Nguyễn-ḥa-Trước

 

sự bày-biện cuối cùng

 

truyện vừa

 

(3 kỳ)

 

kỳ 1

 

 

 

      “T́nh h́nh thế nào rồi, anh?”

      “Tất cả c̣n đang được theo dơi. C̣n bọn anh th́ đang chờ, em ạ, chờ một tin ǵ đó biết trước là chắc sẽ chẳng lạc quan chút nào hơn những cái đă biết.”

      “Hôm nay là cuối tháng 3. Mùa mưa lại sắp đến rồi, phải không anh?”

      Thanh im lặng. Một cái ǵ đó vừa rơi xuống giữa hai người. Như một cành củi khô. Mùa hè. Nó không vang tiếng. Nhưng ưng ức, nặng, bức bối. Anh hiểu Vân không phải muốn bàn về thời tiết, một đề tài rất lạc, lúc này. Qua cách nói, hẳn cô định ám chỉ đến cái ǵ khác. Thanh lấy làm lạ tại sao cô không vào thẳng vấn đề mà lại t́m lối quanh, việc hoàn toàn ngược với cá tính của cô.

      “Cuối tháng 3.” Thanh tự nhắc lại câu nói nhiều lần trong óc như khi học bài mà chưa vỡ nghĩa. A. Ừ nhỉ. Sao ḿnh ngu ngờ làm vậy. Anh như chợt tỉnh. Đúng là ḿnh ngờ ngốc thật. Người yêu của anh, người mà anh cứ muốn gọi là ‘bé con’, hóa ra lúc nào cũng ‘chín chắn’ hơn anh. Biến cố ấy, không phải là anh đă quên nó. Nó như một khúc xương đâm ngược vào da thịt anh. Và thực ḷng, nó chỉ được anh nhớ về, và thấm lâu hơn, khi được khơi lên từ người khác. Anh xúc động, và hiểu, tại sao cô nhớ nó lâu đến thế. Anh nói thầm, cảm ơn Vân.

      Với anh, ngày cuối tháng 3 năm nào vừa leo lắt xa, vừa thui thủi gần như cái bóng của chính anh vẽ chóp đồi thóp núi trên mặt đường lúc nửa đêm chỉ đồng nghĩa với một thất bại định mệnh cho phía pḥng thủ mà bọn mới về đơn vị như anh là thành viên. Kẻ địch đă biết lợi dụng khoảng thời gian trống giữa hai phiên gác, cắt kẽm gai chui vào tạo một chiến trường giả chỉ cốt gieo hoang mang, nhưng chủ ư là hậu thuẫn, thu dọn, và hỗ trợ điểm nhịp cho mặt trận tấn công chính phụ trách bởi vài tay xạ thủ B40 đứng bao ngoài ṿng đai điềm tĩnh nhắm bắn vào khu pḥng ốc của binh lính trong trại. Thất bại bất ngờ không do sự lơ là canh gác của phía bên này (sự bố trí, trái lại, rất nghiêm ngặt), mà nhờ khả năng điều nghiên địa điểm và thời gian sinh hoạt của đối phương của phía bên kia (sự sống c̣n của nó tùy thuộc tất cả vào tính cách và hiệu quả của công tác bám trụ dai dẵng vào dân chúng dưới rất nhiều h́nh thức). Tổn hại về nhân mạng tuy lớn, nhưng vẫn c̣n khả dĩ, nếu so với mặt tuyên truyền.

 

      [3 tháng tập tành làm lính, 6 tháng tập làm quan. 2 quân trường nhiệt đới tiễn anh lên quân trường ôn đới thứ 3, cuối năm. Túi ba-lô nhẹ tếch. Lủng lẳng vai này. Vai kia là chiếc đàn gỗ mua rẻ từ tiệm bán nhạc cụ cũ, khu Hồ văn Ngà. Vài cơn mưa chưa kịp rút đi theo mùa và mấy trận rét đầu đông đón tiếp. Súng đạn xếp vào ngăn kéo (xuân thu nhị kỳ được chủ nhân mang ra ‘dượt’ lại tài tác xạ tại sân bắn quân trường bạn, hoặc leo đồi t́m một số ‘bia lên’ khu đập Suối Vàng). Lôi ra từ đó vài cây bút, quyển sổ: hành trang ‘văn hóa’ cho công việc mới, cuộc sống mới. Chiến tranh? Hẳn chỉ t́m được trên các trang báo.

      Đêm giao tiếp giữa hai tháng. Một nửa trước mệt mỏi v́ 6 tiếng ṛng phụ tá hành quân; nửa sau c̣n lại bơ phờ gậm nhấm mối kinh hoàng rền rĩ trong tâm trí. Chiến tranh! Lần đầu tiên nó bắt anh phải nh́n thẳng vào nó. Chiến tranh đă ló ra từ những ngăn kéo đựng bút mực như vậy. Không ai nghĩ, và ngờ, nó là như vậy. Nhưng nó đă có, đă là. Đă có; đă là những xác chết thương quen mà trước đấy, chiều, và đêm của ngày hôm trước, c̣n ca hát bằng miệng; nhảy nhót trên đôi chân, trong giảng đường, câu lạc bộ, ngoài phố thị; mơ màng đến gia đ́nh, người yêu qua bộ óc, giữa con tim, bên những trang thư nồng mỏng giấy pelure chờ đợi c̣n dang dở. Chính Thanh đă nh́n thấy khuôn mặt cái chết (lùng bùng trong tiếng nổ màu xám cầm phách gơ cốc cho rải rác mấy vực lửa cam ma quái và hàng chục họng súng đen x́) của những người bạn, phần lớn vừa bước tinh tươm ra từ các khóa quân sự, quê quán tỏa ra từ khắp mọi miền đất nước về tụ hội, bị hất tung tóe khỏi giấc mơ 2 giờ sáng lăn tót xuống gầm giường tay chụp vội và run run chĩa ṇng thép về hướng kẻ thù mà nhân diện đang bị xẻ khắc theo từng ṿng chéo của mấy lớp kẽm gai bao pḥng đơn vị. Chính anh cũng đă buộc phải thực tập lại, rất thành thục, đoạn đường chiến binh, trên một thực địa rất khác, và với một ư thức rất khác, rất rơ ràng, minh bạch rằng, đối phương chung quanh ḿnh không phải là giả định, hay tưởng tượng, không vô động như, và từ, giấy mực, mà là những con người biến trá, căm thù thực sự; là những lưỡi mă tấu, những mơm hố thèm khát máu người của khí tài, thực sự. Đừng tưởng là tṛ chơi. Chiến tranh không bao giờ là tṛ chơi, với kẻ đă đam mê nó, hay là với những ai buộc phải lựa chọn nó. Nó chỉ vẽ vờn tô điểm đến giới hạn nào đó, qua ánh sáng đỏ rực mà thoạt đầu nom như sắc pháo hoa. Chiến tranh cũng không hạn giới tuyến. Nó đă lách luồn vào hậu phương, leo qua hàng rào, trộn hơi thở cay sè thuốc đốt màu ch́ của nó cùng hơi thở trong vắt của dân thường, cù cạy, véo xoáy làm làm rạn tăn giấc ngủ của họ, tiêm chích, cắn nháy, bắt họ bật lên tiếng khóc. Và nơi anh, nó cào gọi bằng móng vuốt lỏng, rợn.

      Kể từ cái đêm-nhơn-nhớt-dầu-chùi-súng chưa vươn lên được b́nh minh ấy.]

 

      “Anh nghĩ, tốt hơn, em nên để tâm vào những bài học ở trường, Vân ạ. Làm một cô học tṛ ngoan vẫn là lựa chọn ưu hạng.”

      “Bộ mặt trường ốc dạo này cũng chẳng c̣n thanh b́nh nữa đâu, anh. Tiếng lao xao nơi đó đă hết rồi rộn ră hồn nhiên. Trong giảng đường, nơi phạn xá, ngoài công viên... ai ai cũng nói đến việc rút lui chưa chiến đấu của lính ḿnh. Gặp nhau đâu đâu, người ta vẫn lập lại cùng nhau câu hỏi, “sao rồi?” Sao vậy anh? Em không hiểu. Chỉ biết ngay đây, trong thành phố này, bóng dáng và âm hao của chiến tranh đă có mặt. Thành phố chúng ḿnh thanh b́nh và nhỏ bé quá, cứ tưởng chẳng đáng là mồi nhắm cho chiếc mơm tham lam của nó.”

      (thở dài) “Các sinh viên không phải dân thị xă hầu hết bỏ về nơi họ từ đó đă tới đây. Liệu cần chăng và ích lợi ǵ chăng, có chăng chỉ là đau xót, việc lập lại hết sức lạc đề một khóa ‘Quân sự học đường’ năm 66, 67 như một số người tuyệt vọng nào đó buột miệng nói lên?”

 

      Phải. Chiến tranh đă thấm trong cảm nghĩ và hơi thở của mọi người. Nó mang không phải chỉ một h́nh dáng. Nó như một khuôn phim được rửa thành nhiều bản. Giống như h́nh chụp trong các sách giáo khoa: lũ diều quạ trên một thân thể, gần, đang, hoặc đă, chết. Những đơn vị ră ngũ không phải để những tế bào của nó trở về cuộc sống an ḥa mơ ước trước kia, mà để chứng kiến và nuốt vội nỗi đau trước một công tŕnh đang ră rời không do ư muốn hay v́ sự bất lực của chính ḿnh. Thị xă vốn đông vui v́ du khách, v́ những trú nhân đến từ mọi nẻo quê hương, bây giờ co rút lại, buồn bă tạm hài ḷng với những sinh hoạt của những con dân của chính nó. (Chẳng khác ǵ sau một cuộc hội hè khi các lều trại đă được dỡ xuống, gấp lại, trả nét hoang sơ nguyên thủy về cho mảnh đất chủ.) Thành phố vắng. Sau cơn vui, cái vắng bỗng lạnh và âm thầm đáng chạnh ḷng.

      Phải. Học đường, đến một lúc nào đó, không c̣n cầm chân được những đứa tṛ, dầu ngoan cách mấy, của ḿnh. Khi tính mạng của đất nước vẫn chưa biết có qua khỏi cơn bệnh hiểm hiện nay chăng th́ mọi sinh hoạt khác đương nhiên không thể, hoặc khó, tiếp tục với mức độ b́nh thường.

      “Cuối niên khóa này, Vân tốt nghiệp? Giấc mộng làm cô giáo đă sắp thành. Gẫm lại, thời gian trôi nhanh thật. Nhớ lần đầu gặp, em, ngác ngác ngơ ngơ không khác ǵ một ‘cô se sẻ vừa mở mắt nh́n đời’.”

      “4 năm qua, việc em sáng sáng được cắp sách đến trường là quả từ bao hy sinh của ba má em. Ngày em măn khóa là ngày gia đ́nh em mong đợi nhất. Em cảm ơn câu hỏi này của anh. Nhưng anh Thanh ơi, chưa bao giờ em thấy tương lai bấp bênh như hiện giờ. Em không biết cái ngày ‘mộng nở thành hoa’ kia có đến với em? Cũng nói về học đường: giả sử mai này t́nh h́nh có ổn định được đi nữa th́ cũng phải mất một thời gian mới gọi về lại được những cánh chim đă bay xa. Đấy là em nói ‘có thể’ với 50 phần trăm khả thi. Nhưng con số 50 đó đă là khá lạc quan.”

      “Em nói chuyện chẳng khác ǵ một nhà b́nh luận thời cuộc. Đừng làm già cỗi đầu óc non trẻ của ḿnh vội. Nếu những người có trách nhiệm có được chút suy nghĩ ‘ngây ngô’ như em th́ thành phố chúng ta sống đây vẫn sẽ tưng bừng bước chân vẽ cờ, và các pḥng học của em kia vẫn sẽ ấm dịu nụ cười lạo xạo tiếng ng̣i bút trên trang giấy.”

      Ngừng một chút cho cặp mắt đậu hẳn lại trên cột điện đàm đàng xa, Thanh tiếp:

      “Vân c̣n nhớ chị Quế không? Nhà chị dưới chân tháp truyền h́nh góc Huyền Trân Công Chúa kia?”

      “Sao em lại quên được? ‘Mối t́nh lớn’ của anh mà.” Người con gái cười thật nhẹ.

      “Em đừng lẩn thẩn nữa và đừng t́m cách châm chọc anh. Dầu ǵ th́ nó cũng là dĩ văng. Một dĩ văng mà những ngóc ngách khuất nẻo nhất đều được tŕnh kể hết với em. Cái quan trọng hơn cả, là hiện tại. Và hiện tại: anh có em. Thế chưa đủ hay sao?”

      “Em không ghen với chị ấy đâu. Lần đầu, t́nh cờ gặp chị nơi cửa hàng bán len khu chợ trên, em mới hiểu tại sao anh mê mẩn là thế. Chính em là người cùng phái với chị mà vẫn không cưỡng nổi trước sức thu hút kỳ bí của chị. Một quả chín, đă lắng, không cần dậy men, mà vẫn... Thêm một lư do nữa: sự chênh lệch tuổi tác, lại là từ người nữ đổ xuống người nam, có cái ǵ đó rù quến khó cưỡng…”

      … “Mà sao bỗng dưng anh lại hỏi em về chị ấy?”

      Cô không nhận, hồn nhiên, nhưng, anh nghĩ, người đàn bà nào cũng có một chút so sánh, tị nạnh, khi đối diện trước một người đàn bà khác, nhất là người này lại là kẻ ‘đến trước’, kinh nghiệm ‘hơn’. Nhưng có điều cô không thể hiểu hết, như anh, người trong cuộc: chị Quế chính là đấng đă mở mắt anh ra với thế giới bên ngoài. Thời gian sống nơi này, trên thành phố này, nhất là trong căn nhà 12 tháng đều là tháng đông trên đỉnh đồi của chị; chính là cái thời gian đó, không gian đó, và con người đó: chị Quế, là những hơi sống phả vào cái nhân h́nh bằng đất sét nhăo, gắn vào nó đôi chân, trang bị cho nó chất tinh yếu để đứng lên, bước vào đời. Chị Quế, cùng với thời gian đó, trong không gian đó, đích thị là các căn tố đă góp phần xây dựng nên cá tính của Thanh, giúp anh hiểu được ḿnh là ai, cần ǵ. Giới hạn trong khía cạnh thẩm mỹ, cái đẹp, cái vượt trội, mà chị là minh chứng độc tôn giá trị: không buộc phải toàn bích, tṛn trịa như vầng trăng rằm như anh đă từng ‘ngây thơ’ đ̣i hỏi.      

     

      Căn nhà như một chấm mây trắng giữa nền trời xanh. Có hai con đường để đến nó: ngơ thứ nhất, bọc quanh đồi, thoai thoải, cao dần lên, dài ngoằn, nhưng dễ đi. Ngơ này hầu như chỉ dành cho 3 mẹ con bà chủ nhà, và khách khứa. Ngơ thứ hai: leo dốc. Lộ tŕnh thẳng băng như thước kẻ. Thanh, ngoại trừ đôi khi ông chủ nhà nổi hứng muốn được chia phần (ông chỉ lên xuống bằng chiếc Suzuki), c̣n th́ độc quyền chiếm giữ làm của riêng.

      Những giờ tan học, về. Lên hết con dốc (nh́n chính diện, nom gù gù như vát lưng cong của chiếc lu đựng nước mưa), tứ mùa, nhất là hè, phải nói, là một vận động thể lực ra tṛ. Sức thanh niên mà vừa chạm đỉnh là Thanh khựng lại, có khi phải cúi gập cả lưng để lấy lại kích thước cho cơ thể, thở cả bằng miệng và mũi để điều ḥa lại hô hấp. Dưới một chút, giữa mấy gốc thông cặm cờ, trên tảng đá xanh, là chị. Hầu như lần nào đi học về, Thanh cũng thấy chị ngồi đó. Chị giải thích, ở nhà cả ngày, một ḿnh, rộp khô với bếp núc, buồn, bí quá. Ra ngồi đây, nh́n lung xuống lũng. Nơi này thoáng và mát. Chim hót gần như đang hót từ đâu trên chân tóc. Đầu óc đỡ căng. Thích lắm. Sau lưng là một khoảnh rào bằng gạch, găy đổ (có thể chủ nhân trước kia định, nhưng bỏ dở việc, xây bức tường bao quanh ngôi biệt thự). Vôi vữa lam nham, nhưng, có thể dùng nó tựa đầu. Quyển sách, khi gắn bó trong tay, lúc hờ hững trên đùi.

      Thanh đang trên chóp. Nơi chị ngồi, thấp hẳn. Đường đi của mắt bắt buộc phải chạy ngang nơi này, trong tư thế xuống, trước khi đến được mấy bậc thang cẩn đá mài đưa vào (căn biệt thự duy nhất trong vùng). Không có lối khác. Và lóng độc đạo đó phải băng qua ‘chướng ngại’ duy nhất, là con người ngồi thế tượng kia. Trên nh́n xuống th́ không thể không thấy đôi vú không vải nịch cười ngoác sau rănh áo chữ V tuột chúi. Một phần cương lực của thời gian đă bị bào ṃn, khiến nó khó hoàn toàn buộc hai vốc thịt kia phải thít gô vào lồng ngực. Chúng nó đă được khá nhiều ‘tự do’, phô bày trạng thái lỏng lẻo, và nom lênh khênh thế nào! Chị cười, chào khi thấy anh. Nụ môi hơi lệch ở mép trái, nh́n, khuôn mặt như hiện ra sau lớp kiếng mờ sương. Cả hai, vú, và môi, không cái nào c̣n hoàn hảo. Chúng có dấu hiệu của chớm tiêu cực, của bất toàn. Nhưng chính cái mất hoàn hảo đó lại mê hoặc anh kỳ lạ. Và ám ảnh kỳ lạ. Đẹp, lôi cuốn, ở chị, là nhờ cái thiếu sót đó. Như sắc hoa đă ra khỏi vài bước từ cội rực rỡ. Để vươn lên giai đoạn rực rỡ thực sự của cái đă vừa trải qua, vừa vượt thoát đoản kỳ hư hụt, bây giờ hiên ngang tồn tại.

      Vân, đặt bên cạnh chị, th́ là ly nước trái cây để cạnh ly rượu nho. Cô toàn bích. Trắng bóng. Sạch sẽ như bọt xà pḥng. Anh yêu cô, và t́m thấy nghỉ ngơi. Nhưng, đôi lúc (anh luôn lâm vào t́nh trạng phân tranh với ư nghĩ của chính ḿnh:), giá mà cô (hoặc anh t́m ra ở cô) chút ǵ đó ‘chưa đủ’ th́ ly nước trái cây có lẽ nhờ khuấy thêm vào chất ‘thiếu, hụt’ kia mà sẽ thêm tác nhân gây chếnh choáng.

      “Em vào học tiếp. Anh ghé thăm chị ấy chút để mai mốt lỡ có... ǵ th́ vẫn không tự thấy thiếu sót. Cuối giờ, anh quay lại đón. Anh muốn rủ em ra phố. Chẳng biết rồi có c̣n được dịp nào ngắm lại cảnh sắc và con người nơi này nữa không?”

 

*

 

Nhật kư ghi ngày thứ nhất.

Sàig̣n, buổi sáng.

 

Vân thương yêu,

      [Quyển nhật kư viết lại sau thời gian thật lâu bỏ lửng; vài trang đầu tiên dành cho em, Vân ơi!]

 

      Thế là anh đă trở lại Sàig̣n. Tiếp đón anh là cái nắng của tháng cuối cùng trước khi thành phố bước sang mùa mưa (cái nắng mà chẳng cần nói th́ em cũng hiểu là gây điêu đứng cho anh thế nào!). Không bắt buộc phải phơi ḿnh trong đó, chỉ ngồi trốn thu một góc, trần nhà căng bao nhiêu là lớp cách nhiệt, hơi nóng vẫn t́m đến ve văn được ḿnh, vật vă, làm ḿnh đứ đừ say, và mệt. Mặt trời và hơi hướm của nó có mặt khắp nơi, khắp lúc: ban ngày, giữa trưa, phút chạng vạng, khi đêm về, khoảng hừng đông, những giờ thức, và các giờ ngủ. Mới có mấy ngày mà anh đă biến xác rơ ràng. Chẳng thế mà buổi trưa của 3 hôm trước, sau hơn 2 ngày băng bộ vượt biển, anh về đến nhà, đứng ngoài ngơ gọi vào trong chờ cửa được mở. Măi dễ có hơn 5 phút sau, bà chị anh mới bước ra. Bà ngẩn ngơ thật lâu, quên cả công việc phải làm, quay vói gọi to vào trong:

      “Má ơi, em T.về.”

      Bà cụ lếch thếch chạy, dừng ngay rănh cửa, mắt nheo lại v́ nắng. Cũng như cô con gái, cụ ngây người, đứng sững. Rồi miệng cụ lắp bắp, trong khi mắt hấp háy thêm bởi vài giọt nước đầu tiên từ trong ấy rịn lăn tṛn xuống trốn vào những giọt mồ hôi:

      “T.! Mày đấy ư con? Tạ ơn Trời Phật! Con tôi đă về!”

      Vào, sau bao câu chào hỏi, cụ bảo trông mày đen cháy như người Căm bốt ấy. (Cụ nh́n thấy anh đứng ngoài cổng, nhưng cứ ngỡ “cái ông chà vẫn ghé xin cơm hàng ngày” nên không để ư.)

 

      Về đây, ăn ngủ nghĩ ngợi với ‘nàng-nắng’ ứ ừ sinh lực, thân mật suồng să, anh càng nhớ thành phố và bé của anh. Nỗi nhớ bây giờ thêm nhiều lo ngại. Vân ạ. Anh bỏ thị xă và em lại trên ấy gần nửa khuya ngày 2. 4. Không ghé từ biệt em được. Nhưng buổi trưa cuối cùng c̣n bên nhau nh́n ngắm rừng đồi dốc hố, dầu chưa nói, anh tin em hiểu câu tạm biệt đă gửi cho em và Đà-lạt từ trong khóe mắt, hơi thở, và mạch sống của anh rồi.

      Về đến nhà trưa 4.4 (anh sẽ dành trọn phần sau lá thư này kể em nghe chuyến ‘di tản cá nhân’ của 6 người trong nhóm). Theo dơi báo, qua tin của những người Đà-lạt vừa ‘lánh giặc’ về (thực ra, lúc họ bỏ đi th́ thành phố vẫn chưa mất), và nhất là những mẩu săn ḍ lấy được từ các bác tài xế chạy lộ tŕnh Sàig̣n-Đà-lạt, lọc lắng lại, anh biết thành phố của Vân không c̣n là của chúng ta cùng hôm anh về được thủ đô. Cũng theo lời họ, Đà-lạt, sau khi đơn vị anh bỏ đi (nếu anh không lầm, là đơn vị rút lui sau cùng, song song với lực lượng Cảnh Sát Dă Chiến), người dân thành phố không c̣n bám víu được vào chiếc mộc chở che nào nữa về thực tế cũng như về tâm lư. Họ lần lượt gồng gánh nhau t́m về những nơi mà họ cho là tương đối an toàn (Sàig̣n là bảo đảm nhất. Thật ra lộ tŕnh về vùng mà họ cho là chắc chắn vẫn tua tủa chông gai: một số đến nơi yên lành, trong khi rất nhiều người khác c̣n kẹt lại giữa đường, hoặc v́ những cuộc giao tranh, hoặc v́ đạn pháo kích của địch gây trở ngại đáng kể cho việc lưu thông). Thị xă rối loạn v́ cướp do những bọn khoác áo giả lính. Thành phố, dù không cần lệnh giới nghiêm thêm (lệnh từ ai?) cũng chẳng người dám lai văng ngoài đường. Các ngơ trống trải, xác xơ. Đà-lạt mất, sau bao nhiêu thành thị trước kia, và trước bao nhiêu thị thành sau này. Tin mà bọn anh ngóng chờ lúc c̣n trên đó là đấy. Nó đă thành sự thật. Dầu hầu nằm trong dự tưởng, nhưng có mất mát nào chẳng khiến ta lặng hồn khi nó xảy ra? Với riêng anh, ngoài một phần thân thể quê hương hấp hối, mất mát này là một tang khó đặc biệt xé ḷng! Bởi hai người anh yêu nhất đời đều đang nằm trong đó: Đà-lạt, và em.

 

      Chúng ḿnh giờ như đang ở 2 vùng đất tuyệt đối không liên hệ ǵ nhau. Các chuyến xe đan lưới 2 thành phố tạm thời (cho tới bao giờ?) đ́nh chỉ. Nỗi đau phân ly khác ǵ nỗi đau của 2 con người sống trên 2 miền Nam Bắc trước đây? Đất nước ḿnh sao lắm vùng Bắc Nam như vậy? Phải chăng nhát dao ranh giới của 20 năm trước chưa đủ làm bật máu h́nh hài chữ S? Mới mấy ngày mà cuộc diện chiến tranh đă xoay chuyển đến mức khó thể c̣n hy vọng nữa! Vân ơi! Thế là giấc mộng vào đời của em đứt đoạn ngay lằn nối mỏng mảnh sau cùng giữa ước mơ và thực tế. Và bao nhiêu giấc mộng thanh niên như thế đă, đang, và sẽ rụng rơi theo độ rùng ḿnh khốc liệt của quê hương? C̣n chăng nữa nền văn minh mà chúng ta g̣ công xây dựng hằng bao bao thế hệ tiếp nối? Với sự có mặt của những con người không phải là chúng ta, thành phố xinh tươi kia sẽ ra sao?

      Anh ngồi viết cho em những gịng chữ nóng như máu mà lạnh cũng như máu châu thân anh. Viết cho em mà có thể chính anh sẽ là người đọc, bởi lẽ, từ giờ cho đến tương lai khá xa, anh không biết làm cách nào gửi chúng lên cho em. Gia đ́nh em c̣n trên ấy hay đă ḥa nhập vào ḍng sông người t́m phương lánh nạn? Ở hay rời, mức rủi ro đều khó biết. Anh cầu cho điều bất hạnh đừng đến với em. Vài tia mơ màng nhẹ nhơm thỉnh thoảng lại lóe lên trong anh: Vân của anh phải là cái ǵ khác chứ. Hồn hậu như em, hẳn phải được đáp lại bằng sự hồn hậu. Anh muốn gọi đó là hy vọng, v́ như thế mới hiểu được tại sao anh chưa ch́m hẳn trong ḷng hồ hôn ám nặng nề này. Phải như thế, Vân ạ.

 

Hôn bé,

Thanh

*

 

      Buổi họp hành quân kết thúc nhanh, theo như lời vị Chỉ Huy Trưởng, “để anh em có thời giờ chuẩn bị.” Chuẩn bị ǵ? Nét mặt buồn buồn của ông đă nói thay ông. Thanh tự hỏi, tự thâm tâm, liệu ông c̣n hy vọng chút ǵ và trông chờ vào lực ngăn nào để biến cố đừng loang rộng? Anh thấy thương ông. Con người nhân đức đó đă đau đớn thế nào khi phải nói lời từ biệt? Cũng như một số vị chỉ huy khác, hai bàn tay suông đơn côi của ông khó mà xoay chiều cục thế. Tai họa đến bằng tốc độ của băo; mà ông nghinh đón nó bằng sức chuyển lúng túng của hai bàn chân và hai bàn tay bị trói chặt. Ông bảo các thuộc cấp cứ chờ. Cũng như ông, cứ chờ. Chờ cái lệnh nào đó chắc chắn là sẽ không rớt được từ trên không. Lệnh cấm trại tuyệt đối vẫn c̣n được áp dụng từ 7 giờ chiều hôm trước đến 7 giờ sáng hôm sau. Có nghĩa anh chỉ c̣n hơn tiếng đồng hồ cho buổi ăn tối và làm vài việc vặt vănh để vào trại cho kịp. Đă quen với không khí mập mờ căng thẳng từ hơn nửa tháng nay sau khi mất BMT nên mọi người cũng tự ép ḷng thích nghi với cái chật hẹp. Với riêng Thanh, đôi lúc anh c̣n muốn đánh đu với t́nh trạng này nữa là khác, tuy rằng một phần nào kia của cái tôi trong anh cực lực nhạo báng. Buổi ra phố ăn trưa nay với Vân, nh́n đường vắng người thưa, Thanh tự dưng như nghe linh cảm đang truyền tín hiệu cho những bước chân ḿnh: hăy thầm đếm những thước đá những khối cột lần cuối để khắc dấu trong cơi ḷng bắt đầu hoang vu đang tập tành chào đón một chia ĺa có thể kéo dài vô tận. Ngọn gió độc đă thổi cháy hàng trăm ngàn mẫu cà phê, cao su vùng Tây nguyên trù phú, dọn trống lối, ch́a mồm máu thổi qua thị xă bé mọn này. Bức tường chắn gió 4 phía đă do chính chủ đất tự đập đổ. Gió sẽ đến đây, chắc thế. Chỉ là vấn đề thời gian. Chơi bạc với tai họa. Giải pháp không gọi là giải pháp. Đau ḷng sao nghĩ đến mai này, từng thước nhựa đường thị xă thương yêu quằn xoắn dưới gót chân lết lê bùn đất. Đánh đu một ngày là chậm một ngày nh́n thấy thành phố bị hy sinh. Đà-lạt với riêng anh không chỉ là vùng đóng quân. Nó c̣n là mái ấm ân t́nh, người yêu t́m được. Nó chật chội bao là kỷ niệm thời thanh niên và trưởng thành. Anh vấp té ở đây, gượng dậy được ở đây, rồi vững bước lên cũng là ở đây. Đà-lạt không là nơi anh sinh ra. Nhưng nó là nơi anh chết đi, và sống lại. Anh chết đi v́ người khác, nơi khác; và chị Quế là vị thần đă thổi hơi tái sinh vào anh. Vân tô đắp thêm phần tin yêu vào cuộc sống. Và anh đă dự tính tự dừng bước đời ḿnh sau này, tại đây. (bạn hữu, không đứa nào tin: “mày chưa vào, sao đă đ̣i ra?”) Thế mà toan tính chỉ mới khắc họa, chưa kịp điểm tô từng chi tiết đă bị hất trả về những đường nét sơ thảo. Rồi, cũng như Vân: giấc mộng của hai đứa rồi cũng sẽ bị khuất lấp mà thôi.

      Kể từ hôm nay, trên thị xă đó, ǵ có thể tồn tại?

 

*

 

      “Vân hăy ngắm thành phố cho thật lâu! Trọn buổi trưa này anh muốn cùng em đi thăm những nơi có thể đến được. Thời gian không cho phép ḿnh hào sảng như xưa, em ạ. 5 giờ chiều, anh phải vào trại. Họp. Và chờ.”

      “Cách nói năng của anh làm em sợ. Em không c̣n nghe được mùi nhựa thông và nh́n thấy tiếng chim. Không cảm được bước giá buốt của những nửa đêm ngoài phố. Không chút ǵ t́nh tứ trong nó. Không t́m được chút tính chất và ư vị nào của anh trong nó. Phải chăng...? Thôi, em không dám nghĩ tiếp nữa!”

      (đan mấy ngón vào nhau)

      “Anh chẳng thể t́m cho ḿnh lối tŕnh bày nào tương đối rơ rệt hơn? Anh cứ tách bạch với em! Tuy là con gái, nhưng em tin rằng ḿnh sẽ gom đủ nghị lực đón nhận.”

      “Hạt giống hoang mang đă tự chúng nhân lên hàng ngày. Chúng ḿnh không cần gieo thêm nữa. Bởi thật ra, cái mà em muốn biết chỉ là điều mà anh cảm thấy. Đem điều mà ḿnh chỉ cảm thấy để bắt em nhận, hay tối thiểu, ngầm hiểu như một sự thật, anh e rằng ḿnh hơi khắt khe, độc đoán, hay đẩy nó lên mức độ cao hơn th́ cũng chẳng khác chi ‘độc quyền t́m sự thật.’ Vân muốn anh của bé như thế ư? Nhớ ngày khai giảng năm nào, một vài “chàng tuổi trẻ vốn ḍng hào kiệt”, hừng hực nhuệ khí, ngất ngây hồn phách bởi thứ tửu ‘triết học’, tuy chưa hiểu cái môn mới mẻ và ‘thời trang’ kia là thế nào, đă vênh váo vẽ vờn, phán, quư vị phải thế này thế nọ... mới có thể được diện kiến với ‘nàng’ tư tưởng, được ‘nàng’ khai điểm trí năo để thụ đắc chân lư?”

      “Em sợ lắm phải nhấc chân đặt lên ‘vương quốc’ của những suy niệm, những thuyết lư. Em chỉ muốn cái cụ thể. Đành rằng chúng có thể chẳng ‘văn nghệ, văn chương, hào hoa’ tí nào, nhưng chí ít cũng không khiến ḿnh sa đà vào trong đám khói siêu ảnh nhập nhoạng bất minh như hiện nay.”

      “Bọn anh, chỉ mới chia tay với ngưỡng áo trắng học đường, chưa bước thực sự vào ngách áo ‘dưa cải’ quân sự. Với một số người, là bọn ‘ăn chưa no, lo chưa tới’. Không có dịp để nói. Mà có, hầu như chẳng tạo được một âm vang. Cũng không đủ dữ kiện để anh phân tích hay dựa vào hầu tiên đoán tương lai. Dầu không để ư đến chính trị, chắc em cũng biết được là, khi tham gia cuộc chiến này, chúng ta chỉ làm nhiệm vụ là tự vệ trước một ư đồ gây hấn. Khía cạnh anh muốn nhấn mạnh đây là, nếu đồng đô la của người Mỹ có thể giải quyết mọi vấn đề trên b́nh diện kinh tế thế giới, th́ ở đây, nó (được triển lăm qua sức mạnh của vũ khí và kỹ thuật chiến tranh hiện đại - những thứ phó sản của đồng tiền) cũng sẽ thu xếp ổn thỏa được các nan đề khác. Nhưng, nếu bom đạn của họ có khả năng hủy diệt mầm sống nơi ruộng đồng cỏ cây, và phần nào, niềm tin trong ḷng người dân miền Nam, th́ lại hoàn toàn bất lực trước con sâu trùng đỏ. Anh muốn so sánh đất nước ḿnh như một cơ thể, có máu, có tim, có hơi thở. Một vài bộ phận của cơ thể đó đang bị xâm nhập, thôn tính và hủy hoại v́ một loại khuẩn cực độc, có khả năng thoát khỏi những tia soi rọi khôn lanh của bất kỳ thứ kính hiển vi nào. Vi khuẩn thường có tính gây hấn - đặc biệt là vi khuẩn anh đang đề cập. H́nh như c̣n chưa đủ, nó lại tự trang bị bộ áo hết sức hoa ḥe diễm ảo rực hào quang giả tạo nhưng cần thiết để thu hút những cánh thiêu thân lao vào ánh lửa trù ếm ma quái. Cơ thể th́ yếu ṃn. Vi khuẩn th́ ma mănh. Hai cán cân đang ở vị thế bất xứng thấy rơ. Đôi bên đang trong một cuộc chiến càng lúc càng không đồng lượng đồng sức. Một xâm nhập dối trá. Một chống đỡ bối rối. Chung cục thế nào, hỡi cô bé không biết, không thích, và cũng không muốn dính dáng ǵ đến chính trị kia, chắc cô cũng chẳng cần vời đến một ‘suy niệm siêu h́nh,’ một đôi mắt của tia hồng ngoại xuyên thủng được sự vật ǵ cũng dễ dàng nh́n thấy, chứ?      

      Không nói được, không làm được, đành chờ đợi và chấp nhận cái ḿnh căm ghét! Thế chưa đủ năo nề sao mà c̣n muốn tước đoạt luôn của bọn anh mối suy tư và nguồn cảm giác? Người ta sợ, cấm đoán bọn anh lên tiếng, bày tỏ lập trường, và rất muốn bọn anh tung hê cả những ǵ mà nền học vấn căn bản đă truyền thụ cho. Người ta muốn độc quyền yêu nước (trong số họ, mấy ai người yêu nước thật sự?). Ngay chúng ta c̣n chưa tin tưởng - mà c̣n ganh tị, dèm pha nữa chứ - vào lực lượng của chúng ta. Th́ thử hỏi, hậu cuộc làm thế nào sáng sủa cho được?”

      “Anh cứ tuôn ra hết những ǵ chất chứa trong ḷng! Với em, anh có thể chẳng những chỉ suy tư và cảm nhận, mà c̣n bày biện chúng nữa. Em sẽ thay Đà-lạt nghe; thay Đà-lạt thông cảm, tuy rằng anh ạ, trong cuộc chuyển vần đang từng phút diễn ra, chỉ giới hạn nơi thành phố này thôi, như bao nhiêu cư dân khác, em vẫn khó thoát khỏi sức hút xoáy điên cuồng của nó.”

      “Cảm ơn Vân. Anh xấu hổ v́ tỏ ra quá ích kỷ. Cái ‘tôi’ quả t́nh thật đáng bỏ đi, với trường hợp của bọn anh. Nhưng Vân này, chẳng phải anh chỉ nhân danh những con người trẻ tuổi mà nói. Những ai c̣n thấy trong ḿnh c̣n chút ‘động ḷng’, dù từ kết quả của một lần kinh nghiệm, hay chỉ là thứ thiện giác bẩm sinh của con người, là c̣n có thể t́m thấy vị trí của chính họ trong phạm vi mà anh rào quanh. Và quả t́nh nếu biến cố ấy xảy ra, điều anh quan ngại hơn cả không phải là anh, là bọn anh - những cá nhân dầu sao cũng gánh ít nhiều trách nhiệm. Chính những con người không phương tự vệ, những cụm bóng thầm lặng cày bừa trong gió dưới mưa, biến đất chết thành đất sống để những đóa thanh xuân một mai sẽ vẽ nên, tạo thanh nhạc, và làm thơm tho dung mạo đất nước như em: tất cả họ mới là niềm bất an chính và thực.

      ... Buổi trưa Đà-lạt nay c̣n thiếu nợ anh rất nhiều nắng. Cây mimosa nhà em nợ anh rất nhiều hoa. Và thành phố cũng nợ anh luôn những chiếc khuôn má ửng, những miếng bánh môi hồng, những cô nàng nướng bánh với những chiếc áo len ‘giám thị’ khoác trên người (chẳng ‘giám thị’ là ǵ khi mỗi lần tia mắt muốn ‘len lỏi’ vào sâu chiêm ngưỡng là bị đuổi xéo ra ngay?). Chẳng ai mời mà mây kéo cả họ hàng về chăng lều chiếm hết mảnh không vi vút. Vân ơi, thương sao là thị xă cô đơn của em! Anh cứ măi c̣n cái cảm tưởng tiếc nuối khi lơi mắt khỏi một cảnh vật nào đấy, tiếc nuối y hệt như khi nhắp ngụm cà-phê cuối cùng trong tách, dầu biết rằng, ḿnh vẫn có thể pha lại tách cà-phê thứ hai, với cùng ngần ấy nguyên liệu. Hóa ra, anh vẫn muốn cái ǵ anh chạm vào phải là cái khai mào, duy nhất, trinh tuyền. Một thái độ ‘ṿi vĩnh’ buồn cười, phải không em? Ôi, ‘nếu’ một ngày phải chào tạm biệt Đà-lạt (cái ngày mà anh đặt trong điều-kiện-cách, như một kiểu cường điệu có phần làm nũng kia, không ngờ đă phá được bức màn tưởng tượng để tự viết thành con số 1, đầu tiên!), ngày ấy có lẽ anh cũng không buồn và thấy yêu và tội như lúc này.” 

      “Anh định gửi thông điệp nào cho em? Là cư dân của Đà-lạt mà phải đợi đến lúc nghe được những diễn dịch của một ‘khách du si t́nh’ như anh (anh ơi! tuy con tim anh “chỉ đập nhịp Đà-lạt” như anh vẫn nói, em vẫn chưa thể cấp ‘căn cước’ chứng nhận anh là dân bản địa được), em mới khám phá ra những nét duyên dáng tiềm ẩn của ‘thành phố nhỏ như ḷng bàn tay’ đă ủ ấp, ru hát, dưỡng nuôi em từ hơn hai mươi năm qua. Có phải quả cây nhà không ngọt, hoa vườn nhà không thơm; hay với em, thị xă quen thuộc đến từng viên sỏi nào đó bị bóc đi sau cơn mưa đều vẫn được em ghi nhận, sống hoạt như đă là một phần thân thể em rồi nên em dần mất cả ư thức về sự có mặt, vóc dáng và âm bổng trầm của nó? Có phải, tuy là báu vật, nhưng trong suy tư của ḿnh, cái câu th́ thầm hay được nhắc lại: “đương nhiên Đà-lạt (của em), ‘cơi sống ngàn năm không già’, hoặc như anh: ‘nơi chết đi để được tái sinh ngàn năm’, nó là phải thế?” nên ở em này đă hờ hững đi nhiều cái cảm tính trân trọng, nâng niu?”

      “Tim anh đầy ắp yêu thương, như muốn vỡ tung ra đây này. Sáo ngữ quá, nhưng anh chưa t́m được câu nói nào thích hợp hơn.” Thanh kéo tay Vân đặt lên nắp túi áo trái của ḿnh. Anh phải làm loăng mối xúc động, tự t́m cho ḿnh một chút bâng khuâng vui bằng cách nh́n trân vào một cành thông đang cố vươn cọng lên cao để cố níu về h́nh ảnh chấm chim vừa bay đi.

      "“Vân có nghĩ đến ngày phải xa Đà-lạt? Nói là ‘phải’,... nghĩa là...”

      “Em hiểu. Khi yêu, người ta ở vào một trong hai thái độ, có thể là cả hai: thứ nhất, ta đắm ch́m trong hạnh phúc bên người hay vật ta yêu. Ta nghĩ, và biết là ta đang hạnh phúc. Ngoài sự suy nghĩ và sự biết ấy ra, không có chỗ cho bất kỳ một suy nghĩ hay biết nào khác. Thái độ thứ hai: ai cũng muốn kéo dài hạnh phúc. Tuy vẫn hành động để duy tŕ hạnh phúc, người ta (dù là những người yêu đời nhất) vẫn vài phút giây nào đó... sợ mất! Càng yêu, càng sợ. Nếu cảm giác sợ sệt này tăng trưởng cách bất b́nh thường, nó sẽ ám hại luôn cả nguồn hạnh phúc mà người đó đang được hưởng.”

      “Đă lâu rồi, nếu hôm nay không nghe Vân th́ anh chẳng bao giờ ngờ được đầu óc húng ta lại có các ngỏ ngách lư luận hay ho như thế. Có lẽ Vân chọn lầm nhiệm ư chăng? Thế cô bé ở vào thái độ nào?”

      “Em là con người lạc quan; và luôn là con người lạc quan. Ly yaourt đầy nửa vẫn đánh thức em hơn là ly yaourt vơi nửa.”

 

*

 

      “Chắc là không bám lại được nữa rồi. Cách nào rồi cũng phải đi. Nếu tháp tùng trường th́ an toàn hơn, nhưng lại chiếm mất 6 ghế trong đoàn xe. Chúng ḿnh có phương tiện. Nên dành số chỗ ngồi ấy cho những người khác, ư tao muốn nói là cho khu gia binh.” Đỗ mở lời.

      “Cứ làm theo dự định. 6 đứa 3 xe. Một can xăng nhỏ dự trữ. Chạy. Khi nào hết chất đốt, hay v́ lư do nào không thể di chuyển được nữa th́ “bỏ của chạy lấy người”. Theo lộ tŕnh mà t́nh báo tiểu khu cho là an toàn hơn hết: Đà-lạt-Đơn Dương... Phan Thiết. Quốc lộ 20 về thủ đô không đáng tin cậy. 3 xe cố bám sát. Trường hợp bị phân tán, ngừng lại chờ nhau khoảng 10 phút. Báo động gọi tiếp cứu: 3 phát súng bắn liền nhau, 2 hồi, cách quăng 10 giây. Các điểm khác vẫn theo thỏa thuận từ trước. Không trụ th́ rút. Lưỡng lự hoài, ích ǵ. Mấy cây số đầu tiên, theo tao, nên theo sát toán quân xa cơ hữu. Khi đường xá đă sáng sủa, có thể ḿnh sẽ tách riêng.” Hào tiếp.

      “Đồng ư. Đề pḥng cướp giữa đường, tao nghĩ bọn ḿnh nên mặc quân phục. Sao trên vai cho rụng hết. Có lo th́ chỉ lo về phía kia. Đỡ hơn là mặc thường phục, phải đối phó cả hai mặt.” Thanh nói, và mong một kết thúc.

 

*

 

(c̣n tiếp)

                                                                                             

 

Nguyễn-ḥa-Trước

 

 

http://www.gio-o.com/NguyenHoaTruoc.html

 

 

 

© gio-o.com 2016