Tôn Thất Phu

 

VĂN NHÂN HƯ NGHỊ

 

 Kỳ 3

(tiếp theo)

 

  (Kỳ 1)

  (Kỳ 2)

 

(Lê Thị Huệ: Bản văn này được phổ biến trên net đầu tiên khoảng năm 1997. Sau đó tôi đă nhận đi nhận lại nhiều lần từ tác giả lẫn những nguồn vô danh khác. Tôi chưa hề gặp tác giả Tôn Thất Phu. Tôi không biết anh là ai ở ngoài đời. Tôi nói chi tiết này, v́ trước năm 1997, khi loạt bài viết này được gửi đến cho 3 tờ báo giấy ở hải ngoại thời bấy giờ, là Văn (Mai Thảo), Văn Học (Nguyễn Mộng Giác), và Hợp Lưu (Khánh Trường), th́ một người bạn đă điện thoại cho tôi và nói nhà văn Nguyễn Mộng Giác chủ biên tờ Văn Học hỏi có phải Lê Thị Huệ là Tôn Thất Phu đă viết loạt bài này không. Tôi chưng hửng. Tôi nào biết mặt mũi bản văn như thế nào. Măi sau này, khi internet chào đời, thuở hồng hoang 1997 lúc email c̣n phải xài font tiếng Việt VIQR, Tôn Thất Phu mới gửi cho tôi đọc. Lúc đó tôi mới biết hiu hiu chàng tuổi trẻ kia là cái đấng quái kiệt nào.

Tôn Thất Phu (không phải tên thật) đậu Tiến Sĩ ngành Vật Lư Ph.D in Physics năm 1993 tại University of Texas at Austin. Làm Research in Materials trong 2 năm, và sau đó làm Patent Examiner cho đến nay. Hiện đang sinh sống ở Springfield, Virginia. Hoa Kỳ

Tôn Thất Phu viết bài này những năm anh c̣n tuổi trẻ. Bây giờ cả anh lẫn tôi không c̣n trẻ. Tại sao tập tài liệu này cứ xà quờn t́m đến địa chỉ tôi, dù tôi đă cố t́nh ngó chỗ khác, lơ nó đi cả mấy chục năm nay.

Hôm nay gio-o. com lại nhận được bản văn này.  Lại một lần nữa…

Hôm nay, tôi cho đăng lên Gió O như một cách giúp tài liệu này có cơ hội lên tiếng. Để giống như một cục u chưa được khơi, th́ nó cứ mè nheo măi quanh tôi, bám lấy tôi, chờ tôi cho một cơ hội phản kháng. Có những điểm tôi hoàn toàn không đồng ư với tập tài liệu.

Các tác giả phản bác có thể trả lời trên Gió O.

Trân Trọng.

Lê Thị Huệ

Chủ biên gio-o.com 

15/10/2017

 

Tôn Thất Phu

 

VĂN NHÂN HƯ NGHỊ

 

  

Tạo hóa gây chi cuộc hư trường

Đến nay thấm thoát mấy tinh sương

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

(Bà Huyện Thanh Quan)

 

(TÀI LIỆU PHỔ BIẾN KHÔNG GIỚI HẠN)

 

MỤC LỤC

 

Lá thư thay lời bạt.

 

I .  Khai từ.

 

II . Văn phong của Bùi Vĩnh Phúc

1. Thựợng đế của Bùi Vĩnh Phúc

2. Trường "tâm hồn" của Bùi Vĩnh Phúc.

3. Khoa văn của Bùi Vĩnh Phúc

Phụ đề: Nô lệ Tính là ǵ?

4. Trả Lại văn vẻ cho Lê thị Huệ

5. Sự hủy thể của văn chương.

 

III Văn cách của Thụy Khuê

1. Khuê là chổng ngược của Cách

2. Kẻ trước người sau

3. Phụ Thư

4. Chú thích

 

IV. Văn Hồn của tập san Văn Học, Văn và Hợp Lưu.

1. Văn Nhă trong thi ca Bolsa

2. Đạo Văn và thi nhân Bolsa

 

V. Lạc Đường Vào Khoa Học

 

IV. Lạm Bàn Hai Chữ Văn Hoá

 

1.     Văn Hóa Con Cóc

2.     Từ Sông Gianh, Bến Hải... Đến Con Cóc

3.     Ngoại Truyện: Huyền Sử Công Chúa Cóc

4.     Vụ Án Con Cóc

5.     Cuộc Đấu Tranh Tư Tưởng

6.     Dấu Chân Của Nàng

 

Thay Lời Kết

 

 

 

 

III- Văn Cách của Thụy Khuê

 

Tại sao gọi là văn cách? V́ dụng của văn sắc bén như dao, như kéo, cắt ǵ cũng đứt, cắt chi cũng rời. Khi cần mềm th́ mềm, chỉ nềm như nước mà d́m trôi cả muôn loài; khi cần cứng th́ cứng, chỉ cứng như đá mà đập lệch cả càn khôn. V́ thế mà có văn cách, phải có văn cách.

 

Văn Cách, chữ Cách ở đây là phương thức, là phép diễn đạt ư (văn) của một người; c̣n Văn là lời viết, là nét đẹp, dáng vẻ thanh tao. Trong phần văn cách của Thụy Khuê, chúng ta hăy xem cái nét đẹp, cái dáng vẻ thanh tao của người đàn bà Việt Nam Thụy Khuê ra sao?

 

Trăng mờ c̣n tỏ hơn sao

Núi tuy rằng lở c̣n cao hơn g̣

(ca dao)

 

Thụy Khuê là ngôi sao ngủ, mà càng ngủ th́ càng mờ tối. Ấy thế mà trong tập san Hợp Lưu tháng 2&3 năm 1997 vừa qua, vào cuối bài bà đă lên tiếng đả kích bọn thợ thuyền của chúng tôi với một giọng khá thanh tao của một người đàn bà với nhan sắc mỹ miều cỡ như chị 'Doăn'. Bà Khuê đă mạt sát (độc giả???) chúng tôi như sau:

 

"...người Việt vẫn trọng khoa cử. Nếu ngày trước Chu An sản xuất ra 'một đống quan lớn'; th́ ngay nay, chữ sĩ, chữ sư, cũng không làm nên trí thức mà chỉ là cái mốc để tiến tới những thợ giỏi, giỏi chữa bệnh, giỏi tin học, giỏi chữa răng...giỏi kiếm tiền...Nhưng có văn hóa, hiểu theo nghĩa Phan Khôi, đủ để đem cái học tiên tiến của Tây Phương áp dụng và bổ sung vào đời sống người Việt, để xây dựng một nền học thuật và tư tưởng của nước nhà, th́ thật là chưa có." [2]

 

Nói đúng lắm, nói hay lắm, nhưng bà quả là không xứng đáng để thốt lên những lời "lộng ngôn" như thế! Trong cùng một số Hợp Lưu này, bà cũng đă ghi lại những lời phỏng vấn ông Tạ Trọng Hiệp về con người của Phan Khôi; rồi bà lại dựa vào lời của Tạ Trọng Hiệp mà cũng là ư của cụ Phan Khôi viết thanh lời 'sỉ vả' vào mặt độc giả chúng tôi một cách rất hỗn và láo! Bà chỉ giỏi 'nôn óe' vào mặt người khác chứ không đưa ra một phương án giải quyết.  Phương án mới là chính đề.

 

Chắc bà Khuê c̣n nhớ trong bài 'Đập vỡ cái Ghetto” đăng ở Thế Kỷ 21, tháng 9 năm 1991, trang 68; bà đă viết:

 

"Tiếc rằng, giới cầm bút ngoài nước, dù không có bạo quyền trước mặt, cũng lại quá khiêm tốn trước bạo lực, trước những bài viết không có phẩm cách. Đến nỗi, có những nhà văn, nhà biên khảo đứng đắn sắp cạnh những bài chửi rủa thô bạọ Một hiện tượng ít nước nào có."

 

Bà nói quá hay nhưng bà thử đọc lại đoạn văn đăng ở Hợp Lưu vào tháng 2&3 năm nay (1997) xem là bà đă viết với giọng văn ǵ thế ạ? Xin thưa ấy là văn chửi rủa đấy và không có phẩm cách (hay bà cho là chỉ ḿnh bà hưởng độc quyền chửi bới, trong khi người khác phải câm miệng để nghe?). Trong bài đăng ở Thế Kỷ 21, bà con bàn xa hơn về cái 'nhân cách lớn'. Như thế chắc bà cho bà đă có cái nhân cách lớn ấy mà lên lời xỉ vả độc giả. Tôi nghĩ 'chữ' bà dụng cũng nổ lớn lắm (không kém Bùi Vĩnh Phúc), như thế "tài của bà chắc cũng nổ to lắm nhỉ". Tuy nhiên rất tiếc cái Đức của bà quá mỏng. Đức mà kém 'nổ' hơn Tài th́ chỉ làm giặc cái phá nát, giặc đây chính là giặc văn hóa đấy, thưa bà. Tôi c̣n nhớ lời ông Tạ Trọng Hiệp đă nói muốn t́m hiểu văn viết của một người ta phải đào sâu vào đến cả đời tư của tác giả để xem cái phẩm cách và 'tư cách lớn' của người ấỵ Vậy chúng ta hăy xét xem phẩm cách của bà Thụy Khuê ra sao.

 

Rách áo đừng cho rách ḷng.

Nghĩa t́nh vẹn giữ, tiền nong vuông tṛn.

(ca dao)

 

Bà là người theo nghề văn th́ ắt phải giữ lễ tối thiểu với đọc giả trước, nay sự thể đă thế, th́ 'Đă mang lấy nghiệp vào thân. Cũng đừng có trách trời gần trời xa’ (Nguyễn Du). Bà viết và nói được câu trên chắc bà hả dạ lắm, nhưng bà có biết rằng khi viết hay nói điều chi đều phải tự xét xem Đức ḿnh có dầỷ Công ḿnh có lắm? Tài ḿnh có trội, Danh ḿnh có thừa, th́ hẳn thở ra những lời 'đại ngôn' như thế mà cảnh tỉnh người sau. Bà hay tự xét bà có đủ ĐỨC không?  Xin thưa với bà là không, ngàn lần không. Thật ra bà chỉ là hạng người 'theo đóm ăn tàn, theo voi ăn bă mia', tức khí mà nói càng. Tôi thật không hiểu bà đă học đâu...

 

Học đâu cái thói khéo điêu ngoa;

Ong bướm đong đưa cái tuổi già;

Gỗ mục têm vàng xem cũng thắm

Chuyện hờ ai biêt mối t́nh con;

T́nh duyên ai bảo không gian chứ?

Ăn nắm xôi thừa, tiếc lá đa,

Đóng cọc, đợi chồng; ừ cũng thú!

Trong khe nước chạy, tỉ tê tê....

 

Tặng bà bài con cóc nhảy này đấy. Tôi đă dựa vào bài 'mắng mốí của cụ Phan Khôi mà phổ thành, xin lỗi tôi đă dụng vài ba từ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. [Bài này nói về cặp vợ chồng già mà t́nh vẫn c̣n son thắm như thủa đôi mươi. Họ yêu cả cái tính điêu ngoa trẻ con của nhau; họ mến cả những mối t́nh bên cạnh những mối t́nh (như t́nh bằng hữu, t́nh non nước, hay t́nh nhân...). Họ không xem cuộc t́nh chỉ hiện tồn trong không gian với mây trôi, hoa cỏ, mà c̣n luyến tiếc với mối thực trạng của thời gian mà nhớ cả hương vị của lá đa hoặc tờ giấy mỏng gói gém nắm xôi thừa để dành cho nhau; họ càng không thể quên được những lúc cỡi thuyền, đạp sóng ...rồi thả neo vào cái cọc đợi chờ nhau trong hoan lạc, mê say ở những gịng suối chảy tỉ tê vẳng lại như khúc nhạc vọng hưởng....Nếu ai có đầu óc phong phú hơn, nghĩ hay hiểu theo nghĩa khác, ấy không phải lỗi tại tôi, v́ văn tại nhân văn, ư tại người.

 

Khi nghĩ về bà tôi lại nghĩ ngay đến Kiều, không phải v́ bà "thi phú hát hay đàn giỏi như nàng Kiều’; nghĩ đến Kiều, tôi lại nhớ đến lời mạt sát của Nguyễn Công Trứ: "Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa . Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm". Dựa vào ư ấy, và thể thơ của cụ Phan Khôi (bài Than Thân), tôi xin được dịp phổ thêm một bài con cóc nhảy nữa trước để tặng bà, sau để tưởng nhớ người...xưa.. (và nay).

 

Người như ma mút lại chanh chua

Toan tính trăm năm chớ (để) thiệt ḿnh;

Trên dưới đă do tay bà nắm,

(mà) Trầm luân ấy bởi tính dâm tà

Đục trong đôi nước, soi với gạn

Thương giận trăm đường, thủy với chung.

Ô hay! Sao trách duyên cùng số!

Duyên số đường tơ lỗi tại ḿnh...

 

(Bài này nói về một người xấu mà tinh như ma, khôn như qủy. Bên ngoài tính việc sao khỏi thiệt ḿnh; bên trong định việc như một 'nội tướng xuất binh'. Mà cảnh trầm luân cũng không tránh khỏi; ấy là bởi 'tu thoát sao đây, sân lộng si'. Cái si, cái t́nh là 2 nguyên tố chính của bể khổ. Dẫu cố soi biết đục hay trong, vẫn không tránh khỏi lao tâm mệt trí bởi thương thương, ghét ghét. Nhưng mà người ơi! Cái khổ ấy tự ta gây ra cả... (cũng như tôi đang tự hành xác ḿnh để viết linh tinh thế này, ấy là do "bỗng dưng quàng nghiệp giữa đàng. Tôi nào có trách trời gần, trời xa). Nếu ai giễu cợt mà hiểu ư khác, ấy không phải lỗi tại tôi).

 

Thôi! Bà nói thế cũng được. Tất cả đều là thợ cả th́ cũng tốt...như nữ sĩ Thụy Khuê là thợ nữ trang, văn sĩ Đặng Tiến là thợ văn, kỹ sư Lê tất Luyện là thợ công nghiệp hay tin học (và rất giỏi kiếm tiến để phu nhân được rảnh rang mà đi "ngoại giao", giáo sư Bùi vĩnh Phúc là thợ ráp văn, thơ sĩ Ngu Yên [3] là thợ thơ, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là thợ nhạc, triết 'sĩ' Phạm công Thiện là thợ triết, luật sư Nguyễn Hữu Liêm [4] là thợ luật, ....gái nhảy đứng đường là thợ nhảy...c̣n tôi Tôn Thất Phu làm nghề đập đá bấy lâu, nên được gọi là thợ đập [5]. Nhưng như thế cũng bất ổn, mà bất ốn tất sinh loạn. Ấy là v́ những chức năng khác nhau như thế th́ làm ǵ có b́nh quyền và đồng đẳng trong xă hội nữa. Theo phương án 'cào cho bằng' của Xă Hội Chũ Nghĩa, chúng ta nên gọi từ bọn 'trí thức' cho đến gái nhảy với một danh xưng mới; ấy là Thợ đê-một-chấm.  Có như thế, trai gái b́nh quyền, nam nữ b́nh đẳng, 'trong ngoài vào ra lên xuống' đều như nhaụ Đó là cái xă hội mà chúng ta hằng mơ ước, xă hội bất hủ Utopia.

 

1- Khuê là chổng ngược của Cách.

 

Chữ Cách đây dụng khác nghĩa với chữ Cách ở trên (là phương thức). Ở đây , Cách là thay đổi cho tốt đẹp như nghĩa của cách mệnh. Trong sách Kinh Dịch Diễn Nghĩa, cụ Phan Bội Châu đă phê ở soán từ trong quẻ Hỏa Trạch Khuê như sau [1]: "Người ở th́ đại Khuê, tâm chí không đồng nhau, đường lối không chung nhau, nếu làm được những việc lớn như quốc gia xă hội, thật không thể làm được". Nên đến thời khuê, người nên tu thân cho trọn, tề gia cho khéo cũng là tốt lắm rồi. Với quẻ Khuê, cụ Phan cũng bảo cho biết " ‘Khuê là trái chống nhau’ nên đến Khuê th́ "Gia đạo đă đến lúc cùng tất đến nỗi ngang trái chia ĺa".

 

Ngoài ra, cụ Phan Bội Châu cũng đă than rằng "Quẻ Hỏa Trạch Khuê với đ̣ai hạ ly thượng”. Đ̣ai là trạch, ly là hỏa; tính trạch thời ngậm xuống, tính hỏa thời bùng lên (như tính khí bà Thụy Khuê), trên chẳng tiếp với dưới, dưới chẳng thông lên trên, tính hai bên trái nhau, thời tính hai bên cũng trái nhau, nên thành ra quẻ Khuê, Khuê lại xấu quá, xấu nhất trong kinh dịch." Cụ Phan c̣n nhắc thêm "Nhưng đảo trái lại, ly ở dưới, đoài ở trên, hỏa viêm thượng mà tiếp với trạch, trạch thủy ngậm xuống mà thông với hỏa, tính t́nh liên lạc với nhau, công việc giúp đỡ cho nhau, thời thành ra quẻ Cách"; v́ thế mà tôi gọi Khuê là chổng ngược của Cách, như chúng ta thường nói biện chứng duy vật của Marx là quái thai đẻ ngược, chổng ngược của biện-chứng duy-tâm Hegel.

 

Tuy nhiên, Dịch vẫn chủ ở sự thay đổi, khi bàn về mối tương quan giữa quẻ Khuê và quẻ Cách, cụ Phan Bội Châu đă chua thêm "Cách là một quẻ có công việc rất to ở trong kinh dịch, chúng ta xem lại hai quẻ ấy, thời biết rằng: C̣n Khuê thời không bao giờ làm nên Cách, mà đă muốn Cách, thời trước phải chữa cái bệnh Khuê..." Khuê là chứng bệnh đấy! Khuê là bệnh loạn óc cắn càng, c̣n Thụy là bệnh mớ ngủ nói sảng. Thụy Khuê ghép lại thật là danh xưng sao th́ người vậy! Tuyệt hay. Đến đây tôi lại nhớ đến hai câu Đường thi: "Thương nữ bât tri vong quốc hận. Cách giang do xướng hận đ́nh hoa", đă do ai đó dịch nghĩa như: "Con buôn biết nước mất đâu. Cách sông hát bướng mấy câu hận đ́nh"; ấy thế mà tôi không biết "qủy dẫn lối, ma đưa đường" lại phóng bút thành: "Gái đường biết nước mất đâu; Nằm chơi, thở bậy mấy câu lợm mồm". Thủa xưa các bà đi buôn nuôi chông con như 'thân c̣ lặn lội bờ ao’, thường đứng giữa cho đường mà gọi khách mua hàng. Ngày nay nhiều ông tham dự vào việc 'tề gia buôn bán', nên lắm bà không c̣n đi buôn như thưở xửa thưở xưa, thế mà nhiều người vẫn đứng giữa đường mà reo réo làm chi. Ai biết? V́ thế 'thương nữ' trong hai câu thơ Đường này có thể hiểu như 'thân gái đứng đường, hay gái đường.'

 

2- Kẻ trước người sau.

 

Tôi là kẻ tản nhàn, lười biếng, ẩn dật, lánh bụi; "ta van cát bụi trên đường, dù nhơ dù sạch đừng vương gót này" (HMT). Khi c̣n thơ, thích đọc sách nhưng chẳng thâu thái được bao nhiêu, v́ thế chẳng bao giờ tôi viết. Tôi c̣n nhớ lắm thủa c̣n đi học i-tờ, vẫn nghe thầy làng gơ đầu trẻ bằng hai chữ Đạo Đức. Đạo là nền của cuộc sống; Đức là căn cơ của ḷng từ thiện. Bỏ Đạo th́ mất hướng mà hoang mang, bế tắt; c̣n bỏ Đức th́ tâm bất an mà sinh ra loạn lạc, ly tán. Đạo phải vươn thẳng như tre, như trúc; Đức phải mềm như nước để tải Đạo, và sáng như mặt trời, mặt trăng để rọi đường Đạo. V́ lẽ ấy tôi sợ, nên chẳng bao giờ viết. Bởi Đạo chưa đạt nên sợ Viết lầm; Đức chưa tỏ nên sợ viết sai. Do Đạo Đức là nền tảng để xây dựng văn hóa cho nước nhà; nên sợ ḿnh viết sai lầm mà đưa văn-hóa vào nẻo lạc, và như thế vô t́nh hay gián tiếp tôi làm hư hỏng bao thế hệ ở tương lai chăng? Và sẽ mang tội với tiền nhân, ṇi giống.

 

Nay đọc văn chương 'mớí th́ nghĩ ḿnh không thể câm nín măi được! V́ người mang thân đi làm văn-học thời nay chỉ chạy theo cái danh hờ mà bỏ mất đạo đức. Nên tôi phải thay mặt quốc dân lên tiếng sửa sai đến đâu th́ hay đến đó, cứ tận sức người là đủ. Tôi nay ngồi thẳng, nghĩ thấu ngọn ngành, suy thận trọng từ mỗi gốc rễ, múa bút mà họa thành văn để cản ngăn sự nguy cơ xuống dốc của văn hóa nước nhà, mà văn hóa chính là điểm tựa của hồn dân tộc.

Lấy thân mà trả nợ đời

Đến ngày nhắm mắt tàn hơi mới rồi!

(Ca dao)

 

V́ thế tôi viết, phải viết. Nhưng viết thế nào đây.  Lúc cần cứng th́ cứng, lúc cần mềm th́ mềm. Văn là chí ngoại thân khi dụng làm roi vọt, khi dụng để sưởi ấm, khi dụng như điểm tựa.... Thời nay, ly loạn và ung mủ đă lâu, dụng văn để đem sự an lành cho tâm người, để nặn mủ mà sức thuốc cho lành vết. Nên văn cũng tùy thời mà chuyển hóa cho hợp lẽ để kẻ theo sau đỡ phải ṃ mẫm trong lầm lạc mà 'túy mộng trung' măi.

 

Rằng ai lưu dấu cầu sương,

Cho nhau noi vết t́m đường lối đi

(L. Nguyen Chuong)

 

Tùy có nghĩa là theo, kẻ sau theo người trước; tuy nhiên, muốn theo phải chọn, chọn được thày hay hoặc bạn tốt, ấy là Tùy rất hay. Trong Kinh Dịch Diễn Nghĩa, cụ Phan Bội Châu c̣n tán rộng ra ở quẻ Trạch Lôi Tùy: "Vậy thời Tùy nên thế nào Tất phải kén chọn làm sao cho được một cách đại thiện, Tùy mà được đại thiện, tất nhiên ḿnh v́ đạo phải mà tùy người, người cũng v́ đạo phải mà tùy ḿnh. Nhân với quả tương sinh, ḿnh với người thày tốt, có việc ǵ mà chẳng thông thuận đâu. Nhưng sở dĩ đại thiện mà hành, hà phải tạm th́ nửa đoạn mà được đâu, lại tất phải thành tâm kiên cố, hữu th́ hữu chung, thời kết quả của Tùy mới được viên măn. Như thế, thời Tùy mới không tội lỗi". Cho nên, người trước đắp gốc cho người sau, người sau là ngọn nảy sinh từ gốc trước, v́ thế người trước có chính, có thiện th́ người sau mới vui vẻ mà theo

 

Cây tốt gốc mới sanh cành nở ngọn,

Nước tốt nguồn mới biển cả sông sâu

(Ca dao)

 

Vào thời nay, trước có Phạm Công Thiện, th́ nay mới có Bùi Vĩnh Phúc, Phạm Ngọc Khôi viết lộng ngôn  “trước có Phạm thiên Thư th́ nay mới có Ngu Yên hay Đỗ Khiêm với những trang thơ đầy ảnh tưởng khiêu dâm, tục tằn và thô bỉ; trước có Thụy Khuê (TK) th́ nay mới xuất hiện Lê thị Thấm Vân lời văn chứa đựng bao ức chế (LTTV) [6]; đây là cái Tùy rất dở. Cái bất chính nối cái bất chính, sự bất thiện tiếp sự bất thiện. Khoảng năm trước, khi bài "Thúy Kiều: nỗi ám ảnh bất hạnh" của Lê Thị Thấm Vân đă đăng trên tạp san Hợp Lưu số 30, tháng 8&9, 1996, tôi định viết bài góp ư, chưa kịp làm th́ bài của Mộc Hương đă đăng ở số tháng sau. Đọc cả hai bài, tôi không dám coi thường sự hiểu biết nông cạn của chị Thấm Vân, mà chỉ thương hại chị thôi; v́ chẳng ai hướng dẫn chị trong văn học sử nước nhà th́ cũng không lạ ǵ khi chị đi nghe người ngoài mà coi khinh cả 'gia tàí của mẹ' của chúng ta.

 

Dây nhờ cây mới leo cao

Dây cao dây lại cười sao cây lùn.

(ca dao)

 

Vài lời với Lê Thị Thấm Vân, chị Vân ạ! như tôi đă đề cập nhiều trong bài, danh là cái nợ núi kéo chúng ta lại, nhưng muốn lập danh th́ thiếu ǵ việc để làm; cớ chi chị lại đem đời tư cụ Tiên Điền Nguyễn Du ra mà mổ xẻ, cụ đă chết lâu lắm rồi c̣n ǵ! Vả lại mỗi thời đại chúng ta sống với những ư thức hệ khác nhau, nên đem ư thức hệ đời nay mà so với ư thức hệ cả trăm năm trước là việc làm sai lầm, quá sai lầm. Cũng như Bùi vĩnh Phúc đă dụng cái kiến thức cỏn con a-b-c về ngôn ngữ học của ḿnh mà phê b́nh sai trái ngữ pháp của cụ Phan Khôi, ấy là việc làm không nên, chứ không phải không đúng. Người Việt ta có câu "nghĩa tử là nghĩa tận". Nếu cho chị Thấm Vân sống vào thời Nguyễn Du, với ư thức hệ thời ấy, th́ dẫu chị có làm bé của nhân tài như Nguyễn Du cũng chẳng lấy làm nhục ǵ (xin lỗi, tôi chỉ ví dụ); và nếu cụ Phan Khôi c̣n sống th́ mười Bùi Vĩnh Phúc cũng không dám lên tiếng nữa là một mà c̣n lư luận hỗn độn. Tôi thời khác, nếu có chê trách ai th́ cũng phải làm khi người ấy c̣n sống, v́ người c̣n sống là c̣n biện bạch được, chứ kẻ chết rồi th́ làm sao biện bạch đây. Nhận định của chị Vân không phải toàn sai về ư thức hệ thời cụ Nguyễn Du; nhưng cái sai là ở cái con người của chị chưa đủ Công Đức và kiến thức để phê phán một nhân vật thành danh đă lâu.  Nên nhớ! Cái tài không đe nổi cái đức đâu; v́ thế nên trau dồi Công Đức trước đă. Đừng học theo cái thói láu-ta-láu-táu/bộp-cha-bộp-chộp của bà Thụy Khuê th́ hỏng.

 

Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn.

Cớ sao trăng phải chui ḷn đám mây.

(ca dao)

 

Trở lại vấn đề, dẫu ǵ đi nữa 'chỗ ta ngồi, người xưa đă ngồí, nên việc ta làm kẻ theo sau sẽ làm. Do đó mọi việc ta làm cần phải cân nhắc lắm! Bởi trước có Phạm Công Thiện múa chữ, nên sau Bùi vĩnh Phúc mới bắt chước mà hành văn loạn. Thủa trước có 'ông sư nửa mùa Phạm thiên Thư làm thơ, nay mới có 'thi nhân dở hơi Ngu Yên thở ra thơ. Trước có Thụy Khuê nói loạn sau mới có Lê Thị Thấm Vân bất tiếu.  Đó là v́ cớ sao? Xin thưa ấy là v́ giọt nước đầu ở đâu, giọt nước sau theo đó. Nếu nay ta cố sửa chữa cho quốc hồn, quốc túy cho tươi sáng, th́ người sau cũng bắt chước mà làm theo. Ấy là cái Tùy rất tốt, rất hay, đại thiện và đại cát vậy. Một trường hợp cụ thể khác là ở Việt Nam, đảng cộng sản đă lừa dân để thực hiện mưu đồ bất chính của ḿnh, họ tổ chức ra bộ tuyên truyền để nói láo, nói bịp..., và vô t́nh nhưng hữu ư họ đă dạy nhau "bài học lừa đảo", dạy dân "bài học dối trá ", dạy trẻ thơ "bài học ma giáo"; tất cả thứ ấy họ cho là "đạo đức cách mạng" hay "đạo đức của con người xă hội chủ nghĩa". Họ tốn giờ để trăm năm trồng con người xảo trá, tạo một xă hội xảo trá, dựng nền văn hóa xảo trá; ấy là trước bất chính sau mới bất trinh. Họ dạy dân chuyên chính vô sản, nhưng họ lại đang tạo ra một giai cấp tư bản đỏ để thống trị muôn dân như loài cầm thú; dân c̣n tin ở họ hay không? Họ kêu gọi ḷng yêu nước của dân hải ngoại mà họ đă một lần xem như kẻ thù về giúp đảng chứ không phải giúp nước? Họ lấy danh lợi nhử bọn ngu và khi dùng xong quăng vào sọt rác (đây tôi gọi là chủ nghĩa giai đoạn), và chỉ có bọn thất học hay 'trí thức yêu nước' về mà ăn xôi vẽ? Ấy là trên mất chính, dưới tất phải mất trinh. Đây là cái Tùy rất dở. Ngôn không hết lời, lời không hết ư, mà ư không sao diễn hết được cái tâm! Mong hiểu cho nhau.

 

3- Phụ Thư:

 

Tại sao gọi là phụ thư? V́ nhân bàn chuyện Thụy Khuê mà luận về Phạm Công Thiện, người viết sợ lạc đề nên phải đặt ra phụ thư.  Đang bàn về Thụy Khuê  lại rẽ sang Phạm Công Thiện là v́ TK là căn rễ của bài viết, c̣n Phạm Công Thiện là cơ duyên của ư văn. Đang nói chuyện với Thụy Khuê lại nói với Phạm Công Thiện, ấy là v́ chuyện đời lắm khi có sự liên đới và tương quan với nhau, mà phần chính sợ chưa tỏ hết ư, chưa cạn hết ḷng, nhân đó người viết mới làm ra phụ thư để phụ chính nội đề cho thêm phong phú; bước ra khỏi chính đề mà t́m mối quan hệ để làm sáng ư văn; ấy là nỗi khổ tâm của người viết.

 

Phạm Công Thiện là một người viết văn có tài.  Tuy nhiên ông chưa xứng với danh hiệu Triết Gia (philosopher) như đă được sùng bái bởi Bùi Vĩnh Phúc và bao người khác. Nếu may mắn lắm, Phạm Công Thiện được tặng cho cái danh hiệu 'bách khoa ngữ vũ' là cao giá lắm rồi.  Tại sao như thế? Xin thưa, ấy là v́ Phạm Công Thiện chỉ cóp nhặt tư tưởng của các triết gia khác và thêu dệt thành văn chương với sắc thái riêng biệt. Từ ngữ Phạm Công Thiện dụng rất kêu và 'nổ'; tuy nhiên một vài nơi, chữ ông dụng ai cũng công nhận có lửa và đẹp như thơ; văn chương ông Phạm Công Thiện rơi rớt xuống những nơi ấy mà h́nh thành những ốc đảo thần tiên, nhỏ bé và rời rạc.

 

Trước khi phủ định danh hiệu triết gia mà người khác đă vô tâm 'gắn' trên aó ông Thiện, tôi thiết nghĩ chúng ta nên t́m hiểu qua ư nghĩa của triết gia là ǵ? Tôi không phải là triết gia, chẳng là nhà ngôn ngữ học, mà chỉ là thợ nên tôi dụng từ điển để t́m nghĩa của chữ, sau đó t́m cách luận bàn.

 

Quyển Webster's College Dictionary (Newly Revised and Updated) đă tái bản 1995 bởi Random House Inc. đưa ra bốn nghĩa về Philosopher (triết gia) như sau:

 

a.     A person who offers views of theories on profound questions in ethics, metaphisics, logics, and other related fields.

 

Tạm Dịch: Người đưa ra những quan niệm hay lư thuyết của chính ḿnh về những vấn đề sâu thẳm của nhân sinh (ethics), siêu hinh học, luận lư học và những ngành tương quan.

 

Lời B́nh: Ông Phạm Công Thiện chưa bao giờ đưa ra hay dựng nên một triết thuyết nào của riêng ông về nhân sinh (ethics), siêu h́nh hoc, luận lư học; Phạm Công Thiện chỉ có tài lượm lặt những tư tưởng to tát, những thành quả vĩ đại, rải rác khắp sách vở của các triết gia hay nhà văn tên tuổi mà viết thành văn; như thế Phạm Công Thiện chỉ là một cây bút có tài thêu dệt chứ c̣n lâu lắm mới đặt chân vào ngưỡng cửa của triết học.

 

b. A person who deeply versed in philosophy[ where philosophy is the rational investigation of the truths and principles of being, knowlege or conduct.

 

Tạm Dịch: Người nêu lên một cách sâu sắc và rơ ràng về triết học [mà triết học là sự nghiên cứu hay ḍ t́m bằng phương pháp luận về chân lư và nguyên lư của sự hiện tồn, sự hiểu biết và luân lư của cách xử thế (conduct).]

 

Lời B́nh: Phạm Công Thiện chưa có một bài khảo cứu nào đứng đắn và đúng nghĩa về triết học bằng cách lấy tư tưởng của người khác đẻ soi sáng niềm tin và tư tưởng của ḿnh. Những quyển sách hay bài viết của PCT thường ở dưới dạng phiếm luận hay tùy bút. Sách ông gắn liền với nhiều 'ông tây bà đầm' mà it khi được ông chú thích rơ ràng, có lẽ PCT sợ người khác t́m ra chỗ ông đă đạo văn ư, văn bản của người khác nên có ư làm cho xuất xứ mù mờ đị

 

c.      A person who establishes the central ideas of some movement...etc

 

Tạm Dịch: Người tạo ra cuộc đổi mới cho nhân sinh với niềm tin và tư tưởng của chính ḿnh để mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại

 

Lời B́nh: Phạm Công Thiện chưa làm 'chủ' một cuộc đổi mới nào trong nhân sinh dựa vào niềm tin và tư tưởng của chính ông. Sách của ông chỉ khiến cho giới trẻ nổi loạn chứ không mưu cầu an vui cho xă hội con người. Trong cả cuộc đời của Phạm Công Thiện, ông chỉ sống vất vưởng bên lề sự khổ đau của dân tộc Việt, sống bám lên sự hoang mang trong thác loạn của tuổi trẻ, sống vật vờ bên ngoài sự nổi trôi của đất nước. Với lối sống như thế th́ làm ǵ Phạm Công Thiện có thể đi sâu vào ḷng của quốc dân mà xây dựng cho đời thêm tươi tốt.

 

d.     A person who regulates his or her life by the light of philosopher or reason.

 

Tạm dịch: Người luôn chỉnh đốn đời sống của ḿnh theo ánh sáng của chân lư mà ḿnh theo

 

Lời b́nh: Phạm Công Thiện chưa dựng nổi một chân lư, một niềm tin hay lập trường cho chính ḿnh và đeo đuổi để thể nghiệm chân lư và niềm tin ấy. Ông chỉ sống dở hơi 'sáng vào chùa, tối ra chùa, ông không biết rằng chính ông đă làm dơ bẩn đền tự của Phật giáo ("chẳng thà như Phạm Thiên Thư, Vào non sờ nhụy hoa t́nh ngủ luôn"). Phạm Công Thiện sờ biết bao nhiêu nhụy đời rồi mà cứ lên kinh xuống kệ coi dưới mắt chẳng c̣n ai

 

Tựa vào giải kiến trên th́ Phạm Công Thiện chưa xứng để gọi là một triết gia. Thế ông là ǵ đây? A! có thể tạm gọi ông là "philosophun" hay philoso-fun (với adjective là ‘philosophuny’ or ‘philoso-funny’, phiên âm theo kiểu bồi là 'feel-low-so funny’).

 

Xưa học giả Phạm Quỳnh ca tụng Kiều của Nguyễn Du như để bày tỏ tâm tư của ḿnh cùng quốc dân, và như muốn đính chánh về 'việc ông đă cộng tác với Pháp chỉ để làm Văn-Hóa nước nhà"? Nay Phạm Công Thiện viết về "Nguyễn Du, Đại thi hào dân tộc" như để khoe tài viết lách láu táu của ḿnh, v́ ở trang 14 Phạm Công Thiện tự khoe rằng 'quyển sách này đă viết rất nhanh chóng (để làm chi?), chỉ khoảng một tháng rưỡí (với sự chuẩn bị bao lâu trước đó th́ không thấy Phạm Công Thiện nói tới. Buồn!!!). Giỏi thật! Nhưng tôi có cảm giác Phạm Công Thiện viết sách để "bán chữ, mua danh", hay 'đốn' cho vui cửa, vui nhà chứ không phải viểt để truyền "đạo sống của chính ḿnh, thứ mà ông không có".

 

Trong những ngày gần đây, sách báo ở Bolsa đă quảng cáo rầm rộ quyển sách của ông. Tôi lấy làm ngạc nhiên v́ bỗng dưng ông lại có được "cái đuôi rất dài " như thế, ra tiệm sách để điểm qua những lời hay ư đẹp của ông xem sao? Tôi cảm thấy thất vọng v́ sách ông lại viết dưới h́nh thức của phiếm luận hơn là triết học hay khảo cứu; sách chỉ bàn rộng rà vài ba câu thơ trong truyện Kiều mà ông thích hơn là nói về 'con người của Nguyễn Du như tựa đề sách của ông đă gởi gấm (đây là loại sách đầu voi đuôi chuột). Sách 'chửi rủa linh mục Vũ Đ́nh Trác v́ đă dám có quan niệm đối đầu với quan niệm nhà PHẬT (?) hay của riêng ông. Tứ Đại Giai Không mà ai lại thế? Hay đây là sách dạy về loại "triết lí chửi" chăng?

 

Tôi lượt qua quyển sách, và lấy làm lạ là với tựa đề là "Nguyễn Du, Đại thi hào dân tộc", mà ông chỉ dành vỏn vẹn có 6 trang múa chữ nêu lên cái lư tại sao gọi Nguyễn Du là đại thi hào; c̣n hơn 400 trang chỉ bàn về Kiều, luận về Kiều, nói về Kiều (???), mà không hề đá động đến tiểu sử của Nguyễn Du; nguyên nhân về thời thế, gia đ́nh để Nguyễn Du trở thành một đại thi hào dân tộc; những thi phẩm khác của Nguyễn Du (do ông lượm ở sách cổ nào đó) giúp ta hiểu về mặt diện khác của con người Nguyễn Du và xă hội thời bấy giờ; c̣n bao nhiêu thứ khác nữa đă giúp dựng nên một Nguyễn Du, một Tố Như... hơn là chỉ dựa vào vài ba câu thơ Kiều mà múa máy lung tung (có lẽ ông quen với cái lối viết lộng ngôn. chứ thực chất quyển sách chẳng có giá trị ǵ cả).

 

Trong quyển "Nguyễn Du, Đại thi hào dân tộc", chúng ta thấy những đống văn từ "hỗn độn', những lư luận theo kiểu loanh quanh thiếu nền tảng tư duy, những thứ triết lư nửa mùa loại 'trà dư tửu hậu” và "lố bịch". Hơn nữa những tập sách của ông là "kết quả của pha trộn tạp nhạp" giữa Đông Tây, cùng "một mớ chữ nghĩa hỗn loạn" gọi là văn "nổ" (ấy chết! Những từ ngữ trong ngoặc kép là chữ của ông đấy! Xin trả lại cho ông). Ư tưởng của Phạm Công Thiện cứ "xằng xiên", "tạp nhạp" từ ông Tây bà Đầm, ông Ấn bà Hoa, đến các danh nhân của Đại Cồ Việt. Chứ tứ tưởng ấy không có "hố thẳm" ǵ của riêng ông cả. Tôi cạn nghĩ, ḿnh phải có tư tưởng với sắc thái riêng, với "hố thẳm" riêng, từ đó ḿnh xây dựng lập trường với tư kiến riêng, sống với lập trường và tư duy ấy rồi mới phê phán kẻ khác.

 

Tôi không phải là một "thiên tài" như ông Thiện, nhưng ư tưởng của tôi đơn giản lắm. Ấy là 'dám sống' như ḿnh đă 'tư tưởng' mới là bước đầu của cuộc hành tŕnh của một triết gia; 'dám sống' như ḿnh 'viết' là giai đoạn đầu để trở thành nhà văn; 'dám sống' như ḿnh nói là nếp suy tư đầu tiên để trở thành nhà cách mệnh. Con chỉ 'tư tưởng, viết, nóí như con vẹt chứ không dám sống thực, ấy là sắc thái của con buôn. Hơn nữa dẫu có lượm được và nhai lại tư tưởng của ai khác mà dám sống với nó th́ trở thành một cậu học tṛ giỏi. Con lượm tư tưởng người khác chỉ để viết hay nói dẫu hay đi nữa, th́ ấy chỉ là phong cách của dân buôn lậu chuyên xài bạc giả để lừa người.

 

Ḍ sông ḍ biển ḍ nguồn

Biết sao được bụng lái buôn mà ḍ

(Ca dao)

 

Tôi biết Phạm Công Thiện đọc sách, nhá chữ khá nhiều, ông cũng là người thông minh và dễ thâu đạt ư của người khác mà thêu dệt thành văn, v́ thế ông đă thành danh rất sớm, ớ lứa tuổi mà người khác đang căp sách đến trường để 'mua chữ' th́ ông đă 'bán chữ' rồi. Có lẽ v́ thế mà ông ví ḿnh như một thiên tài chăng? Thiên tài là người thiên phú cho một phẩm cách và trí tuệ cách hơn người, thường đi trước người, nên thiên tài phải trở thành người hướng dẫn về ư thức hệ, hay đào tạo mầm non cho xă hội sao cho nhân sinh được hạnh phúc hơn. Nếu dựa vào tiêu chuẩn ấy th́ Phạm Công Thiện có xứng để gọi là thiên tài hay không?

 

Thôi ông Thiện ạ! Nếu mấy mươi năm trước là 'ngày sinh của rắn' th́ rắn cố trườn 'đi cho hết những đêm hoang vu trong những hốc đất rồi nhảy xuống 'hố thẳm' của 'ư thức tự diệt' mà tự hủy trong 'ư thức khắc khoải'. Rồi cuối cùng, "Hăy can đảm lên đường đi t́m hố thẳm", nhưng đừng rủ hay dụ đám trẻ theo ông nhá, Please!

 

4- Chú Thích

 

[1] Phan Bội Châu, "Quốc văn, Kinh Dịch Diễn Giải" , Chương Thâu sưu tầm và biên soạn. Nhà xuất bản Thuận-Hóa 1990.

 

[2] Thụy Khuê, "Phan Khôi: Phong Cách và Tư tưởng" Hợp Lưu, số 33, tháng 2&3, năm 1997, trang 100-112.

 

[3] Ngu Yên là thợ thơ, một thứ thơ loạn, tạp nhạp. Tập thơ mới 'ra ḷ' (ai biết tựa đề là chỉ) có đăng cả những tấm thân lơa lồ của nam nữ. Thơ như thế mà bọn viết thơ văn Bolsa gọi là thơ nghĩ cũng lạ. Không rơ ai đă dạy ông Yên cái loại thơ văn như thế.

 

[4] Nguyễn Hữu Liêm đang hành Luật ở California. Cái thủa c̣n đi học ở Oklahoma đến Austin, Texas, ông Liêm đă mạnh tiếng chửi những kẻ làm nhuc đến dân tộc; khá lắm. Ấy thế mà nay ông lại phủ nhận cả cái giá trị được gọi là Việt Nam (trong tập san triết số 2), và c̣n muốn gỡ ngói chùa ra nữa để làm ...ǵ chứ?. Tâm tư bất định như thế không phải là ke đi làm cách mệnh cho dân tộc.

 

[5] Vào mùa hè 1995, tôi sang Pháp làm nghề đập đá. Tôi có quen một số văn nhân tại Pháp; nghe danh của Thụy Khuê như sấm nổ ngang tai, thú thật, danh hư hỏng th́ nhiều, danh tốt th́ ít. Ấy là bởi 'hơi thối đưa xa, hương thơm thoảng gần.' Xong việc tại Pháp tôi cưỡi diều, đạp gió trở về Mỹ, khi gần đến ṿm trời Bolsa, chướng khí đă làm cho diều tôi 'đảo qua đảo lại mà tạo ra một cuộc diệu kỳ' (thơ Bùi Vĩnh Phúc) và đáp xuống. Ở Cali tôi gặp nhiều danh nhân đất Việt; nhưng sau lại chán ghét cái 'phồn hoa giả tạo, phải cỡi con ngựa sắt mà về đập đá tại W. Virginia.  Ít lâu sau lại sợ cái giá lạnh của miền bắc (dẫu tôi rất thích tuyết… với tôi tuyết như những nàng tiên phất phới áo trắng, bay xuống trần để xoa dịu thương đau...tuyết c̣n là những nàng tiên áo trắng, xinh xinh bị đày xuống trần v́ trót yêu một người nhân thế như tôi...lúc bấy tôi thật không ngờ là nhiều nàng tiên yêu tôi đến thế mà phải chịu đày xuống trần và phủ trắng cả sơn khê) Cuối cùng đành mượn tạm chiếc phi thuyền của NASA mà về Texas. Đây là mẫu chuyện lâm ly của đời tôị

 

[6] Lê thị Thấm Vân tên thật là Lê thị Hoàng Mai. Tên đẹp thế mà chị lại đổi thành Thấm Vân với nghĩa: đám mây loang, mà càng loang th́ t́nh càng mỏng ...th́ dễ bạc t́nh, bạc nghĩa.  Hoàng Mai nghĩa là thủa bắt đầu của thời đại hoàng kim dù Mai có nghĩa là chôn giấu đi nữa, th́ Hoàng Mai là sự chôn giấu thời hoàng kim như trong kim tự tháp mà vẫn sừng sững giữa trời xanh với bao huyền thoại xưa

 

(c̣n tiếp)

 

Tôn Thất Phu

 

© gio-o.com 2017