Tôn Thất Phu

 

VĂN NHÂN HƯ NGHỊ

 

 Kỳ 2

(tiếp theo)

 

  (Kỳ 1)

 

(Lê Thị Huệ: Bản văn này được phổ biến trên net đầu tiên khoảng năm 1997. Sau đó tôi đă nhận đi nhận lại nhiều lần từ tác giả lẫn những nguồn vô danh khác. Tôi chưa hề gặp tác giả Tôn Thất Phu. Tôi không biết anh là ai ở ngoài đời. Tôi nói chi tiết này, v́ trước năm 1997, khi loạt bài viết này được gửi đến cho 3 tờ báo giấy ở hải ngoại thời bấy giờ, là Văn (Mai Thảo), Văn Học (Nguyễn Mộng Giác), và Hợp Lưu (Khánh Trường), th́ một người bạn đă điện thoại cho tôi và nói nhà văn Nguyễn Mộng Giác chủ biên tờ Văn Học hỏi có phải Lê Thị Huệ là Tôn Thất Phu đă viết loạt bài này không. Tôi chưng hửng. Tôi nào biết mặt mũi bản văn như thế nào. Măi sau này, khi internet chào đời, thuở hồng hoang 1997 lúc email c̣n phải xài font tiếng Việt VIQR, Tôn Thất Phu mới gửi cho tôi đọc. Lúc đó tôi mới biết hiu hiu chàng tuổi trẻ kia là cái đấng quái kiệt nào.

Tôn Thất Phu (không phải tên thật) đậu Tiến Sĩ ngành Vật Lư Ph.D in Physics năm 1993 tại University of Texas at Austin.  Làm Research in Materials trong 2 năm, và sau đó làm Patent Examiner cho đến nay. Hiện đang sinh sống ở Springfield, Virginia. Hoa Kỳ

Tôn Thất Phu viết bài này những năm anh c̣n tuổi trẻ. Bây giờ cả anh lẫn tôi không c̣n trẻ. Tại sao tập tài liệu này cứ xà quờn t́m đến địa chỉ tôi, dù tôi đă cố t́nh ngó chỗ khác, lơ nó đi cả mấy chục năm nay.

Hôm nay gio-o. com lại nhận được bản văn này.  Lại một lần nữa…

Hôm nay, tôi cho đăng lên Gió O như một cách giúp tài liệu này có cơ hội lên tiếng. Để giống như một cục u chưa được khơi, th́ nó cứ mè nheo măi quanh tôi, bám lấy tôi, chờ tôi cho một cơ hội phản kháng. Có những điểm tôi hoàn toàn không đồng ư với tập tài liệu.

Các tác giả phản bác có thể trả lời trên Gió O.

Trân Trọng.

Lê Thị Huệ

Chủ biên gio-o.com 

15/10/2017

 

Tôn Thất Phu

 

VĂN NHÂN HƯ NGHỊ

 

  

Tạo hóa gây chi cuộc hư trường

Đến nay thấm thoát mấy tinh sương

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

(Bà Huyện Thanh Quan)

 

(TÀI LIỆU PHỔ BIẾN KHÔNG GIỚI HẠN)

 

MỤC LỤC

 

Lá thư thay lời bạt.

 

I .  Khai từ.

 

II . Văn phong của Bùi Vĩnh Phúc

1. Thựợng đế của Bùi Vĩnh Phúc

2. Trường "tâm hồn" của Bùi Vĩnh Phúc.

3. Khoa văn của Bùi Vĩnh Phúc

Phụ đề: Nô lệ Tính là ǵ?

4. Trả Lại văn vẻ cho Lê thị Huệ

5. Sự hủy thể của văn chương.

 

III Văn cách của Thụy Khuê

1. Khuê là chổng ngược của Cách

2. Kẻ trước người sau

3. Phụ Thư

4. Chú thích

 

IV. Văn Hồn của tập san Văn Học, Văn và Hợp Lưu.

1. Văn Nhă trong thi ca Bolsa

2. Đạo Văn và thi nhân Bolsa

 

V. Lạc Đường Vào Khoa Học

 

IV. Lạm Bàn Hai Chữ Văn Hoá

 

1.     Văn Hóa Con Cóc

2.     Từ Sông Gianh, Bến Hải... Đến Con Cóc

3.     Ngoại Truyện: Huyền Sử Công Chúa Cóc

4.     Vụ Án Con Cóc

5.     Cuộc Đấu Tranh Tư Tưởng

6.     Dấu Chân Của Nàng

 

     Thay Lời Kết

 

 

 

2- Trường 'tâm hồn' của Bùi vĩnh Phúc


Trong bài viết, ông Bùi vĩnh Phúc cũng đă đề cập đến những từ có tính 'nổ lớn' như...các trường ám ảnh, trường liên hệ, trường thu hút trong không gian tâm hồn của người đọc thơ giăng những sóng ngang sóng dọc vào cái không gian tâm hồn của người làm thơ....Tùy vào độ rung cùa sóng, tùy vào số lượng sóng, cũng như tùy vào tính chất của sóng, mà người đọc thơ sẽ có một bài the riêng cho hắn ta...

 

Ông muốn nói ǵ đây, tôi chẳng hiểu; "Hồn là ai! Là ai tôi chẳng biế. Hồn theo tôi như ám-ảnh tôi luôn" (thơ Hàn Mặc Tử tôi đă thay vài ba chữ. Tuy vậy chúng ta nên thực thi tinh thần dân chủ và tự do như kiểu J. P.Sartre của Bùi vĩnh Phúc để xem nghĩa của trường ám ảnh, trường liên hệ, trường thu hút là ǵ

 

Hầu hết mọi hiện tượng trong thế giới vĩ mô (macroscopic nature) là sự thay đổi về h́nh thể (forms) hay biến tướng (phase); ví dụ như từ thể hơi sang thể lỏng rồi sang đến tinh-thể (crystals), từ kim loai thuần từ (paramagnetic metal) sang đến kim loại sắt từ (ferromagnetic metal) v.v., đều do sự khiếm khuyết (defects) của thể vĩ mô.  Sự khuyết (defects) này được biểu thị bằng giai-bậc (order) và mô phỏng bằng tóan học của phép đối xứng (symmetry).

 

Từ bế tắc của vật lư vĩ mô như (a) tại sao cùng hệ thống vật chất lại hiện hữu nhiều biến tướng? (b) Cơ chế của biến tướng là ǵ? (c) Tại sao hiện diện của sự khuyết lại chuyển hệ trật tự (ordering state) sang hệ hỗn độn (disordering state). Vật lư vi mô (microscopic view) ra đời với ư niệm cơ bản hệ thống vĩ mô (macro) bao gồm nhiều thế giới vi mô (micro) hội lạí. Thế giới vi mô (microscopic theory) trở thành tṛ chơi mới của vật lư với quy luật mới trong lư thuyết lượng tử (quantum theory).

 

Lư thuyết lượng tử thừa hưởng từ thuyết nguyên tử cơ điện về trạng thái hữu hạn về 'hạt' hay 'mức độ' của tự do (degree of freedom). Hạt không chiếm toàn thể không gian trong hệ hữu hạn hạt, ở đây hạt đă tương tác với nhau trong những khoảng trống qua điện-từ-trường (electromagnetic field).  Điện-từ-trường được phối hợp thành từ các hạt điện được gọi là trường cơ điện (classical field). Khi mô phỏng hiện tượng ánh sáng và sự tương tác các hạt điện, trường cơ điện với những phương tŕnh Maxell dựa đến tính sóng cùa điện-từ-trường qua hiện tựơng giao thoa (interference), nhiễu xạ (diffraction) và tính phân cực (polarization). Ng̣ai ra khi lượng tử hóa sóng ánh sáng, ánh sáng đựơc mô tả như 'hạt giả' photon qua hiệu ứng (effect) của quang điện (Photoelectric) và hiệu ứng Compton. Như thế một thể của trường bao gồm hai tinh chất: sóng và hạt.

 

Thóang nh́n, văn của Bùi vĩnh Phúc có 'cái vẻ' của thơ. Nhưng khi đọc lại th́ lời văn lại rời rạc, không đúc kết lại để 'truyền' đi với dạng 'sóng dọc sóng ngang' của tâm hồn ḿnh để 'giao thoa’ với làn sóng khác để phát sinh ra 'trường ám ảnh' mà lại 'liên hệ' với nhau trong thể 'thu hút'. Cách dùng từ như thế quả là ấu trĩ và thiếu hiểu biết tự căn cơ.  V́ trường của tâm hồn là cái ǵ? Ông Phúc vô t́nh duy vật hóa cái tâm hồn của ḿnh với lư tính có thể quan sát và rờ mó được. Đây là sai lầm thứ nhất. Vả lại môi trường đều mang tính hạt, như thế tính hạt hay tính cụ thể của tâm hồn là ǵ! Nếu ông Phúc có hiểu biết căn bản về khoa hoc hẳn hoi và với tŕnh độ vật-lư ở trung học, th́ tất ông phải biết 'sự tiếp nhận' không phải là một hiện tượng giao thoa (interference), mà ấy là hiện tượng cộng hưởng (resonance). V́ trong hiện tượng giao thoa các sóng tự hủy diệt lẫn nhau th́ làm sao có thể tiếp nhận cho được. Đó là nhầm lẫn thứ hai. Cái thứ không gian của tâm hồn là ǵ? Tâm hồn mà cũng có không gian như cái pḥng, cái tủ ư? Đây là loại không gian ǵ? Superspace, Hyperspace hay cyberspace... Thực ra tâm hồn cũng như tâm thức biến thái theo thời gian, và thời gian chi phối khá quan trong trong thế giới của tâm hồn hay phạm trù của tâm thức. V́ không gian có tính chứa đựng, c̣n thời gian mới nêu cái tính biến dạng ra muôn h́nh vạn trạng. Đây là lỗi lầm thứ ba. Thực ra sóng ngang hay sóng dọc không hề tương tác với nhau để sinh ra hiện tượng giao thoa, Đây là lầm lỗi thứ bốn. C̣n cái lầm thứ năm, ông đă cho độ rung, số lượng và tính chất của sóng là ba "thức" căn bản để mô tả sóng.  Nhầm rồi!  V́ độ rung và số lượng sóng là tính chất sóng.

 

Để chữa những sai lầm, theo tôi nên chữa từ cách dụng ngữ của ông Phúc mà biến đoạn văn trên của ông thàn “...cơ ám ảnh, mối liên hệ, sự thu hút trong tâm thức ngừơi đọc phải được trải rộng ra trong pham trù tư tưởng người viết...tùy theo độ cảm nhận mà người đọc có thể thấy rơ tâm tư của ḿnh được diễn đạt qua người viết, như ta thấy ta trong h́nh ảnh của chúng sinh và chúng sinh trong h́nh ảnh ta...”

 

Một lần nửa tôi cũng chẳng phàn nàn v́ ông Phúc đă không bàn rộng về vật lư lượng tử, đây không phải là ngôn ngữ của ông. Điều đáng nói là ông dùng những từ quá lớn xa lạ (ngay cả với chính ông) một cách gượng ép, mù mờ và không thiếu phần lố bịch như để khoe cái hiểu biết thiên kinh vạn quyển của ông mà lại không hiểu rơ nghĩa từ ngữ ḿnh đă dùng. Không ai cấm ông Phúc dùng ngôn từ Toán-Lư trong văn chương khi ông dùng để ẩn dụ, hầu so sánh, nhưng trước khi dùng ông phải hiểu thấu đáo về ngôn từ và thông suốt nghĩa của chữ mới dược. Nói theo kiểu văn ngụ ngôn th́ dùng ngôn ngữ cái kiểu mù mờ như ông th́ không khéo nh́n công hóa gà mà bán buôn lỗ lă, hoặc nh́n cọp tưởng trâu mà đem nhốt chung chuồng th́ mất cả trâu đấy.  Phải hiểu rơ ràng trước khi dùng. Hăy tạm dừng phê chuẩn về phép dụng từ của ông Phúc ở đây, để xét đến phép dụng văn của ông.

 

3- Khoa văn của Bùi Vĩnh Phúc

 

Khi đọc tiểu sử của Bùi vĩnh Phúc, chúng ta ai cũng phải công nhận ông 'có tàí lấy bằng cấp. (người bạn tôi vui bảo rằng: 'ông Phúc có đến 8 bằng lận đấy, nếu cộng thêm cái bằng lái xe vào là đủ ‘Cửu Khoa Đại Hạnh!'. Không kể lúc c̣n ở Viet Nam ông đă dạy Việt văn tại Nguyễn Bá Ṭng, lúc sang Mỹ quốc ông cũng dạy, nào là Anh văn, Ngôn ngữ (?), và Văn Hóa Việt tại đại học Golden West College, California.. Mà lại c̣n viết văn, làm thơ từ 1968, lại chuyên 'phê b́nh và lư luận (?) văn học’ từ 1985.  Thế nhưng khi đọc bài "Viết Và Đọc: Những Nẻo Đi Về" ở số xuân Đinh Sửu của Tạp Chí Văn Học của ông tôi lấy làm thất vọng; tôi thất vọng là v́ … khi phê b́nh và lư luận ở bất cứ lănh vực nào lời văn phải gẫy gọn, ư văn phải sáng, dụng từ phải chính xác, dụng văn phải đơn giản dễ hiểu.  Hơn nữa, văn phê b́nhh phải làm chuẩn cho cách dùng từ ngữ để hướng dẫn người viết, ấy thế mà trong bài văn cuả ông tôi thấy ông Bùi vĩnh Phúc dùng qúa nhiều từ như "là, mà, sự, cái…" khi hành văn. Đây phải chăng là hướng viết văn mới do ông Bùi Vĩnh Phúc sáng tạo ra? Tôi thấy thất vọng v́ người với sức học như ông lại dùng những từ thiếu chính xác, nếu không nói là sai như 'tổ chức' bài thơ trong câu thứ 9, đoạn văn thứ 2 ở trang 17 (như thế ông đă vô t́nh, gián tiếp bảo Thụy Khuê sai khi bà Khuê cho ra sách tựa "Cấu Trúc Thơ", theo ông Phúc th́  bà Khuê phải chữa cái tựa sách thành "Tổ Chức Thơ", nghe nó nổ hơn, bà Khuê nghĩ sao nhi??). Người Việt thường nói về 'cấu trúc' thơ chớ chẳng ai nó 'tổ chức' thơ ca, v́ bài thơ mà có tổ chức th́ không c̣n là thơ nửa có phải thế không. Dẫu nghĩa chữ gần như nhau nhưng 'động tính' của chữ lại khác; ví dụ: người Việt ta thường nói 'khỉ leo cây, mèo trèo cây’ chứ không ai nói 'mèo leo cây, khỉ trèo cây’. Ấy là bởi hành động leo và trèo có khác nhau: leo là dang hai tay nắm cành cây để hai chân nhảy, c̣n trèo là dùng cả tứ chi bám chặt vào cây mà phóng lên.

 

Ông c̣n bàn về 'Mă văn hóa'. Văn Hóa là tất cả phong tục, tập quán, kinh tế, chính trị....của một giống dân, ở đây phong tục, tập quán chính là caí mă (code) của Văn Hóa.  Cho nên văn hóa là cái mă để nhận diện sự khác biệt giữa người Tàu và người Viet, người Anh và người Pháp. Như thế khi dùng 'mă văn hóa' vô h́nh dung lại mă hóa thêm một lần nữa ư?

Ông lại nhầm nữa rồi đó. Viết là mă hoá, nhưng mă hóa với sắc thái riêng ấy là thể dạng của văn hóạ 'mă hoa' là cách sắp đặt từ ngữ qua đó tâm tư người viết được chuyển thành văn. C̣n văn hóa là sắc thái hay cung cách của mă hóa. Cho nên khi đọc ta giải mă (decode) văn viết để hiểu về sắc thái người viết thuộc về ḍng tộc văn hoá nào.

Tôi thất vọng hơn khi thấy người với quá tŕnh viết và dạy tiếng Việt như ông mà lại 'nặn' ra ḍng loạn văn như thế này. Ai cũng rơ là khi học viết văn tại các lớp luận văn tại Việt Nam hay Mỹ, người thày thường khuyên học tṛ nên đọc lớn bài viết của minh để nghe xem có xuôi tai hay không, với cái lẽ: "nói đúng th́ viết đúng". Thế nhưng khi dùng phép này và đọc lớn bài của tác giả Bùi vĩnh Phúc thấy không được như thế. Ví dụ như:

 

1- Vũ trụ chúng ta đang sống, với tất cả những ḱ bí ảo huyền sôi sục của nó, là một vũ trụ được con người cảm nhận và thức nhận-trong những giới hạn riêng của chính con người (?). Chữ viết cũng thế. Chúng mở ra những mă văn hóa (?). Mọi người đọc văn mang theo với ḿnh những ch́a khóa riêng trong hành tŕnh thám mă của chính ḿnh (?). Văn bạn, như thế, trở nên một trường ám ảnh, một trường thu hút, mà mọi người đọc, trong thể thức kinh nghiệm và mộng mơ của chính hạn cũng góp phần sáng tạo với nhà văn, nhà thơ.

 

2- Viết là tôn trọng sự tự do của kẻ khác, nói như J. P. Sartre.  Viết cũng là mời gọi sự tự do. Sartre không muốn bàn về thơ.  Cái viết, trong suy tư và nhận thức của ông, chỉ nhắm vào văn. Ông có cái lư của ông trong những biện luận để tŕnh bày thái độ và cung cách "dấn thân" thân" của ḿnh. Nhưng thật ra, viết như một sự tôn trọng tự do của kẻ khác, nếu áp dụng vào việc viết và đọc thơ, cũng không có ǵ khác….

 

3- Đọc một bài thơ không hẳn chỉ là chuyện t́m vào tâm hồn của người làm thơ.  Đọc một bài thơ, rất nhiều khi, là t́m vào tâm hồn của chính ḿnh. Đọc một bài thơ là đi ngược trở về những "đường xưa lối cũ" trong ta, là sờ mó trở lại vết thương cũ, cảm nhận lại tiếng máy đập của chính trái tim ḿnh trong những b́nh minh mưa hay na+'ng ngày nào, là nh́n ngắm trở lại những phong cảnh, đất đai, vườn tược….(mệt qúa rồi)….Đọc một bài thơ là nghe ngóng lại đời sống ḿnh, bằng cách ḍ t́m vào trong những mặt chữ của tổ chức bài thơ những hang động thâm u dẫn ta giáp mặt với những ám ảnh thiết tha xa vắng. Cũng có khi, trên những mặt chữ, ta t́m thấy được những con hẻm nhỏ dẫn ta ngược trở về những ngơ thu phong, những trời xanh mây trắng và những lá đỏ hoa vàng đâu đó trong đời đă làm xao động ḷng ta.  Lúc ấy ta sẽ cảm nhận lại được tiếng những bước chân khắc khỏai của ḿnh trong tiếng gío nhẹ của thời gian.

 

Là ba đoạn tiêu biểu của đám loạn văn trong bài "Viết Và Đọc: Những Nẻo Đi Về" của Bùi Vĩnh Phúc. Thử xét đoạn văn 1 ở trên, hay đọc lớn lên, nghe xem chúng ta có bị khựng lại tại những nơi đă đánh dấu hỏi.  Văn bị khựng lại hay thiếu liên tục v́ ư bày chưa hết, tỏ chưa cạn mà đă nhảy sang ư khác.  Đó là h́nh thức thứ nhất của loạn văn. Loạn văn là loại văn với ư tứ hỗn độn, đang bàn điều này lại nhảy sang cái khác rồi lại nhảy về điều cũ, như đoạn 2 ở trên đang nói về văn lại nhảy sang thơ rồi bay ngược về văn lại . Ấy là phép loạn văn thứ hai.  Tôi xin mạn phép sửa đoạn văn ấy thành:

...Như J. P. Sartre đă nói 'Viết là tôn trọng tự do của kẻ khác và cũng mời gọi sự tự do ấy, với lối suy tưởng ấy Sartre chỉ  bàn về văn viết chứ chưa nói về thơ .  Nếu ta áp dụng thái độ và cung cách 'dấn thân' ấy vào cả thi ca; thơ cũng thế, cũng cần sự tự do....

 

Loạn văn c̣n là dụng những từ hay câu chẳng ăn nhập với nhau mà lại nhóm thành một câu hay một đoạn văn, ví dụ như đoạn văn thứ 3 trên. Tôi nghĩ ông Phúc đang làm thơ hơn là viết văn xuôi.  Thú thật tôi chẳng hiểu ông viết cái ǵ mà sửa chửa.   Để chứng tỏ từ ông Phúc dùng có ư thơ.  Tôi xin lấy những chữ đă gạch dưới để ráp thành bài thơ sau:

Đường xưa lối cũ...

B́nh minh mưa nắng ngày nào

Vết thương xưa củ động ḷng ta đau.

Ngược về những ngơ thu phong,

Vẫn con hẽm nhỏ ôm ṿng thiên thai.

Trời xanh mây trắng năm nào.

Mà giờ lá đỏ hoa vàng lạnh tanh.

Bước chân của bóng thời gian

Sao nghe khắc khoải, vắng xa, thế nào!

...

Ô hay! Ta tỉnh hay mơ,

Tỉnh mơ ám ảnh một đời long đong.

Thân tặng đọc giả và ông Phúc…[hăy thử giảng qua ư bài thơ trên: Ngày nào đó ở quá khứ hoặc tương lai, ai biết; mưa hoặc nắng, ai cần; vào buổi sang canh, người đă bị trọng thương, vết thương tấy mũ, động đến ḷng; nên người chẳng thể quên, dầu vết thương đă cũ (ấy là vết thương Phạm Hiếu đă mười năm qua).  Thế mà nay ngựa theo lối cũ, trở về ngơ xưa để ngắm lá thu bay đùa giỡn trong gió thoảng, để nh́n con hẻm ôm tṛn cỏi thần tiên; đến nay chỉ c̣n là hoang vắng như tha ma, lạnh tanh như nhà mồ! Ôi khắc khoải! Ôi vắng xa!…Cơn gió lạnh đưa người về thực tại, người mới biết tỉnh mơ chỉ là cái cớ của sự long đong trong "trường ám ảnh" của ngày nào…].

 

Tôi không hiểu rơ dụng ư của tác giả Bùi vĩnh Phúc khi ông dùng ngữ pháp của tiếng Anh vào bài viết của ḿnh là như thế nào? Có thể là ông muốn sáng tạo ra một lối viết mới cho văn-học Việt ở hải ngoại để theo kịp đà văn minh của thế giới chăng?

 

Tôi lại càng thất vọng hơn là ông đă dạy tiếng mẹ đẻ gần 20 năm mà lại có giọng văn rất Mỹ với cú pháp hành văn của tiếng Anh. Văn vong bổn tiêu biểu qua: ...Sự tiếp nhận v́ thế, bây giờ, sẽ là một hiện tượng giao thoa... (mở đầu đoạn văn thứ 3 ở trang 18) ...Đọc thơ, cũng như đọc văn, như thế, không c̣n là đọc về người khác. (mở đầu đoạn văn thứ 3 ở trang 20) ...Đọc, bây giờ, là để đi t́m lại cái hồn của chúng ta.... (mở đầu đoạn văn thứ 4 ở trang 20) là văn Việt, phải nên tạm sửa thành ... Bây giờ, v́ thề sự tiếp nhận sẽ là một hiện tượng giao thoa.. ...Như thế đọc thơ cũng như văn không c̣n là đọc về người khác......Bây giờ đọc là để t́m lại 'cái hồn' của chúng ta... nếu ta bảo 'văn sao, người vậư th́ người thế là người vong bổn.  Đến đây, mấy vần thơ trổi dậy ở hồn tôi

...em đau có phải v́ mê muội,

Vốn lớn mà chưa biết liệu dùng,

Bỏ tắt lửa hương t́nh Hưng Đạo

Để mờ hoa gấm chí Quang Trung...[2]

 

Sau Tết Đinh Sửu, khoảng tháng 2 đến tháng 3 năm 1997, Vietspace đă loan tin nhà văn Duyên Anh qua đời bằng thứ tiếng 'ngoại quốc' trên Internet cho mọi người thưởng lăm như sau: " Latest news from Nguoi Viet Daily: Duyen Anh, a writer famous for a series of novel about youth in 1960's and 1970's has passed away at 8:00pm Wednesday, February 5th, 1997 in Paris, France." Tôi không hiểu ai đă viết và đăng bản tin trên. Câu loan tin đă dùng chữ Anh mà lại viết với văn phạm Việt. Ông Bùi vĩnh Phúc nghĩ sao nhỉ? Lối hành văn như thế đúng hay saỉ Ít ra họ cũng có 'công' Việt hóa tiếng Anh để làm "phong phú '' cho nền 'văn hóá nước nhà đấy; tinh thần dân tộc của họ đáng khen không?  Nếu ông cho lối hành văn Mỹ theo văn phạm Việt là sai, th́ ông lại cho lối hành văn Việt theo văn phạm Mỹ của ông là đúng được sao?  Như thế đây có phải là một h́nh thức của văn-chương hội nhập hay không? Hay ông c̣n có ư khác là muốn Mỹ hóa tiếng mẹ đẻ của ḿnh để theo thời theo thế? Để chứng tỏ ḿnh có văn minh? Tiến bộ? Mất gốc?

 

…em oi! Chị những xót xa ḷng

Đồng Lạc, ao Hồng em nhớ không

Từ thủa mẹ cha chia núi biển

Những bao anh chị dẹp gai chông

Trong đi ao ước xuân đào lư

Ngoảnh lại t́m nơi dấu giống ḍng… [2]

 

Theo tiểu sử của Bùi Vĩnh Phúc, ông Phúc hiện đang dạy văn hóa và tiếng Viet, tôi thật không hiểu ông có dạy như ông viết hay không? Nếu ông dạy như ông viết văn th́ văn hóa, học thuật của nước nhà đang bị ông ra tay hủy hoại.  Như người Viet thường nói "tri hành hợp nhất", "văn sao người vậy"; cứ thế mà suy ra th́ cách ông dạy chẳng khác cách ông viết là bao nhiêu; v́ văn tại tâm, hữu tâm là do giáo, và dụng tâm mà hành giáo! Như thế th́ thật nguy cho thế hệ mai sau của con Viet ở hải ngoại chúng sẽ có cái hiểu biết lầm lẫn và xáo trộn về văn hóa nước nhà. Ôi!

 

Chung quy chỉ tại vua Hùng!

Sinh ra một lũ nửa khùng nửa điên,

Thằng điên th́ viết liên thiên

Người ngu t́m đọc không điên cũng khùng. [15]

 

Khi dụng văn ông Phúc cũng dùng nhiều sáo ngữ vô nghĩa, nếu ông cũng đem loại sáo ngữ này vào giáo tŕnh dạy cho giới trẻ th́ chẳng mấy chốc ông sẽ tạo cho giới trẻ một hướng lạc với đầy những xảo tâm và không thành thực; bởi văn từ tâm, mà sáo văn từ xảo tâm mà ra.

 

Khi dụng văn ông Phúc nghĩ ǵ viết nấy, văn hỗn loạn thành một thứ tạp văn bay nhảy lung tung. Nếu với giọng văn này mà ông dạy giới trẻ từ đó mà xă hội sẽ thêm loạn v́ văn loạn do tâm loạn, mà tâm loạn th́ bất chính, bất chính th́ làm ǵ cũng chỉ lừa đảo và ăn nói miệng lưỡi sang đàng như kiểu hành văn của ông.

 

Ông Phúc cũng dùng khá nhiều giọng văn Mỹ, tức văn vong bổn; nếu cứ thế này mà dạy th́ chỉ một thế hệ thôi th́ ông sẽ tạo ra ṭan những lớp người vong bổn mà hủy hoại văn hóa nước nhà. Đến đây tôi mong ông Phúc nghĩ lại. Nếu đủ khả năng th́ làm không th́ thôi, bởi làm văn hóa mà sai th́ làm hỏng cả ngàn đời.  Xin ông đừng hủy thể văn hóa nước Việt của tôi, và hủy hoại tâm linh giới trẻ.

 

Trên quăng đường xa, khách t́m quên,

Văn ông loạn quá đọc không ra;

Ở đây lạ hoắc văn vong bổn!

Chẳng biết t́nh ông có thiệt thà?

 

(tôi đă dùng nhạc thơ và ư thơ của Hàn Mặc Tử mà tấu thành). Đi măi cũng phải đến lúc dừng, tam dừng luận xét về phép hành văn của Bũi Vĩnh Phúc. Chúng ta sang lảnh vực khác. Ấy là tôi cho ông đă sửa chửa nhầm lẫn văn chị Lê Thị Huệ v́ ông chưa hiểu rơ hết nghĩa của chữ Việt.

 

Phụ Đề: Nô lệ tính là ǵ?

 

Trước khi tiếp tục, tôi xin nêu lên một số quan điểm của ông THL (?) về việc dẫn chứng thơ văn của nước ngoài:

(a) Khi trích dịch thơ văn nước ngoài ra tiếng quốc ngữ (tiếng Việt), tác giả cần chua văn nguyên bản và xuất xứ rơ ràng.

b) Khi trích dịch thơ văn nước ngoài, tác giả phải chú ư đến nghĩa của đại thể (tức của toàn bài) hơn là dịch nghĩa từng chữ một một cách hời hợt.

(c) Khi trích dịch (hay đọc, viết sách), tác giả phải phân biệt sách dẫn chứng có đúng đắn, hợp lư, t́nh và ư của người phiên dịch hay không. Không nên làm bừa rồi đổ trách nhiệm cho sách. Không phải sách nào của Âu Mỹ đều đúng cả.

 

Đây là những điều căn bản khi đọc và dịch sách để giáo dưỡng và xây dựng lại Con Người Việt Nam. Khi đọc hay dịch phải phân rơ đúng - sai theo quan điểm của người viết hay dịch. Khi đặt bút xuống mà viết th́ dịch giả nên diễn giải cái hiểu ấy bằng chính ngôn ngữ của chính ḿnh (hơn là của người). Do đó đọc sách phải Tiêu Hóa rồi chuyển cái ḿnh đọc thành "gia tài" riêng của chính dịch giả, học của người phải hiểu cho rốt ráo, xét rơ cạn sâu, minh định sáng suốt mà t́m điều hay lẽ phải theo ư ḿnh. Khi đặt bút xuống người viết hay dịch giả phải chịu trách nhiệm tất cả những đúng sai trong bài hay sách của ḿnh; chứ không nên khi "đụng chuyện" là cứ mang sách người ra mà đối chiếu và quy trách nhiệm cho sách người khác. Như thế mới tránh được cái Nô Lệ Tính của người cầm bút, và phải làm chủ được cái sức hiểu, sức thẩm thấu vào văn chương nước ngoài để t́m ra những điều đáng tin cậy mà lưu truyền cho hậu thế. Cần nhắc lại, khi phiên dịch, người cầm bút phải viết về cái Ư, cái Hiểu của ḿnh để tránh Lệ Thuộc vào Sách , hay Lệ Thuộc vào Văn Hóa mà trở thành kẻ Nô Lệ cho Văn Hóa hay Sách Vở .

 

Đọc sách mà không Tiêu Hóa th́ vô ích, học mà bị Lệ Thuộc vào Sách (Nô Lệ Văn Hóa) th́ thật vô bổ, viết mà không biết ḿnh đang viết ǵ như Bùi Vĩnh Phúc thật là nguy hiểm lắm thay!

 

Ngày nay, người Việt vốn chuộng cái học Âu Mỹ để chứng tỏ ta cũng là "gịng đọc sách thánh hiền", và dùng cái học Âu Mỹ như thứ trang điểm cho giới được gọi là trí thức. Gia tài của Mẹ ngày càng tàn tạ, tan loăng trong tâm tư Việt, duy có cái Gia Tài của Bố (tức sách vở Âu Mỹ mua từ các bao bố rẻ tiền ở vỉa hè) được vác đi khắp nẻo đi về, lâu lâu buồn mở cái bị Gia Tài của Bố để phun ra những ông tây bà đầm mà cứ tưởng là đè chết được người. Ấy là Nô Lệ Tính của đám Trí Thức (?) ngày nay vậy.

 

4- Trả lại văn vẻ cho Lê Thị Huê ...

 

Với tựa đề đẹp như thơ "Lê thị Huệ và Dấu Vết của Một Ánh Trăng Non", Bùi vĩnh Phúc [xem chú thích 3 ở trang 165-170] đă lướt qua những tác phẩm của Lê Thị Huệ như cố t́m ra chân dung của đàn bà Việt Nam trong thời đại mới, thế mà những ǵ ông thấy chỉ là dấu vết của ánh trăng non.

Nhưng…

Nhưng tất cả những ǵ là nghĩa sống

Tất cả là hương vị của trăng sao;

Đă kết tinh trong linh thể con người

Ở những kiếp hoang hư đầy mộng aỏ…

 

Lại một lần nữa tôi phải làm việc sửa chữa bất đắc dĩ nàỵ Tôi không phải làm cho Lê Thị Huệ, không phải làm cho tôi, mà c̣n sửa chữa cho tiếng Việt nữa.  Trong truyện ngắn Chiều Cổ Thụ, Lê Thị Huệ đă gợi ư với h́nh ảnh “Thế mà bao nhiêu buổi chiều như chiều nay đă đâm rễ, đă bám lấy xuống đời nàng.." Theo ông Phúc, nhóm từ "bám lấy xuống đời nàng" có vẻ thừa và không chặt chẽ. Tôi không đồng ư với ông. Tôi cho là vừa đủ; muốn đủ cần cả cặp "lấy xuống” mới nói lên hết cái dằng co, định mệnh, đeo đuổi, níu kéo.   Đây là thiển ư của riêng tôi.

 

Thử xét ư của lời văn. "Buổi chiều" bám theo đời nàng như thế nào?   Nó bám lấy và đồng thời cũng bám xuống. Bám lấy như đeo đuổi và bám xuống như dịnh mệnh; bám lấy như níu kéo, bám xuống như dằng co.  Ôi! Đeo đuổi, định mệnh, níu kéo, dằng co tất cả đă nêu lên h́nh ảnh phụ nghĩa cho động từ Bám; nên chữ "lấy" và "xuống" có thể được xem như trạng từ mô tả trạng thái của hành động Bám. Sự đeo đuổi như cái nợ của định mệnh ấy tương tự như vần thơ sau của Hàn Mặc Tử:

… Dẫu đau đớn v́ điều phụ rẫy

Nhưng mà ta không lấy làm điều

Trăm năm vẫn một ḷng yêu

Và con yêu măi rất nhiều, em ơi!

(Muôn Năm Sầu Thảm)

Nếu ta bỏ đi một trong hai từ ‘lấy’ hay ‘xuống’ như ông Phúc đă đề xướng: bám xuống hay bám lấy đơn thuần chỉ nêu lên một khía cạnh của ngôn ngữ. Hiểu như thế ông Phúc chỉ hiểu được một nửa văn Việt mà thôi.  Hăy đưa một ví dụ khác như: 

"…đứa bé chạy lại để bám lấy mẹ, nó không để ư đến cái hố sâu cạnh bờ đê, rồi hụt cẳng ngă nhào xuống…Người mẹ tung ra, chạy tới vực mà cố bám lấy xuống đứa con…"

Ở đây, "bám lấy xuống đứa con" là sự đeo đuổi như định mệnh của mẹ, và níu kéo để dằng co lấy sinh mệnh của đứa con; c̣n "đứa bé chạy lại để bám lấy mẹ" như để đeo đuổi và níu kéo mẹ, chứ không do định mệnh của đứa bé phải thế, mà do Tư Kỷ của đứa bé (Tư Kỷ đây phải hiểu theo nghĩa bản chất tự nhiên hay self-ego).

Trước khi phân tích để định vị của từ ngừ trong câu tưởng tôi nên nhắc lại vài khái niệm về cấu trúc của câu văn. Một câu đơn giản bao giờ cũng gồm có Chủ Từ (subject), Động Từ (verb) và Túc Từ (object); ví dụ: tôi ăn cơm, ở đây tôi là chủ từ, ăn là động từ c̣n cơm là túc từ chỉ vâ.t/việc mà hành động của động từ chi phốí (Tôi làm ǵ? Tôi ăn.  Ăn ǵ? Ăn cơm). Để diễn tả trạng thái của hành động (động từ) phải dùng đến trạng từ (adverb). (Ăn thế nào ? Ăn chậm; th́ chậm là trạng từ nói lên cái trạng thái của hành động Ăn). Để dễ dàng định vị từ ngữ trong câu của Lê Thị Huệ, tôi thâu ngắn câu ấy thành "chiều nay bám lấy xuống đời nàng"

 

1) Chiều là danh từ dùng làm chủ từ trong câu, c̣n nay là chỉ định từ bổ nghĩa cho chiều (Nguyễn Hiến Lê trong cuốn "Tôi Tập Viết Tiếng Việt" nhà xuất bản Văn Nghệ, California 1988, page 39-63); chiều nay nhóm lại mà thành danh ngữ đóng vai tṛ chủ vị trong câu (nhiều từ có thể nhóm lại thành một ngữ); nên gọi là chủ ngữ.

 

(2) Lấy xuống là hai trạng từ cùng bổ nghĩa cho động từ bám. Cụm từ lấy xuống ở đây có thể nhóm thành một trạng ngữ diễn tả cái trạng thái của hành động Bám. Trạng ngữ lấy xuống có thể hoán vị mà ư của câu không thay đổi bao nhiêu lắm. Chúng ta tạm gọi ấy là hoán vị ngữ: chiều nay bám lấy xuống đời nàng hay chiều nay bám xuống lấy đời nàng; ư nghĩa cùa hai câu gần như nhau, nhưng cái cảm gieo vào hồn người đọc lại khác. Câu trước lấy đeo đuổi làm chính, c̣n định mệnh chỉ là phụ; câu sau níu kéo làm phụ c̣n dằng co mới là chính. Chính và Phụ hỗ tương nhau trong cái cảm giác, mà cảm giác kích thích do sự mâu thuẫn nội tại; v́ thế chính có c̣n là chính, và phụ đâu c̣n là phụ nữa.  Chính và phụ chỉ là cái tên gọi, mà cảm giác mới là cái đích thực người viết muốn gieo vào hồn người.  Đó là cái đẹp của chữ Việt và sự tuyệt diệu của ngôn ngữ.

 

(3) Nếu chúng ta tách rời trạng ngữ lấy xuống bằng cách chen túc từ (object) đời nàng vào chính giữa như chiều nay bám lấy đời nàng xuống, nêu lên sự chịu thua cho định mệnh (trớ trêu). Ở câu này (a) chữ lấy là trạng từ bổ nghĩa cho động từ bám; (b) chữ xuống là trạng từ nói lên trạng thái của động từ bám và cả trạng từ lấy; (c) cụm từ bám lấy có thể h́nh thành một động ngữ nói lên hành động của Chiều nay lên đời nàng. Như thế từ xuống nói lên cái thể trạng của hành động bám lấy đă tác động lên đời nàng. Động ngữ bám lấy không thể hoán vị hai từ trong ấy v́ hai từ đó đóng hai vai tṛ khác nhau.

 

Từ đây hăy bước xa thêm một tư nữa để t́m ra vài quy luật nhỏ trong ngôn ngữ Việt. Tôi đưa ra 2 quy luật này chỉ nhằm mục đích học hỏi và nghiên cứu thêm về ngôn ngữ Việt. Hai luật này chưa dược kiểm chứng hẳn hoi.  Mong độc giả đóng góp và phê phán.

 

Thử xét thêm một ví dụ nữa:

"…khi ngoảnh đầu lên, tôi mới biết ḿnh đang dứng trước cổng nhà. Trong chiếc ghế cũ đă hai mươi năm, mẹ tôi vẫn ngồi đó, tóc mẹ bạc nhiều…tôi chạy lại và ôm quàng lấy mẹ…đứa bé, thằng em tôi tung cửa, chạy ra mà quàng ôm lấy chân tôi…"

 

Đoạn văn này, hai động từ ôm quàng (động từ kép?) nhóm lại thành một động ngữ mà có thể hóan vị được. Cũng như trên, hai từ của động ngữ ôm quàng hoán vị mà ư của câu không đổi là bao nhiêu. Chỉ có cảm giác là khác: ôm quàng nói lên sự nhớ, thương, mong bao nhiêu th́ quàng ôm nói lên sự thiết tha, đượm t́nh người bấy nhiêu.  Bây giờ tôi xin giới thiệu cùng độc gỉa hai quy luật nhỏ ấy [ai thấy đúng có thể sử dụng 2 quy luật này mà "không phải xin phép tôi”.  Riêng chỉ có Bùi vĩnh Phúc muốn sử dụng 2 quy luật này th́ phải viết thơ "xin phép tác giả trước; nếu không ông sử dụng sai thành ra bôi bác "quy luật văn học" mất].

Quy Luật 1 Nếu những từ trong một ngữ đóng vai tṛ giống như nhau, th́ những từ ấy có thể hoán vị

Ví dụ1: Bám lấy xuống hay bám xuống lấy nghĩa đều gần như nhau, dù 2 trạng từ (vai tṛ như nhau) trong trạng ngữ lấy xuống đă hoán vị

Ví dụ 2: Ôm quàng lấy hay quàng ôm lấy nghĩa đều gần như nhau, dù 2 động từ (vai tṛ như nhau) trong động ngữ ôm quàng đă hoán vị

Quy Luật 2 Nếu những từ trong một ngữ đóng những vai tṛ khác nhau, th́ những từ ấy không có thể hoán vị.

Ví dụ 3: Động ngữ 'bám lấy’ trong "chiều nay bám lấy đời nàng xuống" không thể hoán vị được v́ bám giữ vai tṛ của động từ c̣n lấy giữ vai tṛ của trạng từ trong động ngữ bám lấy .

Ví dụ 4: Chủ ngữ "Chiều nay" không thể hoán vị được v́ chiều là danh từ đóng vai tṛ của chủ từ c̣n chữ nay giữ vai tṛ chi định từ của 'chiềú’ trong danh ngữ ‘chiều nay’ .

Dùng hai quy luật nhỏ trên phân tách lại câu "tôi chạy lại và ôm quàng lấy mẹ". Nếu chúng ta hỏi 'tôi ôm như thế nàỏ'   Ôm quàng và ôm lấy, như thế hai từ quàng và lấy phải là hai trạng từ bổ nghĩa cho động từ ôm; hai trạng từ này có thể nhóm lại thành trạng ngữ và có thể hoán vị được theo quy luật: Khi hai trạng từ hoán vị, câu ấy trở thành vô nghĩa như "tôi chạy lại và ôm lấy quàng mẹ". Nên quàng không thể là trạng từ được, mà quàng phải là động từ và chỉ có lấy là trạng từ thôi.  V́ lẽ ấy, thay v́ hỏi 'tôi ôm thế nào‘ th́ phải hỏi 'tôi làm ǵ?' tôi ôm lấy và quàng lấy mẹ. Như thế hai động từ ôm quàng trở thành một động ngữ có thể hoán vị được, trong khi 'lấư là trạng từ nói lên cái trạng thái của ôm quàng.

 

Bài viết chưa xong th́ ở tập san Thế Kỷ 21 đă đăng bài viết của kỹ sư Phạm Ngọc Khôi về sự tác tạo và hủy thể trong quan điểm vật lư lựợng tử và sinh hóa của chính ông Khôi.  Tôi đă áp dụng một cách nhuần nhuyễn quy luật hủy thể này vào văn chương để minh chứng sự hủy thể của văn chương, và tiên đoán văn chương của Bùi vĩnh Phúc đang trên đà hủy thể !!!

 

5. Sự hủy thể của văn chương.

(đây là tóm tắt của bài "Số Phận Văn Chương và Entropy" đă gởi cho Thế Kỷ 21).

Tôi rất mừng khi ngày càng thấy nước Việt sinh sản ra qúa nhiều người tài, 'nerds' và học giả. Thật đúng với câu nghĩa nhà cha nói trao phương tiện, Xuân mới con gây sáng Lạc Hồng. [2]

Hănh diện lắm với cái năng tài 'học một biết mười của dân tá. Từ xưa đến nay, văn hóa Âu-Mỹ vẫn được cho là thuần lư, thế mà Lư Luận Học cuả họ mới chỉ chia ra làm hai phép, ấy là: phép phân tích và phép quy nạp. Người Việt nhà ḿnh với cái tinh túy 'học một biết mườí đă 'nặn' ra thêm một phép nữa mà chia môn Lư Luận Học của Âu-Mỹ thành Tam Pháp Luận: phân tích, quy nạp và/rồi phóng đạị Vui là v́ người tài nườc ta nhiều hơn lá mùa thu; buồn là v́ nhiều nhân tài thế mà dân tộc , đất nước ta sau hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước chỉ tiến tới cái mức là 'không có ǵ' [16]. Ấy là bởi cái bệnh Khuê (xem phần III Văn Cách của Thụy Khuê) truyền nhiễm khắp dân gian, và đă làm hỏng bao cuộc cách mệnh của dân tộc hay việc lớn của quốc gia, đúng là 'chữ tài đi với chữ tai một vần'(Kiều). Ôi!

…Vấn đề là có hay không

Ngàn xưa đă chết sao nồng t́nh quê,

Non sông chập núi trùng khe,

Rằng Saỉ Rằng Đúng? Rằng Mể Rằng Tường?

Rằng ai lưu dấu cầu sương?

Cho nhau noi vết t́m đường lối đi

Nào ai cùng tất muốn v́

Non trèo, khe lội mà truy cội nguồn

Bấy lâu thác đổ ghềnh tuông

Hỡi người Tri Thức có buồn hay không?

Để riêng tôi lội ngược ḍng

Măi sao xuyến những nỗi ḷng cách ly,

Cha từ biển nước quy y,

Đỉnh non Mẹ một ḷng qùy hướng dương.

Đầu sông Thương, cuối sông Thương!

Uống cùng một nước đoạn trường đôi nơị

Ḍng ngân dằng dặc cách vời

Cho Tiên xa Tục phôi pha lương th́

Anh Ngưu, ả Chức tội chi?

Tinh Thô biền biệt mới ly Tính T́nh.

Thảy khôn ăn ở riêng ḿnh

Nghe bao heo hút đường sinh lối thành…[2]

 

dẫu có không, đúng sai, mê tường…ǵ ǵ đi nữa, nên ghi nhớ rằng 'chỗ ta ngồi người xưa đă ngồí, đường ta đi kẻ sau cũng sẽ đi, việc ta làm tất phải ảnh hưởng tới người sau nhiều lắm. Nếu có ai cứng đầu, ương ngạnh và vô tâm cho mọi việc xảy ra chỉ là cái cớ…th́…

 

Entropy là cái cớ! Nghệ thuật là cái cớ! Viết cũng là cái cớ nốt để bày tỏ tâm tư ḿnh và nêu lên cái thắc mắc muôn đời ngu dốt của chính tôi . Gần đây trong tập san Thế Kỷ 21, phần anh ngữ, kỹ-sư Phạm ngọc Khôi đưa ra nhận định về niềm ;'bất khả tín' về Thượng đế của nhà vật lư người Anh, Stephen Hawking (TK21, #90), nhận định này đă được ông Nguyễn Hùng Vũ (TK21, #91) điều chế lại trong pḥng thí nghiệm vật lư. Cứ tưởng chuyện vui đến thế là hết. Ấy mà măi đến nay, kỹ-sư Khôi lại ch́a ra thêm một bài khác 'On Quantum Mechanics, Biochemistry, and the Law of Creation' (Về cơ học lượng tử, sinh hóa học, và quy luật của tạo hóa), bài dài tới năm trang và viết bằng tiếng 'ngoại quốc'. Trong bài này (TK21, #95), kỹ-sư Khôi đă lên tiếng ở trang 106, đoạn văn thứ 2 của phần V như sau:

 

"…However, I hold a different point of view (of course with Mr. Vu). I have learned chemical engineering, yet I do not liken the concepts of Western alchemỵ I understand that the ancient Chinese did not mean literally that nature is created by five elements Metal, Wood, Water, Fire, and Earth. Instead, they referred to the basic characteristics of these substances which can be seen (found?) not only in nature but also in human bodies, characters and activities…" (ở đây ông Khôi tự giới thiệu là kỹ-sư).

 

Và đă điểm ra thêm về chinh lư của ḿnh ở phần kết luận (conclusion) như:

 

"I am a chemist deeply influenced by Eastern thougths, Mr. Vu is a physicist trained in Western tradition. We hold different beliefs and contrasting viewpoints, and make dissimilar mistakes because of different limitation of knowledgẹ" (ở đây kỹ-sư Khôi tự xưng là nhà hóa học, đúng với tinh thần 'học một biết mườí của dân gian, tôi bảo là 'dân gian' đấy!).

 

Đọc đến đây ai trong chúng ta cũng phải công nhận là kỹ-sư Khôi là một 'học giả' thông kim, bác cổ, thấu suốt Đông-Tây [17]. Với trí tuệ ấy cộng với khả năng 'học một biết mườí (phép phóng đại) th́ cái giấc mộng Đông-Tây nhất thể ắt phải gần kề bên nách. Đông Tây nhất thể với các cu trắng, cu vàng, cu đen, cu xám chạy quanh như cố thoát ra cái ngục tù nhất thể ấy với cái lẽ: chúng ta tương quan nhưng không tương đồng; chúng ta tương trợ nhưng không đồng thể; với lư ấy, Đông Tây nhất thể thành Đông Tây tách thể bởi nhị Kỷ Và Đông Tây hủy thể do nhị Hồn. Lại cũng với phép phân tích, quy nạp và phóng đại, kỹ sư Khôi đă vẽ ra một quy luật hủy thể ở đoạn văn thứ 2, phần II, trang 103 như sau:

 

"In thermodynamics, it is usually assumed that in a closed system, at constant temperature, entropy does not changẹ However, before reaching a state of either stable or unstable equilibrium, entropy tends to increase, or thing generally change from order to disorder. As Hawking put it, everything tends to go wrong: A cup of tea can be easily smashed into pieces (or entropy can be increased with ease) but these broken pieces cannot be assembled easily to recontruct that cup (or entropy can hardly be decreased). This is why I think the natural trend to increase entropy is a part of THE LAW OF DESTRUCTION)…"

 

Chúng ta tạm coi đoạn văn trên như là QUY LUẬT HỦY THỂ (THE LAW OF DESTRUCTION) của kỹ-sư Phạm Ngọc Khôi , chứ không phải là của khoa học hiện hành[18], và dùng quy luật ấy như kim-chỉ-nam để soi sáng sự hũy thể của văn chương; c̣n đúng hay sai là ở kỹ sư Khôi, người lập thuyết.

 

Từ ngàn xưa, chuyện văn chương là chuyện của ḷng người. Người đă dùng văn chương để bày tâm tư, tỏ nổi ḷng, tŕnh khúc mắc, vẽ tương lai …tất cả đều xuất phát ra từ nội tâm của con người nên chúng ta có thể xem văn chương như một hệ thống đóng (closed system). Thế mà nét văn của mỗi người vạ từng thời diểm có khác nhau, ấy là bởi sự kích thích ngoại lai tạo ra trạng thái mất thăng bằng (unstable equilibrium) của nội tâm mà khiến cho hệ thống đóng ấy thay đổi và trở nên hổn độn (disorder) với sự tăng trưởng (increase) entropy.  Nếu sự hỗn độn này tiếp tục sẽ đưa đến trạng thái hủy thể của hệ thống đóng (hay của văn chương). Nói một cách khác, nếu văn chương dùng tạp nhạp với những loạn văn, sáo văn, vong-bổn văn, đạo văn…như thế văn chương ấy đang trên đà hủy thể.

 

Ngày nay, trên diễn đàn văn học Việt ở hải ngoại, 'dăm bá cái cột trụ gẫy của phê b́nh văn học mới xuất hiện mà đă xem như thượng đế bất khả xâm. Người th́ viết loạn, như văn Bùi Vĩnh Phúc; kẻ th́ nói loạn, như lời của Thụy Khuê (xem phần III Văn Cách của Thụy Khuê). Chúng ta hăy dùng lại luật hủy thể của kỹ-sư Khôi để minh chứng sự hủy thể văn chương của Bùi Vĩnh Phúc.

 

Chúng tôi đă đưa ra đầy đủ những minh chứng của văn chương hơn một lần 'hội nhập', và chứng tỏ văn của Bùi Vĩnh Phúc ngày càng trở nên xáo trộn về ư, hỗn độn về từ, tạp nhạp về lối hành văn…như thế 'entropy văn-chương' của Bùi Vĩnh Phúc đă tăng trưởng đến cùng cực. Nếu ứng dụng quy luật hủy thể (The Law of Destruction) th́ văn chương Bùi Vĩnh Phúc đă đến cái 'dead end'. Văn chương Bùi Vĩnh Phúc ắt bị hủy thể và tự diệt. Hay dùng 'ngôn từ nổ' của Phạm Công Thiện, th́ văn chương Bùi Vĩnh Phúc đang dẫy dụa với cái chết bi thảm, trong 'ư thức tự diệt' và tự vùi sâu trong 'hố thẳm' muôn đời…Tuy nhiên, tựa vào lời 'kinh điển' của Phạm Công Thiện "Hăy can đảm lên đường đi t́m Hố Thẳm" mà tự hủy.

 

Bùi vĩnh Phúc đă thường dùng toán-lư như cái cớ để viết phê-b́nh và lư luận văn học. Tôi đă ứng dụng cùng một phương cách ông đă làm để tiên đoán sự hủy thể văn chương của ông. Sự tiên đoán này đúng hay sai c̣n tùy vào thuyết hủy thể (Law of Destruction) của kỹ sư Phạm Ngọc Khôi sai hay đúng??!!

 

Thay lời kết luận cho phần này tôi xin nêu rơ ra 6 điểm chính để ông Phúc tiện mà bàn căi hay lên tiếng phản đối:

 

a) Tôi cho văn ông dùng tạp nhạp quá nhiều sáo ngữ khó hiểu.

(b) Tôi cho ông không hiểu một tí ǵ về môn toán-lư nên ông mới dùng sai những danh từ của vật lư và toán học (tôi gọi đây là sự cưỡng hiếp ngôn từ).

(c) Tôi cho văn ông hỗn loạn về ư, lời, từ ngữ, và rất khó đọc.

(d) Tôi cho văn ông là văn vong bổn với phép hành văn của văn Mỹ.

(e) Tôi cho ông nhận định sai lạc về từ ngữ dùng bởi Lê Thị Huệ (tôi có đưa ra hai quy luật nhỏ để thử nghiệm)

(f) Tôi dụng quy luật hủy thể của kỹ-sư Khôi để minh chứng sự hủy thể của văn chương; lấy văn ông làm sự tiêu biểu.

 

Khi trả lời mong ông nêu từng điểm và trả lời từng phần rơ ràng để tránh nói lạc đề [như ông tră lời ông Phạm Hiếu mười năm trước. Ông Phạm Hiếu đă kích v́ ông lầm lẫn trong việc lấy râu ông này, cắm càm bà nọ do sự thiếu kiến thức về toán học của ông. Thế mà khi trả lời, ông không nhắm để trả lời những điểm sai laị bẻ sang hướng khác và tránh bàn về cái lỗi của chính ḿnh. Cái kiểu ăn nói lèo lái ấy là của con buôn chứ không phải là phong cách của người cầm bút suốt 20 năm trời như ông.

 

===================

5- Chú Thích.

[1] Phan Bội Châu, "Quốc văn, Kinh Dịch Diễn Giải" , Chương Thâu sưu tầm và biên soạn. Nhà xuất bản Thuâ.n-Hóa 1990.

[2] Thơ của L. Nguyên Chương.

[3] Bùi vĩnh Phúc, "Lư Luận và Phê B́nh, hai mươi năm văn học Việt ở ng̣ai nước 1975-1995" Nhà xuất Bản Văn Nghệ, California 1996. [theo tôi sách này không có gía trị ǵ về văn học,lẫn phê b́nh văn học. Bởi tác gỉa dùng nhiều sáo ngữ và loạn văn 'trăi dàí ṭan bộ cuốn sách gần 800 trang. Đây chỉ là những bài 'phiếm luận' hay 'tùy bút' của tác gĩa đă viết ở những thời điểm khác nhaụ Không có gía trị về 'khảo cứú].

[4] S. Quentin, Australasian Journal of Philosophy 69/I (1991) 48-65; Faith and philosophy 9/2 (1992) 217-37.

[5] W. Lane Craig, Australasian Journal of Philosophy 69/4(1991) 492-503 Faith and philosophy 9 (1992) 238-48.

[6] Wheeler John, "The Physics's Conception of Nature" Ed. J. Mehra, D Reidel, Boston 1973.

[7] G. Stromberg, Astrophysical Journal 61 (1925) 353-62.

[8] E. Hubble, Proceedings of National Academy of Science 15 (1929)168-73

[9] A. Penzia, and R. Wilson, Astrophysical Journal 142 (1965) 491-21.

[10] W. Lane Craig, "Theism, Atheism and Big Bang Cosmology" Clarenden Press, Oxford University Press 1993.

[11] R. C. Tolman, "Relativity, Thermodynamics and Cosmology" Clarenden Press, Oxford University Press 1934.

[12] C. W. Misner, K. S Thorn , J. Ạ Wheeler, "Gravitation" Freeman, San Francisco 1973.

[13] Ạ Vilentin, Physical Letter 117B (1982), 25-8.

[14] Phạm Hiếu, Tạp Chí Văn Học số 23 (1987), 23-9.

[15] Tạ Chí Đại Trường , "Nh́n từ bên trong" viết chung với Nguyễn Xuân Nghĩa trong quyển "Viet Nam, Nh́n từ bên trong và bên ng̣ai", trang 80, (tôi đă sửa vài chữ cho hợp thời…)

[16] Ở Viet Nam sau 1975, người ta thường truyền khẩu những mẩu chuyện hay . Ví dụ như: Sau khi bác Tôn Đức Thắng chết, đến địa ngục gặp bác Hồ 'yêu qúư’, Bác Hồ với giọng nhừa nhựa lên tiếng hỏi " Sau khi tôi đi thăm Các Mác, mấy đồng chí đă thực hiện được ǵ sau ngày 'Mỹ cút, Ngụy nhào". Bác Tôn thở ph́ phào: " Thưa bác, xưa bác có dạy 'Không có ǵ qúy hơn độc lập tự do; chúng tôi thực hiện được một phần ba rồi a..". Mặt mày bác Hồ rạng rỡ thấy rơ: "Nghĩa là…”, Bác Tôn ph́ cười, cướp lời: "Nghĩa là không có ǵ đấy..".

[17] Ấy thế mà chỉ được kêu bằng một danh 'hơi bị khiêm tốn' là Kỹ-Sự ('hơi bị khiêm tốn' là lời của ông Hoàng Ngọc Hiến phó tiến sĩ Hà Nội phát biểu dịp đi xem dân Việt ở Mỹ sống giàu nghèo ra sao để về báo cáo đảng.

[18] Tôi không bảo là quy luật này là đúng mà chỉ muốn dùng nó thôi.  Nếu sai th́ kỹ sư Khôi chịu trách nhiệm đấy nhá.

 

(c̣n tiếp)

 

Tôn Thất Phu

 

© gio-o.com 2017