Tôn Thất Phu

 

VĂN NHÂN HƯ NGHỊ

 

 Kỳ 4

(tiếp theo)

 

  (Kỳ 1)

  (Kỳ 2)

  (Kỳ 3)

 

(Lê Thị Huệ: Bản văn này được phổ biến trên net đầu tiên khoảng năm 1997. Sau đó tôi đă nhận đi nhận lại nhiều lần từ tác giả lẫn những nguồn vô danh khác. Tôi chưa hề gặp tác giả Tôn Thất Phu. Tôi không biết anh là ai ở ngoài đời. Tôi nói chi tiết này, v́ trước năm 1997, khi loạt bài viết này được gửi đến cho 3 tờ báo giấy ở hải ngoại thời bấy giờ, là Văn (Mai Thảo), Văn Học (Nguyễn Mộng Giác), và Hợp Lưu (Khánh Trường), th́ một người bạn đă điện thoại cho tôi và nói nhà văn Nguyễn Mộng Giác chủ biên tờ Văn Học hỏi có phải Lê Thị Huệ là Tôn Thất Phu đă viết loạt bài này không. Tôi chưng hửng. Tôi nào biết mặt mũi bản văn như thế nào. Măi sau này, khi internet chào đời, thuở hồng hoang 1997 lúc email c̣n phải xài font tiếng Việt VIQR, Tôn Thất Phu mới gửi cho tôi đọc. Lúc đó tôi mới biết hiu hiu chàng tuổi trẻ kia là cái đấng quái kiệt nào.

Tôn Thất Phu (không phải tên thật) đậu Tiến Sĩ ngành Vật Lư Ph.D in Physics năm 1993 tại University of Texas at Austin. Làm Research in Materials trong 2 năm, và sau đó làm Patent Examiner cho đến nay. Hiện đang sinh sống ở Springfield, Virginia. Hoa Kỳ

Tôn Thất Phu viết bài này những năm anh c̣n tuổi trẻ. Bây giờ cả anh lẫn tôi không c̣n trẻ. Tại sao tập tài liệu này cứ xà quờn t́m đến địa chỉ tôi, dù tôi đă cố t́nh ngó chỗ khác, lơ nó đi cả mấy chục năm nay.

Hôm nay gio-o. com lại nhận được bản văn này.  Lại một lần nữa…

Hôm nay, tôi cho đăng lên Gió O như một cách giúp tài liệu này có cơ hội lên tiếng. Để giống như một cục u chưa được khơi, th́ nó cứ mè nheo măi quanh tôi, bám lấy tôi, chờ tôi cho một cơ hội phản kháng. Có những điểm tôi hoàn toàn không đồng ư với tập tài liệu.

Các tác giả phản bác có thể trả lời trên Gió O.

Trân Trọng.

Lê Thị Huệ

Chủ biên gio-o.com 

15/10/2017

 

Tôn Thất Phu

 

VĂN NHÂN HƯ NGHỊ

 

  

Tạo hóa gây chi cuộc hư trường

Đến nay thấm thoát mấy tinh sương

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo

Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

(Bà Huyện Thanh Quan)

 

(TÀI LIỆU PHỔ BIẾN KHÔNG GIỚI HẠN)

 

MỤC LỤC

 

Lá thư thay lời bạt.

 

I .  Khai từ.

 

II . Văn phong của Bùi Vĩnh Phúc

1. Thựợng đế của Bùi Vĩnh Phúc

2. Trường "tâm hồn" của Bùi Vĩnh Phúc.

3. Khoa văn của Bùi Vĩnh Phúc

Phụ đề: Nô lệ Tính là ǵ?

4. Trả Lại văn vẻ cho Lê thị Huệ

5. Sự hủy thể của văn chương.

 

III Văn cách của Thụy Khuê

1. Khuê là chổng ngược của Cách

2. Kẻ trước người sau

3. Phụ Thư

4. Chú thích

 

IV. Văn Hồn của tập san Văn Học, Văn và Hợp Lưu.

1. Văn Nhă trong thi ca Bolsa

2. Đạo Văn và thi nhân Bolsa

 

V. Lạc Đường Vào Khoa Học

 

IV. Lạm Bàn Hai Chữ Văn Hoá

 

1.     Văn Hóa Con Cóc

2.     Từ Sông Gianh, Bến Hải... Đến Con Cóc

3.     Ngoại Truyện: Huyền Sử Công Chúa Cóc

4.     Vụ Án Con Cóc

5.     Cuộc Đấu Tranh Tư Tưởng

6.     Dấu Chân Của Nàng

 

Thay Lời Kết

 

 

Văn Hồn trong tập-san Văn-Học, Văn và Hợp-Lưu

 

Tại sao gọi là văn-hồn? V́ văn là ngơ vào của tâm hồn, lúc ẩn, lúc hiện; không ǵ kỳ bí hơn, không chi đo lường đươc. Khi cần hiện th́ hiện, hiện làm sáng cho muôn loài, dẫn dắt cả bóng đêm; khi cần ẩn th́ ẩn, ẩn tàng cả âm dương, dấu kín cả đất trời. V́ thế mà có văn hồn.

Trước xin nêu tên ba vị chủ báo để tiện cho việc bàn thảo về một thứ văn thơ mà họ gọi là "văn thơ". Chủ nhiệm báo Văn-Học là ông Nguyễn mộng Giác (nick name "thụy mộng trung"), trước 1975 ông là thày dạy việt văn ở các trường trung học ở Quy Nhơn; ông Nguyễn xuân Hoàng đă dạy triết ở trường trung học Trương Vĩnh Kư ở Sài G̣n, nay là chủ nhiệm tờ báo Văn. Sau cùng ông Khánh Trường do giỏi đưa đẩy giữa 2 thế quốc-gia và cộng sản mà tạo ra cái danh chủ nhiệm báo Hợp Lưu

Người lỡ bán linh hồn cho ngạ qủy

Để muôn đời trong ngục tối thâm cung

Vẳng lời kinh vang rộn nẻo thiên đường

Trong tội lỗi cũng ngỡ ḿnh cao cả !

Thưa qúy vị, tôi ít học nhưng vẫn nghe lời xưa măi mà chưa thuộc nằm ḷng, nếu lỡ phạm đến râu hùm xin lượng thứ. Từ xưa đến nay, lắm kẻ đi học, đi dạy, biết được vài ba câu thánh hiền, nhai đến ṃn răng mà vẫn không bao giờ nghĩ đến trau dồi nhân cách cho khá hơn. Ấy là v́ sao. Xin thưa, ấy là v́ đạo đức thời nay được réo bán giữa chợ, rẻ lắm, vài xu có thể mua được vài 'đống đạo đức' về chất ở nhà để ngắm, để khoe, để làm dáng, để ra vẻ ta cũng có đạo đức như ai! Nếu quư vị làm báo, làm văn học không để tải đạo như người xưa, ít ra cũng nên tôn trong đọc giả v́ không có đọc giả th́ qúy vị làm báo cho ai đây. Không đọc giả qúy vị chỉ là bọn vô danh tiểu tốt? Thưa qúy vị:" Sống ở đời lắm kẻ chưa chi đă tự măn, tự hào, nhất lại tự cho ḿnh như độc tôn trong thiên hạ th́ thật là những hạng 'đáy giếng nh́n trờí, mà trong số này đáng kể hơn hết là những chú 'văn học' chỉ biêt ẩn ḿnh trong những khung cửa chật hẹp với một đống sách vở chứa toàn những cặn bă của tư tưởng và học thuật Đông Tây mà chẳng biết; thật tội!"[1].

Phần này được chia làm hai tiêu đề: tiêu đề thứ nhứt bàn về văn nhă (lời hay, ư đẹp) trong thơ văn đă xuất hiện gần đây trên báo Văn-Học và Hợp Lưu; tiêu đề thứ hai luận về đạo văn đă t́m thấy trong báo Văn.

 

1-   Văn Nhă trong thi ca Bolsa

 

Trong phần THƯ VĂN HỮU VÀ BẠN ĐỌC ở Hợp-Lưu số 33, tháng 2&3 năm 1997, trang 248-249, Bà Trần mộng Tú ở Seattle đă can đảm lên tiếng trong "những cái gọi là thơ" để phản đối thơ ráp chữ "Linda mặt ngang" của Đỗ Khiêm (Đỗ Kh.). Tối lấy làm ngạc nhiên, song cũng không kém phần thán phục bậc nữ lưu mà có kiến thức trông xa, thấy rông hơn hẳn bọn tự xưng là bọn mày râu. Kiến thức của bà c̣n hơn cả Nguyễn Mộng Giác (thụy mộng trung suốt đời) và Nguyễn Xuân Hoàng (???) nhiều. Lời bà Trần Mộng Tú phê b́nh khá nhẹ nhàng, cái nhẹ nhàng của người phụ nữ Á Đông; lời bà trách khá 'mô phạm', cái mô phạm của người có văn hóa. Tôi đồng ư vài quan điểm của bà Tú như: "Nếu chúng ta không được may mắn đọc một câu văn, câu

thơ xong thấy thơm cả miệng th́ ít nhất chúng ta không phải đọc một bài "gọi là thơ" mà nếu đọc lên thành tiếng th́ bẩn cả miệng, nếu đọc bằng mắt th́ chẳng khác nào bị tác giả văng tục vào mặt, bị tác giả lăng nhục bằng chữ và "Trên phương diện người câm bút tôi thấy rất xấu hổ. Trên phương diện người đọc giả tôi thấy bị tổn thương". Ấy thế mà cái ông Khánh Trường lại không biết ǵ là 'lời hay ư đẹp', lại cho đăng cả bài chọc ghẹo một cách rất thô tục và xàm xở của tên Đỗ Khiêm cho mọi người thưởng lăm cái phong cách làm báo tồi tệ của ḿnh. Báo Hợp Lưu coi thường đọc giả quá lắm. Biết sai mà vẫn làm là Khánh Trướng; biết sai mà vấn bất tiếu là Đỗ Khiêm, là 'rác thừa của xă hội'. Tôi mượn lại tập san Hơp Lưu số 31 từ người bạn để xét lại cái ǵ mà đám 'văn công' Bolsa gọi là thơ. Trong bài "Linda mặt ngang" trang 98, Đỗ Khiêm đă dụng đi dụng lại cái từ L-hai-chấm (âm hộ đàn bà) mà trưng ra một cách lố bịch và trắng trợn trong cái gọi là thơ! Thế mà Đỗ Kh. c̣n căi cối cho là "Tôi nghĩ tờ báo đă có sự tôn trọng (họ Đỗ ?) cần thiết (cho họ Đỗ) với cả ngàn đọc giả (đọc để chửi) khi đăng một từ mà văn học nước ngoài đă đưa vào giáo tŕnh từ lâu nay" [2]. Thơ là thế đấy hả ! Nay tôi đă hiểu cái tầm văn hóa của đám 'văn công' Bolsa chỉ đến thế là hết.

Đến đây tôi thắc mắc la tại sao bà Thụy Khuê lại không lên tiếng để cắt bớt cỏ gai trong văn học Việt mà chỉ biết bạo miệng đứng giữa đường chửi đổng vô cớ, hay là tự biêt thân phận ḿnh chẳng tốt đẹp ǵ nên không dám lên tiếng. Cũng số tháng đó bà lại có bài đăng, như thế bà có cảm thấy bài bà bị loại thơ này làm mất giá trị hay không? Bài lăng nhục phụ nữ thế mà qúy vị câm như hến cả ạ Ôi "sĩ tử rụt rè gà thấy cáo. Văn chương liều lĩnh đấm ăn xôi" (nhại thơ Tú Xương).

Vài tháng trước đó, tạp chi Văn Học cũng tiên phong đăng cái loại thơ văn kiểu này . Ở tạp chí Văn Học số 124, tháng 8 năm 1996, ở trang 90 có đăng "Bài học vỡ ḷng" của Lê Thị Thấm Vân. Tuy nhiên bài tương đối ít trắng trợn hơn bài "Linda mặt ngang" của Đỗ Khiêm, nhưng đây cũng là loại văn viết không nên đăng; nếu như những bài này chọn để đăng ở báo Playboy của Mỹ th́ ai mà phản đối, ngược lại, nó lại đăng ở những tập san với chủ đề văn-học để cho người Việt và người ngoại quốc nghiên cứu về văn hóa Việt. Theo qúy vị đây là văn học đấy ạ. Cái tập san xưa nay vẫn tuyên xảo ngôn như "Tạp Chí Sáng Tác Nghệ Thuật (Văn Học)" và "Tập San Văn Học Nghệ Thuật Biên Khảo (Hợp Lưu)'. Sự thật đây chỉ là những khẩu hiệu sáo rỗng mà nhiều đọc giả tưởng lầm mà nhá phải.

Ôi bọn họ ngốn nhai toàn bả giả, thở ra thối khắm cả trời Tây. Như đă nói trên, trong số 2&3 Hợp Lưu đă cho đăng luôn lá thơ trà lời không mấy nhă của Đỗ Khiêm ngay sau lá thơ của bà Trần Mộng Tú. Nay ở số 4&5, Hợp Lưu lại đăng thêm bài của chủ nhiệm Khánh Trường (tức là Kim Thi) như để biện hộ cho việc làm báo thiếu sót và thiếu tư cách của ḿnh. Tuy nhiên lập luận của Khánh Trường (KT) không mấy vững. Thế này nhá! Việc Galileo bị đưa lên đoạn đầu đài, v́ ông ấy dám tranh đấu cho Chân Lư, bênh vực cho Sự Thực hay Lẽ Phải khổng thể chối căi. C̣n ăn tục nói láo chỉ là vấn đề của Luân Lư chứ không phải là vấn đề của Chân Lư. Galileo tranh đấu cho Chân Lư: một lẽ phải của muôn đời; c̣n KT dành ảnh hưởng cho loại thơ tục, thơ tục không phải là Chân Lư để sống và để chết cho nên dụng Galileo như cái cớ để che đậy cho nhận định kém cơi của Hợp Lưu không thể đứng vững. Đây là loại ngụy biện hay ngụy luận, ngụy văn. Chân Lư th́ được dựa vào sự thật không thay đổi theo thời gian và không gian; c̣n Luân Lư th́ có thể thay đổi tùy vào không gian và thời gian. Luân Lư là định phép phải có của xă hội, định phép này do con người dựng nên để cố tạo trật tự cho xă hội mà đem thái ḥa cho cuộc sống của con người. Dẫu Luân Lư không là một Chân Lư hằng đúng, nhưng nó cần thiết cho sự giáo dục trẻ và giáo dưỡng muôn dân. Nếu qúy vị cho thơ tục là một 'thi cách' mới(?), th́ từ đó sẽ khai phá ra một nền giáo dục mới chăng? Dẫu cho cũ hay mới, tốt hay xấu, th́ chắc qúy vị sẽ không mấy vui khi nghe con cháu của ḿnh dụng những từ tục như thế trong ngôn ngữ hàng ngày. Qúy vị dùng từ tục được mà c̣n tự hào về điều ấy, th́ ai lại đi cấm con cháu của qúy vị dụng những từ ngữ tục ấy phải không? Giọt nước đầu ở đâu giọt nước sau theo đó. Tôi đồng ư với KT về quan điểm cho rằng người làm thơ tục hay dâm ô là do 'bí tắc của tâm lí hay bệnh trạng của nội tâm? Song người đồng t́nh theo hùa mà đăng những loại thơ ấy th́ có 'đồng bệnh tương lân' hay không? (tôi chắc hai 'thầy' Nguyễn Mộng Giác và Nguyễn Xuân Hoàng sẽ bất đồng ư kiến với tôỉ). Xin qúy vị đừng nhầm lẫn giữa "Cặn Bă" và "Tinh Hoa".

Như ta đă biết như tôi nêu ở trên, Kim Thi (tức Khánh Trường) đă dụng ngụy ngôn để bênh vực cho 'loại thơ tục' đă lỡ đăng trên báo Hợp-Lưu, và c̣n dẫn chứng bao chuyện bên lề để lèo lái, ngụy biện cho hành vi thiếu tư cách của ḿnh. Văn thơ là những nét đẹp của cuộc sống và của ngôn ngữ dụng để thăng hoa, chứ không ai dụng để hạ thấp con người ngang hạng với loài cầm thú. Hơn nữa, văn tại vân nhân, ư tại người, nên khi đọc thơ của người, ông KT không thể 'liên tưởng' đến một chuyện tục tỉu; ấy là bởi ông đă mắc phải một chứng tâm bệnh rất nặng, và nếu cứ thế tiếp tục như thế mà không kịp chữa chạy th́ khí uất sẽ trào lên óc mà thành điên loạn mất. Thêm nữa, ông KT cũng đă dẫn chứng và diễn giải thơ của bà Trần Mộng Tú một cách lố bịch và 'không có phẩm cách' (chữ của Thụy Khuê đấy!). Nếu đây là cái LỄ của ông dành cho người đồng nghiệp và cộng sự, th́ lời tôi phê về Thụy Khuê văn c̣n nhẹ lắm, vả lại tôi lại 'khác nghiệp' với các người, tôi không phải 'cái được gọi là nhà văn' như các người chỉ là thợ đập đâ. Ông KT lên tiếng sỉ vả bà Trần Mộng Tú v́ bà không nằm trong 'hội viết bậy' của ông chăng? Qua lời văn của KT, tôi nghĩ ông cũng không phân biệt nổi sự khác biệt giữa 'phê phán và mạt sát'. C̣n như nếu hỏi Hợp Lưu có xem thường đọc giả không? Xin thưa là có. C̣n hỏi KT đă lao tâm khổ trí để làm ǵ Xin thưa là v́ cái danh thừa đấy! C̣n ḷng hẹp ḥi và óc định kiến c̣n tùy vào cái mốc luân lư và mực độ văn hóa (văn là đẹp chứ không phải là tục) của mọi người  Khi ai không cùng hướng với ḿnh, không chấp nhận lối làm việc của ḿnh th́ ta có thể chụp mũ (kiểu cộng sản) cho họ là có ḷng hẹp ḥi và óc định kiến? Cái lối lư luận một chiều này giống như là 'ngụy biện chứng pháp' của các 'danh nhân' và 'đỉnh cao của trí tuệ' tại Hà thành.

Ông KT cũng nhầm lẫn khi xếp thơ của Đỗ khiêm ngang hàng với thơ của Hồ xuân Hương và những danh nhân khác(???). KT làm tôi có cảm tưởng, nếu những vần thơ của Đỗ Khiêm đem dịch ra ngoại ngữ th́ chắc sẽ chiếm lấy ưu hạng trong giải thưởng Nobel. Thơ của Hồ Xuân Hương tục hay thanh là do ư tưởng của người đọc, c̣n thơ Đỗ Khiêm th́ 'văng tục' ngay trong ngôn từ. Tôi xin dùng giản đồ Venn để minh chứng điều này:

Tùy theo định kiến của người đọc

Thơ Thanh

Thơ Tục

Thơ Bùi Giáng

Thơ Đỗ Khiêm

Tôi có thể dụng cùng giản đồ Venn trên để nêu lên sự tương quan giữa Phê Phán và Mạt Sát:

Tùy theo định kiến của người đọc

Mạt Sát

Phê Phán

Phê B́nh Văn Học

Phê b́nh văn học là một định thễ nằm ngoài sự phê phán và mạt sát. Theo tôi, kẻ viết văn, nhất là phê b́nh và lư luận văn học, trước khi đặt bút xuống phải cẩn trọng. V́ nếu viết cho ḿnh th́ không ai đem đăng báo, mà đă đăng báo là để t́m người đọc, nên phải tôn trọng người đọc và làm đúng lương tâm chức nghiệp của ḿnh.

Qúy vị đưa ra nhận định thiếu chính xác về 'Phê Phán và Mạt Sát', th́ cũng không lạ ǵ qúy vị lại hiểu mù mờ vê 'phê b́nh và sỉ vả', 'chân lư và luân lư', 'cặn bă và tinh hoa' Cũng không lạ ǵ qúy vị thay nhau ca tụng và giới thiệu sách "Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc" của Phạm Công Thiện; nếu ai đọc cuốn sách ấy sẽ t́m thấy lời mạt sát của Phạm công Thiện đối với linh mục Vũ đ́nh Trác ở trang 107; như thế văn mạt sát hay không tùy người viết chăng? Hay qúy vị chấp nhận loại văn mạt sát của Phạm công Thiện với ư khác? Khi ở trong nước đảng cộng sản ra tay mạt sát và đàn áp Phật Giáo, th́ có phải đảng Bolsa ở ngoài nước vô t́nh hay được sự chỉ định của đảng cộng tiếp tay mà khua mỏ phê phán, chửi rủa và sỉ vả đạo Thiên Chúa .Tôi không hiểu những người theo đạo Chúa nghĩ ǵ về điều này

Ông KT ạ ! Người Việt ta có câu 'nhất nghệ tinh, nhất thân vinh', dân Việt từ lúc qua Mỹ đến giờ chỉ học cho ḿnh một nghề (như ông là thợ vẽ, c̣n tôi là thợ đập đá) để sinh sống, nhiều người cố lấy cho xong một bằng cấp (như kỹ sư Lê Tất Luyện..) cũng để tự tồn mà khỏi nhờ và bám vào xă hội nhiều quá Cho nên một nghề xảo, một môn tinh th́ c̣n hơn là ôm đồm quá nhiều để được cái tiếng là 'trí thức' với kiến thức tổng quát mà thực ra chẳng cái ǵ hiểu được đến nơi, biết được đến chốn. Kiến thức tổng quát mà mù mờ như ông Bùi vĩnh Phúc với môn toán lư, như ông Phạm Công Thiện với 'Đông Tây nhập thể', như Hồ chí Minh với chủ nghĩa cộng sản th́ chẳng có ích ǵ cho ai, lắm lúc c̣n di hại cho dân tộc và con người nữa. Những người như thế th́ thực không đáng để coi thường người chỉ với một món nghề mà thấu rơ tận tường, ấy mới là thực biết. Đó mới là chính luận: biết cho tường, hiểu cho tận th́ hẳn nên, c̣n không th́ cái biết như 'mù sờ voi' th́ có lợi ǵ cho xă hội chữ nghĩa.

Đến đây tựa vào cái nghĩa THƠ của Thụy Khuê và cái nghĩa TRÍ THỨC của Khánh Trướng, tôi dụng cái 'học một biết mườí của dân gian mà 'phương tŕnh hóa' những tiêu chuẩn của Thụy Khuê và KT dể nhận diện những đẳng cấp trong xă hội (dùng làm thước đo tri thức ????) như sau:

(1) Không kiến thức tổng quát + không bằng cấp = dân đen.

(2) Có kiến thức tổng quát + không bằng cấp = dân chợ trời

(3) Không kiến thức tổng quát + có bằng cấp = dân thợ

(4) Có kiến thức tổng quát + có bằng cấp = dân trí thức.

Tôi không hiểu ông KT và bà Thụy Khuê khi đưa ra những nghĩa trên th́ họ tự xếp họ vào tiêu chuẩn thứ mấy nhỉ ? Tôi chắc là không phải là tiêu chuẩn thứ (3).

Tôi không trách Đỗ Khiêm, Khánh Trường v́ họ là hạng người không có văn hóa, và thiếu học thức. Tôi cũng không trách Lê Thị Thấm Vân, v́ chị ấy chỉ là 'con nít' không biết chuyện mà viết linh tinh chỉ mong có cái danh. Cái người đáng trách là kẻ làm báo như 'thầư Nguyễn Mộng Giác, 'thầy Nguyễn Xuân Hoàng' lại thiếu suy xét và nông cạn đến thế! Trời ơi, người trước như thế th́ hỏi người sau sao không mất trinh và bất chính cho được?

Hai thày, một triết một văn

Thường ru trẻ nhỏ giấc mơ kê vàng

Người theo triết lư rẻ tiền

Kẻ dùng văn vẻ đảo điên thế t́nh...

Xin qúy vị chớ trách tôi tại sao không "qủy thần nghi kính nhi viễn chi"? Xin thưa rằng người sống chưa phải, đạo nghĩa làm người chưa xong th́ sao mà làm thần, làm thánh cho được; vả lại kẻ cầm bút mà như thế th́ đáng kính không? Hăy tạm dừng phê chuẩn thơ 'ong bướm' hay thơ tục để bước sang loại văn ăn cắp đă t́m thấy trong báo Văn.

 

2- Đạo văn và thi nhân Bolsa

Chứng nhân! Chứng nhân! Một chứng nhân mới từ trong nước đem ra một tin mừng về sự chính thống của văn học Việt ở hải ngoại như ông Đỗ Qúy Toàn phê chuẩn trước đây, rồi sau đó từ chính thống đă bị Thụy Khuê đóng trong ngoặc kép như đă nghi ngờ cái danh "chính thống' ấy. Thụy Khuê nghi ngờ thế cũng có lư do, v́ thiếu kiến thức về thống-kê học, bà đă quyết đoán 'ḥa đồng mẫu số chung' về tài năng của hơn/kém 80 triệu dân Việt cả trong lẫn ngoài nước và đưa ra tỷ số sau (Thế Ky 21, tháng 9, năm 1991):  (số dân ngoài nước/số dân trong nước) = (nhân tài ngoài nước/nhân tài trong nước) =1/30.

Thật là nông cạn, nếu không nói là thiếu hiểu biết. Tựa theo lời 'bách khoa vũ ngữ' của Bùi vĩnh Phúc: "Toán giúp chúng ta có môt tinh thần lư luận (môt phép lư luận?), một cái nh́n hợp lư, sắc bén, rơ ràng. Nó giúp ta gói cái nh́n của ḿnh vào một hệ thống chặt chẽ, gắn bó và logic....Mà không phải chỉ có toán. Những kiến thức về vật lư, sinh vật, chính trị, kinh tế..(ông này ôm đồm nhiều mà chẳng hiểu ǵ hết)....và ngay cả thiên văn, địa chất cũng có thể giúp cho một nhà phê b́nh làm tốt hơn nữa công việc của họ"[3], bà Thụy Khuê cần đi học về môn thống-kê học trước khi đưa ra con số thống kê như thế (bà có thể nhờ ông Phúc dạy kèm cho cũng được???).

Trên tôi đă gọi là chứng nhân, vậy nhân chứng là ai. Xin thưa với qúy vị ấy là người bạn của tôi . Nhân dịp bạn tôi trở về Việt Nam thăm gia đ́nh sau 16 năm lưu lạc phương xa cầu thực. Có mang theo tạp chí Văn tháng 2, năm 1997, và đă lận dấu trong quần để qua những trạm kiểm soát gắt gao của hải quan việt cộng...Thế là tạp chí Văn đă lọt vào trong nước. Anh bạn tôi mang tặng cho môt ông bạn già đang dạy Viêt văn ở Việt Nam. Khi được tặng tập san Văn, ông bạn cũ rất vui mung và reo lên "Chỉ có văn ở hải ngoại ngày nay là chính thống thôi, chú ạ !.." lời nói bị cắt v́ quá cảm động, sau ông lại tiếp "Tờ báo Văn đă có một danh vọng khá lớn trước 1975, mà nay lại c̣n là một tiền thân cho nền văn học Việt ở hải ngoại" Ông ta cầm tờ báo Văn vân-vê tỏ vẻ yêu thích như 'ruột đứt nay được nối liền', như đứa con đi hoang sau 20 năm mới gặp lại; ông lại nói tiếp với giọng rất cứng "Văn chương hải ngoại chính thống là nhờ tạp chí Văn này đă có một tiền thân tốt đẹp"...ông ta lật đọc lướt qua một số bài bên trong với vẻ mặt nghiêm trang lạ thường...Bỗng ông ta đập tờ báo Văn xuống bàn và hét lớn, làm anh bạn tôi phải giật ḿnh, mặt ông bạn già đanh lại, mắt tóe lửa như rất giận, tay như muốn xé toan tờ báo Văn, mạnh tiếng nói "Bùi vĩnh Phúc láo! Lấy cắp thơ t́nh, thơ ư, thơ từ, thơ cảm của Xuân Diệu mà không hề chú thích! Thế này th́ c̣n ǵ là chính thống"...ông ngưng một chặp, rồi lại lên tiếng "Tôi không cần đọc nữa! chú mang tạp chí Văn về nhà mà nhóm lửa nấu cơm". Đúng là con sâu làm rầu nồi canh thơm. Sau khi ông đi một nước ' dzô’ nhà, mang ra tập thơ Rong Rêu của Bùi Giáng mới xuất bản tại Việt Nam tặng lại bạn tôi và bảo: Chú xem, đến ông Bùi Giáng lấy thơ của người khác chỉ có vài chữ cũng phải chú thích hẳn hoi, chứ nói ǵ đến cái tên vô loại, vô danh tiểu tốt như Bùi vĩnh Phúc". Chuyện thật mất ḷng, xin lỗi .

Sau người bạn tôi đă mang tập thơ Rong Rêu của Bùi Giáng về Mỹ, và kể cho chúng tôi nghe những lời phỉ báng trên. Tôi lấy làm bất b́nh với lẽ "Không thích đọc thơ 'con cóc nhảy th́ thôi”, làm chi mà phải la toáng như thế, phải không ông Phúc nhỉ ?  Ông viết văn thơ đâu phải cho đọc giả đọc, mà chỉ cho cái danh thô.  Buồn!. Thật là mất cả mặt chính thống". Song tôi nghĩ lại ông bạn già ấy cũng có lư mà mới ngồi xuống 'nặn' chữ viết thêm vài ḍng đến qúy vị

Qúy vị thấy không, văn chương trong nước mà qúy vị không cho là 'chính thống' mà việc làm lại văn minh hơn qúy vị nhiều. V́ thế tôi nghĩ chúng ta phải sửa chữa làm sao để duy tŕ cái danh 'chính thống' về cho đám viết văn ở hải ngoại, nhất là cho đống 'văn công ' ở Bolsa chứ, phải không? Tuy nhiên trước khi sửa chữa, chúng ta nên t́m hiểu thế nào là đạo văn? Và Bùi Giáng đă chú thích thơ như thế nào Sau đó t́m xem lỗi tại aỉ .Được chứ! Nào chúng ta hăy bắt đầu

Đạo văn là văn thơ lấy của người khác mà không ghi xuất xứ; ấy là văn ăn cắp. Trong quyển "Những bài dă sử Việt" ở trang 417, ông Tạ Chí Đại Trường đă hài hước viết "Ăn cắp văn của một người th́ gọi là đạo văn (trường hợp của Bùi Vĩnh Phúc), c̣n ăn cắp của nhiều người được gọi là học giả (trường hợp của Phạm công Thiện) " (tôi xin mạn phép hỏi ông Trường là chữ 'giả ở cuối câu nghĩa là 'ngườí hay 'không có thực'?). Tôi cũng xin mời ông Tạ Chí Đại Trường cùng tôi ngược ḍng đến 'kinh đô Bolsa trước để xem bao nhiêu gấm vóc của quê hương ta c̣n rơi rớt lại, sau giúp tôi định vị về một giải kiến của đạo văn.

Ta về như bóng ma hờn tủi

Lục lại thời gian, kiếm chính ḿnh

Ta nhặt mà thương từng phế liệu

Như từng hài cốt sắp vô danh...

(Tô Thùy Yên)

Gần đây, trong nước mới cho xuất bản tập thơ Rong Rêu của Bùi Giáng, tập thơ dày 96 trang, gồm 83 bài thơ t́nh đủ thể loại, ngắn dài. Thơ t́nh của Bùi Giáng nghe thanh thoát hơn thơ t́nh của Nguyễn Bính, nhấp vào thấy đậm vị hơn thơ Xuân Diệu, cảm vẻ hồn nhiên như Lưu Trọng Lư, không cay đắng như thơ Hàn Mặc Tử, mà lại huyền hoặc không kém thơ Vũ Hoàng Chương. Bùi Giáng sống với thơ, ngủ với thơ, ăn với thơ, nằm với thơ; Bùi Giáng là thơ. Nếu chúng ta nói Nguyễn Bính làm thơ bằng sự rung động của con tim, Vũ Hoàng Chương làm thơ với cả tâm trí, th́ Bùi Giáng làm thơ bằng đời sống của chính ḿnh, bằng cả con người của ḿnh. Ông được cả nước, từ trong ra ngoài, tôn sùng như nhà thơ lớn của nước Việt vào cuối thế kỷ 20; ấy là không do ông chỉ làm thơ hay mà c̣n dám sống như ư thơ và lời thơ nữạ Người tôn sùng ông không do ở cái tài mà c̣n ở cái đức của ông nữa! Bất vụ lợi, bất vị danh mà đi đến đâu cũng có ăn có ở, mà đến đâu cũng được qúy mến.

Đi về rốt cuộc trăm năm

Rong rêu ngày tháng tơ tằm thiên thu

Tặng con (Ái Linh) ngôn ngữ trầm phù

Máu Tim? Huyết Lệ? Ai bù cho ai

(Bùi Giáng)

Danh của ông Bùi Giáng như thế đă được định vị như môt thiên tài trong thi ca Việt Nam, có nhiều người đă xếp ông ngang hàng với cụ Tiên Điền Nguyễn Du. Ấy thế mà khi làm thơ ông rất cẩn trọng và trung thực; nếu những từ ngữ hay câu ông dụng được lấy từ văn hay thơ của người khác, ông đă chú thích hẳn hoi, như ông đă tôn trọng sản phẩm tinh thần của người khác. Ví dụ trong tập thơ Rong Rêu có bài "Xuống Hàng" ở trang 77, trong bài thơ này chỉ có 4 chữ "miền trong cơi ngoài" đă lấy từ một bài thơ Huy Cận, và ông đă chú thích rơ ràng. Bài "Gửi Thái Thậm Ni Cô" ở trang 89 đă dùng 4 chữ trong bài thơ của sư Tuệ Đăng, ông đă minh xác điều này .  Bài "Gởi Các Con" đă lấy 4 câu từ thơ Quang Dũng và 2 câu thơ Huy Cận, cũng đă được ông chú thích tinh tường. Ông Bùi Giáng không chỉ là nhà thơ lớn mà c̣n là một chính nhân thứ thiệt.

Ấy thế mà nay, ở hải ngoại, có ông Bùi Vĩnh Phúc cũng làm thơ, bài "Mùa Ẩm" đă đăng ở tập san Văn tháng 2 năm 1997. Trong bài thơ Mùa Ẩm, ông Phúc có câu "con chim nào vui th́ ngứa cổ hot chơi" (con chim thợ vui và đang ngứa cổ hát chơi đây ông!), theo ông bạn tôi th́ ông Phúc đă lấy thơ ư, thơ t́nh, thơ tứ của bài thơ "Gởi hương theo gió" của Xuân Diệu mà v́ vô t́nh hay gian t́nh, vô ư hay cẩu thả đă không ghi xuất xứ của câu thơ Xuân Diệu. Hai câu thơ của Xuân Diệu ấy là "Tôi là con chim đến từ núi lạ, ngứa cổ hát chơi" trong bài "Lời Thơ Vào Tập Gởi Hương".

Nếu như ông Bùi vĩnh Phúc có ghi chú thích mà khi in thành văn bản th́ chú thích ấy lại rơi rớt ở đâu đâu. Nếu sự thật như thế, tôi xin có vài lời với ông Nguyễn Xuân Hoàng, chủ nhiệm tạp chí văn. Ở b́a báo các báo chí ở Âu Mỹ có ghi rơ mấy hàng với đại ư: "chúng tôi được quyền sửa chữa trước khi đem in....."; tôi không hiểu ṭa báo có thực hiện như tinh thần văn minh ấy không? Hay chỉ làm dối cho xong mà không có lương tâm chức nghiệp? Như thế th́ qúy vị đă coi thường đọc giả chúng tôi quá lắm; ấy là chỉ nói về t́nh. Nói về lư th́ luật pháp đă quy định luật tác quyền cho tác giả, qúy vị làm thế là đă phạm luật rồi đấỵ Chúng ta may mắn sang và sống được xứ văn minh, dân chủ mà nhân quyền được tôn trọng hơn các nước khác trên thế giới; thế mà qúy vị cứ 'túy mộng trung' măi thế ư?  Tôi lại cạn nghĩ nếu chúng ta muốn cải tạo xă hội Việt Nam qua thơ văn, chúng ta phải tự cải tạo lấy con người chúng ta cho ngày mỗi tốt đẹp hơn. Đến đây tôi cũng không quên cám ơn bà Bùi Thị Bích Hà bảo cho những lầm lẫn của tôi, có lẽ tôi đọc báo chí Âu Mỹ nên đă quen với lề lối làm việc văn minh của họ . Cám ơn bà đă nhắc nhở cho tôi hay là văn chương của Việt Nam vẫn c̣n ấu trĩ lắm và thiếu văn minh nên làm dối cho xong cũng không sao cả ! Buồn, cái buồn từ lập quốc đến nay vẫn c̣n buồn. Thú thực ng̣i bút chỉ là vật vô tri, chỉ có hồn bất an v́ sự nổi trôi của đất nước, v́ bọn tự cho là nhà văn ra tay đục khoét máu mắt của cha ông, v́ qủy vương hoành hành, nên tôi phải thay trời hành đạo, vị nhân sinh mà đổi hướng đị...Tôi mới về lại với văn chương của nước nhà sau mười mấy năm lạc lỏng v́ mưu sinh th́... 'Trời ơi! Khiếp quá, ôi kinh quá / lạnh cả tâm can, buốt đáy hồn / trở về t́m lại ngày tháng cũ / thấy loạn hư không chẽn lối về!". Mong bà t́m được nguồn vui trong t́nh yêu của Chúa "Vinh Danh Thiên Chúa Trên Các Tầng Trời, Và B́nh An Dưới Thế Cho Người Thiện Tâm”.

C̣n như lỗi ở người đánh máy bỏ rơi rớt chú thích của ông Bùi vĩnh Phúc bởi khi đọc thấy thơ ông quá hay, sợ cho chú thích vào sẽ làm thơ ông kém hay, kém giá trị hoặc kém 'vân vân và vân vân' (chữ của Nguyễn Hưng Quốc); th́ ai lại đi trách sự sơ sót của người đánh máy bao giờ

Nếu ai hỏi tôi: "Văn Bolsa có ǵ lạ không anh? Để mai thơ về em rước những chờ mong" (nhại thơ Nguyên Sa). Tôi đành trả lời: "Thơ ǵ cái đống Bolsa . Văn ǵ như thế gọi là văn ma".

 

Chú thích

[1] Nguyễn Tử Năng, "Thần Thoại Việt Nam", xuất bản bởi ZIELER company, 1980.

[2] Xin ông họ Đỗ dẫn ra vài minh chừng điều này "khi đăng một từ mà văn học nước ngoài đă đưa vào giáo tŕnh từ lâu nay". Tôi lại nghĩ Đỗ Khiêm viết tiếng Việt chưa rành, v́ khi viết câu trên về ư đă sai rồi bởi 'văn học' là một môn ngành, làm sao văn học có thể tự nó "đưa vào giáo tŕnh" cho được? Chỉ có con người đưa vào hay lấy ra mà thôị Viết thế mà cũng viết.

[3] Bùi vĩnh Phúc, "Lư Luận và Phê Binh, hai mươi năm văn học ngoài nước: 1975-1995" Nhà xuất Bản Văn Nghệ, California 1996; trang 70

 

 

VĂN HỌC CON CÓC: Góp ư một số vấn đề về Văn Hóa với Thụy Khuê (viết bởi Lương thế Hải)

Chúng tôi mở đầu bài với câu của bà Thụy Khuê (TK): "Cũng không trách nhà phê b́nh cảm nhận sai về một câu thơ, nhưng người đọc khó chấp nhận những lư luận sơ hở, những xác quyết không chính xác ở những ng̣i bút lư luận phê b́nh." Dụng tinh thần qúy báu ấy của người đọc, chúng tôi muốn nêu lên lên một số "xác quyết không chính xác ở những ng̣i bút lư luận phê b́nh" của bà bằng cách cùng bà đi lại những chặng tŕnh lư luận của bài. Nhân cuộc tranh luận về thơ con cóc Góp ư về một số vấn đề trong phê b́nh văn học , từ trang đầu đến trang cuối, và nêu lên câu hỏi Nhờ nhà phê b́nh Thụy Khuê hăy rọi ánh sáng của lư luận hay của văn hóa Pháp vào mà giải thích giúp nhau.

 

1-Hậu qủa của văn hóa là ǵ

Trong phần phê về Khế Ước Văn Hóa của Đỗ Minh Tuấn (ĐMT), bà viết: "Văn Hóa là hậu qủa của tính biến thiên và sinh động nơi con người: Vượt hoàn cảnh lịch sử để tồn tại" Theo chúng tôi hiểu, hậu qủa thường đi với một kết qủa không mấy tốt đẹp (side effect) sau khi ta đă làm một việc ǵ đó; như ta thường nói hậu quả của chiến tranh, không ai nói hậu quả của ḥa b́nh; ta thường nói hậu quả của sự lười biếng, không ai nói hậu quả của sự chăm chỉ; ta thường nói hậu quả của ngoại t́nh, không ai nói hậu qủa của t́nh yêu; ta thường nói hậu qủa của ngụy luận, không ai nói hậu qủa của lư luận; ta thường nói hậu qủa của vong bổn, không ai nói hậu qủa của văn hóa . Nếu như "văn hóa là hậu qủa" th́ có lẽ chẳng ai muốn có nó cả . Như thế câu "Văn hóa là hậu qủa [...]" có được dụng từ ngữ một cách chính xác không thưa bà . Người Việt thường nói, văn hóa là thành quả của tiền nhân, thành tựu về mặt tinh thần của một sắc dân; khi giao lưu, văn hóa có thể chia làm nhiều tiểu hệ, nên văn hóa của một sắc tộc (nhóm người) có thể xem như một hệ qủa văn hóa của loài người. Văn hóa là cái đẹp/cái tốt/cái hay, nếu "văn hóa là hậu quả th́ tất cả cái đẹp/cái tốt/cái hay là "hậu qủa của cái ǵ? Tóm lại văn hóa có thể là thành quả, hệ quả hay kết quả, chứ văn hóa là hậu quả th́ nguy hiểm và bi quan qúa. Chữ dụng thiếu chính xác do lư luận thiếu chính xác mà ra; chữ là do ư, chữ dụng sai là do ư tưởng chưa được chín chắn, và sự suy tưởng c̣n thô sợ

Nếu "văn hóa là hậu quả" th́ "tiền qủa" hay nguyên nhân của văn hóa là ǵ. Theo chúng tôi biết, khoa học hiện đại cũng chưa t́m ra được nguồn gốc của con người cho rơ ràng, mà con người là yếu nhân tạo ra văn hóa; nếu chưa rơ nguồn gốc con người th́ làm sao có thể biết "tiền qủa" hay nguyên nhân của văn hóa là ǵ. Như thế khi nói "Văn hóa là hậu qủa [...]" th́ có mâu thuẫn với chính nghĩa của văn hóa hay không? Văn hóa là được ví như những gịng tiếp lưu luôn chảy, nên không có một tiêu chuẩn nào có thể định vị trước/sau, tiền/hậu được.

Khi bàn về "Văn hóa là hậu qủa [...]" th́ vô t́nh bà TK đă chấp nhận cái "tiền đề văn hóa" của ĐMT là đúng hay sao V́ "hậu qủa" thường phát sinh ra từ những "tiền đề", nhưng "tiền đề văn hóa" là yếu tố dựng nên cái "khế ước văn hóa" mà bà đang ra tay đập nát. Như thế lư luận của bà có mâu thuẫn trước sau hay không? Theo tôi, văn hóa không cần tiền đề hay hậu đề, văn hóa chỉ cần hiện đề, mà hiện đề của văn hóa là thay đổi sao cho khế hợp với thể phong, nền nếp của dân tộc; văn hóa không có hậu quả hay tiền quả, mà văn hóa chỉ có hiện quả, hiện quả của văn hóa là tiến hóa nhưng ǵn giữ được bản sắc riêng của dân tộc.

Tuy nhiên sự giằng co qua lại của Nguyễn Hưng Quốc (NHQ) và ĐMT là hậu qủa của sự "ngụy biện" (chữ của ĐMT), nhưng cuộc tranh luận này sẽ đưa đến một thành qủa tốt đẹp để liên kết trong ngoài qua hệ quả lư luận của hai bên để t́m hướng mà cảm thông nhau. Cuối cùng trước khi nhảy sang vấn đề khác, văn hóa có thể được xem như "lối sống" luôn thăng hoa của một giống dân. Tuy nhiên, có nhiều dân tộc quá khích đă dụng "văn hóa" (dụng sai cái đẹp) để thực hiện một cơ mưu đồng hóa dân tộc khác như Hán hóa trên nước Nam đă thất bại, chia để trị của giặc Pháp tại đất Việt cũng đă thất bại, mưu toan bất chính của bọn Mỹ đă nhục nhă rút cờ, nay phân ră tinh thần gia đ́nh làng xă của cộng sản đang trên đà suy thoáị Do đó nếu văn hóa bị lạm dụng sai chỗ sẽ đưa đến một "hậu quả" không tốt đẹp. Cho nên, dẫu nói thế nào, văn hóa không thể là "hậu qủa" được.

 

2-Ư văn của Đỗ Minh Tuấn.

Dẫu lời văn của ĐMT "hơi bị" (lời của Hoàng Ngọc Hiến) "qúa tải" (chữ của TK), song ư văn của ông về "khế ước văn hóa" đă bị hiểu nhầm bởi nhiều người. "Khế ước văn hóa" là hiện tượng giằng co của "vô thức cộng đồng" trong khi giao lưu văn hóa, đây là yếu tố tất có để dung ḥa cũ mới khi giao lưu. Theo như tôi hiểu, "khế ước văn hóa" chỉ là hệ văn hóa do ĐMT đưa ra để đối đầu với hệ văn hóa du nhập của NHQ (tôi không nói tốt hay xấu, v́ điều này không thể đặt ra cho văn hóa, mà chỉ đặt ra cho việc du nhập mà thôi). V́ hệ văn hóa của ĐMT dựa trên "sự tồn sinh" sắc thái của dân tộc, nên chữ "căi lại tổ tiên" của ông phải được hiểu là căi lại "hệ văn hóa" của ông thôi, căi lại sự tồn sinh sắc thái của dân tộc; và ông xem hệ du nhập cái mới mà chưa "tiêu hóa" được trong xương tủy ṇi Việt là một thứ vọng ngoại và mất gốc, nên ông ĐMT đă la lên rằng "xâm lăng văn hóa". Do đó "tiêu hóa" cái ngoại lai sao cho khế hợp với thể phong của xă Việt là điều cần thiết cho việc giao lưu văn hóa. Thứ ấy bà Phạm thị Hoài gọi là "Việt hóa mọi sự tiếp nhận từ ngoài vào [...]" (VH#137)

Tựa vào vài chữ ấy của ĐMT, thừa thắng xông lên, bà TK kết luận: "Vậy muốn có văn hóa phải căi lại tổ tiên." Đây là nghịch lư rất nguy hiểm v́ rất dễ bị hiểu lầm. Nếu giới con em ta chỉ xét trên văn bản mà hiểu th́ dễ đưa đến một phản ứng ngỗ nghịch và tiêu cực. Khi đặt ng̣i bút xuống nhà văn phải nghĩ đến không những phản ứng của đọc gỉa nói chung, mà c̣n phải để ư đến phản ứng của người đọc với những thế hệ khác nhau, với tri thức khác nhau. Điều chúng ta viết có gây nên những di hại ǵ hay "dị ứng" ǵ hay không? Mong lắm.

Do đó viết "căi lại tổ tiên", nhưng bà TK lại không "specify" hay đưa ra căi cái ǵ ở tổ tiên, căi lời giáo huấn nào của tiền nhân? V́ đây là một nghịch lư nên cần phải "specify" rơ ràng để khỏi gây ra sự hiểu lầm đáng tiếc về sau. Nếu như tổ tiên ta dạy "trung với nước, hiếu với cha mẹ, chung thủy trong t́nh vợ chồng" (tôi nghĩ đây là văn hóa của cả loài người) th́ cũng bậy hay sao th́ bà cũng căi lại hay sao. Lư luận cũng chưa đủ, người phê b́nh văn học phải biết phân tích vấn đề cho rơ ràng như trắng với đen, không thể lập lờ, thiếu sự phân tích, văn lư luận sẽ trở nên thiếu chính xác.

 

Trong lời phản công ĐMT, bà TK viết: "Thật vậy, phải nói ngay rằng nếu chúng ta không được quyền "căi lại tổ tiên" th́ làm ǵ có văn hóa để mà bàn căi hôm nay: Tổ tiên ta ăn lông ở lỗ, nếu chúng ta cứ ngoan ngoăn vâng lời, rập theo khóa mă của tổ tiên th́ ngày nay chúng ta vẫn c̣n là người vượn, người khỉ, lấy đâu chữ viết, lấy đâu văn chương mà đọc, mà bàn?" Trong lời ấy bà TK đă quên mất một điểm là "tổ tiên ta c̣n ăn lông ở lỗ" là thời c̣n "ăn tươi nuốt sống", tức là thời c̣n "vô văn hóa". Bà đă dụng ngay cái thời "vô văn hóa" mà luận bàn về văn hóa th́ có c̣n chính xác không? Ở thời "vô văn hóa" con người chỉ biết ú ớ khi trao đổi nhau điều ǵ, vậy có phải con người phải căi lại tổ tiên mà có tiếng nói hay không? (một cách khác, có phải v́ tính hay căi của con người nên đă "phát minh" ra tiếng nói để tiện cho việc căi lại tổ tiên được dễ dàng không?); có phải con người phải căi lại tổ tiên để có chữ viết hay không; có phải con người phải căi lại tổ tiên để có văn chương không?. Theo ư tôi, từ ú ớ đến tiếng nói đến chữ viết đến văn chương là do những chặng tŕnh tâm thức hướng thượng của con người chứ không phải căi cọ với ai cả. Bà lại cho là "ăn cơm là thời có văn hóa", vậy trước đó con người không có văn hóa hay sao. Vậy qúa tŕnh tiến hóa từ "ăn tươi nuốt sống" đến "ăn cơm" (hay biết nấu mà ăn) không là những mấu chốt của sự thành h́nh văn hóa hay sao hay bà lại căi cọ với tổ tiên để được "ăn cơm" (thay v́ ăn "beef steak" của Pháp?) suốt thời gian ấy. Mong bà đừng xác quyết điều ǵ mà không nắm rơ các dữ kiện h́nh thành.

Như thế chúng ta không nên căi lại tổ tiên (ấy là thuận t́nh) mà chỉ nên loại bỏ những thứ ǵ chúng ta coi là không khế hợp với thế giao lưu mới v́ sự hiện tồn của dân tộc, v́ mối hiện sinh của văn hóa (ấy là thuận chí hướng cha ông); hay chỉ cải hóa cái cũ để dung ḥa với cái mới trong t́nh tự của dân tộc mà giao ḥa với sự tiến hóa chung của cả nhân loại, ấy là thuận lư.

Bà không thể dựa vào sự "căi lại, đặt lại vấn đề với văn học", suy ra và ứng dụng cho văn hóa mà kết luận "Vậy muốn có văn hóa phải căi lại tổ tiên", th́ c̣n hợp lư, hợp t́nh nữa hay không? Văn hóa khai sinh ra văn học và những thứ nhân văn khác như: triết, hội họa, chính trị, kinh tế..vv.. Phê b́nh văn học chỉ là một chi ngành nhỏ chút xíu trong văn học mà thôi. Nên từ sự căi cọ đôi co trong phê b́nh văn học mà kết luận đến sự căi cọ đôi co với tổ tiên để có văn hóa, th́ có lạ lùng không? Sự đôi co trong phê b́nh văn học có thể (chỉ có thể thôi, chứ chưa chắc) làm mới cái nh́n của văn học ở một khía cạch nhỏ nào đó, nhưng một điều chắc là sự phê b́nh văn học không đủ tiêu chuẩn để cải tổ cả một nền văn hóa dân tộc.

Khi bàn về giao lưu văn hóa, bà TK c̣n viết thêm: "Nếu không có "một ngàn năm đô hộ giặc Tàu" th́ chưa chắc văn chương cổ điển Việt Nam đă có h́nh thái như vậy. Và nếu không có "một trăm năm đô hộ giặc Tây" th́ nền văn chương quốc ngữ của chúng ta có như ngày nay hay không?  Mỗi dân tộc (Tàu, Tây, Việt Nam, ..) đều có hai khía cạnh: giặc và người. Chúng ta tiếp nhận khía cạnh "người" của họ, tức là khía cạnh văn hóa để bổ sung cho đời sống văn hóa của chúng ta, và chống lại khía cạnh "giặc", tức là khía cạnh thực dân, xâm lăng, gây chiến tranh, chiếm hữu lănh thổ người khác: khía cạnh vô văn hóa của họ". Thưa bà lời bà viết qúa quyết xác nhưng lại không chính xác và phiến diện đến tàn nhẫn; và bà "khiến cho người đọc hồ nghi thiện chí" và khả năng phê b́nh lư luận của bà "mà c̣n triệt tiêu tính thuyết phục trong lập luận" của bà do sự hiểu biết cạn hẹp văn hóa Việt nơi một người phê b́nh văn học như bà (chữ trong ngoặc kép là của bà TK). Bà xem sự nô lệ của dân tộc như điều tất yếu trong việc giao lưu văn hóa, chữ "nếu không ..." của bà khả quyết như một quy luật phải có cho một dân tộc nhược tiểu như Việt Nam; có lẽ tôi chưa xa quê hương lâu lắm nên vẫn c̣n t́nh tự quê mẹ, nên vẫn xem sự đô hộ của dân tộc khác đối với dân tộc chúng tôi là những vết nhục hơn là vết son trong sự giao lưu văn hóa.  Taù, Tây dụng đến bạo lực mà xâm chiếm nước chúng tôi, không là giặc th́ là ǵ thưa bà. Tôi c̣n nhớ lúc bé khi học lịch sử nước Nam, dân Nam chúng tôi gọi họ là giặc Tàu, giặc Tây; chắc bà chưa đọc đến sử nước Nam của chúng tôi ư? [chắc bà lại bảo bà chỉ là nhà phê b́nh văn học cóc cần đọc sử, như ông Nguyễn hưng Quốc đă bảo chỉ làm văn học, chả thèm vác văn hóa làm chi]. Trong thế giặc qúa mạnh, để bảo tồn sự sống cho con Việt, bảo dưỡng văn hóa Việt, tiền nhân chúng tôi đă Việt Hóa tất cả dồn ép của ngoại bang trong ḍng giao lưu mà tự tồn. Bao tiền nhân, bao anh hùng đă ngă xuống cho sự độc lập, để ǵn giữ sắc thái riêng cho dân Việt. Thế mà nay bà dụng chữ "Nếu không.." như vậy, không biết các vị ấy có buồn không? Không biết anh linh dân tộc "có rướm máu" không? Theo tôi, chỉ người với t́nh tự Việt mới có thể thấm hiểu được văn hóa và lịch sử nước Nam ta, chứ người biết đọc, biết viết tiếng Việt chưa thể thành người Việt thực thụ.

Giọng văn "Nếu không [...]" có thể gây ra một nghịch đề: "Nếu không [...] th́ đă sao. Nước chúng tôi sẽ trở nên què quặt nếu không bị ngọn lửa của nô lệ hay đô hộ đốt cháy "thân xác tiền nhân" hay sao?, nhưng đấy chỉ là nghịch lư "trái sự thực" (controversial problem/not critical problem), nên có căi vung lên cũng chẳng đem lại ích lợi chi. V́ thế tôi sẽ không làm việc "căi lại tổ tiên" (nhưng tôi thường có tính rất xấu là chỉ hay "căi lại ngoại bang" thôi!). Dẫu sao "Nếu không [...]" chỉ là một giả sử phiến diện. Theo sử học, nước Nam bị "ngàn năm nô lệ giặc Tàu, trăm năm đô hộ giặc Tây" là chuyện có thực, c̣n văn hóa của nước Nam có cần sự "nô dịch" để phát triển văn hóa hay không th́ cần phải hỏi lại. Đây là câu hỏi nguy hiểm v́ có thể h́nh thành hai ư thức hệ khác nhau mà đày đọa đân nước. Do đó chúng tôi chỉ chủ trương: chẳng cầu Tây, chẳng cầu Đông (có cầu chắc chẳng được đâu!), cứ cây vườn lá nhà mà dựng lại nhà Nam, nền Xă Việt; bằng cách nào xin thưa với bà: bằng Máu và Nước Mắt của dân nước chúng tôi.

 

3-Tôi minh oan cho cụ Nguyễn đ́nh Chiểu

Lời minh oan này bắt đầu với một câu văn của bà TK: "tính chất giao lưu văn hóa nằm trong bản chất con người".  Đây chỉ có cái nh́n phiến diện một chiều v́ "tính chất bảo thủ cũng nằm trong bản chất con người". Trong tâm tư con người, cũng như trong "vô thức cộng đồng", sự giao lưu và sự bảo thủ luôn giằng co mà giao ḥa trong thế du nhập văn hóa. Giao lưu mà không bảo thủ th́ sẽ vọng ngoại mà dễ vong thân, vong bản; bảo thủ mà không giao lưu sẽ đưa đến thế bài ngoại trong diệt vong. Ví dụ thời Pháp thuộc ở nước Nam, nếu cả nước ai cũng chạy theo giặc Pháp với thế giao lưu như bà TK mà không bảo thủ giống Tôn Thọ Tường, Hoàng Cao Khải, Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân .vv.. th́ chắc bây giờ nước Nam đă mất dấu và đă thành một "tỉnh lỵ" của nước Pháp rồi phải không? May thay, trong cái thế vọng ngoại lớn mạnh như thế, hiện tượng "tồn cổ" của cụ Nguyễn Đ́nh Chiểu hay ông Phan Văn Trị đă dấy lên trong tâm thức người Việt như "tiếng trống Mê Linh", "lời reo ḥ trong hội nghị Diên Hồng", "tiếng quân reo của đoàn quân quyết thắng của Nguyễn Hụê" ..vv.. bảo con Việt "hăy dừng lại mà xem xét trước sau". Sự bảo thủ ấy giúp ta đặt câu hỏi, nếu "gia tài của tiền nhân" là tồi cả, th́ tại sao nó xấủ tại sao ta bỏ mà người khác khăng khăng muốn ǵn gi và nhiều vấn đề nữa sẽ được đặt ra. Tuy vậy sự bảo tồn qúa khích của cụ Chiểu cũng chưa làm chậm bước tiến hóa của dân tộc, chỉ làm cho sự chọn lựa thêm tinh xảo và thế hệ sau khỏi sa đà mà vọng ngoại đến vong thân, vong bổn mà mất cả giống ḍng. Trong cái thế giằng co tâm thức ấy, người Việt đă chọn lựa thế giao lưu cho khế hợp với thể phong của dân tộc.

Do đó nếu giao lưu cần cho sự tiến hóa của dân tộc, th́ sự bảo thủ cần cho sự ǵn giữ sắc thái của dân tộc. V́ chẳng ưa ǵ tính bảo thủ của cụ Chiểu khi bàn về tính cách điển h́nh cho một thái độ, một phong cách, bà diễu câu thơ của Nguyễn Đ́nh Chiểu như: "Khoan khoan ngồi đó chớ ra/ Nàng là phận gái ta là phận trai; không phải v́ hay mà v́ nó ngây ngô, buồn cười, lập lại những điều dĩ nhiên: Khoan khoan th́ tất phải ngồi (đứng) đó, mà ngồi đó th́ chớ ra. Nàng th́ chắc chắn là gái rồi mà ta (chàng) th́ không thể không là trai. " Bà TK đă không hiểu nghĩa của "phận gái" và "phận trai" mà bà cho như "con gái" với "con trai", như "giống đực" với "giống cái", như "le" với "la" trong mạo tự tiếng Pháp. Chữ "phận" mang tính xă hội trong nhân sinh quan xưa của người Việt. Cho nên câu "Nàng là phận gái ta là phận trai" phải được hiểu là sự nhắc nhở về "bổn phận", "chức năng" trong gia đ́nh, xă hội của mỗi người có khác nhau; như thế chúng ta nên hiểu câu này như "nàng cứ làm việc của nàng, để ta lo việc của ta" hay "ta hăy giúp nhau làm tṛn nghĩa vụ cho nhau". Theo tôi hai câu này nó không ngây ngô, buồn cười tí nào, mà nếu ai hiểu được giá trị của gia đ́nh (hay nền tảng của xă hội) sẽ cho đó là lời khuyên bảo nhau trong t́nh tự vợ chồng (hay mối tương quan giữa người và người). Đây là một trường hợp sai lầm của sự phê b́nh dựa trên văn bản. Theo ư tôi, nếu muốn phê b́nh văn học của một dân tộc nào, trước ta phải t́m hiểu về con người và văn hóa của dân tộc ấỵ Nếu không làm thế mà chỉ tựa vào văn bản th́ khác ǵ vẹt học tiếng người (vẹt có văn hóa không? nếu ai biết cho tôi hay)

Đây là chút hương ḷng c̣n lại trong tôi và biết đâu 10 năm, 20 năm nữa nó sẽ không c̣n. Rất mong sẽ được trao đổi với bà TK trong vấn đề được mở rộng từ văn học đến văn hóa . Đánh giá sai về văn học là chuyện thường, c̣n việc hiểu sai một nền văn hóa là một điều nên tránh. Sau cùng cám ơn bà TK, và Văn Học đă đón nhận đây như ư kiến của người đọc. Và rất mong đón nhận để học hỏi từ bà rất nhiều để mở sáng óc ngu muội. Hy vọng cảm quan này sẽ không trở thành một "hậu qủa của văn hóa" mà là một "thành qủa" tốt đẹp qua những "hệ qủa" giao lưu đa phương của văn hóa loài ngườị Chúng tôi đă mở đầu bài viết với câu của bà TK, th́ cũng xin kết thúc với câu của bà: "Nếu sáng tác đ̣i hỏi sự thực th́ phê b́nh đ̣i hỏi sự chính xác. Và đó là lư do tồn tại của một ng̣i bút phê b́nh." Qúa đúng! Đó là lư do khai sinh ra bài góp ư này.

 

3- Từ Sông Gianh, Bến Hải … Đến Con Cóc

Mở đầu từ đâu? Từ văn bản, từ văn hóa, hay từ Con Người. Văn bản là phương tiện dụng để "chuyên chở" văn hóa, văn hóa là phương tiện làm điểm tựa để Con Người thăng hoa Con Người mới chính là cốt lơi của mọi sự hiện tồn.

Trong sự tiến hóa, con người luôn t́m hướng thăng hoa qua những hệ giao lưu văn hóa mà văn bản đóng góp không ít trong việc ghi lại mối tương quan. Tuy nhiên, hệ giao lưu văn hóa phải là hệ song phương, nghĩa là chúng ta tiếp nhận đồng thời cũng phải góp phần. Nếu chúng ta chỉ tiếp nhận mà không góp phần, chúng ta sẽ trở thành kẻ "nô lệ văn hóa"; nếu chúng ta chỉ góp phần mà không tiếp nhận, chúng ta sẽ dễ trở thành "kẻ kỳ thị văn hóa" hay "kẻ bài ngoại". V́ vậy, "giao lưu" là danh từ rất dễ bị hiểu lầm và lạm dụng để khỏa lấp những "nô lệ tính" hay "bài ngoại tính" của con Người.

 

Trong khi giao lưu, gịng văn hóa Việt đă bị soi ṃn bao ngàn năm nay. Cái c̣n rớt lại là một đất nước hoang tàn, một nền văn hóa bị hủy hoại và nhân t́nh th́ rách bươm. Cái chúng ta cần xây dựng là Con Người, chứ không phải Văn Hóa. Cái chúng ta cần t́m hiểu là Con Người, chứ không phải Văn Bản. Bởi c̣n Con Người là c̣n tất cả, mất Con Người là mất tất cả! Con Người là Chủ Tể, ấy là hiện sinh Nhân Chủ của ṇi Việt, là tự sinh Nhân Bản của ṇI Việt. Thế mà nay, nhiều người Việt lại bỏ mất cái Con Người của ḿnh để chạy đuổi bắt cái bên ngoài của Con Người là Văn Bản, và Văn Hóa để mất thân, mất hướng.

 

Mục Lục:

 

Ư Mở

 

*Ngoại truyện: Huyền sử về Công chúa Cóc

 

Vụ Án Con Cóc

 

1. Người đẹp cóc

 

*Ngoại truyện: Món ăn Cóc

 

2. Cuộc đấu tranh tư tưởng

 

*Ngoại thư: Từ Văn Bản đến Văn Hóa

 

*Ngoại thư: Sửa thơ Haiku

 

3. Dấu chân của nàng

 

*Ngoại thư: Xưa và Nay

 

Cái c̣n rớt lại

 

Chú Thích

 

 

Ư MỞ

Người xưa có câu 'tâm như thủy, tâm phải như nước chảy măi, từ vô thủy đến vô chung, không ngừng, lúc tỏa lên cao, khi mưa xuống thấp. Dẫu nước lúc đục lúc trong, lúc dơ lúc sạch; chính cái khiếm khuyết ấy mà tạo ra tất cả những sự vật sinh động trong cơi đời tương đối, vô thường này. Nếu dụng tâm để hành văn, th́ tâm của văn nóng như lửa đỏ, không quạt mà vẫn rừng rực, không than mà vẫn âm ỉ sưởi ấm vạn ḷng. Khi cần đốt th́ đốt, đốt rực cả hồn người, thiêu rụi cả tim gan; khi cần dụi th́ dụi, dụi tắt mà lạnh trải khắp cơi ḷng. V́ thế nên người cầm bút phải cẩn trọng lắm, viết như ḿnh nghĩ bởi văn tại nhân tâm, nhất là kẻ làm việc 'phê b́nh văn học' phải dựa vào công tâm mà viết, đừng yêu khen ghét chê bai, cố đem lời trung thực mà cảm hóa hồn người, chẳng cần phải cầu cạnh ai. Như thế lời văn thoạt đầu nghe như tiếng mơ đêm khuya, thế mà để lại trong ḷng người lâu dài lắm.

Gần đây trên văn đàn hải ngoại và trong nước cứ nhốn nháo lên v́ lối b́nh phẩm thơ con cóc của ông Nguyễn Ngọc Tuấn tức Nguyễn Hưng Quốc (NHQ). Thực ra ông NHQ chỉ lấy bài Con Cóc như một ví dụ hay cái cớ (theo ngôn ngữ của Bùi Vĩnh Phúc) để minh chứng lư thuyết 'văn bản' của ḿnh. Luận lư này đă làm ông Đỗ Minh Tuấn (ĐMT) ở Việt Nam cho là lời "ngụy biện" dụng như "công cụ" để chứng minh bài con cóc là bài thơ, mà lại là bài thơ hay, rồi từ đó dẫn đến cái thuyết văn bản. Cái nào có trước, cái nào có sau,"Thuyết" hay "Ví Dụ", "con gà" hay "qủa trứng" th́ ngàn đời cũng không ai quyết đáp hay lí giải được. Nếu chỉ dựa vào một ví dụ bài con cóc mà đưa ra thuyết mới về văn học có vội vàng lắm không? Trông lá thư ṭa soạn ở báo Văn Học số 137 đưa ra một nhận định đầy ư thơ "người phê b́nh thơ cũng phải có đôi cánh để bay lên, thoát ra khỏi những bức vách ngục do chính ḿnh xây cho ḿnh" , thực ra th́ dẫu có đôi cánh người phê b́nh thơ văn chỉ bay lên, bay xuống, bay qua, bay lại, chứ không một phép lạ nào có thể thoát ra khỏi "nhà tù tham vọng" của chính ḿnh, nhà tù không cửa. Bởi họ là những người tham vọng, tham vọng lập thuyết, tham vọng bảo tồn, tham vọng đổi mới (ambitious man is always in prison of his own tạm dịch là kẻ tham vọng bao giờ cũng nằm trong ngục tù của chính hắn). Bên Tây có một lăo triết gia đă phán "con người là cây sậy biết suy nghĩ", tôi cảm nhận rằng người dịch đă hiểu sai ư của văn bản chăng. Con người biết suy tư, chứ biết lối mà suy nghĩ th́ để c̣n hỏi lại. Nên có người sửa câu ấy thành "con người là loài thú mang nhiều tham vọng". Đến Phu tôi cũng có tham vọng đập đá cho đến khi nào t́m ra "ngọc ẩn trung thạch" mới thôi.

 

Tuy nhiên, chỉ có hiện t́nh là đáng luận bàn. Nên tôi đă không phải vô cớ mà chọn tựa bài viết là "TỪ SÔNG GIANH, BẾN HẢỊ.. ĐẾN CON CÓC". Sông Gianh đă là ranh giới của cuộc thư hùng Trịnh-Nguyễn; cầu Bến Hải đă là giới tuyến của cuộc tranh dành giữa Nam-Bắc dưới ngọn cờ của nào là "chính nghĩa", "dân tộc", anh em đánh nhau để Mỹ, Nga, Tàu đứng vỗ tay, xoa đầu và cho mượn công cụ; nay con cóc dựng nên như mô h́nh phân tranh của giới cầm bút trong và ngoài nước lấy đôi bờ Thái B́nh Dương làm ranh giới định phận, anh em lại đánh nhau để hội "Văn Bút Quốc Tế" đứng ngoài vỗ tay

 

Thú thật tôi chẳng phải là con nhà văn, cũng chẳng dám ôm đồm cả kim cổ đông tây sâu thẳm làm chi cho nhọc xác mà lại không thực tiễn . Thơ, tôi chẳng ưa; văn, tôi chẳng thích; triết lại muốn tránh xa; chính trị th́ tàn nhẫn qúa ... Những thứ học nhân văn ấy chỉ làm bạc đầu vô ích... và không giải quyết được ǵ cho hạnh phúc của nhân sinh hay nhân quần mà lúc cũng băn khoăn, dằn vặt tự làm khổ ḿnh, khổ người...

 

...Bạc tóc phai son, hẳn do trời

Nhưng sớm v́ chưng chẳng tại người

Nếu biết sống ḥa và chết thuận

Chắc đời, ta c̣n thắm nét xuân tươi (1)

Xuân tươi t́m ở chính trong ta

Trong khí anh em, chí mẹ cha

Trong nghĩa nước non, t́nh đồng loại

Khi ta rộng đón cỏ cùng hoa ?

(L. Nguyên Chương)

Người viết biết thế mà không làm được thế là do cái ngục tù tham vọng "chót sinh ra phải có cái chi chi" nên "vẫn biết tơ t́nh là hư ảnh/sao tiếng tơ ḷng vẫn cứ reo."

Trong bài viết này, v́ nội đề sợ không nói hết ư văn nên phải mượn "ngoại truyện hay ngoại thư" để tán rông ư nêu trong nội đề, bước ra khỏi vấn đề cho sáng ư mà nh́n vàọ Lời không hết ư là nỗi khổ tâm của ngườI viết.

 

NGOẠI TRUYỆN: Huyền Sử về Công Chúa Cóc

NGƯỜI VÀ VẬT:

1-Sách Ước và Gậy Thần: Là 2 biểu tượng hợp nhất của lư thuyết và thực hành của ṇi Việt.

2-Công Chúa Cóc: Biểu tượng cho Mẹ Việt Nam

3-Công Tử Hà: Đại diện Miền Bắc/đàng ngoài; biểu tượng cho quyền lực núi kéo trong tâm tư Việt

4-Công Tử Quảng: Đại diện Miền Nam/đàng trong; biểu tượng cho ánh sáng của khai phá

5-Nhân Chủ: Lấy Người làm chủ tể cho mọi sinh hoạt trong xă hội

6-Nhân Bản: Lấy Người làm gốc cho mọi sự hiện tồn

7-Viêm Quốc: Nước Nam

TRUYỆN: Từ bé tôi thích nghe kể truyện cổ tích; chuyện xảy chưa xưa lắm mà nghe như kể chuyện ngày xưa. Ấy là huyền sử về công chúa Cóc. Chuyện kể rằng, xưa xửa xừa xưa, trên đất Viêm Quốc có một chàng cóc nhảy từ bờ sông Gianh đến gầm cầu Bến Hải, đi t́m kẻ tri âm, ngày đêm cứ giương "đôi mắt bé diễu oai linh rừng rú"! Cũng vừa lúc ấy nàng cóc tía vừa đến bên chân cầu Bến Hải, nàng đă vượt bao nhọc nhằng, chong gai đến từ ḍng Cửu Long ấm áp...ấy là ...

...Cậu xuôi Ba-V́ xuống

Cô ngược Cửu Long lên

Mà lặn lội đường chong gai chói buốt

(LNC)

Nàng cũng đi t́m ai tri kỷ mà trao thân gởi phận để "mang thân quyết trả nợ đời cho xong". Nàng xuống chân cầu đặng uống "nước mắt tổ tiên xưa", dưới nắng hè gay gắt, cát bụi nhạt nḥa tâm ư xưa. Nàng gặp người hùng trong mộng đă bấy lâu, chàng cóc cũng đang uống nước rồi thở dài thườn thượt như sé nát tâm tư, nh́n ḍng sông xưa mà tưởng ...rằng

đang đứng bên này ḍng sông dĩ văng

cùng nh́n về một qúa khứ đau buồn

của hồn quê trong mấy nhịp cầu tre

của người dân khao khát mộng tự sinh

non nước ngàn đời vẫn kiêu hùng

xương máu Lạc Hồng vẫn tô đậm

ḍng sử sanh! ơi hỡi ḍng sử xanh

Là v́ đâu chia cắt mộng thủy chung

Hay tự ḷng ta chia cắt tự ḷng ta

Như tiếng khóc xưa vọng lại. Nàng cất tiếng chào "A! Chào anh Kinh Dương...", có lời đáp "Xin chào em mến yêu, em Mân Việt hay Đông Nương...Em đi đâu đấy". Nàng đáp lại "Dạ thưa, em đi t́m mùa xuân cho Tim...(tim đập mạnh, lời thổn thức)... thế c̣n anh?" . Chàng buồn rầu đáp "Anh ử anh à cũng đi t́m mùa xuân cho Tim và cho Óc nữa ...nhưng (giọng ngập ngừng)...t́m thấy ǵ, đố em đấỵ..?" Nàng "..!??!!..(mở to mắt ngọc đăm đăm nh́n chàng)."  Với giọng rười rượi buồn, nh́n nàng âu yếm rồi nói một ḿnh "Thấy hoang tàn đổ vỡ, ma qủy múa chật đường, sói lang say máu nhà thờ Tổ tróc nóc, sông nhớp bẩn từ nguồn, mộ Tổ chuột đào hang..(nghẹn lời)... tôi đau đáu khắc khoải, ẩn nấp không hốc hang ..(giọng trở nên thê lương) ....tôi gọi xuân bỏng cổ, tiếng gào không âm vang...". Nàng đáp lại với tấm chân t́nh tri âm mà bảo "Mau anh! anh qua đây, bỏ gío Bắc áp chế, theo gió Nam ấm áp ...(giọng đầy t́nh tứ).. trong t́nh ta đượm nồng." Chàng cóc nhảy xuống gịng sông xưa "và vang tiếng nước xao", ngụp lặn trong biển t́nh mà thấy vui hau háu, bơi sang bờ bên này kêu như mơ như tỉnh "Mau em, mau nhích lại, gần em anh chợt thấy hồn quê xưa cựa ḿnh..." Thế là nên duyên, thế là chồng vợ, thế là năm sau nàng cóc tía trở dạ sắp sinh th́ một trăm tinh tú nhảy múa reo mừng.  Bỗng tự trời cao có tiếng phán "Này nàng cóc tía, ta là Tây Vương Mẫu của nhà trời, ta thấy vợ chồng ngươi tuy là phận con cóc mà biết thương yêu nhau. Nay ta ban cho vợ chồng ngươi một nàng tiên xuống đầu thaị Sau nếu có chàng trai nào nh́n ra được cái vẻ đẹp sau bộ da sần sùi ghê sợ của cóc yêu mà hôn nàng th́ nàng sẽ hiện thân thành người, nàng sẽ là công chúa trong công chúa, nàng sẽ là mẹ của trăm ḍng Việt." Đến lúc lâm bồn, hương hoa thơm cả nhà cóc, cả hang cóc, nàng cóc tía mơ thấy ngôi sao sáng, sáng lóa mắt, sáng ḷa một vùng, rơi nhập vào bụng, rồi cóc khai sinh ra nàng Công Chúa Cóc mang hai thân phận Bắc Nam. Nàng cóc tía vui lắm v́ nghĩ rằng con ḿnh là thần nhân hóa kiếp..." Thế là đă bao lần hạ qua thiêu đốt, đă bao lần đông qua tê buốt, nàng Công Chúa Cóc lớn lên vào lứa trăng tṛn; đêm nhảy vào, ngày nhảy ra, giương đôi mắt bé mà t́m người tri kỷ. Người qua lại trên cầu, trong gió thoảng đưa lại hương sử nữ tiết trinh mà đứng trên cầu ngóng mắt t́m trông, đôi lúc gió đưa lại lời ca ngọt ngào như nước ḍng Cửu Long, vọng lại tiếng cười trong thanh như nước reo đầu ngọn sông Hồng.

Vào quăng thời gian này, trên sứ Bắc, vùng quê cha đất tổ của công chúa Cóc; một văn nhân có chân đứng khập khễnh trong "hội văn bút" tại Hà thành. Hôm dạo chơi núi Tản, vô t́nh nhặt được cây Gậy Thần truyền đời của thần núi Tản. Gậy Thần là hiện thân của cửu cung bát quái với hai đầu sinh tử có uy quyền định chế mọi thói hư tật xấu thành "khế ước văn hóa". Theo dấu người xưa, xuôi Nam t́m nắng ấm, đi đến đâu cũng dụng Gậy Thần áp chế dân t́nh mà biến mọi "công pháp xă hội" thành "khế ước văn hóạ" Khi đến đầu cầu Bến Hải, thoảng nghe tiếng ai cười ṛn ră vui như tiếng nước sông Hồng reo, như lời gío vọng từ núi Tản; bừng tỉnh t́nh xưa mà đứng lạị. Cùng lúc ấy, ở chân cầu bên kia, công tử Quảng đang ngơ ngẩn t́m hương xưa,vị cũ, đâu đó nghe như tiếng hát từ tâm khảm, giọng ngọt như nước sông Cửu Long, hoặc hương thơm như phù sa của sông Tiền, sông Hậụ. Công tử Quảng sinh từ đất Quảng Nghị, đất lành sinh tinh anh cũng phải. Một hôm gió động nước biển dâng cao, đang lúi húi đắp đê chống nước lũ, th́ tự đâu Sách Ước từ biển đông trôi dạt vào trước mặt, như thiên thượng trao sách tiên để chuyển hóa nhân cơ mà lập thuyết. Ngược ḍng kinh sử, trên đường trở về đất Thăng Long xưa đặng rọi sáng, sưởi ấm cơi âm u, giá lạnh đất Bắc...về sau người đời tương truyền rằng:

Đất Lạc Hồng
Ḍng họ Viêm
Cuối thế kỷ hai mươi
Có đôi người tuổi trẻ
Một, rạo rực sức rồng tung sóng bể
Một, huyền minh cao ư núi non tiên...

(LNC)

Bỗng một tiếng động nhỏ vang lên từ bụi rậm, hai người cùng ngước mắt lên nh́n thấy một con cóc kỳ lạ nhảy ra từ trong hang, ngồi chễm chệ ở băi cỏ, liếc mắt đưa t́nh, cất tiếng oanh vàng thỏ thẻ "Chào hai anh! hai tinh anh gịng Việt, ngược lộ tŕnh hai anh đi mô rứa". Nghe tiếng nói th́ chẳng ai ngờ được rằng, tiếng ấy, lời ấy, thứ ấy lại phát ra từ miệng của nàng cóc xâú xí, xấu hơn cả Chung vô Diệm tái sinh. Nước da sù ś như da con cóc, hai bàn chân th́ thô thiển qúa cứ bành ra, đôi tay quơ qua quơ lại rất hoạt kê, thân h́nh th́ tṛn trịa nặng nề nhưng linh động, cửa miệng rộng qúa mang taị...đẹp nỗi ǵ. Thế mà công tử Quảng nh́n như say men từ kiếp trước -"rượu t́nh chưa uống đă say, men t́nh chưa ngấm đă quay ḷng người"- nh́n nàng đẹp quá đẹp, bèn trả lời "Chào nàng, tôi lật ngược ḍng sống sử, theo vết người xưa mà ṃ về cội gốc", nghe đến đây tim nàng đập mạnh như đứt cả hơi. Trong khi ấy công tử Hà nhút vai nói bâng quơ "...chỉ là con cóc lắm chuyện." Công tử Quảng nghe công tử Hà nói xong, bất măn, giở Sách Ước lập thuyết với giọng rất hùng hồn "Thể và Cái-Nh́n có hai tính độc lập, tùy vào phạm trù nội tại hay ngoại lai, 'tọa độ văn hóá, mà ta có Cái-Nh́n về đẹp-xấu, hay-dở, đúng-sai khác nhau. V́ sinh thức khác nhau nên cảm thức/nhận thức/giác thức mỗi người cũng khác nhau khi xét, thấy một sự hay vật." Công tử Hà bỉu môi khinh bỉ "Đồ ngụy biện...", tay giơ cao Gậy Thần ra vẻ uy quyền sinh sát trong tay, nhưng vô hiệu quả v́ công tử Quảng có trong ḿnh Sách Ước, nên làm tan biến bao sát khí từ gậy thần. Công tử Quảng luận thêm "...như vùng đất Quảng, đất Nghệ da đất cũng sù ś như da cóc, đất cày lên đá sỏi; thế mà đă bao đời sinh ra toàn những anh hùng cứu nước, danh nhân dựng nước, tinh anh giữ nhất Nếu mà cứ căn cứ vào bề ngoài mà coi khinh được chăng?" Bí quá, công tử Hà phát tiết phun ra nào là "biên chế kinh tế, định chế xă hội, khế ước văn hóa", nói như vẹt nói, vung tay múa chân ra điều giận dữ, dụng thứ ấy để thay trời chuyển hóa mà bắt công chúa Cóc phải làm cóc cấm "biến" thành người v́ bản chất man man của ḿnh. Công tử Hà chê công tử Quảng là "mất gốc, xâm lăng văn hóa v.v.." Nhưng chính công tử Hà không biết những "biên chế kinh tế, định chế xă hội, khế ước văn hóa" đều vay mượn của người cả, không phải của dân Nam, đúng là sự phát triển phải nhờ ở sự mâu thuẫn nội tại và ngoại laị Thế là cuộc chiến bùng nổ, và dây dưa đến bao nhiêu người khác nữa, cuộc "thánh chiến" lấy nàng cóc làm "đề án", lấy đôi bờ đại dương làm ranh giới phân chia. Thế là Âu, Mỹ, Úc, Việt cùng quay về nơi ranh giới xưa cũ, cầu Bến Hải, mỗi người tả công chúa Cóc một lối mới mẻ. Chỉ tội cho công chúa Cóc bị thiên hạ "lột truồng" trong thi văn mà có cảm giác đang phạm đến điều răn thứ tư của Đức Chúa Trời, quá mắc cỡ v́ tấm thân trinh nữ của ḿnh bị người soi mói làm chủ đề cho các danh tài phê phẩm; nên cứ nhảy tê tê, nhảy loạn xạ, rớt xuống śnh mà chẳng ai để ư đến...về sau có kẻ khuyết danh để lại mấy vần thơ tả công chúa Cóc như sau:

 

Con cóc trong hang

Con cóc nhảy ra

Con cóc ngồi đó


Con cóc nhảy lung tung


Con cóc rớt xuống śnh trong ḍng sông xưa vang tiếng lụp bụp đời sau v́ quên 2 câu cuối nên chỉ lưu truyền 4 câu trên với ít sửa chữa, thay chữ "đi" cho chữ "lung tung." rồi chắp câu theo lối cà lăm cho có vẻ hoạt kê mà truyền đời hay nối "dài cánh tay văn hóa" từ 4 câu thành 6 câu Theo truyền thuyết nguồn gốc dân Nhật là dân đă đến lập nghiệp lâu lắm từ đất Sở, Ngô, Việt..vv..trong vùng Lĩnh Nam Ngũ Hồ, nên họ cũng là dân Việt cả (?). Họ ra đi mang theo cả "gia tài của bố" với bài con cóc; v́ thời gian sao đổi vật dời, nên quên 4 câu trên mà chỉ lưu truyền 2 câu cuối với ít nhiều sửa chữa, thêm thắt mà mang hơi hám "thiền vị"

Công tử Quảng v́ tội cho nàng Cóc, ngụp lặn trong bể "śnh" của t́nh ái vẩn vơ, quấn cao quần, vén tay áo, lội xuống mà cứu nàng Cóc. V́ sợ nàng phải chết oan ức, nên vội vàng mà trượt chân té nhào xuống...vô t́nh như thiên định, miệng công tử Quảng hạ xuống ngay miệng nàng công chúa Cóc...và rồị..như lời nguyền đă được tháo gỡ, nàng đă hiện thành người con gái ở lứa ươm mơ, đôi mắt phượng lúc hé mở là tan hồn chiến sĩ, đôi môi anh đào nhoẻn cười làm nghiêng thành đổ nước như chơi, tay búp măng, mũi dọc dừa ôi cái ǵ cũng đẹp...nếu như Tây Thi, Chiêu Quân, Ngọc Vạn, Huyền Trân sống lại, vẫn c̣n kém nàng ở cái mặn mà. Thấy thế các văn nhân tứ chiến, mê mẩn tâm hồn, ai cũng muốn nhào "dzô" để kiếm lời; nhưng trái tim xanh nàng đă trao cho người tri kỷ, ấy là công tử Quảng. V́ mất người đẹp mà c̣n bị đồng minh nguyền rủa, nên công tử Hà đâm ra hận nàng công chúa Cóc. Giận sôi gan tím mật, công tử Hà vung gậy mà phạng chết công chúa Cóc, chỉ v́ dám làm người, mà trong khi "biên chế kinh tế" biến dân đen thành nô lệ bóp dạ dày để sai khiến, "định chế xă hội" biến con người thành con vật đi ngưọc gịng tiến hóa, "khế ước văn hóa" chuyển thành "chủ nghĩa Mac-Le bách hờn, bách tủi (xâm lăng văn hóa và vọng ngoại)", hoặc thành "lương tâm mục nát của thời đại". Như đoán được ư người tri kỷ là phải trả thù và sẽ t́m đường "cứu nước", nhảy một cái rớt xuống trại tạm trú Indonesia rồi ngồi xuống, cái nhảy thứ hai rơi sang Pháp và ngồi lại, cái thứ ba văng sang Úc cũng ngồi lại, rồi "nhảy đi" t́m cao nhân thế ngoại để tập luyện công phu chờ ngày xuống núi mà tầm thù, cái mối thù truyền kiếp. Công nương Cóc mở đôi mắt mệt mỏi nh́n tri kỷ Quảng, rồi quay qua công tử Hà nhẹ giọng buồn gọi " Anh Hà! anh lại đây, em chỉ muốn là hai anh 'stop" phạng nhau để người ngoài họ cườị.." Quay sang công tử Quảng, nhỏ lệ mà rằng "Anh ơi! em đây duyên dứt nợ đời c̣n vương, nhớ nhau v́ dạ c̣n thương, nên hồn nên phách sẽ nương thế trần..." Công tử Quảng khóc rống lên "em vui duyên nước tuyền đài, cơi trần hương lửa riêng anh lạnh lùng..."(thơ Tương Phố). Công tử Hà thấy thế thầm bảo "Thôi đi ông nội sạo hoài, cải lương qúa" nhưng bề ngoài tỏ vẻ thương tâm mếu máo bảo "em đi, anh nhớ, nó (tay chỉ Quảng) th́ cô đơn..." Công tử Quảng thầm nghĩ "rơ chán, lại nước mắt cá sấu, mèo khóc chuột" . Công Chúa Cóc ngất đi một chặp (làm bộ như Khổng Minh xưa), cố tỉnh dậy nhắn nhủ đôi lời cho non nước Việt mai sau "người xưa nói cóc gần chết th́ ré tiếng bi ai, người gần chết th́ nói lời chân thật...(lời nói như đứt hơi)...nay duyên trần em đă hết...mong hai anh, một leo lên núi Tiên Âu xưa hỏi lối dụng của Sách Ước, một lội về Đông Hải hỏi thần Lạc Long phép dụng của Gậy Thần...ráng cùng nhau chụm đầu bạc, cụm đầu xanh...mà t́m phép hợp thể Gậy-Sách để ngộ Chứng Thuyết của Đại Cồ Việt...(ngất đi v́ qúa mệt) ...đừng kết hợp Đông-Tây làm chi cho nhọc sức...(tiếng nhỏ dần và dứt đoạn) ...sau khi ngộ chứng Thuyết, mời hết gái trai từ 4 phương tám hướng đem hương hoa xứ người để minh chứng cho chứng thuyết ấỵ.. rồi DỰNG LẠI CON NGƯỜI, lấy GẬY-SÁCH(văn bản) làm công cụ để chuyển hóa nhân cơ, lấy nếp tự sinh của dân tộc (văn hóa) làm phương tiện để giao ḥa nhân tâm; DỰNG LẠI CON NGƯỜI, PHẢI DỰNG LẠI CON NGƯỜỊ.. hăy lấy CÁI CHẾT NÀY của em để KHƠI D̉NG SỐNG CHO MUÔN SAU ... ...(tiếng nàng rơi vào hư vộ..). Thế là công chúa Cóc "khuất bóng non bồng, thành người thiên cổ". Công tử Quảng vật ra khóc... mà rằng "...tri kỷ nơi nào tri kỷ ơị.. (máu ḥa nước mắt nhuộm đỏ sông Bến Hải)... dứt dây mà nát tơ ḷng/nghĩa t́nh sao vẹn đôi đàng được đâỵ.." Cả ngày hôm ấy trời sầu đất thảm, mưa dữ dội, sấm chớp điên cuồng gầm thét như cả thiên đ́nh nhà trời rủ nhau khóc rống động cả trời Nam. Thế cũng xong một đời Cóc. Ngày hôm sau cả thế giới lên án bọn văn nhân vô tích sự mất nết cứ soi mói, lột truồng nàng mới ra cớ sự ấy

Về sau cứ đến ngày 30, tháng 4 là ngày giỗ chạp của "Công nương Cóc", mẹ của trăm gịng Việt, sương mù phủ kín liên tiếp cả tuần lễ, có người cho là tất cả thiên sứ từ trời xuống đặng khóc cho người bạc mệnh, và đọa đày nước Việt thêm cho bơ ghét bởi tội "Bất Hiếu". Sương đă rơi thành giọt quanh cầu Bến Hải; sương phủ trên lá, trên hoa, những hạt sương đọng lại mà hóa thân thành giọt ngọc rơi xuống từ những cánh lá, cánh hoa; có nhiều kẻ lắm chuyện cho rằng đấy là sự hóa kiếp giọt lệ của "Công Nương Cóc" khóc thương cho đàn con trăm Việt mà đă hóa thân thành hạt ngọc của Hoa Sương, sương có hoa không? và hoa sương biết khóc không nhỉ...

sương đă khóc/tuôn gịng ngọc lệ

trên vai người t́nh cũ đêm xưa

sương choàng ôm/ngỡ h́nh bóng cũ

ánh sao mờ, ôi khóe mắt người thơ

sương nhỏ hạt/quanh bờ mộ trước

hát ru người ngủ giấc thiên thu

sương chết ngất/trên bia đá trắng

hóa thân thành giọt ngọc Hoa Sương...

 

Chẳng những sương khóc để hoa sương rơi lệ mà đá là vật vô tri cũng phải khóc, khóc âm ỉ trong lặng câm...

...đá ơi! đá có đau không

sao không rơi lệ khóc dùm đôi câu

ví mà đá biết thương đau

mẹ đừng hóa đá vương sầu cho con

Sau cái chết của "Công Nương Cóc", Viêm Quốc mất cả tiếng cười, người sống trong sợ hăi, lo âu; nên kẻ xuôi, người ngược chạy về cầu Bến Hải xưa khóc rống lên, cuối thấp đầu xin Mẹ Việt Nam thứ tha cho đàn con bất hiếu. Từ đó mỗi năm đến ngày Vu Lan, một Hồng Quang rực sáng quanh sông Bến Hải, sáng như Tâm Ngọc, đỏ như máu Me. V́ thế nước Viêm được thế giới gọi là Ḥn Ngọc Viễn Đông. Người với bầu tâm huyết cũ nghĩ rằng "Mỗi Sống được khơi từ Mỗi Chết", nên rủ nhau đi t́m đi t́m lại mùa xuân...

... Không xuân ta phải làm ra

Thúc cho sỏi đá nở hoa liền mùa

Theo chân dơi dấu người xưa

Gót xuân thu mấy nắng mưa sông hồ...

để được thế ta phải cùng nhau

...chẻ trúc thu làm nong tầm thẻ lụa

ủ tuyết đông chuyển biến hóa văn chương

phải lớn lên hùng vĩ giữa phong sương

với máu đỏ gan vàng tay trắng vỗ

cho nêu cao đào nở pháo hồng sân

Ta mở hội TẾT

Ta dựng trường xuân...

ấy cũng bởi..

...Đá vàng đă kết vào tim

Không xuân họ quyết t́m đem xuân về...

đi t́m lại nàng "Công Chúa Cóc", để rơ về nguyên lư Mẹ, về công dụng của Gậy Thần và Sách Ước....mà xây lại nước Nam. Nhưng cả ngàn năm nay vẫn lạc loài v́ chẳng hiểu rằng Sách Ước biểu tượng của ước mơ, Gậy Thần biểu tượng cho quyền lực. Quyền lực và ước mơ phải hội tụ trong hướng thượng mà dựng lại Con Người.

 

(c̣n tiếp)

 

Tôn Thất Phu

 

© gio-o.com 2017