phỏng vấn

nhà báo, nhà thơ

VƯƠNG TÂN

 

thực hiện: Lê Thị Huệ

 

kỳ 6

 

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6,

 

 

Vương Tân là nhà báo, nhà thơ  đặc biệt có gốc gác, giềng mối quen biết và thân cận với một số thành phần cầm bút, thành phần quân đội, thành phần chính trị quan trọng của chế độ Sài G̣n Miền Nam Quốc Gia 1954 – 1975

 

gio-o.com hân hạnh giới thiệu bạn đọc cuộc phỏng vấn thú vị với nhà thơ nhà báo Vương Tân (lth)

 

Lê Thị Huệ: Hai nhân vật báo chí Việt Nam có nhiều  tiếp xúc và làm việc với các hăng thông tấn và báo chí quốc tế trong xuốt thời gian chiến tranh Việt Nam là Phạm Xuân Ẩn và Cao Giao,ông có hiểu biết ǵ về hai nhân vật này

 

Vương Tân: Vương Tân quen Phạm Xuân Ẩn qua Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm[tên khai sinh Nguyễn Trần Huyên]. Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm tức Nguyễn Trần Huyên là cháu cụ chánh án Nguyễn Trần Mô,nhà cụ Mô ở phố Yết Kiêu Hà nội cạnh nhà Vương Tân.Nguyễn Trần Huyên từ quê ra Hà nội học ở nhà cụ Mô,cụ Mô có ông con trai là Nguyễn Trần Thiết theo Vơ Nguyên Giáp,Nguyễn Trần Huyên theoNguyễn Hữu Đang lập Văn Hóa Cứu Quốc,nhưng tiểu thư Kim con gái lớn cụ Mô th́ lại có cảm t́nh với Lê Quang Luật,Huyên hay nói chuyện với Lê Quang Luật được Luật giới thiệu chủ nghĩa Duy Dân và đưa làm quen với nhà văn ngươi Nhật Komatsu.V́ thế mà Huyên được Komatsu huấn luyện viết văn và làm t́nh báo  rồi đọc sách Lư Đông A  và được kết nạp vào Đảng Duy Dân trong chi bộ đảng trưởng có Lê Quang Luật, Nghiêm Xuân Hồng, Phạm Văn Tâm [Thái Lăng Nghiêm],Trần Quốc Phiên[nhà thơ Trần Việt Hoài trưởng nam nhà thơ Á Nam Trần Tuấn Khải]

 

Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm vào nghề văn nghề báo rất sớm, được nhà văn nhà báo Vũ Bằng trân trọng.Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm là người được ông Ngô Đ́nh Nhu mời vào bộ tham mưu trong việc lập thuyết ấp chiến lược.Ông Ngô Đ́nh Nhu mở trường dạy về học thuyết Ấp chiến lược trao cho Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm và Phạm Văn Tâm[Thái Lăng Nghiêm][soan bài giảng dạy cán bộ chỉ đao làm Ấp chiến lược.Chính v́ chuyện này mà Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm đă bị Đoàn CôngTác Đặc Biệt Miền Trung của Dương Văn Hiếu bắt cóc đem về giam tại trại giam Chín Hầm ở Huế 9 tháng , chỉ có 9 tháng trong pḥng giam làm ngầm dưới đất,Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm đă bị cùm đến liệt một chân vào  mờ luôn hai mắt.Nhưng nhờ những kinh nghiệm mà nhà văn Komatsu đă dạy Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm đă làm cho Dương Văn Hiếu không khai thác được ǵ cho tới khi bác sĩ Tuyến mang được ông về Saigon,trao cho ông chức Giám đốc Chánh trị báo Ngôn Luận thay Hà Đức Minh,cùng Từ Chung Vũ Nhất Huy[một người làm Usis từng được ngươi Mỹ đưa đi đào tạo tiến sĩ kinh tế về điều hành tờ Ngôn Luận cơ quan ngôn luận bán chính thức của Đảng Cần Lao Nhân Vị, rồi làm Tổng thư kư ṭa soạn báo Chánh Luận th́ bị Việt Cộng bắn chết trước cửa nhà ở  gần chơ Nguyễn Tri Phương]

 

Sau binh biến ngày 11 tháng 11 năm 1960,ông Ngô Đ́nh Nhu và bác sĩ Trần Kim Tuyến quyết định phải nắm chắc mặt trận báo chi nên quyết định cho đàn em xuất bản  năm tờ báo đó là các báo Đồng Nai,Saigon mai,Thời Báo,Dân Việt và Báo Mới,trao Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm điều hành tờ Báo Mới.Khi Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm nhận điều hành Báo Mới liền tới kiếm Vương Tân nhờ giúp một tay.  Vương Tân nhận lời mời Vương Hữu Đức làm thư kư ṭa soạn, Trần Việt Hoài tức Thiết Bản Đao Nhân trưởng nam thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải  viết tạp ghi và nhà văn Vũ Bằng  làm tin quốc tế.   Vương Tân phụ trách phần thơ . Chính nhờ phụ trách phần này mà Vương Tân khám phá ra thi tài Du Tử Lê và Minh Đức Hoài Trinh.  Phải công bằng mà nói Cao Giao làm báo cho bác sĩ Trần Kim Tuyến và ông Ngô Đ́nh Nhu, nhưng Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm giỏi lách nên đă đưa người đọc tiếp xúc được với nhiều sự thật của thời cuộc. 

 

Tới năm 1963 vụ đấu tranh b́nh đẳng tôn giáo do Phật giáo đồ khởi xướng xẩy ra, mật vụ của Dương Văn Hiếu bắt cóc nhà thơ Trần Việt Hoài và”vồ” hụt Vương Tân.  Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm liền đem Vương Tân dấu ở khách sạn Caravel.  Lúc này Vương Tân mới thấy Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm ngoài viết báo tiếng Việt c̣n viết báo tiếng Anh.  Chính dịp này Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm giới thiệu Vương Tân với nhà báo Phạm Xuân Ẩn một nhà báo theo Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm lúc đó đang làm việc với thông tấn xă Reuter của người Anh, và Phạm xuân Ẩn là nhà báo được đào tạo chính qui ở Mỹ chỉ sau lớp Nguyễn Ngọc Linh.  Tưởng ai chứ Phạm Xuân Ẩn th́ quá quen thuộc với Vương Tân.  Ông người Biên Ḥa là em Phạm Xuân Giai, thư kư riêng của tướng Trần Tử Oai người nổi danh thời tướng Nguyễn Văn Hinh nổi loạn chống thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm. Ông Phạm Xuân Ẩn lúc đó làm cho hăng thông tấn Reuter,nhưng cũng cộng tác với bác sĩ Trần Kim Tuyến, ông Phạm Xuân Ẩn nói với Vương Tân rằng bọn Dương Văn Hiếu định bắt cóc Vương Tân v́ Vương Tân thân với thương tọa Thích Tâm Châu và nhà văn Nguyễn Đức Quỳnh.  Tuy nhiên bọn Dương Văn Hiếu không bền đâu, đừng lo.  Nhà báo Trần Quân [Sức Voi], một sĩ quan t́nh báo Bắc Việt chuyển hướng được Dương Văn Hiếu xử dụng viết cho báo của Dương Văn Hiếu nói với Vương Tân rằng Dương Văn Hiếu vừa tŕnh hồ sơ nhà báo Phạm Xuân Ẩn lên ông Ngô Đ́nh Cẩn xin bắt ông Phạm Xuân Ẩn dù ông làm việc với bác sĩ Trần Kim Tuyến tuy nhiên ông là nhân vật quan trọng trong tổ t́nh báo chiến lược của ông Mười Hương mà Dương Văn Hiếu đă phá được.   Nhưng sở dĩ Phạm Xuân Ẩn lúc đó không sa lưới v́ lúc đó Phạm Xuân Ẩn đang học ở Mỹ.  Trong khi Vương Tân lánh mặt tránh sự bắt cóc của Dương Văn Hiếu th́ đột nhiên ông Ngô Đ́nh Nhu quyết định cử bác sĩ Trần Kim Tuyến đi Cairo làm Tổng lănh sự VNCH ở Ai Cập và cử trung tá Phạm Thu Đường làm giám đốc Sở Nghiên Cứu Chánh Trị và  Xă Hội.  Bác sĩ Trần Kim Tuyến thay v́ đi Cairo đă ở lại Saigon rồi rút vào bí mật cùng ông Huỳnh Văn Lang và đai tá Phạm Ngọc Thảo âm mưu đảo chánh anh em ông Ngô Đ́nh Diệm.  Kết quả là ngày 1 tháng 11 năm 1963 tướng Dương Văn Minh đảo chánh Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm anh em ông Diệm bị thảm sát,bác sĩ Trần Kim Tuyến,ông Huỳnh Văn Lang bị tù đầy c̣n đại tá Phạm Ngọc Thảo lại phây phây. 

 

Vương Tân c̣n nhớ lần đầu Vương Tân gặp đai tá Phạm Ngọc Thảo là ngày rằm tháng tám năm 1956.  Các ông Huỳnh Văn Lang Hoàng Minh Tuynh mở tiệc chiêu đăi những người mà các ông mời tham gia ban biên tập tạp chí Bách Khoa ở căn hộ của ông Huỳnh Văn Lang trên tầng một Ngân Hàng Quốc Gia ở bến Chương Dương nhưng lại đi thang máy tới bằng thang máy ở cửa đường Pasteur.Vương Tân đi xe hơi cùng Nguyên Sa và Duy Thanh xe do Trịnh Viết Thành em rể Nguyên Sa lái.  Xe thuộc loại sang, xe Buick sản xuất ở Mỹ của Trịnh Viết Thành.  Đón bọn Vương Tân, Nguyên Sa , Duy Thanh, Trịnh Viết Thành tại cửa có hai ông Huỳnh Văn Lang và Hoàng MinhTuynh cùng một phụ nữ được nhà báo Nguyễn Ngu Í  giới thiệu là em gái giáo sư Phạm Thiều vợ Phạm Ngọc Thảo, một nhân vật sẽ phụ trách ṭa soạn Bách khoa tiếp xúc với các biên tập viên.  Khi mọi ngươi vào bàn ăn được chừng 15 phút th́ có một người cao dong dỏng măc đồ trắng ôm một chiếc cặp da to đùng tới, ông Huỳnh Văn Lang đứng dạy  bắt tay và giới thiệu với mọi ngươi nhân vật này là Phạm Ngọc Thảo, em trai ông Phạm Ngọc Thuần,mới căi nhau với Phạm Văn Đồng thủ tướng Bắc Việt về đường lối ngả theo Tầu của Hà Nội đă bị bắn lủng bụng.   Nhưng được tổ chưc của ta đưa thoát vào Nam.  Phạm Ngọc Thảo sẽ phụ trách phần quân sự trong tạp chí Bách Khoa.  Sau buổi gặp gỡ này Vương Tân đươc biết Phạm Ngọc Thảo được đưa đi học một khóa quân sự đặc biệt ở Đà lạt và sau đó phong quân hàm đai úy rồi thiếu tá phụ trách tỉnh đoàn Bảo An Vĩnh Long, rồi vinh thăng thiếu tá phụ trách tỉnh đoàn Bảo An B́nh Dương cuối cùng đi Mỹ học rồi về nước vinh thăng trung tá làm tỉnh trưởng Bến Tre.  Phạm Ngọc Thảo rất đươc Ngô Đ́nh Nhu tin dùng . Thế rồi Phạm Ngọc Thảo theo tướng Nguyễn Khánh làm chỉnh lư theo tướng Trần Thiện Khiêm làm đảo chánh. Và cuối cùng bị trung tá Nguyễn Mộng Hùng thảm sát.  Có cái lạ là Việt Cọng phong ông Phạm NgọcThảo là anh hùng là liệt sĩ nhưng bà Phạm NgọcThảo lại quyết định không đưa con về nước mà  định cư luôn ở Mỹ.

 

Sau đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm quyết định  xa rời chính trường bắt tay vào nghề báo chuyên nghiệp dù bạn thân Lê Văn Thái năn nỉ thế nào cũng không rời tờ News Week.  Kết quả sau 30 tháng tư năm 1975 Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm bị Việt Cọng  nhốt vào khám Chí Ḥa 10 năm về tội làm gián điệp. Rồi cho xuất cảnh đi đoàn tụ với con ở Thụy Điển. Sang đất nước Bắc Âu này Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm bị đau thận phải giải phẫu, bác sĩ gây mê sao đó không biết giải phẫu xong  vẫn hôn mê  rồi rời cơi thế luôn.

 

Phạm Xuân Ẩn là một nhà báo tài hoa người Việt Nam duy nhất đươc tạp chi Times [Mỹ] đưa tên là người đại diện tạp chí  Times tại Việt Nam trong thời chiến tranh Việt Nan.  Phạm Xuân Ẩn sau ngày 30 tháng tư 1975 không dấu chuyện ḿnh làm gián điệp cho Việt Cộng.  Nhưng mỗi lần gặp Vương Tân,  Phạm Xuân Ẩn đều nói ông là người thích chơi chim, chơi chó, thích uống rượu ngon, nên khó hợp với chủ nghĩa cộng sản.  Phạm Xuân Ẩn  nói với Vương Tân là bác sĩ Trần KimTuyến đă thử thách ông khi nhờ Phạm Xuân Ẩn lo cho một chỗ trên trực thăng Mỹ để đào thoát sáng 30 tháng tư, dù bác sĩ Trần Kim Tuyến c̣n ngả đào thoát của phó đề đốc Chung Tấn Cang và một chỗ trên tầu Việt Nam Thương Tín.  Phạm Xuân Ẩn đă lo cho bác sĩ  Trần Kim Tuyến ngay một chỗ tại băi đáp trưc thăng đường Gia Long,trụ sở Pháp Văn Đồng Minh Hội.  Sau 30 tháng tư 1975 Phạm Xuân Ẩn nhiều lần t́m đường vượt biên và từng nhờ một nhà báo Mỹ đồng nghiệp giúp đỡ ông đào thoát.  Có lúc Việt Cộng đă giam lỏng Phạm Xuân Ẩn hai năm tại một trại lính ở Hà nội.  Sách viết về Phạm Xuân Ẩn của một đồng nghiệp người Mỹ được dịch lại tiếng Việt in ở Việt Nam bị kiểm duyệt bó những đoạn nói về tâm sự chán chường của Phạm Xuân Ẩn và những bất măn của Phạm Xuân Ẩn với Đảng Cộng Sản Việt Nam.

 




Vương Tân trước ảnh Phạm Xuân Ẩn được Đảng Cọng Sản lộng kiếng khoe
trong khách sạn Continental Sài G̣n tháng 10. 2015

 

 

Lê Thị Huệ: trong phần trả lời trước ông nói Đêm Gĩa Từ Hà Nội của nhà văn Mai Thảo lời cả triệu bạc vào thập niên 1950 ở Sài G̣n.  Thật là một điều ngạc nhiên. Tại sao có thể bán được nhiều đến thế.  Ông biết như thế nào về chuyện này?

 

Vương Tân: Trong bối cảnh giữa thập niên 1950 của thế kỷ hai mươi, ở Việt Nam thị trường phát hành sách sau khi đất nước bị chia đôi rất hạn chế.  Các nhà phát hành Yiễm Yiễm Thư Trang của thi sĩ Đông Hồ và nhà Nam Cường của ông Nam Cường mất thi trường miền Bắc co cụm lại chỉ c̣n thị trường từ Huế vô  tới Cà Mâu sách xuất bản phát hành bán ra không đươc bao nhiêu. Tuy nhiên lúc này lại có hai thị trường Bộ Thông Tin,và Pḥng Thông Tin Mỹ bao tiêu rất khá, chứng cớ là cuốn Bên Kia Bến Hải của tác giả Đinh Xuân Cầu hai cơ quan này đă mua tới 200.000 bản.  Sở dĩ cuốn sách này bán được cho bộ Thông Tin và và Pḥng Thông Tin Mỹ nhiều như vậy v́ nó là cuốn sách duy nhất viết về cuộc “đấu tố” tại miền Bắc vừa nghiêm chỉnh vừa chính sác v́ tác giả vừa đào thoát từ trại tù số 5 của Việt Cộng về [trại tù số 5 c̣n có tên gọi là trại tù Lư Bá Sơ].

 

Đêm Gĩa Từ Hà Nội của Mai Thảo được nhà phê b́nh Dương Giang - Lê Khải Trạch,  Đổng Lư Văn Pḥng bộ thông tin nhận định là tác phẩm văn học chống Cộng có tầm  cỡ nên đă đặt mua 70.000 bản để phổ biến.  Trong khi đó Từ Ngọc Bích phụ tá trưởng pḥng Thông Tin Mỹ bạn thân Nguyễn Đăng Viên anh ruột của Mai Thảo Nguyễn Đăng Quư đă đặt mua 30.000 cuốn để cơ quan này phổ biến.

 

Với “một trăm ngàn” bản Đêm Gĩa Từ Hà Nội bán cho bộ Thông Tin và Pḥng  Thông Tin Mỹ,  Mai Thảo từ một công tử đang phải sống nhờ cha mẹ bỗng trở thành triệu phú, có nhà riêng,  không c̣n phải ở trong ṭa biệt thự sang trọng của cha mẹ ở quận Nhất Sài G̣n nữa.

 

Mai Thảo làm nghề xuất bản sách từ  khi thành công về tài chính trong việc xuất bản Đêm Giă Từ Hà Nội.

 

Lê Thị Huệ: Cuộc phỏng vấn với nhà báo nhà thơ Vương Tân đang hào hứng, th́ bị cắt ngang tại đây v́ sự ra đi đột ngột của ông vào tảng sáng 15.12.2015 nơi nhà riêng ở Mỹ Tho.


Tường thuật của con trai Lê Nguyên Anh Nhă về cái chết của ba, nhà báo nhà thơ Vương Tân – Hồ Nam:


“Ngày thứ hai (14 tháng 12) ba em có một buổi chiều vui hơn thường lệ với mẹ và em, c̣n chạy xe gắn máy để bắt 2 em cún cưng chạy ra khỏi hàng rào đi rượt mèo nhà hàng xóm. Buồi tối th́ ngồi đánh máy computer một lát rồi qua xem ti vi, rồi nằm đưa vơng xem sách. Khi em dạy học xong th́ ba em nói thèm ăn quá trứng chiên, em chiên cho quá trứng ốp la.  Ba ăn với rau xà lách, ăn ngon lành được một chén rồi một lát sau dọn dẹp vô pḥng nghỉ. Đến 11 giờ 30 tối th́ kêu mệt, em đo huyết áp th́ thấy cũng không có vấn đề, chỉ là nhịp tim hơi nhanh.  Ba em kêu mẹ cạo gió rồi kêu hai mẹ em đi ngủ.  Em nằm thiếp đi đến 3 giờ sáng th́ ba em khó thở.  Hai mẹ con em vội vàng cùng hàng xóm đưa đến bệnh viện nhưng đến nơi th́ trút hơi thở cuối cùng trong cơn nhồi máu cơ tim.  Đột ngột quá chị ơi, v́ em cứ nghĩ ba sẽ ít nhất ở với em 90 tuổi.


Ba em vốn có bệnh tiểu đường cũng 10 năm nay, uống thuốc đều đặn, tuy nhiên cũng không tránh khỏi biến chứng qua tim, làm thiểu năng mạch vành. Mặc dù vậy, sáng nào ba em cũng thích bổ củi để tự tay nấu nước pha trà.  Ở tuổi 80, ba em vẫn chạy xe gắn máy chở mẹ đi chợ. Mọi thứ diễn qua quá nhanh. Giờ này mà em vẫn c̣n phảng phất như nh́n thấy dáng ba lui cui châm nước pha ấm trà, nh́n b́nh thủy trống mà em chạnh ḷng nhớ ba nói lúc chiều "Nước nóng mới đun đấy ... "

 

 

© gio-o.com 2015