Gia đ́nh Lực Hồng khoảng đầu thập niên 1990
(Lực Hồng, Mẫn Mẫn, Thạc Nhân)

 

 

 

Y Điện

 

Nhớ Lực Hồng

 

 

 

Nguyễn Thị Hải dịch

 

 

 

thơ của nhà thơ tranh đấu nhân quyền Trung Quốc: Lực Hồng

 

 

Ngày đầu tiên của năm 2011, là ngày lạnh nhất kể từ đầu mùa đông, tuy trời có nắng nhưng không làm ấm lên chút nào, giống như hữu khí mà vô lực, lừ đừ như người đang mang bệnh. Không khí váng vất cảm giác bất an. Hôm qua, khi nghe tin Sử Thiết Sinh (1951-2010) qua đời, tôi vô cùng đau buồn, hôm nay bèn viết mấy ḍng trên trang cá nhân: “Sử Thiết Sinh là một tác giả đương đại mà tôi kính trọng nhất, trong trần thế bụi bặm này, nhân phẩm và văn phẩm thuần khiết, cao thượng, thuần túy của Sử Thiết Sinh có thể ví như phượng mao lân giác”. Sáng nay gặp ác mộng trở dậy, trong ḷng vẫn canh cánh một nỗi kinh hoàng vô cớ. Buổi trưa lái xe đi Hải Ninh thăm cha mẹ, trên đường đi liên tiếp nhận được điện thoại, xưa nay khi lái xe tôi không nghe điện thoại, nhưng hôm nay mỗi lần chuông reo trong ḷng lại kinh nghi hốt hoảng, tôi bèn tấp xe sang lề để nghe. Mấy người bạn báo cho tôi cùng một tin: “Lực Hồng đă ra đi vào hôm qua, ngày cuối cùng của năm 2010 (cùng ngày Sử Thiết Sinh từ biệt trần gian)…. Tuy kết cục này sớm nằm trong dự liệu, nhưng tôi vẫn bàng hoàng. Mới tuần trước, tôi c̣n nói chuyện điện thoại với Mẫn Mẫn, vợ của Lực Hồng, hỏi thăm bệnh t́nh anh, Mẫn Mẫn trả lời t́nh h́nh vẫn như mấy tháng trước. Không ngờ, chỉ một tuần sau bệnh chuyển sang nguy kịch, anh đă âm thầm rời bỏ chúng ta.

 

Lực Hồng với tôi là bạn 26 năm nay. Tôi c̣n nhớ rơ ngày đầu gặp mặt: Hè năm 1984, Hiệp hội Nhà văn tỉnh Chiết Giang tổ chức đại hội kéo dài hơn 20 ngày ở Chu Sơn, trưởng ban thơ ca khi đó là Chu Sầm Ḱ dẫn tôi, Kha B́nh và mấy người tập trung ở Hàng Châu rồi mới cùng đến Chu Sơn, Lực Hồng và Trần Vân Kỳ đến trước, đợi chúng tôi ở cổng vào Trầm Gia Môn. Lực Hồng khi đó trẻ trung, anh tuấn, tự tin, nụ cười tươi sáng. Anh, tôi và Kha B́nh mới gặp mà có cảm giác như là bạn cũ, sau đó đă trở thành bạn bè thân thiết. Chúng tôi mỗi dịp được gặp nhau trong các lần hội thơ ở Hàng Châu, Ninh Ba, Đồng Hương, Hồ Châu, đều uống rượu thỏa thích, đàm luận thâu đêm suốt sáng, b́nh luận các nhà thơ trong thiên hạ không biết trời cao đất dày. Tháng 10 năm 1986, chúng tôi tham gia một bút hội ở Đồng Hương 桐乡, quê hương của Mao Thuẫn và Phong Tử Khải, bút hội lần đó, đă thắp lên ngọn lửa thơ ca trong tâm hồn nhiều thanh niên Đồng Hương, trong một thời gian, Đồng Hương dường như trở thành quê hương của thơ ca. Lực Hồng được các nam nữ thanh niên yêu thích thơ vây quanh, anh sống trong niềm kiêu hănh và vinh quang của một nhà thơ. Thập niên 80 của thế kỷ trước là thập niên của chủ nghĩa lư tưởng, thập niên say mê, thơ ngây và đơn thuần, quỹ đạo nhân sinh của Lực Hồng, Kha B́nh và tôi trong thập niên 80 phát sinh những đan xen trùng hợp, nhưng tất cả đă đột ngột chấm dứt vào cuối thập niên 80. Trở về sau, cuộc sống của chúng tôi rẽ sang những phương hướng khác, tôi và Kha B́nh tuy cũng nếm trải gió mưa, nhưng chung quy vẫn b́nh an. C̣n Lực Hồng lựa chọn con đường đầy rẫy chông gai, cạm bẫy, số mệnh của anh v́ thế mà xoay chuyển khôn lường, lắm tai nhiều nạn, cuối cùng, mới 52 tuổi đă vội ĺa xa chúng ta.

 

Tôi và Kha B́nh, Lực Hồng tính cách khác biệt rất lớn, nhưng ba nguời có một điểm chung là đều bị tật nói lắp. V́ lúc nhỏ không hay nói, nên đối với việc viết lách đă phát sinh hứng thú, dần dần đi sâu vào con đường văn học. Văn học đă thay đổi cuộc sống và tâm hồn của chúng tôi. Như thể có một bàn tay vô h́nh xếp đặt vận mệnh của mỗi người, nếu như thuở nhỏ Lực Hồng không bị nói lắp, th́ có khả năng anh không lựa chọn văn học, như vậy, sẽ có một số mệnh khác chờ đợi anh, th́ ngày nay biết đâu vẫn vui vẻ sống ở trên thế gian. Người nói lắp thông thường có chút tự ti, nhưng Lực Hồng lại là người rất tự tin. Lần nào gặp anh, cũng thấy anh phấn chấn, sôi nổi, sinh lực dường như vô cùng vô tận.  Anh luôn ấp ủ rất nhiều ước mơ và nguyện vọng, anh tin tưởng những ước mơ và nguyện vọng ấy nhất định sẽ thành hiện thực. Anh có ḷng tin tuyệt đối với cuộc sống, với công việc sáng tác của ḿnh, và sự tiến bộ của xă hội, của thế giới. Ngay cả khi ở trong t́nh cảnh gian nan, nguy hiểm, thất vọng nhất, tôi cũng chưa từng thấy anh suy sụp, nản ḷng, anh luôn ngẩng cao đầu, như con ngựa lao phóng quật cường về phía trước. Tính cách của anh tương phản với Kha B́nh, anh luôn đắm ḿnh trong huyễn mộng của lư tưởng, không mấy chú trọng đời sống hiện thực, càng dễ dàng bỏ qua những tiểu tiết. C̣n Kha B́nh lại là người rất chú ư tiểu tiết, anh có khả năng thấu suốt từng chân tơ kẽ tóc, có thể từ một cử chỉ vô thức của cánh tay, ánh mắt mà thấy được nhược điểm nhân tính và bí ẩn nội tâm của người đó. Không ít lần mục quang sắc bén của anh nh́n xuyên thấu lục phủ ngũ tạng tôi, rồi cứ thẳng thừng nói ra, làm tôi chỉ c̣n nước cười trừ. Lực Hồng không để ư vào những tiểu tiết, anh là người sống bằng mộng tưởng, xem mộng tưởng như thể mặt trời xán lạn hiện ra vào mỗi ban mai, c̣n nguyện vọng như thể quả táo chín đỏ ch́a tay là hái được.

 

Quen biết Lực Hồng được 3 năm, nhà xuất bản Văn nghệ Chiết Giang xuất bản cho bốn người chúng tôi gồm: tôi, Kha B́nh, Lực Hồng và Cung Huy tập thơ “Thành thị tứ trùng tấu” (Tứ tấu thành thị). Trong tập có bài thơ tôi viết cho con gái Thạc Nhân mới chào đời của Lực Hồng, tựa đề là “ Giao ước ngầm”:

 

“Khi ta đến gần bên

Cháu liền ngưng khóc

 

…………

Không phải v́ ta đeo cặp kính gọng đen nghiêm nghị

Đó chỉ là đạo cụ

Mà con người đă học được cách sử dụng tài t́nh

 

Đó là mối giao ước ngầm

Không thể nói rơ, không thể chứng minh hay b́nh luận dài ḍng

Trong cơi u minh tiền định

Mối giao ước ngầm

Giữa người lớn và hết thảy bé thơ …….”

 

Thạc Nhân ra đời, mang đến niềm vui to lớn cho Lực Hồng và Mẫn Mẫn. Lực Hồng đặt tên cho con gái là Thạc Nhân, kư thác hoài băo của anh và kỳ vọng vào con gái. Hôm tôi đến Ninh Ba thăm gia đ́nh anh, Thạc Nhân đang khóc oa oa, tôi vụng về bồng cháu lên, không ngờ mới vừa bồng lên, cháu liền thôi khóc, tôi rất cảm động trước sự tin cậy của cô bé Thạc Nhân mới mấy tháng tuổi dành cho ḿnh, về nhà tôi đă viết bài thơ.

 

Khi viết bài này, tôi lật lại “Thành thị tứ trùng tấu”, đọc lại thơ Lực Hồng. Ở bài “V́ sao rơi lệ”, tôi đọc được những câu thơ:

 

“Tôi thường v́ chút ấm áp trong cuộc sống mà rơi lệ.

V́ một nhúm người cắm nơi sơn thôn bần cùng mà rơi lệ.”1

 

“Tôi v́ niềm tin của ḿnh phải chịu thống khổ một đời đến rơi lệ cũng xứng đáng.”

 

“Tôi v́ thời buổi này mà rơi lệ.

V́ những ǵ c̣n lại của nhân loại trong ṿng khốn quẫn mà rơi lệ.

Đó là một thứ hạnh phúc, hạnh phúc chân chính.

Nơi nào có nước chảy qua th́ đều có cỏ cây sinh trưởng.”

 

 

Đọc bài thơ này, chúng ta nhận thấy: 25 năm qua, có một điều vô cùng trân quư trong tâm hồn Lực Hồng thủy chung không thay đổi. T́nh cảnh khốn khổ truân chuyên, nếm trải biến cải biển dâu của anh lúc sau này có liên quan đến nó, mà kết cục hôm nay của anh cũng liên quan đến nó. Mùa hè năm 1989, Lực Hồng từ Bắc Kinh trở về, anh mời tôi và Kha B́nh đảm nhiệm ủy viên Ủy ban b́nh chọn cuộc thi thơ mang tính toàn quốc do tạp chí “Văn Học Cảng” tổ chức.  Khi đó anh đă phải chịu nhiều phiền phức, mọi hành động, ngôn luận đều bị giám sát, nhưng chúng tôi vẫn không biết ǵ, chỗ bạn bè vẫn qua lại tùy ư, không hề úy kị. Tôi không hay biết những lời nói của chúng tôi lại bị cơ quan hữu quan ghi chép vào văn án, cho đến tháng 9 năm đó, tôi nhận được giấy báo trúng tuyển vào lớp sáng tác khoa Ngữ văn Trung Quốc của đại học Tây Bắc, nhưng cơ quan hữu quan không cho phép tôi rời khỏi Gia Hưng, tôi cảm thấy ḱ lạ, về sau mới hiểu sự t́nh có liên quan đến Lực Hồng.

 

Lực Hồng bị án 2 năm lao động cải tạo tập trung2, tôi từng 2 lần đến trại tập trung ở vùng ngoại ô Ninh Ba thăm anh, một lần đem đến cho anh mười mấy cuốn sách danh tác thế giới, sợ người kiểm soát không cho đem vào, tôi bèn để hai cuốn tuyển tập của Marx và Engels lên trên cùng. Hai năm trong trại cải tạo, tinh thần của Lực Hồng vẫn rất tốt, những người quản trại đối với anh cũng tỏ ra tôn trọng. Trong điều kiện sinh hoạt cực khổ, anh đă viết bài thơ “Khoai tây”, thể hiện một cách khúc chiết cảnh đói khát và sự kiên tŕ của anh trong t́nh cảnh đói khát ấy:

 

Tôi lấy tay bốc ăn

Cắn nhai không thương tiếc, thưởng thức thật tỉ mỉ

Ngấu nghiến hàng thế kỉ như hổ lang đói khát

Cuối cùng nhặt những mẩu vụn văi rơi dưới đất

Bỏ nốt vào miệng”

 

Tôi nghe Mẫn Mẫn kể lại, khi đó cô và con gái Thạc Nhân lên 5 tuổi, mỗi tuần đi thăm anh một lần, lần nào cũng đem theo món thịt quay mà anh thích ăn, nhưng v́ không được phép mang thịt quay vào nên cô nghĩ ra cách nhét thịt vào chiếc ba lô nhỏ của con gái, đến cổng trại, Thạc Nhân bé bỏng chạy nhảy vào bên trong t́m cha, người canh trại nhân từ cũng không làm khó con bé.

 

Sau khi Lực Hồng ra khỏi trại cải tạo, Hội liên hiệp Nhà văn thành phố Ninh Ba và lănh đạo tạp chí “Văn Học Cảng” vẫn quan tâm đến Lực Hồng, giữ anh lại trong ban biên tập, nhưng có lệnh từ trên: Lực Hồng không được đảm nhiệm chức vụ biên tập viên. Ḷng tự tôn cao, anh lập tức thôi việc, cùng Mẫn Mẫn chuyển đến Quảng Đông lập công ty văn hóa, có lẽ v́ ban đầu công việc tiến triển thuận lợi, Lực Hồng vô cùng tự tin, gửi thư ủy nhiệm cho Kha B́nh làm giám đốc chi nhánh Hồ Châu, c̣n tôi làm giám đốc chi nhánh Gia Hưng. Tôi và Kha B́nh rất hiểu tính cách đầy lư tưởng của bạn ḿnh, đối với sự ủy nhiệm của anh chỉ có thể mỉm cười. Chúng tôi một mặt chân thành mong anh kinh doanh thành đạt, mặt khác lo lắng thương trường bất lợi đối với một người mang chủ nghĩa lư tưởng như anh. Không lâu sau, anh chuyển về Ninh Ba, tôi đến công ty t́m anh, bảng hiệu treo ngoài cửa quả nhiên cho thấy đây là tập đoàn công ty có tới mười mấy chi nhánh. Lực Hồng mặt mày tươi rói, khí thế ngạo nghễ. Tôi ngỡ việc kinh doanh của anh rất thành công, ai ngờ tôi vừa về được ít lâu th́ nhận được tin công ty của anh tan ră. Sự việc qua rồi ngẫm lại, Lực Hồng là một thư sinh ư khí hơn người, thực sự không phù hợp dấn thân vào chốn thương trường.

 

Lực Hồng thích xuất hiện trước mặt bạn bè trong h́nh tượng một người mạnh mẽ, cho nên lúc lâm nạn, anh cũng không hề tỏ ra yếu đuối. Vào lúc anh gặp t́nh cảnh bối rối, tôi từng hỏi anh có khó khăn ǵ không th́ anh năm lần bảy lượt trả lời anh có tiền, đủ dùng. Đối đăi bạn bè, anh luôn khảng khái hào phóng, cho dù lúc rỗng túi th́ vẫn một mực cư xử rộng răi.

 

Công ty thất bại, anh lang bạt Thượng Hải, Bắc Kinh, Hàng Châu... Một dạo anh làm biên tập “Thời báo trung tâm Á châu”, từng bảo tôi tôi gửi mấy bài tản văn để đăng. Sau đó mấy năm không tin tức. Về sau nghe tin thời gian đó anh phải vào tù hai lần, nhưng thực ra chỉ là tin đồn thổi không xác thực. Cuối năm 2003, với sự giúp đỡ của Kha B́nh và một vài bằng hữu, anh trở thành nhà văn chuyên nghiệp hưởng chế độ hợp đồng của Hiệp hội nhà văn tỉnh, không lâu sau, được mời làm chủ biên “Báo thiếu niên nhi đồng” ở Hàng Châu, sau làm chủ biên một trang mạng văn hóa tư tưởng3 dưới sự bảo trợ của một giám đốc công ty nhà đất. Từ năm 2005 đến mùa xuân năm 2006, cả nhà Lực Hồng đoàn tụ tại Hàng Châu, con gái học ở Học viện Mỹ thuật Trung Quốc, Mẫn Mẫn giúp việc tại một Gallery trên đường Hà Phường. Tuy sống trong căn nhà thuê chật hẹp, nhưng quăng thời gian này chính là quăng thời gian yên tĩnh, hạnh phúc, vui vẻ nhất trong cuộc đời của Lực Hồng. Ngày 1 tháng 4 năm 2006, tôi và vợ đến Hàng Châu thăm gia đ́nh anh, chúng tôi tản bộ thong dong trên đường Hà Phường, ngắm chim bồ câu trên dốc Ngô Sơn, ngồi dưới bóng cây trên đỉnh núi uống trà, lưu lại vài tấm ảnh chụp chung quư giá. Nụ cười của Lực Hồng vẫn xán lạn, tự tin như thế, khi đó bất luận thế nào chúng tôi cũng không thể lường được, hung thần đă dang sẵn đôi cánh màu đen chao lượn trên đầu của Lực Hồng.

 

Ít lâu sau trang mạng bị đóng, Lực Hồng trở về Ninh Ba. Ngày 6 tháng 9 năm 2006, anh bị bắt tại nhà. Một năm sau trong nhà lao, anh mắc phải chứng bệnh bất trị gọi là “vận động thần kinh nguyên bệnh” (bệnh thần kinh vận động). Bệnh này không thể văn hồi được, chỉ càng ngày càng nghiêm trọng, cuối cùng toàn thân suy thoái kiệt quệ dẫn đến cái chết. Điều đau đớn, tuyệt vọng nhất của chứng bệnh này là mặc dù bệnh t́nh trầm trọng nhưng ư thức và trí lực của bệnh nhân vẫn b́nh thường, chính mắt nh́n thấy ḿnh dần dần mất đi khả năng đi lại, cử động, nói năng. Mẫn Mẫn thỉnh cầu cho Lực Hồng được tại ngoại điều trị, nhưng đều không được phê chuẩn, tận tới thời khắc tính mạng lâm nguy, nhà tù mới đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện số 1 Chiết Giang và cho tại ngoại điều trị.

 

Ngày 5 tháng 6 năm 2010, Lực Hồng rời Hàng Châu chuyển viện về Ninh Ba. Mẫn Mẫn, Thạc Nhân và hai người bạn đến Hàng Châu đón anh, tôi cũng kịp đến Bệnh viện số 1 Chiết Giang gặp mặt anh. Trong hai ba phút ngắn ngủi di chuyển Lực Hồng lên xe cứu thương, tôi cúi xuống bên anh nói: “Lực Hồng, tôi là Y Điện đây!” Anh đang nhắm mắt, nghe tiếng tôi bỗng mở choàng mắt nh́n lên. Cơ thể anh thịt da tiêu thoát trơ xương, sắc mặt trắng bệch, c̣n đôi mắt càng to, đen và sáng, suưt nữa khiến tôi giật ḿnh. Rồi anh nhắm mắt lại, lúc đó bệnh anh đă nặng không nói được, cũng không c̣n sức lực nh́n lâu. Mẫn Mẫn, Thạc Nhân và chị của anh chạy lại gọi anh, bỗng người anh co giật kịch liệt, anh khóc, khóc một cách bi thương, tuyệt vọng. Anh khóc mà đôi mắt vẫn nhắm chặt. Chúng tôi sợ anh bị kích động càng làm cho bệnh t́nh nguy cấp, bèn vội vă khuyên ngăn anh: “Đừng nên xúc động, đừng nên xúc động, hăy bảo trọng thân thể!” Nh́n anh tiều tụy, đau đớn như vậy tôi không thể cầm được nước mắt.

 

Về Ninh Ba, Lực Hồng nằm ở bệnh viện Minh Châu, hầu hết thời gian phải ở trong pḥng theo dơi đặc biệt, chi phí chữa trị mỗi ngày hết vài ngàn tệ. Khi sửa soạn đón Lực Hồng về Ninh Ba, Mẫn Mẫn và con gái Thạc Nhân đă suy nghĩ đến điều này, nhưng không c̣n cách nào khác, bỏ mặc Lực Hồng chết cô đơn trong bệnh viện nhà tù là điều họ không tưởng tượng ra nổi. Thạc Nhân nói, nếu không đón cha về th́ cả đời cháu sẽ không được an ḷng.

 

Trong những tháng Lực Hồng chuyển về Ninh Ba, tôi luôn giữ liên lạc với Mẫn Mẫn để nắm bắt t́nh h́nh của anh. Cùng với Kha B́nh dự định đi Ninh Ba thăm anh, dẫu anh không thể nói chuyện, nhưng chúng tôi có thể nói cho anh nghe, nói về những năm tháng tuổi trẻ cao thượng và hoang đường, nói về thơ của anh và những nhà thơ mà anh yêu mến, nói về sự biến đổi và không biến đổi trên thế giới. Nhưng nghe anh phải ở cách ly trong pḥng theo dơi đặc biệt, chỉ cho người thân vào thăm mỗi ngày 30 phút. Tôi mong một ngày có thể yên tĩnh bầu bạn bên anh dăm ba tiếng đồng hồ, nhưng ngày đó không bao giờ đến nữa….

 

Thậm chí, v́ nhiều nguyên nhân, chúng tôi không kịp đến Ninh Ba nh́n mặt anh lần cuối, chẳng thể giống như vô số lần chia tay trước đây, vẫy vẫy tay và nói với anh “tạm biệt” hoặc là “bảo trọng”…..

 

Sau khi Lực Hồng mất, Mẫn Mẫn có nói với tôi điều khiến cô cảm thấy an ủi là: cô và con gái đă được ở bên cạnh anh ngày cuối cùng, đặc biệt từ mấy ngày trước đó c̣n có cả anh chị của Lực Hồng ngày đêm túc trực bên anh. Lực Hồng lúc c̣n mạnh khỏe, tự do, với nhiệt huyết và hoài băo của ḿnh có lúc đă xem nhẹ t́nh thân, nhưng đến khi mất đi sức khỏe và tự do, th́ anh càng lúc càng cảm thấy t́nh thân vô cùng trân quư. Giả sử anh không bị bệnh, giả sử anh có thể măn án trở về đoàn tụ với gia đ́nh, anh chắc hẳn sẽ trở thành một người chồng ân cần chu đáo, một người cha và ông ngoại hiền từ thân ái, một người em thấu hiểu bao dung …. Nhưng Lực Hồng đă ra đi, mang theo tất cả “giá như” và “hẳn sẽ”.

 

Tôi quen biết Mẫn Mẫn cũng 25 năm, cô lương thiện, thuần túy luôn khiến tôi cảm động. Từ ngày kết hôn với Lực Hồng, cô không có mấy ngày b́nh yên, luôn luôn phải lo lắng, sợ hăi cho anh. Những ngày tháng lo âu, khủng bố triền miên đă tàn phá sức khỏe của cô, cô mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật nghiêm trọng, có giai đoạn bị mất ngủ, rối loạn nhịp tim, u uất, suy nhược, trầm cảm, đôi lúc cảm thấy không thể gắng gượng được. Cô chưa từng phiền hà Lực Hồng làm được ít tiền, hay khi Lực Hồng không c̣n thu nhập nào, cũng chưa hề nói một lời trách móc. Có trách oán chăng là số mệnh đă hết lần này đến lần khác gieo tai nạn xuống gia đ́nh cô. Sau này cô luôn cự tuyệt những cuộc phỏng vấn của truyền thông trong và ngoài nước, cũng từ chối cả sự quan tâm nhiệt thành của một số bạn bè, bởi cô cần được yên tĩnh, bởi cái cô thiếu chính là yên tĩnh. Mẫn Mẫn là người phụ nữ có tính độc lập và tự tôn cao, Lực Hồng vào tù lần đầu tiên, một số người bạn gửi tiền giúp đỡ cho mẹ con cô, nhưng Mẫn Mẫn đều gửi trả lại. Lực Hồng tại ngoại điều trị, chi phí chữa bệnh mỗi tháng gần 10 vạn tệ, tới lúc này cô mới tiếp nhận sự giúp đỡ của bạn bè. 

 

Thạc Nhân cũng từng đưa người bạn trai cháu mới quen đến thăm cha, Lực Hồng nh́n, miệng mấp máy, tuy không phát âm được nhưng nh́n khẩu h́nh, Thạc Nhân đoán cha muốn nói câu: “Tương ái dung dị tương xử nan” (Yêu nhau th́ dễ, sống được với nhau mới khó). Thạc Nhân nói ra câu đó, Lực Hồng gật đầu xác nhận. Những tháng cuối cùng, Lực Hồng chỉ có thể gật đầu hoặc lắc đầu nhè nhẹ để biểu đạt cho người khác. “Tương ái dung dị tương xử nan” có lẽ là di ngôn sau cùng Lực Hồng để lại cho con gái. Câu nói này ngữ trọng t́nh thâm, như lời chúc phúc của cha dành cho con, anh mong con và bạn trai của con không chỉ lúc yêu nhau mà trong cuộc sống về sau phải học cách cư xử với nhau độ lượng, khoan dung và thấu hiểu.

 

Lực Hồng ra đi, bỏ lại vợ con, tôi có thể mường tượng trước lúc mất anh đă lưu luyến, day dứt đến độ nào, v́ không thể nói ra được nên càng đau khổ, càng tuyệt vọng!

 

Lực Hồng ra đi, bỏ lại bạn bè, bỏ lại thơ ca và mộng tưởng, thế giới vẫn vậy biến huyễn khó lường, hy ḱ cổ quái, đen trắng khóc cười lẫn lộn…

 

Lực Hồng là nhân vật say sưa với chủ nghĩa lư tưởng kiểu Don Quixote, anh ghét ác như thù, không từ việc nghĩa, thà bị bẻ găy nhất quyết không chịu uốn ḿnh. Đập bàn đứng dậy, thẳng người mà đi là cuộc sống mà anh lựa chọn. Người như vậy, bởi v́ đi trước thời đại mà trở thành một kẻ tuẫn đạo bi tráng. Trạng thái tâm lư của Lực Hồng là trạng thái tâm lư của người cách mạng trẻ tuổi, anh rất dễ kích động, khí thế hùng hổ, không thích sự khoan dung, thỏa hiệp. Do nóng nảy, hà khắc mà anh đă đắc tội với không ít người thân, bạn bè, đôi khi làm họ bị tổn thương, nhưng tôi tin, ngày hôm nay Lực Hồng đă ĺa xa thế giới này, người thân và bạn bè sẽ lượng thứ cho anh. Bởi v́ anh là một đứa trẻ rất đỗi thơ ngây, trong khi chúng tôi không ai dám nói “hoàng đế cởi trần” th́ anh đă thay chúng tôi nói ra chân tướng ấy.

 

Trước bốn ngày Lực Hồng mất, tôi có viết một bài thơ tặng anh, đầu đề là “Người đông cứng”:

 

“Bầu trời tháng Mười Hai xanh thẳm đông cứng như băng

Ḍng sông và mặt trời đều dừng lại, nh́n bằng ánh mắt lạnh giá dửng dưng

Giờ này ai nói rằng mặt đất hoang lương

Trái tim anh hẳn vẫn đang cất giấu

Ngọn lửa cháy bỏng không ai nh́n thấy

 

Cỏ khô anh bảo rằng thối nát

Sương rơi anh nói nghiêm hàn

Tuyết trắng anh bảo là hư ngụy, giả dối và hư vô

Mọi người đều thấy hoàng đế ḿnh trần trùi trụi

Nhưng chỉ ḿnh anh nói ra chân tướng

 

Cỏ khô bây giờ vây kín anh

Sương lạnh bây giờ trùm phủ anh

Bây giờ đầy trời tuyết trắng khuynh đảo ḿnh anh

Anh muốn nói tất cả mọi điều, nhưng ngọn lửa trong tim anh

Dần dần đông cứng. Anh đă không thể thốt được một lời”

 

Nào ngờ khi tôi đang viết bài thơ này th́ bệnh t́nh Lực Hồng trở nên nguy kịch, thực là: “Đầy trời tuyết trắng khuynh đảo ḿnh anh”. Đây có lẽ là sự cảm ứng tâm linh giữa tôi và Lực Hồng. Tác phẩm thơ ca tiêu biểu của Lực Hồng, trong đó có trường thi “Bốn chương bi thương” gồm: “Mảnh gốm trong nước”, “Khoai tây”, “Cơn băo đi qua”, “Tội và phạt”. Lực Hồng viết trong “Mảnh gốm trong nước”:

 

Tên tuổi nhà thơ vỡ nát từ lâu

Như phế tích bên hồ Thượng Lâm

Nhưng thơ ca của tôi và những mảnh gốm

Đă được an nghỉ đời đời trong nước

 

Thân thể của Lực Hồng tuy đành tan nát, nhưng thơ ca và tên tuổi của anh măi c̣n nguyên vẹn. Câu cuối cùng trong một bài thơ hồi thập niên 80 ở thế kỷ trước anh viết: “Nhưng thời gian luôn công bằng.” Đúng vậy, thời gian luôn công bằng với tất cả.

 

Viết từ ngày 2 đến ngày 15 tháng 1 năm 2011. (Mấy chỗ nhầm lẫn về ngày tháng và chi tiết, ngày 19 tháng 1 sửa lại dưới sự giúp đỡ của Kha B́nh).

 

 

 

Chú thích:

 

1.      Lực Hồng sinh tại huyện Ngân tỉnh Chiết Giang. Năm 1975, sau khi tốt nghiệp phổ thông , nằm trong lứa “thanh niên trí thức” cuối cùng bị đưa về nông thôn làm nông dân. Năm 1977, trở thành sinh viên khóa đầu tiên được khôi phục thi cử vào đại học sau cách mạng văn hóa. Năm 1980, bắt đầu có tác phẩm được công bố, đồng thời sáng lập ra tập san thơ ca của sinh viên có tên là “Địa B́nh Tuyến” và tạp chí văn học “Nhân Gian”, từ đó bị cảnh sát giám sát khống chế. Năm 1982, tốt nghiệp đại học bị “phân bổ mang tính trừng phạt” về vùng núi ở huyện nhà làm giáo viên dạy Ngữ Văn. (Trích dẫn từ điếu văn tưởng niệm Lực Hồng của Trung tâm Văn bút độc lập Trung Quốc).

Trong bài thơ “Cách sống”, phản ánh bóng dáng cuộc sống của Lực Hồng trong thời kỳ này. (nth)

 

2.      Tháng 5 năm 1989, “phong trào dân chủ 89” bạo phát, Lực Hồng tham gia tổ chức và phát động giới văn học và giới báo chí thành phố Ninh Ba lên tiếng ủng hộ những cuộc biểu t́nh tuần hành thị uy của sinh viên đại học Bắc Kinh, sau đó ông đích thân đến Bắc Kinh tham dự ở quảng trường Thiên An Môn, đến chiều ngày 2 tháng 6 trở về Ninh Ba; Ngày 4 tháng 6, nghe tin về cuộc tàn sát ở Thiên An Môn, đă công khai phản đối sự bạo hành của chính quyền trên tạp chí địa phương, tưởng niệm sinh viên tử nạn, bị chi bộ đảng của Hội liên hiệp văn học nghệ thuật thành phố Ninh Ba liệt vào “chuyên án ngày 4 tháng 6”; ngày 3 tháng 8, tại pḥng biên tập tạp chí, ông bị cục công an Ninh Ba giữ lại thẩm tra, tháng 12 cùng năm, bị kết tội kích động phản cách mạng trong phong trào Thiên An Môn, chịu án lao động cải tạo tập trung 3 năm.... Đến tháng 2 năm 1991, được cho về trước thời hạn nửa năm. (Trích dẫn từ điếu văn tưởng niệm Lực Hồng của Trung tâm Văn bút độc lập Trung Quốc).

 

3.      Tháng 8 năm 2005, Lực Hồng tham gia sáng lập trang mạng tư tưởng nhân văn “Ái Cầm Hải” tại Hàng Châu, giữ chức Tổng biên tập (.....) Ngày 9 tháng 3 năm 2006, trang mạng “Ái Cầm Hải” bị pḥng thông tin Chính phủ tỉnh Chiết Giang đóng cửa, dẫn đến sự chú ư và phản đối mạnh mẽ của dư luận trong và ngoài nước, (....) Sau đó, Lực Hồng bắt đầu viết cho các trạng mạng hải ngoại, tháng 6 cùng năm gia nhập Trung tâm Văn bút độc lập Trung Quốc. Chiều ngày 6 tháng 9 năm 2006, Lực Hồng bị bắt giữ tại nhà ở Ninh Ba (....) (Trích dẫn từ điếu văn tưởng niệm Lực Hồng của Trung tâm Văn bút độc lập Trung Quốc).

 

 

* Nhà thơ Y Điện伊甸, sinh tháng 10 năm 1953, quê quán Hải Ninh, Chiết Giang, lúc nhỏ sống ở vùng nông thôn Đồng Hương. Từng làm ruộng, làm công nhân, phần lớn thời gian đi dạy học. Là Phó ban thơ ca Hội nhà văn tỉnh Chiết Giang....

 

 

*Nhà thơ Kha B́nh 柯平, sinh tháng 12 năm 1956, sinh tại Hồ Châu, Chiết Giang, nguyên quán ở Phụng Hóa, Ninh Ba. Hiện sinh sống ở Hồ Châu. 

 

 

 

Nguồn: http://blog.sina.com.cn/s/blog_3f1ead830100nu3p.html

 

 

Nguyễn Thị Hải dịch

 

 

http://www.gio-o.com/NguyenThiHai.html

 

 

 

© gio-o.com 2017