Time Magazine

 

 

MỘT CUỘC CHIẾN TRANH CỦA

 

CÁC ANH EM HỌ NỔI GIẬN –

 

“Hành Động Trừng Phạt” Của Trung Quốc

 

Trên Việt Nam Có Các Hàm Ư Toàn Cầu

 

 

Ngô Bắc dịch

 

 

Đồng Đăng, Lạng Sơn.  Các địa danh Việt Nam nghe ngắn gọn nhưng giầu nhạc điệu, gợi nhớ lịch sử, máu và tử thần.  Tại thành phố trạm ga xe hỏa tiếp tế Đồng Đăng, một cổng màu vàng 30 bộ Anh (feet) đánh dấu cuộc xâm lăng của Nhật vào Đông Dương trong năm 1940, sự kiện đă thúc đẩy lời thề thốt có lẽ giả trá của Tổng Thống Franklin Roosevelt rằng “chúng ta sẽ không đi đến chiến tranh v́ bất kỳ một Ding Dong chết tiệt nào”. Tại Lạng Sơn, một thị trấn thị trường đông đúc cách chín dậm về phía đông nam, một ngọn núi có đỉnh h́nh núm vú mà các binh sĩ thực dân đặt tên là “vú nam tước phu nhân” trông xuống các phế tích của một pháo đài bị phá hủy ngay trước khi có cuộc chiến tranh của Việt Minh chống lại  người Pháp.

       Tuần qua Đồng Đăng và Lạng Sơn đă một lần nữa biến thành các băi chiến trường thống khổ.  Trong một cuộc chiến tranh leo thang giữa các láng giềng Công Sản tức giận và các nền văn hóa đối nghịch nhau trong 2,000 năm, ba sư đoàn các binh sĩ xâm lăng Trung Quốc đă đổ xuống Đồng Đăng và đồng bằng duyên hải Việt Nam ở phía đông trong các gọng ḱm khổng lồ nhắm vào Lạng Sơn.  Các tiểu đoàn quân chính quy Việt Nam kéo theo các vũ khí nặng dồn lên phía bắc để đối đầu với chúng và nhất thiết đưa đến một sự đụng độ có thể là trận đánh lớn đầu tiên của cuộc chiến tranh kéo dài một tuần.  Để chuẩn bị, Trung Quốc đă tung ba sư đoàn mới chống lại các toán quân pḥng vệ Việt Nam đang tiến bước.  Vào cuối tuần, các lực lượng Việt Nam đă phóng ra một cuộc phản công tại ba tỉnh biên giới.

 

 

       Trong khi đó, các tàu chuyên chở của Sô Viết đang bốc dỡ các đồ tái tiếp tế các trang cụ tinh vi, kể cả các hỏa tiễn và thiết bị radar.  Sự thám thính của Sô Viết tiếp tục canh chừng các tuyền đầu của chiến trường với các phi vụ ở cao độ trên Vịnh Bắc Việt.  Một hạm đội 13 tàu Sô Viết tuần tiểu trên Biển Nam Trung Hoa, chờ đợi sự đến nơi của chiếc soái hạm của Hạm Đội Thái B́nh Dương Sô Viết, một tuần dương hạm 16,000 tấn, chiếc Admiral Senyavin.

       Tại Moscow, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Sô Viết Dmitri Ustinov đả kích “sự khiêu khích nguy hiểm” của Trung Quốc và tố cáo Bắc Kinh về việc toan tính “đẩy thế giới vào một cuộc chiến tranh”.  Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đă chuẩn bị để nhóm họp trong một khóa họp khẩn cấp, theo lời yêu cầu của Hoa Thịnh Đốn, để thảo luận về cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào Việt Nam cũng như cuộc xâm lăng trước đó của Việt Nam vào Căm Bốt.

       Cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam đă được chờ đợi và được quảng cáo sâu rộng.  Các sự căng thẳng luôn được tăng cường kể từ khi có sự trục xuất cưỡng bách người gốc Hoa từ mùa xuân trước, cuộc đánh đuổi chớp nhoáng của Việt Nam chế độ chư hầu của Bắc Kinh tại Căm Bốt trong tháng trước, và một loat gia tăng các biến cố tại biên giới Trung-Việt..  Phó Thủ Tướng Đặng Tiểu B́nh đă gửi tín hiệu nhiều lần và công khai về trận đánh trong cuộc thăm viếng Hoa Kỳ của ông ta trong tháng này, sỉ vả các tham vọng “bá quyền” của “con gấu bắc cực” Sô Viết và sự “xâm lược” của Việt Nam tại Đông Nam Á.  Hà Nội “phải được dạy cho một bài học cần thiết”, ông ta đă cảnh cáo.  Tại Tokyo trên đường về, họ Đặng một lần nữa đă nói một cách mạnh mẽ về “hành động trừng phạt” chống lại “bọn Cuba đó ở Phương Đông”.

       Xem xét các lời hứa hẹn của Bắc Kinh với nguyên giá trị của chúng, các chuyên viên t́nh báo Tây Phương đă tiên đoán rằng cuộc tấn công của Tr8ng Quốc sẽ được giới hạn trong một “bài học trừng phạt”, và một khi sự trừng phạt đă được ban ra, các binh sĩ sẽ triệt thoái.  Nhưng tại các thủ đô quanh thế giới, đă có các sự rùng ḿnh về các hàm ư toàn cầu đáng ngại nếu cuộc chiến tranh không bị ngặn chận và rút ngắn, nếu nó sẽ khiêu khích sự can thiệp hay sự trả đũa trực tiếp của Sô Viết nhân danh chư hầu Việt Nam của họ.  Đó là thời cực thịnh của các kẻ hay báo động.  “Tôi đánh cược rằng nó sẽ không xảy ra – nhưng chúng ta đang ở trong t́nh trạng vô cùng nguy hiểm của một cụộc thế chiến thứ ba: nó có thể khởi sự vào lúc này”, Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang New York Daniel Moynihan đă cảnh cáo.  Các cố vấn chính quyền và các nhà chiến lược quân sự th́ ít lo ngại hơn, nhưng không ai chuẩn bị để phủ nhận rằng cuộc chiến tranh mới nhất của thế giới đă chứa đựng tiềm năng cho một  trận cháy lớn mở rộng hơn nhiều, và ngay cả không thể kiểm soát được.

 

Sự giao tranh, tại các ngọn đồi cây gỗ và các thung lũng canh tác của một vùng ngoạn mục được gọi là Việt bắc, đă được che đậy đàng sau sự bí mật quân sự ở cả hai bên và bởi một lớp mây bao phủ ngăn trở sự quan sát của vệ tinh.  Hà Nội đă đưa ra các bản thông cáo báo chí có lợi cho ḿnh thường lệ, các sự loan báo của Bắc Kinh th́ quá kín đáo đến nỗi vô nghĩa.  Một nhà quan sát Hồng Kông có nói: “Sự việc giống như hai con mèo kêu la trong đêm tối – chúng đang tạo ra một sự ồn ào quá mức, nhưng bạn không biết là chúng đang đánh nhau hay đang làm t́nh”.  Từ lúc khởi đầu các chiến sự, tuy nhiên, mọi điều quá hiển nhiên rằng các đơn vị tuyến đầu của lục quân 3 ½ triệu lính khổng lồ của Trung Quốc và những đơn vị tiền tuyến của 615,000 binh sĩ nhỏ hơn nhưng rât thiện chiến của Việt Nam đă không ôm chầm lấy nhau.  Vào rạng sáng ngày Thứ Bẩy 17 Tháng Hai, các lực lượng của Trung Quốc, tập trung hơn 300,000 quân phía bắc Việt Nam tại các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây, đă phóng ra một hàng rào pháo binh ồ ạt trên các vị trí biên giới then chốt.  Bị pháo nặng nhất là các khu tập trung người Việt quanh các thành phố Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái.  Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng [Trung Quốc: QĐNDGPTQ], không được thử thách trong chiến tranh với đội h́nh to lớn kể từ khi nó băng ngang sông Áp Lục hồi Tháng Mười 1950 từng gây bất ngờ và đánh đuổi các lực lượng của Liên Hiệp Quốc tại Triều Tiên, đă đổ tràn qua biên giới ở 26 địa điểm khác nhau.

       Sự tuyên chiến đă được đưa ra trong một lời loan báo rơ ràng không thành thực của Bắc Kinh rằng các lực lượng của nó đă tham gia vào một cuộc “hoàn kích” chống lại các sự khiêu khích của Việt Nam.  “Các lực lượng biên giới Trung Quốc đă hành động khi t́nh trạng trờ nên không thể chịu đựng nổi và đă không có sự lựa chọn nào khác”, Tân Hoa Xă chính thức tuyên bố như thế.  “Chúng tôi không ham muôn một tấc đất của Việt Nam.  Những ǵ chúng tôi muốn có là một biên giới ổn định và ḥa b́nh.  Sau khi đánh trả các kẻ gây hấn đến mức cần thiết, các lực lượng biên pḥng của chúng tôi sẽ quay về để canh gác nghiêm ngặt các biên cương của tổ quốc chúng tôi”.

 

Vào 9 giờ sáng ngày Thứ Bẩy, các viên đạn súng cối rơi xuống gần Lạng Sơn, theo một phóng viên của Pháp Tấn Xă (AFP (Agence France-Presse) có mặt tại chỗ.  Ở phía bắc, các đạn pháo hạng nặng có thể được nghe thấy mỗi 10 đến 30 giây.  “Các binh sĩ Trung Quốc đă phóng ra một cuộc tổng tấn công, mọi đồn biên giới đều bị pháo vởi trọng pháo”, một viên chức cấp tỉnh Việt Nam loan báo.  “Cuộc giao tranh đẫm máu đang xẩy ra, các tổn thất nhân mạng chắc chắn lên cao”.  Một binh sĩ Việt Nam 18 tuổi tên Triệu Văn Miên [?] bị thương, kẻ đă lảo đảo đi về thị trấn và ngă trên đường, đă nói: “Quân Tàu gần sát đây, chúng có mặt mọi nơi”.

       Sau khi trải tâm thảm bằng đạn pháo binh để làm suy yếu sự pḥng thủ của Việt Nam, một quân số ước lượng khoảng 60,000 lính đă tiến bước trong một đợt sóng lớn dọc theo biên giới 480 dậm lởm chởm.  Bộ binh, được hỗ trợ bởi các xe tăng T-59, đă gắng sức xuyên qua các ngọn đèo của địa thế núi đồi, gồ ghề, đánh vỡ các tiền đồn Việt Nam và tỏa ra thành một tuyến tiến quân trải rộng, có phối hợp, sâu vào khoảng sáu dậm.  Theo sự thú nhận của chính Hà Nội, phía Trung Quốc sau hai ngày đă chiếm cứ mười một thị trấn và các làng xă và đă bao vây Đồng Đăng với xe tăng và các súng tự động.  Sau đó họ xem ra đang ngừng nghỉ.

 

Các binh sĩ và các xe chở hàng, trên mo6t. đường chen chúc gần Lạng Sơn, đi lên hướng bắc

để pḥng vệ Đồng Đăng chống lại quân Trung Quốc xâm lăng

 

 

Các binh sĩ với đại bác 130 ly bắn vào các vị trí của Trung Quốc

trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh

 

 

Bộ binh Việt Nam đang giúp băng bó một chiến hữu bị thương gần Lạng Sơn

 

       Tại Bắc Kinh, họ Đặng đoan chắc với một nhà ngoại giao Á Căn Đ́nh đang thăm viếng rằng cuộc xâm lăng sẽ “thận trọng” và “sẽ không được kéo dài hay mở rộng trong bất kỳ cách nào”.  Lời tuyên bố đó xem ra để xác nhận sự giải thích sơ khởi của Tây Phương về mục đích khả hữu của Trung Quốc: một cuộc công kích mau chóng, đánh và chạy, và sau đó quay về nước.  Nhưng phía Tr8ung Quốc chưa sẵn sàng để triệt thoái.  Vào điểm này, binh sĩ xung kích Trung Quốc, chỉ huy bởi Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh phó chiến trường của Trung Quốc trong Chiến Tranh Triều Tiên, chưa quần thảo một cách trực tiếp với quân chính quy thiện chiến của Việt Nam – được thử thách bởi chiến trận qua các chiến dịch liên tiếp chiến thắng tại Việt Nam, Lào, và Căm Bốt, và được trang bị với chiến cụ Sô Viết tinh vi mới nhất. 

       Được báo trước một cách quá đầy đủ, phía Việt Nam đă để các lực lượng biên pḥng cấp vùng và dân quân làng xă địa phương đảm nhận mũi giùi của cuộc tấn công sơ khởi.  Một số ước lượng ba đến năm sư đoàn chính quy (ít nhất 30,000 binh sĩ) đă được giữ lại.  Họ rơ ràng được dàn trải trong một tuyến pḥng thủ h́nh lưỡi liềm từ Yên Bái trên sông Hồng ở phía tây đến Quảng Yên trên bờ biển phía đông.  Nhiệm vụ của họ: pḥng thủ đồng bằng duyên hải bao quanh Hà Nội và Hải Pḥng, và chờ đợi quân Trung Quốc đến để ra tay.

       Vào hôm Thứ Ba, ngày thứ tư của cuộc chiến, đoàn quân tiền phương của Trung Quốc đă tái tục với một sự phục thù.  Một mặt trận xem ra không có đội h́nh đă mau chóng khai triển hai mũi hợp lư, chính yếu của cuộc công kích: một tại vùng tây bắc trên đường hỏa xa theo hướng nam dẫn đến Hà Nội, mùi kia ơ” phía đông trên một đường nối hỏa xa song song với Quốc Lộ 1, một con đường lớn như cuống họng từ Ải Hữu Nghị.  Cả hai mũi tấn công rơ ràng nhắm trực tiếp vào thủ đô của Việt Nam.  Cùng lúc, một đơn vị trợ lực Trung Quốc, các đơn vị xung kích của một đoàn quân hơn ba sư đoàn khác, đă thăm ḍ hướng bờ biển cho một mũi thọc vào sườn khả dĩ nhằm cắt đứt Quốc Lộ số 4 đến Lạng Sơn, và sau đó, có lẽ nhắm vào tuyến tiếp tế và tăng viện chính yếu của Việt Nam tức Quốc Lộ 1, con đường nhiều năm trước đây đă giành được biệt hiệu đau khổ, “con đường không niềm vui”.

       Tại phía tây, khi đông đảo đoàn quân công kích Trung Quốc đẩy gấp đôi sự xâm nhập của nó sâu đến 10 hay 15 dậm, bộ binh của QĐGPNDTQ đă chiếm cứ Lào Cai, một trung tâm hỏa xa có 100,000 dân cư trên sông Hồng.  Để đối phó với sự đe dọa vào Hà Nội này, quân Việt Nam đă tiến lên phía bắc để giao chiến với quân Trung Quốc tại Lạng Sơn và Đồng Đăng.

       “Vài ngh́n quân của cả các đơn vị địa phương quân và chính quy Việt Nam với vũ khí nặng đang tiến bước đến các vị trí quân Trung Quốc”, một thông tín viên cho tờ Asahi Shimbun tại Tokyo đă tường thuật từ Lạng Sơn.  Ông đă mô tả các xe vận tải Việt Nam với súng 105 ly lăn bánh về phía bắc Quốc Lộ 1; các chiếc xe khác chuyên chở các binh sĩ, vũ khí, đạn dược, và nhiên liệu đến biên giới.  Trong khi đó, dưới hỏa lực của các đại bác 130 ly tầm xa, các đoàn dân tỵ nạn chạy trốn về phía nam, để lại Lạng Sơn cho các binh sĩ, cán bộ an ninh và viên chức chính quyền, các kẻ chen chúc quanh các khu vực giao tranh.

 

Các người tỵ nạn trên khúc đường giữa Đồng Đăng và Lạng Sơn

 

 

Chiếc cầu biên giới bị bỏ trống không trên sông Hồng tại Lào Cai

      

Đài phát thanh Hà Nội khua vang rằng quân pḥng thủ của Việt Nam tại Lạng Sơn đă gây ra hơn 3,000 sự tổn thất cho Trung Quốc và rằng chỉ trong một trận đánh ở bờ biển 50 dậm phía đông nam, các lực lượng Việt Nam đă “đánh bại ba tiêu đoàn và loại trừ 700 quân xâm lược Trung Quốc.  Tổng cộng, Việt Nam loan báo, các lực lượng của Việt Nam đă hạ sát từ 5,000 đến 8,000 lính Trung Quốc trong năm ngày, trong khi chỉ tổn thất chưa tới phân nửa.  Các sự tuyên xác thiên lệch một chiều làm nhớ lại “số xác đếm được” của địch quân xâm nhập được tŕnh bày lưu loát mỗi ngày bởi các thuyết tŕnh viên Hoa Kỳ trong thời kỳ Chiến Tranh Việt Nam.  Các nguồn tin Tây Phương tại Bắc Kinh đă ước lượng rằng phía Việt Nam đă phải gánh chịu nhiều nhất trong cuộc giao chiến ban đầu: 10,000 bị chết hay bị thương, so với 2,000 đến 3,000 số tổn thất của Trung Quốc.

       Phía Việt Nam đă dễ dàng qua mặt Bắc Kinh trong việc tuyên truyền nếu không phải trên chiến trường.  Họ đă đưa ra các sự cáo giác độc địa hành vi của Trung Quốc, kể cả các sự tàn ác và chiến tranh sinh học được cáo giác.  Đài phát thanh Hà Nội tuyên bố rằng các máy bay Trung Quốc đă bỏ bom các cơ xưởng, các nhà máy điện, và các trung tâm giao thông, gây ra sự tổn hại “kinh khiêp’ và sự tổn thất các thuờng dân, và rằng pháo binh Trung Quốc đă bắn “các đầu đạn hóa học” tại các mục tiêu biên giới.  Hậu thuẫn cho đồng minh của ḿnh, Liên Bang Sô Viết (LBSV) tố cáo các binh sĩ Trung Quốc đă thiêu hủy các làng xă và bắn các phụ nữ và trẻ em một cách bừa băi.  Báo Pravda, trong một tin điện từ Lạng Sơn, tố giác rằng một đơn vị Trung Quốc đă chặn một xe buưt thường dân trên một đường làng và đă hạ sát tất cả các hành khách.

       Hà Nội cũng tuyên bố rằng nó có bằng chứng vững chắc về việc hoạch đinh từ lâu của Bắc Kinh cho cuộc xâm lăng.  Các kư giả đặt cơ sở tại thủ đô, được đi trong một chuyến đi có hướng dẫn đến tiền tuyến, được nh́n thấy các quyển sách ghi các câu nói bằng tiếng Việt t́m thấy trên thi thể của binh sĩ Trung Quốc bị chết.  Trong số các đồ vật khác, một tập sách nhỏ tám trang chứa đựng các chỉ dẫn sẽ được đưa ra cho các tù binh Việt Nam (“Bạn sẽ được dẫn đến nơi an toàn và được phép nghỉ ngơi. …Đừng lo sợ.  Vết thương của bạn sẽ được chữa trị tức thời.”)       

 

Một xe chuyên chở binh sĩ Trung Quốc, gần Quế Lâm,

tham gia vào sự tăng cường trtước khi có cuộc xâm lăng

Giống như các con mèo kêu gào trong đêm,

nhưng các đội quân đă không sấn vào nhau

 

       Ng̣i nổ bên dưới sự bùng nổ Trung-Việt được bơm hơi trong gần một năm.  Mùa xuân trước, ư định về việc củng cố cuộc-cách-mạng-xă-hội-chủ-nghĩa-của-ta-tinh-khiết-hơn-là-của-chúng-bay, các nhà cầm quyền Việt Nam đă quyết định nhổ bật rễ “tư sản mại bản” và “các phần tử nguy hiểm”, tức các người gốc Hoa đă sinh sống nhiều năm tại các khu vực hầm mỏ miền bắc, tại Đà Nẵng và trong khu Chợ Lớn tấp nập của Sàig̣n (giờ đây là Thành Phố HCM).  Một số ước lượng 160,000 người tỵ nạn gốc Hoa đă chạy trốn ra khỏi nước, trên các thuyền đánh cá hay đi bộ xuyên qua Hữu Nghị Quan, để tái định cư tại các xă thôn thuộc các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây.  Trong khi đó, một loạt bất định kỳ các vụ đột kích và chạm súng nhỏ gia tăng trong các tháng kế đó , đă bộc phát qua lại ngang biên giới.

       Giận dữ v́ sự ngược đăi người gốc Hoa, Bắc Kinh –- kẻ đă cung cấp cho Hà Nội một số ước lượng 14 tỷ [đô la] viện trợ trong hai thập niên vừa qua –- đă đột ngột cắt đứt 21 dự án trợ giúp đương thời.  Trong Tháng Sáu, khi các nhân viên kỹ thuật viện trợ Trung Quốc sau cùng hồi hương, Hà Nội đă nhượng bộ trước các lời tán tỉnh từ lâu của Sô Viết và đă chính thức nhẩy vào quỹ đạo kinh tế của Mạc Tư Khoa với tư cách một hội viên của liên minh mậu dịch Cộng Sản, khối COMECON.

       Trong Tháng Mười Một, Moscow và Hà Nội đă chính thức hóa liên minh của họ trong một hiệp ước hữu nghị Sô Viết – Việt Nam trong 25 năm, được kư kết với nhiều nghi lễ tại Moscow bởi Leonid Brezhnev, Thủ Tướng Aleksei Kosygin và kẻ đứng đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam, Lê Duẩn, cũng như Thủ Tướng Phạm Văn Đồng.  Bên trong bó hoa thông thường của các thỏa thuận về mậu dịch và văn hóa, không thể nào lầm lẫn về vỏ hạt nhân quân sự sáng chói: một mức độ mơ hồ của sự pḥng thủ hỗ tương, đến tầm mức  “tham khảo và các biện pháp hữu hiệu thích đáng để bảo vệ ḥa b́nh và an ninh xứ sở của họ”.  Đối với Bắc Kinh, bản hiệp ước đă là một sự quở trách chính trị đau nhói.

       Sau đó xảy ra cuộc chinh phục chớp nhoáng của Việt Nam trên Căm Bốt.  Trong ṿng một tháng của cuộc xâm lăng toàn lực của nó hôm Lễ Giáng Sinh, các kẻ nổi dậy thân Hà Nội được hậu thuẫn bởi quân chính quy Việt Nam đă đánh đuổi chế độ Khmer Đỏ man rợ  của Pol Pot do Trung Quốc ủng hộ   Ít giọt nước mắt được nhỏ xuống khi Pol Pot và các tàn dư tản mát của quân đội ông ta bị đẩy vào các khoảnh rừng miền tây.  Từ các nơi đồn trú nhỏ này, Khmer Đỏ đă thực hiện sự kháng cự dữ dội chống lại chế độ mới, một chính phủ thân Việt Nam đứng đầu bởi một kẻ đào ngũ khỏi Khmer Đỏ trước đây, Heng Samrin, và được chống đỡ bởi quân số ước lượng 130,000 lính Việt Nam.  Đối với Trung Quốc, sự sụp đổ của Căm Bốt có nghĩa một sự mất mát khổng lồ về thể diện.  Kể từ đó, như họ Đặng đă thú nhận tại Hoa Thịnh Đốn, Trung Quốc đă chuyển các vũ khí và đồ tiếp tế cho cuộc nổi loạn của Pol Pot trong một nỗ lực đảo ngược số phận của nó và để phục thù cho các sự nhục nhă của chính nó.

       Căng thẳng dâng cao trong khi dọc biên giới với Việt Nam, Trung Quốc đă cáo buộc rằng các binh sĩ của Hà Nội xâm nhập vào lănh thổ của Trung Quốc trong 1,100 lần khác nhau.  Việt Nam đă tố cáo Trung Quốc về các vụ xâm nhập gần như hàng ngày.  Các cáo buộc và phản cao buộc làm sôi sục mọi hàng rào pháo kích và sự trao đổi các vụ nổ súng nhỏ, không kể các vụ bắt cóc, bắt trộm gia súc, và đặt các bẫy tre tẩm thuốc độc.  Trong sự củng cố chính trị om ṣm của nó cho cuộc xâm lăng, Trung Quốc đă nhấn mạnh đến các sự trầm trọng ở biên giới với bất kỳ ai lắng nghe – tại Liên Hiệp Quốc, trong các sự trao đổi ngoại giao, và trong một trận mưa rào các bản tin báo chí.  Bắc Kinh cũng tuyên bố rằng Việt Nam đang động viên cho chiến tranh bằng việc trưng binh với một nhịp độ vượt quá cao điểm của cuộc chiến tranh chống lại Sàig̣n và Hoa Kỳ, và bởi việc gọi tái ngũ 200,000 cựu chiến binh trở lại quân đội.

       Một ngày trước Ngày D ( ngày khai chiên), Phạm Văn Đồng, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội, Tướng Văn Tiến Dũng, và các thành viên Nội Các khác đă bay sang Phnom Penh để kư kết một hiệp ước với tân chế độ của Heng Samrin.  Sự vắng mặt của giới quan chức thượng tầng của Việt Nam tại Hà Nội có thể đă trợ lực vào việc ấn định thời biểu của cuộc công kích của Bắc Kinh. 

Binh sĩ Pháp tại tiền đồn Lào Cai canh gác con đường biên giới Trung Quốc

trong Chiến Tranh Đông Dương (1950)

Thay v́ ngồi ăn tại bàn ăn của Trung Quốc, Hồ Chí Minh ưa thích việc giao chiến bằng sức của ḿnh

 

Đối với nhiều nhà nghiên cứu Trung Hoa học, cuộc xâm lăng của Bắc Kinh đă là một minh chứng khác của “tinh thần Vạn Lư Trường Thành” của Trung Quốc: nỗi lo sợ ám ảnh của nó về các vụ xâm phạm, có thực hay tưởng tượng, vào các biên giới của nó.  Tinh thần bị vây hăm này đă đẩy Trung Quốc tiến vào Cuộc Chiến Tranh Triều Tiên.  Nó cũng góp phần vào các sự nổ súng từng chập giữa các binh sĩ Trung Quốc và Sô Viết dọc các con sông Ussuri và Amur.  Nó cũng có thể đứng đàng sau cuộc tấn công của Trung Quốc vào Ấn Độ năm 1962.  Sự tấn kích đó, trong đó quân Trung Quốc đă xâm nhập tới 100 dậm bên trong lănh thổ Ấn Độ trên một mặt trận trải rộng nhưng đă rút quân một cách ôn ḥa một tháng sau đó, được nh́n bởi một số người như một hoạch đồ tiền lệ khả dĩ cho hành động trừng phạt hiện thời.

       Bằng việc xâm lăng Việt Nam, Bắc Kinh đă chủ định rơ ràng nhằm giành lại một số uy tín đă mất và để chứng tỏ nó không phải là con hổ bằng giấy.  Cuộc xâm lăng cũng được giả định có một mục đích chiến thuật nhằm kéo các binh sĩ Việt Nam ra khỏi căm Bốt hầu làm giảm áp lực trên các lực lượng c̣n sót lại của Pol Pot.  Nhưng các bất trắc liên can đến cuộc xâm lăng Việt Nam th́ lớn hơn nhiều các rủi ro liên can đến cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ.  Ngoài một sự trả đủa khả hữu của Sô Viết có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, Trung Quốc sẵn phải gánh chịu một  sự thoái bộ về chính trị trong mắt nh́n của thế giới.  Nhật Bản, kẻ đă gia nhập với họ trong việc tố giác “chính sách bá quyền” khi họ kư kết một hiệp ước với Bắc Kinh năm qua, đă bực tức rằng Trung Quốc đang thực hành chính sách bá quyền trắng trợn như thế của chính nó.  Một số nhà lập chính sach Mỹ có một sự măn nguyện nhẫn tâm với cảnh tượng mỉa mai của năm nước Cộng Sản – Liên Bang Sô Viết, Trung Quốc, Việt Nam, Căm Bốt và Lào –- bị vướng mắc trong một mối cừu hận đẫm máu.  Nhưng không có nhiều điều để lấy làm thỏa măn về h́nh ảnh sáng chói của Trung Quốc như một người bạn mới có ư định phát huy hơn nữa ḥa b́nh và ổn định tại Á Châu, đột nhiên lại  bị hoen ố một cách thê thảm. 

       Việt Nam cũng không xuất hiện khá hơn ǵ.  Sự bành trướng của Hà Nội tại Lào và cuộc xâm lăng của nó vào Căm Bốt đă tạo ra nhiều điều để phá hủy h́nh ảnh phổ biến của Việt Nam trong Thế Giới Thứ Ba như một nước bị áp bức can đảm chống thực dân và đă phơi bày nó nhiều hơn như một thành Sparta [thành phố-quốc gia tại Hy Lạp thời cổ đại, thiện chiến, đă xâm lăng và khuất phục nhiều thành phố và sắc dân lân cận và trở thành một thực thể chính trị-quân sự quan trọng trước khi bị suy đồi, trong gần 10 thế kỷ, chú của người dịch] Đông Phương thế kỷ thứ 20 có ư định trở nên sen đầm và kẻ cai trị tất cả những ǵ nó thu tóm được.  Một điều bí ẩn: Việt Nam duy tŕ xung lực quân sự sau hơn 30 năm chiến tranh thường trực ra sao? Một phần câu trả lời phát sinh từ kẻ ở thế thượng phong trong sự lănh đạo tập thể kế nhiệm Hồ Chí Minh.  Bộ Chính Trị mười một người bị phân chia giữa các kẻ thực tiễn muốn tập trung vào sự tái xây dựng nội bộ và cánh giáo điều cứng rắn nghiêng về sự phiêu lưu quân sự, bất kể các sự khó khăn ghê gớm liên can.  Cánh giáo điều, được cầm đầu bởi Lănh Tụ Đảng Lê Duẩn và Bộ Trưởng Quốc Pḥng Vơ Nguyên Giáp thân Sô Viết, đang nắm quyền kiểm soát.  Một nhà ngoại giao thông thạo t́nh h́nh lâu năm về Hà Nội có nói:

       “Các nhà lănh đạo Việt Nam tự nh́n ḿnh như các đại diện cứu thế của phong trào cách mạng tinh khiết nhất trên thế giới.  Họ mắc bệnh, nếu bạn muốn nói thế, bởi sự cao ngạo của quyền lực”.  Cộng với sự cao ngạo là sự thúc đẩy của Moscow, kẻ đă di chuyển vào khoảng trống quyền lực để lại đàng sau bởi sự rút lui của Hoa Kỳ.  Có một số sự minh chứng nhỏ cho lập luận rằng Hoa Kỳ có thể đă đẩy Việt Nam vào ṿng tay ôm của Sô Viết trong mùa hè qua khi Hoa Kỳ bác bỏ các nỗ lực khiêm tốn của Hà Nội để ḥa giải.

       Tuy nhiên, các nguyên do phức tạp của cuộc Chiến Tranh Trung-Việt cũng đă có gốc rễ trong sự thù hận lịch sử giữa hai chủng tộc anh em, trở lùi 21 thế kỷ khi có sự thuộc địa hóa của Trung Hoa trên vương quôc Nam Việt tại Châu Thổ Sông Hồng.  Trong năm 39 Sau Công Nguyên, hai chị em nữ vương có tên Trưng Trắc và Trưng Nhị đă cầm đầu một cuộc nổi dậy trong bốn năm chống lại Vương Quốc Trung Tâm; một cuộc phản công phẫn nộ đă đập tan binh sĩ Việt Nam tại Sông Đáy.  Thay v́ chịu đầu hàng quân Tàu, chị em nữ hoàng đă nhảy xuống sông và chết đuối – một cái chết v́ nước vẫn c̣n được vinh danh bởi các thiếu nữ Việt Nam mỗi Tháng Ba trong ngày lễ Hai Bà Trưng.

       Các cuộc nổi dậy quan trọng khác, trong các thế kỷ thứ ba, thứ sáu, và thứ mười, đă giúp dân Việt xây dựng được một tinh thần quân sự, vốn cần thiết để ngăn ngừa các cuộc tấn công của người Tai (Thái) ở phía tây và người Chàm ở phía nam.  Hơn một tá cuộc chiến tranh khác và một cuộc chiếm đóng tàn ác của Trung Hoa hồi đầu thế kỷ thứ 15 đă tăng cường tinh thần độc olập của người Việt và nung nấu sự thù hận đối với người Tàu trong đầu óc họ một cách vĩnh viễn.  Trước Thế Chiến II, phe Trung Hoa Quốc Dân Đảng đă cung cấp nơi trú náu cho người tỵ nạn chính trị Việt Nam chống lại thực dân, nhưng ngay sự ân cần này cũng đă không xóa bỏ được sự đối nghịch.  Trong cuộc chiến tranh sau này của ông ta chống lại người Pháp, Hồ Chí Minh được đề nghị sự ủng hộ của đoàn quân Cộng Sản đang thẳng tiến của Mao Trạch Đông, điều có thể có nghĩa tạo sự chiến thắng chung, mau chóng, ông ta đă từ chối.  Sau này, với một sự lư luận súc tích, ông đă giải thích lư do tại sao ông đă ưa thích để chiến đấu một cuộc chiến tranh du kích kéo dài bằng sức của chính ḿnh: “Thà ngửi phân Pháp trong một lúc c̣n hơn phải ăn cứt của Tàu suốt đời chúng tôi”.

       Cảnh tượng tuần qua của hai quyền lực Cộng Sản to lớn, Trung Quốc và Liên Bang Sô Viết, gân cổ căi nhau kịch liệt bên bờ của một cuộc chiến tranh khả dĩ lửa đạn – với Hoa Kỳ, một thời là kẻ thù chung của hai nước, đứng thụ động bên lề -- tiếp giáp với một Chiến Trường Phi Lư toàn cầu.  Sau một số sự hoang mang ban đầu, phong trào cộng sản quốc tế ngày càng phân hóa đă quay ngoắt lại chống Trung Quốc.  Tại Đông Âu, Nam Tư độc lập giữ nguyên sự trung lập thông thường của nó.  Rumania hoàng đàng kêu gọi cả hai bên hăy “ngừng các hoạt động quân sự tức thời`”.  Phần c̣n lại của các nước thuộc Thỏa Ước Warsaw Pact , một cách dễ tiên đoán, ủng hộ Moscow trong việc kết án điều Bulgaria gọi là “các hành động xâm lấn và phiêu lưu” của Trung Quốc.  Ngay Albania cũng phá bỏ sự cô lập lâu dài của nó để kết án đồng ḿnh Trung Quốc mới trở nên lạ lùng gần đây”.

 

Các tài xế xe tăng tập luyện tại Tây Bá Lợi Á (Siberia)

Tạo thành một bóng bao trùm lên các biến cố

 

Bản đồ các nơi tập trung quân số của Sô Viết

tại biên giới Sô Viết – Trung Quốc

 

 

 

Tại Pháp, Ư Đại Lợi, và Tây Ban Nha, các đảng cộng sản Âu Châu lớn đều đứng vào hàng ngũ chống Trung Quốc, với một sự khác biệt châm biếm: như một kẻ nhắc nhở về sự độc lập được khoa trương của ông ta với Moscow, Lănh Tụ Đảng Cộng Sản Tây Ban Nha, Santiago Carrillo, đă so sánh sự gây hấn của Trung Quốc chống Việt Nam với sự xâm lăng của Sô Viết vào Tiệp Khắc.  Khắp Mỹ Châu La Tinh, các nhóm thiên tả cất cao một bản hợp xướng chống Trung Quốc.  Hàng ngh́n sinh viên diễn hành tại công trường Paseo de la Reforma của Thành Phố Mexico City với các biểu ngữ viết HOAN HÔ VIỆT NAM – KẺ TIỀN PHONG CỦA CÁCH MẠNG THẾ GIỚI.

       Cuộc xung đột giữa các láng giềng Cộng Sản đă có một tác động làm mất ảo tưởng trên một số trí thức Âu Châu thiên tả.  Trong một bài viết cho tờ Corriere della Sera tại Milan, kư giả Giuliano Zincone nhắc lại việc ông đă đi biểu t́nh chống lại sự hiện diện của Mỹ tại Việt Nam và đă đóng góp tiền bạc cho Việt Cộng ra sao.  Trung Quốc đă “ở về phía Việt Nam, giống như Che [Guevara?], đă đoàn kết trong cuộc đấu tranh”.  Nhưng sau đó diễn ra sự rối loạn của Bắc Kinh: các đám đông tấn công bọn Tứ Nhân Bang, sự tái trổi dậy của “kẻ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa” cũ, Đặng [Tiểu B́nh].  Bằng việc xâm lăng Căm Bốt, Việt Nam đă phản bội các nguyên tắc của nó.  “Giờ đây ṿng tṛn được khép kin”, Zincone đă viết.  “Trung Quốc dịu dàng, nước vững chắc, nước có trách nhiệm, đang gửi các xe tăng của nó đến trừng phạt” người anh em cũ của nó, với rủi ro của việc châm ng̣i cho cuộc xung đột đại họa.  Chúng ta đang khởi đầu từ con số không.  Ôi những đứa trẻ mồ côi.”

       Với một lợi thế tuyên truyền quá hiển nhiên như thế, Liên Bang Sô Viết vào cuối tuần đă chủ yếu giới hạn cuộc phản công của nó chống lại Trung Quốc vào một tràng các ngôn từ.  Tờ Prada đă nêu lên “sự uất hận và căm phẫn” của Sô Viết đối với cuộc xâm lược của Trung Quốc.  Không đưa ra một sự đe dọa cụ thể, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Sô Viết Ustinov tái khẳng định rằng LBSV “sẽ tôn trọng các nghĩa vụ của nó chiếu theo hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Việt Nam”.  Báo chí và đài phát thanh chính thức cũng cáo buộc Hoa Kỳ v́ sự thông đồng trong cuộc tấn công của Trung Quốc.  Nhấn mạnh rằng cuộc xâm lăng của Trung Quốc đă được phóng ra “gần như vào ngày kế tiếp” sau khi có sự trở về của Đặng Tiểu B́nh từ Hoa Thịnh Đốn, tờ Pravda đă phản đối rằng “không sự tuyên truyền quanh co nào sẽ giúp che đậy trách nhiệm của các giới đó tại Hoa Kỳ, đă tạo sự đễ dàng, một cách trực tiếp hay gián tiếp, cho các hành động của Bắc Kinh”. Sự đả kích nhắm vào Hoa Kỳ th́ phi lư, nhưng cơn tức giận của Sô Viết th́ dễ hiểu và dễ tiên đoán.  Không điều ǵ về mối quan hệ mới giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc làm họ vui ḷng.

       Chừng nào mà các lực lượng Việt Nam c̣n có thể cầm cự bằng sức của chính nó, Sô Viết c̣n có thể sẽ ưa thích việc thu hái các lợi lộc tuyên truyền của sự kiềm chế.  Điều nguy hiểm là nếu phía Trung Quốc sẽ đẩy chiến tranh đi quá xa, di chuyển về phía Hà Nội hay Hải Pḥng, hay cho thấy ư định ở lại trên lănh thổ Việt Nam, bản thân Sô Viết sẽ không muốn bị xuất hiện yếu ớt và sẽ cảm thấy bị buộc phải hành động.  Nếu thế, họ sẽ làm ǵ? Các chuyên viên của chính quyền nói rằng các sự lựa chọn của Sô Viết th́ nhiều.  Họ có thể phóng ra một sự tái tiếp tế lớn lao cho các lực lượng Việt Nam, phái một số lớn các cố vấn quân sự, hay ngay cả việc thực hiện hành động quân sự trực tiếp tại Việt Nam.

       Đáng ngại hơn, họ cũng có thể đe dọa cảm giác an ninh của Bắc Kinh bằng việc di chuyển dọc biên giới Sô Viết – Trung Quốc dài 4,500 dậm, vốn đang gây run sợ với 44 sư đoàn của Hồng Quân.  Các binh sĩ Sô Viết có thể tấn kích vào vùng đất đóng băng, không người cư trú ở Tân Cương, nhưng một mục tiêu nhiều xác xuất hơn là Măn Châu, trung tâm công nghiệp của Trung Quốc.  Các nhà phân tích hy vọng loại trừ một cuộc không kích trên cơ sở hạch tâm của Trung Quốc tại Lop Nor như một sự lựa chọn “ngày tận thế”, một giải pháp có lẽ được tán thành bởi các sĩ quan quân đội cao cấp của Moscow nhưng không phải bởi Bộ Chính Trị.

 

Một người Việt Nam bị thương được cơng từ Lào Cai và

hai tù binh Trung Cộng bị đem ra tŕnh diện tại Phố Lu

 

       Hoa Kỳ đă được chuyển sang vai tṛ quan sát viên bên lề, không có mấy ảnh hưởng trên mỗi bên tham chiến.  Quan điểm của chính quyền là sự xâm nhập của Trung Quốc đă là một hậu quả trực tiếp của cuộc xâm lăng của Việt Nam được Sô Viết cổ vũ vào Căm Bốt, điều, kế đó, bị nh́n như sự đáp ứng của Moscow trước sự b́nh thường hóa các quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ.  Chính sách Hoa Kỳ được đặt trên khái niệm rằng đất nước này không nên bị dính líu vào một cuộc xung đột giữa các quốc gia Cộng Sản xa xôi.  Chính v́ thế Hoa Thịnh Đốn đă thúc giục một cách đồng đều Bắc Kinh và Hà Nội hăy rút quân của họ ra khỏi cả Việt Nam lẫn Căm Bốt.  Theo đuổi vai tṛ trung gian lương thiện của ḿnh, Hoa Kỳ cũng đ̣i hỏi một phiên họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, hy vọng tập họp đủ số phiếu cho một nghị quyết kêu gọi sự triệt thoái hỗ ứng.

       Trong cuộc tranh luận mở màn hôm Thứ Sáu, Đại Sứ Hoa Kỳ Andrew Young đă gọi t́nh h́nh Đông Nam Á “nguy hiểm” và thúc giục các bên tham chiến “hăy di chuyển các sự tranh chấp đến bàn thương thảo”.  Các nước không liên kết dường như sẽ xếp hàng đàng sau nghị quyết đề nghị của Hoa Kỳ, trong khi Trung Quốc và Liên Bang Sô Viết đưa ra các nghị quyết hoàn toàn đối nghịch nhau, một kết án sự xâm lược bởi Việt Nam, cái kia kết án sự xâm lược của Trung Quốc.  Vào ngày Thứ Bẩy, trong sự phản đối chống lại quyết định của hội đồng nhường lời cho đại diện của chế độ đă bị đánh bại tại Căm Bốt của Pot Pot, Đại Biểu Sô Viết, Mikhail Kharlamov đă hiên ngang bước ra ngoài.  Ông ta được theo sau ngay sau đó bởi Đại Biểu Tiệp Khắc.  Kharlamov đă cẩn thận để một phụ tá ở lại trên bàn họp, nhưng đó chính là sự bước ra ngoài đầu tiên của Sô Viết khỏi Hội Đồng Bảo An kể từ khi có Chiến Tranh Triều Tiên.

       Một số nhà ngoại giao ngoại quốc có nói đến sự sử dụng khả hữu  Hoa Thịnh Đốn của Bắc Kinh như một công cụ trong chiến lược xâm lăng của nó.  Các viên chức chính quyền đă phủ nhận một cách diễu cợt bất kỳ điều ǵ giống như sự thông đồng bị cáo giác bởi Moscow, và đă nhấn mạnh một cách thuyết phục rằng [Tổng Thống] Carter trong thực tế đă cố gắng ngăn cản họ Đặng khỏi bất kỳ hành động “thiếu khôn ngoan” nào.  Câu hỏi rằng liệu Hoa Thịnh Đốn, hăng hái để b́nh thường hóa các quan hệ với Bắc Kinh, có thể đă không bị kết nạp một cách vô t́nh, trong các chuẩn bị ngoại giao của Trung Quốc, cho cuộc tấn công hay không.  “Giờ đây, chúng ta biết được lư do tại sao Trung Quốc lại bày tỏ sự vội vă như thế để b́nh thường hóa các quan hệ với Hoa Kỳ”, Thượng Nghị Sĩ Charles Percy đă nói sau cuộc xâm lăng.

       Vào cuối tuần, đă có các dấu hiệu rằng phía Trung Quốc đang gặp phải địa h́nh khó khăn hơn và sự kháng cự cứng rắn hơn điều họ có lẽ đă ước định.  Một cách giả định, họ đă có sức mạnh và quân số để xâm nhập xa đến mức họ lựa chọn.  Nhưng có thể nào họ tự giải thoát ḿnh ra khỏi vũng lầy lịch sử với một sự dễ dàng tương tự hay không?  Các bia đá trên mộ ở Điện Biên Phủ.  Các xác máy bay trực thăng của Thủy Quân Lục Chiến gần Đà Nẵng.  Các địa danh khác, các di tích khác chứng thực cho các số phận bi thảm của các kẻ ngoại lai đến thăm viếng Việt Nam trong quá khứ và về sau đă ước rằng họ đă chưa bao giờ đến đó.  Để giáng dạy “bài học” của ḿnh, người Trung Quốc – giống như nguời Pháp và người Mỹ trước họ -- có thể t́m thấy Việt Nam sẽ là một lớp học bất kham./-

*****

 

Sự Cân Bằng Quân Sự

 

Hai khuôn mặt tham chiến vào địa h́nh không người cư trú, lởm chởm của miền bắc Việt Nam đă là đối tượng của kiểm tra gắt gao bởi các nhà phân tích quân sự tuần qua.  Tại Hoa Thịnh Đốn, một ủy ban đặc nhiệm phát sinh từ cộng đồng t́nh báo Hoa Kỳ đă khởi sự nhóm họp trong ṿng vài tiếng đồng hồ sau cuộc xâm lăng của Trung Quốc, lượng giá những dữ liệu nào có thể nhận được từ các bản thông báo quân sự và bởi sự quan sát bằng vệ tinh quang cảnh chiến trường.  Tại Moscow, các chiến lược gia cũng chăm chú không kém đến các tác động rộng lớn hơn của cuộc chiến.  Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng Trung Quốc hoạt động hay dở ra sao trong cuộc trắc nghiệm chiến đấu cụ thể đầu tiên của nó từ khi có Chiến Tranh Triều Tiên 30 năm về trước có thể cung cấp các manh mối về năng lực của nó chống lại các quân đoàn Sô Viết tại biên giới phía bắc Trung Quốc.  Dàn binh chống lại QĐNDGPTQ là một khí cụ quân sự đáng nể sợ được trui rèn bởi Bộ Trưởng Quốc Pḥng Vơ Nguyên Giáp, kẻ chinh phục Điện Biên Phủ, với các lực lượng đă đánh bại các đoàn quân của Pháp và Hoa Kỳ trong hơn ba thập niên giao chiên.  Các điểm mạnh và nhược điểm của cả hai lực lượng, như được lượng giá bởi các phân tích viên trong tuần qua, có vẻ sẽ là một sự cân bằng tế nhị.

 

Vơ Nguyên Giáp, Việt Nam

 

 

Tướng Dương Đắc Chí, trong cuộc thao diễn tập luyện (1958)

 

       Với 3.5 triều người, đội quân tại ngũ lớn nhất của thế giới, Bắc Kinh đă có một lợi thế quân số áp đảo trên 615,000 binh sĩ của Hà Nội.  Trong một cuộc tấn công trừng phạt hạn chế, phía Trung Quốc có thễ sẽ không bố trí nhiều hơn 200,000 quân, mặc dù quân số trừ bị của QĐNDGPTQ tại miền nam Trung Quốc th́ vô kể nếu cuộc xung đột phải mở rộng.  Trung Quốc hiện có khoảng 1.6 triệu lính dọc biên giới Sô Viết –- mo6t. lực lượng mà Bắc Kinh có thể quyết định tăng bổ nếu Moscow nâng t́nh trạng ứng chiến của 1 triệu binh sĩ của chính nó tại biên giới để đáp ứng với cuộc khủng hoảng.  Một lợi thế chiến thuật cho Trung Quốc là nhiều lực lượng của Hà Nội bị cầm chân tại Căm Bốt hay Lào và không có thể sẵn sàng để chuyển sang cuộc chiến tranh tại miền bắc.

       Mặc dù phía Trung Quốc đă không “đổ mau’ bởi kinh nghiệm chiến trận, các chuyên viên Ngũ Giác Đài tin tưởng rằng họ là các chiến sĩ tốt.  Các binh sĩ QĐNDGPTQ chưa được thử thách, giống như cấo chỉ huy của ḿnh, có thể hăng hái để chiến đấu – và cho một cơ hội hiếm có để thăng cấp.  Kinh nghiệm mà vị chỉ huy hành quân của họ, Tướng Dương Đắc Chí, 68 tuổi, có được trong Chiến Tranh Triều Tiên, có thể được dùng để nâng cao sự tin tưởng của các binh sĩ.  Ở vào thế tấn công cũng mang lại một lợi thế tinh thần vô h́nh.  Tuy nhiên, QĐNDGPTQ gặp trở ngại bởi nhiều năm dính líu thái quá vào chính trị nội bộ của Trung Quốc.  Trong một thời gian dài, nhiệm vụ gay go nhất của nó là kiềm chế sự thái quá của Cuộc Cách Mạng Văn Hóa.

       Đối với phía Việt Nam, họ thụ hưởng từ sự kiện rằng họ đang pḥng thủ xứ sở của chính họ chống lại một kẻ thù bị oán ghét trong lịch sử.  Họ là các chiến sĩ đă được chứng thực với một sức mạnh bền bỉ không thể phủ nhận được.  “C̣n quá sớm để nói ai là kẻ khá hơn”, một chuyên viên Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ đă nói.  “Một đối một, trọng lượng về kinh nghjiệm sẽ nghiêng về phía Việt Nam”.

       Hà Nội có một sự ưu việt rơ ràng trên Bắc Kinh về vũ khí tinh vi.  Mặc dù cả hai lực lượng đang giao tranh với các vũ khí được chế tạo tại LBSV hay với các bản sao các kiểu mẫu của Sô Viết, nhiều vũ khí của QĐNDGPTQ đă được thụ đắc trước khi có sự ran nứt Nga-Hoa vào cuối thập niên 1950.  Phía Việt Nam cũng có một số trang bị của Mỹ tịch thu được, rơ rệt nhất là đại bác 177 ly, vốn vượt xa bất kỳ súng pháo binh nào trong số tồn kho của Trung Quốc.  Một trong những vũ khí hữu hiệu nhất và được ưa chuộng của Hà Nội, như người Mỹ lĩnh hội được tại Khe sanh, là đại bác 130 ly.  Một nhà phân tích quân sự tại Hồng Kông có nói, “Phía Việt Nam yêu thích súng 130 ly và thực sự biết cách sử dụng nó.  Họ phải yêu thích là đă có súng băn tầm xa hơn súng của Trung Quốc”.

       Trung Quốc có khoảng 10,0090 xe tăng, so với 900 chiếc của Việt Nam.  Nhưng địa h́nh núi non của sự giao tranh tuần qua loại bỏ sự sử dụng xe tăng ngoại trừ tại các hành lang rất nhỏ hẹp, và các xe tăng T-34 cổ xưa của Trung Quốc dễ bị xâm phạm bởi các hỏa tiễn chống xe tăng Sagger cực kỳ chính xác được cung cấp cho Việt Nam bởi Liên Bang Sô Viết trong ba năm qua.  Phía Trung Quốc không có ǵ tương đương với hỏa tiễn Sagger.  “Đây là một trong các sự khiếm khuyết chiến đâu quan trọng của họ, điều mà họ đang cố gắng để sửa chữa bằng cách mua các hỏa tiễn (chống xe tăng) HOT từ Pháp”, một chuyên viên Hoa Kỳ ghi nhận.

       Không lực Việt Nam th́ vô cùng yếu thế so với Trung Quốc về số lượng, nhưng phẩm chất th́ ưu việt vô cùng.  Hà Nội có tổng cộng 300 phi cơ chiến đấu, khoảng 700 máy bay của Trung Quốc nằm trong phạm vi tấn công của Việt Nam.  Tuy nhiên, phần lớn các máy bay sẵn sàng để chiến đấu là các máy bay lỗi thời MiG17 và Mig-19, trong khi Việt Nam không chỉ có máy bay MiG-21 hơi tân tiến hơn mà c̣n có cả “chiến đấu cơ tự do” F-5 đa năng tịch thu được từ người Mỹ.

       Phía Việt Nam cũng có một lợi thế về tiếp liệu và chuyển vận.  Bởi có sự thiếu hụt các xe vận tải và xe chở hàng, phía Trung Quốc được tường thuật đă phải mang một số đồ tiếp liệu đến khu vực chiến đấu bằng xe do ngựa kéo.  Trong khi đội quân Trung Quốc di chuyển chính yếu bằng chân, các lực lượng Việt Nam có đầy các sự vận tải hiện đại, phần lớn trong đó được tịch thu từ Quân Đội Hoa Kỳ.  Hơn nữa, phía Trung Quốc có các sự truyền tin chiến trường thô sơ; đôi khi họ vẫn c̣n dùng đến các người chạy bộ và đi bằng xe đạp.  Phía Việt Nam được trang bị với máy thu phát thanh (radio) hiện đại và các điện thoại dă chiến, nhiều số trong chúng do Mỹ chế tạo.

       Bất kể sự ưu việt của Hà Nội trong kinh nghiệm, vũ khí và tiếp vận, tinh thần xuống thấp trong các lực lượng Việt Nam có thể làm cùn nhụt các lợi thế của họ.  Các sự tổn thất nặng nề tại Căm Bốt đă làm phương hại nghiêm trọng đến tinh thần chiến đấu của một số binh sĩ Việt Nam.  Các lính tuyển mộ đă hối lộ các sĩ quan của họ để cho họ quay về nhà.  Tỷ lệ AWOL [chữ viết tắt của thành ngữ A(bsent] W(ith)o(ut) L(eave): có nghĩa vắng mặt tại nhiệm sở hay nhiêm vụ mà không có phép chính thức, nhưng không có ư định đào ngũ, chú của người dịch] cao dến nỗi bộ chỉ huy quân đôi đă loan báo kế hoạch tái tổ chức trong hai năm nhằm hội nhập tốt hơn các binh sĩ miền nam mất tinh thần vào một lực lượng chiến đấu hăng say hơn.  Mao Trạch Đông có thể đúng khi nói rằng: “Các vũ khí là một yếu tố quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyết đinh; chính con người chứ không phải các đồ vật mới là yếu tố quyết định”./- 

 

*****

 

THỜI BUỔI KHÓ KHĂN CHO HÀ NỘI

 

       Các nhà lănh đạo Hà Nội thường hay kiêu hănh nới với các du khách ngoại quốc có cảm t́nh rằng người dân Việt Nam th́ sẵn ḷng “chịu khổ với sự dâng hiến”.  Tuần qua, các chiếc xe vận tải chất đầy các người bị chết và bị thương v́ chiến tranh trở về từ biên giới Trung Quốc và từ Căm Bốt chứng thực rằng sự đau khổ c̣n lâu mới hết.  Một câu hỏi không được trả lời và có lẽ không thể trả lời được rằng việc dâng hiến mà 51 triệu công dân của Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa c̣n ra sao với một giới lănh đạo đă không thể tạo lập được một xứ sở ổn định và thịnh vượng ngay dù sau bốn năm tương đối ḥa b́nh.

       T́nh trạng thiếu dinh dưỡng và ngay cả nạn đói hoành hành khắp Việt Nam.  Sản lượng nông nghiệp sút giảm 15% trong năm 1878, trong khi viễn ảnh cho năm nay c̣n kém đến nỗi Hà Nội đă sẵn hạ thấp các số ước lượng thu hoạch của nó xuống từ các chỉ tiêu đă tuyên bố.  Sau trận lụt rộng lớn tại vùng đất trồng lúa gạo Tháng Chín năm trước, khẩu phần hàng tháng về thực phẩm cho mỗi người đă bị cắt từ 33 cân Anh (lbs) xuống c̣n 29 cân Anh.  Trong số đó, các nông dân và các công nhân b́nh thường chỉ được trợ cấp nhiều hơn 2 cân Anh gạo một chút, thứ lương thực chính của chế độ ăn uống hàng ngày của người Việt Nam.  Đường, thịt, và bột ḿ th́ khan hiếm và đắt khủng khiếp.  Các công nhân nhà máy đă trở nên vô hiệu năng bởi t́nh trạng thiếu dinh dưỡng, theo các nhà quản lư Tây Phương tại các nhà máy được dựng lên bởi nước ngoài.

       Các trận băo, các vụ hạn hán và các tai họa thiên nhiên khác đă góp phần vào các khó khăn nông nghiệp của Việt Nam, nhưng sự thiếu khả năng của chính quyền đă là nguyên do chính.   Các sự rối loạn giấy tờ đă ngăn trở việc trồng hạt giống mới của lúa gạo có sức kháng cự hạn hán nhiều hơn, và sự phân phối các thuốc trừ sâu tại các khu vực bị phá hoại bởi côn trùng thực vật đă bị tŕ hoăn.  Sản lượng lúa gạo đang sút giảm tại vùng Châu Thổ sông Mekong một thời thịnh vượng.  Hà Nội đă loan báo rằng nó sẵn sàng trao đổi các tiêu thụ phẩm chẳng hạn như các quạt máy chạy điện lấy gạo, hy vọng khuyến dụ các nông dân bán số thu hoạch của họ cho chính phủ thay v́ trên chợ đen.  Khi chính phủ không chuyển giao các tiêu thụ phẩm đă hứa hẹn, các nông dân bị thất vọng đă bắt đầu sản xuất ít đi.  Tờ báo của đảng [cộng sản] Viêt Nam, Nhân Dân, có phàn nàn rằng nhiều nông dân đă để các cánh đồng lúa không canh tác hay dùng gạo để nấu rượu hay nuôi heo.

       Đời sống đặc biệt khó khăn tại miền bắc.  Các gia đ́nh tại Hà Nội chỉ được cho phép có 75 bộ Anh vuông (square feet) không gian sinh sống cho mỗi người – vào khoảng số diện tích đề nghị cho các tù nhân ở các nhà tù khổ sai liên bang Hoa Kỳ.  Các thợ nhà máy phải làm việc sáu ngày một tuần, và phải dùng ngày thứ bẩy cho các phiên họp chính trị hay tại các dự án xây dựng “t́nh nguyện”.  Các xe hơi do tư nhân sở hữu hoàn toàn không có, và các đồ phụ tùng cho xe đạp th́ thiếu hụt số cung.  “Có một mức độ to lớn của sự khốn khổ”, một nhà ngoại giao tại Hà Nội có nói như thế.  “Dân chúng đang bắt đầu phàn nàn một cách riêng tư.  Một trong các câu hỏi th́ thầm được nghe thấy thường xuyên nhất là một câu hỏi mỉa mai, “Chúng ta đang làm cái giống ǵ vậy tại Căm Bốt?”

       Miền nam vẫn c̣n tương đối thịnh vượng hơn.  Các phụ nữ ở đó vẫn mặc áo dài có màu sáng rực, trái với các chiếc quân đen và áo trắng chung cho cả hai phái thường được mặc ở miền bắc.  Thực phẩm phần nào được cung ứng nhiều hơn nhưng đắt đỏ hơn, bởi tỷ lệ lạm phát vượt quá 100% một năm.  Nói chung, nền kinh tế của miền nam chịu khổ sở từ sự xóa bỏ của Hà Nội trong năm qua “giới tư sản mại bản” và việc đưa đến một tiền tệ đồng nhất khắp nước.  Kỹ nghệ miền nam hiện đang hoạt động với 40% năng lực.  Khoảng một phần năm trong 3 triệu cư dân của Sàig̣n bị thất nghiệp.  Nh́n nhận sự quản lư sai lạc phổ biến trong công nghiệp và nông nghiệp, tờ Nhân Dân đă giải thích, “Trong các cuộc đấu tranh lâu dài chống đế quốc chủ nghĩa, chúng ta đă trở nên rất thành thạo trong các cuộc đấu tranh chính trị và vũ trang và tài t́nh trong việc tổ chức các trận đánh lớn.  Song chúng ta vẫn chưa quen thuộc với sự tổ chức sự sản xuất và kinh doanh trên quy mô to lớn”.

       Các khó khăn kinh tế của Việt Nam bị trầm trọng hơn một cách lớn lao bởi sự trục xuất 200,000 người gốc Hoa trong chín tháng qua.  Người gốc Hoa bị trở thành mục tiêu bởi sự can dự rộng răi của họ trong chợ đen, nhưng họ cấu thành tầng lớp kinh doanh quan trọng của Việt Nam.  Họ quản trị việc mua bán gạo, các hải cảng chính, các hệ thống phân phối và vài kỹ nghệ then chốt – nổi bật nhất là than đá.

       300,000 người tỵ nạn đă chạy trốn khỏi Việt Nam từ sau sự sụp đổ chính quyền ông Thiệu năm 1975 cũng đă làm giảm bớt các nguồn nhân lực của xứ sở.  Theo các viên chức tại Thái Lan và Hồng Kông, nơi nhiều dân tỵ nạn chạy đến, các viên chức Việt Nam đang trục lợi một cách riêng tư từ cuộc di cư của các công dân của họ, các kẻ đang muốn đi t́m thức ăn và tự do ở hải ngoại.  Sau khi phỏng vấn các người tỵ nạn, các điều tra viên tin tưởng rằng có đến 50% số tiền mà các người chuẩn bị tỵ nạn phải trả để rời khỏi Việt Nam cuối cùng nằm trong túi của các đảng viên Cộng Sản địa phương.

       Theo các người tỵ nạn, một trong các sự thay đổi nổi bật nhất xuất hiện tại Việt Nam là t́nh trạng tham nhũng của các viên chức đảng trung cấp.  Nhiệt t́nh cách mạng đă nhường bước cho một sự khai thác vô liêm sỉ các khó khăn kinh tế của Việt Nam.  Các viên chức cộng sản tham nhũng đă bước chân vào sự mua bán trên thị trường chợ đen có thời được điều hành bởi người gốc Hoa.  Tất cả các tuyến đường chính của châu thổ sông Hồng phía nam Hà Nội phô bày “các chợ nổi” do Cộng Sản điều hành,  cung cấp hàng hóa ăn trộm từ các chiếc tàu hay trực tiếp từ các bến tàu ở Hải Pḥng.  Sự tiêu pha công nhiên trong số các viên chức Cộng Sản đă trở nên nức tiếng đến nỗi Thủ Tướng Phạm Văn Đồng cẩm thấy cần phải ban hành một mệnh lệnh chung: “Vào lúc khi người dân tại một vài khu vực đang trải qua t́nh trạng thiếu thốn và nạn đói, cần tuyệt đối kiềm chế việc tổ chức các buỗi lễ và tiệc tùng phí phạm.  Mọi khu vực và mọi cấp phải giữ ǵn một tinh thần làm gương bằng cách tiết kiệm trong sự sản xuất và một lối sống né tránh mọi sự hoang phí”./-

 

Thủ Tướng Phạm văn Đồng trong một cuộc thăm viếng tại Paris

Nguồn: Time Magazine, số ra ngày 5 Tháng Ba, 1979, các trang 26-36.

          

ội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc

 Ngô Bắc dịch và phụ chú

10.03.2014

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

© gio-o.com 2014