phỏng vấn
nhà thơ
Nguyễn Đăng Thường
lê thị huệ thực hiện
Kỳ 3
Là một người đọc, có
khi tôi t́m đọc những tác giả khó. Những tác
giả mà khi đọc cái đầu ta phải làm việc
theo tác phẩm của họ. Nguyễn Đăng
Thường là tác giả thuộc khuynh hướng này.
Mới thoạt đọc, thấy ông viết hơi xâm
lăng tấn công, và ông va chạm vào đủ các thứ
mạch ẩn nấp. Nhưng bên dưới các bản
viết kư tên Nguyễn Đăng Thường là các tiêu hóa
kiến thức, trí thức, cảm tính, và văn
chương, ở mức độ cực kỳ cao.
Điều này gây nên sự chú ư của tôi. Tôi xem anh như
là một trong những nhà thơ gây ảnh hưởng trên
lớp tác giả trí thức cùng thời tôi, v́ các vận
động viết có tính trí tuệ, đối xoáy, và
tấn công thẳng thắn của cơi viết Nguyễn
Đăng Thường.
Ông được xem như là một trong những người khởi xướng nhóm Tŕnh Bày cùng 3 tên tuổi: Diễm Châu, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Đăng Thường. Một trong những đóng góp đáng kể của nhóm Tŕnh Bày là chọn lọc và dịch tốt các tác phẩm thơ văn Tây Phương, giới thiệu vào không khí văn nghệ Sài G̣n thời 1954-1975.
Ra hải ngoại, ng̣i viết của Nguyễn Đăng Thường vẫn tiếp tục hàng tiền đạo trên các trang Tạp Chí Thơ (Khế Iêm, Đỗ Kh.), Tiền Vệ (Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Hưng Quốc), Thế Kỷ 21 (Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Xuân Đài, đă đóng cửa) từ đó đến nay.
Sau năm 1975, ông định cư hẳn ở Thành Phố Sương Mù London.
Gió O rất hân hạnh nhận được sự cọng tác trả lời phỏng vấn của nhà thơ Nguyễn Đăng Thường.(LTH)
Lê Thị Huệ: Tại sao anh lại cho các thứ “Nữ quyền luận, đa văn hóa, văn chương lưu vong ... là những phát minh của Mỹ. Nhưng ta không nên nhắm mắt bước theo”. Tôi là một người nữ, sống ở Mỹ 40 năm, tôi nghĩ nhờ chủ trương Đa Văn Hóa của nền giáo dục Mỹ, tôi mới ung dung học hành và làm được một công việc hướng dẫn sinh viên ở một community college ở California. Một công việc có khá nhiều người, ngay cả người Mỹ, cũng chật vật lắm mới đạt được. Nữ Quyền của đàn bà Mỹ có nhiều lỗ hổng, nhưng phong trào nào lúc bắt đầu chả có khuyết điểm. Có lẽ tôi nh́n khác anh, tôi lại thấy các phong trào văn hóa anh vừa kể là điểm đáng ca ngợi của văn hóa Mỹ, dù nó có kéo theo những hệ lụy. Không tan xác th́ làm sao mà biết đường đi mới mở ra những chân trời.
Nguyễn Đăng Thường: Xin lỗi chị, xin chị cho tôi nghĩ khác chị. Với tôi, nữ quyền luận không c̣n ở giai đoạn đầu mà nó đă về chiều. Những cái quyền rất tuyệt vời lúc chúng mới ra đời, trước khi chúng trở thành cực đoan, bị áp đặt, cưỡng chế trong nhiều trường hợp. Có thể nói chính nó tự mâu thuẫn với nó.
Phụ nữ Mỹ, và không riêng họ, muốn ngang bằng với đàn ông. Nhưng mặt khác họ muốn nữ hóa cơ thể phụ nữ tối đa. Nhiều phụ nữ ở Anh được độn vú, bơm mông, chích botox miễn phí, với tiền đóng thuế của dân. Vú mông môi ph́nh lên như con búp bê t́nh dục cao su, để bắt mắt thiên hạ, nhem thèm bọn đàn ông. Nhưng khi bị chọc ghẹo, hay bị phê phán, th́ la toáng lên rằng ḿnh bị xâm phạm nữ quyền, đ̣i được kiện thưa miễn phí.
Đa văn hóa một chiều biến nước Anh thành cái ổ khủng bố. Các iman đ̣i áp dụng luật charia. Phụ nữ Hồi được nhà nước Anh chăm sóc sức khoẻ miễn phí, nhưng nhứt quyết không cho nam bác sĩ khám, nghĩa là đ̣i được thêm một đặc ân, không muốn như mọi người, trong lúc nhân viên, y tá, bác sĩ rất hiếm, ngân sách thiếu hụt.
Mới đây có một người cha gốc Hồi gởi con vào một trường Thiên Chúa. Người cha tới trường chửi mắng giáo sư, xô đẩy ông hiệu trưởng ra can thiệp. Lư do: luật nhà trường cấm học sinh để râu. Người cha đ̣i nhà trường phải để cho đứa con trai 14 tuổi để râu theo đạo Hồi. Một hành động khiêu khích cố t́nh. Tại sao không gởi con vào một trường Hồi giáo?
Ra trước vành móng ngựa, phụ nữ Hồi vẫn muốn được che mặt. Trong thang máy tôi chỉ thấy một cái bóng đen trùm kín mít từ đầu tới chưn trừ cặp mắt. Tôi không biết kẻ đó là đàn bà, hay đàn ông, v́ không dám nh́n soi mói. Nếu có chuyện ǵ xảy ra làm sao tôi nhận diện. Đă có những trường hợp quân khủng bố đàn ông trùm burqa giả làm đàn bà. Chánh phủ Pháp cứng rắn hơn, cấm phụ nữ Hồi trùm burqa nơi công cộng, không nhu nhược, không nhượng bộ như chánh phủ Anh.
Những cái mà tôi muốn chỉ trích là sự quá trớn của các chủ nghĩa tự do, nữ quyền luận, đa văn hóa, có thể khiến cho chiếc bong bóng vỡ tan, kéo theo trật tự xă hội. Sáu năm với ông tổng thống da đen đầu tiên, hay đúng hơn, nửa đen nửa trắng, đen nhiều hơn trắng, khiến nước Mỹ suy thoái trên mọi phương diện, nội như ngoại. Ông tông tông này giữ đúng lời hứa lúc ra tranh cử — change, thay đổi — nhưng thay đổi theo ư ông ta, không cần theo hiến pháp, ư dân.
Ông vua con hay nổi nóng nếu bị phật ư, bị chỉ trích. Lănh đạo bằng mồm th́ thao thao bất tận. Món nợ của Mỹ cao ngất hơn bao giờ hết. Cánh tả và Đảng Dân Chủ đă kéo con ngựa đen thành Troa vô Nhà Trắng. Hợp thức hóa di dân bất hợp pháp. Khi đă an toàn th́ một anh di dân bất hợp pháp gài bom cho nước Mỹ một bài học.
Một cô y tá gốc Việt, bị nhiểm trùng ebola, nhưng thoát chết, kiện bịnh viện nơi cô làm việc hơn mười triệu đô la, khiến tôi nghĩ tới các bà sơ chăm sóc bịnh nhân bị nhiễm trùng chết âm thầm, không kiện tụng ai. Tại sao chọn nghề y tá nếu muốn an toàn trăm phần ? Đa văn hóa quá mức sẽ tạo ra những khác biệt. Mà khác biệt th́ có thể gây phản cảm, kỳ thị, chia rẽ, tạo ra những khu phố sắc tộc, những ghetto.
Đương xảy ra một cuộc chiến giữa Ánh Sáng và Bóng Tối. Phái tả chán Ánh Sáng, muốn Bóng Tôi ngự trị để ngắm Trăng Liềm. Hệt như Hanoi Jane mặc chiếc áo bà ba trắng tinh chụp h́nh với mấy anh bộ độ. Tôi chắc lúc đó dân Hà Nội không đủ xà bông để giặc áo trắng sạch sẽ, nếu như họ có áo trắng.
Tổng thống Lư Quang Diệu nói: Chỉ có kẻ ngu mới chống Mỹ. Đa văn hóa nhưng đồng thời cũng phải có hội nhập. Chỉ riêng Hồi giáo và người Hồi giáo, hướng dẫn bởi các iman, không những không muốn hội nhập, mà ngược lại, c̣n muốn đồng hóa các chủng tộc khác.
Cộng đồng Quaker, cộng đồng Amis ở Pensylvania vẫn giữ tục lệ, truyền thống của họ từ mấy thế kỷ qua, nhưng không có va chạm. Họ vẫn tuân theo luật lệ khi cần. Chị là một trí thức, một nhà văn, một giáo sư hiểu biết cả hai nền văn hóa, Đông Tây. Chị hiểu đúng, sử dụng từ đa văn hóa đúng nghĩa. Nhưng không phải ai cũng như chị. Tất nhiên tôi không ám chỉ các cộng đồng Việt hải ngoại, hành động có văn hóa, có văn minh.
Nhưng hăy thử tưởng tượng một bà mẹ Việt vào trường đ̣i ban giám đốc phải cho con ḿnh mặc bà ba, áo dài, nón lá vào lớp. Hay một lănh tụ của cộng đồng ra lịnh nam, nữ phải mặc quốc phục trong nhà, ngoài đường. Quán nhậu thịt chó phải được hoạt động tự do ở Little Saigon. Nếu không th́ đánh bom, đốt cờ Mỹ.
Tục ngữ ta có câu: Nhập gia tùy tục nhập giang tùy khúc. Đừng đổ lỗi cho người da trắng quá nhiều. Các người thợ da trắng vào nhà tôi lễ phép cởi giày, tôi nói không cần thiết. Lănh tụ, phóng viên thuộc phái nữ đến các Hồi quốc phải trùm khăn che mái tóc. Kể luôn Camilla bà vợ của thái tử Charles. Dân da trắng tới các nước Trung Đông không được uống rượu, không được mặc áo quần hở hang.
Ở Anh, ở Pháp, dân Hồi đ̣i giết thú vật để ăn thịt — cừu — theo truyền thống halal của họ, gây thêm đau đớn cho con vật trước khi chết. Hệt như lễ hội chém lợn, đập đầu trâu rất dă man của ta ở miền Bắc.
Con heo nhà, thay v́ heo rừng, bị căng bốn cẳng nằm ngữa để cho tên đao phủ chặt đôi giữa bụng. Gọi là để tưởng niệm ông tướng ngày xưa chém heo rừng nuôi binh. Nhưng con heo rừng lúc đó có thể chống trả hay bỏ chạy. Ông tướng th́ sức mấy mà chặt đứt ngang con vật giữa bụng.
Thử hỏi tên đao phủ, những kẻ áo quần xanh đỏ loè loẹt, trịnh trọng dự buổi lễ chém giết dă man đó, có thích bị căng tay căng chưn đóng cọc, nhận lát dao giữa bụng hay không ? Tựu trung chỉ là miếng ăn giữa làng như thời xưa, ăn uống nhậu nhẹt cho hả hê, thỏa măn thú tính.
Hủ tục, mê tính dị đoan được nâng lên hàng văn hóa để ru ngủ. Vậy mà vẫn có những kẻ binh vực. Tướng Giáp nuôi bộ đội bằng cơm khô. Sau chưa có lễ hội với vài chảo cơm khô giữa làng ? Chắc tại cơm khô quá hấp dẫn sẽ gây thêm cảnh chen lấn tranh giành có văn hóa ? Phép vua thua lệ làng để mị dân. Bây cái ǵ của ta cũng có thể là văn hóa.
André Malraux, nhà văn kiêm bộ trưởng văn hóa Pháp, đă tuyên bố: La culture est tout ce qui reste quand on a tout oublié — Văn hóa là cái ǵ c̣n lại khi ta đă quên tất cả. Một bà nội trợ Pháp th́ có thể tuyên bố ngược lại: La culture est ce qui reste quand on a rien oublié — Văn hóa là cái c̣n lại khi ta không quên các thứ khác.
Việc ăn thịt chó khắp nước hiện nay quá rùng rợn. Một món ăn thời c̣n nghèo khó, nay được nâng lên hàng... văn hóa. Nông dân, người nghèo ở miền Nam trước 75, không hề ăn thịt chó. Chó hoang thời Pháp bị bắt nhốt vào phú de — fourrière — để ngừa bịnh chó dại. Không ai bắt chó, bắt mèo để ăn thịt. Tuy nhiên, tôi c̣n nhớ Bà Ba có kể chuyện mấy thằng con lai, cha Đức mẹ Việt — phụ nữ Bắc Kỳ làm công — trong sứ quán Tây Đức thỉnh thoảng bỏ mèo vào bao bố trấn nước để làm thịt. Tụi nó tin rằng thịt mèo ăn mát.
Mấy loại thịt thuốc kiểu đó xuất phát từ bên Tàu. Do vậy mà nhiều loại thú hiếm ở Châu Phi, như voi, tê giác bị thú tặc giết lấy sừng bán cho Tàu. Hăy tượng người Châu Phi ở Âu Mỹ được quyền ăn thịt người theo truyền thống.
Chị cứ nh́n xem Châu Phi hiện nay. Người da đen ở Châu Phi hiện nay có hạnh phúc hơn người da đen ở Âu Mỹ bây giờ, thậm chí dưới thời đế quốc Anh, Pháp ? Đă có nhiều nhà văn, nhà thơ da đen xuất sắc, viết tiếng Anh, tiếng Pháp. Có khi như David Diop sử dụng tiếng Pháp làm thơ chống Pháp. Nay th́ chỉ có chiến tranh bộ lạc khắp nơi. Nếu không th́ là độc tài.
Bọn khủng bố Isis đương đập phá thẳng tay các pho tượng cổ trong các viện bảo tàng ở Iraq, được UNESCO bảo hộ. Mấy năm trước Al Qaida phá hủy tượng Phật cổ mấy ngàn năm. Một cô bé A Phú Hản khá xinh, bị cắt mũi v́ chuyện ǵ đó, tôi không c̣n nhớ. Hồi giáo không chấp nhận đa văn hóa, giết tín đồ Cơ Đốc, đốt nhà thờ Thiên Chúa. Israel sẽ bị tiêu diệt nếu Iran có bom nguyên tử.
Thế kỷ 20 là thế kỷ của lư thuyết, chủ nghĩa văn nghệ, xă hội, chính trị. Nước Mỹ thập niên 50-60 sùng bái thuyết phân tâm học của Freud. Động một chút th́ phải đi viếng bác sĩ phân tâm. Thế hệ cái Tôi — the Me Generation — nưng niu cái Tôi cá nhân như trứng mỏng, vẫn c̣n tiếp diễn. Kinh nghiệm đă cho thấy, ta nên dè dặt khi theo các lư thuyết, đừng bao giờ xài trọn gói. Cái chủ nghĩa hứa hẹn nhiều nhứt cho nhân loại — chủ nghĩa cộng sản — đă gây tai hại nhiều nhứt.
Các cuộc cách mạng khi thành công, xóa bỏ nhưng bất công cũ được vài tháng, một năm, rồi thay thế chúng với những bất công mới tệ hơn. Thử hỏi, trí thức, dân nghèo, công nhân, dưới thời cộng sản có được tự do, công bằng, pháp lư, thậm chí sung sướng hơn dưới thời Pháp thuộc ? Thời nào bốc lột, hay để cho các hảng ngoại quốc thẳng tay bóc lột, sức lao động của công nhân ?
Không thủ tiêu, không bỏ tù, không tra tấn cho đến chết, th́ được cho ăn bánh vẽ. Các bà má anh hùng đâu có anh hùng chị hùng ǵ đâu. Con trai họ bị bắt làm bộ đội. Một mạng sống, một bàn tay giúp đỡ gia đ́nh đổi lấy hai chữ anh hùng rỗng. Bà mẹ anh hùng nào đă được mời tới ngồi ghế danh dự trong buổi lễ khánh thành, khai mạc tượng đài ?
Bắt chước một cách lố bịch. Bốn vị tổng thống Mỹ được tạc tượng trên núi là anh hùng thật. Tượng đài mẹ chiến sĩ anh hùng là một láo khoét trắng trợn, không biết xấu hổ, giả tạo, với mục đích thương mại. Nói cách khác, bà mẹ anh hùng đă bị khai thác, rồi bị mại hóa. Bây giờ có thêm cái tượng đài xấu xí, ngày ngày ngồi trơ ra đó, giải nắng dầm mưa, ăn mày du khách.
Tuy không thiệt
rơ, nhưng những ǵ chị đă, đang, và sẽ làm cho
bản thân chị và sinh viên, tôi nghĩ là có nữ quyền
luận, có đa văn hóa, nhưng trước tiên chắc
chắn là nhờ nước Mỹ có khá nhiều tự
do. Có thể tôi nói bậy. Các vấn đề này quá
phức tạp, để có thể tóm tắt trong vài câu.
M. Frankland ở giữa hai linh mục Việt Nam và một nữ kư giả Mỹ (?)
ảnh do tác giả cung cấp
Lê Thị Huệ: Không có vấn đề khép kín
văn hóa. Nhưng ngược lại, chúng ta cần tiêu
hóa văn hóa của thế giới để sáng tạo ra
cái riêng ḿnh. Người Nhật tiêu hóa đạo Phật
để tạo ra Thần Đạo của họ.
Người Nhật tiêu hóa văn minh cơ khí của Tây
Phương để tạo ra bảng hiệu Honda,
Nissan. Áp lực sáng tạo ra được một bản
thể Việt khiến chúng ta phải tiêu hóa và t́m ṭi cái
mới cái riêng. Thế hệ các anh ngưỡng mộ
văn hóa Tây Phương tối đa. Anh thử nói
một vài tác phẩm tầm vóc, tiêu hóa được
sức ép của Tây Tàu để tạo ra được
dáng đứng Việt Nam mà anh nh́n thấy trong cuộc
tiếp xúc với văn hóa Tây Phương của
nguời Việt giai đoạn một hai thế kỷ
qua.
Nguyễn Đăng Thường: Thưa chị, tôi, chúng tôi đâu có ngưỡng mộ văn hóa Tây phương tối đa, v́ chúng tôi viết văn, làm thơ tiếng Việt. Tŕnh Bày là một nguyệt san của những người yêu nước, thậm chí đă chống Mỹ lúc đó. Mọi tôn giáo về sau đều có biến thái theo nhu cầu. Nhựt có Thần Đạo, Thiền Tông hay ǵ đó. Anh, Mỹ, Đức theo đạo Tin Lành. Hồi giáo là một biến thái của Thiên Chúa giáo, nhưng hung bạo. Mọi quyền hành nằm trong tay lănh tụ, nam giới. Các công tử Hồi playboy th́ tới Luân Đôn ăn chơi, ngủ khách sạn sang, sâm banh, gái gọi.
Sự tiêu hóa sức ép của Tây, Tàu để tạo ra dáng đứng Việt Nam th́ đă quá rơ: Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm, Lục Vân Tiên, thơ nôm. Rồi Tự Lực Văn Đoàn, tiểu thuyết văn xuôi, thơ mới, kịch nói, báo chí. Truyện trinh thám, tiểu thuyết lịch sử, tự truyện, nghĩa là những thể loại chưa từng có ở nước ta trước khi người Pháp tới. Những cái mới mẻ hơn văn hóa Tàu, đă khiến cho văn nghệ nước ta nở rộ vào khoảng đầu thế kỷ 20.
Về kỷ nghệ, kỷ thuật, và lấy thí dụ chiếc xe hơi, th́ Mỹ đă đi trước — xe Ford — rồi Châu Âu bắt chước. Sau Thế chiến 2, đi đầu là nước Nhựt, với tiền viện trợ tái thiết của Mỹ. Các nước Âu Châu cũng được viện trợ. Số tiền khổng lồ đó không lọt vào túi tham như ở ta hiện nay. Tây Đức, Nhựt, Ư không những đă tái thiết, mà c̣n phát triển kinh tế của họ rất nhanh, tiến lên hay trở lại hàng đầu. Đức có xe Volkswagen, Pháp có xe hai mă lực, Ư có chiếc Vespa, Nhựt có xe máy Honda tiện lợi, ít tốn xăng nhớt, vừa túi tiền b́nh dân. Đó là sự bắt chước nhau rất tự nhiên, có thể nói đă có từ ngàn xưa. Các nền văn minh, văn hóa của nhân loại chuyền tay nhau.
Một thí dụ thứ hai là điên ảnh do anh em nhà Lumière người Pháp phát minh. Nhưng đă được người Mỹ khai thác với những cuốn phim câm một cuộn. Rồi họ thành lập những phim trường nhỏ ở New York, rồi ở Hollywood, tạo nền điện ảnh Mỹ ảnh hưởng khắp thế giới. Trong Thế chiến 2, đạo diễn Ư Luchino Visconti, bắt chước các cuốn phim đen của Mỹ phơi bày thực trạng xă hội của nước Mỹ.
Visconti phóng tác cuốn truyện Mỹ tiểu thuyết đen, The Postman Always Rings Twice, của James C. Cain, quay thành phim Ossessione tuyêt vời, mở đường cho chủ nghĩa hiệc thực mới, không quay ở phim trường, mà với bối cảnh thiên nhiên, vang danh thế giới sau Thế chiến 2. Hội họa ấn tượng của Pháp cũng đă bỏ xưởng vẽ, đặt giá vẽ trong thiên nhiên.
Có hai phim dựa trên cuốn truyện t́nh và án mạng này: một của Mỹ, một của Ư. Cả hai đều đen trắng. Về sau Mỹ có cho ra đời thêm một cuốn phim màu, nhấn mạnh chuyện t́nh dục, nhưng xoàng xỉnh không đáng kể.
Đợt sống mới — Nouvelle Vague — của điện ảnh Pháp thập niên 50 cũng chịu ảnh hưởng phim đen của Mỹ. Hiện thực mới, đợt sống mới, ảnh hưởng phim Anh thập niên 60, với loại phim kitchen sink — bồn rửa chén — những cuốn phim xă hội, đen trắng, về giới công nhân, blue collar, cổ áo xanh.
Visconti đâu cần vỗ ngực tự khen ḿnh đă tiêu hóa văn hóa Mỹ và sáng tạo ra một bản thể Ư. Hồ Biểu Chánh phóng tác nhiều cuốn tiểu thuyết Pháp, cũng như Tự Lực Văn Đoàn. Tôi c̣n nhớ một cuốn tiểu thuyết Việt Nam phóng tác truyện Little Women, bốn cô con gái nhà họ March, của Louisa May Scott khá hay, đă biến mất. Tôi không nhớ tên tác giả để truy lùng. Chị tôi mướn ở sạp báo đầu đường, tôi đọc ké.
Từ ngữ châm biếm, chưa tiêu hóa nổi, tôi nghĩ có thể đă xuất hiện ở Sài G̣n thập niên 60, để đề cao chủ nghĩa quốc gia, đặt nặng vấn đề tính dân tộc. Có thể do những người trí thức, nhà văn thiên tả như Vũ Khắc Khoan, Lư Chánh Trung đặt ra. Các ông linh mục như Thanh Lăng, Nguyễn Ngọc Lan, du học Pháp, th́ nói: Chẳng lẽ chúng ta cứ ngơ tối đêm thâu đóm lập loè măi sao ?
Có một dạo, ai đó nói câu thơ lục bát độc đáo, chỉ riêng VN mới có, hô hào mọi người làm thơ lục bát. Mới đây tôi có đọc lướt qua một bản dịch thành thơ lục bát bài thơ Le pont Mirabeau nổi tiếng của Apollinaire. Thiển nghĩ của tôi là bản dịch này, dù có tuyệt vời thế mấy đi nữa, th́ nó cũng đă phản bội nguyên tác.
Kỷ thuật, h́nh thức của bài thơ Apollinaire, thể hiện ḍng nước chảy qua cầu, dưới cầu, và những bài thơ khác, đă dọn đường cho thơ tự do của Pháp. Hăy tưởng tượng một bài thơ Thanh Tâm Tuyền được viết lại thành thơ lục bát, hay thất ngôn bát cú, ta sẽ thấy ngay sự vô lư. Khái Hưng dịch bài Sonnet d' Arvers ra thể thơ lục bát, th́ chấp nhận được, bởi cả hai bài thơ, nguyên tác và bản dịch, đều sử dụng thể loại thơ cổ điển.
Trịnh Công Sơn bắt chước nhạc phản chiến của Mỹ, nhưng lại tỉ tê: Gia tài của mẹ, một bọn lai căng, gia tài của mẹ một lũ bội t́nh. Thế nào là lai căng, tôi rất muốn biết. Mặc âu phục, găy đàn ghi-ta, uống bia ngoại, rượu ngoại, hút thuốc lá Mỹ, ăn bơ sữa như chàng nhạc sĩ là không lai căng ?
Tân nhạc Việt bắt chước, hay xuất phát từ ca khúc Pháp, là một thành công khác. Cải lương, pha trộn kịch nói của Pháp và hát bộ của Tàu, là một thành công rực rỡ, một loại ô-pê-ra Việt. Pháp gọi hát bộ của Tàu là Opéra Chinois. Tiếng Anh là Chinese Opera.
Có thể nói nhạc sĩ Anh Việt Thu, tác giả ca khúc Gịng An Giang đă Việt hóa ca khúc Gịng Sông Xanh. Và nhạc sĩ Đỗ Nhuận với ca khúc Du kích sông Thao đă Việt hóa ca khúc Ḥ kéo gỗ trên sông Volga, một bài nhạc dân ca của Nga. Dù từ Việt hóa không thật thích hợp.
Cũng có thể nói Phạm Duy đă Việt hóa tài t́nh và dễ dàng nhiều ca khúc ngoại quốc khi viết lời Việt. Nhưng nói vậy, phân chia của ta, của người là không cần thiết, để tránh nói là quá nhỏ nhen. Thảy đă đến một cách tự nhiên, như một đ̣i hỏi của từng thời kỳ, đâu cần vỗ ngực với những danh từ lớn.
Hùng Cường-Mai Lệ Huyền thập niên 60 nhún nhảy hát Túp lều lư tưởng, ca khúc nhạc rốc của của Hoàng Thi Thơ. Tựu trung, th́ cũng gây vui nhộn được vài phút, chẳng gây thiệt tḥi cho ai, chẳng làm sứt mẻ văn hóa Việt. Chẳng lẽ Hùng Cường, Mai Lệ Huyền, các ca sĩ khác phải tỉ tê nhạc Trịnh th́ mới không lai căng ?
Con người luôn luôn cần những cái mới lạ. Ta không thể ăn canh chua, cá kho măi trọn đời. Các ca sĩ trong nước bây giờ th́ hở hang quá mức. Họ có thể làm bẩn mắt, hay làm vui mắt một số người. Nếu họ không lố bịch, hát hay, th́ rất đáng được ca ngợi.
Tôi c̣n nhớ, lúc má tôi bị tai biến mạch máu năo, nằm nhà thương Tàu trên đường Nguyễn Trải — ông bác sĩ trưởng người Việt tốt nghiệp bên Pháp, là bạn của cô em họ. Ở pḥng bên cạnh có một cô gái tương tư Hùng Cường lâm bịnh. Gia đ́nh t́m tới nhà cho Hùng Cường hay. Hùng Cường vào bịnh viện thăm. Chị Hai ở bịnh viện ngày đêm với má tôi, kể lại.
Văn hóa cổ truyền cũng có những cái dở của nó. Nhưng văn hóa thôn làng luôn luôn tự cao, ta về ta tắm ao ta, như lễ hội chém lợn. Tranh Đông Hồ, điêu khắc đ́nh chùa của ta rất tuyệt vời. Nhưng ta phải tiếp xúc với cái mới của hội họa, điêu khắc Tây phương, nếu muốn bằng người. Picasso vẽ, sáng tạo đủ các loại tranh: cổ điển, lập thể, siêu thực, lắp ghép. Vẽ lại tranh Manet, tranh Valasquez. Nhưng Picasso tránh tranh trừu tượng. Picasso thời kỳ xanh bắt chước El Greco.
Tranh lập thể bắt chước đường nét kỷ hà của mặt nạ Châu Phi. Tranh ấn tượng Pháp bắt chước bố cục tranh mộc bản Nhựt. Matisse bắt chước các đường cong của nghệ thuật Islam. Gauguin bắt chước tranh bích họa Ai Cập. Các bức tranh lơa thể của Gauguin tuy vẽ phụ nữ Tahiti nhưng vẫn sử dụng bố cục nằm, ngồi của tranh cổ điển Tây phương.
Trở lại điện ảnh, tôi xin kể ra hai trường hợp điển h́nh cho dễ thấy: đạo diễn Lư An và đạo diễn Trần Anh Hùng. Và hai cuốn phim tiêu biểu, nổi tiếng của họ: Brokeback Mountain và Mùi đu đủ xanh. Cả hai là di dân, dù Ang Lee có thể chỉ qua Mỹ để quay phim. Cuốn phim của Ang Lee là phim thương mại theo kiểu Hollywood, một phim mỹ của một đạo diễn Á châu. Cuốn phim của Trần Anh Hùng là một phim mang nhăn nghệ thuật, một phim Việt made in France.
Cả hai phim đă thành công, nổi tiếng. Nhưng, cuối cùng, cuốn phim Mỹ của Ang Lee, về một cuộc t́nh bi thảm giữa hai chàng cao bồi, hiện đại và nhân bản hơn. Cuốn phim t́nh không phân biệt giai cấp, giữa cậu con trai nhà chủ và cô tớ gái xinh đẹp, với thông điệp ngầm và cũ: gái mới theo Tây th́ xấu, truyền thống nhu ḿ của gái ta th́ tốt, với kết cuộc hậu hỉ, chỉ là chuyện tân cổ tích kiểu cô bé Lọ Lem, Tấm Cám.
Các ô sin của ta trong nước và ở Trung Đông th́ đương bị bốc lột sức lao động. Có khi bị bắt làm nô lệ t́nh dục, dẫu họ có đợi chờ tới một ngàn năm đi nữa, th́ vẫn chưa thấy bóng chàng Hoàng Tử cỡi ngựa bạch tới giải phóng, mang về cung điện làm hoàng hậu. Nói thiệt, tui đă cảm thấy hơi bị khó chịu khi t́nh yêu, t́nh dục được, bị đồng hóa với một món ăn tôi không thích.
Khô ḅ cứng ngắt, đu đủ xanh cắt nhỏ cũng cứng ngắt, ăn phải rưới nhiều tương ớt cay mới có chút thú vị. Tôi có ăn thử một lần trước nhà bưu điện Sài G̣n, khi đi gởi điện tín trở ra c̣n dư th́ giờ. Thằng cháu trai học trường Taberd cạnh bưu điện th́ hay cùng bạn bè tới đó ăn. Cậu, cháu khác gu. Hăy tưởng tượng một cuốn phim Pháp mang tựa đề Mùi ca mem be chín — L'odeur du camembert mûr — th́ chắc nó có thể không thi vị bằng, không hấp dẫn khán giả tây lẫn ta. Nhưng biết đâu, cứ thử xem, ai cấm.
Cóp pi Tàu trăm phần trăm rồi bảo đó là văn hóa Việt, là bất lương, không phải là văn hóa. Văn hóa giao chỉ, ṇi giống tiên rồng, ngôn ngữ Việt, thiệt ra là xà bần, tạp chủng, đa văn hóa, trước khi có từ này. Một tác phẩm, một sản phẩm bắt chước nhưng hay, đẹp, có giá trị hơn một tác phẩm nội hóa xấu, dở.
Tất nhiên và tất cả phải đặt trong tinh thần văn nghệ, tạm gọi là nghiêm chỉnh. Bắt chước nhưng phải tránh lố bịch. Trong nước đương xảy ra những cuộc đ́nh công lớn chưa từng thấy ở Tân Tạo gần Sài G̣n, th́ ở Cali hay Los Angeles sắp chiếu ra mắt phim Âm mưu giày gót nhọn, một phim Việt mang chuông đi đấm xứ người.
Đây có thể là một phim về nữ quyền. Nhưng đúng ra nó chỉ là cuộc chiến cũ mèm giữa phái yếu và phái mạnh. La guerre des sexes, nói theo Tây. The sex war, nếu muốn xài tiếng Anh. Tôi phỏng đoán như vậy. Có thể đây là loại văn nghệ bắt chước nhưng lố bịch, mỹ nhơn mặc đầm, nhuộm tóc, giày gót nhọn, có thể minh họa cho sự chưa tiêu hóa nổi.
Vắn tắt, dù tôi đă lê thê, thiển nghĩ của tôi là ta không nên đặt cái xe trước con ngựa, đặt nặng các vấn đề tiêu hóa, bản thể, cái riêng, trước khi sáng tạo. Bởi lẽ chúng có thể khiến ta lo lắng, ngập ngừng, mất hứng. Sáng tạo trước. Tác phẩm hay sẽ sống. Không hay th́ về sau may ra nó cũng có giá trị của tư liệu, sử liệu. Rất mong những giải thích này có thể phần nào giúp chị chấp nhận quan điểm của tôi.
Lê Thị Huệ: Trở lại điều anh nói ca
sĩ Phương Dung hát theo kiểu phát âm giọng Nam th́
không hay. Tôi th́ lại lấy làm tiếc là các ca si sao không
hát theo tiếng vùng miền của ḿnh. Tôi thích nghe
Hương Lan, Hương Thủy ca kiểu miền Nam,
Ánh Tuyết hát Mưa Chiều Kỷ Niệm theo giọng
Quảng Nam thật đặc biệt, tôi thích. Xuân Hinh th́ Bắc
rặc mới đểu hay. Có lẽ quan điểm
của tôi theo trường phái tung hô sự "Đa Phương, Đa Văn Hóa, Đa Ngôn Ngữ ...", nên tôi tiếp nhận sự khác
biệt dễ dàng hơn. Nếu anh dùng tiêu chuẩn
giọng Bắc chuẩn âm, và cho đó là chân lư, th́ có
thiếu công bằng với các vùng miền khác ?
Nguyễn Đăng Thường: Tất nhiên chị nói đúng. Vài bài tân nhạc hát theo giọng vùng miền rất tuyệt vời. Nhưng chỉ vài bài thôi. Nói thiệt, tôi không thích tiếng hát Phương Dung, nên có thể thiếu công bằng. Tiếng hát Phương Dung, con nhạn trắng G̣ Công, có nhiều người ái mộ đâu cần đến tôi. Tuy nhiên nó cũng không khác với chuyện tôi không thích vài món ăn. Tôi không thích vài nhà văn Pháp, Mỹ, nổi tiếng, thậm chí đoạt giải Nobel. Tôi thích Nguyễn Đ́nh Chiểu, Hồ Biểu Chánh, Lê Xuyên, sử dụng ngôn ngữ miền Nam. Nhưng có thể tôi không thích cách sử dụng tiếng Nam của một vài tác giả khác.
Tôi đương cố Nam hóa tiếng Việt của tôi. Nhưng rất khó. Ngôn ngữ Việt ngày càng bị Bắc hóa. Như vậy, lẽ ra tôi phải ủng hộ hết ḿnh các ca sĩ sử dụng giọng địa phương khi hát. Nhưng làm vậy là phe nhóm. Hát chèo, hát ả đào th́ phải hát giọng Bắc. Vọng cổ sáu câu th́ phải xịt tiếng Nam. Tôi nghĩ tân nhạc thuộc loại phải xài giọng Bắc. Nhưng đừng Bắc Kỳ ba trăm phần trăm. Giọng bắc có khi đanh đá, khiến tôi nghĩ tới các bà mẹ chồng răng đen trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn mà rùng ḿnh.
Hương Lan là một nghệ sĩ cải lương nên tôi nghĩ cô hơi bị cải lương, khi hát tân nhạc. Rất tiếc, nếu như tôi có định kiến về người nghệ sĩ đa tài này. Tôi thích cải lương, có khi khóc mùi mẫn khi xem một tuồng hát, nghe một bài vọng cổ. Hồi nhỏ ở đường Phan Văn Trị trổ ra đại lộ Cộng Ḥa — đường Nancy cũ — buổi tối có khi tôi xách tô ra mua ḿ, mua xíu quách về gậm — con nhà nghèo không xề đít xuống ngồi ăn quà vặt ngoài đường — có khi gặp nghệ sĩ Năm Châu đă giải nghệ, vận xà rông, ngồi hút pipe nói chuyện với bạn.
Có thể tôi đă không suy nghĩ chính chắn khi nói hát tân nhạc th́ phải phát âm theo giọng Bắc Hà Thành th́ mới hay. Đúng hơn, tôi thích giọng Bắc di cư pha chút giọng Nam. Hay không di tản nhưng hát giọng Bắc của ca sĩ Sài G̣n trước 75. Chí ít là v́ đă nghe quen. Giọng ca diva divo réo rắt của các sao trong nước bây giờ tôi thiệt t́nh kính nhi viễn chi.
Một cô gái quê thật sự, có cái duyên dáng dễ thương của ḿnh, dù ngày càng hiếm. Một cô gái thành giả làm thôn nữ th́ c̣n tùy ở tài thuyết phục. Tôi thích giọng ca đặc sệt miền Nam của Trần Văn Trạch, dù nó chưa Nam Kỳ trăm phần trăm khi hát. Gia đ́nh Trần Văn Trạch di tản từ miền Trung vào nam. Trần Văn Trạch nói tiếng Pháp sành sỏi khi anh làm MC giới thiệu các chương tŕnh phụ diễn tân nhạc trước khi chiếu phim.
Lứa tuối của tôi, nếu nhắc lại, chắc ai cũng c̣n nhớ bản nhạc ngắn do ông quái kiệt tóc dài, xí trai nhưng có duyên, viết và hát quảng cáo cho vé số Kiến Thiết: Vé số quốc gia chỉ một đồng thôi mua giúp bao người được nên cửa nhà. Mua số quốc gia giúp đồng bào ta ấy là kiến thiết của người Việt Nam. Mua số mau lên... Mua số mau lên... Sổ số gần... đêêêếếến! Vé số trong nước hiện nay th́ chắc không có bài nhạc để quảng cáo, dù bán vé số nay là một nghề kiếm sống rất thịnh hành.
Khi qua Pháp trước thời di tản, Trần Văn Trạch lên ti vi hát bài Chiều mưa biên giới giọng Nam rất tuyệt vời. Giọng nam của Trần Văn Trạch tự nhiên, khi hát hơi rung rung, không trau giồi kỷ thuật như các ca sĩ lên gân hiện nay. Bạch Yến, Thanh Lan khi hát nhạc Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, cũng phải ráng phát âm cho thiệt đúng. Kim Anh giọn lơ lớ tôi thích. Dalena việt hơn cũng ô kê.
Lê Thị Huệ: Nếu phải chọn 1 hay 2 tác
phẩm nổi bật nhất cho nền Văn
Chương Miền Nam 1954- 1975, anh chọn tác phẩm nào ?
Nguyễn Đăng Thường: Trước 75, tôi ít đọc truyện, tiểu thuyết của các nhà văn đương thời, v́ không có th́ giờ. Tới nay tôi vẫn chưa đọc cuốn sách nào của Mai Thảo, Vơ Phiến. Tôi có đọc một truyện ngắn của Mai Thảo đăng trên tờ Thế Kỷ 21, nếu tôi c̣n nhớ đúng, kể lại một chuyến đi métro ở Paris. Một cô gái Việt bị chọc ghẹo trên xe. Người kể chuyện, một chàng hiệp sĩ, dời chỗ ngồi tới can thiệp. Rồi chàng trai cô gái đồng hương đi dạo phố, đi ăn, hay ǵ đó.
Tôi thấy câu chuyện có quá nhiều tưởng tượng. Métro Paris ban ngày đông đúc, kẻ đứng người ngồi, dời chỗ không dễ. Vă lại, can thiệp như vậy chưa chắc kẻ chọc ghẹo sẽ xếp vế. Tôi có thấy một cô đầm mít bị chọc ghẹo dưới trạm métro đă mắng át lại. Nếu các em chờ một chàng hiệp sĩ mít từ Mỹ qua binh vực th́ chắc phải đợi tới ngàn lẻ hai đêm.
Tôi chỉ đọc Hồ Biểu Chánh, Lê Xuyên, Nguyễn Thụy Long và vài tác giả miền Nam trước 75, sau khi đă ra hải ngoại, rỗi răi hơn, và muốn trở về nguồn. Thơ th́ tôi có đọc, nhưng cũng không được nhiều. Nhưng nếu như có đọc các nhà văn Sài G̣n trước 75 th́ tôi cũng không thích sự lựa chọn.
Chí ít là v́ đă bị ảnh hưởng của một giáo sư Việt, dạy văn chương Pháp. Ông giáo sư trung học thời tây, người Nam, rất hiền lành. Ông không ưa các cuộc thi hoa hậu, dù lúc đó ở Sài G̣n chưa có tṛ bầu bán thịt người có văn hóa... Tây. Ông nói mỗi người một vẻ.
Thời cộng ḥa ông làm giáo sư ĐHSP Sài G̣n, có dẫn sinh viên vào Chu Văn An tập sự. Gặp lại người thầy cũ, tôi ngỡ ngàng, không biết nói ǵ, tôi nói: Thầy nhớ em không, khiến ổng và mấy đồng nghiệp của tôi có mặt trong pḥng giáo sư buổi trưa hôm đó đều chúm chím cười.
Thời trẻ
tôi rất ngượng ngập, vụng về, trong
việc giao tiếp. Lựa chọn một hai tác giả là
thần tượng hóa, là đặt lên bệ, là đúc
tượng. Việt Nam có quá nhiều tượng. Nói thích
tác giả này hay tác giả kia, tôi nghĩ là quá đủ.
Lê Thị Huệ: Bài thơ nào của anh, anh thích nhất ?
Nguyễn Đăng Thường: Thưa chị, tôi đă trả lời câu hỏi này từ lâu: Bài thơ nào của tôi cũng vừa ư nhất mà cũng đáng vất sọt rác nhất. Như tôi đă nói [ở] đâu đó: Với tôi, thơ làm xong là xác chết, thơ đăng báo là xác ướp. Chúng đều là tử thi.
Tất nhiên lúc đó tôi trẻ hơn bây giờ, muốn tạo dáng. Nhưng cũng có vài phần sự thật trong đó. Văn chương, văn nghệ cũng như t́nh yêu. Tôi, ta, có thể yêu một người không hạp nhăn kẻ khác. Nếu ai cũng si t́nh cô xẩm Kiều, th́ mặc kệ họ.
Cái cô xẫm Kiều này, có quyền tự do lựa chọn, nói theo kiểu Sartre, nhưng luôn chọn sai. Thay v́ t́m cách thoát ly, cứ luôn luôn ḿnh buộc lấy ḿnh vào trong, Tôi không kể ra đây các lựa chọn của cô. So với các nữ nhân vật truyện nối tiếng của Anh Mỹ, như Moll Flander, Amber, Scarlet O'Hara, nàng Kiều của Nguyễn Du yếu x́u. Chít ít là v́ nàng dáng liễu vóc mai, yểu điệu thục nữ quân tử hảo cầu. Ông giáo sư kể trên nói: Không đánh liều, không nhắm mắt, không đưa chân.
Các phụ nữ đẹp và ác như Điêu Thuyền, Vơ Hậu, Từ Hi, kể luôn Giang Thanh là những nhà nữ quyền. Vơ khí của họ là sắc đẹp và t́nh dục. Nhưng tiếc thay họ chưa có ư thức và nghị lực để thay đổi số phận hẩm hiu của đồng loại. Khi nắm được quyền hành th́ họ trở thành đàn ông, có khi c̣n độc ác hơn đàn ông. Tất nhiên là rất khó. Họ bị trói buộc trong không gian và thời gian. Phụ nữ Anh thế kỷ 19 đă đứng lên và xuống đường đ̣i quyền được bỏ phiếu. Phụ nữ Hồi hiện nay phải noi gương sáng này.
Lê Thị Huệ: Anh có bao giờ tiếc là ḿnh đă không đi theo hội hoạ, hay trở thành một designer chẳng hạn, một theo đuổi nghệ thuật thị giác, thay v́ viết ?
Nguyễn Đăng Thường: Khi mới tới Paris cuối năm 1974, tôi có ghi tên học vẽ tại một atelier tên Académie des Grandes-Chaumières, trong khu phố nghệ sĩ ở Montparnasse, nếu tôi c̣n nhớ đúng. Gọi là hàn lâm viện cho nó oai, nhưng thiệt ra chỉ là một xưởng họa khá rộng, có thể chứa vài chục học viên, có người mẫu nam, nữ để vẽ khỏa thân, vậy thôi. Có một cô gái Nhựt có thân h́nh trẻ đẹp ngồi làm mẫu kiếm thêm tiền, bà mẹ đi theo canh giữ. Tôi đến vào buổi trưa.
Xưởng
vẽ được giao cho một ông tây lùn tṛn có máu
nghệ sĩ trông coi. Mông xừ này từng sống ở
Việt Nam. Học sinh tự do ra vào, muốn làm ǵ th́
cứ tha sông. Thỉnh thoảng mới có một anh
gọi là giáo sư dạy vẽ tới coi qua loa, chỉ
dẫn qua loa vài câu, sửa đổi vài nét. Tôi thấy
mất th́ giờ vô ích. Học được vài tháng tôi
bỏ. Dùng học phí để bụi đời. Tôi
biết ḿnh không có thực tài nên không đeo đuổi mộng
trờ thành một Foujita của Việt Nam. Một lựa
chọn sáng suốt, nếu có lựa chọn. Không hề
có hối tiếc.
Tôi đi chơi khuya, nửa đêm mới về nhà chui xuống căn hầm nhỏ bằng nắm tay. Tiền mướn 200 quan mỗi tháng, chưa kể điện nước. Ngủ cho tới đứng ngọ. Cửa sổ mở ra lề đường. Tôi thấy những bước chưn qua lại như trong truyện Tiếng Nói của Linda Lê.
Có một con mèo hoang ban đêm nhảy qua cửa sổ lên giường nằm ngủ với tôi. Căn hầm chỉ đủ chứa một cái giường củ, ban ngày xếp lại thành cái ghế dài, vải bọc đă long vài chỗ, một cái bàn nhỏ cạnh cửa ra vào dưới chân cầu thang, một cái bồn để rửa chén, rửa mặt.
Từng trên, một cặp trai gái trẻ mướn. Cô gái Pháp khá đẹp chắc làm gái. Bạn trai là một tên ma cô gốc Yougoslave, cao lớn bô trai, mặt trắng xanh. Họ cũng sống về đêm, trưa mới thức dậy ăn uống. Thỉnh thoảng cô gái ném bánh vụn, thức ăn xuống lề đường cho con mèo xám.
Từng hai là một đôi vợ chồng đồng tính nam. Anh chồng tối xuống sử dụng cầu tiêu chung, xong, hay gơ cửa pḥng tôi. Tôi nói xă giao vài câu rồi đóng cửa. Cô vợ lúc đầu khá thân thiện, cho tôi các tạp chí Paris Match cũ, trưa chủ nhựt rủ đi xi nê, lúc bạn về thăm mẹ, sanh ghen. Từng chót là một anh sinh viên hay nghệ sĩ ǵ đó, có nhờ tôi một chuyện tôi không c̣n nhớ.
Căn nhà gạch cổ ba từng khá xinh ở quận 13. Khi sinh viên xuống đường tháng Năm 68, bà góa phụ chủ nhà, sợ cách mạng nổi lên, bán đổ bán tháo cho một ông tây già, Père Larose, ở gần đó. Ông tây này thời trẻ là một nghệ sĩ cabaret. Y phục vẫn y nguyên nghệ sĩ thời đó, áo vét ngắn bó sát người, cổ buộc khăn đỏ.
Mỗi đầu tháng tôi đem tiền pḥng tới nhà trả cho ông. Ông mời ly rượu, kể lại vài giai thoại thời thanh xuân. Quận 13 về sau có một con đường với nhiều quán ăn Việt gần sát vách. Các cô gái bắt ghế ra ngồi trên lề đường hóng mát, ngó ông đi qua, bà đi lợi, chợi nhăn lồng, trồng cây bông, múc nước tưới bông, hệt như ở Sài G̣n.
Ban ngày, có khi tôi vẽ tranh, mở cửa sổ ra. Chiều, lũ nhóc đi học về, đút đầu vô ngó, hỏi tôi có biết đánh vơ kung fu như Bruce Lee không. Một đêm gần sáng có tiếng đập cửa th́nh th́nh. Tôi sợ quá, mở tung cửa sổ ra trước, rồi mới mở cửa. Bọn công an tới bắt anh chàng Yougoslave. Chúng hỏi tôi ai đă thoát ra cửa sổ. Tôi cho địa chỉ của ông chủ nhà. Một tên cớm lật mấy tấm tranh của tôi ra coi, hỏi: Qu'est-ce que c'est ? Cái ǵ đây ?
Cô vợ đồng tính, một nhân viên bưu điện, cho tôi biết tên Yougoslave buôn lậu. Tụi nó hiền lành. Khi mới tới, một hôm chủ nhựt tụi nó có rủ và chở tôi tới một nơi thắng cảnh gần Paris, một làng nghệ sĩ, không nhớ tên, ăn picnic, nghe chim hót. Tôi hănh diện đưa cho thằng trẻ băng nhạc Thanh Lan hát La plus belle pour aller danser. Nghe xong nó trả lại không b́nh luận. Khi dời tới chỗ ở mới, thằng trẻ, tôi ráng moi óc nhưng vẫn không nhớ tên, để lại cho tôi giữ làm kỷ niệm, một con búp bê vải khá xinh, nó hay má nó làm. Khi sang Anh tôi bỏ lại.
Đối diện, trong căn nhà ở góc đường, là một đôi vợ chồng trung niên cũng rất hiền lành. Chiều chiều họ cặp tay nhau đi dạo. Gặp tôi bà vợ hỏi: Comment va votre ami? Bạn anh có mạnh khoẻ không? Tôi chưng hửng. Bả nói tiếp: Votre chat, con mèo của anh. Hú hồn. Tôi tưởng bà này ŕnh rập tôi. Họ là người pied noirs, chân đen, ở thuộc địa An-giê-ri trở về, không con cái.
Người chồng lái tắc xi ban đêm. Một đêm bị kẻ gian giết trên xe. Bà vợ, c̣n khá trẻ, trang điểm thật đẹp, mặc chiếc áo cưới trắng, uống thuốc ngủ lên giường nằm chắp tay trên ngực, quyên sinh. Một câu chuyện t́nh Romeo-Juliet. Hàng xóm mang hoa tới để đầy trước nhà. Tôi cũng muốn dâng hoa, nhưng không thực hiện được, do khả năng tài chánh tỉ phú.
nghĩa địa Highgate, London, có mộ Karl Marx
Nguyễn Đăng Thường đứng cạnh mộ George Eliot
Lê Thị Huệ: Việt Nam theo Linda Le là một cái
xác chết śnh thúi. Có cách ǵ chúng ta phục hồi nó một
cách lăng mạn nhớ nhung. Hay Việt Nam cần những
thủ tiêu, ám sát, để chết đi cho rồi ?
Nguyễn Đăng Thường: Linda Lê nói đúng. Tuy nhiên, khối người vẫn thấy nó thơm phứt. Nhà văn, nhà thơ thường phát biểu những khẩu hiệu rôm rả. Linda Lê đă về lại Việt Nam cổ xúy cho một bản dịch sách cô. Nói cách khác, nghĩa là nói theo chủ nghĩa hai phải, thúi người thơm ta. Chị chê, cho em xin, xài đỡ.
Ta nên tránh thái độ cực đoan của những người trẻ tuổi. Những người muốn cách mạng triệt để. Những lănh tụ độc tài, đốt, giết sạch những cái không đẹp mắt họ. C̣n nước mát c̣n tát má mà. T́m mọi cách để cứu chửa. Chúng ta không là bác sĩ hay Thượng Đế, có trọn quyền sinh tử, ra lịnh cứu người này, bỏ mặc người kia.
Cơ thể Việt Nam đương bị ung thư, bị ung thúi vài chỗ. Nếu không chửa kịp, có thể chóng suy tàn, đưa đến cái chết. Nhưng hy vọng cũng c̣n lâu. Một dân tộc nhược tiểu với 90 triệu dân, không thể đột quỵ. Trước khi tắt thở, nó sẽ giăy giụa cho mà coi. Hy vọng như thế. Đứng vững ngàn năm là một khẩu hiệu không nên sử dụng trong lúc này.
Lê Thị Huệ: Anh có nhớ Sài G̣n cũ không ? Anh
nhớ ǵ nhất ?
Nguyễn Đăng Thường: Nhớ để làm ǵ khi ḿnh bất lực. Dĩ văng vẫn sống trong ta. Người cầm bút, cầm cọ vẫn có thể đi t́m thời gian đă mất nếu họ muốn. Tôi dài ḍng khi trả lời những câu hỏi của chị, là một cách lợi dụng, để đi t́m thời gian đă mất. Nhà văn Pháp, Patrick Modiano, giải Nobel năm ngoái, cũng đi t́m gian đă mất, như Proust, trong tác tác phẩm. Tôi đi t́m thời gian đă mất khi trả lời phỏng vấn Gió-O.
Trong tập Giọt sương hoa của cậu Bảy —nhà thơ Phạm Văn Hạnh — có câu thơ này: Quá khứ nằm trong hiện tại, ta cần chi thương tiếc, nếu trong phút giây ta đă sống cả cuộc đời. Cậu Bảy đọc câu thơ này trong bữa tiệc đám cưới tái giá của má tôi với ông Hội đồng. Sài G̣n có nhiều thứ để cho tôi nhớ. Nghĩ tới th́ ngậm ngùi. Tốt hơn hết là coi như nó vẫn c̣n nguyên đó. Có nhiều ảnh Sài G̣n, Chợ Lớn ngày xưa trên nết đế coi.
Lê Thị Huệ: Anh có bao giờ về lại
Việt Nam, từ đó đến nay ?
Nguyễn Đăng Thường: Chưa. Và chẳng bao giờ nữa. Đọc chuyện nhân viên quan thuế t́m đủ cách để moi tiền Việt kiều, tôi tởm lợm. Thầy Nguyễn Hữu Chỉnh, giáo sư Pháp văn của tôi ở trung học, có đọc một câu châm ngôn cho học tṛ nghe: Là où on est heureux, on n'a pas besoin d'aïeux — Nơi nào ta sống hạnh phúc, ta không cần tổ tiên. Thầy là một tu sinh trút bỏ áo gịng. Bỏ ngôi làng, hay thành phố bị Việt Minh chiếm, vào Nam trước 1954. Nhưng thầy rất thích bài T́nh hoài hương của Phạm Duy, ra đời lúc đó.
Câu châm ngôn trên tất nhiên có thể khiến hầu hết người Việt Nam chửi mắng. Người Việt di tản, ra đi mang theo bàn thờ ông bà cha mẹ trước, quê hương sau, hay cùng lúc. Với tôi, về thăm lại Sài G̣n để làm ǵ ? Cảnh cũ người xưa đă tiêu tan. Có thể lại bị gặp những cái chướng tai gai mắt. Tôi có thể viết về quê hương. Nhưng không với t́nh cảm ủy mị.
Lê Thị Huệ: London và Paris thành phố nào anh thích
hơn ?
Nguyễn Đăng Thường: London. V́ có bạn đời tôi. V́ đă quen sống với nó. Lúc mới qua, năm 1978, nó vẫn c̣n nguyên vẽ đẹp của Luân Đôn trong tiểu thuyết Virginia Wolf. Bây giờ th́ có quá nhiều người Hồi giáo, quá nhiều du khách. May thay tôi ở phía Nam ḍng Thames, trong một con đường nhỏ, ngắn, lề trái có trồng vài cây anh đào hoa trắng, đương ra hoa. Tôi cũng có một cây anh đào. Hoa hồng. Chỉ đơm bông được một tuần lễ, mười ngày. Cả năm lá bị sâu, tôi đốn bỏ.
Người Anh có thể tự cao ngầm. Nhưng họ kín đáo. Bề ngoài họ rất hiền lành, b́nh tỉnh, thậm chí tỏ vẻ rụt rè. Tôi đi t́m một cái sở tư nhờ chứng thực giấy tờ để trao lại cho đứa cháu gái ở Paris, khi đưa cho nó mấy món nử trang gia bảo, sợ khi lên Euro-Train bị khám, hỏi. Loay hoay măi không thấy.
Hỏi thăm, th́ một bà cao tuổi không ngại đi trở lại một quăng xa, dắt tôi tới tận nơi. Tôi c̣n nhớ ở Paris, khi tôi đi t́m một rạp chiếu phim xa trung tâm, hỏi một bà đi ngang qua, th́ nhận cái lắc đầu và câu: Je ne sais pas, Monsieur — Tui hổng biết, ông ơi. Cái rạp hát chỉ cách đó vài mét.
Mấy anh tây, mấy chị đầm tôi thấy hơi bị ồn ào. Tôi cũng không thích sự thân thiện mày tao, toa moa. Tây gọi bạn thân trẻ là mon vieux, ông già. Nhưng không gọi ông già là mon vieux. Họ cũng không gọi một phụ nữa trẻ, hay già, là ma vieille, bà già. Một vài người có thể dùng từ ma vieille khi tếu. Nếu gọi người lạ như vậy th́ chắc chắn sẽ được tặng một cái liếc đểu. Tây nịnh đầm, gọi phụ nữ là ma belle, người đẹp, dù mỹ nhơn đó là nàng Chung Vô Diệm hay nàng Thị Nở.
Tôi c̣n nhớ khoảng cuối thập niên 70, khi tôi c̣n ở Paris, mấy cô, mấy bà đầm trong siêu thị khi thối tiền không để tiền lẻ vào ḷng bàn tay khách, mà để nó cạnh máy thu ngân cho khách lượm lên. Bạn tôi và tôi đi viếng vùng Normandie. Một đêm ghé vào một quán ăn đồng quê. Bà chủ quán đợi lúc chúng tôi trả tiền xong xuôi, đứng dậy ra về, ra khỏi cửa, mới hé cửa ló mặt ra la to méc x́. Ở Paris được 3 năm, tôi thấy quá đủ.
Sau 75, tôi không xin di trú ở Pháp ngay. Hôm mới tới Paris, mướn khách sạn trong khu Saint-Germain-Des-Prés nghệ sỉ, tôi đi dọc theo Rue de Seine rất nổi tiếng thập niên 30, có nhiều tiệm nho nhỏ trưng bày và bán tranh, để xuống bờ sông Seine, th́ đạp phải một đống vàng. Tôi có kể lại trong tập Thơ bất tận:
hôm mới tới paris
tôi không thấy nó đẹp
mùa đông trời màu ch́
phố cũ đường đá hẹp
tôi thuê một pḥng trọ
khu nghệ sĩ quận năm
chiều tản bộ ra ngó
ḍng seine chảy quanh năm
la louisana
khách sạn nhỏ ba sao
hemingway không tả
nhắc tên cũng chả sao
xanh giéc manh đề prê
buưp phê vẽ nhà thờ
đuy ra đợi ngày về
vĩnh long trả món nợ
nợ cũ chưa đền xong
t́nh mới đă tới nhà
gơ cửa đ̣i chung pḥng
với yan ăn drê a
.....
tàu đến rồi tàu đi
sao mi vẫn ngồi ́
hay nhớ mây pa ri
và giấc mơ họa sĩ
hàng cây thẳng đen ś
thấp thoáng bóng ai đi
hôm đó trời màu ch́
thôi nhớ nhung làm chi
nếu có kẻ lướt nh́n
chắc thấy tôi rất dị
tủ kính mắt tôi nh́n
thấy tôi tṛn như bí
lạch nước mờ nắng tơ
chân giẫm phải cứt chó
paris bao năm chờ
đón thiên tài sáng đó
(trích Thơ bất tận)
La Louisiana là một khách sạn nghệ sĩ thập niên 30, khi các nhà văn Mỹ tự lưu vong đến kinh đô ánh sáng. Nói cách khác, tôi đă bị thất vọng v́ Paris. Paris không cho tôi cảm hứng. Có thể do ḿnh bất tài, bất lực trước vẻ đẹp của Paris. Mà h́nh như không chỉ riêng tôi, mà hầu hết những người thuộc thế hệ di tản. Sau ngày Sài G̣n mất, tôi có rặn được 4 câu thơ lăng... xẹt:
Mùa hè đó những hàng cây thao thức
Tôi trở về trong giấc ngủ cô đơn
Nghe gió mưa trên thành phố tủi hờn
Và những bước chân buồn trên mặt đất
Tóm lại, cuộc đời nghệ sĩ của tôi ở Paris trong 3 năm rất ư là nghệ sĩ... mù. Nguyên Sa, Hoàng Anh Tuấn, Cung Trầm Tưởng, đă viết được những bài thơ hay ở Paris. Các bài thơ đầu tay của Nguyên Sa, Hoàng Anh Tuấn chịu ảnh hưởng tốt của thơ Prévert. Các bài thơ Nguyên Sa viết ở Paris, rất tây, có khi vụng về, nhưng tươi mát.
Tôi thích bài thơ dài rất Prévert, Về Provins, của Hoàng Anh Tuấn. Bài thơ, tập thơ duy nhứt, h́nh như nguyên bản in ronéo, Tŕnh Bày đăng lại trong số 4, b́a màu lá xanh. Thơ Paris của Cung Trầm Tưởng nửa tây nửa ta, bất tử nhờ tiếng nhạc Phạm Duy. Một thằng bạn trung học đọc mấy câu thơ Cung Trầm Tưởng cho tôi nghe, v́ mỗi câu chỉ vỏn vẹn hai chữ. Tôi không nhớ trong bài thơ nào:
Em ơi!
Sương rơi
Ngoài song
Đêm hạ
Ôi buồn phố xá
Hoang liêu về chết tha ma
Tiếng chân gơ nhịp người xa vắng người...
Đây là những câu lục bát ngắt ḍng, tây hóa. Về nước thơ Nguyên Sa Việt hơn, trau chuốt hơn, nhưng bị mất cái tươi mát. Bài Áo lụa Hà Đông quá trau chuốt — nhị hỉ của tâm hồn — tôi nghe như tiếng hẹ, nhưng thay thế với chữ khác th́ cũng không dễ — là một bài thơ mới lăng mạng quá thời, của một nhà thơ đă quá tuổi, nhưng vẫn sính làm thơ học tṛ — thơ học tṛ anh chất lại thành non, anh pha mực cho vừa màu áo tím.
Học tṛ mà làm thơ hay như Nguyên Sa th́ chỉ có Nguyễn Tất Nhiên, một thi sĩ yểu mệnh, sau Hàn Mạc Tử. Lúc đó học sinh hầu hết xài viết máy, xài mực xanh, Waterman, Parker, bút nguyên tử Bic xanh. Nữ sinh, kể luôn nữ sinh Gia Long trường Áo Tím thời Pháp, lúc đó đă bỏ áo tím.
Mực tím là thời tiểu học xa xưa. Học tṛ mua vài cục phẩm tím, xanh, đỏ về ngâm nước. Tôi c̣n nhớ lúc tôi mới vào lớp tư — cours préparatoire — năm 1945, một lớp học mượn tạm cho con nít ở trung học Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Trường nam tiểu học đă hết chỗ.
Tôi có một cây viết mới với ng̣i viết lá tre, một b́nh mực tím mới. Tôi đă học lớp năm — cours enfantin — với một ông giáo mở lớp dạy tư. Tôi vào trường trể vài ngày, hết chỗ, phải ngồi ở bàn cuối với một thằng to con, con nông dân, hay b́nh dân, tên Cậy. Thằng Cậy, con Nhờ. Đẻ con đẻ cái ra để nhờ cậy về sau.
Nó không có b́nh mực. Nó chấm viết vào b́nh mực của tôi. Tôi không cho. Cái thằng sa đích này ỷ lớn, ăn hiếp tôi, véo bắp đùi non của tôi với móng tay nhọn đất của nó đến chảy máu, bầm tím. Chịu hết nổi tôi về nhà khóc. Anh tôi phải vào trường báo cáo với thầy. Tôi được dời chỗ lên một bàn trên.
Ở tiểu học Biên Hoà ông đốc - hiệu trưởng - là một nhà nho theo tây học. Ông thấp bé, mặc áo dài the đen, khăn đóng đen, vào trường dáng đi lắc nhắc khá khôi hài. Buối tối ông dạy thêm chữ nho cho học tṛ nào muốn học. Tôi theo học, nhưng không nhớ được bao lâu, nhưng cũng viết được tên bằng chữ nho. Ông nho sĩ này cũng sa đích. Thích ḷn tay vào quần cụt để véo bắp đùi non của học sinh, thay v́ khẻ tay. Móng tay của ông để dài, ít cắt, theo kiểu nhà nho. Chắc có thú vui, cảm giác dục tính, dù không ư thức.
Nguyễn
Đăng Thường và Hoàng Ngọc Biên
Lê Thị Huệ: Anh gọi anh là ai ? Người
Việt, người Việt gốc Anh, vô xứ, hay bla bla
?
Nguyễn Đăng Thường: Bla bla nếu chị thích. Không Việt, không Anh. Dù tôi đă có quốc tịch Anh. Tôi chỉ cần lư lịch trên giấy tờ. Tôi ở Anh gần 20 năm mới xin nhập tịch. Tôi là tôi, là Nguyễn Đăng Thường. Dù lúc c̣n trẻ tôi không ưa cái tên này. Ba tôi đặt tên cho hai đứa con trai cuối cùng là Cương-Thường.
Lúc đi dạy và được học bổng tưởng sẽ được qua Pháp tu nghiệp, tôi bỏ tiền ra in thiệp giao tiếp — carte de visite — không in chữ hoa, không bỏ dấu: nguyen dang thuong. Tây con mà. Tôi có đưa cho Đỗ Quư Toàn một tấm. Toàn ngắm nghía nó một hồi rồi nói : nguyễn đáng thương. Khi Toàn qua Pháp thăm Làng Hồng của thiền sư Nhất Hạnh, trước khi trở về Canada, có ghé London thăm tôi, ở chơi trong căn hộ nhỏ của bạn tôi và tôi, được vài hôm. Bạn tôi lúc đó ở Moscou.
Tôi kể chuyện tấm thiệp không dấu lại cho Toàn nghe, nhưng Toàn không nhớ. Toàn muốn đi thăm và chụp h́nh ngôi mộ Karl Marx ở nghĩa trang Highgate, v́ lúc đó chàng đương theo một khóa kinh tế học. Chúng tôi đến vào buổi trưa chủ nhựt, nghĩa trang đóng cửa, phải chui rào vào.
Tôi có gởi qua cho chị xem h́nh Đỗ Quư Toàn chụp tôi cạnh ngôi mộ của nhà văn nữ George Eliot. George Eliot của Anh, Georges Sand của Pháp chọn tên George-Georges đàn ông đứng trước. Có thể v́ cả hai muốn độc giả nghĩ họ là đấng nam nhi. Đàn bà con gái ngu si, trói gà hổng chặc, sức mấy mà đ̣i viết với chả lách. Nữ quyền ơi hăy nhanh chưn tới.
Thế nhưng, khi các ông mít ta muốn nhậu nhẹt th́ các bà hiền thê phải ra tay. Đói lắm chắc tôi cũng hổng dám cứa cổ gà. Âu Mỹ chỉ phụp cái đầu gà, vịt cho nó lẹ. Họ không cần hứng huyết để làm món tiết canh văn hóa, đă khiến vài ông mít ta phải chết oan — hay đáng đời ? — chỉ v́ miếng ăn khoái khẩu.
Ra đường tôi không cần thiên hạ biết tôi là ai, là giống dân nào. Nếu họ nghĩ tôi là mọi cà răng căng tai, một chú mán về thành, th́ càng hấp dẫn. Tui là chàng thủy thủ Popeye mít, có hai cánh tay càng cua, trăm trận trăm thua, nhờ xơi rau muống luộc: I Yam What I Yam!
(c̣n tiếp)
Nguyễn Đăng
Thường sinh tại Battambang, Cambodge (Campuchia) v́ thân
phụ chống Pháp tranh căi với Phạm Quỳnh ở
Hà Nội nên bị thuyên chuyển. Tốt nghiệp Đại
học Sư phạm Sài G̣n khóa thứ nhất (1961) ban Pháp
văn. Chọn nghề giáo v́ khóa học ngắn (3 năm)
và chỉ phải dạy 16 giờ mỗi tuần. Ra
trường được bổ về Chu Văn An
(hậu thân của Trường Bưởi) và chỉ
dạy ở đây cho tới khi ra hải ngoại. Không
dạy trường tư. Như vậy có thể coi
như đă làm nghề "gơ đầu trẻ"
nhiều hơn là "bán cháo phổi".
Thích viết nhưng viết khó và lười và nên không có
ươc vọng trở thành nhà văn nhà thơ. Nhưng
sau khi măn lính chín tuần (1969) đă được anh Hoàng
Ngọc Biên, bạn học ở trung học và anh Diễm
Châu, bạn của anh Hoàng Ngọc Biên "rủ rê" nên
viết thử chơi. Có một bài thơ hay một bài
“Nhật kư tập thể” đăng trên số thứ ba
của tờ Tŕnh Bày ra ngày 1 tháng Chín 1970. Tiếp tục
đóng góp cho Tŕnh Bày cho tới khi rời Việt Nam sang
Campuchia (1973) rồi sang Pháp (1974). Ra hải ngoại có
văn thơ đăng trên Nhịp Cầu, Vietnam Culture,
Thế Kỷ 21, Văn, Ngày Mới... và gần đây trên
các trang báo mạng. Lao động trí thức khá nhiều
nhưng may thay tới nay vẫn chưa thành nhà văn nhà
thơ.
Tác phẩm:
Nguyễn Đăng Thường, Thơ (Thơ & Thơ
dịch, Tŕnh Bày 1971). Dịch phẩm: Pablo Neruda, Hai
mươi bài thơ t́nh và một bài ca tuyệt vọng
(Tŕnh Bày, 1989); Blaise Cendrars, Văn xuôi của chuyến xe
lửa xuyên Tây-bá-lợi-á và của cô bé Jehanne de France (sau
đổi thành Văn xuôi đường tàu xuyên
Tây-bá-lợi-á và cô bé Jehanne de France, Tŕnh Bày, 1989); Jacques
Prévert, Thơ (dịch tập thơ Paroles chung với
Diễm Châu, Tŕnh Bày, 1993); Samuel Beckett, Tưởng
tượng đă chết hăy tưởng tượng
(Tŕnh Bày 1996), Linda Lê, Tiếng nói (nxb Văn, 2003). Và
nhiều bản dịch Samuel Beckett, Marguerite Duras, Marcelin
Pleynet, Francois Auriégas, Jean Genet... và thơ truyện Nguyễn
Đăng Thường do nhà Giọt Sương Hoa in vi tính
theo dạng thủ công nghệ. (theo tienve.org)
© gio-o.com 2015