phỏng vấn

nhà báo, nhà thơ

VƯƠNG TÂN

 

thực hiện: Lê Thị Huệ

 

kỳ 4

 

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4,

 

 

Vương Tân là nhà báo, nhà thơ  đặc biệt có gốc gác, giềng mối quen biết và thân cận với một số thành phần cầm bút, thành phần quân đội, thành phần chính trị quan trọng của chế độ Sài G̣n Miền Nam Quốc Gia 1954 – 1975

 

gio-o.com hân hạnh giới thiệu bạn đọc cuộc phỏng vấn thú vị với nhà thơ nhà báo Vương Tân (lth)

 

 

Lê Thị Huệ: Vai tṛ của Như Phong Lê Văn Tiến trong việc thành lập nội các của Nguyễn Cao Kỳ.

 

Vương Tân: Như Phong chơi thân với Lê Văn Thái tự Thái Trắng. Chính Như Phong là người đưa Thái Trắng vào làm trợ lư cho bác sĩ Trần Kim Tuyến giám đốc cơ quan mật vụ của chính phủ Ngô Đ́nh Diệm.  Thái Trắng có nghề làm t́nh báo nhờ làm đệ tử Đặng Trần Học một nhân vật Đại Việt từng được người Mỹ huấn luyện làm t́nh báo. Đăng Trần Học là bố đẻ Đặng Tuyết Mai tiếp viên hàng không Việt Nam đường  bay quốc tế,  người mà Nguyễn Cao Kỳ mê đă bỏ bà vợ đầm Marốc có 5 con trai để cưới làm vợ.  Khi Đặng Trần Học hấp hối đă ủy thác chú Thái lo cho vợ con nên Mai về sống với vợ chồng Thái.  Khi tướng Nguyễn Khánh o bế tướng Kỳ để kéo phe tướng trẻ về phe, tướng Kỳ chỉ xin ân sủng là tướng Khánh cho tướng Kỳ bảo lănh ngựi tù chế độ cũ Lê Văn Thái tự Thái Trắng về ở với vợ chồng tướng Nguyễn Cao Kỳ và sau đó Lê Văn Thái tức Thái Trắng trở thành cố vấn chánh trị tối cao của tướng Kỳ.

 


Như Phong Lê Văn Tiến.
Nguồn ảnh: Hoàng Hải Thủy Blog

 

Như Phong thân với đai tá Phạm Văn Liễu cố vấn chánh trị của tướng Nguyễn Chánh Thi v́ cùng là dân Đại Việt Quôc Dân Đảng.  Nhưng khi thấy tướng Thi nhát không dám đứng ra lập chính phủ, th́ Như Phong bỏ tướng Thi nghe lời Lê Văn Thái làm cố vấn cho Lê Văn Thái cùng Đinh Trịnh Chính lập dư án quân đội cầm quyền, khi chính phủ dân sự của thủ tướng Phan Huy Quát và quốc trưởng Phan Khắc Sữu tranh chấp nhau bế tắc không giải quyết đươc.  Chính Như Phong Lê Văn Tiến đă làm đề án  quân đội cầm quyền lập ra hai ủy ban lănh đao quốc gia và ủy ban hành pháp trung ương.  Như Phong biết chắc người Mỹ ủng hộ tướng Nguyễn Văn Thiệu làm tổng thống.  Như Phong cũng biết rơ phe Đai Việt ở miền Nam do anh ông Thiệu là giáo sư Nguyễn Văn Kiểu ủng hộ ông Thiệu.  Nhưng Lê Văn Thái đă lôi kéo đươc nhà báo Bùi Diễm, Bộ Trưởng phủ thủ tướng của thủ tướng Phan Huy Quát chịu làm ủy viên hành pháp phụ trách văn pḥng chủ tịch ủy ban hành pháp[tương đương bộ trưởng phủ thũ tướng].  Ban đầu Như Phong muốn nắm bộ Xây Dựng Nông Thôn đă sửa soạn tiếp quản bộ này.  Th́ đột ngột tướng Nguyễn Đức Thắng lại muốn nắm bộ Xây Dựng Nông Thôn.  Như Phong đành nhường về ngồi tại Uỷ ban hành pháp, nắm chức ủy viên hành pháp phụ trách tổng quát.  Chính Như Phong là người lên kế hoạch dẹp cuộc nổi loạn của Thượng Tọa Thích Trí Quang, trao cho Mai Đen tự Thanh Tùng và Nguyễn Ngọc Loan thực hiện. Theo Như Phong th́ Thái Trắng là một trong những nhân vật chủ chốt trong việc lập nội các Nguyễn Cao Kỳ.  Nhưng ông ta khôn khéo luôn dấu mặt.  Nhân vật Thái Trắng này đến phút chót của chế độ Việt Nam Cọng Ḥa  c̣n quậy bị tổng thống Trần Văn Hương  hạ ngục măi ngày 28 tháng Tư  1975  mới ra khỏi câu lưu xá của cảnh sát, đến một băi đáp trực thăng của Mỹ bay ra hạm đội. Theo Như Phong tướng Nguyễn Văn Thiệu tuy làm Chủ Tịch Uỷ Ban Lănh Đạo Quốc Gia, tức nắm hết quyền lực.  Nhưng quyền này chỉ là quyền rơm vạ đá.  Tướng Nguyễn Cao Kỳ nắm Chủ  Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương nắm tiền có tiền là có tất cả.  Thế là tranh chấp.  Nhưng anh có tiền bao giờ cũng thắng thế nhờ nắm những nhóm lợi ích.V́ thế cuộc tranh chấp Thiệu Kỳ mới gay gắt.  Và năm 1966  Nguyễn Văn Thiệu bắt buộc phải thay đổi chế độ,  bầu cử quốc hội lập hiến, làm hiến pháp dân chủ. Tuy nhiên tướng Nguyễn Cao Kỳ có tiền vẫn nắm đa số trong quốc hội lập hiến,  làm một bản hiến pháp theo ư tướng Kỳ.  Mọi sự diễn ra đúng ư tướng Kỳ.  Ngoài  chuyện quân đội và Mỹ ép Nguyễn Cao Kỳ phải làm phó trong một liên danh ứng cử tổng thống do Nguyễn Văn Thiệu đứng đầu.  Mọi sinh hoạt chính trị lúc đó do Như Phong và Thái Trắng sắp thu xếp vẫn ổn thỏa.  Tướng Kỳ vẫn nắm một chánh phủ không có Nguyễn Cao Kỳ do Nguyễn Văn Lộc làm thủ tướng . Tuy nhiên sau trận tết Mậu Thân  th́ phe tướng Kỳ hoàn thất thế.  Người Mỹ đă ủng hộ tướng Nguyễn Văn Thiệu bằng cách cho phi cơ trực thăng bắn hạ một nửa bộ tham mưu của tướng Kỳ ở Chợ Lớn.  Rồi để ngơ thời cơ cho đặc công cộng sản bắn què tướng Nguyễn Ngọc Loan cánh tay mặt của tướng Kỳ ngay gần trụ sở an ninh quân đội. Theo Như Phong th́ tướng Kỳ là ngươi không có bản lĩnh chính trị, v́ học hành chẳng bao nhiêu ngoài bốn năm trung học và  mười tám tháng trường sĩ quan trừ bị khóa 1 mở ở Nam Định thêm một khóa đào tạo phi công lái vận tải cơ của ngươi Pháp mở Marakech[Maroc].  Đáng lẽ sau khi ông gặp linh mục Trần Hữu Thanh linh mục Hoàng Quỳnh ông phải làm binh biến trước ngày tưóng Dương Văn Minh lên nhậm chức tổng thống.   Nhưng người Mỹ đă không ủng hộ ông nên đă khựng lại.  Sau khi không quân đă di tản ông mới bay xuống Mỹ Tho kêu gọi tướng Trần Văn Hai tử thủ.  Tướng Hai nói ông sẵn sàng tử thủ nhưng không c̣n quân ông bay xuống Cần Thơ găp tướng Nguyễn Khoa Nam.  Tướng Nam nhận lời nhưng không hứa hẹn ǵ.  Tướng Kỳ thấy t́nh h́nh như vậy bỏ chạy ra hạm đội đâu có biết sáng 1 tháng năm tướng Nam tuẫn tiết ở sân cờ quân đoàn 4 .  Tướng Kỳ cũng đâu có biết sáng 30 tháng tư năm 1975 tướng người Pháp Vanuxem quan thầy của tướng Dương Văn Minh gặp thủ tướng Vũ Văn Mẫu và tổng thống Dương VănMinh yêu cầu tướng Minh đọc nhật lệnh tử thủ  th́ lập tức ba quân đoàn Hồng Quân Trung Hoa sẽ tiến đánh Hà Nội những mũi tấn công của Cộng quân vào Saigon sẽ chùn lại.   Chính phủ Dương Văn Minh sẽ tồn tại VNCH  không bị xóa sổ.  Tướng Minh bàn với thủ tướng Mẫu rồi hai người từ chối đề nghị của Vanuxem v́ không muốn dính líu với giải pháp có người Tầu.Theo Như Phong VNCH  sụp đổ máu v́ tướng Kỳ không có bản lĩnh chính trị lưỡng lữ không dám ra sớm.  Tướng Dương Văn Minh và giáo sư Vũ Văn Mẫu thiếu tin t́nh báo nên không dám nghe lời tướng Vanuxem

 

 

Lê Thị Huệ: Ông có thể nói thêm về sự tiếp xúc của ông với nhân vật Buttinger (1). Ông biết ǵ về hoạt động của Buttinger ở Việt Nam

 

Vương Tân: Vương Tân quen ông Buttinger ở ngoài Hà nội năm 1953 lúc Vương Tân làm chủ bút nhật báo Quê Hương.  Trong một buổi tiếp tân của lănh sự Mỹ ở Hà nội ông Buttinger chủ động tới làm quen với Vương Tân ông nói tiếng Pháp khá thạo ông cho biết ông là một nhà văn Mỹ gốc Áo.  Ông đang dự định viết một cuốn sách về VN. Ông muốn Vương Tân giúp ông kiếm một số tài liệu.  Ông sẵn sàng trả thù lao cho Vương Tân.  Vương Tân nói với ông Buttinger rằng Vương Tân có một người quen là ông Nghiêm Kế Tổ hiện lúc đó đang ở Hà nội . Ông Tổ là một lănh tụ Việt Nam Quôc Dân Đảng đă từng kinh qua cuộc đấu tranh Quốc Cộng ở VN và đang viết một cuốn sách lich sử VN cận và hiện đại.  Ông Buttinger yêu cầu Vương Tân giới thiệu ông với ông Nghiêm Kế Tổ.  Ông nói với Vương Tân là ông muốn hỏi chuyện ông Tổ bằng Anh Ngữ.  Nhờ Vương Tân làm thông dich viên và trả thù lao đàng hoàng. Trong cuộc tiếp xúc giữa  ông Buttinger và ông Nghiêm Kế Tổ. Ông Tổ cho biết ông mới hoàn thành một cuốn sách nghiên cứu lịch sử với tựa đề Việt Nam Máu Lửa.  Ông đă bán bản quyền cho nhà xuất bản Mai Lĩnh in cuốn sách này.  Đây là một cuốn sách ông Tổ viết bằng cả cuộc đời làm cách mạng Việt Nam Quôc Dân Đảng của ông.  Ông Buttinger muốn đươc  hỏi ông Tổ về cuốn Việt Nam Máu Lửa. Ông Tổ nói ông sẵn sàng trả lới một cuộc phỏng vấn của ông Buttinger về cuốn Việt Nam Máu Lửa.  Ông Tổ tiết lộ ông sắp tham gia chính phủ của quốc trưởng Bảo Đai.

 

Khi cuốn Việt Nam Máu Lửa được phát hành ông Buttinger có đem một bản lại nói nhờ Vương Tân tóm tắt nôi dung dùm.  Một cuốn sách dầy hơn năm trăm trang, với đầy đặc những tài liệu lich sử và kinh  nghiệm tranh đấu tồn tại của tác giả khiến Vương Tân phải vất vả hơn một tuần lễ mới hoàn thành bản tóm  tắt bằng tiếng Anh và được ông Buttinger trả công rất hậu 500usd.

 


Ông Buttinger và ngoại trưởng Việt Nam Cọng Ḥa
Trần Văn Lắm, 1958
Nguồn ảnh: Douglas Pike Photograph Collection - Vietnam Center and Archive

 

Hiệp định Geneve  chia đôi đất nước xẩy ra, trước khi Vương Tân vào Saigon ông Buttinger ghé thăm cho biết ông hiện là giám đốc International Recue Committee.  Vương Tân vào Saigon cần ǵ cứ liên lạc điện thoại với ông.  Vương Tân chưa  cần liên lạc với ông Buttinger th́ ông đă tới kiếm Vương Tân đi làm báo Tư Do.

 

Trước khi gặp Vương Tân ông Buttinger một người Mỹ gốc Áo đă có tác phẩm là cuốn In the Twilight of Socialism xuất bản ở Mỹ năm 1953.  Ông đă tặng Vương Tân một bản in ở Mỹ cuốn sách này  năm 1954.

 

Sau khi ông Vương Tân gặp ông Nghiêm kế Tổ ông đă viết cuốn The Smaller Dragon-A Political History of Viet Nam xuất bản ở Mỹ năm 1958 .  Ông có tặng Vương Tân một với lời đề tặng khá trân trọng.  Rồi ông về Mỹ v́ thất vọng chế độ Ngô Đ́nh Diệm.

 

Về Mỹ năm 1967 ông Buttinger xuất bản cuốn Việt Nam A Dragon  Embattled  năm 1967 rồi năm 1968 ông cho in Viet Nam A Political History.  Cuốn sách cuối cùng ông Buttinger gửi cho Vương Tân là cuốn A Dragon Defiant: A Short History of Viet Nam  và khuyên Vương Tân nên sang Mỹ sống nếu Vương Tân chịu sang Mỹ sống ông sẽ  bảo lănh.

 

Sau 1975 Vương Tân không c̣n liên lạc ǵ đươc với ông Buttinger.  Tuy nhiên theo luật sư Nghiêm Xuân Hồng một người bạn của Vương Tân cũng quen biết ông Buttinger cho Vương Tân biết th́ ông Buttinger có cuốn sách cuối đời  xuất bản năm 1977 đó là cuốn Viet Nam :The  Unforgettable Tragedy một cuốn sách quan trọng.  Trong đó ông công bố nguyên văn lá thư của ông Ngô Đ́nh Diệm trả lời đề nghị của ông là ông Diệm nên công tác với những nhân vật đối lập.  Ông Diệm đă đưa ra ba trường hợp đó là trường hợp bác sĩ Nguyễn Tôn Hoàn bác sĩ Phan Quang Đán,và nhà báo Nguyễn Bảo Toàn; và nói những người này quá cao ngạo.  Riêng ông Toàn c̣n là người chống bầu cử quốc hội.  Sau đó ông bị bệnh Alzheimer gần như mất trí nhớ qua đời vào năm 1992 thọ 86 tuổi.  Ông Buttinger là một nhà nghiên cứu lich sử vào loại tầm cỡ ở Mỹ từng nhiều lần được tờ báo danh giá nhất nước Mỹ là Nữu Ước Thời Báo The New York Times đánh giá là nhà nghiên cứu lich sử viết về VN có tầm vóc lớn, hiểu biết nhiều,  nhận định vấn đề chính xác.

 

 

 

Lê Thị Huệ:  Ông có gặp và làm việc với nhân vật Komatsu (2) Nhật Bản, đảng viên Đảng Hắc Long Nhật Bản,ông c̣n biết ǵ thêm về các dính líu của nhân vật Nhật Bản này với chính giới VN trong giai đoạn trước và sau đệ nhị thế chiến.

 

Vương Tân:  Năm 1945, Như Phong Lê Văn Tiến giới thiệu Vương Tân với ông  Komatsu, một nhân vật mà Tiến Nhật nói với Vương Tân là một ông thầy tuyệt với mà NguyễnTrần Huyên c̣n phải kính phục[Nguyễn Trần Huyên sau này là nhà báo Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm lừng danh,từng làm pḥng viên thường trực của báo News week ở Saigon từ năm 1968 tới 1975].

 


Komatsu Kiyoshi ,
nguồn ảnh: commons.wikimedia.org

 

Ông Komatsu lúc đó chừng  hơn 40 tuổi ,ông nói tiếng Pháp rất đúng giọng người Paris.  Hỏi ra mới biết ông từng du học ớ Pháp là bạn học với nhà báo Trần văn Ân và nhà thơ Nguyễn Giang [anh em cùng cha khác mẹ với nhà thơ Nguyện Nhược Pháp, con nhà văn Nguyễn Văn Vịnh ].  Komatsu  quen thân với văn hào Andre Malraux và được văn hào này đưa vào tiểu thuyết Les Conditions Humaines với vai nhân vật Kyo.  Lời đầu tiên ông nói với Vương Tân là người Việt Nam muốn viết văn hay phải đọc thuộc Truyện Kiều của Nguyễn Du.  Thi hào Nguyễn Du là một nhà phù thủy ngôn ngữ. Theo Như Phong th́ Komatsu là người Nhật  đầu tiên dich và xuất bản truyện Kiều qua tiếng Nhật và xuất bản ở Nhật năm 1942 .   Komatsu dù giỏi tiếng Việt nhưng dịch truyện Kiều qua tiếng Nhật căn cứ vào bản dịch tiếng Pháp của học giả Nguyễn Văn Vĩnh.  Tuy nhiên ông cũng giỏi chữ Nôm đọc được Truyện Kiều qua bản Nôm nên bản Kiều tiếng Nhật của Komatsu rất đươc giới nghiên cứu Nhật chú ư.

 

Theo Như Phong th́ chính ông Komatsu là người đă cứu nhà báo Trần Văn Ân khi phe quân phiệt đinh thủ tiêu nhà báo Trần Văn Ân ở Nam Dương quần đảo.

 

Theo chỗ hiểu biết của Vương Tân th́ nhà thơ Nguyễn Giang đă dịch một cuốn tiểu thuyết của ông Komatsu viết bằng tiếng Pháp ra tiếng Việt  đem in trên tuần báo Trung Băc Tân Vân liên tục 7 tháng với tựa đề Cuộc Tái Ngộ.

 

Như Phong nói khi bác sĩ Nguyễn Tiến Hỷ lập trường Lục Quân Yên Bái cho Quôc Dân Đảng ông Komatsu đă giới thiệu cho bác sĩ Nguyễn Tiến Hỷ chừng 20 sĩ quan Nhật nhận làm giảng viên quân sự cho trường này.  Ông Komatsu đă quen Nguyễn  Ái Quôc khi ông học ở Paris  nên sau ngày 2 tháng 9 năm 1945, Nguyễn Ái Quốc với tên mới Hồ Chí Minh đă liên lạc với ông nhờ giúp đỡ. Komatsu  đă khuyên Hồ Chí Minh nên hợp tác với các Đảng phái Quốc Gia , và Hồ Chí Minh đă  nghe lời khuyên của ông Komatsu.  Sau đó ông Komatsu về Nhật.

 

Là nhân vật Hăc Long chống phe Quân phiệt nên về Nhật ông trở lại nghề viết văn.  Nhà báo Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm, người từng cùng Nguyễn Hữu Đang lập Văn Hóa Cứu Quốc sau thất vọngViệt Minh đi pḥ ông Ngô Đ́nh Nhu, nói với Vương Tân về Nhật ông Komatsu viết hai cuốn tiểu thuyết  vào cuối đời đó là cuốn Vetonam[Việt Nam]viết về đời hoạt động của Kỳ ngoại hầu Cường Để và nhà cách mạng Phan Bội Châu, cuốn thứ hai Vetonamu No Chi[Máu Việt Nam], một cuốn tự truyện.  Vẫn theo Cao Giao Huỳnh Văn Phẩm th́ ông Komatsu sinh năm 1900và rất thân với ông Ngô Đ́nh Diệm.  Khi ông Diệm làm tổng thống có mời ông qua VN, nhưng ông không sang với lư do sức khỏe không tốt.   Ông Komatsu từ trần năm 1962 nên không phải chứng kiến cái chết thê thảm của anh em ông Ngô Đ́nh Diệm

 

 

(1). Buttinger tên thật là  Joseph Buttinger 1906-1992. Theo tài liệu trên internet, th́ Joseph Buttinger được kể là một chính trị gia gốc Áo:

http://www.dasrotewien.at/buttinger-joseph.html

https://en.wikipedia.org/wiki/Joseph_Buttinger

(tài liệu phụ chú của LTH)

 

(2). Komatsu tên thật là Komatsu Kiyoshi 1901-1962.

Theo vài tài liệu anh ngữ trên internet nói về ông như là một nhà văn, một chính trị gia tài tử . Komatsu Kiyoshi được xem là một người Nhật theo Tây Mỹ    

https://books.google.com/book/KomatsuKiyoshi

https://searchworks.stanford.edu/

https://www.reddit.com/r/AskHistorians/

(tài liệu phụ chú của LTH)

 

 

( c̣n tiếp)

 

 

© gio-o.com 2015