phỏng vấn

nhà thơ, nhà tranh đấu nhân quyền

Thi Vũ

Vơ Văn Ái

lê thị huệ, chủ biên gio-o.com thực hiện 

(phần 5,  cuối)

 

(bấm vào đây đọc phần 1- câu hỏi  từ 1 - 9) 

(bấm vào đây đọc phần 2 – câu hỏi từ  10 – 20 )

(bấm vào đây đọc phần 3 – câu hỏi từ  21 – 29 )

(bấm vào đây đọc phần 4 – câu hỏi từ  30 – 42 )

(bấm vào đây đọc phần 5 – câu hỏi từ  43 – 56 hết )

 

43. Lê Thị Huệ: Nói về Nhất Hạnh, h́nh như ông có thời gian rất thân với Thích Nhất Hạnh ?

Vơ Văn Ái : Vâng, chúng tôi ăn chung mâm, ở chung nhà, cùng chung hoạt động trên thế giới cho ḥa b́nh Việt Nam  - nền ḥa b́nh dân tộc không cộng sản –  từ năm 1966 đến 1970. Nhưng chúng tôi biết và quen nhau từ đầu thập niên 50 ở Đà Lạt. Thời ấy tôi dạy tại trường Trung học tư thục Tuệ Quang ở Cây số 4 do thầy Thiện Tấn, là anh trai của ông, làm hiệu trưởng.

Bi kịch của Nhất Hạnh là suốt đời ông đi t́m đệ tử, nhưng không t́m con người tự do.

Ông là người hiền lành, t́nh cảm, nhiều thi tính, tuy độc tài ngầm, bị tham vọng và thanh danh làm hỏng. Phải chăng đời không nương ch́u khi c̣n bé nên biến ông thành con người không giải thoát, nếu không nói là con người hằn thù (l’homme de ressentiment). Tôi đoán thế do nhận xét hai sự kiện. Một là ông rất thương mẹ, nhưng lại chủ tâm biến mẹ thành thánh mẫu trong giới tay chân thân cận. Chắc có ǵ bí ẩn trong gia đ́nh thuở thiếu thời chăng ? Việc thứ hai xẩy ra vào cuối thập niên 40, thời ông là học tăng tại chùa Bảo quốc, Huế. Chẳng biết phạm lỗi ǵ rất nặng, nên bị đuổi ra khỏi chùa. Cố Hoà thượng T.T. gửi thư đến các chùa từ miền Trung vào tới Nam ra lệnh cấm không được chứa chấp ông. Thế nhưng ông vẫn giữ bộ áo tăng sĩ, không ra đời. Tôi nghĩ những hành động đi riêng sau này của ông đối với Phật giáo Việt, phải chăng là một cách “trả thù” sự ép chế trước kia ?

Giữa lúc chiến tranh ngút ngàn năm 1966, ông rũ tôi lập một “Giáo hội Trẻ” chống lại “các ông già” trong nước. Tôi khuyên ông không nên, phải lo giải quyết chuyện chiến tranh trước đă. Kéo dây động rừng sẽ làm tan nát Phật giáo vào lúc Cộng sản Bắc Việt uy hiếp miền Nam. Nên chuyện bỏ qua.

 

44. Lê Thị Huệ: Who is Nhất Hạnh ?  Xin lỗi tôi phải dùng tiếng Anh ở đây để phản ảnh vai tṛ bệ vệ quốc tế của Thích Nhất Hạnh

Vơ Văn Ái : Ông là một nhà thơ, một nhà văn. Nghệ sĩ tính của ông mạnh hơn tính đạo sĩ. Đạo sĩ chỉ là khía cạnh tŕnh diễn cải lương của ông ấy.

 

45. Lê Thị Huệ: Vụ xung đột giữa ông và ông Nhất Hạnh, ông có nghĩ là đời sống đă không công bằng với ông và với ông Nhất Hạnh ?

Vơ Văn Ái : Có những lúc chúng tôi thấy cùng nhau đồng hành về một hướng trên quan điểm Phật giáo và dân tộc. Rồi đến lúc, cũng từ quan điểm Phật giáo và dân tộc, tôi không thể đồng hành với ông ấy nữa. Giản dị thế thôi. Tôi chia tay ông đầu năm 1970, sau 6 năm chia sẻ ngọt bùi. Không có xung đột. Đường ai nấy đi, tôi ṣng phẳng và nói thẳng lư do với ông khi chia tay. Ông ấy biết rơ hơn ai về sự trao đổi lần cuối này vào một đêm tháng giêng năm 1970. Bài thơ đánh dấu sự chia tay ấy là bài “Nhật kư băng sa mạc Bắc Mỹ Châu” (đại khái thế, không chắc tôi nhớ đúng các chữ trong đề bài) đăng trên Tạp chí Văn ở Saigon năm ấy. Đọc lên chẳng ai biết chuyện riêng giữa chúng tôi đâu. Mặt khác tôi chưa hề công khai hóa việc này, ngoại trừ bức thư xin từ chức tôi gửi về Viện Hoá Đạo trong nước. V́ vậy tôi nói không có xung đột. Tuy nội tâm tôi khủng hoảng dữ dội. Trên phạm vi tư tưởng, tôi bị khủng hoảng hai lần. Năm 1955, tôi phát hiện người Cộng sản phục vụ Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh chứ không tranh đấu cho dân tộc. Lần này, 1970, niềm tin của tôi vào giới Tăng lữ bị khủng hoảng mà Nhất Hạnh là đại biểu.

Cuộc chia tay giữa bằng hữu, bỏ đạo này theo đạo khác, chọn ư thức hệ này bỏ ư thức hệ kia là hành tŕnh tự giác hay chọn lựa từng đời người. Chuyện b́nh thường. Vợ chồng khắn khít c̣n ly dị kia mà. Gần đây, nhân chuyến ông về Việt Nam, hai chúng tôi có lúc trở nên như to chuyện là v́ các đệ tử cuồng tín của ông ấy do không hiểu nguồn cơn nên vọng động. Họ không hiểu rằng, từ năm 1970, Nhất Hạnh là đám mây đen đă bay mất trong đời tôi. Do không hiểu có người gán cho tôi hai chữ « phản thầy ». Tôi không hề là đệ tử của Nhất Hạnh th́ sao gọi « phản thầy ». Mà phản ǵ ? Bất đồng ư kiến th́ chia tay như thường xẩy trong xă hội dân chủ. Đă lâu, tôi không c̣n nghĩ tới ông ấy. Tuy nhiên sự biến bất ngờ xẩy ra khi ông và bà Phượng rời phi trường Charles de Gaulle lên đường về Hà Nội. Bỗng dưng bà Phượng, tức Chân Không, tuyên bố một câu xanh rờn với hăng thông tấn AFP liên quan tới Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) khiến tôi phải phản ứng. Lời tuyên bố của bà Chân Không được bản tin AFP phát hành chiều ngày 11.1.2005 có đoạn viết rằng : "Nhà sư (tức Sư Ông Thích Nhất Hạnh) không là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, là Giáo hội đang bị chính quyền cấm không cho hoạt động từ năm 1981, v́ Giáo hội này từ khước sự kiểm soát và điều khiển của Đảng Cộng sản. Hơn một năm trước đây, Công an Việt Nam đă mở cuộc đàn áp sâu rộng Giáo hội này, hàng giáo phẩm bị bắt quản chế và hàng trăm ngôi chùa bị phong tỏa. Khi được hỏi v́ sao một số phong trào tôn giáo bị cấm đoán tại Việt Nam, Sư cô Chân Không trả lời : "V́ một số các Giáo hội này tàng trữ những lá cờ của chế độ cũ (sic). C̣n chúng tôi, th́ chúng tôi chẳng có một tham vọng chính trị nào cả".

Hai ngày sau tại Hà Nội, ông Nhất Hạnh tuyên bố trên báo Nhân Dân phát hành ngày 13.1.2005, rằng : "Ông đă từng đấu tranh với những thái độ căng thẳng của chính quyền một số nước phương Tây về "vấn đề tôn giáo ở Việt Nam". Ông kể, ông đă từng nói với một số quan chức Hoa Kỳ rằng : "Người Việt Nam muốn được giải phóng khỏi cái mà người Mỹ gọi là sự giải phóng cho người Việt Nam".

 


nguồn ảnh: vnexpress.net

Sư Ông Nhất Hạnh, Giáo chủ Làng Mai, trong các chuyến về thăm và được Hà Nội cho phép tự đo thuyết giảng từ Bắc chí Nam qua các năm 2005, 2007, 2008

 

Phản ứng tôi thông qua thông cáo báo chí của Pḥng Thông tin Phật giáo Quốc tế dây dưa tới chuyến đi Việt Nam của ông Nhất Hạnh cùng 100 Tăng thân Làng Mai. Trước đó tôi không có ư định nhắc tới phái đoàn của ông. Dù tôi biết rất rơ Hà Nội đang sử dụng lá bài Tuệ Sỹ - Lê Mạnh Thát trong nước, ngoài nước là lá bài Nhất Hạnh để được rút tên khỏi danh sách CPC (Countries of Particular Concern, danh sách các quốc gia đàn áp tôn giáo) mà chiếu theo Đạo luật 1998 của Quốc hội Hoa Kỳ các nước nằm trong danh sách này sẽ bị chế tài trên lĩnh vực kinh tế và tài chánh.

Năm 1977, trên tạp chí Quê Mẹ lần đầu tiên chúng tôi đề cập tới ông Nhất Hạnh và bà Cao Ngọc Phượng qua vụ con tàu đi vớt người vượt biển mà ông bà thực hiện một cách vô trách nhiệm tại Singapore. Lên tiếng v́ thảm cảnh người Vượt Biển lúc bấy giờ, chứ chẳng v́ chuyện cá nhân. Tạp chí Quê Mẹ phản ảnh sự vụ sau khi hai tờ báo lớn Straits Times ở Singapore và New York Times ở Nữu Ước khui ra trước tiên. Nguyên tổ chức Hội nghị Thế giới cho Tôn giáo và Hoà b́nh (World Conference on Religion and Peace) bỏ ra sáu mươi ngh́n Mỹ kim giao cho ông Nhất Hạnh tổ chức việc cứu người vượt biển Đông với chức vụ Giám đốc Điều hành, bà Phượng làm phụ tá. Tổ chức này có pḥng ốc làm trụ sở ở Singapore, nhưng hai ông bà lại đi thuê villa ở riêng. Thay v́ đi vớt người, th́ hai ông bà thuê một chiếc tàu cũ bệ rạc không c̣n khả năng ra khơi, nên chỉ nằm tấp bờ. Bà Phượng đưa những người đă nhập trại tiếp cư ở Thái Lan lên tàu ấy cho có màu sắc “vớt người tị nạn”. Theo New York Times các người tị nạn ở Thái phải trả một khoảng tiền cho bà Phượng mới được đưa lên tàu. Tàu lại không có khả năng tới các quốc gia tị nạn thứ ba. Việc lôi thôi xẩy ra từ đó. Người tị nạn ngày ngày dưới sức nóng nhiệt đới ngồi trên bong nghe thơ Nhất Hạnh hay kinh tụng theo giáo phái Làng Mai (lúc ấy c̣n gọi là Làng Hồng) phát ra từ máy. Nhưng chờ măi chẳng thấy tương lai định cư về đâu nên họ sinh ra bất măn. Tôi c̣n trong tay bản phúc tŕnh 28 trang của ông Homer Jack, Tổng thư kư Hội nghị Thế giới cho Tôn giáo và Hoà b́nh phúc tŕnh việc bê bối và lấy quyết định cách chức hai ông bà Nhất Hạnh và Phượng đồng thời tống xuất họ khỏi Singapore. Sau này, có số người hiểu lầm rằng tôi tranh giành con tàu của ông ta. Họ đâu biết rằng con tàu chưa h́nh thành đă thất bại của ông Nhất Hạnh xẩy ra giữa năm 1977. Con Tàu Đảo Ánh Sáng do cơ sở Quê Mẹ xướng xuất vào cuối năm 1978 là sự biểu tỏ đồng t́nh của lương tâm thời đại, với sự tham dự của gần 200 nhân sĩ quốc tế. Từ con tàu của chúng tôi đẻ ra hàng loạt tàu đi vớt người khác ở Đức, ở Ư, ở Na Uy…

Nh́n lại việc này, tôi thấy Quê Mẹ công khai hóa sự vụ là đúng, bởi liên quan tới sinh tử của phong trào Người Vượt Biển vào thời điểm dầu sôi lửa bỏng ấy, cũng như cung cách làm việc tài tử cố hữu và vô trách nhiệm của hai người. Tuy nhiên loạt bài viết trên Quê Mẹ gây sốc cho giới Phật tử. Một số Phật tử quan niệm rằng cư sĩ (tôi) không được “phạm thượng” động tới Tăng sĩ là ông Nhất Hạnh. Thế nhưng cơ sở và tạp chí Quê Mẹ do tôi chủ trương không thuộc bất cứ đảng phái hay tôn giáo nào, kể cả Phật giáo, dù tôi là Phật tử. Một cơ quan ngôn luận phải làm đúng chức năng thông tin và hướng dẫn dư luận. Sau cuộc chia tay ông Nhất Hạnh, năm 1970, tôi đă làm đơn gửi Viện Hóa Đạo trong nước từ nhiệm tất cả mọi chức vụ trong giáo hội, măi cho tới hai mươi hai năm sau, năm 1992, do Hoà thượng Thích Huyền Quang thúc đẩy tôi mới trở về với Giáo hội Phật giáo.

Tuy  nhiên, nếu vấn đề cần đặt lại, có thể là cách viết loạt bài thời ấy. Loạt bài này do ông nhà báo HTA của ṭa soạn viết theo sự quyết định của Chủ biên Tin quốc tế là ông TN. Kư giả này xưa làm báo ở Saigon, nên cung cách viết cũng là cung cách viết của nền báo chí Saigon thượng vàng hạ cám trước kia. Đành rằng tôi trách nhiệm trong vai tṛ Chủ nhiệm, Chủ bút. Song phải nói thời gian khổ sở ấy, tôi vừa cáng đáng điều hành nhà in, vừa làm thợ chạy máy. Mỗi ngày lao động 18, 19 giờ nên không đọc hết các bài vở để nhuận chính.

Sự khó khăn ở nhà in của tôi gián tiếp đến từ bà Phượng. Khoảng năm 1968 do thiếu nhân sự ở Văn pḥng Phật giáo, bà Phượng gửi một nhân viên từ Saigon sang Paris giúp tôi. Do tin cẩn tôi không đặt vấn đề lư lịch. Măi sau này, đầu thập niên 70 khi tôi thành lập nhà in làm kế nuôi thân và nuôi mộng làm báo văn hóa, làm nhà xuất bản. Nhân viên này theo tôi, v́ anh bảo xưa anh là thợ in ở Saigon. Mua xong nhà in mới biết anh chẳng biết tí ti nghề nghiệp, khiến tôi phải tự học như một khổ ách trong đời. Đến khi nhà in bắt đầu chạy việc, th́ một đêm anh ta phá hoại máy in mới mua, phá luôn máy cắt xén, là hai bộ phận cơ bản của một nhà in nhỏ. Rồi bỏ đi. Lúc ấy chúng tôi mới vỡ lẽ, hóa ra anh là người của bên kia, lâu nay nằm vùng trong cơ sở chúng tôi để bắn phát đạn cuối cùng vào lúc chúng tôi kiệt quệ. Do đó mà tôi trở thành thợ in bất đắc dĩ. Nói dài ḍng như thế để hiểu rằng, tôi đă tin cậy vào Chủ biên Tin quốc tế TN và anh nhà báo nọ. Nên không xem lại bài viết để chỉnh đốn lời văn. Tuy sự kiện đưa ra đúng như sự thật.

 

            46. Lê Thị Huệ: Có một điều tế nhị nhiều người không muốn nói, nhưng tôi nghĩ với những vấn đề của trí thức, nó chẳng phải là một điều ǵ ghê gớm. Có phải ông Nhất Hạnh muốn cách mạng Phật Giáo Việt Nam, có phải ông Nhất Hạnh đă yêu bà Chân Không và thăng hoa t́nh yêu ấy khi muốn Phật Giáo Việt Nam chấp nhận chuyện sư có vợ con. Với tôi, đây là một điều tốt cho tôn giáo của ông ấy. Tôi không phản đối điều này. Liệu có một sự thật nào đó trong câu chuyện này, hay đây chỉ là một lời đồn lừa dối 

Vơ Văn Ái : Nói rằng ông Nhất Hạnh muốn cách mạng Phật giáo Việt Nam th́ không đúng. Đại sư Thái Hư mới là người xứng danh và là nhân vật lịch sử của Phật giáo từ những năm đầu Dân quốc thế kỷ XX ở Trung quốc, khởi xướng cuộc tân vận động của Phật giáo cận đại và hiện đại. Trước Dân quốc, Tăng sĩ bị xă hội khinh rẻ v́ thiếu học, chỉ lo việc cúng kiến, mê tín, nên Đại sư Thái Hư gióng lên cuộc cách mạng Phật giáo trên ba lĩnh vực cơ bản là Cách mạng Giáo lư – Cách mạng Giáo chế - Cách mạng Giáo sản trong hoàn cảnh bế tắc và tiêu trầm của Phật giáo Trung quốc. Tư tưởng cách mạng này vượt biên cương chi phối toàn thể sinh hoạt Phật giáo từ Á sang Âu Mỹ. Nhờ những chuyến đi thuyết pháp của Đại sư Thái Hư mà các Hội Học Phật được thiết lập khắp Âu Mỹ Á đầu thế kỷ XX.

Tại Việt Nam, Cư sĩ Lê Đ́nh Thám cùng các Đại sư Phước Huệ, Trí Độ, v.v… do đọc sách của Thái Hư mà phát động Phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam từ thập niên 20 đầu thế kỷ XX lan truyền khắp Nam, Trung, Băc kỳ. Sự xuất hiện uy dũng của Phật giáo Việt Nam hai thập niên 50, 60, là thành quả của phong trào Chấn hưng Phật giáo gợi hứng từ công tŕnh, công đức và công hạnh kỳ vĩ của Thái Hư Đại sư.

Bản thân ông Nhất Hạnh có một số phát kiến canh tân Phật giáo sau thời gian du học ở Mỹ. Tôi nghĩ ông chịu ít nhiều ảnh hưởng từ giáo phái Tin Lành và thần học Paul Tillich trong các phát kiến của ông. Tôi từng viết bài ca ngợi cuốn sách “Hiện đại hóa Phật giáo” của ông trên tạp san Hải Triều Âm ở Saigon giữa thập niên 60. Trái lại, Bùi Giáng th́ chê Nhất Hạnh về cuốn sách này trong “Đi vào Cơi Thơ” do Ca Dao ấn hành, Saigon năm 1969, ở trang 63 như sau : “Nhất Hạnh có nguồn thơ chứa chan. Chúng ta không hiểu v́ lẽ ǵ nguồn thơ đó lại không đủ sức ngăn cản ông, khiến ông h́ hục hiện đại hóa Phật Giáo Uyên Nguyên. Trường hợp Nhất Hạnh là trường hợp một thi sỹ thiên tài bị vướng phải cạm bẫy của triết học Tây phương”.

Từ năm 64, 65 tại Saigon, ông thiết lập ḍng Tiếp Hiện cho phép người tu lập gia đ́nh, phát triển trong giới Phật tử thuộc Trường Thanh niên Phụng sự Xă hội ở Phú Thọ Hoà. Trong giới thân cận ông có một người không đồng ư là Nhất Chi Mai, tức cô giáo Phan Thị Mai tự thiêu cho Ḥa b́nh năm 1966. Tôi c̣n giữ bức thư thủ bút của cô ấy về sự bất đồng này. Ông Nhất Hạnh dự tính công khai ḍng Tiếp Hiện qua một cuộc họp báo ở Saigon, đưa Phạm Công Thiện làm người đầu đàn phát huy Ḍng mới (thời gian này Phạm Công Thiện là Đại đức Thích Nguyên Tánh). Nhưng Phạm Công Thiện bỏ rơi cuộc họp báo rồi sau đi du học Mỹ, nên việc không thành. Khoảng năm 1967, thời ông đón bà Cao Ngọc Phuợng ở Việt Nam ra cùng sang ở Tokyo, nói là đi nghiên cứu “kinh tế hậu chiến”, ông viết thư cho tôi kèm cương lĩnh và giới luật Ḍng Tiếp Hiện mong tôi tham gia thực hiện và phát triển ḍng tu mới. Nhưng tôi không trả lời.

Thực tế là vào giai đoạn giữa thập niên 60, ngoài Nhất Hạnh, tôi biết vài vị Tăng vai vế có khuynh hướng phát động phong trào Tân Tăng Nhật Bản tại Saigon, như cố Hoà thượng TMG là một. Nhưng sau vài thử nghiệm họ gặp phản ứng chống đối quá lớn của quần chúng Phật tử, nên phong trào vụt tắt. Sau này nhờ hoàn cảnh khách quan ở nước ngoài dễ phát triển hơn trong khung cảnh Làng Mai ở Pháp.

Về giới Tân Tăng cho phép lấy vợ, th́ Nhật Bản là nước tiên phong và có truyền thống từ thế kỷ XIII. Đọc truyện Kinkakuji của Yukio Mishima sẽ thấy bối cảnh của đời sống Tân Tăng này.

Đại sư Thân Loan (Shiran, 1173-1262) tổ khai sáng Tịnh độ Chân tông Nhật bản (Jōdo-shinshū / Shin Buddhism), sau khi làm đệ tử ngài Pháp Nhiên (Hōnen) được Thầy cho phép lấy Ni cô Huệ Tín làm vợ, khởi nguồn cho chế độ Tăng lấy vợ của phái Chân tông Nhật bản.

Hơn mười năm trước tôi đến thăm chùa Higashi Honganji (Đông Bản Nguyện tự) ở cố đô Kyoto là bản sơn của phái này. Vị sư dẫn tôi đi thăm chùa giải thích rằng : “Thấp thoáng sau lưng các vị Sư có bóng người đàn bà. Tại sao không công khai hóa mà cứ giấu giấu diếm diếm ?”. Rồi ông thuật cho tôi nghe việc ra đời của phái Tân Tăng của ngài Thân Loan. Chuyến thăm ấy tôi c̣n chú ư tổ chức Nhân quyền của Tịnh độ Chân tông ngay trong ngôi bản tự này. Có đến 450 nhân viên túc trực. Họ lo cho nhân quyền của giới cùng đinh Burakumin Nhật bản, khoảng 3 triệu người sống trong cảnh kỳ thị xă hội. Ban ngày các sư đi làm lụng như người thường (cư sĩ) trong các công xưởng, văn pḥng hay quán ăn. Về chùa khi lễ lượt mới mặc y áo tăng sĩ.

Cuối thập niên 60, trong mấy năm dài chúng tôi chung sống với nhau dưới mái nhà làm trụ sở Phật giáo ở số 11, rue de Vénus, thị xă Maisons-Alfort, ngoại ô Nam Paris. Thời ấy, ông Nhất Hạnh và bà Cao Ngọc Phượng (sau này cạo đầu xuất gia lấy tên Chân Không) sống đời sống đôi cặp tự do, không giấu diếm, tuy ông không cổi áo công khai hóa ngoài xă hội. Cùng sống với chúng tôi lúc ấy có 7 vị Tăng và 6 cư sĩ. Sau này 5 trong số 7 vị Tăng này đă hoàn tục (một vị hiện sống ở Paris và một vị nay ở Saigon).

Kinh Phật dạy y pháp bất y nhân, nghĩa là y vào Pháp Phật mà học và tu, đừng nệ tới con người. Người b́nh dân cũng nói ai tu nấy chứng. Quan điểm tôi, việc lấy vợ hay không chẳng quan trọng cho bằng đức hạnh, tŕnh độ tu chứng và nỗ lực cứu đời.

 

47. Lê Thị Huệ: Đạo Bụt của ông Nhất Hạnh, ông nghĩ sao ?

Vơ Văn Ái : Ông Nhất Hạnh có công giới thiệu đạo Phật theo giáo phái Làng Mai của ông ấy cho giới thị dân Âu Mỹ. Những người mà đời sống bị thúc bách, đè nén thường xuyên v́ công ăn việc làm hay đời sống bon chen ở các thị trấn. Nên họ bị Stress. Các khóa tu học cuối tuần của đạo Bụt cấm dùng điện thoại, không được xem Tivi, bắt hít thở trong không khí miền quê hay rừng núi, vừa đi vừa hít thở thiền hành, tập cười, tập ôm nhau thân ái (Thiền Ôm) khi có nhu cầu, làm cho con người thư giản, làm an dịu thân tâm. Một lối tu tập Yoga. Song tiến xa hơn vào đời sống tâm linh của đạo Phật, th́ dường như Đạo Bụt không thành công. Tôi gặp một số bạn Tây phương thích thú theo học giáo phái Làng Mai nhưng bỏ nửa chừng để quay sang đường lối tu tập Phật giáo Tây Tạng. Đạo Bụt của ông dịu dàng, thiên về tự kỷ ám thị hơn là khai mở chân tâm. Đánh một tiếng chuông mỉm miệng cười, dán những câu thơ / kệ trong pḥng tắm, pḥng ngủ, trẻ em đi học về ôm mẹ nói “Mẹ ơi, con thương mẹ lắm”, v.v… có cái ǵ rất Pavlov, không tự nhiên. Chứng tỏ phương pháp này xuất phát từ những con người sống quá lâu trong dồn nén, ẩn ức, bất b́nh thế sự, không thỏa măn t́nh dục.

Trong truyền thống tu học Phật giáo của giới xuất gia từ ngh́n xưa th́ các bộ Luật Sa di và Sa di ni nghiêm túc, trang nghiêm, cẩn trọng và có phương pháp hơn nhiều.

Đạo là thông lưu không trở ngại. Thiền là hành động tự nhiên hơn sự giải thích bằng ngôn ngữ hay cử điệu. Một cái vỗ vai với người bạn, một ánh mắt đối với mẹ sẽ ư nhị và làm thay những câu nói hay cử động cải lương kia.

Ngay việc sử dụng chữ Bụt thay cho chữ Phật thường dụng trong quần chúng Việt Nam qua nhiều thế kỷ, tôi thấy như có ǵ tŕnh diễn, cải lương, lập dị hơn là một thay đổi có tính bản thể.

Sự thất bại của đạo Bụt thấy rơ ở các nước Á châu như Nhật Bản, Nam Hàn, Việt Nam. Mười mấy năm trước, chuyến đi thuyết tŕnh của ông Nhất Hạnh tại Nhật thất bại nên ông không c̣n trở lại. Hai Thượng toạ Hộ Tùng Nghĩa T́nh và Hoàn Sơn Chiếu Hùng mà tôi gặp tại Tâm Quang Viện ở Tokyo, thành viên Phật giáo Quốc tế Hiệp lực và ở trong ban tổ chức chuyến đi một tháng cho ông Nhất Hạnh nói với tôi như thế. Hỏi lư do, hai vị bảo rằng người Nhật không chấp nhận lối Pháp đàm và cách tŕnh bày về Phật giáo của ông Nhất Hạnh. Loại “Thiền ôm hít thô sơ” chạm trán với ḍng Thiền thâm hậu Nhật Bản vốn có truyền thống tu chứng thành nếp văn hoá tâm linh cao cả, ắt phải tiêu ma. Cho nên đạo Bụt của ông Nhất Hạnh chỉ thành công phần nào tại các nước phương Tây cho giới thị dân và giới cựu quân nhân Mỹ có vấn đề tâm thần sau cuộc chiến khủng khiếp tại Việt Nam.

Đó là nói chuyện trong thế giới. Trở về cố hương, Huế là pháo đài của ông Nhất Hạnh, chùa Từ Hiếu là sở hữu kế thừa của ông. Trước chuyến về Việt Nam lần đầu năm 2005, đa số Phật tử Huế xem ông là thần tượng, nếu không là Bụt sống. Họ xem Làng Mai như cơi Tịnh độ. Thế nhưng hành xử của ông khi được tiếp xúc, cùng với cung cách giáo phái Làng Mai đă thất bại nặng nề tại Huế. Tôi chợt nhớ lời phê b́nh của Bùi Giáng nhắc tới lúc năy. Một Tăng sĩ ở Huế viết thư cho tôi có câu : “Chư Tăng ở Huế rất náo nức và hả dạ ngày Thầy Nhất Hạnh mới trở về. Nhưng nay khi Thầy Nhất Hạnh ra đi th́ ai nấy đều ê chề, oán hận thấu trời xanh, mà không nói được nên lời”. Chuyến đầu về Huế năm 2005 hàng bao nhiêu ngh́n Phật tử đón rước, thế nhưng mấy lần sau rất tiêu điều theo lời thuật của Phật tử Huế. Phải chăng đạo Bụt và người dạy đạo Bụt thích hợp với một số thị dân Âu Mỹ, nhưng không hợp với tạng người Việt ?

Sự mơ mộng hăo huyền của ông c̣n thấy qua lời ông khuyên Tổng thống George W. Bush ngày quân khủng bố Al Qaida đánh sập hai cao ốc Twin Towers ở New York (11.9.2001). Ông lên tiếng trên truyền thông báo chí khuyên Tổng thống Bush đi gặp Ben Laden, hai bên hăy lắng nghe nhau để giải quyết việc đời theo cái điệu “Hiểu và Thương” của giáo phái Làng Mai ! Nội bộ những tín đồ Làng Mai c̣n chưa “hiểu và thương” nhau, nói chi những người ở xa vạn dặm ? Ở đây tôi không muốn đào sâu việc trước ba ngh́n người chết thảm thương trong vụ Twin Towers ở New York, ông Nhất Hạnh chẳng quặn ḷng, lại nhân dịp ấy đưa những con số khổng lồ mấy trăm ngh́n dân Bến Tre bị chết v́ không quân Hoa Kỳ oanh tạc ! Cộng đồng người Việt Tị nạn đă phẫn nộ và phản ứng mạnh mẽ vụ tuyên bố tuỳ hứng này.

Ông Nhất Hạnh giải quyết “chính trị thế giới” hay “đạo lư thế giới” như vậy quả là “tuyệt tác”. Song không kém phần ngây thơ nếu không nói lẩm cẩm. Giá dụ cách thế ấy là ch́a khoá cho nhân loại đại đồng, hẳn trái đất đă là Thiên đường hay Niết Bàn từ bao đời, Chúa Jesus, đức Phật, Khổng Khưu, Lăo Tử… chắc đă lấy hưu non từ lâu ?

Tôi bỗng nhớ lời Mai Thảo phê b́nh cuốn sách “Nói với Tuổi Hai mươi” [8] của Nhất Hạnh trên tạp chí Nghệ Thuật. Cuốn sách gây sôi nổi một thời trong giới trẻ ở Saigon, mà mục tiêu nhằm đánh phủ đầu Phạm Công Thiện với ư thức nổi loạn chống thế hệ cha anh làm cho đất nước điêu linh hai mươi năm trường, mà họ Phạm viết trong sách “Ư thức Mới trong Văn nghệ và Triết học”. Ông Nhất Hạnh khuyên Tuổi Hai Mươi “ Thương nhau, chúng ta sẽ t́m thấy con đường. Thương nhau, chúng ta sẽ làm nên lịch sử”. Mai Thảo phê thứ triết lư ấy khác chi nói “sau cơn mưa trời sẽ nắng” ! C̣n Bùi Giáng th́ phản ứng bằng bài viết “Nói với tuổi Chín mươi”.

 

48. Lê Thị Huệ: Ông Nhất Hạnh là người Việt đầu tiên thành công trong việc mang Phật Giáo Việt Nam ra cùng thế giới ? Ông có đồng ư với điểm này không ?

Vơ Văn Ái : Vâng, trong số hàng trăm Tăng Ni Việt ra hải ngoại hoạt động tôn giáo hơn ba chục năm qua, th́ ông Nhất Hạnh và bà Thanh Hải Vô thượng sư coi như nổi tiếng nhất trên thế giới.

Một nhận xét mà tôi thường suy nghĩ vẫn chưa t́m ra lời đáp, là khi các nhà tôn giáo lớn Ấn Độ (Vivekananda, Krishmanurti…), Trung quốc (Thái Hư Đại sư…), Nhật Bản (Suzuki, và rất nhiều Thiền sự được gửi ra nước ngoài), Tây Tạng (Đức Dalai Lama) sang phương Tây hoạt động, họ góp công nói lên niềm tin phương Đông họ theo đuổi, vén mở các điều Tây phương c̣n mù mờ. Những điều Tây phương cần thông tỏ cho việc tỉ giảo và hoà đồng. Không bao giờ các vị này móc nối các tín ngưỡng Tây phương vào pha trộn với giáo lư của họ.

Trái lại, ông Nhất Hạnh cũng như bà Thanh Hải Vô thượng sư th́ luôn nỗ lực ghép đức Phật vào với Chúa Jesus để truyền đạo. Một nỗ lực hoà đồng tôn giáo ? Muốn lôi cuốn tín đồ đạo khác thần phục ḿnh ? Muốn làm Giáo chủ cả hai tôn giáo ?

 

49. Lê Thị Huệ: Là một trí thức ngang ngửa với Nhất Hạnh, đă từng là bạn của Nhất Hạnh, ông cho tôi hỏi một câu, sự thành công, cái hấp lực của ông Nhất Hạnh nằm ở đâu, ở điều ông ấy viết hay như một nhà thơ, hoặc ở lời ông ấy giảng hay như một ông thầy chùa.

Vơ Văn Ái : Sự thành công đặc biệt của ông ấy kết hợp giữa tài văn thơ với bộ áo ông thầy tu. Cổi bộ áo thấy tu ra, ông sẽ không thành Krishmanurti. Chuyện tuy phụ nhưng thành yếu tố chủ yếu cho sự thành đạt của ông ta, đó là âm hưởng của cuộc nổi dậy Phật giáo năm 1963 cộng với sự vang động chiến tranh Việt Nam trong ḷng thế giới.

Mặt khác, hiện nay, từ cuối thế kỷ XX sang đầu thế kỷ XXI nhân loại lâm cuộc khủng hoảng văn hóa và tinh thần rất lớn. Con người khao khát một niềm tin, chờ đợi một niềm tin. Ai dám đứng ra chỉ đường dẫn lối, mang lại một niềm tin, tất con người nối đuôi đi theo. Ở Mỹ chắc chị nhớ phong trào ông Guru Rajneesh, người Ấn độ, chứ ? Đă có thời ông ta lôi kéo hàng chục hàng trăm ngh́n người theo ông tu học, kể cả giới thượng lưu bác sĩ, kỹ sư, luật gia… nối đuôi xe Limousine đến học đạo với ông... Cho tới ngày ông ta bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ, phong trào mới chấm dứt.

Nói ǵ đâu xa, cách đây không lâu, tôi có những bạn bác sĩ, kỹ sư, thương gia… bỗng một sớm bỏ vợ, bỏ con, bỏ nhà cửa đi theo bà Thanh Hải Vô Thượng sư. Mỗi lần bà này thuyết pháp có cả chục ngh́n người đi nghe. Nghe nói người ta xin uống nước tắm của bà ấy ?! Đến khi bà để tóc, ăn mặc thời trang, lấy chồng, mà tín đồ vẫn cứ mê. Tôi có người bạn bác sĩ fan của bà ở Dallas nói với tôi rằng mỗi khi gặp khó khăn ông chỉ niệm danh hiệu bà là mọi sự qua khỏi. Đấy, niềm tin của con người. Tôi có dịp xem trên truyền h́nh Pháp về một phái thờ đá, thờ búp bê bên Mỹ. Xem ra cũng bộn tín đồ.

Cái chính hiện nay là con người khao khát một niềm tin, chờ đợi một niềm tin, và con người c̣n vô minh. Chị đóng kịch giỏi chị sẽ tha hồ thu hút tín đồ làm nạn nhân. Chị đạo cao đức trọng, chị sẽ cứu vớt hàng hà sa số chúng sinh.

 

50. Lê Thị Huệ: Ỷ Lan, một người khá đặc biệt gây ṭ ṃ cho người Việt Hải Ngoại khi cô xuất hiện cạnh Vơ Văn Ái. Ông có thể cho biết ông đă gặp người thiếu nữ "tóc vàng sợi nhỏ " ấy thế nào ?

Vơ Văn Ái : Cuối năm 1967 tôi được mời đi thuyết tŕnh qua một số thành phố tại Anh quốc nói về lập trường hoà b́nh của Phật giáo Việt Nam, một nền hoà b́nh không Cộng sản. Tại cố đô York, sau khi cuộc thuyết tŕnh kết thúc một cô sinh viên đến hỏi tôi : Tôi muốn về Việt Nam một năm giúp cho người dân Việt trong bất cứ vấn đề ǵ, ông có thể giúp tôi về Việt Nam không ? Tôi trả lời đại khái là về Việt Nam phức tạp lắm do t́nh h́nh chiến tranh. Cô vào các làng quê là nơi người dân cần sự giúp đỡ, có thể sẽ bị người ta nghi ngờ cô là người của CIA, khó cho cô thực hiện thiện chí của ḿnh. Cô hỏi lại : Thế th́ tôi có thể làm ǵ hữu ích cho hoà b́nh Việt Nam ? Ở nước Anh, sinh viên có quyền lấy một năm nghỉ đi nghiên cứu (sabbatical year), tôi có thể giúp ông một năm. Tôi đề nghị cô qua Paris làm thư kư cho Văn pḥng Phật giáo do tôi điều hành trong nhiệm vụ thông tin quốc tế về vấn đề Việt Nam và Phật giáo.

Thư của tổ chức Quaker mời đến nghe tôi thuyết tŕnh, trên đây tổ chức tại thành phố Bradford, 25.9.1967

Mùa thu năm 1968, khi năm học kết thúc, cô Penelope Faulkner, sau này lấy tên Ỷ Lan, sang Paris làm thư kư ở Văn pḥng Hội Phật tử Việt Kiều Hải ngoại, là hội do tôi thành lập năm 1963 và có 11 chi bộ tại các nước Châu Âu, Ấn Độ, Nhật Bản, Cam Bốt và Hoa Kỳ. Tổ chức Quaker nước Anh tài trợ cho cô một năm kinh phí. Trước khi sang Paris, cô đi làm công cho một hăng sản xuất Chocolat ở York để lấy tiền mua vé tàu.

Khởi sự như thế với dự tính giúp việc một năm không lương. Không ngờ chiến tranh Việt Nam ngày càng khốc liệt, t́nh h́nh quốc tế với sự phát triển của phe phản chiến do Liên Xô điều động, cộng thêm cảm t́nh đặc biệt cô dành cho văn hoá Việt, Ỷ Lan quyết định ở lại Pháp làm việc không lương. Và không ăn một đồng lương nào từ đó đến nay. Cô bỏ đại học Cambridge, ghi tên vào Trường Đông phương Sinh ngữ ở Paris vừa đi học vừa giúp chúng tôi.

Ỷ Lan qua các cuộc thuyết tŕnh trong Cộng đồng Người Việt ở hải ngoại

Trong một câu hỏi trước đây tôi kể chuyện khó khăn tại nhà in v́ sự phá hoại của một người bà Cao Ngọc Phượng gửi từ Saigon qua giúp chúng tôi. Sau này anh ta (CB/PTN) phá hoại toàn bộ máy móc nhà in rồi bỏ đi với tính toán là chúng tôi sẽ sạt nghiệp nơi xứ lạ quê người. Ỷ Lan đă tận tâm giúp chúng tôi trong cơn nguy khó, cô cũng xông xáo học nghề, đứng máy, lao tâm lao lực với chúng tôi để vực dậy một nhà in bị phá hoại. Tiền mua nhà in và máy móc phải vay nợ các bà phú gia người Việt ở Paris tiền lăi 4 phân mỗi tháng ! Do vô sản, nên các ngân hàng không cho chúng tôi vay.

 

51. Lê Thị Huệ: Ông có thể khai triển rơ hơn về phe phản chiến do Liên Xô điều động ?

Vơ Văn Ái : Trong thế giới có những phong trào này phong trào kia phát động. Nh́n từ ngoài là sự tự phát, nhưng từ cơ bản đa số do các khuynh hướng chính trị hay đảng phái giật dây. Phong trào phản chiến hay phong trào ḥa b́nh hồi đó cũng vậy. Trong cuộc chiến tranh Việt Nam thời ấy, Hà Nội được Mạc Tư Khoa hậu thuẫn, nên Liên Xô thông qua các đảng Cộng sản địa phương ở Âu châu phát động rầm rộ một phong trào rộng lớn ủng hộ cho « Hoà b́nh Việt Nam ». Nói là hoà b́nh Việt Nam, nhưng kỳ thực là ủng hộ cuộc chiến tranh do Hà Nội chủ suư. Phe Cộng sản quốc tế bỏ tiền mua các cơ quan truyền thông, báo chí, kích động các phong trào quần chúng, đặc biệt giới sinh viên đại học xuống đường kêu gọi “Hoà b́nh chống Mỹ”.

Đối diện với phong trào hoà b́nh lớn rộng thiên Hà Nội này, Việt Nam Cộng ḥa bỏ ngỏ sân chơi cho phe cộng sản. Chúng tôi là tổ chức Việt Nam không cộng sản duy nhất lúc bấy giờ thông tin cho thế giới được biết thực tại Việt Nam không như Hà Nội tuyên truyền rằng chỉ có hai phe đen trắng. Một bên là « toàn dân » tranh đấu giành độc lập, hoà b́nh, mà Mặt trận Giải pḥng Miền Nam là phong trào tự phát của « nhân dân miền Nam » ; một bên là đế quốc Mỹ xâm lược.

Nếu tôi không t́nh cờ đến thuyết tŕnh tại York, th́ có thể Ỷ Lan đă thành một Jane Fonda Anh quốc. Từ đó suy ra, phe dân tộc đă mất biếu bao bạn bè quốc tế có thể giúp đỡ cho việc đề cao lư tưởng tự do, nhân quyền, dân chủ?!

Công tác vận động quốc tế của chúng tôi lúc bấy giờ là nói lên chủ trương hoà b́nh không Cộng sản (không theo Hà Nội) của Phật giáo và nhân dân miền Nam. Có thể nói thành quả hoạt động của chúng tôi đă chận đứng việc Hà Nội và Liên Xô thu tóm và biến tướng tất cả mọi phong trào ủng hộ Việt Nam trên thế giới trở thành công cụ cho cộng sản. Do đó, phong trào Hoà b́nh thế giới đă phân đôi, một phe ủng hộ cho Miền Nam, một phe theo Hà Nội. V́ vậy Hà Nội và Mặt trận Giải phóng Miền Nam phản ứng mănh liệt chống phá chúng tôi. Tôi c̣n nhớ lần đầu tiên bà Nguyễn Thị B́nh gặp mặt các tổ chức Hoà b́nh Âu Mỹ tại Nam Tư (lúc này Mặt trận chưa có cơ sở ở Tây Âu) bà ta vu cáo tôi là « nhân viên CIA » (sic) để các tổ chức này xa lánh tôi. Từ đó, các cuộc biểu t́nh hay thuyết tŕnh cho Việt Nam tại Châu Âu, Hà Nội và Mặt trận t́m cách ly gián để ban tổ chức không mời chúng tôi. Nhưng họ đă thất bại v́ đa số các tổ chức hoà b́nh trong thế giới không theo cộng sản. Mặt khác một số các tổ chức này đă biết hoạt động tôi từ trước nên không mất ḷng tin.

Năm 1966, lần đầu tiên có cuộc Hội nghị các phong trào Hoà b́nh cho Việt Nam tại Stockholm ở Thuỵ Điển. Khi phái đoàn Hà Nội và Mặt trận được mời, th́ họ bảo nếu có Vơ Văn Ái họ sẽ không dự.

Đó là tính chất độc tài của Hà Nội trên trường quốc tế. Tôi cũng từng chứng kiến tính chất độc tài đảng trị ấy ngay giữa người Việt với nhau tại Paris tự do. Nhớ măi Tết năm ấy đi xem buổi tŕnh diễn của họ ở hội trường Maubert. Vừa in xong báo “Tin Tưởng” Tết của hội Phật giáo chúng tôi, tôi mang theo 3 tập để tặng cho các bạn sẽ gặp. Nhưng khi vào cửa bọn họ tịch thu 3 tờ báo ngay tức khắc với thái độ muốn hành hung v́ đồ cho tôi mang tài liệu phản động, mặc tôi giải thích, phản đối thế nào ! Đáng chú ư là sự kiện này xẩy ra vào lúc Hà Nội vung vít tung chiêu bài “hoà hợp hoà giải” thông qua Mặt trận Giải phóng Miền Nam nhằm thu hút những người Việt chân thật.

Cư xử tàn nhẫn với báo chí, văn nghệ sĩ ở hải ngoại thập niên 60 như thế. Nhưng khi cần lợi dụng hay bóc lột văn nghệ sĩ, họ vẫn “tự nhiên như người Hà Nội”. Thành ngữ này do dân miền Nam đặt ra, phản ứng chính sách “vào, vơ, vét, về” của cán bộ, bộ đội miền Bắc sau năm 1975. Tôi nhớ đến trường hợp của danh hoạ Lê Phổ.

Anh Lê Phổ thuộc lớp hoạ sĩ đàn anh theo học Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, thành lập năm 1925 do Hoạ sĩ người Pháp Victor Tardieu làm Hiệu trưởng, mở đầu cho nền hội hoạ tân thời Việt Nam. Đầu thập niên 30 anh sang Pháp dự Đấu xảo Mỹ thuật Đông Dương rồi ở luôn không về. Năm 1984 nhân đến thăm anh Lê Phổ, tôi viết bài “Hoạ sĩ Lê Phổ, Người vẽ Nắng” đăng trên Giai phẩm Quê Mẹ Xuân Giáp Tư (sau này Gió-O cho đăng lại). Bài này gây chấn động giới Việt kiều tại Pháp, v́ ai cũng tưởng anh ấy mất từ lâu. Mấy năm sau bài viết này, Hà Nội gửi một hoạ sĩ sang gặp thăm anh Lê Phổ. Họ tiếp cận thân nhân anh ấy c̣n ở Hà Nội thúc đẩy liên lạc với anh, rồi sang Paris thăm anh. Từ từ cho người trong chính quyền đến xin anh tặng tranh cho Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia ở Hà Nội. Anh Lê Phổ gọi điện thoại hỏi ư kiến tôi. Tranh Lê Phổ từ nhiều thập niên nổi tiếng ở Pháp, đặc biệt ở Hoa Kỳ. Thời ấy anh cho tôi biết mỗi năm anh chỉ vẽ chừng 20 bức, v́ tuổi cao, sức khoẻ yếu. Vẽ xong bức nào là các Galeries Mỹ đến chở đi ngay. Tuỳ theo kích thước, giá tranh mỗi bức bán từ 20 đến 40 ngh́n Mỹ kim. Lâu sau có dịp thăm nhau tôi hỏi vụ tặng tranh đi đến đâu. Anh bảo nhà nước Việt Nam c̣n độc tài và vi phạm nhân quyền nên anh không muốn tặng. Tuy nhiên anh dặn gia đ́nh ngày nào Việt Nam thanh b́nh, dân chủ sẽ gửi về tặng 20 bức.

Đấy, khi cần thủ lợi, người Cộng sản tiếp cận, chăm lo, thoa vuốt đủ điều. Nhưng chính sách bóp nghẹt tự do sáng tạo, xài xể hay đàn áp văn nghệ sĩ, trí thức vẫn không thay. Trong bài báo nói trên, anh Lê Phổ cho biết năm 1946 lúc Phạm Văn Đồng sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau, anh rất hăm hở, phấn khởi trước khí thế giành độc lập, tự do cho nước nhà. Dù c̣n hàn vi, anh Lê Phổ đă hội họp anh em tại xưởng vẽ của anh, với các bạn như Nguyễn Quốc Định, Nguyễn Mạnh Đôn, Trần Hữu Tước …, mời Phạm Văn Đồng đến dùng cơm tâm sự để cùng nhau hợp tác cứu quê hương. Nhưng anh đă thất vọng lánh xa, khi tin từ Hà Nội sang cho biết Việt Minh chẳng yêu nước ǵ đâu, nhóm ông Hồ và Cộng sản giết người, thanh toán phe quốc gia rất dữ. Chỉ riêng bạn đồng song của anh là hoạ sĩ Mai Thứ bị lừa theo giúp Hà Nội. Măi sau này mới mở mắt th́ đă muộn.

 

52. Lê Thị Huệ: Có một Nguyễn Thái Học và Cô Giang đi làm cách mạng đă đi vào huyền thọai trong đất nước Việt Nam. Và bây giờ tôi đang thấy có một một đôi tài tử khác là Vơ Văn Ái và Ỷ Lan lao theo một cuộc đấu tranh Nhân Quyền cao đẹp trên chính trường quốc tế ở bên ng̣ai Việt Nam.  Có vẻ như cô Ỷ Lan là một đồng chí cùng với ông đi đấu tranh Nhân Quyền trong thời gian qua. Một cặp đôi t́nh nhân chính trị khá đẹp, Vơ Văn Ái và Ỷ Lan. Ở ngoài nh́n vô thấy đẹp nhưng liệu người trong cuộc có thể tiết lộ đẹp ở những điểm nào trong cuộc t́nh chính trị ấy ?

Vơ Văn Ái : Người bên trong là tôi thấy rằng trong thời gian chiến tranh hai thập niên 60, 70, phe quốc gia đă thua phe cộng sản trong việc vận động công luận quốc tế, vận động các nhà báo, nhà văn, sinh viên, giáo sư, trí thức, nhân sĩ Âu Mỹ, biến họ thành bạn bè quốc tế phục vụ cho lá bài cộng sản Hà Nội.

Ỷ Lan là người bạn quốc tế không mắc mưu ấy. Chị dâng trọn thanh xuân và đời chị cung hiến cho Việt Nam tự do, mà chẳng hề đ̣i hỏi tiền bạc, quyền lợi hay bất cứ điều kiện chi. Nào khác chị phục vụ cho chính quê hương chị. Sự tham gia này là biểu tượng thành công của phe dân tộc chúng ta. Nếu cộng động người Việt hải ngoại gia tăng những trường hợp Ỷ Lan như thế, tôi nghĩ đây sẽ là một yếu tố giúp thêm cho vận nước mau tới hồi thái lai. Ít nhất cũng trên phương diện vận động quốc tế và giữ lửa người đồng bào.

Tôi nhận xét đi đến đâu người Việt cũng thương mến và quư trọng Ỷ Lan, họ tự hỗ thẹn không làm ǵ khi một người ngoại quốc xum lo cho nước Việt. Họ cho chuyện tôi tranh đấu là việc tự nhiên, họ chẳng lư tới bao nhiêu. Song Ỷ Lan, là một kỳ công, tuyệt tác. Đây là yếu tố giữ lửa đấu tranh mà cộng đồng người Việt hải ngoại không nên khinh suất.

Suốt ba mươi bốn năm qua cùng với Cộng đồng Người Việt Tị nạn, Ỷ Lan, một người ngoại quốc đứng ở tuyến tiền tiêu tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ Việt Nam, từ chiến dịch « Một Chiếc Tàu cho Việt Nam » năm 1978, đến vụ kiện Hà Nội vi phạm nhân quyền tại LHQ ở New York năm 1985, và hàng ngh́n động thủ khác… Người ngoại quốc ấy đứng trong bóng tối bao nhiêu năm dài, kiên nhẫn làm việc nhỏ ở văn pḥng, lái xe đưa đón hàng ngh́n lượt người tị nạn đến Pháp đi làm giấy tờ hội nhập hay hội họp, suốt bao năm ṛng cùng với chúng tôi đứng trong xưởng in tối, lạnh, không ḷ sưởi đến ba, bốn giờ sáng ở Gennevilliers, vùng ngoại ô Paris, sắp chữ ch́ (typo) các bản in và chạy máy để cứu sống một tập thể tị nạn, kiên nhẫn học tiếng Việt hầu chia sẻ với đa số Người Vượt Biển không nói tiếng Pháp. Chị tập viết tiếng Việt, trở thành nhà văn Việt với tập truyện « Quê Nhà » in tới lần thứ 9. Tập truyện này là một thành công đóng góp vào nền văn chương Việt hải ngoại mà lại do người ngoại quốc viết. Quê Nhà gồm 19 truyện chị viết và đọc trên đài BBC phát thanh về Việt Nam giữa thập niên 80, thập miên địa ngục của người Việt trong nước, mang lại những tia hy vọng và niềm tin cho biết bao người ở mọi tầng lớp nhân dân cùng khốn, cũng như những người tù trong các Trại Cải tạo. Sau này tù nhân chính trị được trả tự do ra nước ngoài và các vị HO cho chúng tôi biết sự thật này.

B́a sách Quê Nhà của Ỷ Lan, in lần thứ 9

Đặc biệt vào giai đoạn nhà in của chúng tôi ở Gennevilliers bị tịch biên gia sản vào năm 1982 v́ lo cho con tàu đi vớt Người Vượt Biển nên bỏ bê công ăn việc làm, Ỷ Lan đă chung chịu khổ nạn, đói cơm với chúng tôi. Chiến dịch “Một Chiếc Tàu Cho Việt Nam” bị Hà Nội bêu riếu phá hoại, lạ thay một số người gọi là “quốc gia” cũng chỉ trích, gièm pha, phá hoại. Một kư giả gọi là “quốc gia” ở Paris cùng với nhóm ông ta phao tin và “cung cấp tài liệu” cho tạp chí cực hữu Minute viết bài vu cáo tôi “lấy tiền con tàu bỏ túi”.  Bọn người vu cáo không biết rằng tôi chỉ là người phát động chiến dịch và phụ trách việc vận động truyền thông quốc tế, các bạn Pháp trong Uỷ ban mới là người nắm giữ tiền bạc, thủ quỹ  (Chủ tịch Uỷ ban là Nhà văn nữ Claudie Broyelle, Thủ quỹ là bà François Gautier) Báo “chống cộng” Văn Nghệ Tiền Phong ở Hoa Kỳ viết bài “Con Tàu Ma” bôi nhọ. Tất cả đều “cầu nguyện” theo cách họ cho Con Tàu không thể ra đời ! Chúng tôi phải nỗ lực hết ḿnh để con tàu xuất hiện trên biển Đông. V́ vậy, tất cả thợ thầy trong nhà in cùng với tập thể Quê Mẹ lăn xả ngày đêm cho chiến dịch, nên bỏ bê khách hàng. Khi truy tố báo Minute vu cáo vô bằng ra toà án Paris, chúng tôi phải mất nhiều tháng ṛng để dịch các tư liệu, làm kết toán các chương mục, từ chương mục Con Tàu, chương mục Nhà in đến chương mục riêng tŕnh toà. Không tả hết những phiến toái, khó khăn. Chúng tôi đă thắng kiện, dù theo điệu con kiến kiện của khoai. V́ tuần báo cực hữu Minute rất giàu, c̣n chúng tôi chỉ là « người nô lệ da vàng » sống vô gia cư thác vô địa táng.

Trích Quê Mẹ, Giai phẩm Xuân Quư Hợi, 1983, về việc Nhà in VOV bị tịch biên gia sản theo lệnh Toà án Thương mại Hạt Haut-de-Seine, mà theo Uỷ viên Tài chánh của nhà nước Pháp đến kiểm soát sổ sách chi thu, chương mục để t́m nguyên nhân phá sản có gian lận không, th́ Phúc tŕnh cho biết do “mọi hoạt động của ông Vơ Văn Ái đă cung hiến cho công tác tranh đấu cho Nhân quyền, và đặc biệt cho vấn đề cứu trợ những người tị nạn Việt Nam”.

May cho chúng tôi, các bằng hữu quốc tế cùng với nhà toán học Ukraina Leonid Pliouchtch đứng ra thành lập “Hội Những Người Bạn Quê Mẹ” quyên góp tiền bạc giúp chúng tôi có phương tiện tiếp tục cuộc đấu tranh. Lời kêu gọi đă được báo chí trong thế giới, kể cả tạp chí The New York Review of Books, đăng tải cứu nguy.

 

Nhà toán học (Ukraine) Leonid Pliouchtch đă cùng với 165 bằng hữu quốc tế đứng ra thành lập “Hội Những Người Bạn Quê Mẹ” (Association Les Amis Que Me) để cứu nguy cho Quê Mẹ có phương tiện tiếp tục cuộc đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ Việt Nam. Các bằng hữu này bao gồm nhiều nhà văn, nhà thơ, giáo sư đại học, giải Nobel… như Samuel Beckett, Czeslaw Milosz, Alain Besanson, Vladimir Boukowsky, Pierre Daix, Pierre Emmanuel, Alain Geismar, André Glucksmann, Petro Grigorenco, Ionesco, Vladimir Iankelewitch, Lane Kirkland, , Arthur Koestler, Edgar Morin, Iris Murdoch, Susan Sontag … Trên đây là Tạp chí New York Rewiew of Books ở Hoa Kỳ giúp đăng Lời kêu gọi.

Từ 1968 trở về sau, bao lần lâm nạn, Ỷ Lan luôn đứng cạnh chúng tôi. Cho nên khi chị hỏi rằng « ở ngoài nh́n vô thấy đẹp nhưng liệu người trong cuộc… », th́ chúng tôi, những kẻ trong cuộc chung đụng hằng ngày c̣n thấy đẹp một cách diệu kỳ. Bởi chúng tôi chứng kiến hằng ngày, không phải chốc lát qua một buổi thuyết tŕnh, phỏng vấn, biểu t́nh. Cái đẹp của t́nh người chân chất, t́nh quốc tế vô vụ lợi, t́nh chiến đấu cao cả. Một vẻ đẹp lư tưởng dưới bất cứ góc nh́n nào.

 

53. Tôi không thể nào không thốt lên câu này: Ỷ Lan đứng cạnh Thi Vũ làm cho một ông Vơ Văn Ái Nhân Quyền thành một ông Thi Vũ Đào Hoa. Ông có là một người đào hoa với phụ nữ ?

Vơ Văn Ái : Không hiểu chị dùng chữ đào hoa theo nghĩa nào ? Chữ thường dụng trong từ điển, đào hoa chỉ người được phụ nữ yêu mến, th́ tôi được cái may mắn ấy. Tuy nhiên đâu riêng phái nữ, phái nam cũng có người bao dung thương mến tôi. Ngoại trừ sự thù ghét của phái nam cộng sản.

C̣n hiểu đào hoa theo nghĩa biến dạng nào khác th́ không.

 

Nhân dân,  Quân Đội Nhân dân cùng các báo chí Cộng sản viết hằng trăm bài vu khống, mạ lị tôi từ cuối thập niên 1970 cho tới nay

 

Bài viết cho Wall Street Journal số ra ngày 7.5.2009 về nhân quyền Việt Nam nhân dịp Thứ trưởng Ngoại giao Hà Nội đến Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneve phúc tŕnh theo thể thức Kiểm điểm Thường kỳ Toàn diện (Universal Periodic Review)

 

Bài viết “Độc thoại Nhân quyền” trên báo VG ở Na Uy phê phán việc đối thoại nhân quyền Việt Nam – Na Uy, qua đó Hà Nội đánh lừa các nước Tây phương trong những cuộc gọi là “Đối thgoại Nhân quyền” liên chính phủ. Bài viết này đă được Thứ tưởng Ngoại giao Na Uy hồi đáp cũng trên mặt báo VG nhằm trấn an nỗ lực của chính phủ Na Uy luôn quan tâm đến nhân quyền Việt Nam.

 

54. Hai người thành một đôi đi tranh đấu Nhân Quyền cho Phật Giáo Việt Nam. Thành quả  quốc tế nào ông nghĩ đấy là công lao nhờ Ỷ Lan nâng đỡ mà Vơ Văn Ái mới đạt được như thế trên chính trường quốc tế ?

Vơ Văn Ái : Xin sửa lại hai chúng tôi đi tranh đấu cho Nhân quyền Việt Nam, chứ không là « nhân quyền cho Phật giáo Việt Nam » như chị nói. Việt Nam hay Phật giáo, tôi đă trả lời chị qua câu hỏi thứ 10.

Ỷ Lan là người phụ tá đắc lực, thông minh, tài ba và vô cùng tận tâm của tôi và cơ sở Quê Mẹ. Thành quả của chúng tôi là b́nh đẳng và đồng đẳng phân công hợp tác trong t́nh nghĩa quốc tế. Hoa và hương của đoá hoa, cái nào nâng đỡ cái nào ? Hay chỉ là một ?  - trong sự phụng hiến vẹn toàn cho nhân sinh.

 

55. Lê Thị Huệ: Tại sao 3 người Nguyễn Cao Kỳ, Nhất Hạnh, Phạm Duy được đưa về Việt Nam cùng một thời điểm. Có tin đồn là hai ông Nhất Hạnh và Đạt Lai Lạt Ma làm cho CIA ? CIA dùng các ông tôn giáo vào những mục tiêu chính trị của họ.  Mà với tôi thi` CIA hay không CIA th́ chả có ǵ lạ.  Nếu cái lư thuyết cả ba người Nguyễn Cao Kỳ, Nhất Hạnh, Phạm Duy cùng được CIA sử dụng th́ ông có thấy “truyện” kiếm hiệp của Kim Dung làm sao hay hơn cốt “chuyện” này được. Câu hỏi này của tôi hơi lộng ngôn, ông có thể trả lời cách nào cũng được

Vơ Văn Ái : Truyện Kim Dung hay hơn chứ, nhờ tài ba người viết, nhờ kết cấu và nghĩa lư câu chuyện, nhờ kiến thức rốt ráo về y học, vơ thuật, lịch sử và dự báo tương lai của cái xứ có trên một tỉ người. Khái niệm hắc bạch phân minh, bạn thù phân biệt bị Kim Dung đánh đổ, tức ông đánh đổ từ nền móng tư duy Cộng sản tha hoá. Vô Chiêu của Kim Dung là suy tưởng độc đáo trong văn học thập niên 60. Thời kỳ tâm tưởng thế giới bị ch́m đắm hoang vu trong bi kịch nhân loại lưỡng cực phân tranh (dichotomy). Thời của vong thức nhị nguyên (dualism) ngự trị trên đỉnh đầu nhân loại.

C̣n ba người chị nhắc tên chỉ là cơ hội đưa đẩy của thế cuộc cộng với sự diễn dở. Nó là một màn “Múa Rối Nước” hiểu theo nghĩa đen.

Nếu có CIA th́ CIA cũng chỉ là lư do ngoại tại. Trong đời sống tương quan tương sinh của thế giới và con người, các ảnh hưởng qua lại là việc đương nhiên. Giỏi của người hành động là làm sao cho các ảnh hưởng qua lại mang lợi ích cho xă hội loài người thay v́ tàn sát con người.

Ông Nguyễn Cao Kỳ là một phi công, nhưng Việt Nam không phải phi trường. Tính chất vung vít của ông ấy ngày xưa như thế nào trên chính trường cải lương, hát bộ ở Saigon không c̣n là chuyện lạ.

Ông Phạm Duy là nhạc sĩ, ông ấy cần sân khấu, cần hát và cần có người nghe. Nghệ sĩ nào không thế. Hải ngoại không muốn nghe ông hát nữa, th́ ông về Việt Nam t́m người nghe. Thời trước tôi ngây thơ nghĩ rằng văn nghệ sĩ, các nhà làm chính trị, là người lănh đạo quần chúng, hướng dẫn quần chúng những lúc xă hội hay đất nước gặp cơn nguy biến. Nên thập niên 70 nghe tin ông đến Mỹ, tôi mừng và viết thư cho ông ấy, đại ư nói rằng : Anh Duy ơi, tinh thần người hải ngoại hoang mang, sa sút, anh hăy hát lên cho mọi người hưng phấn. Ông hồi âm : “Tinh thần moi lúc này xuống tận bùn đen”. Lâu sau sang Paris, ông đến thăm tôi và thẳng thắn nói không mặc cảm : “Moi bây giờ chỉ dollariser thôi” (Tôi chỉ lo việc kiếm tiền). Trong chuyến đi tôi tổ chức cho ông hát Ngục Ca tại tám nước Châu Âu năm 1982, nhân trao đổi về Trường ca Con đường Cái quan và bài hát Mẹ Việt Nam, ông thổ lộ với tôi rằng năm 74 ở Saigon ông đă phác thảo Trường ca Trường Sơn để tôn vinh ông Hồ Chí Minh !

C̣n ông Nhất Hạnh nặng nợ với đạo Bụt của giáo phái ông, nên ông không xem chuyện cứu chúng sinh là chính. Ông sính làm Thầy, làm Tổ, và rất mê làm Bụt. Đây là chỗ khác với hai bậc Cao tăng ở Việt Nam  - Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ . Mỗi người theo đuổi một cái Nghiệp trong đời, Nghiệp cho bản thân hay Nghiệp cho tha nhân.

Giống các quốc gia Âu Mỹ, cả ba người Nguyễn Cao Kỳ, Phạm Duy, Nhất Hạnh đều xem Việt Nam như một thị trường.

 

56.  Lê Thị Huệ: Chỉ nhân đây muốn hỏi ông một điều, tôi thấy thế giới này bị tan tành và chậm lụt bởi các nhóm Tôn Giáo ghê quá. Làm sao ông có thể thuyết phục tôi là tôn giáo mang lại cho trái đất niềm hạnh phúc và sự tiến bộ.

Vơ Văn Ái : Chị nói “các nhóm tôn giáo” tức muốn đánh đồng mọi tôn giáo, cho rằng mọi tôn giáo có chung phạm trù. Thực tế không phải vậy. Sự tiếp cận con người và tâm linh mỗi tôn giáo mỗi khác. Bối cảnh xă hội và văn hóa nơi phát xuất ra các tôn giáo cũng khác nhau. Nhưng dù sao đại quan có hai nhánh tôn giáo thần quyền, và phi thần quyền.

Đúng phải viết Tông giáo. Do húy kỵ tên các vua chúa triều Nguyễn, nên chữ tông đọc trại ra tôn. Tông giáo là từ người Nhật dùng để dịch chữ religion của Tây phương. Tông là môi giới giữa hai thực thể. Chữ tổ tông ta thường nói, th́ tổ là đầu tiên, tông là cầu nối tiếp theo. Religion / Tông giáo của Tây phương là cơ sở nồi liền con người với Thượng đế (vật chủ). Cho nên Tông giáo chỉ cho thần giáo.

Phật giáo không là tôn giáo hiểu theo ngữ nghĩa Tây phương. Phật giáo không thần quyền. Phật không là Thượng đế, mà chỉ là đạo sư chỉ đường giải phóng nhân sinh ra khỏi vô minh, đau khổ, phát huy trí năng thành Trí tuệ Bát Nhă nhằm thực hiện cuộc giải phóng tối hậu  - Giác ngộ. H́nh tượng thường được nhắc nhở để giải thích Phật giáo : Chân lư là mặt trăng, Phật là ngón tay chỉ nẻo mặt trăng cho nhân sinh. Chớ đánh lầm ngón tay với mặt trăng.

Thiển kiến tôi, cái xấu, cái sai lầm cho đến cái ác của tôn giáo là do tín đồ của tôn giáo ấy gây tạo ra.

“Làm sao ông có thể thuyết phục tôi là tôn giáo mang lại cho trái đất niềm hạnh phúc và sự tiến bộ ?” - Thưa chị, thuyết phục là tuyên truyền, truyền giáo, cải đạo. Không ai thuyết phục được ai trên trái đất này. Con người đáo để chẳng vừa đâu. Đa số họ giả vờ đấy thôi. Mặt khác, mỗi người tự t́m lấy cho ḿnh con đường giải phóng khỏi nhân sinh khổ lụy để thăng tiến đời sống tinh thần, tâm linh, trí tuệ siêu việt. Khi con người chí thành, không đạo đức giả, mọi sự tốt đẹp nẩy nở. Nói về kiến giải tâm linh, hẳn nhiên có nhiều cấp độ hay phương pháp. Tỉ như đứng trước một con bệnh, các y sĩ cho những toa thuốc khác nhau. Song trong các toa thuốc này duy nhất sẽ có một thần dược. Vấn đề là chọn cho ra thần dược.

Truyền thống Hy Lạp dạy lư luận, Thiên chúa giáo dạy phải tin ǵ. Đây là t́nh trạng lưỡng đầu muôn thuở. Thiền Phật giáo quét sạch tất cả mọi khái niệm.

Tôn giáo Tây phương chủ súy thần quyền. Đông phương gọi tôn giáo là Đạo, tức con đường. Nơi rừng rậm, đất hoang, chưa có con đường th́ đôi chân con người phát quang mà đi. Lâu thành đường.

Như trên tôi đă phát biểu một cách đơn thuần, rằng : “Đạo, như đạo Phật, là hiện thực sống trọn vẹn cuộc đời ḿnh như một tồn tại toàn diện mới mẻ và giúp người khác phục hồi cái toàn diện của họ”.

Thông qua tôn giáo, con người xă hội hoà nhập như nhiên để gột rửa sự vong tính. Tin hay không là quyền-thượng-đế-của-chị.

Tiếp cận tôn giáo phần nào như tiếp cận thi ca. Thử lấy một câu thơ trong bài Buồn xưa của Nguyễn Xuân Sanh để suy gẫm. Cùng với Màu Thời Gian của Đoàn Phú Tứ, đây là một trong những bài thơ đẹp lạ của Nhóm Xuân Thu Nhă Tập. Nhóm gồm Đoàn Phú Tứ, Phạm Văn Hạnh, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Đỗ Cung, Nguyễn Xuân Khoát, mang tham vọng “Trí thức – Sáng tạo – Đạo đức, nối liền nguồn gốc xưa với những ước vọng nay” không được tiếp đón nồng hậu v́ xuất hiện vào thời tao loạn Thế chiến thứ hai rồi cận kề cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1945.

Bài thơ của Nguyễn Xuân Sanh bị chê là “bí hiểm, hủ nút, nội dung rỗng tuếch theo điệu Dadaïsme, Surréalisme của Pháp”. Hủ nút hay không, bí hiểm hay không c̣n tuỳ ở tŕnh độ thẩm thấu thơ của người đọc thơ . Đang lúc có nhiều người yêu thích hay được đọc nhan nhản những bài thơ Đường luật chỉnh tề trên báo chí, hiển nhiên người đọc thấy xa lạ với Buồn Xưa nên ít ai muốn ghé mắt.

Đọc câu tôi trích trước đây : “Đáy đĩa mùa đi nhịp hải hà”, trong bài Buồn xưa của Nguyễn Xuân Sanh, ta cảm được ǵ ? Trước tiên là nhịp thơ cuồn cuộn của sông biển theo viễn tŕnh nơi ḷng dĩa vốn lũng đọng. Nhịp sông biển (hải hà) tưởng tuyến tính như sông trôi, bỗng quay ṿng hướng mùa đi từng nhịp bốn : Xuân, Hạ, Thu, Đông. Hoá ra cái ta tưởng là thầm lặng, tĩnh mịch và co kín của đáy dĩa vẫn mang sức chuyển động theo cung điệu mùa màng. Mùa thả vào đấy từng đợt quả thơm mùi vị đất trời. Một dĩa trái cây thay đổi xuyên năm. Không đơn điệu, buồn chán như bức tranh tĩnh vật.

Tả một dĩa trái cây thay đổi theo mùa như cuộc nhân sinh tươi thắm, vồn vă dâng người, thế là khéo. Thấy và hiểu câu thơ như vậy khiến ta thêm yêu thơ, muốn đi vào thơ nắm bắt những ư nhị hàm tồn c̣n dung dưỡng.

Tôn giáo cũng vậy. Thoạt tưởng kỳ bí, cao kỳ, xa cách với cuộc đời náo nhiệt. Nhưng khi biết rằng tôn giáo tiếp giáp với hơi thở tồn sinh đưa ta tới những bến bờ không tạm bợ, làm sáng rỡ hồn tâm, hẳn ta sẽ thấy tôn giáo thực hữu, cần thiết như những bài thơ kia kéo ta ra khỏi chốn phù trầm. 

 

Lê Thị Huệ: Cám ơn nhà thơ Thi Vũ, nhà Tranh Đấu Nhân Quyền Vơ Văn Ái đă đặc biệt dành cho gio-o cuộc phỏng vấn lịch sử và độc đáo này

 

1.11.2009

 

[8] Lá Bối, Saigon, 1966. Sách này ông Nhất Hạnh công khai đánh phủ đầu Phạm Công Thiện, một nỗ lực mô phạm nhằm ngăn chận ḍng văn và cách sống nổi loạn của tuổi trẻ phủ nhận thế hệ cha anh của họ Phạm thông qua cuốn sách gối đầu của tuổi trẻ bấy giờ. Đó là cuốn “Ư thức Mới trong Văn nghệ và Triết học”. Sau này ông Từ Mẫn, Giám đốc nhà Lá Bối (tức cơ sở xuất bản của ông Nhất Hạnh), cho tái bản đă bị ông Nhất Hạnh rầy la.

 

 

© gio-o.com 2009