Ảnh của Nhiếp ảnh gia Na Uy Hans Jørgen Brun

phỏng vấn

nhà thơ, nhà tranh đấu nhân quyền

Thi Vũ

Vơ Văn Ái

lê thị huệ, chủ biên gio-o.com thực hiện

 

(bấm vào đây đọc phần 1- câu hỏi  từ 1 - 9) 

(bấm vào đây đọc phần 2 – câu hỏi từ  10 – 20 )

(bấm vào đây đọc phần 3 – câu hỏi từ  21 – 29 )

(bấm vào đây đọc phần 4 – câu hỏi từ  30 – 42 )

(bấm vào đây đọc phần 5 – câu hỏi từ  43 – 56 hết )

 

            Tờ Quê Mẹ ở Pháp do ông tạo dựng cùng với tờ Người Việt Tự Do của sinh viên Ngô Chí Dũng ở Nhật là hai cánh cổng lớn mở đường cho biểu tượng trí thức Việt hải ngoại dấn thân từ năm 1975 đến nay. Giờ đă là những ngày tháng về muộn cuối năm 2009, Vơ Văn Ái và Quê Mẹ vẫn là một trong những thủ lĩnh ṇng cốt chỉ huy các đấu trường Nhân Quyền Quốc Tế cho người Việt Nam ở trong và ng̣ai nước.  Thơ ông sâu thẳm, cô đọng, kiến trúc chữ cầu kỳ đẹp cấp cao. Gọi Thầm Giữa Paris của Thi Vũ là một tác phẩm độc đáo của một người Việt ăn dầm ở dề với Paris lâu và thơ văn thành phố qua trang chữ Việt. Ông có một số trước tác quan trọng như Nguyễn Trăi Sinh Thức Và Hành Động, Luận Chiến Nước Ng̣ai. Nhưng với tôi, con người trí thức và đời sống ông lôi cuốn hơn tác phẩm của ông. Ông thuộc tầng lớp trí thức ưu tú Miền Nam đi du học ở Âu Châu trước năm 1975,  thời điểm Nam - Bắc Việt Nam bị cưa đôi bởi ư thức hệ Quốc Gia Cộng Sản. Ông khác với nhiều bậc trí thức Việt Nam cùng thời cùng đám, là ông đă chọn lựa cái vị thế cô đơn của một trí thức Việt xa nhà không thể xu thời theo trí thức Tả Tây Tả Mỹ, làm những điều gây nên những tội ác cho quê hương ông . Điều đó không có nghĩa là ông ḥan ṭan Hữu. Nhưng ông giữ được một cách thế Trí Thức Độc Lập mặc cho khuynh hướng trí thức thời đại Tây Tàu nổi mạnh và dẫn đường thế giới đến đâu. Ông gây cho tôi sự chú ư v́ phong thái Trí Thức Độc Lập ấy. Điều mà lâu nay tôi thấy hơi yếu và đuội ở giới trí thức Việt Nam nổi tiếng. Ông làm cho thế hệ đàn em hải ngoại chúng tôi hănh diện lớp đàn anh du học có những người như Thi Vũ Vơ Văn Ái,  một trí thức Việt thông thái đầy bản lĩnh dám làm một nhà lănh đạo đấu tranh cho Nhân Quyền trên các chính trường Quốc Tế.

Ông có cái dáng vẻ trí thức lẻ loi, cả khi ông nhập vào đám đông để đấu tranh cho họ, đấu tranh cùng với họ. Thi Vũ Vơ Văn Ái  là một tác phẩm sống, mà một kẻ - có định mệnh bị xô đẩy đi lôi kéo tiểu thuyết về gia phả vào đời ḿnh vào đời thường, chứ không phải là đem đời ḿnh và đời thường thêu dệt nên tác phẩm tiểu thuyết  như tôi - rất ṭ ṃ muốn khám phá về ông… Măi đên khi hoàn tất bản phỏng vấn, tôi vẫn chưa bao giờ gặp mặt ông, chưa bao giờ nói chuyện điện thoại với ông. Cuộc phỏng vấn được được thực hiện qua điện thư . Mọi chuyện xảy ra đôi khi giống như là tôi đang được đối thoại với một … nhân vật rất tiểu thuyết.  (lê thị huệ –tháng 11/2009)

 

1. Lê Thị Huệ: Chào nhà thơ Thi Vũ Vơ Văn Ái, câu hỏi đầu tiên tôi muốn hỏi, là ông chọn làm một nhà tranh đấu hay hoàn cảnh đă đưa đẩy ông trở thành một nhà đấu tranh cho nhân quyền và Phật Giáo Việt Nam ?

Vơ Văn Ái : Tranh đấu là phản ứng, không phải chọn lựa. Hai ngh́n năm lịch sử con người Việt là chuỗi phản ứng trước nạn xâm lăng nước ngoài, trước những bất công, đàn áp đến từ vua chúa và các chế độ bất nhân bên trong. Tức ngoại xâm và nội xâm. Người ta bảo con trùn c̣n phải oằn khi bị giày xéo, th́ con người làm ǵ khi bản thân, gia đ́nh, xóm giềng bị bức hiếp ?

Tôi sinh ra dưới thời Pháp thuộc. Thân phụ tôi làm cho nhà giây thép Pháp, nhưng tinh thần ông chống Pháp gây ảnh hưởng sang tôi. Thế hệ chúng tôi không có thời thơ ấu v́ mới chào đời đă tiếp cận nô lệ, loạn lạc, chiến tranh. Vừa mới biết nh́n đời đă gặp đệ nhị thế chiến, chiến xa Pháp tập trận, quân đội Nhật kéo vào Đông Dương.

H́nh ảnh đánh động tâm tư tôi thời bé những năm 40 là chiến xa Pháp tập trận ủi vào cây vải nhà tôi ở Bến Ngự, Huế, tước một mảng vỏ bày ra thớ thịt cây vàng thẩm như máu ối. Tôi đă đau xót như cây.

Thời đó mẹ tôi thui thủi trong căn pḥng hiu quạnh lúc cha tôi đi làm xa trên biên giới Việt Hoa. Mỗi năm một bận ông về thăm một hai ngày. Thỉnh thoảng bà ngâm thơ khe khẽ, tôi chỉ nhớ hai câu “Chồng hỡi chồng, con hỡi con… cùng nhau xa cách mấy năm tṛn…”. Câu thơ đeo đuổi tôi rất lâu. Phải chăng đó là hồn thơ mẹ gieo vào ḷng, khiến tôi chỉ muốn là người làm thơ trong đời này ? Lớn lên mới biết đó là thơ Thượng Tân Thị làm thay vợ vua Thành Thái khi chồng bị Tây đày sang Madagascar.

Tôi sinh ra trên dăy Hoàng Liên Sơn vùng biên giới Việt Hoa, về Hà Nội những năm đầu học vỡ ḷng rồi theo cha mẹ vào Saigon, Nhatrang, B́nh Định. Năm 5 tuổi mới về Huế ở Bến Ngự. Những bài học khai tâm là chữ Hán do một đệ tử cụ Phan Bội Châu dạy. Rất sớm tôi đă đọc Cụ Phan Bội Châu. Tiếng gọi giống ṇi qua văn thơ Cụ Phan thâm nhập tôi những năm 9, 10 tuổi. Tất cả tiền mẹ cho ăn quà tôi dành mua các sách Cụ Phan tại tiệm sách ông bà Đào Duy Anh ở Huế. Thưở ấy, khi đưa đẩy tao nôi ru em thay mẹ, tôi hát thơ cụ Phan  - Á Tế Á, Sống, Bài ca chúc Tết thanh niên, Ái quốc ca, Ai cáo Nam Kỳ…

Hết làm cho Pháp, thân phụ tôi mở căn hàng xén ở Huế. Giữa thập niên 40, tôi chứng kiến hai kỷ niệm khắc sâu. Lần đầu là tên Tàu phù (quân Tàu vàng sang giải giới quân Nhật), lần sau là tên lính Pháp. Cả hai lần bọn chúng cướp giật hàng khi ngă giá. Chúng đánh cha tôi khi ông phản ứng. C̣n quá nhỏ để làm được ǵ, tôi uất hận, đau đớn và tự nhủ ḷng phải làm ǵ để bọn ngoại nhân không c̣n quyền đánh đập dân Việt.

Sau đó tôi đi theo kháng chiến. Năm 13 tuổi bị bắt và vào tù. Nhờ thân phụ tôi có người bạn học thưở nhỏ làm sĩ quan trong quân đội Pháp, nên ông được phép vào nhà lao thăm tôi. Nhân dịp tôi xin cha tôi mang vào những bộ kinh Phật. Tôi đọc hết các bộ kinh Phật trọng yếu vào thời gian bé bỏng ấy, như các bộ Pháp Hoa (Saddharmapundarikasūtra), Kim Cang (Vajracchedikā-prajñāpāramitāsūtra), v.v… Tôi chấn động với h́nh ảnh Bồ tát Địa Tạng và Bồ tát Quán Thế Âm.

Kỷ niệm chưa phai trong tôi thời ấy khi chứng kiến ở pḥng tra tấn. Tên chủ sự ngồi bàn giữa quan sát ba thuộc cấp hỏi cung. Hắn bắt một văn công ngồi cạnh hát những bài ca kháng chiến, trong khi ba tên kia vừa hỏi cung vừa tra tấn tù nhân. Trong số này có một chị nữ và một mẹ già. Tinh thần kháng chiến tự dưng bốc cao trong tôi. Làm sao quên những tiếng thét, tiếng khóc trộn lẫn vào giọng ca khi bi hùng, khi t́nh tự của anh văn công bị bắt. Tôi không hiểu v́ sao anh có thể điềm nhiên hát, tên chủ sự có thể điềm nhiên nghe giữa tiếng khóc gào, lăn lộn ? Một cảnh trạng kỳ lạ mà năo nùng. Tôi lập tâm phải cứu những người tù ra khỏi ngục.

Từ đó trở về sau, cuộc đời tôi đi vào đấu tranh như con cá giữa ḍng nước.

Ảnh chụp thời ra khỏi nhà tù cuối thập niên 40

Bồ tát là người giác ngộ, đạt quả vị Phật, nhưng tự ư cư trú cơi trần gian bi lụy, phát nguyện sống đạo giữa đời thường để cứu độ con người. Bồ tát Địa Tạng phát nguyện bao lâu c̣n một chúng sinh trong địa ngục, ngài thề chưa thành Phật. Địa ngục đâu phải ở cơi âm ? Những Gulag nơi hoang mạc Siberia, trại Lao cải ở Trung quốc, trại Cải tạo ở Việt Nam, trại Tập trung thời Đức quốc xă… không là địa ngục ư ? Chiến tranh không là địa ngục ư ?

Địa ngục tiếng Phạn là Nakura, có nghĩa là nơi chịu khổ, loài chịu khổ. Địa ngục Phật giáo khác địa ngục trần gian ở chỗ do thân thể nhỏ yếu, tinh thần lung lạc lúc phải chịu đựng quả báo do ḿnh gây ra nhân ác mà khổ. Thập điện Diêm phương ta thấy sau hậu liêu các chùa chỉ là lời cảnh báo những ai ngoan cố, gây nhân ác, làm hại người để họ biết sợ mà hối cải. Trái lại, địa ngục trần gian có người cai quản  - quản giáo, có người giam nhốt, có người hành phạt, có người tra tấn, giết chóc.

Bồ tát Quán Thế Âm là người lắng nghe tiếng khổ đau nơi thế gian và hiện tới cứu độ. Không trong h́nh thái thần linh, thiên thần đầy phép lạ và quyền uy, mà ngài hiện thân qua 30 h́nh thái tượng trưng các giới người trong xă hội để cứu cấp. Nếu người kêu cầu là một phụ nữ, ngài hiện thân ra phụ nữ đến cứu. Nếu người kêu cứu là một vị tướng, một người ngoại đạo, một trong các giai cấp xă hội, một trong các loài trong vũ trụ vô biên… th́ ngài liền hóa thân thành thân phận kẻ bị khổ nhục, tội đồ, nạn nhân để cứu cấp. Là người đồng cảnh mới cứu độ kẻ đồng cảnh.

Phật tử là người mang hạnh nguyện quán thế âm  - lắng nghe tiếng thế gian cầu cứu mà hiện đến giải vây, giải phóng con người.

Có lẽ những năm trẻ tuổi trong tù, tôi được khai thị về giáo lư Vô Ngă của đạo Phật dưới đáy sâu ḷng ḿnh vào lúc nào không hay, làm nên sợi chỉ đỏ của tâm hồn cho những cuộc dấn thân không ngừng nghỉ về sau. Cứ tự bảo hết kháng chiến, hết chiến tranh, hết cộng sản giày xéo dân lành… ḿnh về lại cuộc đời làm thơ, viết văn, nghiên cứu. Nhưng có ǵ hết đâu như thân phận trần gian khổ lụy trên dải đất h́nh chữ S kéo dài từng ngh́n năm.

Nghĩa đen vô ngă (anātman) là không ta, không có cái ta. Nhưng nội hàm mang nghĩa tương sinh tương duyên. Trong vũ trụ chẳng có chi tồn tại biệt lập và bất biến, mọi sự mọi vật đều do tổ hợp của nhiều yếu tố duyên ra. Cây lúa kia không thuần túy là một cây lúa biệt lập, tự tại, miên viễn. Cây lúa là một quá tŕnh tương hợp của hạt giống là nhân, cộng với cái duyên của đất, nước, mặt trời, phân bón và sức nông dân lao động để thành quả lúa. Tất cả những yếu tố ấy duyên khởi ra cây lúa. Thiếu bất cứ yếu tố nào, lúa không thành lúa. Đây là hàm nghĩa của vô ngă. Phân tích về con người cũng vậy.

Vô ngă, là lư nhân duyên sinh trong không gian; và Vô thường (anitya) là lư nhân duyên sinh trong thời gian. Từ ư thức nhân duyên sinh, tôi không là cái ta biệt lập mà tương sinh tương dự với người khác. Cho nên sự khổ đau của người khác, người khác bị áp bức cũng là sự khổ đau, áp bức cho bản thân tôi. Tinh hoa của đạo Phật là ở lư duyên khởi hay duyên sinh này, làm cho đạo Phật khác với tất cả mọi hệ thống suy tưởng của các tôn giáo khác. Tự thân của sinh thức này là sự giải phóng và tự do tối hậu cho con người trần lụy và mọi loài trong tam thiên đại thiên thế giới (1) tức vũ trụ.

Một ngày nọ Bồ tát Văn Thù (Mañjurī) đến thăm bệnh Cư sĩ Duy Ma Cật (Vimalakīrti). Hỏi ông bệnh ǵ ? Cư sĩ Duy Ma Cật đáp : Chúng sinh bệnh nên tôi bệnh. Thuật ngữ Phật giáo của từ chúng sinh bao hàm tất cả các loài hữu t́nh, chứ không trỏ riêng loài người. Tất cả những chi kết hợp thành sự sống gọi là chúng sinh (chúng duyên nhi sinh). Bệnh của Bồ tát tương lân với bệnh chúng sinh. Nên Bồ tát ra công cứu độ chúng sinh.

Trong bản kinh Phật Việt Nam đầu tiên, Lục độ tập kinh, xuất hiện ở Giao châu vào thế kỷ thứ III Tây lịch, có một câu ứng cho câu hỏi về tác phong Phật giáo của chị:  “Bồ tát thấy dân kêu ca liền gạt lệ xông vào nơi chính trường hà khắc để cứu dân khỏi nạn lầm than”. Đạo Phật Việt Nam ở thế kỷ thứ III đă là như thế.

 

2. Lê Thị Huệ:  Nếu nói thành tích của Vơ Văn Ái là một trong vài nhà tranh đấu nhân quyền có tầm vóc quốc tế, giữ được ngọn lửa đấu tranh cho Việt Nam từ 1975 cho đến nay ? Ông nghĩ thế nào ?

Tham dự sinh hoạt quốc tế lần đầu tại Đại hội Thanh niên Thế giới
(Die I. Internationale Jugendtagung der Fraternitas) ở Bodensee bên Đức năm 1958

Vơ Văn Ái : Tôi bắt đầu sinh hoạt thế giới khi tham dự Đại hội Quốc tế Thanh niên năm 1958 ở Bodensee bên Đức (Die Erste Internationale Jugendtagung der Fraternitas – Für Eine Brüderliche Welt) bao gồm đại biểu các nước Á châu, Phi châu và Châu Âu. Sau này do tôi hoạt động sớm cho Việt Nam ở Tây phương từ năm 1963 với nhiều dự án có tính quốc tế, rồi có mặt trong tư thế phát biểu thường niên cho nhân quyền Việt Nam tại Ủy hội Nhân quyền LHQ từ năm 1985. Đặc biệt qua các cuộc vận động quốc tế, tôi có dịp tiếp cận giới nhà văn, học giả, nhân sĩ có danh trong thế giới, nên được truyền thông báo chí quốc tế nhắc nhở. Kỳ thực có hàng trăm, hàng ngh́n, hàng triệu người Việt giữ lửa đấu tranh cho Việt Nam suốt thế kỷ XX vừa qua. Nhưng ít được nhắc nên không ai biết. Tôi chỉ là một người Việt trong số trăm, ngh́n, triệu người Việt vô danh khác đă đứng lên trong bóng tối chống thực dân, chống độc tài, và đ̣i hỏi Quyền làm Người Việt Nam.

 

Bản đồ địa lư Trại Cải tạo trên toàn quốc Việt Nam (trên 150 trại) với số lượng 500.000 tù nhân chính trị, do Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam công bố tại cuộc họp báo “Bắc hoá chế độ tù ngục tại Miền Nam Việt Nam” (La Nordmalisation des Prisons au Sud Vietnam) tại Paris ngày 29.5.1978. Cuộc họp báo chính trị đầu tiên sau năm 1975 thu hút 60 kư giả truyền h́nh, truyền thanh và báo chí quốc tế. Kể từ ngày này, công luận thế giới bỏ rơi Cộng sản Hà Nội để ủng hộ cho người Việt dân tộc.

 

3. Lê Thị Huệ:  Là một phật tử trí thức tích cực dấn thân, theo ông đâu là ưu và khuyết điểm của Phật Giáo Việt Nam ?

Vơ Văn Ái :  Cái ưu của Phật giáo Việt Nam là con đường tuhành theo Đại thừa giáo c̣n gọi Bắc tông (Mahāyāna) được phát triển rất đặc thù và có sáng tạo theo hướng dân tộc bản địa từ trung tâm Luy Lâu trước và sau các thế kỷ bản lề Tây lịch.

Tu th́ thực hiện sự giác ngộ cho bản thân, đồng lúc cưu mang giác ngộ cho kẻ khác (tự giác nhi giác tha). Hành động th́ không rời việc cứu khổ quần sinh trên mặt đất. Cần thâm nhập chữ khổ (duhkha) theo giáo lư đạo Phật. Khổ đây không là cái khổ thể xác của con lừa suốt ngày đi quay ṿng theo cối xay hay người thợ lao lực nơi công xưởng, mà là không biết đến hệ lụy của ṿng tṛn miên viễn cột dính ḿnh vào thế phận trầm luân. Cái không biết ấy gọi là vô minh (avidyā). Vô minh mới chính là mối khổ ách của nhân sinh. Quán sát nhân duyên con người, đức Phật dạy 12 nhân duyên phát khởi ra luân hồi như một dây chuyền liên tục từ khâu này sang khâu khác (thập nhị nhân duyên : vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lăo tử), th́ vô minh (mê muội, không sáng suốt) là điểm khởi phát cho mọi trầm luân, hệ lụy. Đối với ngoại cảnh, v́ vô minh nên không chân nhận được thực tướng vô ngă, vô thường của sự vật. Đối với nội tâm, v́ vô minh nên quay cuồng theo sự phân biệt, vong thức. Giải quyết được vô minh là giải quyết tất cả.

Nói về vô minh của loài người hôm nay đây, vào năm 2009, th́ phát kiến khoa học được bao trùm đến chân tơ kẽ tóc, nhưng đứng trước vũ trụ vô biên, khoa học vẫn c̣n ở vị thế vô minh. Chúng ta, tức khoa học, chỉ mới nắm vững trên phạm vi kiến thức 10% vật chất trong vũ trụ mà thôi. 90% cái gọi là “Vật Đen” (Dark matter/Matière noire) hùng cứ trong vũ trụ mà các nhà khoa học mới có khái niệm vào những năm 30 thế kỷ XX. Vật Đen vẫn c̣n là dấu hỏi lớn, vẫn c̣n trong dạng vô h́nh, chưa nắm bắt, hiểu biết. Vũ trụ c̣n che giấu 90% khối lượng nguyên tử của nó, nên chúng ta c̣n vô minh về 90% khối lượng (vật đen) hiện hữu. Kiến thức nhân loại về vũ trụ chỉ mới đạt ở mức độ 10% mà thôi. Dễ sợ cho những ai dương dương tự đắc về sự hiểu biết hay thông tuệ của ḿnh.

Từ điểm ưu Phật giáo nói trên mà Việt Nam đào luyện ra những con người biết đối ứng với cuộc thế một cách sáng tạo và hùng tráng, như Sư bà Thiều Hoa (một bà Ni, tức nữ tu sĩ) năm 36 Tây lịch mộ 500 quân đến ứng chiến với Hai Bà Trưng, rồi tới những Phật tử tham gia 9 cuộc kháng chiến của Khu Liên, Chu Đạt, Lương Long, Khổng Chi và Trụ thiên tướng quân (thế kỷ II TL.) ; anh em bà Triệu Thị Trinh (năm 248 TL.) ; Phật tử Lư Nam Đế dựng lên nhà nước độc lập Vạn Xuân (năm 544 TL.), các đạo sư, thiền sư, cư sĩ Phật tử như Đinh Bộ Lĩnh, Khuông Việt, Vạn Hạnh, Lư Công Uẩn, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Lư Thường Kiệt, Nguyễn Trải, v.v… qua các triều Đinh, Lê, Lư, Trần, Lê trong việc dựng nước, giữ nước và cứu người.

Một ưu điểm hiếm thấy so với các quốc gia Phật giáo Á châu khác, là vai tṛ nổi bật của người Cư sĩ Phật giáo trên hai lĩnh vực đạo và đời. Cư sĩ là các nam, nữ Phật tử tu tại gia. Đức Phật Thích Ca xây dựng Cộng đoàn Phật giáo trên bốn tập thể (tứ chúng) : Tăng (nam tu sĩ), Ni (nữ tu sĩ), nam Cư sĩ tu tại gia và nữ Cư sĩ tu tại gia. Nh́n vào các phổ hệ thiền tại Việt Nam sẽ thấy điểm nổi bật ấy. Thường các phổ hệ thiền của các môn phái Phật giáo chỉ thấy tên tuổi đắc pháp của các bậc thiền sư, tức tăng sĩ (các vị xuất gia). Nhưng tại Việt Nam, xuất hiện nhiều Cư sĩ đắc pháp trong các phổ hệ thiền.

V́ pháp lư b́nh đẳng (chữ Phạn là sama) trong giới người theo đạo Phật bị sa sút, nên ngày nay mới có hiện tượng Tăng sĩ xem Cư sĩ như người sai vặt, kẻ thủ từ, người mang lại két tiền cho các chùa. Chứ xưa kia, Cư sĩ không như thế. Vai tṛ Cư sĩ ở thời đại lập quốc Việt Nam vừa đảm nhiệm vai tṛ Hộ Pháp (bảo vệ giáo lư giác ngộ), c̣n hoàn tất cự phách việc Hộ Dân (cứu dân) và Hộ Quốc (bảo vệ nước). Cư sĩ xông vào thế sự  - chứ không là thế tục -  giải quyết việc thế giới. Chất thế lấn át chất tục trong con người Cư sĩ Phật giáo.

Ḍng thiền Pháp Vân của ngài T́ Ni Đa Lưu Chi kéo dài từ thế kỷ VI đến thế kỷ XIII gồm toàn các tăng sĩ đắc pháp (nắm bắt chân lư giác ngộ của đạo Phật). Sang đến ḍng thiền Kiến Sơ của ngài Vô Ngôn Thông, từ thế kỷ IX đến thế kỷ XIII, th́ 13% thiền sư đắc pháp là Cư sĩ (người tu tại gia). Ḍng thiền Thảo Đường từ thế kỷ XI đến một thế kỷ rưởi sau có 50% thiền sư đắc pháp là Cư sĩ. Sau đấy một ḍng thiền đặc thù và tổng hợp của Phật giáo Việt Nam là ḍng thiền Trúc Lâm Yên tử, đỉnh cao của giới Cư sĩ tham dự trong đời sống giác ngộ đạo cũng như hoàn măn việc thế sự, được biết dưới chủ trương Cư trần lạc đạo  - sống tại thế nhằm thể hiện đạo -  đúng theo phong thái của Phật giáo đại thừa “Phật giáo không ĺa thế gian để hoàn thành sự giác ngộ” (Phật giáo bất ly thế gian giác). Điều này có nghĩa là tất cả các pháp (sự lư trong đời) đều là Phật Pháp. Một đạo Phật như thế hẳn nhiên là sự chung dự thiết tha và thiết yếu với đời sống con người trên mặt đất. Tôi quan niệm và tin tưởng một đạo Phật như thế.

Vua Trần Nhân Tông hai lần cầm quân chống Nguyên Mông và đại thắng, là một Cư sĩ Phật giáo. Sau trở thành Thiền tổ của ḍng Thiền Trúc Lâm. Trần Hưng Đạo là một cư sĩ, Tuệ Trung thượng sĩ là một thiền sư nhưng vẫn cầm quân giữ nước chống Nguyên Mông, xong việc nước mới trở về chùa viện. Sự tham dự của người Cư sĩ Phật giáo vào các lĩnh vực chính trị, văn hóa, ngoại giao, kinh bang tế thế rất phổ biến và đặc thù trong quá tŕnh dựng nước, giữ nước, cứu người, từ cuộc kháng chiến vệ quốc của Hai Bà Trưng tiếp đến các triều đại lâu sau.

Điểm khuyết của Phật giáo Việt Nam ở thời hiện đại, là người học đạo th́ nhiều, nhưng người chứng đạo không bao lăm. Người thuyết pháp nhiều, nhưng người thể hiện giáo lư đạo Phật vào cuộc đời hằng nhật quá hiếm hoi. Nói tóm, tu đạo th́ có, hóa đạo c̣n sơ sài.

Đặc biệt là sự vắng bóng của giới Cư sĩ Phật giáo trên chính trường nước Việt. Một thiệt tḥi cơ bản cho sự phát triển Việt Nam.

Đương nhiên giới Cư sĩ Phật giáo rất đông. Song họ chuyên tu đạo Phật hơn hành động Phật giáo. Đến khi hành động họ tham gia các phong trào phi Phật giáo hoặc phản Phật giáo, thay v́ gia công h́nh thành con đường hành động mới, dựa trên ḷng từ bi và trí tuệ. Năm 1963 cuộc tranh đấu cho tự do tín ngưỡng thành công, là cơ hội bằng vàng cho Phật giáo trở thành giải pháp mới đem lại tự do, b́nh đẳng, công lư trước ư thức hệ thảm sát của Cộng sản. Nhưng giới lănh đạo Phật giáo đă đánh mất cơ hội này. Từ năm 1966 trở đi cuộc phân hóa trong cộng đồng Phật giáo trở nên trầm trọng cho tới hôm nay, 2009. Khởi từ sự phân hóa trong giới Tăng lữ lănh đạo nên mất trí tuệ điều hành cuộc chống trả các thế lực áp đảo bên ngoài nhằm mở ra viễn kiến dân tộc và nhân loại.

Do thiếu kiến thức về thế giới, mắc cạn trong chủ nghĩa dân tộc hẹp ḥi, nên một số lănh đạo Phật giáo không có giải pháp thời thế, bị các thế lực đảng phái khuynh loát, là những nguyên nhân phân hóa giới lănh đạo Phật giáo làm cho khối lượng quần chúng vạm vỡ Phật giáo không phát triển và tê liệt theo.

Tôi có cảm tưởng ngày nay đa số người tu đạo Phật phục vụ cái chết nhiều hơn sự sống. Tiêu đích họ nhắm là xin chiếu khán vào Niết Bàn, chứ không truyền thừa con đường cứu khổ  - trừ diệt vô minh -  của đạo Phật, đặc biệt là sinh thức “Cư trần lạc đạo” của nền Phật giáo dân tộc. Mặt khác do quan điểm thời gian vô hạn, sống nhiều kiếp, nên quán tính lần lữa, tŕ hoăn, bó tay không cho họ giải quyết việc đời : Kiếp này không thực hiện được th́ chờ kiếp sau, kiếp này không lấy nhau được th́ hẹn kiếp lai sinh… đại khái như thế. Trong khi người phương Tây chỉ có tối đa 100 năm để sống, nên họ thu xếp thực hiện mọi sự cho kỳ được nơi cơi trăm năm.

Do có thời gian mênh mông của nhiều kiếp nên trong giới Phật tử c̣n ít người chú tâm gầy dựng cảnh nhân gian tịnh độ trên trái đất và trước hiện tiền. Họ quên bẵng một cơi Nhân gian tịnh độ có thể thiết lập trên mặt đất. Họ khoán trắng cơi Tịnh độ cho đức Phật A Di Đà nơi cơi Tây phương Cực lạc. Khí thế Phật giáo Lư – Trần chỉ được nhắc nhở, đề cao nhằm thoa vuốt mối tự hào hăo, nhưng không được hồi sinh, tái tạo trong Ư thức Dung hóa với xu thế toàn cầu và những tiến bộ ngất trời của nhân loại.

Trong phong trào Chấn hưng Phật giáo khởi từ những năm 20 thế kỷ trước, tôi chỉ thấy một Cư sĩ Phật giáo gương mẫu có ư thức và có hành động thiết lập cơi Nhân gian tịnh độ là Cư sĩ Thiều Chửu Nguyễn Văn Kha ở đất Thăng long. Nhưng ông đă bị Việt Minh bức tử trong phong trào Cải Cách Ruộng đất.

Nhân tổ chức pḥng triển lăm tranh tại Paris năm 1967, Henry Miller từ Hoa Kỳ đến thăm tôi, mang một tấm tranh tặng cháu Ái Anh, cháu gái đầu ḷng mới sinh. Anh là cha đỡ đầu cho cháu. Henry Miller nói một câu làm tôi giật ḿnh và suy gẫm nhiều năm sau : “Ba ngh́n năm qua có ai thành Phật sau đức Thích Ca không ?”.

 

4. Lê Thị Huệ:  Ông có thể cho biết những đóng góp nổi bật nào của văn hoá Phật Giáo vào trong văn hóa Việt Nam từ trước đến nay ?

Vơ Văn Ái : Trong nền văn hóa chủ lưu dân tộc, sắc thái văn hóa Phật giáo rất đậm nét. Nh́n vào kho tàng ca dao, tục ngữ, là mức suy tưởng bộc trực của quần chúng mà ta có thể gọi như nền triết lư đối ứng chưa hệ thống thành triết học, cho đến các tác phẩm bác học đủ minh chứng cho nhận định này. Tâm thức cũng như hành hoạt con người Việt gắn kết với định luật nhân quả (ác giả ác báo) và ḷng thương người (ḷng từ, thuật ngữ Phật giáo gọi ḷng từ bi  - kāruna -  mang nghĩa từ là cho vui, bi là cứu khổ). Hiển nhiên nước nào lại không công nhận hay đề cao ḷng thương người, ḷng bác ái, vậy Việt Nam có ǵ ngoại lệ ? Thế nhưng, thể hiện ḷng thương theo đạo lư nhị nguyên, hay ḷng thương là vật tự thân của nguyên lư bất nhị, khác nhau lắm trong tiến tŕnh tư tưởng và hành động. Một bên có chủ đích, một bên bất vụ lợi. Câu nói b́nh dân “thương người như thể thương thân” đại biểu cho ư thức Phật giáo thấm vào ḷng ư thức dân tộc. Qua câu này giáo lư Vô ngă, tức giáo lư duyên khởi, duyên sinh cơ bản của Phật giáo được thể hiện một cách tự nhiên và đầm ấm, chứ không là khẩu hiệu hô hoán hay động viên.

Tuy nhiên cần cảnh giác lư nhân quả  để đừng biến nó thành chủ nghĩa định mệnh. Nhân nào quả ấy, ai gây nhân kẻ ấy gặt quả, là đúng. Nhưng một số Phật tử thụ động ngồi chờ cái sự “ác giả ác báo” ấy như một thứ Phán xét cuối cùng (Jugement dernier), mà chẳng ra tay ngăn cản những nhân ác hoành hành. Trên kia tôi nó nhắc biểu tượng cây lúa. Hạt lúa là nhân, cây lúa là quả. Nhưng để cho nhân h́nh thành ra quả cần thêm những duyên. Duyên tuy phụ nhưng không có sẽ không thành quả. Duyên đây là đất, nước, gió thuận, mưa ḥa, phân bón và sức lao động người nông dân. Không có các duyên này, cây lúa không thành. Cũng thế, nhân tốt là t́nh yêu, nhưng không có duyên bảo vệ, chia sẻ th́ quả hạnh phúc vợ chồng khó hiện hữu. Cho nên có nhân có quả c̣n phải có duyên lành, mà ta cần nhấn mạnh như NHÂN DUYÊN QUẢ để không rơi vào thái độ yếm thế biến NHÂN QUẢ thành chủ nghĩa định mệnh, chờ thời.

Nhân Cộng sản xấu ác đưa tới Quả địa ngục cho Việt Nam. Hẳn phải như thế, khi không có sự chung dự của những biệt nghiệp lành (karma individuel, nghiệp của từng cá nhân) của những cá thể nhằm chuyển hóa cộng nghiệp xấu ác (karma collectif, nghiệp của tập thể, cộng đồng). V́ vậy, Quả tự do cho một nước Việt Nam vẫn có thể thực hữu nếu duyên dấn thân của Người Việt can dự để chuyển Nhân xấu ác Cộng sản thành Quả tự do, dân chủ cho đất nước. Luật Nhân quả cần một khoảng thời gian chuyển biến như một tiến tŕnh. Tiến tŕnh ấy ngắn hay dài tùy thuộc vào duyên can dự. Phật giáo c̣n quan niệm một Nhân-Quả-đồng-thời, đủ biết khả năng thiên h́nh vạn trạng mà ư chí con người có thể tham dự để biến khổ đau thành hạnh phúc, nô lệ thành tự do.

Văn hóa Phật giáo là Văn hóa Giác ngộ và Cứu khổ, tiền đề cho Ư thức Sáng tạo trong đời sống và Ư thức Cấp cứu khi nguy biến. Lịch sử dân tộc là một chuỗi dài tham dự cứu nguy của toàn thể quần chúng các giới nhờ thấm nhuần tư tưởng đạo Phật trên ba nguyên lư từ bi (kāruna), trí tuệ (prajñā), b́nh đẳng (sama). Pháp b́nh đẳng rất chủ yếu trong đạo Phật. Từ nhận thức chúng sinh đều có tính Phật (Phật tính) nên mọi người đều đồng đẳng, không phân biệt cao thấp, oán thân, giai cấp. Do pháp b́nh đẳng, lúc sinh thời Đức Phật Thích Ca đă phủ nhận chế độ giai cấp (tứ tính b́nh đẳng) ở Ấn độ. Trong kinh sách Phật giáo c̣n phát triển pháp lư b́nh đẳng từ xă hội lên đến lĩnh vực tư tưởng và tâm linh, như Chân như b́nh đẳng, Trí b́nh đẳng, B́nh đẳng pháp thân, B́nh đẳng đại bi, B́nh đẳng đại tuệ, v.v… Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsakasūtra) nêu ra mười thứ b́nh đẳng : 1. Hết thảy chúng sinh b́nh đẳng ; 2. Hết thảy pháp b́nh đẳng ; 3. Hết thảy cơi nước b́nh đẳng ; 4. Hết thảy tâm sâu xa b́nh đẳng ; 5. Hết thảy thiện căn b́nh đẳng ; 6. Hết thảy Bồ tát b́nh đẳng ; 7. Hết thảy nguyện b́nh đẳng ; 8. Hết thảy Ba la mật b́nh đẳng ; 9. Hết thảy hạnh b́nh đẳng ; 10. Hết thảy Phật b́nh đẳng.

 

Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam thuộc Cơ sở Quê Mẹ đă vận động thành công dư luận quốc tế chận đứng việc Hà Nội lợi dụng sự viên tịch của Đức cố Đệ tam Tăng thống Thích Đôn Hậu biến thành tang lễ tuyên truyền cho nhà nước Cộng sản tại chùa Linh Mụ Huế tháng 5.1992. Một năm sau, ngày 24.5.1993, bốn mươi ngh́n (40.000) Phât tử Huế xuống đường biểu t́nh đ̣i hỏi cho tự do tôn giáo và nhân quyền. Cuộc biểu t́nh cho mục tiêu Nhân quyền lớn nhất chưa hề có dưới chế độ Cộng sản Việt Nam.

5. Lê Thị Huệ: Ông là người có các quan hệ về công việc với các nhà lănh đạo Phật Giáo Việt Nam như thiền sư Nhất Hạnh, Hoà thượng Quảng Độ, ông có thể cho biết nhận định của ông về hai vị tu sĩ Phật Giáo này ?

Vơ Văn Ái :  Hai vị cùng xuất phát từ môi trường tu học Phật giáo. Nhưng động lực xă hội th́ lại khác. Động lực của Sư Ông Nhất Hạnh có tính cách cá nhân, Phật pháp chỉ là phương tiện phục vụ danh và lợi cá nhân. Động lực của Ḥa thượng Quảng Độ bao trùm tính dân tộc và tính nhân loại, Phật pháp là động cơ thăng hoa nhân sinh. Vô t́nh tên đạo của Ḥa thượng lại thể hiện cuộc sống 80 năm qua của ngài như kinh viết : “Quảng độ chúng sinh măn bồ đề nguyện”  - Độ khắp tất cả chúng sinh để thành tựu viên măn đại nguyện bồ đề (bồ đề là giác ngộ)

 

6. Lê Thị Huệ: Ông nghĩ ǵ về vai tṛ Phật Giáo trong cuộc đảo chính 1.11.1963

Vơ Văn Ái :  Vai tṛ Phật giáo hướng dẫn con đường dân tộc vượt thoát luồng tư tưởng nhị nguyên Tây phương nổ ra qua cuộc tranh chấp ư thức hệ phân đôi thế giới giữa Cộng sản và Tư bản.

Giới tướng lănh quân nhân làm cuộc đảo chính 1.11.1063 theo chỉ thị của Hoa Kỳ để thực hiện chính sách Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Đáng tiếc vai tṛ Phật giáo tuy thành công trên phương diện tín ngưỡng, nhưng thất bại trên phương diện xă hội. Một phần v́ giới trí thức Phật giáo không được chuẩn bị, phần khác lực lượng quần chúng Phật giáo không được tổ chức để đối ứng với t́nh h́nh thế sự. Nên đă bị các thế lực chính trị khuynh loát.

 

7. Lê Thị Huệ: Theo ông th́ cuộc tranh đấu của Phật Giáo Việt Nam c̣n cần những yếu tố nào để đưa đến thành công ?

Vơ Văn Ái : Cần hai yếu tố : Yếu tố Cư sĩ và Yếu tố Quốc tế. Cần liên kết khối Phật giáo tại Á châu và trên thế giới thành lực lượng Ḥa b́nh. Nếu ta mường tượng lại những năm đầu thế kỷ XX và so với ngày nay th́ Phật giáo đă phát triển mạnh và phổ biến tại các nước Âu Mỹ như một giải pháp tương lai chận đứng cuộc khủng hoảng tinh thần trầm trọng ngày nay ở phương Tây. Công lao ngài Thái Hư Đại sư, người Trung quốc, mở ra những Hội Học Phật Âu Mỹ đầu thế kỷ XX, rồi tiếp đến ba bộ Essays in Zen Buddhism /Thiền luận của ngài Linh Mộc Đại Chuyết (Daisetz Teitaro Suzuki), người Nhật bản, khai thị tri thức Tây phương. Đó là nói phía Á châu. C̣n phải kể công đầu của rất nhiều học giả phương Tây ưu tú trong công tŕnh dịch thuật kinh Phật như Edward Conze, Étienne Lamotte, G. Tucci, v.v… So việc dịch thuật và thấm nhuần kinh sách Phật giáo của các học giả Âu Mỹ từ thế kỷ XIX trở đi, học giả người Việt kể cả một số vị Tăng sĩ có học c̣n ngắn hơi, sơ sài, chẳng thấm vào đâu.

Trên đây là phương diện học thuật, tư tưởng. Nay cần kết tinh qua hành động như một lực lượng Ḥa b́nh thế giới trước nạn độc tài, quân phiệt và khủng bố. Pháp môn Cư sĩ của Phật giáo Việt Nam rất có tương lai, trên mặt hành động chính trị, văn hóa, xă hội, tại các quốc gia Âu Mỹ, nếu được giới thiệu và phát huy. Cho tới nay tại phương Tây mới được phổ biến các Pháp môn Thiền và Nhật Liên tông (Sokagakai) đến từ Nhật Bản, và Phật giáo Tây Tạng.

Do giáo luật Phật chế, Tăng sĩ không được làm chính trị, không được tham gia thế sự. Hiện nay một số Tăng sĩ trong Giáo hội Nhà nước tham gia làm đại biểu Quốc hội cộng sản là họ đă phạm trọng giới chiếu theo giới luật Phật chế. Tăng sĩ chỉ lo việc truyền pháp và phát triển đời sống tâm linh cho tín đồ. Cho nên đối diện với thế sự chỉ c̣n giới Cư sĩ là những người tu tại gia, thế học cao, không bị g̣ bó, không bị ảnh hưởng giới luật cấm tham chính nên có khả năng chuyển vận giáo lư vào đời. Mặt khác, có chung đụng và đối diện với việc đời mới giải quyết cuộc nhân sinh trên b́nh diện xă hội. Cần nhớ Cư sĩ là trữ lượng cho Tăng sĩ, đồng thời cũng là trữ lượng cho những nhà chính trị, kinh tế, xă hội, văn hóa, nhân văn, bác học, khoa học. Cư sĩ là bánh xe chở Đạo, chớ coi thường như xưa nay.

Đem những thuyết giáo cao cả trong kinh sách làm “quốc văn giáo khoa thư” cho những giải pháp xă hội mà không biết khế cơ, khế lư, không có khả năng tham dự th́ cũng ảo tưởng như chủ thuyết Cộng sản đại đồng trước bao khổ ách, bất công của nhân loại. Cho nên cần có sự phân công hợp tác giữa Tăng sĩ và Cư sĩ để giải quyết thế sự và nhân sinh. Giới Tăng sĩ ngày nay phải xem đây như Công án(2) để phát huy đạo Phật vào thời đại. Cần phân biệt thấu đáo hai vị trí, là Tăng sĩ như một vị thầy dạy đạo và hướng dẫn tâm linh tín đồ, và vị trí Tăng đoàn như một trong ba pháp bảo (Tam bảo : Phật, Pháp, Tăng). Người ta hay hiểu lầm và đánh lộn ṣng một vị Tăng / Tăng sĩ với tập thể Tăng là Tăng đoàn tức Tăng bảo trong Tam bảo. Mặt khác, cần hiểu yếu tính của Tam bảo(3)  như tự tính bản lai, chứ không là những ngôi vị cá thể mà đông đảo Phật tử ngày nay ngộ nhận. Xu thế giáo dục Tăng sĩ, từ Ngũ minh(4) cho đến xu thế toàn cầu hiện đại, cũng như vai tṛ Tăng sĩ trong cộng đồng Phật giáo và cộng đồng thế giới cần khế hợp, chuyển hóa để thích nghi. Thích nghi mà hoằng đạo, chứ không phải thích nghi để biến tướng. Quan niệm thiển cận của chư Tăng đối với Cư sĩ lâu nay cũng phải thay đổi.

Năm mười thế kỷ trước do tŕnh độ giáo dục và kiến thức của quần chúng Phật tử c̣n mông muội, nên Tăng sĩ vừa là thầy dạy đạo, c̣n là thầy học, thầy thuốc, cố vấn chỉ đạo trên mọi lĩnh vực của đời sống. Ngôi chùa thời Lư Trần là một trung tâm giáo dục, một đại học. Người cư sĩ thưở ấy cần một vị Thầy toàn diện, và thưở xa xưa ấy, ngoài nội điển (kinh sách Phật giáo), tŕnh độ Ngũ minh của Tăng sĩ cũng rất cao. Ngày nay tŕnh độ tiến hóa của khoa học và các bộ môn kiến thức xă hội, nhân văn tiến những bước hài ngh́n dặm và thay thế vai tṛ Tăng sĩ trên các lĩnh vực này. Đời sống văn minh, dân chủ, hệ thống giáo dục, y khoa, ngôn ngữ đem lại những kiến thức rốt ráo cho đa số Cư sĩ. Họ không c̣n dốt như xưa. V́ vậy sự trông chờ của người cư sĩ ở một Tăng sĩ cũng đă khác lắm. Họ trông chờ ở người Tăng sĩ như một nhà bác học tâm linh, hơn là một ông thầy chỉ giỏi cúng kiến, xem xăm, chấm tử vi. Dân quê nước ta đầu thế kỷ XX tin và chỉ có phương thức chữa bệnh duy nhất là đốt bùa lấy tro ḥa nước uống. Nhưng khi y học Pháp đem lại viên thuốc Quinine, rồi lâu sau Penicilline, th́ tín ngưỡng đồng bóng bị đẩy lùi vào bóng tối quá khứ.

Chính trị là một khoa học, chứ không là mưu đồ. Chính trị tại nước ta 64 năm qua (1945-2009) c̣n quanh quẩn trong những mưu đồ; chưa được khoa học hóa để phục vụ xă hội con người. Sự vắng mặt của giới Cư sĩ Phật giáo trên ba lĩnh vực chính trị, văn hóa và xă hội là một trong những nguyên do gây pháp nạn cho Phật giáo nói riêng, và quốc nạn cho dân tộc nói chung.

Hiển nhiên người Cư sĩ Phật giáo có mặt khắp nơi, trong các hội đoàn, đảng phái, phía cộng sản cũng như phía quốc gia. Thế nhưng họ có mặt trong vai vế thừa sai. Chứ không ở vị trí chủ động của một nhà văn hóa chống chủ nghĩa ngu dân, một nhà chính trị phát huy chính sách khoan dung và ḥa b́nh.

 

Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu tại Saigon ngày 11.6.1963 trong cuộc đấu tranh chống kỳ thị tôn giáo dưới thời Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm. Ngọn Đuốc Sáng Phương Đông làm thức tỉnh lương tri nhân loại về yếu tính tự do của con người giữa thời đại thế giới phân tranh lưỡng cực.

 

8. Lê Thị Huệ:  Ông phát biểu như thế nào về vai tṛ Phật giáo trong sinh mệnh của Việt Nam ? Phật giáo phải sửa đổi như thế nào để không sống làng nhàng, mà làm cho Việt Nam phát triển lên ?

Vơ Văn Ái :  Chị dùng chữ “sống làng nhàng” là khoan hồng đấy. Đúng với thực tại phải nói là “sống nhập nhằng”  - ba phải. Chẳng những ba phảingh́n phải !

Trong hoàn cảnh lịch sử 2000 năm Việt Nam, sinh mệnh Phật giáo và sinh mệnh Việt Nam gắn liền nhau. Ở thời kỳ lập quốc, yếu tố Phật giáo đă ḥa hài để hoàn chỉnh nền văn hiến Việt. Hiển nhiên c̣n hai yếu tố Khổng giáo và Lăo giáo. Nhưng Khổng giáo hoạt động ở bộ máy nhà nước, lại đại biểu cho nền văn hóa nô dịch của Bắc phương nên có phần hạn chế trên mặt dân tộc. Lăo giáo bị bỏ rơi khía cạnh triết lư hành xử, trở thành nhánh tu tiên, ưu tư thuật trường sinh, cuối cùng trở thành dạng hoạt động bùa phép, phù thủy. Mối ưu tư trường sinh qua việc luyện đan và tu dưỡng của Lăo giáo chỉ tích cực ở mặt phát triển hóa học và y học cổ đại tuy c̣n thô sơ.

Mâu Tử, một nhà Nho người Hoa lánh nạn sang Giao châu vào cuối thế kỷ II Tây lịch rồi quy y theo đạo Phật ở Việt Nam, đă đánh giá đạo Phật trong cuốn Lư Hoặc Luận của ông như sau : “Bản chất đạo Phật là ở nhà có thể đem mà thờ cha mẹ, giúp nước có thể đem mà giáo hóa dân, sống một ḿnh có thể đem mà trị thân”. Lư Hoặc Luận là bản luận văn của Mâu Tử đề cao con đường Phật Việt tại Giao châu, và chống lại nền văn hóa nô dịch Bắc phương, nơi ông sinh thành.

Ngoài việc hướng dẫn và phát triển đời sống tâm linh, đạo Phật Việt là tư tưởng chỉ đạo văn hóa chống các luồng ư thức hệ ngoại lai suy đồi hoặc phi nhân, và chỉ đạo các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, để bảo vệ chủ quyền và văn hóa dân tộc, bảo vệ tự do, no ấm và hạnh phúc cho nhân dân, mà sử sách c̣n lưu dấu qua tác động của Hai Bà Trưng (năm 40 TL.) ; 9 cuộc kháng chiến của Khu Liên, Chu Đạt, Lương Long, Khổng Chi và Trụ thiên tướng quân (suốt thế kỷ II TL.) ; anh em bà Triệu Thị Trinh (năm 248 TL.) ; Lư Nam Đế dựng lên nhà nước độc lập Vạn Xuân (năm 544 TL.), v.v... tạo tiền đề cho sự kiến lập huy hoàng nền móng quốc gia Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lư, Trần, Lê.

Cách “sống làng nhàng” làm cho “Việt Nam không phát triển” như chị nói không đến riêng từ Phật giáo, mà c̣n đến từ bộ máy cầm quyền, từ các triều chính theo quan niệm Tống Nho, rồi hai chính quyền đến từ Tây phương, là thực dân Pháp và Cộng sản.

Đồng ư là dù muốn dù không, giới trí thức Cư sĩ Phật giáo cũng phải chịu trách nhiệm trong sự phát triển cách “sống làng nhàng” này. V́ giới Cư sĩ Phật giáo đă không sử dụng tối đa biệt nghiệp (karma của mỗi cá nhân) họ để giải vây cộng nghiệp (karma của tập thể, cộng đồng) quốc gia.

Đây là hậu quả cuộc khủng hoảng văn hóa trầm trọng của Việt Nam từ hơn ba thế kỷ. Nghĩa là từ cuộc phân tranh Trịnh Nguyễn cho đến cuộc phân tranh Quốc Cộng. Sông Gianh hay sông Bến Hải vẫn là nhát kiếm vô h́nh cắt đôi tâm thức Việt.

Hệ lụy ngày nay của người Phật tử Việt là đánh mất truyền thống “tầm sư học đạo” của hành giả đông phương. Tầm sư học đạo mang ư nghĩa mở mang trí tuệ trong cuộc truy t́m kiến thức và chân lư do tự thân chọn lựa và điều hướng. Người học cần Thầy nên đi t́m thầy giúp họ giải phóng khỏi vô minh, mê vọng. T́m Thầy nói lên tính cách chủ động chọn lựa có trí tuệ độc lập, đồng thời với ư chí cầu thị. Thầy không ngang tầm với kiến thức, với chân lư, th́ hành giả tiếp tục đi t́m thầy khác. Thế là có phê phán và biết đánh giá khách quan, mà mục tiêu nhắm khai mở kiến thức giác ngộ. Nhờ vậy không trở thành cố tín, giáo điều, bè phái, cục bộ. Người sinh viên Âu Mỹ chọn đại học ngày nay vô h́nh trung thể hiện tinh thần “tầm sư học đạo” của phương Đông ? Tôi ít thấy các sinh viên Âu Mỹ bảo vệ đến chết “ông Thầy của ḿnh” hoặc bảo vệ đến phun nước bọt rồi thượng cẳng tay hạ cẳng chân với những ai không quỳ lạy “ông Thầy của ḿnh” như người Việt Nam. Đặc biệt người Phật tử Việt Nam cuồng tín tin theo các vị Thầy của họ nên chẳng cần lư tới kiến thức hạn chế của Thầy ḿnh.

Ngày nay “tầm sư học đạo” sa sút thành “y sư chối đạo”. Người ta tin thầy hơn chân lư, hơn đạo. Cho nên gần đây có hiện tượng phân hóa, chia rẽ đến gây thành tranh chấp trong cộng đồng Phật giáo trong, ngoài nước. Ai cũng hiểu là có bàn tay lông lá của Cộng sản áp dụng thủ thuật “chia để trị”, lấy “gậy ông đập lưng ông”, rơ ra là “dùng Sư đánh Sư, dùng Phật tử nện Phật tử”. Kiểu trai c̣ mổ nhau, ngư ông cộng sản đắc lợi. Nhưng chuyện đau ḷng là họ không chịu thâm nhập Ba tạng Kinh điển cao siêu kia, khiến mắc mưu kẻ tà giáo ?

Bên trong và phía sau là bàn tay của ngoại đạo xúc xiểm, đâm bị thóc chọc bị gạo. Nhưng hiện tượng nổi, là người Phật tử tranh chấp nhau, không v́ phủ nhận giáo lư đạo Phật, phủ nhận đức Thích Ca, mà tranh chấp để bảo vệ “Ông Thầy của ḿnh”. Bởi “Thầy của ḿnh” cao cả nhất, vĩ đại nhất, thiền sư nhất, đạo sư nhất. Cái ǵ cũng “nhất” ! Do “Thầy của ḿnh” là nhất, nên giáo lư cứu khổ của đạo Phật thành thứ yếu, đức Thích Ca đứng xếp hàng sau lưng “Thầy của ḿnh”, Ba tạng kinh điển mờ mịt trước xảo ngôn, mị ngữ của “Thầy ḿnh”… C̣n quần chúng khổ đau, bị áp bức, đất nước điêu linh, thế giới lâm nạn khủng bố, sinh thái địa cầu bị uy hiếp hay khủng hoảng văn hóa không c̣n trong tầm nhắm, tầm tiên ưu của người Phật tử.

Bi kịch của giới Tăng sĩ hay Phật tử ngày nay là chối bỏ Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) để tôn thờ Nhất bảo là “ông Thầy của ḿnh”.

Người ta quên chuyện chính yếu để phục vụ cái phụ, cái thứ yếu, cái hạng hai. Dường như đây cũng là quán tính “nhất” của dân tộc ta ? Việt Nam là “nhất” trên địa cầu, bốn ngh́n năm văn hiến Việt lớn lao “nhất” cơi nhân loại, người Việt là số Một ! Nhưng khi hành xử th́ người Việt khinh thị dân ḿnh, qụy lụy ông tây bà đầm. Một thứ chủ nghĩa tân-nô-lệ của “Yes, Sir”. Đến như cái dốt họ cũng thậm xưng dưới h́nh thức tự tôn là “dốt nhất” !

Hiện tượng “y sư chối đạo” ngày nay của một số Phật tử đang đồng lơa với các thế lực gian manh, gian tà, phá đổ nền Phật giáo dân tộc. Thảm hơn, khi những ông “Thầy của họ” lại như như bất động, im lặng dung dưỡng sự thờ lạy ngẫu tưởng của tín đồ ḿnh, dù các “ông Thầy này” thuộc ḷng và ngày ngày vẫn ung dung thuyết pháp cho đồ chúng kinh bản Kālāma (5).

 

9. Lê Thị Huệ: Người ta nói 4 dân tộc cùng một nền văn hóa là Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn , th́ ba nước kia tiến hết rồi, trừ Việt Nam. Cùng một nét Khổng Học, th́ cái ǵ khác giữa VN với 3 nước kia ? Việt Nam nên rút bài học nào ?

Vơ Văn Ái : Phê b́nh chung về Khổng giáo tại Việt Nam và vài nước Á châu, tôi đă biểu thị trong sách “Nguyễn Trăi, Sinh thức và Hành động” do Nhà xuất bản Quê Mẹ ở Paris ấn hành năm 1981.

Theo tôi nghĩ, Nhật Bản không áp dụng cứng nhắc cái học hủ Nho Chu – Tŕnh thời Tống như Việt Nam, mà dựa vào Khổng học thực dụng của Vương Dương Minh. Hai yếu tố quan trọng làm cho nước Nhật tân tiến nhất Á châu và đứng ngang hàng Tây phương ngày nay. Một là yếu tố Phật giáo, hai là sự sáng suốt cầu học của giới sĩ phu, đại biểu là Minh Trị Thiên hoàng. Ông dám thoát ly tư tưởng “ao nhà” so với chính sách đà điểu, bế môn tỏa cảng của các ông vua Tàu và Tự Đức cùng thời.

Ta biết đạo Phật truyền vào Nhật thế kỷ VI Tây lịch, thấm nhuần vào một Phật tử kỳ vĩ là Thái tử Thánh Đức (Shotoku). Thái tử khai mở một Hiến chương chính trị đầu tiên tại Châu Á gồm 17 điểm dựng trên chữ Ḥa của Phật giáo. Tương tự như sau này các vua thời Lư - Trần thực hiện chữ Ḥa vào chính trị, tạo ra một quốc gia văn hiến, phồn thịnh, nhân dân hạnh phúc. Biểu lộ đặc thù ngay trong lĩnh vực h́nh sự : thường xuyên bỏ án tử h́nh và xá tội.

Trung quốc tuy theo Cộng sản như Hà Nội, nhưng do bản chất thực dụng cố hữu của người Tàu nên sớm biết phải bắt tay với “Con Cọp Giấy” Hoa Kỳ mà Mao Trạch Đông phỉ nhổ trước đó, rồi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Không như Việt Nam “Chống Mỹ mút mùa” nay đành đổi sang lạy lục cúc bái Mỹ một cách trễ tràng lại thiếu thông minh. Nhất là không biết kết liên các thành phần dân tộc làm lá chắn chiến lược tại Đông Nam Á và hội nhập vào công cuộc phát triển toàn cầu.

Sau ngày Saigon thất thủ, năm 1977 và 1978 Hoa Kỳ muốn b́nh thường hóa quan hệ không điều kiện với Hà Nội. Nhưng người Cộng sản kiêu binh đă khước từ theo chủ trương “có ba trăm lạng việc này mới xong”, ư ra điều kiện muốn thương thảo th́ Hoa Kỳ phải trả 7 tỷ Mỹ kim tái thiết Bắc Việt như Tổng thống Nixon đă hứa trong thời gian ḥa hội Paris. Cái ngu về xử thế chính trị và dốt nát về kiến thức thế giới của Hà Nội khiến Hoa Kỳ bỏ rơi[1]. Sau này lạy lục cúc bái bao năm mới thiết lập được quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ năm 1995. Việt Nam mất cơ hội kiến thiết 19 năm ! Đến nỗi những năm 80, Nguyễn Khắc Viện la trời “có nguy cơ mất nước”.

Đa số thành phần lănh đạo đảng Cộng sản Việt Nam thất học, dù chưa phải lỗi họ. Dưới thời Pháp thuộc, v́ ḷng yêu nước họ tham gia đấu tranh rất sớm khi mới qua ngưỡng cửa tiểu học hay trung học, rồi bị bắt vào tù. Kiến thức học đường ngừng lại từ đó, không phát triển thêm. Ư chí đấu tranh cao, ḷng căm thù lớn, nhưng kiến thức nông cạn, khiếm khuyết. Kịp đến khi đảm đương việc nước năm 1945, sở học khiếm khuyết chẳng khác chi anh chột trong đám người mù. Quá tự đắc nên không biết nguyên tắc cầu người hiền, cầu người tài của những ông vua thời trước để xây dựng bộ máy nhà nước theo tác phong “trắc tịch cầu hiền”. Vua chỉ ngồi nửa ghế (trắc tịch), nửa ghế kia giành chờ người tài đến ngồi. Ngày nay dưới chế độ Xă hội chủ nghĩa, lănh đạo Cộng sản chẳng những giành trọn ghế mà c̣n giành hết các dăy ghế trong rạp hát chính trị. Là người học tṛ ngoan ngoăn của Trung Cộng, nhưng các điều hay bên Trung quốc lại không biết, không học. Thử nh́n vào chính sách kinh tế và đối ngoại của Bắc Kinh hiện nay th́ rơ.

Chị ở Hoa Kỳ ắt biết thế giới thầm lặng của giới trí thức và chuyên viên tư vấn thông qua hệ thống đại học và các Sáng hội think-tank quan trọng chừng nào. Chính họ hoạch định chính sách của chính phủ Hoa Kỳ trong hai vấn đề nội chính và đối ngoại, chứ không riêng Tổng thống và các bộ trưởng. Số lượng chuyên viên tư vấn ở Hoa Kỳ có khoảng mười ngh́n người. Tại Anh chỉ là số trăm, c̣n toàn Châu Âu là số ngàn. Trong khi ấy Trung quốc lên tới số trăm ngh́n. Không phải Bộ Chính trị hay chính phủ ông Hồ Cẩm Đào hoạch định chính sách bành trướng của Trung quốc đâu, mà là một tập thể mênh mông những trí thức và chuyên viên tư vấn hoạch định. Viện Khoa học Xă hội Trung quốc ở Bắc kinh bao gồm 50 trung tâm nghiên cứu quốc sách với 260 bộ môn do 4000 nhà nghiên cứu điều hành, mà Trung quốc có hàng chục viện như thế.

Khác với các thể chế dân chủ y cứ vào trưng cầu dân ư hoặc sự góp ư của toàn dân theo chủ nghĩa dân túy. Trái lại, chủ trương độc tài đảng trị của Trung quốc đang dựa vào yếu tố trung tâm của sự hoạch định chính sách thông qua khảo cứu ở cấp chuyên viên tư vấn. Tôi gọi đây là hiện tượng Gia Cát Lượng hiện đại. Đọc Tam quốc chí ta biết Lưu Bị muốn dấy nghiệp lớn đă phải kiên nhẫn, khiêm cung tam cố thảo lư, ba lần chờ chực gặp xin Gia Cát Lượng làm quân sư. Hiện tượng Gia Cát Lượng ngày nay là hàng trăm ngh́n chuyên viên tư vấn đang giải quyết tại Trung quốc sự dằn co giữa Chủ nghĩa Xă hội lỗi thời, sai lạc, với chủ nghĩa Tư bản rừng rú. Để làm chi ?  - Để xây dựng một trật tự thế giới theo mô h́nh Trung quốc nhằm đánh đổ Hoa Kỳ, tức giấc mộng đại cường quốc xưa cũ của Hán tộc. Chúng ta sẽ chứng kiến việc này chừng 20 năm tới. Trong khi ấy Việt Nam không hề có viễn kiến thế giới. Tệ hơn, không đào tạo nổi giới trí thức và chuyên gia tư vấn trong nước, lại c̣n xài xạc, tự thị với khoảng nửa triệu chất xám Việt Nam ở hải ngoại.

Năm 1988 tôi được Bắc Kinh mời tham quan Trung quốc hai tuần lễ. Thực ra th́ họ mời tôi từ năm 1982, nhưng v́ băn khoăn, do dự nên không đáp nhận. Măi đến 1988 sau khi tham khảo một số nhân sĩ trong nước, ngoài nước và được sự đồng t́nh tôi mới nhận lời đi. Thời điểm ấy “t́nh môi hở răng lạnh” Trung Việt đang suy sụp xiểng liểng thành tranh chấp như sừng với đuôi. Hà Nội chửi bới chủ nghĩa bành trướng Đại Hán qua hằng loạt sách tố cáo chuyện cổ kim, hệt như ngày nay họ đang chửi rủa thế “lực phản động” người Việt nước ngoài, mà tôi là một tên “đầu sỏ”. C̣n phía Trung quốc th́ tiếp cận giới chống Cộng tại ba nước Đông Dương cũ theo chủ trương “kẻ thù của kẻ thù là bạn”. Thời gian thăm viếng có tính cách tuyên truyền phô trương một Trung quốc đang trên đà cải tiến.

Qua Trung quốc tôi lấy làm lạ đi đến đâu, gặp ai, họ đều mời xem bữa ăn của gia đ́nh, chỉ vào nồi cơm và mấy đĩa thịt cá. Ở Nam Ninh, mấy giáo sư dẫn tôi qua cầu chỉ xuống ḍng nước nói rằng thời Cách mạng văn hóa nhiều giáo sư, sinh viên đă bị vứt xuống đây. Họ cũng bảo thưở ấy đói lắm, chỉ ăn cháo qua ngày, họa hoằn một hai lần trong tháng mới ăn cơm. Không thịt. Rồi than rằng thế mà thời ấy Trung quốc viện trợ gạo cho Việt Nam đánh giặc đấy, ai ngờ ngày nay…

Thăm thành phố Nam Ninh dựng từ thời Bắc Tống tôi động ḷng nhớ các dăy phố Hà Nội và nghĩ rằng Lư Thường Kiệt đă đến đây viết văn “lộ bố” ở Châu Khâm, Châu Ung. Tôi xin đi thăm mộ cụ Nguyễn Thiện Thuật, một trong hai mươi chủ tướng phong trào Cần Vương thuộc cánh quân Băi Sậy. Việc khó khăn, v́ tài liệu của sử gia Trần Huy Liệu viết sai địa điểm ở phía Tây. Tốn công mới t́m ra mộ nằm ở phía Đông bắc thành phố nhờ một giáo sư ở Viện Dân tộc học Quảng Tây. Lạ thật, Nam Ninh là hậu cứ của ông Hồ và cán bộ cao cấp Hà Nội nườm nượp sang bồi dưỡng. Thế mà chả ai ngó ngàng ngôi mộ vị anh hùng. Kiếm chẳng đâu ra một thẻ hương, tôi phủ phục trên đất lạy cụ ba lạy trước sự ngạc nhiên của các cán bộ hướng dẫn. Về Paris viết trên Quê Mẹ tôi ngậm ngùi tả cảnh tiêu điều của ngôi mộ trên sườn đồi nằm chung với mươi ngôi mả đẹt, may c̣n bia đá khắc ḍng chữ “Việt Nam Cách mạng cố Tướng quân Nguyễn Công Thiện Thuật chi mộ”. Rồi nêu câu hỏi các nhà lănh đạo Hà Nội làm cách mạng cho ai ? Vài tháng sau tôi nghe tin ông Hoàng Văn Hoan viết thư xin Trung quốc xây lại mộ cho cụ.

 

Mộ cụ Nguyễn Thiện Thuật tại Nam Ninh, một trong hai mươi chủ tướng thuộc Phong trào Cần Vương, xem thêm loạt bài viết về chuyến viếng thăm Trung quốc “Đă tới Trường thành” của Thi Vũ trên Gió-O

Nhờ chuyến đi tôi có dịp tọa đàm với giới nghiên cứu, giáo sư ở Viện nghiên cứu Đông Dương đại học Nam Ninh, đại học Quảng Châu và đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh. Tôi có phần ngạc nhiên khi thấy tạp chí Quê Mẹ tại các thư viện Đại học nằm bên cạnh sách báo của Hà Nội. Qua các cuộc trao đổi với một số giáo sư, sinh viên, tôi cảm nhận không khí bùng nổ tất yếu khó tránh khỏi, mà chúng ta chứng kiến sự biến Thiên An Môn vào tháng sáu 1989. Chuyến đi này cho tôi thấy sự động năo của giới trí thức Tàu như một đối lực trước chủ trương co kín của đảng Cộng sản, mà sau này theo dơi tôi phát hiện bước tiến theo như tŕnh bày lúc năy. Những đặc khu kinh tế mà tôi chứng kiến hay thăm ḍ trong chuyến đi cho thấy tính thực dụng của người Tàu trong việc tiếp cận nền kinh tế thị trường. Khác với kiểu kinh tế nhập nhằng “định hướng XHCN” của Hà Nội.

Kể từ năm 2007 ta thấy rơ Trung quốc đang xuất cảng mô thức Đặc khu kinh tế sang Phi châu. Họ đă hay đang thực hiện tại Zambia, Mauritania và Tanzania. Một số nước Nam Mỹ cũng đang học đ̣i mô thức phát triển Trung quốc. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) th́ đang có 3000 dự án Trung quốc phát triển tại 120 quốc gia. Chưa ai quên giai thoại Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) thương thuyết nhiều năm với chính quyền Angola về một hiệp ước chống tham nhũng th́ mới cho vay lăi nhẹ. Thế nhưng vài giờ trước khi kư kết (năm 2004) Angola tuyên bố chẳng cần tiền của Qũy Tiền tệ Quốc tế nữa, v́ Trung quốc vừa cho vay 2 tỉ Mỹ kim với chế độ ưu đăi.

Tư tưởng quyền lực nhuyễn (Soft power) là phát kiến của nhà khoa học chính trị Mỹ Joseph Nye năm 1990, đang được Bắc kinh áp dụng triệt để hơn tại các nước Âu Mỹ. Mặt khác giới trí thức Tàu kể cả những người bảo thủ trong đảng Cộng sản cũng đang quy mô nghiên cứu lại tư tưởng cổ đại Trung quốc.

Khắp nơi, Trung quốc đang rao hàng “chính sách ḥa b́nh” của họ, và đă thiết lập Tổ chức “Hợp tác Thượng Hải” nhằm đánh bật Hoa Kỳ ra khỏi các cộng đồng Châu Á. Ảnh hưởng Trung quốc ngay tại LHQ không phải nhỏ, mà chúng ta thấy rơ sau cuộc chiến Iraq, qua việc xúi giục các nước Phi châu cản ngăn Nhật bản vào ngồi ghế Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo An, hay đẩy các quốc gia Hồi giáo làm suy yếu và biến tướng vai tṛ nhân quyền thực hữu của Hội đồng Nhân quyền LHQ thay thế Ủy hội Nhân quyền LHQ trước kia. Tất cả đó nhằm suy yếu ảnh hưởng Hoa Kỳ tại diễn đàn quốc tế này. Tại Đại hội đồng LHQ phiếu bầu cho Hoa Kỳ tụt từ 50,6% năm 1995 xuống 23,6% năm 2006. Về  nhân quyền tại LHQ, Trung quốc tăng vọt từ 43% lên 82%, trong khi Hoa Kỳ từ 53% tụt xuống 22% !

Hẳn nhiên chế độ độc tôn độc đảng tại Trung quốc chóng chầy sẽ sụp đổ. Nhưng hiện tại Bắc Kinh vận dụng tất cả mọi phương tiện tinh vi cổ kim để kéo dài mạng sống và chận đứng sự nổi loạn của quần chúng.

Đem chủ nghĩa Duy vật vô thần và phi tôn giáo xích hóa nước Tàu từ năm 1949, nhưng nay tiên kiến bước đi của lịch sử cùng tiềm năng châu Á, nên ngày 16.4.2006 Bắc kinh tổ chức “Đại hội Phật giáo Thế giới” mời 36 nước đến tham dự.

Từ thập niên 90, Trung quốc đă có trào lưu phục hồi Nho giáo do giới học giả nghiên cứu Quốc học đề xướng. Rút bài học từ sự kiện thập niên 90 Cộng sản quốc tế sụp đổ, mẫu quốc Liên xô tan vỡ, khoảng trống ư thức hằn sâu tại các quốc gia theo Cộng gây thành cuộc khủng hoảng ư thức hệ không tiền khoáng hậu. Một số trong giới trí thức Trung quốc nhận định không thể phủ nhận nội dung chính của hiện đại hóa và toàn cầu hóa đang do văn minh phương Tây lănh đạo. Với tâm thức nước lớn, Trung quốc tự biết không thể khư khư tŕnh làng ư thức hệ lỗi thời Mác – Lê – Mao nữa. Họ quay về cầu cứu Quốc học, đem ông Khổng Tử ra chào hàng. Hiện đang có trào lưu đ̣i đem Tứ thư, Ngũ kinh vào dạy ở các bậc tiểu học và trung học tại Hoa lục. Đối ngoại th́ Bắc Kinh đă bỏ hang tỉ bạc mở 100 Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới dạy chữ Hán và văn hóa cổ Trung quốc cho người nước ngoài. Minh thị cho trào lưu này là hiện tượng Vu Đan xẩy ra hồi tháng 10.2006. Bà Vu Đan, 41 tuổi, giáo sư Triết tại Đại học Sư phạm Bắc kinh lên Đài Truyền h́nh Trung ương thuyết giảng 7 buổi về đề tài “Thu hoạch đọc sách Luận Ngữ” thu hút hàng triệu người nghe nh́n. Sau in thành sách đợt đầu bán một triệu cuốn, vài tháng sau tái bản bán 3 triệu cuốn. Một kỷ lục trong ngành xuất bản sách, mà lại là cổ thư bị Mao đốt bỏ mấy mươi năm trước.

Trong khi ấy phục hồi quốc học ở Việt Nam là ǵ ? – Đưa một tay hành động như Hồ Chí Minh lên thành nhà “tư tưởng” (sic), cho ra vài cuốn viết về Khổng học sơ sài, không phát kiến. C̣n Phật giáo là nền tảng từ cổ đại, trung đại đến hiện đại trên mặt tư tưởng và hành động th́ bị đàn áp không nương tay. Ngoại trừ thứ Phật giáo công cụ do đảng nặn ra làm b́nh phong. C̣n lại chỉ thấy toàn những ngh́n luợt lễ hội đánh trống khua chuông, ăn mặt áo măo cải lương, hát bộ, nói là của thời “Hùng vương”, “Nguyễn Huệ” cốt thu hút khách du lịch làm tiền ! Đua đ̣i cái mă ḷe loẹt bên ngoài nhưng nội dung và thực chất vắng bóng. Mới đây, tôi đọc trên Gió O bài trả lời của nhà văn Cộng sản Nguyên Ngọc công tâm nói về văn hóa Việt. Tôi xin trích vài lời của ông Nguyên Ngọc :

“Nỗi lo lớn bây giờ là dù kinh tế có đang khá lên, nhưng văn hóa đă không khá theo, thậm chí c̣n sa sút. Đang có hiện tượng cả xă hội lao đi làm kinh tế, nhưng kể cả trong tầng lớp "khá giả" nhất của xă hội cũng rất ít người quan tâm đến văn hóa, quan tâm tới cách ứng xử có văn hóa. Văn hóa trọc phú đang tràn ngập trong xă hội. (…) Đặc trưng của chùa miền Bắc là sự thâm u, trầm tư, yên tĩnh. Kể cả những ngôi chùa nằm giữa phố, bước vào chùa là một không gian khác hẳn, khiến con người ta lắng lại. Nhưng giờ th́ đâu đâu cũng thi đua trùng tu, mở rộng chùa. (…) H́nh thái kiến trúc đă "hỏng", cách ứng xử trong các không gian tôn nghiêm ấy cũng có quá nhiều chuyện đáng buồn. Đă có lần tôi cùng nhạc sĩ Dương Thụ đến chùa Tháp Bút, thấy t́nh trạng "hát kinh" có nhạc đệm, giống như trong nhà thờ. Cách tụng kinh Phật chậm răi, nhấn nhá ê, a không có chút ǵ giống với nhạc đệm nhà thờ ở phương Tây cả. Tết năm ngoái tôi lên chùa Phật Tích, đi từ ngoài vào tới sân trong toàn thấy mùi... mực nướng !”.

Trường hợp Đại Hàn cũng như Nhật Bản là hai quốc gia dân chủ. Chúng ta có thể thẩm kết mà không sợ sai lạc, là các quốc gia theo thể chế dân chủ, tự do mới có hoàn cảnh phát triển. Các nước độc tài toàn trị, quân phiệt, phát xít, th́ thiểu số lănh đạo trở thành triệu phú bên cạnh khối đại đa dân chúng ngày càng bần hàn, thất học. Ví dụ quá rơ khi ta so sánh một dân tộc Triều Tiên, mà Nam Hàn dân chủ phát triển mù trời, Bắc Hàn theo Cộng sản dân chúng đói meo.

Người Việt phục vụ giỏi khi đứng lẻ, khi gánh vác việc người khác. Các công sở Âu Mỹ thường khen sự chăm chỉ, giỏi dang, cần cù của người Việt. Nhưng giữa chúng ta với nhau th́ lại khắc khẩu, khắc ư, đưa tới xỉ vả nhau kinh niên. Những ai c̣n lưu tâm đến sinh mệnh con cháu Vua Hùng, cần tập làm việc chung giữa hai người, ba người, rồi bốn người lên tới cộng đồng…

Sử gia nổi danh Arnold Toynbee, người Anh, tiên liệu thiên niên kỷ thứ ba sẽ là thiên kỷ của Á châu hay Phi châu. Âu châu đang đi xuống v́ tranh chấp nội bộ, mất viễn tượng thế giới sau giai kỳ đế quốc xâm lược. Nh́n vào hiện cảnh phát triển của Nhật bản, Trung quốc và Ấn Độ, chúng ta có cơ sở để tin rằng Á châu sẽ là điểm phát xuất cho một thời kỳ lịch sử mới. Bởi vậy muốn thoát khỏi vị trí địa chính bất lợi như Việt Nam từ hai ngh́n năm qua, người Việt cần chuẩn bị nhanh và khôn kế hoạch phát triển chiến lược Châu Á cho một trăm năm tới trên các lĩnh vực xă hội, văn hóa, giáo dục, nhân văn, kinh tế, khoa học. Đó là nói trên phạm vi tại thế. C̣n vấn đề trọng thiết hơn cả : một chân đạp đầu núi, một chân đạp hải triều, chúng ta hiện thế ra sao trước cuộc sụp đổ của hai nền triết lư Tây phương của Platon và của Mác-Lênin ?  Người Việt phải gặp nhau trên đỉnh đầu nhân loại !

Chị hỏi Việt Nam nên rút bài học nào để phát triển ?

Câu trả lời dứt khoát là vứt hệ thống nhà nước và ư thức hệ Cộng sản vào hố rác, như thế giới đă vứt chủ nghĩa Cộng sản vào hố rác lịch sử đầu thập niên 90. Trời đă cho Lénine, Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh 73 năm thí nghiệm Cộng sản như một giải pháp phát triển dân sinh (1917 – 1990). Nhưng 73 năm ấy các ông chỉ làm hai động tác vô sản hóa dân nghèo và thảm sát giới trí thức. Thế th́ đeo đuổi làm chi sự hủ bại lăo suy ?


(c̣n tiếp 4 kỳ nữa)

(kỳ tới: Phật Giáo đấu tranh, Thích Đôn Hậu, Văn Hóa Việt và đề tài Nhân Quyền, trí thức Tây Phương của Aldré Malraux, Herman Hess, Karl Jasper, Jean-François Revel…)  

 

phụ chú:

1 Tam thiên đại thiên thế giới (chữ Phạn Tri-sāhasra-mahā-sāhasra-loka-dhātu) là ba ngh́n thế giới đại thiên, vũ trụ quan của người Ấn Độ xưa. Lấy núi Tu Di làm trung tâm, bao quanh có 4 đại châu, 9 dăy núi và 8 lớp biển bao bọc gọi là một Tiểu thế giới. 1000 Tiểu thế giới h́nh thành một Tiểu thiên thế giới. 1000 Tiểu thiên thế giới thành một Trung thiên thế giới. 1000 Trung thiên thế giới họp thành một Đại thiên thế giới. Vậy Tam thiên đại thiên thế giới (Tiểu thiên thế giới + Trung thiên thế giới + Đại thiên thế giới) gồm ngh́n trăm ức thế giới, chứ không phải nói chung chung là vô số vô biên thế giới. Theo kinh điển Phật giáo, Tam thiên thế giới là lĩnh vực hóa độ do một đức Phật giáo hóa.

2 Công án, nghĩa đen là án lệ do quan lại phán quyết. Trong thiền học gọi chung sự kiện khi dùng một chữ, một câu nói cho người học đạo tham cứu gọi là “thoại đầu”.  Ví dụ hỏi “Con chó có tính Phật không ?” Trả lời : “Không !”. Đối thoại như thế gọi là một tắc Công án. Xưa nay có khoảng năm trăm Công án thường dùng trong số gần hai ngh́n công án. Công án không thể đem luận lư mà giải thích, v́ tinh thần Thiền siêu việt nói năng, ngôn ngữ, suy tư. Dùng cái Phi luận lư tính để khơi dậy trực giác tiềm ẩn trong vô thức giúp người học đạo thể chứng chân tính.

Nội dung Công án làm công cụ cho sự ngộ Thiền, làm phương pháp khảo nghiệm, làm vật tin cho sự ấn chứng và tiêu điểm giác ngộ. Công án là đối tượng để suy xét, trích từ lời nói và việc làm của các bậc cao tăng làm kim chỉ nam cho người tu thiền. Các sách Công án quan trọng gồm có Bích Nham lục, Vô môn quan, Chính pháp nhăn tạng, Cảnh đức truyền đăng lục, v.v…

3 Tam bảo là ba bảo vật của đạo Phật gồm : Tự tính bản lai không nhiễm ô, không c̣n vô minh, là Phật bảo; Tự tính b́nh đẳng, không sai khác nhưng biến hiện ra tất cả các pháp thế gian và xuất thế gian, là Pháp bảo; Tự tính có diệu dụng vô lượng vô biên, mang khả lực hằng hà sa công đức, thực hiện vô số Phật sự, là Tăng bảo. Phật tử là người quay về và nương dựa (quy y) với Tam bảo, tức tự tính bản lai. Chữ pháp thế gian và xuất thế gian nói đây không có nghĩa sai lạc như nhiều người lầm tưởng là nhập thếxuất thế. Pháp thế gian là hiểu rơ nhân quả, nghiệp báo. Pháp xuất thế gian là tu đạo giải thoát (từ bi, hỷ xả, cứu chúng sinh, giác ngộ thành Phật).

4 Ngũ minh (Pañca vidyā-sthānāni) là 5 môn học gồm Thanh minh (môn học ngôn ngữ, văn chương), Công xảo minh (môn học công nghệ, kỹ thuật, lịch toán), Y phương minh (môn học y dược), Nhân minh (môn học về lư luận), và Nội minh (môn học về tông chỉ, giáo lư của phái ḿnh).

5 Sự tự do tư tưởng của Phật giáo bộc lộ qua câu chuyện này. Một hôm đức Phật đến thị trấn Kesaputta thuộc Vương quốc Kosala, Ấn Độ, dân trong thành được gọi là người Kālāmas đến gặp Phật và hỏi ngài rằng : “Bạch đức Thế tôn, có nhiều ẩn sĩ và Bà La Môn đến viếng Kesaputta. Họ giảng giải và đề cao lư thuyết của họ, đồng thời lên án, bài xích lư thuyết của những người khác. Bạch Thế tôn, phần chúng con, chúng con hoang mang, hoài nghi, không biết vị nào trong các nhà ẩn sĩ và Bà Là Môn nói sự thật, vị nào nói sai quấy ? Đức Phật liền đáp :

-“Hỡi những người Kālāmas, các người hoài nghi và hoang mang là phải, v́ các vấn đề này rất đáng hoài nghi. Hỡi những người Kālāmas, đừng để những lời thuật lại, những lời đồn hay những lời truyền thống lôi cuốn ta. Đừng để những uy quyền của kinh điển, những lư luận suông, các điều xét đoán bề ngoài, các điều thích thú với những quan niệm vơ đoán, những ǵ có vẻ đáng tin, hay những ư nghĩ “đây là Thầy ta”, dẫn dắc ta. Nhưng hỡi những người Kālāmas, khi nào các người tự biết ḿnh rằng những ǵ đó là ác, sai, xấu, th́ hăy vứt bỏ chúng. Và khi các người tự ḿnh biết rằng những ǵ đó là thiện, là tốt th́ hăy chấp nhận và theo chúng”.

6 Xem thêm “Hồi ức và suy nghĩ” của ông Trần Quang Cơ, Thứ trưởng ngoại giao Hà Nội, tr. 16-17 : “Với tư cách là Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ Bộ Ngoại giao, trực tiếp tham gia phái đoàn đàm phán về b́nh thường hóa quan hệ với Mỹ ở Pa-ri năm 1977 rồi ở Nữu Ước năm 1978, tôi thật sự đau xót v́ ta đă bỏ lỡ mất cơ hội củng cố thế đứng của Việt Nam trong ḥa b́nh để tập trung phát triển đất nước sau bao năm chiến tranh, lỡ cơ hội san bằng khoảng cách với các nước cùng khu vực. Trong tập hồi kư của ḿnh “From Third world to First”, Lư Quang Diệu đă nhận xét :”Năm 1975 thành phố Hồ Chí Minh có thể sánh ngang với Băng-cốc. Nhưng nay (năm 1992) nó tụt lại đằng sau tới hơn 20  năm”. Việc ta từ chối lời đề nghị “b́nh thường hóa quan hệ không điều kiện” của Mỹ, làm cao trước việc ASEAN ngỏ ư muốn Việt Nam tham gia tổ chức khu vực này, theo tôi, đă đưa lại những hệ quả vô cùng tai hại cho nhân dân và đất nước ta. Liệu Trung quốc có dám tiếp tay cho bọn diệt chủng Polpot khiêu khích ta và có dám đánh ta năm 1979 nếu như Việt Nam sau Chiến thắng 1975 có một chiến lược “thêm bạn – bớt thù”  thực sự cầu thị hơn ? Việc b́nh thường hóa với Mỹ và việc gia nhập khối ASEAN măi ngót 20 năm sau (1995) ta mới thực hiện được một cách khá chật vật. (…) Việc ta bỏ lỡ cơ hội b́nh thường hóa quan hệ với Mỹ lúc này đă khiến Việt Nam gần như đơn độc trước một Trung quốc đầy tham vọng”.

 

đọc thêm về Thi Vũ Vơ Văn Ái  tại 2 địa chỉ:

http://www.gio-o.com/ThiVu.html

http://www.queme.net

 

© gio-o.com 2009