Lănh Sự Horace Remillard,
Sàig̣n, Nam Kỳ (Cochin China)
Phần Bổ Túc
BÁO CÁO THƯƠNG MẠI
BÁO CÁO MẬU DỊCH VÀ LĂNH SỰ HÀNG NGÀY
ẤN HÀNH BỞI
PH̉NG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ QUỐC NỘI
BỘ THƯƠNG MẠI HOA KỲ,
WASHINGTON, D. C.
Ấn Phẩm Thường Niên Số 54a 10 Tháng Tư, 1918
*****
(kỳ 3)
Ngô Bắc dịch
Lời Người Dịch
Dưới đây là bản dịch ba Phần Bổ Túc Các Báo Cáo Thương Mại của Lănh Sự Hoa Kỳ tại Sàig̣n được ấn hành bởi Bộ Thương Mại Hoa Kỳ, trong các năm 1915, 1917 và 1918. Ba văn bản này mang lại các con số thống kê chính xác và hữu ích, phản ảnh các lănh vực hoạt động kinh tế và ngoại thương chính yếu của Việt Nam gần 100 năm trước đây, trong thời Thế Chiến I 1914-1918.
Hai bản văn năm 1915 và 1917 được soạn thảo bởi Lawrence Palmer Briggs, Lănh Sự của Hoa Kỳ tại Sàig̣n trong thời gian đó, và bản văn năm 1918 được soạn thảo bởi Horace Remillard, người kế nhiệm làm Lănh Sự Hoa Kỳ tại Sàig̣n từ năm 1917 đến 1919. Tiểu sử ngắn gọn về hai tác giả này được ghi lại trước bài viết liên hệ.
***
Remillard, Horace -- Sinh tại Roxbury (nay là một phần của thành phố Boston, Quận Suffolk, tiểu bang Massachusetts ngày 5 Tháng Tám, 1885. Ông tốt nghiệp Harvard University (Cử Nhân), 1909; đă từng là biên tập quyển hướng dẫn nghỉ hè của Harvard University và phiên dịch quyển “le Nouveau Cynée”. Ông đă được bổ nhiêm, sau kỳ khảo thí (5 Tháng Năm 1909), làm Học Viên Thông Dịch tại Trung Hoa 2 Tháng Sáu, 1909; Phụ tá Tổng Lănh Sự tại Hán Khẩu 10 Tháng Một, 1912; cũng được bổ làm Thông Dịch Viên, 15 Tháng Mười, 1912; Phó và Phụ Tá Tổng Lănh Sự tại Hán Khẩu, 21 Tháng Bảy, 1913; Phó và Phụ Tá Tổng Lănh Sự và Thông Dịch Viên tại Thiên Tân, 17 Tháng Ba, 1914; Phó và Phụ Tá Tổng Lănh Sự và Thông Dịch Viên tại Hán Khẩu, 6 Tháng Hai, 1915; Phó Lănh Sự và Thông Dịch Viên tại Phúc Châu, 19 Tháng Bảy, 1916; Phó Lănh Sự và Thông Dịch Viên tại Sán Đầu (Swatow), Quảng Đông, 6 Tháng Chín, 1916; Lănh Sự hạng chín, 16 Tháng Tư, 1917; được bổ nhiệm đến Sàig̣n 21 Tháng Tư, 1917; được thăng trật Lănh Sự hạng tám ngày 14 Tháng chín, 1917; đại biện lâm tḥi tại Batavia 1919; được thăng Lănh Sự hạng sáu, 5 Tháng Chín, 1919; được bổ nhiệm đến Huelva, 1 Tháng Bảy, 1920; tại Rome, 1924; Tangier, 1926-29; Port Said, 1931-38.
***
ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP
TRUNG KỲ
Soạn Thảo Bởi
Lănh Sự Horace Remillard, Sàig̣n, 26 Tháng Một
Hải cảng Đà Nẵng là cửa ngơ chính yếu cho các sản phẩm của Trung Kỳ, mặc dù ba tỉnh phía bắc của phần đất bảo hộ này xuất cảng từ Hải Pḥng, và hậu quả thuộc về Bắc Kỳ về mặt quan thuế. Các hải cảng nhỏ khác là Qui Nhơn, Đồng Hới, và Phan Thiết.
Hải Cảng Đà Nẵng
Ngoại Thương Của An Nam –
Mậu Dịch Duyên Hải
Các t́nh trạng thương mại tại Trung Kỳ, theo các thống kê mới được cung cấp gần đây, tiếp tục bất lợi: các cơ sở hải vận không thích đáng, giá biểu chuyên chở cao một cách bất thường; giá cả sản phẩm lên cao ở hải ngoại, mậu dịch nhập cảng đương nhiên nhỏ hơn về khối lượng, mặc dù có lên cao đôi chút về trị giá, và các số xuất cảng chính yếu của Trung Kỳ phải chịu một giá thấp trên thị trường ngoại quốc với giá biểu kim loại bạc lên cao, khiến nó khó t́m được khách mua. Các trị giá gộp và thuần (tịnh) của mậu dịch vẫn tiếp tục thấp kém so với các trị giá thời trước chiến tranh.
Các số nhập cảng sụt giảm từ $1,102,440 trong năm 1914 xuống $721,123 năm 1915, nhưng gia tăng chút ít năm 1916, lên đến $811,643. Các số xuất cảng có trị giá là $2,148,306 năm 1914, $1,967,696 năm 1915, và $1,985,922 năm 1916.
Sự gia tăng $90,520 trong trị giá hàng nhập cảng nằm trong phạm vi tương ứngvới giá cả hàng hóa cao hơn khắp thế giới. Trị giá các số xuất cảng trong năm 1916 có độ cùng trị giá của năm 1915. Tổng số trọng lượng các hàng nhập cảng độ 10,033,973 cân Anh (pounds) và của số xuất cảng là 31,157,366 cân Anh. Trong số nhập cảng, có 1,628,421 cân Ạnh, trị giá $323,541, là nhận từ Pháp và 8,375,522 cân Anh, trị giá $488,102, từ các nước khác; trong số xuất cảng, có 11,285,519 cân Anh, trị giá $1,248,502, đến các nước ngoài.
Trong khi thương mại của Đà Nẵng phần lớn là các sản phẩm cồng kềnh chỉ có ít giá trị so sánh với khối lượng của chúng, và trong khi ít tàu cập bến cảng này, phần lớn mậu dịch diễn ra dọc theo duyên hải. Trị giá hàng hóa nhập cảng từ các miền khác nhau của Đông Dương lên tới $3,095,181, như sau: từ Nam Kỳ, $105,654; từ Bắc Kỳ, $849,316, và từ các hải cảng khác của Trung Kỳ, $2,140,211. Các sản phẩm này bao gồm gạo, thóc, diêm, vải bông, và các mặt hàng khác trong được liệt kê riêng biệt trong các tờ khai quan thuế tại Đà Nẵng. Trị giá hàng hóa xuất cảng đến các phần khác của Đông Dương lên toi=’ $1,544,560, phân chia như sau; từ [? đến] Bắc Kỳ, $357,117; từ [?đên] Nam Kỳ, $384,113, và từ [?đến] các hải cảng khác của Trung Kỳ, $803,330. Các chuyến hàng này bao gồm chính yếu các hạt cau, đường mía bản xứ, quế, than đá, lụa sống, và da sống.
Các Mặt Hàng Hàng Đầu Của Số Nhập Cảng
Bảng dưới đây đưa ra trị giá của một số các mặt hàng chính yếu được nhập cảng vào Trung Kỳ từ mọi nước trong các năm 1915 và 1916:
Mặt Hàng 1915 1916
Dầu hỏa $100,172 $130,930
Giấy và sản phẩm từ giấy 104,464 63,664
Cuộn vải bông 105,715 62,850
Đồ gốm và đồ sứ 30,198 26,845
Dược phẩm 18,908 10,860
Pháo 8,213
Trà 7,554
Hương (nhang) 5,213
Dầu hỏa là mặt hàng đơn độc lớn nhất đă tiếp nhận và có trị giá tới $130,930, gia tăng $30,218 trên ngạch số năm 1915. Trên 50 phần trăm số dầu hỏa được bán ra là của Mỹ. Nhu cầu có tỷ lệ lớn so với dân số, là v́ sự kiện rằng kerosene (dầu lửa, dầu hôi) là phương tiện thắp sáng các trung tâm chính yếu của Trung Kỳ, trái với sự sử dụng điện lực tại Bắc Kỳ và Nam Kỳ. Giấy, được nhập cảng tới $63,664, đến chính yếu từ Trung Hoa, và phần lớn được dùng trong sự thờ phụng. Trong sự liên kết này, nên nhớ trong đầu rằng tại Hội An và các nơi khác, có các khu định cư của người Trung Hoa. Vải bông cuộn được nhập cảng tới trị giá $62,850, chính yếu từ Ấn Độ. Số nhập cảng các sản phẩm bông vải, vốn sụt giảm trong các năm gần đây, không được liệt kê thành một mục khoản riêng biệt trong các tờ khai quan thuế.
Nhà Ga Xe Hỏa Đà Nẵng
Trị Giá Các Mặt Hàng Chính Xuất Cảng Từ Trung Kỳ.
Các thống kê sau đây đưa ra trị giá các số xuất cảng chính yếu đên mọi nước từ An Nam trong các năm 1915 và 1916;
Mặt Hàng 1915 1916
Quế $472,586 $751,979
Đường mía 247,708 428,580
Trà 289,073 314,212
Da sống 98,529 86,234
Lụa $115,399 $69,662
Mây 48,180 26,661
Ḷng đỏ trứng 24,436 13,762
Chất albumen (phôi nhũ) 10,000 8,942
Quế, sản phẩm chính của Trung Kỳ về mặt thương mại, chủ yếu nằm trong tay các nhà buôn Trung Hoa, chở sang Trung Hoa và Hồng Kông. Trong năm 1916, 854,206 cân Anh đà được chở đi, trong đó 144,353 cân Anh là vỏ quế loại lớn và 709,853 cân Anh thuộc loại nhỏ. Trị giá được ước lượng là $751,979, hay $379,118 cho loại lớn và $372,861 cho vỏ quế loại nhỏ. Sản phẩm này có được từ miền trung và miền bắc Trung Kỳ. Đặc biệt tại Trung Hoa, loại vỏ lớn được tán thưởng cho mục đích y khoa; tuy nhiên, Âu Châu vẫn tiếp tục ưu tiên sử dụng sản phẩm của Tích Lan (Ceylon).
Trong năm 1916, 15,560,630 cân Anh đường mía đă được xuất cảng ra hải ngoại từ Đà Nẵng, 8,230,221 cân Anh sang Pháp quốc và 7,330,409 cân Anh đến các nước ngoài khác. Số xuất cảng sang Pháp có trị giá $235,956; và số xuất cảng sang các nước khác có trị giá $192,624, làm thành trị giá tổng cộng là $428,580. Các chuyến hàng sang Pháp bao gồm 3,707,908 cân đường nâu và 4,520,424 cân đường trắng; gần như mọi chuyến hàng đến các nước khác đều là đường nâu. Số thu hoạch mía năm 1916 th́ tuyệt hảo, và giá cả có được th́ cao. Ngành này tập trung chính yếu quanh Quảng Ngăi [nguyên bản ghi là Quang-Nghae, chú của người dịch], tại Trung Kỳ.
Trà thường được chở sang Pháp hay đến các hải cảng khác của Đông Dương. Trong năm 1916, 1,794,591 cân Anh được xuất cảng sang mẫu quốc, gia tăng 25,139 cân Anh trên số lượng của năm 1915. Có vẻ là nhu cầu này sẽ không sụt giảm trong tương lai gần, bởi trà này được yêu cầu bởi người gốc Đông Dương có mặt tại Pháp. Vùng Tam Kỳ tại miền trung Trung Kỳ là địa hạt sản xuất chính. Vùng này, cùng với Bắc Kỳ, phải thỏa măn một nhu cầu lớn ở hải ngoại và chắc chắn sẽ làm được như thế khi các cơ xưởng của nó được thiết trí bằng máy móc hiện đại để chế biến trà.
BẮC KỲ
Hải Pḥng, tọa lạc tại cửa sông Hồng, cửa ngỏ cho toàn thể thương mại của Bắc Kỳ, một phân hạt giàu có về nông nghiệp và các tài nguyên khoáng sản. Năm 1916 đặc biệt thỏa măn theo quan điểm của doanh nhân địa phương, kẻ, mặc dù bán ra ít hơn, nhưng lại thu được nhiều tiền hơn các năm trước, nhờ ở các giá cả bị thổi phồng. Sản lượng nói chung ít hơn trừ một ít trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như các ngành hầm mỏ và bông vải, vốn được kích thích bởi chiến tranh Âu Châu. Hơn nữa, sự gia tăng sản lượng ngô và một số nông phẩm khác giảm xuống tới mức tối thiểu, bởi các giá biểu chuyên chở lên cao khiến cho việc xuất cảng không sinh lợi. Điều đang xảy ra tại Bắc Kỳ vào lúc này là một sự tái điều chỉnh theo đó một số mặt hàng và sản phẩm nào đó đang bị loại bỏ hầu tập trung vào các sản vật được yêu cầu.
Hải Cảng Hải Pḥng
Các thống kê sau đây rút ra tờ các Tờ Khai Quan thuế Hàng Hải Đông Dương mang lại số lượng và trị giá các số nhập cảng vào Bắc Kỳ trong năm 1916: từ Pháp và các thuộc địa, 11,033 tấn và $3,958,430; từ các nước khác, 40,808 tấn và $8,926,636: tổng cộng, 51,841 tấn và $12,885,066. Các số xuất cảng được phân phối như sau; đến Pháp và các thuộc địa, 10,915 tấn và $3,052,102; đến các nước khác, 242,379 tấn và $9,084,703: tổng cộng, 253,294 tấn và $12,136,805.
Các Mặt Hàng Nhập Cảng Hàng Đầu
Cho Thấy Sự Gia Tăng Về Số Lượng
Mậu dịch nhập cảng trong năm 1915 gánh chịu ảnh hưởng nặng nề cuộc chiến tranh tại Âu Châu, nhưng trong năm 1916 đă có một sự cải thiện tổng quát trong t́nh h́nh. Gần như tất cả các sản phẩm chính yếu mua từ hải ngoại đă gia tăng về số lượng, như được nh́n thấy trong bảng dưới đây:
Mặt hàng 1915 1916
Cân Anh Cân Anh
Vũ khí và đạn dược 657,412 1,178,920
Bao (bị, túi) đay 4,016,781 4,392,225
Thuốc điếu và thuốc lá 268,741 322,753
Sản phẩm bông vải
Tấm vải 972,449 2,567,698
Cuộn bông 6,951,765 6,045,451
Bột lúa ḿ 3,050,946 3,630,756
Sắt và thép 5,262,380 7,209,444
Máy móc 363,539 528,990
Thịt và thịt đóng hộp 14,320 19,824
Thuốc phiện 75,397 88,181
Giấy và sản phẩm giấy 2,542,786 2,997,371
Sản phẩm lụa 60,406 59,265
Rượu vang [a* (gallons)] 595,031 461,002
a*: 1 gallon = 3.78 lít
Thuốc điếu và thuốc lá nhập tự nhiều nguồn khác nhau. Trong năm 1916, 20,946 cân Anh thuốc lá từ Algeria và 41,442 cân Anh từ Trung Hoa đă t́m đường đến thị trường địa phương. Thuốc điếu chính yếu đến từ Algeria, 56,259 cân Anh được nhập cảng. Một số lượng nhỏ thuốc lá của Anh Quốc và Mỳ được nhập cảng từ Hồng Kông và Phi Luật Tân, và x́ gà Ḥa Lan nói chúng được ưa thích.
Mặt hàng vải tấm cấu thành một loại hàng nhập cảng quan trọng vào Bắc Kỳ, phần lớn trong đó đến từ nước Pháp.
Về số nhập cảng sắt và thép, hơn ba phần tư, hay 5,554,710 cân Anh đến từ các nước khác. Các chuyến hàng này trước đây đến từ nước Pháp, nhưng bởi chiến tranh Âu Châu, các nhà kinh doanh Đông Dương đă hướng đến các thương nghiệp Mỹ tại Trung Hoa để t́m mua các sản phẩm sắt và thép.
Nhu cầu về mọi loại máy móc gia tăng với sự phát triển kinh tế của Đông Dương. Số nhập cảng năm 1916 tổng cộng 598,990 cân Anh, bao gồm đầu máy xe hỏa, dụng cụ, máy may, máy điện, máy nông nghiệp, máy in và máy dệt.
Giấy và các sản phẩm từ giấy được nhập cảng lên tới 2,997,374 cân Anh trong năm 1916, trong đó 454,588 cân Anh vượt quá trọng lượng của năm trước. Luôn luôn có một nhu cầu lớn về các sản phẩm này tại Bắc Kỳ, bởi các cơ sở ấn loát to lớn tọa lạc tại Hà Nội, thủ phủ của Chính Quyền Đông Dương. Gần như tất cả giấy đều xuất phát từ Pháp.
Các Mặt Hàng Quan Trọng
Của Mậu Dịch Xuất Cảng
Dưới đây là số lượng của các mặt hàng hàng đầu được xuất cảng từ Bắc Kỳ trong các năm 1915 và 1916:
Mặt hàng 1915 1916
Hạt hồi hương cân Anh 164,463 143,079
Benzoin ……... như trên 16,755
Ximăng, đá xi măng tấn 38,450 48,939
Than đá ……….cân Anh 477,396 419,110
Cà phê …….. cân Anh 793,215 1,087,530
Vải cuộn, vải lẻ …cân Anh 5,711,173 6,027,596
Cá tươi, ủ muối, hun khói, và
đóng hộp ……………cân Anh 5,488,792 3,221,802
Sơn mài, que & nhựa … -nt- 218,035 202,162
Ngô …………………tấn 25,472 2,810
Dầu
- Thầu dầu … cân Anh 1,100,316 434,086
- Sơn mài ……..-nt-… 3,346,362 847,889
Gạo …………………. tấn 285,129 111,129
Trà ………………. cân Anh 151,676 186,729
Tungsten ………….. tấn 397 424
Kẽm ………………. tấn 33,335 39,403
Tổng số xuất cảng dầu hồi hương trong năm 1916, lên tới 143,079 cân Anh, đă được gửi sang Pháp, so với 163,812 cân Anh đến nước đó trong năm 1915.
Các số xuất cảng cà phê sang Pháp năm 1916 lên tới 1,079,593 cân Anh, trị giá $174,060. C̣n có số lượng bổ túc 20,728 cân Anh được chở xuống Trung Kỳ và Nam Kỳ. Sự gia tăng số xuất cảng này có thể được quy phần lớn cho quan thuế biểu được áp đặt lên cà phê ngoại quốc bởi nước Pháp, cho phép Bắc Kỳ cạnh tranh một cách thuận lợi, bất kể các giá biểu chuyên chở khổng lồ.
Số lượng ngô xuất cảng trong năm 1916 chỉ có 2,810 tấn, ít hơn năm 1915 đến 22,662 tấn. Các chuyến hàng đến các nước ngoài (Hồng Kông) chỉ hơn năm 1915 một chút (2,810 tấn so với 1,310 tấn năm 1915); do đó số sụt giảm là trong mậu dịch với Pháp, giảm mất 93.6 phần trăm.
Gạo là mặt hàng chính được xuất ra hải ngoại từ bắc Kỳ. Số xuất cảng năm 1916 về gạo và các phó sản của nó lên tới 111,129 tấn, trị giá $3,161,919, tượng trưng cho 44 phần trăm tổng số xuất cảng của Hải Pḥng về trọng lượng và 26 phần trăm về trị giá. Các chuyến hàng sang Pháp là 2,342 tấn, hay 18,534 tấn ít hơn năm 1915. Các hải cảng khác, kể cả Hồng Kông, nhận 108,787 tấn, tượng trưng cho 45 phần trăm tổng số giao dịch của Bắc Kỳ với nước ngoài.
Sự gia tăng 35,053 cân Anh trong số xuất cảng trà là do các chuyến hàng gia tăng được chở sang Pháp cho người gốc bản xứ Đông Dương.
Sản Lượng Xi Măng và Đá Vôi –
Các Số Bán Gia Tăng của Than Đá.
Bảng dưới đây đưa ra một sự tóm lược số bán tổng gộp của xi-măng và đá vôi giữa các năm 1907 đến 1916, bởi công ty La Société des Ciments Portland Artificiels de l’Indochine (một tổ hợp với số vốn 2,000,000 phật lăng), có nhà máy tại Hải Pḥng.
Nhà Máy Xi-măng Hải Pḥng
Năm Tiêu Thụ Địa Phương Trung Kỳ & Nam Kỳ Hải Ngoại Tổng Số Hàng Năm
Đá Vôi Ximăng Đá Vôi Ximăng Đá Vôi Ximăng Đá Vôi Ximăng
Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn Tấn
1907 ….. 8,564 ….. 8,825 ….. 28,690 ….. 46,079
1908 ….. 7,052 ….. 8,907 ….. 11,149 ….. 27,108
1909 ….. 7,000 ….. 10,000 ….. 18,000 ….. 35,000
1910 217 6,122 2,589 7,693 10 27,724 2,816 41,539
1911 658 8,200 4,847 6,774 26 33,535 5,531 48,509
1912 688 10,279 4,890 7,114 345 26,371 5,923 43,764
1913 734 6,533 4,505 8,096 32 35,488 5,271 50,117
1914 506 6,200 3,451 12,627 253 32,608 4,210 51,435
1915 655 8,880 2,535 21,649 76 38,450 3,266 68,979
1916 1,390 11,556 2,132 14,676 ….. 48,939 3,522 75,171
Trong năm 1916, các chuyến than đá duyên hải và ra hải ngoại của Bắc Kỳ lên tới 419,110 tấn. Ngoài ra, 247,306 tấn được tiêu thụ tại địa phương và 67,057 tấn cho các tàu hơi nước chạy bằng than. Điều này mang tổng số lên 733,473 tấn, biến năm 1916 thành năm than kỷ lục.
Pḥng Thương Mại Hải Pḥng
Bảng dưới đây được đưa ra trong báo cáo mậu dịch của Pḥng Thương Mai Hải Pḥng cho năm 1916 cho thấy tổng số bán ra của tất cả các công ty khai thác mỏ than tại Bắc Kỳ kể từ 1907:
Năm Than Bánh Than Vụn Than Cục Tổng Số
Tấn Tấn Tấn Tấn
1907 84,244 89,273 147,886 221,403
1908 86,090 97,840 169,417 353,347
1909 91,966 126,286 178,000 296,252
1910 81,684 143,893 212,085 437,662
1911 83,884 146,827 202,157 432,868
1912 99,150 163,884 217,538 480,572
1913 121,950 178,247 256,782 556,988
1914 176,768 190,343 233,826 600,937
Công Ty Than Đá Bắc Kỳ
Sự Tăng Trưởng Của Ngành Vải –
Các Số Xuất Cảng Khoáng Sản
Trong bảng dưới đây, điều được phô bày là tầm quan trọng của ngành vải mà Bắc Kỳ đă đóng giữ kể từ 1907, chỉ bảy năm sau khi các thử nghiệm đầu tiên trong ngành này được thực hiện. Điều có thể ghi nhận rằng trong các số xuất cảng năm 1916 về vải lên tới 4,558,892 cân Anh, cho thấy chỉ có một sự sụt giảm chút ít so với số các chuyến hàng chở ra hải ngoại được thực hiện trong năm 1914, một năm kỷ lục. Nhu cầu của các thị trường nước ngoài về vải cuộn Bắc Kỳ hơi kém hơn so với mấy năm gần đó, trong khi thị trường Pháp cho thấy rơ ràng khá hơn. Gần như tất cả số vải lẻ đều được tiếp nhận bởi Pháp cho các mục đích chiến tranh.
Năm Vải Sợi Vải Lẻ, Vụn ______
Đến Pháp Nước Ngoài Tổng Số Đến Pháp Nước Ngoài Tổng Số_____
Đơn Vị: Cân Anh
1907 685,851 1,069,451 1,755,302 413,412 661,380 1.071,522
1908 1,626,333 995,597 2,621,930 641,777 219,561 861,388
1909 16,755 2,014,957 2.031,712 742,950 2,285,285 3.028,235
1910 220 2,781,544 2,781,764 391,096 1,509,093 1,900,189
1911 ………… 2,737,231 2,737,231 721,129 1,020,283 1,741,412
1912 ………… 3,461,308 3,461,308 557,323 1,078,269 1,635,592
1913 411 3,774,586 3,774,997 ….4,9... 1,58..1..3 2,0..6,592 *
1914 …………. 4,748,768 4,748,768 236,238 343, 351 579,589
1915 289,223 3,559,196 3,848,419 220 1,712,074 1,712,294
1916 1,910,286 2,648,606 4,558,892 1,193,349 275,355 1,468,704
* một ít số quá mờ, không đọc được, chú của người dịch
Ba nhà máy dệt vải của Bắc Kỳ, tọa lạc tại Nam Định, Hải Pḥng, và Hà Nội, sử dụng 62,000 con suốt và 270 máy dệt, sản xuất ra từ 4,500 đến 5,000 tấn sợi. Chúng cung cấp cho các nhu cầu địa phương sâu rộng cũng như cho nhu cầu nước ngoài to lớn.
Các số xuất cảng khoảng sản kim loại đà gia tăng một cách liên tục từ 1910, với ngoại lệ của các năm 1912 và 1914. Năm 1916 được đánh dấu bởi một sự gia tăng đáng kể hơn 6,000 tấn so vơi năm 1915, bất kể các giá biểu chuyên chở hạn chế và thái quá. Các giá cả lên cao nhận được, nhờ có các nhu cầu tạo ra bởi chiến tranh, khiến việc khai thác các hàm mỏ trước đây để không, nay lại sinh lợi
Một trong các đặc điểm chính yếu của mậu dịch này là sự phát triển một thị trường rộng lớn tại Nhật Bản, nơi 30,873 tấn kẽm và toàn thể sản lượng chất antimony, lên tới 785 tấn, được bán ra trong năm 1916. Hoa Kỳ có tiếp nhận 4.500 tấn kẽm và Đại Anh Cát Lợi 4,030 tấn. Trong toàn thể sản lượng khoáng sản, Pháp chỉ tiếp nhận 424 tấn thiếc và tungsten.
Các Chuyến Hàng Sơn Mài –
Dầu Thầu Dầu và Dầu Sơn Mài.
Số xuất cảng que (bút) sơn và nhựa sơn mài trong năm 1916 tương tự như năm trước, nhưng ít hơn rơ rệt so với thời trước chiến tranh. Điều này xảy ra là v́ bị mất thị trường Pháp và bởi sự sử dụng các sản vật này tại địa phương để chế tạo chất nhuộm, đang thay thế cho thuốc nhuộm có chất aniline của Đức Quốc. Sự phân bố số xuất cảng sơn mài trong 10 năm từ 1907 đến 1916 như sau:
Năm Đến Pháp Các Nước Ngoài Tổng Số
Đơn vị trọng lượng: Cân Anh
1907 643,523 156,306 799,829
1908 588,849 326,280 915,129
1909 59,083 213,846 272,929
1910 812,174 41,226 853,400
1911 399,798 115,962 506,760
1912 683,426 83,774 767,200
1913 1,090,616 65,037 1,155,653
1914 412,922 100,971 513,893
1915 52,029 166,006 218,035
1916 123,458 78,701 202,162
Cả dầu thầu dầu lẫn dầu sơn mài đều sụt giảm trong các số nhập cảng trong năm 1916. Trong các năm 1914 và 1915 dầu thầu dầu đă không được chở đến nước Pháp, và trong năm 1916 chỉ có 33,369 cân Anh, là điều khó hiểu khi xét tới nhu cầu lớn lao tại Mặt Trận Tây Phương. Năm 1917 mang lại triển vọng khá hơn, Chính Phủ Pháp đă thúc giục các nhà trồng trọt hăy gia tăng sản lượng của họ hầu các trạm hàng không có thể được tiếp tế một cách đầy đủ.
Số lượng dầu thầu dầu và dầu sơn mài được chở đến các nước ngoài từ Bắc Kỳ trong thời khoảng 1907 đến 1916 được chỉ trong bảng kèm dưới đây:
Năm Dầu thầu dầu Dầu Sơn Mài
Đơn Vị Trọng Lượng: Cân Anh
1907 1,102,741 599,210
1908 531,529 763,233
1909 53,351 878,751
1910 1,176,368 790,570
1911 1,446,659 951,592
1912 867,951 890,156
1913 1,306,887 1,086,427
1914 1,983,258 105,607
1915 1,100,316 3,346,362
1916 431,086 817,889
Mậu Dịch Với Hoa Kỳ
Mậu dịch với Hoa Kỳ không thể đo lường bằng các thống kê quan thuế, bởi không có tuyến hàng trực tiếp giữa Hoa Kỳ với bất kỳ hải cảng nào của Đông Dương. Hậu quả, các số nhập cảng từ Hoa Kỳ thường được liệt kê như đến từ Hồng Kông hay một số hải cảng khác xuyên qua đó chúng đến được Hải Pḥng. Tuy nhiên, có điều chắc chắn rằng các sản phẩm Mỹ đang giành được thị trường từng năm một kể từ khi có chiến tranh Âu Châu và ngày sẽ càng thuận lợi hơn và có nhiều nhu cầu hơn, nguyên do v́ các nối kết tàu hơi nước bị hạn chế với Âu Châu và sự rối loạn của các ngành chế tạo tại Pháp: cũng có sự quen thuộc hơn với các mặt hàng Mỳ, trong những năm trước đây bị xem là không theo kịp các sản phẩm của Pháp về mặt phẩm chất.
Số xuất cảng chính từ Hải Pḥng đến Hoa Kỳ trong năm 1916 là kẽm, 4,500 tấn được chở trực tiếp. Gạo, da sống, thảm, và các mặt hàng khác chắc chắn đă được chuyên chở xuyên qua Hồng Kông. Các hàng nhập cảng chính yếu từ Mỹ là dầu hỏa, máy đánh chữ, xe hơi, bột ḿ, máy may, đồ kim khí hạng nặng, và các dụng cụ.
Hải Vận Tại Hải Pḥng
Trong những năm gần đây, đă có một sự sút giảm trong số các tàu cập bến Hải Pḥng, bởi có nhu cầu các tàu tại các hải phận khác bởi các nước Đồng Minh và bởi có sự gián đoạn của tàu hải vận Đức Quốc và của Tuyến Dunkirk [hải cảng tại miền bắc nước Pháp. ND] - Hải Pḥng.
Mặc dù số tàu Pháp tiến vào Hải cảng Hải Pḥng trong năm 1916 kém đi 28 chiếc, trọng tải thuần đăng kư lại nhiều hơn năm 1915 đến 72,501 [tấn]. Sự kiện này xảy ra bởi một vài hăng vận tải hàng hải Âu Châu lớn đă cập bến hải cảng này kể từ Tháng Bảy, 1915. Trong năm 1916, một tàu Mỳ, trọng tải 2,758 tấn, được đăng kư là đă vào hải cảng này.
Bảng sau đây cho biết quốc tịch, con số, và trọng tải thuần của các tàu đă cập bến hải cảng Hải Pḥng trong các năm 1915 và 1916:
Quốc Kỳ 1915 1916
Số Tàu Trọng Tải Tịnh Số Tàu Trọng Tải Tịnh
Pháp 194 230,022 166 311,523
Anh 135 158,027 96 113,283
Nhật 75 73,211 21 28,306
Na Uy 14 13,022 12 11,481
Ḥa Lan 7 5,976 9 12,068
Bồ Đào Nha 1 217 4 2,544
Trung Hoa 3 2.646 2 1,764
Mỹ ……………………………………………. 1 2,758
Nga 9 8,946 ………………………
__________________________________________________________________________
Tổng Số 438 501,067 311 483,727
_____
Nguồn: Horace Remillard, Supplement to Commerce Reports, Daily Consular and Trade Reports, Issued by The Bureau of Foreign and Domestic Commerce, Department of Commerce, Washington, D.C., Annual Series, No. 54a, April 10, 1918, Washington: Government Printing Office, 1918, 7 trang.
Ngô Bắc dịch và phụ chú
14.09.2015
http://www.gio-o.com/NgoBac.html
© gio-o.com 2015