photo: Nguyễn Thị Hải Hà
Nguyễn Thị Hải Hà
Ảnh Hưởng Của Nhạc Jazz
Trong Văn Học Hoa Kỳ Cận đại
kỳ 2
tản mạn
Jazz xuất hiện trong văn học Hoa Kỳ thường ở hai dạng: Jazz được dùng để tạo không khí hay bối cảnh cho truyện hoặc là cuộc đời của nhạc sĩ Jazz được tiểu thuyết hóa, biến nhạc sĩ thành nhân vật của truyện. Ở dạng thứ hai, có “Young Man With a Horn” của Dorothy Baker nói về cuộc đời của Bix Beiderdecker; “Coming Through Slaughter” của Micheal Ondatjee viết về cuộc đời của Buddy Bolden, nhạc sĩ kèn trumpet sống ở New Orlean; Eudora Welty viết về nhạc sĩ Fats Waller trong tác phẩm “Powerhouse.” Charlie Parker là đối tượng của vài quyển sách như “The Color of Jazz” của Jon Panish, và “The Night Song” của Ross Russell. Ở dạng thứ nhất, Jazz là bối cảnh, tạo không khí cho truyện, là chi tiết tăng thêm phần hấp dẫn của truyện. Vài tác phẩm được nhắc đến như là “On the Road” của Jack Kerouac, “The Great Gatsby” và “Tales of the Jazz Age” của F. Scott Fitzgerald, “Jazz” của Toni Morrison, và khá nhiều truyện thuộc thể loại trinh thám kinh dị tuy không mấy nổi tiếng. Jazz của Toni Morison là chuyện ba người, lấy bối cảnh là Harlem vào thập niên 1920. Người đàn ông có người t́nh, mười bảy tuổi, trẻ và đẹp. Đang cơn mê đắm muốn giữ cảm giác mê đắm đó anh ta giết người t́nh. Người đàn bà lên cơn điên v́ ghen đến nhà quàng, đám tang của người t́nh, dùng dao rạch mặt người chết là lôi thi hài xuống đất. Một số nhà phê b́nh cố giải thích Jazz xuất hiện như thế nào trong truyện “Jazz” của bà Morrison, tôi không nh́n thấy ǵ ngoài những đoạn văn rất đậm chất thơ của bà. Có lẽ cũng như truyện của Fitzgerald, Jazz xuất hiện như một cách sống trụy lạc, đen tối, đau khổ.
Viết về jazz, dù chỉ nhắc nhở thoáng qua hay dùng Jazz làm bối cảnh và tạo không khí truyện, đa số các nhà văn viết với tầm nh́n của người ngoại cuộc. Viết bằng quan điểm của người trong cuộc chỉ có vài nhà văn hiếm hoi, trong đó nổi bật nhất là Ralph Ellison. Ralph Ellison, trước khi trở thành nhà văn ông là một nhạc sĩ Jazz.Theo Peter Townsend, “cả bốn tác phẩm (của Ellison) đều tràn ngập những viện dẫn jazz, và một số tiểu luận của ông về jazz, được chọn đăng trong “Shadow and Act” và “Going to the Territory” bao gồm những bài tiểu luận thể hiện rơ ràng tư tưởng độc lập dù những bài tiểu luận này được chọn bởi bất cứ nhà văn nào chuyên viết về đề tài Jazz. Ellison sinh trưởng ở Oklahoma City, học nhạc ở Tuskegee Institute, có nhiều bạn là nhạc sĩ danh tiếng. Tuy chủ ư của ông là học sáng tác theo khuynh hướng nhạc cổ điển châu Âu, ông tŕnh diễn và xem Jazz là một cách sống b́nh thường của cộng đồng người da đen.”
Quyển sách lưu tên tuổi của Raph Ellison là quyển Invisible Man. Tôi xin mượn nhận xét của Peter Townsend để giới thiệu Ellison.
Invisible Man đặt nhân vật chính vào các t́nh huống ngặt nghèo khiến cho nhân vật nhận ra rằng cuộc đời của anh ta bao gồm nhiều kiểu bị bóc lột, hết bóc lột này đến bóc lột khác. Qua kinh nghiệm bản thân, nhân vật chính kết luận rằng, một người da đen là một người vô h́nh trong xă hội, và lư luận rằng có những t́nh huống mà anh ta không nên hiện diện, thế th́ anh tự biến mất, bằng cách chui xuống ḷng đất theo đúng nghĩa đen. Đoạn mở đầu và đoạn kết thúc của tác phẩm này đă tiết lộ anh ta sống ở dưới mặt đất, một nơi đâu đó giữa thành phố Manhattan, thắp đèn và sưởi ấm bằng điện câu trộm từ cột điện của thành phố, nhờ vậy mà anh ta có thể nghe măi nghe hoài lập đi lập lại cái đĩa nhạc ‘Black and Blue’ của Louis Amstrong.
[…] ‘Có lẽ tôi thích Louis Amstrong’ nhân vật tiếp tục nói, ‘bởi v́ ông làm ra thơ từ sự vô h́nh của ông. Tôi nghĩ phải như thế bởi v́ ông không biết là ông vô h́nh. Nhờ cố gắng t́m hiểu về sự vô h́nh tôi hiểu âm nhạc của ông.’
Bài hát “Black and Blue” lời của Andy Razaf, nhạc của Fats Waller, thâu đĩa lần đầu bởi Amstrong năm 1929, là một bài hát đặc biệt vượt hẳn các bài hát nổi tiếng thời bấy giờ v́ nó đề cập thẳng vào vấn đề kỳ thị chủng tộc. Amstrong dùng kèn trumpet, đây là một nhạc cụ được xem là của quân đội. Ralph Ellison cảm thấy thú vị khi Amstrong áp đặt ca từ của người da đen lên một nhạc cụ quân đội. Ca từ của bài hát “Black and Blue” ngầm biểu lộ ư nghĩ và sự phản kháng của nhân vật. “What did I do / To be so black and blue?” Đây là một ca từ đơn giản nghe có thể hiểu ngay nhưng dịch ra thật là không dễ. Chữ blue được hiểu theo hai nghĩa, buồn bă và cũng là một điệu nhạc của người da đen.
Ralph Ellison là một nhà trí thức. Ông rất tự hào về chủng tộc da đen và nền âm nhạc giàu có mà người da đen đă xây dựng. Tự hào đến độ ông không thích nhạc Jazz hiện đại (kết hợp Jazz truyền thống với âm nhạc cổ điển Tây phương, tŕnh diễn bằng các ban nhạc giao hưởng vĩ đại) v́ ông cho rằng các nhạc sĩ người da đen đă cố gắng để được ḷng các ông chủ làng âm nhạc cũng như giới thưởng ngoạn là những người da trắng thuộc giai cấp trung lưu. Tuy thế ông cũng nhận ra rằng “Jazz vẫn bị những người Negroes có uy thế đáng trọng vọng của cộng đồng da đen xem là một cách biểu lộ chậm tiến và hạ cấp.”
Những năm sáu mươi ở Việt Nam có nhà thơ Thanh Tâm Tuyền mang Jazz vào bài thơ của ông. Bài thơ có tựa đề “Đen.”
Một
người da đen một khúc hát đen
Bầu trời đen sâu không cùng
Những ḍng nước mắt
Xé nát thân thể bằng tiếng kèn đồng
[…]
V́ Blues không xanh v́ điệu Blues đen
Trên màu da nức nở
Trong hộp đêm
Bắt đầu chảy máu thầm kín khóc cổ họng
ḿnh
Ngón tay cấu lấy ống kèn như một bùa thiêng.
Chỉ ṭ ṃ tự hỏi, nhạc Jazz là ǵ, và nhạc Jazz ảnh hưởng đến văn học Hoa Kỳ như thế nào, trong khi đi t́m câu trả lời cho chính ḿnh tôi rơi vào một kho tàng văn hóa. Tôi như người nh́n những đồ vật quí giá trong kho tàng nhưng không biết làm cách nào để mang về bởi v́ mỗi món đồ đều to hơn tầm tay tôi và sức lực của tôi. Tôi nhận ra rằng chủ đề này quá rộng lớn. Chỉ cần chọn một nhà văn trong số những nhà văn tôi vừa kể để quan sát ảnh hưởng của Jazz (và Blues) trong tác phẩm của họ cũng đủ chiếm một thời gian rất lớn. Nhạc Jazz và Blues đặc biệt ảnh hưởng nhiều đến các nhà văn da đen như Toni Morrison, Ralph Ellison, James Baldwin và Langston Hughes. Tên của một nhà văn và một nhà thơ tôi vừa nhắc đến, James Baldwin và Langston Hughes, tôi xin để dành cho phần ảnh hưởng của nhạc Blues với văn học Hoa Kỳ sẽ viết sau.
Sau sáu tuần lễ nghe nhạc Jazz, đọc một ít sách về nhạc Jazz, nghe một ít nhạc Jazz, xem vài cuộn phim về cuộc đời các nhạc sĩ nhạc Jazz, tôi kết luận: Cuộc đời của các nhạc sĩ Jazz, ngay vào lúc đỉnh cao của loại nhạc này, đa số có cuộc sống bất hạnh, họ sống trong không khí ăn chơi tự do trác táng nên có người đâm ra nghiện rượu hay nghiện ma túy. Có người trút hết tấm ḷng vào tiếng nhạc đến cuối đời ṃn mỏi mất cả ư chí muốn sống. Cũng có người giàu có và hạnh phúc nhưng số người này không nhiều. Bây giờ, một cách tương đối, tôi có thể phân biệt được nhạc Jazz và nhạc Blues. Tôi có thể nhận ra sau một màn “free wheeling riff” hay một đoạn “syncopation” hay “improvisation” độc đáo, tôi có thể khen tặng nhạc sĩ một tràng pháo tay, đúng lúc.
Nhạc Jazz có lẽ cũng không xa lạ lắm với giới thưởng ngoạn người Việt ngày nay. Dạo một ṿng trên youtube tôi gặp hai bản nhạc tŕnh tấu theo phong cách nhạc Jazz. Nếu bạn đọc tự hỏi syncopation, riff, và improvisation là ǵ th́ xin mời nghe hai bản nhạc này.
Bèo Giạt Mây Trôi, swing quartet. Từ phút thứ năm cho đến thứ sáu và ba mươi giây, nhạc sĩ biểu diễn độc tấu phong cầm rất hay. Tiếc là không có tràng pháo tay nào cho anh lúc anh vừa xong.
Diễm Xưa theo phong cách jazz.
Xin mời bạn nghe syncopation của Khang Nhi và improvisation của Quyền Văn Minh.
Nguyễn Thị Hải Hà
http://www.gio-o.com/NguyenThiHaiHa.html
© gio-o.com 2015