa mà sinh tồn chứ con người không nên lệ thuộc vào văn hóa. Ấy là tính "nhân chủ" trong văn hóa Việt. Con người phải làm chủ lấy hiện t́nh của văn hóa, tùy biến mà thay đổi sao cho khế hợp với thể phong khi giao lưu với văn hóa khác. Chúng ta phải là "học tṛ giỏi của tiền nhân, chớ trở thành kẻ nô lệ của tiền nhân hoặc nô lệ cho gia tài của tiền nhân". Con người làm chủ tể trong việc giao lưu văn hóa. Trong bài đăng ở Văn Học số 134 ĐMT đă bàn về sự tiếp biến như sau "Song, quá tŕnh tiếp biến văn hoá phải có thời gian và phải dựa trên cơ sở bảo tồn những bản sắc văn hoá truyền thống, nếu không sẽ trở thành xâm lăng văn hoá, diệt tộc về văn hóa". Ông ĐMT lầm rồi đấỵ Văn Hóa không cần thời gian, chỉ có con người cần thời gian thay đổi cho khế hợp với tiến hóa chung của cả nhân loại (chúng ta cần loại bỏ trường hợp ĐMT coi "đảng" là văn hóa, nếu đảng cần thời gian để tiếp biến th́ văn hóa phải phụ thuộc vào quyết định của đảng, như thế văn hóa sẽ phải cần đến ngàn năm biến dạng để diệt vong). Nói theo giọng toán học th́ con người là "biến số" mà văn hóa là "hàm số", điều kiện cần cho "hàm số văn hóa" thay đổi là "biến số con người" phải thay đổi trước. Nói theo giọng của nông dân (giai cấp tiên tiến) th́ con người là "anh nông dân" c̣n văn hóa nuôi dưỡng người là "con trâu"; "anh nông dân" dắt "con trâu văn hóa" đi cày chứ chẳng bao giờ con trâu dắt anh nông dân đi cày. Nay DMT bảo Văn Hóa cần thời gian để tiếp biến mà con người chỉ là phụ thuộc vào sự tiếp biến ấy, tức là ĐMT xem văn hóa là biến số và con người là hàm số; để con trâu dắt ĐMT đi cày vậy! Đấy là "phép nghịch lư, đảo thần" rất dễ bị tẩu hỏa nhập ma. Đây là "cơ chế đánh tráo tọa độ văn hóa" và mang tính chất cấp tính đó thưa ông. Khi luận về sự tiếp nhận một tác phẩm, ĐMT viết "...người đọc thơ bị ràng buộc bởi một truyền thống văn hóa", đúng quá! Nhưng hơi bị động. Con người không "bị" (trạng bị động), mà con người "tự" (trạng tác dộng) ràng buộc vào một truyền thống văn hóa. Con người là Chủ Tể cho mọi sự để chọn ràng buộc trước sau, để tự lựa sắc thái văn hóa cho riêng ḿn. C̣n nếu như lệ thuộc vào biến thái của văn hóa là mất quyền chủ tể, để văn hóa "gắn" cho ḿnh một sắc thái nào đó mà con người không kiểm soát được trước saụ..
...Trước và sau, gọi luyến và thương
Xa cách v́ đâu hỡi máu xương
Con bảo con đi t́m xuân mới
T́m xuân con có thấy tơ vương
Tơ vương vấn vít mẹ vào con
Vấn vít bao nhiêu nghĩa nước non
Vương vấn trước sau bao t́nh nghĩa
Nhưng xuân vẫn ở chỗ chon von
Chon von nghĩa nước với t́nh sông
T́nh mẹ non cao những ngóng trông
Ḷng mẹ chảy dài bao nhiêu khúc
Bao giờ cho núi vững sông trong
Sông trong núi vững, thắm hoa xuân
Loan phượng vui đàn múa khắp xuân
Rồi
mai mẹ cười run gậy trúc
Tiếng cười át cả nhạc Nam Huân....
(L. Nguyên Chương)
V́ thế, con người phải làm chủ động thay đổi, c̣n văn hóa chỉ thụ động thay đổi theo con người mà thôi.
Có cực đoan chăng khi ĐMT viết "Vậy căi lại tổ tiên, đem lư trí và học vấn căi lại vô thức cộng đồng chỉ là sự xâm lăng về văn hoá, đem chuẩn mực văn hoá của cộng đồng này áp đặt cho cộng đồng khác, v́ mỗi nền văn hoá là một thực thể tinh thần có diện mạo riêng, có khoá mă riêng, có độ bảo thủ riêng. Sự áp đặt đó, dù có thành công về phương diện lư luận th́ vẫn luôn thất bại trong thực tế. Từ góc độ nhân chủng học, quốc tế học, từ góc nh́n của mẫu quốc, ta có thể chứng minh rằng những kẻ bán nước trước đây là tiến bộ, cao cả, có công. Nhưng những kết quả xuất sắc do sự chứng minh đó đem lại vẫn không thể đảo ngược được cảm xúc bền vững trong tâm thức cộng đồng là sự căm ghét ghê tởm những kẻ bán nước, buôn ṇi, rước voi về giày mả tổ." Viết như thế th́ chắc Hồ Chí Minh nằm triển lăm ở Ba Đ́nh chắc buồn lắm v́ ông Hồ đă là người đầu têu trong việc mang học thuyết ngoại bang của Mác-Lê vào áp đặt để biến dân thành công cụ nô lệ để sai khiến, bắt người Việt không được làm người mà tiêu diệt văn hóa Việt bật cả gốc lên. V́ không c̣n người th́ không c̣n văn hóa. Ông Hồ Chí Minh tức bác Hồ của ông đấy là đỉnh cao chỉ đạo việc xâm lăng văn hóa, đem chuẩn mực văn hóa tây phương áp đặt cho cộng đồng người Việt, là lương tâm mục nát soi sáng sự diệt tuyệt con người Việt, văn hóa Việt dưới ngọn cờ của Chủ Nghĩa Xă Hội. Tôi nghĩ ông nói thế là vô t́nh như sứ mệnh đă trao cho ông là hạ bệ Hồ Chí Minh xuống thành "tội đồ" của dân tộc Việt Nam ta ư? Ừ! thế cũng được, chẳng oan ức ǵ! Chứ chúng tôi dân Việt hải ngoại, dẫu nhảy đi vô phương hướng mà đáp xuống, trú ngụ khắp nơi trên địa cầu nhưng lúc nào cũng...
...Ta đứng giữa đất trời của Hoa Kỳ lồng lộng
Vẫn tự hào cất tiếng Việt Nam ơi!...
chứ không ủ dột, bị động trong lo toan sợ hăi bị xâm lăng văn hóa trong khi văn hóa Việt có c̣n chăng chỉ là cái xác không hồn (từ ngày qủy đỏ đặt chân lên) hiện tồn trên đất Việt. Khi con người không được làm người mà chỉ là con vật sai khiến của đảng! Trước khi giải mối cơ nguy cho văn hóa ta phải giải phóng con người trước......sao cho tồn tại cùng trời đất
Lại được vui vầy giữa núi sông
Sống thỏa tâm thần, thân an thích
Mở liền cũ mới lối hanh thông...
(L. Nguyên Chương)
Và cộng đồng người Việt haỉ ngoại chúng tôi dẫu có ít bất ḥa với nhau, lâu lâu phạng nhau vài đ̣n v́ "thương nhau lắm th́ phạng nhau đau"; chứ cái t́nh cảnh trong nước, người Nam kẻ Bắc có được vui sống ḥa thuận hay không?
Để rồi..
trong nước có non, non có nước
nước non một kết, nở trăm con...
(L. Nguyên Chương)
"hay chỉ lơ mơ túy mộng trung" ở những khai quật tại Hoà B́nh và Đông Sơn để t́m bước hóa thạch dấu chân cóc...
NGOẠI THƯ: Từ Văn Bản đến Văn Hóa
Người có hồn, văn hóa cũng có hồn; người có thân xác để "mang đựng" cái hồn, như thế hồn văn hóa được tựa vào đâu? Xin thưa, hồn văn hóa được "chứa" vào trong văn bản, hay văn bản là cái thân xác "chuyên chở" cái hồn văn hóa mà ngôn ngữ chỉ là những nét đặc thù của thân xác văn bản ấy, và mang những sắc thái riêng của hồn văn hóa? Cũng như cái nét đặc thù ở thân xác của người Á khác của người Âu-Mỹ, và mang những sắc thái văn hóa khác nhau? Đến đây, có người đào sâu hơn và hỏi: h́nh dạng của thân xác và hồn (của văn hóa và của con người) có ǵ liên quan? Phong thổ trú đóng của những sắc tộc của loài người đă ảnh hưởng thế nào về h́nh dạng và nếp suy tư hoặc văn hóa đă gắn liền con người vào phong thổ ấy. Từ đó chúng ta sẽ hỏi thêm: con Rồng cháu Tiên ngàn năm nay sống men theo ven biển Thái B́nh Dương mà lập quốc, mảnh đất quê hương ṿng vèo cong co như h́nh con Giao Long đang vươn ḿnh đạp sóng biển Đông với "rồng chín đầu" (ḍng Cửu Long) đă phun châu nhả ngọc giúp cho sự trù phú của miền Nam nước Việt. Phong thổ như thế ảnh hưởng thế nào cho h́nh dạng xác thân, cho tinh thần tự sinh của dân Nam? Ngược ḍng sống sử, ta đi xa hơn...đi xa hơn nữa ta sẽ nghe thấy lời khóc than của dân Bách Việt ở vùng Lĩnh Nam Ngũ Hồ, cái ǵ đă làm họ phải tan ră khổ đau như thễ...cứ đào sẽ gặp lại "duyên xưa", cứ gơ th́ cửa t́nh xưa sẽ mở
Trong bài "Từ luận điểm Đông Tây" đă gởi cho TK21, tôi cũng đề cập sơ khai về sự tương quan giữa văn hóa và ngôn ngữ. Ngôn ngữ là thân xác của văn hóa, ấy chỉ là điểm tổng quan, nhưng khi đi đến chi tiết của những nền văn hóa th́ ngôn ngữ chỉ mang nét, vẻ đặc thù của thân xác của nền văn hóa. V́ có ngôn ngữ nên có sự hiện thân của văn bản để di truyền cái thân xác văn hóa ấy theo thời gian; xác thân ấy c̣n chuyên chở hồn văn hóa không? Đó là chuyện khác. Do đó nếu chỉ tựa vào sự đồng dạng của ngôn ngữ (nét đặc thù) trong văn bản (thân xác) mà quyết xác rằng: tâm tư của người viết, t́nh tự của người viết... ở những gịng văn hóa khác hoặc ở con người khác có sự đồng dạng, đồng nhất, th́ thật là sai lầm lắm vậy. Thân xác có thể vẽ vời trên giấy trắng mực đen, rồi "chặp vào" mà so sánh; chứ hồn vẽ ra saỏ "chặp vào" để so sánh cách nào? Do đó văn bản th́ có thể so sánh, nhưng văn hóa không so sánh được v́ không một tiêu chuẩn nào có thể làm được việc ấỵ
Văn hóa có thể không cần văn bản, nhưng văn bản đ̣i hỏi phải có một nền văn hóa. Tại sao thế? Trước khi ngôn ngữ h́nh thành, th́ con người cũng đă truyền lại suy nghĩ và kinh nghiệm của ḿnh qua tập quán và truyền thống...đến lúc con người "đẻ" ra ngôn ngữ (như một phép lạ truyền đời), trước khi văn bản thành h́nh để ghi chép th́ con người truyền lại đời sau các t́nh tự, suy tư qua ca dao, tục ngữ, một thứ văn chương truyền miệng...đến khi con người "phát kiến" ra văn bản, họ đă chuyển tất cả thứ ấy vào văn thơ nhạc, kịch v.v...Nên văn hóa đă h́nh thành trước ngôn ngữ và văn bản. Ngược lại đi từ văn bản để t́m văn hóạ trước khi đặt bút xuống; tự hỏi, con ngườI viết cái ǵ...nào là thơ, văn, triết, t́nh tự, cảm quan, mỹ quan .v.v...từ ư thức đến vô thức con người đă bị "gọt đẽo" bởi một nền văn hóa mà ḿnh lựa chọn lúc lọt ḷng...từ vô thức đến ư thức con người đă ngụp lặn, bơi lội, uống nước của gịng sông văn hóa của ḿnh. V́ thế lời con người viết trước sau cũng tự đáy tâm linh, tự hồn văn hóa mà viết thành; do đó văn bản nào cũng cần nền văn hóa mà "tụ hội" thành văn. Không có văn hóa, văn bản không thể h́nh thành.
NGOẠI THƯ: Sửa thơ Haiku
Bài haiku của Basho về con ếch do Nhật Chiêu dịch:
Ao Cũ
Con ếch nhảy vào
Vang tiếng nước xao
mà ĐMT đă tán dương. Nếu lấy con cóc như biểu hiện tính Việt như NHQ đă nêu. TôI xin "Việt Hóa" bài haiku như sau:
Gịng sông xưa
Con cóc nhảy xuống
Vang tiếng nước xao
tôi nhận thấy chữ "ao" có vẻ tù túng với "địa phương tính", "cục bộ tính", "ghetto tính" về phương diện không gian. Tuy nhiên, về thực chất "ao" có vẻ bất dịch trong khi "gịng sông" th́ măi chảy trong tịnh lặng, an nhàn mà nối kết nam-bắc-dông-tây, xưa-nay-kim-cổ. Hơn nữa, "gịng sông" có tính tiếp lưu, c̣n "ao" có tính cô đọng và có thể vơi cạn. Chữ "xưa" mang đậm nét thời gian tính hơn chữ "cũ" như "xưa-nay-mai chẳng hai ḍng chẩy"(LNC), có tính luyến tiếc qua "Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo. Nền cũ lâu đài bóng tịch dương" trong lời thơ của bà Huyện Thanh Quan; "xưa" có vẻ như đă mất dấu, nhưng "cụ vẫn c̣n "tí ǵ để nhớ để thương". Lại hỏi thêm, cái ǵ nối mạch sống của thời gian "xưa" đến không gian cái "sông", ấy là cái "gịng". Chữ "gịng" đă nêu lên mạch sống trường tồn của dân tộc, nhân loại, và điều này đă thiếu vắng trong cái "ao" đơn thuần. Tuy nhiên, trong thơ văn người Việt thường nói về sông mẹ và ao làng chứ ít ai nói đến sông làng và ao mẹ. Mẹ là sự khai sinh ra ḍng Việt, làng là sự thành tựu của xă Việt. Mẹ thắm thiết bao nhiêu th́ làng ray rứt bấy nhiêu. Nên ao làng vẫn không in đậm nét trong hồn Việt bằng sông mẹ (phải chăng mẹ Việt Nam đă khóc ṛng ră 4000 năm mà chảy thành sông biển nuôi dân). Qua câu 2, chữ "vào" chỉ nêu cái tính "rộng" của không gian như "vạ và ra", nhừng bỏ mất tính "cao sâu" của không gian cũng ảnh hưởng không ít vào cảm nhận của con ngườị Tuy nhiên, cái h́nh tương "con cóc nhảy xuống" cho ta thấy cả "ngang-dọc-cao đều một cơi thông"(LNC), con cóc nhúng chân là để nhảy "vào" và rơi "xuống" ḍng sông xưạ Ta lại hỏi thêm, con cóc nhảy "vào" đâu trong không gian hay "vào" thời điểm nào trong thời gian rồi mới rơi "xuống", hoặc vừa "vào" vừa rơi "xuống". V́ vậy chữ "xuống" bao hàm cả "vào" gịng sông xưa; nhưng "vào" chưa thể xác quyết là sẽ rơi xuống "ao cũ". Nên chữ "xuống" cũng được cảm nhận như một không-thời thống nhất trong thức giác của con người. Đến câu 3, "vang tiếng" đă nối liền mạch sống của "gịng" với "xuống" như một thể toàn diện. Những cụm từ vào giữa hai chữ này, "... sông xưa/con cóc nhảỵ..", đă được nối như các phân tử của nước sông để "gịng..." luôn chảy "...xuống" như thác và "vang tiếng nước xao". Đây có thể xem như một phần ít ỏi đóng góp của tôi trong gịng giao lưu văn hóa song phương. Nên chăng?
3-Dấu Chân của nàng
Nàng là một con cóc vô danh, tiểu tốt, tự dưng nhảy ra và ngồi xổm trên diễn đàn văn học hải ngoại như chỗ không người, chân tay múa máy, chỉ trỏ lung tung, rồi lại nhảy đi, về đâu chẳng ai hay. Ấy thế mà những vết chân son của nàng đă ghi lại cho dân tộc ta một bước tiến khả quan trong văn học.
Bước chân đầu tiên của nàng tại hải ngoại được có thể t́m thấy (theo như tôi biết) từ bài "khế ước văn hóa" của ĐMT với bài trả lời của NHQ luận về quyển "Thơ vv..và vv" đă đăng ở báo Văn Học số 134. Sau đó lại xuất hiện trên VH số 136, ĐMT đă tŕnh làng thêm vào quan điểm của ḿnh qua bài "Về cái bẫy Văn Hóa Của NHQ", có lẽ v́ thiếu tài liệu Tây Phương nên ĐMT cứ xoay quanh vấn đề của văn hóa. Trong khi NHQ xác định là quyển sách của ông là sách về lư thuyết văn học chứ không phải sách về văn hóa. Nghĩa là ĐMT đ̣i bám trụ lấy gốc cây Văn Hóa dẫu bị đói chết, c̣n NHQ lại ung dung, đong đưa, tự do trên "ngọn cây văn học" mà không cần biết "gốc cây văn hóa" nào đă nuôi dưỡng nó. Chúng ta may mắn hơn đưọc đến cư ngụ những nơi đầy ắp tài liệu về văn học Tây Phương, tuy nhiên có kẻ đọc của người, lấy của người, để dẫn chứng và để tỏ vẻ ta có một kiến thức uyên bác thông kim-cổ đông tây, mà chưa hẳn đă hiểu hết các sách đă dẫn, đă đọc hết các sách dẫn. Dẫu có người đọc cả ngàn chương sách của Âu-Mỹ mà chỉ ứng dụng một cách hớ hợt, cứng nhắc khi phê b́nh văn học nước nhà mà không sao lồng vào được những "sợi tơ" của văn hóa Việt, th́ hỏi kiến thức ấy có lợi ǵ cho dân tộc có chăng nhá thêm vài ba cặn bă xứ người để trả nợ cơm áo như Phu tôi là hết mức! Người như thế cười ĐMT được chăng? Ngoài ra, ĐMT đă ăn cơm của đảng cộng nên trung thành, đó là lư dương nhiên, có trách chăng là những kẻ ăn cơm quốc gia (miền Nam trước 1975) mà thờ ma cộng sản, ranh giới bất minh, tâm tư bất định, lập trường qùe quặt, người như thế dám cười tinh thần dân tộc quá khích của ĐMT chăng? Thiển nghĩ, quan trọng là cái ta hiểu để ứng dụng vào cuộc sống, Việt Hóa trong việc du nhập, chứ không phải là một thứ "kê khai kiến thức tổng quát khỏng lồ" trong rời rạc mà chẳng đúc kết được ǵ! Động tí là phun ông tây bà đầm (tật sợ ma!) tưởng rằng sẽ đè chết được người. Cái học như thế thật vô ích, vô bổ.
Ở VH số 137, chúng ta cũng đă t́m thấy những bước chân to nhỏ của nàng cóc đă hóa thạch.
Dấu chân hóa thạch đẹp nhất đă t́m thấy bởi ông Trần Văn Tích qua bài "Đọc Thơ", bạn tôi là ông Nguyễn Anh Thăng đă khen bài văn "uyên bác và xúc tích", ông Tích đă so sánh nhiều thơ phiên dịch ở nhiều văn bản khác nhau, từ đó ta có thể rút ra một kết luận là nếu chỉ dựa vào văn bản mà xét nghĩa hay giá trị của tác phẩm th́ có thể đi đến một sai lầm nghiêm trọng. Tôi đưa ra một ví dụ buồn cười khác là nếu chỉ dựa vào văn bản của mặt chữ th́ người Anh có thể dịch nghĩa cụm từ "Dân Lạc Hồng" ra tiếng Anh như "the people of pink peanut", th́ chắc dân Việt ta sẽ giăy tê tê mà chết giấc cả! Cuối cùng ông Tích đă đưa ra nhận xét tế nhị (dĩ nhiên là ông Tích tế nhị hơn Phu tôi nhiều lắm) mà đối chứng với công tâm. Ông cho NHQ đă quá đà hay ...quá độ mà "tiến nhanh tiến mạnh tiến lung lay từ thuyết văn bản lên 'chủ nghĩa văn bản' (9).
Phạm thị Hoài (PTH) đă khám phá ra một vết son khác qua bài "trận con cóc". Bài của PTH cũng nặng mùi vị chính trị, văn hóa như bài của ĐMT. Tuy nhiên bà cũng đưa ra một nhận xét rất ư vị là "dân tộc ta có khả năng Việt hóa mọi sự tiếp nhận từ ngoài vào." và cho Khế ước văn hóa hay tiền đề văn hóa là những vũ khí đă lỗi thời và vô dụng. Mẫu chuyện "thằng lịch sử" của bà là nhộn nhất; tôi xin chua thêm: "thằng lịch sử" và "thằng văn hóa" là hai đứa con của "thằng con người", thế mà chúng lại giao toàn việc nặng cho"thằng con người", chúng bất hiếu (10) quá phải không bà nhỉ?
C̣n dấu vết t́m thấy do Đặng Tiến th́ quá lờ mờ,đọc giả không rút ra được điều ǵ mới lẫ Ông đă viết với giọng khôn khéo của kẻ cả, của người chính tà c̣n trong thời kỳ lưỡng lập và xét lạị Tuy nhiên đă hứa sẽ làm rơ nét hơn trong bài thi pháp của thơ con cóc sẽ ấn hành ngày gần đây, mong.
Từ ư khác của văn bản, hiện tượng NHQ là hiện tượng của con Việt quá mệt mỏi với tất cả mô h́nh như "dân tộc, nguồn gốc, văn hóa .v.v.." đă bị lạm dụng cho những tham vọng, nên NHQ muốn tạm thời khước bỏ một cách vô thức để chú tâm vào cáI trước mắt như văn bản. Thế nhưng ông DMT đă kéo NHQ về, cho rằng đọc văn bản mà quên tác giả khác nạ "uống nước quên nguồn" hay "ăn trái quên kẻ trồng câỵ" Ai đúng? Ai saỉ Hy vọng chúng ta là những con chim Việt từ những phương trời khác nhau, cố vui sống, "con chim nào vui th́ cứ ngứa cổ hát chơi" (trích ư thơ Xuân Diệu) (11) để con cóc tư lự xét xem cái ǵ c̣n rớt lại.
NGOẠI THƯ: Xưa và Nay
Theo truyền thuyết, khởi từ vùng Lĩnh Nam Ngũ Hồ dân Bách Việt đă hội tụ mà soi chung một nền văn hóa; v́ những cuộc phân tranh đến phân ră mà chạy lạc về phương nam (?) men theo bờ Thái B́nh Dương lập quốc, dựng nền; có thể chăng nền văn hóa ấy của Bách Việt (được mệnh danh là con Rồng cháu Tiên) cũng đă tan biến, rời rạc mà mất dấu cả?
Lĩnh Nam ôm trọn Ngũ Hồ
ngh́n năm văn hiến chỉ ngần ấy sao
Vào thế kỷ trước, dân Nam mỗi khi dạy nhau th́ thường nói "Tử (tức Khổng Tử) nóị..thế này" hay "thánh nhân (chỉ khổng Tử) dạy thế nọ", "Mạnh Tử bảo như vậy" hay "thầy Mạnh dạy như kia"...v.v..bao nhiêu thứ ấy đă mượn ở đâu đâu mà dạy dân Nam; điều này đă làm tôi cảm thấy dân Nam chẳng có ǵ ngoài cái xác không hồn để người ngoài khống chế và dạy dỗ. Có thực thế không?
Ở thế kỷ 20, dân Nam khi tiếp xúc với Tây phương cũng chẳng "tiến hơn" một bước nào. Mỗi lúc dạy nhau, ngoài ngoài thứ cũ kỹ đă nêu trên, c̣n cần đến các "tư tưởng lớn nhập cảng" từ phương tây, chỉ nhai đi nhá lại văn bản của họ mà quên tiêu hóa, động tí như chứng sợ ma (hồn của dân Nam) là phun ra những ông Tây bà Đầm cứ tưởng sẽ đè chết được hồn người Nam. Vào cuối thế kỷ này ta cũng nhập cảng được vô số chủ nghĩa đâu đâu như: Chủ nghĩa Tam Dân, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa tư bản... Dân Nam chỉ học của người một cách hời hợt, nên hiểu thiếu chiều sâu, do đó áp dụng mới chắp vá tạm thời ...Từ đó kẻ theo Mỹ, người theo Nga-Tàu, chia đôi mảnh đất cha ông mà phạng nhau cho "thỏa chí tang bồng nam nhi tráị" Ai thắng? Ai bạỉ.. kết qủa một đất nước hoang tàn đổ nát, nhân tâm ly tán. NgườI Việt ta đă thua nặng rồi đó! Đến nay, lúc mà cả thế giới đang ṃ mẫm t́m hướng phát triển mới (xin đọc Recent History Journal) bước vào ngưỡng cửa của niên kỷ mới, niên kỷ năm 2000. Dân Nam đă tứ tán khắp nơi trên địa cầu để "tha phương cầu thực" rồi cũng học (quên tiêu hóa) một cách hời hợt vài ba cái thuyết đâu đâu và vung gươm sát phạt, loạn "kiếm khí" động nát hồn Quốc Tổ.
Gần nhất, một chuyện rất khôi hài trong làng văn học Việt ở hải ngoại khi b́nh phẩm bài con cóc. Người ở Mỹ mượn sự trù mật của đất nước nàỵ..người ở Pháp vay lấy ánh sáng Ba-lê trăm năm trước...kẻ ở Úc tựa vào sự hùng tráng núi đồi hoang dả, kẻ tại Việt Nam dựa vào bốn ngàn năm rách nát...họ cùng nhau khai tử cho con cóc! Trong thứ mà họ gọi là "giao lưu văn hóa", một số nhà phê b́nh văn học không biết lư luận để tiêu hóa và đưa ra ư riêng của ḿnh mà chỉ biết mở sách Âu-Mỹ và hời hợt điền vào "chỗ trống" một cách hỗn tạp, như thầm bảo rằng "mày biết ông ấy, tao cũng biết" và khoe cái "kiến thức tổng quát hổ lốn" của ḿnh hơn là truyền bá sự hiểu biết của ḿnh sau thời gian nghiên cứu và lư luận. Ấy là bệnh "đa thư loạn mục." người ḿnh đă học từ tàu. Đó là bởi đâu, xin thưa là bởi:
...cây thối rễ, sầu thân, mục gốc
nghĩ: "Phải làm con Mẹ tủi thân"
"thác sinh đă chọn cửa lầm"
"thẹn v́ có mẹ quá tầm thường đi"...
(L. Nguyên Chương)
có phải chăng chúng ta qúa thẹn v́ hơn 4000 năm văn hiến mà chẳng có gị xấu hổ v́ Mẹ cóc Việt Nam qúa xấu và không được cái hào nhoáng bên ngoàị..để...
...Để che đậy mọi lưu manh
Mới phủ là lượt; che mành mành hoa
Nào mấy ai thật thà phát chất
Ít vị ḿnh, khuất tất, ô tham
Mấy ai đói rách cũng cam
Đổ mồ hôi trán, tay làm mà ăn?
Như Mẹ đó, nhọc nhằn, vất vả
Sống cho người, hiến cả tâm thân
Suốt
một đời những tảo tần
Chỉ cho đi, chẳng giữ phần mảy may
Chẳng
hề hỏi lễ này, cớ nọ
Cứ hồn nhiên, nhem nhọ, cần cù
Hậu, hiền chẳng lệnh riêng tư
Quên ḿnh ḿnh hẳn, quên từ nội tâm...
(L.
Nguyên Chương)
Các nhà phê b́nh văn học đă mượn công cụ tây phương để "giải phẫu" cho nàng không?
CÁI C̉N RỚT LẠI
Cái c̣n rớt lại là một đất nước hoang tàn, một nền văn hóa bị hủy hoại và nhân t́nh th́ rách nát. Cái chúng ta cần xây dựng là Con Người, chứ không phải Văn Hóa. Cái chúng ta cần t́m hiểu là Con Người, chứ không phải Văn Bản. Bởi c̣n Con Người là c̣n tất cả, mất Con Người là mất tất cả! Con Người là Chủ Tể, ấy là hiện sinh Nhân Chủ của ṇi Việt, là tự sinh Nhân Bản của ṇi Việt. Thế mà nay, nhiều người Việt lại bỏ mất cái Con Người của ḿnh để chạy đuổi theo cái bên ngoài của Con Người là Văn Bản, Văn Hóa để mất thân, mất hướng. Tôi xin tạm dừng với vài câu thơ nhảm...
...ta sống trong Hồn non cao nước biếc
t́nh c̣n đầy hay vơi cạn lâu rồị
hỡi người ơi!
xin góp nhau cùng
chung xây thế giới của loài người
và
nước Việt kiêu hùng của ngàn năm
ơi hỡi ngàn năm...
để nhắn ai t́m hướng tự tồn cho dân nước Việt, hăy nhớ
Đường
Kinh Sinh phải là ḍng sống sử
Đường Kinh Sinh phải là đường Việt
lớn...
Nhiệm Vụ của nhà văn
Thú thật, viết đến đây tôi muôn buông tất cả để 'mặc cho con tạo xoay vần', v́ quá mệt, nhưng lại nghĩ về công lao của tiền nhân... 'Nguyễn Du, Nguyễn Trăi hoài đầu bạc; Ngọc Vạn, Huyền Trân uổng má hồng'...nên không dám để cho 'tự nhiên trời vẫn quyền hành hóá mà phải 'lựa thế người dành sức góp công'. Đành phải ngồi xuống mà nặn thêm chữ mà viết thành nhận định về nhiệm vụ của nhà văn.
Biểu dương-hăy biểu dương cùng tận
Vinh dự lầm than của kiếp người
Hi hữu một lần trên trái đất
Và rồi tất cả sẽ nguôi ngoai
(Tô Thùy Yên)
Văn là cái hay, vẻ đẹp. Cho nên nhà văn là người nêu được cái hay, tả được vẻ đẹp của nước nhà mà 'dáy cho quốc dân hay 'giới thiếu với người nước ngoài để tỏ dân tộc có một nền Văn Hiến hẳn hoi. Từ đó dân ta mới mang một niềm tự hào 'có thực' mà dạy cho con cháu giữ nước, dựng nhà để bảo vệ nền văn hóa sao cho trường tồn và thăng tiến lên măi. Từ xưa dân tộc ta đă có một nền Văn Hóa riêng, niềm tôn sùng 'vẻ đẹp' của nước thật kiêu kỳ, hay nêu 'cái hay của nhà qúa ngạo mạn. V́ Thế nước ta đă được tên gọi là nước Văn Lang (Làng văn đấy nhá). Được thế là v́ "trâu ta ăn cỏ đồng ta; tuy là cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm" (L. Nguyên Chương).
Văn Học là t́m kiếm cái hay, vẻ đẹp của tiền nhân để 'dạy nhau, dạy con cháu sao cho khỏi vong thân để rồi vong bổn. Ngoài ra, người làm văn học c̣n phải biết phóng tác, trước tác hay sáng tác để làm phong phú cho văn hóa nước nhà. Ấy là bởi Văn Học là một trong những bông hoa của cội cây Văn Hóa. Người làm Văn Hóa là ai? Xin thưa ấy là toàn dân. Như thế những ai trực tiếp làm Văn-Học? Lại xin thưa đó là nhà văn.
Cho nên nhiệm vụ nhà văn thật là to tát lắm vậy. Ấy bởi nhà văn là người thâu nhặt cái hay, vẻ đẹp của nước nhà mà viết với t́nh cảm hay lư trí của ḿnh tùy ở việc làm. Mỗi nhà văn có thể có những lời viết (styles) khác nhau, người th́ viết dí dỏm, người th́ ngạo mạn, người th́ chân chất, mộc mạc ..v.v....Dù có theo lối nào đi nữa, khi viết, lời văn phải giản dị dễ hiểu, ư văn phải trong sáng, t́nh văn phải đượm đà, chân thật. Có thế nhà văn mới đi sâu được vào ḷng của tiền nhân và quốc dân. Nhà văn cần nên tránh dụng những 'sáo ngử' khó hiểu, và 'loạn văn' khó đọc. Sáo ngữ hoặc loạn văn đều là hư văn cầ Nếu dụng chúng một cách vô ư thức, nhà văn đă vô t́nh phỉ báng cả nền học thuật của nước nhà.
Nhắc lại, nhà văn là một trong những người khai phá mở mang cho nền học thuật nước nhà, góp nhặt những tinh túy của dân tộc mà nói lên được t́nh tự của quốc dân. V́ thế việc làm của nhà văn cần phải cẩn trọng lắm lắm!!!!...Nên mỗi khi đặt bút xuống nhà văn cần phải cân nhắc, phải tự kiểm vốn hiểu biết của ḿnh về đề tài đang đề cập, phải tự xét tâm tư v́ 'văn tải Đạo' người. Nên khi viết nhà văn không c̣n viết cho ḿnh nữa, mà c̣n viết cho người, những sai trái sẽ ảnh hưởng không ít đến những thế hệ theo sau và thường đem đến hậu họa không lường được.
Nếu được thế th́ không cứ ǵ trong hay ngoài nước vẫn giữ được t́nh non nước. Và đi đến đâu cũng nghe thấy câu hát
…. Dẫu từng khắp núi cùng sông,
Đôi chân đă mỏi, đôi tṛng đă hoa
Thấy trâu ta thích cỏ ta,
Th́ ta về tắm ao nhà 'thú ghế (đi)*
Nguyên Chương)
*dựa câu ca dao "Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn".
Thay lời kết
Việc ǵ cũng thế, có bắt đầu th́ có kết thúc, có thủy th́ phải có chung; thủy chung như nhất là cái chính lư để làm người
Sách Chu Dịch bắt đầu bằng quẻ 'Kiền', là 'Trờí với ư mọi vật sinh ra từ trời (vạn vât sinh ư kiền). Nói theo giọng triết học, th́ 'Kiền' là một nguyên động lực, tự hiện hữu, tác động lên các nguyên tố, xưa cho là ngũ hành (kim, môc, thủy, hỏa, thổ) mà tạo ra mọi vật. Vạn vật sinh động mà tạo ra mọi việc. Mọi vật sinh ra, rồi lại kết tụ lại mà hóa ra vật mới (chứ không hề hủy thể bao giờ, chỉ có biến thể mà thôi). Các việc, tự lúc manh nha đến lúc thành tựu tốt đẹp rồi lại lụi đi và trở thành nhân cho các việc sau nối tiếp theo dài ra măi măi không biết đến đâu là dứt. Cho nên Kinh Dịch tận cùng cũng bằng quẻ 'Vị Tế" là chưa dứt hẳn.
Bài viết này bắt đầu ở văn phong, đến văn cách, văn hồn….. rồi biết đâu ở tương lai, tôi (cứ ǵ phải tôi, ai đó cũng được mà) lại viết thêm văn đạo, văn t́nh, văn tính, văn chí, văn khí v..v.. cứ thế mà đi, cứ thế mà tạo tác thêm nhiều. Trên nền đă cũ (Tại sao lại cũ? Cũ phải chăng chỉ do ư thức hệ) mà dựng nên cái khung mới kề cái khung cũ, cứ giằng nèo níu kéo nhau; cái đă có th́ bồi thêm cho tốt hơn; cái đă hư phải sửa chữa cho hợp lẽ thời; cái chưa có phải tạo dựng nên cho phong phú như người; cái không có th́ học ở người mà biến cải cho thích hợp với tính t́nh của quốc dân. Ấy là những bước tiên khởi để xây dựng lại nền học thuật cho nước nhà
Trăn trở canh khuya, nát chiếu giường,
Múc vần trăng lạnh, dội vào tim ,
Luân hồi thấm ướt hồn ba kiếp
Gửi xuống nhân gian một bóng h́nh.
Việc ǵ cũng thế, có bắt đầu th́ có kết thúc, có kết thúc mà chưa dứt hẳn; ấy cũng là cái tinh ư của Dịch, cái lư sống trong nhân sinh, cái lẽ tuần hoàn của vạn vật.
Chú Thích
(1) Dấu phẩy đặt vào giữa "đời" và "ta" ở câu 4 là một tinh ư của tác giả. Chữ "đời" đây có nghĩa là người hay tha nhân, nên câu 4 phải được hiểu là "chắc người và ta c̣n thắm nét xuân tươị" Điều này đă nêu lên tính tương quan thắm thiết giữa người và ta trong nhân sinh quan của dân Việt giữa con người với nhau qua "người với ta tuy hai mà một/ta vớingười tuy một mà hai". Nếu ta thay thế chữ "người" cho "đời" mà đổi câu 4 như "chắc người, ta c̣n thắm nét xuân tươi", nhưng lại không ấm và t́nh không trải rộng trong nhân sinh băng "chắc đời, ta c̣n thắm nét xuân tươi" v́ "đời" trong câu này ngoài nghĩa tha nhân ra c̣n có nghĩa "tất cả những liên hệ giao lưu với con người" như cây cỏ, hoa hương, mây gió, muôn sinh vật và sinh động khác nữa. Nếu bỏ dấu phẩy đi th́ câu 4 thành "chắc đời ta c̣n thắm nét xuân tươi", một cái đời của riêng ta một cách vị kỷ, đáng ghét mà mất sự giao lưu với con người, cùng thể cách ấy nếu như ta cũng thay chữ "đời" bằng chữ "người" như "chắc người ta c̣n thắm nét xuân tươi" th́ chỉ nghĩ về người khác mà quên mất cái ta tức dễ vọng ngoại mà mất thân.
Nên dấu phẩy "ngăn" ở văn bản, ở mặt chữ nhưng lại giao ḥa trong t́nh, tính chí của con người. Câu 4 cũng sẽ cho ta cùng một cảm nhận nếu ta thay "dấu phẩy" bằng chữ "và" hoặc "với"; ấy là những nét dị biệt trong thi ca, nét dị biệt đó như thế nào
Hăy cùng nhau xét đến lời thơ của Du Tử Lê (DTL): "Đi và về cùng một nghĩa như nhau" mà đă được một nhà giáo dụng để nêu lên cái nghĩa Sống và Chết (sống gửi thác về) trong sự giao động trước sự lần lượt ra đi của những tín đồ của Cổng Trời (Heaven Gate). Dựa vào văn bản th́ cụm từ "một nghĩa" trở nên vô nghĩa, v́ văn bản có thể hiểu với cả trăm ngàn ư khác nhau. Nghĩa bao gồm cả Danh, Sắc, Tướng, H́nh. Tuy nhiên, "đi" và "về" đă bị phân tâm, rẽ hướng bằng chữ "và", th́ "đi" và "về" c̣n cùng "một nghĩa nữa hay không? chữ "và" đây c̣n gieo lên mối giao động của tâm tư trong dục vọng mà tâm thức không được thanh tịnh. Hơn nữa người vẫn c̣n nghĩ đến "nghĩa" là c̣n tham sống, tham danh, tham lợi .v.v..c̣n tâm vọng th́ làm sao có thể kiến giải được nỗi sống gửi thác về, những Danh, Sắc, Tướng, H́nh bị bủa ly ra trăm phương ngàn hướng, như thế có "như nhau" được chăng? Tựa vào văn phong ấy, tôi xin nặn ra 2 câu sau:
không vợ không con không tất cả
đi về một cơi cũng như nhau ...
Ở đây cụm từ "đi về" không bị phân, bởi chữ "và" mà lại hợp vào trong "một cơi", ấy là "cơi ta bà", "cơi niết bàn", "cơi thiên đàng", "cơi u minh"... Tất cả Danh, Sắc, Tướng, H́nh đă trộn lẫn vào "một cơi" mà phản ảnh qua những cảm nhận khắc nhau của từng người. Từ "một cơi" có thể cho ta "vô thường" nghĩa, lư.
"Đi về" được viết liền vào nhau như tính thống nhất trong "một cơi", cũng như dấu phẩy ngăn giữa "đời" và "ta" tạo sự tương quan giữa người và ta như "có người mà cũng có ta" trong văn hóa Việt. Xét đến cùng th́ người và ta đều phải "đi về" với vạn ảnh giác trong "một cơi như nhau"
(2) Hầu hết những đối thoại trong "huyền sử về công chúa cóc" trích từ thơ của L. Nguyên Chương. (a) Theo LNC, 2 câu cuối của đọan thơ này đọc là "...Trai rạo rực sức rồng tung sóng bể/Gái huyền minh cao ư núi non tiên..."
(3) Bài haiku của Basho về con ếch do Nhật Chiêu dịch: Xin xem thêm ở ngoại thư phần 2.
(4) Trích thơ Tương Phố.
(5) Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày lịch sử Việt Nam chuyển hướng, cộng quân đă ồ ạt đạp lên sinh linh mà chiến thắng. Cái câu "nhất tướng công thành vạn cốt khô" đến nay nghe thật thấm, chỉ tội cho những người vợ, người mẹ của hai miền Nam Bắc đă khóc ṛng ră mấy mươi năm chiến loạn...
Mẹ ơi mắt Mẹ khô chưa
đêm xưa Mẹ khóc Cha con ră rời
Cha con vị quốc vong đời
đến anh con lại bỏ đời ra đi
vươn theo nhịp bước cha đi
con vào nghiệp lính bỏ nḥa tuổi xanh
con đi Mẹ tựa cửa nh́n
đôi ḍng tâm lệ chẩy đầy Cửu Long
nào ngờ một chín bảy lăm (1975)
con chưa thất trận lệnh trên đă hàng
non sông nay đổi chủ rồi
"Giặc" vào dân gọi con là "Ngụy" quân
Mẹ
ơi mắt mẹ khô chưa
Ngh́n xưa Mẹ khóc quê hương đọa
đàỵ..
Tâm tư c̣n lại chút này
Máu xương, hương hỏa, vơi đầy,
thủy chung
(6)Ư chính trong vỡ kịch thơ "Sinh Thành" của Thảo Vũ.
(7) Như tôi nhớ, theo kiến giải của ông L. Nguyên Chương, Gậy Thần ṇi Việt là hiện thân của cửu cung bát quái, gậy được chia làm 9 đốt từ đầu Sinh đến đầu Tử; 9 đốt mang 9 nghĩa khác nhau mà nay tôi quên mất; 9 đốt cũng mang 9 vị số, bắt đầu từ số 1 ở đầu Sinh cho đến số 9 dứt ở đầu Tử Số 5 nằm tại trung tâm (cung) là nơi Người cầm đẩ hành sử, là "trung tâm điểm của công dụng Tạo Hóa" theo chữ của cụ Phan Bội Châụ Số 1, 2, 3, 4 ở đầu Sinh là số sinh Thủy, Hỏa, Mộc, Kim; số 6, 7, 8, 9 ở đầu Tử là số thành Thủy, Hỏa, Mộc, Kim. Người cầm gậy quay tṛn cho 1 & 9, 2& 8, 3 & 7, 4 & 6 giao nhau, kiến giải theo Hy Kinh Lăi Trắc cuả Phạm Thị Gia Thục:
Thái Dương ở 1 liền với 9 (Hà Đồ) hay ở 1 đối diện với 9 (LạcThư)
Thiếu Âm ở 2 liền với 8 (Hà Đồ) hay ở 2 đối diện với 8 (LạcThư)
Thiếu Dương ở 3 liền với 7 (Hà Đồ) hay ở 3 đối diện với 7 (LạcThư)
Thái Âm ở 4 liền với 6 (Hà Đồ) hay ở 4 đối diện với 6 (Lạc Thư)
ngôi số của Tứ Tượng hợp nhau đều là số 10, số thành thổ.
(8) Nguyễn Ngọc Tuấn, a-"thơ con cóc", HL#17, tr. 61; b-"trở lại bài thơ con cóc", HL#19 tr 41;"thơ, văn bản và người đọc", HL#21 tr 31.
(9) Trong cuộc đối thoại "tương kính" với ông HQB, Ông HQB đă dạy tôi : "biết thiên kinh vạn quyển không bằng đói ăn khát uống" như một bản năng tiền sử. Tựa vào lớ dạy trên, tôi muốn nêu lên một thực trạng của dân Việt: "dân Việt đang đói ăn, khát uống chứ không đói văn bản hay khát văn hóa".
(10) Hiếu là đạo của cả loài ngựi. Người xưa có câu: "Bách thiện hiếu vi tiên, luận tâm bất luận tích, luận tích bần gia vô hiếu tử/Vạn ác dâm vi thủ, luận tích bất luận tâm, luận tâm kim cổ thiểu ḥan nhân" tạm dịch "trăm thiện hiếu là trước hết, luận tâm chứ không ai luận tích, nếu luận tích th́ con nhà nghèo làm ǵ có hiếu tử/Vạn ác dâm là đầu, luận tích chứ không ai luận tâm, nếu luận tâm th́ xưa nay mấy kẻ được hoàn toàn." Nên hiếu là đức tốt nhất v́ người có hiếu tất phải trung nghĩa với nước non, chồng vợ, bạn bè mà không phạm vào thứ nhất ác là gian dâm. (nếu tôi nhớ sai hay hiểu sai ư người xưa xin các nhà phê b́nh thứ lỗi, nhất là các vị phê b́nh văn học tại Pháp v́ được gần cụ Hoàng Xuân Hăn lúc sinh thời mà thấm nhuần Hán-Việt và tinh thần Á đông, xin chữa hộ nhau)
Tôn Thất Phu
© gio-o.com 2017