phỏng vấn

nhà báo, nhà thơ

VƯƠNG TÂN

 

thực hiện: Lê Thị Huệ

 

kỳ 5

 

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5,

 

 

Vương Tân là nhà báo, nhà thơ  đặc biệt có gốc gác, giềng mối quen biết và thân cận với một số thành phần cầm bút, thành phần quân đội, thành phần chính trị quan trọng của chế độ Sài G̣n Miền Nam Quốc Gia 1954 – 1975

 

gio-o.com hân hạnh giới thiệu bạn đọc cuộc phỏng vấn thú vị với nhà thơ nhà báo Vương Tân (lth)

 

 

Lê Thị Huệ: Nhật báo Tự Do theo lời ông kể th́ đó là tờ báo của giới trí thức Bắc Kỳ di cư. Nghe nói đó là tờ báo số một vào thời điểm 1957. Tại sao ông lại bỏ đi. Tờ Tự Do có phải là tiền thân của tờ Sáng Tạo.  Theo ông vai tṛ các kư giả trong giai đoạn thành lập Việt Nam Cộng Ḥa đă có những khai phá hoặc những thành tích nào đáng ghi nhận.

 


Một quầy báo ở Sài G̣n thập niên 1960
nguồn ảnh: không rơ

 

Vương Tân: Như Vương Tân đă từng trả lời lư do duy nhất Vương Tân rời nhật báo Tự Do là Vương Tân không chấp nhận cái tinh thần văn chương báo chí Bắc Kỳ di cư. Vương Tân nói với Như Phong Lê VănTiến,Vương Tân tham gia bộ biên tập báo Tự Do v́ cái tinh thần  đi là đi chiến đấu.  Nhưng ḿnh là dân di cư ăn nhờ ở đậu miền Nam để chờ ngày thống nhất đất nước đem miền Bắc trở lại với tổ quốc tự do. Ḿnh phải có tinh thần khiêm nhường.  Không thể hănh tiến ta đây là người tiên phong chống Cộng,  ta đây là chiến sĩ đang chiến đấu cho Tự Do.  Anh em chủ trương tờ Tự Do đă đi quá đà phải chấn chỉnh lại.  

 

Như Phong Lê Văn Tiến đồng ư với Vương Tân nhưng nói “mấy ông già bảo thủ quá, chẳng ai chịu nghe cả”.  Vương Tân hỏi mấy ông già là ai,  Như Phong Lê Văn Tiến nói Tam Lang và Măc Đỗ.  Vương Tân bảo với Như Phong Lê Văn Tiến ông già Tam Lang th́ c̣n hiểu đươc tại sao Mặc Đỗ lại theo Tam Lang.  Như Phong nói  đằng sau vụ này có ông luật sư Trần Chánh Thành. 

 

Theo Như Phong Lê Văn Tiến th́ đằng sau ông Ngô Đ́nh Nhu hiện có hai nhân vật có nhiều ảnh hưởng là Trần Kim Tuyến và Trần Chánh Thành.  Hiện tờ Tự Do đang nằm trong ṿng ảnh hưởng của bác sĩ Trần Kim Tuyến.  Như Phong Lê Văn Tiến không dấu Vương Tân ǵ cả cho biết ông Trần Kim Tuyến chỉ là y sĩ quân y chứ không phải bác sĩ quân y.  Và hiện ông Tuyến đang có mộng lớn làm người áo xám của chế độ.  Ông Trần Chánh Thành th́ đang làm chủ tịch Phong Trào Cách Mạng Quốc gia và sẽ làm bộ trưởng một ngày gần đây.  Hai nhân vật này tranh chấp nhau tờ báo Tự Do sẽ bị ảnh hưởng.  Vương Tân  nói với Như Phong Lê Văn Tiến t́nh h́nh tờ Tự Do như vậy th́ Vương Tân sang làm tuần báo Đời Mới của nhà báo Trần Văn Ân.  Như Phong nói Vương Tân đi nơi khác th́ Như Phong Lê Văn Tiến  c̣n cản chứ sang làm Đời Mới Như Phong hoan nghênh.

 

Vương Tân sang làm báo Đời Mới được ít tháng  th́ nội bộ báo Tự Do lục đục.  Nhà báo Tam Lang chủ nhiệm báo Tự Do đưa Nguyễn Trọng Nho em giáo sư Nguyễn Văn Phú vào làm trị sư để kiểm soát quản lư Mặc Thu Lưu Đức Sinh và vạch ra nhiều cái lem nhem về tiền bạc của Mặc Thu Lưu Đức Sinh.  Khi Vương Tân sang làm nhật báo Thời Đại và tuần báo Việt Chính th́ đột nhiên ông Trần Chánh Thành lên làm bộ trưởng bộ Thông Tin.  Nhà báo Tam Lang nhân danh chủ nhiệm báo Tự Do gửi đơn xin bộ thông tin cho nhật báo Tự Do đ́nh bản.  Nhà văn Măc Thu Lưu Đưc Sinh lúc đó đang là chủ nhiệm tuần báo Văn Nghệ Tự  Do ức quá cho công bố một bài viết trên báo này do nhà văn Nguyễn Hoạt chấp bút nói bộ trưởng Trần Chánh Thành không ra thể thống ǵ và thêm rằng ông chỉ là cây đa.  Văn Nghệ Tư Do vị thần nể cây đa, chứ thứ cây đa chẳng là cái thá ǵ. 

 

Luật sư Trần Chánh Thành bèn dùng quyền bộ trưởng thông tin đóng của báo Văn Nghệ Tư Do và dùng ṭa án truy tố người viết bài Nguyễn Hoạt và chủ nhiệm là  Mặc Thu Lưu Đức Sinh ra ṭa.  Qua biện lư cuộc ṭa án Saigon ông Trần Chánh Thành dùng ảnh hưởng tống giam Nguyễn Hoạt và Mặc Thu Lưu Đức Sinh vào khám Chí Ḥa.  Thế là nhà văn Nguyễn Hoạt và nhà văn Mặc Thu  bị đưa vào tạm giam ở khám Chí Ḥa làm cho Như Phong Lê Văn Tiến phải một phen vất vả chạy ngươc chạy xuôi mấy ngày hai nhà văn này mới đươc tại ngoại.

 

Sau vụ này bác sĩ Trần Kim Tuyến quyết định nắm tờ Tự Do.  Ông xuất tướng của ông là nhà giáo Phạm Việt Tuyền làm chủ nhiệm báo Tự Do. Nhờ ông Buttinger tiếp tục yểm trợ báo Tự Do với Như Phong Lê Văn Tiến làm chủ bút, Phạm Xuân Ninh làm quản lư. 

 

Vương Tân quen biết Phạm Việt Tuyền từ ngoài Hà nội, biết Phạm Việt Tuyền là học tṛ cưng của cụ Nguyễn Đăng Thục và là nhân vật chủ chốt trong Phong Trào Văn Hóa B́nh Dân của linh mục Thanh Lăng.  Năm 1955 Phạm Việt Tuyền chủ trương tuần báo Tân Kỷ Nguyên với ban chủ biên gồm Phạm Việt Tuyền, Trần Việt Châu [em ruột Trần Kim Tuyến], Lê Xuân Khoa, Lê Thành Trị, có mời Vương Tân gia bộ biên tập.  Vương Tân có tham gia cùng với họa sĩ Lữ Hồ.  Thời kỳ này Phạm Việt Tuyền chủ trương Học thuyết Dân Tộc Việt Nam là một dân tộc trai hùng gái đảm.  Nền văn hóa truyền thống Việt Nam là một nền văn hóa dân chủ xă thôn “Phép vua thua lệ làng”.  Phạm Việt Tuyền chủ trương nối tiếp nền văn hóa này theo tinh thần trở về nguồn phát huy tinh thần truyền thống dân tộc.  Để cổ động cho việc này Phạm Việt Tuyền cho xuất bản tập thơ Phá Lao Lung với bút danh Thanh Tuyền.

 

Ngay khi Phạm Việt Tuyền làm chủ nhiệm nhật báo Tự Do ông đă mời Vương Tân tham gia bộ biên tập. Theo lời Phạm Việt Tuyền th́ Tự Do sẽ là một tập đoàn báo chí và xuất bản có sự tham dự của Tchya Đái Đức Tuấn, Hi Di Bùi Xuân Uyên, Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, họa sĩ Nguyễn Gia Trí và nhà báo Trần Việt Sơn.  Vương Tân trả lời Phạm Việt Tuyền rằng rất tiếc Vương Tân đă nhận lời  nhà văn Đinh Xuân Cầu con rể nhà biên kịch Vũ Đ́nh Long  chủ nhà xuất bản Tân Dân và tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bẩy nhận tham gia bộ biên tập nhật báo Chuông Mai của nhà báo Huỳnh Hoài Lạc do tỷ phú Nguyễn Đ́nh Quát bỏ tiền ra xuất bản.

 

Phải nói một cách công bằng tờ Tự Do do Phạm Việt Tuyền và Như Phong Lê Văn Tiến làm lại có chất lượng hơn thời kư đầu, nhất là mục Nói Hay Đừng do bộ ba Hiếu Chân, Mai Nguyệt, Tiểu Nhă xa luân chiến.  Tên mục làm bà Ngô Đ́nh Nhu  nổi giận v́ có kẻ “nói lái” bẩm bà nó chửi xéo bà rồi Tchya móc Phó Chủ Tịch Quốc Hội Cao Văn Tường là Cao Tặc[nói lái rất tục và hỗn] rồi vụ tranh b́a báo xuân Canh tư [1960] * của họa sĩ Nguyễn Gia Trí khiến cả ṭa soạn bị bắt nhốt trừ Như Phong Lê Văn Tiến và Phạm Việt Tuyền.  Kết quả  Phạm Việt Tuyền bị mất chức chủ nhiệm về tay Kiều Văn Lân.

 


B́a báo Tự Do, Xuân Canh Tư 1960
nguồn ảnh: Thư viện Đại Học Cornell, Hoa Kỳ), www.nguoi-viet.com

 

Tự Do khác Sáng Tạo, ở chỗ Tự Do nhận tiền trực tiếp từ tổ chức phi chính phủ của người Mỹ mà lúc đó do ông Buttinger đứng đầu.  C̣n Sáng Tạo không hề nhận một đồng bạc nào của người Mỹ.  Mai Thảo chỉ kư một hợp đồng bán báo Sáng Tạo cho pḥng Thông Tin Mỹ ở Saigon do ông Tucker phụ trách văn hóa và in ấn đại diện phía Mỹ kư.  Tiền Mai Thảo ra báo là tiền lăi xuất bản cuốn truyện ngắn Đêm Giă Từ Hà nội.  Theo chỗ hiểu biết của Vương Tân th́ Mai Thảo tự xuất bản cuốn truyện ngắn Đêm Giă Từ Hà Nội, đă lời cả triệu bạc.  Một triệu bạc hồi đó lắm v́ vàng có 5000 đồng một lượng.

 

Một điều đáng chú ư là thời kỳ đệ nhất Cộng Ḥa có báo chí đối lập.  Nhà báo Nghiêm Xuân Thiện  xuất bản tờ báo Thời Luận với những bài của nhà báo Phan Quang Đán, Trần Văn Tuyên đă làm rung chuyển chế độ.  Nhà báo lăo thành Nguyễn Đắc Lộc tự Lộc Già , một nhà báo từng hoạt động cách mạng với các bậc tiền bối như Phan Bội Châu Phan Chu Trinh xuất bản tờ Tân Dân với những bài b́nh luận của Lư Đại Nguyên cũng làm cho cơ quan mật vụ của bác sĩ Trần Kim Tuyến tức tối cho người tới đập phá ṭa báo.  Vương Tân có tham gia báo Tân Dân của nhà báo Nguyễn Đắc Lộc thấy nhà báo lăo thành này suốt ngày lọ mọ một ḿnh làm báo[dù con con rể ông là nhà báo Xuân Kỳ  trưởng ban Việt ngữ đài BBC lúc bấy giờ nói với ông bố cứ để đài BBC làm việc với chính phủ Diệm là đủ rồi.  Ông Nguyễn Đắc Lộc vẫn h́ hục viết với tinh thần nói thật nói thẳng và ngày 30 tháng tư tới ông đă là nhà báo đầu tiên của chế độ VNCH tuẫn tiết.

 

Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Ḥa có nhiều khiếm khuyết về dân chủ nhưng được cái họ dám cho báo chí đối lập xuất bản.  Chế độ đệ nhất Cộng Ḥa có một bản Hiến Pháp khá tốt.  Quốc Hội có đối lập nhưng chỉ là h́nh thức nhưng lại thông qua một điều quái gỡ trong Hiến Pháp là Hiến Pháp này Hành Pháp có thể chưa thi hành một số điều trong nhiệm kỳ 1.

 

Đệ Nhị Cộng Ḥa th́ Quốc Hội hai viện làm luật báo chí gọi là Luật 007 bắt chủ báo phải kư quỹ tới 20 triệu mới đươc ra báo. Một điều luật chỉ dành cho người có tiền mới có quyền ngôn luận. Nhà báo đă phản đối bằng cuộc biểu t́nh Kư Giả Đi Ăn Mày năm 1972.

 

 

 

Lê Thị Huệ:  Ông có thể cho biết là ông có tiếp xúc hay hiểu biết thế nào về nhận vật thường đươc xem đứng đằng sau hậu trường chánh trị của hai thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cọng Ḥa là ông Lê Văn Thái tự Thái Trắng.

 

Vương Tân:  Tôi quen ông Lê Văn Thái tức Thái Trắng từ ngoài Hà nội.  Đáng lẽ ông Thái tự Thái trắng kẹt trong vụ chiến khu Phục Việt của các ông Đinh Xuân Cầu, Nguyễn Văn Hướng tự 10 Hướng ở Thanh Hóa.  Nhưng vào giờ chót thiếu tá pḥng nh́ Pháp Dupra lại loại tên ông Thái ra v́ cho rằng ông Thái Trắng có liên quan với người Mỹ.  Lúc đó ông Thái Trắng làm việc thường xuyên với bác sĩ Đăng Văn Sung,  một nhân vật Đại Việt nổi tiếng thân Mỹ.

 

Sau hiệp định Geneve Thái Trắng  được nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền giới thiệu với Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc.  Đức Hộ Pháp trao cho ông Thái Trắng phụ trách Việt Nam Phục Quốc Hội phía Bắc.  Dịp này Vương Tân tham gia quân đội Cao Đài làm việc với Hồ Hán Sơn.   Hồ Hán Sơn phụ trách chánh trị quân đội Cao Đài nên cũng nắm Việt Nam Phục Quốc Hội đâu có ngờ ông Thái Trắng lúc đó làm việc với bác sĩ Trần Kim Tuyến nhận lệnh phá Việt Nam Phục Quốc Hội, và hạ uy thế Đức Hộ Pháp Phạm Cộng Tắc.  Thành công trong chiến dịch hạ Cao Đài và Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc,  ông Lê Văn Thái tự Thái trắng được bổ nhiệm phó giám đốc Sở Nghiên Cứu Chánh Trị Xă Hội tung hoành một thời.  Tuy nhiên tới thời tướng lănh cầm quyền, ông Thái Trắng là bố vợ tướng Kỳ kiêm quân sư chánh trị mới thật tung hoành.  Và trận cuối cùng ông tưởng làm lên cơm cháo là Thái Trắng cùng bác sĩ Trần Kim Tuyến và hai nhà báo Vip KK Nguyễn Văn Chức và Sức Mấy Đinh Từ Thức định làm binh biến lật tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nhưng chưa kịp ra tay th́ bị tướng Nguyễn Khắc B́nh hốt.  Tới ngày 28 tháng tư  năm 1975 mới ra khỏi nhà giam công an kịp lên trực thăng Mỹ đào thoát sang Mỹ.

 

 

·         năm 1960 báo Tự Do ra số xuân Canh Tư Như Phong xin được họa sĩ Nguyễn Gia Trí bức tranh Chuột với Dưa Hấu về làm b́a báo đă khiến báo bị tịch thu cả ṭa soạn. Sở dĩ xẩy ra cớ sự v́ bức tranh họa sĩ Nguyễn Gia Trí vẽ chuột với dưa hấu.  Lật ngược bức tranh th́ quả dưa hấu bửa đôi là bản đồ Việt Nam.  Mặt mấy con chuột giống y chang  mặt anh em ông Ngô Đ́nh Diệm (Vương Tân)

 

( c̣n tiếp)

 

 

© gio-o.com 2015