Tôn Thất Phu
VĂN NHÂN HƯ NGHỊ
Kỳ 5
(tiếp theo)
(Lê Thị Huệ: Bản văn này được phổ biến trên net đầu tiên khoảng năm 1997. Sau đó tôi đă nhận đi nhận lại nhiều lần từ tác giả lẫn những nguồn vô danh khác. Tôi chưa hề gặp tác giả Tôn Thất Phu. Tôi không biết anh là ai ở ngoài đời. Tôi nói chi tiết này, v́ trước năm 1997, khi loạt bài viết này được gửi đến cho 3 tờ báo giấy ở hải ngoại thời bấy giờ, là Văn (Mai Thảo), Văn Học (Nguyễn Mộng Giác), và Hợp Lưu (Khánh Trường), th́ một người bạn đă điện thoại cho tôi và nói nhà văn Nguyễn Mộng Giác chủ biên tờ Văn Học hỏi có phải Lê Thị Huệ là Tôn Thất Phu đă viết loạt bài này không. Tôi chưng hửng. Tôi nào biết mặt mũi bản văn như thế nào. Măi sau này, khi internet chào đời, thuở hồng hoang 1997 lúc email c̣n phải xài font tiếng Việt VIQR, Tôn Thất Phu mới gửi cho tôi đọc. Lúc đó tôi mới biết hiu hiu chàng tuổi trẻ kia là cái đấng quái kiệt nào.
Tôn Thất Phu (không phải tên thật) đậu Tiến Sĩ ngành Vật Lư Ph.D in Physics năm 1993 tại University of Texas at Austin. Làm Research in Materials trong 2 năm, và sau đó làm Patent Examiner cho đến nay. Hiện đang sinh sống ở Springfield, Virginia. Hoa Kỳ
Tôn Thất Phu viết bài này những năm anh c̣n tuổi trẻ. Bây giờ cả anh lẫn tôi không c̣n trẻ. Tại sao tập tài liệu này cứ xà quờn t́m đến địa chỉ tôi, dù tôi đă cố t́nh ngó chỗ khác, lơ nó đi cả mấy chục năm nay.
Hôm nay gio-o. com lại nhận được bản văn này. Lại một lần nữa…
Hôm nay, tôi cho đăng lên Gió O như một cách giúp tài liệu này có cơ hội lên tiếng. Để giống như một cục u chưa được khơi, th́ nó cứ mè nheo măi quanh tôi, bám lấy tôi, chờ tôi cho một cơ hội phản kháng. Có những điểm tôi hoàn toàn không đồng ư với tập tài liệu.
Các tác giả phản bác có thể trả lời trên Gió O.
Trân Trọng.
Lê Thị Huệ
Chủ biên gio-o.com
15/10/2017
Tôn Thất Phu
VĂN NHÂN HƯ NGHỊ
Tạo hóa gây chi cuộc hư trường
Đến nay thấm thoát mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
(Bà Huyện Thanh Quan)
(TÀI LIỆU PHỔ BIẾN KHÔNG GIỚI HẠN)
MỤC LỤC
Lá thư thay lời bạt.
I . Khai từ.
II . Văn phong của Bùi Vĩnh Phúc
1. Thựợng đế của Bùi Vĩnh Phúc
2. Trường "tâm hồn" của Bùi Vĩnh Phúc.
3. Khoa văn của Bùi Vĩnh Phúc
Phụ đề: Nô lệ Tính là ǵ?
4. Trả Lại văn vẻ cho Lê thị Huệ
5. Sự hủy thể của văn chương.
III Văn cách của Thụy Khuê
1. Khuê là chổng ngược của Cách
2. Kẻ trước người sau
3. Phụ Thư
4. Chú thích
IV. Văn Hồn của tập san Văn Học, Văn và Hợp Lưu.
1. Văn Nhă trong thi ca Bolsa
2. Đạo Văn và thi nhân Bolsa
Lạm Bàn Hai Chữ Văn Hoá
1. Văn Hóa Con Cóc
2. Từ Sông Gianh, Bến Hải... Đến Con Cóc
3. Ngoại Truyện: Huyền Sử Công Chúa Cóc
Lạc Đường Vào Khoa Học
4. Vụ Án Con Cóc
5. Cuộc Đấu Tranh Tư Tưởng
6. Dấu Chân Của Nàng
Thay Lời Kết
V- Lạc đường vào khoa học
Bài này tôi viết theo lối tự sự để tŕnh bày quan điểm của ḿnh với hai ông Nguyễn hùng Vũ và Phạm ngọc Khôi.
LỜI PHẢN TỈNH
Chúa
ơi! Muôn lỗi tại tôi
Ngh́n xưa cho đến ngh́n sau tội t́nh
Chúa ơi! Muôn sự tại M̀NH
Nặn ra chi cái kiếp người loanh quanh
Không! Không! Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi ông Hùng Vũ ạ! Ông cứ nhận lỗi bừa như thế th́ giết nhau. Lỗi tại tôi nhiều chuyện, tội ở tôi đă chọn "lầm thái độ". Ông Khôi cũng chớ lo quá mà sinh bệnh, nhỡ chúng ta có có gặp nhau ông chẳng cần mặc áo giáp chi cho nặng người, quá lắm th́ chỉ là băo tố dấy lên trong tách trà, khói thuốc thôi, không đủ giết người đâu ông ạ; vả lại "giết người đi th́ tôi ở với ai"(lời nhạc của Phạm Duy). Trước tôi dặt tựa là "Lời Phản Tỉnh", nhưng sau lại thêm "viết là cái cớ" cho rơ thâm ư của tôi.
Thưa hai vị, tôi thấy "năo trạng tranh đấu" của hai vị găng quá; người định dùng bom nguyên tử để tiểu trừ đối phương, kẻ tương lại với vũ khí hóa học cố làm tê liệt đối thủ. Phu tôi thấy mầm chiến tranh sắp bùng nổ, sợ rằng thế hệ con cháu ta phải lại chết một cách vô cớ, chết mà chẳng có mồ êm mả đẹp, cho những cơn mộng du khác...như giấc mộng "giải phóng" những người nô lệ ở vài thập niên trước...
Đừng nói với tôi
Tiếng nói của Nhân Quyền
Tiếng nói của bọn giả danh nhân nghĩa
V́ trong bóng tối
Bên kia bức tường
Khi những màu sắc vẫn c̣n đang lẫn lộn
Chúng tôi vẫn đấu tranh
Không phải cho cái chết của Dân tôi
Chúng tôi vẫn đấu tranh
Không phải cho nhân quyền giả dối
Mà cho Nhân Phẩm con người
Cho giá trị Dân tôi đă mất...
("Năo Trạng Nô Lệ" của Nguyễn Viêm Phương)
Nên tôi phải lên tiếng cản ngăn v́ cuộc chiến thường phát sinh ra từ một nguyên do rất vô duyên, như từ miếng bánh ḿ; khi đủ bánh ḿ để ăn th́ cuộc chiến lại phát từ những bă hư danh. Lư tưởng và niềm tin đă dựng nên, để bao giới trẻ vô tội nằm xuống, và vô t́nh xô tuổi trẻ xuống triền dốc của "hố thẳm"; tuổi trẻ không cần sự "can đảm lên đường đi t́m hố thẳm" (1) mà họ chỉ muốn tung tăng nhảy múa trên những băi cỏ xanh um, rồi nằm nghỉ bên ḍng sông trôi êm ả để ngắm nh́n lá rụng chiều thu, và xa xa bầu trời đă tô lên màu tím nhạt điểm với những chấm hồng thẫm lởn vởn như linh hồn của những trẻ thơ đă dẫy chết v́ chiến loạn và đang bay vất vưởng đâu đó ở ṿm trời này
ta bước xuống đường
chẳng thấy trai chẳng thấy gái
chỉ thấy lũ người ngậm miệng lê chân
một bọn nửa người nửa ngợm
ta bước xuống đường
chẳng thấy người chẳng thấy ta
chỉ nghe tiếng khóc tỉ tê
ở góc trời xa thẳm
chúng gọi "mẹ ơi, con lạc bước!"
ta bước xuống đường
chẳng thấy cha chẳng thấy mẹ
chỉ thấy lũ trẻ ngớ ngẩn gọi nhau:
"hey! John"
"hey! Jenifer"
những tên lạ hoắc mang thân da vàng
ta bước xuống đường
chẳng thấy sư/chẳng thấy vải
chỉ thấy hư không cười ngặc ngẽo
xác chết vô hồn, miệng đọc "Nam-Mô"
ta bước xuống đường
chẳng thấy tiên/chẳng thấy thánh
chỉ thấy Chúa dang tay đợi chờ cứu độ
dẫu
bị con Người đóng "chết" từ lâuta
bước xuống đường
ta nhắm mắt ta không muốn thấy
ta nhắm mắt ta không làm nhân chứng
bóng tối phủ quanh ta
một hiện hữu vô hồn!
E rằng cuộc chiến giữa hai vị sẽ dây dưa đến kẻ khác nên tôi phải hứng mũi chịu sào, mà hứng hết "hai lằn đạn bay ngàn thủa đẹp" của hai vị. Chắc hai vị c̣n nhớ, ngày xưa có ông Chu Du thời Tam Quốc bên Tàu, sau cuộc chiến gió tanh mưa máu, vào một hôm gió trở trời, ngước đầu lên trời mà khóc "Trời hỡi trời! Trời đă sinh Du sao c̣n sinh Lượng"...rồi lăn đùng ra chết tốt. Cách đây không lâu, ở hải ngoại, có người làm đến chức "Ngự sử Văn Đàn", sau sự mâu thuẫn của "năo trạng giằng co giữa duy Tâm và duy Vật", bí qúa đâm sầm vào gối mà than "Trời hỡi trời! Trời đă sinh Tâm, sao c̣n sinh Vật"(1)...rồi lăn quay ra khóc trào cả máu mắt. Theo lề thói đáo để ấy của người trước, nay Phu tôi chỉ thở dài "giời hỡi giời! Giời đă sinh tôi sao c̣n sinh tôi" . Tội lỗi tại tôi hai vị ạ! Người xưa bảo sống nhiều nhục nhiều, cũng đúng lắm.
Để tôi nhớ lại xem tại sao tôi lại mang nhiều tội lỗi thế. Phải rồị. Câu chuyện bắt đầu từ quảng trường Stephen Hawking, quảng trường này xây trên ngọn dồi trọc được vây quanh với lùm cây xanh dờn trải dài dọc những mê lộ, chung quanh quảng trường được trang trí với vô số bức tượng của các nhà khoa học danh tiếng. Người nào đứng giữa quảng trường sẽ cảm được ngay ánh sáng văn minh chói ḷa của nhân loại. Ông Phạm Ngọc Khôi đă đến thăm viếng quảng trường này; v́ không t́m đâu ra h́nh tượng của Thượng Đế, hay bức tượng của Khổng Tử bên Tàu, ông Khôi buồn quá mà thốt: "Chắc ông Hawking không tin vào Thượng Đế rồi". May thay ông Hùng Vũ đứng gần đấy lên tiếng: "Không, không! Theo tôi ông sẽ rỏ". Ông Vũ đưa ông Khôi đi vào con đường tên "Quantum Mechanics" sáng trưng với những ngọn đèn thủy ngân phát quang. Đi măi trong ánh sáng của "Quantum Mechanics", ông Khôi cũng không thấy h́nh tượng của Thượng Đế hay dáng vẻ của Khổng Tử đâu cả. Khi đi đến con đường mang tên "Đông Phương", th́ ông Khôi cả mầng, v́ chắc chân lư đươc cất dấu kín ở con đường này, nên ông rủ ông Vũ cùng rẽ phải vào con đường "Đông Phương". Đi thêm một chặp trên đường "Đong Phuong" họ lại rẽ trái con đường tên "Chu Dịch", đi được vài "blocks" th́ băng qua con cầu "Phong Thủy" bắt ngang ḍng sông "Tử Vi", ḍng sông này tỏa ra mùi hương ngát như hoa lài, thanh như hoa cau, mộc mạc như bông súng, cao nhă như bông sen ("gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"), ḍng sông cũng lờ đờ trôi vô tư lự như ḍng Hương giang xứ Huế; nghe tiếng nước reo vui tai quá, hai ông đứng lại trên cầu nh́n xuống . Ông Khôi ch́m đắm trong mơ "...theo truyền thuyết cứ 60 năm ḍng Tử Vi phát quang một lần, ai tắm trong ḍng ấy vào lúc phát quang sẽ thấu rơ chuyện vị laị..", miệng ông Khôi lẩm bẩm mấy vần thơ của L. Nguyên Chương:
....Xưa-Nay-Mai chẳng hai ḍng chẩy
Ngang-Dọc-Cao đều một cơi thông...
bỗng dưng, tiếng nước reo lên, reo như nhạc, có tiếng vọng lên tự đáy nước... tiếng đàn réo rắc với ngũ cung ḥa nhập núi đồi, giọng ai ca, thê lương năo ruột thoảng lạị..như lời oan hồn khóc t́m ngựi tri kỷ trong truyện Liêu Traị..
Dân Nam băo oán cáo Ngọc Hoàng
U cấm tù cung thọ khổ liên
Cốt nhục phân ly thiên sứ địa
Giang Sơn hà nhật thủy đoàn viên (2)...
nghe đến đây, vốn bẩm tính đa t́nh đa cảm, ông Khôi đă rơi lệ cho thế sự đổi vời thiên thu bất tận, cốt nhục ly hương, nồi da sáo thịt... như ông đă cảm thông âm hưởng của ḍng sông; giọng ca tự trầm chuyển nên cao vút...
Non Sông c̣n đó/hồn đâu mất
chỉ thoáng câu đà bạc tóc xanh
dưới ánh trăng thơ từng cánh hạc
sương đêm nhẹ rớt bóng thiên thần...
như sự xâu xé giữa hiện thực và giấc mơ, người sống nhiều với lư trí như ông Vũ mà nét mặt cũng đă điểm đôi ḍng tâm lệ. Thương lệ hay bi lệ của hai ông rơi xuống ḥa nhập vào ḍng sông để trôi về đâu? Quá khứ hay tương lai, ai biết! Và rồi hai ông rời cầu "Phong Thủy" đi tiếp cuộc hành tŕnh t́m chân lư. Một người một thầm nghĩ, lầm lũi mà lê chân, nh́n chung quanh xưa trước t́m xem ai chung t́nh, nên mỗi người vẫn độc hành mà chẳng trao đổi nhau lấy một câu. Một canh giờ sau, hai vị lại rẽ phải qua đường mang tên "Biochemistry", độ trăm thước lại quành sang trái vào con đường tên "Thermodynamics", v́ ông Khôi đinh ninh rằng sẽ t́m ra bộ "Đông Tây Nhất Thể Chân Kinh" đâu đây và sẽ thế thiên hành đạọ sau này. Bộ Chân Kinh này được viết từ thời hoang hư của nhân loại lúc mà tụ điểm của con người trên trái đất c̣n ở tận Châu Phi, từ tụ điểm này theo "truyền thuyết khoa học hiện đại" con người đă tứ tán khắp nơi trên địa cầu, tùy vào phong thổ trú đóng mà có sinh hoạt về nhân văn, tập tục khác nhau, rồi phân chia Nam Bắc Đông Tây hoac Thủy Hỏa Mộc Kim mà tranh dành chọc phá nhau cho qua ngày. Đang đi trên đường "Thermodynamics" họ lại gặp đường "Tây Phương", mắt ông Vũ sáng lên ṣng sọc, quay đầu nh́n lại mới biết rằng ḿnh đă lạc qúa xa, ông Khôi đề nghị "chúng ta cứ rẽ vào đường "Tây Phương", tôi chắc đường này sẽ gặp đường "Đông Phương", từ đó chúng ta sẽ ṃ mẫm lấy đường về". Ông Vũ nghi ngờ "Sao! ông bảo Tây Phương sẽ gặp Đông Phương hở ông Khôi "!!! Tương lai sẽ biết mà". Thế là hai ông rẽ trái đường "Tay phương", con đường này tối mù, càng đi càng sợ; hai ông định quay về, bỗng dưng nước lũ chạy mạnh cuốn trôi cả chiếc cầu tên "Sáng Tạo" dài thườn thượt và cắt đứt sinh lộ của hai ông . Cầu sáng tạo được bắt ḍng sông "Hủy Thể", ḍng mang tên "Hủy Thể ấy là v́ bao xương máu, oan hồn ở những thế chiến đă trôi cả về đây, xa xa như có thác nước đổ xuống ḍng ḥa vào tiếng gió rên rỉ nghe như lời khóc than của những chinh phu phụ
Hồn
sĩ tử gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dơi dơi soi
Chinh phu, tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn
(Chinh Phụ Ngâm; câu 97-100)
V́ vậy nhiều khi ḍng đổ ầm ầm như bước chân của đoàn quân quyết tử; lắm khi ḍng chảy siết như cố vùi lấp những hận thù mà nén cả vào ḷng đất; nhiều lúc tiếng sóng nổi nghe như thương tiếc một dĩ văng quật cường nay đă lặng câm; lắm lúc nước vỗ vào nhau như tiếng reo ḥ của người chiến thắng dưới sự rên rỉ thương tâm của kẻ chiến bại. Lời của gió lẫn với reo của nước nghe u oán như tiếng khóc than của người chinh phụ gắng đợi chồng đă chết lạnh ngoài chiến trận . Giữa ḍng nổi lên những tảng đá đă bị xoáy ṃn theo thời gian. Có tảng đá tựa như người lính đang ngă vùi xuống giữa băi chiến trường máu lửa. Có tảng đá giống như "Ḥn Vọng Phu", ngườI vợ ôm con đang cố ngoai đầu trên biển mù để t́m chồng giữa tiếng reo ḥ sát máu. Có nhiều đêm, những ḥn đá ấy đă khóc, phải đá đă rơi lệ, khóc cho chồng, cho cha, cho anh, cho con đang đợi chết cho những trận địa mớị.
Tiếng
địch
trổi, nghe chừng đồng vọng
Hàng cờ bay trông bóng phất phơ
Dấu chàng theo lớp mây đưa
Thiếp nh́n rặng núi, ngẩn ngơ nỗi nhà
(Chinh Phụ Ngâm; câu 49-52)
Do sự hủy thể của cầu "Sáng Tạo" nên hai ông đành cứ thẳng bước xông pha măi trên con đường "Tây Phương" mà chẳng thấy ǵ khác ngoài cái cảm giác chết chóc ghê rợn đến rùng ḿnh. Ông Khôi c̣n cứng miệng bảo "Chắc ḿnh lạc vào mê lộ của trận đồ "Đông Tây Bất Hợp Trận" rồi đấy. Tôi nghe người trước kể là trận này có ghi trong quyển "Đông Tây Nhất Thể Chân Kinh", nếu ta t́m được nó chắc là được "giải phóng" rồi". Càng đi càng lạc trong mọi nẻo đường mù, bỗng đâu tiếng loa vang rền như mỗi sáng thức dậỵ ở Mút-Cu-Va, tiếng của Phu tôi rơ ràng: "Này hai ông, hai ong lạc rồi (biết rồi! khổ lắm nói măi!), hai ông đă lạc ngay từ quảng trường Stephen Hawking đấy. Hai vị có biết rằng các bức tượng đá đă được đặt để trong phương vị của mê trận gọi là "Lạc Hồn Tâm Thức Trận", ai bước vào trận này sẽ mất hết lư trí sáng suốt mà dễ lạc vào những mê lộ quanh nó. Ông Khôi là người có kiến thức hơn người, nhưng ông đă không biết rằng tinh tủy của bộ "Đông Tây Nhất Thể Chân kinh" nằm ở các phương vị của các bức tượng ấy, mà "Đông Tây Bất Hợp Trận" chỉ là một biến trận nằm trong "Lạc Hồn Tâm Thức Trận"; ấy là trận trung chi trận đâư, thưa hai ông. Nếu trước khi hai vị bước vào quảng trường chói ḷa ánh sáng văn minh này, hai vị biết dừng lại mà đứng từ xa quan sát để t́m hiểu về "Đông Tây Nhất Thể Chân Kinh" và thấu triệt phương vị trận đồ th́ làm sao mà lạc như thế này!..." . Ong Khôi cắt đứt tiếng loa "Không đúng! Thiếu chinh xác", ông Vũ nói thêm "Đừng dọa chúng tôi với một thái độ lầm lạc như thế" . Miệng nói th́ tay quơ, hai ông thay phiên đập phá cái loa phóng thanh không cho nó tiêp tục "tự do ngôn luận" sợ làm lung lạc tinh thần chiến sĩ . Cứ thế rồi hai ông lại dắt díu nhau đi tiếp trên con đường mù... câu chuyện vẫn chưa kêt thúc...v́ nhân loại vẫn c̣n măi trong cơn mộng du, thiên thu chưa tỉnh.
Nương
khuya bóng hạc gọi đàn
hoa sương đỉêm lệ tan vần trăng êm
trong mơ tiếng sáo gọi đêm
Ngh́n thu trở giấc ngỡ nằm chiêm baỗ.
...và rồi hai, ba ngàn năm nữa, tất cả sẽ được đi vào "cái vũ trụ của vật lư lượng tử "với" các trường ám ảnh, trường liên hệ, trường thu hút trong không gian tâm hồn của ngườị..giăng những sóng ngang sóng dọc vào cái không gian" ấy, để nén vào và cho nổ bùng ra như "một chiếc kính vạn hoa" trong biển mộng và đă diễn đạt qua những "trường ngữ nghĩa " trong "hệ thống thơ" văn, và "tinh thần lư luận" ...v.v...(1) [Nhờ ông Khôi dụng "hệ quy chiếu chính xác" của ông để soi sáng giúp những cụm từ trong ngoặc kép ở đoạn văn này; đấy là những chữ đă được dùng bởi một nhà phê b́nh văn học có tầm cỡ tại hải ngoại]
Thưa hai ông, xin lỗi tôi đă phá cuộc "vui chơi" của hai ông (để "rồi mai trong đám văn nhân ấy/Có kẻ đua đ̣i bỏ cuộc chơi", sửa thơ Hàn Mặc Tử). Tôi cứ ngỡ là hai ông đang cùng nhau giải quyết vấn đề ǵ đó cho nhân loại chớ. Chứ tôi nào có biết hai ông "chỉ mượn ng̣i bút bông đùa (môt cách nghiêm túc?) cho đỡ buồn" . Th́ ra hai ông giống như Phu tôi, hai ông cũng...
...Ngồi buồn thừa giấy họa văn
Họa lên họa xuống lằng nhằng sợi tơ
Sửa cho nhau mấy vần thơ
Nét văn, ư nhạc làm tơ giăng trời
Đúng, sai nằm ...và rồi hai, ba ngàn năm nữa, tất cả sẽ được đi vào "cái vũ trụ của vật lư lượng tử "với" các trường ám ảnh, trường liên hệ, trường thu hút trong không gian tâm hồn của ngườị..giăng những sóng ngang sóng dọc vào cái không gian" ấy, để nén vào và cho nổ bùng ra như "một chiếc kính vạn hoa" trong biển mộng và đă diễn đạt qua những "trường ngữ nghĩa " trong "hệ thống thơ" văn, và "tinh thần lư luận" ...v.v...(1) [Nhờ ông Khôi dụng "hệ quy chiếu chính xác" của ông để soi sáng giúp những cụm từ trong ngoặc kép ở đoạn văn này; đấy là những chữ đă được dùng bởi một nhà phê b́nh văn học có tầm cỡ tại hải ngoại]
T́m
nhau giữa chốn chợ đời mới đau
May là ta đă gặp nhau
Theo hoa, văn nở những vần tỉnh mê
Trăm năm đối bóng tà kê
Tỉnh ra mới biết lề mề cơn m
(ông Nguyễn Hưng Quốc ơi! nghe đâu ở bên Úc, ông đă học được thuật "Giải Phẫu Thẩm Mỹ Văn Chương" (3), nhờ ông giải phẫu hộ các bài thơ "con cóc nhảy" với nét mỹ miều Thị Nở của tôi thành bài thơ hay với hương hoa của đóa Thủy Tiên hay đóa Phù Dung ǵ cũng được, mong lắm, cám ơn ông nghen!)
Hai ông Phạm Ngọc Khôi và Nguyễn Hùng Vũ viết đúng lắm, thật là thú vị . Cám ơn ông Khôi đă chữa cho chữ dụng sai v́ nhớ sai hay đọc sách dịch sai ǵ đó ở hai câu thơ của ông Lư Thuong Kiet. Ông biết không, tội nghiệp thân Phu tôi lắm, lúc nào cũng muốn học hỏi cho "chính xác" mới thôi dẫu biết rằng thơ văn không thể chính xác như toán hay khoa học được.
Giữa trưa hè của bầu trời Texas, nóng bỏng da, cháy cát, ấy thế mà Phu tôi vác búa đi khờ khờ lại nhà người bạn, anh này đă dạy văn ở trường trung học tai Đà Lạt trước 1975. Nghe tôi hỏi "tuyệt" hay là "tiệt" trong thơ của ông Lư thường Kiệt, anh bạn nh́n ngỡ tôi hỏi đùa và bảo "tiệt đúng hơn, nhưng âm tuyệt hay tiệt c̣n tùy vào vùng phát âm nữa, v́ văn Hán Việt được viết như âm phát, muốn cho chính xác th́ phải dựa vào cổ văn chữ Hán của ông Lư Thuong Kiet th́ dễ truy ra hơn..." . Tôi lắc đầu nói "Đó là chính xác, nay tôi t́m đâu ra bài Hán văn giữa sứ sở chăn ḅ này, anh làm ơn cho tôi mượn vài quyển Hán-Việt tự điển để tra xem cho chính xác" . Sau tra nghĩa từng chữ, tôi cũng chưa bằng ḷng v́ hai chữ nghĩa gần nhau quá nên cần phải t́m hiểu từng nét của chữ mới rơ nghĩa cho chính xác... sau cùng anh bạn tôi lật quyển Hán-Việt Tự Điển của linh mục Trần Văn Kiệm (?) trong ấy có chua cả văn thơ của ông L' Thường Kiệt, th́ ôi thôi! thời oanh liệt nay c̣n đâu ...
Khấp, Khốc hay là phải Khóc đây
Thiên thu t́nh tự lỗi này ở tôi
Văn thơ ǵ quá lôi thôi
Viết sai, nhớ lộn Phu tôi xin chừa
Cám ơn ông Khôi nhe! C̣n luận điểm về "văn dịch" th́ thưa ông, dịch văn nếu dịch quá sát nghĩa của mặt chữ (hay văn bản) th́ nghe rất là tiếu lâm, có người dịch đoạn thơ " canh gà thọ xương" ra Anh ngữ như sau "old chicken bone soup" (4) th́ thật không đúng tí nào cả, dẫu người dịch đă cố ư dịch cho chính xác nghĩa từng chữ theo như văn bản. Theo thiển ư mộc mạc cua tôi, khi dịch văn thơ của "các nước anh em" th́ ta nên dịch ư mà tác giả muốn gởi gấm vào thơ văn, chớ dịch sát nghĩa chữ của văn bản th́ hỏng (thể thức này cũng có thể ứng dụng khi phê b́nh văn thơ). Nếu ông muốn đọc văn thơ chính xác th́ tôi thành thật giới thiệu cho ông quyển "Phê B́nh và Lư Luận, hai mươi năm văn học ngoài nước 1975-1995" dầy 800 trang của ông giáo Bùi Vĩnh Phúc. Ông Trần Hồng Châu (tức giáo sư kỳ cựu Nguyễn Khắc Hoạch, nguyên trước 1975 là khoa trưởng đại học văn khoa ) đă phê 4-A cho quyển sách ấy, một "A" là accurate nghĩa là chinh xác đấy, ông nên t́m đọc ngay đi và cho đọc giả biết ư kiến nhe ông . Theo tôi, tự hào hay khen ngợi ai với cái có thực th́ hay th́ nên, c̣n tự hào hay khen cái ḿnh tưởng tượng là ru ngủ là vuốt đuôi, làm thế sẽ gây hư hại cho nền móng văn hóa của nước nhà. Tôi nghĩ với chức năng nhà giáo, giáo sư Hoạch sẽ đồng ư với tôi quan điểm trên.
Nói đến đây, nghĩ lại thương cho những kẻ không biết "vuốt đuôi" mà phải lâm vào cảnh "thuyền đơn lờ lững ven sông vắng/Mưa gió đôi khoan lạnh một ḿnh" như ông Nguyễn Trăi, cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh, ông Tôn Thất Thuyết, hay ông Phan Khôi ..vv.. để cố làm sáng cái nghĩa "Xuân Thu". Cũng v́ cái nghĩa cổ hủ này, bên Tàu cũng có ông Khuất Nguyên, già "dzồi" nên dở hơi hay dại dột, không biết nịnh hót; câu nào nói ra như đập vào đầu, cắt vào thịt bọn nịnh thần hay quân vương nên bị đày đi biệt xứ . Một hôm ông lang thang bên bờ sông, đám thợ hỏi: "Này ông! Chuyện ǵ mà khổ sở thễ", ông đáp: "Tại người đời mê cả, ḿnh ta tỉnh nên đến nỗi này".
Đám thợ cười rộ mà bảo: "Tưởng chuyện ǵ! Nếu đời say cả, sao ông không ăn mèm để cùng say. Ví như nước trong th́ ta gội đầu, giặt mũ, cầm bằng nước đục th́ rửa chân, rồi quật lên cho đục; bởi đục rồi sẽ trong. Bận thân tâm làm ǵ! Thật là lẩm cẩm. Thế nhưng chứng nào tật nấy! ông mượn "gịng Mịch La pha loăng hận t́nh" mà d́m ḿnh xuống đáy sông . Về sau người đời trông thấy trên gịng Mịch La nổi lên quyển "tâm thư" tựa là LY TAO trôi dạt vào bờ. Người lắm chuyện lại vẽ vời cho là hồn ông Khuất Nguyên hóa thành sách LY TAO để minh oan, để dạy người, và ngăn cản các "ông con trời" chớ làm điều xằng bậy . Sau ở thế kỷ 20 này, có ông LNC đọc thơ LY TAO cảm nỗi người xưa
...Cạn trăm năm đến nấm mồ
Nào đâu Nghiêu Thuấn cơ đồ ngàn xưa
Luật trời sớm nắng chiều mưa
Nên chi c̣n mất được thua lẽ thường
............
(tôi quên mất đoạn giữa)...
............
Khuất Nguyên! Bác Khuất Nguyên ơi
Nghe thơ tức tưởi bao người buồn lây
Ta nhờ d́ gió chú mây
Gởi ai một chút ḷng nầy cảm thông
Dụng bài "Biện Minh Cho Kẻ Sĩ" của ông Khôi, ông Vũ đă nhă ư dạy tôi về "sự nghiêm trang trên ng̣i bút", cũng như bà Bùi Thị Bích Hà tức Hà Vi đă từng chúc tôi "t́m dược b́nh an trong ng̣i bút"; cám ơn qúy vị lắm. Dựa vào bài "Biện Minh Cho Kẻ Sĩ" của ông Khôi nay tôi xin lạm bàn "cái nghĩa Phân Tranh của Tam Quốc" thời Hậu Hán bên Tàu như sau. Thưa qúy vị, trong bộ tiểu thuyết lịch sử Tam Quốc Chí, nhân vật Tào Tháo có vẻ trung thực nhất, khi nghe Hứa Thiện ám chỉ ông là gian hùng th́ ông không lấy thế mà giận hăo v́ ông biết ḿnh qúa rơ, và sống như ḿnh nghĩ chứ không như cái ông Lưu Bị mồm mép, lẻo bẻo, nói một đằng nghĩ một nẻo, ấy là thứ khẩu Phật tâm xà rất nguy hiểm. C̣n ông Tôn Quyền lại rất dở hơi và vô quyết, có chăng chỉ thừa hưởng máu mắt của cha anh mà sống đời vương giả. Trong thế tam phân, nếu không có Ngụy Tháo th́ Ngô Thục đă làm thịt nhau rồi, chớ c̣n đâu cái chính sách "Đong Ḥa Tôn Quyền, Bắc cự Tào Tháo" của Khổng Minh được truyền lại đời sau như lời " thánh trạng".
Thế ra Tào Tháo là cái cớ để Ngô Thục tương ḥa, nghĩ cũng tốt đấy. Lấy chuyện xưa soi đến chuyện nay. Hai ông Hùng Vũ và Ngọc Khôi đang định cho nhau đo ván, e rằng "nhị hổ phân tranh, tất hữu nhất thương", nên Phu tôi mới vác búa khờ khờ vào trận, v́ tính lỗ măng của Phu tôi cầm búa quơ đại vào hai bên để ngăn rồi chẳng hiểu v́ sao hai ông lại xoay sang chiến thuật thành "tương ḥa Khôi-Vũ, đồng chiến Tôn Phu". Nếu vậy, th́ Phu tôi là cái cớ để hai ông ḥa với nhau, thật là may mắn và thú vị lắm. Thế mới biết
Cuộc đời là giấc mơ hoa
Trăm năm thiên hạ hết ḥa lại ly
Vàng son ngh́n trước c̣n si
Bụi hồng lấp măi c̣n di chút sầu
Đền trơ, nước hận, sương sầu
Máu tuôn đă thấm mấy đầu tuổi xanh
Chung ai một đỉnh công khanh
Nh́n ra nửa chớp đă thành hư không
Vầng Nhật Nguyệt, Ánh Non Sông
Hữu vô, hư thực chất chồng đổi thay
Nhân sinh tợ án mây bay
Mây tan, mây hợp, mây say, mây sầu
Thưa hai ông, tôi c̣n nhớ người xưa có nói "dụng nhân như dụng mộc" th́ nay tôi lại "dụng văn như dụng đá " với thiển ư là: "Vàng không sợ lửa, Ngọc không sợ búa"; tôi hy vọng là tôi đóng đúng vai tṛ thợ đập đá của tôi. Xin lỗi tôi đa dụng sự bàn thảo nghiêm chỉnh khoa học của hai ông như cái cớ để tự tỉnh rồi phản tỉnh mà viết thành bản văn này. Lời văn của hai ông đă đánh vào tâm thức của tôi (và của ai đó) để đập tan đi những "vọng ngoại mê lầm đang níu kéo thân tâm", những "kiêu căng quá độ đang dày ṿ tâm óc ngu muội", những "hoa ngữ để ru ngủ nhau trong nếp Ghetto". Ngoài ra tôi c̣n để lại, những lỗi khác trong bài văn như:"Văn vong bổn", "Văn ăn cắp"...v.v. và ..v.v. . Thế mà hai ông không chịu kê khai ra hộ nhau với, để tôi c̣n cái cớ viết thêm vài ba trang nữa; rơ khổ! Loại văn này rất thường t́m thấy hay thịnh hành trong các tạp chí văn học "chính thống" của nước nhà tại hải ngoại. Trời ơi! Buồn!
trời ơi khiếp quá/ôi
kinh quá
lạnh buốt tâm can/nát đáy hồn
trở về t́m lại ngày tháng cũ
thấy loạn hư không chẽn lối về...
Cuối cùng xin cám ơn TK21 đă sửa chữa và đăng bài của tôi, dẫu giọng văn tôi dụng "hơi bị" thiếu nghiêm túc(5), cám ơn qúy vị đă thêm vào đoạn kết cho bài "Đông Tây Bất Hợp" cho rơ nghĩa và đủ phép "tương kính". Tôi cũng cám ơn hai ông Nguyễn Hùng Vũ với Phạm Ngọc Khôi đă nhẹ tay xử phạt Phu tôi. Lần nữa xin lỗi đă dụng sự bàn thảo hai vị cho cái cớ để "bông đùa" hay "trững giỡn". Định bàn thêm khoa học với ông Vũ, nhưng e rằng ḿnh lại đi ra ngoài vấn đề (hơn nữa, các cháu nhà tôi vào trường cả, nên không c̣n ai làm quân sư hay thợ bàn, cáo lỗi), càng đi càng lạc, không đem lại một kết luận nào hữu ích, mà chỉ là những lư luận xuông và không vui tí nào (nếu cứ lư luận xuông mà không giải quyết được ǵ, e không khéo người đời sẽ cho anh em ḿnh "lư sự" theo lối "ăn xổi ở th́", thật là buồn lắm) . Đành rằng có lư luận th́ mới có học thuyết, học thuyết làm nền cho học thuật, học thuật góp phần xây dựng văn hóa cho nước nhà.
Chú Thích
(*) Bài này là sự sực tỉnh của tác giả rồi viết theo lời phản tỉnh của ông Phạm Ngọc Khôi với bàI "Văn Hoa nhưng không chính xác" và ông Nguyễn Hùng Vũ với bài "Lỗi tại tôi" đă đăng ở TK21,số tháng tám, năm 1997 . Tựa bài được dựa theo ư văn của ông Khôi và ông Vũ mà tác thành. Những mẩu chuyện về Tam Quốc Chí, Khuất Nguyên ..vv.. tôi đă diễn nghĩa theo hứng múa bút mà họa thành chứ không c̣n theo đúng như chính sử nữa. Đọc giả nên luư ư để khỏi mhầm lẫn.
(1) Xin dọc bài "Văn Nhân Hư Nghị" của cùng tác giả.
(2) Sửa bài ca của Vương Chiêu Quân. Có lần nghe tôi ngâm nga (để ra vẻ là người trí thức)...
"Chiêu Quân ra khỏi Nhạn Môn Quan"
"Hồ địa bơ vơ ngựa lạc đàn"
"Ải Bắc mịt mù xa mạn thẳm"
"Nh́n về cố quận nhớ quân Vương..."
các bạn trẻ có hỏi Chiêu Quân là aỉ Vương Chiêu Quân là con của thái thú Việt châu (con gái xứ Việt đấy). Người đă đẹp lại thông minh nhưng bạc mệnh, đúng là
"Thông Minh vốn sẵn từ giời
Đẹp xinh từ trứng, khổ đau từ ngườị."
Sau được tuyển vào
Tây Cung thời Hán Nguyên Đế, nhưng bị gian thần
hăm hại mà bị đày vào lănh cung. Một hôm nàng ôm
đàn tỳ bà gảy khuc Ngũ Cung Sầu mà hát Chiêu Quân
băo oán cáo Thượng Thiên
U cấm lănh cung thọ khổ liên
Cốt nhục phân ly lưỡng sứ địa
Hán Vương hà nhật thủy đoàn viên
Tiếng ca đă rớt vào tai của bà Hoàng Hậu khả ái nên được phục vị đưa vào ngự ở Tây Cung. Cuộc vui cả nước chẳng bao lâu th́ giặc Phiên xâm lấn bờ cơi nhà "Đại Hán". Vua sợ quá bèn hiến vợ cho giặc, hèn qúa. V́ bị đưa sang cống đất Phiên mà ngươi con gái Việt châu (đất Việt) phải tuẫn tiết ở xứ người, thật đúng với câu "Giai nhân tự cổ như danh tướng/ Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu" tạm dịch là "Tài sắc chi mà khổ rứa ni/Trăm năm khó hẹn cùng ai bạc đầu" (theo cuốn "t́nh Sử Vương Chiêu Quân" của La Lan, do Miêu Khả Khanh dịch, Nhà Xuất bản Chiêu Dương 1974). Viết đến đây thương cảm cho ai đă chết v́ tiết nghĩa bao nhiêu th́ lại giận cho phường tục tử gía áo túi cơm...ở thế kỷ 20 có những ngườị.. họ ăn cơm miền Nam, họ uống nước miền Nam, họ học chữ miền Nam, họ thở không khí tự do miền Nam, họ đạt công danh ở miền Nam, miền Nam cho họ ăn trên cưỡi cổ muôn dân, cử họ đi đó đi đây để học hoặc làm nhân viên đại sứ nọ kia, thế mà sau khi miền Nam mất, họ được sang Âu Mỹ, tưởng họ sẽ phải câm nín v́ mối nhục quốc. Nhưng không, v́ chút bă hư danh họ "đón gió trở cờ" chửi lại "chế độ" đă cho họ bao ơn ích như họ đang chửi lại chính bản thân ḿnh. Họ luồn cúi bọn cộng sản để bán tiếng mua danh dẫu đó chỉ c̣n lại cái bă chẳng bổ béo ǵ. Những kẻ cầm bút tự cho là trí thức mà thế, nghĩ cũng buồn; v́ thế mà Phu tôi phải ném bút để cầm búa.
(3) Dựa vào nhận định mới về Phê B́nh Văn Học của một số văn nhân Âu-Mỹ . Ông Nguyễn Hưng Quốc cũng như một số nhà phê b́nh văn học Việt tại hải ngoại, lấy ư của văn gia Âu-Mỹ (rồi quên ghi xuất xứ?) mà cho rằng: Áng văn chương là một định thể độc lập với người viết cũng như người đọc. Tùy vào sự thẩm thấu nghệ thuật về âm điệu, ngôn từ, màu sắc..v.v. mà đọc giả "biến" áng văn chương này thành những bản văn khác nhau.. Ông Nguyễn Hưng Quốc đă chuyển bài thơ "Con Cóc" thành bài thơ hay do sự thẩm thấu "nghệ thuật thần thánh" của ông. Như thế th́ chắc ta có thể "chuyển hóa" các Dâm Thơ hay Dâm Văn thành bộ sách "Đạo Đức Học" để dạy lớp trẻ; nếu thế th́ bọn trẻ sẽ rất là hân hoan, vui vẻ, thoải mái và .. vv.. và ..vv.. đến trường "học để hành tại chỗ" đến mê tít, tôi dám chắc là sẽ không ai trốn học đi rong (tôi cũng thích dùng cụm từ "..vv. và ..vv..", nhứt là lúc tôi bí chữ).
(4) Đây là quyển sách song ngữ Anh-Việt, độ 80 trang, gồm những bài ru con mà tôi đă vô t́nh đọc dược hơn 10 năm về trước . Tôi không c̣n nhớ tựa sách và tên tác giả
(5) Theo "nhời" của ông Hoàng Ngọc Hiến, phó tiến sĩ văn chương(?) tại Hà Nội th́ hiện nay dân Nam hay chia động từ với từ "hơi bị", như "hơi bị khiêm tốn", "hơi bị kềm kẹp", "hơi bị bất măn", "hơi bị nói sạo", "hơi bị hối lộ" ..vv.. . Có phải đây là "năo trạng bị động" của dân t́nh đă ăn sâu vào da vào thịt của quần chúng mà phát tiết ra từ sự dồn nén "vô thức" của nhân dân . Ông Hiến c̣n cho biết thêm dân Hà Thành c̣n hay dụng từ "vô tư" với nghĩa "who cares", chẳng ai "cares" nữa ư![theo bá đă đăng trong tập san Hợp Lưu số (?) vào khoảng cuối năm 1996 . Trong quăng thời gian này, ông Hiến đă dược đảng sai đi để "cưỡi ngựa xem hoa", xem xét dân t́nh, rồi đem cái mồi danh lợi để nhử và câu bọn trẻ, lấy sự trong trắng ngây thơ của tuổi trẻ rồi ru họ vào giấc "t́nh non nước nghĩa đồng bào", rủ bọn trẻ đem linh hồn về bán cho bầy qủy đỏ. Những người như ông Hiến chúng tôi gọi là bọn lái buôn reo mua linh hồn trẻ dại. Xin các bạn trẻ lưu ư chớ tin vào mồm mép lẻo bẻo của những người cộng sản (hay ai khác) mà rơi vào "hố thẳm" để ngàn đời ân hận như những người trí thức với tâm hồn phục vụ non sông tại miền bắc đă bị lừa vào hơn ba thập niên trước...
...cẩn thận từng khi đốt lửa ḷng
Lửa này thiêu được hận non sông
Lửa này soi rơ bao tăm tối
Hay đốt đời ta đến lạnh lùng...
(LNC)
cùng một ngọn lửa ḷng mà cái dụng có khác nhau. Nếu tiến lên th́ giúp cho đời thêm tươi tốt, ấy là phép nhập thế; c̣n không cứ lui về mà cố tự tốt cho chính ḿnh, ấy là phép xuất thế. Chớ vị danh quá mà mất thân, mất mạng và mất cả linh hồn.
(c̣n tiếp)
Tôn Thất Phu
© gio-o.com 2017