photo: Nguyễn Thị Hải Hà

 

Nguyễn Thị Hải Hà

Ảnh Hưởng Của Nhạc Jazz

Trong Văn Học Hoa Kỳ Cận đại

 

kỳ 1

 

tản mạn

 

Đầu mùa hè năm nay, Newark, thành phố lớn nhất của tiểu bang New Jersey, nơi tôi đang làm việc, có tổ chức tŕnh diễn nhạc “Jazz trong Vườn” (1). Chương tŕnh này xảy ra hằng tuần và liên tiếp trong sáu tuần lễ. “Vườn” là một khuôn viên nho nhỏ sau lưng thư viện của thành phố. Vé vào cửa là ba Mỹ kim, được dùng để ủng hộ thư viện, nơi càng ngày càng vắng khách. Thời buổi này, ba Mỹ kim chỉ mua được một cái hot dog, không đủ nếu mua hotdog ở thành phố New York, thế mà chỉ ngần ấy tiền tôi có thể nghe được một chương tŕnh nhạc đầy văn hóa và rất thanh lịch. Tôi lấy giờ ăn trưa đi xem.

 

Buổi đầu tiên là buổi tŕnh diễn saxophone. Buổi thứ nh́, Jazz được tŕnh diễn bằng đàn organ bởi một nữ nghệ sĩ người Nhật tên là Akiko. Sân khấu dựng trong một cái lều trắng. Ghế xếp trên sân cỏ dành cho khán giả. Khu vườn có thể chứa ba trăm người một cách dễ dàng. Giai điệu bao trùm không gian, có lúc ngọt ngào, có lúc rộn ràng. Mùa hè miền Đông Bắc có những ngày nắng rất dịu, trời trong xanh với vài cụm mây trắng lững lờ bay. Quanh vườn, hoa Black-eyed Susan màu vàng lẫn với Blazing Stars màu tím; hoa Tường Vi đỏ, trắng,và hồng chen chúc nở hương ngan ngát, dây trường xuân quấn quít trên tường. Tôi sung sướng hưởng thụ một nét văn hóa đặc thù của Hoa Kỳ, giữa một công viên đầy hoa với một số kiến trúc cổ được xây cất khoảng chừng hơn một trăm năm trước.

 

Thật t́nh, tôi không biết nhạc Jazz là ǵ. Làm sao để phân biệt nhạc nào là jazz, nhạc nào là popular. Có những lúc đang giữa cuộc biểu diễn, người ta vỗ tay tôi cũng vỗ tay theo, nhưng tôi không biết v́ sao người ta lại khen thưởng khúc nhạc đó. Khán thính giả chung quanh tôi, khi hứng thú họ lắc lư thân h́nh, gục gặc đầu, nhịp nhịp chân, hoặc gơ ngón tay nhè nhẹ lên đùi. Hỏi Jazz là ǵ cũng giống như hỏi vọng cổ là ǵ. Nghe th́ có thể nhận biết ngay nhưng giải thích thật là không dễ. Một vài giáo sư âm nhạc Hoa Kỳ, khi bị bắt định nghĩa nhạc Jazz họ thường trả lời, nếu bạn phải hỏi câu đó có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ hiểu. Nói thế, nhưng tôi tin một vài nét phác họa có thể giúp những người không chuyên về âm nhạc, nhưng ṭ ṃ muốn t́m hiểu về nhạc jazz, như tôi.

 

Cuộc tŕnh diễn nhạc “Jazz Trong Vườn,” buổi thứ nh́ do Akiko, một nữ nghệ sĩ người Nhật, tŕnh tấu bằng đàn organ. Bà được đào tạo ở Nhật và chỉ mới sang Hoa Kỳ sinh sống khoảng mười lăm năm nay theo lời mời của một số nhạc sĩ Jazz nổi tiếng ở Hoa Kỳ. Buổi tŕnh diễn lần thứ tư là của một ban nhạc nữ tŕnh diễn nhạc Jazz Latin. Sự góp mặt của những nghệ sĩ ngoại quốc cho thấy nhạc Jazz rất phổ biến, không chỉ ở Hoa Kỳ mà c̣n ở thế giới. Người Nhật, vốn phong kín và luôn giữ ǵn truyền thống lâu đời. Họ phải rất yêu thích nhạc Jazz, và có nhiều người thưởng ngoạn; đủ để Haruki Murakami, nhà văn Nhật Bản rất được độc giả Việt Nam yêu chuộng, mở một quán nhạc Jazz làm phương tiện kiếm sống trước khi trở thành nhà văn. Theo Murakami, nhạc Jazz ảnh hưởng rất sâu đậm đến sự phát triển tài năng của ông. Ông viết văn hay là nhờ ông nghe và yêu thích nhạc jazz.

Dù là âm nhạc hay truyện, điều căn bản là nhịp điệu. Văn phong của bạn cần phải có nhịp điệu vững vàng, tự nhiên, và đều đặn, nếu không th́ độc giả sẽ không tiếp tục đọc tác phẩm của bạn. Tôi học sự quan trọng của nhịp điệu trong âm nhạc – và căn bản là ở nhạc jazz.(2)

Năm 1964, Murakami lần đầu tiên đi xem nhạc Jazz ở Kobe. Buổi xem nhạc sống này để lại ấn tượng rất sâu đậm trong tâm hồn ông. Murakami bảo rằng văn phong của ông ảnh hưởng sâu đậm bởi “repeated freewheeling riffs”(3) của Charlie Parker cũng như vẻ thanh thoát trong văn phong của F. Scott Fitzgerald. Fitzgerald là nhà văn nổi tiếng cùng một lúc với thời kỳ vàng son của nền âm nhạc Jazz, suốt thập niên 1920, đặc biệt với tác phẩm The Great Gatsby. Tác phẩm này được Murakami nhắc đến trong “Rừng Na Uy,” quyển sách đầu tiên đưa ông đến đài danh vọng. Murakami bảo rằng ông dùng sự luôn luôn đổi mới của nhạc sĩ Miles Davis làm khuôn mẫu  cho cách viết văn và t́m cách sáng tạo ra những ư tưởng mới từ những ư tưởng cũ như cách tŕnh diễn dương cầm của nhạc sĩ Thelonious Monk(4). Charlie Parker, Miles Davis, và Thelonious Monk đều là những danh tài của nền nhạc Jazz Hoa Kỳ.

 

Murakami khiến người đọc nh́n thấy ảnh hưởng sâu đậm của nhạc Jazz đối với một nhà văn Nhật Bản. Thế th́ có lẽ nhạc Jazz cũng có ảnh hưởng đến văn học Hoa Kỳ? Để cảm nhận thêm sâu sắc cái hay trong văn của Murakami, hiểu biết thêm về jazz, có lẽ cũng là điều có ích? Người dịch truyện của Murakami có cần phải biết nhạc Jazz để lột tả cho hết văn phong của Murakami? Nhưng dẫu nhạc Jazz chẳng có tác động ǵ đến văn học, hiểu biết thêm về jazz, một nét văn hóa đặc thù của Hoa Kỳ, cũng có ít nhiều thú vị. Trước khi tŕnh bày với độc giả kết quả cuộc t́m hiểu ảnh hưởng của nhạc Jazz trong nền văn học Hoa Kỳ đương đại tôi xin phép được tóm tắt về tiến tŕnh phát triển của nhạc Jazz ở Hoa Kỳ.

 

Jelly Roll Morton, một nhạc sĩ Jazz nổi tiếng, năm 1938 đă tuyên bố trong chương tŕnh “Believe it or Not” của Robert Ripley, rằng chính ông ta là người sáng lập ra nhạc Jazz từ năm 1902 (5). Mặc dù cho rằng Morton nói phóng đại, nhiều người cùng thời, trong đó có Louis Amstrong (6), công nhận sự hiện diện của những ban nhạc Jazz ở thành phố New Orleans vào năm 1906, trong các khu phố đèn đỏ. Vào những năm đầu của thế kỷ hai mươi, nhạc Jazz bị xem là sa đọa và thấp hèn. Đó là loại nhạc của Satan. Jazz luôn đi kèm với t́nh dục, rượu, và các loại ma túy (Jazz, Sex, và Drug). Phim “Chicago” cho khán giả nh́n thấy phần nào bộ mặt sa đọa đầy dục vọng trong thời kỳ vàng son của nền nhạc Jazz ở Chicago. Sự phát triển mạnh mẽ của nhạc Jazz ở Chicago đă khiến các nhạc sĩ ở New Orleans di cư từ Nam lên Bắc để sinh sống bằng âm nhạc.

 

Theo Bill Messenger, trong quyển sách audio “Elements of Jazz,” nhạc Jazz là sự kết hợp của nhạc Ragtime với nhạc Blues dân ca cổ truyền. Blues phát xuất từ những người nô lệ da đen, khi làm việc trong các đồn điền, đốn gỗ, hái bông, hay xây dựng đường rầy xe lửa, họ hát ḥ đối đáp với nhau để giúp vui quên mệt. Lời hát của họ thường rất đơn giản, phô bày cảm xúc nhất thời. Nhạc cụ của blues cổ truyền rất đơn giản gồm có trống, đàn banjo, mandolin, hay những nhịp vỗ tay. Trong đồn điền khi có tiệc, người ta thường tổ chức cuộc thi cakewalk. Như cái tên của cuộc thi, cái bánh là phần thưởng để ở một cái bàn nào đó. Người dự thi, sắp hàng đi đến nơi đặt cái bánh, trong tiếng nhạc. Ai đi hay nhất, đẹp nhất sẽ được thưởng cái bánh(7). Loại nhạc dùng cho những buổi cakewalk ban đầu là Ragtime. Ragtime là biến thể của nhạc du nhập từ châu Âu. Rag là biến thể của chữ ragg; Rag biến đổi nhịp điệu và âm điệu của một bài hát, thường thường từ một bài hát thịnh hành, cho đến khi nó thành một bản nhạc mới. Bill Messenger, đưa thí dụ, thay v́ đánh nhịp 1, 2, 3, 4, người ta nuốt mất một nhịp 2 hay 3, hay kết hợp 2 với 3 thành một nhịp. Cách biến đổi nhịp điệu này được gọi là syncopation. Người ta có thể dùng những bản nhạc cổ điển chính thống và phổ biến, rồi biến đổi chúng thành những bản nhạc khác bằng phương pháp syncopation. Ragtime là lấy theo tên của bản nhạc “Maple Leaf Rag” của nhạc sĩ Scott Joplin. Ông là một nhạc sĩ da đen, nhà rất nghèo. Bố của Scott Joplin có được cây đàn piano và Joplin học nhạc với một vị mục sư người da trắng trong làng. Được đào tạo bằng nhạc cổ điển Tây phương nên ông rất hổ thẹn không dám sáng tác nhạc Ragtime. Măi đến khi trưởng thành, ông mới bắt đầu sáng tác Ragtime và sau đó ông mê mải sáng tác không ngừng (8). Từ Ragtime nghe có vẻ xa lạ, nhưng nếu bạn ở Hoa Kỳ và từng nghe tiếng nhạc phát ra từ những xe bán kem dạo, rất có thể bạn đă được nghe một bản Ragtime.

 

Scott Joplin qua đời năm 1917, đánh dấu cái chết của Ragtime và sự ra đời của nhạc Jazz. Điệu khiêu vũ swing cũng bắt đầu vào thời kỳ này. Nhạc Jazz được tŕnh diễn để giúp vui khách trên những chuyến tàu trên sông Mississippi đi từ New Orleans đến thành phố Chicago. Các ban nhạc Jazz tŕnh diễn trên các chuyến tàu đển phục vụ khách đi thuyền. Cũng trong năm 1917, máy thâu đĩa nhạc được sáng chế, và những bản nhạc với nốt nhạc được in ra trên giấy. Một ban nhạc Jazz mà các nhạc công đều là người da trắng lấy tên là Original Dixieland Jass Band bắt đầu thâu đĩa nhạc đầu tiên, càng làm nhạc khiêu vũ swing trở thành cơn sốt của thời đại. Năm 1920, theo sử gia James Lincoln Collier, nhạc Jazz trở thành loại nhạc ai cũng thích cũng biết và người ta bắt chước nhạc jazz, sáng tác và tŕnh diễn khắp nơi (9).

 

Những năm đầu của thập niên hai mươi, nhạc Jazz luôn luôn ở giữa cuộc dằng co của hai phái. Một bên xem Jazz là nhạc nghệ thuật; bên kia xem thường giá trị của Jazz cho đó chỉ là nhạc giải trí. Năm 1922, Fitzgerald đưa một xấp bản thảo cho Marx Perskin. Theo Bill Mesenger, Fitzgerald không biết đặt tựa đề là ǵ nên gọi đại là Tales of the Jazz Age. Cái tên Jazz Age xuất phát từ Fitzgerald góp phần thay đổi địa vị của Jazz trong mắt các nhà phê b́nh nghệ thuật. Năm 1924, Paul Whiteman đưa ban nhạc Jazz vào tŕnh diễn ở thính pḥng Aeolian Hall của thành phố New York. Nhạc Jazz được sáng tác và tŕnh diễn với cấu trúc và ḥa hợp của giàn nhạc giao hưởng. Nhiều nhạc sĩ tài hoa gia nhập giàn nhạc của Paul Whiteman trong đó có Bix Beiderbecke. Năm 1928, Beiderbecke nổi tiếng với sự tŕnh diễn thành công bản nhạc Concerto in F của nhạc sĩ Gershwin. Cuộc đời của Beiderbecke được Dorothy Baker tiểu thuyết hóa trong tác phẩm “Young Man with a Horn” và tác phẩm này được dựng thành phim.

 

Sự thành công rực rỡ của Louis Amstrong khiến giới âm nhạc chú ư đến những nhạc sĩ Jazz người da đen nhiều hơn. Duke Ellington là một trong những nhạc sĩ thành công này. Jazz phát triển huy hoàng từ năm 1917 cho đến năm 1929 th́ vỡ tan theo bong bóng của thị trường chứng khoán. Nền kinh tế suy sụp (người ta vất vả kiếm sống, không thiết đến chuyện đến thính pḥng nghe nhạc và khiêu vũ) khiến các ban nhạc Jazz phải giải tán.

 

Giữa thập niên ba mươi, thế hệ trẻ lớn lên và t́m kiếm dấu ấn âm nhạc của họ. Benny Goodman, người của thế hệ mới, được mệnh danh là ông Hoàng của nhạc Jazz. Năm 1938, Goodman đưa giàn nhạc Jazz của ông đến tŕnh diễn ở nhạc viện Carnegie Hall, một trong những nhạc viện danh giá nhất Hoa Kỳ và thế giới.

 

Vào thời kỳ thế chiến thứ Hai, các ban nhạc Jazz lớn lại thêm một lần yểu mệnh. Charlie “Bird” Parker, nhạc sĩ saxophone, người luôn tin tưởng ông là nhạc sĩ của nghệ thuật, thích nhạc cổ điển và rất muốn học sáng tác nhạc. Tuy nhiên, bạc phúc, ông nghiện bạch phiến và qua đời ở tuổi 34 năm 1955. Cùng thời với Parker là Thelonious Monk (dương cầm), Miles Davis (trumpet), và John Coltrane (saxophone). Đây là những tên tuổi lừng danh của nền nhạc Jazz được nhiều người trên thế giới yêu mến trong đó có nhà văn lừng danh Murakami. Tất cả những chi tiết nói trên tôi tóm tắt dựa vào bài tiểu luận Jazz của Terry Teachout (10).

 

Trở lại với Bill Messenger, sự h́nh thành và phát triển của nhạc Jazz được ông thuyết tŕnh trong quyển sách Elements of Jazz. Tiến tŕnh của nền nhạc Jazz có thể nói vắn gọn như sau: Đầu tiên là nhạc blues dân ca cổ truyền kết hợp với nhạc châu Âu thành Ragtime. Ragtime phát triển rồi suy tàn. Nhạc Jazz trở nên hưng thịnh, Blues được tŕnh diễn hầu như độc quyền bởi các giọng ca nữ. Nhạc Swing ra đời phát triển như một cơn băo, đến thể loại nhạc Boogie Woogie, đến những ban nhạc Blues hiện đại và giàn nhạc rất đông người, đến nhạc Be-bop là một h́nh thức phản kháng một cách ôn ḥa đối với sự thịnh hành của Swing, sau đó đến nhạc Jazz hiện đại từ thập niên năm mươi cho đến thập niên chín mươi. Ngày nay tuy nhạc Jazz hiện đại vẫn c̣n có khán giả, blues kết hợp với rock biến thành Jazz fusion và Rock’n’Roll.

 

Bên cạnh Jazz âm nhạc của Hoa Kỳ, Haruki Murakami c̣n ngưỡng mộ văn của Fitzgerald. Fitzgerald thuộc về “The Lost Generations,” cùng với Ernest Hemingway, Gertrude Stein, Cole Porter (nhạc sĩ Jazz chuyên về dương cầm), Josephine Baker (nghệ sĩ tŕnh diễn) và các nhạc sĩ Jazz khác đă sang Paris sinh sống v́ cuộc sống ở Paris ít đắt đỏ hơn cuộc sống ở Hoa Kỳ, nhưng điều chính yếu là các nhạc sĩ jazz, phần lớn là nhạc sĩ da đen, cảm thấy nơi đây họ có tự do sáng tác, tự do tŕnh diễn và không bị kỳ thị như ở Hoa Kỳ. Louis Amstrong cũng từng sang Paris tŕnh diễn. Nhạc Jazz được các nhạc sĩ da đen đặc biệt yêu mến v́ đây là lănh vực mà họ được tự do biểu lộ tính chất cá nhân bằng cách tŕnh diễn.

 

The Great Gatsby (1925), Tales of the Jazz Age (1922), The Flappers and Philosophers (1921) là những tác phẩm của F. Scott Fitzgerald có liên quan đến nhạc Jazz. Cái ảnh hưởng của Jazz trong tác phẩm của Gatsby không rơ rệt lắm. Ở truyện The Great Gatsby, lúc mở đầu buổi dạ hội thứ nh́, Gatsby mời Daisy và chồng của nàng đến dự, Fitzgerald viết:


Có tiếng bùm bùm của trống bass, và giọng của vị nhạc trưởng th́nh ĺnh vang vọng ở vườn hoa. “Kính thưa quí vị,” ông nói. “Thể theo lời yêu cầu của ông Gatsby chúng tôi sẽ tŕnh diễn tác phẩm của nhạc sĩ Tostoff, người đă gợi chú ư ở Carnegie Hall vào tháng Năm vừa qua. Nếu quí vị có đọc báo, quí vị ắt biết tin này nóng sốt biết dường nào. Ông ta mỉm cười nhạo báng, và nói thêm: “Thật là nóng hổi!” khiến cho mọi người cười vang. “Tên nhạc khúc này là,” ông ta nói thêm đầy mời mọc, “LỊCH SỬ JAZZ CỦA THẾ GIỚI của nhạc sĩ Vladimir Tostoff.”(11)



photo: Nguyễn Thị Hải Hà

Chỉ mang chữ Jazz vào truyện th́ không thể nói là chịu ảnh hưởng của nhạc jazz. Flapper cũng là một danh từ thường dùng trong thời kỳ nhạc jazz, dùng để chỉ một kiểu mẫu của phụ nữ theo thời trang Âu châu, tóc ngắn kiểu pompei (bom bê), đội mũ nồi, váy ngắn ngang tầm đầu gối, trang điểm đậm, thích nhạc jazz, hút thuốc, lái xe, xem nhẹ quan hệ t́nh dục, không quan trọng chuyện hôn nhân. Tóm lại, là những cô gái mệnh danh là yêu cuồng sống vội. Truyện của Fitzgerald, nếu có ảnh hưởng của nhạc Jazz, th́ đó là những truyện miêu tả đời sống xă hội với những cuộc hôn nhân phù phiếm, cách sống xa hoa, như chính cuộc hôn nhân của F. Scott với cô vợ Zelda. Truyện ngắn The Offshore Pirate trong tuyển tập The Tales of the Jazz Age tôi thấy có chút ít hơi hướm của nhạc Jazz, Blues th́ đúng hơn. Truyện nói về một cô gái trẻ và đẹp đang ở trên một du thuyền. Gia đ́nh cô chuẩn bị mai mối gả cô cho một chàng trai con nhà giàu nào đó nhưng cô muốn bỏ trốn. Cô muốn tự t́m cho ḿnh một anh chồng phiêu lưu và lăng mạn. Giữa lúc cô đang nghĩ ngợi th́ thuyền của cô gặp một chiếc thuyền nhỏ hơn. Những người chèo thuyền là người da đen, và họ hát những câu hát rất hay khi họ chèo thuyền. Thuyền họ song song và cặp sát thuyền cô. Người trưởng toán là một anh chàng trẻ tuổi khá đẹp trai, dĩ nhiên là da trắng, tuyên bố anh ta là trưởng đoàn hải tặc và họ chiếm thuyền của cô. Chuyện rất thơ mộng và kết cuộc rất đẹp nên chẳng có ǵ đáng để nói, ngoại trừ đoàn hải tặc này vốn là một ban nhạc jazz.

 

Từ phía dưới bỗng dưng vọng lên giọng hát trầm trầm. Nhóm người da đen đă tụ tập lại trên khoang tàu và giọng hát của họ to dần lên một điệu nhạc khắc khoải ḥa quyện nỗi buồn phiền bay về hướng mặt trăng. Ardita nghe như bị mê hoặc.

Ồ xuống đây-

Ồ xuống đây,

Mạ muốn lôi tôi xuống khỏi ḍng ngân hà,

Ồ xuống đây,

Cha bảo rằng để ma-a-a-ai

Nhưng mạ cương quyết bữa nay

Vâng – mạ nói bữa nay th́ bữa nay! (12)

Nếu F. Scott Fitzgerald là một trong những nhà văn tiêu biểu cho The Lost Generation th́ sau Fitzgerald chừng ba chục năm chúng ta có Jack Kerouac là một trong những nhà văn tiêu biểu cho The Beat Generation. Jack Kerouac có một thời là phóng viên phụ trách mục nhạc Jazz và dĩ nhiên là ông rất yêu thích nhạc này. Tôi có đọc “On the Road” nhưng không đọc hết v́ không t́m thấy sự đồng cảm bởi sự khác biệt giữa nam với nữ, Tây với Đông, và trẻ với già. Kerouac sinh vào năm 1922, xuất bản “On the Road” vào năm 1954, tức là ông viết quyển truyện này khi ông mới trên dưới ba mươi, quá trẻ so với tôi của ngày hôm nay. V́ đọc chưa hết, và khi đọc tôi chưa có khái niệm ǵ về nhạc Jazz nên tôi không biết nhạc Jazz đă ảnh hưởng như thế nào trong văn và thơ của ông. Wikipedia có nói rằng ông “muốn được xem là một nhà thơ Jazz thổi những đoạn nhạc Blues dài trong những buổi chiều Chủ Nhật tŕnh diễn nhạc Jazz.” Wikipedia viết thêm:

 

Nhiều bài thơ của Kerouac được viết như thể cho ḍng thơ tuôn chảy tự nhiên, những câu văn không g̣ bó, kèm thêm những chi tiết của nhạc Jazz và triết lư của Phật giáo. “Mexico City Blues,” một tuyển tập thơ có nhịp điệu giống như nhạc Jazz. Để bắt chước nhịp điệu của Jazz, Kerouac dùng gạch nối (kéo dài hơn gạch nối b́nh thường). Thí dụ như đoạn thơ sau:

Everything
Is Ignorant of its own emptiness—
Anger
Doesnt like to be reminded of fits—

Thật t́nh, tôi không thấy được cái gạch nối dài này nó được thể hiện như thế nào trong nhạc Jazz. Bill Messenger trong Elements of Jazz cũng nói thêm là Jack Kerouac có tổ chức những buổi đọc thơ có đệm nhạc jazz. Cuộc đọc thơ rất hấp dẫn nên thơ ông bán rất chạy. Lời phê b́nh của Bill Messenger về cả hai nhà văn, Fitzgerald lẫn Kerouac, làm tôi nghĩ: Jazz sells! Dường như hai nhà văn này biết cách lợi dụng chữ Jazz cũng như nhà văn thời bây giờ lợi dụng chữ sex v́ biết rằng hễ nói về t́nh dục là đắt hàng.

 

John Leland có những nhận xét rất thú vị về tính chất Jazz của Jack Kerouac. Trong bài tiểu luận “The Tao Of Orooni” ông viết:

 

“Trong tất cả phong cảnh được nhắc đến trong quyển sách On the Road, không có ǵ mang nhiều tham vọng hơn thế giới của nhạc Jazz. Không có nhạc Jazz, Sal có thể đă ở nhà và viết quyển truyện The Town and the City, và Dean có thể trở thành diễn viên chầu ŕa ở Hollywood hoặc là một chàng điếm đực, luôn ca cẩm là muốn làm đạo diễn.”(13)

Ở một đoạn khác trang 122:

 

“Những điều anh gán ghép với nhạc Jazz chẳng giải thích ǵ nhiều về bản thân anh cũng như tác phẩm On the Road.  Bạn không thể ca hát cuốn sách hay nhảy swing với nó. Nói cho chính xác, văn của anh ta viết giống nhạc Jazz như thế nào? Chính bản thân Kerouac cũng thường khi thay đổi trong cái việc tự phong cho văn thơ của ḿnh có nhịp điệu giống như nhạc jazz, đặc biệt là khi nhạc rock bắt đầu làm cho nhạc Jazz bị lu mờ.”

Leland kể rằng Kerouac đă từng muốn đổi tên quyển sách On the Road thành Rock and Roll on the Road để tăng sức bán sách lên gấp đôi (14).

 

Trong khi đi t́m câu trả lời cho những câu hỏi như Jazz là ǵ, nhạc Jazz ảnh hưởng như thế nào trong văn học Hoa Kỳ, và có liên quan hay không đến văn hóa của tôi, một người Việt sống ở hải ngoại; tôi như người đứng trên một ṿng quay chậm, lần lượt ngắm nghía một số tác phẩm văn học, chỉ ngắm nghía thôi chứ không có th́ giờ và điều kiện để săm soi chi tiết. Nếu tôi không thể mường tượng được tiếng nhạc từ trong văn của ba nhà văn lẫy lừng vừa kể trên th́ làm sao bạn đọc có thể mường tượng được tiếng nhạc Jazz của ba nhà văn qua chữ của tôi. Như đă nói, nghe và nhận ra nhạc Jazz dễ hơn và thú vị hơn là đọc bài viết về ảnh hưởng của nhạc Jazz. Nhiều người bạn của tôi tuyên bố là họ rất ghét nhạc Jazz. Tôi cho là họ ghét nhạc Jazz v́ thành kiến, v́ chưa quen nghe nhạc Jazz. Rất có thể họ không thích tiếng gào thét của người hát Rock-n-Roll, tiếng rên rỉ của Blues, tiếng ồn ào của Swing và Be-bop. Bạn có thể nghe một thể loại của Jazz rồi thích hay không thích chỉ dựa vào thể loại ấy. Điều này cũng đúng nhưng chỉ đúng một phần. Một thể loại của Jazz không hoàn toàn là Jazz, nó là một phần độc đáo của Jazz. Âm nhạc cũng như con người, có lúc hay lúc không hay, tùy theo sở thích của người nghe.  Rất có thể người ta không thích một loại nhạc nào đó chỉ v́ không thích hợp với cách tŕnh diễn của một người hay một ban nhạc. Và cũng có thể v́ thành kiến. Người ta vẫn quan niệm Jazz đi kèm với sex và rượu tạo thêm phần trụy lạc của giới hưởng thụ.

 

Bạn có thể t́nh cờ nghe nhạc Jazz mà không biết đó là nhạc jazz. Nếu có một lúc nào đó bạn dạo chơi trên youtube và t́nh cờ nghe Trần Vĩnh độc tấu saxophone những bài như Hạ Trắng, Đêm Đông và bị mê hoặc bởi tiếng kèn đồng khi tha thiết khi bay bổng này th́ “Ô la, Ô lê” bạn đă nghe nhạc jazz. Nếu bạn đă từng nghe ca sĩ Bích Chiêu hát bài Nỗi Ḷng, có lẽ bạn cũng biết nàng hát theo kiểu nhạc Blues của một số nữ ca sĩ da đen Hoa Kỳ. Có khi bạn không thích nhạc Jazz chỉ v́ nó khác biệt và xa lạ với bạn. Một cô bạn của tôi phàn nàn, nhạc sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn, trong buổi hợp tác biễu diễn với một ban nhạc Jazz ngoại quốc đă phát ra những âm thanh, chẳng có nghĩa lư ǵ cả. Cách hát đó được gọi là scat singing. Malcolm Cowley, nhà phê b́nh nhạc Jazz,  đă ví “những câu thơ của Jack Kerouac trong bài thơ Mexico Blues giống như những câu scat singing được hát rất chậm.” (15)

 

(c̣n tiếp)

 

Nguyễn Thị Hải Hà

http://www.gio-o.com/NguyenThiHaiHa.html

 

[1] “Jazz in the Garden.”

[2] Murakami, Haruki. “Jazz Messenger.”, The New York Times [ New York], 08 July, 2007, http://www.nytimes.com/2007/07/08/books/review/Murakami-t.html?_r=1&

[3] Riff là một từ chuyên môn dùng trong âm nhạc, jazz và rock, để chỉ sự lập lại của nhịp điệu, hay một số nốt nhạc, với một chút thay đổi của một nốt nhạc trong một nhóm nốt nhạc hay bỏ một nhịp (của trống hay bass) trong một chuỗi nhịp điệu.

[4] Tương tự như footnote Haruki Murakami [1].

[5] Teachout, Terry. “Jazz.” The Wilson Quarterly (1976-), Vol. 12, No. 3 (Summer, 1988), pp 66-76, http://www.jstor.org/stable/40257338, Tham khảo ngày: 19-07-2015.

[6] Louis Amstrong là một thiên tài của nền nhạc. Ông có tài tŕnh diễn kèn đồng, và có giọng hát trầm và khàn. Ông khuếch động sáng tạo trong tŕnh tấu độc diễn bằng syncopation, nhạc trưởng của hai ban nhạc jazz nổi tiếng Hot Five và Hot Seven.

[7] https://www.youtube.com/watch?v=GCsptiarrzw  hoặc là https://www.youtube.com/watch?v=BkXQX1C9VWo

[8] Messenger, Bill. “Elements of Jazz – From Cakewalk to fusion.” CD book. Springfield, VA: Teaching Co., 1998.

[9] Tương tự Terry Teachout.

[10] Terry Teachout là nhà phê b́nh nhạc jazz của báo Kansas City Star (1977–83). Ông cũng là nhà tư vấn về các bộ môn âm nhạc nghệ thuật của Time-Life Records Giants of Jazz. Ông sử dụng đàn bass và dương cầm. 

[11]Fitzgerald, Francis Scott. The Great Gatsby (Kindle Locations 666-671). Feedbooks.

[12] Fitzgerald, F. Scott. Jazz Age Stories - Edited with an introduction and explanatory notes by Patrick O’Donnell, New York: Penguin Books, 1998. p. 17

[13] Leland, John. “The Tao of Orooni” in “Why Jack Kerouac Matters – The Lessons of On the Road.” New York, Penguin Books, 2007.

[14] John Leland. Trang 123.

[15] Malcom, Douglas. “ ‘Jazz America’: Jazz and African American Culture in Jack Kerouac’s ‘On the Road’.” Contemporary Literature, Vol. 40, No. 1 (Spring, 1999), p. 86. University of Wisconsin Press. Quoted from Malcom Cowley.  http://www.jstor.org/stable/1208820. Đọc ngày 25-07-2015

 

© gio-o.com 2015