Tôn Thất Phu



VĂN NHÂN HƯ NGHỊ

 

 

(Lê Thị Huệ: Bản văn này được phổ biến trên net đầu tiên khoảng năm 1997. Sau đó tôi đă nhận đi nhận lại nhiều lần từ tác giả lẫn những nguồn vô danh khác. Tôi chưa hề gặp tác giả Tôn Thất Phu. Tôi không biết anh là ai ở ngoài đời. Tôi nói chi tiết này, v́ trước năm 1997, khi loạt bài viết này được gửi đến cho 3 tờ báo giấy ở hải ngoại thời bấy giờ, là Văn (Mai Thảo), Văn Học (Nguyễn Mộng Giác), và Hợp Lưu (Khánh Trường), th́ một người bạn đă điện thoại cho tôi và nói nhà văn Nguyễn Mộng Giác chủ biên tờ Văn Học hỏi có phải Lê Thị Huệ là Tôn Thất Phu đă viết loạt bài này không. Tôi chưng hửng. Tôi nào biết mặt mũi bản văn như thế nào. Măi sau này, khi internet chào đời, thuở hồng hoang 1997 lúc email c̣n phải xài font tiếng Việt VIQR, Tôn Thất Phu mới gửi cho tôi đọc. Lúc đó tôi mới biết hiu hiu chàng tuổi trẻ kia là cái đấng quái kiệt nào.

Tôn Thất Phu (không phải tên thật) đậu Tiến Sĩ ngành Vật Lư Ph.D in Physics năm 1993 tại University of Texas at Austin. Làm Research in Materials trong 2 năm, và sau đó làm Patent Examiner cho đến nay. Hiện đang sinh sống ở Springfield, Virginia. Hoa Kỳ

Tôn Thất Phu viết bài này những năm anh c̣n tuổi trẻ. Bây giờ cả anh lẫn tôi không c̣n trẻ. Tại sao tập tài liệu này cứ xà quờn t́m đến địa chỉ tôi, dù tôi đă cố t́nh ngó chỗ khác, lơ nó đi cả mấy chục năm nay.

Hôm nay gio-o. com lại nhận được bản văn này.  Lại một lần nữa…

Hôm nay, tôi cho đăng lên Gió O như một cách giúp tài liệu này có cơ hội lên tiếng. Để giống như một cục u chưa được khơi, th́ nó cứ mè nheo măi quanh tôi, bám lấy tôi, chờ tôi cho một cơ hội phản kháng. Có những điểm tôi hoàn toàn không đồng ư với tập tài liệu.

Các tác giả phản bác có thể trả lời trên Gió O.

Trân Trọng.

Lê Thị Huệ

Chủ biên gio-o.com 

15/10/2017

 

Tôn Thất Phu

 

VĂN NHÂN HƯ NGHỊ

 

  

Tạo hóa gây chi cuộc hư trường

Đến nay thấm thoát mấy tinh sương

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

(Bà Huyện Thanh Quan)

 

(TÀI LIỆU PHỔ BIẾN KHÔNG GIỚI HẠN)

 

MỤC LỤC

 

Lá thư thay lời bạt.

 

I .  Khai từ.

 

II . Văn phong của Bùi Vĩnh Phúc

1. Thựợng đế của Bùi Vĩnh Phúc

2. Trường "tâm hồn" của Bùi Vĩnh Phúc.

3. Khoa văn của Bùi Vĩnh Phúc

Phụ đề: Nô lệ Tính là ǵ?

4. Trả Lại văn vẻ cho Lê thị Huệ

5. Sự hủy thể của văn chương.

 

III Văn cách của Thụy Khuê

1. Khuê là chổng ngược của Cách

2. Kẻ trước người sau

3. Phụ Thư

4. Chú thích

 

IV. Văn Hồn của tập san Văn Học, Văn và Hợp Lưu.

1. Văn Nhă trong thi ca Bolsa

2. Đạo Văn và thi nhân Bolsa

Lạm Bàn Hai Chữ Văn Hoá

1.     Văn Hóa Con Cóc

2.     Từ Sông Gianh, Bến Hải... Đến Con Cóc

3.     Ngoại Truyện: Huyền Sử Công Chúa Cóc

Lạc Đường Vào Khoa Học

4.     Vụ Án Con Cóc

5.     Cuộc Đấu Tranh Tư Tưởng

6.     Dấu Chân Của Nàng

 

Thay Lời Kết

 

 

 

 

Lá thư thay lời bạt

 

Kính thưa quốc dân

Đây là sự kết hợp hài ḥa tất cả những bài tôi đă gởi cho tâp-san Văn học, Hợp Lưu và Văn để phản đối một số văn loạn, văn sáo, văn nổ , văn vong bổn và văn ăn cắp đă xuất hiện trên những tập-san này; tuy nhiên tiếng nói của tôi đă bị họ d́m đi cũng bởi tôi không nằm trong hàng ngũ 'văn công' của họ .

Thưa quốc dân, một nước có Văn Hiến là do đă tạo cho ḿnh được một nền Văn Hóa riêng, mà văn học là khúc "ruột non" của văn hóa.  Là con dân của đất Việt, ai cũng có quyền chỉnh đốn lại nền văn học nước nhà sao cho khỏi bị mai một với thời gian để "sánh vai cùng anh em bốn biển năm châu.

Tôi biết việc tôi làm chỉ là việc nhỏ; tuy nhiên mỗi việc lớn lại nảy sinh ra từ những việc nhỏ ấy. Tôi cũng biết việc tôi làm như "nước đổ lá môn, như ông Khổng Minh phù nhà Hậu Hán mà bất thành, như ông Ngô Đ́nh Nhu giúp anh cố tạo chính nghĩa mà bị dân nước nghi ngờ và thất bại đến mất thân mất ma.ng. Thế nhưng, không phải v́ trở ngại nhỏ mà bỏ đi việc lớn của quốc gia, dân tộc.

Như chúng ta biết, tạp chi Văn có một tiền thân tốt đẹp từ trong nước, mà đến giờ, tôi mới biết mùa Xuân thủa Hoàng kim nay đă chết, mầm héo bú xác chết mà  tạo ra cả mấy ngàn năm lẻ Mộng du chưa hề lay tỉnh mà Giác ngộ muôn dân, dẫu tiếng chuông, tiếng Khánh như mơ vang len trong đêm Trường cũng đă tan dần trong gan thép của bạo lực.

Ở trong nước, dân t́nh nguy khốn, văn hóa bị hủy hoại, đất tổ bị cắt xẻ mà bán hết cho ngoại nhân; ấy là v́ sao. Xin thưa, ấy là v́ ngươi trên bất chính, kẻ dưới bất trung mà con dân bị lừa đảo.  Thay v́ cho dân ăn cơm, họ lai lại nhét vào mồm dân toàn những "biễu ngữ" dụng toàn những sáo ngữ, to lớn, hay ho.  Thay v́ cho dân uống nước, họ lại bắt dân nuốt nhục mặc cho ngoại bang dày xéo trên xác sống thừa của...me. Việt Nam. Ấy cũng bởi nền xă tắc đă bị lũ chuột trong và ngoài đục khoét, đào hang mà động đến mộ của cha ông; đền thờ Tổ đă bị bọn sâu bọ trong và ngoài ăn dần mà nát hồn Quốc Tổ, chúng không biết xấu hổ, không rơ ngu dốt mà c̣n huyênh hoang cho là 'đỉnh cao của trí tuệ’, là 'lương tâm của thời đại’, tranh dành cái danh hăo 'văn chương chính thống'. Thật tội cho dân tôi.

Ở ngoài nước, tưởng được ăn no ấm cật, người Việt sẽ cố dựng lại nền xưa, lấy đức của ḿnh mà rọi sáng cơi âm u trong nước. Nay mới biết, do chướng khí, dất oan nghiệt Bolsa lại sinh sản ra những lũ ăn hại, hại nước, hại dân, hại nền văn hóa nước nhà. Bởi sảo tâm, chúng dụng toàn những sảo ngữ kêu to để ca ngợi nhau, đưa nhau vào cái hội văn bút 'hải ngoạí (không kém lố bịch như 'Hội Nhà Văn' dựng nên bởi Hà Nội), chúng sống quay quần với nhau trong cái nếp Ghetto với tâm tư hạn hẹp. Do loạn tâm, chúng ru nhau ngủ trong một thứ tạp văn hỗn độn, xằng xiên, ru dân vào những cuộc mộng du khác do chúng đề xướng và làm chủ khảo, chúng tự tôn sùng nhau một cách rất lố bịch, c̣n lố bịch hơn cả những bài 'lănh tụ cá của những người cộng sản. Do vong bổn tự tâm, chúng thi nhau nôn-ọe ra những ḍng văn tự vong bổn, tầu, tây, mỹ, việt lẫn lộn và tạp nhạp đến khôi hài, chúng cùng nhau viết lời sỉ vả vào mặt quốc dân mà cứ tưởng ḿnh đang làm Quốc Học. Do bất chính tự tâm, chúng ngang nhiên đạo văn ư, đạo văn từ, đạo văn t́nh....đạo văn bản; và rồi chúng gọi nhau bằng danh xưng rất đẹp như 'nhà lư-luận (?) và phê-b́nh (?) văn học', như học-giả...thế nhưng chúng lại chẳng bao giờ học-thật cả.

 

Kinh thưa quốc dân, đây chỉ Là bài đầu tiên (v́ c̣n nhiều bài kế tiếp sẽ thêm vào ) mong quốc dân cứ tự tiện sửa chữa và thêm thắt nếu bai viết sai, những ǵ kém tôi sẽ cố gắng học. Nếu quốc dân cho 'toa thuốc' này quá đắng hay phép hành 'luật' quá khắc khe; tôi lại xin thưa thuốc đắng mới dă thói hư tật xấu mà dựng lại con người, luật dụng đúng mới ngăn được mầm loạn về sau; khi vết thương đang tấy mủ, th́ người phải chịu đau để nặn cho hết mủ mới mong chữa lành vết thương. Ấy mới là chính đạọ Rồi ở tương lai con cháu ta mới sông an vui mà không phải gào la thét hoảng…

Cô trèo lên đồi cao

Cất tiếng gào nao nao!

Xuân ơi! Xuân nấp nơi nào.

……………………..

Nơi đâu vang nhịp trống chầu

Tiếng cuời ṛn chuyện, miếng trầu ấm duyên?

Nơi đâu Quang, Thái, B́nh, Yên

Đâu là Phúc, Thọ, Ninh, Kiên, ái, Ḥả

Giờ đây rối loạn vào ra

Rắn ṃng tốt thế, qủy ma mạnh quyền…

(Mai Chi LNC)

 

V́ thế nên…

Việc cần làm cứ làm bằng qúy mến

Rồi mây bay nào biết: Thị hay Phi…

(L. Nguyên Chương)

 

Cũng nên thưa với quốc dân rằng tôi không phải là con nhà văn, nếu trong bài có ǵ sơ xót xin lượng thứ cho nhau. 

Mong toàn thể Quốc Dân luôn tinh tấn như loài thảo mộc luôn vươn lên dưới ánh mặt trời.

Nay kính thư.

Tôn Thất Phu

 

 

I - Khai Từ


Duy là những phần của bài này đă được gởi cho các tạp chí hải ngoại để lên tiếng sửa sai một số quan điểm ở những bài đă đăng trên những tập san nàỵ ấy thế mà qủa tội nghiệp cho thân tôi, dân đen ngu dốt, bé miệng thấp họng, bị cái đống ‘quan văn’ Bolsa bịt miệng, cấm tôi nói lời xúc phạm.

V́ thế, nay tôi mong nhờ quy vị (những ai đă đọc bài này và thấy đúng) giúp tôi trước hết mang tiếng nói của tôi đến quốc dân mà cảnh giác họ về những con sâu văn học đang làm dơ bẩn nền văn học , và ung thối nền văn hóa nước nhà, sau là phản đối về phong cách văn chương bè phái, đảng trị của bọn cầm bút ở Bolsa để lấy lại tinh thần tự do dân chủ cho người đọc; cũng chẳng v́ cái tinh thần ấy chúng ta đă bỏ nước ra đi hay sao ?

Văn chương bè phái, đảng trị là một lư do chính của sự tŕ trệ, xuống dốc của văn học Việt bên ngoài và trong nước. Tôi c̣n nhớ sáu năm trước đây, Nguyễn Mộng Giác đưa ra bài tiểu luận bàn về cái hiểm họa của Văn chưong Ghetto (Văn-Học, số xuân Tân Mùi, 1991), sau đó Thụy Khuê bạo động đ̣i đập vỡ nó (Thế Kỷ 21, tháng 9, 1991), và Bùi Vĩnh Phúc lại mơ màng sống với những huyền thoại của Ghetto (Hơp Lưu số 3). Thực ra cái Ghetto cũng chẳng có lớn lao ǵ mà cần phải bàn căi cho to chuyện. Dẫu thế nào đi nữa, người đưa ra ư tưởng Ghetto, người bàn kẻ luận, người đập kẻ theo...được như thế ấy là v́ cái tinh thần Ghetto đă ăn sâu trong tâm ho, nên tâm sao ư vậy, ư sao văn vậy, văn sao người vậỵ Nói một cách khác người nghĩ được về Ghetto, ấy chính bởi họ là người thuộc "trường phái Ghetto" đó. Tinh thần Ghetto là do tinh thần bộ lạc, huyết thống, đảng trị, không có tự do dân chủ và thiếu văn minh. Văn Hóa Ghetto là văn hóa 'cục bộ', nghèo nàn, nông nghiệp và của các nước ‘kém phát triển’. Tôi làm lạ là cái thư’ ấy lại nằm ngay trong ḷng đất Mỹ.

Lạ ǵ cái đống thợ Văn

‘bơm’ người chực để người ‘bơm’ lấy ḿnh.

Mới hay: Rồng lại hoàn Rồng

Ngàn năm khỉ lột kiếp người chưa xong (*)

 

Tôi lại cạn nghĩ, người đi làm cách mệnh phải biết yêu dân, yêu nước; người làm việc nước phải lấy mạng dân và tấyt đấyt non sông làm trọng; kẻ mang thân đi làm văn hóa phải biết sống trong hồn dân tộc; người đem thân làm văn học phải lấy ư dân, t́nh dân làm bước khởi đầu; kẻ làm báo phải tôn trọng đọc giả bằng cách kiểm duyệt trước những bài gởi trước khi đăng lên để tránh đăng tải những hư văn như loạn văn, sáo văn, vong-bổn văn, dâm văn, đạo văn v...v.. Nếu có đủ khả năng th́ hẳn làm, c̣n không th́ thôi,"có th́ có tự mảy may, không th́ cả thế gian này cũng không"; khi làm phải có lương tâm chức nghiệp, phải cẩn trọng trong mỗi bước, phải nh́n xa mà giáo dưỡng muôn dân.

Tôi lại thiết tha nghĩ, đành rằng ai trong chúng ta cũng "trót sinh ra phải có cái chi chi", danh nghĩa ư ?

Chữ Danh là cái chi chi nhỉ.  Nó bám ta, gỡ măi khó ra. Danh có chính th́ nghĩa mới trọn; nên chữ danh đi liền với chữ Khí, chữ Nghĩa theo liền với chữ Tiết; Danh Nghĩa là Khí Tiết. Bởi thế danh không cầu mà vẫn đến, danh không lụy mà vẫn toại, ấy là chính danh. ấy thế mà nay, trước khi có danh người đă không lo trau dồi Công Đức để làm sáng nghĩa cái danh, mà lại viết, nói những lời hoa mỹ để mua chuộc ḷng nhau, để nịnh nhau, v́ danh mà phải lụy như thế là bất chính, tấyt phải bấyt toại về sau . Dụng lời hoa mỹ (hoa ngữ) để lấy ḷng người vô hinh dung ta đă coi khinh đời đến thế sao, xem người ngu dốt cả để ta ra tay lừa đảo ấy không phải là cái Lễ đối với người .  Vả lại, hoa ngữ lại rất gần với sáo ngữ, và chỉ có kẻ với sảo tâm mới dụng chúng mà thôi .  "Đă toan trốn nợ đoạn trường, Trách ai lại chận con đường rút lui!" (ca dao).

 

Bài của tôi viết để phản đối những văn cách lầm, văn phong lạc đă tai đăng trong cac tập san tiếng Việt. Cũng bởi tôi chưa bao giờ (và sẽ không bao giờ) đi thi để được tuyển chọn vào ‘Hội văn công" của bè phái và đảng trị của họ . Nên văn tôi không được xem là văn. Vậy chúng ta hăy xem dưới cặp mắt của họ thế nào mới được gọi là văn.  Nào hăy bắt đầu....

 

(*) Đây là mẫu chuyện có thực, xảy ra sau miền Nam bị ‘cưỡng hiếp giải phóng’. Để chuyên chính nghèo đói với định hướng "vô sản đấu tranh tất thắng" và triệt để bỏ thần quyền với định hướng tam vô , các ‘đỉnh cao trí tuệ’ Tại Hà Thành đưa ra một ‘bộ phóng sử’ mới để đầu độc những lớp trẻ với định hướng "trăm năm trồng người" .

Thế mà tại một nơi nào ở miền Nam nước Việt, lớp người ‘dạy dỗ’ theo đường hướng ‘cục bộ’ của đảng đă vấp ngă khi giảng "….con người xuất phát từ loài vượn cổ, khỉ thông minh…". Một học sinh với dáng gày yếu (có lẽ v́ phải đi thủy lợi quá nhiều để giúp đảng bỏ tiền vào túi), với gương mặt ngớ ngẩn dễ thương lạ, giơ tay trái (để phản đối), đứng lên mù mờ hỏi: "thưa thày…tự Nhỏ đến lớn, không năm nào mà em lại không vào sở Thú coi khỉ, thế và măi đến nay chưa có con khỉ nào thành người cả…", thầy cũng mù mờ trả lời: "…a…có lẽ những con khi ấy chưa được thông minh", hoc tṛ phat tiết: "…và cũng có lẽ nó không muốn làm người để khỏi phải đi thủy lợi như ḿnh…", thầy ôn tồn bảo: " giờ, ăn nói cẩn thận!", học tṛ ngoan ngoăn: "…dạ !.."

 

II - Văn phong của Bùi Vĩnh Phúc


Tại sao gọi là văn phong. V́ đức của văn như gió; không ǵ cản nổi, không chi khuất phục đặng; khi cần luồn th́ luồn, luồn thấm cả vạn vật; khi cần xô th́ xô, xô vạt cả thiên thụ V́ thế mà có văn phong, cần có văn phong. Thượng Đế là cái cớ để con người yêu nhau...Ngay nay trên diễn đàn văn học Việt, xuất hiện những cây bút là lạ, thế nhưng họ đi ngược lại 'phép sống' của kẻ làm Văn Hóa .  Trong phép xuất-xử của người xưa th́ có đến TỨ LẬP; đó là Lập Đức, Lập Công, Lập Danh và Lập Ngôn.  Ngày xưa lấy Lập Đức làm trọng v́ đức có sáng th́ văn moi+' chính; sau đó đến Lập Công để mong tạo cho cả xă hội của con người thêm chân, thiện, mỹ; khi đức sáng, công thành ắt hẳn danh theo đó mà ra, ấy là chính danh; sau khi hữu đức, hữu công và hữu danh, người mới lập ngôn bằng nói hay viết lại tất cả kinh nghiệm mà dạy người sau những điều hay lẽ phải; dẫu nói hay viết, lời phải chân chất, trong sáng và dễ hiểu, ấy là chính văn. Thế mà nay, lắm kẻ mang thân đi làm văn-học, lại đi ngược lại 'phép xuất xử' của người xưa! Thật là đáng buồn lắm vậy! Bởi thế, Thượng Đế c̣n là cái cớ để “đánh nha” mà “dạy nhau” nữa .

 

Thủa xưa, khi cụ Phan Bội Châu đi làm cách mệnh, cụ đă soạn ra bộ "Chu Dịch Diễn Giải"[1]. Giải nghĩa soán từ ở quẻ ĐẠI SÚC cụ Phan đă khuyên: " Hễ người muốn ra làm việc đời, tất trước phải có uẩn súc ở trong ḿnh, hoặc chứa trữ bằng món đạo đức, hoặc chứa trữ bằng món học thức, hoặc chứa trữ bằng món tài trí, gồm đủ cả các món ấy, mới là uẩn súc được rất lớn. Tuy nhiên, chứa trữ vẫn phải nhiều, mà đă nhiều tất phải kén chọn cho tinh; nhóm góp vẫn phải rộng, mà đă rộng lại tất phải có ước; nếu bất tinh, bất ước, thời những giống sở súc thành ra hỗn tạp xằng xiên, ấy là bất trinh, mà cũng bất lợi..." Người xưa thế, người nay thật không bằng thế, là v́ sao ? ....

Sao chê Chiêu Thống khi theo giặc,

Lại trách Gia Long lúc cố cùng;

Họ gá cầm thân, hồn chưa bán.

Em nô-lệ óc lại tim vong,

Tự ti bó măi thân nhược tiểu,

Ăn xổi xa thêm thế tổ tông,

Cơng rắn cắn toi bao gà qué,

Đem voi dày hết mả cha ông;

Em những oặn ̣i đời tôi mọi,

Chị càng tức tưởi Đức Tiên Long... [2]

Kẻ viết bài này không phải là con nhà văn, và cũng chẳng sinh ra để sống với nghề văn hay theo nghiệp văn. Bởi vốn khi xưa theo học ở trung học cũng 'học đ̣í viết lách theo thời theo thế, nhưng trơi ơi! sau khi nghe thày dạy Văn chương, chữ nghĩa chẳng hay Về nhà lấy vợ đi cày cho xong.

 

Tự xét 'viết một chữ không thông, viết một ḍng không xuôi ' nên đành phải mang tấm thân trai 'tám thước' đi cày để trả nợ đời cơm áo đến xạm cả da, sưng cả xương.   Ấy thế mà nay khi đọc phải bài "Viết Và Đọc: Những Nẻo Đi Về" của Bùi Vĩnh Phúc đă đăng ở Văn -Học số Xuân Đinh Sửu số 129-130 năm 1997 (đọc bài viết tại đây, trang 16-20),  th́ hoa cả mắt, nhức đến xương, và nhói đến tạng phủ. Nên quên cả lời thày xưa, bứt tóc, vặn tai để ' nặn ra chữ' (thật đó! nặn ra chữ thật mà), viết thành lời chân chất, mong sao...

... Ủ tuyết đông, chuyển biến hóa văn chương

Phải lớn lên, hùng vĩ giữa phong sương

Với máu đỏ, gan vàng, tay trắng vỗ

Cho nêu cao, đào nở, pháo hồng sân... [2]

mong ai đó nên hiểu rằng, đây chỉ là việc làm bất đắc dĩ phải thế, v́ 'quốc gia hưng vong thất phu hữu trách', mà tên kẻ này lại là Thất Phu, nên việc làm âu cũng bởi tinh nước-non, nghĩa đồng bàọ Nếu có ǵ sai trái xin ai đó lượng thứ cho.

 

Để nêu lên những điểm sai trái trong bài viết của Bùi Vĩnh Phúc, bài được chia làm năm phần (ngũ tri mà?). Phần cuối là minh chứng về sự hủy thể Văn chương. [thú thật, trước đây có người bạn ở Cali cả gan khuyên 'kẻ nàư nên đọc quyển "Lư Luận Và Phê B́nh" của Bùi Vĩnh Phúc [3] để 't́m học' văn chương mới.  Thế mà khi 't́m đọc', tức là chưa kịp 'học' chi cả, th́ chứng bịnh mới theo đó mà phát sinh: tai ù, óc nhức, mắt mờ, nhói tim với những ḍng chữ ngổn ngang vô trật tự với những ư tưởng hỗn độn 'đă sôi cơm nhưng chưa chín', với những 'sáo ngữ' vô h́nh, vô nghĩa v.v.. và ..v.v...]. Mỗi ư niệm bắt đầu từ nhận định về thượng đế, nên trước chúng ta hăy xem Bùi Vĩnh Phúc nghĩ ǵ về thượng đế.

 

1. Thượng Đế của Bùi Vĩnh Phúc


Thuyết chỉ là cái cớ! Từ xưa, thủa con người c̣n 'ăn lông, ở chuồng chạy khắp chốn', người đă biết lập thuyết. Thuyết của người bấy giờ là thuyết về thần, về thánh khi con người đối đầu với những chướng ngại về thiên nhiên, xă hội v.v...Thế rồi...con 'khỉ' người cũng không quên 'dựng' nên Thượng Đế, vị Chúa tể , để cai quản các 'binh Thần, tướng Thánh'. Ư niệm về Thượng Đế dần dà trở Thành độc tôn trong niềm tin bất khả diệt, bất khả xâm, bất khả trí tri, hiện hữu từ vô thủy đến vô chung...Dù là ǵ đi nữa, không ai có thế chối căi được 'Thượng Đế' phát sinh ra từ tâm tưởng của người và mang giá trị về phương diện tâm linh.

 

Thượng Đế có tồn tại không?' là đề tài đần dộn đă chia loài người làm hai phe duy vật Vô Thần và duy tâm Hữu Thần để chọc phá nhau, lắm lúc c̣n 'dạy nhaú ra tṛ ở những cuộc thánh chiến nữạ Họ c̣n biết dụng cả tư tưởng khoa học để trêu nhau, như cuộc tranh luận rất sôi nổi giữa lăo vô thần Quentin Smith [4] và ngài hữu thần Lane Craig William [5] lấy thuyết Big Bang làm đề tài dẫn chứng (chỉ là cái thuyết thôi, thế mà hai bên mất ngủ không ít! Thật là tội nghiệp! lại là cái nghiệp nữa).

 

Thuyết Big Bang dựa phần lớn vào hai phương tŕnh của Freidmann [6]. Hai phương tŕnh này được giải ra từ thuyết tương đối tổng quát của Albert Einstein. Dụng Robertin-Walker metric, Friedmann đưa đến kết luận 'vũ-trụ'có thể dăn nở hay co rút lại .

 

Chứng nghiệm quan sát quan-trọng đầu tiên về hiện tượng Big Bang là 'Red Shift' của anh sáng phát ra từ những dải ngân-hà xa xôị 'Red Shift' đầu tiên đă được t́m

thấy bởi Slipher [7] va Hubble [8], và chứng tỏ sự dăn nở của vũ trụ đồng đều trong mọi hướng (đẳng hướng: isotropic), đồng đều trong phân phối vật chất (đồng thể tính:homogeneous). Quan sát thứ hai hổ trợ cho hiện tượng Big Bang là vũ-trụ đang nguội dần trong dẫn chứng về 'Background' của 'microwavé[9]. Sự hiện tồn của Helium4, Deuterium, Helium3, Lithium7 là chứng nghiệm khác cho Big Bang [10]

 

Vũ-trụ sẽ dăn-nở hay co-rút với một gia tốc thay đổi nếu có sự hiện tồn của vâ.t-chất trong vũ-trụ . Theo phương tŕnh của Freidmann vũ-trụ đang nở ra với gia-tôc âm nghĩa là sự dăn nở đang chậm dần lại...và đến một thời điểm nào đó ở tương lai (?) vũ-trụ sẽ co-rúm lạị Thuyết về 'Inflation' [11] ra đời để giải thích sự 'nở nhanh' với gia-tốc dương của vũ-trụ trong khoảng từ 10-35 giây sau 'Big Bang Singularitư đến 10-32 giây sau 'singularitư; và sau đó sự nở chậm dần với gia-tốc âm.

 

Sự dăn nở và co-rút của vũ-trụ sinh ra mô h́nh mới về vũ-trụ co dăn có chu ky (model of an oscillating universe [12]) đă dự kiến với mỗi chu tŕnh mới, kích thước, sự phóng xạ và entropy của vũ-trụ sẽ gia tăng. Giao sư John Wheeler [12] c̣n dự kiến thêm như khi bắt đầu một hiện trạng dăn nở khác (sau khi hiện trạng co rút, hoàn thành và chấm dứt), tất cả hằng số và quy luật trong vũ-trụ sẽ đổi mới và không liên hệ ǵ đến vũ-trụ cũ cả.

 

Tại thời điểm của 'Singularitư, thuyết tương đối tổng quát đă không đ+ua ra một giải đáp thỏa đáng, v́ đây là thời điểm mà các di thể trong vũ-trụ ở dạng 'hạt cơ bản' tương tác với nhau trong trạng thái vi mô (quanta); nên cơ học lươ.ng-tử (quantum mechanics) kết hợp với thuyết trọng trường h́nh thành thuyết trọng trường Lượng-tử (quantum gravity theory) để đưa giải đáp thỏa đáng khi tỷ Trọng và bán-kính dộ cong của vũ trụ là 1094g/cm3 và 10-33 cm [13].

 

Với bảy đoạn văn ngắn trên, tôi hy vọng sẽ 'phản tỉnh' được Bùi Vĩnh Phúc (chớ có hiểu đây là những hồi 'phản kịch' [14] như Phạm Hiếu đă viết khoảng 10 năm trước đây, văn tài của Phạm Hiếu thật quả hơn tôi, nhưng tôi cũng cố viết v́ 'tấm thân vốn đă nặng v́ nước non' mà văn-hóa là cái 'khúc ruột' của nước non). Trong bài "Viết và đọc: những nẻo đi về" Bùi vĩnh Phúc viết ... Giống như một Đấng Thượng Đế của thuyết 'Nổ Lớn' (Big Bang) đă nén tất cả vũ trụ kỳ bí và nhiều màu sắc này vào trong một chất điểm không lớn hơn đầu một que tăm, ở những giây phút khởi đầu của vũ trụ, để rồi cho nó bùng nổ như những h́nh ảnh của một chiếc kính vạn hoa vào trong cái cảm và nhận của con người.

 

Hăy để ư và phân tích câu gạch dưới Đấng Thượng Đế của thuyết 'Nổ Lớn' Big Bang, khi viết câu này không hiểu ông Bùi Vĩnh Phúc có thấy sai nhầm đến lộn cả ruột lên không, hay nghe nó kêu như tiếng 'Nổ Lớn' là được rồi.  Viết như thế, bọn duy lư vô thần sẽ cho là 'dốt' v́ trong thuyết Big Bang làm ǵ có thượng đế, nên làm ǵ có thượng đế của thuyết Big Bang chứ! Như thế chắc ông Phúc sợ bọn qủy vô thần dở hơi mà quay sàng cầu cứu các với đấng duy tâm hữu thần hiền diệu, nhưng với lập luận của ông cũng làm các vị ấy nổi giận và sai 'quân sĩ' bắt ném ông vào ngục tối để chờ ngày xử trảm. Ông Phúc đă phạm ba tội rất lớn:

 

Tội thứ nhất, ông cho vị thượng đế khả ái của họ sinh ra từ một cái thuyết nổ lớn vô duyên; tội thứ hai ông Phúc đă duy vật hóa thượng đế của họ; tội thứ ba ông Phúc là người của bọn duy vật vô thần. Theo vô thần không được, theo hữu thần cũng không xong, (Ôi thân ông không khéo lại như thân Nguyễn hữu Chỉnh mất!). Ông Phúc bèn chạy theo đám dân đen phất cờ 'vượt biển' sang cho được sứ 'cờ vạn hoá t́m đồng minh mà dựng nên trường phái Ngữ-Vũ (tức múa chữ); với trừờng phái này ông lại đứng giữa hai làn đạn bay 'ngàn thủa đẹp' của hai phe, v́ thiếu lập trường...rồi cũng sẽ một ngày, ông ôm đầu máu, cưỡi 'ngựa sắt' đến giữa cầu Bến Hải, bắt chước ông Chu Du thời Tam Quốc bên tàu, ngước lên trời mà than 'Trời hỡi trời! Sao Trời đă sinh Tâm sao c̣n sinh Vật!'...(Ôi tội nghiệp cho 'ngày sinh của rắn' mà thân ông phải gánh chịu).

 

Đến bây giờ tôi vẫn không rơ ông Phúc đă dùng loại tăm ǵ để 'tỉa răng’, mà ông lại quyết đoán rằng ...Big Bang đă nén tất cả...vào trong một chất điểm không lớn hơn đầu một que tăm. Tăm có nhiều loại tăm, như tăm đầu tṛn, tăm đầu dẹp; có loại làm tại Hoa Kỳ và có loại lại sản xuất tại Đài Loan hay Việt Nam. Hơn nữa như đoạn 7 ở trên đă nêu, vào giai đoạn đầu, vũ-trụ không phải là một chất điểm không lớn hơn đầu một que tăm như ông Phúc đă mô tả, mà vũ-trụ phải là một 'tạp chất' nóng bỏng (tay) hỗn loạn và có 'kích thước hẳn hoi.  Vũ trụ cũng không bùng nổ hỗn loạn như h́nh ảnh của một chiếc kính vạn hoa hay như văn chương của ông, mà vũ-trụ đập vào thức giác con người ở thể đẳng hướng và đồng thể tính.

 

Tôi không trách ông Phúc đă không bàn rộng về vấn đề mà ông không biết một tí ǵ; nhưng tôi chỉ muốn ông khi dùng từ ngữ ông phải cân nhắc và suy nghĩ chín chắn, nếu không hiểu rơ nghĩa chữ th́ tốt hơn không nên dùng chúng một cách vô ư thức. Vi `ngay cả cái nghĩa cũa từ ngữ "Thượng Đế cũa Thuyết Nổ Lớn" cũng vô nghĩa; thượng đế là ư-niệm cũa tâm linh, là niềm tin, c̣n học thuyết (nổ lớn) chỉ là những lập luận khoa hoc đưa ra đễ giải thích hiện tượng trong vũ trụ hay nhân sinh. Về chính nghĩa th́ thượng đế và thuyết chẳng có quan hệ ǵ với nhau, và đi hai hướng khác nhau, một bên duy thần, một bên duy vật.

 

Như đă tŕnh bày ở trên, điều rơ ràng là tác gỉa Bùi Vĩnh Phúc đă không thông suốt về bộ môn vật lư hay toán học.  Nên khi tác giả dùng những hiện tượng vật-lư hay lập luận toán học như cái cớ đễ bàn sâu vào văn chương th́ sự mù mờ và thiếu chính xác đă tăng lên gấp đôi (hay theo cấp số nhân?).

 

Khi đọc cuốn sách "Lư luận và Phê B́nh" [3] đồ sộ gần 800 trang của tác gỉa Bùi Vĩnh Phúc về văn học Việt ở hải ngoại trong 20 năm qua, tôi mong mỏi sẽ học hỏi và t́m hiểu được tâm t́nh của dân lưu vong; nhưng tôi lại thất vọng v́ tôi càng đọc sách cũa ông Bùi vĩnh Phúc tôi càng chẳng hiểu rơ Văn học Việt ở ngoài nước. Trong cuốn sách này, ông Bùi Vĩnh Phúc đă dùng một cách gượng ép và thiếu chính xác những từ toán lư. Ví dụ ở trang 486, khi phân tích bài thơ "Gái lội qua khe" của Bùi Giáng, Bùi Vĩnh Phúc phê "Thế rồi, một, hai, chục năm sau khi ta mất đi, những h́nh ảnh đó vẫn măi c̣n trong cái vũ-trụ của vật lư lượng tử". Cái "vũ trụ của vật lư lượng tử" ư ? Hăy xét về nghĩa cũa từ ngữ ấy xem sao.  Vũ trụ là một thực thể, hiện tồn có thể quan sát, rờ mó được; c̣n lư thuyết lượng tử là thuyết (lập luận kho học) dùng để giải thích một số khúc mắc của cái thực thể vũ trụ ấy.  V́ thế nên không bao giờ có một thực thể vũ trụ cũa (hay thuộc về) một cái thuyết do con người lập ra cả, mà chỉ có thuyết đưa ra để giải thích cái thực thể hiện tồn cũa vũ trụ mà thôi.  Hay nói một cách khác đơn giản hơn: Thuyết là “cái cầu” bắc ngang giữa thực thể hiện tồn và phạm trù từ trường; nên thuyết chỉ là phương tiện (hay 'cái cớ' nếu ta dụng từ của ông Bùi Vĩnh Phúc) như cái xe, cái nhà, cây bút ..v...v...

 

Hay ở trang 706 cùng cuốn sách tác gỉa Bùi Vĩnh Phúc đă nói như: "Toán giúp chúng ta có một tinh thần lư luận (một phép lư luận ?), một cái nh́n hợp lư, sắc bén, rơ ràng. Nó giúp ta gói cái nh́n của ḿnh vào một hệ thống chặt chẽ, gắn bó và logic...";  từ ngữ "một tinh thần lư luận’ dùng không được chỉnh, bởi người Việt thường nói đến 'tinh thần khoa học' mà lư luận chỉ là phương pháp của khoa hoc đễ phân-tích hay tổng-hợp; ở đây khoa hoc làm cứu cánh (end) ḍ t́m những phương án mới để phục vụ con người, mà phương pháp luận đă dùng như phương tiện (mean) giúp hoạch định ra những phương án an sinh. Tôi cũng nghe nói đến những tinh thần khác như: 'tinh thần dân chủ'; lấy dân chủ làm cứu cánh để tranh đấu chính trị, mà lư luận như phương pháp dùng để thuyết phục nhân tâm; 'tinh thần tự dó, lấy tự do là cứu cánh để mưu cầu an vui trong nhân sinh, mà lư luận như phương pháp đễ đánh thức con người; hay “tinh thần học hỏi” ; lấy sự học làm cứu cánh đễ trau giồi trí nhân mà lư luận như phương pháp dùng để hệ thống hóa kiến thức.. vân..vân. Như thế chử 'tinh thần' thường đi đôi với những từ ngữ nêu lên 'một cứu cánh' ǵ đó, 'tinh thần' không không thể gắn liền với phương tiện như 'tinh thần lư luận' mà tác giả Bùi Vĩnh Phúc đă dùng. Bởi thế không bao giờ có 'tinh thần lư luận', mà chỉ có phương pháp lư luận. Ở đây ông Phúc đă nhầm lẫn giữa cứu cánh và phương tiện (cũng như những người Cộng Sản đă nhầm lẫn khi họ tuyên truyền rằng 'phương tiện biện minh cho cứu cánh'; thực ra th́ phương tiện ác độc, sai trái, tàn hại không bao giờ tạo ra được một cứu cánh tốt đẹp cả! Theo tôi đây là lối ngụy ngôn, ngụy luận dược dùng đễ bịp và được dùng rất nhiều trong bộ máy tuyên truyền của Đảng cộng sản. Chính v́ thế họ đă cố công tạo ra cả xă hội Miền Bắc gian trá, xảo quyệt...ấy là thành tựu hi hữu của Đảng).

......Lấy cận lợi hư danh lam vương miện

nên hồn đơn vất vưỡng dưới trăng lu;

ĺa cứu cánh hy sinh cho phương tiện

sáo ai sầu nức nở gío biên khu!... [2]

 

Đọc văn cũa Bùi Vĩnh Phúc [3], ta sẽ t́m thấy những sáo ngữ rơi văi khắp 'những nẻo đi về ' của ông. Như để chứng tỏ sự 'thông tháí, ông Phúc đă dùng một cách gượng gạo một số từ của vật lư hay tóan học vào văn chương đễ bày tỏ một sự chính xác vô lối (tôi gọi đây là sự cưỡng hiếp ngôn từ). Ng̣ai những từ đă bàn ở trên, c̣n có : 'Trên một (?) trục tọa độ không thờí [c.t.3,trang 413], 'không gian (?) của một bài thơ, nh́n dưới góc cạnh nào đó, giống như không gian trong ư-niệm bootstrap cũa vật lư lượng tử" [c.t.3, trang 679] vân ..vân. C̣n nhiều nữa và sẽ đưa ra vạ những dịp khác. Những loại văn như thế đă góp phần làm cho văn ông Phúc trở nên khó hiểu và xáo trộn. Tôi nghĩ tác giả nắm chưa rơ hiễu chưa thông, thấu chưa suốt hết ư nghĩa cũa từ ngữ lư-toán như tôi đă nêu trên. Tôi cũng thấy lối dụng từ như thế này t́m thấy nhiều nơi trong quyển sách dầy 800 trang của ông, nếu có dịp tôi sẽ viết và bàn thêm về những điểm này vào bài khác ở tương lai.

Và rồi, dần dà ta lại lạc vào cuộc mê hồn trận của 'trừơng ảm đạm', với những 'sóng ngang, sóng dọc' vây bủa kín đời ta.

 

2- Trường 'tâm hồn' của Bùi vĩnh Phúc


Trong bài viết, ông Bùi vĩnh Phúc cũng đă đề cập đến những từ có tính 'nổ lớn' như...các trường ám ảnh, trường liên hệ, trường thu hút trong không gian tâm hồn của người đọc thơ giăng những sóng ngang sóng dọc vào cái không gian tâm hồn của người làm thơ....Tùy vào độ rung cùa sóng, tùy vào số lượng sóng, cũng như tùy vào tính chất của sóng, mà người đọc thơ sẽ có một bài the riêng cho hắn ta...

 

Ông muốn nói ǵ đây, tôi chẳng hiểu; "Hồn là ai! Là ai tôi chẳng biế. Hồn theo tôi như ám-ảnh tôi luôn" (thơ Hàn Mặc Tử tôi đă thay vài ba chữ. Tuy vậy chúng ta nên thực thi tinh thần dân chủ và tự do như kiểu J. P.Sartre của Bùi vĩnh Phúc để xem nghĩa của trường ám ảnh, trường liên hệ, trường thu hút là ǵ

 

Hầu hết mọi hiện tượng trong thế giới vĩ mô (macroscopic nature) là sự thay đổi về h́nh thể (forms) hay biến tướng (phase); ví dụ như từ thể hơi sang thể lỏng rồi sang đến tinh-thể (crystals), từ kim loai thuần từ (paramagnetic metal) sang đến kim loại sắt từ (ferromagnetic metal) v.v., đều do sự khiếm khuyết (defects) của thể vĩ mô.  Sự khuyết (defects) này được biểu thị bằng giai-bậc (order) và mô phỏng bằng tóan học của phép đối xứng (symmetry).

 

Từ bế tắc của vật lư vĩ mô như (a) tại sao cùng hệ thống vật chất lại hiện hữu nhiều biến tướng? (b) Cơ chế của biến tướng là ǵ? (c) Tại sao hiện diện của sự khuyết lại chuyển hệ trật tự (ordering state) sang hệ hỗn độn (disordering state). Vật lư vi mô (microscopic view) ra đời với ư niệm cơ bản hệ thống vĩ mô (macro) bao gồm nhiều thế giới vi mô (micro) hội lạí. Thế giới vi mô (microscopic theory) trở thành tṛ chơi mới của vật lư với quy luật mới trong lư thuyết lượng tử (quantum theory).

 

Lư thuyết lượng tử thừa hưởng từ thuyết nguyên tử cơ điện về trạng thái hữu hạn về 'hạt' hay 'mức độ' của tự do (degree of freedom). Hạt không chiếm toàn thể không gian trong hệ hữu hạn hạt, ở đây hạt đă tương tác với nhau trong những khoảng trống qua điện-từ-trường (electromagnetic field).  Điện-từ-trường được phối hợp thành từ các hạt điện được gọi là trường cơ điện (classical field). Khi mô phỏng hiện tượng ánh sáng và sự tương tác các hạt điện, trường cơ điện với những phương tŕnh Maxell dựa đến tính sóng cùa điện-từ-trường qua hiện tựơng giao thoa (interference), nhiễu xạ (diffraction) và tính phân cực (polarization). Ng̣ai ra khi lượng tử hóa sóng ánh sáng, ánh sáng đựơc mô tả như 'hạt giả' photon qua hiệu ứng (effect) của quang điện (Photoelectric) và hiệu ứng Compton. Như thế một thể của trường bao gồm hai tinh chất: sóng và hạt.

 

Thóang nh́n, văn của Bùi vĩnh Phúc có 'cái vẻ' của thơ. Nhưng khi đọc lại th́ lời văn lại rời rạc, không đúc kết lại để 'truyền' đi với dạng 'sóng dọc sóng ngang' của tâm hồn ḿnh để 'giao thoa’ với làn sóng khác để phát sinh ra 'trường ám ảnh' mà lại 'liên hệ' với nhau trong thể 'thu hút'. Cách dùng từ như thế quả là ấu trĩ và thiếu hiểu biết tự căn cơ.  V́ trường của tâm hồn là cái ǵ? Ông Phúc vô t́nh duy vật hóa cái tâm hồn của ḿnh với lư tính có thể quan sát và rờ mó được. Đây là sai lầm thứ nhất. Vả lại môi trường đều mang tính hạt, như thế tính hạt hay tính cụ thể của tâm hồn là ǵ! Nếu ông Phúc có hiểu biết căn bản về khoa hoc hẳn hoi và với tŕnh độ vật-lư ở trung học, th́ tất ông phải biết 'sự tiếp nhận' không phải là một hiện tượng giao thoa (interference), mà ấy là hiện tượng cộng hưởng (resonance). V́ trong hiện tượng giao thoa các sóng tự hủy diệt lẫn nhau th́ làm sao có thể tiếp nhận cho được. Đó là nhầm lẫn thứ hai. Cái thứ không gian của tâm hồn là ǵ? Tâm hồn mà cũng có không gian như cái pḥng, cái tủ ư? Đây là loại không gian ǵ? Superspace, Hyperspace hay cyberspace... Thực ra tâm hồn cũng như tâm thức biến thái theo thời gian, và thời gian chi phối khá quan trong trong thế giới của tâm hồn hay phạm trù của tâm thức. V́ không gian có tính chứa đựng, c̣n thời gian mới nêu cái tính biến dạng ra muôn h́nh vạn trạng. Đây là lỗi lầm thứ ba. Thực ra sóng ngang hay sóng dọc không hề tương tác với nhau để sinh ra hiện tượng giao thoa, Đây là lầm lỗi thứ bốn. C̣n cái lầm thứ năm, ông đă cho độ rung, số lượng và tính chất của sóng là ba "thức" căn bản để mô tả sóng.  Nhầm rồi!  V́ độ rung và số lượng sóng là tính chất sóng.

 

Để chữa những sai lầm, theo tôi nên chữa từ cách dụng ngữ của ông Phúc mà biến đoạn văn trên của ông thàn “...cơ ám ảnh, mối liên hệ, sự thu hút trong tâm thức ngừơi đọc phải được trải rộng ra trong pham trù tư tưởng người viết...tùy theo độ cảm nhận mà người đọc có thể thấy rơ tâm tư của ḿnh được diễn đạt qua người viết, như ta thấy ta trong h́nh ảnh của chúng sinh và chúng sinh trong h́nh ảnh ta...”

 

Một lần nửa tôi cũng chẳng phàn nàn v́ ông Phúc đă không bàn rộng về vật lư lượng tử, đây không phải là ngôn ngữ của ông. Điều đáng nói là ông dùng những từ quá lớn xa lạ (ngay cả với chính ông) một cách gượng ép, mù mờ và không thiếu phần lố bịch như để khoe cái hiểu biết thiên kinh vạn quyển của ông mà lại không hiểu rơ nghĩa từ ngữ ḿnh đă dùng. Không ai cấm ông Phúc dùng ngôn từ Toán-Lư trong văn chương khi ông dùng để ẩn dụ, hầu so sánh, nhưng trước khi dùng ông phải hiểu thấu đáo về ngôn từ và thông suốt nghĩa của chữ mới dược. Nói theo kiểu văn ngụ ngôn th́ dùng ngôn ngữ cái kiểu mù mờ như ông th́ không khéo nh́n công hóa gà mà bán buôn lỗ lă, hoặc nh́n cọp tưởng trâu mà đem nhốt chung chuồng th́ mất cả trâu đấy.  Phải hiểu rơ ràng trước khi dùng. Hăy tạm dừng phê chuẩn về phép dụng từ của ông Phúc ở đây, để xét đến phép dụng văn của ông.

 

3- Khoa văn của Bùi Vĩnh Phúc

 

Khi đọc tiểu sử của Bùi vĩnh Phúc, chúng ta ai cũng phải công nhận ông 'có tàí lấy bằng cấp. (người bạn tôi vui bảo rằng: 'ông Phúc có đến 8 bằng lận đấy, nếu cộng thêm cái bằng lái xe vào là đủ ‘Cửu Khoa Đại Hạnh!'. Không kể lúc c̣n ở Viet Nam ông đă dạy Việt văn tại Nguyễn Bá Ṭng, lúc sang Mỹ quốc ông cũng dạy, nào là Anh văn, Ngôn ngữ (?), và Văn Hóa Việt tại đại học Golden West College, California.. Mà lại c̣n viết văn, làm thơ từ 1968, lại chuyên 'phê b́nh và lư luận (?) văn học’ từ 1985.  Thế nhưng khi đọc bài "Viết Và Đọc: Những Nẻo Đi Về" ở số xuân Đinh Sửu của Tạp Chí Văn Học của ông tôi lấy làm thất vọng; tôi thất vọng là v́ … khi phê b́nh và lư luận ở bất cứ lănh vực nào lời văn phải gẫy gọn, ư văn phải sáng, dụng từ phải chính xác, dụng văn phải đơn giản dễ hiểu.  Hơn nữa, văn phê b́nhh phải làm chuẩn cho cách dùng từ ngữ để hướng dẫn người viết, ấy thế mà trong bài văn cuả ông tôi thấy ông Bùi vĩnh Phúc dùng qúa nhiều từ như "là, mà, sự, cái…" khi hành văn. Đây phải chăng là hướng viết văn mới do ông Bùi Vĩnh Phúc sáng tạo ra? Tôi thấy thất vọng v́ người với sức học như ông lại dùng những từ thiếu chính xác, nếu không nói là sai như 'tổ chức' bài thơ trong câu thứ 9, đoạn văn thứ 2 ở trang 17 (như thế ông đă vô t́nh, gián tiếp bảo Thụy Khuê sai khi bà Khuê cho ra sách tựa "Cấu Trúc Thơ", theo ông Phúc th́  bà Khuê phải chữa cái tựa sách thành "Tổ Chức Thơ", nghe nó nổ hơn, bà Khuê nghĩ sao nhi??). Người Việt thường nói về 'cấu trúc' thơ chớ chẳng ai nó 'tổ chức' thơ ca, v́ bài thơ mà có tổ chức th́ không c̣n là thơ nửa có phải thế không. Dẫu nghĩa chữ gần như nhau nhưng 'động tính' của chữ lại khác; ví dụ: người Việt ta thường nói 'khỉ leo cây, mèo trèo cây’ chứ không ai nói 'mèo leo cây, khỉ trèo cây’. Ấy là bởi hành động leo và trèo có khác nhau: leo là dang hai tay nắm cành cây để hai chân nhảy, c̣n trèo là dùng cả tứ chi bám chặt vào cây mà phóng lên.

 

Ông c̣n bàn về 'Mă văn hóa'. Văn Hóa là tất cả phong tục, tập quán, kinh tế, chính trị....của một giống dân, ở đây phong tục, tập quán chính là caí mă (code) của Văn Hóa.  Cho nên văn hóa là cái mă để nhận diện sự khác biệt giữa người Tàu và người Viet, người Anh và người Pháp. Như thế khi dùng 'mă văn hóa' vô h́nh dung lại mă hóa thêm một lần nữa ư?

Ông lại nhầm nữa rồi đó. Viết là mă hoá, nhưng mă hóa với sắc thái riêng ấy là thể dạng của văn hóạ 'mă hoa' là cách sắp đặt từ ngữ qua đó tâm tư người viết được chuyển thành văn. C̣n văn hóa là sắc thái hay cung cách của mă hóa. Cho nên khi đọc ta giải mă (decode) văn viết để hiểu về sắc thái người viết thuộc về ḍng tộc văn hoá nào.

Tôi thất vọng hơn khi thấy người với quá tŕnh viết và dạy tiếng Việt như ông mà lại 'nặn' ra ḍng loạn văn như thế này. Ai cũng rơ là khi học viết văn tại các lớp luận văn tại Việt Nam hay Mỹ, người thày thường khuyên học tṛ nên đọc lớn bài viết của minh để nghe xem có xuôi tai hay không, với cái lẽ: "nói đúng th́ viết đúng". Thế nhưng khi dùng phép này và đọc lớn bài của tác giả Bùi vĩnh Phúc thấy không được như thế. Ví dụ như:

 

1- Vũ trụ chúng ta đang sống, với tất cả những ḱ bí ảo huyền sôi sục của nó, là một vũ trụ được con người cảm nhận và thức nhận-trong những giới hạn riêng của chính con người (?). Chữ viết cũng thế. Chúng mở ra những mă văn hóa (?). Mọi người đọc văn mang theo với ḿnh những ch́a khóa riêng trong hành tŕnh thám mă của chính ḿnh (?). Văn bạn, như thế, trở nên một trường ám ảnh, một trường thu hút, mà mọi người đọc, trong thể thức kinh nghiệm và mộng mơ của chính hạn cũng góp phần sáng tạo với nhà văn, nhà thơ.

 

2- Viết là tôn trọng sự tự do của kẻ khác, nói như J. P. Sartre.  Viết cũng là mời gọi sự tự do. Sartre không muốn bàn về thơ.  Cái viết, trong suy tư và nhận thức của ông, chỉ nhắm vào văn. Ông có cái lư của ông trong những biện luận để tŕnh bày thái độ và cung cách "dấn thân" thân" của ḿnh. Nhưng thật ra, viết như một sự tôn trọng tự do của kẻ khác, nếu áp dụng vào việc viết và đọc thơ, cũng không có ǵ khác….

 

3- Đọc một bài thơ không hẳn chỉ là chuyện t́m vào tâm hồn của người làm thơ.  Đọc một bài thơ, rất nhiều khi, là t́m vào tâm hồn của chính ḿnh. Đọc một bài thơ là đi ngược trở về những "đường xưa lối cũ" trong ta, là sờ mó trở lại vết thương cũ, cảm nhận lại tiếng máy đập của chính trái tim ḿnh trong những b́nh minh mưa hay na+'ng ngày nào, là nh́n ngắm trở lại những phong cảnh, đất đai, vườn tược….(mệt qúa rồi)….Đọc một bài thơ là nghe ngóng lại đời sống ḿnh, bằng cách ḍ t́m vào trong những mặt chữ của tổ chức bài thơ những hang động thâm u dẫn ta giáp mặt với những ám ảnh thiết tha xa vắng. Cũng có khi, trên những mặt chữ, ta t́m thấy được những con hẻm nhỏ dẫn ta ngược trở về những ngơ thu phong, những trời xanh mây trắng và những lá đỏ hoa vàng đâu đó trong đời đă làm xao động ḷng ta.  Lúc ấy ta sẽ cảm nhận lại được tiếng những bước chân khắc khỏai của ḿnh trong tiếng gío nhẹ của thời gian.

 

Là ba đoạn tiêu biểu của đám loạn văn trong bài "Viết Và Đọc: Những Nẻo Đi Về" của Bùi Vĩnh Phúc. Thử xét đoạn văn 1 ở trên, hay đọc lớn lên, nghe xem chúng ta có bị khựng lại tại những nơi đă đánh dấu hỏi.  Văn bị khựng lại hay thiếu liên tục v́ ư bày chưa hết, tỏ chưa cạn mà đă nhảy sang ư khác.  Đó là h́nh thức thứ nhất của loạn văn. Loạn văn là loại văn với ư tứ hỗn độn, đang bàn điều này lại nhảy sang cái khác rồi lại nhảy về điều cũ, như đoạn 2 ở trên đang nói về văn lại nhảy sang thơ rồi bay ngược về văn lại . Ấy là phép loạn văn thứ hai.  Tôi xin mạn phép sửa đoạn văn ấy thành:

...Như J. P. Sartre đă nói 'Viết là tôn trọng tự do của kẻ khác và cũng mời gọi sự tự do ấy, với lối suy tưởng ấy Sartre chỉ  bàn về văn viết chứ chưa nói về thơ .  Nếu ta áp dụng thái độ và cung cách 'dấn thân' ấy vào cả thi ca; thơ cũng thế, cũng cần sự tự do....

 

Loạn văn c̣n là dụng những từ hay câu chẳng ăn nhập với nhau mà lại nhóm thành một câu hay một đoạn văn, ví dụ như đoạn văn thứ 3 trên. Tôi nghĩ ông Phúc đang làm thơ hơn là viết văn xuôi.  Thú thật tôi chẳng hiểu ông viết cái ǵ mà sửa chửa.   Để chứng tỏ từ ông Phúc dùng có ư thơ.  Tôi xin lấy những chữ đă gạch dưới để ráp thành bài thơ sau:

Đường xưa lối cũ...

B́nh minh mưa nắng ngày nào

Vết thương xưa củ động ḷng ta đau.

Ngược về những ngơ thu phong,

Vẫn con hẽm nhỏ ôm ṿng thiên thai.

Trời xanh mây trắng năm nào.

Mà giờ lá đỏ hoa vàng lạnh tanh.

Bước chân của bóng thời gian

Sao nghe khắc khoải, vắng xa, thế nào!

...

Ô hay! Ta tỉnh hay mơ,

Tỉnh mơ ám ảnh một đời long đong.

Thân tặng đọc giả và ông Phúc…[hăy thử giảng qua ư bài thơ trên: Ngày nào đó ở quá khứ hoặc tương lai, ai biết; mưa hoặc nắng, ai cần; vào buổi sang canh, người đă bị trọng thương, vết thương tấy mũ, động đến ḷng; nên người chẳng thể quên, dầu vết thương đă cũ (ấy là vết thương Phạm Hiếu đă mười năm qua).  Thế mà nay ngựa theo lối cũ, trở về ngơ xưa để ngắm lá thu bay đùa giỡn trong gió thoảng, để nh́n con hẻm ôm tṛn cỏi thần tiên; đến nay chỉ c̣n là hoang vắng như tha ma, lạnh tanh như nhà mồ! Ôi khắc khoải! Ôi vắng xa!…Cơn gió lạnh đưa người về thực tại, người mới biết tỉnh mơ chỉ là cái cớ của sự long đong trong "trường ám ảnh" của ngày nào…].

 

Tôi không hiểu rơ dụng ư của tác giả Bùi vĩnh Phúc khi ông dùng ngữ pháp của tiếng Anh vào bài viết của ḿnh là như thế nào? Có thể là ông muốn sáng tạo ra một lối viết mới cho văn-học Việt ở hải ngoại để theo kịp đà văn minh của thế giới chăng?

 

Tôi lại càng thất vọng hơn là ông đă dạy tiếng mẹ đẻ gần 20 năm mà lại có giọng văn rất Mỹ với cú pháp hành văn của tiếng Anh. Văn vong bổn tiêu biểu qua: ...Sự tiếp nhận v́ thế, bây giờ, sẽ là một hiện tượng giao thoa... (mở đầu đoạn văn thứ 3 ở trang 18) ...Đọc thơ, cũng như đọc văn, như thế, không c̣n là đọc về người khác. (mở đầu đoạn văn thứ 3 ở trang 20) ...Đọc, bây giờ, là để đi t́m lại cái hồn của chúng ta.... (mở đầu đoạn văn thứ 4 ở trang 20) là văn Việt, phải nên tạm sửa thành ... Bây giờ, v́ thề sự tiếp nhận sẽ là một hiện tượng giao thoa.. ...Như thế đọc thơ cũng như văn không c̣n là đọc về người khác......Bây giờ đọc là để t́m lại 'cái hồn' của chúng ta... nếu ta bảo 'văn sao, người vậư th́ người thế là người vong bổn.  Đến đây, mấy vần thơ trổi dậy ở hồn tôi

...em đau có phải v́ mê muội,

Vốn lớn mà chưa biết liệu dùng,

Bỏ tắt lửa hương t́nh Hưng Đạo

Để mờ hoa gấm chí Quang Trung...[2]

 

Sau Tết Đinh Sửu, khoảng tháng 2 đến tháng 3 năm 1997, Vietspace đă loan tin nhà văn Duyên Anh qua đời bằng thứ tiếng 'ngoại quốc' trên Internet cho mọi người thưởng lăm như sau: " Latest news from Nguoi Viet Daily: Duyen Anh, a writer famous for a series of novel about youth in 1960's and 1970's has passed away at 8:00pm Wednesday, February 5th, 1997 in Paris, France." Tôi không hiểu ai đă viết và đăng bản tin trên. Câu loan tin đă dùng chữ Anh mà lại viết với văn phạm Việt. Ông Bùi vĩnh Phúc nghĩ sao nhỉ? Lối hành văn như thế đúng hay saỉ Ít ra họ cũng có 'công' Việt hóa tiếng Anh để làm "phong phú '' cho nền 'văn hóá nước nhà đấy; tinh thần dân tộc của họ đáng khen không?  Nếu ông cho lối hành văn Mỹ theo văn phạm Việt là sai, th́ ông lại cho lối hành văn Việt theo văn phạm Mỹ của ông là đúng được sao?  Như thế đây có phải là một h́nh thức của văn-chương hội nhập hay không? Hay ông c̣n có ư khác là muốn Mỹ hóa tiếng mẹ đẻ của ḿnh để theo thời theo thế? Để chứng tỏ ḿnh có văn minh? Tiến bộ? Mất gốc?

 

…em oi! Chị những xót xa ḷng

Đồng Lạc, ao Hồng em nhớ không

Từ thủa mẹ cha chia núi biển

Những bao anh chị dẹp gai chông

Trong đi ao ước xuân đào lư

Ngoảnh lại t́m nơi dấu giống ḍng… [2]

 

Theo tiểu sử của Bùi Vĩnh Phúc, ông Phúc hiện đang dạy văn hóa và tiếng Viet, tôi thật không hiểu ông có dạy như ông viết hay không? Nếu ông dạy như ông viết văn th́ văn hóa, học thuật của nước nhà đang bị ông ra tay hủy hoại.  Như người Viet thường nói "tri hành hợp nhất", "văn sao người vậy"; cứ thế mà suy ra th́ cách ông dạy chẳng khác cách ông viết là bao nhiêu; v́ văn tại tâm, hữu tâm là do giáo, và dụng tâm mà hành giáo! Như thế th́ thật nguy cho thế hệ mai sau của con Viet ở hải ngoại chúng sẽ có cái hiểu biết lầm lẫn và xáo trộn về văn hóa nước nhà. Ôi!

 

Chung quy chỉ tại vua Hùng!

Sinh ra một lũ nửa khùng nửa điên,

Thằng điên th́ viết liên thiên

Người ngu t́m đọc không điên cũng khùng. [15]

 

Khi dụng văn ông Phúc cũng dùng nhiều sáo ngữ vô nghĩa, nếu ông cũng đem loại sáo ngữ này vào giáo tŕnh dạy cho giới trẻ th́ chẳng mấy chốc ông sẽ tạo cho giới trẻ một hướng lạc với đầy những xảo tâm và không thành thực; bởi văn từ tâm, mà sáo văn từ xảo tâm mà ra.

 

Khi dụng văn ông Phúc nghĩ ǵ viết nấy, văn hỗn loạn thành một thứ tạp văn bay nhảy lung tung. Nếu với giọng văn này mà ông dạy giới trẻ từ đó mà xă hội sẽ thêm loạn v́ văn loạn do tâm loạn, mà tâm loạn th́ bất chính, bất chính th́ làm ǵ cũng chỉ lừa đảo và ăn nói miệng lưỡi sang đàng như kiểu hành văn của ông.

 

Ông Phúc cũng dùng khá nhiều giọng văn Mỹ, tức văn vong bổn; nếu cứ thế này mà dạy th́ chỉ một thế hệ thôi th́ ông sẽ tạo ra ṭan những lớp người vong bổn mà hủy hoại văn hóa nước nhà. Đến đây tôi mong ông Phúc nghĩ lại. Nếu đủ khả năng th́ làm không th́ thôi, bởi làm văn hóa mà sai th́ làm hỏng cả ngàn đời.  Xin ông đừng hủy thể văn hóa nước Việt của tôi, và hủy hoại tâm linh giới trẻ.

 

Trên quăng đường xa, khách t́m quên,

Văn ông loạn quá đọc không ra;

Ở đây lạ hoắc văn vong bổn!

Chẳng biết t́nh ông có thiệt thà?

 

(tôi đă dùng nhạc thơ và ư thơ của Hàn Mặc Tử mà tấu thành). Đi măi cũng phải đến lúc dừng, tam dừng luận xét về phép hành văn của Bũi Vĩnh Phúc. Chúng ta sang lảnh vực khác. Ấy là tôi cho ông đă sửa chửa nhầm lẫn văn chị Lê Thị Huệ v́ ông chưa hiểu rơ hết nghĩa của chữ Việt.

 

Phụ Đề: Nô lệ tính là ǵ?

 

Trước khi tiếp tục, tôi xin nêu lên một số quan điểm của ông THL (?) về việc dẫn chứng thơ văn của nước ngoài:

(a) Khi trích dịch thơ văn nước ngoài ra tiếng quốc ngữ (tiếng Việt), tác giả cần chua văn nguyên bản và xuất xứ rơ ràng.

b) Khi trích dịch thơ văn nước ngoài, tác giả phải chú ư đến nghĩa của đại thể (tức của toàn bài) hơn là dịch nghĩa từng chữ một một cách hời hợt.

(c) Khi trích dịch (hay đọc, viết sách), tác giả phải phân biệt sách dẫn chứng có đúng đắn, hợp lư, t́nh và ư của người phiên dịch hay không. Không nên làm bừa rồi đổ trách nhiệm cho sách. Không phải sách nào của Âu Mỹ đều đúng cả.

 

Đây là những điều căn bản khi đọc và dịch sách để giáo dưỡng và xây dựng lại Con Người Việt Nam. Khi đọc hay dịch phải phân rơ đúng - sai theo quan điểm của người viết hay dịch. Khi đặt bút xuống mà viết th́ dịch giả nên diễn giải cái hiểu ấy bằng chính ngôn ngữ của chính ḿnh (hơn là của người). Do đó đọc sách phải Tiêu Hóa rồi chuyển cái ḿnh đọc thành "gia tài" riêng của chính dịch giả, học của người phải hiểu cho rốt ráo, xét rơ cạn sâu, minh định sáng suốt mà t́m điều hay lẽ phải theo ư ḿnh. Khi đặt bút xuống người viết hay dịch giả phải chịu trách nhiệm tất cả những đúng sai trong bài hay sách của ḿnh; chứ không nên khi "đụng chuyện" là cứ mang sách người ra mà đối chiếu và quy trách nhiệm cho sách người khác. Như thế mới tránh được cái Nô Lệ Tính của người cầm bút, và phải làm chủ được cái sức hiểu, sức thẩm thấu vào văn chương nước ngoài để t́m ra những điều đáng tin cậy mà lưu truyền cho hậu thế. Cần nhắc lại, khi phiên dịch, người cầm bút phải viết về cái Ư, cái Hiểu của ḿnh để tránh Lệ Thuộc vào Sách , hay Lệ Thuộc vào Văn Hóa mà trở thành kẻ Nô Lệ cho Văn Hóa hay Sách Vở .

 

Đọc sách mà không Tiêu Hóa th́ vô ích, học mà bị Lệ Thuộc vào Sách (Nô Lệ Văn Hóa) th́ thật vô bổ, viết mà không biết ḿnh đang viết ǵ như Bùi Vĩnh Phúc thật là nguy hiểm lắm thay!

 

Ngày nay, người Việt vốn chuộng cái học Âu Mỹ để chứng tỏ ta cũng là "gịng đọc sách thánh hiền", và dùng cái học Âu Mỹ như thứ trang điểm cho giới được gọi là trí thức. Gia tài của Mẹ ngày càng tàn tạ, tan loăng trong tâm tư Việt, duy có cái Gia Tài của Bố (tức sách vở Âu Mỹ mua từ các bao bố rẻ tiền ở vỉa hè) được vác đi khắp nẻo đi về, lâu lâu buồn mở cái bị Gia Tài của Bố để phun ra những ông tây bà đầm mà cứ tưởng là đè chết được người. Ấy là Nô Lệ Tính của đám Trí Thức (?) ngày nay vậy.

 

4- Trả lại văn vẻ cho Lê Thị Huê ...

 

Với tựa đề đẹp như thơ "Lê thị Huệ và Dấu Vết của Một Ánh Trăng Non", Bùi vĩnh Phúc [xem chú thích 3 ở trang 165-170] đă lướt qua những tác phẩm của Lê Thị Huệ như cố t́m ra chân dung của đàn bà Việt Nam trong thời đại mới, thế mà những ǵ ông thấy chỉ là dấu vết của ánh trăng non.

Nhưng…

Nhưng tất cả những ǵ là nghĩa sống

Tất cả là hương vị của trăng sao;

Đă kết tinh trong linh thể con người

Ở những kiếp hoang hư đầy mộng aỏ…

 

Lại một lần nữa tôi phải làm việc sửa chữa bất đắc dĩ nàỵ Tôi không phải làm cho Lê Thị Huệ, không phải làm cho tôi, mà c̣n sửa chữa cho tiếng Việt nữa.  Trong truyện ngắn Chiều Cổ Thụ, Lê Thị Huệ đă gợi ư với h́nh ảnh “Thế mà bao nhiêu buổi chiều như chiều nay đă đâm rễ, đă bám lấy xuống đời nàng.." Theo ông Phúc, nhóm từ "bám lấy xuống đời nàng" có vẻ thừa và không chặt chẽ. Tôi không đồng ư với ông. Tôi cho là vừa đủ; muốn đủ cần cả cặp "lấy xuống” mới nói lên hết cái dằng co, định mệnh, đeo đuổi, níu kéo.   Đây là thiển ư của riêng tôi.

 

Thử xét ư của lời văn. "Buổi chiều" bám theo đời nàng như thế nào?   Nó bám lấy và đồng thời cũng bám xuống. Bám lấy như đeo đuổi và bám xuống như dịnh mệnh; bám lấy như níu kéo, bám xuống như dằng co.  Ôi! Đeo đuổi, định mệnh, níu kéo, dằng co tất cả đă nêu lên h́nh ảnh phụ nghĩa cho động từ Bám; nên chữ "lấy" và "xuống" có thể được xem như trạng từ mô tả trạng thái của hành động Bám. Sự đeo đuổi như cái nợ của định mệnh ấy tương tự như vần thơ sau của Hàn Mặc Tử:

… Dẫu đau đớn v́ điều phụ rẫy

Nhưng mà ta không lấy làm điều

Trăm năm vẫn một ḷng yêu

Và con yêu măi rất nhiều, em ơi!

(Muôn Năm Sầu Thảm)

Nếu ta bỏ đi một trong hai từ ‘lấy’ hay ‘xuống’ như ông Phúc đă đề xướng: bám xuống hay bám lấy đơn thuần chỉ nêu lên một khía cạnh của ngôn ngữ. Hiểu như thế ông Phúc chỉ hiểu được một nửa văn Việt mà thôi.  Hăy đưa một ví dụ khác như: 

"…đứa bé chạy lại để bám lấy mẹ, nó không để ư đến cái hố sâu cạnh bờ đê, rồi hụt cẳng ngă nhào xuống…Người mẹ tung ra, chạy tới vực mà cố bám lấy xuống đứa con…"

Ở đây, "bám lấy xuống đứa con" là sự đeo đuổi như định mệnh của mẹ, và níu kéo để dằng co lấy sinh mệnh của đứa con; c̣n "đứa bé chạy lại để bám lấy mẹ" như để đeo đuổi và níu kéo mẹ, chứ không do định mệnh của đứa bé phải thế, mà do Tư Kỷ của đứa bé (Tư Kỷ đây phải hiểu theo nghĩa bản chất tự nhiên hay self-ego).

Trước khi phân tích để định vị của từ ngừ trong câu tưởng tôi nên nhắc lại vài khái niệm về cấu trúc của câu văn. Một câu đơn giản bao giờ cũng gồm có Chủ Từ (subject), Động Từ (verb) và Túc Từ (object); ví dụ: tôi ăn cơm, ở đây tôi là chủ từ, ăn là động từ c̣n cơm là túc từ chỉ vâ.t/việc mà hành động của động từ chi phốí (Tôi làm ǵ? Tôi ăn.  Ăn ǵ? Ăn cơm). Để diễn tả trạng thái của hành động (động từ) phải dùng đến trạng từ (adverb). (Ăn thế nào ? Ăn chậm; th́ chậm là trạng từ nói lên cái trạng thái của hành động Ăn). Để dễ dàng định vị từ ngữ trong câu của Lê Thị Huệ, tôi thâu ngắn câu ấy thành "chiều nay bám lấy xuống đời nàng"

 

1) Chiều là danh từ dùng làm chủ từ trong câu, c̣n nay là chỉ định từ bổ nghĩa cho chiều (Nguyễn Hiến Lê trong cuốn "Tôi Tập Viết Tiếng Việt" nhà xuất bản Văn Nghệ, California 1988, page 39-63); chiều nay nhóm lại mà thành danh ngữ đóng vai tṛ chủ vị trong câu (nhiều từ có thể nhóm lại thành một ngữ); nên gọi là chủ ngữ.

 

(2) Lấy xuống là hai trạng từ cùng bổ nghĩa cho động từ bám. Cụm từ lấy xuống ở đây có thể nhóm thành một trạng ngữ diễn tả cái trạng thái của hành động Bám. Trạng ngữ lấy xuống có thể hoán vị mà ư của câu không thay đổi bao nhiêu lắm. Chúng ta tạm gọi ấy là hoán vị ngữ: chiều nay bám lấy xuống đời nàng hay chiều nay bám xuống lấy đời nàng; ư nghĩa cùa hai câu gần như nhau, nhưng cái cảm gieo vào hồn người đọc lại khác. Câu trước lấy đeo đuổi làm chính, c̣n định mệnh chỉ là phụ; câu sau níu kéo làm phụ c̣n dằng co mới là chính. Chính và Phụ hỗ tương nhau trong cái cảm giác, mà cảm giác kích thích do sự mâu thuẫn nội tại; v́ thế chính có c̣n là chính, và phụ đâu c̣n là phụ nữa.  Chính và phụ chỉ là cái tên gọi, mà cảm giác mới là cái đích thực người viết muốn gieo vào hồn người.  Đó là cái đẹp của chữ Việt và sự tuyệt diệu của ngôn ngữ.

 

(3) Nếu chúng ta tách rời trạng ngữ lấy xuống bằng cách chen túc từ (object) đời nàng vào chính giữa như chiều nay bám lấy đời nàng xuống, nêu lên sự chịu thua cho định mệnh (trớ trêu). Ở câu này (a) chữ lấy là trạng từ bổ nghĩa cho động từ bám; (b) chữ xuống là trạng từ nói lên trạng thái của động từ bám và cả trạng từ lấy; (c) cụm từ bám lấy có thể h́nh thành một động ngữ nói lên hành động của Chiều nay lên đời nàng. Như thế từ xuống nói lên cái thể trạng của hành động bám lấy đă tác động lên đời nàng. Động ngữ bám lấy không thể hoán vị hai từ trong ấy v́ hai từ đó đóng hai vai tṛ khác nhau.

 

Từ đây hăy bước xa thêm một tư nữa để t́m ra vài quy luật nhỏ trong ngôn ngữ Việt. Tôi đưa ra 2 quy luật này chỉ nhằm mục đích học hỏi và nghiên cứu thêm về ngôn ngữ Việt. Hai luật này chưa dược kiểm chứng hẳn hoi.  Mong độc giả đóng góp và phê phán.

 

Thử xét thêm một ví dụ nữa:

"…khi ngoảnh đầu lên, tôi mới biết ḿnh đang dứng trước cổng nhà. Trong chiếc ghế cũ đă hai mươi năm, mẹ tôi vẫn ngồi đó, tóc mẹ bạc nhiều…tôi chạy lại và ôm quàng lấy mẹ…đứa bé, thằng em tôi tung cửa, chạy ra mà quàng ôm lấy chân tôi…"

 

Đoạn văn này, hai động từ ôm quàng (động từ kép?) nhóm lại thành một động ngữ mà có thể hóan vị được. Cũng như trên, hai từ của động ngữ ôm quàng hoán vị mà ư của câu không đổi là bao nhiêu. Chỉ có cảm giác là khác: ôm quàng nói lên sự nhớ, thương, mong bao nhiêu th́ quàng ôm nói lên sự thiết tha, đượm t́nh người bấy nhiêu.  Bây giờ tôi xin giới thiệu cùng độc gỉa hai quy luật nhỏ ấy [ai thấy đúng có thể sử dụng 2 quy luật này mà "không phải xin phép tôi”.  Riêng chỉ có Bùi vĩnh Phúc muốn sử dụng 2 quy luật này th́ phải viết thơ "xin phép tác giả trước; nếu không ông sử dụng sai thành ra bôi bác "quy luật văn học" mất].

Quy Luật 1 Nếu những từ trong một ngữ đóng vai tṛ giống như nhau, th́ những từ ấy có thể hoán vị

Ví dụ1: Bám lấy xuống hay bám xuống lấy nghĩa đều gần như nhau, dù 2 trạng từ (vai tṛ như nhau) trong trạng ngữ lấy xuống đă hoán vị

Ví dụ 2: Ôm quàng lấy hay quàng ôm lấy nghĩa đều gần như nhau, dù 2 động từ (vai tṛ như nhau) trong động ngữ ôm quàng đă hoán vị

Quy Luật 2 Nếu những từ trong một ngữ đóng những vai tṛ khác nhau, th́ những từ ấy không có thể hoán vị.

Ví dụ 3: Động ngữ 'bám lấy’ trong "chiều nay bám lấy đời nàng xuống" không thể hoán vị được v́ bám giữ vai tṛ của động từ c̣n lấy giữ vai tṛ của trạng từ trong động ngữ bám lấy .

Ví dụ 4: Chủ ngữ "Chiều nay" không thể hoán vị được v́ chiều là danh từ đóng vai tṛ của chủ từ c̣n chữ nay giữ vai tṛ chi định từ của 'chiềú’ trong danh ngữ ‘chiều nay’ .

Dùng hai quy luật nhỏ trên phân tách lại câu "tôi chạy lại và ôm quàng lấy mẹ". Nếu chúng ta hỏi 'tôi ôm như thế nàỏ'   Ôm quàng và ôm lấy, như thế hai từ quàng và lấy phải là hai trạng từ bổ nghĩa cho động từ ôm; hai trạng từ này có thể nhóm lại thành trạng ngữ và có thể hoán vị được theo quy luật: Khi hai trạng từ hoán vị, câu ấy trở thành vô nghĩa như "tôi chạy lại và ôm lấy quàng mẹ". Nên quàng không thể là trạng từ được, mà quàng phải là động từ và chỉ có lấy là trạng từ thôi.  V́ lẽ ấy, thay v́ hỏi 'tôi ôm thế nào‘ th́ phải hỏi 'tôi làm ǵ?' tôi ôm lấy và quàng lấy mẹ. Như thế hai động từ ôm quàng trở thành một động ngữ có thể hoán vị được, trong khi 'lấư là trạng từ nói lên cái trạng thái của ôm quàng.

 

Bài viết chưa xong th́ ở tập san Thế Kỷ 21 đă đăng bài viết của kỹ sư Phạm Ngọc Khôi về sự tác tạo và hủy thể trong quan điểm vật lư lựợng tử và sinh hóa của chính ông Khôi.  Tôi đă áp dụng một cách nhuần nhuyễn quy luật hủy thể này vào văn chương để minh chứng sự hủy thể của văn chương, và tiên đoán văn chương của Bùi vĩnh Phúc đang trên đà hủy thể !!!

 

5. Sự hủy thể của văn chương.

(đây là tóm tắt của bài "Số Phận Văn Chương và Entropy" đă gởi cho Thế Kỷ 21).

Tôi rất mừng khi ngày càng thấy nước Việt sinh sản ra qúa nhiều người tài, 'nerds' và học giả. Thật đúng với câu nghĩa nhà cha nói trao phương tiện, Xuân mới con gây sáng Lạc Hồng. [2]

Hănh diện lắm với cái năng tài 'học một biết mười của dân tá. Từ xưa đến nay, văn hóa Âu-Mỹ vẫn được cho là thuần lư, thế mà Lư Luận Học cuả họ mới chỉ chia ra làm hai phép, ấy là: phép phân tích và phép quy nạp. Người Việt nhà ḿnh với cái tinh túy 'học một biết mườí đă 'nặn' ra thêm một phép nữa mà chia môn Lư Luận Học của Âu-Mỹ thành Tam Pháp Luận: phân tích, quy nạp và/rồi phóng đạị Vui là v́ người tài nườc ta nhiều hơn lá mùa thu; buồn là v́ nhiều nhân tài thế mà dân tộc , đất nước ta sau hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước chỉ tiến tới cái mức là 'không có ǵ' [16]. Ấy là bởi cái bệnh Khuê (xem phần III Văn Cách của Thụy Khuê) truyền nhiễm khắp dân gian, và đă làm hỏng bao cuộc cách mệnh của dân tộc hay việc lớn của quốc gia, đúng là 'chữ tài đi với chữ tai một vần'(Kiều). Ôi!

…Vấn đề là có hay không

Ngàn xưa đă chết sao nồng t́nh quê,

Non sông chập núi trùng khe,

Rằng Saỉ Rằng Đúng? Rằng Mể Rằng Tường?

Rằng ai lưu dấu cầu sương?

Cho nhau noi vết t́m đường lối đi

Nào ai cùng tất muốn v́

Non trèo, khe lội mà truy cội nguồn

Bấy lâu thác đổ ghềnh tuông

Hỡi người Tri Thức có buồn hay không?

Để riêng tôi lội ngược ḍng

Măi sao xuyến những nỗi ḷng cách ly,

Cha từ biển nước quy y,

Đỉnh non Mẹ một ḷng qùy hướng dương.

Đầu sông Thương, cuối sông Thương!

Uống cùng một nước đoạn trường đôi nơị

Ḍng ngân dằng dặc cách vời

Cho Tiên xa Tục phôi pha lương th́

Anh Ngưu, ả Chức tội chi?

Tinh Thô biền biệt mới ly Tính T́nh.

Thảy khôn ăn ở riêng ḿnh

Nghe bao heo hút đường sinh lối thành…[2]

 

dẫu có không, đúng sai, mê tường…ǵ ǵ đi nữa, nên ghi nhớ rằng 'chỗ ta ngồi người xưa đă ngồí, đường ta đi kẻ sau cũng sẽ đi, việc ta làm tất phải ảnh hưởng tới người sau nhiều lắm. Nếu có ai cứng đầu, ương ngạnh và vô tâm cho mọi việc xảy ra chỉ là cái cớ…th́…

 

Entropy là cái cớ! Nghệ thuật là cái cớ! Viết cũng là cái cớ nốt để bày tỏ tâm tư ḿnh và nêu lên cái thắc mắc muôn đời ngu dốt của chính tôi . Gần đây trong tập san Thế Kỷ 21, phần anh ngữ, kỹ-sư Phạm ngọc Khôi đưa ra nhận định về niềm ;'bất khả tín' về Thượng đế của nhà vật lư người Anh, Stephen Hawking (TK21, #90), nhận định này đă được ông Nguyễn Hùng Vũ (TK21, #91) điều chế lại trong pḥng thí nghiệm vật lư. Cứ tưởng chuyện vui đến thế là hết. Ấy mà măi đến nay, kỹ-sư Khôi lại ch́a ra thêm một bài khác 'On Quantum Mechanics, Biochemistry, and the Law of Creation' (Về cơ học lượng tử, sinh hóa học, và quy luật của tạo hóa), bài dài tới năm trang và viết bằng tiếng 'ngoại quốc'. Trong bài này (TK21, #95), kỹ-sư Khôi đă lên tiếng ở trang 106, đoạn văn thứ 2 của phần V như sau:

 

"…However, I hold a different point of view (of course with Mr. Vu). I have learned chemical engineering, yet I do not liken the concepts of Western alchemỵ I understand that the ancient Chinese did not mean literally that nature is created by five elements Metal, Wood, Water, Fire, and Earth. Instead, they referred to the basic characteristics of these substances which can be seen (found?) not only in nature but also in human bodies, characters and activities…" (ở đây ông Khôi tự giới thiệu là kỹ-sư).

 

Và đă điểm ra thêm về chinh lư của ḿnh ở phần kết luận (conclusion) như:

 

"I am a chemist deeply influenced by Eastern thougths, Mr. Vu is a physicist trained in Western tradition. We hold different beliefs and contrasting viewpoints, and make dissimilar mistakes because of different limitation of knowledgẹ" (ở đây kỹ-sư Khôi tự xưng là nhà hóa học, đúng với tinh thần 'học một biết mườí của dân gian, tôi bảo là 'dân gian' đấy!).

 

Đọc đến đây ai trong chúng ta cũng phải công nhận là kỹ-sư Khôi là một 'học giả' thông kim, bác cổ, thấu suốt Đông-Tây [17]. Với trí tuệ ấy cộng với khả năng 'học một biết mườí (phép phóng đại) th́ cái giấc mộng Đông-Tây nhất thể ắt phải gần kề bên nách. Đông Tây nhất thể với các cu trắng, cu vàng, cu đen, cu xám chạy quanh như cố thoát ra cái ngục tù nhất thể ấy với cái lẽ: chúng ta tương quan nhưng không tương đồng; chúng ta tương trợ nhưng không đồng thể; với lư ấy, Đông Tây nhất thể thành Đông Tây tách thể bởi nhị Kỷ Và Đông Tây hủy thể do nhị Hồn. Lại cũng với phép phân tích, quy nạp và phóng đại, kỹ sư Khôi đă vẽ ra một quy luật hủy thể ở đoạn văn thứ 2, phần II, trang 103 như sau:

 

"In thermodynamics, it is usually assumed that in a closed system, at constant temperature, entropy does not changẹ However, before reaching a state of either stable or unstable equilibrium, entropy tends to increase, or thing generally change from order to disorder. As Hawking put it, everything tends to go wrong: A cup of tea can be easily smashed into pieces (or entropy can be increased with ease) but these broken pieces cannot be assembled easily to recontruct that cup (or entropy can hardly be decreased). This is why I think the natural trend to increase entropy is a part of THE LAW OF DESTRUCTION)…"

 

Chúng ta tạm coi đoạn văn trên như là QUY LUẬT HỦY THỂ (THE LAW OF DESTRUCTION) của kỹ-sư Phạm Ngọc Khôi , chứ không phải là của khoa học hiện hành[18], và dùng quy luật ấy như kim-chỉ-nam để soi sáng sự hũy thể của văn chương; c̣n đúng hay sai là ở kỹ sư Khôi, người lập thuyết.

 

Từ ngàn xưa, chuyện văn chương là chuyện của ḷng người. Người đă dùng văn chương để bày tâm tư, tỏ nổi ḷng, tŕnh khúc mắc, vẽ tương lai …tất cả đều xuất phát ra từ nội tâm của con người nên chúng ta có thể xem văn chương như một hệ thống đóng (closed system). Thế mà nét văn của mỗi người vạ từng thời diểm có khác nhau, ấy là bởi sự kích thích ngoại lai tạo ra trạng thái mất thăng bằng (unstable equilibrium) của nội tâm mà khiến cho hệ thống đóng ấy thay đổi và trở nên hổn độn (disorder) với sự tăng trưởng (increase) entropy.  Nếu sự hỗn độn này tiếp tục sẽ đưa đến trạng thái hủy thể của hệ thống đóng (hay của văn chương). Nói một cách khác, nếu văn chương dùng tạp nhạp với những loạn văn, sáo văn, vong-bổn văn, đạo văn…như thế văn chương ấy đang trên đà hủy thể.

 

Ngày nay, trên diễn đàn văn học Việt ở hải ngoại, 'dăm bá cái cột trụ gẫy của phê b́nh văn học mới xuất hiện mà đă xem như thượng đế bất khả xâm. Người th́ viết loạn, như văn Bùi Vĩnh Phúc; kẻ th́ nói loạn, như lời của Thụy Khuê (xem phần III Văn Cách của Thụy Khuê). Chúng ta hăy dùng lại luật hủy thể của kỹ-sư Khôi để minh chứng sự hủy thể văn chương của Bùi Vĩnh Phúc.

 

Chúng tôi đă đưa ra đầy đủ những minh chứng của văn chương hơn một lần 'hội nhập', và chứng tỏ văn của Bùi Vĩnh Phúc ngày càng trở nên xáo trộn về ư, hỗn độn về từ, tạp nhạp về lối hành văn…như thế 'entropy văn-chương' của Bùi Vĩnh Phúc đă tăng trưởng đến cùng cực. Nếu ứng dụng quy luật hủy thể (The Law of Destruction) th́ văn chương Bùi Vĩnh Phúc đă đến cái 'dead end'. Văn chương Bùi Vĩnh Phúc ắt bị hủy thể và tự diệt. Hay dùng 'ngôn từ nổ' của Phạm Công Thiện, th́ văn chương Bùi Vĩnh Phúc đang dẫy dụa với cái chết bi thảm, trong 'ư thức tự diệt' và tự vùi sâu trong 'hố thẳm' muôn đời…Tuy nhiên, tựa vào lời 'kinh điển' của Phạm Công Thiện "Hăy can đảm lên đường đi t́m Hố Thẳm" mà tự hủy.

 

Bùi vĩnh Phúc đă thường dùng toán-lư như cái cớ để viết phê-b́nh và lư luận văn học. Tôi đă ứng dụng cùng một phương cách ông đă làm để tiên đoán sự hủy thể văn chương của ông. Sự tiên đoán này đúng hay sai c̣n tùy vào thuyết hủy thể (Law of Destruction) của kỹ sư Phạm Ngọc Khôi sai hay đúng??!!

 

Thay lời kết luận cho phần này tôi xin nêu rơ ra 6 điểm chính để ông Phúc tiện mà bàn căi hay lên tiếng phản đối:

 

a) Tôi cho văn ông dùng tạp nhạp quá nhiều sáo ngữ khó hiểu.

(b) Tôi cho ông không hiểu một tí ǵ về môn toán-lư nên ông mới dùng sai những danh từ của vật lư và toán học (tôi gọi đây là sự cưỡng hiếp ngôn từ).

(c) Tôi cho văn ông hỗn loạn về ư, lời, từ ngữ, và rất khó đọc.

(d) Tôi cho văn ông là văn vong bổn với phép hành văn của văn Mỹ.

(e) Tôi cho ông nhận định sai lạc về từ ngữ dùng bởi Lê Thị Huệ (tôi có đưa ra hai quy luật nhỏ để thử nghiệm)

(f) Tôi dụng quy luật hủy thể của kỹ-sư Khôi để minh chứng sự hủy thể của văn chương; lấy văn ông làm sự tiêu biểu.

 

Khi trả lời mong ông nêu từng điểm và trả lời từng phần rơ ràng để tránh nói lạc đề [như ông tră lời ông Phạm Hiếu mười năm trước. Ông Phạm Hiếu đă kích v́ ông lầm lẫn trong việc lấy râu ông này, cắm càm bà nọ do sự thiếu kiến thức về toán học của ông. Thế mà khi trả lời, ông không nhắm để trả lời những điểm sai laị bẻ sang hướng khác và tránh bàn về cái lỗi của chính ḿnh. Cái kiểu ăn nói lèo lái ấy là của con buôn chứ không phải là phong cách của người cầm bút suốt 20 năm trời như ông.

 

===================

5- Chú Thích.

[1] Phan Bội Châu, "Quốc văn, Kinh Dịch Diễn Giải" , Chương Thâu sưu tầm và biên soạn. Nhà xuất bản Thuâ.n-Hóa 1990.

[2] Thơ của L. Nguyên Chương.

[3] Bùi vĩnh Phúc, "Lư Luận và Phê B́nh, hai mươi năm văn học Việt ở ng̣ai nước 1975-1995" Nhà xuất Bản Văn Nghệ, California 1996. [theo tôi sách này không có gía trị ǵ về văn học,lẫn phê b́nh văn học. Bởi tác gỉa dùng nhiều sáo ngữ và loạn văn 'trăi dàí ṭan bộ cuốn sách gần 800 trang. Đây chỉ là những bài 'phiếm luận' hay 'tùy bút' của tác gĩa đă viết ở những thời điểm khác nhaụ Không có gía trị về 'khảo cứú].

[4] S. Quentin, Australasian Journal of Philosophy 69/I (1991) 48-65; Faith and philosophy 9/2 (1992) 217-37.

[5] W. Lane Craig, Australasian Journal of Philosophy 69/4(1991) 492-503 Faith and philosophy 9 (1992) 238-48.

[6] Wheeler John, "The Physics's Conception of Nature" Ed. J. Mehra, D Reidel, Boston 1973.

[7] G. Stromberg, Astrophysical Journal 61 (1925) 353-62.

[8] E. Hubble, Proceedings of National Academy of Science 15 (1929)168-73

[9] A. Penzia, and R. Wilson, Astrophysical Journal 142 (1965) 491-21.

[10] W. Lane Craig, "Theism, Atheism and Big Bang Cosmology" Clarenden Press, Oxford University Press 1993.

[11] R. C. Tolman, "Relativity, Thermodynamics and Cosmology" Clarenden Press, Oxford University Press 1934.

[12] C. W. Misner, K. S Thorn , J. Ạ Wheeler, "Gravitation" Freeman, San Francisco 1973.

[13] Ạ Vilentin, Physical Letter 117B (1982), 25-8.

[14] Phạm Hiếu, Tạp Chí Văn Học số 23 (1987), 23-9.

[15] Tạ Chí Đại Trường , "Nh́n từ bên trong" viết chung với Nguyễn Xuân Nghĩa trong quyển "Viet Nam, Nh́n từ bên trong và bên ng̣ai", trang 80, (tôi đă sửa vài chữ cho hợp thời…)

[16] Ở Viet Nam sau 1975, người ta thường truyền khẩu những mẩu chuyện hay . Ví dụ như: Sau khi bác Tôn Đức Thắng chết, đến địa ngục gặp bác Hồ 'yêu qúư’, Bác Hồ với giọng nhừa nhựa lên tiếng hỏi " Sau khi tôi đi thăm Các Mác, mấy đồng chí đă thực hiện được ǵ sau ngày 'Mỹ cút, Ngụy nhào". Bác Tôn thở ph́ phào: " Thưa bác, xưa bác có dạy 'Không có ǵ qúy hơn độc lập tự do; chúng tôi thực hiện được một phần ba rồi a..". Mặt mày bác Hồ rạng rỡ thấy rơ: "Nghĩa là…”, Bác Tôn ph́ cười, cướp lời: "Nghĩa là không có ǵ đấy..".

[17] Ấy thế mà chỉ được kêu bằng một danh 'hơi bị khiêm tốn' là Kỹ-Sự ('hơi bị khiêm tốn' là lời của ông Hoàng Ngọc Hiến phó tiến sĩ Hà Nội phát biểu dịp đi xem dân Việt ở Mỹ sống giàu nghèo ra sao để về báo cáo đảng.

[18] Tôi không bảo là quy luật này là đúng mà chỉ muốn dùng nó thôi.  Nếu sai th́ kỹ sư Khôi chịu trách nhiệm đấy nhá.

 

================================================

 

 

 

 

III- Văn Cách của Thụy Khuê

 

Tại sao gọi là văn cách? V́ dụng của văn sắc bén như dao, như kéo, cắt ǵ cũng đứt, cắt chi cũng rời. Khi cần mềm th́ mềm, chỉ nềm như nước mà d́m trôi cả muôn loài; khi cần cứng th́ cứng, chỉ cứng như đá mà đập lệch cả càn khôn. V́ thế mà có văn cách, phải có văn cách.

 

Văn Cách, chữ Cách ở đây là phương thức, là phép diễn đạt ư (văn) của một người; c̣n Văn là lời viết, là nét đẹp, dáng vẻ thanh tao. Trong phần văn cách của Thụy Khuê, chúng ta hăy xem cái nét đẹp, cái dáng vẻ thanh tao của người đàn bà Việt Nam Thụy Khuê ra sao?

 

Trăng mờ c̣n tỏ hơn sao

Núi tuy rằng lở c̣n cao hơn g̣

(ca dao)

 

Thụy Khuê là ngôi sao ngủ, mà càng ngủ th́ càng mờ tối. Ấy thế mà trong tập san Hợp Lưu tháng 2&3 năm 1997 vừa qua, vào cuối bài bà đă lên tiếng đả kích bọn thợ thuyền của chúng tôi với một giọng khá thanh tao của một người đàn bà với nhan sắc mỹ miều cỡ như chị 'Doăn'. Bà Khuê đă mạt sát (độc giả???) chúng tôi như sau:

 

"...người Việt vẫn trọng khoa cử. Nếu ngày trước Chu An sản xuất ra 'một đống quan lớn'; th́ ngay nay, chữ sĩ, chữ sư, cũng không làm nên trí thức mà chỉ là cái mốc để tiến tới những thợ giỏi, giỏi chữa bệnh, giỏi tin học, giỏi chữa răng...giỏi kiếm tiền...Nhưng có văn hóa, hiểu theo nghĩa Phan Khôi, đủ để đem cái học tiên tiến của Tây Phương áp dụng và bổ sung vào đời sống người Việt, để xây dựng một nền học thuật và tư tưởng của nước nhà, th́ thật là chưa có." [2]

 

Nói đúng lắm, nói hay lắm, nhưng bà quả là không xứng đáng để thốt lên những lời "lộng ngôn" như thế! Trong cùng một số Hợp Lưu này, bà cũng đă ghi lại những lời phỏng vấn ông Tạ Trọng Hiệp về con người của Phan Khôi; rồi bà lại dựa vào lời của Tạ Trọng Hiệp mà cũng là ư của cụ Phan Khôi viết thanh lời 'sỉ vả' vào mặt độc giả chúng tôi một cách rất hỗn và láo! Bà chỉ giỏi 'nôn óe' vào mặt người khác chứ không đưa ra một phương án giải quyết.  Phương án mới là chính đề.

 

Chắc bà Khuê c̣n nhớ trong bài 'Đập vỡ cái Ghetto” đăng ở Thế Kỷ 21, tháng 9 năm 1991, trang 68; bà đă viết:

 

"Tiếc rằng, giới cầm bút ngoài nước, dù không có bạo quyền trước mặt, cũng lại quá khiêm tốn trước bạo lực, trước những bài viết không có phẩm cách. Đến nỗi, có những nhà văn, nhà biên khảo đứng đắn sắp cạnh những bài chửi rủa thô bạọ Một hiện tượng ít nước nào có."

 

Bà nói quá hay nhưng bà thử đọc lại đoạn văn đăng ở Hợp Lưu vào tháng 2&3 năm nay (1997) xem là bà đă viết với giọng văn ǵ thế ạ? Xin thưa ấy là văn chửi rủa đấy và không có phẩm cách (hay bà cho là chỉ ḿnh bà hưởng độc quyền chửi bới, trong khi người khác phải câm miệng để nghe?). Trong bài đăng ở Thế Kỷ 21, bà con bàn xa hơn về cái 'nhân cách lớn'. Như thế chắc bà cho bà đă có cái nhân cách lớn ấy mà lên lời xỉ vả độc giả. Tôi nghĩ 'chữ' bà dụng cũng nổ lớn lắm (không kém Bùi Vĩnh Phúc), như thế "tài của bà chắc cũng nổ to lắm nhỉ". Tuy nhiên rất tiếc cái Đức của bà quá mỏng. Đức mà kém 'nổ' hơn Tài th́ chỉ làm giặc cái phá nát, giặc đây chính là giặc văn hóa đấy, thưa bà. Tôi c̣n nhớ lời ông Tạ Trọng Hiệp đă nói muốn t́m hiểu văn viết của một người ta phải đào sâu vào đến cả đời tư của tác giả để xem cái phẩm cách và 'tư cách lớn' của người ấỵ Vậy chúng ta hăy xét xem phẩm cách của bà Thụy Khuê ra sao.

 

Rách áo đừng cho rách ḷng.

Nghĩa t́nh vẹn giữ, tiền nong vuông tṛn.

(ca dao)

 

Bà là người theo nghề văn th́ ắt phải giữ lễ tối thiểu với đọc giả trước, nay sự thể đă thế, th́ 'Đă mang lấy nghiệp vào thân. Cũng đừng có trách trời gần trời xa’ (Nguyễn Du). Bà viết và nói được câu trên chắc bà hả dạ lắm, nhưng bà có biết rằng khi viết hay nói điều chi đều phải tự xét xem Đức ḿnh có dầỷ Công ḿnh có lắm? Tài ḿnh có trội, Danh ḿnh có thừa, th́ hẳn thở ra những lời 'đại ngôn' như thế mà cảnh tỉnh người sau. Bà hay tự xét bà có đủ ĐỨC không?  Xin thưa với bà là không, ngàn lần không. Thật ra bà chỉ là hạng người 'theo đóm ăn tàn, theo voi ăn bă mia', tức khí mà nói càng. Tôi thật không hiểu bà đă học đâu...

 

Học đâu cái thói khéo điêu ngoa;

Ong bướm đong đưa cái tuổi già;

Gỗ mục têm vàng xem cũng thắm

Chuyện hờ ai biêt mối t́nh con;

T́nh duyên ai bảo không gian chứ?

Ăn nắm xôi thừa, tiếc lá đa,

Đóng cọc, đợi chồng; ừ cũng thú!

Trong khe nước chạy, tỉ tê tê....

 

Tặng bà bài con cóc nhảy này đấy. Tôi đă dựa vào bài 'mắng mốí của cụ Phan Khôi mà phổ thành, xin lỗi tôi đă dụng vài ba từ của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. [Bài này nói về cặp vợ chồng già mà t́nh vẫn c̣n son thắm như thủa đôi mươi. Họ yêu cả cái tính điêu ngoa trẻ con của nhau; họ mến cả những mối t́nh bên cạnh những mối t́nh (như t́nh bằng hữu, t́nh non nước, hay t́nh nhân...). Họ không xem cuộc t́nh chỉ hiện tồn trong không gian với mây trôi, hoa cỏ, mà c̣n luyến tiếc với mối thực trạng của thời gian mà nhớ cả hương vị của lá đa hoặc tờ giấy mỏng gói gém nắm xôi thừa để dành cho nhau; họ càng không thể quên được những lúc cỡi thuyền, đạp sóng ...rồi thả neo vào cái cọc đợi chờ nhau trong hoan lạc, mê say ở những gịng suối chảy tỉ tê vẳng lại như khúc nhạc vọng hưởng....Nếu ai có đầu óc phong phú hơn, nghĩ hay hiểu theo nghĩa khác, ấy không phải lỗi tại tôi, v́ văn tại nhân văn, ư tại người.

 

Khi nghĩ về bà tôi lại nghĩ ngay đến Kiều, không phải v́ bà "thi phú hát hay đàn giỏi như nàng Kiều’; nghĩ đến Kiều, tôi lại nhớ đến lời mạt sát của Nguyễn Công Trứ: "Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa . Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm". Dựa vào ư ấy, và thể thơ của cụ Phan Khôi (bài Than Thân), tôi xin được dịp phổ thêm một bài con cóc nhảy nữa trước để tặng bà, sau để tưởng nhớ người...xưa.. (và nay).

 

Người như ma mút lại chanh chua

Toan tính trăm năm chớ (để) thiệt ḿnh;

Trên dưới đă do tay bà nắm,

(mà) Trầm luân ấy bởi tính dâm tà

Đục trong đôi nước, soi với gạn

Thương giận trăm đường, thủy với chung.

Ô hay! Sao trách duyên cùng số!

Duyên số đường tơ lỗi tại ḿnh...

 

(Bài này nói về một người xấu mà tinh như ma, khôn như qủy. Bên ngoài tính việc sao khỏi thiệt ḿnh; bên trong định việc như một 'nội tướng xuất binh'. Mà cảnh trầm luân cũng không tránh khỏi; ấy là bởi 'tu thoát sao đây, sân lộng si'. Cái si, cái t́nh là 2 nguyên tố chính của bể khổ. Dẫu cố soi biết đục hay trong, vẫn không tránh khỏi lao tâm mệt trí bởi thương thương, ghét ghét. Nhưng mà người ơi! Cái khổ ấy tự ta gây ra cả... (cũng như tôi đang tự hành xác ḿnh để viết linh tinh thế này, ấy là do "bỗng dưng quàng nghiệp giữa đàng. Tôi nào có trách trời gần, trời xa). Nếu ai giễu cợt mà hiểu ư khác, ấy không phải lỗi tại tôi).

 

Thôi! Bà nói thế cũng được. Tất cả đều là thợ cả th́ cũng tốt...như nữ sĩ Thụy Khuê là thợ nữ trang, văn sĩ Đặng Tiến là thợ văn, kỹ sư Lê tất Luyện là thợ công nghiệp hay tin học (và rất giỏi kiếm tiến để phu nhân được rảnh rang mà đi "ngoại giao", giáo sư Bùi vĩnh Phúc là thợ ráp văn, thơ sĩ Ngu Yên [3] là thợ thơ, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là thợ nhạc, triết 'sĩ' Phạm công Thiện là thợ triết, luật sư Nguyễn Hữu Liêm [4] là thợ luật, ....gái nhảy đứng đường là thợ nhảy...c̣n tôi Tôn Thất Phu làm nghề đập đá bấy lâu, nên được gọi là thợ đập [5]. Nhưng như thế cũng bất ổn, mà bất ốn tất sinh loạn. Ấy là v́ những chức năng khác nhau như thế th́ làm ǵ có b́nh quyền và đồng đẳng trong xă hội nữa. Theo phương án 'cào cho bằng' của Xă Hội Chũ Nghĩa, chúng ta nên gọi từ bọn 'trí thức' cho đến gái nhảy với một danh xưng mới; ấy là Thợ đê-một-chấm.  Có như thế, trai gái b́nh quyền, nam nữ b́nh đẳng, 'trong ngoài vào ra lên xuống' đều như nhaụ Đó là cái xă hội mà chúng ta hằng mơ ước, xă hội bất hủ Utopia.

 

1- Khuê là chổng ngược của Cách.

 

Chữ Cách đây dụng khác nghĩa với chữ Cách ở trên (là phương thức). Ở đây , Cách là thay đổi cho tốt đẹp như nghĩa của cách mệnh. Trong sách Kinh Dịch Diễn Nghĩa, cụ Phan Bội Châu đă phê ở soán từ trong quẻ Hỏa Trạch Khuê như sau [1]: "Người ở th́ đại Khuê, tâm chí không đồng nhau, đường lối không chung nhau, nếu làm được những việc lớn như quốc gia xă hội, thật không thể làm được". Nên đến thời khuê, người nên tu thân cho trọn, tề gia cho khéo cũng là tốt lắm rồi. Với quẻ Khuê, cụ Phan cũng bảo cho biết " ‘Khuê là trái chống nhau’ nên đến Khuê th́ "Gia đạo đă đến lúc cùng tất đến nỗi ngang trái chia ĺa".

 

Ngoài ra, cụ Phan Bội Châu cũng đă than rằng "Quẻ Hỏa Trạch Khuê với đ̣ai hạ ly thượng”. Đ̣ai là trạch, ly là hỏa; tính trạch thời ngậm xuống, tính hỏa thời bùng lên (như tính khí bà Thụy Khuê), trên chẳng tiếp với dưới, dưới chẳng thông lên trên, tính hai bên trái nhau, thời tính hai bên cũng trái nhau, nên thành ra quẻ Khuê, Khuê lại xấu quá, xấu nhất trong kinh dịch." Cụ Phan c̣n nhắc thêm "Nhưng đảo trái lại, ly ở dưới, đoài ở trên, hỏa viêm thượng mà tiếp với trạch, trạch thủy ngậm xuống mà thông với hỏa, tính t́nh liên lạc với nhau, công việc giúp đỡ cho nhau, thời thành ra quẻ Cách"; v́ thế mà tôi gọi Khuê là chổng ngược của Cách, như chúng ta thường nói biện chứng duy vật của Marx là quái thai đẻ ngược, chổng ngược của biện-chứng duy-tâm Hegel.

 

Tuy nhiên, Dịch vẫn chủ ở sự thay đổi, khi bàn về mối tương quan giữa quẻ Khuê và quẻ Cách, cụ Phan Bội Châu đă chua thêm "Cách là một quẻ có công việc rất to ở trong kinh dịch, chúng ta xem lại hai quẻ ấy, thời biết rằng: C̣n Khuê thời không bao giờ làm nên Cách, mà đă muốn Cách, thời trước phải chữa cái bệnh Khuê..." Khuê là chứng bệnh đấy! Khuê là bệnh loạn óc cắn càng, c̣n Thụy là bệnh mớ ngủ nói sảng. Thụy Khuê ghép lại thật là danh xưng sao th́ người vậy! Tuyệt hay. Đến đây tôi lại nhớ đến hai câu Đường thi: "Thương nữ bât tri vong quốc hận. Cách giang do xướng hận đ́nh hoa", đă do ai đó dịch nghĩa như: "Con buôn biết nước mất đâu. Cách sông hát bướng mấy câu hận đ́nh"; ấy thế mà tôi không biết "qủy dẫn lối, ma đưa đường" lại phóng bút thành: "Gái đường biết nước mất đâu; Nằm chơi, thở bậy mấy câu lợm mồm". Thủa xưa các bà đi buôn nuôi chông con như 'thân c̣ lặn lội bờ ao’, thường đứng giữa cho đường mà gọi khách mua hàng. Ngày nay nhiều ông tham dự vào việc 'tề gia buôn bán', nên lắm bà không c̣n đi buôn như thưở xửa thưở xưa, thế mà nhiều người vẫn đứng giữa đường mà reo réo làm chi. Ai biết? V́ thế 'thương nữ' trong hai câu thơ Đường này có thể hiểu như 'thân gái đứng đường, hay gái đường.'

 

2- Kẻ trước người sau.

 

Tôi là kẻ tản nhàn, lười biếng, ẩn dật, lánh bụi; "ta van cát bụi trên đường, dù nhơ dù sạch đừng vương gót này" (HMT). Khi c̣n thơ, thích đọc sách nhưng chẳng thâu thái được bao nhiêu, v́ thế chẳng bao giờ tôi viết. Tôi c̣n nhớ lắm thủa c̣n đi học i-tờ, vẫn nghe thầy làng gơ đầu trẻ bằng hai chữ Đạo Đức. Đạo là nền của cuộc sống; Đức là căn cơ của ḷng từ thiện. Bỏ Đạo th́ mất hướng mà hoang mang, bế tắt; c̣n bỏ Đức th́ tâm bất an mà sinh ra loạn lạc, ly tán. Đạo phải vươn thẳng như tre, như trúc; Đức phải mềm như nước để tải Đạo, và sáng như mặt trời, mặt trăng để rọi đường Đạo. V́ lẽ ấy tôi sợ, nên chẳng bao giờ viết. Bởi Đạo chưa đạt nên sợ Viết lầm; Đức chưa tỏ nên sợ viết sai. Do Đạo Đức là nền tảng để xây dựng văn hóa cho nước nhà; nên sợ ḿnh viết sai lầm mà đưa văn-hóa vào nẻo lạc, và như thế vô t́nh hay gián tiếp tôi làm hư hỏng bao thế hệ ở tương lai chăng? Và sẽ mang tội với tiền nhân, ṇi giống.

 

Nay đọc văn chương 'mớí th́ nghĩ ḿnh không thể câm nín măi được! V́ người mang thân đi làm văn-học thời nay chỉ chạy theo cái danh hờ mà bỏ mất đạo đức. Nên tôi phải thay mặt quốc dân lên tiếng sửa sai đến đâu th́ hay đến đó, cứ tận sức người là đủ. Tôi nay ngồi thẳng, nghĩ thấu ngọn ngành, suy thận trọng từ mỗi gốc rễ, múa bút mà họa thành văn để cản ngăn sự nguy cơ xuống dốc của văn hóa nước nhà, mà văn hóa chính là điểm tựa của hồn dân tộc.

Lấy thân mà trả nợ đời

Đến ngày nhắm mắt tàn hơi mới rồi!

(Ca dao)

 

V́ thế tôi viết, phải viết. Nhưng viết thế nào đây.  Lúc cần cứng th́ cứng, lúc cần mềm th́ mềm. Văn là chí ngoại thân khi dụng làm roi vọt, khi dụng để sưởi ấm, khi dụng như điểm tựa.... Thời nay, ly loạn và ung mủ đă lâu, dụng văn để đem sự an lành cho tâm người, để nặn mủ mà sức thuốc cho lành vết. Nên văn cũng tùy thời mà chuyển hóa cho hợp lẽ để kẻ theo sau đỡ phải ṃ mẫm trong lầm lạc mà 'túy mộng trung' măi.

 

Rằng ai lưu dấu cầu sương,

Cho nhau noi vết t́m đường lối đi

(L. Nguyen Chuong)

 

Tùy có nghĩa là theo, kẻ sau theo người trước; tuy nhiên, muốn theo phải chọn, chọn được thày hay hoặc bạn tốt, ấy là Tùy rất hay. Trong Kinh Dịch Diễn Nghĩa, cụ Phan Bội Châu c̣n tán rộng ra ở quẻ Trạch Lôi Tùy: "Vậy thời Tùy nên thế nào Tất phải kén chọn làm sao cho được một cách đại thiện, Tùy mà được đại thiện, tất nhiên ḿnh v́ đạo phải mà tùy người, người cũng v́ đạo phải mà tùy ḿnh. Nhân với quả tương sinh, ḿnh với người thày tốt, có việc ǵ mà chẳng thông thuận đâu. Nhưng sở dĩ đại thiện mà hành, hà phải tạm th́ nửa đoạn mà được đâu, lại tất phải thành tâm kiên cố, hữu th́ hữu chung, thời kết quả của Tùy mới được viên măn. Như thế, thời Tùy mới không tội lỗi". Cho nên, người trước đắp gốc cho người sau, người sau là ngọn nảy sinh từ gốc trước, v́ thế người trước có chính, có thiện th́ người sau mới vui vẻ mà theo

 

Cây tốt gốc mới sanh cành nở ngọn,

Nước tốt nguồn mới biển cả sông sâu

(Ca dao)

 

Vào thời nay, trước có Phạm Công Thiện, th́ nay mới có Bùi Vĩnh Phúc, Phạm Ngọc Khôi viết lộng ngôn  “trước có Phạm thiên Thư th́ nay mới có Ngu Yên hay Đỗ Khiêm với những trang thơ đầy ảnh tưởng khiêu dâm, tục tằn và thô bỉ; trước có Thụy Khuê (TK) th́ nay mới xuất hiện Lê thị Thấm Vân lời văn chứa đựng bao ức chế (LTTV) [6]; đây là cái Tùy rất dở. Cái bất chính nối cái bất chính, sự bất thiện tiếp sự bất thiện. Khoảng năm trước, khi bài "Thúy Kiều: nỗi ám ảnh bất hạnh" của Lê Thị Thấm Vân đă đăng trên tạp san Hợp Lưu số 30, tháng 8&9, 1996, tôi định viết bài góp ư, chưa kịp làm th́ bài của Mộc Hương đă đăng ở số tháng sau. Đọc cả hai bài, tôi không dám coi thường sự hiểu biết nông cạn của chị Thấm Vân, mà chỉ thương hại chị thôi; v́ chẳng ai hướng dẫn chị trong văn học sử nước nhà th́ cũng không lạ ǵ khi chị đi nghe người ngoài mà coi khinh cả 'gia tàí của mẹ' của chúng ta.

 

Dây nhờ cây mới leo cao

Dây cao dây lại cười sao cây lùn.

(ca dao)

 

Vài lời với Lê Thị Thấm Vân, chị Vân ạ! như tôi đă đề cập nhiều trong bài, danh là cái nợ núi kéo chúng ta lại, nhưng muốn lập danh th́ thiếu ǵ việc để làm; cớ chi chị lại đem đời tư cụ Tiên Điền Nguyễn Du ra mà mổ xẻ, cụ đă chết lâu lắm rồi c̣n ǵ! Vả lại mỗi thời đại chúng ta sống với những ư thức hệ khác nhau, nên đem ư thức hệ đời nay mà so với ư thức hệ cả trăm năm trước là việc làm sai lầm, quá sai lầm. Cũng như Bùi vĩnh Phúc đă dụng cái kiến thức cỏn con a-b-c về ngôn ngữ học của ḿnh mà phê b́nh sai trái ngữ pháp của cụ Phan Khôi, ấy là việc làm không nên, chứ không phải không đúng. Người Việt ta có câu "nghĩa tử là nghĩa tận". Nếu cho chị Thấm Vân sống vào thời Nguyễn Du, với ư thức hệ thời ấy, th́ dẫu chị có làm bé của nhân tài như Nguyễn Du cũng chẳng lấy làm nhục ǵ (xin lỗi, tôi chỉ ví dụ); và nếu cụ Phan Khôi c̣n sống th́ mười Bùi Vĩnh Phúc cũng không dám lên tiếng nữa là một mà c̣n lư luận hỗn độn. Tôi thời khác, nếu có chê trách ai th́ cũng phải làm khi người ấy c̣n sống, v́ người c̣n sống là c̣n biện bạch được, chứ kẻ chết rồi th́ làm sao biện bạch đây. Nhận định của chị Vân không phải toàn sai về ư thức hệ thời cụ Nguyễn Du; nhưng cái sai là ở cái con người của chị chưa đủ Công Đức và kiến thức để phê phán một nhân vật thành danh đă lâu.  Nên nhớ! Cái tài không đe nổi cái đức đâu; v́ thế nên trau dồi Công Đức trước đă. Đừng học theo cái thói láu-ta-láu-táu/bộp-cha-bộp-chộp của bà Thụy Khuê th́ hỏng.

 

Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn.

Cớ sao trăng phải chui ḷn đám mây.

(ca dao)

 

Trở lại vấn đề, dẫu ǵ đi nữa 'chỗ ta ngồi, người xưa đă ngồí, nên việc ta làm kẻ theo sau sẽ làm. Do đó mọi việc ta làm cần phải cân nhắc lắm! Bởi trước có Phạm Công Thiện múa chữ, nên sau Bùi vĩnh Phúc mới bắt chước mà hành văn loạn. Thủa trước có 'ông sư nửa mùa Phạm thiên Thư làm thơ, nay mới có 'thi nhân dở hơi Ngu Yên thở ra thơ. Trước có Thụy Khuê nói loạn sau mới có Lê Thị Thấm Vân bất tiếu.  Đó là v́ cớ sao? Xin thưa ấy là v́ giọt nước đầu ở đâu, giọt nước sau theo đó. Nếu nay ta cố sửa chữa cho quốc hồn, quốc túy cho tươi sáng, th́ người sau cũng bắt chước mà làm theo. Ấy là cái Tùy rất tốt, rất hay, đại thiện và đại cát vậy. Một trường hợp cụ thể khác là ở Việt Nam, đảng cộng sản đă lừa dân để thực hiện mưu đồ bất chính của ḿnh, họ tổ chức ra bộ tuyên truyền để nói láo, nói bịp..., và vô t́nh nhưng hữu ư họ đă dạy nhau "bài học lừa đảo", dạy dân "bài học dối trá ", dạy trẻ thơ "bài học ma giáo"; tất cả thứ ấy họ cho là "đạo đức cách mạng" hay "đạo đức của con người xă hội chủ nghĩa". Họ tốn giờ để trăm năm trồng con người xảo trá, tạo một xă hội xảo trá, dựng nền văn hóa xảo trá; ấy là trước bất chính sau mới bất trinh. Họ dạy dân chuyên chính vô sản, nhưng họ lại đang tạo ra một giai cấp tư bản đỏ để thống trị muôn dân như loài cầm thú; dân c̣n tin ở họ hay không? Họ kêu gọi ḷng yêu nước của dân hải ngoại mà họ đă một lần xem như kẻ thù về giúp đảng chứ không phải giúp nước? Họ lấy danh lợi nhử bọn ngu và khi dùng xong quăng vào sọt rác (đây tôi gọi là chủ nghĩa giai đoạn), và chỉ có bọn thất học hay 'trí thức yêu nước' về mà ăn xôi vẽ? Ấy là trên mất chính, dưới tất phải mất trinh. Đây là cái Tùy rất dở. Ngôn không hết lời, lời không hết ư, mà ư không sao diễn hết được cái tâm! Mong hiểu cho nhau.

 

3- Phụ Thư:

 

Tại sao gọi là phụ thư? V́ nhân bàn chuyện Thụy Khuê mà luận về Phạm Công Thiện, người viết sợ lạc đề nên phải đặt ra phụ thư.  Đang bàn về Thụy Khuê  lại rẽ sang Phạm Công Thiện là v́ TK là căn rễ của bài viết, c̣n Phạm Công Thiện là cơ duyên của ư văn. Đang nói chuyện với Thụy Khuê lại nói với Phạm Công Thiện, ấy là v́ chuyện đời lắm khi có sự liên đới và tương quan với nhau, mà phần chính sợ chưa tỏ hết ư, chưa cạn hết ḷng, nhân đó người viết mới làm ra phụ thư để phụ chính nội đề cho thêm phong phú; bước ra khỏi chính đề mà t́m mối quan hệ để làm sáng ư văn; ấy là nỗi khổ tâm của người viết.

 

Phạm Công Thiện là một người viết văn có tài.  Tuy nhiên ông chưa xứng với danh hiệu Triết Gia (philosopher) như đă được sùng bái bởi Bùi Vĩnh Phúc và bao người khác. Nếu may mắn lắm, Phạm Công Thiện được tặng cho cái danh hiệu 'bách khoa ngữ vũ' là cao giá lắm rồi.  Tại sao như thế? Xin thưa, ấy là v́ Phạm Công Thiện chỉ cóp nhặt tư tưởng của các triết gia khác và thêu dệt thành văn chương với sắc thái riêng biệt. Từ ngữ Phạm Công Thiện dụng rất kêu và 'nổ'; tuy nhiên một vài nơi, chữ ông dụng ai cũng công nhận có lửa và đẹp như thơ; văn chương ông Phạm Công Thiện rơi rớt xuống những nơi ấy mà h́nh thành những ốc đảo thần tiên, nhỏ bé và rời rạc.

 

Trước khi phủ định danh hiệu triết gia mà người khác đă vô tâm 'gắn' trên aó ông Thiện, tôi thiết nghĩ chúng ta nên t́m hiểu qua ư nghĩa của triết gia là ǵ? Tôi không phải là triết gia, chẳng là nhà ngôn ngữ học, mà chỉ là thợ nên tôi dụng từ điển để t́m nghĩa của chữ, sau đó t́m cách luận bàn.

 

Quyển Webster's College Dictionary (Newly Revised and Updated) đă tái bản 1995 bởi Random House Inc. đưa ra bốn nghĩa về Philosopher (triết gia) như sau:

 

a.     A person who offers views of theories on profound questions in ethics, metaphisics, logics, and other related fields.

 

Tạm Dịch: Người đưa ra những quan niệm hay lư thuyết của chính ḿnh về những vấn đề sâu thẳm của nhân sinh (ethics), siêu hinh học, luận lư học và những ngành tương quan.

 

Lời B́nh: Ông Phạm Công Thiện chưa bao giờ đưa ra hay dựng nên một triết thuyết nào của riêng ông về nhân sinh (ethics), siêu h́nh hoc, luận lư học; Phạm Công Thiện chỉ có tài lượm lặt những tư tưởng to tát, những thành quả vĩ đại, rải rác khắp sách vở của các triết gia hay nhà văn tên tuổi mà viết thành văn; như thế Phạm Công Thiện chỉ là một cây bút có tài thêu dệt chứ c̣n lâu lắm mới đặt chân vào ngưỡng cửa của triết học.

 

b. A person who deeply versed in philosophy[ where philosophy is the rational investigation of the truths and principles of being, knowlege or conduct.

 

Tạm Dịch: Người nêu lên một cách sâu sắc và rơ ràng về triết học [mà triết học là sự nghiên cứu hay ḍ t́m bằng phương pháp luận về chân lư và nguyên lư của sự hiện tồn, sự hiểu biết và luân lư của cách xử thế (conduct).]

 

Lời B́nh: Phạm Công Thiện chưa có một bài khảo cứu nào đứng đắn và đúng nghĩa về triết học bằng cách lấy tư tưởng của người khác đẻ soi sáng niềm tin và tư tưởng của ḿnh. Những quyển sách hay bài viết của PCT thường ở dưới dạng phiếm luận hay tùy bút. Sách ông gắn liền với nhiều 'ông tây bà đầm' mà it khi được ông chú thích rơ ràng, có lẽ PCT sợ người khác t́m ra chỗ ông đă đạo văn ư, văn bản của người khác nên có ư làm cho xuất xứ mù mờ đị

 

c.      A person who establishes the central ideas of some movement...etc

 

Tạm Dịch: Người tạo ra cuộc đổi mới cho nhân sinh với niềm tin và tư tưởng của chính ḿnh để mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại

 

Lời B́nh: Phạm Công Thiện chưa làm 'chủ' một cuộc đổi mới nào trong nhân sinh dựa vào niềm tin và tư tưởng của chính ông. Sách của ông chỉ khiến cho giới trẻ nổi loạn chứ không mưu cầu an vui cho xă hội con người. Trong cả cuộc đời của Phạm Công Thiện, ông chỉ sống vất vưởng bên lề sự khổ đau của dân tộc Việt, sống bám lên sự hoang mang trong thác loạn của tuổi trẻ, sống vật vờ bên ngoài sự nổi trôi của đất nước. Với lối sống như thế th́ làm ǵ Phạm Công Thiện có thể đi sâu vào ḷng của quốc dân mà xây dựng cho đời thêm tươi tốt.

 

d.     A person who regulates his or her life by the light of philosopher or reason.

 

Tạm dịch: Người luôn chỉnh đốn đời sống của ḿnh theo ánh sáng của chân lư mà ḿnh theo

 

Lời b́nh: Phạm Công Thiện chưa dựng nổi một chân lư, một niềm tin hay lập trường cho chính ḿnh và đeo đuổi để thể nghiệm chân lư và niềm tin ấy. Ông chỉ sống dở hơi 'sáng vào chùa, tối ra chùa, ông không biết rằng chính ông đă làm dơ bẩn đền tự của Phật giáo ("chẳng thà như Phạm Thiên Thư, Vào non sờ nhụy hoa t́nh ngủ luôn"). Phạm Công Thiện sờ biết bao nhiêu nhụy đời rồi mà cứ lên kinh xuống kệ coi dưới mắt chẳng c̣n ai

 

Tựa vào giải kiến trên th́ Phạm Công Thiện chưa xứng để gọi là một triết gia. Thế ông là ǵ đây? A! có thể tạm gọi ông là "philosophun" hay philoso-fun (với adjective là ‘philosophuny’ or ‘philoso-funny’, phiên âm theo kiểu bồi là 'feel-low-so funny’).

 

Xưa học giả Phạm Quỳnh ca tụng Kiều của Nguyễn Du như để bày tỏ tâm tư của ḿnh cùng quốc dân, và như muốn đính chánh về 'việc ông đă cộng tác với Pháp chỉ để làm Văn-Hóa nước nhà"? Nay Phạm Công Thiện viết về "Nguyễn Du, Đại thi hào dân tộc" như để khoe tài viết lách láu táu của ḿnh, v́ ở trang 14 Phạm Công Thiện tự khoe rằng 'quyển sách này đă viết rất nhanh chóng (để làm chi?), chỉ khoảng một tháng rưỡí (với sự chuẩn bị bao lâu trước đó th́ không thấy Phạm Công Thiện nói tới. Buồn!!!). Giỏi thật! Nhưng tôi có cảm giác Phạm Công Thiện viết sách để "bán chữ, mua danh", hay 'đốn' cho vui cửa, vui nhà chứ không phải viểt để truyền "đạo sống của chính ḿnh, thứ mà ông không có".

 

Trong những ngày gần đây, sách báo ở Bolsa đă quảng cáo rầm rộ quyển sách của ông. Tôi lấy làm ngạc nhiên v́ bỗng dưng ông lại có được "cái đuôi rất dài " như thế, ra tiệm sách để điểm qua những lời hay ư đẹp của ông xem sao? Tôi cảm thấy thất vọng v́ sách ông lại viết dưới h́nh thức của phiếm luận hơn là triết học hay khảo cứu; sách chỉ bàn rộng rà vài ba câu thơ trong truyện Kiều mà ông thích hơn là nói về 'con người của Nguyễn Du như tựa đề sách của ông đă gởi gấm (đây là loại sách đầu voi đuôi chuột). Sách 'chửi rủa linh mục Vũ Đ́nh Trác v́ đă dám có quan niệm đối đầu với quan niệm nhà PHẬT (?) hay của riêng ông. Tứ Đại Giai Không mà ai lại thế? Hay đây là sách dạy về loại "triết lí chửi" chăng?

 

Tôi lượt qua quyển sách, và lấy làm lạ là với tựa đề là "Nguyễn Du, Đại thi hào dân tộc", mà ông chỉ dành vỏn vẹn có 6 trang múa chữ nêu lên cái lư tại sao gọi Nguyễn Du là đại thi hào; c̣n hơn 400 trang chỉ bàn về Kiều, luận về Kiều, nói về Kiều (???), mà không hề đá động đến tiểu sử của Nguyễn Du; nguyên nhân về thời thế, gia đ́nh để Nguyễn Du trở thành một đại thi hào dân tộc; những thi phẩm khác của Nguyễn Du (do ông lượm ở sách cổ nào đó) giúp ta hiểu về mặt diện khác của con người Nguyễn Du và xă hội thời bấy giờ; c̣n bao nhiêu thứ khác nữa đă giúp dựng nên một Nguyễn Du, một Tố Như... hơn là chỉ dựa vào vài ba câu thơ Kiều mà múa máy lung tung (có lẽ ông quen với cái lối viết lộng ngôn. chứ thực chất quyển sách chẳng có giá trị ǵ cả).

 

Trong quyển "Nguyễn Du, Đại thi hào dân tộc", chúng ta thấy những đống văn từ "hỗn độn', những lư luận theo kiểu loanh quanh thiếu nền tảng tư duy, những thứ triết lư nửa mùa loại 'trà dư tửu hậu” và "lố bịch". Hơn nữa những tập sách của ông là "kết quả của pha trộn tạp nhạp" giữa Đông Tây, cùng "một mớ chữ nghĩa hỗn loạn" gọi là văn "nổ" (ấy chết! Những từ ngữ trong ngoặc kép là chữ của ông đấy! Xin trả lại cho ông). Ư tưởng của Phạm Công Thiện cứ "xằng xiên", "tạp nhạp" từ ông Tây bà Đầm, ông Ấn bà Hoa, đến các danh nhân của Đại Cồ Việt. Chứ tứ tưởng ấy không có "hố thẳm" ǵ của riêng ông cả. Tôi cạn nghĩ, ḿnh phải có tư tưởng với sắc thái riêng, với "hố thẳm" riêng, từ đó ḿnh xây dựng lập trường với tư kiến riêng, sống với lập trường và tư duy ấy rồi mới phê phán kẻ khác.

 

Tôi không phải là một "thiên tài" như ông Thiện, nhưng ư tưởng của tôi đơn giản lắm. Ấy là 'dám sống' như ḿnh đă 'tư tưởng' mới là bước đầu của cuộc hành tŕnh của một triết gia; 'dám sống' như ḿnh 'viết' là giai đoạn đầu để trở thành nhà văn; 'dám sống' như ḿnh nói là nếp suy tư đầu tiên để trở thành nhà cách mệnh. Con chỉ 'tư tưởng, viết, nóí như con vẹt chứ không dám sống thực, ấy là sắc thái của con buôn. Hơn nữa dẫu có lượm được và nhai lại tư tưởng của ai khác mà dám sống với nó th́ trở thành một cậu học tṛ giỏi. Con lượm tư tưởng người khác chỉ để viết hay nói dẫu hay đi nữa, th́ ấy chỉ là phong cách của dân buôn lậu chuyên xài bạc giả để lừa người.

 

Ḍ sông ḍ biển ḍ nguồn

Biết sao được bụng lái buôn mà ḍ

(Ca dao)

 

Tôi biết Phạm Công Thiện đọc sách, nhá chữ khá nhiều, ông cũng là người thông minh và dễ thâu đạt ư của người khác mà thêu dệt thành văn, v́ thế ông đă thành danh rất sớm, ớ lứa tuổi mà người khác đang căp sách đến trường để 'mua chữ' th́ ông đă 'bán chữ' rồi. Có lẽ v́ thế mà ông ví ḿnh như một thiên tài chăng? Thiên tài là người thiên phú cho một phẩm cách và trí tuệ cách hơn người, thường đi trước người, nên thiên tài phải trở thành người hướng dẫn về ư thức hệ, hay đào tạo mầm non cho xă hội sao cho nhân sinh được hạnh phúc hơn. Nếu dựa vào tiêu chuẩn ấy th́ Phạm Công Thiện có xứng để gọi là thiên tài hay không?

 

Thôi ông Thiện ạ! Nếu mấy mươi năm trước là 'ngày sinh của rắn' th́ rắn cố trườn 'đi cho hết những đêm hoang vu trong những hốc đất rồi nhảy xuống 'hố thẳm' của 'ư thức tự diệt' mà tự hủy trong 'ư thức khắc khoải'. Rồi cuối cùng, "Hăy can đảm lên đường đi t́m hố thẳm", nhưng đừng rủ hay dụ đám trẻ theo ông nhá, Please!

 

4- Chú Thích

 

[1] Phan Bội Châu, "Quốc văn, Kinh Dịch Diễn Giải" , Chương Thâu sưu tầm và biên soạn. Nhà xuất bản Thuận-Hóa 1990.

 

[2] Thụy Khuê, "Phan Khôi: Phong Cách và Tư tưởng" Hợp Lưu, số 33, tháng 2&3, năm 1997, trang 100-112.

 

[3] Ngu Yên là thợ thơ, một thứ thơ loạn, tạp nhạp. Tập thơ mới 'ra ḷ' (ai biết tựa đề là chỉ) có đăng cả những tấm thân lơa lồ của nam nữ. Thơ như thế mà bọn viết thơ văn Bolsa gọi là thơ nghĩ cũng lạ. Không rơ ai đă dạy ông Yên cái loại thơ văn như thế.

 

[4] Nguyễn Hữu Liêm đang hành Luật ở California. Cái thủa c̣n đi học ở Oklahoma đến Austin, Texas, ông Liêm đă mạnh tiếng chửi những kẻ làm nhuc đến dân tộc; khá lắm. Ấy thế mà nay ông lại phủ nhận cả cái giá trị được gọi là Việt Nam (trong tập san triết số 2), và c̣n muốn gỡ ngói chùa ra nữa để làm ...ǵ chứ?. Tâm tư bất định như thế không phải là ke đi làm cách mệnh cho dân tộc.

 

[5] Vào mùa hè 1995, tôi sang Pháp làm nghề đập đá. Tôi có quen một số văn nhân tại Pháp; nghe danh của Thụy Khuê như sấm nổ ngang tai, thú thật, danh hư hỏng th́ nhiều, danh tốt th́ ít. Ấy là bởi 'hơi thối đưa xa, hương thơm thoảng gần.' Xong việc tại Pháp tôi cưỡi diều, đạp gió trở về Mỹ, khi gần đến ṿm trời Bolsa, chướng khí đă làm cho diều tôi 'đảo qua đảo lại mà tạo ra một cuộc diệu kỳ' (thơ Bùi Vĩnh Phúc) và đáp xuống. Ở Cali tôi gặp nhiều danh nhân đất Việt; nhưng sau lại chán ghét cái 'phồn hoa giả tạo, phải cỡi con ngựa sắt mà về đập đá tại W. Virginia.  Ít lâu sau lại sợ cái giá lạnh của miền bắc (dẫu tôi rất thích tuyết… với tôi tuyết như những nàng tiên phất phới áo trắng, bay xuống trần để xoa dịu thương đau...tuyết c̣n là những nàng tiên áo trắng, xinh xinh bị đày xuống trần v́ trót yêu một người nhân thế như tôi...lúc bấy tôi thật không ngờ là nhiều nàng tiên yêu tôi đến thế mà phải chịu đày xuống trần và phủ trắng cả sơn khê) Cuối cùng đành mượn tạm chiếc phi thuyền của NASA mà về Texas. Đây là mẫu chuyện lâm ly của đời tôị

 

[6] Lê thị Thấm Vân tên thật là Lê thị Hoàng Mai. Tên đẹp thế mà chị lại đổi thành Thấm Vân với nghĩa: đám mây loang, mà càng loang th́ t́nh càng mỏng ...th́ dễ bạc t́nh, bạc nghĩa.  Hoàng Mai nghĩa là thủa bắt đầu của thời đại hoàng kim dù Mai có nghĩa là chôn giấu đi nữa, th́ Hoàng Mai là sự chôn giấu thời hoàng kim như trong kim tự tháp mà vẫn sừng sững giữa trời xanh với bao huyền thoại xưa

 

===============================================

 

 

Văn Hồn trong tập-san Văn-Học, Văn và Hợp-Lưu

 

Tại sao gọi là văn-hồn? V́ văn là ngơ vào của tâm hồn, lúc ẩn, lúc hiện; không ǵ kỳ bí hơn, không chi đo lường đươc. Khi cần hiện th́ hiện, hiện làm sáng cho muôn loài, dẫn dắt cả bóng đêm; khi cần ẩn th́ ẩn, ẩn tàng cả âm dương, dấu kín cả đất trời. V́ thế mà có văn hồn.

Trước xin nêu tên ba vị chủ báo để tiện cho việc bàn thảo về một thứ văn thơ mà họ gọi là "văn thơ". Chủ nhiệm báo Văn-Học là ông Nguyễn mộng Giác (nick name "thụy mộng trung"), trước 1975 ông là thày dạy việt văn ở các trường trung học ở Quy Nhơn; ông Nguyễn xuân Hoàng đă dạy triết ở trường trung học Trương Vĩnh Kư ở Sài G̣n, nay là chủ nhiệm tờ báo Văn. Sau cùng ông Khánh Trường do giỏi đưa đẩy giữa 2 thế quốc-gia và cộng sản mà tạo ra cái danh chủ nhiệm báo Hợp Lưu

Người lỡ bán linh hồn cho ngạ qủy

Để muôn đời trong ngục tối thâm cung

Vẳng lời kinh vang rộn nẻo thiên đường

Trong tội lỗi cũng ngỡ ḿnh cao cả !

Thưa qúy vị, tôi ít học nhưng vẫn nghe lời xưa măi mà chưa thuộc nằm ḷng, nếu lỡ phạm đến râu hùm xin lượng thứ. Từ xưa đến nay, lắm kẻ đi học, đi dạy, biết được vài ba câu thánh hiền, nhai đến ṃn răng mà vẫn không bao giờ nghĩ đến trau dồi nhân cách cho khá hơn. Ấy là v́ sao. Xin thưa, ấy là v́ đạo đức thời nay được réo bán giữa chợ, rẻ lắm, vài xu có thể mua được vài 'đống đạo đức' về chất ở nhà để ngắm, để khoe, để làm dáng, để ra vẻ ta cũng có đạo đức như ai! Nếu quư vị làm báo, làm văn học không để tải đạo như người xưa, ít ra cũng nên tôn trong đọc giả v́ không có đọc giả th́ qúy vị làm báo cho ai đây. Không đọc giả qúy vị chỉ là bọn vô danh tiểu tốt? Thưa qúy vị:" Sống ở đời lắm kẻ chưa chi đă tự măn, tự hào, nhất lại tự cho ḿnh như độc tôn trong thiên hạ th́ thật là những hạng 'đáy giếng nh́n trờí, mà trong số này đáng kể hơn hết là những chú 'văn học' chỉ biêt ẩn ḿnh trong những khung cửa chật hẹp với một đống sách vở chứa toàn những cặn bă của tư tưởng và học thuật Đông Tây mà chẳng biết; thật tội!"[1].

Phần này được chia làm hai tiêu đề: tiêu đề thứ nhứt bàn về văn nhă (lời hay, ư đẹp) trong thơ văn đă xuất hiện gần đây trên báo Văn-Học và Hợp Lưu; tiêu đề thứ hai luận về đạo văn đă t́m thấy trong báo Văn.

 

1-   Văn Nhă trong thi ca Bolsa

 

Trong phần THƯ VĂN HỮU VÀ BẠN ĐỌC ở Hợp-Lưu số 33, tháng 2&3 năm 1997, trang 248-249, Bà Trần mộng Tú ở Seattle đă can đảm lên tiếng trong "những cái gọi là thơ" để phản đối thơ ráp chữ "Linda mặt ngang" của Đỗ Khiêm (Đỗ Kh.). Tối lấy làm ngạc nhiên, song cũng không kém phần thán phục bậc nữ lưu mà có kiến thức trông xa, thấy rông hơn hẳn bọn tự xưng là bọn mày râu. Kiến thức của bà c̣n hơn cả Nguyễn Mộng Giác (thụy mộng trung suốt đời) và Nguyễn Xuân Hoàng (???) nhiều. Lời bà Trần Mộng Tú phê b́nh khá nhẹ nhàng, cái nhẹ nhàng của người phụ nữ Á Đông; lời bà trách khá 'mô phạm', cái mô phạm của người có văn hóa. Tôi đồng ư vài quan điểm của bà Tú như: "Nếu chúng ta không được may mắn đọc một câu văn, câu

thơ xong thấy thơm cả miệng th́ ít nhất chúng ta không phải đọc một bài "gọi là thơ" mà nếu đọc lên thành tiếng th́ bẩn cả miệng, nếu đọc bằng mắt th́ chẳng khác nào bị tác giả văng tục vào mặt, bị tác giả lăng nhục bằng chữ và "Trên phương diện người câm bút tôi thấy rất xấu hổ. Trên phương diện người đọc giả tôi thấy bị tổn thương". Ấy thế mà cái ông Khánh Trường lại không biết ǵ là 'lời hay ư đẹp', lại cho đăng cả bài chọc ghẹo một cách rất thô tục và xàm xở của tên Đỗ Khiêm cho mọi người thưởng lăm cái phong cách làm báo tồi tệ của ḿnh. Báo Hợp Lưu coi thường đọc giả quá lắm. Biết sai mà vẫn làm là Khánh Trướng; biết sai mà vấn bất tiếu là Đỗ Khiêm, là 'rác thừa của xă hội'. Tôi mượn lại tập san Hơp Lưu số 31 từ người bạn để xét lại cái ǵ mà đám 'văn công' Bolsa gọi là thơ. Trong bài "Linda mặt ngang" trang 98, Đỗ Khiêm đă dụng đi dụng lại cái từ L-hai-chấm (âm hộ đàn bà) mà trưng ra một cách lố bịch và trắng trợn trong cái gọi là thơ! Thế mà Đỗ Kh. c̣n căi cối cho là "Tôi nghĩ tờ báo đă có sự tôn trọng (họ Đỗ ?) cần thiết (cho họ Đỗ) với cả ngàn đọc giả (đọc để chửi) khi đăng một từ mà văn học nước ngoài đă đưa vào giáo tŕnh từ lâu nay" [2]. Thơ là thế đấy hả ! Nay tôi đă hiểu cái tầm văn hóa của đám 'văn công' Bolsa chỉ đến thế là hết.

Đến đây tôi thắc mắc la tại sao bà Thụy Khuê lại không lên tiếng để cắt bớt cỏ gai trong văn học Việt mà chỉ biết bạo miệng đứng giữa đường chửi đổng vô cớ, hay là tự biêt thân phận ḿnh chẳng tốt đẹp ǵ nên không dám lên tiếng. Cũng số tháng đó bà lại có bài đăng, như thế bà có cảm thấy bài bà bị loại thơ này làm mất giá trị hay không? Bài lăng nhục phụ nữ thế mà qúy vị câm như hến cả ạ Ôi "sĩ tử rụt rè gà thấy cáo. Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi" (nhại thơ Tú Xương).

Vài tháng trước đó, tạp chi Văn Học cũng tiên phong đăng cái loại thơ văn kiểu này . Ở tạp chí Văn Học số 124, tháng 8 năm 1996, ở trang 90 có đăng "Bài học vỡ ḷng" của Lê Thị Thấm Vân. Tuy nhiên bài tương đối ít trắng trợn hơn bài "Linda mặt ngang" của Đỗ Khiêm, nhưng đây cũng là loại văn viết không nên đăng; nếu như những bài này chọn để đăng ở báo Playboy của Mỹ th́ ai mà phản đối, ngược lại, nó lại đăng ở những tập san với chủ đề văn-học để cho người Việt và người ngoại quốc nghiên cứu về văn hóa Việt. Theo qúy vị đây là văn học đấy ạ. Cái tập san xưa nay vẫn tuyên xảo ngôn như "Tạp Chí Sáng Tác Nghệ Thuật (Văn Học)" và "Tập San Văn Học Nghệ Thuật Biên Khảo (Hợp Lưu)'. Sự thật đây chỉ là những khẩu hiệu sáo rỗng mà nhiều đọc giả tưởng lầm mà nhá phải.

Ôi bọn họ ngốn nhai toàn bả giả, thở ra thối khắm cả trời Tây. Như đă nói trên, trong số 2&3 Hợp Lưu đă cho đăng luôn lá thơ trà lời không mấy nhă của Đỗ Khiêm ngay sau lá thơ của bà Trần Mộng Tú. Nay ở số 4&5, Hợp Lưu lại đăng thêm bài của chủ nhiệm Khánh Trường (tức là Kim Thi) như để biện hộ cho việc làm báo thiếu sót và thiếu tư cách của ḿnh. Tuy nhiên lập luận của Khánh Trường (KT) không mấy vững. Thế này nhá! Việc Galileo bị đưa lên đoạn đầu đài, v́ ông ấy dám tranh đấu cho Chân Lư, bênh vực cho Sự Thực hay Lẽ Phải khổng thể chối căi. C̣n ăn tục nói láo chỉ là vấn đề của Luân Lư chứ không phải là vấn đề của Chân Lư. Galileo tranh đấu cho Chân Lư: một lẽ phải của muôn đời; c̣n KT dành ảnh hưởng cho loại thơ tục, thơ tục không phải là Chân Lư để sống và để chết cho nên dụng Galileo như cái cớ để che đậy cho nhận định kém cơi của Hợp Lưu không thể đứng vững. Đây là loại ngụy biện hay ngụy luận, ngụy văn. Chân Lư th́ được dựa vào sự thật không thay đổi theo thời gian và không gian; c̣n Luân Lư th́ có thể thay đổi tùy vào không gian và thời gian. Luân Lư là định phép phải có của xă hội, định phép này do con người dựng nên để cố tạo trật tự cho xă hội mà đem thái ḥa cho cuộc sống của con người. Dẫu Luân Lư không là một Chân Lư hằng đúng, nhưng nó cần thiết cho sự giáo dục trẻ và giáo dưỡng muôn dân. Nếu qúy vị cho thơ tục là một 'thi cách' mới(?), th́ từ đó sẽ khai phá ra một nền giáo dục mới chăng? Dẫu cho cũ hay mới, tốt hay xấu, th́ chắc qúy vị sẽ không mấy vui khi nghe con cháu của ḿnh dụng những từ tục như thế trong ngôn ngữ hàng ngày. Qúy vị dùng từ tục được mà c̣n tự hào về điều ấy, th́ ai lại đi cấm con cháu của qúy vị dụng những từ ngữ tục ấy phải không? Giọt nước đầu ở đâu giọt nước sau theo đó. Tôi đồng ư với KT về quan điểm cho rằng người làm thơ tục hay dâm ô là do 'bí tắc của tâm lí hay bệnh trạng của nội tâm? Song người đồng t́nh theo hùa mà đăng những loại thơ ấy th́ có 'đồng bệnh tương lân' hay không? (tôi chắc hai 'thầy' Nguyễn Mộng Giác và Nguyễn Xuân Hoàng sẽ bất đồng ư kiến với tôỉ). Xin qúy vị đừng nhầm lẫn giữa "Cặn Bă" và "Tinh Hoa".

Như ta đă biết như tôi nêu ở trên, Kim Thi (tức Khánh Trường) đă dụng ngụy ngôn để bênh vực cho 'loại thơ tục' đă lỡ đăng trên báo Hợp-Lưu, và c̣n dẫn chứng bao chuyện bên lề để lèo lái, ngụy biện cho hành vi thiếu tư cách của ḿnh. Văn thơ là những nét đẹp của cuộc sống và của ngôn ngữ dụng để thăng hoa, chứ không ai dụng để hạ thấp con người ngang hạng với loài cầm thú. Hơn nữa, văn tại vân nhân, ư tại người, nên khi đọc thơ của người, ông KT không thể 'liên tưởng' đến một chuyện tục tỉu; ấy là bởi ông đă mắc phải một chứng tâm bệnh rất nặng, và nếu cứ thế tiếp tục như thế mà không kịp chữa chạy th́ khí uất sẽ trào lên óc mà thành điên loạn mất. Thêm nữa, ông KT cũng đă dẫn chứng và diễn giải thơ của bà Trần Mộng Tú một cách lố bịch và 'không có phẩm cách' (chữ của Thụy Khuê đấy!). Nếu đây là cái LỄ của ông dành cho người đồng nghiệp và cộng sự, th́ lời tôi phê về Thụy Khuê văn c̣n nhẹ lắm, vả lại tôi lại 'khác nghiệp' với các người, tôi không phải 'cái được gọi là nhà văn' như các người chỉ là thợ đập đâ. Ông KT lên tiếng sỉ vả bà Trần Mộng Tú v́ bà không nằm trong 'hội viết bậy' của ông chăng? Qua lời văn của KT, tôi nghĩ ông cũng không phân biệt nổi sự khác biệt giữa 'phê phán và mạt sát'. C̣n như nếu hỏi Hợp Lưu có xem thường đọc giả không? Xin thưa là có. C̣n hỏi KT đă lao tâm khổ trí để làm ǵ Xin thưa là v́ cái danh thừa đấy! C̣n ḷng hẹp ḥi và óc định kiến c̣n tùy vào cái mốc luân lư và mực độ văn hóa (văn là đẹp chứ không phải là tục) của mọi người  Khi ai không cùng hướng với ḿnh, không chấp nhận lối làm việc của ḿnh th́ ta có thể chụp mũ (kiểu cộng sản) cho họ là có ḷng hẹp ḥi và óc định kiến? Cái lối lư luận một chiều này giống như là 'ngụy biện chứng pháp' của các 'danh nhân' và 'đỉnh cao của trí tuệ' tại Hà thành.

Ông KT cũng nhầm lẫn khi xếp thơ của Đỗ khiêm ngang hàng với thơ của Hồ xuân Hương và những danh nhân khác(???). KT làm tôi có cảm tưởng, nếu những vần thơ của Đỗ Khiêm đem dịch ra ngoại ngữ th́ chắc sẽ chiếm lấy ưu hạng trong giải thưởng Nobel. Thơ của Hồ Xuân Hương tục hay thanh là do ư tưởng của người đọc, c̣n thơ Đỗ Khiêm th́ 'văng tục' ngay trong ngôn từ. Tôi xin dùng giản đồ Venn để minh chứng điều này:

Tùy theo định kiến của người đọc

Thơ Thanh

Thơ Tục

Thơ Bùi Giáng

Thơ Đỗ Khiêm

Tôi có thể dụng cùng giản đồ Venn trên để nêu lên sự tương quan giữa Phê Phán và Mạt Sát:

Tùy theo định kiến của người đọc

Mạt Sát

Phê Phán

Phê B́nh Văn Học

Phê b́nh văn học là một định thễ nằm ngoài sự phê phán và mạt sát. Theo tôi, kẻ viết văn, nhất là phê b́nh và lư luận văn học, trước khi đặt bút xuống phải cẩn trọng. V́ nếu viết cho ḿnh th́ không ai đem đăng báo, mà đă đăng báo là để t́m người đọc, nên phải tôn trọng người đọc và làm đúng lương tâm chức nghiệp của ḿnh.

Qúy vị đưa ra nhận định thiếu chính xác về 'Phê Phán và Mạt Sát', th́ cũng không lạ ǵ qúy vị lại hiểu mù mờ vê 'phê b́nh và sỉ vả', 'chân lư và luân lư', 'cặn bă và tinh hoa' Cũng không lạ ǵ qúy vị thay nhau ca tụng và giới thiệu sách "Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc" của Phạm Công Thiện; nếu ai đọc cuốn sách ấy sẽ t́m thấy lời mạt sát của Phạm công Thiện đối với linh mục Vũ đ́nh Trác ở trang 107; như thế văn mạt sát hay không tùy người viết chăng? Hay qúy vị chấp nhận loại văn mạt sát của Phạm công Thiện với ư khác? Khi ở trong nước đảng cộng sản ra tay mạt sát và đàn áp Phật Giáo, th́ có phải đảng Bolsa ở ngoài nước vô t́nh hay được sự chỉ định của đảng cộng tiếp tay mà khua mỏ phê phán, chửi rủa và sỉ vả đạo Thiên Chúa .Tôi không hiểu những người theo đạo Chúa nghĩ ǵ về điều này

Ông KT ạ ! Người Việt ta có câu 'nhất nghệ tinh, nhất thân vinh', dân Việt từ lúc qua Mỹ đến giờ chỉ học cho ḿnh một nghề (như ông là thợ vẽ, c̣n tôi là thợ đập đá) để sinh sống, nhiều người cố lấy cho xong một bằng cấp (như kỹ sư Lê Tất Luyện..) cũng để tự tồn mà khỏi nhờ và bám vào xă hội nhiều quá Cho nên một nghề xảo, một môn tinh th́ c̣n hơn là ôm đồm quá nhiều để được cái tiếng là 'trí thức' với kiến thức tổng quát mà thực ra chẳng cái ǵ hiểu được đến nơi, biết được đến chốn. Kiến thức tổng quát mà mù mờ như ông Bùi vĩnh Phúc với môn toán lư, như ông Phạm Công Thiện với 'Đông Tây nhập thể', như Hồ chí Minh với chủ nghĩa cộng sản th́ chẳng có ích ǵ cho ai, lắm lúc c̣n di hại cho dân tộc và con người nữa. Những người như thế th́ thực không đáng để coi thường người chỉ với một món nghề mà thấu rơ tận tường, ấy mới là thực biết. Đó mới là chính luận: biết cho tường, hiểu cho tận th́ hẳn nên, c̣n không th́ cái biết như 'mù sờ voi' th́ có lợi ǵ cho xă hội chữ nghĩa.

Đến đây tựa vào cái nghĩa THƠ của Thụy Khuê và cái nghĩa TRÍ THỨC của Khánh Trướng, tôi dụng cái 'học một biết mườí của dân gian mà 'phương tŕnh hóa' những tiêu chuẩn của Thụy Khuê và KT dể nhận diện những đẳng cấp trong xă hội (dùng làm thước đo tri thức ????) như sau:

(1) Không kiến thức tổng quát + không bằng cấp = dân đen.

(2) Có kiến thức tổng quát + không bằng cấp = dân chợ trời

(3) Không kiến thức tổng quát + có bằng cấp = dân thợ

(4) Có kiến thức tổng quát + có bằng cấp = dân trí thức.

Tôi không hiểu ông KT và bà Thụy Khuê khi đưa ra những nghĩa trên th́ họ tự xếp họ vào tiêu chuẩn thứ mấy nhỉ ? Tôi chắc là không phải là tiêu chuẩn thứ (3).

Tôi không trách Đỗ Khiêm, Khánh Trường v́ họ là hạng người không có văn hóa, và thiếu học thức. Tôi cũng không trách Lê Thị Thấm Vân, v́ chị ấy chỉ là 'con nít' không biết chuyện mà viết linh tinh chỉ mong có cái danh. Cái người đáng trách là kẻ làm báo như 'thầư Nguyễn Mộng Giác, 'thầy Nguyễn Xuân Hoàng' lại thiếu suy xét và nông cạn đến thế! Trời ơi, người trước như thế th́ hỏi người sau sao không mất trinh và bất chính cho được?

Hai thày, một triết một văn

Thường ru trẻ nhỏ giấc mơ kê vàng

Người theo triết lư rẻ tiền

Kẻ dùng văn vẻ đảo điên thế t́nh...

Xin qúy vị chớ trách tôi tại sao không "qủy thần nghi kính nhi viễn chi"? Xin thưa rằng người sống chưa phải, đạo nghĩa làm người chưa xong th́ sao mà làm thần, làm thánh cho được; vả lại kẻ cầm bút mà như thế th́ đáng kính không? Hăy tạm dừng phê chuẩn thơ 'ong bướm' hay thơ tục để bước sang loại văn ăn cắp đă t́m thấy trong báo Văn.

 

2- Đạo văn và thi nhân Bolsa

Chứng nhân! Chứng nhân! Một chứng nhân mới từ trong nước đem ra một tin mừng về sự chính thống của văn học Việt ở hải ngoại như ông Đỗ Qúy Toàn phê chuẩn trước đây, rồi sau đó từ chính thống đă bị Thụy Khuê đóng trong ngoặc kép như đă nghi ngờ cái danh "chính thống' ấy. Thụy Khuê nghi ngờ thế cũng có lư do, v́ thiếu kiến thức về thống-kê học, bà đă quyết đoán 'ḥa đồng mẫu số chung' về tài năng của hơn/kém 80 triệu dân Việt cả trong lẫn ngoài nước và đưa ra tỷ số sau (Thế Ky 21, tháng 9, năm 1991):  (số dân ngoài nước/số dân trong nước) = (nhân tài ngoài nước/nhân tài trong nước) =1/30.

Thật là nông cạn, nếu không nói là thiếu hiểu biết. Tựa theo lời 'bách khoa vũ ngữ' của Bùi vĩnh Phúc: "Toán giúp chúng ta có môt tinh thần lư luận (môt phép lư luận?), một cái nh́n hợp lư, sắc bén, rơ ràng. Nó giúp ta gói cái nh́n của ḿnh vào một hệ thống chặt chẽ, gắn bó và logic....Mà không phải chỉ có toán. Những kiến thức về vật lư, sinh vật, chính trị, kinh tế..(ông này ôm đồm nhiều mà chẳng hiểu ǵ hết)....và ngay cả thiên văn, địa chất cũng có thể giúp cho một nhà phê b́nh làm tốt hơn nữa công việc của họ"[3], bà Thụy Khuê cần đi học về môn thống-kê học trước khi đưa ra con số thống kê như thế (bà có thể nhờ ông Phúc dạy kèm cho cũng được???).

Trên tôi đă gọi là chứng nhân, vậy nhân chứng là ai. Xin thưa với qúy vị ấy là người bạn của tôi . Nhân dịp bạn tôi trở về Việt Nam thăm gia đ́nh sau 16 năm lưu lạc phương xa cầu thực. Có mang theo tạp chí Văn tháng 2, năm 1997, và đă lận dấu trong quần để qua những trạm kiểm soát gắt gao của hải quan việt cộng...Thế là tạp chí Văn đă lọt vào trong nước. Anh bạn tôi mang tặng cho môt ông bạn già đang dạy Viêt văn ở Việt Nam. Khi được tặng tập san Văn, ông bạn cũ rất vui mung và reo lên "Chỉ có văn ở hải ngoại ngày nay là chính thống thôi, chú ạ !.." lời nói bị cắt v́ quá cảm động, sau ông lại tiếp "Tờ báo Văn đă có một danh vọng khá lớn trước 1975, mà nay lại c̣n là một tiền thân cho nền văn học Việt ở hải ngoại" Ông ta cầm tờ báo Văn vân-vê tỏ vẻ yêu thích như 'ruột đứt nay được nối liền', như đứa con đi hoang sau 20 năm mới gặp lại; ông lại nói tiếp với giọng rất cứng "Văn chương hải ngoại chính thống là nhờ tạp chí Văn này đă có một tiền thân tốt đẹp"...ông ta lật đọc lướt qua một số bài bên trong với vẻ mặt nghiêm trang lạ thường...Bỗng ông ta đập tờ báo Văn xuống bàn và hét lớn, làm anh bạn tôi phải giật ḿnh, mặt ông bạn già đanh lại, mắt tóe lửa như rất giận, tay như muốn xé toan tờ báo Văn, mạnh tiếng nói "Bùi vĩnh Phúc láo! Lấy cắp thơ t́nh, thơ ư, thơ từ, thơ cảm của Xuân Diệu mà không hề chú thích! Thế này th́ c̣n ǵ là chính thống"...ông ngưng một chặp, rồi lại lên tiếng "Tôi không cần đọc nữa! chú mang tạp chí Văn về nhà mà nhóm lửa nấu cơm". Đúng là con sâu làm rầu nồi canh thơm. Sau khi ông đi một nước ' dzô’ nhà, mang ra tập thơ Rong Rêu của Bùi Giáng mới xuất bản tại Việt Nam tặng lại bạn tôi và bảo: Chú xem, đến ông Bùi Giáng lấy thơ của người khác chỉ có vài chữ cũng phải chú thích hẳn hoi, chứ nói ǵ đến cái tên vô loại, vô danh tiểu tốt như Bùi vĩnh Phúc". Chuyện thật mất ḷng, xin lỗi .

Sau người bạn tôi đă mang tập thơ Rong Rêu của Bùi Giáng về Mỹ, và kể cho chúng tôi nghe những lời phỉ báng trên. Tôi lấy làm bất b́nh với lẽ "Không thích đọc thơ 'con cóc nhảy th́ thôi”, làm chi mà phải la toáng như thế, phải không ông Phúc nhỉ ?  Ông viết văn thơ đâu phải cho đọc giả đọc, mà chỉ cho cái danh thô.  Buồn!. Thật là mất cả mặt chính thống". Song tôi nghĩ lại ông bạn già ấy cũng có lư mà mới ngồi xuống 'nặn' chữ viết thêm vài ḍng đến qúy vị

Qúy vị thấy không, văn chương trong nước mà qúy vị không cho là 'chính thống' mà việc làm lại văn minh hơn qúy vị nhiều. V́ thế tôi nghĩ chúng ta phải sửa chữa làm sao để duy tŕ cái danh 'chính thống' về cho đám viết văn ở hải ngoại, nhất là cho đống 'văn công ' ở Bolsa chứ, phải không? Tuy nhiên trước khi sửa chữa, chúng ta nên t́m hiểu thế nào là đạo văn? Và Bùi Giáng đă chú thích thơ như thế nào Sau đó t́m xem lỗi tại aỉ .Được chứ! Nào chúng ta hăy bắt đầu

Đạo văn là văn thơ lấy của người khác mà không ghi xuất xứ; ấy là văn ăn cắp. Trong quyển "Những bài dă sử Việt" ở trang 417, ông Tạ Chí Đại Trường đă hài hước viết "Ăn cắp văn của một người th́ gọi là đạo văn (trường hợp của Bùi Vĩnh Phúc), c̣n ăn cắp của nhiều người được gọi là học giả (trường hợp của Phạm công Thiện) " (tôi xin mạn phép hỏi ông Trường là chữ 'giả ở cuối câu nghĩa là 'ngườí hay 'không có thực'?). Tôi cũng xin mời ông Tạ Chí Đại Trường cùng tôi ngược ḍng đến 'kinh đô Bolsa trước để xem bao nhiêu gấm vóc của quê hương ta c̣n rơi rớt lại, sau giúp tôi định vị về một giải kiến của đạo văn.

Ta về như bóng ma hờn tủi

Lục lại thời gian, kiếm chính ḿnh

Ta nhặt mà thương từng phế liệu

Như từng hài cốt sắp vô danh...

(Tô Thùy Yên)

Gần đây, trong nước mới cho xuất bản tập thơ Rong Rêu của Bùi Giáng, tập thơ dày 96 trang, gồm 83 bài thơ t́nh đủ thể loại, ngắn dài. Thơ t́nh của Bùi Giáng nghe thanh thoát hơn thơ t́nh của Nguyễn Bính, nhấp vào thấy đậm vị hơn thơ Xuân Diệu, cảm vẻ hồn nhiên như Lưu Trọng Lư, không cay đắng như thơ Hàn Mặc Tử, mà lại huyền hoặc không kém thơ Vũ Hoàng Chương. Bùi Giáng sống với thơ, ngủ với thơ, ăn với thơ, nằm với thơ; Bùi Giáng là thơ. Nếu chúng ta nói Nguyễn Bính làm thơ bằng sự rung động của con tim, Vũ Hoàng Chương làm thơ với cả tâm trí, th́ Bùi Giáng làm thơ bằng đời sống của chính ḿnh, bằng cả con người của ḿnh. Ông được cả nước, từ trong ra ngoài, tôn sùng như nhà thơ lớn của nước Việt vào cuối thế kỷ 20; ấy là không do ông chỉ làm thơ hay mà c̣n dám sống như ư thơ và lời thơ nữạ Người tôn sùng ông không do ở cái tài mà c̣n ở cái đức của ông nữa! Bất vụ lợi, bất vị danh mà đi đến đâu cũng có ăn có ở, mà đến đâu cũng được qúy mến.

Đi về rốt cuộc trăm năm

Rong rêu ngày tháng tơ tằm thiên thu

Tặng con (Ái Linh) ngôn ngữ trầm phù

Máu Tim? Huyết Lệ? Ai bù cho ai

(Bùi Giáng)

Danh của ông Bùi Giáng như thế đă được định vị như môt thiên tài trong thi ca Việt Nam, có nhiều người đă xếp ông ngang hàng với cụ Tiên Điền Nguyễn Du. Ấy thế mà khi làm thơ ông rất cẩn trọng và trung thực; nếu những từ ngữ hay câu ông dụng được lấy từ văn hay thơ của người khác, ông đă chú thích hẳn hoi, như ông đă tôn trọng sản phẩm tinh thần của người khác. Ví dụ trong tập thơ Rong Rêu có bài "Xuống Hàng" ở trang 77, trong bài thơ này chỉ có 4 chữ "miền trong cơi ngoài" đă lấy từ một bài thơ Huy Cận, và ông đă chú thích rơ ràng. Bài "Gửi Thái Thậm Ni Cô" ở trang 89 đă dùng 4 chữ trong bài thơ của sư Tuệ Đăng, ông đă minh xác điều này .  Bài "Gởi Các Con" đă lấy 4 câu từ thơ Quang Dũng và 2 câu thơ Huy Cận, cũng đă được ông chú thích tinh tường. Ông Bùi Giáng không chỉ là nhà thơ lớn mà c̣n là một chính nhân thứ thiệt.

Ấy thế mà nay, ở hải ngoại, có ông Bùi Vĩnh Phúc cũng làm thơ, bài "Mùa Ẩm" đă đăng ở tập san Văn tháng 2 năm 1997. Trong bài thơ Mùa Ẩm, ông Phúc có câu "con chim nào vui th́ ngứa cổ hot chơi" (con chim thợ vui và đang ngứa cổ hát chơi đây ông!), theo ông bạn tôi th́ ông Phúc đă lấy thơ ư, thơ t́nh, thơ tứ của bài thơ "Gởi hương theo gió" của Xuân Diệu mà v́ vô t́nh hay gian t́nh, vô ư hay cẩu thả đă không ghi xuất xứ của câu thơ Xuân Diệu. Hai câu thơ của Xuân Diệu ấy là "Tôi là con chim đến từ núi lạ, ngứa cổ hát chơi" trong bài "Lời Thơ Vào Tập Gởi Hương".

Nếu như ông Bùi vĩnh Phúc có ghi chú thích mà khi in thành văn bản th́ chú thích ấy lại rơi rớt ở đâu đâu. Nếu sự thật như thế, tôi xin có vài lời với ông Nguyễn Xuân Hoàng, chủ nhiệm tạp chí văn. Ở b́a báo các báo chí ở Âu Mỹ có ghi rơ mấy hàng với đại ư: "chúng tôi được quyền sửa chữa trước khi đem in....."; tôi không hiểu ṭa báo có thực hiện như tinh thần văn minh ấy không? Hay chỉ làm dối cho xong mà không có lương tâm chức nghiệp? Như thế th́ qúy vị đă coi thường đọc giả chúng tôi quá lắm; ấy là chỉ nói về t́nh. Nói về lư th́ luật pháp đă quy định luật tác quyền cho tác giả, qúy vị làm thế là đă phạm luật rồi đấỵ Chúng ta may mắn sang và sống được xứ văn minh, dân chủ mà nhân quyền được tôn trọng hơn các nước khác trên thế giới; thế mà qúy vị cứ 'túy mộng trung' măi thế ư?  Tôi lại cạn nghĩ nếu chúng ta muốn cải tạo xă hội Việt Nam qua thơ văn, chúng ta phải tự cải tạo lấy con người chúng ta cho ngày mỗi tốt đẹp hơn. Đến đây tôi cũng không quên cám ơn bà Bùi Thị Bích Hà bảo cho những lầm lẫn của tôi, có lẽ tôi đọc báo chí Âu Mỹ nên đă quen với lề lối làm việc văn minh của họ . Cám ơn bà đă nhắc nhở cho tôi hay là văn chương của Việt Nam vẫn c̣n ấu trĩ lắm và thiếu văn minh nên làm dối cho xong cũng không sao cả ! Buồn, cái buồn từ lập quốc đến nay vẫn c̣n buồn. Thú thực ng̣i bút chỉ là vật vô tri, chỉ có hồn bất an v́ sự nổi trôi của đất nước, v́ bọn tự cho là nhà văn ra tay đục khoét máu mắt của cha ông, v́ qủy vương hoành hành, nên tôi phải thay trời hành đạo, vị nhân sinh mà đổi hướng đị...Tôi mới về lại với văn chương của nước nhà sau mười mấy năm lạc lỏng v́ mưu sinh th́... 'Trời ơi! Khiếp quá, ôi kinh quá / lạnh cả tâm can, buốt đáy hồn / trở về t́m lại ngày tháng cũ / thấy loạn hư không chẽn lối về!". Mong bà t́m được nguồn vui trong t́nh yêu của Chúa "Vinh Danh Thiên Chúa Trên Các Tầng Trời, Và B́nh An Dưới Thế Cho Người Thiện Tâm”.

C̣n như lỗi ở người đánh máy bỏ rơi rớt chú thích của ông Bùi vĩnh Phúc bởi khi đọc thấy thơ ông quá hay, sợ cho chú thích vào sẽ làm thơ ông kém hay, kém giá trị hoặc kém 'vân vân và vân vân' (chữ của Nguyễn Hưng Quốc); th́ ai lại đi trách sự sơ sót của người đánh máy bao giờ

Nếu ai hỏi tôi: "Văn Bolsa có ǵ lạ không anh? Để mai thơ về em rước những chờ mong" (nhại thơ Nguyên Sa). Tôi đành trả lời: "Thơ ǵ cái đống Bolsa . Văn ǵ như thế gọi là văn ma".

 

Chú thích

[1] Nguyễn Tử Năng, "Thần Thoại Việt Nam", xuất bản bởi ZIELER company, 1980.

[2] Xin ông họ Đỗ dẫn ra vài minh chừng điều này "khi đăng một từ mà văn học nước ngoài đă đưa vào giáo tŕnh từ lâu nay". Tôi lại nghĩ Đỗ Khiêm viết tiếng Việt chưa rành, v́ khi viết câu trên về ư đă sai rồi bởi 'văn học' là một môn ngành, làm sao văn học có thể tự nó "đưa vào giáo tŕnh" cho được? Chỉ có con người đưa vào hay lấy ra mà thôị Viết thế mà cũng viết.

[3] Bùi vĩnh Phúc, "Lư Luận và Phê Binh, hai mươi năm văn học ngoài nước: 1975-1995" Nhà xuất Bản Văn Nghệ, California 1996; trang 70

 

 

VĂN HỌC CON CÓC: Góp ư một số vấn đề về Văn Hóa với Thụy Khuê (viết bởi Lương thế Hải)

Chúng tôi mở đầu bài với câu của bà Thụy Khuê (TK): "Cũng không trách nhà phê b́nh cảm nhận sai về một câu thơ, nhưng người đọc khó chấp nhận những lư luận sơ hở, những xác quyết không chính xác ở những ng̣i bút lư luận phê b́nh." Dụng tinh thần qúy báu ấy của người đọc, chúng tôi muốn nêu lên lên một số "xác quyết không chính xác ở những ng̣i bút lư luận phê b́nh" của bà bằng cách cùng bà đi lại những chặng tŕnh lư luận của bài. Nhân cuộc tranh luận về thơ con cóc Góp ư về một số vấn đề trong phê b́nh văn học , từ trang đầu đến trang cuối, và nêu lên câu hỏi Nhờ nhà phê b́nh Thụy Khuê hăy rọi ánh sáng của lư luận hay của văn hóa Pháp vào mà giải thích giúp nhau.

 

1-Hậu qủa của văn hóa là ǵ

Trong phần phê về Khế Ước Văn Hóa của Đỗ Minh Tuấn (ĐMT), bà viết: "Văn Hóa là hậu qủa của tính biến thiên và sinh động nơi con người: Vượt hoàn cảnh lịch sử để tồn tại" Theo chúng tôi hiểu, hậu qủa thường đi với một kết qủa không mấy tốt đẹp (side effect) sau khi ta đă làm một việc ǵ đó; như ta thường nói hậu quả của chiến tranh, không ai nói hậu quả của ḥa b́nh; ta thường nói hậu quả của sự lười biếng, không ai nói hậu quả của sự chăm chỉ; ta thường nói hậu quả của ngoại t́nh, không ai nói hậu qủa của t́nh yêu; ta thường nói hậu qủa của ngụy luận, không ai nói hậu qủa của lư luận; ta thường nói hậu qủa của vong bổn, không ai nói hậu qủa của văn hóa . Nếu như "văn hóa là hậu qủa" th́ có lẽ chẳng ai muốn có nó cả . Như thế câu "Văn hóa là hậu qủa [...]" có được dụng từ ngữ một cách chính xác không thưa bà . Người Việt thường nói, văn hóa là thành quả của tiền nhân, thành tựu về mặt tinh thần của một sắc dân; khi giao lưu, văn hóa có thể chia làm nhiều tiểu hệ, nên văn hóa của một sắc tộc (nhóm người) có thể xem như một hệ qủa văn hóa của loài người. Văn hóa là cái đẹp/cái tốt/cái hay, nếu "văn hóa là hậu quả th́ tất cả cái đẹp/cái tốt/cái hay là "hậu qủa của cái ǵ? Tóm lại văn hóa có thể là thành quả, hệ quả hay kết quả, chứ văn hóa là hậu quả th́ nguy hiểm và bi quan qúa. Chữ dụng thiếu chính xác do lư luận thiếu chính xác mà ra; chữ là do ư, chữ dụng sai là do ư tưởng chưa được chín chắn, và sự suy tưởng c̣n thô sợ

Nếu "văn hóa là hậu quả" th́ "tiền qủa" hay nguyên nhân của văn hóa là ǵ. Theo chúng tôi biết, khoa học hiện đại cũng chưa t́m ra được nguồn gốc của con người cho rơ ràng, mà con người là yếu nhân tạo ra văn hóa; nếu chưa rơ nguồn gốc con người th́ làm sao có thể biết "tiền qủa" hay nguyên nhân của văn hóa là ǵ. Như thế khi nói "Văn hóa là hậu qủa [...]" th́ có mâu thuẫn với chính nghĩa của văn hóa hay không? Văn hóa là được ví như những gịng tiếp lưu luôn chảy, nên không có một tiêu chuẩn nào có thể định vị trước/sau, tiền/hậu được.

Khi bàn về "Văn hóa là hậu qủa [...]" th́ vô t́nh bà TK đă chấp nhận cái "tiền đề văn hóa" của ĐMT là đúng hay sao V́ "hậu qủa" thường phát sinh ra từ những "tiền đề", nhưng "tiền đề văn hóa" là yếu tố dựng nên cái "khế ước văn hóa" mà bà đang ra tay đập nát. Như thế lư luận của bà có mâu thuẫn trước sau hay không? Theo tôi, văn hóa không cần tiền đề hay hậu đề, văn hóa chỉ cần hiện đề, mà hiện đề của văn hóa là thay đổi sao cho khế hợp với thể phong, nền nếp của dân tộc; văn hóa không có hậu quả hay tiền quả, mà văn hóa chỉ có hiện quả, hiện quả của văn hóa là tiến hóa nhưng ǵn giữ được bản sắc riêng của dân tộc.

Tuy nhiên sự giằng co qua lại của Nguyễn Hưng Quốc (NHQ) và ĐMT là hậu qủa của sự "ngụy biện" (chữ của ĐMT), nhưng cuộc tranh luận này sẽ đưa đến một thành qủa tốt đẹp để liên kết trong ngoài qua hệ quả lư luận của hai bên để t́m hướng mà cảm thông nhau. Cuối cùng trước khi nhảy sang vấn đề khác, văn hóa có thể được xem như "lối sống" luôn thăng hoa của một giống dân. Tuy nhiên, có nhiều dân tộc quá khích đă dụng "văn hóa" (dụng sai cái đẹp) để thực hiện một cơ mưu đồng hóa dân tộc khác như Hán hóa trên nước Nam đă thất bại, chia để trị của giặc Pháp tại đất Việt cũng đă thất bại, mưu toan bất chính của bọn Mỹ đă nhục nhă rút cờ, nay phân ră tinh thần gia đ́nh làng xă của cộng sản đang trên đà suy thoáị Do đó nếu văn hóa bị lạm dụng sai chỗ sẽ đưa đến một "hậu quả" không tốt đẹp. Cho nên, dẫu nói thế nào, văn hóa không thể là "hậu qủa" được.

 

2-Ư văn của Đỗ Minh Tuấn.

Dẫu lời văn của ĐMT "hơi bị" (lời của Hoàng Ngọc Hiến) "qúa tải" (chữ của TK), song ư văn của ông về "khế ước văn hóa" đă bị hiểu nhầm bởi nhiều người. "Khế ước văn hóa" là hiện tượng giằng co của "vô thức cộng đồng" trong khi giao lưu văn hóa, đây là yếu tố tất có để dung ḥa cũ mới khi giao lưu. Theo như tôi hiểu, "khế ước văn hóa" chỉ là hệ văn hóa do ĐMT đưa ra để đối đầu với hệ văn hóa du nhập của NHQ (tôi không nói tốt hay xấu, v́ điều này không thể đặt ra cho văn hóa, mà chỉ đặt ra cho việc du nhập mà thôi). V́ hệ văn hóa của ĐMT dựa trên "sự tồn sinh" sắc thái của dân tộc, nên chữ "căi lại tổ tiên" của ông phải được hiểu là căi lại "hệ văn hóa" của ông thôi, căi lại sự tồn sinh sắc thái của dân tộc; và ông xem hệ du nhập cái mới mà chưa "tiêu hóa" được trong xương tủy ṇi Việt là một thứ vọng ngoại và mất gốc, nên ông ĐMT đă la lên rằng "xâm lăng văn hóa". Do đó "tiêu hóa" cái ngoại lai sao cho khế hợp với thể phong của xă Việt là điều cần thiết cho việc giao lưu văn hóa. Thứ ấy bà Phạm thị Hoài gọi là "Việt hóa mọi sự tiếp nhận từ ngoài vào [...]" (VH#137)

Tựa vào vài chữ ấy của ĐMT, thừa thắng xông lên, bà TK kết luận: "Vậy muốn có văn hóa phải căi lại tổ tiên." Đây là nghịch lư rất nguy hiểm v́ rất dễ bị hiểu lầm. Nếu giới con em ta chỉ xét trên văn bản mà hiểu th́ dễ đưa đến một phản ứng ngỗ nghịch và tiêu cực. Khi đặt ng̣i bút xuống nhà văn phải nghĩ đến không những phản ứng của đọc gỉa nói chung, mà c̣n phải để ư đến phản ứng của người đọc với những thế hệ khác nhau, với tri thức khác nhau. Điều chúng ta viết có gây nên những di hại ǵ hay "dị ứng" ǵ hay không? Mong lắm.

Do đó viết "căi lại tổ tiên", nhưng bà TK lại không "specify" hay đưa ra căi cái ǵ ở tổ tiên, căi lời giáo huấn nào của tiền nhân? V́ đây là một nghịch lư nên cần phải "specify" rơ ràng để khỏi gây ra sự hiểu lầm đáng tiếc về sau. Nếu như tổ tiên ta dạy "trung với nước, hiếu với cha mẹ, chung thủy trong t́nh vợ chồng" (tôi nghĩ đây là văn hóa của cả loài người) th́ cũng bậy hay sao th́ bà cũng căi lại hay sao. Lư luận cũng chưa đủ, người phê b́nh văn học phải biết phân tích vấn đề cho rơ ràng như trắng với đen, không thể lập lờ, thiếu sự phân tích, văn lư luận sẽ trở nên thiếu chính xác.

 

Trong lời phản công ĐMT, bà TK viết: "Thật vậy, phải nói ngay rằng nếu chúng ta không được quyền "căi lại tổ tiên" th́ làm ǵ có văn hóa để mà bàn căi hôm nay: Tổ tiên ta ăn lông ở lỗ, nếu chúng ta cứ ngoan ngoăn vâng lời, rập theo khóa mă của tổ tiên th́ ngày nay chúng ta vẫn c̣n là người vượn, người khỉ, lấy đâu chữ viết, lấy đâu văn chương mà đọc, mà bàn?" Trong lời ấy bà TK đă quên mất một điểm là "tổ tiên ta c̣n ăn lông ở lỗ" là thời c̣n "ăn tươi nuốt sống", tức là thời c̣n "vô văn hóa". Bà đă dụng ngay cái thời "vô văn hóa" mà luận bàn về văn hóa th́ có c̣n chính xác không? Ở thời "vô văn hóa" con người chỉ biết ú ớ khi trao đổi nhau điều ǵ, vậy có phải con người phải căi lại tổ tiên mà có tiếng nói hay không? (một cách khác, có phải v́ tính hay căi của con người nên đă "phát minh" ra tiếng nói để tiện cho việc căi lại tổ tiên được dễ dàng không?); có phải con người phải căi lại tổ tiên để có chữ viết hay không; có phải con người phải căi lại tổ tiên để có văn chương không?. Theo ư tôi, từ ú ớ đến tiếng nói đến chữ viết đến văn chương là do những chặng tŕnh tâm thức hướng thượng của con người chứ không phải căi cọ với ai cả. Bà lại cho là "ăn cơm là thời có văn hóa", vậy trước đó con người không có văn hóa hay sao. Vậy qúa tŕnh tiến hóa từ "ăn tươi nuốt sống" đến "ăn cơm" (hay biết nấu mà ăn) không là những mấu chốt của sự thành h́nh văn hóa hay sao hay bà lại căi cọ với tổ tiên để được "ăn cơm" (thay v́ ăn "beef steak" của Pháp?) suốt thời gian ấy. Mong bà đừng xác quyết điều ǵ mà không nắm rơ các dữ kiện h́nh thành.

Như thế chúng ta không nên căi lại tổ tiên (ấy là thuận t́nh) mà chỉ nên loại bỏ những thứ ǵ chúng ta coi là không khế hợp với thế giao lưu mới v́ sự hiện tồn của dân tộc, v́ mối hiện sinh của văn hóa (ấy là thuận chí hướng cha ông); hay chỉ cải hóa cái cũ để dung ḥa với cái mới trong t́nh tự của dân tộc mà giao ḥa với sự tiến hóa chung của cả nhân loại, ấy là thuận lư.

Bà không thể dựa vào sự "căi lại, đặt lại vấn đề với văn học", suy ra và ứng dụng cho văn hóa mà kết luận "Vậy muốn có văn hóa phải căi lại tổ tiên", th́ c̣n hợp lư, hợp t́nh nữa hay không? Văn hóa khai sinh ra văn học và những thứ nhân văn khác như: triết, hội họa, chính trị, kinh tế..vv.. Phê b́nh văn học chỉ là một chi ngành nhỏ chút xíu trong văn học mà thôi. Nên từ sự căi cọ đôi co trong phê b́nh văn học mà kết luận đến sự căi cọ đôi co với tổ tiên để có văn hóa, th́ có lạ lùng không? Sự đôi co trong phê b́nh văn học có thể (chỉ có thể thôi, chứ chưa chắc) làm mới cái nh́n của văn học ở một khía cạch nhỏ nào đó, nhưng một điều chắc là sự phê b́nh văn học không đủ tiêu chuẩn để cải tổ cả một nền văn hóa dân tộc.

Khi bàn về giao lưu văn hóa, bà TK c̣n viết thêm: "Nếu không có "một ngàn năm đô hộ giặc Tàu" th́ chưa chắc văn chương cổ điển Việt Nam đă có h́nh thái như vậy. Và nếu không có "một trăm năm đô hộ giặc Tây" th́ nền văn chương quốc ngữ của chúng ta có như ngày nay hay không?  Mỗi dân tộc (Tàu, Tây, Việt Nam, ..) đều có hai khía cạnh: giặc và người. Chúng ta tiếp nhận khía cạnh "người" của họ, tức là khía cạnh văn hóa để bổ sung cho đời sống văn hóa của chúng ta, và chống lại khía cạnh "giặc", tức là khía cạnh thực dân, xâm lăng, gây chiến tranh, chiếm hữu lănh thổ người khác: khía cạnh vô văn hóa của họ". Thưa bà lời bà viết qúa quyết xác nhưng lại không chính xác và phiến diện đến tàn nhẫn; và bà "khiến cho người đọc hồ nghi thiện chí" và khả năng phê b́nh lư luận của bà "mà c̣n triệt tiêu tính thuyết phục trong lập luận" của bà do sự hiểu biết cạn hẹp văn hóa Việt nơi một người phê b́nh văn học như bà (chữ trong ngoặc kép là của bà TK). Bà xem sự nô lệ của dân tộc như điều tất yếu trong việc giao lưu văn hóa, chữ "nếu không ..." của bà khả quyết như một quy luật phải có cho một dân tộc nhược tiểu như Việt Nam; có lẽ tôi chưa xa quê hương lâu lắm nên vẫn c̣n t́nh tự quê mẹ, nên vẫn xem sự đô hộ của dân tộc khác đối với dân tộc chúng tôi là những vết nhục hơn là vết son trong sự giao lưu văn hóa.  Taù, Tây dụng đến bạo lực mà xâm chiếm nước chúng tôi, không là giặc th́ là ǵ thưa bà. Tôi c̣n nhớ lúc bé khi học lịch sử nước Nam, dân Nam chúng tôi gọi họ là giặc Tàu, giặc Tây; chắc bà chưa đọc đến sử nước Nam của chúng tôi ư? [chắc bà lại bảo bà chỉ là nhà phê b́nh văn học cóc cần đọc sử, như ông Nguyễn hưng Quốc đă bảo chỉ làm văn học, chả thèm vác văn hóa làm chi]. Trong thế giặc qúa mạnh, để bảo tồn sự sống cho con Việt, bảo dưỡng văn hóa Việt, tiền nhân chúng tôi đă Việt Hóa tất cả dồn ép của ngoại bang trong ḍng giao lưu mà tự tồn. Bao tiền nhân, bao anh hùng đă ngă xuống cho sự độc lập, để ǵn giữ sắc thái riêng cho dân Việt. Thế mà nay bà dụng chữ "Nếu không.." như vậy, không biết các vị ấy có buồn không? Không biết anh linh dân tộc "có rướm máu" không? Theo tôi, chỉ người với t́nh tự Việt mới có thể thấm hiểu được văn hóa và lịch sử nước Nam ta, chứ người biết đọc, biết viết tiếng Việt chưa thể thành người Việt thực thụ.

Giọng văn "Nếu không [...]" có thể gây ra một nghịch đề: "Nếu không [...] th́ đă sao. Nước chúng tôi sẽ trở nên què quặt nếu không bị ngọn lửa của nô lệ hay đô hộ đốt cháy "thân xác tiền nhân" hay sao?, nhưng đấy chỉ là nghịch lư "trái sự thực" (controversial problem/not critical problem), nên có căi vung lên cũng chẳng đem lại ích lợi chi. V́ thế tôi sẽ không làm việc "căi lại tổ tiên" (nhưng tôi thường có tính rất xấu là chỉ hay "căi lại ngoại bang" thôi!). Dẫu sao "Nếu không [...]" chỉ là một giả sử phiến diện. Theo sử học, nước Nam bị "ngàn năm nô lệ giặc Tàu, trăm năm đô hộ giặc Tây" là chuyện có thực, c̣n văn hóa của nước Nam có cần sự "nô dịch" để phát triển văn hóa hay không th́ cần phải hỏi lại. Đây là câu hỏi nguy hiểm v́ có thể h́nh thành hai ư thức hệ khác nhau mà đày đọa đân nước. Do đó chúng tôi chỉ chủ trương: chẳng cầu Tây, chẳng cầu Đông (có cầu chắc chẳng được đâu!), cứ cây vườn lá nhà mà dựng lại nhà Nam, nền Xă Việt; bằng cách nào xin thưa với bà: bằng Máu và Nước Mắt của dân nước chúng tôi.

 

3-Tôi minh oan cho cụ Nguyễn đ́nh Chiểu

Lời minh oan này bắt đầu với một câu văn của bà TK: "tính chất giao lưu văn hóa nằm trong bản chất con người".  Đây chỉ có cái nh́n phiến diện một chiều v́ "tính chất bảo thủ cũng nằm trong bản chất con người". Trong tâm tư con người, cũng như trong "vô thức cộng đồng", sự giao lưu và sự bảo thủ luôn giằng co mà giao ḥa trong thế du nhập văn hóa. Giao lưu mà không bảo thủ th́ sẽ vọng ngoại mà dễ vong thân, vong bản; bảo thủ mà không giao lưu sẽ đưa đến thế bài ngoại trong diệt vong. Ví dụ thời Pháp thuộc ở nước Nam, nếu cả nước ai cũng chạy theo giặc Pháp với thế giao lưu như bà TK mà không bảo thủ giống Tôn Thọ Tường, Hoàng Cao Khải, Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân .vv.. th́ chắc bây giờ nước Nam đă mất dấu và đă thành một "tỉnh lỵ" của nước Pháp rồi phải không? May thay, trong cái thế vọng ngoại lớn mạnh như thế, hiện tượng "tồn cổ" của cụ Nguyễn Đ́nh Chiểu hay ông Phan Văn Trị đă dấy lên trong tâm thức người Việt như "tiếng trống Mê Linh", "lời reo ḥ trong hội nghị Diên Hồng", "tiếng quân reo của đoàn quân quyết thắng của Nguyễn Hụê" ..vv.. bảo con Việt "hăy dừng lại mà xem xét trước sau". Sự bảo thủ ấy giúp ta đặt câu hỏi, nếu "gia tài của tiền nhân" là tồi cả, th́ tại sao nó xấủ tại sao ta bỏ mà người khác khăng khăng muốn ǵn gi và nhiều vấn đề nữa sẽ được đặt ra. Tuy vậy sự bảo tồn qúa khích của cụ Chiểu cũng chưa làm chậm bước tiến hóa của dân tộc, chỉ làm cho sự chọn lựa thêm tinh xảo và thế hệ sau khỏi sa đà mà vọng ngoại đến vong thân, vong bổn mà mất cả giống ḍng. Trong cái thế giằng co tâm thức ấy, người Việt đă chọn lựa thế giao lưu cho khế hợp với thể phong của dân tộc.

Do đó nếu giao lưu cần cho sự tiến hóa của dân tộc, th́ sự bảo thủ cần cho sự ǵn giữ sắc thái của dân tộc. V́ chẳng ưa ǵ tính bảo thủ của cụ Chiểu khi bàn về tính cách điển h́nh cho một thái độ, một phong cách, bà diễu câu thơ của Nguyễn Đ́nh Chiểu như: "Khoan khoan ngồi đó chớ ra/ Nàng là phận gái ta là phận trai; không phải v́ hay mà v́ nó ngây ngô, buồn cười, lập lại những điều dĩ nhiên: Khoan khoan th́ tất phải ngồi (đứng) đó, mà ngồi đó th́ chớ ra. Nàng th́ chắc chắn là gái rồi mà ta (chàng) th́ không thể không là trai. " Bà TK đă không hiểu nghĩa của "phận gái" và "phận trai" mà bà cho như "con gái" với "con trai", như "giống đực" với "giống cái", như "le" với "la" trong mạo tự tiếng Pháp. Chữ "phận" mang tính xă hội trong nhân sinh quan xưa của người Việt. Cho nên câu "Nàng là phận gái ta là phận trai" phải được hiểu là sự nhắc nhở về "bổn phận", "chức năng" trong gia đ́nh, xă hội của mỗi người có khác nhau; như thế chúng ta nên hiểu câu này như "nàng cứ làm việc của nàng, để ta lo việc của ta" hay "ta hăy giúp nhau làm tṛn nghĩa vụ cho nhau". Theo tôi hai câu này nó không ngây ngô, buồn cười tí nào, mà nếu ai hiểu được giá trị của gia đ́nh (hay nền tảng của xă hội) sẽ cho đó là lời khuyên bảo nhau trong t́nh tự vợ chồng (hay mối tương quan giữa người và người). Đây là một trường hợp sai lầm của sự phê b́nh dựa trên văn bản. Theo ư tôi, nếu muốn phê b́nh văn học của một dân tộc nào, trước ta phải t́m hiểu về con người và văn hóa của dân tộc ấỵ Nếu không làm thế mà chỉ tựa vào văn bản th́ khác ǵ vẹt học tiếng người (vẹt có văn hóa không? nếu ai biết cho tôi hay)

Đây là chút hương ḷng c̣n lại trong tôi và biết đâu 10 năm, 20 năm nữa nó sẽ không c̣n. Rất mong sẽ được trao đổi với bà TK trong vấn đề được mở rộng từ văn học đến văn hóa . Đánh giá sai về văn học là chuyện thường, c̣n việc hiểu sai một nền văn hóa là một điều nên tránh. Sau cùng cám ơn bà TK, và Văn Học đă đón nhận đây như ư kiến của người đọc. Và rất mong đón nhận để học hỏi từ bà rất nhiều để mở sáng óc ngu muội. Hy vọng cảm quan này sẽ không trở thành một "hậu qủa của văn hóa" mà là một "thành qủa" tốt đẹp qua những "hệ qủa" giao lưu đa phương của văn hóa loài ngườị Chúng tôi đă mở đầu bài viết với câu của bà TK, th́ cũng xin kết thúc với câu của bà: "Nếu sáng tác đ̣i hỏi sự thực th́ phê b́nh đ̣i hỏi sự chính xác. Và đó là lư do tồn tại của một ng̣i bút phê b́nh." Qúa đúng! Đó là lư do khai sinh ra bài góp ư này.

 

3- Từ Sông Gianh, Bến Hải … Đến Con Cóc

Mở đầu từ đâu? Từ văn bản, từ văn hóa, hay từ Con Người. Văn bản là phương tiện dụng để "chuyên chở" văn hóa, văn hóa là phương tiện làm điểm tựa để Con Người thăng hoa Con Người mới chính là cốt lơi của mọi sự hiện tồn.

Trong sự tiến hóa, con người luôn t́m hướng thăng hoa qua những hệ giao lưu văn hóa mà văn bản đóng góp không ít trong việc ghi lại mối tương quan. Tuy nhiên, hệ giao lưu văn hóa phải là hệ song phương, nghĩa là chúng ta tiếp nhận đồng thời cũng phải góp phần. Nếu chúng ta chỉ tiếp nhận mà không góp phần, chúng ta sẽ trở thành kẻ "nô lệ văn hóa"; nếu chúng ta chỉ góp phần mà không tiếp nhận, chúng ta sẽ dễ trở thành "kẻ kỳ thị văn hóa" hay "kẻ bài ngoại". V́ vậy, "giao lưu" là danh từ rất dễ bị hiểu lầm và lạm dụng để khỏa lấp những "nô lệ tính" hay "bài ngoại tính" của con Người.

 

Trong khi giao lưu, gịng văn hóa Việt đă bị soi ṃn bao ngàn năm nay. Cái c̣n rớt lại là một đất nước hoang tàn, một nền văn hóa bị hủy hoại và nhân t́nh th́ rách bươm. Cái chúng ta cần xây dựng là Con Người, chứ không phải Văn Hóa. Cái chúng ta cần t́m hiểu là Con Người, chứ không phải Văn Bản. Bởi c̣n Con Người là c̣n tất cả, mất Con Người là mất tất cả! Con Người là Chủ Tể, ấy là hiện sinh Nhân Chủ của ṇi Việt, là tự sinh Nhân Bản của ṇI Việt. Thế mà nay, nhiều người Việt lại bỏ mất cái Con Người của ḿnh để chạy đuổi bắt cái bên ngoài của Con Người là Văn Bản, và Văn Hóa để mất thân, mất hướng.

 

Mục Lục:

 

Ư Mở

 

*Ngoại truyện: Huyền sử về Công chúa Cóc

 

Vụ Án Con Cóc

 

1. Người đẹp cóc

 

*Ngoại truyện: Món ăn Cóc

 

2. Cuộc đấu tranh tư tưởng

 

*Ngoại thư: Từ Văn Bản đến Văn Hóa

 

*Ngoại thư: Sửa thơ Haiku

 

3. Dấu chân của nàng

 

*Ngoại thư: Xưa và Nay

 

Cái c̣n rớt lại

 

Chú Thích

 

 

Ư MỞ

Người xưa có câu 'tâm như thủy, tâm phải như nước chảy măi, từ vô thủy đến vô chung, không ngừng, lúc tỏa lên cao, khi mưa xuống thấp. Dẫu nước lúc đục lúc trong, lúc dơ lúc sạch; chính cái khiếm khuyết ấy mà tạo ra tất cả những sự vật sinh động trong cơi đời tương đối, vô thường này. Nếu dụng tâm để hành văn, th́ tâm của văn nóng như lửa đỏ, không quạt mà vẫn rừng rực, không than mà vẫn âm ỉ sưởi ấm vạn ḷng. Khi cần đốt th́ đốt, đốt rực cả hồn người, thiêu rụi cả tim gan; khi cần dụi th́ dụi, dụi tắt mà lạnh trải khắp cơi ḷng. V́ thế nên người cầm bút phải cẩn trọng lắm, viết như ḿnh nghĩ bởi văn tại nhân tâm, nhất là kẻ làm việc 'phê b́nh văn học' phải dựa vào công tâm mà viết, đừng yêu khen ghét chê bai, cố đem lời trung thực mà cảm hóa hồn người, chẳng cần phải cầu cạnh ai. Như thế lời văn thoạt đầu nghe như tiếng mơ đêm khuya, thế mà để lại trong ḷng người lâu dài lắm.

Gần đây trên văn đàn hải ngoại và trong nước cứ nhốn nháo lên v́ lối b́nh phẩm thơ con cóc của ông Nguyễn Ngọc Tuấn tức Nguyễn Hưng Quốc (NHQ). Thực ra ông NHQ chỉ lấy bài Con Cóc như một ví dụ hay cái cớ (theo ngôn ngữ của Bùi Vĩnh Phúc) để minh chứng lư thuyết 'văn bản' của ḿnh. Luận lư này đă làm ông Đỗ Minh Tuấn (ĐMT) ở Việt Nam cho là lời "ngụy biện" dụng như "công cụ" để chứng minh bài con cóc là bài thơ, mà lại là bài thơ hay, rồi từ đó dẫn đến cái thuyết văn bản. Cái nào có trước, cái nào có sau,"Thuyết" hay "Ví Dụ", "con gà" hay "qủa trứng" th́ ngàn đời cũng không ai quyết đáp hay lí giải được. Nếu chỉ dựa vào một ví dụ bài con cóc mà đưa ra thuyết mới về văn học có vội vàng lắm không? Trông lá thư ṭa soạn ở báo Văn Học số 137 đưa ra một nhận định đầy ư thơ "người phê b́nh thơ cũng phải có đôi cánh để bay lên, thoát ra khỏi những bức vách ngục do chính ḿnh xây cho ḿnh" , thực ra th́ dẫu có đôi cánh người phê b́nh thơ văn chỉ bay lên, bay xuống, bay qua, bay lại, chứ không một phép lạ nào có thể thoát ra khỏi "nhà tù tham vọng" của chính ḿnh, nhà tù không cửa. Bởi họ là những người tham vọng, tham vọng lập thuyết, tham vọng bảo tồn, tham vọng đổi mới (ambitious man is always in prison of his own tạm dịch là kẻ tham vọng bao giờ cũng nằm trong ngục tù của chính hắn). Bên Tây có một lăo triết gia đă phán "con người là cây sậy biết suy nghĩ", tôi cảm nhận rằng người dịch đă hiểu sai ư của văn bản chăng. Con người biết suy tư, chứ biết lối mà suy nghĩ th́ để c̣n hỏi lại. Nên có người sửa câu ấy thành "con người là loài thú mang nhiều tham vọng". Đến Phu tôi cũng có tham vọng đập đá cho đến khi nào t́m ra "ngọc ẩn trung thạch" mới thôi.

 

Tuy nhiên, chỉ có hiện t́nh là đáng luận bàn. Nên tôi đă không phải vô cớ mà chọn tựa bài viết là "TỪ SÔNG GIANH, BẾN HẢỊ.. ĐẾN CON CÓC". Sông Gianh đă là ranh giới của cuộc thư hùng Trịnh-Nguyễn; cầu Bến Hải đă là giới tuyến của cuộc tranh dành giữa Nam-Bắc dưới ngọn cờ của nào là "chính nghĩa", "dân tộc", anh em đánh nhau để Mỹ, Nga, Tàu đứng vỗ tay, xoa đầu và cho mượn công cụ; nay con cóc dựng nên như mô h́nh phân tranh của giới cầm bút trong và ngoài nước lấy đôi bờ Thái B́nh Dương làm ranh giới định phận, anh em lại đánh nhau để hội "Văn Bút Quốc Tế" đứng ngoài vỗ tay

 

Thú thật tôi chẳng phải là con nhà văn, cũng chẳng dám ôm đồm cả kim cổ đông tây sâu thẳm làm chi cho nhọc xác mà lại không thực tiễn . Thơ, tôi chẳng ưa; văn, tôi chẳng thích; triết lại muốn tránh xa; chính trị th́ tàn nhẫn qúa ... Những thứ học nhân văn ấy chỉ làm bạc đầu vô ích... và không giải quyết được ǵ cho hạnh phúc của nhân sinh hay nhân quần mà lúc cũng băn khoăn, dằn vặt tự làm khổ ḿnh, khổ người...

 

...Bạc tóc phai son, hẳn do trời

Nhưng sớm v́ chưng chẳng tại người

Nếu biết sống ḥa và chết thuận

Chắc đời, ta c̣n thắm nét xuân tươi (1)

Xuân tươi t́m ở chính trong ta

Trong khí anh em, chí mẹ cha

Trong nghĩa nước non, t́nh đồng loại

Khi ta rộng đón cỏ cùng hoa ?

(L. Nguyên Chương)

Người viết biết thế mà không làm được thế là do cái ngục tù tham vọng "chót sinh ra phải có cái chi chi" nên "vẫn biết tơ t́nh là hư ảnh/sao tiếng tơ ḷng vẫn cứ reo."

Trong bài viết này, v́ nội đề sợ không nói hết ư văn nên phải mượn "ngoại truyện hay ngoại thư" để tán rông ư nêu trong nội đề, bước ra khỏi vấn đề cho sáng ư mà nh́n vàọ Lời không hết ư là nỗi khổ tâm của ngườI viết.

 

NGOẠI TRUYỆN: Huyền Sử về Công Chúa Cóc

NGƯỜI VÀ VẬT:

1-Sách Ước và Gậy Thần: Là 2 biểu tượng hợp nhất của lư thuyết và thực hành của ṇi Việt.

2-Công Chúa Cóc: Biểu tượng cho Mẹ Việt Nam

3-Công Tử Hà: Đại diện Miền Bắc/đàng ngoài; biểu tượng cho quyền lực núi kéo trong tâm tư Việt

4-Công Tử Quảng: Đại diện Miền Nam/đàng trong; biểu tượng cho ánh sáng của khai phá

5-Nhân Chủ: Lấy Người làm chủ tể cho mọi sinh hoạt trong xă hội

6-Nhân Bản: Lấy Người làm gốc cho mọi sự hiện tồn

7-Viêm Quốc: Nước Nam

TRUYỆN: Từ bé tôi thích nghe kể truyện cổ tích; chuyện xảy chưa xưa lắm mà nghe như kể chuyện ngày xưa. Ấy là huyền sử về công chúa Cóc. Chuyện kể rằng, xưa xửa xừa xưa, trên đất Viêm Quốc có một chàng cóc nhảy từ bờ sông Gianh đến gầm cầu Bến Hải, đi t́m kẻ tri âm, ngày đêm cứ giương "đôi mắt bé diễu oai linh rừng rú"! Cũng vừa lúc ấy nàng cóc tía vừa đến bên chân cầu Bến Hải, nàng đă vượt bao nhọc nhằng, chong gai đến từ ḍng Cửu Long ấm áp...ấy là ...

...Cậu xuôi Ba-V́ xuống

Cô ngược Cửu Long lên

Mà lặn lội đường chong gai chói buốt

(LNC)

Nàng cũng đi t́m ai tri kỷ mà trao thân gởi phận để "mang thân quyết trả nợ đời cho xong". Nàng xuống chân cầu đặng uống "nước mắt tổ tiên xưa", dưới nắng hè gay gắt, cát bụi nhạt nḥa tâm ư xưa. Nàng gặp người hùng trong mộng đă bấy lâu, chàng cóc cũng đang uống nước rồi thở dài thườn thượt như sé nát tâm tư, nh́n ḍng sông xưa mà tưởng ...rằng

đang đứng bên này ḍng sông dĩ văng

cùng nh́n về một qúa khứ đau buồn

của hồn quê trong mấy nhịp cầu tre

của người dân khao khát mộng tự sinh

non nước ngàn đời vẫn kiêu hùng

xương máu Lạc Hồng vẫn tô đậm

ḍng sử sanh! ơi hỡi ḍng sử xanh

Là v́ đâu chia cắt mộng thủy chung

Hay tự ḷng ta chia cắt tự ḷng ta

Như tiếng khóc xưa vọng lại. Nàng cất tiếng chào "A! Chào anh Kinh Dương...", có lời đáp "Xin chào em mến yêu, em Mân Việt hay Đông Nương...Em đi đâu đấy". Nàng đáp lại "Dạ thưa, em đi t́m mùa xuân cho Tim...(tim đập mạnh, lời thổn thức)... thế c̣n anh?" . Chàng buồn rầu đáp "Anh ử anh à cũng đi t́m mùa xuân cho Tim và cho Óc nữa ...nhưng (giọng ngập ngừng)...t́m thấy ǵ, đố em đấỵ..?" Nàng "..!??!!..(mở to mắt ngọc đăm đăm nh́n chàng)."  Với giọng rười rượi buồn, nh́n nàng âu yếm rồi nói một ḿnh "Thấy hoang tàn đổ vỡ, ma qủy múa chật đường, sói lang say máu nhà thờ Tổ tróc nóc, sông nhớp bẩn từ nguồn, mộ Tổ chuột đào hang..(nghẹn lời)... tôi đau đáu khắc khoải, ẩn nấp không hốc hang ..(giọng trở nên thê lương) ....tôi gọi xuân bỏng cổ, tiếng gào không âm vang...". Nàng đáp lại với tấm chân t́nh tri âm mà bảo "Mau anh! anh qua đây, bỏ gío Bắc áp chế, theo gió Nam ấm áp ...(giọng đầy t́nh tứ).. trong t́nh ta đượm nồng." Chàng cóc nhảy xuống gịng sông xưa "và vang tiếng nước xao", ngụp lặn trong biển t́nh mà thấy vui hau háu, bơi sang bờ bên này kêu như mơ như tỉnh "Mau em, mau nhích lại, gần em anh chợt thấy hồn quê xưa cựa ḿnh..." Thế là nên duyên, thế là chồng vợ, thế là năm sau nàng cóc tía trở dạ sắp sinh th́ một trăm tinh tú nhảy múa reo mừng.  Bỗng tự trời cao có tiếng phán "Này nàng cóc tía, ta là Tây Vương Mẫu của nhà trời, ta thấy vợ chồng ngươi tuy là phận con cóc mà biết thương yêu nhau. Nay ta ban cho vợ chồng ngươi một nàng tiên xuống đầu thaị Sau nếu có chàng trai nào nh́n ra được cái vẻ đẹp sau bộ da sần sùi ghê sợ của cóc yêu mà hôn nàng th́ nàng sẽ hiện thân thành người, nàng sẽ là công chúa trong công chúa, nàng sẽ là mẹ của trăm ḍng Việt." Đến lúc lâm bồn, hương hoa thơm cả nhà cóc, cả hang cóc, nàng cóc tía mơ thấy ngôi sao sáng, sáng lóa mắt, sáng ḷa một vùng, rơi nhập vào bụng, rồi cóc khai sinh ra nàng Công Chúa Cóc mang hai thân phận Bắc Nam. Nàng cóc tía vui lắm v́ nghĩ rằng con ḿnh là thần nhân hóa kiếp..." Thế là đă bao lần hạ qua thiêu đốt, đă bao lần đông qua tê buốt, nàng Công Chúa Cóc lớn lên vào lứa trăng tṛn; đêm nhảy vào, ngày nhảy ra, giương đôi mắt bé mà t́m người tri kỷ. Người qua lại trên cầu, trong gió thoảng đưa lại hương sử nữ tiết trinh mà đứng trên cầu ngóng mắt t́m trông, đôi lúc gió đưa lại lời ca ngọt ngào như nước ḍng Cửu Long, vọng lại tiếng cười trong thanh như nước reo đầu ngọn sông Hồng.

Vào quăng thời gian này, trên sứ Bắc, vùng quê cha đất tổ của công chúa Cóc; một văn nhân có chân đứng khập khễnh trong "hội văn bút" tại Hà thành. Hôm dạo chơi núi Tản, vô t́nh nhặt được cây Gậy Thần truyền đời của thần núi Tản. Gậy Thần là hiện thân của cửu cung bát quái với hai đầu sinh tử có uy quyền định chế mọi thói hư tật xấu thành "khế ước văn hóa". Theo dấu người xưa, xuôi Nam t́m nắng ấm, đi đến đâu cũng dụng Gậy Thần áp chế dân t́nh mà biến mọi "công pháp xă hội" thành "khế ước văn hóạ" Khi đến đầu cầu Bến Hải, thoảng nghe tiếng ai cười ṛn ră vui như tiếng nước sông Hồng reo, như lời gío vọng từ núi Tản; bừng tỉnh t́nh xưa mà đứng lạị. Cùng lúc ấy, ở chân cầu bên kia, công tử Quảng đang ngơ ngẩn t́m hương xưa,vị cũ, đâu đó nghe như tiếng hát từ tâm khảm, giọng ngọt như nước sông Cửu Long, hoặc hương thơm như phù sa của sông Tiền, sông Hậụ. Công tử Quảng sinh từ đất Quảng Nghị, đất lành sinh tinh anh cũng phải. Một hôm gió động nước biển dâng cao, đang lúi húi đắp đê chống nước lũ, th́ tự đâu Sách Ước từ biển đông trôi dạt vào trước mặt, như thiên thượng trao sách tiên để chuyển hóa nhân cơ mà lập thuyết. Ngược ḍng kinh sử, trên đường trở về đất Thăng Long xưa đặng rọi sáng, sưởi ấm cơi âm u, giá lạnh đất Bắc...về sau người đời tương truyền rằng:

Đất Lạc Hồng
Ḍng họ Viêm
Cuối thế kỷ hai mươi
Có đôi người tuổi trẻ
Một, rạo rực sức rồng tung sóng bể
Một, huyền minh cao ư núi non tiên...

(LNC)

Bỗng một tiếng động nhỏ vang lên từ bụi rậm, hai người cùng ngước mắt lên nh́n thấy một con cóc kỳ lạ nhảy ra từ trong hang, ngồi chễm chệ ở băi cỏ, liếc mắt đưa t́nh, cất tiếng oanh vàng thỏ thẻ "Chào hai anh! hai tinh anh gịng Việt, ngược lộ tŕnh hai anh đi mô rứa". Nghe tiếng nói th́ chẳng ai ngờ được rằng, tiếng ấy, lời ấy, thứ ấy lại phát ra từ miệng của nàng cóc xâú xí, xấu hơn cả Chung vô Diệm tái sinh. Nước da sù ś như da con cóc, hai bàn chân th́ thô thiển qúa cứ bành ra, đôi tay quơ qua quơ lại rất hoạt kê, thân h́nh th́ tṛn trịa nặng nề nhưng linh động, cửa miệng rộng qúa mang taị...đẹp nỗi ǵ. Thế mà công tử Quảng nh́n như say men từ kiếp trước -"rượu t́nh chưa uống đă say, men t́nh chưa ngấm đă quay ḷng người"- nh́n nàng đẹp quá đẹp, bèn trả lời "Chào nàng, tôi lật ngược ḍng sống sử, theo vết người xưa mà ṃ về cội gốc", nghe đến đây tim nàng đập mạnh như đứt cả hơi. Trong khi ấy công tử Hà nhút vai nói bâng quơ "...chỉ là con cóc lắm chuyện." Công tử Quảng nghe công tử Hà nói xong, bất măn, giở Sách Ước lập thuyết với giọng rất hùng hồn "Thể và Cái-Nh́n có hai tính độc lập, tùy vào phạm trù nội tại hay ngoại lai, 'tọa độ văn hóá, mà ta có Cái-Nh́n về đẹp-xấu, hay-dở, đúng-sai khác nhau. V́ sinh thức khác nhau nên cảm thức/nhận thức/giác thức mỗi người cũng khác nhau khi xét, thấy một sự hay vật." Công tử Hà bỉu môi khinh bỉ "Đồ ngụy biện...", tay giơ cao Gậy Thần ra vẻ uy quyền sinh sát trong tay, nhưng vô hiệu quả v́ công tử Quảng có trong ḿnh Sách Ước, nên làm tan biến bao sát khí từ gậy thần. Công tử Quảng luận thêm "...như vùng đất Quảng, đất Nghệ da đất cũng sù ś như da cóc, đất cày lên đá sỏi; thế mà đă bao đời sinh ra toàn những anh hùng cứu nước, danh nhân dựng nước, tinh anh giữ nhất Nếu mà cứ căn cứ vào bề ngoài mà coi khinh được chăng?" Bí quá, công tử Hà phát tiết phun ra nào là "biên chế kinh tế, định chế xă hội, khế ước văn hóa", nói như vẹt nói, vung tay múa chân ra điều giận dữ, dụng thứ ấy để thay trời chuyển hóa mà bắt công chúa Cóc phải làm cóc cấm "biến" thành người v́ bản chất man man của ḿnh. Công tử Hà chê công tử Quảng là "mất gốc, xâm lăng văn hóa v.v.." Nhưng chính công tử Hà không biết những "biên chế kinh tế, định chế xă hội, khế ước văn hóa" đều vay mượn của người cả, không phải của dân Nam, đúng là sự phát triển phải nhờ ở sự mâu thuẫn nội tại và ngoại laị Thế là cuộc chiến bùng nổ, và dây dưa đến bao nhiêu người khác nữa, cuộc "thánh chiến" lấy nàng cóc làm "đề án", lấy đôi bờ đại dương làm ranh giới phân chia. Thế là Âu, Mỹ, Úc, Việt cùng quay về nơi ranh giới xưa cũ, cầu Bến Hải, mỗi người tả công chúa Cóc một lối mới mẻ. Chỉ tội cho công chúa Cóc bị thiên hạ "lột truồng" trong thi văn mà có cảm giác đang phạm đến điều răn thứ tư của Đức Chúa Trời, quá mắc cỡ v́ tấm thân trinh nữ của ḿnh bị người soi mói làm chủ đề cho các danh tài phê phẩm; nên cứ nhảy tê tê, nhảy loạn xạ, rớt xuống śnh mà chẳng ai để ư đến...về sau có kẻ khuyết danh để lại mấy vần thơ tả công chúa Cóc như sau:

 

Con cóc trong hang

Con cóc nhảy ra

Con cóc ngồi đó


Con cóc nhảy lung tung


Con cóc rớt xuống śnh trong ḍng sông xưa vang tiếng lụp bụp đời sau v́ quên 2 câu cuối nên chỉ lưu truyền 4 câu trên với ít sửa chữa, thay chữ "đi" cho chữ "lung tung." rồi chắp câu theo lối cà lăm cho có vẻ hoạt kê mà truyền đời hay nối "dài cánh tay văn hóa" từ 4 câu thành 6 câu Theo truyền thuyết nguồn gốc dân Nhật là dân đă đến lập nghiệp lâu lắm từ đất Sở, Ngô, Việt..vv..trong vùng Lĩnh Nam Ngũ Hồ, nên họ cũng là dân Việt cả (?). Họ ra đi mang theo cả "gia tài của bố" với bài con cóc; v́ thời gian sao đổi vật dời, nên quên 4 câu trên mà chỉ lưu truyền 2 câu cuối với ít nhiều sửa chữa, thêm thắt mà mang hơi hám "thiền vị"

Công tử Quảng v́ tội cho nàng Cóc, ngụp lặn trong bể "śnh" của t́nh ái vẩn vơ, quấn cao quần, vén tay áo, lội xuống mà cứu nàng Cóc. V́ sợ nàng phải chết oan ức, nên vội vàng mà trượt chân té nhào xuống...vô t́nh như thiên định, miệng công tử Quảng hạ xuống ngay miệng nàng công chúa Cóc...và rồị..như lời nguyền đă được tháo gỡ, nàng đă hiện thành người con gái ở lứa ươm mơ, đôi mắt phượng lúc hé mở là tan hồn chiến sĩ, đôi môi anh đào nhoẻn cười làm nghiêng thành đổ nước như chơi, tay búp măng, mũi dọc dừa ôi cái ǵ cũng đẹp...nếu như Tây Thi, Chiêu Quân, Ngọc Vạn, Huyền Trân sống lại, vẫn c̣n kém nàng ở cái mặn mà. Thấy thế các văn nhân tứ chiến, mê mẩn tâm hồn, ai cũng muốn nhào "dzô" để kiếm lời; nhưng trái tim xanh nàng đă trao cho người tri kỷ, ấy là công tử Quảng. V́ mất người đẹp mà c̣n bị đồng minh nguyền rủa, nên công tử Hà đâm ra hận nàng công chúa Cóc. Giận sôi gan tím mật, công tử Hà vung gậy mà phạng chết công chúa Cóc, chỉ v́ dám làm người, mà trong khi "biên chế kinh tế" biến dân đen thành nô lệ bóp dạ dày để sai khiến, "định chế xă hội" biến con người thành con vật đi ngưọc gịng tiến hóa, "khế ước văn hóa" chuyển thành "chủ nghĩa Mac-Le bách hờn, bách tủi (xâm lăng văn hóa và vọng ngoại)", hoặc thành "lương tâm mục nát của thời đại". Như đoán được ư người tri kỷ là phải trả thù và sẽ t́m đường "cứu nước", nhảy một cái rớt xuống trại tạm trú Indonesia rồi ngồi xuống, cái nhảy thứ hai rơi sang Pháp và ngồi lại, cái thứ ba văng sang Úc cũng ngồi lại, rồi "nhảy đi" t́m cao nhân thế ngoại để tập luyện công phu chờ ngày xuống núi mà tầm thù, cái mối thù truyền kiếp. Công nương Cóc mở đôi mắt mệt mỏi nh́n tri kỷ Quảng, rồi quay qua công tử Hà nhẹ giọng buồn gọi " Anh Hà! anh lại đây, em chỉ muốn là hai anh 'stop" phạng nhau để người ngoài họ cườị.." Quay sang công tử Quảng, nhỏ lệ mà rằng "Anh ơi! em đây duyên dứt nợ đời c̣n vương, nhớ nhau v́ dạ c̣n thương, nên hồn nên phách sẽ nương thế trần..." Công tử Quảng khóc rống lên "em vui duyên nước tuyền đài, cơi trần hương lửa riêng anh lạnh lùng..."(thơ Tương Phố). Công tử Hà thấy thế thầm bảo "Thôi đi ông nội sạo hoài, cải lương qúa" nhưng bề ngoài tỏ vẻ thương tâm mếu máo bảo "em đi, anh nhớ, nó (tay chỉ Quảng) th́ cô đơn..." Công tử Quảng thầm nghĩ "rơ chán, lại nước mắt cá sấu, mèo khóc chuột" . Công Chúa Cóc ngất đi một chặp (làm bộ như Khổng Minh xưa), cố tỉnh dậy nhắn nhủ đôi lời cho non nước Việt mai sau "người xưa nói cóc gần chết th́ ré tiếng bi ai, người gần chết th́ nói lời chân thật...(lời nói như đứt hơi)...nay duyên trần em đă hết...mong hai anh, một leo lên núi Tiên Âu xưa hỏi lối dụng của Sách Ước, một lội về Đông Hải hỏi thần Lạc Long phép dụng của Gậy Thần...ráng cùng nhau chụm đầu bạc, cụm đầu xanh...mà t́m phép hợp thể Gậy-Sách để ngộ Chứng Thuyết của Đại Cồ Việt...(ngất đi v́ qúa mệt) ...đừng kết hợp Đông-Tây làm chi cho nhọc sức...(tiếng nhỏ dần và dứt đoạn) ...sau khi ngộ chứng Thuyết, mời hết gái trai từ 4 phương tám hướng đem hương hoa xứ người để minh chứng cho chứng thuyết ấỵ.. rồi DỰNG LẠI CON NGƯỜI, lấy GẬY-SÁCH(văn bản) làm công cụ để chuyển hóa nhân cơ, lấy nếp tự sinh của dân tộc (văn hóa) làm phương tiện để giao ḥa nhân tâm; DỰNG LẠI CON NGƯỜI, PHẢI DỰNG LẠI CON NGƯỜỊ.. hăy lấy CÁI CHẾT NÀY của em để KHƠI D̉NG SỐNG CHO MUÔN SAU ... ...(tiếng nàng rơi vào hư vộ..). Thế là công chúa Cóc "khuất bóng non bồng, thành người thiên cổ". Công tử Quảng vật ra khóc... mà rằng "...tri kỷ nơi nào tri kỷ ơị.. (máu ḥa nước mắt nhuộm đỏ sông Bến Hải)... dứt dây mà nát tơ ḷng/nghĩa t́nh sao vẹn đôi đàng được đâỵ.." Cả ngày hôm ấy trời sầu đất thảm, mưa dữ dội, sấm chớp điên cuồng gầm thét như cả thiên đ́nh nhà trời rủ nhau khóc rống động cả trời Nam. Thế cũng xong một đời Cóc. Ngày hôm sau cả thế giới lên án bọn văn nhân vô tích sự mất nết cứ soi mói, lột truồng nàng mới ra cớ sự ấy

Về sau cứ đến ngày 30, tháng 4 là ngày giỗ chạp của "Công nương Cóc", mẹ của trăm gịng Việt, sương mù phủ kín liên tiếp cả tuần lễ, có người cho là tất cả thiên sứ từ trời xuống đặng khóc cho người bạc mệnh, và đọa đày nước Việt thêm cho bơ ghét bởi tội "Bất Hiếu". Sương đă rơi thành giọt quanh cầu Bến Hải; sương phủ trên lá, trên hoa, những hạt sương đọng lại mà hóa thân thành giọt ngọc rơi xuống từ những cánh lá, cánh hoa; có nhiều kẻ lắm chuyện cho rằng đấy là sự hóa kiếp giọt lệ của "Công Nương Cóc" khóc thương cho đàn con trăm Việt mà đă hóa thân thành hạt ngọc của Hoa Sương, sương có hoa không? và hoa sương biết khóc không nhỉ...

sương đă khóc/tuôn gịng ngọc lệ

trên vai người t́nh cũ đêm xưa

sương choàng ôm/ngỡ h́nh bóng cũ

ánh sao mờ, ôi khóe mắt người thơ

sương nhỏ hạt/quanh bờ mộ trước

hát ru người ngủ giấc thiên thu

sương chết ngất/trên bia đá trắng

hóa thân thành giọt ngọc Hoa Sương...

 

Chẳng những sương khóc để hoa sương rơi lệ mà đá là vật vô tri cũng phải khóc, khóc âm ỉ trong lặng câm...

...đá ơi! đá có đau không

sao không rơi lệ khóc dùm đôi câu

ví mà đá biết thương đau

mẹ đừng hóa đá vương sầu cho con

Sau cái chết của "Công Nương Cóc", Viêm Quốc mất cả tiếng cười, người sống trong sợ hăi, lo âu; nên kẻ xuôi, người ngược chạy về cầu Bến Hải xưa khóc rống lên, cuối thấp đầu xin Mẹ Việt Nam thứ tha cho đàn con bất hiếu. Từ đó mỗi năm đến ngày Vu Lan, một Hồng Quang rực sáng quanh sông Bến Hải, sáng như Tâm Ngọc, đỏ như máu Me. V́ thế nước Viêm được thế giới gọi là Ḥn Ngọc Viễn Đông. Người với bầu tâm huyết cũ nghĩ rằng "Mỗi Sống được khơi từ Mỗi Chết", nên rủ nhau đi t́m đi t́m lại mùa xuân...

... Không xuân ta phải làm ra

Thúc cho sỏi đá nở hoa liền mùa

Theo chân dơi dấu người xưa

Gót xuân thu mấy nắng mưa sông hồ...

để được thế ta phải cùng nhau

...chẻ trúc thu làm nong tầm thẻ lụa

ủ tuyết đông chuyển biến hóa văn chương

phải lớn lên hùng vĩ giữa phong sương

với máu đỏ gan vàng tay trắng vỗ

cho nêu cao đào nở pháo hồng sân

Ta mở hội TẾT

Ta dựng trường xuân...

ấy cũng bởi..

...Đá vàng đă kết vào tim

Không xuân họ quyết t́m đem xuân về...

đi t́m lại nàng "Công Chúa Cóc", để rơ về nguyên lư Mẹ, về công dụng của Gậy Thần và Sách Ước....mà xây lại nước Nam. Nhưng cả ngàn năm nay vẫn lạc loài v́ chẳng hiểu rằng Sách Ước biểu tượng của ước mơ, Gậy Thần biểu tượng cho quyền lực. Quyền lực và ước mơ phải hội tụ trong hướng thượng mà dựng lại Con Người.

 

 

 

 

V- Lạc đường vào khoa học

 

Bài này tôi viết theo lối tự sự để tŕnh bày quan điểm của ḿnh với hai ông Nguyễn hùng Vũ và Phạm ngọc Khôi.

LỜI PHẢN TỈNH

Chúa ơi! Muôn lỗi tại tôi
Ngh́n xưa cho đến ngh́n sau tội t́nh
Chúa ơi! Muôn sự tại M̀NH
Nặn ra chi cái kiếp người loanh quanh

Không! Không! Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi ông Hùng Vũ ạ! Ông cứ nhận lỗi bừa như thế th́ giết nhau. Lỗi tại tôi nhiều chuyện, tội ở tôi đă chọn "lầm thái độ". Ông Khôi cũng chớ lo quá mà sinh bệnh, nhỡ chúng ta có có gặp nhau ông chẳng cần mặc áo giáp chi cho nặng người, quá lắm th́ chỉ là băo tố dấy lên trong tách trà, khói thuốc thôi, không đủ giết người đâu ông ạ; vả lại "giết người đi th́ tôi ở với ai"(lời nhạc của Phạm Duy). Trước tôi dặt tựa là "Lời Phản Tỉnh", nhưng sau lại thêm "viết là cái cớ" cho rơ thâm ư của tôi.

Thưa hai vị, tôi thấy "năo trạng tranh đấu" của hai vị găng quá; người định dùng bom nguyên tử để tiểu trừ đối phương, kẻ tương lại với vũ khí hóa học cố làm tê liệt đối thủ. Phu tôi thấy mầm chiến tranh sắp bùng nổ, sợ rằng thế hệ con cháu ta phải lại chết một cách vô cớ, chết mà chẳng có mồ êm mả đẹp, cho những cơn mộng du khác...như giấc mộng "giải phóng" những người nô lệ ở vài thập niên trước...

Đừng nói với tôi

Tiếng nói của Nhân Quyền

Tiếng nói của bọn giả danh nhân nghĩa

V́ trong bóng tối

Bên kia bức tường

Khi những màu sắc vẫn c̣n đang lẫn lộn

Chúng tôi vẫn đấu tranh

Không phải cho cái chết của Dân tôi

Chúng tôi vẫn đấu tranh

Không phải cho nhân quyền giả dối

Mà cho Nhân Phẩm con người

Cho giá trị Dân tôi đă mất...

("Năo Trạng Nô Lệ" của Nguyễn Viêm Phương)

Nên tôi phải lên tiếng cản ngăn v́ cuộc chiến thường phát sinh ra từ một nguyên do rất vô duyên, như từ miếng bánh ḿ; khi đủ bánh ḿ để ăn th́ cuộc chiến lại phát từ những bă hư danh. Lư tưởng và niềm tin đă dựng nên, để bao giới trẻ vô tội nằm xuống, và vô t́nh xô tuổi trẻ xuống triền dốc của "hố thẳm"; tuổi trẻ không cần sự "can đảm lên đường đi t́m hố thẳm" (1) mà họ chỉ muốn tung tăng nhảy múa trên những băi cỏ xanh um, rồi nằm nghỉ bên ḍng sông trôi êm ả để ngắm nh́n lá rụng chiều thu, và xa xa bầu trời đă tô lên màu tím nhạt điểm với những chấm hồng thẫm lởn vởn như linh hồn của những trẻ thơ đă dẫy chết v́ chiến loạn và đang bay vất vưởng đâu đó ở ṿm trời này

ta bước xuống đường

chẳng thấy trai chẳng thấy gái

chỉ thấy lũ người ngậm miệng lê chân

một bọn nửa người nửa ngợm

ta bước xuống đường

chẳng thấy người chẳng thấy ta

chỉ nghe tiếng khóc tỉ tê

ở góc trời xa thẳm

chúng gọi "mẹ ơi, con lạc bước!"

ta bước xuống đường

chẳng thấy cha chẳng thấy mẹ

chỉ thấy lũ trẻ ngớ ngẩn gọi nhau:

"hey! John"

"hey! Jenifer"

những tên lạ hoắc mang thân da vàng

ta bước xuống đường

chẳng thấy sư/chẳng thấy vải

chỉ thấy hư không cười ngặc ngẽo

xác chết vô hồn, miệng đọc "Nam-Mô"

ta bước xuống đường

chẳng thấy tiên/chẳng thấy thánh

chỉ thấy Chúa dang tay đợi chờ cứu độ

dẫu bị con Người đóng "chết" từ lâuta bước xuống đường
ta nhắm mắt ta không muốn thấy
ta nhắm mắt ta không làm nhân chứng
bóng tối phủ quanh ta
một hiện hữu vô hồn!

E rằng cuộc chiến giữa hai vị sẽ dây dưa đến kẻ khác nên tôi phải hứng mũi chịu sào, mà hứng hết "hai lằn đạn bay ngàn thủa đẹp" của hai vị. Chắc hai vị c̣n nhớ, ngày xưa có ông Chu Du thời Tam Quốc bên Tàu, sau cuộc chiến gió tanh mưa máu, vào một hôm gió trở trời, ngước đầu lên trời mà khóc "Trời hỡi trời! Trời đă sinh Du sao c̣n sinh Lượng"...rồi lăn đùng ra chết tốt. Cách đây không lâu, ở hải ngoại, có người làm đến chức "Ngự sử Văn Đàn", sau sự mâu thuẫn của "năo trạng giằng co giữa duy Tâm và duy Vật", bí qúa đâm sầm vào gối mà than "Trời hỡi trời! Trời đă sinh Tâm, sao c̣n sinh Vật"(1)...rồi lăn quay ra khóc trào cả máu mắt. Theo lề thói đáo để ấy của người trước, nay Phu tôi chỉ thở dài "giời hỡi giời! Giời đă sinh tôi sao c̣n sinh tôi" . Tội lỗi tại tôi hai vị ạ! Người xưa bảo sống nhiều nhục nhiều, cũng đúng lắm.

Để tôi nhớ lại xem tại sao tôi lại mang nhiều tội lỗi thế. Phải rồị. Câu chuyện bắt đầu từ quảng trường Stephen Hawking, quảng trường này xây trên ngọn dồi trọc được vây quanh với lùm cây xanh dờn trải dài dọc những mê lộ, chung quanh quảng trường được trang trí với vô số bức tượng của các nhà khoa học danh tiếng. Người nào đứng giữa quảng trường sẽ cảm được ngay ánh sáng văn minh chói ḷa của nhân loại. Ông Phạm Ngọc Khôi đă đến thăm viếng quảng trường này; v́ không t́m đâu ra h́nh tượng của Thượng Đế, hay bức tượng của Khổng Tử bên Tàu, ông Khôi buồn quá mà thốt: "Chắc ông Hawking không tin vào Thượng Đế rồi". May thay ông Hùng Vũ đứng gần đấy lên tiếng: "Không, không! Theo tôi ông sẽ rỏ". Ông Vũ đưa ông Khôi đi vào con đường tên "Quantum Mechanics" sáng trưng với những ngọn đèn thủy ngân phát quang.  Đi măi trong ánh sáng của "Quantum Mechanics", ông Khôi cũng không thấy h́nh tượng của Thượng Đế hay dáng vẻ của Khổng Tử đâu cả. Khi đi đến con đường mang tên "Đông Phương", th́ ông Khôi cả mầng, v́ chắc chân lư đươc cất dấu kín ở con đường này, nên ông rủ ông Vũ cùng rẽ phải vào con đường "Đông Phương". Đi thêm một chặp trên đường "Đong Phuong" họ lại rẽ trái con đường tên "Chu Dịch", đi được vài "blocks" th́ băng qua con cầu "Phong Thủy" bắt ngang ḍng sông "Tử Vi", ḍng sông này tỏa ra mùi hương ngát như hoa lài, thanh như hoa cau, mộc mạc như bông súng, cao nhă như bông sen ("gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn"), ḍng sông cũng lờ đờ trôi vô tư lự như ḍng Hương giang xứ Huế; nghe tiếng nước reo vui tai quá, hai ông đứng lại trên cầu nh́n xuống . Ông Khôi ch́m đắm trong mơ "...theo truyền thuyết cứ 60 năm ḍng Tử Vi phát quang một lần, ai tắm trong ḍng ấy vào lúc phát quang sẽ thấu rơ chuyện vị laị..", miệng ông Khôi lẩm bẩm mấy vần thơ của L. Nguyên Chương:

....Xưa-Nay-Mai chẳng hai ḍng chẩy

Ngang-Dọc-Cao đều một cơi thông...

bỗng dưng, tiếng nước reo lên, reo như nhạc, có tiếng vọng lên tự đáy nước... tiếng đàn réo rắc với ngũ cung ḥa nhập núi đồi, giọng ai ca, thê lương năo ruột thoảng lạị..như lời oan hồn khóc t́m ngựi tri kỷ trong truyện Liêu Traị..

Dân Nam băo oán cáo Ngọc Hoàng

U cấm tù cung thọ khổ liên

Cốt nhục phân ly thiên sứ địa

Giang Sơn hà nhật thủy đoàn viên (2)...

nghe đến đây, vốn bẩm tính đa t́nh đa cảm, ông Khôi đă rơi lệ cho thế sự đổi vời thiên thu bất tận, cốt nhục ly hương, nồi da sáo thịt... như ông đă cảm thông âm hưởng của ḍng sông; giọng ca tự trầm chuyển nên cao vút...

Non Sông c̣n đó/hồn đâu mất

chỉ thoáng câu đà bạc tóc xanh

dưới ánh trăng thơ từng cánh hạc

sương đêm nhẹ rớt bóng thiên thần...

như sự xâu xé giữa hiện thực và giấc mơ, người sống nhiều với lư trí như ông Vũ mà nét mặt cũng đă điểm đôi ḍng tâm lệ. Thương lệ hay bi lệ của hai ông rơi xuống ḥa nhập vào ḍng sông để trôi về đâu? Quá khứ hay tương lai, ai biết! Và rồi hai ông rời cầu "Phong Thủy" đi tiếp cuộc hành tŕnh t́m chân lư. Một người một thầm nghĩ, lầm lũi mà lê chân, nh́n chung quanh xưa trước t́m xem ai chung t́nh, nên mỗi người vẫn độc hành mà chẳng trao đổi nhau lấy một câu. Một canh giờ sau, hai vị lại rẽ phải qua đường mang tên "Biochemistry", độ trăm thước lại quành sang trái vào con đường tên "Thermodynamics", v́ ông Khôi đinh ninh rằng sẽ t́m ra bộ "Đông Tây Nhất Thể Chân Kinh" đâu đây và sẽ thế thiên hành đạọ sau này. Bộ Chân Kinh này được viết từ thời hoang hư của nhân loại lúc mà tụ điểm của con người trên trái đất c̣n ở tận Châu Phi, từ tụ điểm này theo "truyền thuyết khoa học hiện đại" con người đă tứ tán khắp nơi trên địa cầu, tùy vào phong thổ trú đóng mà có sinh hoạt về nhân văn, tập tục khác nhau, rồi phân chia Nam Bắc Đông Tây hoac Thủy Hỏa Mộc Kim mà tranh dành chọc phá nhau cho qua ngày. Đang đi trên đường "Thermodynamics" họ lại gặp đường "Tây Phương", mắt ông Vũ sáng lên ṣng sọc, quay đầu nh́n lại mới biết rằng ḿnh đă lạc qúa xa, ông Khôi đề nghị "chúng ta cứ rẽ vào đường "Tây Phương", tôi chắc đường này sẽ gặp đường "Đông Phương", từ đó chúng ta sẽ ṃ mẫm lấy đường về". Ông Vũ nghi ngờ "Sao! ông bảo Tây Phương sẽ gặp Đông Phương hở ông Khôi "!!! Tương lai sẽ biết mà". Thế là hai ông rẽ trái đường "Tay phương", con đường này tối mù, càng đi càng sợ; hai ông định quay về, bỗng dưng nước lũ chạy mạnh cuốn trôi cả chiếc cầu tên "Sáng Tạo" dài thườn thượt và cắt đứt sinh lộ của hai ông . Cầu sáng tạo được bắt ḍng sông "Hủy Thể", ḍng mang tên "Hủy Thể ấy là v́ bao xương máu, oan hồn ở những thế chiến đă trôi cả về đây, xa xa như có thác nước đổ xuống ḍng ḥa vào tiếng gió rên rỉ nghe như lời khóc than của những chinh phu phụ

Hồn sĩ tử gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dơi dơi soi
Chinh phu, tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn
(Chinh Phụ Ngâm; câu 97-100)

V́ vậy nhiều khi ḍng đổ ầm ầm như bước chân của đoàn quân quyết tử; lắm khi ḍng chảy siết như cố vùi lấp những hận thù mà nén cả vào ḷng đất; nhiều lúc tiếng sóng nổi nghe như thương tiếc một dĩ văng quật cường nay đă lặng câm; lắm lúc nước vỗ vào nhau như tiếng reo ḥ của người chiến thắng dưới sự rên rỉ thương tâm của kẻ chiến bại.  Lời của gió lẫn với reo của nước nghe u oán như tiếng khóc than của người chinh phụ gắng đợi chồng đă chết lạnh ngoài chiến trận . Giữa ḍng nổi lên những tảng đá đă bị xoáy ṃn theo thời gian. Có tảng đá tựa như người lính đang ngă vùi xuống giữa băi chiến trường máu lửa. Có tảng đá giống như "Ḥn Vọng Phu", ngườI vợ ôm con đang cố ngoai đầu trên biển mù để t́m chồng giữa tiếng reo ḥ sát máu. Có nhiều đêm, những ḥn đá ấy đă khóc, phải đá đă rơi lệ, khóc cho chồng, cho cha, cho anh, cho con đang đợi chết cho những trận địa mớị.

Tiếng địch trổi, nghe chừng đồng vọng
Hàng cờ bay trông bóng phất phơ
Dấu chàng theo lớp mây đưa
Thiếp nh́n rặng núi, ngẩn ngơ nỗi nhà
(Chinh Phụ Ngâm; câu 49-52)

Do sự hủy thể của cầu "Sáng Tạo" nên hai ông đành cứ thẳng bước xông pha măi trên con đường "Tây Phương" mà chẳng thấy ǵ khác ngoài cái cảm giác chết chóc ghê rợn đến rùng ḿnh. Ông Khôi c̣n cứng miệng bảo "Chắc ḿnh lạc vào mê lộ của trận đồ "Đông Tây Bất Hợp Trận" rồi đấy. Tôi nghe người trước kể là trận này có ghi trong quyển "Đông Tây Nhất Thể Chân Kinh", nếu ta t́m được nó chắc là được "giải phóng" rồi". Càng đi càng lạc trong mọi nẻo đường mù, bỗng đâu tiếng loa vang rền như mỗi sáng thức dậỵ ở Mút-Cu-Va, tiếng của Phu tôi rơ ràng: "Này hai ông, hai ong lạc rồi (biết rồi! khổ lắm nói măi!), hai ông đă lạc ngay từ quảng trường Stephen Hawking đấy. Hai vị có biết rằng các bức tượng đá đă được đặt để trong phương vị của mê trận gọi là "Lạc Hồn Tâm Thức Trận", ai bước vào trận này sẽ mất hết lư trí sáng suốt mà dễ lạc vào những mê lộ quanh nó. Ông Khôi là người có kiến thức hơn người, nhưng ông đă không biết rằng tinh tủy của bộ "Đông Tây Nhất Thể Chân kinh" nằm ở các phương vị của các bức tượng ấy, mà "Đông Tây Bất Hợp Trận" chỉ là một biến trận nằm trong "Lạc Hồn Tâm Thức Trận"; ấy là trận trung chi trận đâư, thưa hai ông. Nếu trước khi hai vị bước vào quảng trường chói ḷa ánh sáng văn minh này, hai vị biết dừng lại mà đứng từ xa quan sát để t́m hiểu về "Đông Tây Nhất Thể Chân Kinh" và thấu triệt phương vị trận đồ th́ làm sao mà lạc như thế này!..." . Ong Khôi cắt đứt tiếng loa "Không đúng! Thiếu chinh xác", ông Vũ nói thêm "Đừng dọa chúng tôi với một thái độ lầm lạc như thế" . Miệng nói th́ tay quơ, hai ông thay phiên đập phá cái loa phóng thanh không cho nó tiêp tục "tự do ngôn luận" sợ làm lung lạc tinh thần chiến sĩ . Cứ thế rồi hai ông lại dắt díu nhau đi tiếp trên con đường mù... câu chuyện vẫn chưa kêt thúc...v́ nhân loại vẫn c̣n măi trong cơn mộng du, thiên thu chưa tỉnh.

Nương khuya bóng hạc gọi đàn
hoa sương đỉêm lệ tan vần trăng êm
trong mơ tiếng sáo gọi đêm
Ngh́n thu trở giấc ngỡ nằm chiêm baỗ.

...và rồi hai, ba ngàn năm nữa, tất cả sẽ được đi vào "cái vũ trụ của vật lư lượng tử "với" các trường ám ảnh, trường liên hệ, trường thu hút trong không gian tâm hồn của ngườị..giăng những sóng ngang sóng dọc vào cái không gian" ấy, để nén vào và cho nổ bùng ra như "một chiếc kính vạn hoa" trong biển mộng và đă diễn đạt qua những "trường ngữ nghĩa " trong "hệ thống thơ" văn, và "tinh thần lư luận" ...v.v...(1) [Nhờ ông Khôi dụng "hệ quy chiếu chính xác" của ông để soi sáng giúp những cụm từ trong ngoặc kép ở đoạn văn này; đấy là những chữ đă được dùng bởi một nhà phê b́nh văn học có tầm cỡ tại hải ngoại]

Thưa hai ông, xin lỗi tôi đă phá cuộc "vui chơi" của hai ông (để "rồi mai trong đám văn nhân ấy/Có kẻ đua đ̣i bỏ cuộc chơi", sửa thơ Hàn Mặc Tử). Tôi cứ ngỡ là hai ông đang cùng nhau giải quyết vấn đề ǵ đó cho nhân loại chớ. Chứ tôi nào có biết hai ông "chỉ mượn ng̣i bút bông đùa (môt cách nghiêm túc?) cho đỡ buồn" . Th́ ra hai ông giống như Phu tôi, hai ông cũng...

...Ngồi buồn thừa giấy họa văn

Họa lên họa xuống lằng nhằng sợi tơ

Sửa cho nhau mấy vần thơ

Nét văn, ư nhạc làm tơ giăng trời

Đúng, sai nằm ...và rồi hai, ba ngàn năm nữa, tất cả sẽ được đi vào "cái vũ trụ của vật lư lượng tử "với" các trường ám ảnh, trường liên hệ, trường thu hút trong không gian tâm hồn của ngườị..giăng những sóng ngang sóng dọc vào cái không gian" ấy, để nén vào và cho nổ bùng ra như "một chiếc kính vạn hoa" trong biển mộng và đă diễn đạt qua những "trường ngữ nghĩa " trong "hệ thống thơ" văn, và "tinh thần lư luận" ...v.v...(1) [Nhờ ông Khôi dụng "hệ quy chiếu chính xác" của ông để soi sáng giúp những cụm từ trong ngoặc kép ở đoạn văn này; đấy là những chữ đă được dùng bởi một nhà phê b́nh văn học có tầm cỡ tại hải ngoại]

T́m nhau giữa chốn chợ đời mới đau
May là ta đă gặp nhau
Theo hoa, văn nở những vần tỉnh mê
Trăm năm đối bóng tà kê
Tỉnh ra mới biết lề mề cơn m

(ông Nguyễn Hưng Quốc ơi! nghe đâu ở bên Úc, ông đă học được thuật "Giải Phẫu Thẩm Mỹ Văn Chương" (3), nhờ ông giải phẫu hộ các bài thơ "con cóc nhảy" với nét mỹ miều Thị Nở của tôi thành bài thơ hay với hương hoa của đóa Thủy Tiên hay đóa Phù Dung ǵ cũng được, mong lắm, cám ơn ông nghen!)

Hai ông Phạm Ngọc Khôi và Nguyễn Hùng Vũ viết đúng lắm, thật là thú vị . Cám ơn ông Khôi đă chữa cho chữ dụng sai v́ nhớ sai hay đọc sách dịch sai ǵ đó ở hai câu thơ của ông Lư Thuong Kiet. Ông biết không, tội nghiệp thân Phu tôi lắm, lúc nào cũng muốn học hỏi cho "chính xác" mới thôi dẫu biết rằng thơ văn không thể chính xác như toán hay khoa học được.

Giữa trưa hè của bầu trời Texas, nóng bỏng da, cháy cát, ấy thế mà Phu tôi vác búa đi khờ khờ lại nhà người bạn, anh này đă dạy văn ở trường trung học tai Đà Lạt trước 1975. Nghe tôi hỏi "tuyệt" hay là "tiệt" trong thơ của ông Lư thường Kiệt, anh bạn nh́n ngỡ tôi hỏi đùa và bảo "tiệt đúng hơn, nhưng âm tuyệt hay tiệt c̣n tùy vào vùng phát âm nữa, v́ văn Hán Việt được viết như âm phát, muốn cho chính xác th́ phải dựa vào cổ văn chữ Hán của ông Lư Thuong Kiet th́ dễ truy ra hơn..." . Tôi lắc đầu nói "Đó là chính xác, nay tôi t́m đâu ra bài Hán văn giữa sứ sở chăn ḅ này, anh làm ơn cho tôi mượn vài quyển Hán-Việt tự điển để tra xem cho chính xác" . Sau tra nghĩa từng chữ, tôi cũng chưa bằng ḷng v́ hai chữ nghĩa gần nhau quá nên cần phải t́m hiểu từng nét của chữ mới rơ nghĩa cho chính xác... sau cùng anh bạn tôi lật quyển Hán-Việt Tự Điển của linh mục Trần Văn Kiệm (?) trong ấy có chua cả văn thơ của ông L' Thường Kiệt, th́ ôi thôi! thời oanh liệt nay c̣n đâu ...

Khấp, Khốc hay là phải Khóc đây

Thiên thu t́nh tự lỗi này ở tôi

Văn thơ ǵ quá lôi thôi

Viết sai, nhớ lộn Phu tôi xin chừa

Cám ơn ông Khôi nhe! C̣n luận điểm về "văn dịch" th́ thưa ông, dịch văn nếu dịch quá sát nghĩa của mặt chữ (hay văn bản) th́ nghe rất là tiếu lâm, có người dịch đoạn thơ " canh gà thọ xương" ra Anh ngữ như sau "old chicken bone soup" (4) th́ thật không đúng tí nào cả, dẫu người dịch đă cố ư dịch cho chính xác nghĩa từng chữ theo như văn bản. Theo thiển ư mộc mạc cua tôi, khi dịch văn thơ của "các nước anh em" th́ ta nên dịch ư mà tác giả muốn gởi gấm vào thơ văn, chớ dịch sát nghĩa chữ của văn bản th́ hỏng (thể thức này cũng có thể ứng dụng khi phê b́nh văn thơ). Nếu ông muốn đọc văn thơ chính xác th́ tôi thành thật giới thiệu cho ông quyển "Phê B́nh và Lư Luận, hai mươi năm văn học ngoài nước 1975-1995" dầy 800 trang của ông giáo Bùi Vĩnh Phúc. Ông Trần Hồng Châu (tức giáo sư kỳ cựu Nguyễn Khắc Hoạch, nguyên trước 1975 là khoa trưởng đại học văn khoa ) đă phê 4-A cho quyển sách ấy, một "A" là accurate nghĩa là chinh xác đấy, ông nên t́m đọc ngay đi và cho đọc giả biết ư kiến nhe ông . Theo tôi, tự hào hay khen ngợi ai với cái có thực th́ hay th́ nên, c̣n tự hào hay khen cái ḿnh tưởng tượng là ru ngủ là vuốt đuôi, làm thế sẽ gây hư hại cho nền móng văn hóa của nước nhà. Tôi nghĩ với chức năng nhà giáo, giáo sư Hoạch sẽ đồng ư với tôi quan điểm trên.

Nói đến đây, nghĩ lại thương cho những kẻ không biết "vuốt đuôi" mà phải lâm vào cảnh "thuyền đơn lờ lững ven sông vắng/Mưa gió đôi khoan lạnh một ḿnh" như ông Nguyễn Trăi, cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh, ông Tôn Thất Thuyết, hay ông Phan Khôi ..vv.. để cố làm sáng cái nghĩa "Xuân Thu". Cũng v́ cái nghĩa cổ hủ này, bên Tàu cũng có ông Khuất Nguyên, già "dzồi" nên dở hơi hay dại dột, không biết nịnh hót; câu nào nói ra như đập vào đầu, cắt vào thịt bọn nịnh thần hay quân vương nên bị đày đi biệt xứ . Một hôm ông lang thang bên bờ sông, đám thợ hỏi: "Này ông! Chuyện ǵ mà khổ sở thễ", ông đáp: "Tại người đời mê cả, ḿnh ta tỉnh nên đến nỗi này".

Đám thợ cười rộ mà bảo: "Tưởng chuyện ǵ! Nếu đời say cả, sao ông không ăn mèm để cùng say. Ví như nước trong th́ ta gội đầu, giặt mũ, cầm bằng nước đục th́ rửa chân, rồi quật lên cho đục; bởi đục rồi sẽ trong. Bận thân tâm làm ǵ! Thật là lẩm cẩm. Thế nhưng chứng nào tật nấy! ông mượn "gịng Mịch La pha loăng hận t́nh" mà d́m ḿnh xuống đáy sông . Về sau người đời trông thấy trên gịng Mịch La nổi lên quyển "tâm thư" tựa là LY TAO trôi dạt vào bờ. Người lắm chuyện lại vẽ vời cho là hồn ông Khuất Nguyên hóa thành sách LY TAO để minh oan, để dạy người, và ngăn cản các "ông con trời" chớ làm điều xằng bậy . Sau ở thế kỷ 20 này, có ông LNC đọc thơ LY TAO cảm nỗi người xưa

...Cạn trăm năm đến nấm mồ

Nào đâu Nghiêu Thuấn cơ đồ ngàn xưa

Luật trời sớm nắng chiều mưa

Nên chi c̣n mất được thua lẽ thường

............

(tôi quên mất đoạn giữa)...

............

Khuất Nguyên! Bác Khuất Nguyên ơi

Nghe thơ tức tưởi bao người buồn lây

Ta nhờ d́ gió chú mây

Gởi ai một chút ḷng nầy cảm thông

 

Dụng bài "Biện Minh Cho Kẻ Sĩ" của ông Khôi, ông Vũ đă nhă ư dạy tôi về "sự nghiêm trang trên ng̣i bút", cũng như bà Bùi Thị Bích Hà tức Hà Vi đă từng chúc tôi "t́m dược b́nh an trong ng̣i bút"; cám ơn qúy vị lắm. Dựa vào bài "Biện Minh Cho Kẻ Sĩ" của ông Khôi nay tôi xin lạm bàn "cái nghĩa Phân Tranh của Tam Quốc" thời Hậu Hán bên Tàu như sau. Thưa qúy vị, trong bộ tiểu thuyết lịch sử Tam Quốc Chí, nhân vật Tào Tháo có vẻ trung thực nhất, khi nghe Hứa Thiện ám chỉ ông là gian hùng th́ ông không lấy thế mà giận hăo v́ ông biết ḿnh qúa rơ, và sống như ḿnh nghĩ chứ không như cái ông Lưu Bị mồm mép, lẻo bẻo, nói một đằng nghĩ một nẻo, ấy là thứ khẩu Phật tâm xà rất nguy hiểm. C̣n ông Tôn Quyền lại rất dở hơi và vô quyết, có chăng chỉ thừa hưởng máu mắt của cha anh mà sống đời vương giả. Trong thế tam phân, nếu không có Ngụy Tháo th́ Ngô Thục đă làm thịt nhau rồi, chớ c̣n đâu cái chính sách "Đong Ḥa Tôn Quyền, Bắc cự Tào Tháo" của Khổng Minh được truyền lại đời sau như lời " thánh trạng".

Thế ra Tào Tháo là cái cớ để Ngô Thục tương ḥa, nghĩ cũng tốt đấy. Lấy chuyện xưa soi đến chuyện nay. Hai ông Hùng Vũ và Ngọc Khôi đang định cho nhau đo ván, e rằng "nhị hổ phân tranh, tất hữu nhất thương", nên Phu tôi mới vác búa khờ khờ vào trận, v́ tính lỗ măng của Phu tôi cầm búa quơ đại vào hai bên để ngăn rồi chẳng hiểu v́ sao hai ông lại xoay sang chiến thuật thành "tương ḥa Khôi-Vũ, đồng chiến Tôn Phu". Nếu vậy, th́ Phu tôi là cái cớ để hai ông ḥa với nhau, thật là may mắn và thú vị lắm. Thế mới biết

Cuộc đời là giấc mơ hoa

Trăm năm thiên hạ hết ḥa lại ly

Vàng son ngh́n trước c̣n si

Bụi hồng lấp măi c̣n di chút sầu

Đền trơ, nước hận, sương sầu

Máu tuôn đă thấm mấy đầu tuổi xanh

Chung ai một đỉnh công khanh

Nh́n ra nửa chớp đă thành hư không

Vầng Nhật Nguyệt, Ánh Non Sông

Hữu vô, hư thực chất chồng đổi thay

Nhân sinh tợ án mây bay

Mây tan, mây hợp, mây say, mây sầu

Thưa hai ông, tôi c̣n nhớ người xưa có nói "dụng nhân như dụng mộc" th́ nay tôi lại "dụng văn như dụng đá " với thiển ư là: "Vàng không sợ lửa, Ngọc không sợ búa"; tôi hy vọng là tôi đóng đúng vai tṛ thợ đập đá của tôi. Xin lỗi tôi đa dụng sự bàn thảo nghiêm chỉnh khoa học của hai ông như cái cớ để tự tỉnh rồi phản tỉnh mà viết thành bản văn này. Lời văn của hai ông đă đánh vào tâm thức của tôi (và của ai đó) để đập tan đi những "vọng ngoại mê lầm đang níu kéo thân tâm", những "kiêu căng quá độ đang dày ṿ tâm óc ngu muội", những "hoa ngữ để ru ngủ nhau trong nếp Ghetto". Ngoài ra tôi c̣n để lại, những lỗi khác trong bài văn như:"Văn vong bổn", "Văn ăn cắp"...v.v. và ..v.v. . Thế mà hai ông không chịu kê khai ra hộ nhau với, để tôi c̣n cái cớ viết thêm vài ba trang nữa; rơ khổ! Loại văn này rất thường t́m thấy hay thịnh hành trong các tạp chí văn học "chính thống" của nước nhà tại hải ngoại.  Trời ơi! Buồn!

trời ơi khiếp quá/ôi kinh quá
lạnh buốt tâm can/nát đáy hồn
trở về t́m lại ngày tháng cũ
thấy loạn hư không chẽn lối về...

Cuối cùng xin cám ơn TK21 đă sửa chữa và đăng bài của tôi, dẫu giọng văn tôi dụng "hơi bị" thiếu nghiêm túc(5), cám ơn qúy vị đă thêm vào đoạn kết cho bài "Đông Tây Bất Hợp" cho rơ nghĩa và đủ phép "tương kính". Tôi cũng cám ơn hai ông Nguyễn Hùng Vũ với Phạm Ngọc Khôi đă nhẹ tay xử phạt Phu tôi. Lần nữa xin lỗi đă dụng sự bàn thảo hai vị cho cái cớ để "bông đùa" hay "trững giỡn". Định bàn thêm khoa học với ông Vũ, nhưng e rằng ḿnh lại đi ra ngoài vấn đề (hơn nữa, các cháu nhà tôi vào trường cả, nên không c̣n ai làm quân sư hay thợ bàn, cáo lỗi), càng đi càng lạc, không đem lại một kết luận nào hữu ích, mà chỉ là những lư luận xuông và không vui tí nào (nếu cứ lư luận xuông mà không giải quyết được ǵ, e không khéo người đời sẽ cho anh em ḿnh "lư sự" theo lối "ăn xổi ở th́", thật là buồn lắm) . Đành rằng có lư luận th́ mới có học thuyết, học thuyết làm nền cho học thuật, học thuật góp phần xây dựng văn hóa cho nước nhà.

 

Chú Thích

(*) Bài này là sự sực tỉnh của tác giả rồi viết theo lời phản tỉnh của ông Phạm Ngọc Khôi với bàI "Văn Hoa nhưng không chính xác" và ông Nguyễn Hùng Vũ với bài "Lỗi tại tôi" đă đăng ở TK21,số tháng tám, năm 1997 . Tựa bài được dựa theo ư văn của ông Khôi và ông Vũ mà tác thành. Những mẩu chuyện về Tam Quốc Chí, Khuất Nguyên ..vv.. tôi đă diễn nghĩa theo hứng múa bút mà họa thành chứ không c̣n theo đúng như chính sử nữa. Đọc giả nên luư ư để khỏi mhầm lẫn.

(1) Xin dọc bài "Văn Nhân Hư Nghị" của cùng tác giả.

(2) Sửa bài ca của Vương Chiêu Quân. Có lần nghe tôi ngâm nga (để ra vẻ là người trí thức)...

"Chiêu Quân ra khỏi Nhạn Môn Quan"

"Hồ địa bơ vơ ngựa lạc đàn"

"Ải Bắc mịt mù xa mạn thẳm"

"Nh́n về cố quận nhớ quân Vương..."

các bạn trẻ có hỏi Chiêu Quân là aỉ Vương Chiêu Quân là con của thái thú Việt châu (con gái xứ Việt đấy). Người đă đẹp lại thông minh nhưng bạc mệnh, đúng là

"Thông Minh vốn sẵn từ giời

Đẹp xinh từ trứng, khổ đau từ ngườị."

Sau được tuyển vào Tây Cung thời Hán Nguyên Đế, nhưng bị gian thần hăm hại mà bị đày vào lănh cung. Một hôm nàng ôm đàn tỳ bà gảy khuc Ngũ Cung Sầu mà hát Chiêu Quân băo oán cáo Thượng Thiên
U cấm lănh cung thọ khổ liên

Cốt nhục phân ly lưỡng sứ địa

Hán Vương hà nhật thủy đoàn viên

Tiếng ca đă rớt vào tai của bà Hoàng Hậu khả ái nên được phục vị đưa vào ngự ở Tây Cung. Cuộc vui cả nước chẳng bao lâu th́ giặc Phiên xâm lấn bờ cơi nhà "Đại Hán". Vua sợ quá bèn hiến vợ cho giặc, hèn qúa. V́ bị đưa sang cống đất Phiên mà ngươi con gái Việt châu (đất Việt) phải tuẫn tiết ở xứ người, thật đúng với câu "Giai nhân tự cổ như danh tướng/ Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu" tạm dịch là "Tài sắc chi mà khổ rứa ni/Trăm năm khó hẹn cùng ai bạc đầu"  (theo cuốn "t́nh Sử Vương Chiêu Quân" của La Lan, do Miêu Khả Khanh dịch, Nhà Xuất bản Chiêu Dương 1974). Viết đến đây thương cảm cho ai đă chết v́ tiết nghĩa bao nhiêu th́ lại giận cho phường tục tử gía áo túi cơm...ở thế kỷ 20 có những ngườị.. họ ăn cơm miền Nam, họ uống nước miền Nam, họ học chữ miền Nam, họ thở không khí tự do miền Nam, họ đạt công danh ở miền Nam, miền Nam cho họ ăn trên cưỡi cổ muôn dân, cử họ đi đó đi đây để học hoặc làm nhân viên đại sứ nọ kia, thế mà sau khi miền Nam mất, họ được sang Âu Mỹ, tưởng họ sẽ phải câm nín v́ mối nhục quốc. Nhưng không, v́ chút bă hư danh họ "đón gió trở cờ" chửi lại "chế độ" đă cho họ bao ơn ích như họ đang chửi lại chính bản thân ḿnh. Họ luồn cúi bọn cộng sản để bán tiếng mua danh dẫu đó chỉ c̣n lại cái bă chẳng bổ béo ǵ. Những kẻ cầm bút tự cho là trí thức mà thế, nghĩ cũng buồn; v́ thế mà Phu tôi phải ném bút để cầm búa.

(3) Dựa vào nhận định mới về Phê B́nh Văn Học của một số văn nhân Âu-Mỹ . Ông Nguyễn Hưng Quốc cũng như một số nhà phê b́nh văn học Việt tại hải ngoại, lấy ư của văn gia Âu-Mỹ (rồi quên ghi xuất xứ?) mà cho rằng: Áng văn chương là một định thể độc lập với người viết cũng như người đọc. Tùy vào sự thẩm thấu nghệ thuật về âm điệu, ngôn từ, màu sắc..v.v. mà đọc giả "biến" áng văn chương này thành những bản văn khác nhau.. Ông Nguyễn Hưng Quốc đă chuyển bài thơ "Con Cóc" thành bài thơ hay do sự thẩm thấu "nghệ thuật thần thánh" của ông.  Như thế th́ chắc ta có thể "chuyển hóa" các Dâm Thơ hay Dâm Văn thành bộ sách "Đạo Đức Học" để dạy lớp trẻ; nếu thế th́ bọn trẻ sẽ rất là hân hoan, vui vẻ, thoải mái và .. vv.. và ..vv.. đến trường "học để hành tại chỗ" đến mê tít, tôi dám chắc là sẽ không ai trốn học đi rong (tôi cũng thích dùng cụm từ "..vv. và ..vv..", nhứt là lúc tôi bí chữ).

(4) Đây là quyển sách song ngữ Anh-Việt, độ 80 trang, gồm những bài ru con mà tôi đă vô t́nh đọc dược hơn 10 năm về trước . Tôi không c̣n nhớ tựa sách và tên tác giả

(5) Theo "nhời" của ông Hoàng Ngọc Hiến, phó tiến sĩ văn chương(?) tại Hà Nội th́ hiện nay dân Nam hay chia động từ với từ "hơi bị", như "hơi bị khiêm tốn", "hơi bị kềm kẹp", "hơi bị bất măn", "hơi bị nói sạo", "hơi bị hối lộ" ..vv.. . Có phải đây là "năo trạng bị động" của dân t́nh đă ăn sâu vào da vào thịt của quần chúng mà phát tiết ra từ sự dồn nén "vô thức" của nhân dân . Ông Hiến c̣n cho biết thêm dân Hà Thành c̣n hay dụng từ "vô tư" với nghĩa "who cares", chẳng ai "cares" nữa ư![theo bá đă đăng trong tập san Hợp Lưu số (?) vào khoảng cuối năm 1996 . Trong quăng thời gian này, ông Hiến đă dược đảng sai đi để "cưỡi ngựa xem hoa", xem xét dân t́nh, rồi đem cái mồi danh lợi để nhử và câu bọn trẻ, lấy sự trong trắng ngây thơ của tuổi trẻ rồi ru họ vào giấc "t́nh non nước nghĩa đồng bào", rủ bọn trẻ đem linh hồn về bán cho bầy qủy đỏ.  Những người như ông Hiến chúng tôi gọi là bọn lái buôn reo mua linh hồn trẻ dại. Xin các bạn trẻ lưu ư chớ tin vào mồm mép lẻo bẻo của những người cộng sản (hay ai khác) mà rơi vào "hố thẳm" để ngàn đời ân hận như những người trí thức với tâm hồn phục vụ non sông tại miền bắc đă bị lừa vào hơn ba thập niên trước...

...cẩn thận từng khi đốt lửa ḷng

Lửa này thiêu được hận non sông

Lửa này soi rơ bao tăm tối

Hay đốt đời ta đến lạnh lùng...

(LNC)

cùng một ngọn lửa ḷng mà cái dụng có khác nhau. Nếu tiến lên th́ giúp cho đời thêm tươi tốt, ấy là phép nhập thế; c̣n không cứ lui về mà cố tự tốt cho chính ḿnh, ấy là phép xuất thế. Chớ vị danh quá mà mất thân, mất mạng và mất cả linh hồn.

 

 

==================================================================

 

 

 

 

 

VỤ ÁN CON CÓC

Trước khi viết nốt về vụ án con cóc, tôi thú nhận là tôi chưa từng đọc quyển sách nào của ông NHQ và ông ĐMT; tôi cũng chưa có dịp rớ tới cuốn sách phê b́nh văn học nào viết bằng tiếng ngoại quốc ở Âu-Mỹ. Hơn nữa tôi không phải là con nhà văn như đă nêu trên, tôi sinh ra trong giai cấp thợ thuyền, một giai cấp cùng khổ của nhân loại nằm trong một quê hương khói lửa (giai cấp mà được đảng nịnh cho lên cấp tiên tiến để tiện bề sai khiến và cày cho khỏe để đảng được no cơm ấm áo). Tất cả ǵ tôi tiếp cận được do sự "giáo dục" tận t́nh của những bài viết về phê b́nh văn học trong và ngoài nước đă được chuyển ngữ hộ, nên vài ba cái thuyết văn học tôi đọc được đều là bản "second hand" (v́ tôi vốn rất dốt ngoại ngữ).

Ở phần này, tôi chỉ dựa vào ư đă lập luận của hai ông NHQ và ĐMT, tôi không cần biết ư ấy từ đâu ra của riêng hai ông hay đă được cắp nhặt nơi nào. Hai ông nêu lên ư ấy mà diễn bằng ngôn từ cuả chính ḿnh th́ xem như là "gia tài" của hai ông đi, dẫu hai ông diễn ư có sai hoặc không hết ư của người khác do dịch thuật hỏng của chính hai ông hay từ sách dịch. Nói cách khác, tôi chỉ dựa vào văn bản tiếng Việt của hai ông để soi sáng về vụ án con cóc này .

 

1-Người đẹp cóc

Tôi không rơ thơ ư, thơ tứ của bài con cóc hay ra sao, nhưng Thị Nở th́ xấu that. Thế mà trong bài viết trả lời ĐMT, NHQ làm ra vẻ thiện chí qua "Tôi chưa bao giờ có ư định lố bịch là đưa Thị Nở lên ngôi hoa hậu. Tôi chỉ muốn chứng minh một điều đơn giản và dễ hiểu là: bức chân dung của chị là một bức chân dung đẹp. Thế thôị" Theo tôi hiểu chắc NHQ lại có ư là "chân dung Thị Nở là đẹp về sự miêu tả cái xấu". Tôi chẳng cần biết đúng sai ra sao. Có điều tôi muốn hỏi ông NHQ là gía như ngựi bạn trăm năm của ông cũng có cái chân dung như Thị Nở th́ ông có buồn không? Đấy là thực tế chứ không phải là hoang tưởng trong thi ca mà khéo dụng ngôn từ để "giải phẫu thẩm mỹ" mà vặn vẹo lung tung. Liệu ông có nh́n ra cái đẹp thi vị trong cái sồ sề của bóng dáng ấy mà không ghê tởm đến nôn ọe không? Ông có nh́n ra "cái nết đánh chết cái đẹp" thường được truyền tụng trong dân gian (mà ĐMT gọi là "Khế Ước Văn Hóa ǵ đó) mà chung sống với nàng cho đến răng long tóc bạc hay không? Thực và Mộng qủa không giống nhau phải không ông nhỉ. Nếu thế, th́ ông cố vẽ ra một chân dung không giống thực như Thị Nở làm chi vậy !(để làm hoa mắt người đọc ư?). Nếu Thị Nở là nhân vật có thật (hay có ai giống như chị ấy) th́ sẽ cho là ông bông đùa một cách thiếu nghiêm túc trên thân xác "kiều diễm" của nàng. Trong bài con cóc đă đăng tren báo Hợp Lưu (HL) số 17 trang 65, ông đă dạy như sau "cuộc đời là cái nó là, chứ không phải là cái nó được nghĩ là" hay lắm! Thế dựa vào đâu ông quyết xác là cái chân dung Thị Nở hoặc "con cóc hàm oan" là cái nó là, chứ không phải là cái đưọc ông nghĩ lấy. Không khéo ông lại mâu thuẫn với chính ḿnh đấy. Thế ra cái đẹp của Thị Nở hoặc cái hay của bài con cóc chỉ là sự tưởng tượng hay ảo tưởng của ông thôi sao?  Ông vừa ngụy luận vừa kêu oan, cớ là ông chỉ dụng nàng cóc như ví dụ để minh chứng thuyết văn bản của ông, và dụng Thị Nở như vật chứng về cái tài giải phẫu thần thánh của ông. Trong bài trả lời ĐMT ông đă nêu ra ở báo Văn Học số 134 "Đem bài 'Con Cóc' ra để phân tích, tôi nhắm tới hai mục tiêu khác quan trọng hơn là việc b́nh luận bài thơ ấy nhiều: thứ nhất, mượn nó để phê phán những quan niệm thẩm mỹ cũ kỹ cho đến giờ vẫn thống trị trong sinh hoạt thi ca Việt Nam; thứ hai, mượn nó để chứng minh ư nghĩa của việc đọc, của người đọc, qua đó, đưa ra luận điểm cho thơ là cái ǵ đong đưa giữa văn bản và người đọc; ư nghĩa của thơ là sự tương tác giữa văn bản và người đọc chứ không phải là cái ǵ có sẵn, tự tại, nhất thành bất biến bên trong tác phẩm; bản chất của thơ là một cái ǵ 'trống' để người đọc có thể nhập cuộc, nhập vai, làm 'đồng tác giă với tác giả; từ đó, h́nh dung con đường phát triển thơ như là một quá tŕnh hoà giải giữa nhà thơ và người đọc; chủ nghĩa hiện đại như một thứ chủ nghĩa đặc tuyển; Thơ Mới rất gần với văn xuôi ở tính chất tự sự của nó, v.v..." . Ông đă nhầm lẫn về cách chọn lựa ví dụ để dẫn thuyết hoặc minh chứng thuyết, ông đă mượn cái xấu của Thị Nở, cái dở của bài con cóc mà phê phán cái dở, cái xấu của những quan niệm xưa cũ (theo như ông nghĩ). Người sống vươn lên cái đẹp để thăng hoa mà dụng cái xấu như một hệ quy chiếu để so sánh. Do đó chẳng ai muốn thay cái hệ xấu/dở này cho hệ dở/xấu khác, người chỉ muốn hoán cải cho tốt/đẹp hơn theo sự thăng tiến của "hiện tượng hóa" (Phenomenology của Hegelianism là chủ thuyết về sự phát triển khoa học và tri thức theo tiến tŕnh của tâm tư từ hệ thấp nhất của vật chất đến hệ cao nhất của tâm linh). Thay v́ chọn bài con cóc nhảy loanh quanh, dụng ngay những bài trước đă cho là hay (như Kiều) mà đưa ra ư khác hay hơn để thử nghiệm lư thuyết văn bản th́ đă sao, cứ ǵ phải làm chuyện ngược đời mới hay mới tốt, có nhẽ ông muốn thử nghiệm luôn cái óc ṭ ṃ khốn nạn của dân Nam, mà khi bị cái "khế ước văn hóa" phạng lại th́ dẫy đành đạch cho rang oan. Có lẽ đă đến lúc ông NHQ đập tay vào ngực mà trả bài "lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng..." chưa nhỉ? Ông dựa vào sự sống đời của bài con cóc trong dân gian hay "vô thức cộng đồng" theo chữ của ĐMT mà cho bài con cóc là bài thơ hay. Trong bài đăng ở HL số 17 trang 63, ông viết "Như vậy có thể nói, qua việc nhớ bài con cóc (trong dân gian?), việc coi thơ con cóc như là điển h́nh của cái dở, từ trong vô thức (của cộng đồng?), chúng ta đă thức nhận giá trị (?) của nó, đă linh cảm được đó là một bài thơ hay. Song có lẽ v́ cái hay của nó qúa lạ, khác hẳn những cái hay chúng ta quen thưởng thức, cho nên lư trí thắng thế; bài thơ bị liệt vào loại dở". Trong tất cả các bài viết, ông NHQ đă dụng lư trí của ḿnh để "đảo chứng" bài con cóc là bài thơ hay chứ chẳng qua một linh cảm hay thức nhận chi cả, giả dụ NHQ lại dụng chiêu thức "dĩ lư trí trị lư trí". Chắc ông NHQ sẽ căi lại là mọi thứ "thức nhận hay linh cảm" đều được thể hiện qua lư trí cả, thế th́ tôi qúa ngớ ngẩn rồi đó! Ông đă dụng sự truyền đời (chứ không phải truyền tụng?) của bài con cóc (hay Thị Nở) cho rằng hay (đẹp); tự hỏi cái ǵ đă giúp sự truyền đời như thễ ấy là dân gian cả ṇi giống Việt, cái mà ĐMT gọi là "vô thức cộng đồng, quy ước văn hóa", NHQ gọi là "truyền thống, văn học dân gian". Khi bị ĐMT dụng cùng vũ khí ấy (chỉ khác trên mặt mũi của văn bản thôi) đập lại th́ ông nhảy tê tê mà trương cái thuyết văn bản và dụng đến bảo bối "Quyền" như sau "người đọc có quyền diễn dịch thơ theo kinh nghiệm và cách cảm nhận riêng của ḿnh, tuy nhiên, sự diễn dịch ấy có sức thuyết phục hay không lại là chuyện khác..."(VH số 134).

Người đọc không phải là truyền thống hay văn học dân gian, người đọc chỉ là một yếu nhân cảm nhận mà thôi. Để sửa soạn trước một cách khôn ngoan, NHQ đă dọn đường cho tiền đồ văn học lung lay của ḿnh bằng "Trong khi người Việt Nam xưa nay chỉ xem bài thơ Con cóc là một chuyện tiếu lâm tầm phào như bao nhiêu chuyện tiếu lâm tầm phào khác, tôi chỉ xem nó là (i)một bài thơ hay nhất trong những bài thơ miêu tả cái dở, cái kém nghệ thuật và kém thẩm mỹ (ii)một bài thơ hay (chứ không phải là hay nhất) nói về cái nhàm, cái hảm, cái quẩn quanh, bế tắc và vô nghĩa của kiếp người, và, trên hết, là (iii) một cái cớ, một cái bệ để xây dựng trên đó một lư thuyết về tho (VH số 137. Cái lối chơi chữ của ông khá đấy, NHQ cũng khôn ngoan dụng ngay hiện t́nh mà dụng đến chiêu "đảo vị càn khôn" khi ngụy luận như "Trong lịch sử văn học Việt Nam, có được bao nhiêu bài thơ có được một ư nghĩa sâu thẳm và một sức cộng hưởng lớn lao như thế. Nếu có được một ư nghĩa như thế, một sức cộng hưởng đến như thế mà vẫn bị coi là dở, vậy thế nào mới là hay, là lớn? Cho nên, ngay cả khi Đỗ Minh Tuấn c̣n ngần ngại không muốn hay không dám dùng chữ 'haư để gán cho bài thơ Con cóc th́ ít nhất, qua cách phân tích của anh, người ta cũng không thể tiếp tục an nhiên cho đó là một bài thơ nhảm nhí, ngớ ngẩn, một bài thơ dở được nữa. Nếu không, các khái niệm 'hay','dỡ sẽ trở thành vô nghĩa hết." Ôi miệng lưỡi của văn nhân ghê gớm thật! Như thế các nhà văn Trần văn Tích, Đặng Tiến, Phạm thị Hoài (VH số 137) và bao người dây dưa mơ rễ má đến ngụy luận bài con cóc của NHQ, cả Phu tôi nữa, chúng tôi ít ra trong thâm tâm mà không dám nói ra đă công nhận bài con cóc là bài thơ hay ư. Thưa ông phản đối ngụy luận thuyết văn bản của ông và cảm nhận bài con cóc là hai việc làm khác nhau, xin đừng lấy việc này mà sỏ qua việc kia là việc làm không lương thiện tí nào, ấy không phải là phong cách người cầm bút theo "quan niệm xưa cũ", c̣n "quan niệm mới" thế nào th́ tôi ù tịt. Chẳng v́ vô cớ mà Plato đă cho rằng "văn học dẫn con người đi xa chân lư"(8b) hay "văn học có tác dụng vỗ về dục vọng làm cho con người trở thành yếu đuối"(8b) rồi đă "khuyên các nhà văn, nhà thơ chỉ nên phản ảnh cái đẹp"(8b) cho dễ thăng hoa. Bảo là cái đẹp ư ,lại tự hỏi, lấy ǵ làm tiêu chuẩn để "đo lường" cái đẹp, nếu không phải là cái xấụ Đó là cái lắc lơ của tư tưởng hiểu thế nào cũng xong! Có lẽ nhàm chán với cái đẹp là đẹp, xấu là xấu; bởi vốn đẹp xấu chỉ là ư niệm đầu tiên gieo vào đầu óc con người để phân biệt dẹp/xấu, hay/dở ư niệm đầu tiên ấy tự đâu ra đó lại là vấn đề khác và lớn lao lắm của triết học. Tôi không dám đụng đến. Ông NHQ đă đưa ra những án văn chương bất tử của nhân loại ở hai gịng văn hóa đông tây, rồi tự hỏi như thế bài con cóc cũng lưu truyền lâu đời như những án văn chương ấy, tại sao nó lại là bài thơ dở, cái dở của bài con cóc và cái hay của áng văn được coi là tuyệt hảo ấy có ǵ tương quan giữa cái xấu của Thị Nở và cái đẹp của công chúa Diana có ǵ giống nhau? Tại sao cả hai đều truyền đời mà bên xấu bên đẹp, bên hay bên dở . Lập luận đúng đắn đấy! Cùng nhau đi xa hơn một tí nữa, thế th́ "lưu danh thiên cổ" hay "lưu xú vạn niên" có ǵ tương đồng? Cả hai đều lưu tên tuổi ḿnh cả mà, đời bất công qúa phải không? Lưu xấu để ta tránh vết xe đă đổ, lưu danh để ta theo cho thăng hoa. Ôi đẹp/xấu, hay/dở, thiện/ác, chính/tà là cái ṿng luẩn quẩn ngàn đời trong tâm khảm con người mà vẫn không giải quyết được. Thiên hạ xưa nay không phải v́ những thứ này mà đua nhau lao ḿnh vào ngon lửa của lư tưởng hoặc thần quyền mà chết cho tham vọng của chính ḿnh hoặc của người khác hay sao. Ấy phải chăng là một bế tắc của lư luận, một thất bại của lư trí đă làm cho người tây phương nhốn nháo cả lên, họ lội ngược ḍng sống sử t́m về đông phương, mà họ không biết rằng đông phương cũng rối loạn không kém.

Theo dấu người xưa, NHQ luận thêm trong Văn Học số 134 "Nghĩ cho cùng, có một người cầm bút có chút tài năng nào lại không cầm bút, trước hết, từ cảm giác bất ổn đối với truyền thống? Có cái lớn nào trong lănh vực văn học nghệ thuật nào mà không từng là một sự gây hấn đối với thói quen? Không những chỉ 'căi lại một cách viết cũ để t́m kiếm những phương pháp sáng tác mới, người ta c̣n có thể 'căí lại 'vô thức cộng đồng' về một cách đọc, một cách cảm thụ để làm cho các tác phẩm văn học cũ được có một diện mạo mới. Nói cách khác, người ta không những đổi mới được sinh hoạt văn học đương đại mà c̣n có thể đổi mới được cả nền văn học trong quá khứ. Có thể nói một phương pháp sáng tác mới có tác dụng làm cho hiện tại giàu; một phương pháp phê b́nh mới có tác dụng làm cho quá khứ trở thành giàu: những ǵ đă cũ, đă chết lại được hồi xuân. Tại sao chúng ta lại sợ hăi trước những sự giàu có ấỵ" Tôi có lời khen NHQ có một tham vọng khá lớn đấy, ông muốn làm cách mạng văn hóa ư, chắc ông sẽ căi lại rằng ông chỉ làm văn học chứ không thèm vác văn hóa chứ ǵ. Thế hỏi ông văn học là ǵ nếu không là những t́nh tự, suy tư, dằn vặt, sợ hăi ..v.v. được chuyển qua ngôn từ trong văn bản, và tất cả những cái thầm kín ấy đă chẳng góp phần xây dựng cho văn hóa hay sao. Nói theo giọng của triết học th́ văn học là một bông hoa trên cây văn hóa đấy. Chắc ông chỉ chăm nom cho phần ngọn "văn học" mà chẳng cần biết đến gốc cây "văn hóa" nuôi nấng ngọn ấy ra sao ư. Dựa vào cái lư thuyết văn bản nhỏ nhoi(mà cũng không là của riêng ḿnh?) mà muốn phất cờ khởi nghĩa chống bọn Việt gian sống với tinh thần Ghetto đang làm tŕ trệ nền văn học giống ṇi ư?

Nếu chỉ dựa vào tiến tŕnh phát kiến về thuyết văn bản qua HL #17, HL #19, HL #21 (8) sau đó là sách "Thơ v.v và v.v ", th́ người ta sẽ lầm nghĩ rằng từ ví dụ nhỏ nhoi như bài con cóc (HL#17)mà ông cố gắng "đảo chứng" ngược đời, giúp ông nghiên cứu mà đưa ra thuyết văn bản (HL#21). Từ ví dụ nhỏ như con cóc thế mà ông đưa ra cái thuyết to bằng con voi. Thử hỏi, ông đă dụng phép luận ǵ mà dẫn thuyết như thể. Bảo là Phân-Tích th́ không xong v́ phân tích bắt ông phải cắt xén con cóc thành nhiều phần nhỏ hơn. Phép Quy Nạp thời không được, v́ với lối quy-nạp ông phải đưa ra rất nhiều ví dụ (data) rồi tổng hợp ư chính, trong khi ông đơn thuần chỉ tựa vào có một bài con cóc th́ quy nạp nỗi ǵ. Chỉ c̣n lại cái phép rất thông dụng ở nước ta (do ảnh hưởng của lối học linh tinh của Tàu), ấy là phép Phóng Đại, có nghĩa là ông NHQ đă đặt "con cóc nhỏ xíu của nước Nam" dưới một kính lúp cực mạnh. Cả ngàn lư thuyết có thể dụng để biện chứng cho một dữ kiện (khoa học hay văn học). Tuy nhiên chỉ cần một dữ kiện minh chứng sự sai lạc, bất ổn của lư thuyết th́ lư thuyết ấy chưa toàn đúng. Dẫu ông có lối ngụy luận thông minh, và chớ cậy ḿnh......

Điện soi học thuật canh tân
Gió Tây phơi phới, thấm nhuần hoặc mê

Vững tổng hợp, chắc bề phân tích
Đủ
rạch ṛi, thanh lịch, hào hoa
Văn minh bay bướm chói ḷa
Con theo thời thượng đâm ra quên ḿnh

Ngoảnh mặt lại, coi khinh cha mẹ
Sao quê mùa, hủ tệ, tối tăm
Dáng cục
mịch, vẻ thô cằn
Mặt mày nhem nhếch, tay chân phân bùn

Đầu tóc rối, móng cùn, da nẻ
"váy quai cồng", yếm xẻ, áo nâụ..
So giầy cao gót, khăn mầu
Tóc vờn sóng mắt bồ câu hé cười

Quê sách chợ: một trời, một vực!
Lóa mắt v́ phấn sức, con say
Thấy đâu cúc dục cao dày
Thấy đâu đức trọng, hạnh đầy chính chân

Cây mục gốc, sầu thân thối rễ....
(L. Nguyên Chương)

Tôi chưa đọc sách của NHQ nên chưa thấu rơ cái hay của lư thuyết văn bản ra sao. Tôi chưa đọc sách của ĐMT nên chưa thấm nhuần khế ước văn hóa tuyệt vời thế nào. Theo ư tôi th́ đơn giản lắm. Văn bản không thể độc lập với văn hóa, chính trị, kinh tế..v.v..và những sinh hoạt khác của nhân sinh; v́ con người chưa thoát được những "cùm kẹp" ấy th́ văn bản của con người làm thế nào thoát ra được, và người đọc thoát làm sao. Nhưng qua văn bản ta có thể nhận diện sự giao lưu của các nền văn hóa của giống dân khác là do "trái đất bây giờ đâu c̣n lớn,đại dương cũng hết rộng và sâu". Thực ra giao lưu văn hóa đă/sẽ trở thành một nền văn hóa khác biệt với những nền văn hóa cũ. Cái di hưởng ít nhiều của một văn hóa trong sự giao lưu văn hóa là do nhiều yếu tố như "sức sống của nền văn hóa ấy trước khi giao lưu", "nhân số mang sắc thái văn hóa ấy" ..vv..C̣n sự tương quan giữa người viết-văn bản-người dọc, theo tôi ấy không phải là một mối tương quan độc lập với nhau hoặc độc lập với văn hóa mà những thứ ấy hội nhập. Người viết đọc lại áng văn chương của ḿnh, hay người đọc nhá đi nhá lại bản văn người khác mà nảy ra nhiều ư khác nhau là do sự suy tưởng, cảm giác, nhận thức ..v.v..của họ biến thể theo thời gian và không gian, đó là chưa kể đến phản ứng tâm lư của người từng giai đoạn cũng khác nhau. Không vật hay sự ǵ có thể độc lập tự tại một ḿnh mà có nghĩa. Tự hỏi, NHQ có để con cháu ông đọc những văn bản của dâm thư hay không? Tại sao thễ. Ấy là câu hỏi thực tế chứ không do ảo tượng mà ra. Cái "chất" ǵ trong ông, trong con cháu ông, trong văn bản thế nhỉ. Nếu chỉ quan tâm đến văn bản th́ khác nào ta hút hết "hồn Việt" ra khỏi người Việt, "hồn Mỹ" ra khỏi người Mỹ, "hồn Úc" ra khỏi người Úc v.v..và v.v..và như thế chỉ c̣n lại cái "xác văn bản" chết và không linh động. Những "chứng tích văn hóa" tiềm tàng trong người viết-văn bản-người đọc trong trường giao lưu văn hóa mà 3 thứ ấy trở thành môi trường để tiếp nhận và thay đổi các quan niệm xưa cũ để làm mới cho văn học và phong phú cho văn hóa. Nói về văn bản ai cũng nghĩ đến ngôn ngữ và nhịp điệu của nó qua lối hành văn hay văn phạm. Đừng xét đến ngôn từ, nhịp điệu ngôn ngữ từ đâu ra tại sao mỗi giống dân lại có nhịp điệu riêng? Tôi không biết! Tại sao văn Việt viết theo văn phạm Mỹ th́ người Việt ngửi không được? Tại sao văn Mỹ hành theo văn phạm Việt th́ người Mỹ "gets mad"? Nhịp sống của tâm tư ư hay hơi thở của văn hóa. Tôi bí lù! Nên việc tựa vào văn bản dẫu có đưa ra nhiều ư nghĩa khác nhau đi nữa, nhưng là việc làm "lắp ráp ngôn ngữ" rất nguy hiểm, v́ mỗi lối "lắp ráp ngôn ngữ" khác có thể đưa ra những ư nghĩa "quái thai"! Làm thế có lợi ǵ cho văn học và văn hóa của loài ngườị Hay cứ thế mà tự phát trong hoang tưởng để phải hoang mang, mất hướng!

Sau khi đưa ra lư thuyết đồ sộ ấy mà ở mấy trang cuối quyển "Thơ .v.v và v.v..", ông NHQ đă "xóa bài đi làm lại" (ĐMT đừng bấm "save" cho bài con cóc nữa). Ấy là tuyệt bút theo nhản quan nhà Phật, thức là vô thức, làm là không làm ǵ cả, văn bản cũng là không văn bản nốt! Ừ thế cũng tốt. Theo lời Kafka, hăy đốt tất cả đi! Lại cạn nghĩ văn minh có thể tàn lụi, hủy diệt, đốt tất, song liệu có thể đốt sạch sành sanh văn hóa loài người được không? Rơ khổ, con người cứ vướng víu nỗi băn khoăn đâu đâu ấy, tự làm khổ ḿnh rồi làm khổ người trong những cuộc đấu tranh tư tưởng triền miên.

 

 

NGOẠI TRUYỆN: Món ăn cóc

Hơn hai mươi năm về trước tôi t́nh cờ đọc quyển "Món Lạ Miền Nam" của Sơn Nam(?) hay của ai tôi cũng không c̣n nhớ. Trong sách, tác giả đưa ra những phép thưởng thức và ăn các món lạ lẫm miền Nam trong đó có món cóc. Trước khi đưa thực đơn cho kẻ sành ăn, tác gỉa đă giới thiệu về những "tập tục" sinh động của loài cóc nhất là về "t́nh yêu loài cóc". Loài cóc cũng là loài đa t́nh lắm chẳng thua chi loài người chúng ḿnh cả, cóc cũng yêu nhau da diết, yêu chết bỏ hay "chết nửa hồn thương đau", tác giả c̣n đáo để phê them loài cóc đă thế th́ thật không hiểu tại sao loài người tự cho có trí khôn mà cứ hơi tí là phạng nhau ra tṛ. Nếu nói thế th́ chắc ai đó sẽ cho tác giả chẳng hiểu ǵ về "vô thức cộng đồng hay khế ước văn hóa" bởi người ḿnh chẳng có câu "thương nhau lắm, cắn nhau đau" đấy sao. Nay, tôi cạn nghĩ, giá như người ḿnh bớt thương nhau tí, chúngta sẽ đở phạng nhau u đầu sứt trán. Và biết đâu nếu bớt yêu nhau đi th́ nước ta đă hùng mạnh hay trở thành con "rồng Á Châu" lâu rồi phải không? Tiếc thật, tiếc là người ḿnh cứ phóng hồn theo văn hóa mà yêu nhau măỉ. Yêu nhau mà làm nhau khổ thế th́ có nên chăng?

Đọc xong quyển sách "Món Lạ Miền Nam", tác giả đă làm tôi thèm thuồng món cóc lắm, thèm đến chảy cả nước dăi. Tôi bèn ôm quyển sách ấy ra mắt chị tôi và bảo "chị làm món cóc như trong sách được không?", chị nh́n ngỡ rằng tôi đọc sách nhiều qúa nên đầu "bị chạm dây " chăng? Chị cười bảo "chị chưa ăn món cóc bao giờ, nên không biết làm", tôi giận lẫy "th́ cứ dựa vào sách làm là xong chứ ǵ", chị cười "đừng có bựa ông cụ non ạ! Đây là tiểu thuyết th́ ăn thế nào được", chị c̣n nói dọa "cóc độc lắm đấy", rồi c̣n giở giọng mê tín "con cóc là cậu ông trời, mày mà ăn thịt câụ "ổng" làm "ổng" nổi giận lôi đ́nh sai binh thần tướng thánh kết với âm binh hộ tướng dưới địa phủ đến mà "dũa" mày phù mơ đấy", tôi căi bướng (căi để mà căi) "th́ em nhờ tổ nhà ḿnh là ông Tôn Ngộ Không tái thế th́ đến trời cũng phải sợ chứ nói là bọn thần thánh ma qủỵ.."

Thế là cả tuần buồn v́ nhớ cóc, v́ không có thịt cóc để chén thử xem có giống như đă miêu tả trong văn bản hay không? Một chiều đi học về, tôi phụ chị dọn cơm tối cho gia đ́nh, tôi giật bắn người, mắt sáng ṣng sọc, nh́n vào đĩa thức ăn chị trao tay, thấy món lạ quá như là "cóc bị tứ mă phanh thây" nằm gọn trong đĩa mà bốc mùi thơm nghi ngút, nghĩ đến món cóc tôi sắp chảy nước dăi, th́ chị tôi nh́n tôi bí hiểm nhẹ bảo "món cóc của mày đấy", giật nẩy người tôi hỏi lại "món cóc như trong sách?", chị tôi cười nắc nẻ mà chẳng nói ǵ thêm....Cả tháng sống trong hạnh phúc đă được ăn món cóc là ra vẻ thầy đời với các bạn "nhỏ" mà tỏ ta đây là người từng trải v́ vừa mới ăn món cóc. Hơn tháng sau tôi mới biết ấy là thịt ếch chứ không phải thịt cóc! Trời ơi, tôi bị lừa, chị tôi lừa tôi!

Măi đến nay, khi đọc luận thi tứ của con cóc th́ người khác lại bàn thi vị của con ếch. Tôi đoan chắc thịt cóc và ếch chẳng khác ǵ nhau. Thôi từ nay tôi không đ̣i ăn cóc nữa. Cám ơn chị tôi đă lừa tôi, đă cho tôi một tháng trời sống trong ảo tưởng là ḿnh ăn cóc, cứ tha hồ khoét lác.

about:blanksetstats1

2- Cuộc đấu tranh tư tưởng

Tôi muốn khai mào cuộc đấu tranh tư tưởng với câu rất ư vị của Phạm Thị Hoài "Sách trời lật từ trang ướt sang trang khô như thế nào chỉ có trời biết. Cái Khế ước văn hoá của dân Việt mưa nắng thất thường âu cũng là thiên cơ (bất khả lậủ). Quả nhiên vẽ ma quỷ dễ hơn chó ngựạ Vẽ một cái khế ước biến hoá khôn lường chẳng ai biết mặt dễ hơn,vẽ một cái khế ước thiên hạ đă nhẵn mặt là Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam." Thế ra cái "văn bản" của văn hóa ṇi Bách Việt cũng biết đón gió xoay chiều như thế ử Ông DMT chớ quá lo lắng quá về cái thứ mà chính ông và tôi cũng chẳng biết là cái gị có lẽ chẳng ai rơ h́nh dạng văn hóa ra saỏ Văn hóa là nếp tự sinh của dân tộc (oan nghiệt qúa)? văn hóa là những bước chân to nhỏ của lịch sử (khổ đau quá) ? văn hóa làt́nh tự của dân tộc (lờ mờ quá) hay tiền đồ của cha ông (xa xôi quá)? hay văn hóa là v.v.. và ..v.v..(bí chữ rồi!). Với tôi văn hóa luôn giao lưu với nhau làm mới cho nhau mà sinh tồn, nghĩa là văn hóa là "hệ thống mở" để tiếp nhận các trào lưu khác của loài người mà biến dạng cho phong phú thêm lên để thăng hoạ Văn hóa không biến đổi là văn hóa chết, là văn hóa diệt vong. Bởi văn hóa luôn thay đổi theo thời gian và không gian nên không thể có một "bộ mặt cố định" như DMT gọi là "tiền đề văn hóa", "khế ước văn hóa", những thứ này chỉ có nghĩa trong những giai đoạn khác nhau ở tiến tŕnh phát triển văn hóa thôi, ông DMT ạ! Văn hóa chính nó không có "tiền đề" hay "hậu đề" chi cả mà chỉ có "hiện đề". "Hiện đề" của văn hóa là phát triển, là thay đổi trong sự giao lưu mới tựa vào nếp tự sinh của dân tộc, giống như gịng nước chảy măI từ vô thủy đến vô chung mang cả phù sa bồi cho đất mẹ, chứ không bảo tồn nếp suy tư hay "bản sắc văn hóa truyền thống xưa" để ḍng văn hóa phải ngưng đọng mà khô cạn (v́ khí hậu oi bức ơ nước tả). Bởi bản sắc văn hóa truyền thống xưa và nay cũng đă khác nhau quá nhiều; vậy muốn bảo tồn cái xưa mà quên cái nay là sự hiện sinh của dân tộc, có nên chăng? Như muốn bảo tồn cái nay mà quên cái xưa th́ "hồn tiền nhân sẽ rướm máu". Nên cái bệnh bảo tồn sẽ sinh ra sự mâu thuẫn nội tại không tháo gỡ được. Cái bệnh này sẽ làm cho văn hóa khép kín như một "hệ thống đóng" tức là đóng cửa lại mà không chơi với ai hết, nghĩa là bế quan tỏa cảng. Mong DMT nh́n lại cái cảnh tang thương bế quan của vua quan nhà Nguyễn đă gây hại cho sự tiến hóa của dân tộc ta ra saỏ Thay v́ khăng khăng bảo tồn, ta nên tựa vào cái "bản sắc văn hóa truyền thống xưa" ay^' mà chuyển biến. Ấy là phép "tùy biến" của dân tộc, "tùy biến" là thể tuyệt hảo của ṇi giống để làm văn hóa Việt sinh tồn và thăng hoạ Văn hóa dựng nên do con người, là "sản phẩm" của con người, và những tiềm tàng trong ấy giúp con người h́nh thành cấu trúc của xă hội (chớ con người không phải là sản phẩm của xă hội như duy vật biện chứng đă tin, v́ có con người th́ mới có xă hội). Tuy nhiên, hệ giao lưu văn hóa phảI là hệ song phương, nghĩa là chúng ta tiếp nhận đồng thời cũng phải góp phần. Nếu chúng ta chỉ tiếp nhận mà không góp phần, chúng ta sẽ trở thành kẻ "nô lệ văn hóa";nếu chúng ta chỉ góp phần mà không tiếp nhận, chúng ta sẽ dễ trở thành "kẻ kỳ thị văn hóa" hay "kẻ bài ngoại". V́ vậy, "giao lưu" là danh từ rất dễ bị hiểu lầm va lạm dụng để khỏa lấp những "nô lệ tính" hay "bài ngoại tính" của con người.

Do đó văn hóa lệ thuộc vào con người, con người tựa vào văn hóa mà sinh tồn chứ con người không nên lệ thuộc vào văn hóa. Ấy là tính "nhân chủ" trong văn hóa Việt. Con người phải làm chủ lấy hiện t́nh của văn hóa, tùy biến mà thay đổi sao cho khế hợp với thể phong khi giao lưu với văn hóa khác. Chúng ta phải là "học tṛ giỏi của tiền nhân, chớ trở thành kẻ nô lệ của tiền nhân hoặc nô lệ cho gia tài của tiền nhân". Con người làm chủ tể trong việc giao lưu văn hóa. Trong bài đăng ở Văn Học số 134 ĐMT đă bàn về sự tiếp biến như sau "Song, quá tŕnh tiếp biến văn hoá phải có thời gian và phải dựa trên cơ sở bảo tồn những bản sắc văn hoá truyền thống, nếu không sẽ trở thành xâm lăng văn hoá, diệt tộc về văn hóa". Ông ĐMT lầm rồi đấỵ Văn Hóa không cần thời gian, chỉ có con người cần thời gian thay đổi cho khế hợp với tiến hóa chung của cả nhân loại (chúng ta cần loại bỏ trường hợp ĐMT coi "đảng" là văn hóa, nếu đảng cần thời gian để tiếp biến th́ văn hóa phải phụ thuộc vào quyết định của đảng, như thế văn hóa sẽ phải cần đến ngàn năm biến dạng để diệt vong). Nói theo giọng toán học th́ con người là "biến số" mà văn hóa là "hàm số", điều kiện cần cho "hàm số văn hóa" thay đổi là "biến số con người" phải thay đổi trước. Nói theo giọng của nông dân (giai cấp tiên tiến) th́ con người là "anh nông dân" c̣n văn hóa nuôi dưỡng người là "con trâu"; "anh nông dân" dắt "con trâu văn hóa" đi cày chứ chẳng bao giờ con trâu dắt anh nông dân đi cày. Nay DMT bảo Văn Hóa cần thời gian để tiếp biến mà con người chỉ là phụ thuộc vào sự tiếp biến ấy, tức là ĐMT xem văn hóa là biến số và con người là hàm số; để con trâu dắt ĐMT đi cày vậy! Đấy là "phép nghịch lư, đảo thần" rất dễ bị tẩu hỏa nhập ma. Đây là "cơ chế đánh tráo tọa độ văn hóa" và mang tính chất cấp tính đó thưa ông. Khi luận về sự tiếp nhận một tác phẩm, ĐMT viết "...người đọc thơ bị ràng buộc bởi một truyền thống văn hóa", đúng quá! Nhưng hơi bị động. Con người không "bị" (trạng bị động), mà con người "tự" (trạng tác dộng) ràng buộc vào một truyền thống văn hóa. Con người là Chủ Tể cho mọi sự để chọn ràng buộc trước sau, để tự lựa sắc thái văn hóa cho riêng ḿn. C̣n nếu như lệ thuộc vào biến thái của văn hóa là mất quyền chủ tể, để văn hóa "gắn" cho ḿnh một sắc thái nào đó mà con người không kiểm soát được trước saụ..

...Trước và sau, gọi luyến và thương

Xa cách v́ đâu hỡi máu xương

Con bảo con đi t́m xuân mới

T́m xuân con có thấy tơ vương

Tơ vương vấn vít mẹ vào con

Vấn vít bao nhiêu nghĩa nước non

Vương vấn trước sau bao t́nh nghĩa

Nhưng xuân vẫn ở chỗ chon von

Chon von nghĩa nước với t́nh sông

T́nh mẹ non cao những ngóng trông

Ḷng mẹ chảy dài bao nhiêu khúc

Bao giờ cho núi vững sông trong

Sông trong núi vững, thắm hoa xuân

Loan phượng vui đàn múa khắp xuân

Rồi mai mẹ cười run gậy trúc
Tiếng cười át cả nhạc Nam Huân....

(L. Nguyên Chương)

V́ thế, con người phải làm chủ động thay đổi, c̣n văn hóa chỉ thụ động thay đổi theo con người mà thôi.

Có cực đoan chăng khi ĐMT viết "Vậy căi lại tổ tiên, đem lư trí và học vấn căi lại vô thức cộng đồng chỉ là sự xâm lăng về văn hoá, đem chuẩn mực văn hoá của cộng đồng này áp đặt cho cộng đồng khác, v́ mỗi nền văn hoá là một thực thể tinh thần có diện mạo riêng, có khoá mă riêng, có độ bảo thủ riêng. Sự áp đặt đó, dù có thành công về phương diện lư luận th́ vẫn luôn thất bại trong thực tế. Từ góc độ nhân chủng học, quốc tế học, từ góc nh́n của mẫu quốc, ta có thể chứng minh rằng những kẻ bán nước trước đây là tiến bộ, cao cả, có công. Nhưng những kết quả xuất sắc do sự chứng minh đó đem lại vẫn không thể đảo ngược được cảm xúc bền vững trong tâm thức cộng đồng là sự căm ghét ghê tởm những kẻ bán nước, buôn ṇi, rước voi về giày mả tổ." Viết như thế th́ chắc Hồ Chí Minh nằm triển lăm ở Ba Đ́nh chắc buồn lắm v́ ông Hồ đă là người đầu têu trong việc mang học thuyết ngoại bang của Mác-Lê vào áp đặt để biến dân thành công cụ nô lệ để sai khiến, bắt người Việt không được làm người mà tiêu diệt văn hóa Việt bật cả gốc lên. V́ không c̣n người th́ không c̣n văn hóa. Ông Hồ Chí Minh tức bác Hồ của ông đấy là đỉnh cao chỉ đạo việc xâm lăng văn hóa, đem chuẩn mực văn hóa tây phương áp đặt cho cộng đồng người Việt, là lương tâm mục nát soi sáng sự diệt tuyệt con người Việt, văn hóa Việt dưới ngọn cờ của Chủ Nghĩa Xă Hội. Tôi nghĩ ông nói thế là vô t́nh như sứ mệnh đă trao cho ông là hạ bệ Hồ Chí Minh xuống thành "tội đồ" của dân tộc Việt Nam ta ư? Ừ! thế cũng được, chẳng oan ức ǵ! Chứ chúng tôi dân Việt hải ngoại, dẫu nhảy đi vô phương hướng mà đáp xuống, trú ngụ khắp nơi trên địa cầu nhưng lúc nào cũng...

...Ta đứng giữa đất trời của Hoa Kỳ lồng lộng

Vẫn tự hào cất tiếng Việt Nam ơi!...

chứ không ủ dột, bị động trong lo toan sợ hăi bị xâm lăng văn hóa trong khi văn hóa Việt có c̣n chăng chỉ là cái xác không hồn (từ ngày qủy đỏ đặt chân lên) hiện tồn trên đất Việt. Khi con người không được làm người mà chỉ là con vật sai khiến của đảng! Trước khi giải mối cơ nguy cho văn hóa ta phải giải phóng con người trước......sao cho tồn tại cùng trời đất


Lại được vui vầy giữa núi sông
Sống thỏa tâm thần, thân an thích
Mở liền cũ mới lối hanh thông...
(L. Nguyên Chương)

Và cộng đồng người Việt haỉ ngoại chúng tôi dẫu có ít bất ḥa với nhau, lâu lâu phạng nhau vài đ̣n v́ "thương nhau lắm th́ phạng nhau đau"; chứ cái t́nh cảnh trong nước, người Nam kẻ Bắc có được vui sống ḥa thuận hay không?

Để rồi..

trong nước có non, non có nước

nước non một kết, nở trăm con...

(L. Nguyên Chương)

"hay chỉ lơ mơ túy mộng trung" ở những khai quật tại Hoà B́nh và Đông Sơn để t́m bước hóa thạch dấu chân cóc...

 

NGOẠI THƯ: Từ Văn Bản đến Văn Hóa

Người có hồn, văn hóa cũng có hồn; người có thân xác để "mang đựng" cái hồn, như thế hồn văn hóa được tựa vào đâu? Xin thưa, hồn văn hóa được "chứa" vào trong văn bản, hay văn bản là cái thân xác "chuyên chở" cái hồn văn hóa mà ngôn ngữ chỉ là những nét đặc thù của thân xác văn bản ấy, và mang những sắc thái riêng của hồn văn hóa? Cũng như cái nét đặc thù ở thân xác của người Á khác của người Âu-Mỹ, và mang những sắc thái văn hóa khác nhau? Đến đây, có người đào sâu hơn và hỏi: h́nh dạng của thân xác và hồn (của văn hóa và của con người) có ǵ liên quan? Phong thổ trú đóng của những sắc tộc của loài người đă ảnh hưởng thế nào về h́nh dạng và nếp suy tư hoặc văn hóa đă gắn liền con người vào phong thổ ấy. Từ đó chúng ta sẽ hỏi thêm: con Rồng cháu Tiên ngàn năm nay sống men theo ven biển Thái B́nh Dương mà lập quốc, mảnh đất quê hương ṿng vèo cong co như h́nh con Giao Long đang vươn ḿnh đạp sóng biển Đông với "rồng chín đầu" (ḍng Cửu Long) đă phun châu nhả ngọc giúp cho sự trù phú của miền Nam nước Việt. Phong thổ như thế ảnh hưởng thế nào cho h́nh dạng xác thân, cho tinh thần tự sinh của dân Nam? Ngược ḍng sống sử, ta đi xa hơn...đi xa hơn nữa ta sẽ nghe thấy lời khóc than của dân Bách Việt ở vùng Lĩnh Nam Ngũ Hồ, cái ǵ đă làm họ phải tan ră khổ đau như thễ...cứ đào sẽ gặp lại "duyên xưa", cứ gơ th́ cửa t́nh xưa sẽ mở

Trong bài "Từ luận điểm Đông Tây" đă gởi cho TK21, tôi cũng đề cập sơ khai về sự tương quan giữa văn hóa và ngôn ngữ. Ngôn ngữ là thân xác của văn hóa, ấy chỉ là điểm tổng quan, nhưng khi đi đến chi tiết của những nền văn hóa th́ ngôn ngữ chỉ mang nét, vẻ đặc thù của thân xác của nền văn hóa. V́ có ngôn ngữ nên có sự hiện thân của văn bản để di truyền cái thân xác văn hóa ấy theo thời gian; xác thân ấy c̣n chuyên chở hồn văn hóa không? Đó là chuyện khác. Do đó nếu chỉ tựa vào sự đồng dạng của ngôn ngữ (nét đặc thù) trong văn bản (thân xác) mà quyết xác rằng: tâm tư của người viết, t́nh tự của người viết... ở những gịng văn hóa khác hoặc ở con người khác có sự đồng dạng, đồng nhất, th́ thật là sai lầm lắm vậy. Thân xác có thể vẽ vời trên giấy trắng mực đen, rồi "chặp vào" mà so sánh; chứ hồn vẽ ra saỏ "chặp vào" để so sánh cách nào? Do đó văn bản th́ có thể so sánh, nhưng văn hóa không so sánh được v́ không một tiêu chuẩn nào có thể làm được việc ấỵ

Văn hóa có thể không cần văn bản, nhưng văn bản đ̣i hỏi phải có một nền văn hóa. Tại sao thế? Trước khi ngôn ngữ h́nh thành, th́ con người cũng đă truyền lại suy nghĩ và kinh nghiệm của ḿnh qua tập quán và truyền thống...đến lúc con người "đẻ" ra ngôn ngữ (như một phép lạ truyền đời), trước khi văn bản thành h́nh để ghi chép th́ con người truyền lại đời sau các t́nh tự, suy tư qua ca dao, tục ngữ, một thứ văn chương truyền miệng...đến khi con người "phát kiến" ra văn bản, họ đă chuyển tất cả thứ ấy vào văn thơ nhạc, kịch v.v...Nên văn hóa đă h́nh thành trước ngôn ngữ và văn bản. Ngược lại đi từ văn bản để t́m văn hóạ trước khi đặt bút xuống; tự hỏi, con ngườI viết cái ǵ...nào là thơ, văn, triết, t́nh tự, cảm quan, mỹ quan .v.v...từ ư thức đến vô thức con người đă bị "gọt đẽo" bởi một nền văn hóa mà ḿnh lựa chọn lúc lọt ḷng...từ vô thức đến ư thức con người đă ngụp lặn, bơi lội, uống nước của gịng sông văn hóa của ḿnh. V́ thế lời con người viết trước sau cũng tự đáy tâm linh, tự hồn văn hóa mà viết thành; do đó văn bản nào cũng cần nền văn hóa mà "tụ hội" thành văn. Không có văn hóa, văn bản không thể h́nh thành.

 

NGOẠI THƯ: Sửa thơ Haiku

Bài haiku của Basho về con ếch do Nhật Chiêu dịch:

Ao Cũ

Con ếch nhảy vào

Vang tiếng nước xao

mà ĐMT đă tán dương. Nếu lấy con cóc như biểu hiện tính Việt như NHQ đă nêu. TôI xin "Việt Hóa" bài haiku như sau:

Gịng sông xưa

Con cóc nhảy xuống

Vang tiếng nước xao

tôi nhận thấy chữ "ao" có vẻ tù túng với "địa phương tính", "cục bộ tính", "ghetto tính" về phương diện không gian. Tuy nhiên, về thực chất "ao" có vẻ bất dịch trong khi "gịng sông" th́ măi chảy trong tịnh lặng, an nhàn mà nối kết nam-bắc-dông-tây, xưa-nay-kim-cổ. Hơn nữa, "gịng sông" có tính tiếp lưu, c̣n "ao" có tính cô đọng và có thể vơi cạn. Chữ "xưa" mang đậm nét thời gian tính hơn chữ "cũ" như "xưa-nay-mai chẳng hai ḍng chẩy"(LNC), có tính luyến tiếc qua "Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo. Nền cũ lâu đài bóng tịch dương" trong lời thơ của bà Huyện Thanh Quan; "xưa" có vẻ như đă mất dấu, nhưng "cụ vẫn c̣n "tí ǵ để nhớ để thương". Lại hỏi thêm, cái ǵ nối mạch sống của thời gian "xưa" đến không gian cái "sông", ấy là cái "gịng". Chữ "gịng" đă nêu lên mạch sống trường tồn của dân tộc, nhân loại, và điều này đă thiếu vắng trong cái "ao" đơn thuần. Tuy nhiên, trong thơ văn người Việt thường nói về sông mẹ và ao làng chứ ít ai nói đến sông làng và ao mẹ. Mẹ là sự khai sinh ra ḍng Việt, làng là sự thành tựu của xă Việt. Mẹ thắm thiết bao nhiêu th́ làng ray rứt bấy nhiêu. Nên ao làng vẫn không in đậm nét trong hồn Việt bằng sông mẹ (phải chăng mẹ Việt Nam đă khóc ṛng ră 4000 năm mà chảy thành sông biển nuôi dân). Qua câu 2, chữ "vào" chỉ nêu cái tính "rộng" của không gian như "vạ và ra", nhừng bỏ mất tính "cao sâu" của không gian cũng ảnh hưởng không ít vào cảm nhận của con ngườị Tuy nhiên, cái h́nh tương "con cóc nhảy xuống" cho ta thấy cả "ngang-dọc-cao đều một cơi thông"(LNC), con cóc nhúng chân là để nhảy "vào" và rơi "xuống" ḍng sông xưạ Ta lại hỏi thêm, con cóc nhảy "vào" đâu trong không gian hay "vào" thời điểm nào trong thời gian rồi mới rơi "xuống", hoặc vừa "vào" vừa rơi "xuống". V́ vậy chữ "xuống" bao hàm cả "vào" gịng sông xưa; nhưng "vào" chưa thể xác quyết là sẽ rơi xuống "ao cũ". Nên chữ "xuống" cũng được cảm nhận như một không-thời thống nhất trong thức giác của con người. Đến câu 3, "vang tiếng" đă nối liền mạch sống của "gịng" với "xuống" như một thể toàn diện. Những cụm từ vào giữa hai chữ này, "... sông xưa/con cóc nhảỵ..", đă được nối như các phân tử của nước sông để "gịng..." luôn chảy "...xuống" như thác và "vang tiếng nước xao". Đây có thể xem như một phần ít ỏi đóng góp của tôi trong gịng giao lưu văn hóa song phương. Nên chăng?

 

3-Dấu Chân của nàng

Nàng là một con cóc vô danh, tiểu tốt, tự dưng nhảy ra và ngồi xổm trên diễn đàn văn học hải ngoại như chỗ không người, chân tay múa máy, chỉ trỏ lung tung, rồi lại nhảy đi, về đâu chẳng ai hay. Ấy thế mà những vết chân son của nàng đă ghi lại cho dân tộc ta một bước tiến khả quan trong văn học.

Bước chân đầu tiên của nàng tại hải ngoại được có thể t́m thấy (theo như tôi biết) từ bài "khế ước văn hóa" của ĐMT với bài trả lời của NHQ luận về quyển "Thơ vv..và vv" đă đăng ở báo Văn Học số 134. Sau đó lại xuất hiện trên VH số 136, ĐMT đă tŕnh làng thêm vào quan điểm của ḿnh qua bài "Về cái bẫy Văn Hóa Của NHQ", có lẽ v́ thiếu tài liệu Tây Phương nên ĐMT cứ xoay quanh vấn đề của văn hóa. Trong khi NHQ xác định là quyển sách của ông là sách về lư thuyết văn học chứ không phải sách về văn hóa. Nghĩa là ĐMT đ̣i bám trụ lấy gốc cây Văn Hóa dẫu bị đói chết, c̣n NHQ lại ung dung, đong đưa, tự do trên "ngọn cây văn học" mà không cần biết "gốc cây văn hóa" nào đă nuôi dưỡng nó. Chúng ta may mắn hơn đưọc đến cư ngụ những nơi đầy ắp tài liệu về văn học Tây Phương, tuy nhiên có kẻ đọc của người, lấy của người, để dẫn chứng và để tỏ vẻ ta có một kiến thức uyên bác thông kim-cổ đông tây, mà chưa hẳn đă hiểu hết các sách đă dẫn, đă đọc hết các sách dẫn. Dẫu có người đọc cả ngàn chương sách của Âu-Mỹ mà chỉ ứng dụng một cách hớ hợt, cứng nhắc khi phê b́nh văn học nước nhà mà không sao lồng vào được những "sợi tơ" của văn hóa Việt, th́ hỏi kiến thức ấy có lợi ǵ cho dân tộc có chăng nhá thêm vài ba cặn bă xứ người để trả nợ cơm áo như Phu tôi là hết mức! Người như thế cười ĐMT được chăng? Ngoài ra, ĐMT đă ăn cơm của đảng cộng nên trung thành, đó là lư dương nhiên, có trách chăng là những kẻ ăn cơm quốc gia (miền Nam trước 1975) mà thờ ma cộng sản, ranh giới bất minh, tâm tư bất định, lập trường qùe quặt, người như thế dám cười tinh thần dân tộc quá khích của ĐMT chăng? Thiển nghĩ, quan trọng là cái ta hiểu để ứng dụng vào cuộc sống, Việt Hóa trong việc du nhập, chứ không phải là một thứ "kê khai kiến thức tổng quát khỏng lồ" trong rời rạc mà chẳng đúc kết được ǵ! Động tí là phun ông tây bà đầm (tật sợ ma!) tưởng rằng sẽ đè chết được người. Cái học như thế thật vô ích, vô bổ.

Ở VH số 137, chúng ta cũng đă t́m thấy những bước chân to nhỏ của nàng cóc đă hóa thạch.

Dấu chân hóa thạch đẹp nhất đă t́m thấy bởi ông Trần Văn Tích qua bài "Đọc Thơ", bạn tôi là ông Nguyễn Anh Thăng đă khen bài văn "uyên bác và xúc tích", ông Tích đă so sánh nhiều thơ phiên dịch ở nhiều văn bản khác nhau, từ đó ta có thể rút ra một kết luận là nếu chỉ dựa vào văn bản mà xét nghĩa hay giá trị của tác phẩm th́ có thể đi đến một sai lầm nghiêm trọng. Tôi đưa ra một ví dụ buồn cười khác là nếu chỉ dựa vào văn bản của mặt chữ th́ người Anh có thể dịch nghĩa cụm từ "Dân Lạc Hồng" ra tiếng Anh như "the people of pink peanut", th́ chắc dân Việt ta sẽ giăy tê tê mà chết giấc cả! Cuối cùng ông Tích đă đưa ra nhận xét tế nhị (dĩ nhiên là ông Tích tế nhị hơn Phu tôi nhiều lắm) mà đối chứng với công tâm. Ông cho NHQ đă quá đà hay ...quá độ mà "tiến nhanh tiến mạnh tiến lung lay từ thuyết văn bản lên 'chủ nghĩa văn bản' (9).

 

Phạm thị Hoài (PTH) đă khám phá ra một vết son khác qua bài "trận con cóc". Bài của PTH cũng nặng mùi vị chính trị, văn hóa như bài của ĐMT. Tuy nhiên bà cũng đưa ra một nhận xét rất ư vị là "dân tộc ta có khả năng Việt hóa mọi sự tiếp nhận từ ngoài vào." và cho Khế ước văn hóa hay tiền đề văn hóa là những vũ khí đă lỗi thời và vô dụng. Mẫu chuyện "thằng lịch sử" của bà là nhộn nhất; tôi xin chua thêm: "thằng lịch sử" và "thằng văn hóa" là hai đứa con của "thằng con người", thế mà chúng lại giao toàn việc nặng cho"thằng con người", chúng bất hiếu (10) quá phải không bà nhỉ?

C̣n dấu vết t́m thấy do Đặng Tiến th́ quá lờ mờ,đọc giả không rút ra được điều ǵ mới lẫ Ông đă viết với giọng khôn khéo của kẻ cả, của người chính tà c̣n trong thời kỳ lưỡng lập và xét lạị Tuy nhiên đă hứa sẽ làm rơ nét hơn trong bài thi pháp của thơ con cóc sẽ ấn hành ngày gần đây, mong.

Từ ư khác của văn bản, hiện tượng NHQ là hiện tượng của con Việt quá mệt mỏi với tất cả mô h́nh như "dân tộc, nguồn gốc, văn hóa .v.v.." đă bị lạm dụng cho những tham vọng, nên NHQ muốn tạm thời khước bỏ một cách vô thức để chú tâm vào cáI trước mắt như văn bản. Thế nhưng ông DMT đă kéo NHQ về, cho rằng đọc văn bản mà quên tác giả khác nạ "uống nước quên nguồn" hay "ăn trái quên kẻ trồng câỵ" Ai đúng? Ai saỉ Hy vọng chúng ta là những con chim Việt từ những phương trời khác nhau, cố vui sống, "con chim nào vui th́ cứ ngứa cổ hát chơi" (trích ư thơ Xuân Diệu) (11) để con cóc tư lự xét xem cái ǵ c̣n rớt lại.

 

NGOẠI THƯ: Xưa và Nay

Theo truyền thuyết, khởi từ vùng Lĩnh Nam Ngũ Hồ dân Bách Việt đă hội tụ mà soi chung một nền văn hóa; v́ những cuộc phân tranh đến phân ră mà chạy lạc về phương nam (?) men theo bờ Thái B́nh Dương lập quốc, dựng nền; có thể chăng nền văn hóa ấy của Bách Việt (được mệnh danh là con Rồng cháu Tiên) cũng đă tan biến, rời rạc mà mất dấu cả?

Lĩnh Nam ôm trọn Ngũ Hồ

ngh́n năm văn hiến chỉ ngần ấy sao

Vào thế kỷ trước, dân Nam mỗi khi dạy nhau th́ thường nói "Tử (tức Khổng Tử) nóị..thế này" hay "thánh nhân (chỉ khổng Tử) dạy thế nọ", "Mạnh Tử bảo như vậy" hay "thầy Mạnh dạy như kia"...v.v..bao nhiêu thứ ấy đă mượn ở đâu đâu mà dạy dân Nam; điều này đă làm tôi cảm thấy dân Nam chẳng có ǵ ngoài cái xác không hồn để người ngoài khống chế và dạy dỗ. Có thực thế không?

Ở thế kỷ 20, dân Nam khi tiếp xúc với Tây phương cũng chẳng "tiến hơn" một bước nào. Mỗi lúc dạy nhau, ngoài ngoài thứ cũ kỹ đă nêu trên, c̣n cần đến các "tư tưởng lớn nhập cảng" từ phương tây, chỉ nhai đi nhá lại văn bản của họ mà quên tiêu hóa, động tí như chứng sợ ma (hồn của dân Nam) là phun ra những ông Tây bà Đầm cứ tưởng sẽ đè chết được hồn người Nam. Vào cuối thế kỷ này ta cũng nhập cảng được vô số chủ nghĩa đâu đâu như: Chủ nghĩa Tam Dân, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa tư bản... Dân Nam chỉ học của người một cách hời hợt, nên hiểu thiếu chiều sâu, do đó áp dụng mới chắp vá tạm thời ...Từ đó kẻ theo Mỹ, người theo Nga-Tàu, chia đôi mảnh đất cha ông mà phạng nhau cho "thỏa chí tang bồng nam nhi tráị" Ai thắng? Ai bạỉ.. kết qủa một đất nước hoang tàn đổ nát, nhân tâm ly tán. NgườI Việt ta đă thua nặng rồi đó! Đến nay, lúc mà cả thế giới đang ṃ mẫm t́m hướng phát triển mới (xin đọc Recent History Journal) bước vào ngưỡng cửa của niên kỷ mới, niên kỷ năm 2000. Dân Nam đă tứ tán khắp nơi trên địa cầu để "tha phương cầu thực" rồi cũng học (quên tiêu hóa) một cách hời hợt vài ba cái thuyết đâu đâu và vung gươm sát phạt, loạn "kiếm khí" động nát hồn Quốc Tổ.

Gần nhất, một chuyện rất khôi hài trong làng văn học Việt ở hải ngoại khi b́nh phẩm bài con cóc. Người ở Mỹ mượn sự trù mật của đất nước nàỵ..người ở Pháp vay lấy ánh sáng Ba-lê trăm năm trước...kẻ ở Úc tựa vào sự hùng tráng núi đồi hoang dả, kẻ tại Việt Nam dựa vào bốn ngàn năm rách nát...họ cùng nhau khai tử cho con cóc! Trong thứ mà họ gọi là "giao lưu văn hóa", một số nhà phê b́nh văn học không biết lư luận để tiêu hóa và đưa ra ư riêng của ḿnh mà chỉ biết mở sách Âu-Mỹ và hời hợt điền vào "chỗ trống" một cách hỗn tạp, như thầm bảo rằng "mày biết ông ấy, tao cũng biết" và khoe cái "kiến thức tổng quát hổ lốn" của ḿnh hơn là truyền bá sự hiểu biết của ḿnh sau thời gian nghiên cứu và lư luận. Ấy là bệnh "đa thư loạn mục." người ḿnh đă học từ tàu. Đó là bởi đâu, xin thưa là bởi:

...cây thối rễ, sầu thân, mục gốc

nghĩ: "Phải làm con Mẹ tủi thân"

"thác sinh đă chọn cửa lầm"

"thẹn v́ có mẹ quá tầm thường đi"...

(L. Nguyên Chương)

có phải chăng chúng ta qúa thẹn v́ hơn 4000 năm văn hiến mà chẳng có gị xấu hổ v́ Mẹ cóc Việt Nam qúa xấu và không được cái hào nhoáng bên ngoàị..để...

...Để che đậy mọi lưu manh

Mới phủ là lượt; che mành mành hoa

Nào mấy ai thật thà phát chất

Ít vị ḿnh, khuất tất, ô tham

Mấy ai đói rách cũng cam

Đổ mồ hôi trán, tay làm mà ăn?

Như Mẹ đó, nhọc nhằn, vất vả

Sống cho người, hiến cả tâm thân

Suốt một đời những tảo tần
Chỉ cho đi, chẳng giữ phần mảy may

Chẳng hề hỏi lễ này, cớ nọ
Cứ hồn nhiên, nhem nhọ, cần cù
Hậu, hiền chẳng lệnh riêng tư
Quên ḿnh ḿnh hẳn, quên từ nội tâm...
(L. Nguyên Chương)

Các nhà phê b́nh văn học đă mượn công cụ tây phương để "giải phẫu" cho nàng không?

 

CÁI C̉N RỚT LẠI

Cái c̣n rớt lại là một đất nước hoang tàn, một nền văn hóa bị hủy hoại và nhân t́nh th́ rách nát. Cái chúng ta cần xây dựng là Con Người, chứ không phải Văn Hóa. Cái chúng ta cần t́m hiểu là Con Người, chứ không phải Văn Bản. Bởi c̣n Con Người là c̣n tất cả, mất Con Người là mất tất cả! Con Người là Chủ Tể, ấy là hiện sinh Nhân Chủ của ṇi Việt, là tự sinh Nhân Bản của ṇi Việt. Thế mà nay, nhiều người Việt lại bỏ mất cái Con Người của ḿnh để chạy đuổi theo cái bên ngoài của Con Người là Văn Bản, Văn Hóa để mất thân, mất hướng. Tôi xin tạm dừng với vài câu thơ nhảm...

...ta sống trong Hồn non cao nước biếc

t́nh c̣n đầy hay vơi cạn lâu rồị

hỡi người ơi!

xin góp nhau cùng

chung xây thế giới của loài người

và nước Việt kiêu hùng của ngàn năm

ơi hỡi ngàn năm...

để nhắn ai t́m hướng tự tồn cho dân nước Việt, hăy nhớ

Đường Kinh Sinh phải là ḍng sống sử
Đường Kinh Sinh phải là đường Việt lớn...

 

Nhiệm Vụ của nhà văn

 

Thú thật, viết đến đây tôi muôn buông tất cả để 'mặc cho con tạo xoay vần', v́ quá mệt, nhưng lại nghĩ về công lao của tiền nhân... 'Nguyễn Du, Nguyễn Trăi hoài đầu bạc; Ngọc Vạn, Huyền Trân uổng má hồng'...nên không dám để cho 'tự nhiên trời vẫn quyền hành hóá mà phải 'lựa thế người dành sức góp công'. Đành phải ngồi xuống mà nặn thêm chữ mà viết thành nhận định về nhiệm vụ của nhà văn.

Biểu dương-hăy biểu dương cùng tận

Vinh dự lầm than của kiếp người

Hi hữu một lần trên trái đất

Và rồi tất cả sẽ nguôi ngoai

(Tô Thùy Yên)

Văn là cái hay, vẻ đẹp. Cho nên nhà văn là người nêu được cái hay, tả được vẻ đẹp của nước nhà mà 'dáy cho quốc dân hay 'giới thiếu với người nước ngoài để tỏ dân tộc có một nền Văn Hiến hẳn hoi. Từ đó dân ta mới mang một niềm tự hào 'có thực' mà dạy cho con cháu giữ nước, dựng nhà để bảo vệ nền văn hóa sao cho trường tồn và thăng tiến lên măi. Từ xưa dân tộc ta đă có một nền Văn Hóa riêng, niềm tôn sùng 'vẻ đẹp' của nước thật kiêu kỳ, hay nêu 'cái hay của nhà qúa ngạo mạn. V́ Thế nước ta đă được tên gọi là nước Văn Lang (Làng văn đấy nhá). Được thế là v́ "trâu ta ăn cỏ đồng ta; tuy là cỏ cụt nhưng mà cỏ thơm" (L. Nguyên Chương).

Văn Học là t́m kiếm cái hay, vẻ đẹp của tiền nhân để 'dạy nhau, dạy con cháu sao cho khỏi vong thân để rồi vong bổn. Ngoài ra, người làm văn học c̣n phải biết phóng tác, trước tác hay sáng tác để làm phong phú cho văn hóa nước nhà. Ấy là bởi Văn Học là một trong những bông hoa của cội cây Văn Hóa. Người làm Văn Hóa là ai? Xin thưa ấy là toàn dân. Như thế những ai trực tiếp làm Văn-Học? Lại xin thưa đó là nhà văn.

Cho nên nhiệm vụ nhà văn thật là to tát lắm vậy. Ấy bởi nhà văn là người thâu nhặt cái hay, vẻ đẹp của nước nhà mà viết với t́nh cảm hay lư trí của ḿnh tùy ở việc làm. Mỗi nhà văn có thể có những lời viết (styles) khác nhau, người th́ viết dí dỏm, người th́ ngạo mạn, người th́ chân chất, mộc mạc ..v.v....Dù có theo lối nào đi nữa, khi viết, lời văn phải giản dị dễ hiểu, ư văn phải trong sáng, t́nh văn phải đượm đà, chân thật. Có thế nhà văn mới đi sâu được vào ḷng của tiền nhân và quốc dân. Nhà văn cần nên tránh dụng những 'sáo ngử' khó hiểu, và 'loạn văn' khó đọc. Sáo ngữ hoặc loạn văn đều là hư văn cầ Nếu dụng chúng một cách vô ư thức, nhà văn đă vô t́nh phỉ báng cả nền học thuật của nước nhà.

 

Nhắc lại, nhà văn là một trong những người khai phá mở mang cho nền học thuật nước nhà, góp nhặt những tinh túy của dân tộc mà nói lên được t́nh tự của quốc dân. V́ thế việc làm của nhà văn cần phải cẩn trọng lắm lắm!!!!...Nên mỗi khi đặt bút xuống nhà văn cần phải cân nhắc, phải tự kiểm vốn hiểu biết của ḿnh về đề tài đang đề cập, phải tự xét tâm tư v́ 'văn tải Đạo' người. Nên khi viết nhà văn không c̣n viết cho ḿnh nữa, mà c̣n viết cho người, những sai trái sẽ ảnh hưởng không ít đến những thế hệ theo sau và thường đem đến hậu họa không lường được.

 

Nếu được thế th́ không cứ ǵ trong hay ngoài nước vẫn giữ được t́nh non nước. Và đi đến đâu cũng nghe thấy câu hát

 

…. Dẫu từng khắp núi cùng sông,

Đôi chân đă mỏi, đôi tṛng đă hoa

Thấy trâu ta thích cỏ ta,

Th́ ta về tắm ao nhà 'thú ghế (đi)*

Nguyên Chương)

*dựa câu ca dao "Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn".

 

 

Thay lời kết

 

Việc ǵ cũng thế, có bắt đầu th́ có kết thúc, có thủy th́ phải có chung; thủy chung như nhất là cái chính lư để làm người

Sách Chu Dịch bắt đầu bằng quẻ 'Kiền', là 'Trờí với ư mọi vật sinh ra từ trời (vạn vât sinh ư kiền). Nói theo giọng triết học, th́ 'Kiền' là một nguyên động lực, tự hiện hữu, tác động lên các nguyên tố, xưa cho là ngũ hành (kim, môc, thủy, hỏa, thổ) mà tạo ra mọi vật. Vạn vật sinh động mà tạo ra mọi việc. Mọi vật sinh ra, rồi lại kết tụ lại mà hóa ra vật mới (chứ không hề hủy thể bao giờ, chỉ có biến thể mà thôi). Các việc, tự lúc manh nha đến lúc thành tựu tốt đẹp rồi lại lụi đi và trở thành nhân cho các việc sau nối tiếp theo dài ra măi măi không biết đến đâu là dứt. Cho nên Kinh Dịch tận cùng cũng bằng quẻ 'Vị Tế" là chưa dứt hẳn.

Bài viết này bắt đầu ở văn phong, đến văn cách, văn hồn….. rồi biết đâu ở tương lai, tôi (cứ ǵ phải tôi, ai đó cũng được mà) lại viết thêm văn đạo, văn t́nh, văn tính, văn chí, văn khí v..v.. cứ thế mà đi, cứ thế mà tạo tác thêm nhiều. Trên nền đă cũ (Tại sao lại cũ? Cũ phải chăng chỉ do ư thức hệ) mà dựng nên cái khung mới kề cái khung cũ, cứ giằng nèo níu kéo nhau; cái đă có th́ bồi thêm cho tốt hơn; cái đă hư phải sửa chữa cho hợp lẽ thời; cái chưa có phải tạo dựng nên cho phong phú như người; cái không có th́ học ở người mà biến cải cho thích hợp với tính t́nh của quốc dân. Ấy là những bước tiên khởi để xây dựng lại nền học thuật cho nước nhà

Trăn trở canh khuya, nát chiếu giường,

Múc vần trăng lạnh, dội vào tim ,

Luân hồi thấm ướt hồn ba kiếp

Gửi xuống nhân gian một bóng h́nh.

Việc ǵ cũng thế, có bắt đầu th́ có kết thúc, có kết thúc mà chưa dứt hẳn; ấy cũng là cái tinh ư của Dịch, cái lư sống trong nhân sinh, cái lẽ tuần hoàn của vạn vật.

 

Chú Thích

(1) Dấu phẩy đặt vào giữa "đời" và "ta" ở câu 4 là một tinh ư của tác giả. Chữ "đời" đây có nghĩa là người hay tha nhân, nên câu 4 phải được hiểu là "chắc người và ta c̣n thắm nét xuân tươị" Điều này đă nêu lên tính tương quan thắm thiết giữa người và ta trong nhân sinh quan của dân Việt giữa con người với nhau qua "người với ta tuy hai mà một/ta vớingười tuy một mà hai". Nếu ta thay thế chữ "người" cho "đời" mà đổi câu 4 như "chắc người, ta c̣n thắm nét xuân tươi", nhưng lại không ấm và t́nh không trải rộng trong nhân sinh băng "chắc đời, ta c̣n thắm nét xuân tươi" v́ "đời" trong câu này ngoài nghĩa tha nhân ra c̣n có nghĩa "tất cả những liên hệ giao lưu với con người" như cây cỏ, hoa hương, mây gió, muôn sinh vật và sinh động khác nữa. Nếu bỏ dấu phẩy đi th́ câu 4 thành "chắc đời ta c̣n thắm nét xuân tươi", một cái đời của riêng ta một cách vị kỷ, đáng ghét mà mất sự giao lưu với con người, cùng thể cách ấy nếu như ta cũng thay chữ "đời" bằng chữ "người" như "chắc người ta c̣n thắm nét xuân tươi" th́ chỉ nghĩ về người khác mà quên mất cái ta tức dễ vọng ngoại mà mất thân.

Nên dấu phẩy "ngăn" ở văn bản, ở mặt chữ nhưng lại giao ḥa trong t́nh, tính chí của con người. Câu 4 cũng sẽ cho ta cùng một cảm nhận nếu ta thay "dấu phẩy" bằng chữ "và" hoặc "với"; ấy là những nét dị biệt trong thi ca, nét dị biệt đó như thế nào

Hăy cùng nhau xét đến lời thơ của Du Tử Lê (DTL): "Đi và về cùng một nghĩa như nhau" mà đă được một nhà giáo dụng để nêu lên cái nghĩa Sống và Chết (sống gửi thác về) trong sự giao động trước sự lần lượt ra đi của những tín đồ của Cổng Trời (Heaven Gate). Dựa vào văn bản th́ cụm từ "một nghĩa" trở nên vô nghĩa, v́ văn bản có thể hiểu với cả trăm ngàn ư khác nhau. Nghĩa bao gồm cả Danh, Sắc, Tướng, H́nh. Tuy nhiên, "đi" và "về" đă bị phân tâm, rẽ hướng bằng chữ "và", th́ "đi" và "về" c̣n cùng "một nghĩa nữa hay không? chữ "và" đây c̣n gieo lên mối giao động của tâm tư trong dục vọng mà tâm thức không được thanh tịnh. Hơn nữa người vẫn c̣n nghĩ đến "nghĩa" là c̣n tham sống, tham danh, tham lợi .v.v..c̣n tâm vọng th́ làm sao có thể kiến giải được nỗi sống gửi thác về, những Danh, Sắc, Tướng, H́nh bị bủa ly ra trăm phương ngàn hướng, như thế có "như nhau" được chăng? Tựa vào văn phong ấy, tôi xin nặn ra 2 câu sau:

không vợ không con không tất cả

đi về một cơi cũng như nhau ...

Ở đây cụm từ "đi về" không bị phân, bởi chữ "và" mà lại hợp vào trong "một cơi", ấy là "cơi ta bà", "cơi niết bàn", "cơi thiên đàng", "cơi u minh"... Tất cả Danh, Sắc, Tướng, H́nh đă trộn lẫn vào "một cơi" mà phản ảnh qua những cảm nhận khắc nhau của từng người. Từ "một cơi" có thể cho ta "vô thường" nghĩa, lư.

"Đi về" được viết liền vào nhau như tính thống nhất trong "một cơi", cũng như dấu phẩy ngăn giữa "đời" và "ta" tạo sự tương quan giữa người và ta như "có người mà cũng có ta" trong văn hóa Việt. Xét đến cùng th́ người và ta đều phải "đi về" với vạn ảnh giác trong "một cơi như nhau"

(2) Hầu hết những đối thoại trong "huyền sử về công chúa cóc" trích từ thơ của L. Nguyên Chương. (a) Theo LNC, 2 câu cuối của đọan thơ này đọc là "...Trai rạo rực sức rồng tung sóng bể/Gái huyền minh cao ư núi non tiên..."

(3) Bài haiku của Basho về con ếch do Nhật Chiêu dịch: Xin xem thêm ở ngoại thư phần 2.

(4) Trích thơ Tương Phố.

(5) Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày lịch sử Việt Nam chuyển hướng, cộng quân đă ồ ạt đạp lên sinh linh mà chiến thắng. Cái câu "nhất tướng công thành vạn cốt khô" đến nay nghe thật thấm, chỉ tội cho những người vợ, người mẹ của hai miền Nam Bắc đă khóc ṛng ră mấy mươi năm chiến loạn...

Mẹ ơi mắt Mẹ khô chưa

đêm xưa Mẹ khóc Cha con ră rời

Cha con vị quốc vong đời

đến anh con lại bỏ đời ra đi

vươn theo nhịp bước cha đi

con vào nghiệp lính bỏ nḥa tuổi xanh

con đi Mẹ tựa cửa nh́n

đôi ḍng tâm lệ chẩy đầy Cửu Long

nào ngờ một chín bảy lăm (1975)

con chưa thất trận lệnh trên đă hàng

non sông nay đổi chủ rồi

"Giặc" vào dân gọi con là "Ngụy" quân

Mẹ ơi mắt mẹ khô chưa
Ngh́n xưa Mẹ khóc quê hương đọa đàỵ..
Tâm tư c̣n lại chút này
Máu xương, hương hỏa, vơi đầy, thủy chung

(6)Ư chính trong vỡ kịch thơ "Sinh Thành" của Thảo Vũ.

(7) Như tôi nhớ, theo kiến giải của ông L. Nguyên Chương, Gậy Thần ṇi Việt là hiện thân của cửu cung bát quái, gậy được chia làm 9 đốt từ đầu Sinh đến đầu Tử; 9 đốt mang 9 nghĩa khác nhau mà nay tôi quên mất; 9 đốt cũng mang 9 vị số, bắt đầu từ số 1 ở đầu Sinh cho đến số 9 dứt ở đầu Tử Số 5 nằm tại trung tâm (cung) là nơi Người cầm đẩ hành sử, là "trung tâm điểm của công dụng Tạo Hóa" theo chữ của cụ Phan Bội Châụ Số 1, 2, 3, 4 ở đầu Sinh là số sinh Thủy, Hỏa, Mộc, Kim; số 6, 7, 8, 9 ở đầu Tử là số thành Thủy, Hỏa, Mộc, Kim. Người cầm gậy quay tṛn cho 1 & 9, 2& 8, 3 & 7, 4 & 6 giao nhau, kiến giải theo Hy Kinh Lăi Trắc cuả Phạm Thị Gia Thục:

Thái Dương ở 1 liền với 9 (Hà Đồ) hay ở 1 đối diện với 9 (LạcThư)

Thiếu Âm ở 2 liền với 8 (Hà Đồ) hay ở 2 đối diện với 8 (LạcThư)

Thiếu Dương ở 3 liền với 7 (Hà Đồ) hay ở 3 đối diện với 7 (LạcThư)

Thái Âm ở 4 liền với 6 (Hà Đồ) hay ở 4 đối diện với 6 (Lạc Thư)

ngôi số của Tứ Tượng hợp nhau đều là số 10, số thành thổ.

(8) Nguyễn Ngọc Tuấn, a-"thơ con cóc", HL#17, tr. 61; b-"trở lại bài thơ con cóc", HL#19 tr 41;"thơ, văn bản và người đọc", HL#21 tr 31.

(9) Trong cuộc đối thoại "tương kính" với ông HQB, Ông HQB đă dạy tôi : "biết thiên kinh vạn quyển không bằng đói ăn khát uống" như một bản năng tiền sử. Tựa vào lớ dạy trên, tôi muốn nêu lên một thực trạng của dân Việt: "dân Việt đang đói ăn, khát uống chứ không đói văn bản hay khát văn hóa".

(10) Hiếu là đạo của cả loài ngựi. Người xưa có câu: "Bách thiện hiếu vi tiên, luận tâm bất luận tích, luận tích bần gia vô hiếu tử/Vạn ác dâm vi thủ, luận tích bất luận tâm, luận tâm kim cổ thiểu ḥan nhân" tạm dịch "trăm thiện hiếu là trước hết, luận tâm chứ không ai luận tích, nếu luận tích th́ con nhà nghèo làm ǵ có hiếu tử/Vạn ác dâm là đầu, luận tích chứ không ai luận tâm, nếu luận tâm th́ xưa nay mấy kẻ được hoàn toàn." Nên hiếu là đức tốt nhất v́ người có hiếu tất phải trung nghĩa với nước non, chồng vợ, bạn bè mà không phạm vào thứ nhất ác là gian dâm. (nếu tôi nhớ sai hay hiểu sai ư người xưa xin các nhà phê b́nh thứ lỗi, nhất là các vị phê b́nh văn học tại Pháp v́ được gần cụ Hoàng Xuân Hăn lúc sinh thời mà thấm nhuần Hán-Việt và tinh thần Á đông, xin chữa hộ nhau)

 

 

Tôn Thất Phu

1997

 

© gio-o.com 2017