Đặng Phùng Quân
NGƯỜI THỰC HIỆN BẢN THỂ :
NICOLAI HARTMANN
kỳ 8
kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6 , kỳ 7, kỳ 8,
d) Nan đề của tiêu chuẩn chân lý
7/ Với chủ nghĩa hoài nghi, giờ đây người ta có thể rút ra kết luận là: không có tiêu chuẩn, đến độ người ta có thể bước vào xung đột với hiện tượng của ý thức chân lý. Như vậy người ta phải loại bỏ ý định của chủ thể về nhận thức cái đúng và cái sai tuyệt đối như là ảo tưởng. Điều đó kéo theo những hậu quả không lường được. Không những như vậy người ta lấy đi cơ sở của mọi khoa học, mà nhiệm vụ rõ rệt là nghiên cứu và tạo lập một chân lý siêu việt một cách vững chắc; song người ta còn tước đoạt ý thức chân chất của đối tượng tín cẩn phải có trong nó và không có niềm tin này, không thể tiến được bước nào trong đời sống thực tiễn. Một khi đã có kết quả này, có thể nghi ngờ giá trị lập luận của những nhà hoài nghi và ngờ sự lựa chọn lập thành ở trên (trong ý thức hay ngoài ý thức) không biết đến ý nghĩa thực sự của tiêu chuẩn; dường như nan đề phải có một ý nghĩa sâu sắc và tích cực hơn.
8/ Khi người ta tin là có ý thức một chân lý siêu việt, hiển nhiên là tiến xa hơn là bằng lòng chỉ có hành động lĩnh hội. Để phủ bác kỳ vọng này, không phải chỉ trông nhờ vào quan hệ cấu thành của nhận thức; quan hệ này quả thực chỉ dựa vào trong một lĩnh hội khách thể từ chủ thể. Trái lại kỳ vọng mà chúng ta nói đến hàm ngụ một lĩnh hội thứ hai, trong đó lĩnh hội thứ nhất về khách thể bây giờ trở thảnh sự việc được lĩnh hội; như vậy ở đây có một lĩnh hội của lĩnh hội hay còn là một tri thức của tri thức. Có thể nói như vậy là yêu cầu nhận thức tự nhận thức nó; tự động nhận thức này phải độc lập với nhận thức khách thể và bổ xuyết cho nó như một yếu tố mới..
9/ Khi nói đến điều đó, người ta có thể đưa ra một cách tích cực hơn trình bày nan để đang thảo luận. Nếu giả sử tính khả hữu của lĩnh hội một khách thể bởi chủ thể chứng minh được, và ngoài ra nếu như giả sử dữ kiện thường nghiệm và nhận thức tiên thiên khả niệm; nếu như giả sử ba nan đề đầu tiên giải quyết được, có thể còn tốt hơn kỳ vọng vào chân lý dấy lên từ hình ảnh của khách thể trong chủ thể là ảo tưởng; có thể hình ảnh khác với đối tượng người ta muốn, mà chủ thể không hề biết. Song nếu như chủ thể phải có khả năng biết trong mức độ nào đối tượng và hình ảnh khôi phục được, khi đó phải có như thể một khẩn vọng thứ hai trong nhận thức khách thể; nó sẽ độc lập với lĩnh hội nguyên uỷ và do đó cũng độc lập với dữ kiện thường nghiệm và những dự tưởng tiên thiên và nó có thể cung ứng một từ ngữ đối chiếu độc lập để cho phép phán đoán cái gì là hình ảnh của khách thể trong chủ thể. Đương nhiên chỉ có cái gì độc lập với hình ảnh mới có thể cho phép đánh giá điều này.
10/ Một tiêu chuẩn, có khả năng giữ vai trò này, không thể chỉ hiện hữu trong chủ thể cũng không chỉ hiện hữu ở bên ngoài. Nó phải ở trong một quan hệ mới bao gồm chủ thể và khách thể. Đó là một lĩnh hội thứ hai ở bên cạnh lĩnh hội đầu tiên và có cùng tính cách siêu việt. Nói khác đi, một tiêu chuẩn không đơn giản chỉ ở trong một cấu trúc mà nội dung ở bên này hay bên kia những giới hạn của nhận thức, song nó phải là một quan hệ lại vượt lên trên những giới hạn này; có nghĩa là bên cạnh quan hệ, nói đúng ra, cấu thành nhận thức, phải đặt một quan hệ thứ hai; phải thêm vào một xác định thứ hai của chủ thể từ khách thể ở xác định thứ nhất.
11/ Quan niệm tích cực này của tiêu chuẩn chân lý làm phức tạp và đè nặng lên vấn đề nhận thức. Người ta có cảm tưởng là phần siêu hình của vấn đề nhận thức, trong đó nan đề nhúng vào hiện tại, kéo theo sau nó những hậu quả mà người ta không nghi ngờ gì hết ở khởi đầu. Vì tự hậu đặt ra vấn nạn : làm thế nào một quan hệ thứ hai giữa chủ thể và khách thể, độc lập với quan hệ thứ nhất, có thể khả hữu ?[12]
---------------------------------
[12] Hartmann, Sdt. 6. Kap.
d) Die Aporie des Wahrheitskriteriums.
7/ Zieht man nun mit der Skepsis den Schluß: es gibt kein Kriterium, so gerät man in Konflikt mit dem Phänomen des Wahrheitsbewußtseins. Man muß dann den Anspruch des Subjekts auf das Wissen um wahr und unwahr als schlechthin illusorisch verwerfen. Das zieht unabsehbare Folgen nach sich. Nicht nur die ganze Reihe der Wissenschaften, deren Aufgabe eben gerade die Ermittelung und Befestigung transzendenter Wahrheit ist, verliert den Boden unter den Füßen, sondern auch das naive Gegenstandsbewußtsein wird seiner natürlichen Glaubwürdigkeit beraubt, ohne die es im praktischen Leben keinen Schritt tun kann. Angesichts dieser Konsequenz wird die skeptische Schlußweise ihrerseits sehr fragwürdig, und es taucht der Verdacht auf, ob nicht der eigentliche Sinn des Kriteriums in der obigen Alternative (in oder außer dem Bewußtsein) verkannt ist, und ob sich der ganzen Aporie nicht ein tieferer, positiverer Sinn abgewinnen ließe.
8/ Der Anspruch des transzendenten Wahrheitsbewußtseins geht offenbar weiter als der des "Erfassens" überhaupt. Er kann also aus den Mitteln der Erkenntnisrelation als solcher nicht bestritten werden. Während diese nur im Erfassen des Objekts durch das Subjekt besteht, bedeutet er ein zweites Erfassen, in dem das erste Erfassen des Objekts seinerseits zum Erfaßten wird, also ein Erfassen des Erfassens, oder ein Wissen des Wissens. Gefordert ist eine Art Selbsterkenntnis der Erkenntniss, die unabhängig von der Objekterkenntnis bestehen und zu ihr als Novum hinzutreten muß.
9/ Von dieser Grundlage aus läßt sich eine zweit, positivere Exposition der Aporie geben. Gesetzt, die Möglichkeit des Erfassens eines transzendenten Objekts durch ein Subjekt wäre prinzipiell erwiesen; gesetzt ferner, empirische Gegebenheit und apriorische Vorwegnahme wären verständlich; gesetzt also, die ersten drei Aporien wären gelöst - so könnte deswegen doch der Wahrheitsanspruch des Erfaßten (des Bildes) im Subjekt illusorich sein, d. h. die Bestimmtheiten des Bildes im Subjekt könnten von denen des Objekt beliebig weit abweichen, ohne daß das Subjekt darum wüßte. Sollte aber dennoch das Subjekt darum wissen, wie weit Objekt und Objektbild sich decken, so würde eine zweite Instanz des Wissens um das Objekt, unabhängig vom ursprünglichen Erfassen, unabhängig also von Gegebenheit und Vorwegnahme, bestehen müssen, welche einen selbständigen Vergleichspunkt für die Beschaffenheit des Objektbildes im Subjekt abgehen könnte. Denn es ist evident, daß nur ein vom Bilde unabhängiges Etwas ein Korrektiv desselben bilden kann.
10/ Ein Kriterium, das die Rolle eines solchen Korrektivs spielen könnte, kann also tatsächlich weder im Subjekt noch außer dem Subjekt allein seine Stellung haben. Es könnte vielmehr nur bestehen in einer zweiten übergreifenden Bindung zwischen Subjekt und Objekt. Es müßte ein zweites Erfassen neben dem ersten, mit dem gleichen Transzendenzcharakter wie dieses, bedeuten. Das heißt aber : ein Kriterium kann nicht ein einfaches Inhaltsgebilde diesseits oder jenseits der Bewußtseinsgrenze sein, sondern nur eine diese Grenze wiederum transzendierende Relation, nämlich eine zweite Relation zwischen Subjekt und Objekt neben der eigentlichen Erkenntnisrelation; eine zweite Bestimmung des Subjekts durch das Objekt müßte der ersten übergelagert sein.
11/ Diese positive Fassung des Wahrheitskriteriums bedeutet aber eine ungeheute Komplizierung und Belastung des Erkenntnisproblems. Man gewinnt den Eindruck, daß das Metaphysische im Erkenntnisproblem, auf das sich die Aporetik nun einmal eingelassen hat, hier Konsequenzen nach sich zieht, deren man sich zu Anfang gar nicht versah. Denn jetzt lautet die Frage: wie ist eine zweite Relation zwischen Subjekt und Objekt unabhängig von der ersten möglich ?
(còn nữa)
Đặng Phùng Quân
http://www.gio-o.com/DangPhungQuan.html
© gio-o.com 2018