Ảnh của Nhiếp ảnh gia Na Uy Hans Jørgen Brun
phỏng vấn
nhà thơ, nhà tranh đấu nhân quyền
Thi Vũ
Vơ Văn Ái
lê thị huệ, chủ biên gio-o.com thực hiện
(tiếp theo, phần 2)
(bấm vào đây đọc phần 1- câu hỏi từ 1 - 9)
(bấm vào đây đọc phần 2 – câu hỏi từ 10 – 20 )
(bấm vào đây đọc phần 3 – câu hỏi từ 21 – 29 )
(bấm vào đây đọc phần 4 – câu hỏi từ 30 – 42 )
(bấm vào đây đọc phần 5 – câu hỏi từ 43 – 56 hết )
10. Lê Thị Huệ: Tại sao ông đă không tranh đấu cho Việt Nam nói chung. Tại sao ông đă chọn đứng về phía tranh đấu cho Phật Giáo ?
Vơ Văn Ái : Vừa là công dân Việt vừa là Phật tử, tôi không thấy sự xung khắc giữa Phật giáo và Việt Nam. Tôi không nghĩ khi tham gia thế sự, các thiền sư Khuông Việt, Vạn Hạnh, các Cư sĩ Phật giáo Lư Công Uẩn, Lư Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trăi… họ phải chọn lựa giữa Việt Nam và Phật giáo.
Không đâu, trọng tâm tham gia của người Phật tử cốt bảo vệ Con Người và Đất nước với hành trang tư tưởng nhân đạo nhất, là giáo lư đạo Phật, một tôn giáo ḥa b́nh chưa hề gây thánh chiến với bất cứ ai hay tôn giáo nào.
Có lẽ tôi cần khai triển đôi chút để chị nắm bắt thời cuộc đẩy đưa tôi vào hiện trạng hôm nay khiến chị phải hỏi “Tại sao…”.
Tôi đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở nước ngoài từ 1963 đến 1970. Sau đấy tôi từ chức, đi làm nhà in và nhà xuất bản tại Paris.
Khi bộ đội Bắc Việt xâm chiếm miền Nam ngày 30.4.1975, tôi cùng một số bạn ở Paris thành lập Cơ sở Quê Mẹ vào tháng 10.1975 và cho ấn hành Tạp chí Quê Mẹ, số đầu tiên ra mắt ngày 1.2.1976 vào dịp Tết Bính Th́n. Tiêu điểm của tạp chí thu gọn trong câu viết : “Như chim hồng chim hạc. Dù lưu lạc mười phương, chúng ta vẫn bay măi trên vùng trời quê hương. Đuôi xoè đoá sen, lưng chở núi, ḷng ôm mặt trời, đôi mắt trừng trừng nh́n hư không xanh, và đôi cánh lộng làm rơi rụng ngh́n dặm cách chia”.
Tạp chí Quê Mẹ là một trong những tạp chí ra đời rất sớm sau ngày tang thương 30.4.1075. Bây giờ chẳng ai c̣n sợ hăi, nhưng thời ấy, có thể nói Quê Mẹ là tạp chí hiếm hoi dám đề tên thật người chủ biên, thay v́ bút hiệu, và đề địa chỉ thật thay v́ hộp thư. Sự kiện này nay chẳng quan trọng ǵ, hay người ta đă quên, song đối với nhà nghiên cứu xă hội học, yếu tố này bộc lộ trạng thái hoang mang, sợ hăi, mất định hướng của tập thể người Việt thời bấy giờ
Toà soạn
tạp chí Quê Mẹ và trụ sở Uỷ ban Bảo
vệ Quyền Làm Người Việt Nam thời kỳ
1975 – 2000, cũng là trụ sở Uỷ ban Một Chiếc
Tàu cho Việt Nam ra đời năm 1978 :
25 rue Jaffeux
– 92230 Gennevilliers vùng ngoại ô bắc Paris
Dù tôi là người xướng xuất và điều hành, nhưng Cơ sở Quê Mẹ không dựa vào hay đại biểu cho Phật giáo hoặc đảng phái nào. Tiêu đích anh em chúng tôi lúc bấy giờ là Văn hóa Việt và Nhân quyền. Bảo vệ nền văn hóa Việt đang bị nền văn hóa Mác xít uy hiếp, và bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam trước chủ thuyết không-có-con-người của Cộng sản. Không dựa vào đảng phái v́ tôi chưa từng theo đảng nào. Là Phật tử nhưng không muốn nhân danh Phật giáo v́ tôi nghĩ thời điểm 75 là thời điểm kết liên dân tộc trước quốc nạn chung. Mỗi người cần gạt qua bên quá khứ tự thân để có động thủ mới cho quê hương.
B́a tạp chí Quê Mẹ số 1, ra mắt Xuân Bính Th́n tại Paris ngày 1.2.1976
B́a Quê Mẹ kỷ niệm số 100
Trên báo Herald TriBune
Hoa Kỳ 1976, báo Le Monde Pháp 1978
Sau 7 năm cộng tác hoạt động mật thiết ngày đêm với 13 hội đoàn tại Paris và Pháp, rồi sau đấy, 10 năm đi du thuyết, tiếp cận với một số hội đoàn người Việt trên thế giới, tôi nhận xét điểm ưu của người Việt hải ngoại là tấm ḷng cố quốc và ư chí chống Cộng. Nhưng điểm khuyết là sự chia rẽ, phân hóa, kỳ thị vùng miền, tôn giáo, thờ ơ với xu thế toàn cầu dù sống trên địa bàn thế giới. Sinh hoạt chung thường nệ ngôn từ, tiểu tiết hơn là nội dung và thực chất. Nặng nhất là tinh thần đảng tranh, một hậu quả lịch sử từ năm 1945. Thoạt đầu là đảng tranh Quốc-Cộng, sau thành Quốc-Quốc. V́ vậy trên đấu trường, chỉ thấy “quân ta thắng quân ḿnh”, bỏ ngỏ cho địch hoành hành. Điểm bất lợi khác, một số các đoàn thể không có đường lối chiến lược. Chống Cộng nhưng không Vượt Cộng. V́ vậy, cứ ở ĺ nơi thế phản ứng, chưa có động thủ chủ động. Vô h́nh trung giúp đối phương tranh thủ thời gian xâm lấn, nằm vùng, tạo ly gián. Đáng buồn là trong tư thế ấy những phong trào Chống Cộng đang viện trợ “thời gian” cho Cộng sản đứng vững. Chống mà lại thành ra liên minh ! Mâu thuẫn hết chỗ nói.
Nhận định như trên tôi thấy sự mắc cạn của một số tổ chức chống Cộng. Chống cho thỏa tấm ḷng ấm ức hoặc thù hận, mong t́m lại cảnh vàng son thưở trước (sẽ chẳng bao giờ có lại). Nhưng mất liên hệ máu thịt với xu thế thế giới, đặc biệt với đại khối quần chúng trong nước đang ngày càng khổ ách, nhưng đồng thời cũng ngày càng vượt khỏi tầm nh́n hay ước vọng của người hải ngoại.
Thế có nghĩa là, không kể trước kia hồi c̣n bé tới thời trung niên, tôi hoạt động thuần túy cho Việt Nam từ 1975 đến 1992.
Sang năm 1992 có sự kiện Đại lăo Ḥa thượng Thích Đôn Hậu viên tịch ở Huế. Trường hợp ngài khá đặc biệt. Do Ḥa thượng là người đạo cao đức trọng, uy tín lớn trong quần chúng Phật giáo miền Trung. Nên Mậu Thân Huế năm 1968, Việt Cộng đến chùa Linh Mụ bắt ngài đưa lên núi nhắm mục tiêu vận động quần chúng Phật giáo vốn chống Cộng sản. Lúc ấy ngài bị xuất huyết dạ dày nặng, mặc chư Tăng chùa Linh Mụ phản đối, Việt Cộng đặt ngài vào thúng gánh đi. Tôi có cuốn băng ghi âm trên hai giờ đồng hồ ngài kể từ giai đoạn Mậu Thân Huế cho đến thời về lại Miền Nam sau 75 và cực lực chống đối nhà nước cộng sản. Không như gần đây v́ lư do “đảng tranh chính trị”, một số người bá vơ viết bài, viết sách tố cáo ngài và giới Tăng lữ ở Huế theo Cộng sản. Bọn người này chưa bao giờ chịu ghé mắt đọc các tài liệu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và CIA giải mật từ 2005 đến đầu năm nay, 2009. Đọc xong bọn họ sẽ phải hỗ thẹn về tính cách bất lương trong kiểu viết lách vu họa và dối gạt.
Ra đến Bắc vai tṛ ngài mờ nhạt, Hà Nội dùng ngài như b́nh phong Phật giáo cho cuộc tuyên truyền quốc tế không mấy thành công. Cuối năm 1969 nhân được Hoàng thân Sihanouk mời thăm Cam Bốt, tôi có dịp hỏi thăm về ngài khi gặp ông Nguyễn Văn Hiếu, Đại sứ của Mặt trận Giải phóng tại Nam Vang. Ông Hiếu đă rất ấp úng về trường hợp của ngài và tỏ vẻ lạnh nhạt với Phật giáo. Người Cộng sản rất tự đắc, tự kiêu ngay cả khi họ chưa thắng lợi.
Sau 1975 trở về Nam, Ḥa thượng Thích Đôn Hậu là người chống đối Cộng sản đầu tiên trong lớp người ở Bắc về. Đến như hàng giáo phẩm lănh đạo Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cũng hồ nghi ngài theo Cộng sản. Nhưng sau 8 năm xa cách, ngài có buổi họp đầu tiên để tŕnh bày ư kiến trước t́nh h́nh mới với Viện Hóa Đạo ở Saigon năm 1976. Sau buổi họp, cố Ḥa thượng Thích Thiện Minh đă kết luận khá h́nh tượng là “Tưởng Ḥa thượng mặc áo đỏ, nào ngờ ḷng ông vẫn vàng. Đi lâu mới biết đường dài / Ở lâu mới biết con người thủy chung”. Tại buổi họp này ngài đă có những cố vấn rất thực tiễn và khôn ngoan giúp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đối phó với nan đề Cộng sản. Câu ẩn ngữ của ngài mà tôi tâm đắc là : “Chúng ta cố gắng xiển dương chánh pháp. Gặp thời chúng ta có thể giảng diễn trước hàng vạn người, hàng ngàn người, trăm người. C̣n khi không thể nào thể hiện sự giảng diễn đó, chúng ta giảng cho 5 người, cho 10 người. Nhiều lần, nhiều chỗ giảng như vậy, thành ra đông đúc”.
Ngay năm 1976, trong cuộc hội kiến với ông Phạm Văn Đồng hay tại khóa họp Quốc hội kỳ 2 ở Hà Nội, Ḥa thượng Đôn Hậu đă phê phán chính sách đàn áp Phật giáo và nhân quyền tại miền Nam, và phản ứng thái độ trịch thượng của tướng Vơ Nguyên Giáp, mà Ḥa thượng nói rằng “Nếu không nghĩ ḿnh là Thầy tu, th́ cái ghế của tôi sẽ phang lên đầu ông Vơ Nguyên Giáp. Đặc biệt ngài tố cáo bàn tay Cộng sản giết Ḥa thượng Thích Thiện Minh, đ̣i đưa ra ánh sáng công lư. Ḥa thượng nói thẳng với Cộng sản về dân t́nh miền Nam rằng : “T́nh h́nh đoàn kết, thương yêu, kính trọng (của dân miền Nam) chỉ được 10 ngày (sau khi Cộng sản vào Nam). Sau 10 ngày đó : T́nh đoàn kết xưa nay bây giờ ră hết. Ḷng yêu thương đổi thành ghét cay ghét đắng ! Sự kính trọng bây giờ người dân trở lại khinh đáo để !”. Kể từ đó Ḥa thượng Thích Đôn Hậu từ bỏ tất cả mọi chức vụ bị gán kết như Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Mặt trận Tổ quốc, kể cả các chức vụ “bị” đề cử vào Giáo hội Phật giáo Nhà Nước, để chuyên lo cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong chức vụ mới, Chánh Thư kư kiêm Xử lư Thường vụ Viện Tăng thống.
Trong cuộc vận động bầu cử quốc hội ở Thừa thiên - Huế giữa năm 1976, Mặt trận Tổ quốc và Ban Dân vận mở các cuộc họp khu phố, phường khóm vận động dân chúng đừng bầu cho Ḥa thượng Thích Đôn Hậu với ba lư do mà chủ tọa đoàn của Cộng sản công bố trước quần chúng : 1. “Bầu mấy ông già mệt lắm. Già th́ chết thôi, mất công bầu lại người khác ; 2. Ông Đôn Hậu thấy cũng có tranh đấu, nhưng ông tranh đấu cho Phật giáo, chứ đâu phải cho dân tộc ? ; 3. Ôn Đôn Hậu cũng có đi với cách mạng, nhưng mà Ôn bị bắt chớ đâu phải Ôn t́nh nguyện đi ! Cần nói ngay ở đây, là Ḥa thượng Đôn Hậu khước từ ra ứng cử và yêu cầu trở về cương vị tu sĩ, nhưng bị nhà cầm quyền Cộng sản bó buộc. Ông Nguyễn Hữu Thọ đích thân đến gặp riêng Ḥa thượng Đôn Hậu khẩn nài : “Tôi xin thay mặt Chính phủ Lâm thời, và riêng tôi, yêu cầu bác đóng góp”. Thời ấy, cũng như thời Mậu Thân 1968, Cộng sản cần một biểu tượng Phật giáo làm b́nh phong. V́ đối ngoại, Nhà nước Cộng sản cần có khuôn mặt Phật giáo để mang sắc thái chính quyền nhân dân, đối nội th́ để chinh phục giới Phật tử chống Cộng. V́ vậy mà mời mọc Ḥa thượng ra ứng cử, nhưng mặt khác giảm giá Ḥa thượng tại địa phương để đàn hặc quần chúng Phật giáo.
Tôi biết Ḥa thượng từ hồi ở Huế giữa thập niên 40. Sang thập niên 50 tôi bỉnh bút cho nguyệt san Liên Hoa, cơ quan ngôn luận của Tăng già miền Trung, do ngài làm Chủ nhiệm. Nên sau này càng ngưỡng phục nhân cách Ḥa thượng Đôn Hậu qua hai hành xử rất dân tộc và Phật giáo. Thời Pháp chiếm lại Huế giữa thập niên 40, quân đội Pháp bắt ngài và định giết. Trong ba ngày chúng bắt ngài đào hố để xứ bắn. Ngài ung dung và trầm tĩnh vừa đào đất vừa tụng chú Đại Bi. Nhờ bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại) can thiệp nên ngài không bị giết và được trả tự do. Hành xử thứ hai tại Hà Nội năm 1969 khi ông Hồ mất. Đảng và Nhà nước yêu cầu Ḥa thượng Đôn Hậu cùng các lănh đạo tôn giáo thay phiên với Bộ Chính trị đứng gác quan tài ông Hồ. Dưới chế độ Cộng sản đây vừa là đặc ân, vừa là vinh dự cao cấp, nhưng đồng thời nhắm tuyên truyền rằng nhân dân các giới “kính yêu Bác Hồ”. Mặc, Ḥa thượng Đôn Hậu khước từ, dù bao áp lực của Đảng. Ngài cho họ biết rằng truyền thống chư Tăng Phật giáo không lạy bất cứ ai (bất bái quân vương) ngoài Đức Phật. Bộ Chính trị bẽ lư luận này khi nói : “Ḥa thượng tuy Tăng sĩ nhưng c̣n là một công dân tham gia cách mạng. Đây là nhiệm vụ và bổn phận công dân chứ không phải là Tăng sĩ”. Ḥa thượng liền đáp : “Quư vị nói rất đúng, tôi xin thi hành nghĩa vụ công dân này. Tuy nhiên xin qúy vị thỏa măn một lời yêu cầu của tôi để tôi an tâm thực hiện. Tôi tu học và xuất gia tại Huế, nay xin Đảng và Chính phủ cho tôi được về Huế xin phép chư Tăng cho tôi xả giới thôi làm Tỳ kheo Đôn Hậu để có thể trở thành công dân Đôn Hậu. Như thế việc gác quan tài Bác mới danh chính ngôn thuận”. Bộ Chính trị bực ḿnh nhưng đành nói đưa : “Thời buổi Mỹ Ngụy c̣n chiếm đóng miền Nam, làm sao chính phủ đưa bác về Huế được !”. Rồi cho qua.
Ḥa thượng Thích Đôn Hậu là người tôn giáo độc nhất trong các tôn giáo tại Việt Nam khước từ gác quan tài Hồ Chí Minh. Không như thập niên 80 khi ông Tôn Đức Thắng chết, Ḥa thượng Thích Trí Thủ và Hồng y Trịnh Như Khuê được chỉ định đứng gác quan tài ông Tôn và hai vị đă thi hành. Trong tập Thơ Tù của Ḥa thượng Thích Quảng Độ có bài “Sư Cụ và Đức Cha” châm biếm việc này,
Trước khi qua đời vào tháng tư năm 1992, Ḥa thượng để lại Di chúc yêu cầu tang lễ thầm lặng, đơn giản dành cho nhà tu Phật giáo, không được tổ chức rầm rộ hay đọc điếu văn, nhằm ngăn ngừa Nhà nước cộng sản lợi dụng tang lễ tuyên truyền cho chế độ. Dự kiến của Ḥa thượng đă thành sự thật khi Hà Nội giành quyền tổ chức tang lễ và cử người vào đọc điếu văn đồng thời gắn huy chương Hồ Chí Minh lên kim quan ngài. Thế là có sự phản đối của chư Tăng chùa Linh Mụ chống việc chính trị hóa tang lễ. T́nh h́nh mỗi lúc một nghiêm trọng, 50 Tăng Ni tuyệt thực. Chùa Linh Mụ báo động sang Paris nhờ tôi can thiệp. Nhân danh Cơ sở Quê Mẹ và trong vị thế Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam tôi mở cuộc vận động quốc tế tại LHQ, các trung tâm quyền lực Âu Mỹ và các cơ quan truyền thông, báo chí quốc tế. Tin truyền nhanh nổ lớn, gây áp lực lên công luận thế giới giúp chư Tăng chùa Linh Mụ hoàn thành tang lễ theo Di chúc của Ḥa thượng Đôn Hậu.
Ḥa thượng Thích Nhật Liên, đệ tử y chỉ và Trưởng ban Tang lễ chùa Linh Mụ, đă đánh Fax cho tôi báo tin lành, cảm tạ và tặng tôi một bài thơ. Từ đó kéo đến cuộc đấu tranh quyết liệt của Phật giáo Huế dẫn tới cuộc biểu t́nh 40.000 (bốn mươi ngh́n) người hôm 24.5.1993 đ̣i hỏi nhân quyền và tự do tôn giáo, mà báo chí Hà Nội quy kết tôi chủ động điều khiển. Một cuộc biểu t́nh không tiền khoáng hậu dưới thời Cộng sản. Khiến Viện Khoa học Công an phải cấp tốc tổ chức cuộc Hội thảo “Diễn biến Ḥa b́nh” ngày 26.6.1993 tại Hải Pḥng với nhiều tham luận của các tướng Đặng Vũ Hiệp, Lê Quang Thanh, v.v.. đánh giá cuộc biểu t́nh Huế mang nguy cơ mất nước, và là “tiếng chuông cảnh tỉnh chúng ta về tác động hiện thực do khả năng địch tiến hành chiến lược diễn biến ḥa b́nh”.
Tại tang lễ ở chùa Linh Mụ, Ḥa thượng Thích Huyền Quang được cố Ḥa thượng Đôn Hậu phó chúc làm người thừa kế lănh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất để vận động đ̣i hỏi quyền sinh hoạt pháp lư của giáo hội. V́ vậy, nhà cầm quyền Hà Nội gia tăng đàn áp, khủng bố Ḥa thượng Huyền Quang và hàng giáo phẩm đi theo con đường của cố Ḥa thượng Đôn Hậu. Trong cuộc đấu tranh này tôi tiếp tục hỗ trợ Phật giáo ở cương vị một tổ chức nhân quyền ngoài Phật giáo (Quê Mẹ và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam) như 17 năm trước từng ủng hộ cho các giáo hội Phật giáo, Công giáo, Ḥa Hảo, Cao Đài hay các cá nhân, phong trào nhân quyền trong nước hoặc các văn nghệ sĩ, tù nhân chính trị ở các trại Cải tạo bị áp bức.
T́nh h́nh đàn áp Phật giáo ngày một căng thẳng, Ḥa thượng Thích Huyền Quang viết thư cảm ơn sự hỗ trợ của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, rồi tiếp đó viết thư tay mời tôi trở lại trực tiếp tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất như trước năm 1975 để nhân danh giáo hội mở cuộc vận động quốc tế.
Tôi do dự rất nhiều.
Do dự v́ bản thân tôi không muốn đi vào con đường cục bộ của một tôn giáo, một đảng phái. Mặt khác, cộng đồng thế giới, từ LHQ đến các tổ chức nhân quyền và chính giới Âu Mỹ cũng như cộng đồng người Việt biết tôi như người làm văn hóa và tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ Việt Nam qua danh xưng Cơ sở Quê Mẹ và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam mà tôi làm chủ tịch, chứ không là người của Phật giáo. Mặt khác tôi từng trải qua một kinh nghiệm đau buồn và thất vọng khi cộng tác với ông Nhất Hạnh cuối thập niên 60, nên tự hứa sẽ chẳng bao giờ dính dáng đến giáo hội nữa. Nhưng cuối cùng tôi nhận lời giúp và cho ra đời cơ sở mới của Phật giáo ở hải ngoại có tên “Pḥng Thông tin Phật giáo Quốc tế”. Có thể nói từ 1963 đến nay chưa bao giờ Phật giáo có một cơ sở truyền thông mang tính quốc tế và đóng góp hữu hiệu cho công cuộc vận động hồi sinh Phật giáo và dân chủ hoá Việt Nam.
Sau khi Ḥa thượng Thích Quảng Độ được đặc xá năm 1998, và trong vị thế Viện trưởng Viện Hóa Đạo, ngày 27.8.1999, Ḥa thượng kư Quyết định mang số 01/VHĐ/QĐ, công cử tôi làm Phát ngôn nhân của Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và Pḥng Thông tin Phật giáo Quốc tế là cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Đạo trong nước.
Tôi nhận lời v́ hai lẽ. Một là v́ thế giới và truyền thông quốc tế đă hoàn toàn lăng quên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, dù Giáo hội đấu tranh cho mục tiêu tự do tôn giáo và nhân quyền, dân chủ sớm hơn bất cứ tôn giáo hay phong trào nào tại Việt Nam. Cuộc tự thiêu tập thể của 12 Tăng Ni ở Thiền viện Dược Sư, tỉnh Cần Thơ, ngày 2.11.1975 phản đối chính sách cộng sản đàn áp Phật giáo và vi phạm nhân quyền là hành động minh thị ư hướng tự do và dân tộc của Phật giáo thoát ly khuynh hướng truyền đạo cục bộ. Chưa kể hàng ngh́n bức thư của Viện Hóa Đạo khiếu kiện Cộng sản, vạch trần các sự thể đàn áp, bức hiếp Tăng Ni, Phật tử sau ngày 30.4.75.
Thứ hai là v́ tôi thất vọng với số lớn các tổ chức đấu tranh ở hải ngoại không có tầm chiến lược, lại không theo kịp xu thế thế giới và trào lưu phát triển con người. Trong khi ấy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là xă hội dân sự lớn nhất tại Việt Nam, có cơ sở quy mô và tổ chức rộng tới các cấp làng xă. Đây là lư do làm cho Đảng Cộng sản sợ hăi, biến thành chính sách đàn áp cơ bản của Nhà nước Cộng sản. Đảng có ư thức quần chúng hơn bất cứ ai nên rất sợ phải đối đầu với khối quần chúng lớn rộng có tổ chức của Phật giáo vốn không thần phục Đảng.
Tài liệu “Thống nhất Phật giáo” của cán bộ cao cấp Đỗ Trung Hiếu viết năm 1994 tiết lộ sự sợ hăi này. Cần biết ông Đỗ Trung Hiếu, bí danh Mười Anh, người Ninh Hoà, đảng viên cộng sản thâm niên, được Đảng giao làm công tác Tôn giáo vận. Trước 1975, ông là Trưởng ban Trí Trẻ (vận động trí thức, sinh viên, học sinh) khu Saigon - Gia Định, công tác dưới quyền của Khu ủy Trần Bạch Đằng. Sau 1975, ông được Xuân Thủy rồi Nguyễn Văn Linh và Trần Quốc Hoàn trực tiếp giao phó nhiệm vụ “thống nhất Phật giáo”, mà thành quả là sự ra đời của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Giáo hội Nhà nước) ngày 4 tháng 11 năm 1981 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Chính ông Xuân Thủy, người điều khiển Phái đoàn Hà Nội tại ḥa hội Paris cuối thập niên 60, bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận và Mặt trận Trung ương, kiêm bí thư Đảng Đoàn Ủy ban Mặt trận Trung ương, đă triệu ông Đỗ Trung Hiếu từ Saigon ra Hà nội đầu năm 1979 và giao cho ông Hiếu chức Chính ủy của Đoàn công tác thống nhất Phật giáo Việt Nam, tức công cụ hóa Phật giáo làm tay sai chính trị cho đảng Cộng sản.
B́a Phật giáo Thống nhất của ông Đỗ Trung Hiếu, cán bộ tôn giáo cao cấp, kiến trúc sư của Giáo hội Phật giáo Nhà nước ra đời năm 1981. Chưa đọc tập tài liệu quan trọng này, th́ không thể nào hiểu hết âm mưu Đảng cộng sản biến tướng Phật giáo thành công cụ chính trị.
Do bất măn chính sách tôn giáo của Đảng mà ông Hiếu viết tài liệu này. Qua 50 trang đánh máy, khổ A4, ông Đỗ Trung Hiếu cho biết chi tiết từng tên tuổi các vị lănh đạo Đảng đến hàng giáo phẩm cao cấp Phật giáo, theo hoặc chống, trong quá tŕnh thống nhất Phật giáo, do Đảng chủ trương sau ngày Saigon sụp đổ năm 1975.
Ông Hiếu cho biết một cách chính xác chủ trương của Trung ương Đảng và Ban Dân vận Trung ương về vấn đề thống nhất Phật giáo. Ông viết :
“Nội dung đề án là biến hoàn toàn Phật giáo Việt Nam thành một hội đoàn quần chúng. C̣n thấp hơn hội đoàn, v́ chỉ có Tăng, Ni, không có Phật tử ; chỉ có tổ chức bên trên không có tổ chức bên dưới, tên gọi là Hội Phật giáo Việt Nam (...) Nội dung hoạt động là lo việc cúng bái chùa chiền, không có hoạt động ǵ liên quan tới quần chúng và xă hội (...) Lấy chùa làm cơ sở chứ không phải lấy quần chúng Phật tử làm đơn vị của tổ chức Giáo hội”.
Về sự thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Giáo hội Nhà nước hay Quốc doanh) tại chùa Quán Sứ, Hà Nội, ngày 4.11.1981, ông Hiếu nhận định :
“Thực sự đại biểu là giữa Phật giáo của ta và Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ban Vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam đều là đại biểu dự Đại hội, trong đó đại biểu của ta đa số. Chín tổ chức và hệ phái Phật giáo, Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất là một, c̣n lại tám với những danh nghĩa khác nhau, nhưng tất cả đều hoặc là ta hoặc là chịu sự lănh đạo của Đảng”. (...) Cuộc thống nhất Phật giáo lần này bên ngoài do các ḥa thượng gánh vác, nhưng bên trong bàn tay đảng Cộng sản Việt Nam xuyên suốt quá tŕnh thống nhất để nắm và biến tướng Phật giáo Việt Nam trở thành một tổ chức bù nh́n của Đảng”.
Kể từ Chỉ thị số 20 do ông Trần Xuân Bách thảo và Bí thư thứ nhất Lê Duẩn kư năm 1960, chủ trương trên đây là lập trường bất biến của Đảng và Nhà nước cộng sản đối với Phật giáo. Chính ông Xuân Thủy tŕnh bày và nhấn mạnh trong cụ thể cho Đỗ Trung Hiếu khi bàn giao nhiệm vụ :
“Việc thống nhất Phật giáo Việt Nam theo tôi biết, Đảng chủ trương thống nhất Phật giáo của ta với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất khối Ấn Quang. Phật giáo của ta là “Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam” và “Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước” ở miền Nam. Ở miền Bắc, phật tử đă vào các đoàn thể quần chúng hết rồi, chỉ c̣n những cụ già đi lễ bái ở chùa ngày rằm, mồng một, theo tục lệ cổ truyền. Sư tiêu biểu thật hiếm. Cụ Trí Độ đă luống tuổi, quanh đi quẩn lại vẫn cụ Phạm Thế Long, nhưng khả năng đức độ của cụ ảnh hưởng trong nước và quốc tế hạn chế. Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước có khá hơn một tí. Cụ Minh Nguyệt (đảng viên cộng sản, theo ô. Hiếu) có thành tích ở tù 15 năm Côn Đảo, cụ Thiện Hào (đảng viên cộng sản, theo ô. Hiếu) có thành tích đi kháng chiến, nhưng điều phật tử cần ở nhà Sư, cả hai cụ đều hạn chế.
“Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất khối Ấn Quang là một tổ chức tôn giáo và tổ chức quần chúng mang tính xă hội chính trị có màu sắc dân tộc, thu hút đông đảo quần chúng và có uy tín trên thế giới, nhiều nhà sư tài giỏi. Nếu thống nhất theo Kiến nghị của cụ Đôn Hậu, có nghĩa là giải thể “Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước”, sáp nhập “Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam” (ở Miền Bắc) vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và chịu sự lănh đạo của họ. Như thế Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phát triển ra toàn lănh thổ Việt Nam chứ không chỉ ở miền Nam như trước năm 1975.
“Quan trọng là Đảng không bao giờ lănh đạo được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà ngược lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trở thành một tổ chức tôn giáo rộng lớn có đông đảo quần chúng, là một tổ chức có áp lực chính trị thường trực với Đảng và chính phủ Việt Nam.
“Thống nhất theo dự án của ban Tôn giáo chính phủ chưa ổn lắm, v́ chung qui cũng đưa các cụ ở Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam (của Đảng ở miền Bắc) và Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước (của Đảng ở miền Nam) xách cặp cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mà thôi”.
Đấy, sức mạnh thực hữu và uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phát ra từ miệng các ông trùm Cộng sản. Có đâu như gần đây một vài Tăng sĩ cơ hội, Phật tử cơ hội ở Hoa Kỳ, Canada, Châu Âu, Châu Úc bêu riếu Giáo hội chỉ c̣n có hai người là đức cố Tăng thống Thích Huyền Quang và Ḥa thượng Thích Quảng Độ !
Không có ai, trong nghĩa chẳng ra ǵ, mà sao cả đại Bộ Công An ở Hà Nội cho đến bọn khuyển mă Giao Điểm, rồi ba nhóm Phật giáo cơ hội Về Nguồn, Tăng Ni Việt Nam Hải ngoại, Thân hữu Già Lam không ngớt chửi bới, bôi nhọ, vu hăm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, lại c̣n tiếm danh Giáo hội để làm tiền xây chùa và mong mỏi không bị Cộng đồng Người Việt Tị nạn hỏi thăm về việc thỏa hiệp hay đi đêm với Hà Nội của bọn này ?
Thập niên 60 uy danh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất lớn biết bao trong dư luận thế giới và qua các hăng tin quốc tế. Thế mà sau 1975 chẳng c̣n ai nhắc đến, năm th́ mười họa mới có một ḍng tin không gây xúc động hay mang lại niềm hứa hẹn. Phật tử hải ngoại đông nhưng vắng mặt trong những động thủ quốc tế. Đây là lư do khiến tôi muốn ra tay điều chỉnh sự bất công đối với Phật giáo Việt Nam trên trường quốc tế. Và điều chỉnh được kể từ năm 1992 trở đi.
Tôi nh́n Phật giáo Việt Nam trong thế toàn cầu, như một đóng góp nhân loại trước các vấn nạn khủng hoảng tư tưởng, văn hóa và nhân tâm.
Lư do thứ hai như đă nói sơ bộ ở trên, là sau khi nghiên cứu các hoạt động của một số tổ chức người Việt ở hải ngoại, tôi nhận thấy hoạt động thường vụ tuyên truyền hay để thỏa măn tự ái một thời, nhưng lại thiếu thực chất và chủ lực. Không có viễn kiến hoặc thù ứng với xu thế thế giới. Đặc biệt không gia công tiếp cận, hậu thuẫn hay gầy dựng chủ lực trong nước. V́ không có chủ lực trong nước, nên bơm phồng những con số kháng chiến quân, những mật khu ảo, hoặc nay bốc tên người này mai bốc tên người khác dương đông kích tây ḥng phát triển tổ chức đảng phái. Có khi dựa hơi vào những người bất măn thuộc phe Mặt trận Giải phóng miền Nam cũ, hoặc cựu đảng viên Cộng sản… Bắn bừa lên truyền thông hàng loạt tên những người không chân đứng, không thế lực, miễn những người này chịu nhắc tới hai chữ “dân chủ”, “nhân quyền”. Bất cần quan điểm “dân chủ”, “nhân quyền” của những người này có phù hợp với tiêu chí dân chủ của thế giới tiến bộ hay không. Họ chỉ vụ tuyên truyền ồn động nhằm phát triển đảng hay tổ chức họ, mặt khác chứng minh cho dư luận là có một “phong trào dân chủ” tại Việt Nam; dù bất lực trong việc tổ chức cơ sở quốc nội hay đoàn ngũ hóa quần chúng; dù đằng sau tên các người họ đề cao có lực lượng hay không, được tổ chức ra sao, dân chủ kiểu nào. Cung cách hoạt động ăn xổi như thế không đưa tới giải pháp thay thế mà tuyệt đại đa số dân Việt trông đợi. Nh́n cách cư xử “đem con bỏ chợ” đối với đoàn viên của họ khi những người này bị bắt là biết ngay sự đầu cơ của họ. Khi đoàn viên họ bị bắt trong nước, chẳng có cơ sở thăm nuôi, bênh vực. Đến khi được trả tự do th́ những “chiến sĩ dân chủ” hay “kháng chiến quân” ồn ào trước kia bỗng im bặt, ngưng luôn các hoạt động.
Chân nhận tính cách hoạt động không có tương lai như thế, tôi thấy cần giúp đỡ và phát triển những cơ sở thực hữu quốc nội, mà Phật giáo là một. Dù t́nh trạng quốc nội cũng khá nguy nan. Các đảng phái quốc gia mất chân đứng v́ lănh tụ nằm tù hoặc chạy ra nước ngoài. Quần chúng đảng phái bị siết cổ trong ba gọng ḱm Cộng sản : chủ nghĩa lư lịch, công an khu vực và hộ khẩu. Ngoài đảng Cộng sản, đảng lớn nhất với số lượng đảng viên gần ba triệu, chỉ c̣n lại các tôn giáo như những xă hội dân sự c̣n sống sót. Phật giáo, Công giáo, Ḥa Hảo, Cao Đài, Tin Lành… là những xă hội dân sự tồn tại dưới chế độ độc tài toàn trị. Nội hàm các tôn giáo đặt trọng tâm vào con người, nên nỗ lực thường xuyên bảo vệ con người trong nguồn sống tâm linh. Có thể nói quần chúng dân tộc hiện nay là quần chúng các tôn giáo, tiêu biểu là Phật giáo, đối đầu với thiểu số quần chúng tha hóa v́ vọng ngoại là Đảng Cộng sản.
Muốn thay đổi thực trạng Việt Nam phải dựa vào quần chúng dân tộc. Không thể dựa vào các tổ chức ảo, sống bằng mộng ước xa rời thực tại, đang bị cắt ĺa tổ quốc, hoặc hoạt động như con bài chờ thời chờ ngoại bang dẫn dắc.
Do thiếu hiểu biết về các tôn giáo khác, v́ bản thân tôi theo đạo Phật và có liên hệ với giáo hội từ thập niên 40, tôi chọn xă hội dân sự Phật giáo thông qua Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất để vừa bảo vệ Phật giáo trước sức tiến công tiêu diệt Phật giáo của chủ nghĩa Hư vô cộng sản, vừa đẩy mạnh tiến tŕnh dân chủ hóa Việt Nam. Nếu tôi là người Công giáo, Ḥa Hảo, Cao Đài… tôi cũng sẽ chọn lựa con đường tôn giáo tôi theo như thế. Nhưng điểm hẹn tối hậu và cuối cùng vẫn là Việt Nam - dân tộc Việt Nam.
11. Lê Thị Huệ: Nh́n lại các quốc gia tiến bộ đều là những quốc gia có nền văn hóa với nhiều ưu điểm, theo ông th́ văn hóa Việt Nam có những ưu khuyết điểm nào trong việc phát triển quốc gia
Vơ Văn Ái : Văn hóa hiện tại trong nước là văn hóa Mác-xít. Không phải văn hóa Việt Nam. Văn hóa Việt Nam phát triển theo con đường truyền thống có tiếp thu qua lịch tŕnh 2000 năm so với thế giới có nhiều ưu hơn khuyết. Điểm khuyết của nền văn hóa Việt Nam là chưa phát triển tận cùng Ư thức Dung hóa. Cụ Phan Khôi là người giải thích ư thức dung hóa khá h́nh tượng. Cụ bảo tằm ăn lá dâu nhả ra tơ, voi ăn bă mía chỉ thoát ra phân. Tôi hiểu ư thức dung hóa là con tằm.
Tục ngữ ví von khá cảm động : Ta về ta tắm ao ta / Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn. Cảm động và chan chứa t́nh quê nhưng không thực tế. Nhân loại ngày càng bước tới nền văn minh tổng hợp, vượt thoát biên giới quốc gia. Từ chân trời thiên niên kỷ thứ ba đă ló ra một nền văn minh xuyên hành tinh. Thế mà người Việt cứ quanh quẩn với cái “ao nhà” xem ra bất tiện và lạc hậu. Từ cái “ao nhà” chan chứa t́nh quê, nay biến thành quán tính và lối suy nghĩ cục bộ, vùng miền, địa phương, tất khó phát triển và tiến bộ, lại đánh mất tính nhân loại.
Truyền thuyết Âu Cơ – Lạc Long quân chia 50 con lên núi, 50 con xuống biển tạo dựng mối quân b́nh giữa trí tuệ (núi) và trái tim tức hành động (biển). Thế nhưng chúng ta quên mất thế quân b́nh giữa tim và óc ấy, để sống măi với vong thức phân hóa, chia rẽ, tranh chấp.
Điều c̣n thiếu trong nền văn hóa Việt Nam là tính sáng tạo. Thiếu sáng tạo nên giỏi bắt chước. Giỏi bắt chước dẫn tới việc đi làm mọi cho người. Những thế kỷ xưa, khi Phật giáo tàn tạ v́ giới Cư sĩ trí thức Phật giáo vắng bóng, đạo Phật rơi vào tay các ông thầy cúng, th́ sĩ phu Việt Nam đi học Tàu, rất chăm và rất cố tín. Đầu thế kỷ XX sĩ phu Việt Nam thức tỉnh trước sự xâm lấn Tây phương. Nhưng sự thức tỉnh ấy chỉ đẻ ra hai giới trí thức làm mọi cho Tây phương thực dân và Tây phương cộng sản. Không thấy các ông sáng tạo được tư tưởng ǵ cho sự tự do tối hậu của con người, không đẻ ra một triết lư chính trị cứu dân cứu nước như ông Gandhi bên Ấn Độ.
Nước ta cần phát triển tính tự trào. Người Việt nghiêm trang quá. Nghiêm trang đến nghiêm trọng, rồi quan trọng hóa cá nhân ḿnh thành những thần hoàng xa lạ, cô đơn nơi miếu thờ. Khiến cho một quốc gia mà số tổng thống đông hơn dân. Ta biết châm biếm và châm biếm giỏi, nhưng là châm biếm người khác. Không biết tự trào, tự châm biếm ḿnh, không biết tự thân phục thiện, tự thân cầu thị.
Do vị thế địa chính làm cho đất nước bị kẻ mạnh thường xuyên xâm lấn, châm biếm trở thành vũ khí của kẻ yếu. Xài lâu qua trường kỳ lịch sử với bọn ngoại xâm, nay quay ngược trở thành châm biếm nhau trong cộng đồng dân tộc. Không c̣n biết quư trọng nhau. Nhân tài của nước Nhật được trân quư như Quốc bảo mỗi khi họ đi ra nước ngoài, được tôn vinh và bảo vệ. Nhân tài nước ta bị dân ta xúc xiểm, đàn hặc, ác khẩu châm biếm, miệt thị. Nay sự châm biếm vô ư thức ấy được bồi dưỡng thêm nền văn hóa chửi, nền văn hóa cáo buộc của Cộng sản, chúng ta biến châm biếm thành mạ lỵ tục tằn, thành bia miệng giết người. Đánh mất sự khôn ngoan của tổ tiên Khôn ngoan đá đáp người ngoài / Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Cầu mong văn học nước ta xuất hiện một Lỗ Tấn, một Bá Dương, một Cervantès. Lỗ Tấn của Cố sự tân biên (Chuyện cũ viết lại), Bá Dương của Người Trung quốc xấu xí, Cervantès của Don Quichote, để sau đó tượng h́nh cho tư tưởng Việt - tư và tưởng cho con đường siêu vượt mọi giới hạn (Grenzsituation).
12. Lê Thị Huệ: Ông trả lời như thế nào khi Việt Nam nói nhân quyền là vấn đề thuộc về văn hoá, và Việt Nam có văn hóa riêng về nhân quyên
Vơ Văn Ái : Chị muốn nói Việt Nam đây là Nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội phải không ? Chỉ có Cộng sản Hà Nội mới lụm ca lụm cụm phát huy “Ngoại lệ nhân quyền Châu Á” như thế. Đảng Cộng sản và Nhà cầm quyền Hà Nội đại biểu cho ư thức hệ ngoại lai Tây phương Cộng sản. Họ thiếu hiểu biết và không có tư cách để nói về văn hóa Việt Nam.
Tháng 5.1997, Viện Nghiên cứu Bắc Âu về Á châu học thuộc Đại học Copenhagen, Đan Mạch, cùng Trung tâm Nhân quyền Đan Mạch kết hợp với Bộ Ngoại giao Đan Mạch tổ chức cuộc Hội luận “Nhân quyền và các giá trị Châu Á” mời các học giả Anh, Bắc Âu, Đài Loan, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Tây Âu và Úc đến tham luận. Tôi được mời tham dự cho Việt Nam. Bài tham luận của tôi “Human Rights and Asian Values in Vietnam” (Nhân quyền và Giá trị châu Á tại Việt Nam) sẽ là câu trả lời đầy đủ cho chị. Bài này được chọn cùng với 13 tham luận in trong sách “Human Rights and Asian Values, Contesting National Identities and Cultural Representations in Asia” do nhà xuất bản Curzon Press ấn hành tại Anh quốc năm 2000.
Nói tóm gọn có thể diễn tŕnh như thế này : Á châu đi trước Tây phương rất lâu về Quyền Con Người. Quyền Con Người ở phương Đông đứng ở vị trí vũ trụ, chứ không chỉ ở vị trí pháp quyền trong xă hội phương Tây. Cần hiểu vũ trụ trong nghĩa vũ là không gian, trụ là thời gian, cũng như thế giới th́ thế là thời gian, giới là không gian, hai phạm trù quy định sự suy tưởng và cuộc sống con người.
Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền LHQ được công bố năm 1948, manh nha và gợi hứng từ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền thời Cách Mạng Pháp 1789 và 1793, từ Glorious Revolution/Bill of Rights của Anh quốc năm 1688 - 1689, và từ Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ năm 1776. Nhưng gần ba ngh́n năm trước, Đức Phật đề cao địa vị độc tôn của Con Người trong 6 thế giới (gồm 3 cơi lành - cơi Trời, cơi A Tu La, cơi Người - và 3 cơi ác - Súc sinh, Quỉ đói và Địa ngục). Khi Phật Thích Ca phát ngôn “Ta là Phật đă thành, chúng sinh là Phật sẽ thành”, th́ địa vị con người không c̣n bị khinh miệt, trái lại rất cao cả và ở địa vị trung tâm. Giác ngộ dễ thực hiện nhất ở thế giới con người, là lời Phật dạy. V́ cơi trời sung sướng nên giăi đăi, cơi súc sinh quá khổ lụy để nghĩ tới việc tiến thân.
Hệ thống Tam tài của Khổng giáo – Thiên Địa Nhân – đặt con người ở vị thế trung gian, nối liền giữa trời và đất. Câu nói của Mạnh Tử “Người dân quư nhất, vua nên xem nhẹ, đất nước là thứ yếu” (Dân vi quư, quân vi khinh, xă tắc thứ chi) là một phát biểu đề cao và tôn trọng Quyền Người, Quyền Dân.
Các nước độc tài, độc đoán, quân phiệt ở Á châu như Trung quốc, Bắc Hàn, Việt Nam, Miến Điện, Mă Lai của Mahathir… cao giọng vào đầu thập niên 90 đ̣i hỏi “Ngoại lệ Nhân quyền Châu Á” là thủ thuật bế môn tỏa cảng để đàn áp dân lành và ngăn cản xự can thiệp của các nước Âu Mỹ trên lĩnh vực nhân quyền. Xin làm thành viên LHQ tất phải tôn trọng Hiến chương, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và các Công ước quốc tế của LHQ. Hà cớ ǵ chữ kư chưa ráo mực đă phản bội các công ước LHQ khi đ̣i hỏi biệt lệ nhân quyền Châu Á ? Ông Hồi giáo Mahathir của Mă Lai c̣n lên tiếng đ̣i viết lại bản Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế cho phù hợp với Châu Á ! Có nền văn hóa nào trên thế giới xem khinh con người ? Ngoại trừ nền văn hóa không-có-con-người của Cộng sản - cá nhân là con số không trong tập thể.
Các cuộc Hội thảo do Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam thuộc cơ sở Quê Mẹ tổ chức tại Điện Quốc Liên ở Genève hằng năm vào dịp Uỷ hội Nhân quyền LHQ họp thường niên, để vận động các phái đoàn chính phủ và phi chính phủ lưu tâm tới những vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam. Trên đây là bích chương do chúng tôi mời tham dự Hội thảo về đề tài “Nhân quyền & Ngoại lệ Nhân quyền Châu Á”, với sự tham dự phát biểu của Nguỵ Kinh Sinh (Trung quốc), Giải Nobel Hoà b́nh Jose Ramos-Horta, Vơ Văn Ái (Việt Ban), Haung Htun (Miến Điện), Lobsang Nyandak (Tây Tạng).
Việt Nam có văn hóa riêng về nhân quyền. Đúng. Nhưng trong nghĩa bổ sung sự cao đẹp nhân quyền, chứ không chống bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Việt Nam đây là Việt Nam không Cộng sản. Trái lại, nhân quyền Cộng sản là Trại Tập trung Cải tạo lao động, là tố khổ, là ṭa án nhân dân, là thảm sát người hiền lương, là phỉ nhổ nhân phẩm. Làm sao có được nhân quyền trong chủ nghĩa không-có-con-người của Cộng sản ?! V́ vậy mà ngày bỏ phiếu thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền tại đại hội đồng LHQ năm 1948, Liên Xô và 5 nước chư hầu Ba Lan, Belarus, Tchecoslovaquie, Ukraine và Yougoslavie bỏ phiếu trắng v́ chê Tuyên ngôn “lỗi thời”, “lạc hậu”. Hai nước chống là Arabie Saoudite và Nam Phi. Arabie Saoudite không chấp nhận việc con người có quyền thay đổi tôn giáo, không chấp nhận kiểu sống một vợ một chồng và không chấp nhận triệt tiêu chế độ nô lệ. C̣n Nam Phi cho rằng việc cấm phân biệt đối xử là quá đáng.
Bộ luật Hồng Đức đời Lê mới là văn hóa nhân quyền của Việt Nam tiền Cộng sản, khiến giáo sư Olivier Oldman ở Đại học Havard, Hoa Kỳ, đánh giá cao bộ luật đời Lê này. Ông viết : “Việc xây dựng một nhà nước dân tộc mạnh với sự bảo hộ cho những quyền tư hữu hợp pháp bằng hệ thống luật pháp tiến bộ so với những quan niệm pháp luật phương Tây cận đại”.
Tôi xin đơn cử vài điều để so sánh luật thời Lê, thời vua chúa phong kiến nói theo ngôn ngữ Mác-xít Hà Nội, với “luật pháp” dưới triều đại Hồ Chí Minh, thời của “đỉnh cao trí tuệ” :
Trong bộ luật thời Lê, ở điều 2 về Thập ác, tức 10 điều ác, th́ tiết 1 về tội mưu phản, gọi là mưu mô làm nguy đến xă tắc, tiết 3 về tội mưu chống đối, tức mưu phản nước theo giặc. Ta thấy rơ luật pháp ở thời Lê liên hệ đến xă tắc, tức quốc gia, dân tộc, liên hệ đến việc giữ nước. C̣n thời nay, các tội ấy liên quan riêng chế độ Cộng sản, chẳng liên quan chi đến đất nước. Người dân bị trừng phạt là những người có quyết tâm bảo vệ xă tắc và dân tộc, bảo vệ Tổ Hồng Bàng, nhưng không chịu thờ lạy ông Mác, ông Mao, ông Lênin.
Điều 3 trong Quốc triều h́nh luật thời Lê quy định 8 trường hợp được giảm tội, gọi là Bát nghị, th́ có 3 trường hợp giảm tội cho những người có đức hạnh lớn, gọi là Nghị hiền, những người có tài năng lớn, gọi là Nghị năng, và những người cần cù, chăm chỉ, gọi là Nghị cần. C̣n ngày nay, dưới chế độ Cộng sản, th́ pháp luật bỏ tù, hành hạ, ngược đăi tất cả các hiền nhân lănh đạo tôn giáo, các nhà trí thức, chuyên gia, văn nghệ sĩ, các nông dân, nghệ nhân, chẳng phân biệt ai. Cộng sản không cần người hiền, người tài, người cần cù cho tổ quốc, họ chỉ cần những tên nô lệ gọi dạ bảo vâng.
Điều 16 trong Quốc triều h́nh luật thời Lê, th́ những người từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống cùng những người phế tật đều được giảm khinh, cho phép chuộc tiền để thay tội ; từ 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống mắc tội chết th́ phải tâu vua xét lại ; từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi trở xuống có bị tội chết cũng không hành h́nh, đặc cách không thích vào mặt. C̣n ngày nay dưới thời đại nhà Hồ, th́ già đến 90 tuổi, 80 tuổi, 70 tuổi, trẻ đến 15 tuổi, 10 tuổi, 7 tuổi đều bị trừng trị không nương tay, và ở tù mút mùa. Tại các trại Cải tạo lao động, như trại Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai là một, những người già, bệnh, run rẩy 70, 80 tuổi đang chết ṃn. C̣n thiếu nhi, từ bé sơ sinh đến 9, 10 tuổi đầy dẫy trong các trại này.
Đấy, nội dung nhân quyền giữa một chính quyền dân tộc và một chính quyền ngoại lai mác-xít là như thế.
13. Lê Thị Huệ: Ông nghĩ ǵ về chủ nghĩa Cọng Sản và những hệ quả của nó trên đất nước Việt Nam
Vơ Văn Ái : Chủ nghĩa Cộng sản là Hư vô chủ nghĩa, tập đại thành tiêu cực của triết lư Tây phương từ Platon đến Marx. Một chủ nghĩa Không-Có-Con-Người. Nó chỉ sản sinh loài nô lệ. Nô lệ là kẻ sống bằng giấc mộng của kẻ khác, mệnh lệnh của kẻ khác. Kẻ khác sáng thế ra nó. Nó mất khả năng sáng tạo của con người toàn diện và toàn bộ trong các tương quan cá thể với thế giới, với mọi loài, và vũ trụ. Chủ nghĩa Cộng sản chỉ biết thống trị, không biết thành tựu thế mệnh nhân sinh.
Chỉ có Tuệ giác Siêu việt Bát Nhă của Không tính (Śūnyatā) Phật giáo mới có thể phá đổ toàn triệt tất cả chủ nghĩa Hư vô[7].
Phê phán của Marx về tư bản Tây phương thế kỷ XIX có tính công bằng và nhân đạo. Nhưng từ khi Lenine đem phê phán kinh tế và xă hội của Marx vào áp dụng chính trị Bolchevik ở Nga, rồi kế tục với Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, th́ chủ nghĩa Cộng sản biến thành chủ nghĩa hút máu, một thứ chính trị côn đồ - Voyoucratie - tập trung vô liêm sỉ các quyền lực quốc gia.
Marx để lại cho con gái Laura một thủ bản viết bằng tiếng Anh như lời tự thú khi ta đem so sánh với những chi đảng Cộng sản thực hiện trên địa cầu : “Ư tưởng của cha về sự khốn cùng là sự ngoan ngoăn phục tùng (submission) và cái tật mà cha ghét nhất là sự nô lệ đê hèn (servility)”.
Hệ quả của chủ nghĩa Cộng sản trên đất nước Việt Nam c̣n ǵ phải hỏi : lỗi thời và tụt hậu vào hạng bét trên bảng thứ nhân loại từ tinh thần đến vật chất. Đưa một nước phú cường so với các nước Đông Nam Á trong vùng vào thập niên 60, 70, ngày nay tụt hậu sau các nước như Singapore, Thái Lan… Đại công thần của Nhà nước cộng sản là Đại tướng Vơ Nguyên Giáp cũng phải thán lên trong thời gian chuẩn bị Đại hội X Đảng Cộng sản năm 2006 rằng : “Phải thấy rằng, đến năm 2020, nước ta vẫn c̣n là một nước kém phát triển ngay trong nhóm các nước ASEAN, vẫn c̣n thua Thái Lan khoảng 20 năm về chỉ tiêu GDP tính theo đầu người” !
14. Lê Thị Huệ: Bây giờ nh́n lại, ông nh́n cuộc chiến Việt Nam vừa qua như thế nào ?
Vơ Văn Ái : Đây là cuộc chiến thừa sai của hai khối Tư bản và Cộng sản. Người Việt Nam không có tiếng nói, không đạt được mục tiêu sơ đẳng là độc lập, ḥa b́nh, nói chi tới tự do và dân chủ. Bi kịch thảm thương của nước Việt là số người chết cả hai bên Nam Bắc lên tới 8 triệu (lính và thường dân), chưa kể đất đai, rừng núi, nhà cửa bị tàn phá, văn hoá vong thân.
Ấn Độ, Phi Luật Tân, Miến Điện, Singapore, … giành độc lập không thông qua chiến tranh đổ máu như Việt Nam cộng sản. Đâu là thần trí và văn hiến Việt Nam mà ta cứ hănh diện hoài ? Cho nên trách nhiệm này Đảng Cộng sản phải chịu trước lịch sử.
Trách nhiệm thương đau này cũng đến từ giới lănh đạo chính trị và trí thức. Cuộc va chạm với Tây phương thế kỷ thứ XIX chỉ đẻ ra được hai lớp trí thức theo Tây phương Tư bản và Tây phương Cộng sản. Không hội tụ thành giới sĩ phu dân tộc khôn ngoan đảm lănh việc nước như ta chứng kiến tại Nhật Bản, Singapore, Nam Hàn, Đài Loan.
Một phần khác c̣n có trách nhiệm của thực dân Pháp. Nhà nước thuộc địa Pháp chỉ đẻ ra giới quan lại làm khuyển mă, tay sai, nhưng không đào tạo những cán bộ hành chính. Biến động 1945 ập tới, cả bộ máy quốc gia tan vỡ, không người điều hành, bỏ ngỏ cho những tay mơ cộng sản thao túng với mục tiêu Xô viết hóa dân tộc chứ không là xây dựng bộ máy nhà nước quốc gia.
Trái lại tại các quốc gia thuộc Anh, ngoài tính cách thực dân, Anh quốc chú tâm đào tạo quy mô và hệ thống giới viên chức hành chính tới cấp làng xă. Nhờ vậy sau biến động giành độc lập, các cơ quan hành chính toàn quốc không bị xáo trộn, khủng hoảng, mà được tiếp tục điều hành ổn định.
Trên đây chỉ đề cập h́nh thái vận hành một xă hội theo mô thức nhà nước. Chưa đề cập hay đặt lại vấn đề căn cơ là thể tính con người và sử tính dân tộc.
15. Lê Thị Huệ: “Nguyễn Trăi, Sinh Thức Và Hành động”, tác phẩm thể hiện triết lư sống của ông? Ông đă viết tác phẩm này với mong ước ǵ ? Và Nguyễn Trăi là một mẫu trí thức dấn thân, bây giờ Nguyễn Trăi thời đại này phải làm cái ǵ ?
Vơ Văn Ái : Ba lư do khiến tôi viết “Nguyễn Trăi, Sinh Thức và Hành động”.
H́nh b́a Nguyễn Trăi, Sinh thức và Hành động, Quê Mẹ ấn hành 1981, 1985, 1992
Nhận thấy đa số trí thức Việt Nam, từ Bắc chí Nam của hai chế độ, ca tụng những ông thần hoàng Tây phương, đặc biệt trên lĩnh vực tư tưởng, triết học, văn hóa… tôi tự thấy nên bỏ công nh́n lại lịch sử và nhân tài nước ḿnh xem dân Việt có ǵ đáng hổ thẹn trên học trường thế giới. Đó đă là bước đầu khi tôi tiếp cận với Nguyễn Trăi giữa thập niên 60. Tôi nhận xét trong cuộc chiến tranh lúc bấy giờ, Hà Nội sử dụng lá bài dân tộc khi cho ra hàng loạt bài và sách nghiên cứu về Nguyễn Du, mà trước kia có thời họ chỉ trích, và Nguyễn Trăi, v.v… Thoạt đầu sự trở về cội nguồn dân tộc, nguồn cổ văn làm tôi xúc động. Nhưng đọc các công tŕnh này mới thấy chủ ư họ khai thác t́nh tự dân tộc cốt phục vụ cuộc chiến tranh Chống Mỹ, mà chống Mỹ là chống cho Liên Xô, làm lính đánh thuê cho Liên Xô, không cho dân tộc Việt. Một thứ tâm lư chiến, hơn là đào sâu và bộc lộ tính dân tộc trong việc giải quyết cuộc tranh chấp phân đôi thế giới để Việt Nam có con đường chính trị mới. Truyền thống Việt Nam gọi là “bốn ngh́n năm văn hiến” không đẻ ra được một Gandhi, một Nerhu như ở Ấn Độ.
Tôi nhớ hồi thập niên 60 có dịp trao đổi chính t́nh Việt Nam với ông Jean Sainteny, tác giả sách “Histoire d’une Paix manquée” và “Face à Ho Chi Minh”. Ông là một nhân vật chính trị Pháp thuộc phe kháng chiến của tướng De Gaulle trong thế chiến hai, dính líu vấn đề Việt Nam những năm 45 và là bạn của ông Hồ Chí Minh. Ông Sainteny nói với tôi rằng người Cộng sản Việt Nam dùng lá bài dân tộc với mục tiêu cộng sản hóa đất nước. Hơn chục năm sau, tôi bắt gặp lại ư kiến ấy nhưng cụ thể hơn trong sách “Duel Rouge” của François Missoffe nói về cuộc tranh chấp giữa 200 triệu người Xô Viết chống 800 triệu người Tàu. Ở chương 7 sách này, Missoffe tiết lộ cuộc chuyện tṛ với một đại tá t́nh báo Liên Xô tại Hà Nội năm 1945. Đại tá này nói đến chiến lược xích hóa các nước đệ tam thế giới của Liên Xô. Ta nên chú ư thời điểm của câu chuyện là năm 1945, th́ mới tỏ tường các biến động lịch sử sau đó ở Việt Nam, Cuba, Ai Cập, Angola, v.v… Vị đại tá Liên Xô nói với François Missoffe :
“Chính trị cơ bản của Liên Xô thật dản dị. Phá đổ các cựu cường quốc Tây phương và Hoa Kỳ đang là vật cản hiển nhiên trước mắt chúng tôi. Chúng tôi có hai cách tiếp cận. Một là nuôi dưỡng các đảng Cộng sản ở bên trong. Hai là cắt đường những cường quốc Tây phương với kho nguyên liệu, nghĩa là chận đường tới các thuộc địa cũ. Để hoàn tất việc này chúng tôi thực hiện kế hoạch ba giai đoạn.
“Giai đoạn một, tái tạo hay phát kiến ư thức quốc gia thúc đẩy quần chúng giành độc lập. Việc này có nghĩa giúp đỡ nghiên cứu, khai quật khảo cổ học để chứng minh rằng, hai ba ngh́n năm trước Jésus-Christ đất nước đă có cư dân, cần sáng tạo hoặc khôi phục lịch sử. Ư thức độc lập sẽ phổ biến nhanh chóng và kích động giới trí thức và sinh viên… Thật dễ kiếm trong số người Đông dương theo học ở Sorbonne. Cũng dễ t́m những thanh niên thuộc quốc du học các trường bên Anh không cứ ǵ ở đại học Oxford. Tất cả giới trí thức này đều khao khát tham chính.
“Như ngọn lửa cháy rừng, giai đoạn một này chẳng khó khăn chi. Giai đoạn hai : Ư thức quốc gia chắc chắn nổ ra tranh chấp với thế lực thuộc địa. Ở đây chúng tôi có thể hậu thuẫn giới đ̣i độc lập dân tộc. Trong mọi trường hợp các anh khó đối diện với cuộc đấu tranh giành độc lập, v́ nó nổ ra khắp mọi nơi, các anh ở xa hậu cứ, và các anh không thể giết hết mọi người. Kết luận : các anh buộc phải thương thảo với chúng tôi, c̣n chúng tôi thăng tiến quan điểm của chúng tôi [trên địa cầu].
“Một khi thu hồi độc lập, quốc gia trẻ trung c̣n mong manh và bị cô lập. Muốn có đủ phương tiện tất phải chọn theo một chế độ. Các quốc gia này có nhu cầu kết hợp. Quanh cái ǵ ?Chẳng cần là tiên tri, cũng có thể mường tượng ra. Kết hợp quanh một ư thức tôn giáo, hay quanh một ư thức chính trị. Ở Á châu này, tôi không tin tôn giáo là chất keo dính kết. Ư thức tôn giáo c̣n quá khuếch tán, nào là Hồi giáo, nào là Phật giáo…Làm sao liên kết mọi người quanh một chọn lựa tôn giáo thống hợp ? Chỉ c̣n lại ư thức chính trị, đó là đảng Cộng sản”. (Duel Rouge, François Missoffe, NXB Ramsay, Paris, 1977, tr. 33)
Trở lại câu hỏi của chị. Vấn đề dấn thân chỉ là phụ. Chính yếu là nan đề tư tưởng và thần trí một dân tộc. Cho nên khi viết về Nguyễn Trăi tôi cố t́m ṭi, sờ mó, xem tư tưởng Việt Nam là ǵ, thần trí Việt Nam là ǵ? Làm sao thoát ly thứ Praxis manh động nhị nguyên của Cộng sản ? Trong cùng ư hướng và thời kỳ này, tôi dịch bản kinh cơ bản tiếng Phạn của Phật giáo Prajāñāparāmita hrdayasūtra / Kinh Ruột Tuệ giác siêu việt – Biện chứng phá mê trừ khổ. Tàu gọi là Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm kinh.
H́nh b́a Kinh Ruột Tuệ Giác Siêu Việt – Biện chứng Phá mê Trừ Khổ, Thi Vũ dịch và chú giải bản kinh chữ Phạn Prajāñāparāmita dayasūtra, Nhà Xuất bản Rừng Trúc, Paris'hr 1973
Lư do thứ hai, là trước cuộc khủng hoảng tâm thức và chính trị Việt Nam qua cuộc chiến tranh dữ dội, tàn khốc cuối thập niên 60 tôi muốn đối thoại với người làm chính trị Việt Nam, đặc biệt giới thanh niên, sinh viên, rằng có một con đường chính trị hào hùng Việt Nam ở thế kỷ XV. Đó là bản « Tâm pháp » của Nguyễn Trăi khai triển ở chương 9 như một Thông điệp chính trị của hồn thiêng sông núi.
Lư do thứ ba, tôi muốn kín đáo làm cuộc đối thoại với các học giả mác-xít ở Hà Nội. Cuốn sách viết xong năm 1971 tôi mong được in ở Saigon như một tiếng nói từ phương Nam. Nhưng anh Thanh Tuệ của nhà An Tiêm tŕ hoăn, chẳng hiểu lư do ǵ ? Cuốn sách gửi riêng cho các bạn tri âm được các anh Quách Tấn, Bùi Giáng, Vũ Hoàng Chương ngạc nhiên và tán thưởng sự tiếp cận của riêng tôi. Sau đó anh Mặc Đỗ, một tri âm khác, Giám đốc Nhà xuất bản Trương Vĩnh Kư t́nh cờ đọc bản cảo viết thư xin tôi giao quyền xuất bản với tiền nhuận bút khá hậu hĩ. Tôi biên thư dàn xếp với Thanh Tuệ, nhưng anh ta không khứng, mặc dù chúng tôi chẳng có giao kèo ǵ. Chỉ là chuyện t́nh cảm, mà Thanh Tuệ là đệ tử của Nhất Hạnh. Tạp chí Bách Khoa có giới thiệu một hai chương rồi chẳng bao giờ được in trong nước.
Đến năm 1981 do hoạt động cho Con Tàu ra Biển Đông vớt Người Vượt Biển (Tàu Đảo Ánh Sáng) tôi bị Hà Nội, Đảng Cộng sản Pháp cho đến mấy ông « quốc gia » ở Paris phá. Hậu quả là nhà in của chúng tôi ở Paris lâu nay tài trợ cho việc tranh đấu và in tạp chí Quê Mẹ bị vỡ nợ và bị tịch biên gia sản. Vào lúc xé ḷng ấy tôi mới nghĩ chuyện xuất bản “Nguyễn Trăi, Sinh Thức và Hành động” như kỷ niệm một thời. Sau tái bản hai lần vào 1985, 1992.
Lư do đối thoại là tôi biết ở Hà Nội có những học giả uyên thâm, nhưng bị chế độ kềm kẹp văn hóa, không ai dám lên tiếng lại không có hoàn cảnh trước tác. Giới học giả của chế độ th́ vô t́nh hay cố ư bị vo tṛn theo luận điểm nhà nước Mác – Lê, nên sự khai thác vốn cũ dân tộc của các ông Nguyễn Hồng Phong, Trần Huy Liệu, v.v… quá sai lệch, nguy hiểm. Ông Hà Văn Tấn một học giả uyên thâm, có công tŕnh độc đáo khi viết về ba cuộc Kháng chiến chống Nguyên Mông. Nhưng bước sang lĩnh vực Phật học, th́ tỏ rơ học thuật Mác-Lê miền Bắc chỉ vụ đấu tranh giai đoạn. Không vào sâu quá tŕnh nghiên cứu. Nhân đọc bài ông Tấn viết trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử năm 1965 về 100 cột kinh Phật do Tiết độ sứ Nam Việt Đinh Liễn sai khắc năm Quư Dậu (973) mà Hà Nội khai quật và phát hiện ở Hoa Lư năm 1963, tôi hiểu ngay nền Phật học suy tàn ở miền Bắc. Thăng Long đất khởi phát huy hoàng nền Phật giáo Lư Trần, đất Chấn hưng Phật giáo năng động vào những năm 30 với nhiều nhà học Phật uyên thâm như Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha, Trần Trọng Kim, Nguyễn Trọng Thuật, v.v… thế mà nay giới học giả Hà Nội viết về đạo Phật như một tư tưởng yếm thế, tiêu cực, lỗi thời. Có đôi chỗ tôi không đồng ư với ông Hà Văn Tấn về từ ngữ và thuật ngữ Phật giáo qua bản ông dịch thần chú Phật đỉnh tôn thắng đà la ni, nên tôi viết như một lời đối thoại về Phật học với giới học giả Mác xít miền Bắc trong chương 5 sách Nguyễn Trăi,.
Chị hỏi bây giờ Nguyễn Trăi thời đại này phải làm cái ǵ ? Tôi không là Nguyễn Trăi để trả lời. Chỉ tin quyết rằng, nếu chúng ta chịu sống lại cái sống của tiền nhân ở những giai kỳ sinh mệnh đất nước treo trên sợi chỉ mành, sống như người Tàu xưa kia đêm nằm giường gai, mỗi sáng ra nếm mật để nuôi chí, tất biết phải làm ǵ trong hiện tiền một cách sáng tạo thay v́ tụ thủ bàng quan hay đi làm đầy tớ cho ngoại bang.
16. Lê Thị Huệ: Quyển “Luận Chiến Nước Ngoài”, với tiêu đề nhỏ là "Đi Tới Tận Cùng Sự Hoá Giải Dân Tộc" được tái bản lần thứ hai vào năm 1991. Đă gần hai mươi năm trôi qua, mở quyển sách của ông ra đọc lại, tôi vẫn có cảm tưởng như t́nh h́nh Việt Nam không xê dịch chút nào ? Ông có hi vọng ǵ về một sự hoá giải nào sẽ xảy ra cho xứ sở ấy không ?
Vơ Văn Ái : Chị nhận xét đúng. Mấy năm trước anh Ngô Vương Toại phụ trách mục Điểm sách trên Đài Á châu Tự do, một hôm gọi điện qua Paris xin phỏng vấn tôi về sách “Luận chiến Nước ngoài” mà anh bảo đọc vẫn thấy rất mới ở đầu thiên kỷ thứ ba này.
H́nh b́a Luận Chiến Nước Ngoài, Quê Mẹ ấn hành 1990, 1991
T́nh h́nh Việt Nam có xê dịch ǵ đâu ! Người Cộng sản và người Chống Cộng vẫn hầm hè nhau trên một cái statu quo. Quê hương chưa t́m thấy sinh lộ. Cần có một tiếng nổ giữa tâm tư, một sự thức tỉnh, một chớp giác ngộ trong ḷng giới sĩ phu Việt Nam, mới mong có biến động.
“Ḥa giải ḥa hợp dân tộc” là lá bài chính trị mà Cộng sản Hà Nội tung ra như mẻ lưới gom dân vào cảnh chim lồng cá chậu. Được đưa vào bản Hiệp ước Paris năm 1973 để sập bẩy kẻ nhẹ dạ và ngây thơ chính trị. Hàng chục năm qua, lá bài chính trị này được đem ra xài lại nhằm phá vỡ thế kết hợp Cộng đồng dân tộc, khơi dậy “t́nh quê hương” mẹ ḿn để diệt mầm chống kháng, và khoanh vùng các lực lượng dân tộc. Vài con cá đă vào lừ, tiêu biểu cho viên chức cũ có Nguyễn Cao Kỳ, tôn giáo có Nhất Hạnh, văn nghệ sĩ có Phạm Duy.
Hóa giải th́ khác. Nội hàm của Hóa giải là ba bước chuyển vận tâm thức : Hóa giải sự mê hoặc của ư thức hệ ngoại lai Cộng sản ; Hóa giải sự nghi hoặc tự thân v́ dao động trước những chướng ngại của thời thế ; và Hóa giải nguy cơ thành Giải pháp thay thế, một Giải pháp mới cho dân tộc.
Hóa giải không là phép lạ xuống từ trời cao. Hóa giải chỉ xẩy ra bằng ba cách : Một là người Cộng sản và người Chống Cộng bỗng một sáng thức dậy thấy rằng quê hương không thể tụt hậu như 64 năm qua, 85 triệu dân không thể đói nghèo, mất tự do như 64 năm qua nữa. PHẢI LÀM MỘT CÁI G̀ ! Vấn đề là cái ǵ đó là CÁI G̀ ?
Hai là những người không-Cộng-sản kết liên thành lực lượng thực hữu, có sách lược, đồng thời tạo được chủ lực trong nước và viện lực quốc tế, nắm thế tương quan lực lượng với người Cộng sản thương thảo cho một giải pháp mới : Giải pháp dân tộc.
Ba là cuộc bạo loạn lật thay thời thế.
Nếu một trong hai điều trên không xẩy tới, điều thứ ba sẽ hiện ra. Khác nhau là ta sẽ có một chuyển tiếp ḥa hài và tích cực cho việc tái thiết đất nước khi cách một hoặc cách hai xẩy ra. Cách thứ ba mù mịt về tiền đồ, bởi cộng sản, hậu cộng sản hay phát xít sẽ thay nhau sau cuộc bạo loạn lấn áp ngưỡng vọng tự do, dân chủ của quần chúng.
Châm ngôn của Đảng Cộng sản từ năm 1945 là Độc lập – Tự do – Hạnh phúc sở dĩ không thành đạt là v́ ông Hồ Chí Minh đánh cắp khẩu hiệu nghe kêu này của ông Tôn Trung Sơn (Quốc dân đảng Trung quốc). Chứ tự thân ông Hồ và đảng Cộng sản không nghĩ ra tiêu chí này đâu, cũng chẳng cố công và cố tâm làm cho ra lẽ. Ông Hồ là chúa bắt chước và chúa thời cơ.
Năm 1990 khi Hà Nội c̣n bị Tây phương cấm vận, cô lập, chưa thiết lập được quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, tôi có làm một dự án Hóa giải mà qua đó người Việt dân tộc nắm phần chủ động. Ấy là tổ chức một Hội nghị Việt Nam do người Việt dân tộc đứng ra chủ súy. Xưa nay các hội nghị Việt Nam, như hội nghị Genève năm 54 rồi Hội nghị Paris năm 73 đều do các thế lực quốc tế khai mở và nắm phần quyết định. Đề xuất của tôi năm 1990 là lần này do người Việt, và người Việt dân tộc, đứng ra điều động tổ chức. Hội nghị tổ chức tại một thủ đô Châu Âu hay Châu Á, mời Hà Nội tới họp với các thành phần đảng phái quốc gia, các thành phần dân tộc không phân chính kiến, tôn giáo. Bỏ ngoài cửa hội nghị tất cả mọi thiên kiến, thành kiến, ư thức hệ. Quanh bàn hội nghị thảo luận duy nhất một nan đề là làm sao phát triển Việt Nam cho dân được no ấm và nước được hội nhập vào cộng đồng văn minh dân chủ thế giới. Tôi mang bản dự án này bằng ba thứ tiếng Việt, Pháp, Anh đi hỏi ư kiến các nhân sĩ trong Cộng đồng. Nhưng đa số ngại và sợ “không chơi lại với Cộng sản”. Nên dự án chỉ là dự án. Thời ấy tôi cũng tham khảo với một số bằng hữu quốc tế tại một số đại học, một số tổ chức nhân quyền, một số Sáng hội có tính chất think-tank, th́ lại được hoan nghênh và thúc đẩy tôi sớm thực hiện. Như đă nói, vấn đề chính là người Việt, cơ duyên chưa hội đủ đành bỏ qua.
Báo Japan Times ở Tokyo viết về chuyến đi vận động tại Nhật Bản tháng 4 năm 1994
17. Lê Thị Huệ: Ông đến Pháp lúc nào ?
Vơ Văn Ái : Trước hết phải nói về sự may mắn. Trong hoàn cảnh năm 1955 từ thế lực tới phương tiện vật chất tôi không có điều kiện xuất dương. Bị thôi thúc bởi kinh nghiệm “t́m đường cứu dân” của hai Cụ Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, tôi nuôi mộng ra nước ngoài. Cứ tưởng cái học ở nước ngoài giúp đem lại một giải pháp dân tộc. Tôi làm đơn xin đi Pháp ở Tổng nha Cảnh sát. Ba tháng không thấy trả lời. Có người bảo tôi phải kiếm tiền đút lót mới được. Nhưng quen ai và tiền đâu. Thời ấy tôi đi dạy học để nuôi thân. Nhân biết một người bạn học của thân phụ tôi làm ở Tổng nha Cảnh sát, tôi đánh bạo viết thư xin ông giúp. Một tuần sau tôi có thông hành. Có thông hành nhưng không có tiền mua vé máy bay. T́nh cờ than thở với hai người ân nhân tôi xem như Phiếu mẫu : bác Vân ở đường Cầu Quẹo Đà Lạt, người xem tôi như con, nuôi tôi những năm học ở trường Yersin, và d́ Lễ, bà và chồng là người cứu tôi thoát chết ở Huế cuối thập niên 40. Hai Mẫu thân này cho tôi tiền vé máy bay đi Pháp. Kiếp nào tôi mới trả được ơn trời biển này ?!
Năm 1955 tôi bị khủng hoảng tâm thức trầm trọng, lần thứ hai xẩy tới năm 1970. Do năm 1955 nhận rơ cuộc kháng chiến thần thánh và dân tộc bị người Cộng sản đầu cơ và lèo lái sang đường hướng phi dân tộc. Bởi vậy tôi nung nấu việc ra đi.
Tôi đến Paris ngày 6.10.1955 với 200 quan tiền Pháp cũ trong túi (cỡ 4 Mỹ kim), một lọ cà cuống, và hai bộ đồ, mà một bộ do các bạn thợ may trong nhà tôi làm gia sư ở Saigon may tặng. Lọ cà cuống là một chuyện trần sanh. Nguyên người bạn của thân phụ tôi mới di cư ở Bắc vào. Ông khuyên tôi có bao nhiêu tiền mua cà cuống mang sang Paris bán cho các hiệu ăn Việt, ít nhất lăi mười lần hơn. Chú mang tiền trong túi bất tiện, nhỡ mất mà chẳng lời lăi chi. Tôi dạ và làm theo, nhưng không biết cà cuống là ǵ, mua ở đâu. Ông dẫn tôi ra chợ Bến Thành vào một tiệm kim hoàn đường Gia Long mua giúp. Tôi ngạc nhiên thấy bà chủ kim hoàn tay đầy hột xoàn bỏ lọ cà cuống lên cân vàng cân và tính tiền. Nâng lọ cà cuống quư như vàng như nâng trứng. Đến Paris tôi đi t́m hiệu ăn Việt được giới thiệu. Câu đầu tiên thọ lĩnh là : Ối giời mang làm ǵ cái thứ này ! Ở đây đắt quá sinh viên nào dám ăn ! Thưở ấy tiệm ăn Việt ở Paris c̣n lác đác. Vào tiệm chỉ là những sinh viên con nhà giàu, không đông khách Pháp như bây giờ. Sáu tháng sau tôi được trả món tiền cà cuống 50 quan Pháp tiền cũ. Không lăi mười lần hơn mà mất xuống mười lần.
Sống cảnh vừa đi làm vừa đi học rất khổ. Tôi ghi danh học y khoa được một năm th́ t́nh cờ gặp một người bạn cũ trên đường Boul’Mich. Anh ta nói với tôi nước ḿnh cần có một tờ báo nội dung như báo chí văn minh ở Pháp, “cậu phải học văn chương để về làm báo”, một tờ báo lớn tại Việt Nam. Biết tôi quá nghèo, làm lụng lam lũ, anh dụ tôi nếu chịu học văn chương anh sẽ trợ cấp tiền ăn mỗi tháng. Thời ấy do quá nghèo nên tôi được phụ tá xă hội ở đại học cho ăn ở nhà ăn sinh viên với giá rẻ hạng nhất, mỗi bữa ăn 31 xu, nghèo hạng hai 45 xu, sinh viên b́nh thường trả 55 xu. Tôi nhận lời và ghi danh vào đại học Sorbonne. Nhưng một năm sau t́nh cờ gặp người bạn mới kiếm cho tôi học bỗng sang Đức học.
18. Lê Thị Huệ: Về sự lôi cuốn của Phương Tây đối với Đông Phương. Theo André Malraux trong quyển The Temptation Of The West th́ các điểm quyến rũ của Tây Phương như là sức mạnh lư trí, đời sống sinh họat trí thức, tôn trọng phụ nữ ..., tôi muốn hỏi, theo ông th́ đâu là những điểm lôi cuốn nhất của văn minh Tây Phương đối với một trí thức Việt nam như ông ?
Vơ Văn Ái : Hồi c̣n ở Việt Nam, tiêm nhiễm lối đánh giá của người Việt, tôi cứ ngỡ Tây phương rất vật chất, Đông phương mới tinh thần. Cũng như bị ảnh hưởng lối tuyên truyền phe tả, tôi tưởng Hoa Kỳ là đệ nhất đế quốc, đệ nhất kỳ thị chủng tộc.
Nhưng từ khi sang sống ở phương Tây, và năm 1969 lần đầu tiên tôi sang Hoa Kỳ trong một chuyến thuyết tŕnh dài gần hai tháng qua mấy chục tiểu bang, tôi mới biết các đánh giá kia hoàn toàn sai lạc. Quán tính “ao nhà” và chủ nghĩa bài ngoại của giới trí thức Á châu cộng với tuyên truyền Cộng sản chống đế quốc tư bản từ những năm 30 là sự đánh lừa những tâm hồn non trẻ tại các nước kém phát triển thuộc thế giới đệ tam như tôi.
Người ta biết nhiều tới nạn kỳ thị da màu là nhờ bộ máy truyền thông đa chiều tại Mỹ. Nhờ hệ thống truyền thông đa chiều phơi phong các tệ nạn xă hội như phương pháp tự phê, mà các tệ nạn được chữa chạy. Cứ áp dụng hệ thống truyền thông đa chiều này vào Trung quốc, Việt Nam, Bắc Hàn thử xem ba xă hội này tàn độc, kỳ thị, hũ tục và gian ác tới ngần nào.
Do sống quá lâu trong thấp hèn, chiến tranh, dân ta đại kỳ thị với đủ thứ. Chủng tộc th́ gọi người Thượng là mọi, người Miên là Man trên cao (Cao Man), người Lào là Lèo, rồi chú Bảy, chú Chệt, Tây đen, v.v…, người cao, người lùn, người mập, người gầy... Tất cả đều trong tầm nhắm đả kích, bêu riếu, cười cợt không thương xót. Thấy cái xấu, cái khuyết của người, không nh́n ra được điều thiện hảo để tụng ca, đùm bọc. Nhất là với người tàn tật th́ chẳng ai thèm ngó ngàng.
Năm 1990 được ông Đô trưởng Léningrad mời dự Hội nghị Nhân quyền đầu tiên tổ chức tại Liên Xô vừa thoát xác. Thành phố này sau lấy lại tên cũ Saint Petersburg. Sang đấy, tôi không thể ngờ xă hội Nga nghèo khó và bị hạn chế mọi mặt tinh thần đến như thế. Chẳng hiểu v́ sao các ông Cộng sản Hà Nội lại có thể xem đó là gương mẫu, mẫu quốc hay thiên đường !
Tôi cũng vô cùng ngạc nhiên lần đầu tiên đến Hoa Kỳ năm 1969 thấy sự nâng niu tôn trọng trẻ nít ở các quán ăn, học đường, đến như Pháp cũng không bằng, và sự b́nh đẳng với người tàn tật. Ngạc nhiên khi vào Quốc hội hay Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và Canada thưở ấy gặp những viên chức ngồi xe lăn với bao thiết bị thuận tiện dành cho họ. Trong chuyến đi này tôi mới thấy Âu châu là một cái làng, Âu châu là quá khứ, Hoa Kỳ là tương lai - một dân tộc trẻ trung, không mặc cảm, vạm vỡ hướng về tương lai và cao đầu nh́n các tinh hà.
Hai kỷ niệm đánh động tâm tư tôi trong chuyến đi này. Một kỷ niệm biểu thị ḷng tự tin và tự hào của cá thể và tính b́nh đẳng tuyệt vời. Hôm ấy tôi đến thành phố Atlanta, trên đường gặp đoàn biểu t́nh lớn của người Mỹ chống Mỹ cho ḥa b́nh Việt Nam. Người biểu t́nh rất đông, đối diện với lượng người biểu t́nh này, trơ trọi một người thanh nữ Mỹ. Một thân một ḿnh cô cầm tấm bảng viết tay : “Ủng hộ người lính Mỹ tại Việt Nam”. Chao ơi, nếu cuộc biểu t́nh này xẩy ra tại Việt Nam, người thanh nữ Mỹ sẽ bị đánh chết. Tôi không bàn tới lư tưởng của hai bên biểu t́nh, mà nói tới sự can đảm, tự tin, tính cách b́nh đẳng và dân chủ trong cư xử dân sự. Kỷ niệm thứ hai cũng tại Atlanta là cuộc gặp gỡ với ban lănh đạo người Da đen đại diện Mục sư Luther King. Khi tới cơ sở họ, ba người bạn Mỹ da trắng tháp tùng tôi bị họ ngăn cản không cho vào, chỉ một ḿnh tôi bước tới pḥng họp.
The Temptation Of The West của nhà văn André Malreaux viết hồi c̣n trẻ tuổi vào những năm ông sang Việt Nam, Cam Bốt khoảng 1925. Đây là thư trao đổi giữa một người Pháp, 25 tuổi, lấy tên MM. A.D. và một người Tàu, 23 tuổi, lấy tên Ling W.Y. Hai bên tŕnh bày cảm nhận ḿnh về hai nền văn minh Trung quốc và Tây phương ở thời điểm đầu thế kỷ XX.
Tuy nhiên từ đó đến nay có biết bao biến đổi, xáo trộn, đan xen trong hai nền văn minh. Đặc biệt là phương tiện di chuyển bằng máy bay ngày nay thông dụng như xe đ̣ năm mươi năm trước, thêm sự bùng nổ tin học, thông tin Internet khiến cho năm châu xích lại gần nhau như trong một ngôi làng. MM. A.D. và Ling W.Y sống lại ngày nay viết cho nhau cái Temptation Of The West họ sẽ không c̣n thắc mắc hay trao đổi những ưu tư của năm 1925 nữa. Trung quốc của ông Ling W.Y đă Tây phương hóa theo tư trào Cộng sản. Nước Pháp của MM. A.D. hay André Malraux cũng chịu ba biến động lớn nhất thay đổi tâm tư, cách sống và xă hội con người phương Tây, là chế độ thực dân và thuộc địa Tây phương chấm dứt thập niên 50, phong trào bùng vỡ xă hội Tây phương thập niên 60 (thông qua nhạc Beatles, văn Kerouac, suy tưởng Herbert Marcuse) đưa tới hiện tượng nổi bật thứ ba, một hiện tượng trái ngược : hàng ngh́n thanh niên nam nữ Mỹ tràn qua bờ sông Hằng, Ấn Độ, kiếm t́m cơi sống tâm linh, và phong trào sinh viên tả phái theo Mao nổi dậy ở đại học Sorbonne Pháp năm 1968. Báo hiệu hai con đường tiếp cận Đông phương mà dần dà sẽ rơ nét vào thiên niên kỷ thứ ba Tây lịch này.
André Malraux thời viết Temptation Of The West (1925) đă rất khác trên mọi quan điểm Đông Tây với André Malraux của các bộ Antimémoires (bao gồm Hôtes de passage, Lazare, Miroir des limbes) giữa thập niên 70. Thời 1925 là thịnh thời của chủ nghĩa thực dân đế quốc phương Tây ở Châu Á, manh nha từ giữa thế kỷ XV. Nhưng hai năm cột mốc 1947 và 1949 đă đánh đổ phương Tây, từ đó h́nh thành thế giới quan (Weltanschauung) mới về Đông và Tây. 1947 : Ấn độ được giải phóng sau cuộc đấu tranh bằng phương tiện và tinh thần thuần túy Đông phương của Thánh Gandhi, đế quốc Anh cuốn gói ra đi. 1949 : Mao giải phóng Hoa lục bằng chủ thuyết Cộng sản phương Tây trá h́nh cho chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Lấy nông dân thay thế công nhân đă khởi mầm cho sự bất thần phục lư thuyết Cộng sản Liên Xô nói riêng và chống phương Tây nói chung.
Ba việc chị nêu ra, sức mạnh lư trí, đời sống sinh họat trí thức, tôn trọng phụ nữ… quả là những nét nổi bật ở phương Tây.
Phía ta rất t́nh cảm, nhưng ủy mị. Không có mối khắn khít lớn. Do đó, sinh hoạt trí thức cũng vặt vănh theo chọn lựa t́nh cảm. Theo nhau hay thù nhau đều do những chuyện thuộc phạm vi cảm tính chứ không là tri thức. Thiếu khoan dung trong t́nh bạn nên người Việt giận nhau là giận suốt đời, đến nỗi “không đợi trời chung” dù trời cứ ngờ ngờ trên đầu hai người.
Việc tôn trọng phụ nữ, đậm nét ở phương Tây dù chưa tuyệt đối, nhưng khác xa phương Đông. T́nh yêu cũng vậy. T́nh yêu ở ta là bổn phận. Trai gái gặp nhau lễ nghi, luân lư và định kiến đi trước. Luân lư nho giáo lâu đời hằn trong máu thịt, cột dính con người với quá nhiều thành kiến, làng xă, vùng miền, vọng tộc, làm cho đa số người Đông phương không sống trọn vẹn với t́nh yêu - t́nh yêu Đôi lứa. Tôi ngạc nhiên nghe giáo sư Pierre-Bernard Lafont chủ tŕ luận án tiến sĩ của tôi ở Sorbonne, một hôm trong bài giảng ông nói rằng cây súng là mặc cảm của dương vật đấy. Nếu đúng th́ ta sẽ hiểu người Cộng sản như những kẻ bị dồn nén, ẩn ức trong t́nh yêu đôi lứa, khiến họ yêu thương cây súng giết người - đấu tranh giai cấp là cái cớ sử dụng cây súng. Văn hóa khạc nhổ và vu cáo của bộ máy tuyên truyền Cộng sản chắc cũng từ mặc cảm ấy mà ra - những kẻ không hạnh phúc trong đời sống luyến ái v́ chẳng biết t́nh yêu là ǵ, đàn bà là ǵ ?
Tây phương hấp dẫn tôi ở sự dám sống, dám thể hiện nhân cách, không mặc cảm. Đặc biệt là óc mạo hiểm, ḷng tự tin, dám vượt khỏi khuôn thước, lối ṃn. Nhờ vậy sức sáng tạo mạnh mẽ. Người Đông phương sống cho qua kiếp, sống chờ, sống cho định mệnh, sống phải đạo, nghĩa là phục tùng và tuân thủ. Người Tây phương sống kiếp, sống vạm vỡ cho cá nhân ḿnh. Người Đông phương là cây trong rừng. Người Tây phương là cây trong vườn.
Mặt khác, đừng quên rằng chúng ta đang sống trong một thời đại mà Đông phương không c̣n là Đông phương và Tây phương cũng không hẳn là Tây phương.
Nghe có vẻ mâu thuẫn, nhưng trường hợp tôi khá cá biệt. Ở Đông tôi học Tây, ở Tây tôi học Đông. Thời bên nhà tôi khao khát cái học và đọc, đọc ngấu nghiến tất cả những chi rơi vào tay. Bất cứ ai học hơn ḿnh vài lớp, đặc biệt các anh đỗ thành chung, tú tài là tôi t́m đến học hỏi, nói chuyện say mê bất tận như muốn lấy đầu họ lắp vào đầu ḿnh. Thưở 9, 10 tuổi tôi mê đọc Kant, Nietzsche, Siêu h́nh học… chẳng biết có hiểu ǵ không nhưng mê th́ mê tít. Khác với các bạn cùng lớp, tôi không mê sách kiếm hiệp loại Bồng Lai Hiệp khách … hay trinh thám, Đoan Hùng Lệ Hằng…. Chỉ bắt đầu đọc Kim Dung năm 1969. Ấy cũng là chuyện t́nh cờ.
Như có dịp nói lúc năy, năm 1969 tôi được Hoàng thân Sihanouk mời thăm Cam Bốt. Mỗi đêm tôi xuống chợ Nam Vang lúc 12 giờ khuya mua tờ báo tiếng Việt vừa ra ḷ in. Tờ này do Hoàng thân Sihanouk làm chủ nhiệm. Ông Hoàng này cũng lạ, chẳng việc chi không nhúng tay vào. Đă đành là làm Vua, nhưng ông c̣n làm diễn viên đóng hàng chục bộ phim, làm nhạc, làm báo… Tờ báo Kampuchia tiếng Việt của ông cũng lạ. Trang đầu ca tụng t́nh hữu nghị Miên Việt. Trang hai chửi bọn Việt Nam mánh khóe, ác độc mà « người Miên chúng ta cần tiêu diệt chúng như giết kiến ». Hữu nghị với người Việt ở trang một là Việt Cộng, không phải Việt Nam Cộng ḥa. Người Việt ở trang hai là Việt truyền thống lịch sử. Trang ba đăng feuilleton « Tiếu ngạo giang hồ ». Thời tôi đọc là lúc Phong Thanh Dương dạy Lệnh Hồ Xung về Vô chiêu. Ôi chao, đọc mê tít. Từ đó tôi không thèm đọc trang một và tranh hai nữa. Cứ từ 12 giờ khuya là đi t́m Kim Dung. Cho đến lúc phải rời Nam Vang qua Vạn Tượng có cái hẹn gặp Thủ tướng Souvanna Phouma. Ra đi tiếc cái trang ba của tờ báo ông Sihanouk.
Và Vạn Tượng là nơi giấc mộng thành tựu. Một hôm Tôn Thất Kỳ làm cho hăng Reuter dẫn tối đi dạo phố rồi vào một hiệu sách Việt. Ông chủ là người Huế. Tôi hỏi t́m sách Kim Dung. Ông leo lên kệ cao sát trần mang xuống 11 cuốn Tiếu ngạo giang hồ và bảo rằng thiếu mất năm cuốn. Mừng quá xin mua. Nhưng ông chủ biết tôi từ Pháp sang và có nghe tên tôi đâu đó trên đài, trên báo, nên hoan hỉ tặng sách. Nói ǵ ông cũng không nhận tiền. Qua cuộc trả lời phỏng vấn này tôi xin chị một lời riêng tri ân ông chủ hiệu sách ở Vạn Tượng. Tôi mang ơn ông từ đó đến nay đă bốn mươi năm. Bây giờ ông ở đâu ? Tôi cầu nguyện cho ông sống lâu trăm tuổi.
Khía cạnh đọc sách của tôi là vậy. Bởi suốt đời, ngày nào cũng thấy ḿnh c̣n dốt. Nói chuyện với ai, ở bất cứ thành phần nào, tôi đều t́m ra chuyện học thêm. Thời kháng chiến có người ghé qua vùng mang theo cuốn Principes élémentairs de la philosophie (Triết học sơ giản) của Politzer tôi mượn và ngồi năm ngày chép lại. Bây giờ nghĩ lại mới thấy cuốn sách sơ sài và sơ đẳng.
Một ấu thời mọt sách học và đọc như thế. Sang phương Tây học hỏi phương Tây đă đành. Nhưng phần chính lại là thời kỳ tôi t́m lại nguồn Đông phương. T́m đọc lại Khổng, Trang, Lăo, Kinh Dịch, khám phá Ramakrishna, Vivekananda, Rabibdranath Tagore, Gandhi… đọc lại Krismanurti mà tôi đă làm quen hồi 10 tuổi v́ chú Ấm tôi mê Krismanurti. Ông dịch và in một số sách của vị thầy phương Đông này như cuốn Dưới Chân Thầy những năm 40. Tôi ôm mộng mở đại học trong rừng như Tagore. Ở đại học tôi mời một số bạn các nước thành lập nhóm Bạn Đường mong tới giúp dân nghèo ở các nước đệ tam trong tinh thần quốc tế.
Sách, mộng và mị. Đôi khi thấy lư tưởng hăo, nhưng nhớ câu viết của Einstein nên cứ tiếp tục mộng mị : «Imagination is more important than knowledge. Knowledge is limited, imagination encircles the world » (Tưởng tư quan trọng hơn kiến thức. Kiến thức c̣n giới hạn, tưởng tư bao trùm vũ trụ).
19. Lê Thị Huệ: Herman Hess lại nói "Ánh Sáng đến từ Phương Đông", Herman Hess đă viết sách nói về Đức Phật như là một quyến rũ của nhu cầu tâm linh trí thức của Tây Phương ... Tôi muốn hỏi, theo ông th́ điểm quyến rũ của Đông Phương đối với Tây Phương là ǵ ?
Vơ Văn Ái : V́ sao biển cứ trào dâng hải triều đến cuồng loạn sóng thần ? Biển đi t́m núi đấy. Tây phương đi t́m Đông phương đấy. Đông phương là suy tưởng, ḥa nhập. Tây phương là hành động và khám phá.
Hermann Hesse là hồn Tây phương lăn trầm vào phương Đông biền biệt, đưa ư thức phân tán hội nhập vào ư thức trọn vẹn. Bước vận chuyển ấy phá vỡ cả đông lẫn tây. V́ ư thức trọn vẹn là sinh thức vũ trụ (Conscience cosmique). Từ bỏ chủ nghĩa Hư vô phương Tây, từ hư vô Nada của Miguel de Unamuno, của For whom the bell tolls của Hemingway, Nichts của Heidegger hay Néant của Sartre… đến mở cánh cửa Không tính của Śūnyatā Phật giáo qua vị Luận sư kỳ vĩ Nāgājuna - ngài Long Thọ.
Weg nach Innen/Đường về nội tâm hay Siddharta của Hermann Hesse mà Phùng Khánh dịch thành « Câu chuyện của ḍng sông » là cuốn sách hay nhất, đẹp nhất, thơ mộng nhất viết về cuộc đời đức Phật Thích Ca, cũng là thể tính của phương Đông. Tôi nhớ tặng cuốn sách này và hai tập thơ Tagore, Yeats cho Phùng khánh ngày chúng tôi chia tay ở Paris. Người dịch Hermann Hesse ở Việt Nam nay đă qua đời, cho tôi gửi mấy ḍng tưởng mộ :
Chiều rụng
Sao bừng sáng
Vạt áo khuất bên sông
Em đi
không dấu sóng
Bên bờ
hương nở hoa.
(Khóc Pháp muội Trí Hải - 7.12.2003)
Người ta đi t́m cái thiếu, cái khiếm khuyết. Cho nên những trí tuệ ở phương Tây hay phương Đông đi t́m cái bổ túc cho Ư thức Trọn vẹn chưa thành trong tâm khảm ḿnh. Biển phẳng lặng ngh́n đời sóng, trào lên xin đứng núi. Núi như Hy mă lạp sơn nhón ḿnh lên mỗi năm một hai phân để cụng trời. Thiên nhiên c̣n như thế huống chi con người khát khao. Tây phương và Đông phương cần nhau như trai gái. Tây phương là vùng mặt trời lặn. Đông phương là triêu dương. Hai bên có nhau làm nên ngày cho thời gian. Hai bên quấn quưt nhau quay ṿng trái đất mở rộng không gian. Không – thời của niềm suy tưởng mở rộng biên cương tri thức vào thiên hà kỳ bí mà con người mới hiểu biết có 10%. Dù muốn dù không vận động ấy đang h́nh thành nền văn minh tổng hợp cho kịp chuyến viễn thiên liên hành tinh vô tận ở cơi mà đức Phật Thích Ca gọi là tam thiên đại thiên thế giới (xem chú thích 1).
Câu hỏi của chị về sức quyến rũ Đông Tây b́nh dị như sự quyến rũ của người đàn bà với người đàn ông và ngược lại, khi ta ư thức cuộc hành tŕnh trai gái từ phương diện Éros lên đến Cosmos.
Đông hay Tây đều ở quá tŕnh nắm bắt thực tại. Nắm bắt thực tại mới vượt lướt thực tại đi vào cái tối hậu của nhiệm mầu giác ngộ.
20. Lê Thị Huệ: Và kể từ Karl Jasper với các thảo luận về Phật, Chúa, Khổng, cho đến Jean Francois với quyển Ni Max Ni Jesus, đă tạo nên những luồng sóng tư tưởng chính yếu mà ông đă sinh sống tại Âu Châu vào lúc đó .... Thế th́ bây giờ nh́n lại, ông đă thấy ḿnh chịu ảnh hưởng các nhà trí thức Tây Phương này như thế nào. Điều này có liên hệ đến việc ông sáng tác ra những tác phẩm như Nguyễn Trăi, Sinh Thức và Hành Động, hoặc Luận chiến Nước Ngoài ?
Vơ Văn Ái : Lúc năy tôi h́nh tượng Hermann Hesse thơ mộng đi vào nội tâm phương Đông. Karl Jaspers với Die Grossen Philosophen / Những ông thần triết đă khép lại biên cương Đông Tây qua câu ông viết ở thành phố Bâle năm 1956 trong lời dẫn sách : “Nét chính của mọi tinh túy triết là không đi t́m đệ tử, mà t́m những con người tự do. Bởi vậy dù ḷng chúng ta tôn kính bao nhiêu các nhà triết học lỗi lạc này, chúng ta chỉ đến với họ bằng tự tâm khải triết với chính chúng ta”.
Tôi mang ơn Karl Jaspers trong những năm tháng khủng hoảng tâm thức trầm trọng vào năm 1955, khi tôi chân nhận chín năm kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt bị người Cộng sản cướp công đưa vào viễn tŕnh thiết lập mô thức dân tộc xô viết theo quan điểm Staline chứ không là dân tộc của các Vua Hùng. Tôi nhớ đọc ngấu nghiến Karl Jaspers thời ấy nơi nguồn sông Ulm (Danube) ở thành phố Ingolstadt trong một nông trại - tu viện của các bà mẹ Công giáo. Thật hiếm thấy một thần trí phương Tây nắm bắt được đức Phật, Nāgājuna, Khổng tử, Lăo tử giữa khi viết về chúa Jésus, Plotin, Kant, Socrate, Platon, Saint Augustin, Anaximandre, Héraclite, Parménide, Saint Anselme…
Jean François
Revel cũng như Raymond Aron là bằng hữu sau này vào
thập niên 70. Hai người hậu thuẫn tôi trong
cuộc đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam và
cứu sống Người Vượt Biển. Raymond Aron
giúp tôi hết ḿnh khi tôi tung dự án thành lập Đại
học Việt Nam cùng với các bạn Eugène Ionesco,
Soljenitsyne, Mircea Eliade, Jean Paul Sartre, Michel Foucault, Xenakis, René
Huyghe, Edgar Morin, Anthony Burgess, Leopold Senghor, Jean Guiton, cha Henri
de Lubac… Với sự hứa hẹn, giúp đỡ của
bà Bộ trưởng Giáo dục Pháp thời ấy.
Việc “xuưt” thành.
Năm 1979 tôi đưa ra dự án thành lập Đại học Tự do Việt Nam, được sự hỗ trợ của Bà Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp Alice Saunier-Seité hứa cho mượn pḥng ốc và điều một số giáo sư người Việt tại Đại học Pháp về dạy miễn phí. Nhưng sang năm 1981 chính phủ Đảng Xă hội lên thay, việc bỏ dở. Trong số hàng chục học giả, giáo sư, nhân sĩ Việt, Pháp và quốc tế nhận lời vào Ban Bảo trợ Đại học có nhà văn Soljenitsine, Triết gia Jean Paul Sartre và Triết gia Raymond Aron, Triết gia Michel Foucault (Pháp quốc Học viện), Giáo sư Thomas Nagel (Đại học Princeton). Dưới đây là năm bức thư nhận lời tiêu biểu :
Bản dịch thư Việt ngữ :
Dự án “Đại học Tự do tại Paris” của các bạn thật đáng yêu. Chúng tôi cũng có dự án tương tự cho Cộng đồng Tị nạn Nga. Nhưng than ôi, v́ nhiều lư do chuyện ấy không thực hiện được. Tôi chúc các bạn may mắn hơn chúng tôi.
Tôi vô cùng thương cảm cho nỗi khổ đau của dân tộc các bạn. Và rất hân hạnh để tên tôi vào trong Ban Bảo trợ Đại học. Tiếc thay, tôi không thể đóng góp ǵ về vật chất cho Đại học, v́ bao nhiêu tiền làm ra tôi đểu gửi hết về Nga.
Bắt chặt tay các bạn,
Alexandre Soljenitsyne
25.10.1979
Cavendish
Bản dịch thư Việt ngữ :
Trường Cao đẳng Khoa học Xă hội – Bộ Đại học
Paris, ngày 1.10.1079
Gửi Ông Vơ Văn Ái
Chủ nhiệm Quê Mẹ
25 rue Jaffeux
92230 Gennevilliers
Thưa Ông,
Xin cảm ơn bức thư ông viết hôm 21.9, và sau khi suy nghĩ kỹ,tôi chấp thuận để tên tôi vào Ban Bảo trợ.
Với tất cả lời chúc lành cho dự án thành công, mong ông nhận nơi đây mọi t́nh cảm nồng hậu của tôi.
Raymond Aron
Bản dịch thư Việt ngữ :
Paris ngày 15 tháng 11
Với tất cả sự hoan hỉ và vinh dự tôi chấp nhận vào Ban Bảo trợ với những vị khác cho sự rắp tâm của quư vị trong việc giáo dục và bảo vệ nền văn hoá Việt Nam phong phú và lâu đời.
Tôi cầu chúc cho dự án thành lập Đại học Tự do thành công, và quư vị có thể tin vào sự hậu thuẫn của tôi.
Xin hăy tin vào ḷng yêu quư cùng kính trọng của tôi.
J.P. Sartre
Thư hồi âm
nhận lời và hoan nghênh Đại học Tự do
Việt Nam của Triết gia Michel Foucault, Pháp quốc
Học viện (Collège de France)
Thư hồi âm
hỗ trợ của Giáo sư Thomas Nagel, Đại
học Princeton và New York
Không kể những trước tác đồ sộ về triết lư chính trị, Jean-François Revel c̣n là chủ bút nhật báo tiếng tăm Express tại Paris đă vận động hết ḿnh cùng với Raymond Aron để Tổng thống Pháp Giscard d’Estaing hậu thuẫn chiến dịch “Một Chiếc Tàu Cho Việt Nam” do cơ sở Quê Mẹ xướng xuất năm 1978. Tôi đă phải vận dụng đến nghệ thuật trong chiến dịch. Nhờ họa sĩ nổi danh Raymond Moretti vẽ cho hai bức tranh cổ động, một bức là Người Tù Cải tạo và một bức Thuyền Vượt Biển như Quả trứng Âu Cơ bồng bềnh. Nhờ họa sĩ Lê Tài Điển nắn bức tượng Thuyền Vượt Biển đem tặng tổng thống Pháp. Nhưng hai lư do chính trị và xă hội khiến ông Giscard d’Estaing không khứng lúc đầu. Thời ấy tổng thống Pháp bắt bồ với Brejnev nên sợ mất ḷng Mạc Tư Khoa khi phải choảng Hà Nội qua chuyện cứu giúp Người Vượt Biển. Lư do thứ hai là vớt Người Vượt Biển tất phải nâng quota người tị nạn chính trị Việt Nam vào Pháp. Tuần báo cực hữu Minute không ngớt viết bài chống phá, luận điệu báo này rêu rao rằng “ Giúp làm quái ǵ bọn ngày xưa theo Việt Minh đá Pháp ”, hoặc “Bọn tị nạn sẽ cướp công ăn việc làm của dân Pháp”. Chính báo Minute với sự trợ giúp « chỉ điểm » của nhà báo « quốc gia » TN ở Paris tố cáo tôi « ăn tiền Con Tàu ». Tôi truy tố báo Minute ra toà án Paris và đă thắng kiện. Ngày xử các bạn quốc tế làm nhân chứng cho tôi là nhà ly khai Leond Pliouchtch, nhà văn nữ Claudie Broyelle (Chủ tịch Uỷ ban Một Chiếc Tàu Cho Việt Nam), nhà báo Olivier Todd, bà François Gautier (Thủ qũy Uỷ ban Một Chiếc Tàu Cho Việt Nam)... Đại loại như vậy.
Raymond Aron và Jean Paul Sartre là bạn đồng song thưở sinh viên, nhưng lại chống báng, tranh căi như sừng với đuôi từ năm 1945. Thế mà cả hai người đều kư tên ủng hộ lời kêu gọi “Một Chiếc Tàu Cho Việt Nam” ra Biển Đông vớt người. Chúng tôi nẩy ư kiến đề xuất hai người cùng vào gặp Tổng thống Giscard d’Estaing. Cuộc gặp gỡ thuyết phục ông tổng thống hậu thuẫn chiến dịch của chúng tôi. Các bạn Pháp nói với chúng tôi thưở ấy “Nhờ các bạn mà hai bộ năo của Pháp ḥa giải nhau sau 23 năm tranh chấp thù hận : Sartre – Aron”.
Khác với Hermann Hesse và Karl Jaspers, trước tác của Jean François Revel cùng với Raymond Aron là cuộc thanh toán nội bộ Tây phương giữa hai tư trào Cộng và phản Cộng. Chúng tôi gặp nhau, hoạt động với nhau trên thực tại thế giới thập niên 70. Một bên là lư luận, một bên là nhân chứng trên vấn đề Cộng sản quốc tế.
Các sáng tác của tôi qua hai cuốn sách « Nguyễn Trăi : Sinh thức và Hành động » và « Luận chiến Nước ngoài » giới hạn vào cuộc suy tưởng Việt. Riêng hành động tôi mới chung cùng cộng tác với các bạn trí thức Âu Mỹ, đặc biệt giới ly khai ở Liên Xô cũ và Đông Âu. Hành động chung này đặt cơ sở trên Quyền Con Người. Trước tác tôi thời kỳ này nhắm vào căn bản tư tưởng Việt Nam và Đông phương để thoát ly sự mê hoặc Cộng sản và thời cuộc. Không có ảnh hưởng qua lại trên mặt tri thức với các bạn nói trên trong vấn đề Việt Nam. Trái lại chúng tôi mang lại cho họ nhiều thông tin, hiểu biết về vấn đề Việt Nam. Thời ấy triết gia Jean-Paul Sartre ngỏ ư có cuộc trao đổi với tôi về vấn đề Việt Nam qua tiêu đề : V́ sao những người cộng sản đấu tranh giành độc lập dân tộc, chống đế quốc lại trở thành kẻ đàn áp nhân dân ? ». Tiếc rằng bệnh t́nh của ông thời gian cuối đă ngăn cản việc này.
30.4.1995 tại Paris : Hội
luận “Đổi mới và Nhân quyền : Việt Nam 20
năm sau”
Từ trái sang phải : Vơ Văn Ái, Patrick Baidoin, André
Glucksmann, Robert Ménard, Leonid Pliouchtch, Jean-Françoi Revel và Olivier
Todd
Nhận kỷ niệm 50 năm bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1998) tổ chức tại Paris Hội thảo Các Nhà Dân chủ Châu Á, từ trái sang phải : Marie Holzman, Nguỵ Kinh Sinh, Vơ Văn Ái. Tổ chức “Diễn Đàn Dân chủ Á Châu” ra đời dịp này anh Nguỵ Kinh Sinh làm Chủ tịch Danh dự, Vơ Văn Ái làm Chủ tịch
(c̣n tiếp 3 kỳ nữa)
(kỳ tới: kinh nghiệm trí thức dấn thân trên các diễn đàn quốc tế, các chiến dịch Giúp Người Vượt Biển, Con Tàu Đảo Ánh Sáng (Ile de Lumière), Thi Vũ nhà thơ , các phát biểu về thi ca Việt Nam, về tập Tùy bút “Gọi Thầm Giữa Paris", về nhà thơ Nh. Tay Ngàn, về sáng tác bên ng̣ai Việt Nam...)
đọc thêm về Thi Vũ Vơ Văn Ái tại 2 địa chỉ:
http://www.gio-o.com/ThiVu.html
© gio-o.com 2009