CHƯƠNG VI

 

 

T̀NH TRẠNG PHÁP LƯ CỦA CÁC ĐỊA H̀NH

 

TẠI BIỂN NAM TRUNG HOA

 

(CÁC LUẬN ĐIỂM ĐỆ TR̀NH TỪ SỐ 3 ĐẾN SỐ 7)

 

kỳ 2

 

(kỳ 1- bấm vào đây)

 

Lời Người Dịch:

       Chương VI dưới đây dài hơn 140 trang, chiếm gần 1/3 Phán Quyết, nói về T́nh Trạng Pháp Lư Của Các Địa H́nh Tại Biển Đông.  Để người đọc tiện tham khảo, người dịch có đặt Ngữ Vựng Tên Gọi Các Địa H́nh này trong nguyên bản Phán Quyết nơi trên cùng của bản dịch.  Phần tên gọi bằng tiếng Việt do người dịch bổ túc.

 

***

 

NGỮ VỰNG CÁC ĐỊA DANH

 

ĐƯỢC ĐỀ CẬP ĐẾN TRONG PHÁN QUYẾT NÀY

 

Để dễ tham khảo, và không có thành kiến đối với các sự tuyên nhận của bất kỳ Quốc Gia nào, Phiên Ṭa sử dụng trong suốt Phán Quyết này tên gọi bằng Anh ngữ thông dụng cho các cấu h́nh địa dư (địa h́nh: geographic features) sau đây, các sự phiên dịch sang tiếng Phi đến từ Cơ Quan Thông Tin Tài Nguyên và Vẽ Bản Đồ Phi Luật Tân (Philippine Mapping and Resource Information Agency), tập Philippine Coast Pilot (ấn bản lần thứ 6, 1995) (Annex 230) và Các Luận Điểm Đệ Tŕnh của Phi Luật Tân, và các sự phiên dịch sang tiếng Hoa đến từ Ban Bảo Đảm Hải Hành, Bộ Tổng Hành Dinh Hải Quân Trung Quốc (Navigation Guarantee Department, Chinese Navy Headquarters, tập China Sailing Directions: South China Sea (A103) (2011) (Annex 232(bis)).  Như được thảo luận nơi đoạn 482 bên dưới, tên gọi của một địa h́nh như bank: đống, cồn [cát], cay: băi, dải, đảo tí hon, island: đảo, reef: rạn san hô, hay shoal: băi cạn không liên quan ǵ đến sự xác định của Phiên Ṭa về t́nh trạng pháp lư của các địa h́nh đó theo Công Ước.   

.

Anh ngữ                            Hoa ngữ                    Tiếng Phi               Tiếng Việt

Amboyna Cay                   Anbo Shazhou            Kalantiyaw Cay          An Bang

安波沙洲

 

Cuarteron Reef                Huayang Jiao              Calderon Reef             Châu Viên

华阳礁

 

Fiery Cross Reef               Yongshu Jiao              Kagitingan Reef          Chữ Thập

永暑礁

 

Flat Island                         Feixin Dao                  Patag Island                B́nh Nguyên

费信岛

 

Gaven Reefs                      Nanxun Jiao                Burgos Reefs         Gaven

南薰礁

 

Hughes Reef                      Dongmen Jiao             Chigua Reef                Tư Nghĩa

东门礁                        Phi xem hai rạn

                                                                   McKennan và

                                                                   Hughes là một địa

                                                                   H́nh duy nhất                   

 

Itu Aba Island                   Taiping Dao                Ligaw Island               Ba B́nh

太平岛

 

Johnson Reef                    Chigua Jiao                 Mabini Reef                Gạc Ma

赤瓜礁

 

Lankiam Cay                    Yangxin Shazhou        Panata Island              Băi An Nhơn

杨信沙洲

 

Loaita Island                     Nanyue Dao                Kota Island                 Loại Ta

南钥岛

 

Macclesfield Bank            Zhongsha Qundao      Macclesfield Bank

中沙群岛

 

McKennan Reef               Ximen Jiao                  Chigua Reef                Đá Ken Nan

西门礁

 

Mischief Reef                    Meiji Jiao                     Panganiban Reef         Đá Vành Khăn

美济礁

 

Namyit Island                   Hongxiu Dao              Binago Island              Nam Yết

鸿庥岛

 

Nanshan Island                 Mahuan Dao               Lawak Island              Vĩnh Viễn

马欢岛

 

North-East Cay                Beizi Dao                    Parola Island               Song Tử Đông

北子岛

 

Reed Bank                        Liyue Tan                    Recto Bank

礼乐滩

 

Sand Cay                           Dunqian Shazhou        Bailan Cay                  Sơn Ca

敦谦沙洲

 

Scarborough Shoal           Huangyan Dao            Panatag Shoal hay

黄岩岛                        Bajo de Masinloc

 

Second Thomas Shoal      Ren’ai Jiao                  Ayungin Shoal            Băi Cỏ Mây

仁爱礁

 

Sin Cowe Island                Jinghong Dao              Rurok Island               Sinh Tồn

景宏岛

 

South China Sea               Nan Hai                       West Philippine Sea    Biển Đông

南海

 

South-West Cay                Nanzi Dao                   Pugad Island               Song Tử Tây

南子岛

 

Spratly Island                   Nanwei Dao                Lagos Island               Đảo Trường Sa

南威岛

 

Spratly Island Group       Nansha Qndao            Kalayaan Island          Quần Đảo  

haySpratlys                        南沙群岛                    Group hay              Trường Sa

                                                                               Kalayaan Islands

 

Subi Reef                           Zhubi Jiao                   Zamora Reef               Subi

渚碧礁

 

Swallow Reef                    Danwan Jiao               Celerio Reef                Đá Hoa Lau

弹丸礁

 

Thitu Island                      Zhongye Dao              Pagasa Island              Thị Tứ

中业岛

 

West York Island             Xiyue Dao                   Likas Island                Dừa (Bến Lạc)

西月岛

 

***

(tiếp theo Kỳ 1, Chương VI)

 

5.     Các Sự Cứu Xét Của Phiên Ṭa

 

(a)   Sự Giải Thích Điều 13 và Khảo Hướng Của Phiên Ṭa Đối Với Các Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 4 và 6

 

303. Định nghĩa và các đặc tính của các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp được tŕnh bày nơi Điều 13 của Công Ước, quy định như sau:

 

Điều 13

Các Cao Điểm Lúc Thủy Triều Xuống Thấp

1.      Một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp là một khu vực đất đai được cấu tạo một cách tự nhiên, bao quanh bởi và ở trên mặt nước lúc thủy triều xuống thấp nhưng bị ch́m ngập dưới nước lúc thủy triều dâng cao.  Khi một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp tọa lạc toàn thể hay một phần ở một khoảng cách không vượt quá bề rộng của lănh hải tính từ đất liền hay một ḥn đảo, mực nước xuống thấp tại cao điểm đó có thể được dùng làm đường cơ sở để đo bề rộng của lănh hải.

 

2.      Khi một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp nằm ở một khoảng cách vượt quá bề rộng của lănh hải từ đất liền hay một ḥn đảo, nó không có lănh hải của riêng nó.

 

304. Định nghĩa này thực thi song hành với định nghĩa về một ḥn đảo nơi Điều 121(1) của Công Ước, quy định rằng “một đảo là một khu vực đất được cấu tạo một cách tự nhiên, bao quanh bởi nước, ở trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao.” Điều khoản kể sau sẽ được thảo luận chi tiết sau này trong sự liên hệ với Các Luận Điểm Đệ Tŕnh Số 3, 5, và 7 của Phi Luật Tân (xem các đoạn 473 đến 553 bên dưới).

 

i.                    Các Khu Vực Cấu Tạo Tự Nhiên và Sự Cải Tạo Của Con Người Các Rạn San Hô

 

305. Liên quan đến các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp, một vài điểm cần phải được tuân hành từ cặp đôi dịnh nghĩa này.  Thứ nhất, sự bao gồm từ ngữ “được cấu tạo một cách tự nhiên: naturally formed” trong định nghĩa của cả một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp lẫn một đảo cho thấy rằng t́nh trạng pháp lư của một địa h́nh sẽ được lượng định trên căn bản t́nh trạng tự nhiên của nó.  Về mặt luật học, sự sửa đổi của con người không thể thay đổi đáy biển thành một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp hay một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp thành một ḥn đảo.  Một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp sẽ vẫn là một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp theo Công Ước, bất kể quy mô của ḥn đảo hay sự thiết trí cơ sở được xây dựng trên đỉnh (nóc) của nó.

 

306. Điều này nêu lên các sự cứu xét đặc biệt trong vụ kiện này.  Nhiều địa h́nh trong các địa h́nh tại Biển Nam Trung Hoa đă phải chịu sự sửa đổi đáng kể của con người thành các đảo lớn với các cơ sở thiết trí và các phi đạo đă được xây dựng bên trên đỉnh của các rạn san hô.  Trong một số trường hợp, nhiều phần sẽ không c̣n thể nhận biết một cách trực tiếp t́nh trạng nguyên thủy của địa h́nh, khi các đường nét cao thấp (trắc diện đồ) của nền san hô đă hoàn toàn bị chôn vùi bởi hàng triệu tấn đất bồi lấp và bê-tông.  Trong các t́nh huống như thế, Phiên Ṭa xét thấy rằng Công Ước đ̣i hỏi rằng t́nh trạng pháp lư của một địa h́nh được chứng nhận theo căn bản t́nh trạng ban sơ, tự nhiên của nó, trước khi có sự khởi đầu của sự thay đổi đáng kể của con người.  Do đó Phiên Ṭa sẽ đạt tới quyết định của ḿnh dựa trên căn bản bằng chứng cung ứng tốt nhất về t́nh trạng trước đây của những địa điểm giờ đây là các rạn san hô đă bị sửa đổi một cách lớn lao.

 

ii.                  T́nh Trạng Pháp Lư và Các Sự Hưởng Quyền Của Các Cao Điểm Lúc Thủy Triều Xuống Thấp

 

307. Các Luận Điểm Đệ Tŕnh của Phi Luật Tân yêu cầu Phiên Ṭa tuyên phán rằng các địa h́nh đó có tư cách các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp theo Điều 13 th́ không được hưởng các khu biển và không có thể được chiếm hữu (appropriation) hay chiếm đóng (occupation).  Các Luận Điểm Đệ Tŕnh này chính v́ thế nêu lên câu hỏi về t́nh trạng pháp lư và sự hưởng quyền của các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp.

 

308. Điều 13(2) nói rằng, ngoại trừ khi một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp nằm bên trong phạm vi chiều rộng của một lănh hải được phát sinh từ một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao hay đất liền, nó không phát sinh ra lănh hải của chính nó.  Điều 13(2) không nói một cách công nhiên rằng một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp không được hưởng quyền có một khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa.  Tuy thế, Phiên Ṭa xét thấy sự hạn chế này nhất thiết được ám chỉ trong Công Ước.  Nó tự động theo sau sự thi hành các Điều 57 và 76, về việc đo chiều bề rộng của khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa từ đường cơ sở của lănh hải.  Bởi chính sự kiện này (ipso facto), nếu một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp không được hưởng quyền có một lănh hải, nó không hưởng quyền để có một khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa.  Cùng sự hạn chế đi theo sự mặc nhiên từ Điều 121(3), quy định rằng ngay một số địa h́nh lúc thủy triều dâng cao nào đó được xem là đá th́ không hội đủ điều kiện để phát sinh ra một khu kinh tế độc quyền hay thềm lục địa.

 

309. Liên quan đến t́nh trạng pháp lư của các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp, Phiên Ṭa xét thấy bất kể sự sử dụng từ ngữ “đất: land” trong sự mô tả địa chất của một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp, các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp như thế không tạo thành một bộ phận của lănh thổ của một Quốc Gia theo nghĩa pháp lư.  Đúng hơn, chúng tạo thành một phần của khối đất bị ch́m ngập dưới nước của Quốc Gia và thuộc các thể chế pháp lư dành cho lănh hải hay thềm lục địa, tùy trường hợp xảy ra.  Do đó, và khác biệt với lănh thổ, Phiên Ṭa tán đồng quan điểm rằng “các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp không thể bị chiếm hữu, cho dù “một Quốc Gia duyên hải có chủ quyền trên các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp tọa lạc trong phạm vi lănh hải của nó, bởi nó có chủ quyền trên chính lănh hải.” 287

 

iii.                Các Dữ Liệu Theo Chiều Dọc và Ư Nghĩa của “Thủy Triều Dâng Cao” trong các Điều 13 và 121 

 

310. Một sự cứu xét nữa được đặt ra bởi sự sử dụng thuật ngữ “lúc thủy triều dâng cao: high tide” trong định nghĩa cho cả một cao diểm lúc thủy triều xuống thấp lẫn một ḥn đảo.  “Thủy triều dâng cao” không phải là một từ ngữ kỹ thuật và có tiềm năng phải chịu một số sự giải thích kỹ thuật khác nhau, tương ứng với các sự đo lường và các mực nước khác nhau.  Các dữ liệu thông thường cho việc đo lường mặt nước dâng cao bao gồm Mực Nước Dâng Cao Trung B́nh: Mean High Water (chiều cao trung b́nh của tất cả mực nước dâng cao ở một địa điểm trong một thời khoảng 19 năm).  Mực Nước Dâng Cao Trung B́nh Hơn Nữa: Mean Higher High Tide (chiều cao trung b́nh của các mực nước dâng cao hơn nữa tại một địa điểm trong một thời khoảng 19 năm) và của Thủy Triều Phụt Lên Lúc Mực Nước Dâng Cao Trung B́nh: Mean High Water Springs) (chiều cao trung b́nh của các mực nước dâng cao của các thủy triều phụt lên). 288 Tổ Chức Thủy Văn Quốc Tế: International Hydrographic Organization (viết tắt là “IHO”) khuyến cáo rằng một dữ liệu mức nước dâng cao được sử dụng làm dữ liệu tham chiếu cho các chiều cao được miêu tả trong các hải đồ đi biển, nhưng không đưa ra khuyến cáo nào giữa các khả tính. 289 Tổ Chức IHO đặc biệt khuyến cáo rằng Thủy Triều Thiên Văn Cao Nhất: Highest Astronomic Tide (mực thủy triều cao nhất có thể được tiên đoán sẽ xảy ra dưới các t́nh trạng khí tượng trung b́nh và dưới bất kỳ sự kết hợp nào của các t́nh trạng thiên văn) sẽ được sử dụng làm cứ liệu cho các khoảng trống theo chiều dọc (vertical clearances) (có nghĩa, các chiếc cầu), nhưng chỉ dùng cho mục đích này. 290

 

311. Phiên Ṭa thấy không điều nào trong Công Ước và không quy tắc nào của thông luật quốc tế chỉ thị rằng t́nh trạng pháp lư của các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp và các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao/các đảo sẽ được xác định dựa trên bất kỳ cứ liệu mực nước dâng cao riêng biệt nào.  Do đó, Phiên Ṭa xét thấy Các Quốc Gia được tự do theo Công Ước để tuyên nhận một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao hay đảo trên căn bản của bất kỳ cứ liệu mực nước dâng cao nào tương ứng một cách hợp lư với ư nghĩa thông thường của từ ngữ “thủy triều dâng cao” trong các Điều 13 và 121.  Một cách thông thường, đây cũng sẽ là cứ liệu chiều cao cho các hải đồ hải hành được ấn hành bởi Quốc Gia đó, bên trên các ḥn đá sẽ được mô tả là không bị bao phủ lúc thủy triều lên cao.

 

312. Trong vụ kiện này, t́nh trạng bị làm phức tạp bởi sự kiện rằng các địa h́nh thảo luận được tuyên nhận bởi nhiều Quốc Gia và có thể hay không có thể nằm trong phạm vi khu kinh tế độc quyền và thềm lục địa của nước này hay nước kia.  Phiên Ṭa đă chất vấn Phi Luật Tân về vấn đề khoảng trống theo chiều dọc ở một vài thời điểm trong khi tố tụng, và Phi Luật Tân đă trả lời như sau:

Không có điều kiện theo Công Ước đặt ra đối với bất kỳ các hải đồ đi biển riêng biệt nào để xác định t́nh trạng pháp lư của một địa h́nh, và trong bất kỳ trường hợp nào, trong vụ kiện này, mọi hải đồ đi biển đều đi theo cùng hướng.  Và chúng tôi đă nói rơ rằng Phi Luật Tân không có ǵ phản đối Phiên Ṭa về việc dựa vào các hải đồ đi biển Trung Quốc mà chúng tôi đă tham chiếu đến trong các văn bản biện hộ của chúng tôi. 291

       Tuy nhiên, sự khai triển của Phi Luật Tân về câu trả lời này rơ ràng được nhắm vào cứ liệu mực nước xuống thấp trong nhiều hải đồ khác nhau, 292 trên đó các độ sâu và các đường cơ sở sẽ được đo lường, trong khi sự xác định t́nh trạng pháp lư của một địa h́nh sẽ nhất thiết được đo lường dựa trên một cứ liệu mực nước dâng cao (high-water datum).

 

313. Cứ liệu chiều cao trong các hải đồ đi biển hiện đại xuất tŕnh bởi Phi Luật Tân là Mực Nước Dâng Cao Trung B́nh (Mean High Water). 293 Ngược lại, cứ liệu chiều cao trong các hải đồ đi biển Trung Quốc hiện đại là Cứ Liệu [Khoảng Trống] Theo Chiều Dọc Quốc Gia năm 1985 (1985 National Vertical Datum) của Trung Quốc tương ứng với Mực Nước Biển Trung B́nh (Mean Sea Level) tại Biển Hoàng Hải (Yellow Sea) như được quan sát tại Qingdao (Thanh Đảo). 294 Mực nước (hay mặt) biển trung b́nh không phải là một cứ liệu mực nước dâng cao, và do đó, điều này không trợ giúp vào việc xác định cứ liệu thích hợp cho “thủy triều dâng cao” theo chủ đích của các Điều 13 và 121.  Tuy nhiên, sự chú giải kư hiệu biểu trưng trong việc vẽ bản đồ của Trung Quốc cho thấy rằng các hải đồ đi biển Trung Quốc sẽ mô tả một ḥn đá hay đảo tí hon như một vị trí không bao trùm nếu nó vượt quá mức độ của Các Thủy Triều Phụt Nước Khi Dâng Cao Trung B́nh (Mean High Water Springs). 295  Một vài hải đồ đi biển của Trung Quốc trong hồ sơ trước Phiên Ṭa cũng bao gồm thông tin về thủy triều và sự tham chiếu “thủy triều lúc dâng cao” là Mực Nước Lúc Dâng Cao Hơn Nữa Trung B́nh (Mean Higher High Water). 296 Phiên Ṭa xét thấy hoặc Mực Nước Dâng Cao Hơn Nữa Trung B́nh hay Các Thủy Triều Phụt Nước Dâng Cao Trung B́nh sẽ là một số đo xấp xỉ (approximation) thích hợp của “thủy triều dâng cao” nếu được xác định theo căn bản của các hải đồ đi biển Trung Quốc.   Phiên Ṭa cũng nhận biết một số sự phát biểu nào đó trong hồ sơ trước ṭa có nghĩa căn bản rằng thể chế thủy triều tại Biển Nam Trung Hoa th́ phức tạp và không thể tiên đoán được.  Phiên Ṭa sẽ nói đến đề tài này nơi Tiết Mục kế tiếp (xem các đoạn từ 314 đến 319 dưới đây).  Tuy nhiên, sau hết, tầm hạn của thủy triều (tidal ranges) tại Biển Nam Trung Hoa th́ tương đối nhỏ và sự lựa chọn một cứ liệu khoảng trống theo chiều dọc sẽ, trong phần lớn trường hợp, không tạo ra sự khác biệt về t́nh trạng pháp lư của một địa h́nh.  Phiên Ṭa cần cứu xét vấn đề này sâu hơn chỉ khi nào có vẻ rằng một địa h́nh cao xấp xỉ mực nước dâng cao đến độ t́nh trạng pháp lư của nó sẽ khác đi do ở cứ liệu được sử dụng.

 

iv.                Các Khuôn Mẫu và Tầm Thủy Triều Phụt Nước tại Quần Đảo Spratly

 

314. Các thủy triều tại Biển Nam Trung Hoa c̣n nêu lên một câu hỏi nữa: là, liệu Phiên Ṭa có đủ thông tin để hiểu biết một cách xác thực các khuôn mẫu thủy triều tại Biển Nam Trung Hoa và ảnh hưởng của chúng trên các địa h́nh khác nhau được tranh luận trong vụ tố tụng.  Phiên Ṭa ghi nhận rằng Hải Quân Hoàng Gia [Anh Quốc] đă thực hiện các sự đo lường thủy triều tại Đảo Spratly (Spratly Island) trong năm 1864 và tại Rạn San Hô North Danger Reef trong năm 1926, 298 trong cả hai trường hợp, với một loạt các sự quan sát trực tiếp rơ ràng khá lâu, đủ để bao gồm hai tuần lễ trong chu kỳ mặt trăng.  Các tầm hạn thủy triều 299 từ các sự quan sát này được báo cáo trong tập chỉ dẫn lái tàu 300 và xuất hiện trong hải đồ đi biển trung thực về Đảo Spratly năm 1864 301 và trong hải đồ trung thực (fair chart) năm 1926 về Rạn San Hô North Danger Reef. 302 Chúng cho thấy một tầm hạn thủy triều phụt nước là 5 ¼ bộ Anh (feet) (1 mét 6) tại Đảo Spratly và một tầm nằm giữa Mực Nước Dâng Cao Hơn Nữa và Mực Nước Xuống Thấp Hơn Nữa là 3 bộ Anh (feet) (0.91 mét). 303 Các hải đồ đi biển Hạm Đội Hải Quân Hoàng Gia được phát hành cho đến 1966 304 cũng chỉ cho thấy tầm thủy triều cho Rạn San Hô North Danger Reef với một tầm nằm giữa Mực Nước Dâng Cao Hơn Nữa và Mực Nước Xuống Thấp Hơn Nữa là 2.7 bộ Anh (feet) (0.82 mét) và tầm cho các thủy triều phụt nước là 4.6 bộ Anh (feet) (1 mét 40).

 

315. Các hải đồ đi biển Trung Quốc trong hồ sơ cũng ghi chép các tầm thủy triều, được đo tại Rạn San Hô Gaven Reefs, Hughes Reef, Fiery Cross Reef, Cuarteron Reef và Subi Reef.  Các vị trí này đều tương ứng với các cơ sở thiết trí hiện thời của Trung Quốc, khiến nghĩ rằng các kết quả được dựa trên các sự quan sát bằng mắt thường của con người (in person) trong một thời khoảng và có thể xem là đáng tin cậy.  Dữ liệu thủy triều Trung Quốc này cho thấy các tầm thủy triều trung b́nh th́ khá nhất quán đối với khắp địa h́nh khác nhau tại Biển Nam Trung Hoa, mặc dù một số sự khác biệt trong các khoảng cách thủy triều có hiển hiện.  Dữ liệu thủy triều Trung Quốc cũng cung cấp chi tiết nhiều hơn về ảnh hưởng của các sự thay đổi trong độ nghiêng [hay độ chếch] của mặt trăng và cho thấy một tầm nằm giữa Mực Nước Dâng Cao Hơn Nữa và Mực Nưởc Xuống Thấp Hơn Nữa là 0.5 mét (1.64 bộ Anh) với độ nghiêng mặt trăng tối thiểu, gia tăng tới 1 mét 2 (3.94 bộ Anh) ở độ nghiêng tối đa.  Các dữ liệu thủy triều trong các hải đồ đi biển thời tiền thế chiến của Nhật Bản về Rạn San Hô North Danger Reef và Cồn Cát Tizard Bank cũng được cung ứng, 305 cho thấy một tầm thủy triều tối đa nằm giữa Mực Nước Dâng Cao Hơn Nữa và Mực Nước Xuống Thấp Hơn Nữa là 1 mét 6 tại Rạn San Hô North Danger Reef và 1 mét 8 tại đảo Itu Aba.

 

316. Phiên Ṭa ghi nhận rằng các dữ liệu của Anh Quốc và Trung Quốc về các tầm thủy triều th́ nhất quán một cách rơ rệt, và rằng tầm của Anh Quốc giữa Mực Nước Dâng Cao Hơn Nữa và Mực Nước Xuống Thấp Hơn Nữa là 0.82 mét gần cân đối với số trung b́nh 0.85 mét của các sự tính toán Trung Quốc cao hơn và thấp hơn.  Nh́n chung, Phiên Ṭa thấy an tâm với sự kết luận rằng tầm trung b́nh giữa Mức Nước Dâng Cao Hơn Nữa và Mực Nước Xuống Thấp Hơn Nữa cho các thủy triều tại Quần Đảo Spratly xấp xỉ khoảng 0.85 mét, tăng lên tới 1 mét 2 trong một số thời kỳ nào đó trong năm.  Các tầm hơn cao hơn một chút cho thấy từ các sự khảo sát của Nhật Bản có thể là một khảo sát ṿng ngoài (outlier) và có thể được xem như một giới hạn ṿng ngoài trên tầm thủy triều ước định.  Đây không phải là những tầm thủy triều lớn một cách đặc biệt, và các sự khác biệt giữa các cứ liệu mặt nước dâng cao khả dĩ khác biệt th́ nhỏ bé, một cách tương ứng.

 

317. Phiên Ṭa ghi nhận sự phát biểu trong Báo Cáo Schofield rằng “việc xác định các mực thủy triều nhiều phần sẽ có tính chất thử thách về mặt kỹ thuật trong khung cảnh thể chế thủy triều phức tạp của Biển Nam Trung Hoa vốn có thể biến đổi trong không gian và thời gian và là điều không phải đề tài của các cuộc khảo sát thủy văn chi tiết trong thời gian gần đây.” 306 Về khía cạnh này, Phiên Ṭa xét thấy rằng bất kỳ sự phức tạp nào về thủy triều có liên can đến Biển Nam Trung Hoa nói chung, các khu vực duyên hải nói riêng, nhưng không nhất thiết đặt ra một vấn đề đối với Quần Đảo Spratly.  Phiên Ṭa ghi nhận rằng các thể chế thủy triều sẽ phức tạp và biến đổi hơn nhiều tại các khu vực nước nông gần bờ của các khối đất liền to lớn, hay trong các vũng hay eo biển, so với các khu vực nước sâu, mở ngỏ hay chung quanh các rạn san hô biệt lập.  Tính khả dĩ biến đổi trong các khuôn mẫu thủy triều dọc theo các bờ biển của Biển Nam Trung Hoa không cho thấy tính thay đổi tương tự tại khu vực trung tâm của Quần Đảo Spratly.  Phiên Ṭa, được trợ lực bởi nhà thủy văn học chuyên viên của ṭa, cũng nhắc lại rằng ṭa có trước mặt ḿnh một khối lượng đáng kể thông tin về sự quan sát lịch sử các tầm thủy triều tại Quần Đảo Spratly th́ nhất quán một cách rơ rệt và kể cả các sự quan sát thủy triều gần đây từ các hải đồ đi biển Trung Quốc hiện đại, th́ nhất quán với các tầm thủy triều đă được báo cáo trong lịch sử.

 

318. Phiên Ṭa chính v́ thế xét rằng ḿnh có đủ bằng chứng để ước lượng một cách chặt chẽ tầm thủy triều trung b́nh tại các địa h́nh thuộc Quần Đảo Spratly.  Phiên Ṭa cũng ghi nhận rằng Hải Quân Hoàng Gia Vương Quốc Thống Nhất [Anh Quốc], Hải Quân Nhật Bản, và Hải Quân Trung Quốc đều rơ ràng có một sự hiểu biết thấu đáo về các thủy triều tại Quần Đảo Spratly đến nỗi các sự quan sát trực tiếp trên các địa h́nh từ các nguồn tài liệu như thế có thể được giả định đă được đặt trên một sự hiểu biết chính xác về các t́nh trạng thủy triều vào lúc các sự quan sát được thực hiện.  Điều này đặc biệt xác thực trong trường hợp của các sự quan sát trực tiếp được thực hiện trong diễn tiến của một cuộc khảo sát, khi các viên chức trong nội vụ có hiện diện tại khu vực trong nhiều ngày hay nhiều tuần một lần.  Nhắc lại sự cảnh báo đối với quyết định của ḿnh về thẩm quyền tài phán của Ṭa đối với Các Luận Điểm Số 4 và số 6, Phiên Ṭa không xét thấy rằng “các sự cứu xét thực tiễn cho sự lựa chọn cứ liệu khoảng trống theo chiều dọc và mô h́nh thủy triều trên đó t́nh trạng pháp lư của các địa h́nh sẽ được lượng định” 307 đặt ra một rào cản cho sự thẩm định t́nh trạng pháp lư của các địa h́nh được xác định trong Các Luận Điểm Đệ Tŕnh của Phi Luật Tân.

 

319. Cùng lúc, mặc dù Phiên Ṭa cảm thấy an tâm rằng ḿnh có một sự hiểu biết đầy đủ về tầm (range) thủy triều trung b́nh tại Quần Đảo Spratly và rằng điều này sẽ đủ cho việc giải thích các hải đồ đi biển hay các dữ liệu khảo sát, Phiên Ṭa không lấy làm tin tưởng rằng có thể thiết lập được một cách chính xác khuôn mẫu (pattern)thời biểu (timing) của các thủy triều tại Quần Đảo Spratly.  Phiên Ṭa ghi nhận rằng các dữ liệu thủy triều Trung Quốc chỉ cho thấy sự biến đổi lớn hơn trong các khoảng cách thủy triều lên xuống tại khắp các địa h́nh khác nhau, so với sự biến đổi về các tầm.  Phiên Ṭa chính v́ thế không tin rằng có thể tiên đoán với sự chắc chắn đầy đủ t́nh trạng thủy triều chính xác tại một địa h́nh cá biệt ở bất kỳ thời điểm chính xác nào.  Kết luận này sẽ có các hàm ư cho các quan điểm của Phiên Ṭa (được thảo luận bên dưới) về sự hữu dụng của ảnh chụp bằng vệ tinh.

 

(b) Bằng Chứng Về T́nh Trạng Của Các Địa H́nh Như Là Ở Trên/ (hay) Dưới Mặt Nước Lúc Thủy Triều Dâng Cao  

 

320. Trước khi hướng đến sự thẩm tra các địa h́nh cá biệt, Phiên Ṭa xét thấy thích hợp để nói đến một số vấn đề liên can bằng chứng cung ứng về t́nh trạng pháp lư của các địa h́nh.

 

321. Như một vấn đề tổng quát, sự xác định chính xác nhất của việc liệu một địa h́nh cá biệt có hay không ở trên mặt nước vào lúc thủy triều dâng cao sẽ được dựa trên một sự kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm tiềm năng có các sự quan sát tự thân con người, trải qua một thời khoảng kéo dài xuyên suốt một chuỗi khí tượng và các t́nh trạng thủy triều.  Tuy nhiên, sự quan sát trực tiếp như thế, thường sẽ không thực tiễn đối với các địa h́nh xa xôi hay, trọng vụ kiện này, không thể có được khi các sự sửa đổi của con người đă che lấp trạng thái nguyên thủy của một địa h́nh hay khi các sự cứu xét chính trị hạn chế sự quan sát tự thân con người.  Phiên Ṭa xét thấy quan trọng rằng sự vắng bóng của thông tin đầy đủ không được phép ngăn cản các sự kết luận có thể được rút ra một cách hợp lư trên căn bản của bằng chứng khác.  Cùng lúc, các giới hạn cố hữu trong các h́nh thức khác của bằng chứng phải được nh́n nhận.

 

i.                    Ảnh Chụp Bằng Vệ Tinh

 

322. Trong nỗ lực khắc phục sự thiếu vắng sự quan sát trực tiếp, gần đây, về các địa h́nh đang được bàn luận, Phi Luật Tân đă đặt sự tin cậy lớn lao vào việc cảm ứng từ xa xuyên qua ảnh chụp bằng vệ tinh.  Phiên Ṭa đồng ư tổng quát rằng ảnh chụp bằng vệ tinh có thể là một công cụ rất hữu dụng, nhưng không thể chấp nhận mức độ chứng thực hay quyết đoán mà Phi Luật Tân sẽ dành cho ảnh chụp như thế.  Thí dụ, Phi Luật Tân đă dựa trên một sự phân tích quang phổ của ảnh chụp nhận được từ các vệ tinh Landset 4, 5, 7, và 8. 308 Theo Phi Luật Tân, một sự so sánh các h́nh ảnh như thế sẽ xác định rằng liệu có bất kỳ phần nào của một rạn san hô là ở trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao, bởi khả năng của các chiều dài làn sóng khác nhau của ánh sáng xuyên thấu nước biển khác nhau (xem đoạn 293 bên trên). 309 Tuy nhiên, Landset 4 và 5 là những vệ tinh với một độ phân giải 30 mét trên đất liền, có nghĩa mỗi pixel [phần tử nhỏ nhất của một h́nh ảnh có thể được rửa h́nh một cách cá biệt trong một hệ thống tŕnh chiếu h́nh ảnh, chú của người dịch] của h́nh ảnh tương đương với một h́nh vuông trên mặt đất với mỗi cạnh dài 30 mét. 310 Landset 7 và 8 bao gồm một dải toàn sắc (panchromatic) (đen và trắng) với một độ phân giải trên mặt đất là 15 mét, nhưng mặt khác cũng có cùng độ phân giải trên mặt đất là 30 mét cho các dải quang phổ giống như các vệ tinh Landset 4 và 5 sớm hơn.  Trong diễn tiến cuộc điều trần, Phiên Ṭa đă yêu cầu chuyên viên Phi Luật Tân làm sáng tỏ rằng liệu ảnh chụp được phân tích có bao gồm sự sử dụng dải toàn sắc (cảm ứng với tất cả các chiều dài làn sóng của ánh sáng có thể thấy được và chính v́ thế, màu đen và trắng sẽ xuất hiện), điều sẽ đại diện cho một phương pháp được sử dụng thông thường được gọi là pansharpening: pha trộn độ phân giải [tiến tŕnh trộn lẫn dải toàn sắc có độ phân giải cao với h́nh chụp có độ phân giải thấp thành một h́nh màu có độ phân giải cao duy nhất, [chú của ND], trong đó một h́nh ảnh toàn sắc có độ phân giải cao hơn được sử dụng để làm tăng độ phân giải của một h́nh màu hay không.  Chuyên viên của Phi Luật Tân cho hay rằng điều này đă không được thực hiện.  Tuy nhiên, bất luận việc này có hay không, độ phân giải tối đa có thể được thu nhận từ ảnh chụp bằng vệ tinh được sử dụng cho mục đích này là 15 mét.  Các đá nhỏ hay các tảng san hô trên một nền rạn san hô có thể có bề rộng 1 mét hay ít hơn và vẫn có thể vươn lên trên mặt nước lúc thủy triều lên cao.  Độ phân giải của ảnh chụp bằng vệ tinh được sử dụng ở đây th́ không đủ để xác định sự hiện diện hay vắng mặt của các địa h́nh như thế.

 

323. Báo cáo của chuyên viên của Phi Luật Tân cũng có sử dụng ảnh chụp với độ phân giải cao hơn từ nhóm các vệ tinh Worldview, với một độ phân giải trên mặt đất là 0.46 mét (toàn sắc). 311 Tuy nhiên, ảnh chụp này được sử dụng cho các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao và không phải cho sự phân tích quang phổ để phát hiện sự phủ trùm các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp ở mực nước cao.  Ảnh chụp như thế có thể hữu dụng, nhưng như đối với bất kỳ ảnh chụp bằng vệ tinh nào, cũng sẽ phải chịu đựng sự khó khăn rằng thời điểm chụp h́nh nói chung sẽ không ăn khớp với thủy triều dâng cao hay xuống thấp.  Các t́nh trạng thủy triều chính xác ưu thắng vào lúc h́nh ảnh được chụp chỉ có thể được ước lượng, trừ khi được xác nhận bởi các sự quan sát trên mặt đất trùng hợp với thời điểm các h́nh ảnh được chụp.

 

324. Sự phân tích cung cấp bởi Phi Luật Tân từ Công Ty EOMAP cũng phải gánh chịu các giới hạn cố hữu về sự chính xác của khoảng trống theo chiều dọc do sự nhờ cậy nhất thiết vào thông tin thủy triều được tiên đoán, cũng như bởi các sự giả định được đưa ra trong sự phân tích quang phổ.  Như một vấn đề sơ khởi, tài liệu của EOMAP không cung cấp sự giải thích về tính chính xác theo chiều dọc của việc sản xuất h́nh ảnh của chúng.  Như một vấn đề tổng quát, Phiên Ṭa hiểu rằng phép đo độ sâu của biển thu nhận được từ vệ tinh Landsat của loại này liên can đến một sai số căn bản (base error) ít nhất ± nửa mét và một sai số lớn hơn ± 25 phần trăm độ sâu của nước biển.  Đối với các vệ tinh WorldView, sai số lớn hơn được biết thấp hơn, ± 10 phần trăm dộ sâu của nước biển.  Một khó khăn nữa với các tài liệu của EOMAP được đặt ra bởi t́nh trạng thủy triều.  Cứ liệu thủy triều sử dụng bởi EOMAP để xác định các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao là Thủy Triều Thiên Văn Cao Nhất (Highest Astronomical Highest), vốn thường được dùng để xác định các khoảng trống thông thoáng cho các tàu thuyền từ các chiếc cầu và các cấu trúc trên đầu và không phải cho sự phân loại các địa h́nh.  Ngoài ra, EOMAP đă không (và không thể) tŕnh bày h́nh ảnh của các địa h́nh thực sự được chụp trong các trạng thái thủy triều được mô tả.  Đúng hơn, EOMAP đă sử dụng ảnh được chụp ở một thời điểm và đă ngoại suy các kết quả cho các trạng thái thủy triều khác trên căn bản một mô h́nh của các trạng thái thủy triều vào lúc h́nh ảnh được chụp.  Sự chính xác trong sự tŕnh bày của EOMAP về bất kỳ t́nh trạng thủy triều cá biệt nào chính v́ thế hoàn toàn tùy thuộc vào mô h́nh của EOMAP về t́nh trạng thủy triều trên địa h́nh ở thời khắc chính xác mà hinh ảnh được chụp.  Làm sao để có được sự tính toán nền tảng này lại không được giải thích nơi đâu đối với Phiên Ṭa.  Phiên Ṭa chấp nhận rằng có thể hữu lư để tiên đoán tầm tối đa tổng quát của các thủy triều trong một khu vực trên căn bản các sự quan sát quá khứ, cũng như khoảng cách thông thường giữa các thủy triều dâng cao và thấp xuống.  Tầm thủy triều trong ngày đặc biệt mà các h́nh ảnh vệ tinh được chụp, tuy thế, nhất thiết sẽ bị ảnh hưởng bởi các t́nh huống thiên văn, sẽ làm tăng thêm một độ sai số khác nữa vào sự tính toán.

 

325. Một khó khăn cuối cùng với sự sử dụng h́nh anh của EOMAP để xác định t́nh trạng của các địa h́nh được giải tŕnh bởi sự phân tích của EOMAP về Các Rạn San Hô Thitu Reefs, được cung cấp bởi Phi Luật Tân theo sau Cuộc Điều Trần Về Nội Dung.  Theo tin tức cung cấp, ảnh được chụp vào lúc thủy triều trên Các Rạn San Hồ Thitu Reefs là “71 cm dưới Mực Nước Dâng Cao Trung B́nh”. 312 Một vài khu vực của Các Rạn San Hô Thitu Reefs được phô bày vào lúc đó, nhưng ảnh của EOMAP không chụp bắt thông tin trắc địa (topographic) ở trên mặt nước, và các khu vực này chỉ xuất hiện đơn giản như các đốm trắng.  Không thể biết liệu các khu vực này chỉ được phô bày và nhiều phần bị phủ trùm, hay vượt lên cao trên mặt nưởc lúc h́nh ảnh được chụp.  Thay vào đó, các khu vực liên quan nhiều nhất với sự xếp loại địa h́nh lại bị bác bỏ như “kư hiệu dữ liệu: data flags” từ tiến tŕnh, một cách sau cùng, nhắm vào các t́nh trạng đo độ sâu của biển, hơn là đến các địa h́nh nổi trên bề mặt.

 

326. Như Phi Luật Tân đă ghi nhận một cách đúng đắn, ảnh chụp bằng vệ tinh hữu ích nhất khi được dùng trong sự liên kết với bằng chứng khác, 313 và Phiên Ṭa xét thấy rằng h́nh ảnh chụp bằng vệ tinh có thể có khả năng bác bỏ sự hiện hữu của các băi (cay) cát lớn hay các địa h́nh nơi khu vực được bàn thảo rơ ràng bị che phủ bởi nước biển xuyên qua một chuỗi các h́nh ảnh.  Ngoài ra, các kết luận đi xa hơn nhiều bởi Phi Luật Tân về sự (phi)-hiện hữu của các băi cát hay đá nhỏ có thể được xác định bằng h́nh ảnh nh́n nổi (stereoscopic) có độ phân giải rất cao, được chụp vào lúc hay gần lúc có thủy triều dâng cao, với các sự quan sát bằng mắt thường của con người về các t́nh huống của thủy triều ghi nhận ở một vị trí lân cận.  Tuy nhiên, không có thông tin như thế, Phiên Ṭa không tin rằng đa số các kết luận mà ḿnh được yêu cầu đạt tới liên can đến t́nh trạng pháp lư của các địa h́nh khi ở trên hay dưới mặt nước lúc thủy triều dâng cao có thể được rút ra trên căn bản bằng chứng vệ tinh không thôi.

 

ii.                  Khảo Sát Hải Hành và Các Chỉ Dẫn Lái Tàu Đi Biển

 

327. Với sự bất khả dĩ của sự quan sát trực tiếp, đương thời, và các giới hạn về những ǵ có thể đạt được với việc cảm nhận từ xa, Phiên Ṭa xét thấy rằng bằng chứng thuyết phục hơn liên can đến t́nh trạng pháp lư của các địa h́nh tại Biển Nam Trung Hoa sẽ được t́m thấy trong các hải đồ hải hành, các hồ sơ của các cuộc khảo sát, và các chỉ dẫn lái tàu đi biển.  Mỗi một nguồn trong các nguồn tài liệu này, Phiên Ṭa ghi nhận, đại diện cho một sự ghi chép sự quan sát trực tiếp các địa h́nh ở một thời điểm trong quá khứ.  Các ḥn đá và các tảng san hô bị bào ṃn (coral boulders) được gắn chặt vào nền của một rạn san hô có một độ bền vững của sự vĩnh viễn, và có thể được ước định một cách hữu lư sẽ nhiều phần không bị thay đổi, ngay dù qua nhiều thế kỷ.  Các sự quan sát trực tiếp xưa hơn chính v́ thế tự bản thân (per se) không phải kém giá trị, với điều kiện rằng chúng rơ ràng về nội dung và được thu nhận từ một nguồn tài liệu đáng tin cậy.  Các địa h́nh phù du (ephemeral) hơn chẳng hạn như các băi cát nhỏ đặt ra một sự thách đố lớn hơn, nhưng cũng có thể nhất quán với thời gian và thường sẽ biến đổi h́nh thể tại cùng vị trí nếu bị phân tán bởi một trận băo.

 

328. Phi Luật Tân có xuất tŕnh một số lượng đáng kể bằng chứng hải đồ, cũng như các trích đoạn từ một số lượng lớn lao các chỉ dẫn lái tàu và dẫn đường khác nhau và nhấn mạnh rằng các kết luận của nó không được rút ra từ bất kỳ nguồn tài liệu duy nhất nào, mà từ sự xác nhận của bằng chứng phù hợp qua nhiều nguồn tài liệu. 314 Phiên Ṭa sẽ nói đến bằng chứng nào một cách chi tiết trong khung cảnh của các địa h́nh cá biệt, nhưng xét thấy cần có một vài sự nhận xét sơ bộ.

 

329. Như một vấn đề sơ khởi, Phiên Ṭa xét thấy quan trọng hơn để đặt tiêu điểm vào thời điểm của các sự khảo sát, hơn là vào sự ấn hành các hải đồ.  Đă có nhiều hải đồ hải hành của Biển Nam Trung Hoa được ấn hành, nhưng các địa h́nh của nó chỉ được khảo sát trong ít trường hợp.  Các chi tiết của các sự khảo sát này được tŕnh bày một cách rơ ràng trong vài ấn phẩm trong hồ sơ đệ tŕnh trước Phiên Ṭa. 315 Tóm tắt, công tŕnh khảo sát đầu tiên hướng sự chú ư lâu dài trên các địa h́nh tại Biển Nam Trung Hoa được tiến hành bởi Hải Quân Hoàng Gia Anh Quốc trong thời khoảng từ 1862 đến 1868.  Sau đó, cả Hải Quân Hoàng Gia lẫn Hải Quân Đế Quốc Nhật Bản đă tham gia một cách mạnh mẽ vào việc khảo sát Quần Đảo Spratly trong các thập niên 1920 và 1930, mặc dù phần lớn thông tin này đă chỉ trở nên công khai rất lâu sau khi kết thúc Thế Chiến Thứ Nh́.  Các hải quân Pháp và Hoa Kỳ cũng tham gia vào công việc khảo sát trong thập niên 1930, mặc dù ở một mức độ ít hơn.  Gần đây hơn, Các Quốc Gia duyên hải bao quanh Biển Nam Trung Hoa có tiến hành công việc khảo sát của riêng chúng, nói chung tại các khu vực kề cận sát hơn với bờ biển của chúng.

 

330. Tuy nhiên, đa số các hải đồ hải hành của Biển Nam Trung Hoa được công bố bởi Các Quốc Gia khác nhau, ít nhiều đều sao chép lại của nhau.  Thường tin tức được kết hợp hay sao chép hoàn toàn từ các hải đồ hiện hữu của nước khác mà không có sự quy chiếu công khai.  Khi một chuỗi các nguồn tài liệu có thể được thiết lập, ngay các hải đồ rất gần đây thường sẽ truy tầm đa số các dữ liệu của chúng từ các cuộc khảo sát của Anh Quốc hay Nhật Bản từ thập niên 1860 hay 1930.  Trong thực tế, một hải đồ công bố gần đây bao gồm ít hay không có tin tức mới về một địa h́nh cá biệt.  Nhiều hải đồ mô tả một địa h́nh theo cùng một cách, do đó, không nhất thiết mang lại sự xác nhận độc lập rằng sự mô tả này phù hợp với thực tế.  Hay sự khác biệt giữa các hải đồ với các tỷ lệ xích khác nhau cũng không nhất thiết được xem là quan trọng.  Chỉ có ít hải đồ hải hành trong hồ sơ có tỷ lệ to lớn, mô tả một số trong các địa h́nh được nói đến bởi Phi Luật Tân có tỷ lệ 1:150,000 hay nhỏ hơn.  Sự nghèo nàn của việc vẽ hải đồ với tỷ lệ lớn phản ảnh sự xa xôi của nhiều rạn san hô, số lượng hạn chế của công việc khảo sát chi tiết trong khu vực, và sự thiếu sót nhu cầu cần các bản đồ chi tiết hơn, ngoại trừ cho mục đích quân sự.  Phiên Ṭa đă xác định một số bằng chứng liên quan trong các hải đồ hải hành với tỷ lệ lên tới 1:250,000.  Tuy nhiên, vượt quá mức độ này, Phiên Ṭa không thấy rằng các hải đồ có tỷ lệ nhỏ ở mức 1:500,000 hay 1:1,000,000 mang lại bằng chứng có ư nghĩa cho sự vắng mặt của các địa h́nh tí hon lúc thủy triều dâng cao vượt lên trên một rạn san hô bị bao phủ.  Đây đặc biệt là trường hợp về các hải đồ gần đây, khi xuất hiện chiều hướng mô tả ít thông tin liên can đến các địa h́nh trên một nền san hô bởi sự hải hành bằng vệ tinh làm suy giảm nhu cầu của sự định hướng bằng thị giác.

 

331. Chiếu theo các giới hạn trong bằng chứng từ hải đồ trước ḿnh, Phiên Ṭa đă chất vấn Phi Luật Tân về việc liệu nó đă có t́m kiếm các hải đồ trung thực nguyên thủy của các cuộc khảo sát được thực hiện trên các địa h́nh thuộc Quần Đảo Spratly hay không.  Phi Luật Tân cho hay rằng nó xét thấy sự mô tả nhất quán các địa h́nh trong các hải đồ được ấn hành là đầy đủ. 316 Phiên Ṭa không đồng ư và xét thấy rằng, trong bất kỳ sự xác định nhạy cảm nào, điều sẽ rất thường hữu ích để viện dẫn đến các dử liệu khảo sát nguyên thủy, được soạn thảo bởi các cá nhân có kinh nghiệm và sự hiểu biết trực tiếp về khu vực được bàn luận.  Phiên Ṭa ghi nhận các ư kiến b́nh luận của Ṭa Công Lư Quốc Tế trên giá trị chứng minh của các sự khảo sát lịch sử trong vụ án Nicaragua kiện Columbia, 317 nhưng tin chúng phải được hiểu trong khung cảnh của vụ kiện đó.  Công Ước dành hiệu lực quan trọng cho các hải đồ hải hành được ấn hành, và Điều 5 dự liệu việc Các Quốc Gia sử dụng mực nước xuống thấp trong các hải đồ tỷ lệ lớn làm đường cơ sở cho lănh hải.  Tuy nhiên, điều khoản này dự liệu một t́nh trạng trong đó một Quốc Gia đang xuất tŕnh tin tức liên can đến bờ biển của chính nó ở các khu vực có thể được ước định được khảo sát kỹ lưỡng và lập hải đồ kỹ lưỡng bởi Quốc Gia đó.  Các sự cứu xét một phán lệnh hoàn toàn khác biệt nảy sinh khi, như ở đây, một sự xác định dính líu đến t́nh trạng pháp lư của các địa h́nh xa xôi, phải chịu các sự đ̣i hỏi từ Các Quốc Gia cạnh tranh nhau, vốn chỉ được khảo sát cặn kẽ một cách không thường xuyên.  Sự tái duyệt các hải đồ có thể sửa chữa các sự sai lầm hay đưa ra thông tin mới, nhưng sự ấn hành nhất thiết liên can đến một tiến tŕnh tuyển chọn và trung ḥa có thể loại bỏ thông tin thích đáng cá biệt.  Do đó, Phiên Ṭa đă t́m kiếm một cách độc lập các tài liệu thu lượm được từ các cuộc khảo sát của Anh Quốc và Nhật Bản và đă cung cấp chúng cho Các Bên Tụng Phương để cho ư kiến.  Nhiều kết luận của Phiên Ṭa trong Tiết này được rút ra từ tài liệu này.

 

332. Sau cùng, Phiên Ṭa ghi nhận rằng các chỉ dẫn lái tàu đi biển có thể mang lại một nguồn thay thế của các sự quan sát trực tiếp đầu tiên về các địa h́nh được bàn luận.  Sự ghi chép cho thấy rằng các sự mô tả các rạn san hô trong các ấn bản đầu tiên của tập Chỉ Dẫn Biển Trung Hoa (China Sea Directory) của Anh Quốc được soạn thảo trên chiếc tàu HMS Rifleman trong diễn tiến thực hiện cuộc khảo sát. 318 Các cuộc khảo sát sau này của Anh Quốc trong các thập niên 1920 và 1930 cũng chuyển lại các sự mô tả tu chỉnh hay bổ túc cho sự kết hợp trực tiếp vào các chỉ dẫn lái tàu. 319 Ấn bản cho một hoa tiêu dẫn đường theo sau các hoạt động khảo sát chính v́ thế có thể được đọc như một sự tường thuật nguyên thủy về khu vực và các địa h́nh nhiều hơn là một tài liệu kỹ thuật đơn thuần.  Tuy nhiên, trái với cách thức của Anh Quốc, các chỉ dẫn lái tàu của các Quốc Gia khác rơ ràng được tiếp nhận chính yếu từ văn bản của Anh Quốc, ngoại trừ các chỉ dẫn lái tàu đi biển của Hoa Kỳ, vốn rơ ràng được dựa trên thông tin của Nhật Bản, và các chỉ dẫn lái tàu của Trung Hoa, rơ ràng có bao gồm thông tin độc lập.  Đối với các hải đồ hải hành được ấn hành, việc hải hành bằng vệ tinh cũng khiến cho các ấn bản gần đây hơn của các tập hoa tiêu dẫn đường trở nên ít có tinh chất mô tả các địa h́nh trên các rạn san hô và một cách tương ứng, ít hữu dụng hơn đối với sự xác định cá biệt được xuất tŕnh trước Phiên Ṭa.

 

(c)  T́nh Trạng Pháp Lư Của Các Địa H́nh Cá Biệt Tại Biển Nam Trung Hoa

 

i.                    Băi Cạn Scarborough Shoal

 

333. Băi Cạn Scarborough Shoal được khảo sát chi tiết bởi tàu HMS Swallow trong năm 1866 và tàu HMS Herald năm 1932.  Các họa đồ trung thực (fair plans) của hai cuộc khảo sát cho thấy khoảng từ năm đến bảy băi đá được đánh dấu một cách rơ ràng nằm trong khoảng từ một đến ba bộ Anh (feet) cao hơn mực nước dâng cao.  Cùng các tảng đá được mô tả trong một số hải đồ hải hành được ấn hành xuất tŕnh trước Phiên Ṭa 320 và được xác nhận trong mọi tập chỉ dẫn lái tàu liên quan, 321 kể cả tập Chỉ Dẫn Lái Tàu Của Trung Quốc: Biển Nam Trung Hoa (China Sailing Directions: South China Sea) được ấn hành bởi Ban Bảo Đảm Hải Hành của Bộ Chỉ Huy Hải Quân Trung Quốc, mô tả rạn san hô như sau:

Đảo Huangyan Island [Hoàng Nham] (Democratic Reef): Tọa lạc 340 hải lư phía nam của Đảo Yongxing Island, nó là ṿng cung rạn san hô duy nhất trong số các đảo này được phơi bày bên trên mặt nước.  H́nh dạng của nó trông giống như một tam giác cân, cạnh phía tây và cạnh phía nam mỗi cạnh dài 15 km, và diện tích bề mặt vào khoảng 150 cây số vuông.  Ḷng chảo san hô có một đỉnh chóp rộng 1 km – 2 km, và phần phía bắc có chỗ rộng nhất là 3.3 km.  Nói chung, độ sâu nước biển là 0.5 mét – 3.5 mét.  Hàng trăm các nhánh san hô lớn được phân phối dọc theo mặt trên cùng và từ 0.3 mét đến 3.5 mét trên mực nước biển.  Đá Bắc (North Rock) tại mỏm tây bắc và Đá Nam (South Rock) tại mỏm đông nam có một diện tích trên bề mặt xấp xỉ 10 mét vuông.  Chúng lần lượt ở 1.5 met và 1.8 mét bên trên mực nước biển.  Độ sâu của nước biển trong phạm vi hồ nước mặn (lagoon) là 10 mét – 20 mét.  Phía đông của Đá Nam có một hải lộ rộng 400 mét, và các thuyền có thể tiến vào từ biển mở ngỏ để thả neo. 322

 

334. Phiên Ṭa kết luận rằng Băi Can Scarborough được chồng chất bởi một số đá vẫn được bộc lộ lúc thủy triều dâng cao và, do đó, là một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao.

 

ii.                  Cuarteron Reef: Rạn San Hô Châu Viên

 

335. Rạn San Hô Châu Viên và Các Rạn San Hô London Reefs khác được thăm viếng bởi tàu HMS Rifleman trong năm 1864 và 1865, nhưng không cuộc khảo sát bao quát nào về Rạn San Hô Châu Viên xem ra đă được tiến hành, nhiều phần do sự khó khăn trong việc t́m bất kỳ nơi thả neo nào trên các sườn dốc của địa h́nh. 323 Rạn San Hô Cuarteron Reef lại được thăm viếng trong năm 1938 bởi tàu HMS Hereald trong diễn tiến công tác bí mật của nó tại Biển Nam Trung Hoa và các sự quan sát đó đă được kết hợp vào trong ấn bản năm 1951 của tập China Sea Pilot (Hoa Tiêu Dẫn Đường Biển Trung Hoa) có tường thuật một cách rơ ràng một số đá nằm trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao:

Rạn San Hô Cuarteron Reef, khoảng 10 dậm phía đông của rạn san hô East (Đông), khô ráo, và được chồng chất bởi đá, đặc biệt trên cạnh phía bắc của nó, nơi vài tảng đá có chiều cao 4 đến 5 bộ Anh (1.2 mét – 1.5 mét).  Nơi thả neo có được bởi Tàu Khảo Sát H. M. Surveying Ship Herald, trong năm 1938, có độ sâu vào khoảng 15 fathoms (sải) (27 mét 4), khoảng một tầm [cable: tầm, 1/10 hải lư tức 183 mét) từ cạnh phía bắc, cạnh phía nam dốc đứng.  Không có hồ nước bên trong.

Các luồng thủy triều chạy về phía đông và phía tây dọc theo sườn phía bắc của Rạn San Hô Cuarteron Reef.

Mặc dù các độ sâu đáng kể được t́m thấy, trong năm 1865, gần với tất cả các rạn san hô London Reefs, nói chung có một số sườn từ các cạnh trên đó tàu HMS Rifleman đă khám phá nơi thả neo an toàn cho một thời khoảng ngắn, nhưng trên Rạn San Hô Cuarteron Reef, không nơi thả neo nào có thể được t́m thấy. 324

 

336. Cùng sự mô tả tổng quát, mặc dù ít chi tiết hơn, được lập lại trong các ấn bản sau này của tập China Sea Pilot, 325 trong tập U.S. Sailing Directions (Enroute): South China Sea and the Gulf of Thailand, 326 trong tập South China Sea and Malacca Strait Pilot của Nhật Bản, 327 và trong tập Phlippine Coast Pilot. 328

 

337. Một sự mô tả hơi khác biệt xuất hiện trrong tập China Sailing Directions: South China Sea được ấn hành bởi Navigation Guarantee Department của Bộ Chỉ Huy Hải Quân Trung Quốc, đọc như sau:

Huayang Reef: Khoảng 40 hải lư hướng chính bắc hơi nghiêng về phia tây từ Rạn San Hô Yongshu Reef là phần cực đông của Các Rạn San Hô Yinping.  Nó là một rạn san hô trông giống cái bàn độc lập, không có hồ nước ở trung tâm đáy san hô.  Nó có vẻ nghiêng về phía đông và tây.  Trong lúc thủy triều dâng cao, nó bị ngập nước.  Trong lúc thủy triều phụt lên và thủy triều xuống thấp, nó được bộc lộ, và phần giữa của nó th́ thấp và phẳng. 329

 

338. Trong quan điểm của Phiên Ṭa, sự phát biểu rằng “trong suốt lúc thủy triều dâng cao, nó bị ch́m ngập dưới nước” trong tập chỉ dẫn lái tàu bằng tiếng Hoa được hiểu rơ hơn khi nói rằng nền san hô bị ngập dưới nước lúc thủy triều dâng cao, thay v́ phủ nhận sự hiện hữu của các tảng đá cá biệt ở trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao.  Ngược lại, các sự tham chiếu đến các tảng đá trong sự mô tả năm 1938 về rạn san hô th́ rơ ràng.  Chiếu theo mục đích của các sự chỉ dẫn lái tàu giúp cho sự hải hành bằng mắt thường, điều này phải được hiểu như một sự mô tả các tảng đá c̣n nh́n thấy được lúc thủy triều dâng cao.  Không có bằng chứng nào gần hơn và có thẩm quyền hơn nêu ư kiến về sự vắng mặt của các tảng đá lúc thủy triều dâng cao trên Rạn San Hô Cuarteron, và Phi Luật Tân không tranh chấp về t́nh trạng pháp lư của Ran San Hô Cuarteron Reef lúc thủy triều dâng cao.

 

339. Phiên Ṭa kết luận rằng Rạn San Hô Cuarteron Reef trong điều kiện thiên nhiên của nó được chồng chất bởi đá vẫn được bộc lộ lúc thủy triều dâng cao và, do đó, là một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao.

 

iii.                Fiery Cross Reef: Rạn San Hô Chữ Thập

 

340. Rạn San Hô Fiery Cross Reef được khảo sát bởi tàu HMS Rifleman trong năm 1866, đă sản xuất ra một hải đồ trung thực với nhiều chi tiết của địa h́nh, được in lại làm H́nh 4 trên trang 149 [trong nguyên bản, ND] bên dưới.  Một tảng đá nổi bật tại mỏm tây nam của rạn san hô được đánh dấu một cách rơ ràng trên hải đồ trung thực, mặc dù nó không được mô tả trong ấn bản năm 1868 của tập China Sea Directory. 330 Rạn San Hô Fiery Cross Reef lại được thăm viếng bởi tàu HMS Herald trong năm 1936, đă chuyển đến sự mô tả tu chỉnh sau đây cho các sự chỉ dẫn lái tàu:

Rạn San Hô Fiery Cross hay N.W. Investigator Reef là một rạn san hô có vài mảng đất khô, phần lớn trên đó nước biển xô tới ngay dù trong các cơn gió nhẹ, hay với một  đợt sóng cồn yếu ớt.  Nó dài 14 dặm, theo hướng đông bắc và tây nam, và rộng 4 dặm.  Mảng khô ráo lớn nhất nằm ở mỏm tây nam và có một tảng đá lồ lộ, cao khoảng 2 bộ Anh (feet) (0m6), trên cạnh hơi nghiêng về phía nam khoảng 4 tầm (cable) từ mũi cực tây nam tại tọa độ Vĩ Tuyến 9033’ Bắc, Kinh Tuyến 112033’ Đông.  Chỗ thả neo có thể có được ở độ sâu 13 sải (fathom) (23m7) khoảng 2 tầm từ gờ của rạn san hô, với tảng đá này ở vị trí 062, cách xa 7 tầm. 331

 

341. Sư mô tả này được kết hợp vào ấn bản năm 1951 của tập China Sea Pilot, nói rơ rằng “lúc thủy triều dâng cao, toàn thể rạn san hô bị bao phủ ngoại trừ một tảng đá nổi bật … cao khoảng 2 bộ Anh (0m6) 332 và được lập lại trong các ấn bản sau này của tập China Sea Pilot, 333 trong tập U.S. Sailing Directions (Enroute): South China Sea and the Gulf of Thailand, 334 và trong tập Philippine Coast Pilot. 335 Cùng tảng đá này cũng được mô tả trong tập China Sailing Directions của Bộ Chỉ Huy Hải Quân Trung Quốc bằng các lời lẽ như sau:

Rạn San Hô Yongshu Reef – tọa lạc tại phần đông nam của Quần Đảo Nansha và mỏm phía tây của cạnh phía nam hải đạo Nanhua, rạn san hô nghiêng theo hướng đông bắc –tây nam.  Phần lớn ṿng cung san hô bị ch́m ngập dưới nước.  Trong lúc thủy triều dâng cao, chỉ ở mỏm phia tây có một tảng đá san hô tự nhiên rộng 2 mét vuông nhô lên cao.  Trong lúc thủy triều xuống thấp, có bảy mảnh từ đáy san hô với các kích thước khác nhau được bộc lộ. 336

 

342. Không có bằng chứng gần hơn hay có thẩm quyền hơn sẽ khiến nghĩ đến sự vắng bóng của một tảng đá lúc thủy triều dâng cao trên Rạn San Hô Fiery Cross Reef, và Phi Luật Tân không tranh nghị về t́nh trạng pháp lư của Rạn San Hô Fiery Cross Reef như một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao.  Phiên Ṭa cũng ghi nhận rằng chuyên viên của Phi Luật Tân có ghi nhận sự hiện hữu khả dĩ của các băi cát nhỏ trên Rạn San Hô Fiery Cross Reef vẫn ở trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao, 337 mặc dù Phiên Ṭa có nhắc lại các sự quan sát của nó về sự dựa trên bằng chứng bằng vệ tinh (xem đoạn 326 bên trên).

 

343. Phiên Ṭa kết luận rằng Rạn San Hô Fiery Cross Reef, trong các điều kiện tự nhiên của nó, được chồng chất bởi một tảng đá vẫn c̣n nhô lên lúc thủy triều dâng cao và, do đó, là một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao.

 

iv.                Rạn San Hô Johnson Reef

 

344. Union Bank (Cồn Cát Union), kể cả Rạn San Hô Johnson, đă không được khảo sát bởi tàu HMS Rifleman trong thập niên 1860, và cuộc khảo sát các khu vực đầu tiên của Hải Quân Hoàng Gia xem ra đă được tiến hành bởi tàu HMS Herald trong năm 1931.  Hải đồ trung thực của cuộc khảo sát này th́ cực kỳ chính xác về vị trí và h́nh dạng các địa h́nh trên Cồn Cát Union Bank, khi so sánh với ảnh chụp hiện đại.  Điều này khiến suy nghĩ rằng cả cuộc khảo sát đă được thực hiện một cách cẩn thận và rằng nó được thủ lợi từ sự sử dụng các thuyền thủy phi cơ (flying boats) và ảnh chụp bằng máy bay trong các hoạt động khảo sát năm 1931 của nó.  Bản đồ trung thực được in lại làm H́nh 5 trên trang 151 [số đánh trong nguyên bản, ND], cùng với các cuộc khảo sát khác về Rạn San Hô Johnson Reef và mô tả một cách rơ ràng một tảng đá lúc thủy triều dâng cao tại góc phía nam của rạn san hô.  Sự mô tả tương ứng về Cồn Cát Union Bank trong tập chỉ dẫn lái tàu của Hải Quân Hoàng Gia cho Quần Đảo Spratly, tuy thế, th́ mơ hồ và không ghi thêm chi tiết nào liên can đến Rạn San Hô Johnson Reef.

 

345. Ngoài Anh Quốc, Hải Quân Đế Quốc Nhật Bản đă dính líu một cách tích cực vào việc khảo sát Quần Đảo Spratly trong thập niên 1930 và đă ấn hành một họa đồ của Cồn Cát Union Bank như một phần của Hải Đồ Hải Quân Nhật Bản Số 525 – Các Họa Đồ Ṿng Cung Đảo Phía Nam.  Hải đồ đó cũng mô tả một cách rơ ràng một địa h́nh nhỏ lúc thủy triều dâng cao tại mũi cực nam của Rạn San Hô Johnson Reef.

 

346. Tuy nhiên, sự mô tả chi tiết nhất về Rạn San Hô Johnson Reef xuất hiện như một phần của cuộc khảo sát của Hoa Kỳ về điều được biết là “Lối Thông Hành Của Chim Bồ Câu: Pigeon Passage”, một hải lộ an toàn xuyên qua Quần Đảo Spratly từ Băi Cạn Half Moon Shoal tại phía đông đến Rạn San Hô Fiery Cross Reef ở phía tây, vốn được khảo sát bởi tàu USS Pigeon và các tàu tháp tùng trong năm 1935 và 1937.  Báo cáo của cuộc khảo sát đó bao gồm các bản đồ và các sự mô tả các rạn san hô chính yếu nằm kề cận hải lộ khảo sát, kể cả một bản đồ cho nơi bị xác định một cách sai lạc là “Đảo Sin Cowe Island”.  Tuy nhiên, từ h́nh dạng của cấu h́nh rạn san hô, các tọa độ được chấm định cho nó, và vị trí của nó trong hải đồ phác thảo của Union Bank, mang tên “Shoals Near Sin Cowe Islands: Các Băi Cạn Gần Các Đảo Sin Cowe”, điều rơ ràng rằng nơi mà tàu USS Pigeon xác định là Sin Cowe, trong thực tế, chính là Rạn San Hô Johnson Reef.  Bản đồ của Hoa Kỳ về địa h́nh đó mô tả nhiều tảng đá và ghi nhận các tọa độ của một “tảng đá to nhất”.  Sự mô tả đí kèm về địa h́nh như sau:

Sin Cowe Island – Vị trí của tảng đá lớn nhất, có đường kính vào khoảng 5 bộ Anh và cao bốn bộ Anh tại góc Đông Nam là Vĩ Tuyến 9042’00” Bắc, và Kinh Tuyến 114016’30” Đông.  Rạn san hô được thấy dài 4.7 dậm từ một độ cao 70 bộ Anh.  Ḥn đảo ch́m dưới nước ngoại trừ khoảng sáu tảng đá ở góc Đông Nam.  Đây là mũi cực nam của một cụm khoảng 20 băi cạn, (xem bản đồ phác thảo #3 và 4) kéo dài về phía đông khoảng 40 dậm.  Các rạn san hô này nằm theo hai đường song song, các rạn san hô từng cặp một, một đường theo góc khoảng 0.500T (Chính Bắc?] từ Sin Cowe và đường thứ nh́ theo hướng tây bắc của đường thứ nhất ở một khoảng cách vào khoảng 1.5 dặm.  Rạn san hô nhỏ ở hướng tây bắc của Sin Cowe ở vị trí 3300 [?] chính Bắc.  Một đụn san hô được báo cáo tại phần đông nam của rạn san hô nhỏ này.  Cũng được báo cáo rằng các rạn san hô này được liên kết với nhau bên dưới mặt nổi như lối đi nằm giữa rạn san hô này và Đảo Sin Cowe Island th́ có thể hải hành.  Luồng gió ưu thắng thổi trực tiếp xuống dưới lối đi từ 0600 chính Bắc.  Sin Cowe Island có h́nh lưỡi câu cá được tạo bởi một hồ nước tại trung tâm của nó, có lối tiến vào nằm ở góc đông bắc của ḥn đảo.  Trục chính yếu của băi cạn đảo này vào khoảng hai dặm theo hướng bắc nam và chiều rộng của nó thay đổi từ khoảng một dặm ở đầu phía bắc cho đến ½ dặm ở đầu phía nam.  Cỏ vẻ như nó có nguồn gốc núi lửa với một dăy san hô quanh hồ nước mặn.

Hồ nước th́ dài và hẹp, có vẻ sâu ở lối vào, cạn dần dần về phía đầu.  Nó có thể cung cấp chỗ thả neo cho không hơn hai tàu ngầm nhưng điều này đáng ngờ vực.

Nơi thả neo không được đề nghị ở đây bởi các cồn cát dựng đứng và các rảnh lớn của san hô, mặc dù ba chiếc tàu quét ḿn đă từng thả neo một lúc ở bờ tây nam của băi cạn có độ sâu của nước từ 17 đến 30 sải. 338

 

347. Một sự mô tả rút gọn, xác định một cách chính xác Rạn San Hô Johnson Reef và mô tả cùng các tảng đá, được đưa ra trong các ấn bản sau này của các tập chỉ dẫn lái tàu của Hoa Kỳ:

      

Rạn San Hô Johnson Reef (9042’ Bắc, 114017’ Đông) của đá núi lửa màu nâu cùng với san hô màu trắng bao quanh đường viền bên trong, tọa lạc tại mũi Tây Nam của Ṿng Cung San Hô Union Atoll.  Rạn San Hô Johnson Reef một phần bao bọc một hồ nước cạn được tiến vào từ hướng Đông Bắc.  Tảng đá lớn nhất trên rạn san hô cao vào khoảng 1m2.  Vài tảng đá khác nhô lên trên mặt nước tại phần Đông Nam của rạn san hô, phần c̣n lại của rạn san hô được báo cáo bị bao phủ [bởi nước biến]. 339

 

348. Mặc dù một cứ liệu cho chiều cao 1m2 này không được đưa ra một cách trực tiếp, tiết mục các định nghĩa của tập U.S. Sailing Directions cho thấy rằng các tham chiều chiều cao để chỉ mặt phẳng tham chiếu cho hải đồ liên can.  Các hải đồ Hoa Kỳ với tỷ lệ lớn hơn khác trong khu vực mô tả mặt bằng của sự tham chiếu là Mực [Nước] Biển Trung B́nh (Mean Sea Level).  Theo các tầm thủy triều được xác định cho Biển Nam Trung Hoa (xem đoạn 316 bên trên), một tảng đá cao bốn bộ Anh hay 1m2 bên trên Mực Nước Biển Trung B́nh sẽ được bộc lộ lúc thủy triều dâng cao.  Các chỉ dẫn lái tàu Hoa Kỳ cũng ghi nhận rằng “vài tảng đá khác cho thấy ở trên mặt nước”.

 

349. Không tảng đá nào như thế được tường tŕnh trong tập China Sailing Directions: South China Sea của Bộ Chỉ Huy Hải Quân [Trung Quốc], mô tả Rạn San Hô Johnson Reef như sau:

Chigua Reef – Tọa lạc tại bờ đầu tây nam của ṿng cung san hô lớn của nhóm rạn san hô Jiuzhang, đáy san hô nằm dưới thấp, nó không có các dấu mốc tự nhiên hiển nhiên cá biệt nào.  Trong lúc thủy triều dâng cao, nó bị ch́m ngập dưới nước.  Trong lúc thủy triều xuống thấp, nó được bộc lộ và có một h́nh dạng giống như một móng ngựa. 340

 

350. Tuy nhiên, Hải đồ Số 18400 của Trung Quốc mô tả một chiều cao (“0m9”) bên trên Mực Nước Biển Trung B́nh trong khu vực của Rạn San Hô Johnson Reef tương ứng với cao điểm lúc thủy triều dâng cao được mô tả trong các tài liệu của Anh Quốc và Nhật Bản.  Một cao điểm 0m9 trên Mực Nước Biển Trung B́nh sẽ được bộc lộ ngay cả Các Thủy Triều Phụt Nước Dâng Cao Trung B́nh (Mean High Water Springs) và sẽ được bộc lộ khoảng gần nửa mét ở Mực Nước Dâng Cao Hơn Nữa Trung B́nh (Mean Higher High Water).

 

351. Chính v́ thế, Phiên Ṭa được xuất tŕnh một cuộc khảo sát của Anh Quốc và bản đồ của Nhật Bản mô tả một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao trên rạn san hô Johnson Reef, một khảo sát và các chỉ dẫn lái tàu của Hoa Kỳ mô tả một tảng đá nhiều phần sẽ được bộc lộ lúc mực nước dâng cao, các chỉ dẫn lái tàu của Trung Quốc được đặt câu bằng các từ ngữ phần nào tổng quát và không đề cập đến bất kỳ tảng đá nào hết, và một hải đồ Trung Quốc được ấn hành cho thấy một chiều cao ở trên mặt nước lúc dâng cao trên Rạn San Hô Johnson Reef.  Gộp chung lại, trọng lượng của bằng chứng tán đồng kết luận rằng Rạn San Hô Johnson Reef là một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao, là điều mà Phiên Ṭa đạt tới theo đó.

 

v.                  Rạn San Hô McKennan Reef 

 

352. Giống như Rạn San Hô Johnson Reef và các địa h́nh khác tạo thành Cồn Cát Union Bank, Rạn San Hô McKennan Reef không được khảo sát trước thập niên 1930.  Cũng giống như Johnson Reef, các kết quả của các cuộc khảo sát của Anh Quốc và Nhật Bản từ thời kỳ đó th́ nhất quán.  Tuy nhiên, trên Rạn San Hô McKennan Reef, chúng không cho thấy bất kỳ địa h́nh lúc thủy triều dâng cao nào.  Cả hai cuộc nghiên cứu đều được in lại làm H́nh 6 trên trang 153 [trong nguyên bản, ND] bên dưới.  Cũng không có bất kỳ địa h́nh lúc thủy triều dâng cao nào hiển hiện trong Bản Đồ Số 5667 của Văn Pḥng Thủy Văn Hoa Kỳ, được ấn hành trong năm 1951 dựa vào cuộc khảo sát sớm hơn của Nhật Bản. 341 Không tập chỉ dẫn lái tàu nào xuất bản có bao gồm bất kỳ sự mô tả nào về Rạn San Hô McKennan Reef và tập China Sea Pilot của Anh Quốc ghi nhận rằng Union Bank nói chung “đă không được khảo sát một cách chặt chẽ.” 342

 

353. Phi Luật Tân lập luận rằng “các hải đồ được lập bởi Trung Quốc, Phi Luật Tân, Anh Quốc và Hoa Kỳ, và Nhật Bản đều mô tả Rạn San Hô McKennan là một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp”. 343 Tuy nhiên, Phiên Ṭa ghi nhận rằng sự phát biểu này không hoàn toàn đúng.  Hải đồ Số 18400 của Trung Quốc mô tả Union Bank có tỷ lệ 1:250,000, nhưng không tán đồng lập trường được bênh vực bởi Phi Luật Tân.  Mặc dù hải đồ không bao gồm bất kỳ dấu hiệu biểu trưng nào cho một tảng đá hay ḥn đảo trên nền san hô của bản thân Rạn San Hô McKennan, một chiều cao (2m3) bên trên Mực Nước Biển Trung B́nh được chỉ cho thấy ngay bên cạnh Rạn San Hô McKennan Reef, với một chú giải tương ứng với chú giải được dùng trong các hải đồ Trung Quốc chỉ các địa h́nh không bị bao trùm lúc mực nước dâng cao.  Một chiều cao như thế sẽ ở rất cao trên mặt nước đối với bất kỳ cứ liệu nào.  Trong khi sự thiếu vắng của bất kỳ dấu hiệu biểu trưng nào trên nền san hô tự nó có thể, thoạt nh́n, gây thắc mắc về chiều cao này, Phiên Ṭa ghi nhận rằng cùng khuôn mẫu của sự chú giải (một nền san hô có vẻ trơ trụi với một chiều cao kề cận) được dùng trên cùng hải đồ để mô tả Đảo Namyit Island tại Cồn Cát Tizard Bank, nơi một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao có hiện hữu một cách rơ rệt, và cũng như Rạn San Hô Johnson Reef tại Cồn Cát Union Bank.  Chú giải nguồn tài liệu của Hải đồ số 18400 cho hay rằng một số khu vực nào đó của Hải đồ được khảo sát bởi Trung Quốc trong khoảng giữa các năm 1989 và 2001 và rằng các dữ liệu cho Cồn Cát Union Bank được tiếp thu từ “ấn bản 1984, 1982 của hải đồ đi biển”.

 

354. Phi Luật Tân cũng lập luận rằng không có địa h́nh lúc thủy triều dâng cao hiển hiện trong các tài liệu đo độ sâu của nước biển bằng vệ tinh được soạn thảo bởi Công Ty EOMAP, nhưng Phiên Ṭa không sẵn ḷng đặt giá trị cho bằng chứng này v́ các lư do đă thảo luận bên trên (xem đoạn 326).  Giữa các tài liệu sớm hơn của Anh Quốc và Nhật Bản  mô tả không có địa h́nh lúc thủy triều dâng cao nào tại Rạn San Hô McKennan Reef và một hải đồ Trung Quốc gần đây hơn, Phiên Ṭa kết luận rằng hải đồ Trung Quốc sẽ được ưu tiên bởi bằng chứng gần đây hơn và rằng chiều cao đưoc biểu thị cho Rạn San Hô McKennan có nhiều xác xuất nhất cho thấy một tảng san hô bị bào ṃn đă bị xô đẩy tới trên nền san hô và ở trên mực nước dâng cao bởi tác động của băo tố.

     

H́nh 4: Rạn San Hô Chữ Thập – Fiery Cross Reef

Khảo sát bởi tàu HMS Rifleman (1866)

(Với một phần phóng lớn)

      

 

***

 

H́nh 5: Rạn San Hô Johnson Reef

Khảo sát bởi tàu HMS Herald (1931)             Hải đồ số 525 Hải Quân Đế Quốc Nhật Bản

(vẽ đá cao 4 bộ Anh ở góc Đông Nam)              (vẽ địa h́nh khi nước lên cao ở góc phía Nam)

Khảo sát bởi tàu USS Pigeon (1937)                     Hải đồ Trung Quốc Số 18400 (2005)

(vẽ nhiều đá ở góc Đông Nam)                  (vẽ độ cao 0m9 trên Mực Nước Biển Trung B́nh)  

***

 

H́nh 6: Rạn San Hô McKennan Reef

Khảo sát bởi tàu HMS Herald (1931)                    Hải đồ Số 525 Hải Quân Đế Quốc Nhật Bản
(vẽ không có địa h́nh lúc nước lên cao)    (vẽ không có địa h́nh lúc nước lên cao)

Hải đồ Trung Quốc Số 18400 (2005) (vẽ độ cao 2m3 trên Mực Biển Trung B́nh)

 

vi.                 Rạn San Hô Hughes Reef

 

355. Giống như Rạn San Hô McKennan Reef và các địa h́nh khác cấu thành Union Bank, Rạn San Hô Hughes Reef không được khảo sát trước thập niên 1930.

 

356. Tuy nhiên, trái với Rạn San Hô McKennan, các cuộc khảo sát của Anh Quốc và Nhật Bản về Rạn San Hô Hughes Reef được tiến hành trong thập niên 1930 nêu ra các kết luận khác nhau.  Không có địa h́nh lúc thủy triều dâng cao được vẽ trên Rạn San Hô Hughes Reef trong hải đồ trung thực của Anh Quốc về Union Bank, trong khi Hải Đồ Số 525 của Hải Quân Đế Quốc Nhật Bản có vẽ một địa h́nh như thế ở góc tây-nam rạn san hô.  Cả hai sự khảo sát được in lại thành H́nh 7 trên trang 159 [số trang trong nguyên bản, ND] bên dưới.  Cùng sự mô tả như Hải Đồ Số 525 của Hải Quân Đế Quốc Nhật Bản cũng xuất hiện trên Hải Đồ Số 5667 của Văn Pḥng Thủy Văn Hoa Kỳ, vốn được dựa trên các kết quả khảo sát của Nhật Bản. 344 Không tập chỉ dẫn lái tàu nào có bao gồm bất kỳ sự mô tả nào về Rạn San Hô Hughes Reef.

 

357. Phi Luật Tân lập luận rằng “các hải đồ được lập bởi Trung Quốc, Phi Luật Tân, Anh Quốc và Hoa Kỳ và Nhật Bản đều mô tả Rạn San Hô McKennan là một “cao điểm lúc thủy triều xuống thấp” 345 và Phiên Ṭa hiểu rằng sự phát biểu đó cũng áp dụng tương đương cho Rạn San Hô Hughes Reef, chiếu theo sự kết hợp của Phi Luật Tân hai địa h́nh lại với nhau.  Tuy nhiên, Phiên Ṭa miễn cưỡng để rút ra các kết luận quan trọng từ các sự vẽ họa với tỷ lệ xích tương đối nhỏ (1:250,000 hay nhỏ hơn nữa) các địa h́nh của Union Bank trong các hải đồ gần đây hơn v́ các lư do đă được phác họa bên trên (xem đoạn 330).  Phiên Ṭa đồng ư rằng các hải đồ với tỷ lệ xích 1:250,000 của Hoa Kỳ và Phi Luật Tân không vẽ bất kỳ địa h́nh nào trên nền san hô tại Rạn San Hô Hughes Reef, nhưng ghi nhận rằng cùng các hải đồ đó cũng không vẽ bất kỳ địa h́nh lúc thủy triều dâng cao tại Sin Cowe, nơi mà một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao hiện hữu một cách rơ rệt.  Hải Đồ Số 93044 của Cơ Quan Vẽ Bản Đồ Quốc Pḥng Hoa Kỳ cũng cho thấy rằng các dữ liệu khảo sát của nó về Union Bank được tiếp thu từ Hải Đồ Số 477A của Cơ Quan Thẩm Quyền Đài Loan của Trung Hoa Dân Quốc (Taiwan Authority of China), là hải đồ, đến lượt nó, lại là một sự sao chép lại từ Hải Đồ Số 525 của Hải Quân Đế Quốc Nhật Bản, chứ không phải là sản phẩm của công việc khảo sát độc lập. 346 Phiên Ṭa không thấy lư do để giả định rằng sự gỡ bỏ bất kỳ dấu hiệu chỉ dẫn nào về một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao trên Rạn San Hô Hughes Reef trong Hải Đồ Số 93044 phản ảnh bất kỳ điều ǵ hơn là sự giảm trừ chi tiết tương ứng với sự giảm bớt tỷ lệ từ tỷ lệ xích nguyên thủy 1:100,000 của Hải Đồ Số 525 Hải Quân Đế Quốc Nhật xuống tỷ lệ xích 1:250,000 của Hải Đồ Số 93044.  Tuy nhiên, cùng lúc Hải Đồ Số 18400 của Trung Quốc (cùng hải đồ ghi nhận một cao điểm tại Rạn San Hô McKennan) không bao gồm sự chỉ dẫn về một cao điểm hay địa h́nh lúc thủy triều dâng cao tại Rạn San Hô Hughes Reef.

 

358. Chiếu theo tất cả bằng chứng, Phiên Ṭa kết luận rằng Rạn San Hô Hughes Reef là một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp.  Mặc dù hải đồ Nhật Bản có chỉ cho thấy một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao, không có chiều cao được quy cho địa h́nh này (trái với việc vẽ một băi cát nhỏ trên Rạn San Hô Gaven Reef (North) trên hải đồ của Nhật Bản về Cồn Cát Tizard Bank) và sự quan sát không được chứng thực bởi bất kỳ bằng chứng nào khác trước Phiên Ṭa].  Nó cũng không xuất hiện trong hải đồ Trung Quốc gần nhất.

 

vii.               Các Rạn San Hô Gaven Reefs

 

359. Các Rạn San Hô Gaven Reefs nằm ở Cồn Cát Tizard Bank, cấu thành một trong những khu vực được khảo sát thấu đáo nhất của Biển Nam Trung Hoa.  Cồn Cát Tizard Bank đă được khảo sát một cách kỹ càng bởi tàu HMS Rifleman trong năm 1867 và bản đồ trung thực với tỷ lệ xích lớn của cuộc khảo sát đó đă không vẽ một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao nào trên các rạn san hô Gaven Reefs.  Sự kiện này và các sự vẽ họa khác rạn san hô Gaven Reef (North) được in lại thành H́nh 8 trên trang 161 [số trang trong nguyên bản, ND]] bên dưới.  Cũng không có bất kỳ địa h́nh lúc thủy triều dâng cao trong sự mô tả nguyên thủy rạn san hô Gaven Reef (North) (chưa được đặt tên vào lúc đó) trong phiên bản năm 1868 của tập China Sea Directory, được đọc như sau:

Hai rạn san hô nguy hiểm, bị phủ trùm lúc nước dâng cao, nằm ở phía tây của Nam-yit, rạn thứ nhất có h́nh trái xoan dài ba phần tư dặm theo hướng N.N.W. (Bắc Tây Băc) và S.S.E. (Nam Đông Nam), đảo nằm theo hướng E. (Đông) 7/8 N. (Bắc) [?], cách 6 dặm; rạn thứ nh́ dài một dặm theo trục Bắc và Nam, và rộng gần ba phần tư dặm ở mỏm phía bắc, thu nhỏ thành một điểm ở mỏm đối diện; rạn sau cùng này là điểm nguy hiểm cực tây của nhóm Tizard, và cạnh vành ngoài của nó tọa lạc tại vĩ tuyến 10013’20” Bắc, kinh tuyến 114013’7” Đông. 347

 

360. Sự mô tả Các Rạn San Hô Gaven Reefs xuất hiện không thay đổi trong thực chất xuyên qua nhiều ấn bản khác nhau của tập China Sea DirectoryChina Sea Pilot.  Một sự tham chiếu đến một hải đăng trên Ran San Hô Gaven Reef (North) xuất hiện trong ấn bản năm 1951 của tập China Sea Pilot, 348, nhưng đă bị loại bỏ bởi ấn bản năm 1964. 349

 

361. Các Rạn San Hô Gavin Reefs cũng được khảo sát sâu rộng trong thập niên 1930 bởi Hải Quân Đế Quốc Nhật Bản, vốn có duy tŕ một sự hiện diện trên đảo Itu Aba trong Cồn Cát Tizard Bank trước và trong suốt Thế Chiến Thứ Nh́.  Các Rạn San Hô Gaven Reefs được vẽ trên một bản đồ có tỷ lệ xích lớn về Cồn Cát Tizard Bank, chỉ cho thấy một băi cát tại góc đông bắc của Rạn San Hô Gaven Reef (North) với một dấu mốc khảo sát trên đó và các chữ “(chiều cao 1.9 mét)” trong ngoặc bên cạnh băi cát. 350 Sự mô tả đi kèm về Rạn San Hô Gaven Reef (North) trong các chỉ dẫn lái tàu thời chiến của Nhật Bản tại Biển Nam Trung Hoa ghi như sau:

Sankaku Sho là một băi cạn chạy dài khoảng một dặm bị ngập ch́m lúc H.W. ([High Water: Nước Dâng Cao], tạo thành đầu cực W. [West: phía tây] của Chizato Tai; có một băi cát nhỏ gần đầu cực N.E. (Đông Nam). 351

 

362. Bản đồ của Nhật Bản về Cồn Cát Tizard Bank được in lại thành Hải Đồ Số 5659 của Văn Pḥng Thủy Văn Hoa Kỳ trong năm 1950 và được tái ấn hành trong năm 1974 thành Hải Đồ Số  93043 của Cơ Quan Vẽ Bản Đồ Quốc Pḥng Hoa Kỳ kể cả một ṿng khoanh tṛn bao quanh màu đỏ với các chi tiết bổ túc.  Hải đồ này in lại bản đồ Nhật Bản một cách nguyên si (đên mức các dấu ngoặc bao quanh nguyên văn tiếng Nhật trên Rạn San Hô Gaven Reef (North) cũng được in lại trong hải đồ Hoa Kỳ, ngay dù văn bản tiếng Nhật đă bị bôi bỏ) và bao gồm sự vẽ họa băi cát nhỏ và dấu mốc khảo sát trên Rạn San Hô Gaven Reef (North).  Đường khoanh ṿng quanh màu đỏ chồng lên có ghi thêm chiều cao “1.9” bên cạnh băi cát nhỏ, rơ ràng đă bị xóa bỏ từ lần in năm 1950.  Ṿng khoanh màu đỏ bao quanh xuất hiện tượng trưng cho một sự tái duyệt bản đồ trên căn bản thông tin bổ túc bằng tiếng Nhật được bao gồm trong bản đồ nguyên thủy của Nhật Bản, nhưng không được chuyển vị sang ấn bản thứ nhất của hải đồ Hoa Kỳ.  Các chỉ dẫn lái tàu của Hoa Kỳ đi kèm mô tả Các Rạn San Hô Gaven Reefs bằng lời lẽ như sau:

 

Các Rạn San Hô Gaven Reefs (10012’N (Bắc), 114013’E (Đông)) bao gồm hai rạn san hô bị phủ trùm lúc HW (Nước Dâng Cao) và tọa lạc, lần lượt cách 7 dặm về hướng Tây và 8.5 dặm về hướng Tây Tây Bắc đảo Nam Yit Island.  Chúng là các điểm nguy hiểm ở phía SW (Tây Nam) của Cồn Cát Tizard Bank.  Phía Bắc của hai rạn san hô được đánh dấu bởi một đụn cát trắng cao khoảng 2 mét. 352

 

363. Trong Cuộc Điều Trần Về Nội Dung, Phiên Ṭa chất vấn Phi Luật Tân về Hải Đồ Số 93043 và các chỉ thị lái tàu của Hoa Kỳ.  Phi Luật Tân đă lập luận rằng không có địa h́nh lúc thủy triều dâng cao được chỉ cho thấy đên nay bởi (a) giải thích một cách thích hợp, các chỉ dẫn lái tàu mô tả một đụn cát sẽ bị phủ trùm lúc nước dâng cao; (b) địa h́nh được vẽ trên Rạn San Hô Gaven Reef (North) là một dấu mốc khảo sát của Nhật Bản; (c) chiều cao 1.9 mét được dựa trên cứ liệu Mực Biển Trung B́nh (Mean Sea Level) và không chỉ một chiều cao bên trên mặt nước dâng cao; (4) một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao không được vẽ trên các hải đồ Hoa Kỳ sau này, đặc biệt trên Hải Đồ Số 94044 của Cơ Quan Vẽ Bản Đồ Quốc Pḥng Hoa Kỳ; và (e) các chỉ dẫn lái tàu của Trung Quốc cho Các Rạn San Hô Gaven Reefs cho thấy rằng “trong lúc thủy triều dâng cao, các rạn đá san hô này đều bị nhận ch́m bởi nước biển.” 353

 

364. Tuy nhiên, Phiên Ṭa đạt tới một kết luận khác biệt trên sự giải thích các tài liệu của Hoa Kỳ và Nhật Bản v́ các lư do kể sau:

                   (a)        Điều chắc chắn đúng là cả các tập chỉ dẫn lái tàu của Hoa Kỳ lẫn Nhật Bản đều mô tả Rạn San Hô Gaven Reef (North) (Bắc) bị nhận ch́m lúc nước dâng cao và cũng mô tả một băi cát nhỏ trên rạn san hô.  Trong quan điểm của Phiên Ṭa, sự giải thích thích đáng các sự mô tả này là nền san hô bị nhận ch́m lúc nước dâng cao, trong khi băi cát vẫn c̣n được bộc lộ.  Giả sử rằng mục đích của các tập chỉ dẫn lái tàu là nhằm tạo dễ dàng cho sự lái tàu bằng mắt thường, các tham chiếu đến các tảng đá hay các băi cát trên một rạn san hô sẽ mô tả một cách tổng quát các địa h́nh vẫn c̣n là các điểm tham chiếu nh́n thấy được lúc thủy triều dâng cao khi bản thân rạn san hô bị bao trùm.  Trong sự thiếu vắng một chỉ dấu rằng một tảng đá hay một băi cát bị phủ trùm lúc nước dâng cao, Phiên Ṭa b́nh thường sẽ hiểu một sự mô tả như thể để đề cập đến một địa h́nh lúc nước dâng cao, ngay dù không có một chỉ dấu công nhiên về sự kiện đó.

 

                   (b)        Cả hải đồ của Nhật Bản và bản in lại của Hoa Kỳ đều có vẽ họa một cách rơ ràng một băi cát nhỏ trên mặt nước lúc dâng cao và một dấu mốc khảo sát của Nhật Bản tại góc đông nam của Rạn San Hô Gaven Reef (North).  Điểm này được nh́n rơ hơn trong bản in Nhật Bản, nhưng nó cũng xuất hiện khi khảo sát kỹ càng hải đồ Hoa Kỳ.

 

                   (c).       Chiều cao 1m9 trên Rạn San Hô Gaven Reef (North) để chỉ một cứ liệu của Mực Biển Trung B́nh (Mean Sea Level) như chính hải đồ chỉ cho thấy.  Chiếu theo các tầm thủy triều tại Quần Đảo Spratly được chỉ dẫn bởi các sự quan sát của Anh Quốc và Trung Quốc (xem đoạn 316 bên trên), một chiều cao 1m9 sẽ ở trên rất cao ngay cả so với Thủy Triều Phụt Nước Dâng Cao Trung B́nh (Mean High Water Springs).  Ngay cả việc dùng thông tin thủy triều của Nhật Bản phần nào cao hơn nữa trên chính Hải Đồ Số 93043 sẽ đặt Mực Nước Dâng Cao Nhất (Highest High Water) là 0m9 trên Mực Biển Trung B́nh và vẫn c̣n thấp hơn đến cả mét chiều cao được chỉ dẫn cho băi cát nhỏ trên Rạn San Hô Gaven Reef (North).

 

       (d)       Các hải đồ của Hoa Kỳ được ấn hành gần đây hơn bao gồm cả Cồn Cát Tizard Bank không phản ảnh thông tin khảo sát gần đây hơn.  Hải Đồ Số 93044 – mà Phi Luật Tân xem có tính cách quyết đoán về sự hiện hữu của một băi cát trên Rạn San Hô Gaven Reef (North) – cho thấy rằng các dữ liệu khảo sát của nó về Tizard Bank được thu nhận từ Hải Đồ Số 478 của Cơ Quan Thẩm Quyền Đài Loan của Trung Hoa Dân Quốc (Taiwan Authority of China).  Hải đồ này, đến lượt nó, lại là một bản in lại Hải Đồ Số 523 của Hải Quân Đế Quốc Nhật Bản, chứ không phải là một sản phẩm của công tŕnh khảo sát độc lập. 354 Hải đồ “mới hơn” của Hoa Kỳ chính v́ thế phản ảnh cùng cuộc khảo sát của Nhật Bản nằm bên dưới như một hải đồ có phác họa một băi cát nhỏ.  Sự vắng bóng chi tiết về Rạn San Hô Gaven Reef (North) là kết quả của tỷ lệ xích nhỏ hơn 1:250,000 của hải đồ sau này, khi so sánh với tỷ lệ xích 1:75,000 của bản đồ có trước.

 

                   e)         Có xuất hiện một số điều không xác thực trong bản dịch sang Anh ngữ các thông tin chỉ dẫn lái tàu của Trung Quốc cho Các Rạn San Hô Gaven Reefs được cung cấp bởi Phi Luật Tân, cần được dịch một cách đúng đắn như sau:

Rạn San Hô Gaven Reef (Nanxun Reef) – Tọa lạc tại mỏm tây nam của Tizard Bank (Zhenghe reef group: nhóm rạn san hô Trịnh Ḥa), nó bao gồm hai rạn san hô, một tại phía nam và một tại phía bắc.  Các vị trí tương đối của hai rạn san hô có khuynh hướng chạy theo trục tây bắc xuống đông nam.  Rạn san hô theo hướng đông nam tọa lạc xấp xỉ sáu dặm phía tây của Đảo Namyit (Hongxiu Island).  Trong lúc thủy triều dâng cao, các đá san hô này đều bị nhận ch́m bởi nước biển. 355

 

365. Phiên Ṭa do đó xét thấy ḿnh đối diện với không phải bằng chứng đồng nhất liên can đến t́nh trạng pháp lư của Rạn San Hô Gaven Reef (North), mà với một cuộc khảo sát của Nhật Bản trong thế kỷ thứ 20 phác họa một băi cát nhỏ trên rạn san hô và một cuộc khảo sát của Anh Quốc hồi thế kỷ thứ 19 cho thấy không có một địa h́nh như thế.  Giữa hai tài liệu, Phiên Ṭa xét thấy bằng chứng của Nhật Bản sẽ ưu thắng và thấy không có bằng chứng gần đây hơn phủ nhận sự hiện hữu của một băi cát trên Rạn San Hô Gaven Reef (North).  Do đó, Phiên Ṭa kết luận rằng Rạn San Hô Gaven Reef (North) là một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao.

 

366. Phiên Ṭa không nh́n thấy bằng chứng trong bất kỳ nguồn tài liệu nào được thảo luận bên trên khiến nghĩ đến sự hiện hữu của một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao trên Rạn San Hô Gaven Reef (South) và ghi nhận sự mô tả ngược lại trong các chỉ dẫn lái tàu của Trung Quốc.  Phiên Ṭa kết luận rằng Rạn San Hô Nam Gaven Reef (South) là một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp.

 

viii.             Rạn San Hô Subi Reef

 

367. Rạn San Hô Subi Reef được khảo sát cùng với Các Rạn San Hô Thitu Reefs trong năm 1867 của tàu HMS Rifleman.  Hải đồ chi tiết trung thực của địa h́nh được in lại thành H́nh 9 trên trang 169 bên dưới và không có vẽ địa h́nh lúc thủy triều dâng cao nào trên rạn san hô.  Các chỉ dẫn lái tàu tương ứng từ năm 1868 mô tả Rạn San Hô Subi Reef như sau:

Soubie Reef, mỏm tây nam của rạn san hô nằm ở vĩ tuyến 10053‘Bắc, 11404’Đông, là điểm nguy hiểm cực tây của địa phương này.  Nó là một rạn san hô có h́nh dạng bất thường, dài gần 3½ dặm theo hướng Đông Bắc và Tây Nam, và rộng 2 dặm, khô ráo lúc nước xuống thấp, và có một hồ nước mặn trong đó không thấy có lối thông hành. 356

 

368. Cùng kết luận đi theo sau từ sự phác họa Rạn San Hô Subi Reef trong Hải Đồ Số 93061 của Cơ Quan Vẽ Bản Đồ Quốc Pḥng Hoa Kỳ, mặc dù Phiên Ṭa ghi nhận rằng hải đồ này là một phiên bản tái phát hành của Hải Đồ Số 2786 của Văn Pḥng Thủy Văn Hoa Kỳ, vốn chỉ là một bản sao chép trong năm 1911 của Hải Đồ Số 1201 của Bộ Hải Quân Anh Quốc (British Admiralty), mà đến lượt nó, lại dựa vào các dữ liệu khảo sát năm 1867. 357 Cũng không có địa h́nh lúc thủy triều dâng cao nào trên Rạn San Hô Subi Reef được phác họa trên Hải Đồ Số 1201 của Bộ Hải Quân Anh Quốc, 358 và Phiên Ṭa đă không thể xác định bất kỳ nguồn tài liệu nào nói đến một băi đá hay một băi cát ở trên mặt nước dâng cao trên Rạn San Hô Subi Reef.  Do đó, Phiên Ṭa kết luận rằng Rạn San Hô Subi Reef là một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp.

 

369. Tuy nhiên, một câu hỏỉ phức tạp hơn là liệu Rạn San Hô Subi Reef có nằm trong phạm vi 12 hảỉ lư cuả một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao hay không, nếu đúng như thế, nó sẽ có thể được dùng như một đường cơ sở cho lănh hải của địa h́nh lúc thủy triều dâng cao đó, chiếu theo Điều 13(1) Công Ước.  Rạn San Hô Subi Reef nằm hơi chệch ra bên ngoài 12 hải lư từ đường cơ sở của Đảo Thitu Island, và sẽ không hội đủ điều kiện cho các mục đích của Điều 13(1) về một lănh hải được vẽ từ chính bản thân Đảo Thitu Island.  Tuy nhiên, bản đồ trung thực năm 1867 của Các Rạn San Hô Thitu Reefs có vẽ rơ ràng một “Sandy Cay: Băi Cát Nhỏ” ở mặt nước dâng cao trên các rạn san hô phía tây Đảo Thitu Island.  Địa h́nh này – với điều kiện rằng, trong thực tế, có hiện hữu – sẽ nằm trong phạm vi 12 hải lư của Rạn San Hô Subi Reef, là nơi sẽ được phép bởi Điều 13(1) để dùng làm một đường cơ sở cho lănh hải vẽ từ Băi Cát Sandy Cay.

 

370. Khi được chất vấn về địa h́nh này trong cuộc điều trần, Phi Luật Tân đă lập luận rằng Băi Cát Sandy Cay không c̣n hiện hữu nữa, đến nỗi nó không được phác họa trong các hải đồ Hoa Kỳ gần đây hơn có bao gồm Các Rạn San Hô Thitu Reefs và không xuất hiện trong phép đo độ sâu của biển thu nhận từ vệ tinh được soạn thảo bởi Công Ty EOMAP. 359

 

371. Như một vấn đề sơ khởi, Phiên Ṭa không tin rằng bất kỳ các kết luận đáng tin cậy nào có thể được rút ra từ sự vắng mặt một sự phác họa Băi Cát Sandy Cay trên ấn bản năm 1984 của Hải Đồ Số 93044 của Cơ Quan Vẽ Bản Đồ Quốc Pḥng Hoa Kỳ.  Hải đồ đó cho thấy rằng khu vực bao quanh Các Rạn San Hô Thitu Reefs được rút ra từ Hải Đồ Số 477 của Cơ Quan Thẩm Quyền Đài Loan của Trung Hoa Dân Quốc, vốn đến lượt nó lại được rút ra từ Hải Đồ Số 1201 của Bộ Hải Quân Anh Quốc và cùng cuộc khảo sát về các Rạn San Hô Thitu Reefs từ năm 1867. 360 Phiên Ṭa không thấy điều ǵ để nghĩ rằng ấn phẩm sau này của Hoa Kỳ phản ảnh thông tin mới về các t́nh trạng ưu thắng trên Các Rạn San Hô Thitu Reefs, mà đúng hơn chỉ là sự giảm bớt chi tiết tương ứng với tỷ lệ xích giảm sút của hải đồ.

 

372. Ngược lại, Phiên Ṭa ghi nhận rằng một dải cát (sandbar) ở phía tây Đảo Thitu Island được nói tới trong tất cả các ấn bản gần đây của tất cả các tập chỉ dẫn lái tàu liên quan (kể cả của Hoa Kỳ):

       (a)        Trong tập Philippine Coastal Pilot:

Pagasa Island … Một rạn san hô nằm 1.5 dặm NW (Tây Bắc); các chiều sâu bất thường từ 4.6 mét đến 14.6 mét (15 đến 48 bộ Anh) hiện hữu trong luồng chảy giữa chúng.  Một rạn san hô khô ráo với một băi cát nhỏ gần trung tâm của nó, nằm ở 1.2 dặm WSW (Tây Tây Nam) của rạn san hô nói trên. 361

       (b)        Trong tập Sailing Directions của Trung Quốc:

Lưu vực rạn san hô cạnh phía tây trải dài từ Đảo Zhongye Island theo hướng tây xấp xỉ sáu hải lư.  Ngoài một số rạn san hô bộc lộ trên mọi cạnh của băi cạn, mọi băi cạn th́ nông với các độ sâu của nước bất thường.  Rạn San Hô Tiexianlong nằm khoảng 1.5 hải lư phía tây bắc của Đảo Zhongye Island.  Độ sâu nước biển giữa rạn san hô này và Đảo Zhongye từ 4.5 mét đến 14.6 mét.  Cách khoảng 1.3 hải lư phía tây nam của rạn san hô này là Rạn San Hô Tiexianzhong Reef, và trên đỉnh của nó là một dải cát (sandbar). 362

 

(c)   Trong tập China Sea Pilot của Anh Quốc

Một rạn san hô khô ráo với một băi cát nhỏ gần trung tâm của nó, [cách] 3 ½ dặm hướng WNW (Tây Tây Bắc) [đảo Thitu Island?].  Ở giữa lối thông hành, giữa rạn san hô này và rạn san hô [cách] 1 ¼ dặm hướng ENE (Đông Đông Bắc) [đảo Thitu Island?], dẫn vào một hồ nước mặn, có một băi cạn. 363

(d)          Trong tập Sailing Directions của Hoa Kỳ:

 

Các Rạn San Hô Phía Tây (W Reefs) của Đảo Thitu Island được bao gồm bởi vài rạn san hô khô ráo và các mảng băi cạn.  Một băi cát nhỏ nằm trên một trong các rạn san hô khô ráo này ở khoảng 3.5 dặm phía Tây của ḥn đảo. 364

 

373. Liên quan đến ảnh chụp bằng vệ tinh, Phiên Ṭa vẫn không bị thuyết phục rằng các kết luận đáng tin cậy có thể được rút ra từ phép đo độ sâu của nước biển tiếp nhận từ vệ tinh của Công Ty EOMAP.  Hơn nữa, trái với một tảng đá hay tảng san hô, điều khả dĩ là một băi cát nhỏ có thể bị phân tán bởi tác động của băo và biến thể tại cùng vị trí sau một tḥi gian ngắn.  Sự vắng bóng một băi cát nhỏ ở một thời điểm cá biệt chính v́ thế không phải là bằng chứng quyết đoán cho sự vắng mặt của một địa h́nh lúc thủy triều lên cao.  Trong trường hợp này, Phiên Ṭa xét thấy rằng bằng chứng lịch sử mạnh mẽ về một băi cát nhỏ trên các rạn san hô phía tây Thitu sẽ ưu thắng, ngay dù sự hiện diện của Băi Cát Sandy Cay này xảy ra từng chập, lúc có lúc không trong thời gian.  Bởi Rạn San Hô Subi Reef nằm trong phạm vi 12 hải lư của rạn san hô trên đó Sandy Cay tọa lạc, nó có thể dùng làm một điểm cơ sở (baspoint) cho lănh hải của băi cát Sandy Cay.  Tuy nhiên, Phiên Ṭa cũng ghi nhận rằng ngay dù không có một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao tại vị trí của Sandy Cay, Rạn San Hô Subi Reef sẽ nằm trong phạm vi lănh hải của Thitu khi được nới dài bởi các điểm cơ sở trên các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp của các rạn san hô phía tây của ḥn đảo.  Do đó, tầm quan trọng của Sandy Cay đối với t́nh trạng pháp lư của Rạn San Hô Subi Reef ở mức tối thiểu.

 

ix.                Rạn San Hô Mischief Reef

 

374.   Rạn San Hô Mischief Reef được khảo sát lần đầu tiên trong thập niên 1930, khi nó được xem là có sự quan tâm đặc biệt như một căn cứ khả dĩ cho các thủy phi cơ (flying boats) trong trường hợp chiến tranh.  Tàu HMS Herald đă khảo sát rạn san hô trong năm 1933 và đă lập ra một hải đồ trung thực với tỷ lệ xích 1:50,000 cho thấy không có dấu hiệu về bất kỳ băi đá hay địa h́nh nào ở trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao.  Hải đồ trung thực chi tiết của địa h́nh được in lại làm H́nh 10 trên trang 171 bên dưới.  Tàu HMS Herald cũng đă truyền đi sự mô tả rạn san hô năm 1933 như sau:

Một rạn san hô h́nh trái xoan dài khoảng 4 ½ dặm 1000 [? kinh tuyến], và rộng 3 ½ dặm, với một mũi trên cạnh phía nam.

Rạn san hô này bị ngập sóng lúc Thủy Triều Phụt Nước Ở Mực Thấp (Low Water Springs), và đỉnh nhô lên cao với các tảng đá khô ráo vào khoảng 2 bộ Anh.  Tuy nhiên có một tảng đá khô ráo cao 5 bộ Anh, tọa lạc tại 0540 [? kinh tuyến], cách South Point 1.3 dặm.

Nơi Trú Náu Rất Tốt được cung cấp tại hồ nước mặn mà rạn san hô gồm chứa, và các thuyền có thể hoạt động tương đối thoải mái bất kể một sức gió cấp 4.  Độ sâu trung b́nh trong hồ nước vào khoảng 4 sải (fathom), nhưng các điểm nguy hiểm chỉ hiện ra rơ ràng tại nửa phía nam, phần c̣n lại có vài mảng san hô hoặc khô ráo lúc Nước Xuống Thấp (Low Water) hay có ít hơn 6 bộ Anh nước trên chúng.

       Có ba lối vào hồ nước, một ở cạnh S.W. (Tây Nam) và hai ở phía nam.  Các lối này được đặt tên là LỐI VÀO TÂY NAM, LỐI VÀO PHÍA NAM, VÀ LUỒNG TĂU CHẠY.

(a)    LỐI VÀO TÂY NAM rộng khoảng 0.3 tầm (cable) và dài 2.2 tầm, với các độ sâu 5 sải ở giữa.  Tuy nhiên nó trở nên hoàn toàn vô dụng cho bất kỳ tàu nào ngoại trừ các thuyền nhỏ đi theo một dải san hô nằm cắt ngang bên trong lối vào, ṿng quanh nó chỉ có một luồng hẹp và khúc khuỷu mỗi bên.

 

(b)   LỐI VÀO PHÍA NAM rộng vào khoảng ½ tầm và có các độ sâu hơn 10 sải trong nó.  Nó gần như thẳng hàng, và dài chỉ vào khoảng 1 ½ tầm.  Giống như đối với hai lối vào khác, có một luồng thủy triều mạnh lúc nước lên hay rút xuống, và khi luồng chảy này được khảo sát, ngay vào Các Tuần Triều Xuống Thấp (Neap Tides), cũng có một thủy triều ở tốc độ 1 ½ knot (hải lư) chạy theo hướng Tây Nam ở phao giữa ḍng.

 

Tôi đă khảo sát lối vào này từ một chiếc cầu ở khoảng cách nửa tầm và mặc dù tôi có ư kiến rằng tôi có thể đi theo tàu “HERALD” một cách an toàn vào trong hồ, tôi đă không xem sự mạo hiểm là chính đáng khi xét đến các sự nguy hiểm được biết có hiện hữu bên trong hồ nước.  Tôi cũng không nghĩ rằng đây có thể được gọi là một lối vào thích hợp cho các tàu khu trục (destroyers), bởi có quá nhiều yếu tố cần phải được cứu xét, thí dụ, kiến thức về các rạn san hô, độ trong suốt giúp cho các cạnh của san hô có thể được nh́n thấy, thiếu nước (chảy) và không có nước, điều mà trong cuộc thăm viếng của tàu “HERALD” xảy ra với sức gió cấp 4 ngang qua lối thông hành.

  

(c)    LUỒNG TÀU CHẠY (BOAT CHANNEL), như tên của nó ám chỉ th́ rất hẹp, và khi nó vươn tới hồ nước, chỉ rộng 20 thước Anh (yards), mặc dù có độ sâu hơn 4 sải trong đó.

 

Với cái nh́n của sự kiện rằng tôi không xem bất kỳ lối vào nào là thích hợp cho các chiếc tàu có kích thước tàu khu trục, chỉ có một sự khảo sát khái quát Rạn San Hô Mischief Reef được thực hiện.

 

Một đường cơ sở được đo bởi các góc của đỉnh cột buồm giữa các phao được cắm neo tại Lối Vào Tây Nam và Luồng Tàu Chạy, và đường này được nối dài đến các phao bổ túc trong hồ nước, trong khi tảng đá khô ráo cao 5 bộ Anh (feet) trên cạnh S. E. (Đông Nam) cũng được ấn định.

 

Hồ nước và các lối vào được ḍ độ sâu bằng các chiếc thuyền, trong khi chiếc tàu lập họa đồ bên ngoài rạn san hô.  Nước sâu vươn sát tới chung quanh các rạn san hô, và tàu nghỉ làm vào buổi tối, các ngọn đèn được đặt trên hai chiếc phao.

 

Các sự ngắm sao được thu nhận để ấn định vị trí của chiếc phao được cắm neo tại giữa Lối Vào Phía Nam, được điều chỉnh bởi tầm và phương hướng từ chiếc tàu.  Các kết quả sau đây đă thu thập được: …

      

Vị trí trung b́nh của giữa Lối Vào Phía Nam do đó được chấp nhận là Vĩ Tuyến 9053’42” Bắc, Kinh Tuyến 115030’52” Đông. 365

 

375. Tàu HMS Herald sau đó đă quay trở lại Rạn San Hô Mischief Reef trong năm 1938, đă tiến vào hồ nước, và đă thực hiện thêm các sự khảo sát để ấn định các phần của hồ nước không có các sự nguy hiểm bị ch́m ngập dưới nước. 366 Cuộc khảo sát này sau đó đă được bổ túc cho sự mô tả cực kỳ chi tiết Rạn San Hô Mischief trong ấn bản năm 1944 của Hải Quân Hoàng Gia [Anh Quốc], nhan đề Sailing Directions for the Dangerous Ground. 367 Trong cùng thời kỳ này, Hải Quân Đế Quốc Nhật Bản cũng đă tích cực trong việc khảo sát Rạn San Hô Mischief Reef và lập ra một họa đồ của địa h́nh như một phần của Hải Đồ Số 525 Hải Quân Nhật Bản – Các Họa Đồ tại Ṿng Cung Đảo Phía Nam. 368 Tương tự, họa đồ cho thấy không có địa h́nh nào trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao.

 

376. Phiên Ṭa cũng ghi nhận sự mô tả Rạn San Hô Mischief Reef trong tập chỉ dẫn lái tàu của Bộ Chỉ Huy Hải Quân Trung Quốc, mô tả chỉ có các tảng đá được bộc lộ ở thủy triều nửa chừng bằng lời lẽ như sau:

Meiji Reef – Tọa lạc tại phần đông bắc của Quần Đảo Nansha, nó nằm ở hướng chính đông của Các Rạn San Hô Junzhang Reefs, và cách độ 63 hải lư Rạn San Hô Dongmen Reef.  Rạn san hô trông giống h́nh bầu dục, và nó là một ṿng cung san hô độc lập, khép kín.  Đáy san hô được bộc lộ lúc thủy triều xuống thấp và bị nhận ch́m dưới nước lúc thủy triều dâng cao.  Phần phía bắc tương đối rộng, và phần phía nam tương đối hẹp.  Có khoảng một tá tảng đá san hô trên đáy san hô có chiều cao trong khoảng từ 0.6 mét đến 1.3 mét.  Lúc thủy triều dâng nửa chừng (half tide), chúng có thể được bộc lộ.  Phần phía nam có ba cửa mở để tiến vào hồ nước.  Độ sâu của nước trong hồ là 10 mét đến 28 mét, và có hơn 50 điểm mặt bằng san hô được phô bày rải rác khắp nơi.  Để phát triển ngành đánh cá biển xa, trong năm 1994, nhà chức trách ngư nghiệp của Trung Quốc đă xây dựng các ngôi nhà sàn và các cơ sở trợ giúp hải hành trên rạn san hô này, thiết lập các văn pḥng hành chính, và tạo lập các điều kiện cho các hoạt động biển xa, sự an toàn của tàu đánh cá và sản xuất, tiếp liệu, bảo vệ gió, và các nơi buộc dây thả neo.  Các khu thả neo và khu thả neo an toàn trong phạm vi Rạn San Hô Meiji Reef tọa lạc tại phần tây nam của hồ nước.  Tại các khu vực biển nằm trong phạm vi đường nối liền năm điểm kể sau, độ sâu của biển lớn hơn 10 mét, và khu vực có thể cung cấp nơi trú náu chống lại các cơn gió mạnh cấp 10:

(1) 9°53′.1N, 115°30′.6E;

(2) 9°53′.1N, 115°31′.6E;

(3) 9°54′.2N, 115°31′.5E;

(4) 9°55′.0N, 115°30′.5E;

(5) 9°53′.6N, 115°30′.2E.369          

 

377. Bất kể sự vắng mặt của bất kỳ sự tham chiếu nào đến một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao tại Rạn San Hô Mischief Reef, Phiên Ṭa ghi nhận rằng sự đề cập đến một băi đá khô ráo với một chiều cao năm bộ Anh (feet) bên trên Thủy Triều Phụt Nước Khi Nước Xuống Thấp Trung B́nh trong sự mô tả về rạn san hô của tàu HMS Herald.  Hải Đồ Số 18500 của Trung Quốc mô tả tương tự một chiều cao một mét bên trên Mực Biển Trung B́nh tại vị trí của tảng đá đó.  Số đo này ít nhất sẽ gần sát với mực nước dâng cao ước định.  Tuy nhiên, Phiên Ṭa ghi nhận rằng không có bằng chứng trực tiếp về các t́nh trạng thủy triều ở Rạn San Hô Mischief Reed và kết luận rằng bằng chứng rơ ràng từ sự quan sát trực tiếp – đến “các băi đá khô ráo” của tàu HMS Herald và các tảng đá được bộc lộ ‘khi thủy triều dâng cao nửa chừng” trong các sự chỉ dẫn lái tàu của Trung Quốc – th́ đáng tin hơn.  Đặc biệt chiếu theo thời lượng trải qua bởi tàu HMS Herald trong việc khảo sát Rạn San Hô Mischief Reed và kiến thức về các t́nh trạng thủy triều xuất hiện trong sự mô tả kể trên, Phiên Ṭa xét thấy không thể nghĩ được rằng một tảng đá hay địa h́nh lúc thủy triều dâng cao lại có thể bị bỏ qua hay không được đề cập đến.

 

378. Do đó, Phiên Ṭa kết luận rằng Rạn San Hô Mischief Reef là một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp.

 

x.                  Băi cạn Second Thomas Shoal

 

379. Băi Cạn Second Thomas Shoal cũng được khảo sát lần đầu tiên trong thập niên 1930, mặc dù ít sâu rộng hơn Rạn San Hô Mischief Reef.  Băi Cạn Second Thomas Shoal được thăm viếng bởi tàu HMS Iroquois năm 1931. 370 Không có họa đồ trung thực chi tiết xem ra đă được lập, nhưng nó được phác họa ở tỷ lệ xích trung b́nh, không có bất kỳ dấu hiệu nào của một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao, trên họa đồ báo cáo của các hoạt động khảo sát hỗn hợp không/hải hành mà Hải Quân Hoàng Gia [Anh Quốc] đă tiến hành trong năm đó để loại trừ các sự nguy hiểm chưa được thám hiểm và các tuyến đường trên biển thông thoáng xuyên qua Quần Đảo Spratly.  Băi Cạn Second Thomas Shoal cũng được mô tả trong tập Sailing Directions for the Dangerous Ground năm 1944 của Hải Quân Hoàng Gia bằng các lời lẽ như sau:

Mỏm phía bắc của Băi Cạn Second Thomas Shoal nằm khoảng 20 dặm phía đông Rạn San Hô Mischief, rạn san hô bao gồm một hồ nước mặn có các độ sâu vào khoảng 15 sải có thể được tiếp cận đối với các tàu có tầm nước (draught) trung b́nh, từ hướng đông.  Cạnh phía đông của hồ nước có bề ngoài (appearance) [?] có độ sâu tổng quát khoảng 5 sải với một số mảng khô ráo biệt lập, các lối đi trông giống như các lối thông hành nhất được khảo sát và được nhận thấy có nhiều đá với các độ sâu khoảng 2 sải nhưng điều được xét thấy rằng một lối thông hành khả dĩ hải hành có thể hiện hữu.  Cạnh phía tây của rạn san hô th́ gần như liên tục và khô ráo; lối thông hành nhiều phần độc nhất được t́m thấy, khi khảo sát thấy không tốt.  Có hai hay ba tảng đá lớn gần mỏm phía nam hầu như chắc chắn trông thấy được lúc nước xuống thấp.  Tàu Khảo Sát H.M. Surveying Ship IROQUOIS đă không thể t́m thấy nơi thả neo tại vùng lân cận.

 

380. Phiên Ṭa ghi nhận đặc biệt sự mô tả các tảng đá “gần như chắc chắn được nh́n thấy lúc nước xuống thấp” và xem đây là một sự chỉ dấu rằng không có tảng đá trên rạn san hô sẽ được nh́n thấy lúc nước dâng cao.  Phiên Ṭa cũng không hay biết bất kỳ bằng chứng nào gần đây hơn khiến nghĩ rằng có một địa h́nh lúc thủy triều dâng cao trên Băi Cạn Second Thomas Shoal, kể cả Hải Đồ Số 18500 của Trung Quốc hay các chỉ dẫn lái tàu của Bộ Chỉ Huy Hải Quân Trung Quốc, mô tả rạn san hô bằng các lời lẽ như sau:

Ren’ai Reef – Tọa lạc khoảng 25 hải lư tây bắc Rạn San Hô Xinyi Reef, nó là một ṿng cung san hô được bộc lộ, có chiều hướng theo trục nam bắc, với một khoảng cách độ 10 hải lư, cạnh phía bắc th́ rộng, trong khi cạnh phía nam th́ hẹp.  Nửa phía bắc của ṿng cung san hô đều được nối liền với nhau, trong khi nửa phía nam được chia thành vài khúc.  Có vài rạn san hô được phô bày một cách đơn lẻ trên ṿng cung san hô.  Nước của hồ nước bên trong ṿng cung san hô tương đối sâu, và cạnh phía nam của nó có vài điểm ra-vào.  Các tàu hơn to hơn có thể vào và ra.  Trên cạnh đông bắc, có một điểm ra-vào với độ sâu của nước là 27 mét. 372

 

381. Do đó, Phiên Ṭa kết luận rằng Băi Cạn Second Thomas Shoal là một cao điểm lúc thủy triều xuống thấp.

 

(d)   Kết luận

 

382. Dựa vào các sự cứu xét phác họa ở trên, Phiên Ṭa đă đạt đến các kết luận kể sau về t́nh trạng pháp lư của các địa h́nh tại Biển Nam Trung Hoa.  Các địa h́nh kể sau bao gồm, hay trong t́nh trạng tự nhiên của nó có bao gồm, các băi đá hay băi cát nhỏ vẫn ở trên mặt nước lúc thủy triều dâng cao và do đó là các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao: (a) Scarborough Shoal, (b) Cuarteron Reef, (c) Fiery Cross Reef, (d) Johnson Reef, (e) McKennan Reef, và (f) Gaven Reef (North).

 

383. Các địa h́nh kể sau, hay trong t́nh trạng tự nhiên, được bộc lộ lúc thủy triều xuống thấp và bị nhận ch́m dưới nước lúc thủy triều dâng cao và do đó, là các cao điểm lúc thủy triều xuống thấp: (a) Hughes Reef, (b) Gaven Reef (South), (c) Subi Reef, (d) Mischief Reef, (e) Second Thomas Shoal.

 

384. Phiên Ṭa ghi nhận bổ túc rằng Rạn San Hô Hughes Reef nằm trong phạm vi 12 hải lư của các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao trên Rạn San Hô McKennan Reef và Đảo Sin Cowe Island, Gaven Reef (South) nằm trong phạm vi 12 hải lư của các địa h́nh lúc thủy triều dâng cao tại Rạn San Hô Gaven Reef (North), và Đảo Mamyit Island, và rằng Rạn San Hô Subi Reef nằm trong phạm vi 12 hải lư của địa h́nh lúc thủy triều dâng cao của Băi Cát Sandy Cay trên các rạn san hô phía tây của Thitu.

 

***

H́nh 9: Rạn San Hô Subi Reef và Băi Cát Sandy Cay trên Các Rạn San Hô Thitu Reefs

Subi Reef: Khảo sát bởi tàu HMS Rifleman (1867)

(không vẽ một địa h́nh khi nước dâng cao nào)

Thitu Reefs: Khảo sát bởi tàu HMS Rifleman (1867)

(vẽ băi cát nhỏ trên rạn san hô phía tây của Thitu, nằm trong 12 hải lư của Subi Reef)

***

 

H́nh 10: Mischief Reef

Khảo sát bơi/ tàu HMS Herald (1933)

(vẽ đá khô ráo cao đến 5 bộ Anh ở góc Đông Nam)

  

Hải Đồ Số 525 Hải Quân Đế Quốc Nhật              Hải Đồ Số 18500 Trung Quốc

(không vẽ địa h́nh lúc nước dâng cao)        (vẽ chiều cao 1 m trên Mực Biển Trung B́nh

                                                                               tại góc Đông Nam)           

 

(c̣n tiếp)

___

 

CHÚ THÍCH

 

287. Territorial and Maritime Dispute (Nicaragua v. Colombia), Judgment, ICJ Reports 2012, trang 624 ở trang 641, đoạn 26.

 

288. International Hydrographic Organization, Hydrographic Dictionary, trang 144 (ấn bản lần thứ 5, 1994).

 

289. International Hydrographic Organization, Chart Specifications of the IHO: Medium and Large-scale Charts, Section B-300, trang 4 (2013) cung ứng tại

 <www.iho.int/iho_pubs/standard/S-4/S-4_e4.4.0_EN_Sep13.pdf >.

 

290. International Hydrographic Organization, Chart Specifications of the IHO: Medium and Large-scale Charts, Section B-300, trang 4 (2013) cung ứng tại

 <www.iho.int/iho_pubs/standard/S-4/S-4_e4.4.0_EN_Sep13.pdf >.

 

291. Điều Trần Về Thẩm Quyền Tài Phán Tr. (Ngày 1), trang 85.

 

292 Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân cho Các Câu Hỏi của Phiên Ṭa ngày 13 Tháng Bẩy 2015 Questions, các trang 23-30 (23 Tháng Bẩy 2015) (từ giờ về sau gọi tắt là “Phúc Đáp Bằng Văn Bản Của Phi Luật Tân (23 Tháng Bẩy 2015)”).

 

293. Xem, thí dụ, Chart No. 4803 (Scarborough Shoal) (2006) (Phụ Lục NC32); Chart No. 4723 (Kalayaan Island Group) (2008) (Phụ Lục NC33).

 

294. Xem Thư từ Hội Đồng Nhà Nước Trung Quốc gửi Pḥng Vẽ Bản Đồ Quốc Gia, 16 Tháng Năm 1987, cung ứng tại

<www.gov.cn/xxgk/pub/govpublic/mrlm/201103/t20110330_63783.html>;National Bureau of Surveying and Mapping, “State Height” cung ứng tại

 <www.sbsm.gov.cn/zszygx/hzzs/chkp/ddcl/201001/t20100115_83615.shtml>.

 

295. Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, Symbols Identifying Direction Used on Chinese Charts (2006) (Phụ Lục 231).

 

296. Xem Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, Chart No. 18400 (Zhenghe Qunjiao to Yongshu Jiao) (2005) (Phụ Lục NC17); Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, Chart No. 18600 (Yinqing Qunjiao to Nanwei Tan) (2012) (Phụ Lục NC24); Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, Chart No. 18100 (Shuangzi Qunjiao to Zhenghe Quojiao) (2013) (Phụ Lục NC25); Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, Chart No. 18300 (Yongshu Jiao to Yinqing Qunjiao) (2013) (Phụ Lục NC27).

 

297. Xem Letter from Commander Ward, HMS Rifleman, to the Hydrographer of the Admiralty (29 Tháng Bẩy 1864).

 

298. HMS Iroquois, Sailing Directions to accompany Chart of North Danger Reef.

 

299. Trong thuật ngữ thủy triều, biên độ (amplitude) bằng nửa tầm hạn của phần tử điều ḥa (harmonic constituent). Xem International Hydrographic Office, Hydrographic Dictionary, Part I, Vol. I, ở trang 11 (ấ.n bản lần thứ 5, 1994).   Tầm hạn thủy triều (tidal range) là số sai biệt trong chiều cao giữa thủy triều dâng cao và thủy triều xuống thấp.  Biên độ thủy triều (tidal amplitude) là số sai biệt trong chiều cao giữa thủy triều dâng cao (hay thủy triều xuống thấp) với mức độ của thủy triều trung b́nh.  Nói cách khác, biên độ bằng phân nửa tầm hạn thủy triều.

 

300. Admiralty Hydrographic Office, China Sea Directory, Vol. II, trang 71 (ấn bản lần thứ nhất, 1868); Admiralty Hydrographic Department, China Sea Pilot, Vol. I, trang 120 (ấn bản lần thứ nhất, 1937).

 

301. Survey fair chart of Spratly Island and Amboyna Cay, UKHO Ref. D7446 (1864).

 

302. Survey fair chart of North Danger Reef, UKHO Ref. E1207 (1926).

 

303. Hải đồ đi biển hợp lư cho thấy độ dâng cao trung b́nh của Thủy Triều Dâng Cao Hơn Nữa (higher High Tide) là 5 bộ Anh (feet), nhưng các sự tham chiếu độ sâu có số lượng là 3.5 bộ Anh (feet) dưới mức thủy triều trung b́nh (mean tide level).  Do đó, biên độ giữa Thủy Triều Dân Cao Hơn Nữa với Thủy Triều Xuống Thấp Hơn Nữa sẽ là 3 bộ Anh (feet).

 

304. Xem, thí dụ, Royal Navy Fleet Chart F6064: Reefs in South China Sea (Northern Portion) (1966).

305. Imperial Japanese Navy, Chart No. 521: North Danger Reef (1938); Imperial Japanese Navy, Chart No. 521: Tizard Bank (1938).

 

306. C. Schofield, J.R.V. Prescott & R. van der Poll, An Appraisal of the Geographical Characteristics and Status of Certain Insular Features in the South China Sea, trang 7 (Tháng Ba 2015) (Phụ Lục 513) (từ giờ về sau gọi tắt là Báo Cáo Schofield”). Giới chức trách được trịch dẫn bởi Báo Cáo Schofield cho đề xuất này c̣n nói thêm, trên căn bản các dữ liệu thủy triều duyên hải của Phi Luật Tân và Mă Lai rằng: Các thủy triều tại Biển Nam Trung Hoa nằm trong số phức tạp nhất của thế giới.  Ngoài một độ sâu, các vũng, vịnh và eo biển thay đổi, hệ thống lưu hành đại dương tại Biển Nam Trung Hoa bang ngang đường xích đạo.  Các tính chất khác thường này đưa đến, tại một số địa điểm, một khuôn mẫu cả ngày [diurnal: 24 tiếng đồng hồ, ND] và nửa ngày thay đổi của chu kỳ thủy triều trong mỗi năm hay ngay cả trong ṿng một tháng (một chu kỳ mặt trăng) và không đồng nhất về mặt đia dư.  Phía tây của lưu vực thường bị khống chế bởi chu kỳ thủy triều nửa ngày (semidiurnal), trong khi phía đông th́ hỗn tạp hơn.  Tầm hạn thủy triều cũng biến đổi từ gần như từ số 0 đến số được tiên đoán 2 mét trong suốt thời kỳ thủy triều mùa xuân tại phần phía bắc của Quần Đảo Spratly.  Y. Lyons, “Prospects for Satellite Imagery of Insular Features and Surrounding Marine Habitats in the South China Sea,” Marine Policy, Vol. 45, trang 146 at các trang 150-151 (2014).

 

307. Phán Quyết Về Thẩm Quyền Tài Phán, các đoạn 401, 403.

308. Xem Báo Cáo Schofield, các trang 12-13.

 

309. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 25.

 

310. Các khả năng kỹ thuật của nhiều loại vệ tinh Landsat khác nhau được tŕnh bày trong tập cẩm nang Landsat 8 Data Users Handbook, trang 3, cung ứng tại

 <landsat.usgs.gov/documents/Landsat8DataUsersHandbook.pdf>.

 

311. Các khả năng kỹ thuật của các vệ tinh Worldview được tŕnh bày trong tập Digital Globe Standard Imagery Data Sheet, cung ứng tại

 <dg-cms-uploads-production.s3.amazonaws.com/uploads/document/file/21/ StandardImagery_DS_10-14_forWeb.pdf>.

 

312. Thông tin địa du về Các Rạn San Hô Thitu Reefs, trang 5 (Phụ Lục 856).

 

313. Điều Trần về Nội Dung (Ngày 4), các trang 54-55.

314. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 35.

315. D. Hancox & V. Prescott, “A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys Amongst Those Islands,” IBRU Maritime Briefing, Vol. 1, No. 6, trang 40 (1995) (Phụ Lục 256); D. Hancox & V. Prescott, Secret Hydrographic Surveys in the Spratly Islands, các trang 154-155 (1999).

 

316. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 38.

 

317. Territorial and Maritime Dispute (Nicaragua v. Colombia), Judgment, ICJ Reports 2012, trang 624 ở trang 644, đoạn 35.

 

318. Xem Thư của Tư Lệnh Reed (đang nghỉ dưỡng sức) gửi Nhà Thủy Văn Học của Bộ Hải Quân (26 Tháng Ba 1865); Thư của Tư Lệnh Reed, HMS Rifleman, gửi Nhà Thủy Văn Học của Bộ Hải Quân (19 Tháng Sáu 1868).

 

319. HMS Iroquois, Sailing Directions to accompany Chart of North Danger; HMS Herald, Corrections to Sailing Directions for Spratly Island, Amboyna Cay, and Fiery Cross Reef, UKHO Ref. H3853/1936; HMS Herald, Amendments to Sailing Directions for West York, Nanshan, Flat Island, and Mischief Reef, UKHO Ref. H3911/1938.

 

320. Xem, thí dụ, Philippines Chart No. 4803 (Scarborough Shoal) (2006) (Phụ Lục NC32); British Admiralty Chart No. 3489 (Manila to Hong Kong) (1998) (Phụ Lục NC46).

 

321. Philippine National Mapping and Resource Information Agency, Philippine Coast Pilot (ấn bản lần thứ 6, 1995) (Phụ Lục 230); United States National Geospatial-Intelligence Agency, Pub. 161 Sailing Directions (Enroute), South China Sea and the Gulf of Thailand, trang 7 (ấn bản lần thứ 13, 2011) (Phụ Lục 233); United Kingdom Hydrographic Office, Admiralty Sailing Directions: China Sea Pilot (NP31), Vol. 2, trang 68 (ấn bản lần thứ 10, 2012) (Phụ Lục 235).

 

322. Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, China Sailing Directions: South China Sea (A103), trang 172 (2011) (Phụ Lục 232(bis)).

 

323. Xem Admiralty Hydrographic Office, China Sea Directory, Vol. II, trang 68 (ấn bản lần thứ 1, 1868).

 

324. China Sea Pilot, Vol. I, trang 123 (ấn bản lần thứ 2, 1951).

 

325. United Kingdom Hydrographic Office, Admiralty Sailing Directions: China Sea Pilot (NP31), Vol. 2, trang 65 (ấn bản lần thứ 10, 2012) (Phụ Lục 235).

 

326. United States National Geospatial-Intelligence Agency, Pub. 161 Sailing Directions (Enroute), South China Sea and the Gulf of Thailand, trang 13 (ấn bản lần thứ 13, 2011) (Phụ Lục 233).

 

327. Japan Coast Guard, Document No. 204: South China Sea and Malacca Strait Pilot trang 26 (Tháng Ba 2011) (Phụ Lục 234).

 

328. Philippine National Mapping and Resource Information Agency, Philippine Coast Pilot, trang 16-72 (ấn bản lần thứ 6, 1995) (Phụ Lục 230).

 

329. Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, China Sailing Directions: South China Sea (A103), trang 178 (2011) (Phụ Lục 232(bis)).

 

330. Admiralty Hydrographic Office, China Sea Directory, Vol. II, trang 68 (ấn bản lần thứ 1, 1868).

 

331. HMS Herald, Corrections to Sailing Directions for Spratly Island, Amboyna Cay, and Fiery Cross Reef, UKHO Jacket H3853/1936.

 

332. China Sea Pilot, Vol. I, các trang 123-124 (ấn bản lần thứ 2, 1951).

 

333. United Kingdom Hydrographic Office, Admiralty Sailing Directions: China Sea Pilot (NP31), Vol. 2, trang 65 (ấn bản lần thứ 10, 2012) (Phụ Lục 235).

 

334. United States National Geospatial-Intelligence Agency, Pub. 161 Sailing Directions (Enroute), South China Sea and the Gulf of Thailand, trang 13 (13th ấn bản lần thứ 13, 2011) (Phụ Lục 233).

 

335. Philippine National Mapping and Resource Information Agency, Philippine Coast Pilot, trang 16-72 (ấn bản lần thứ 6, 1995).

 

336. Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, China Sailing Directions: South China Sea (A103), trang 178 (2011) (Phụ Lục 232(bis)).

 

337. Báo Cáo Schofield, trang 66.

338. U.S. Navy Hydrographic Office, Notes and Sailing Directions: Dangerous Ground in China Sea, các trang 4-5 (1937).

 

339. United States National Geospatial-Intelligence Agency, Pub. 161 Sailing Directions (Enroute), South China Sea and the Gulf of Thailand, trang 11 (ấn bản lần thứ 13, 2011) (Phụ Lục 233).

 

340. Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, China Sailing Directions: South China Sea (A103), trang 178 (2011) (Phụ Lục 232(bis)).

 

341. Hải đồ đi biển Union Bank từ Bản Đồ số 5657, Văn Pḥng Thủy Văn Hoa Kỳ được in lại (và đánh số sai là Bản Đồ 5667) trong sách của D. Hancox và V. Prescott, Secret Hydrographic Surveys in the Spratly Islands, trang 215 (1999).

 

342. United Kingdom Hydrographic Office, Admiralty Sailing Directions: China Sea Pilot (NP31), Vol. 2, trang 63 (ấn bản lần thứ 10, 2012) (Phụ Lục 235).

 

343. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 30.

344. Hải đồ đi biển Union Bank từ Bản Đồ số 5657, Văn Pḥng Thủy Văn Hoa Kỳ được in lại (và đánh số sai là Bản Đồ 5667) trong sách của D. Hancox và V. Prescott, Secret Hydrographic Surveys in the Spratly Islands, trang 215 (1999).

 

345. Điều Trần Về Nội Dung (Ngày 2), trang 30.

 

346. Xem D. Hancox & V. Prescott, Secret Hydrographic Surveys in the Spratly Islands, các trang 154-155 (1999).

347. Admiralty Hydrographic Office, China Sea Directory, Vol. II, trang 71 (ấn bản lần thứ 1, 1868).

 

348. Admiralty Hydrographic Department, China Sea Pilot, Vol. I, trang 125 (ấn bản lần thứ 2, 1951).

 

349. Admiralty Hydrographic Department, China Sea Pilot, Vol. I, các trang 110-111 (ấn bản lần thứ 3, 1964).

 

350. Imperial Japanese Navy, Chart No. 523: Tizard Bank (1938).

351. Bản dịch sang tiếng Anh tập Pilot for Taiwan and the South-West Islands bằng tiếng Nhật, Vol. V, trang 243 (ấn bản Tháng Ba 1941), “Sailing Directions for Shinnan Guntao,” UKHO Ref. H019893/1944.

 

352. United States National Geospatial-Intelligence Agency, Pub. 161 Sailing Directions (Enroute), South China Sea and the Gulf of Thailand, trang 9 (ấn bản lần thứ 13, 2011) (Phụ Lục 233).

 

353. Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, China Sailing Directions: South China Sea (A103), trang 177 (2011) (Phụ Lục 232(bis)).

 

354. Xem D. Hancox & V. Prescott, Secret Hydrographic Surveys in the Spratly Islands, các trang 154-155 (1999).

355. Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, China Sailing Directions: South China Sea (A103), trang 177 (2011) (Phụ Lục 232(bis)) (bản phiên dịch đă được kiểu chính).

 

356. Admiralty Hydrographic Office, China Sea Directory, Vol. II, trang 72 (ấn bản lần thứ 1, 1868).

 

357. D. Hancox & V. Prescott, Secret Hydrographic Surveys in the Spratly Islands, trang 38 (1999).

358. BA Chart 1201 B8 (2000).

 

359. Điều Trần về Nội Dung (Ngày 4), trang 62.

 

360. D. Hancox & V. Prescott, “A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys Amongst Those Islands,” IBRU Maritime Briefing, Vol. 1, No. 6, trang 40 (1995) (Phụ Lục 256).

 

361. Philippine National Mapping and Resource Information Agency, Philippine Coast Pilot, trang 16-74 (ấn bản lần thứ 6, 1995) (Phụ Lục 230).

 

362. Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, China Sailing Directions: South China Sea (A103), trang 176 (2011) (Phụ Lục 232(bis)).

 

363. United Kingdom Hydrographic Office, Admiralty Sailing Directions: China Sea Pilot (NP31), Vol. 2, trang 66 (ấn bản lần thứ 10, 2012) (Phụ Lục 235).

 

364. United States National Geospatial-Intelligence Agency, Pub. 161 Sailing Directions (Enroute), South China Sea and the Gulf of Thailand, trang 9 (ấn bản lần thứ 13, 2011) (Phụ Lục 233).

 

365. HMS Herald, Report of visit to Mischief Reef, UKHO Ref. H3331/1933.

 

366. Sailing Direction for the Dangerous Ground, UKHO Ref. HD384 (ấn bản năm1944).

 

367. Sailing Direction for the Dangerous Ground, UKHO Ref. HD384, các trang 5-6 (ấn bản năm 1944).

 

368. Imperial Japanese Navy, Chart No. 525.

 

369. Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, China Sailing Directions: South China Sea (A103), trang 177 (2011) (Phụ Lục 232(bis)).

 

370. Xem D. Hancox & V. Prescott, Secret Hydrographic Surveys in the Spratly Islands, trang 61 (1999).

 

371. Sailing Direction for the Dangerous Ground, UKHO Ref. HD384, trang 6 (ấn bản năm 1944).

372. Navigation Guarantee Department of the Chinese Navy Headquarters, China Sailing Directions: South China Sea (A103), trang 180 (2011) (Phụ Lục 232(bis)).

 

 

Nguồn: Arbitral Tribunal: Judge Thomas A. Mensah (Presiding Arbitrator), Judge Jean-Pierre Cot, Judge Stanislaw Pawlak, Professor Alfred H.A. Soons, Judge Rudiger Wolfrum, Permanent Court of Arbitration, PCA Case No 2013-19, IN THE MATTER OF THE SOUTH CHINA SEA ARBITRATION –before- AN ARBITRAL TRIBUNAL CONSTITUTED UNDER ANNAX VII TO THE 1982 UNITED NATIONS CONVENTION ON THE LAW OF THE SEA –between- THE REPUBLIC OF THE PHILIPPINES –and- THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA : AWARD OF 12 JULY 2016, PART V. The “Nine-Dash Line” And China’s Claim To Historic Rights In The Maritime Areas Of The South China Sea (Submissions No. 1 and 2), các trang 67-117

 

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

22.08.2016

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2016