P. J. Bennett

Không Đoàn Trưởng

Không Lực Úc Đại Lợi

 

ĐẠI LƯỢC CUỘC  XUNG ĐỘT

 

TRUNG QUỐC – VIỆT NAM

 

[NĂM 1979]

 

Ngô Bắc dịch

 

 

       Gió O  bổ túc một số bài nghiên cứu quan trọng nhân dịp hồi tưởng 35 năm cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc diễn ra tại biên giới Trung-Việt hồi Tháng Hai/Tháng Ba năm 1979 như sau:

1. Một Số Tài Liệu Liên Quan Đến Cuộc Chiến Tranh Biên Giới Trung-Việt 1979, Ngô Bắc sưu tầm và chú giải (đă đăng).

2. Tường Thuật Cuộc Chiến Tranh Biên Giới Trung Việt, cùng với các h́nh ảnh mới nhất khi đó, Time Magazine, sô ra ngày 5 Tháng Ba, 1979 (đă đăng).

3. Đai Lược Cuộc Xung Đột Trung Quốc – Việt Nam, P. J. Bennett, Defense Force Journal, số 18, Tháng Chín/Tháng Mười 1979, Canberra, Australia.  Bài viết từ Tháng Tư 1979, đưa ra một cái nh́n sớm nhất về cuộc chiến từ Úc Đại Lợi

4. Cuộc Chiến Tranh Trung Quốc – Việt Nam năm 1979 – Mới Chỉ Là Hiệp Thứ Nhất?, Masashi Nishihara, Southeast Asian Affairs 1980, Singapore: Institute of Southeast Adian Studies Heinemann Asia, 1980, các trang 66-77, giới thiệu một quan điểm rất sớm từ Nhật Bản về cuộc chiến.

5. Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Ba, Carlyle A. Thayer, tham luận đọc tại Hội nghị về “An Ninh và Kiểm Soát Vũ Khí tại Bắc Thái B́nh Dương” được tổ chức tại Canberra, Australia, khảo sát sáu vụ đụng độ lớn và sự pháo kích thường xuyên của Trung Quốc tại các tỉnh biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Tuyên của Việt Nam, từ đầu năm 1980 đến đầu năm 1987.

6. Cuộc Chiến Tranh Trung-Việt năm 1979 Nh́n Từ Quan Điểm Các Quan Hệ Lịch Sử Giữa Hai Nước, Yu Insun, The Journal of Northeast Asian History, Volume 8, Number 1 (Summer 2011), các trang 75-121.  Đây là một cái nh́n trong trường kỳ từ Hàn Quốc, 32 năm sau cuộc chiến.

       Các bài viết quan trọng khác sẽ tiếp tục được cập nhật.

.

 

 

Lời Người Dịch:

       Đai Lược Cuộc Xung Đột Trung Quốc – Việt Nam, P. J. Bennett, được đăng tải trên Tạp Chí Defense Force Journal, No. 18, September/October 1979, Canberra, Australia, nhưng theo lời ghi chú dưới cùng cho biết Tạp Chí này đă nhận được bài viết từ Tháng Tư 1979.  Như thế bài viết phải được xem như một cuộc nghiên cứu sớm nhất về cuộc chiên tranh biên giới Trung – Việt mới xảy ra trong tháng trước đó, và là một cái nh́n “nóng hổi” từ Úc Đại Lợi.

       Tác giả, P. J. Bennet thuộc Không Lực Hoàng Gia Úc Dại Lợi, là một quân nhân, nên rơ ràng không có sự hiểu biết thấu đáo về lịch sử Việt Nam khi ông đưa ra một chi tiết ngược lại với sự thật và sự hiểu biết thông thường rằng trong trận hải chiến hồi Tháng Một 1974 tại Quần Đảo Hoàng Sa, Việt Nam Cộng Ḥa khi đó là bên đang nắm giữ chủ quyền các ḥn đảo ở đó bị hải quân Trung Cộng đến đánh chiếm, lại bị xem là bên đi xâm lược!!!  Tác giả không viện dẫn bằng chứng nào cho sự hiểu biết sai lạc này.

       Tuy nhiên, sự kém hiểu biết về lịch sử Việt Nam đă không có ảnh hưởng ǵ đến các sự phân tích và lượng định trận đánh biên giới Trung-Việt về mặt quân sự, vốn thuộc chức nghiệp chuyên môn của tác giả./-

 

 

***

       Cuộc công kích trừng phạt đă được phóng ra bởi Công Ḥa Nhân Dân Trung Quốc (CHNDTQ) đánh cựu đồng minh của nó, Việt Nam, hôm 17 Tháng Hai 1979, đă chỉ kéo dài trong 17 ngày, nhưng trong thời gian đó đă cung cấp nhiều câu trả lời đáng kể và đă nêu lên nhiều câu hỏi hơn nữa về các khía cạnh chính trị và quân sự.  Mặc dù cuộc xung đột đă được tiên đoán, thế giới tuy thế vẫn bị ngạc nhiên, và quan ngại, khi nó sau hết đà bùng nổ.  Tuy nhiên, điều sớm trở nên rơ ràng rằng cuộc xung đột đă không phải là một trận tấn công quân sự thả lỏng dây cương, nhưng thay vào đó phần lớn là một cuộc thao diễn được thúc đẩy và điều khiển về mặt chính trị, bị khống chế một cách chặt chẽ trong mọi lúc.  Các mục tiêu cá biệt của Trung Quốc đă được nhận thấy ngay từ lúc khởi sự và, cộng với sự đáp ứng kiềm chế của Việt Nam, có nghĩa hoạt động quân sự đă bị giới hạn một cách nghiêm ngặt.  Tuy nhiên, các vết sẹo quân sự và chính trị để lại sẽ có một hiệu ứng lâu dài trên các quan hệ Trung-Việt và an ninh đối với vùng Á Châu.

 

BỐI CẢNH

       Các căng thẳng Trung-Việt có thể được truy t́m trong lịch sử xuyên qua một số thế kỷ.  Các căng thẳng gần hơn có thể quy kết cho cuộc xung đột vũ trang đă tiến hóa một cách không ngừng và đă mở rộng để bao gồm các sự phức tạp của các quan hệ quốc tế.

       Một dấu hiệu sớm sủa của sự căng thẳng cố hữu xảy ra trong Tháng Một 1974 khi Nam Việt Nam lúc đó xâm lăng Quần Đảo Paracel do Trung Quốc chiếm đóng [sic, điều này trái với thực tế và đây là một lập luận đi ngược với gần như mọi ư kiến khác, v́ thực sự các ḥn đảo thuộc Hoàng Sa từ lâu vẫn thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Ḥa cho đến khi đó, chú của người dịch] tại Biển Nam Trung Hoa.  Mặc dù Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc [CHNDTQ] duy tŕ sự kiểm soát các ḥn đảo, Bắc Việt đă im lặng một cách rơ ràng, không kết án hành động của Nam Việt cũng như không ca ngợi chiến thắng của Trung Quốc.  Không lâu sau sự thiết lập Cộng Ḥa Việt Nam [? Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam] mới, các sự tố cáo về các sự tuyên xác chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Paracel và các nhóm đảo khác tại Biển nam Trung Quốc đă trở nên thường xuyên.

       Các quan hệ đă tồi tệ đi một cách đều đặn bất kể sự viện trợ liên tục của Trung Quốc cho Việt Nam vốn được nh́n như một nỗ lực để cân đối ảnh hưở:ng Sô Viết gia tăng.  Các sự khác biệt ư thức hệ hiển hiện rơ ràng.  Về mặt văn hóa, sự ngược đăi người gốc Hoa sinh sống tại Việt Nam đă tạo thêm sự bất ḥa.  Sự căng thẳng dâng cao trong năm 1978 khi Việt Nam loan báo sự trục xuất 200,000 người gốc Hoa.  Sau đó, trong Tháng Bảy, việc đi ngang qua Hữu Nghị Quan [người Việt quen gọi là Ải Nam Quan, chú của người dịch] giữa hai nước đă bị đóng cửa, làm mắc kẹt các người gốc Hoa bị tống xuất.  Các cuộc chạm súng nhỏ ở biên giới liên tục gia tăng sau đó.

       Tren mặt trận quốc tế, CHNDTQ từ lâu đă biết rơ về một sự đe dọa gia tăng từ LBSV (Liên Bang Sô Viết) và lấy làm lo âu về sự gia tăng ảnh hưởng của nó, đặc biệt tại Việt Nam.  Các sự lo sợ đă thể hiện khi LBSV và Việt Nam kư kết một hiệp ước hữu nghị trong Tháng Mười Một 1978.  Tuy nhiên, CHNDTQ đă có thể làm nguôi bớt phần nào nỗi lo sợ này khi nó kư kết một hiệp ước của chính nó với Nhật Bản, sau đó không lâu được tiếp nối với sự thừa nhận ngoại giao của Hoa Kỳ.  Sự bực dọc của Sô Viết về các chuyển động này đă trùng hợp với các sự căng thẳng địa phương hóa gia tăng giữa Việt Nam và Trung Quốc.

       Sau cùng, hôm 25 Tháng Mười Hai, Việt Nam đă xâm lăng Căm Bốt.  Theo sau một chiến dịch quân sự chớp nhoáng, chế độ Pol Pot do Trung Quốc hậu thuẫn đă bị thay thế bởi một chế độ hoàn toàn có cảm t́nh với Hà Nội.  Sự thất trận nhục nhă này đă thách độ một cách nghiêm trọng vị thế của Trung Quốc như một kẻ lănh đạo trong số các nước cộng sản và năng lực của Trung Quốc để bảo vệ một nước chư hầu.  Hơn nữa, với Việt Nam, Lào và giờ đây Kampuchea thân Sô Viết và do đó đối nghịch, ở sườn phía nam của nó, Trung Quốc đă nhận thức về một sư bao vây đang tiến tới, điều đă đạt được bởi Hoa Kỳ trong thời kỳ 1950/1960.  Một t́nh h́nh như thế không thể chịu đựng được.

 

SỰ TĂNG CƯỜNG

       Sự giao tranh biên giới đă tăng cường độ tiếp theo sự xâm lăng Kampuchea và Trung Quốc đă bắt đầu gia tăng sự hiện diện quân sự của nó tại các vùng biên giới.  Các sự tố cáo về các vụ khiêu khích biên giới có vũ trang và các sự tổn thất của thường dân và quân đội đă được trao đổi tự do giữa hai đối thủ.  Việt Nam đă tố cáo Trung Quốc về việc băi bỏ thỏa ước biên giới được tái khẳng định bởi hai chính phủ cộng sản trong năm 1957, trong những ǵ đă h́nh thành ra một sự tranh chấp biên giới.    

       Trung Quốc được tiéng về việc sử dụng vơ lực trong các cuộc tranh chấp biên giới và v́ thế không có mấy sự ngạc nhiên khi Trung Quốc khởi sự một cuộc tăng cường quân sự đáng kể.  Ngoài tám sư đoàn địa phương tại các quân khu Quảng Châu và Côn Minh, Trung Quốc được tường thuật đă di chuyển hai quân đoàn bổ sung tổng cộng hơn 60,000 lính nữa từ lực lượng chủ lực quân chiến lược vào trong vùng. 1 Tổng số tập trung binh sĩ tại hai quân khu đă được tăng lên tới 300,000 lính. 2 Sự bố trí các quân đoàn bổ túc bao gồm sự gia tăng đáng kể về pháo binh, cùng với sự gia tăng trong lục lượng cơ khí đến 1200 xe tăng và xe APC [viết tắt của các chữ Armoured Personnel Carrier: tức xe chở binh sĩ giao chiến có bọc sắt, chú của người dịch]|.  Không lực chiến thuật nằm có tầm tấn kích Việt Nam được khoe lên tới một tổng số hơn 700 phi cơ.  Hơn 15 không đoàn máy bay chiến đấu, kể cả chiến đấu cơ tấn công diện địa F-9 được thiết kế tại bản địa, các chiến đấu cơ MiG-17 và MiG-19 và các oanh tạc cơ hạng trung IL-28 đă được điều động đến vùng biên giới. 3

       Việt Nam, mặt khác, đă giao tranh nặng nề tại Kampuchea nơi nó được cho có hơn 100,000 quân thuộc các sư đoàn chiến đấu chủ lực của nó, cùng với thiết giáp, đă tham gia vào các cuộc hành quân.  Vùng biên giới được bảo vệ bởi tới 100,000 binh sĩ lực lượng địa phương và không chính quy, kể cả các dân quân kém huấn luyện.  Chỉ có 300 xe bọc sắt được ước lượng là khả dụng.  Máy bay chiến đấu có khả năng tham chiến bao gồm các Mig-21 của Sô Viết và các chiến đấu cơ F-5 của Hoa Kỳ, nhưng số lượng chỉ có 300 chiếc.  Tuy nhiên, bất kể sự tăng cường của Trung Quốc, không có các sự huy động hay bố trí lực lượng nào được tường thuật trong các tuần lễ trước khi có cuộc xâm lăng, có thể một phần v́ phía Việt Nam không hay biết về kích thước của lực lượng  của Trung Quốc.  Pḥng không của Hà Nội được biết là trải rộng và sự hiện diện của một toán hải quân biệt phái, gồm cả một tuần dương hạm trang bị hỏa tiễn được hướng dẫn Kresta II và một khu trục hạm trang bị hỏa tiễn được hướng dẫn Krivak tại Biển Nam Trung Hoa, có thể đă mang lại cho Việt Nam một cảm nghĩ về an ninh chống lại sự tấn công.

       Sự hiện diện tiếp tục của Việt Nam tại Kampuchea và sự ủng hộ không hạn chế của Sô Viết đă kích động sự lên án và các lời đe doa từ CHNDTQ.  Chỉ ít ngày trước cuộc xâm lăng, Phó Thủ Tướng Đặng Tiểu B́nh đă cảnh cáo rằng Việt Nam “phải bị trừng phạt”.  Với việc Trung Quốc đang sẵn sàng để phóng ra một cuộc tấn kích là hiển nhiên, nhưng một số quan sát viên đă tin tưởng rằng v́ sự kêu la om ṣm đă hủy diệt mất yếu tố cần thiết của sự bất ngờ, cho thấy sẽ  không có cuộc tấn công vũ trang nào sẽ xảy ra.

 

GIAI ĐOẠN I  -- CUỘC XÂM LĂNG

       Các ảo tưởng như thế đă bị tan tành với cuộc xâm lăng rạng sáng hôm 17 Tháng Hai.  Các dàn trọng pháo 130 ly đă duy tŕ một hàng rào tập trung vào các địa điểm dọc biên giới như một khúc mở đầu cho cuộc tấn công của QĐNDGPTQ.  Tiếp theo đợt pháo kích này, các sự chọc thủng pḥng tuyến sau đó đă được thực hiện tại 26 địa điểm khác nhau dọc biên giới.  Chiến thuật này hiển nhiên được thiết kế để gây hoang mang cho Việt Nam về trục chủ yếu của cuộc tấn công.  Nơi mà địa h́nh cho phép, hàng trăm xe tăng băng ngang biên giới, trước các xe bọc sắt và bộ binh.  Tại các khu vực núi non, đặc biệt có sự tiếp cận bị giới hạn, kỵ binh cưỡi ngựa và bộ binh cung cấp các mùi tấn công chính yếu.  Phía Việt Nam tuyên bố rằng trong suốt đợt mở đường này, các máy bay tấn công, kể cả các Mig-19 và F-9, đă thực hiện các cuộc tấn công trước tiên.  Thay v́ cung cấp sự yểm trợ không lực sát cận, các cuộc không kích đă nhắm vào các mục tiêu chiến lược gồm cả các trung tâm truyền tin, các nhà máy phát điện, và các địa điểm đặt radar và hỏa tiễn trong một toan tính phủ đầu nhằm phá vỡ sự pḥng thủ của Việt Nam.  Đă không có các báo cáo về các vụ không chiến và xem ra Không Lực QĐNDGPTQ đă đạt được ưu thế không quân ban đầu.

       Sử dụng chiến thuật trong chiến tranh Triều Tiên của các cuộc tấn công biển người liên can đến các số lượng đông đảo lính bộ binh, QĐNDGPTQ đă mau chóng tràn ngập các vị trí biên giới của Việt Nam.  Trong ṿng ba ngày đầu tiên của cuộc tấn công, QĐNDGPTQ đă kiểm soát phần lớn biên giới tới một độ sâu đến 10 cây số.  Vào ngày 19 Tháng Hai (Ngày 3), mặt trận trải rộng của các cuộc tấn công được thu gọn thành hai mũi tấn công c̣n lại – xuống vùng Thung Lũng Sông Hồng tới tỉnh lỵ Lào Cai, một đầu mối đường hỏa xa và đường bộ quan trọng kiểm soát lối tiếp cận với Hà Nội; và xuyên qua Hữu Nghị Quan tiến tới tỉnh lỵ của Lạng Sơn, một thị trấn chiến lược khác với sự tiếp cận tới Hà Nội.  Cuộc giao tranh dữ dội giành Lào Cai được tường thuật trong Ngày 3, và vào Ngày 5 thành phố rơi vào tay Trung Quốc.  Trong sự theo đuổi mục tiêu thứ nh́, QĐGPNTQ đă chiếm cứ Đồng Đăng vào Ngày 4, nơi cuộc tiến quân được ngừng lại.  Trong giai đoạn tấn công sơ khởi này, các trung tâm quan trọng khác đă thất thủ là Mường Hong [?], Trà Lĩnh, Cao Bằng, và Móng Cái (xem Bản Đồ 1).

       Bất kể sự khả dụng của hơn 700 phi cơ chiến đấu, Không Lực QĐNGPTQ được tường thuật đă chỉ bay 500 phi vụ yểm trợ các mũi tấn công này, với ít hay không có sự chống đối của Không Lực Việt Nam. 4  Các cuộc không kích này rơ ràng có hiệu quả, tạo ra sự phá vỡ đáng kể các sự truyền tin và cung cấp điện lực.  Bảy địa điểm đặt hỏa tiễn SAM địa-không và một số các vị trí pháo pḥng không (AAA: anti-aircraft artillery) được tuyên bố là đà bị phá hủy hay thiệt hại. 5 Tuy nhiên, các số tổn thất máy bay của Trung Quốc đă không được tiết lộ.

       Vào cuối Ngày 5, các phần tử của bốn quân đoàn QĐGPNDTQ tổng cộng 125,000 quân được ước lượng đă tham chiến tại Việt Nam, và được tập trung trên hai mặt trận chính: mặt trận phía đông (Hữu Nghị Quan) dưới sự chỉ huy của Quân Khu Quảng Châu và mặt trận phía tây (Lào Cai) từ Quân Khu Côn Minh. 6

       Mặt khác, sự đáp ứng của Việt Nam ở mức tối thiểu.  Nhiều lực lượng biên pḥng dường như đă rút lui trước khi có các cuộc tấn công ồ ạt của Trung Quốc, mặc dù Việt Nam có tuyên bố đă gây ra số tổn thất 5000 lính và phá hủy 60 xe tăng tính đến Ngày 5.  Pháo binh Việt Nam rơ ràng đă không có khả năng để trấn áp nhịp độ tiến quân của QĐGPNDTQ.  Không có các sự tăng phái được di chuyển đến mặt trận và phía Trung Quốc đối đầu với ít sự chống đối có phối hợp tại phần đất chiếm giữ.  Không Lực Việt Nam được giữ gần như hoàn toàn bên ngoài sự giao chiến, hoặc bởi có một ước muốn không leo thang cuộc xung đột hay bởi các điều kiện cho một cuộc chiến tranh trên không không thích hợp.

 

GIAI ĐOẠN II – CỦNG CỐ

       Vào hôm Thứ Năm, 22 Tháng Hai (Ngày 6), cuộc tién quân của Trung Qupốc đă    ngừng lại, và tiếp nối là một thời kỳ củng cố và tăng cường lănh thổ chiếm đóng giờ đây đă thọc sâu đến 20 cây số bên trong Việt Nam.  Không có các mặt trận mới quan trọng nào được thiết lập, mặc dù vô số các vụ chạm súng nhỏ vẫn tiếp tục.  Một sự tường thuật rằng vào Ngày 7 phía Việt Nam đă đẩy lui một sư đoàn Trung Quốc ra khỏi tỉnh duyên hải Quảng Ninh đă được chứng thực, và các sự tường thật sau đó cho thấy rằng Trung Quốc vẫn c̣n kiểm soát vùng biên giới của tỉnh này.

       Các cuộc phản công của Việt Nam đánh vào các vị trí bị chiếm đóng là đặc tính của giai đoạn này. Sự di chuyển của trọng pháo Việt Nam đến các khu vực Lào Cai và Cao Bằng đă khởi sự vào hôm 23 Tháng Hai, mặc dù không có các đơn vị bộ binh chính quy nào được bố trí.  Các sự tường thuật cho thấy một số đơn vị Việt Nam được rút từ Kampuchea về để trợ lực trong sự pḥng thủ quốc gia.  Để ngăn chặn các cuộc tiến quân sâu hơn nữa của Trung Quốc, một ṿng đai pḥng thủ rộng lớn đă được thiết lập ở phía bắc Hà Nội, kể cả các địa điểm đặt hỏa tiễn SAM và Súng Pḥng Không để chống lại sự không kích, pháo binh, và xa hơn nữa,  có lực lượng bộ binh chính quy tại các đường hào pḥng thủ.  Một cuộc không kích của Trung Quốc được tường thuật trên hải cảng duyên hải của Hải Pḥng đánh vào các thương thuyền Sô Viết bốc dỡ hàng hóa quân sự vào Ngày 7 đă được chứng minh, không mấy ngạc nhiên, là không chính xác.  Sự sống c̣n của Không Lực QĐNDGPTQ trong bất kỳ trường hợp nào th́ mong manh, và một hành động khiêu khích như thế sẽ có mối nguy đưa đến sự leo thang nguy hiểm.

       Tron g thực tế, các mục tiêu tổng quát của Trung Quốc trong cuộc xung đột đă trở nên hoàn toàn rơ rệt.  Mục tiêu chính yếu của giai đoạn tiên khởi là gây ra sự sự tổn thất và tổn hại nặng nề cho sự pḥng thủ biên giới và các trung tâm cấp vùng của Việt Nam hầu cho phép sự kiểm soát của Trung Quốc trên khu vực và giới hạn sự quấy rối hơn nữa.  Sự chiếm đoạt các trung tâm tỉnh lỵ có chủ đích chứng tỏ hơn nữa năng lực đáp ứng quân sự của Trung Quốc và phơi bày nhược điểm của Việt Nam.  Cuộc xung đột cũng được thiết kế để buộc Việt Nam phải nới lỏng sự kiểm soát quân sự của nó tại Kampuchea, hy vọng đến mức độ theo đó các du kích quân của chế độ Pol Pot bị lật đổ có thể leo thang các hoạt động của chúng.  Các mục tiêu khác có bản chất chính trị, toan tính giành lại tư thế đă mất và tăng cường một sự tuyên xác sự thống trị trong miền.  Trung Quốc đă không có vẻ sẽ giao tranh cho một cuộc chiến tranh kéo dài, đại quy mô và do đó đă giới hạn cả các mục tiêu và các hành động của nó.  Việt Nam cũng có vẻ bằng ḷng để duy tŕ cuộc xung đột ở một mức độ thấp, tối thiểu hóa các sự tổn thất và kiểm soát sự đáp ứng của nó.

       Sự tạm lắng đọng hoạt động quân sự trong giai đoạn trung gian này cho phép một sự tăng cường của chiến tranh tuyên truyền.  Một cách đễ tiên đoán, đă có các sự tố cáo kịch liệt tuôn ra từ cả hai bên.  Liên Bang Sô Viết, xuyên qua hiệp ước của nó với Việt Nam, đă toan tính thực hiện áp lực đáng kể trên Trung Quốc, đe dọa sự trừng phạt và “các hậu quả nghiêm trọng” nếu cuộc xâm lăng không được ngừng lại.  Hoa Kỳ đă đóng một vai tṛ công bằng, kêu gọi cả hai bên hăy triệt thoái ra khỏi các cuộc xâm lăng lần lượt của họ tại Kampuchea và Việt Nam.  Việt Nam đă tố cáo sự chấp thuận ngấm ngầm của Hoa Kỳ cuộc xâm lăng của Trung Quốc, mặc dù rơ ràng rằng vị thế của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc  ít nguy hại hơn nhiều so với vị thế của LBSV đối với Việt Nam.  Liên Hiệp Quốc, diễn đàn phần lớn cho cuộc chiến tranh tuyên truyền, một lần nữa chứng tỏ sự bất lực của nó, với Hội Đồng Bảo An bị trói buộc bởi các sự phủ quyết của Liên Bang Sô Viết hay Trung Quốc.  Mặc dù Việt Nam có vẻ chiến thắng cuộc chiến tranh tuyên truyền, cảm t́nh dành cho lập trường của Trung Quốc đă lan rộng.

       Dù thế điều sớm rơ rệt rằng, bất kể các thành công quân sự ban đầu, CHNDTQ đă có một mục tiêu quân sự khác nữa.

 

GIAI ĐOẠN III – TRẬN ĐÁNH GIÀNH LẠNG SƠN

Vào hôm Thứ Hai, 26 Tháng Hai (Ngày 10) các lực lượng tăng viện của Trung Quốc được tường thuật di chuyển theo các xa lộ chạy từ Cao Bằng và Hữu Nghị Quan tiến tới Đồng Đăng.  Một quân số bộ binh đáng kể được đi kèm bởi pháo binh và các xe tăng, và xem ra Trung Quốc đang tập hợp một số sư đoàn cho một cuộc tấn công lớn vào Lạng Sơn.  Các thường dân của tỉnh lỵ đă được di tản , và độ 10,000 quân chính quy Việt Nam đă được di chuyển tới mặt trận, ngoài số các lực lượng không chính quy đă sẵn có mặt trong khu vực.  Pháo binh Việt Nam cũng được di chuyển đến và và được đặt tại các sườn  núi chiến lược.  Sự  tăng cường mạnh mẽ của Việt Nam và sự  tham chiến của các binh sĩ chính quy là sự kiện đầu tiên trong cuộc xung đột, và “đă cho thấy tầm quan trọng mà cả hai bên đà đặt một cách hiển nhiên vào kết quả của một trận đánh giành Lạng Sơn.  Sự pháo kích bởi mỗi bên đă khởi sự trong Ngày 11.

       Sự ngăn chận bằng không quân đă không được sử dụng bỡi bên nào trong thời khoảng chuẩn bị này.  Chính v́ thế, mỗi bên đều đă có thể chuẩn bị cho trận đánh mà không có sự tổn thất thực sự.  Phía Trung Quốc có thể tấn công các đội quân bộ binh và pháo binh di chuyển về hướng Lạng Sơn, nhưng đă không làm như thế.  Sự ức đoán theo sau rằng mỗi bên đă muốn trận đánh sẽ là một cuộc đối đầu lớn, liên can đến các lực lượng chính quy, sao cho kết quả sẽ được nh́n như có tính chất quyết định cho kẻ chiến thắng.  Một cách mỉa mai, giữa sự tăng cường ồ ạt, Trung Quốc đă khai hỏa một phát súng tuyên truyền bằng việc tố cáo Việt Nam có“các sự khiêu khích vũ trang” qua việc từ chối không chịu “thương thảo” một giải pháp cho cuộc xung đột.

       Phía Trung Quốc đă phát động chiến dịch của họ giành Lạng Sơn hôm 28 Tháng Hai (Ngày 12).  Một lần nữa, pháo binh đă cung cấp một hàng rào dữ dội trước các cuộc tấn công của bộ binh, bắn vào thành phố và các ngọn núi, trong khi Việt Nam phản pháo.  Di chuyển từ ba mặt, các sư đoàn QĐGPNDTQ được ước lượng với 60,000 binh sĩ, khi đó tràn tới phía trước với chiến thuật biển người.  Một số cuộc không kích của Không Lực QĐGPNDTQ trước khi có sự tấn công của Trung Quốc đă được tường thuật, và có thể đă bay để đánh phá các vị trí pháo binh và các mục tiêu chiến thuật khác.  Tuy nhiên, sự tham chiến của không quân không sâu rộng, và không có sự trả đũa của không quân Việt Nam được phóng ra.  Sự giao tranh cực kỳ kịch liệt được tường thuật trong hai ngày đầu tiên của cuộc tấn công, và Việt Nam đă tuyên bố đă gây ra các sự tổn thất nặng nề.  Sự kháng cự của Việt Nam được tập trung bên trong thành phố vào ban đầu, nhưng các lực lượng dần dần rút lui và ẩn náu tại các ngọn đồi chung quanh trong khi địch quân tiến tới.

       Trong một chiến thuật có thể làm lạc hướng, các chiếc tàu hải quân Sô Viết được giả định bố trí tại vùng lân cận với Quần Đảo Paracel Islands (Hoàng Sa).  Để đáp ứng, Hải Quân QĐGPNDTQ đă phái một số tàu đến để ngăn ngừa bất kỳ mưu toan nào của Việt Nam muốn đánh chiếm các ḥn đảo dưới một b́nh phong che chở của Hải Quân Sô Viết.  Không hành động nào như thế có vẻ đă diễn ra và một số sự nghi ngờ hiện hữu về tính xác thực của các sự tường thuật này.  Xét đến sự hiện diện của hai hàng không mẫu hạm của Hải Quân Hoa Kỳ, MidwayConstellation tại Biển Nam Trung Hoa, bất kỳ hành động nào của hải quân Sô Viết chống lại Trung Quốc có thể làm khích động thêm đám cháy.

       Áp lực của Sô Viết được áp dụng nhiều hơn nữa trong Ngày 13 khi “các chí nguyện quân” được tường thuật sẵn sàng được gửi đi từ LBSV, các thành viên khối Warsaw Pact, và Cuba để trợ giúp chính nghĩa của Việt Nam.  Sự lập lại tối hậu thư đ̣i rút quân hay đối diện với các hậu quả cũng đă được đưa ra.

       Tuy nhiên, vào hôm 2 Tháng Ba (Ngày 14), Lạng Sơn đă rơi vào tay Trung Quốc, mang cho họ sự kiểm soát tất cả các tỉnh lỵ quan trọng tại khu vực biên giới, kể cả mọi đường lộ và các trung tâm xe hỏa miền bắc [Việt Nam], và sự chiêm cứ một khu vực đáng kể (Bản Đồ 2).  QĐGPNDTQ đă đạt được mục tiêu quân sự cuối cùng của nó, và ít nhất một số uy tín chính trị đă được tái lập.

       Do đó, vào Ngày 15, không mấy ngạc nhiên để thấy rằng Quân Ủy Trung Ương của Đảng Cộng Sản CHNDTQ đă đồng ư một sự ngưng bắn.  Trung Quốc kế đó loan báo nó đă ra lệnh các binh sĩ của họ rút lui ra khỏi mọi phần đất chiếm cứ vào Ngày 17.  Liệu Trung Quốc đă có ư định rút lui hoàn toàn vượt quá biên giới nguyên thủy hay không th́ không rơ rệt, nhưng các hành động quân sự chính yếu của cuộc tấn công đă chấm dứt.

 

Bản Đồ 1: Các Mũi Tấn Công Quan Trọng Ban Đầu Của Cuộc Xâm Lăng Của Trung Quốc

 

SỰ LƯỢNG ĐỊNH VÀ CÁC BÀI HỌC

       Mặc dù mỗi bên đều tuyên bố một sự chiến thắng áp đảo, sự khảo sát cặn kẽ hơn th́ cần thiết để xác định các lời tuyên bố này.  Rơ ràng, cuộc xung đột đă bị hạn chế một cách chặt chẽ, với các mục tiêu và hành động được thiết kế nhằm ngăn cản sự leo thang và kéo dài.  Trong thực tế, Việt Nam có thể đă chủ ư giữ lại sự giao chiến đại quy mô của các lực lượng chính quy và không lực, hay biết các mục tiêu của Trung Quốc được giới hạn và đă không liên can đến bất kỳ điều ǵ hơn một cuộc tấn công trừng phạt.  Bất kỳ sự phản công đại quy mô nào của Việt Nam đều có thể kéo dài cuộc xung đột và buộc có sự hành động khác nữa bởi Trung Quốc trong sự theo đuổi các mục đích của nó, trong khi gây ra các sự tổn thất không cần thiết.  Bởi có sự kiềm chế của Việt Nam, v́ bất kỳ lư do ǵ, Trung Quốc đă sẵn đạt tới ngưỡng của đ̣i hỏi của nó cho sự rút quân.

       Các sự tuyên xác về tổn thất th́ khác biệt một cách lớn lao.  Việt Nam tuyên bố đă hạ sát hay nói cách khác “loại ra sự hành động” hơn 60,000 lính Trung Quốc và phá hủy hơn 280 xe tăng và xe bọc sắt APC. 7  Tuy nhiên, Trung Quốc, công bố rằng QĐGPNDTQ đă gánh chịu 20,000 sự tổn thất trong khi gây ra 50,000 số tổn thất cho phía Việt Nam. 8 Tầm mức của các số tổn thất thừa nhận bởi Trung Quốc được xem là cực kỳ cao khi xét đrến mức độ của cuộc xung đột.  Một số lượng không được công bố các tù binh bị bắt giữ bởi cả hai bên.

       Bất kể các sự đe dọa và lời lẽ thường trực của Liên Bang Sô Viết, Trung Quốc đă duy tŕ các mục tiêu của nó, rơ ràng không bị khuất phục.  Sự trả đũa của Sô Viết có tiềm năng lớn lao, kể cả sự xung đột tại biên giới phía bắc của Trung Quốc, nhưng sự kiên quyết của Trung Quốc khiến liên tưởng đến một sự hiểu biết về sự khả dĩ chấp nhận của quốc tế, dự liệu rằng cuộc xung đột đă không leo thang.  Liên Bang Sô Viết đă không đóng giữ một vai tṛ quân sự công khai nào ngoài việc tái tiếp tế cho Việt Nam các số dự trữ quân sự dồi dào.

       Trung Quốc một lần nữa chứng tỏ sự viện dẫn của nó hành động quân sự để bảo vệ sự ven toàn lănh thổ (và chính trị) của nó, như nó đă làm trước đây tại Triều Tiên, và với Đài Loan, Ấn Độ và Nam Việt Nam.  Đặt khía cạnh chính trị sang một bên, hành động quân sự được thiết kế nhằm bảo toàn và bảo vệ biên giới với Việt Nam.

 

NĂNG LỰC CỦA QĐGPNDTQ

       Mặc dù ư định chứng tỏ sự ưu việt của QĐGPNDTQ trên các lực lượng của Việt Nam có thể đă được thực hiện, nhưng chắc chắn đă có các sự hạn chế.  Việt Nam đă né tránh, cho đến trận đánh giành Lạng Sơn, một cuộc đối đầu to lớn với Trung Quốc, v́ thế QĐGPNDTQ đă không bị dàn trải trọn vẹn như một lực lượng giao tranh.  Ngay dù thế, các nhược điểm đă bị phơi bày.

       Một sự hiện thực rơ ràng rằng t́nh trạng thiếu sót sự tinh vi của QĐGPNDTQ như một lực lượng giao tranh hiện đại, với phần lớn sức mạnh của nó nằm nơi một lợi thế về` quân số hơn là về kỹ thuật.  Về mặt giao chiến, đây là cuộc xung đột lớn nhất liên can đến QĐGPNDTQ kể từ Chiến Tranh Triều Tiên, song nhiều chiến thuật cho thấy ít sự cải tiến.  Sự lệ thuộc tiếp tục trên các cuộc tấn công bộ binh biển người minh chứng cho sự thiếu linh động của QĐGPNDTQ để đối phó với các môi trường chiến tranh khác nhau, chẳng hạn như đô thị, rừng hay núi.  Các nhược điểm kỹ thuật c̣n hạn chế QĐGPNDTQ hơn nữa.

       Truyền tin đă ngăn trở sự điều khiển của Trung Quốc các hoạt động quân sự. 9 Sự phân tán trải rộng của các mặt trận và số lượng các thành phần giao tranh khác nhau của QĐGPNDTQ tham dự, cùng với sự kiểm soát riêng biệt giữa hai quân khu, đă làm vô hiệu các khía cạnh chỉ huy và kiểm soát các cuộc hành quân.  Các chỉ huy trên chiến trường đă bị ngăn trở hơn nữa v́ sự truyền thông không thích đáng, không có thể phối hợp một cách hiệu quả pháo binh, thiết giáp và bộ binh.  Các sự truyền tin không-địa cũng hạn chế sự áp dụng sự yểm trợ của không quân cho các cuộc hành quân trên mặt đất.  Trái lại, thí dụ, Liên Bang Sô Viết đă bố trí một tàu chỉ huy và kiểm soát để phối hợp các thành phần hải và không quân của nó trong khu vực.  Tuần dưong hạm Hạng Sverdlov Class, chiếc Admiral Senyavin, cũng đă hoạt động để phối hợp các hoạt động thu thập tin t́nh báo.  Phía Trung Quốc chắc chắn cho thấy không có năng lực tưong đương.

       Ngoài các giới hạn bị áp đặt bởi các sự cứu xét chính trị, Không Lực QĐGPNDTQ cũng phải gánh chịu sự lỗi thời về kỹ thuật.  Địa h́nh và khí hậu đă ngăn trở các cuộc không kích trong giai đoạn bắt đầu, bởi các máy bay như Mig-19 và F-9 không có khả năng trong mọi thời tiết và một radar né ttanh địa h́nh hữu hiệu cho phép hoạt động ở tầm thấp dưới các điều kiện bất lợi.  Chính v́ thế, Không Lực QĐGPNDTQ đă không có thể cung cấp sự yểm trợ trong mọi thời gian khi được yêu cầu.  Sự yểm trợ không quân c̣n bị phương hại hơn v́ sự truyền tin kém cỏi.  Mặc dù sức mạnh không quân chiến thuật bao la về mặt só lượng có tiềm năng khả dụng, chiến tranh không quân đă bị hạn chế một cách mạnh mẽ.  Tuy nhiên, nếu nhiều sự tuyên xác khác nhau là chính xác, Không Lực QĐGPNDTQ xem ra đă đạt được và duy tŕ ưu thế không lực trong thời khoảng của cuộc xung đột, mặc dù với sự vắng bóng của một sự đáp ứng của Việt Nam, điều này có thể phần nào là một dấu hiệu sai lạc về năng lực.

       Để có thể tồn tại trong một cuộc chiến tranh quy ước với quy mô rộng lớn hơn, QĐGPNDTQ sẽ cần phải trải qua sự bién đổi quyết liệt, nhưng ít nhất giờ này nó có được một kinh nghiệm gần cận để theo đó xếp đặt các sự cải tiến.

 

VIỄN ẢNH

       Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa ḥa b́nh sau cuộc xung đột, và các sự căng thẳng có lẽ sẽ tiếp tục vô hạn định.  Một khi các t́nh trạng chính trị lại chế ngự, hành động vũ trang khác có thể được dự liệu.  Tuy nhiên, kinh nghiệm này khiến ta nghĩ rằng bất kỳ sự xung đột nào như thế sẽ được khoanh vùng và bị hạn chế nghiêm ngặt để ngăn cản sự leo thang.  Sự can thiệp trực tiếp của siêu cường đă được ngăn chặn trong cuộc xung đột này, nhưng tiềm năng có hiện hữu cho sự can dự nếu các sự xung đột nữa sẽ xảy ra.  Nhưng nếu hành động của Trung Quốc đă buộc Việt Nam phải kiềm chế, xác xuất của sự xung đột vũ trang khác nữa sẽ được giảm bớt, và điều này kế đó có thể trợ giúp vào sự ổn định trong vùng./-

 

BẢN ĐỒ 2: KHU VỰC PHỎNG CHỪNG BỊ CHIẾM CỨ

BỞI PHÍA TRUNG QUỐC VÀO LÚC KẾT THÚC CUỘC XUNG ĐỘT

 

____

CHÚ THÍCH

1. The Melbourne Age, 12 Tháng Hai 1979.

2. Newsweek, 5 Tháng Ba 1979.

3. Newsweek, 15 Tháng Một 1979.

4. Newsweek, 5 Tháng Ba 1979.

5. Time, 5 Tháng Ba 1979.

6. The Australian, 2 Tháng Ba 1979.

7. Time, 19 Tháng Ba 1979.

8. The Canberra Times, 4 Tháng Năm 1979.

9. Sydney Morning Herald, 22 Tháng Hai 1979.    

___

Không Đoàn Trưởng Bennett đă từng cộng tác trước đây với Tạp Chí Defense Force Journal.  Bài viết được trao giải thưởng của ông, “Air Power of the PLA: Không Lực Của QĐGPNDTQ” đă xuất hiện trong số 7 (Tháng Mười Một/Mười Hai 1977).  Ông hiện phục vụ tại Canberra.

Bài viết này nhận được trong Tháng Tư 1979

_____

Nguồn: P.  J. Bennett, The Sino-Vietnam Conflict – A Synopsis, Defense Force Journal, No. 18, September/October 1979, Canberra, Australia, các trang 38-43.    

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

24.03.2014

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

© gio-o.com 2014