Môi Son Julie
tự  chuyện

kỳ 6

(lần lượt đăng nhiều kỳ trên gio-o.com)

 

1. "Tưởng Như C̣n Người Yêu"

2.  Thần chết và Mộng tưởng 

3. Tín hiệu Chàng

4. “Mùa Thu Chết”

5. Khách Tri âm … (Thư Tín)

 

 

6. Độc Thoại Với Bố

 


Ảnh: Thiên Hương, www.thanhnien.com.vn/



Ngồi hàng giờ trước h́nh Bố. Ngắm nh́n Bố thật kỹ, thật lâu để nhốt tất cả h́nh ảnh trước mặt vào trong tâm trí. Chưa bao giờ con nh́n Bố thật lâu thật kỹ như lúc này.

 

Bức h́nh ai đó chụp lúc Bố c̣n khỏe. Gương mặt ghi đậm dấu vết thời gian Bố già nua. Nỗi ưu tư khắc khoải lăng đăng trong ánh mắt. Niềm quyến luyến với cuộc đời. Những nỗi niềm ấy dường như đọng lại nguyên một khối t́nh để lại cho nhân gian.

 

Bố trầm tư trước màn h́nh, bàn tay hờ hững đặt trên chuột như ghi lại điều ǵ mà ống kính trong tíc tắc đă kịp nháy lên ghi lại khoảnh khắc ấy, tâm tư ấy. Bố đẹp như diễn viên Omar Sharif trong phim Doctor Zhivago, người trở về t́m nàng Lara trong mịt mùng tuyết trắng trời Đông Âu. H́nh ảnh sừng sững, lừng lững, vượt trên cái Chết thách đố với hiểm nguy thiên nhiên ác nghiệt để mong t́m đến với người T́nh Chung. Cái đẹp thương khó trong t́nh trường năo nùng đến chạnh ḷng người.

 

Bố yêu nhân vật này lắm. Nói thế là con khen Bố đẹp như tài tử cinema. Phải nói là đẹp Trai mới đúng, chưa chắc, người ta sẽ bắt bẻ rằng 93 tuổi phải gọi là đẹp Lăo nhưng con muốn nói Bố đẹp Trai vậy.

 

Người nghệ sĩ không có tuổi v́ họ song hành với thời gian trong tác phẩm.

 

Thời gian thật là mông lung trừu tượng trong từ ngữ. Khoa học thực nghiệm bó tay không sao chứng minh được v́ phải trải qua cái Chết con người ta mới chiêm nghiệm và làm Chủ được Thời gian. . . 

 

Người ra đi vào cơi Chết không mang theo ǵ, kể cả những thắc mắc về Thời gian và nếu có đi chăng nữa cái thắc mắc sẽ là nơi họ sẽ phải đến. . . một Không gian khác. Một Cơi khác, nơi nào đó tốt đẹp hơn để gọi là Thiên đường. . . . Ai cũng cầu mong cho ḿnh được phút cuối an lành vậy.

  

Đời người thật quá ngắn cho một Tài Hoa trong cơi trăm năm người ta.

 

Đo đếm một kiếp người có ngần ấy thôi. Một kiếp người của Bố gần chạm đến đỉnh điểm con số trăm năm, coi như là tṛn trịa hả Bố.

 

Cái Duyên cha con ta gặp nhau trên cơi tạm này ngẫm nghĩ lại con thật là đắc ư cho sự kỳ ngộ hiếm có cho một đời người.

 

Con no nê với ư nghĩ ḿnh thật Diễm Phúc đă có một người Bố như Bố.

 

Một người ham hiểu biết và luôn t́m ṭi như Bố chắc hẵn lúc này ở một cơi nào đó Bố và anh Quang con đă dắt tay nhau du hành trong vũ trụ t́m đến cơi thần tiên nơi hẹn cùng Bích Khê thi sĩ như trong loạt ca khúc mà Bố đă chuẩn bị hành trang cho hai cha con trong hành tŕnh lần này. Bố đă sắp đặt thật kỹ từ nhiều năm trước. Có lẽ từ lúc Bố trải qua cuộc giải phẫu tim lần thứ nhất.

 

. . . Từ hôn mê đến hồi tỉnh Bố đă du hành ở cơi trên ít nhiều lần ắt thành thục đường đi lối về,

 

. . . biết lúc nào phải đi th́ đi. . . cho kịp.

 

. . . biết cơi Thần Tiên có tất cả nhưng thiếu Âm nhạc Phạm Duy. . . .

 

. . . biết phải trở lại v́ chưa xong việc trần gian . . .

 

Phải trở lại để hoàn tất một loạt Dị khúc mà Bố chọn để mang theo về cơi Chết. . . .

 

Bố đă sống trọn vẹn cống hiến không lăng phí phút giây nào. Với ông làm việc không ngơi trong sáng tác điều đó cần thiết như người ta cần không khí để hít thở.

 

- Như thế nào để nhận biết cái Đúng Sai mà sống cho tử tế với cuộc đời? Có lần con ngây ngô hỏi thế;

 

Bố dạy nè:

 

-  Sinh ra làm người có Khôn, có dại  - Cái Khôn là đầu óc biết tính toán – cái Dại là trái tim luôn thiệt tḥi. Cả hai Khôn và Dại đều chứa trong cái túi Hiểu Biết.

-  Tuổi ấu thơ đến trưởng thành ta lượm lặt tất cả khôn dại trên đường đi như những viên sỏi trên đường, có viên sỏi đẹp đẽ có ḥn đá sứt mẻ.

-  Cứ nhặt đi nhặt cho đầy túi trong Vô thức để rồi trong cuộc sống trên con đường ta đi tới, nơi phải Trở Về. . . những Khôn hay Dại, Đúng hay Sai, tất cả đều vô nghĩa khi ta Trở Về.

 

Sống trăm tuổi người chưa chắc biết được Đúng và Sai, (rắc rối).

 

Nghe trái tim. Lấy Tấm ḷng mà trang trải với đời cùng khiêu vũ trên hai từ ngữ Đúng và Sai để t́m sự thăng bằng cho chính ḿnh. Ngắn gọn và dễ hiểu. . . nhưng Bố ạ, cho đến giờ phút này con vẫn chưa thông suốt được điều Bố dạy.

 

Là Thân Vỏ Ốc mượn Hồn chỉ nghe tiếng ù ù lao xao làm sao hiểu được lời th́ thầm của Biển?

 

Bố ạ, trong ḷng con Bố đă là ngàn khơi Biển lớn.

 

Tâm hồn Ông trần truồng trước mắt người đời như con trẻ. Ông chân thật bày tỏ con người ḿnh với cuộc đời như thế, trong suốt như thế, một tâm hồn trẻ thơ cùng Hỉ Nộ Ái Ố với đời một phen. Là cách thể hiện của Bố nó như thế.

 

Có lẽ do Bố quá đơn sơ b́nh dị như nhà Nông nên cái Ăn không cầu kỳ mà cái Mặc c̣n đơn giản hơn, độc nhất bộ bà ba muôn thuở không đổi, ngay cả khi đóng bộ complet cà vạt, bên trong lớp áo nỉ dày vẫn là bộ bà ba dính da.

 

Dù nơi phương trời nào hay bất cứ trong thời tiết nào Bố vẫn thủy chung với cách ăn mặc của ḿnh.

 

Bộ quần áo dân dă của người miệt vườn, nông thôn là cái mode không thay đổi của Ông, thường là màu đen nhưng để gọi là thay đổi Ông thay màu, màu nâu, hay màu lam tối sậm đó thôi. Đừng ḥng sắm cho Ông bộ cánh đắt tiền mà Ông mặc.

 

Ông b́nh dị đơn giản như người nông dân chỉ khác tay chân không lấm bùn, không có mồ hôi nhễ nhại và hơi thở gấp rút của người quần quật ra sức lao động chân tay.

 

Ông mang thân Lăng tử du ngoạn ba miền từ Bắc chí  Nam  xuyên suốt như thế hai chuyến. Lần đầu để ghi lại Trường Ca Con Đường Cái Quan và lần hai Ông nghe ra và ghi lại tiếng vang vọng Hồn Mẹ Việt  Nam .

 

Được hai trường ca đă là một nỗ lực lớn nhưng với Ông vẫn chưa gọi là đủ. Ông miệt mài trong sáng tác và Ông làm việc như một cái kiến bền bỉ với công việc cho đến khi tắt tịt mới chịu yên.

 

Những lúc Ông chịu yên không kéo dài được lâu. Tuy vậy, bao lâu đó là bấy lâu gia đ́nh vui vẻ tiếng cười. Cả nhà hạnh phúc v́ Bố có th́ giờ cho mỗi đứa con.

 

Bố mẹ có tám người con, gái trai đầy đủ, lo cái ăn cái mặc cho bầy con cũng đủ oằn thân Mẹ.

 

Bố miệt mài trong lao động tim óc để có cái nuôi vợ con, kể ra đâu sướng ǵ;

 

Bố Mẹ thật sự sung sướng khi nh́n thấy các con đi theo con đường âm nhạc thơ mộng mà Bố Mẹ đă đi qua, đă vạch sẵn cho các con. Mẹ mừng vui trong nước mắt và Bố th́ khỏi nói, sướng lắm, đến nỗi không tham dự buổi ra mắt đầu tiên của ban nhạc Gia Đ́nh Phạm Duy – The Dreamers với giới trẻ tại Sài G̣n. Sự kiện này quan trọng và lớn lắm đối với Ông. Ông không đến tham dự dù là khán giả chỉ v́ Ông không chịu nổi sự đối mặt với cái hạnh phúc lớn đó. Bố trốn.

 

Một lần khác em Hạnh ngă nặng, thân người giật bắn lên từng cơn, cả nhà lo quưnh quáng. . .  Nào xe cứu thương, xe cảnh sát rồi cấp cứu tại chỗ. Em an toàn, tai qua nạn khỏi.

 

Đến lúc cần chữ kư của người chủ hộ kư tên vào tờ biên bản cứu thương mọi người mới nhớ đến Bố. . .  . Bố trong pḥng ngủ khóa cửa cẩn thận và im thin thít. Ông không chịu nổi cảnh tượng đứa con gái út đang gần kề với cái chết. Bố trốn.

 

Và lần này Bố không chịu nổi cái đau mất con. Bố nhanh chân tháo chạy theo con Cả mà quên những đứa c̣n lại, bỏ lại tất cả. Bố đi và không muốn Tái Sanh. Nghe mà đau thắt tim. Một người đến với cuộc đời bằng cả tấm ḷng như Bố, cống hiến đồ sộ như Bố mà thốt lên câu nói ngán ngẩm đời đến thế là cùng. . . nhưng con tin rằng Bố vẫn yêu cuộc đời này lắm. Bởi yêu cuộc đời này nên có câu “một ngày cho người Thương, một ngày cho người Ghét” đồng điệu đến thế, cả với người Ghét mà vẫn Công bằng – Đối Nhân Xử Thế. Là Bố kính yêu.

 

Bố. Một Thiên tài Âm nhạc vậy mà mức độ mỏng ḍn c̣n dễ vỡ hơn người b́nh thường.

 

Trong một chương tŕnh Phạm Duy 65 năm Âm nhạc tại  Paris  lần đó Bố vừa qua cuộc giải phẫu tim, đi đứng c̣n mất thăng bằng, ai cũng lo cho Bố phải gồng gánh một chương tŕnh. . . . sức khỏe Ông biết có kham nổi không?

  

Đêm diễn đó đă không c̣n chỗ ngồi. Trong hàng ghế đầu có Giáo sư nhạc dân tộc Cổ truyền, Bác Trần văn Khê, là bạn chí thân của Bố.

 

Bố làm MC dẫn chương tŕnh khi giới thiệu Thái Hiền – Thái Thảo Ông đă giới thiệu Thái Thanh - Thái Hằng. Cho rằng Bố nói sai sẽ chữa lại. .. Nhưng không.

 

Đến phần tŕnh diễn của Julie Bố giới thiệu Julie Quang nghe mà bất b́nh v́ mấy chục năm qua cái tên đă cắt đôi, đă tách rời, mà nay Bố lại ghép hai cái tên lại như nguyên thủy.

 

Bố ạ, con làm thế để không vướng mắc cho ai, để cho cả hai đừng nặng ḷng khi cất bước ra đi. Hai con đă không c̣n đi chung trên con đường đời, giữ lại cái tên có nghĩa ǵ nữa, có khi lại làm phiền nhau chỉ v́ cái tên. . .  Con suy nghĩ như thế.

 

Sau buổi diễn Bác Khê nói:

 

“Phạm Duy c̣n minh mẫn sáng suốt lắm. Ông giới thiệu Thái Thanh Thái Hằng như năm sáu chục năm về trước và ngày nay là Thái Hiền, Thái Thảo. Ngày trước hay ngày nay đều là những h́nh ảnh yêu quí mà trong ḷng Ông vẫn ôm ấp tưởng nhớ đến.

 

Với Julie Quang cũng vậy, ba bốn chục năm trước Phạm Duy đặt tên cho và bây giờ trong ḷng Ông con vẫn là đứa con dâu của Ông, không thay đổi, phải hiểu như vậy.”

 

Một lần khác khi anh Duy Quang có ư định bước thêm bước nữa với (Yến Xuân).

 

Bố hỏi:

 

- Con đi với Bố hỏi vợ cho thằng Quang nhé.

- Bố đùa hả. Tôi nói.

- Con làm được điều này th́ con mới vượt xa người ta.

 

Câu hỏi và sự mời mọc đi hỏi vợ cho chồng cũ nghe thật tức cười. Bố vui thật, nghĩ ra chuyện để các con có một trận cười. . . vui mà. Con quên bẵng đi câu chuyện mà con cho là Bố đùa vui chọc ghẹo. Giờ đây nhớ Bố, ngẫm nghĩ lại mới nhận ra ư nghĩa trong câu chuyện Đi Hỏi Vợ.

 

Bố ơi, con dại không hiểu được ḷng Bố, bỏ quên cái tên Bố thương yêu đặt cho, quên luôn cả cái ơn Bố mang tiếng hát con đến với cuộc đời. Bằng cử chỉ nhỏ nhen, đầu hàng số phận, con mong xóa đi phần đời ḿnh con muốn quên.

 

Con đă được dạy bảo cẩn thận để loại trừ những thứ làm bận rộn đầu óc không cần thiết phải lưu giữ trong tim. . . .

 

Bố ạ, những điều Bố dạy con khắc nhớ, nhưng có tuân thủ hay không lại là chuyện khác tùy thuộc vào hỉ nộ ái ố của bản thân với cuộc đời. Bố đừng giận, đừng la rầy v́ con muốn sống thật, sống y như Bố vậy.

 

Tṛ chuyện với Bố những tưởng về người Bố Tôn Kính ḷng mênh mang bềnh bồng miền kư ức quên cả thực tại Bố đă ra đi, mà nào Bố đă ra đi. . . . Bố ơi Bố không muốn Tái sanh. Bố ạ Bố không cần Tái sanh v́ Bố đă ở lại trong tim các con, trong ḷng người Thương, kể cả người Ghét trên môi tất cả những người hát nhạc Phạm Duy, Người Nghệ Sĩ tự nhận ḿnh là Kẻ Hát Rong.

 

Ghi chú: Một vài nét phác họa về một người Cha trong đời thường. Mong được đóng góp chút ít trong cái nh́n tổng thể Bức Tranh đời Phạm Duy Người Cha yêu quí của tôi.

 

(c̣n tiếp)

Julie Quang

   © gio-o.com 2013