NGU  YÊN 

Ư Thức Về Kư Hiệu Học  

tùy luận 

kỳ 7

kỳ 1, kỳ 2, kỳ 3, kỳ 4, kỳ 5, kỳ 6,    

 

 

Lời Giới Thiệu: Bài Ư Thức Về Kư Hiệu Học gồm có 10 phần. Sẽ đăng liên tiếp để độc giả tiện theo dơi. Bài này trích từ sách: Sơ Thảo: Tư Tưởng Văn Học Dẫn Vào Thế Kỷ 21 do nhà thơ Ngu Yên giới thiệu, nhận định và áp dụng những lư thuyết mới về văn chương và ngôn ngữ từ giữa thế kỷ 20 sang thế kỷ 21.

 

 

Phần 7. Sơ Thảo Systemic Functional Linguistics

Hệ Thống Chức Năng Ngôn Ngữ

 

Thử viết xuống, "Anh yêu em". Anh là nhân vật đang viết; Yêu là trạng thái thương nhớ say mê của tinh thần và cũng là hành động bày tỏ trạng thái yêu; Em là một người nữ, là những t́nh nhân, là những nhân vật đồng nghĩa, đồng dạng trong mạng lưới đàn bà. Câu viết bắt đầu từ một điểm,  mở rộng sự chọn lựa vào mạng lưới, vào bảng thống kê, ví dụ, Anh yêu cô ấy, anh yêu phụ nữ, anh yêu nàng...Bây giờ, so sánh với: Hăy cầm tay một thiếu nữ, nh́n vào mắt nàng rồi trao cho nàng tờ thư viết, "Anh yêu em". Câu này xác định rơ ràng nhân vật "em"; phát từ một điểm đến một điểm, ngắn nhất trong cú pháp. Ví dụ cho thấy không phải chỉ văn phạm, cú pháp tạo nên ư nghĩa mà phần lớn là do giao tiếp giữa người và người, trong một hoàn cảnh, trong một diễn tiến, mà ngôn ngữ có ư nghĩa riêng. Ư nghĩa riêng này, nằm trong một Mẫu H́nh chung nào đó.

Trong truyện, tác giả tạo ra môi trường, không gian, thời gian, nhân vật và không khí của truyện, để những sự kiện hoặc diễn tiến có được ư nghĩa 'riêng' mà tác giả muốn diễn tả. Sự chọn lựa từ ngữ, chữ, câu, ư trong "mạng lưới " chung để tạo thành ư nghĩa riêng là việc cần thiết cho nhà văn. Nếu không đạt được, th́ sự kiện và diễn tiến chỉ có nghĩa trên văn phạm và cú pháp, mang ư nghĩa chung, không có khả năng tạo ra thần hồn của truyện. Ví dụ, lư do khác nhau khi chọn nhân vật "chàng và nàng:" hay " Dũng và Loan" hay "Anh ấy và cô ấy ".....

Trong thơ lại càng khó hơn v́ chỉ trong vài hàng, người làm thơ phải tạo ra tất cả những ǵ mà nhà văn có thể viết trong một trang, một chương hoặc một cuốn sách. Về mặt kỹ thuật, một bài thơ có cá tính là bài thơ có 'chất sắc điệu' riêng biệt, phần lớn là do ngôn ngữ tạo ra. Sự chọn lựa cách diễn đạt của nhà thơ là định mệnh của bài thơ. Ví dụ, bài  Lời Mẹ Dạy của Phùng Quán.

Ông tạo sự giao kết giữa chủ đề, mục đích, các nhân vật và t́nh tiết trong bài thơ dài chỉ bằng 10 câu. 44 câu c̣n lại ở trước và sau đoạn thơ này chỉ làm nhiệm vụ khai mào, bổ sung, trang điểm và chi tiết hóa tứ thơ chính.

- Mẹ ơi, chân thật là ǵ? 
[...]
Con ơi một người chân thật 
Thấy vui muốn cười cứ cười 
Thấy buồn muốn khóc là khóc. 
Yêu ai cứ bảo là yêu 
Ghét ai cứ bảo là ghét 
Dù ai ngon ngọt nuông chiều 
Cũng không nói yêu thành ghét. 
Dù ai cầm dao dọa giết 
Cũng không nói ghét thành yêu 

Những dông dài vừa tŕnh bày được kỹ thật hóa vào Hệ Thống Chức Năng Ngôn Ngữ.

 

Hệ Thống Chức Năng Ngôn Ngữ

Systemic Functional Linguistics, Hệ thống chức năng ngôn ngữ, gọi tắt là HTCNNN, là một phương pháp trong ngôn ngữ học do Michael Halliday (1925 -...) khai phá từ khái niệm ngôn ngữ của người thầy J.R.Firth (1890-1960). Bắt đầu từ Anh Quốc, chuyển sang Úc Châu. Đến nay, đă được truyền bá và sử dụng rộng răi trên khắp thế giới để t́m hiểu văn bản kư hiệu, nhất là văn bản văn chương.

Trong khi đa số chủ thuyết ngôn ngữ lập thuyết trên căn bản ngôn ngữ là diễn tŕnh trong trí tuệ; HTCNNN lại quan tâm đến những đa diện của ngôn ngữ liên quan giữa người và người, giữa người và xă hội. Chủ đích khám phá và nghiên cứu cách ngôn ngữ được sử dụng trong mạch văn diễn tả và giao tiếp hàng ngày hoặc trong những văn bản văn chương. Và khảo sát diễn tiến của các kư hiệu này trong lời nói, chữ viết; không phải trong trí óc. Việc này đưa đến sự chú trọng về chức năng ngôn ngữ, (Ngôn ngữ dùng để làm ǵ); không phải cấu trúc của ngôn ngữ, (Ngôn ngữ được cấu tạo ra sao.) Khái niệm này khiến HTCNNN không đi chung đường với Cấu Trúc Luận và Giải Cấu Trúc.

 

Khái Niệm HTCNNN

Hệ Thống và Chức Năng là hai phần chính yếu của học thuyết này.

Học thuật về Hệ Thống ngôn ngữ chú trọng đến hai liên hệ tương quan: Diễn Pháp (Syntagmatic) và Mẫu H́nh (Paradigmatic). Diễn Pháp chú trọng đến thứ tự của các yếu tố ngôn ngữ diễn đạt. Trong văn bản viết, thứ tự này bao gồm văn phạm, diễn tŕnh của viết, tập quán và thói quen đa số của ngữ học. Trong khi, Mẫu H́nh quan tâm đến những yếu tố ngôn ngữ có thể thay thế cho nhau trong văn bản đặc thù nào đó. Ví dụ, "Ngh́n trùng xa cách, người đă đi rồi..." (Phạm Duy). Ngh́n trùng có thể thay thế bởi "ngàn dặm"; Xa cách có thể thay thế bằng "ly biệt." Dặm ngàn ly biệt, người đă đi rồi...

                                                                          

Biểu đồ: Diễn Pháp và Mẫu H́nh trong văn bản:

 (Trích và viết lại từ Language, Funtion and Cognitio, 2011-12, Figure 1. Chandler's diagram.)

Từ Diễn Pháp: Người đi rồi, Mẫu H́nh cho phép chọn lựa:

Người xa xôi / Người  xa mất / Người xa rồi / Người đi mất.

Mặc dù văn bản chính là "Người đi rồi" nhưng nếu đó là một cụm từ khó hiểu như " Hữu thể tuần hoàn vào siêu nhiên" th́ sự chọn lựa từ khác trong Mẫu H́nh sẽ giúp cho sáng tác viết sáng sủa hơn, giúp thưởng ngoạn dễ hiểu hơn và giúp dịch thuật trôi chảy hơn.

Riêng về dịch thuật, dịch văn bản văn chương khác với dịch văn bản pháp lư, dịch thư tín và lời nói thông thường. V́ sao người ta thường nói, Dịch văn thơ không phải là "Chuyển," không phải là "Sao y bản chánh," không phải " chữ thay chữ"....? V́ văn chương được sáng tác trong cấp bậc ngôn ngữ khác với cấp bậc ngôn ngữ b́nh thường, cấp bậc ngôn ngữ pháp lư.... Sự khó khăn của cấp bậc ngôn ngữ văn chương thể hiện trong tính đặc thù của ngôn ngữ cao cấp của mỗi dân tộc và thể hiện trong ngôn ngữ riêng biệt từ cá tính của mỗi tác giả. Nghĩa từ vựng trong tự điển không hẳn là nghĩa của từ ngữ ấy trong văn bản văn chương. Những từ ngữ "chính" trong văn bản thường phải được giám định bởi nghĩa toàn câu hoặc toàn bài. Nhất là từ ngữ thơ, khi được viết ra từ những suy tư sâu sắc, từ tưởng tượng mê mang, từ kinh ngạc bất ngờ, sẽ không có nghĩa thông thường " đồng nghĩa với từ ngữ khác trong tự điển". Sự chọn lựa trong Mẫu H́nh trở nên cần thiết cho những trường hợp này. Giúp cho câu dịch trôi chảy, ư nghĩa hơn và nhất là thuận theo văn phạm và cách viết của ngôn ngữ dân tộc được dịch sang.

(Tham khảo Wang, Bo. Theme in Translation: A systemic Functional Linguistic Perspective. International Journal of Comparative Litterature & Translation Studies Vol.2 No.4. October 2014.) 

Học thuật về Chức Năng nhắm vào những cấp bậc khác nhau. Có nghĩa: chú trọng vào hiệu quả và ảnh hưởng của ngôn ngữ hơn là cơ cấu của nó. Những chức năng căn bản:

·        Trong Diễn Pháp: Chức năng văn phạm, không chỉ dùng tổ chức kỹ thuật ngữ học, c̣n quan tâm đến chủ đề, diễn đạt.....Một số chủ thuyết khác về ngôn ngữ cũng khảo sát cùng phương diện này.

·        Khuynh hướng của các chức năng nhắm vào cách tiếp cận của lời nói; cách cung cấp thông tin; cách dàn trải ngôn từ; cách đ̣i hỏi hành động và hành động đối đáp....

·        Khảo sát văn bản như một toàn thể dùng phục vụ xă hội, duy tŕ mối tương quan trong xă hội giữa người và người, giữa các tầng lớp khác nhau.

·        Phân định chức năng đa diện của ngôn ngữ. Ngôn ngữ không phải chỉ là phương tiện truyền đạt tư tưởng. Đó chỉ là một phần trong các chức năng của nó. 

(Trích và tóm lược: Mick O'Donnell. Introduction to Systemic Funtional Linguistics for Discourse Analysis. University Autonoma de Madrid.)

Trong hệ thống này, những từ ngữ có tính kỷ thuật chuyên môn cần phải lư giải, để có thể hiểu rơ khi áp dụng vào thực hành:

·        Discourse: Diễn Đạt Nói/Viết là một tiến tŕnh của ngôn ngữ mà vài thành phần trong ngữ cảnh, mạch văn được xă hội công nhận, (15).

·        Variation và  Consistency: Biến ngữ và Định ngữ trong tiến tŕnh diễn đạt của nói/viết.

·        Văn Bản Là Ǵ?

Hệ Thống Chức Năng Ngôn Ngữ được sự ủng hộ của các nhà chuyên môn về phân tích phê b́nh, đưa đến Phương Pháp Phân

Tích Diễn Đạt Nói/Viết (Critical Discourse Analysis) và mới nhất là biến ḿnh vào Xă Hội Ngôn Ngữ Học (Sociolinguistics).

Hệ thống ngôn ngữ chia ra nhiều cấp bậc mang hiệu năng cho từng lănh vực, nhiều khi có tính chuyên môn. Ngôn ngữ trong cấp chuyên môn thường gây khó hiểu cho một người có tŕnh độ b́nh thường, như ngôn ngữ triết học, ngôn ngữ y khoa, ngôn ngữ khoa học.....

Ngôn  ngữ văn học, văn chương là luồng ngôn ngữ có cấp bậc riêng biệt, giao thoa với luồng ngôn ngữ b́nh thường, nhưng có ư nghĩa biến hóa, cao kỳ hơn, đ̣i hỏi học thuật hoặc kinh nghiệm để nhận biết.

Nhưng cơ bản vẫn là đối phó với văn bản. Ai cũng có thể hiểu từ ngữ văn bản. Nhưng trong kỹ thuật ngôn ngữ, văn bản được xem là một phần tử trong Ngữ nghĩa học.

A B N M H X L O > <

Dù là chữ, cụm chữ này không thể là văn bản. Halliday và Ihab Hassan (1925-2015) định nghĩa văn bản phải có điều kiện văn phạm, để những đơn vị liên kết trong diễn tiến, từ h́nh vị cho đến mệnh đề, mang ư nghĩa diễn đạt. Nói một cách b́nh dân, văn bản phải chứa đựng ư nghĩa, cho dù là có ngôn từ hay không. Ví dụ, bài thơ Cụ Thể (16).

Ư nghĩa câu nói, câu viết thường đến từ sự tiếp tục của diễn tiến. Nói một cách khác, văn bản thường tŕnh bày trong một thể loại luận lư nào đó. Từ những luận lư chặt chẻ của toán học, khoa học cho đến những luận lư rời rạc, cách khoảng hoặc hiểu ngầm.

Mệt lắm rồi, không theo em nữa đâu 
Mệt lắm rồi, tôi buồn thiu cúi đầu 
Con chó không về, ổ rơm lành lạnh 
Con chó không về, ai biết đêm sâu

(Cúi Đầu, Tạ Kư.)

Hai câu đầu thuộc vào luận lư liên tục trong diễn tŕnh. Hai câu sau cũng cùng một loại nhưng giữa hai cặp câu là luận lư biểu tượng. Con chó trở thành sinh hoạt nối tiếp sau khi mệt rồi không theo em nữa. Và luận lư làm cho đoạn thơ dễ được cảm nhận thay v́ phải diễn giải dông dài.

 

Đa Hiệu Năng ( Metafunction).

Tóm lại, trong khi những phương pháp khác t́m hiểu cấu trúc ngôn ngữ dựa lên Mẫu H́nh, HTCNNN dùng Mẫu H́nh là điểm khởi hành. Theo đó, sự lựa chọn ngôn ngữ luôn luôn nằm trong một mạng giao kết. Hệ thống chức năng này có thể tóm gọn là đi t́m câu trả lời cho câu hỏi: "Ngôn ngữ sinh hoạt như thế nào?". V́ vậy, hệ thống này nhắm đến chức năng, nên nó có nhiệm vụ giám nghiệm những phần tử cấu tạo và hoạt động trong ngôn ngữ, gọi là Metafunction, Đa hiệu năng: Tất cả các ngôn ngữ liên quan đến ba chức năng tổng quát chính:

- Sự tạo thành ư tưởng, Ideational.

- Giao liên giữa cá nhân, interpersonal.

- Cấu tạo văn bản ( hoặc kư hiệu không văn tự), textual.

·        Ideational, (Tạo thành ư tưởng,) giải thích kinh nghiệm về ư nghĩa của đối tượng bên ngoài tương quan với nội tâm. Ví dụ, Trước hết con vật có bốn chân, biết sủa.... được thành h́nh trong nội tâm qua các cảm quan và lư trí, gọi là con chó. Sau đó, con chó trong nội tâm người này là con vật; trong nội tâm người kia là kẻ cắn trộm; trong nội tâm khác là một bữa nhậu thịt cầy..

·        Interpersonal, (Giao liên giữa cá nhân,) diễn đạt những tương quan xă hội, nghĩa là sự liên hệ giữa các cá nhân trong xă hội. Ví dụ, "Thơ anh hay quá", trong giao tiếp với người này là lời khen; trong giao tiếp với người khác là lời chê kháy.

·        Textual, (bản văn,) phối hợp hai chức năng trên để cấu tạo ra từ ngữ, văn bản....

Ba chức năng này đến cùng một lúc để ngôn từ, ngôn ngữ có thể có ư nghĩa trong khi giao tiếp hoặc truyền đạt. Nhưng lợi hại không nằm nơi các chức năng đến mà ở nơi đi ngược lại, tức là phân tích sau khi ngôn từ, văn bản đă thành h́nh.

 

Lư thuyết của Halliday:          

Năm 2003, Halliday chính thức đưa ra lư thuyết và thực hành Hệ Thống Chức Năng Ngôn Ngữ Học. Tóm lại trong năm nguyên tắc:

·        Độ Chứa Mẫu H́nh: (Paradigmatic Dimenson).

Nghĩa là sự chọn lựa. Người sử dụng sẽ chọn từ ngữ hoặc kư hiệu phát sinh từ môi trường diễn đạt. Sức mạnh của ngôn ngữ chính là sự tự tổ chức của nó thành một mạng lưới lớn, liên hệ với nhau.

Điều này đáng lưu ư khi chọn từ ngữ trong mẫu h́nh của mạng lưới này để dịch lại từ một từ ngữ hoặc cụm từ ngoại quốc, nhất là những từ ngữ trừu tượng. Ví dụ,

 

Hold fast to dreams
For if dreams die
Life is a broken-winged bird
That cannot fly.

[...]

( Dreams, Langston Hughes.)

 

Hăy ôm chặt giấc mơ

V́ nếu mơ tàn tạ

Đời sẽ găy cánh bay

không thể lên cao vút

 

Ôm chặt: hoặc chọn 'giữ lấy', 'ǵn giữ', 'níu vững', 'trói buộc'.....

Tàn tạ: hoặc chọn 'chết', 'hủy diệt', biến mất', 'tan tành'....

Găy cánh bay: hoặc chọn 'găy cánh chim'. 'rụng rơi' ...

Lên cao vút: hoặc chọn 'bay cao', 'lướt gió', 'tung trời'....

Không nhất thiết phải theo nghĩa tự điển, nghĩa chết, mà theo mạch văn trong tinh thần thẩm mỹ của thi ca, mà chọn từ và cụm từ trong mẫu h́nh.

 

Hăy ôm ấp ước mơ trong ṿng tay

V́ khi giấc mơ không c̣n sức sống

Đời sẽ rụng rơi găy cánh chim bay

Làm sao vùng vẫy giữa trời đất rộng

 

Đây chỉ là ví dụ về sự chọn lựa mở rộng của mạng lưới ngôn từ trong một môi trường, là bài thơ.

 

·        Lề Lối Cấp Bậc: (Stratification Dimension).

Trong quá tŕnh tiến hóa từ nơi thấp nhất lên đến trật tự cao trong kư hiệu học, ngôn ngữ tạo ra những cấp bậc khác nhau trong hệ thống, ví dụ, ngôn ngữ b́nh dân, ngôn ngữ bác học, ngôn ngữ toán học. Ví dụ, truyện Trần Đại, Hoàng Guitar, Loan Mắt Nhung được xem là thành công trong lănh vực xă hội băng đảng v́ các tác giả biết sử dụng lề lối ngôn ngữ của xă hội đen.

 

Cùng một lúc, ngôn ngữ tạo ra những lề lối và ư nghĩa được tổ chức thành hệ thống theo qui luật riêng của nó; một loại mạng lưới trừu tượng. Nói nôm na là tạo ra những văn phạm tiêu chuẩn, gọi là văn phạm tự điển. Ví dụ, trong một câu phải có động từ. Tuy nhiên với sự phát triển không ngừng của ngôn ngữ, những qui luật văn phạm sẽ phải biến hóa theo. Ví dụ, văn phạm text qua điện thoại ngày nay mà giới trẻ tóm gọn, sử dụng cho nhanh và cho dễ hiểu.

 

·        Cấp Bậc Đa Hiệu Năng: (Metafunctional Dimension).

Ngôn ngữ có những chức năng bổ sung cho nhau. Nó phát triển theo nhu cầu của loài người để tạo ra ư nghĩa của thế giới chung quanh và bên trong nội tâm. Và là phương tiện để duy tŕ các mối liên hệ giữa con người.

 

·        Chiều Hướng Diễn Pháp: (Syntagmatic Dimension).

Ngôn ngữ sử dụng, nối tiếp nhau theo diễn tiến trong qui định thời gian (thời giờ dùng nói hoặc viết), và quy định không gian (vị trí trên văn bản). Cấu trúc này liên quan các đơn vị trong cấp bậc khác nhau trong mỗi tầng lớp của hệ thống ngôn ngữ. Nói cho dễ hiểu là ví dụ là ngữ pháp. Từ ngữ diễn tiến thành câu; câu thành đoạn; đoạn thành chương....

Điểm nhấn ở đây là khi sáng tác, trong một thời điểm nhất định, (thời giờ viết), trên một khoảng trống nhất định, (trên giấy hoặc màn ảnh), một từ ngữ nhất định được ư thức hoặc vô thức thói quen tuyển chọn sẽ xuất hiện. Khi từ ngữ này chiếm lấy vị trí này, nó sẽ tiêu biểu hoặc ám chỉ cái ư nghĩa nhất định mà ư thức hoặc vô thức của tác giả muốn diễn đạt. Từ ngữ này có ư nghĩa riêng trong văn bản của tác giả: có thể giống, có thể tương tựa, có thể mang nhiều ư nghĩa tiếp diễn từ ư nghĩa chung ở tự điển.

Nghiên cứu và phê b́nh đi ngược lại, từ ư nghĩa chung trong tự điển của từ ngữ này, suy xét vào văn bản, vào hệ thống ngôn ngữ, qua hoạt động của văn phạm, đi đến sự chọn lựa của tác giả để t́m ra ư nghĩa riêng, ư nghĩa thật sự.

Công việc này nhiêu khê, dù mang tính khoa học, vẫn dễ bị lầm lẫn, nhất là truy tầm từ ngữ trong thi ca. Nhưng dù sao, vẫn ít sai lầm hơn khi chỉ dùng cảm tính, sở trường trực giác và kinh nghiệm văn học riêng tư của một người để phân tích văn thơ, kể cả phê phán tác giả; cho dù là tác giả quen thân.

 

·        Mức Độ Chứng Thuyết: (Instantiation Dimension).

Tất cả những nguyên tắc trên sẽ lần lượt thuyết minh những ư nghĩa vô h́nh trừu tượng qua những ǵ cụ thể như từ ngữ, văn bản...Nói một cách khác, một văn bản cưu mang sau lưng một lề lối cấp bậc ngôn ngữ, do đó nó nói lên sự liên quan chính thức giữa tiềm năng và thực tế. Điểm lưu ư là giữa thực tế và hệ thống ngôn ngữ luôn luôn có sự phản hồi, nhờ vậy sự thuyết minh luôn luôn được cập nhất để thay đổi những phần tử thoái hóa trong hệ thống. Ví dụ, "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau", trong thời xưa, đây là câu nói ám chỉ sự khôn ngoan. Thời trước tiệc tùng, mâm cỗ hiếm hoi, nên cần đi nhanh, ăn sớm. Sông sâu biển cạn khó ḍ, chờ người đi trước, nếu họ không chết đuối th́ ḿnh theo sau. Trong thời đại bây giờ, tiệc tùng dư thừa, cao máu cao mở cao đường...cần ǵ đi trước. Đám cưới bao giờ cũng trễ giờ, không đúng sao? Lội nước theo sau, nói lên sự hèn nhát, toan tính lợi ích của cá nhân. Mặc ai đi lính giữ quê, c̣n ta trốn lính xin thề theo sau. Ở thời đại này, chợt ư nghĩa khôn ngoan trở thành tham lam và hèn nhát.

 

Systemic Functional Linguistics và Con Mèo Trèo Lên cây...

Con mèo trèo lên cây cau                       

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

Chú chuột đi chợ đàng xa

Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo

 

Dùng Hệ Thống Chức Năng Ngôn Ngữ để phân tích bài đồng dao này, trước hết, chia làm hai phần:

Câu lục bát trên nói về chuyện mèo. Câu lục bát dưới nói về chuyện chuột. Ai cũng có thể nhận ra, mèo/chuột là một cặp, tự nó đă là một câu chuyện mâu thuẫn phổ thông:. Mèo bắt chuột; hà hiếp chuột; giết chết chuột. Chuột sợ mèo; lén lút kiếm ăn, vô t́nh phá hại mùa màng, nhà cửa.

Bốn câu này theo thể thơ kể chuyện. Hai câu đầu tạo ra câu hỏi. hai câu sau trả lời. Cấu trúc theo truyền thống, vững vàng và rơ ràng trong nghĩa đen.

Câu 1: từ 'con mèo' là nhân vật chung. Không phải mèo đen, mèo vằn, mèo của ai. Đối lại bên dưới là 'chú chuột'. Tại sao không gọi là con chuột? Chữ 'chú' cho thấy người kể chuyện thiên vị con chuột, thân thiện và tŕu mến hơn 'con mèo'. Chuột được nhân cách hóa mà mèo th́ không, vẫn là súc vật. Chuột làm ổ trên đỉnh cây cau là loại chuột thích ăn hạt, trái, lúa, ám chỉ một loại chuột gần gũi chuột đồng. Một loại chuột dính dáng đến giới nông dân, chân lấm tay bùn.

Câu 2: 'Hỏi thăm', cụm từ bày tỏ sự quan tâm ḍ xét. Biểu hiện ḷng đạo đức giả.

Câu 3: V́ sao chuột phải đi chợ đàng xa? Ám chỉ một sinh hoạt vất vả, khó khăn.

Câu 4: Mắm và muối là hai thức ăn căn bản của dân quê, dân nghèo. Làm ruộng th́ mót lúa, rau trồng sân sau, mắm muối cất trữ trong nhà, cách sống này được xem là cơ bản cho người dân quê ở miền bắc và miền trung. Dân quê miền nam may mắn hơn, tôm cua cá ê hề.

Mua mắm muối không phải để cất giữ, không phải để giỗ cha ḿnh mà phải giỗ cha mèo, kẻ đáng ghét. Ám chỉ sự nhẫn nhục, luồn cúi, dâng lễ, hối lộ...của kẻ yếu.

Nghĩa bóng của bài đồng dao này ám chỉ những quyền lực của quan quyền, phú hộ (con mèo) ngoài mặt giả nhân nghĩa, thực chất là bốc lột sức lao động của dân nghèo, (chú chuột). Chẳng những phải đóng sưu cao thuế nặng, c̣n phải quà cáp đón đưa. Bài đồng dao, bên trong, kể lại câu chuyện 'nông dân' của người Việt. Dạng đồng dao dễ truyền khẩu và hát lên bởi trẻ con, không bị bắt bớ như người lớn đứng ra chống lại hệ thống quyền lực thời đó.

Có những phân tích khác cho rằng đây là việc ám chỉ quyền lực của Trung quốc hoặc Pháp quốc sang đô hộ dân ta. Thử xét xem chữ nào, cụm từ nào ám chỉ ngoại bang.

Bây giờ là lúc hữu sự của hệ thống ngôn ngữ. Bài đồng dao nằm trong cấp bậc ngôn ngữ b́nh dân, luồng châm biếm, hạng phản kháng. Trong tinh thần này, người kể (rất nhiều người qua nhiều đời để đúc kết) phải ám chỉ ngoại bang bằng một cụm từ hoặc một biểu tương nào đó, có tính b́nh dân, cùng một thể loại với các ngữ cảnh và mạch văn. Chúng ta không t́m ra được một ám chỉ nào liên quan đến ngoại bang.

Tuy nhiên như đă tŕnh bày trong phần trước, ư nghĩa của văn bản sẽ thay đổi theo thời gian, qua thời đại và được giải thích tùy hoàn cảnh. Đó là bản tính tùy nghi và ḥa hợp của biểu tượng và ẩn dụ. Bài đồng dao hội đủ điều kiện châm biếm bạo quyền, phê phán đạo đức giả, và phản đối sự bốc lột dân nghèo, nên qua nhiều thời đại dă dùng ám chỉ sự đô hộ của Trung quốc và về sau là sự xâm lược của Pháp. Bây giờ, nếu giải thích t́nh trạng dưới chế độ Cộng Sản th́ vẫn: Con mèo trèo lên cây cau.... 

 

GHI:

(15) Discourse is the process of language in some reconnizable social context(s0

(16) Trích thơ Ngu Yên trong "Thi Sĩ và Thơ".

 

Tài Liệu Tham Khảo Chung:

Ahmadpour, Kamran. Developing a Framework for Understanding Information Literacy in the 21st Century: A Review of Literature. 2014. http://faculty.uoit.ca/kay/files/capstones/Ahmadpour_%202014_FrameworkInformationLiteracy_Final.pdf

Barthes, Roland. Elements of Semiology. Translated by Annette Lavers and Colin Smith. Hill and Wang, A division of Farrar, Straus and Giroux, New York, 1977. Duke University Press, Durham and London, 1990.

Benson, Jackson j. New Critical Approaches to the Short Stories of Ernest Hemingway

Chandler, Daniel. The Basics Semiotics. Second Edition. Routledge, London and New York, 2002.

Chandler, Daniel. Semiotics for Beginners,  http://visual-memory.co.uk/daniel/Documents/S4B/

Culler, Jonathan. Theory and Criticism after Structuralism. Cornell University Press, Ithaca, New York, 1982.

Eco, Umberto. Interpretation and Over-interpretation: World, History, Texts. Lecture at Clare Hall, Cambridge University, March 7-8, 1990.

Eco, Umberto. A Theory of Semiotics. Indiana University Press, Bloomington, 1976.

Eco, Umberto. Semiotics and the Philosophy of Language. Indiana University Press, Bloomington, 1986.

Eco, Umbert. The Scandal of Metaphor: Metaphorology and Semiotics. Source: Poetics Today, Vol. 4. No. 2, Metaphor, 1983, pp. 217-257. Duke University Press.

Eggins, Suzanne. An Introduction to Systemic Functional Linguistics, 2nd Edition. Continuum International Publishing Group, London New York, 2004.

Ellis, John M. Against Deconstruction. Princeton University Press, Princeton , New Jersey,1989.

Halliday, M.A.K. and Jonathan J. Webster. Continuun Companion to Systemic Functional Linguistics. Continuum International Publishing Group, London New York, 2009

Hermawan, Andri. A Semiotic Analysis on Kim Addonizio's Poems Based on C.S. Peirce's Theory. 2010.

Hoopes, James. Peirce on Signs. The University of North Carolina Press, 1991.

Juan, Jr. E. San. In Lieu of Saussure: A prologue to Charles Sanders Peirce's Theory of Signs. http://clogic.eserver.org/2012/SanJuan.pdf.

Langendoen, D. Terence. Review: Linguistics at the Begining of the 21st Century. Reviewed work(s): The Handbook of Linguistics by Mark Aronoff: Janie Rees- Miller. Source: Journal of Linguistics, Vol. 38. Nov. 3 (nov., 2002) pp. 627-643. Cambridge University Press.

Leitch, Vincent B. Literary Criticism in the 21st Century. Bloomsbury, NewYork, USA, 2014.

Marmaridou, Sophia and Kiki Nikiforidou and Eleni Antonopoulou. Trends in Linguidtics. Reviewing Linguistic Thought. Converging trends for the 21st Century. Mouton de Gruyter, Division of Walter de Gruyter GmbH & Co. KG, Berlin. 2005

Peirce, Charles Sanders. Writings on Semiotic, First Edidition. University of North Carolina Press, Chapel Hill and London. 1991.

Saussure, Ferdinant and Roy Harris. Course in General Linguistics. Open Court, Chicago and La Salle, Illinois, 1998.

Scholes, Robert. An Introduction Structuralism In Literature. New Haven and London, Yale University Press, 1974.

Stanford Encyclopedia of Philosophy. Peirce's Theory of Signs. Published 2006, revised 2010.

Young, Lynne and Claire Harrison. Systemic Funtional Linguistics and Critical Discourse Analysis, Studies in Social Change. Continuum London-New York, 2004.

 

 

Ngu Yên 

http://www.gio-o.com/NguYen.html

 

© gio-o.com 2015