Marguerite Duras

 

 

RẠP ĖDEN

 

 

Nguyễn Đăng Thường

 

dịch và giới thiệu (6 kỳ)

 

 

kỳ 1

 

 

 

Rạp Ėden là một vở kịch kể lại câu chuyện gia đ́nh nhà văn Marguerite Duras thời kỳ c̣n ở Đông Dương và trước đó đă được kể lại trong tiểu thuyết Đập Ngăn Thái B́nh Dương. Một câu truyện nửa hiện thực nửa hư cấu.

Rạp Ėden chào đời năm 1977, lúc t́nh h́nh thế giới đă bớt căng thẳng sau chiến tranh VN, và thuyền nhân di tản trốn chế độ cộng sản chưa thực sự bắt đầu.

Đập Ngăn Thái B́nh Dương xuất bản năm 1950, lúc "chế độ đế quốc thực dân" bị lên án gắt gao, và viết bởi một tác giả thuộc cánh tả, đă gia nhập — để tránh nói "kết nạp" Đảng Cộng sản Pháp, thập niên 60-70 đă xuống đường chống Đế quốc Mỹ và chiến tranh VN — cho nên độc giả cần thận trọng và cần sáng suốt khi đọc, do bởi Đập Ngăn Thái B́nh Dương, qua một gia đ́nh "nạn nhân"  đại diện, cũng là bản án kết tội chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương.

Rạp Ėden kể lại những ngày cuối cùng của một bà mẹ (vô danh) trong ngôi biệt thự của bà và hai người con c̣n sống: cậu con trai cả Joseph 20 tuổi, và cô con gái Suzanne 16 tuổi, trong sự túng quẩn. Người chồng và con trai út đă qua đời lâu rồi.

Người mẹ thời trẻ là một gái quê miền Bắc nước Pháp. Nhờ sự giúp đỡ của nhà nước đă trở thành giáo viên. Cô giáo trẻ giàu nghị lực và tham vọng, muốn thoát ly gia đ́nh nghèo và giai cấp bần nông, đă có một giấc mơ — Giấc mơ Đông Dương — sang thuộc địa làm giàu và lấy chồng. Lấy chồng sanh được ba con th́ góa bụa. Đồng lương giáo chức không đủ để nuôi đám con nhỏ, người mẹ phải đánh dương cầm tại rạp xi nê Ėden làm nhạc đệm cho phim câm thuở ấy.

Làm giàu bắng cách sử dụng tiền dành dụm trong mười năm để thuê lại của chính phủ vài trăm mấu đất trồng lúa. Nhưng giấc mơ đă không thành v́ ruộng bị nước biển tràn ngập mỗi năm dù có đập ngăn nước. Tuy vậy, lúc cuối đời, người phụ nữ cương nghị, bướng bỉnh, gần như điên loạn, vẫn cố bám víu, cố t́m mọi cách (kể cả việc "bán" con gái) để tiếp tục giấc mơ xưa.

Dưới ng̣i bút Duras, người mẹ đă được lư tưởng hóa thành một bà "mẹ cam đảm", một "chiến sĩ" (cái đập chận sống biển) đứng về phía "dân cùng đinh, bọn nô lệ" trên thế giới (dân bản xứ), chống áp bức bạo tàn (Thái B́nh Dương, chế độ thuộc địa).

Nếu chúng ta để qua một bên thông điệp xă hội và biểu tượng chính trị, th́ câu chuyện tan rả của một gia đ́nh kėm may mắn, và về một giấc mơ phai tàn, th́ câu chuyện được kể lại trong Đập Ngăn Thái B́nh Dương và Rạp Ėden vẫn c̣n mănh lực gây xúc cảm nơi người đọc (truyện, kịch) và người xem (phim, kịch).

Ngoài ra, Rạp Ėden, gồm ba nhân vật chính và vài nhân vật phụ, lại c̣n là một vở kịch muốn cách tân sân khấu kịch: loại bỏ kịch tính cổ điển, đối thoại, cử động, cảnh trí, v.v... Nhấn mạnh, diễn tả tâm trạng, không gian và thời gian qua ánh đèn, âm nhạc, độc thoại. Người mẹ ngồi bất đông trên ghế dựa. Các vai diễn khác th́ phần lớn chỉ độc thoại. Do vậy người dịch đă loại bỏ các chi tiết không cần thiết cho bản dịch này. Để cho câu chuyện khỏi bị gián đoạn và để tránh mất th́ giờ. Độc giả có thể tự đoán ṃ ai đọc lời thoại, cũng như cử chỉ, nėt mặt, giọng nói của mỗi diễn viên khi họ xướng đọc, v.v… Nếu đoán không ra th́ cũng chả sao v́ vẫn có thể đoán hiểu được.

Người mẹ yêu Joseph nhứt. Có thể v́ lúc mang thai t́nh vợ chồng c̣n thắm thiết mặn nồng. Suzanne th́ yêu anh trai và em trai bằng nhau, nên đôi khi đă lẫn lộn anh với em và ngược lại. Giữa Suzanne và người anh là một t́nh yêu, từ phía Suzanne, gần như loạn luân, dù âm thầm và vẫn c̣n ở bên này lằn ranh đạo lư. Đó cũng là sự "mất trinh" — nghĩa đen lẫn nghĩa bóng — của ba nhân vật chính, trước cuộc sống và trong cuộc đời.

Cuối cùng, tuy là bi kịch của một gia đ́nh riêng lẻ, nhưng nó vẫn có thể là tấm gương chung về phận người: ước mơ và thực tế, hy vọng và tuyệt vọng, sự cô đơn ở mọi lứa tuổi, trẻ cũng như già, định mệnh oái oăm ác nghiệt, khả thể và bất khả của t́nh yêu, vân vân và vân vân. Đọc hay xem. Để thông cảm, suy gẫm. Để can đảm tiếp tục kiếp sống đến tận cùng. Chứ không để hít mũi sụt sùi trông người mà nghĩ đến ta, rồi tự thương thân oán trời trách đất, và "chửi mắng thậm tệ" chế độ thực dân nha.

Nguyễn Đăng Thường

 

R Ạ P   Ė D E N

 

PHẦN MỘT

 

Người mẹ sanh ra tại miền bắc nước Pháp, trong vùng Flandres thuộc Pháp, giữa xứ sở của những hầm mỏ và biển.

Nay đă gần một trăm năm.

Con gái nông dân nghèo, chị cả của bốn đứa em, bà được sanh ra, bà được nuôi nấng trên những cánh đồng bất tận miền Bắc Âu.

 

Được tỉnh huyện bảo trợ, bà xin vào trường sư phạm và trở thành giáo viên.

Nhiệm sở đầu tiên ở Dunkerque — vào khoảng tuối hăm ba và hăm lăm.

 

Một hôm bà làm đơn xin vào ngành giáo dục thuộc địa.

Thỉnh nguyện của bà được chấp thuận.

 

Bà được bổ sang Đông Pháp.

Lúc đó có thể vào năm 1912.

 

Và như thế đấy, người mẹ là một kẻ đă bỏ nhà ra đi.

Đă bỏ nơi chôn nhao cắt rún, quê hương, lúc rất trẻ, để dấn thân vào cơi vô tận.

 

Phải mất một tháng đường tàu biển đi từ Marseille đến Sài G̣n.

 

Nhiều ngày xà lan tham quan các nhiệm sở ở vùng cây cối um tùm dọc theo bờ Cửu Long.

Ở các nơi đó có bịnh phong, dịch tả và dịch chuột. Và cái đói.

 

Người mẹ đă phải đảm nhiệm rất sớm các công việc ấy. Ra đi, ĺa bỏ gia đ́nh để theo tiếng gọi lên đường. Và bịnh hủi. Và cái đói.

 

Những năm đẹp nhứt trong đời người mẹ là khi chúng tôi sanh ra. Hai đứa con trong ba năm sau khi bà kết hôn với một viên chức ngành giáo dục thuộc địa.

 

Đầu tiên là anh Joseph, rồi tôi.

 

Bà nhớ lại những năm tháng đó như một miền đất xa xôi, đến, và đi, trong nháy mắt.

 

Chúng tôi không nhớ lại người đàn bà ấy, mẹ của chúng tôi, trẻ, con cái vây quanh, được người đàn ông vô danh đó, cha của chúng tôi, yêu thương. Đẹp trai.

 

Đôi mắt, xanh, người ta kể lại. Mái tóc đen.

 

Rồi người cha qua đời. Chúng tôi vào khoảng bốn đến bảy tuổi.

 

Khoảng thời gian sau đó, bà không bao giờ vui ḷng nhắc tới nữa.

Bà chỉ nói rằng nó đă rất khó khăn.

 

Bà tiếp tục dạy học. Nhưng không đủ.

Trong suốt hai năm bà đă dạy thêm tiếng Pháp.

Rồi — chúng tôi lớn lên — và vẫn chưa đủ.

Cho nên bà đă lănh thêm nghề đánh dương cầm, trong Rạp Éden.

Và ở lại đó suốt mười năm.

Cho tới thời phim câm chấm dứt.

 

Bà đem chúng tôi tới Rạp Éden.

Chúng tôi nằm ngủ quanh đàn dương cầm trên những chiếc gối.

Bà không thể xa con cái, người mẹ. Đi đâu cũng vậy.

Bà lôi chúng tôi theo bám chặt vào người bà.

Ngoại trừ vào lúc cuối đời khi bà gần cận cái chết.

 

Bà không đ̣i chuyện văn với chúng tôi nữa.

Bất chợt bà không nh́n thấy chúng tôi nữa — cuối cùng bà chỉ nghĩ tới ḿnh đang hấp hối, đến cuộc đời của bà sắp tàn tạ.

 

Rất khắc nghiệt, bà mẹ. Kinh khủng. Không thể sống chung.

 

Đầy ắp t́nh thương: Mẹ của mọi người. Mẹ của tất cả. Mẹ của những tiếng la. Bà mẹ the thé. Rất là khủng khiễp. Bà mẹ của chúng tôi. Ôi giữa hăi hùng. Không thể sống chung: Vẫn c̣n yêu măi. Dù đă chết rồi. Mẹ của mọi người. Mẹ của tất cả. Ầm ỉ. Thét la. Hà khắc. Không thể chung sống.

 

Khóc cho cả thế giới.

Cho những đứa trẻ chết oan của vùng châu thổ.

Cho các tù nhân lê chân trên quảng đường ṃn.

 

Cho con ngựa chết, trong buổi chiều hôm đó.

 

Không Thượng Đế, bà mẹ.

Không chủ nhân.

Không đo lường. Không giới hạn, trong nỗi khổ bà nhặt khắp nơi cũng như trong t́nh thương bà dành cho thế giới.

 

Rừng, người mẹ, đại dương.

 

Chúng tôi yêu cầu sự chăm chỉ của quư vị cho những ǵ chúng tôi sắp kể ra.

 

Rất khó theo dơi, cuộc đời của người mẹ, sau Rạp Éden.

Khi bà nhất định trút trọn số tiền dành dụm mười năm để mua một đồn điền.

 

Bạc bẻo, khổ cực, cuộc đời của người mẹ. Đó là những con số.

Những tài khoản.

Những khoảng thời gian trống. Sự ngao ngán đợi chờ trong hy vọng.

 

Từ thời rạp chiếu bóng Éden mười năm đă trôi qua.

Người mẹ đă có được một số tiền dành dụm khá đủ để đệ đơn lên Ban quản trị Thuộc địa xin mua lại một mảnh đất.

 

Đó là năm 1924

 

Cả ngàn mẫu đất nằm trên đồng bằng phía tây Cao Miên, dọc theo dăy núi Voi.

Người mẹ, góa bụa, với hai con vị thành niên, do vậy được quyền ưu tiên về một phần đất ấy.

Bà được chấp thuận.

Bà xin phép được cai quản sử dụng khai thác miếng đất.

Bà sẽ không trở lại nghề dạy học.

 

Người mẹ giốc hết sức lực vào việc này, trọn cả số tiền dành dụm gởi vào Quỹ Tiết Kiệm ở Sài G̣n trong suốt mười năm.

 

Phần đất nhượng lại cho bà rất lớn: hai trăm mẫu, từ con đường xuyên rừng ra tới cửa sông

 

Năm đầu tiên người mẹ mướn thợ xây cất một ngôi biệt thự.

Bà trồng trọt nửa phần đất nhượng.

 

Cơn thủy triều tháng bảy tràn lên tấn công cánh đồng và nhận ch́m mùa màng.

 

Người mẹ chỉ c̣n phân nửa tiền dành dụm.

 

Bà khởi sự lại.

 

Cơn thủy triều tháng bảy tràn lên tấn công cánh đồng và nhận ch́m mùa màng.

 

Người mẹ phải chấp nhận sự thật hiển nhiên:

bởi v́ thường xuyên bị xâm chiếm bởi cơn thủy triều, miếng đất của bà trở thành vô dụng:

Bà đă bỏ tiền ra mua hai trăm mẫu đất mặn đầm lầy.

Bà đă ném tiền xuống biển.

 

Bà đă mù tịt về chuyện đó. Không biết.

 

Bà đă bước ra khỏi đêm tối của Rạp Éden mù tịt về mọi thứ.

Về con quỉ thuộc địa hút máu.

Về sự bất công ngự trị bọn cùng đinh trên khắp thế giới.

 

Bà hiểu khi đă quá muộn.

 

Bà chẳng bao giờ hiểu.

 

Chẳng bao giờ.

 

Muốn có một lô đất ph́ nhiêu th́ phải trả tiền hai lần. Một lần, công khai, cho chính quyền thuộc địa.

Lần thứ hai, lén lúc, cho các viên chức đảm nhiệm việc phân lô. Sau một thời gian, các phần đất nhượng chưa được khai thác, các quan chức điền thổ sẽ lấy lại.

Chính những miếng đất ấy — un thúi do chất muối — các viên chức điền thổ được trọn quyền phân chia cho những kẻ khác, đất miệt trên Cao Miên ph́ nhiêu, giá thương nhượng gấp đôi.

Không có miếng đất nào của đồng bằng được thương nhượng vĩnh viễn.

 

Không có thứ ǵ có thể mộc lên trên đất đồng bằng.

 

Đồng bằng không hiện hữu.

Nó chỉ là một phần của Thái B́nh Dương.

Đó là những vũng nước mặn, những cánh đồng ngập nước.

 

Người ta không biết rơ Thái B́nh Dương khởi sự tại chỗ nào. Cánh đồng chấm dứt ở chỗ nào.

Giữa trời và biển.

 

Đất bán.

Người ta mua.

 

Mười lăm lô đất nhượng của đồng bằng đă làm khánh tận cả trăm gia đ́nh trước đó.

Bà, bà không hay biết ǵ cả.

Bọn da trắng ở lại đồng bằng sanh nhai bằng nghề buôn bán rượu Pernod và á phiện.

Một số trong bọn họ đă chết. Những người khác được cho hồi hương.

Bà, bà không hay biết ǵ cả.

Ra khỏi đêm tối của Rạp Éden bà mang cả số tiền dành dụm trao cho sở điền địa.

Họ đă nhận phong b́.

 

Không c̣n ǵ để lại cho người mẹ.

Ngoại trừ tiền cấp dưỡng cô nhi quả phụ và đồng lương hưu trí của bộ giáo dục thuộc địa.

 

Vậy th́ bà đă làm ǵ?

 

Bà đă làm ǵ, người mẹ?

Xin nghe đây:

Không thể lay chuyển con người, người mẹ đă tấn công các cơn thủy triều của Thái B́nh Dương.

 

Bà vay tiền chà sếch-ty ở Sài G̣n — bọn cho vay tiền tồi tệ nhứt Đông Nam Á.

Bà cầm cố ngôi biệt thự.

Bà bán bàn ghế trong nhà.

Thế rồi, bà xây đập ngăn sóng Thái B́nh Dương.

 

Đập là những mô đất đấp lên các thân cây bần — không ră mục — sẽ đứng vững trăm năm, theo lời người mẹ.

 

Bà đinh chắc như vậy. Bà không cần tham khảo ư kiến các chuyên viên. Bà không đọc sách, bà đă đinh chắc như vậy.

Phương pháp của bà là hay nhứt. Độc nhứt.

 

Người mẹ đă luôn luôn hành động như vậy. Bà đă tuân theo những điều hiển nhiên chỉ riêng bà được biết.

Luôn luôn.

Cho tới lúc chết.

 

Theo một lôgic dứt khoát, chưa được kiểm chứng, mà bà không hề giải thích, và nó đă luôn luôn ở lại với bà.

Cho tới khi chết.

 

Hăy nghe đây: bọn nông đân đồng bằng, họ cũng vậy, bà đă thuyết phục họ.

Từ cả ngàn năm mà các đợt thủy triều tháng bảy xâm chiếm đồng bằng...

Không... bà nói. Không... Những đứa trẻ chết đói, những mùa màng bị thiêu hủy bởi muối, không, những cái đó không thể kéo dài măi măi được.

Họ đă tin lời bà.

Cả ngàn mẫu đất sẽ được giật ra khỏi bàn tay Thái B́nh Dương.

Mọi người sẽ giàu có.

Trong năm tới.

 

Trẻ con sẽ không chết. Hết nạn đói. Hết thổ tả.

Sẽ có bác sĩ.

Những cô giáo trẻ, trẻ như bà đă từng.

 

Người ta sẽ xây cất một con đường dài chạy dọc theo các đập nước và nó sẽ phục vụ cho những mảnh đất không c̣n muối.

Mọi người sẽ hạnh phúc. Một hạnh phúc xứng đáng.

 

Vào mùa khô các công việc bắt đầu.

Ba tháng.

Người mẹ lội xuống nước với đám nông dân, hừng đông, và trở về khi đêm xuống.

Ba tháng.

 

Rồi với những đợt triều lớn biển tràn lên tấn công đồng bằng.

Các đập nước không đủ kiên cố. Và chỉ trong một đêm chúng đă đổ nhào.

 

Nhiều nông đă bỏ đi, bằng thuyền, tới một miền khác của Thái B́nh Dương.

 

Những người khác ở lại đồng bằng. Trẻ con tiếp tục chết. Không ai oán trách người mẹ đă hy vọng.

Bùn sông chứa nhiều đứa trẻ chết hơn những đứa trẻ ngồi hát trên ḿnh trâu. Trên đồng bằng người ta không khóc thương cho những đứa trẻ đă chết. Người ta chôn chúng nó trong bùn. Người cha buổi chiều khi xong việc trở về đào một cái lỗ, và đặt thi hài đứa con nhỏ xuống đó.

 

Các đứa trẻ trở về với bùn sông, về đất của xoài rừng trên núi.

 

Các con khỉ nhỏ nơi cửa sông. Lũ trẻ. Mỗi năm đúng vào thời điểm đó, chúng lăng xả vào những trái xoài sống. Chết nhiều thêm trong những ngày kế tiếp. Những đứa trẻ khác, năm sau, sẽ thay thế chúng.

 

Đó là năm 1931.

Tôi lên mười sáu. Joseph hai mươi.

Chúng tôi c̣n ông hạ sĩ.

 

Ông đă điếc. Ông không được trả lương.

Ông ở lại. Ông yêu người mẹ bằng một mối t́nh sâu sắc.

 

Nơi đó mang tên Prey-Nop.

Cái tên này nằm trên bản đồ bộ tổng tham mưu. Prey-Nop.

Một ngôi làng bốn mươi căn cḥi lá.

 

Cách Kampot tám mươi cây số, trạm da trắng đầu tiên: Kampot.

 

Biển ít xa hơn. Cách ba mươi cây số. Vịnh Xiêm La.

Có những ḥn đảo. Trên đảo, những làng chài.

Khu rừng chạy theo biển và con đường xuyên rừng ra tới các ḥn đảo.

Khu rừng nguy hiểm.

Ở trước ngôi biệt thự, cái khối của rừng vươn lên mỗi buổi tối, trước mặt Joseph, đứa em trai săn bắn cọp.

Người mẹ sợ.

 

Ở nơi đó chúng tôi đă từng trẻ.

Ở nơi đó người mẹ đă có những hoài bảo bao la nhứt.

Ở nơi đó người mẹ đă qua đời.

 

Buổi tối hôm đó, đă tám hôm chúng tôi mua con ngựa đó và chiếc xe ngựa và Josph chở các nông dân ở Prey-Nop lên Réam.

 

Tôi vẫn c̣n nhớ bà trong buổi tối hôm đó. Bà mặc chiếc áo váy lụa màu nước lựu đă phai nơi ngực. Khi bà giặt giủ nó, bà đi nằm và thiếp ngủ chờ chiếc áo khô. Đôi khi bà đi chân đất. Bà nh́n con ngựa. Bà thổn thức. Bà khóc.

 

Con ngựa không bước tới được. Tôi kéo lê nó vào vựa lúa. Nó ráng ăn rồi bỏ.

 

Chúng tôi đă bị lừa gạt về tuổi tác con ngựa.

 

Mặt trời lặn

Tôi biết người mẹ đang nh́n con ngựa.

 

Bà đă nhuốm bịnh nặng. Bà không thể nói mà không la. Đôi khi bà hôn mê trong vài giờ.

Sự phẩn nộ, bác sĩ nói. Từ ngày những cái đập vỡ.

 

Joseph nói sẽ đi săn trong đêm đó.

 

Trong nhà kho đă có những xác nai lủng lẳng, mồm há. Chúng được treo trong ba ngày, sau đó, chúng tôi đem vất xuống sông. Giờ đây chúng tôi thích những con sếu đen. Joseph săn chúng trong các đầm lầy nơi vàm sông.

Tôi, tôi cũng thấy người mẹ.

 

Bà đi t́m một tấm chăn và một đ̣n cơm vắt rồi đem ra cho con ngựa.

 

Bà thét lên rằng con ngựa sắp chết. Rằng suốt đời nó đă kéo gỗ từ trong rừng đem xuống đồng bằng. Con ngựa cũng hệt như bà. Nó đang muốn chết. Bà thét to lên rằng con ngựa đă chết.

 

Chiều tới sớm.

Trước khi đêm xuống, tôi và Joseph ra vàm sông tắm trong con suối.

Joseph bắt tôi nhảy xuống nước.

 

Tôi sợ. Con suối đổ từ trên núi xuống. Vào mùa mưa có xác những con thú chết trôi theo ḍng nước, chim, chuột hương, những con mang. Một bận có một chú cọp.

 

Joseph đùa giỡn với lũ trẻ ở Prey-Nop. Anh cơng chúng trên vai, anh bơi lội.

Ở nơi xa, người mẹ rống.

 

Bà tự làm mệt thân xác.

 

Bà ít la hét hơn.

 

Bà không thét la nữa.

 

Rồi mặt trời lặn sau núi.

Nông dân nổi lửa với nhũng khúc gỗ tươi để đuổi cọp.

Trẻ con trở vô các cḥi lá.

 

Tôi vẫn c̣n nhớ: mùi lửa của củi tươi lan rộng trên khắp cánh đồng.

Khắp nơi cái mùi đó.

Dưới ṿm trời của con đường chạy xuyên qua khu rừng, trắng, thẳng, và bụi bặm.

Trên sườn núi, những vườn tiêu xanh biếc một màu. Phía trên là khói mù của những đống lửa. Khu rừng. Rồi bầu trời.

 

Bầu trời của miền Nhiệt Đới dập tắt mọi thứ với sự tinh khiết của nó.

Chúng tôi đă tính chuyện bỏ người mẹ lại tại nơi đó.

Rời bỏ đồng bằng.

 

Với gió biển, mùi của đảo bay tới, mùi nước mắm, nồng, trộn lẫn với mùi đầm lầy. Và mùi lửa.

 

Lúc đó chúng tôi đă nghĩ rằng tốt nhứt là bà nên chết.

 

(C̣n Tiếp)

 

http://www.gio-o.com/NguyenDangThuong.html

 

 

© gio-o.com 2017