phỏng vấn

nhà thơ

Nguyễn Đăng Thường

lê thị huệ thực hiện

Kỳ 5 (cuối cùng)

(bấm vào đây xem phỏng vấn 1)

(bấm vào đây xem phỏng vấn 2) 

(bấm vào đây xem phỏng vấn 3) 

(bấm vào đây xem phỏng vấn 4) 

 

Là một người đọc, có khi tôi t́m đọc những tác giả khó. Những tác giả mà khi đọc cái đầu ta phải làm việc theo tác phẩm của họ. Nguyễn Đăng Thường là tác giả thuộc khuynh hướng này. Mới thoạt đọc, thấy ông viết hơi xâm lăng tấn công, và ông va chạm vào đủ các thứ mạch ẩn nấp. Nhưng bên dưới các bản viết kư tên Nguyễn Đăng Thường là các tiêu hóa kiến thức, trí thức, cảm tính, và văn chương, ở mức độ cực kỳ cao. Điều này gây nên sự chú ư của tôi. Tôi xem anh như là một trong những nhà thơ gây ảnh hưởng trên lớp tác giả trí thức cùng thời tôi, v́ các vận động viết có tính trí tuệ, đối xoáy, và tấn công thẳng thắn của cơi viết Nguyễn Đăng Thường. 

Ông được xem như là một trong những người khởi xướng nhóm Tŕnh Bày cùng 3 tên tuổi: Diễm Châu, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Đăng Thường. Một trong những đóng góp đáng kể của nhóm Tŕnh Bày là chọn lọc và dịch tốt các tác phẩm thơ văn Tây Phương, giới thiệu vào không khí văn nghệ Sài G̣n thời 1954-1975.  

Ra hải ngoại, ng̣i viết của Nguyễn Đăng Thường vẫn tiếp tục hàng tiền đạo trên các trang Tạp Chí Thơ (Khế Iêm, Đỗ Kh.), Tiền Vệ (Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Hưng Quốc), Thế Kỷ 21 (Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Xuân Đài, đă đóng cửa) từ đó đến nay. 

Sau năm 1975, ông định cư hẳn ở Thành Phố Sương Mù London.

Gió O rất hân hạnh nhận được sự cọng tác trả lời phỏng vấn của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường.(LTH)

  

 

 

Lê Thị Huệ: Là một người "gần" với cái "đẹp", anh nghĩ một con người càng đến gần với "cái đẹp" th́ càng bớt "ác" hơn ?

Nguyễn Đăng Thường: Câu hỏi này mới nghe có vẻ dễ mà thiệt ra rất khó. Trước tiên là cái đẹp nào, văn chương nghệ thuật, hay thiên nhiên con người, và nó đẹp với những ai. Trả lời riêng cho mỗi câu hỏi này thôi cũng phải cần một bài tiểu luận nhiều trang và nhiều nghiên cứu. Nói chung và vắn tắt, th́: Vâng. Gần mực th́ đen gần đèn th́ sáng. Gần đẹp th́ thiện gần xấu th́ ác.

Tôi có xem một phim Hollywood đen trắng thập niên 40, A Woman's Face, khá hay. Joan Crawford đóng vai một cô gái có vết sẹo dài trên má nên hận đời, làm những chuyện xấu xa như tống tiền. Nhưng khi được một bác sĩ giải phẩu để có khuôn mặt b́nh thường và đẹp như... Joan Crawford, th́ cô gái thay đối tánh t́nh. Có thể nói đây là một trường hợp cái đẹp ngoại h́nh đánh chết cái xấu trong tâm hồn. Cái đẹp đánh chết cái nết.

Gần cái đẹp là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Phải có thêm giáo dục đạo đức gia đ́nh, học đường, xă hội. Một đại gia xế khủng hàng hiệu sống trong một biệt thự dát vàng có bể bơi, vườn cây cảnh đẹp chưa chắc sẽ hành động tốt hơn một người nghèo khổ ở trong cḥi lá. Trai gái con nhà khá giả và "có học" chen lấn, thậm chí đánh đấm nhau để vào xem chợ hoa, bẻ hoa ngày Tết là một trường hợp cái đẹp không ảnh hưởng tốt đến con người. Cái đẹp trên quê hương chúng ta hôm nay thiệt ra tôi thấy nó... không đẹp. Đồng phục quân nhân, công an, chói mắt không gây được sự kính nể. Đèn lồng, thảm hoa xuân, (hoa thật), trang trí có quá nhiều màu vàng, đỏ, xanh lá cây không ḥa hợp. Cái đẹp bên ngoài, nữ hay nam, không nhứt thiết phải đồng nghĩa với cái đẹp bên trong. Không thiếu những phụ nữ đẹp nhưng ác, những tên đàn ông tốt mă nhưng xấu xa. Các nường hoa hậu, các ả siêu mẫu của ta hôm nay "thiện" hay "chảnh" ? Gần họ ta sẽ thế nào ? Tôi ái ngại khi đọc bài viết Nghề ăn cắp của người Việt ở Đức của nhà văn Phạm Thị Hoài.

Có thể chia ra làm ba thời kỳ, ba thế hệ, ba loại người Việt ra xứ ngoài:

1. Thế hệ du sinh sang Pháp trước 1954, có đức hạnh, trong số những người này có sinh viên nhạc sĩ Trần Văn Khê, triết gia Trần Đức Thảo. Thế hệ này có nhiều người khuynh tả, ủng hộ miền Bắc.

2. Thế hệ thuyền nhân sau 1975 đến các nước tự do, dân chủ. Tuy vẫn cố giữ nguồn gốc, nhưng họ đă ráng hội nhập, lao động cần cù, tuân luật pháp, nuôi nấng con cái nên người, cộng với ḷng biết ơn xứ sở cưu mang.

3. Thế hệ sinh viên, công nhân lao động khách, từ miền Bắc tới các nước cộng sản trước khi bức tường Bá Linh sụp đổ, và những đợt kế tiếp sau đó. Khi các chế độ cộng sản Đông Âu, Liên Xô sụp đổ, họ chỉ muốn làm giàu nhanh, lập băng đảng buôn lậu, buôn người, trồng cần sa, ăn cắp, khinh thường luật lệ, không muốn hội nhập, bội ơn.

Điều cần quan tâm là cái đẹp ngoại h́nh của cả hai giống nam nữ khá quan trọng đối với con người, để tạo ra sự thu hút giữa đôi bên. Thú vật th́ con đực, con trống luôn luôn đẹp hơn con mái, con cái. Thú vật không biết tách rời t́nh dục với sanh đẻ. Các con thú cái chỉ là cái máy đẻ, không thích chuyện ái ân. Con đực là kẻ có bổn phận truyền giống nên cần phải đẹp để thu hút con cái. Ngược lại, con người biết tách rời thú vui nhục dục với sanh sản. Đàn ông không phải mang nặng đẻ đau, muốn được hưởng thụ quanh năm suốt tháng. Do vậy nữ giới cần sử dụng cái đẹp ngoại h́nh để quyến rủ.


Lê Thị Huệ: Anh là một người đàn ông đẹp trai, tôi muốn hỏi anh, con trai hiện nay đang được hoặc bị áp lực với mẫu đẹp trai. Áp lực hơn ngày xưa, anh nghĩ thế nào về hiện tượng này. Đàn ông bắt đầu để ư đến nhan sắc bên ngoài th́ liệu thế giới thay đổi đi về đâu ?

Nguyễn Đăng Thường: Ô vui quá. Đẹp giai, nhà giàu, học giỏi. Cám ơn chị. Dù không là điều tối cần, tôi vẫn thích con trai đàn ông đẹp, con gái đàn bà đẹp. Tất nhiên đẹp theo nhăn quan của tôi. Nhưng cái đẹp ngoại h́nh phải đi đôi với phẩm hạnh. Người Anh nói: Beauty is in the eye of the beholder. Beauty is only skin deep. Cái đẹp ở trong mắt người nh́n. Cái đẹp không sâu hơn làn da.Trên youtube có ca khúc Làn Da Nâu do một ca sĩ trong nước hát. Diva này chắc là muốn có làn da nâu để đóng vai công nương, ái nữ của vua Ô Ba Ma và hoàng hậu Mi Seo ? Michael Jackson muốn có làn da trắng. Tôi th́ rất muốn có làn da... ác ma.

Tất nhiên đàn ông cũng cần có "tí" nhan sắc nếu không muốn tim ḿnh hóa "ngọc" kiểu Trương Chi. Thế nhưng, một đấng nam nhi th́ phải bô giai như thế nào ? Nho nhă như Kim Trọng ? Oai hùng như Từ Hải ? Quan niệm về cái đẹp luôn luôn thay đổi, tùy thuộc vào thời đại, quốc gia, xă hội, đạo đức... Cái đẹp ngoại h́nh của sao Hollywood nam, nữ thập niên 40-50 khác với bây giờ.

Xă hội tiêu thụ, hưởng thụ, luôn luôn hướng tới cái đẹp, cái toàn hảo, nên việc trau giồi sửa đổi nhan sắc — thậm chí đổi giống của cả hai phái — bởi những mỹ phẩm, kỹ thuật tân tiến, vân vân, là chuyện tất nhiên, miễn là đừng quá trớn. Đó là cái giá phải trả cho cái "thằng thời đại". Ai cũng mong có một cô vợ đẹp, một anh chồng xinh. Diện mạo đẹp đẽ sẽ dễ thành công hơn, dù là nam hay nữ. Một anh điển trai, một chị đẹp gái đi xin việc làm sẽ có nhiều may mắn hơn. Dẫu sao, thành phần nam giới chăm sóc cái bề ngoài vẫn c̣n là thiểu số. Nếu quá mức sẽ gặp phản ứng. Ngoài ra, nam giới để ư đến nhan sắc của ḿnh không hẳn là đồng nghĩa với "nữ hóa", "yếu hèn".

Các siêu nhân của truyện tranh như Superman, Spiderman, Batman, Tarzan, Zorro... Siêu sao điện ảnh Johnny Weissmuller (Tarzan), Errol Flynn (Robin Hood), Tyrone Power (Zorro), Christopher Reeve (Superman)... Marlon Brando, Paul Newman, Robert Redford ngày nào. Brad Pitt, Aaron Eckhart, Channing Tatum, Bradley Cooper ngày nay, v.v..., đều có tài lẫn sắc và rất đàn ông, chí ít là trên màn ảnh. C̣n phái nữ th́ sao, nhứt là phụ nữ Mỹ ? Họ sửa đổi khuôn mặt, cơ thể quá mức. Thiển nghĩ của tôi là nam giới trong nước bây giờ — dù chỉ là chuyện không tưởng — nếu để chút th́ giờ chăm sóc ngoại h́nh, tập thể dục, vân vân... thay v́ cà phê thuốc lá, rựa mận say xỉn, th́ nước ta sẽ mau tiến bộ hơn chăng ?

Tôi c̣n nhớ thời tiểu học mỗi ngày vào lớp thầy viết sẵn trên bản đen một câu châm ngôn cho học sinh chép vào tập vở, như: Một tinh thần minh mẫn trong một thân thể tráng kiện, Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, Anh em như thể tay chân, Th́ giờ là tiền bạc, Tiền của không tạo hạnh phúc, v.v... trong bộ sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư bốn cuốn : Lớp đồng ấu, cours enfantin, Lớp dự bị, cours préparatoire, Lớp sơ đẳng, cours élémentaire, Lớp sơ đẳng, cours élémentaire, có phụ thêm luân lư, chính trị, phong tục, đơn từ, thư khế — một bộ sách để trang bị kiến thức, phẩm giá, chuẩn bị cho học sinh vào đời trở thành một công dân tốt. Các cụ Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đ́nh Phúc và Đỗ Thân biên soạn, Nha Học chính Đông Pháp giao phó và xuất bản năm 1935. Các h́nh minh họa đơn sơ, tuyệt đẹp là những bức ảnh thời sự, phong cảnh, lịch sử, tiếc thay phần lớn chỉ tập trung ở miền Bằc (Bắc kỳ). Mỗi câu tập đánh vần ("a quả na", "ơ quả mơ", "r ru con", "đ cây đa", "tr bụi tre", mỗi câu tập viết ("con ba ba", "bê bú ḅ", "giúp đỡ kẻ khó (người nghèo)", mỗi bài tập đọc là một câu thơ, một bài thơ văn xuôi, truyện cực ngắn tuyệt vời, dễ đọc dễ nhớ. Đầu thập niên 80 (1983) Quê Mẹ ở Paris có tái bản. Lúc sang Paris thăm cháu mới qua tôi có mua để dành. Nhân dịp xin chép lại bốn bài cống hiến độc giả Gió-O.

TÔI ĐI HỌC

   Năm nay tôi lên bảy. Tôi đă lớn. Tôi không chơi đùa lêu-lổng như mấy năm c̣n bé. Tôi đi học. Tôi học đọc, học viết, học tính, học vẽ và nhiều khoa học khác nữa.

   Tôi cố tôi học. Tôi chăm tôi học. Học sao cho mau tấn-tới, cho văn hay chữ tốt, cho cha mẹ và thầy giáo được vui ḷng.

 (Bài tập đọc số 1, lớp đồng ấu, các chữ in nghiêng là chữ khó, có chú giải).

NGƯỜI SAY RƯỢU

   Các anh hăy trông người kia đi ngoài đường. Mặt đỏ gay, mắt lờ đờ, quần áo xốc-xếch, chân đi xiêu bên nọ, vẹo bên kia, múa chân múa tay, mồm nói lảm nhảm, chốc chốc lại ngă chúi một cái. Lũ trẻ đi theo sau, reo cười chế nhạo. Thỉnh thoảng anh ta lại đứng lại, nói những chuyện ǵ ở đâu đâu. Người qua lại, ai trông thấy cũng phải tránh xa.

   Người ấy vừa ở hàng rượu ra. Chỉ tham mấy chén rượu mà thành ra say sưa, mất cả tư cách con người, có khi như là con vật vậy, thật là đáng khinh bỉ.

   Hỡi các anh, các anh đă trông thấy người say rượu như thế, th́ nên lấy đó mà giữ ḿnh.

(Bài tập đọc số 10, lớp sơ đẳng.)

NGƯỜI ĐI ĐƯỜNG VỚI CON CHÓ

   Một người cưỡi ngựa đi đến đầu làng kia, có con chó đang ngủ giữa đường, bỗng giật ḿnh thức dậy, đuổi theo con ngựa, sủa cắn măi, làm cho con ngựa sợ, chạy lồng lên. Người cưỡi ngựa tức giận vô cùng, muốn giết ngay con chó, mới bảo rằng: "Tao mà có súng th́ cho mầy một phát hểt cắn. Nhưng mà được, tao đă có cách làm cho mầy chết." Nói xong, người kia chạy đến giữa làng, kêu to lên rằng: "Chó dại! chó dại!" Những người xung quanh đấy, nghe tiếng kêu chó dại, liền vác gậy, vác xẻng ra đuổi đánh chết con chó.

   Gớm thay cho lời nói của người ta, có khi giết hại được hơn là đồ binh khí!

(Bài số tập đọc số 20, lớp sơ đẳng)

KẺ Ở NGƯỜi ĐI

   Cơm nước xong rồi, thầy mẹ tôi, anh em tôi, chị em tôi, cả đến kẻ ăn người ở trong nhà, đều tiển tôi ra tận bờ sông, chỗ thuyền đậu.

   Vừa ra khỏi nhà th́ trong ḷng tôi tự nhiên sinh ra buồn rầu vô cùng. Từ thuở bé đến giờ, chỉ quen vui thú ở quê nhà, nay tôi mới biết cái cảnh biệt ly là một! Chân bước đi mặt c̣n ngoảnh lại: từ cái mái nhà, cái thềm nhà, cái lối đi, cho đến bụi cây, đám cỏ, cái ǵ cũng làm cho tôi quyến luyến khác thường!

   Thuyền nhổ sào, ai nấy đều chúc cho tôi được thận buồm xuôi gió, b́nh yên khoẻ mạnh. Thuyền đi đă xa, mà tôi c̣n đứng nh́n trở lại, nh́n măi cho đến lúc không trông thấy nhà nữa mới thôi. Ôi  cái cảnh biệt ly sao mà buồn vặy!

(Bài tập đọc số 37, lớp sơ đẳng).

Các bài tập đọc, bài văn trong bốn quyển răn dạy trẻ con "có học phải có hạnh", "không nên hành hạ loài vật", "không nên phá tổ chim", "đạo bằng hữu phải cho có thủy chung", v.v... với những tấm gương hiếu thảo, bác ái, thanh liêm. Nhà văn Sơn Nam trong tập Hương Rừng Cà Mau có một tuyện ngắn mang tên T́nh Nghĩa Giáo Khoa Thư. Ca từ nhạc khúc Em Bé Quê Phạm Duy chép lại gần y chang bài Chăn Trâu (bài tập đọc số 31, lớp dự bị).

 


Lê Thị Huệ: Anh chưa bao giờ trở lại Việt Nam, chưa bao giờ trở lại Sài G̣n, anh không nhớ kỷ niệm sao ? Thảo nào trong các bài viết của anh rất ít nhớ nhung lịch sử. Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam mà muốn làm tâm lư chiến "yêu quê hương nhớ mẹ hiền" với những người như Nguyễn Đăng Thường th́ chắc không thành công .

Nguyễn Đăng Thường: Muốn về lắm chớ nhưng không có tiền, chị ơi, để kẹp vào sổ thông hành. Về để xem quê hương ta đẹp, đất nước ta giàu. Về ngủ khách sạn năm sao, bán vé số vài ba tháng trở thành đại tỉ phú xây biệt thự dát vàng, chơi gôn với doanh nhân, ngồi xế khủng, nhâm nhi cóp phi Starbuck với con quan, xơi hot dog, pizza, Kentucky fried chicken... những thứ tôi chưa được nếm ở xứ người. Viếng lăng Bác, mộ Vơ tướng, thăm tượng Mẹ Anh Hùng và các kỳ quan khác: đường hầm Củ Chi tân kỳ, đường hầm qua sông Sài G̣n ngập nước, xa lộ cao tốc hố tử thần, cầu dây văng nẻ nứt, siêu mẫu chưn dài, hoa hậu vú mông, thiếu niên giết người, bùn đen, bùn đỏ, lũ lụt, sông hồ biển vịnh bị ô nhiễm, rừng không bóng cây, hết xẩy, như trong thơ Thanh Tâm Tuyền. Để được nghe xem diva divo nhún nhảy ca nhạc sến, được đớp chả chó ḷng mèo. Hehehe.

Tuy nhiên chim khôn mới bay vào lồng. Một ông nọ về nước thăm cha già đương hấp hối mới được biết rằng ḿnh bị truy nă từ 25 về tội "cướp ghe, vượt biên ra hải ngoại", công an bắt kư giấy nhận tội. Tôi thuộc loại anh hùng nhưng vẫn e về nước sẽ được công an trải thảm đỏ mới tới đồn uống bia ngoại hút thuốc lá Mỹ, vài giờ sau trở thành rựa mận, chết không kịp táp. Hihihi.

Nhớ kỷ niệm th́ ai mà hổng... nhớ. Nhưng bộc lộ ra hết trên trang giấy th́ là một chuyện khác. Tôi có kể lể vài chuyện về tôi, về gia đ́nh tôi. Các bà mẹ hiền ngày xưa đă về cơi Phật, về nước Chúa hết rồi. Các bà mẹ ngày nay th́ v́ ở xa tôi không biết. Nhưng đọc tin quốc nội tôi thấy t́nh mẫu tử bây giờ không mấy thắm tươ­i. Sài G̣n ḥn ngọc viễn đông một thời vang bóng, kiến trúc, văn hóa, lịch sử miền Nam đă, đương, và sẽ bị xóa sạch không một chút tiếc thương, trở về mái nhà xưa không c̣n, thành phố thời tuổi nhỏ đă bị xóa, th́ về quê cũ để... mần răng ? Cám ơn, tôi chưa cần răng giả. Một ông tai to mặt nhỏ nào đó trong nước kêu gọi các khúc ruột (dư) ngàn dặm hăy mang một viên gạch về xây, một cái cây về trồng. Nhưng Việt kiều vẫn chưa được mua nhà tại quê hương. Nhiều Việt kiều, trong số này có Thiền sư Nhất Hạnh, đă về và đă được cho xơi phở ḅ Kobe... tái. Hôm xưa, xua dân ra hải ngoại để lấy vàng. Hôm nay, gọi dân về để lượm đô. Tôi không có danh, không có của, không có gạch, không có cây, chưa có hàng hiệu, xế khủng, trực thăng, du thuyền, trương mục hàng triệu hàng tỉ đô la th́ ai mà người ta chia gị, cho ǵa. Hahaha.

 


Lê Thị Huệ: "Ngôn ngữ thơ Thanh Tâm Tuyền được công nhận là ngôn ngữ thơ. Ngôn ngữ thơ tôi là ngôn ngữ đời thường". Thưa anh, tôi gần với anh ở điểm này đa. Chúng ta ôm gh́ nghệ thuật vào ḷng. Đời thường của chúng ta là những bài thơ tuyệt vời. Chính v́ sự gần gũi với thơ, với cái đẹp, với sáng tạo này, mà chúng ta loay hoay úp chúng vào một nia. Nhưng sao công chúng Việt Nam th́ có vẻ thích những cái cái dôi dối, cái ǵ lơ tơ mơ, cái ǵ mà anh gọi là "thơ Việt" như anh phân tích bài thơ Thanh Tâm Tuyền và Nhă Ca. Bởi v́ cái "lơ tơ mơ" ấy mà mấy ông cha và các ông sư mới tha hồ nói trăng nói cuội, mà họ cứu được thế giới. C̣n chúng ta là những nhà thơ ôm đống thơ chết với chúng. Dối trá là thuốc phiện cứu thế giới ?

Nguyễn Đăng Thường: Dối trá và nhiều thứ khác nữa, chị ạ. Một người giả nhân giả nghĩa, xảo trá, lừa bịp tận cùng được xây lăng, đúc tượng, tôn vinh là lănh tụ anh minh vĩ đại, nhà văn hóa lớn, đỉnh cao trí tuệ, ắt đă tạo hệ quả tốt trên 90 triệu dân ngày nay. Chuyện cứu vớt thế giới, cứu văn quê hương, từ xưa tới nay biết bao nhiêu người đă muốn, đă ra tay rồi, nhưng kết quả có khi — để tránh nói là luôn luôn — ngược lại. Lời lẽ xuôi tai th́ ai nghe cũng khoái. Bởi nghe nên mắc, bởi tin nên lầm. Người Mỹ thích nghe những lời dối trá nhưng êm tai của Barack Obama, Hillary Clinton hơn những lời bộc bạch của Donald Trump. Nhân quyền theo kiểu chính trị nghiêm túc của Đảng dân chủ, của báo chí, media phái tả khiến bất cứ ai ở Mỹ cũng có thể la toáng lên rằng ḿnh là nạn nhân của nọ kia, kia nọ, đổ lỗi cho người khác, kiện cáo lung tung. Phá thai là nữ quyền, được chánh phủ Obama tài trợ. Nhưng h́nh như nó đă trở thành kỹ nghệ giết, bán bào thai theo đơn đặt hàng. Sáu năm Barack Obama đă khiến "đế quốc" Mỹ ngày càng thêm xán lạn, làm tṛ đùa cho thế giới.

 

 

Lê Thị Huệ: Tại sao “ngôn ngữ thơ” lại được đón nhận dễ dăi và độc giả có vẻ chạy theo cái hào nhoáng của chữ nghĩa đến chết đi được. Lư Bạch chết đuối v́ bóng trăng là một cực điểm của việc bắt bóng chữ nghĩa. Và làm thế nào để chúng ta có thể kéo độc giả đến chiêm ngưỡng cái đẹp của “đời thường”, thấm thía và mê say chất “thơ của đời thường” như chúng ta đa cảm nghiệm và cổ súy cho chúng. Chúng ta sống như thơ. Và khi chúng ta nói đời thường chính là những bài thơ hay, th́ độc giả không muốn nghe. Và phần lớn độc giả lại thích “mơ tưởng” sự hào nhoáng của lời, của chữ. Và cho đó là đỉnh điểm của nghệ thuật, của thi ca, của triết lư, của tôn giáo.

Nguyễn Đăng Thường: Tôi yêu câu nói của chị: Lư Bạch chết đuối v́ bóng trăng là một cực điểm của việc bắt bóng chữ nghĩa. Tuyệt vời. Nhưng thưa chị, cái "gu" thơ của độc giả ta có thể đă được/ bị uốn nắn bởi thơ tàu, Lư Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, và ai đó nữa, từ ngàn xưa. Tôi có viết một khổ thơ bất tận về việc này:

chưa thoát ách đường thi

an nam thi ca phủ

vũ hoàng đấng truợng phu

chắc ǵ thắng bạch lí

Thêm vào đó là ảnh hưởng sâu đậm của thơ lăng mạn. Thơ hay phải có mùa thu, lá vàng, gió mây, giông băo, trăng sao, hoài cổ, nhớ nhung, t́nh yêu lứa đôi lư tưởng hóa hay bi thảm hóa... Nó đă trở thành thói quen, nhu cầu, chuyền tay nhau qua các thế hệ như một cái gien. Thơ phải nằm gọn trong cái khuôn đó, ngoài ra không đáng kể. Nói cách khác, người làm thơ và bài thơ phải t́m tới độc giả và không thể ngược lại. Người đọc không muốn rời cái chỗ bất di bất dịch của ḿnh. Không muốn đổi mới cảm xúc, không cần thay đổi tư duy. Có người đă bảo rằng "thơ hay như phở ngon", ăn sẽ biết ngay, đọc sẽ thấy liền. Thức ăn chật chất và thức ăn tinh thần như một. Nhưng cái ngon, cái hay của một người không hẳn phải ngon, phải hay đối với một người khác, mà cũng không chỉ giới hạn vào tô phở. Thơ Pháp th́ độc giả ta thích bản dịch "T́nh Tuyệt Vọng" của Khái Hưng. Thơ Apollinaire th́ chỉ tập trung ở bài Le pont Mirabeau dịch đi dịch lại măi. Và bài L' Adieu qua bản dịch của Bùi Giáng (Lời vĩnh biệt) và ca khúc của Phạm Duy (Mùa thu chết). Nhiêu đó đủ rồi. Bài L'Adieu chỉ có vỏn vẹn năm câu có vần. Thơ Pháp, thơ Apollinaire không chỉ có bấy nhiêu thôi. Thi nhân, nhạc sĩ của ta có thể đă dời xuống từng trệt, bỏ tháp ngà. Nhưng khi thơ thẩn ca hát họ vẫn nh́n cuộc đời qua chiếc màn "mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ". Nhiều ông thơ bà thơ ước muốn có được đôi cánh chim để bay. Bay đi đâu, bay tới đâu th́ chả thấy ai nói. Thanh Tâm Tuyền:

Anh sợ những cột đèn đổ xuống

Rồi dây điện cuốn lấy chúng ta

Bóp chết mọi hy vọng

Nên anh d́u em đi xa

 

Đi đi chúng ta đến công viên

Nơi anh sẽ hôn em đắm đuối

Ôi môi em như mật đắng

Như móng sắc thương đau

Đi đi anh đưa em vào quán rượu

Có một chút Paris

Để anh được làm thi sĩ

Hay nữa đêm Hanoi

Ôm em trong tay mà đă nhớ em ngày sắp tới

Chiếc kèn hát măi than van

Điệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng

Sao tuổi trẻ quá buồn

như con mắt giận dữ

Sao tuổi trẻ quá buồn

như bàn ghế không bầy

 

Thôi em hăy đứng dậy

người bán hàng đă ngủ sau quầy

anh đưa em đi trốn

những dày ṿ ngày mai

(Dạ khúc)

Lo sợ viễn vông. Buồn đau, trốn chạy vô cớ. Đi xa để tránh cột đèn đổ xuống là... đến công viên, vào quán rượu nghe nhạc buồn "níu nhau tuyệt vọng". Chiều ngồi quán Chùa (La Pagode) Sài G̣n, nhưng làm thơ th́ phải có "một chút Paris, hay nửa đêm Hanoi". Chúa oi !

Tôi dị ứng tôi, dị ứng thơ và nhiều thứ khác nữa. Đó là cái nguồn châm biếm, cười cợt, giễu nhại trong thơ tôi. Trân trọng cá nhân sẽ đưa tới sự tôn thờ, đúc tượng, xây tượng đài. Cộng sản rất sính chuyện này. Dân ta cũng thích nó tơi bời. Nhà thương, trường học, cầu dân sinh miền núi th́ không xây, chỉ lo đúc tượng phật, tượng bác, tượng mẹ anh hùng cao mấy chục mét. Thơ không cứu vớt nổi người làm thơ, không cứu văn được thơ th́ nói chi thế giới. Nắng thủy tinh của Thanh Tâm Tuyền. Nắng du côn của Nguyễn Đăng Thường có thể phản ánh, chí ít, là hai thời kỳ, hai thái độ, hai khái niệm thơ chăng ?

Với các tập Thơ bất tận tôi  muốn thử nghiệm việc cách tân các bài vè của văn chương b́nh dân: b́nh cũ rượu mới ?

mùa hè trời nắng cháy

mây chậm hơn máy bay

mê kông chưa cạn ḍng

biển đông đă dậy sóng

 

tôi tiếp tục bất tận

vần vèo tiếng rửa bát

lắp chữ và ghép vần

lời thơ thay tiếng hát

 

tiếng khóc hay tiếng cười

tiếng chửi hay tiếng than

của ông già bảy mươi

rặn thơ rất thanh thản

 

thơ cóc không ai đọc

kể luôn đám bạn bè

ông già và thằng bé

để ló cái đầu trọc

 

nếu đọc thấy bực ḿnh

th́ vô chùa nghe kinh

sẽ thấy đời rất xinh

như khúc ca diễm t́nh

 

v́ e hồn xanh biếc

sẽ trở thành xanh lè

nhạc trịnh tôi không tiếc

mà cũng đă thôi nghe

 

thơ tôi ko nguyễn du

mà cũng chả si mic

vần vè chảy êm ru

xuôi ḍng vào tịc mịc

 

tôi vẫn sống một ḿnh

với chữ nghĩa lân tinh

đêm thâu đóm lập loè

nụ cười sao chưa loé

(trích "Thơ bất tận")

Thanh Tâm Tuyền viết: "một câu thơ hay như lời nói / bài thơ hay là cái chết cuối cùng / khởi từ ca dao sang tự do..." Mông lung quá. Lời nói nào ? Của ai ? Cái chết cuối cùng của thơ hay của tác giả ? Tôi không rơ ông ấy muốn nói ǵ mà chỉ để ư thấy rằng thời trẻ thi nhân ta ưa nói về cái chết. Cái chết có mặt trong thơ khiến thơ trang nghiêm, siêu h́nh, triết lư. Người th́ thích treo ngược ḿnh lên cành cây. Người th́ ưa đóng đinh ḿnh trên khổ giá. Khởi từ ca dao sang tự do là chỉ thay đối h́nh thức, thể thơ mà thôi ? Nội dung th́ vẫn lăng mạn phết thêm chút nước sơn hiện sinh, tuyệt vọng và... mâu thuẫn: b́nh mới rượu cũ ?

Thanh Tâm Tuyền viết: "Vinh quang cho những kẻ sống một đời một kiếp không bao giờ chờ đợi hẹn ḥ" Xin hỏi ngay: những kẻ nào, những kẻ này có thật hay do thi nhân tưởng tượng ra cho vui ? Nhà thơ của chúng ta và người yêu của ông ta tất nhiên không là những kẻ đó. Trong Bài Ngợi ca T́nh Yêu, nhà thơ viết: "Tôi chờ đợi / lớn lên cùng giông băo... Tôi chờ đợi / phổi đầy lửa cháy / môi đầy thẹn thùng... Tôi chờ đợi / một người không / nhiều người..." Trong một bài thơ khác: "Tôi từ biệt tôi và gặp em đang đứng đợi..."

Thi nhân tất nhiên phải khác thường, không giống ai:

Mang cơn giông trong hồn đầy, những nhớ thương cùng dĩ văng. Chiều thu bay cố nhớ thành phố tươi cười, vườn cây trái mương tràn sông, hoa điên cỏ dại.

C̣n muốn sống như nguồn nước đổ, sao em trả lời bằng bệnh viện mắt kín mưa đêm.

...

Trong cánh tay ôm của người t́nh lạnh lùng bí mật như đêm khuya, em ngă vào để biết ḿnh nhảy qua hai bờ vực không.

...

Hơi thở sẽ chuyển dời kẻ t́nh địch lạnh lùng bí mật như đêm khuya lẩn lút ngoài băi trống — định luật tự nhiên êm như hơi thở ấm đầu tiên trở lại.

(Trích "Từ Chối"  trong tập Mặt Trời T́m Thấy).

Từ chối v́ "cuộc đời là một đứa trẻ con bị hất hủi sẽ lớn lên và người ta cần thay đổi" (TTT). Từ chối cuộc đời, thay đổi con người, nhưng bằng những "dạ khúc", "sầu khúc", "bài hát buồn", và các bài thơ "đêm" ? Người t́nh "lạnh lùng bí mật như đêm khuya". Người t́nh địch cũng "lạnh lùng bí mật như đêm khuya" nhưng "lẩn lút ngoài băi trống". Tại sao lạnh lùng ? Lạnh lùng là dững dưng, là không yêu, th́ không thể là người t́nh ? Cớ chi người t́nh địch phải lẩn lút ? Tại sao cả hai "người t́nh" và "kẻ t́nh địch" đều "lạnh lùng bí mật như đêm khuya" ? Đêm khuya th́ mới bí mật, đêm mới tới và đêm gần sáng, ban mai ban ngày sẽ không bí mật ? Khó hiểu quá. Hay chỉ toàn là ngôn ngữ, h́nh ảnh, ẩn dụ, nhân cách hóa ("hoa điên cỏ dại") sáo ṃn ? Nếu hoa nở "như điên", "cỏ dại" lan tràn khắp chốn th́ chúng tỉnh hay điên, khôn hay dại ? Có thể cách đọc thơ Thanh Tâm Tuyền của tôi thiếu phần "cảm", nặng phần "hiểu", đọc thơ bằng lư trí, logic nhiều hơn cảm xúc, mơ mộng ?

Mấy năm gần đây tuổi già sức yếu, sống một ḿnh, hai chưn ngày càng như bún thiu, bị trượt chưn té ngoài đường, bị rơi xuống cầu thang khi xuống căn hầm t́m sách báo cũ, nằm đó cả giờ, có thể chết không ai hay, nghĩa là đối diện từng giây với tai nạn, với cái chết bất ngờ, nên thơ cóc của tôi luôn luôn dở ẹt để tránh cho tôi cái chết cuối cùng.

Mặc dầu vậy, tôi vẫn không có ước mơ như Tô Thùy Yên trong bài Lễ Tấn Phong T́nh Yêu, một bài thơ tự do thời trẻ tôi rất thích, đăng trên tờ Văn Nghệ số Tháng 9-10, 1961. Nhà thơ viết:

"Ôi giá được dừng chân, tôi sẽ dựng lều nghỉ già trong tuổi nhỏ. Trái tim tôi chín héo, quắp co như đầu lâu chiến tích treo trên giàn khói giống mọi xanh mun miền đảo san hô. Giận cho tôi đă băng qua thiếu thời với đôi giày vạn dậm."

Tuổi nhỏ của thi nhân có ǵ quá tuyệt vời đến đỗi ông ta muốn trở thành một Peter Pan ? Nếu giấc mơ này đă trở thành sự thật, th́ trước tiên là chúng ta đă không có một nhà thơ tên Tô Thùy Yên. Và liệu ông ta có được "nghỉ già" trong tuổi nhỏ măi măi hay không khi thời cuộc tiếp tục đổi thay ? Trái tim chín héo như đầu lâu chiến tích tất nhiên phải đẹp hơn trái tim với mạch tim có mỡ (heo) của tôi. Những câu thơ tôi thích nhứt trong bài này:

Em là chiếc thuyền thời thượng cổ chở đến anh hoa trái tốt tươi ngọt ngào của miền đất anh biết qua thần thoại.

Em là ḍng suối trong veo nhí nhảnh chảy mang theo nhan sắc của bầu trời, ḍng suối đưa chân anh vào hứa địa.

...

Tháp đôi thân thể vào nhau, anh nhân lên với em thành vô vàn khoái cảm.

Với linh hồn xao xuyến của rừng thu, anh trút sạch lá vàng đau khổ cũ.

Câu trên là hai câu thơ tám chữ có vần không vắt ḍng:

Với linh hồn xao xuyến của rừng thu

Anh trút sạch lá vàng đau khổ cũ

Thơ Tô Thùy Yên trong sáng, nhẹ nhàng, gần đời sống thật hơn thơ Thanh Tâm Tuyền quá đen tối, ngột ngạt. Tôi không phủ nhận thơ Thanh Tâm Tuyền, thơ Tô Thùy Yên v́ tôi đă từng yêu hai nhà thơ này. Nay đọc lại, t́m hiểu thêm. Thơ lục bát biến thể, cách tân, vắt ḍng, chỉ thay đổi h́nh thức, nghĩa là vẫn cũ. Thơ lục bát của Bút Tre giữ nguyên h́nh thức cũ nhưng mới mẻ, hiện đại nhờ nội dung, chơi chữ, vần vè châm biếm, chửi chọc.

 

 

Lê Thị Huệ: Anh nghĩ thế nào về tác phẩm nghệ thuật trong thế giới mới, internet hiện nay ? Anh nói anh không thích tự làm trang web để đưa sáng tác của ḿnh lên. Nhưng có phải sáng tác là một hành động tự phát và tự khoe ḿnh thường t́nh nhất.

Nguyễn Đăng Thường: Cũng tùy người, chị ạ. Văn chương nghệ thuật là để bọc bạch nỗi ḷng, để vươn ra thế giới bên ngoài, để tiếp cận với tha nhân. Thế giới mới hay thế giới cũ, internet hay pḥng tranh, thảy đều có phần tốt, phần xấu. Kỷ thuật mới (tranh điện toán), môi trường mới (internet) khiến cho việc sáng tạo và phổ biến thêm nhanh chóng dế dàng. Chỉ cần có software, nhấn chuột vài phút họa sĩ đời nay sẽ có ngay một bức tranh digital "trừu tượng" để phổ biến. Tôi luôn luôn đón nhận những cái mới, những kỹ thuật mới, mặc dù tôi không lập trang web cá nhân, chơi facebook, sử dụng điện thoại cầm tay, iPad... Tất nhiên không do dị ứng, mà chỉ v́ chúng không cần thiết đối với một người thích sống cô độc như tôi.

Tuy nhiên các phương tiện mới, v́ rẻ, v́ a dua, nên ai cũng phải có để tránh việc không giống ai. Kỹ thuật và thương mại có thể khiến con người lệ thuộc, nô lệ máy móc trong một tương lai gần thay v́ ngược lại. Điều tôi nhận thấy là con người hiện đại càng đông đúc càng cô đơn. Cuộc sống hiện thời có quá nhiều bất an, nhiều kẻ lạ, cho nên con ngưởi đâm ra sợ hăi tha nhân. Ở Luân Đôn, ngoài đường, trên xe buưt, trong tàu điện hầm, ai nấy bây giờ cũng đều tránh nh́n nhau, chỉ chúi đầu, chúi tai vào điện thoại cầm tay. Ai nấy đều có vẻ bận rộn, nói nói nghe nghe không ngừng. Chuyện ǵ mà nhiều thế ? Hi vọng mỗi lời nói của họ là một câu thơ hay. Ngày xưa: "Tôi tư duy nghĩa là tôi hiện hữu". Ngày nay: "Tôi nói (vào xeo phôn), tôi viết (facebook), tôi chụp h́nh (xeo phi) , chụp ảnh (các thứ với điện thoại cầm tay) nghĩa là tôi hiện hữu". Cá nhân tôi không cần "hiện hữu" cái kiểu đó.

 

      

 

Lê Thị Huệ: Anh có nuôi mèo, nuôi chó, trồng hoa quanh pḥng không ?

Nguyễn Đăng Thường: Tôi có thử nuôi chó một lần ờ Sài G̣n nhưng không thành công nên phải cho lại người khác. Tôi thích thú vật nhưng không thích sống chung với chúng. Tôi cũng không thích sự gắn bó, sự lệ thuộc t́nh cảm giữa con người với con thú. Với tôi, đó không phải là t́nh yêu mà là sự yếu đuối. Con thú cần người nuôi. Người nuôi cần con thú. Nhứt là những kẻ cô độc, trẻ lẫn già. Có thể tôi nói bậy, mọi người sẽ không đồng ư, nhưng nghĩ sao cứ nói vậy.

Tôi có hai đứa cháu hiện ở Paris, một trai một gái. Con của chị Dung và anh Khoa, tôi có nhắc tới trong phần 1. Tụi nó hồi nhỏ là con cưng. Bây giờ sống cô độc, mỗi đứa nuôi hai con mèo, tưng tiu như con cái. Thằng cháu trai, nay đă gần 60, vài năm trưóc một con mèo của nó đi lạc. Đứa cháu gái nói anh nó lúc đó như điên như khùng, dán các tấm giấy nho nhỏ "t́m con" trên các cột đèn, ca bin điện thoại trong khu phố. Tôi không thích bộc lộ t́nh cảm. Ghét nhứt là khi thấy mấy đứa con cưng mè nheo. Có thể v́ hồi nhỏ tôi không được nuông ch́u, không được để ư tới khiến tôi quen sống, thích sống cô đơn, tự lập.

Ngược lại, tôi thích trồng hoa, trồng cây. Máu nông dân vẫn c̣n vài giọt trong huyết quản. Tôi có window box, một sân sau với một giàn nho (chủ cũ để lại) một giàn hoa lài (tôi trồng), một cây ô liu, một cây sung (fig), một cây táo (loại lùn), một cây trúc cành đen, một cây phong (trong chậu), hoa hồng (loại nguyên thủy hoa nhỏ màu đỏ sậm rất thơm), tường vi, trúc đào, mộc lan (magnolia) , mẫu đơn (poeny), trà mi (camelia), thủy tiên đất (daffodil), loa kèn (lys), huệ (lily), và nhiều loại hoa hàng năm. Một cụm "chim thiên đường" (bird of paradise) vừa đơm hoa — sau hai chục năm ngủ trong chậu cùng lúc với tập thơ Một Mùa Thiên Đường của tôi trên tiệm sách mạng Amazon. Trên bệ cửa sổ phía trong tôi có những chậu xương rồng nhỏ mỗi năm trổ hoa vài ngày. Siêu thị, garden center có bán đủ các loại kỳ hoa dị thảo.

 

 

Lê Thị Huệ: Độc giả của anh là ai ? Có bao giờ anh nghĩ về điều này ?

Nguyễn Đăng Thường: Bạn bè cũ, nếu họ có th́ giờ. Nhưng họ đă theo nhau ra đi gần hết rồi. Và một số độc giả tương đối c̣n trẻ có máu văn nghệ bây giờ. Tôi ít nghĩ tới chuyện này, v́ có nghĩ cũng chẳng làm ǵ được. Tất nhiên người cầm bút nào cũng mong có độc giả, càng đông càng tốt. Nhưng độc giả thơ ngày càng hiếm hoi, giới trẻ bây giờ có quá nhiều thứ khác để làm. Cung nhiều, cầu ít. Nhà thơ Charles Simic viết: Lịch sử là một cuốn sách dạy nấu ăn. Bạo chúa làm đầu bếp. Triết gia viết thực đơn. Tu sĩ làm hầu bàn. Quân nhân làm cận vệ. Tiếng hát mà bạn nghe là tiếng các nhà thơ đang rửa chén.

 

Xin cám ơn chủ bút Lê Thị Huệ và cảm tạ quư độc giả.

 

Nguyễn Đăng Thường sinh tại Battambang, Cambodge (Campuchia) v́ thân phụ chống Pháp tranh căi với Phạm Quỳnh ở Hà Nội nên bị thuyên chuyển. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài G̣n khóa thứ nhất (1961) ban Pháp văn. Chọn nghề giáo v́ khóa học ngắn (3 năm) và chỉ phải dạy 16 giờ mỗi tuần. Ra trường được bổ về Chu Văn An (hậu thân của Trường Bưởi) và chỉ dạy ở đây cho tới khi ra hải ngoại. Không dạy trường tư. Như vậy có thể coi như đă làm nghề "gơ đầu trẻ" nhiều hơn là "bán cháo phổi".

Thích viết nhưng viết khó và lười và nên không có ươc vọng trở thành nhà văn nhà thơ. Nhưng sau khi măn lính chín tuần (1969) đă được anh Hoàng Ngọc Biên, bạn học ở trung học và anh Diễm Châu, bạn của anh Hoàng Ngọc Biên "rủ rê" nên viết thử chơi. Có một bài thơ hay một bài “Nhật kư tập thể” đăng trên số thứ ba của tờ Tŕnh Bày ra ngày 1 tháng Chín 1970. Tiếp tục đóng góp cho Tŕnh Bày cho tới khi rời Việt Nam sang Campuchia (1973) rồi sang Pháp (1974). Ra hải ngoại có văn thơ đăng trên Nhịp Cầu, Vietnam Culture, Thế Kỷ 21, Văn, Ngày Mới... và gần đây trên các trang báo mạng. Lao động trí thức khá nhiều nhưng may thay tới nay vẫn chưa thành nhà văn nhà thơ.

Tác phẩm:
Nguyễn Đăng Thường, Thơ (Thơ & Thơ dịch, Tŕnh Bày 1971). Dịch phẩm: Pablo Neruda, Hai mươi bài thơ t́nh và một bài ca tuyệt vọng (Tŕnh Bày, 1989); Blaise Cendrars, Văn xuôi của chuyến xe lửa xuyên Tây-bá-lợi-á và của cô bé Jehanne de France (sau đổi thành Văn xuôi đường tàu xuyên Tây-bá-lợi-á và cô bé Jehanne de France, Tŕnh Bày, 1989); Jacques Prévert, Thơ (dịch tập thơ Paroles chung với Diễm Châu, Tŕnh Bày, 1993); Samuel Beckett, Tưởng tượng đă chết hăy tưởng tượng (Tŕnh Bày 1996), Linda Lê, Tiếng nói (nxb Văn, 2003). Và nhiều bản dịch Samuel Beckett, Marguerite Duras, Marcelin Pleynet, Francois Auriégas, Jean Genet... và thơ truyện Nguyễn Đăng Thường do nhà Giọt Sương Hoa in vi tính theo dạng thủ công nghệ.
(theo tienve.org)



 

 

© gio-o.com 2015