gio-o.com số đặc biệt Tết Rồng Vàng 2012

 

Lydia M. Fish

Buffalo State College, New York

 

TƯỚNG EDWARD G. LANSDALE VÀ

CÁC BÀI DÂN CA CỦA MỸ

TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM

 

Ngô Bắc dịch

 

Lời Người Dịch

Bản văn được dịch dưới đây chiếu rọi ánh sáng vào một khía cạnh ít được lưu ư đến trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam: các bài nhạc được soạn mới, hay đặt lời theo giai điệu của các bài nhạc đă nổi tiếng, được hát và tŕnh bày giữa các quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, và về sau cả ở trên đất Mỹ.

Như cố Giáo Sư Kim Định đă viết, “Âm nhạc là tiếng động của ḷng” và v́ thế để diễn đạt chính yêu các cảm tính, các xúc động của tâm hồn mà không cần có sự can thiệp của lư luận, hay chỉ nhằm mục đích giải trí thuần túy.  Các bài nhạc được trích dẫn trong bài viết hay trong phần phụ lục phản ảnh phần nào các cảm nhận ít nhiều trung thực, nói lên các khía cạnh khôi hài, như bài Chu Yên, nhái theo giai điệu và thuật theo cùng cốt truyện của bài dân ca “New York Girls”, trong đó cảnh giác các chàng trai Mỹ trẻ tuổi đừng mắc lừa các cô gải Việt Nam để rồi bị lột sạch hết tiền bạc; hay châm biếm, đôi khi nhẹ nhàng nhưng phần lớn chua cay như trong các bài Silver Wings (Cánh Bay Màu Bạc) hay c̣n có nhan đề (Green Flight Pay: Phụ Cấp Bay [Trên Rừng] Màu Xanh Là Cây), McNamara’s Band (Ban Nhạc Của McNamara), Cố Vân Mỹ Của Tôi (My American Adviser), [hăng máy bay] Air America, Pacified This Land One Hundred Times: Đă B́nh Định Đất Nước Này Một Trăm Lần).  Sự mệt mỏi, chán nản, các khía cạnh tiêu cực, tàn phá của chiến tranh, các ư hướng phản chiến hay thậm chí ca ngợi bên địch vốn chỉ được hay biết mù mờ, mông lung, được nh́n thấy qua các bài Downtown (Xuống Phố), Montagnard Sergeant,  (Nữ Trung Sĩ Người Thượng) Arrivederci Sàig̣n (Giă Từ Sàig̣n) .  Một số bài hát nặng về tuyên truyền chính trị cho thấy sự cường điệu quá lố bịch, như trong bài Mow the little Bastards Down (Diệt Cho Sạch Lũ Con Hoang Nhỏ Bé) hay c̣n có một nhan đề khác là Strafe the Town and Kill the People (Oanh Tạc Thành Phố và Hạ Sát Dân Chúng,  khuyên các phi công Mỹ nên cất cánh vào sớm sáng Chủ Nhật để kịp bỏ bom người dân đang giờ cầu nguyện trong nhà thờ, hay thả ít kẹo xuống dụ dỗ trẻ em mồ côi tụ tập lại để bắn giết cho sạch”.  V́ thế, các khía cạnh chính trị của các bài hát trong chiều hướng này khó có thể xem là các chứng liệu nghiên cứu lịch sử, cho dù lác đác trong các bài hát cũng có đề cập đến một vài chi tiết của t́nh h́nh thời đó. 

Các bài nhạc cũng được đặt lời với các đặc ngữ về quân sự, hay các tiếng lóng thường dùng trong quân đội Mỹ, chẳng hạn Hà Nội thường được đặt cho biệt danh là Downtown (Dưới Phố), và đi xuống phố có nghĩa đối với các phi cơ Mỹ nhận lệnh oanh tạc Downtown là có thể đi gặp “Bác Hồ”.  Người dịch phụ chú trong bài dịch một số đặc ngữ và tiếng lóng này để người đọc dễ t́m hiểu nội dung các bài hát hơn.  Một số tiếng Việt cũng được dùng xen vào trong các bài hát tiếng Mỹ, như nước mắm, cố vấn Mỹ, bia ba mươi ba, VC, lính Bảo An và Dân Vệ ….

Chân thành cảm ơn tác giả, Giáo Sư Lydia M. Fish, Giám Đốc Chương Tŕnh Vietnam Veterans Oral History and Folklore Project, Department of Anthrology, Buffalo State College, Buffalo, New York 14222, đă gửi cho tôi bài nghiên cứu đặc biệt này cùng nhiều tài liệu liên hệ khác, cũng như một số cảm tưởng của tác giả về âm nhạc Việt Nam.  Tiếc rằng bản dịch sang tiếng Việt này đă chỉ được xuất hiện sau hơn 20 năm từ khi nhận được./- Ngô Bắc.

*****

 

Các bài dân ca chức nghiệp của người Mỹ, cả quân sự lẫn dân sự, đă phục vụ trong Chiến Tranh Việt Nam liên hệ chặt chẽ với các bài hát của các cuộc chiến tranh sớm hơn.  Chúng cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự hồi sinh dân ca và bởi nhạc đồng quê và b́nh dân (* a).  Sự hiểu biết của chúng tôi về các bài hát này gần như hoàn toàn nhờ ở công tŕnh của Tướng Edward Geary Lansdale, kẻ, ngoài sưu tập bao quát của ông về các bài dân ca, đă sử dụng dân ca như một phương tiện của chiến tranh tâm lư và như một phương tiện để truyền đạt tin tức t́nh báo.

***

Đối vớí phần lớn chúng ta, Chiến Tranh Việt Nam có luồng ghi âm thanh của nhạc rock and roll (giựt và lăn) (* b).  Gân như mọi tiểu thuyết, hồi kư, hay lịch sử truyền khẩu về chiến tranh bởi một cựu chiến binh đều có đề cập đến âm nhạc mà tác giả đă nghe trong nước.  Tất cả những bài hát của thập niên 1960 đă là một phần của đời sống tại khu chiến đấu; các binh sĩ nghe nhạc tại bụi cây và trong các hầm trú ẩn (Perry 1968).  Các máy thu thanh Sony, dàn nhạc âm thanh nổi (stereo) hiệu Akai, và các đầu máy nghe băng hiệu Teac được cung cấp một cách dễ dàng, âm nhạc Hoa Kỳ được tŕnh diễn sống bởi các ban nhạc giựt mạnh (rock bands) người Phi Luật Tân có mặt khắp nơi, Mạng Lưới Phát Thanh Quân Đội Hoa Kỳ tại Việt Nam (AFVN) (* c) phát thanh suốt ngày đêm, và các binh sĩ vừa đến hàng tuần với các đĩa nhạc mới nhất từ Hiệp Chúng Quốc.  Các trạm của đài phát thanh lậu do GI (* d) (cựu chiến binh Hoa Kỳ) điều hành, chơi phần lớn nhạc rock chua chát nặng nề, là một phần của phản văn hóa chiến tranh trong nước.  Ngay địch cũng góp âm thanh vào âm nhạc Hoa Kỳ trên các làn song phát thanh; Đài Phát Thanh Hà Nội chơi nhạc rock và nhạc soul (* e), trong khi một loạt các nữ xướng ngôn viên nhỏ nhẹ với giọng Anh Ngừ trường đại học Oxford được gọi chung đối với binh sĩ là Hanoi Hannah cạnh tranh với Chris Noel, người thay đĩa nhạc của đài AFVN, để tranh thủ nhân tâm của các binh sĩ Hoa Kỳ.  Các binh sĩ có danh sách bốn mươi bài nhạc hàng đầu của riêng họ: các bài hát về việc trở lại quê nhà, như “Five Hundred Miles” (Năm Trăm Dặm), hay “Leaving on a Jet Plane” (Giă Từ Trên Một Máy Bay Phản Lực), hay  các bài nằm ch́m trong các tuyển tập mỉa mai hơn hay u uẩn hơn phản ảnh các kinh nghiệm của họ: “Run Through the Jungle” (Chạy Xuyên Qua Khu Rừng), “Bad Moon Rising” (Trăng Mờ Lên Cao), “Paint It Black” (Hăy Sơn Nó Bằng Màu Đen) hay “The Night They Drove Old Dixie Down” (Đêm Đẩy Cho Miền Nam Cổ Lỗ Ngă Xuống”.  Các sự tham chiếu đến âm nhạc b́nh dân là một phần kết hợp của ngôn ngữ chiến tranh: “Puff the Magic Dragon”(Phun Ra Con Rồng Ảo Thuật” hay “Spooky” (Có Con Ma) có nghĩa một chiếc máy bay vận tải được trang bị với các súng máy, “rock and roll” (Giật và lăn tṛn) có nghĩa bắn từ khẩu súng M-16 với chế độ hoàn toàn tự động.  Nhưng cũng có những bài hát khác tại Việt Nam – các bài hát được sáng tác bởi các người đàn ông và đàn bà Hoa Kỳ, dân sự và quân sự, các người đă phục vụ ở đó, cho chính họ.

       Một số trong những bài này là bộ phận của văn học dân gian chức nghiệp truyền thống của giới quân sự.  Các phi công bay từ các hàng không mẫu hạm và ra khỏi Thái Lan đă hát các bài hát nổi tiếng đối với những người đă phi hành trong hai cuộc Thế Chiến và Chiến Tranh Hàn Quốc: “Give Me Operations” (Giao Cho Tôi Các Phi Vụ), “Save A Fighter Pilot’s Ass” (Hăy Giữ Lấy Đít (Mạng Sống) Của Một Phi Công Chiến Đấu), “There Are No Fighter Pilots Down in Hell” (Không Có Các Phi Công Chiến Đấu Rơi Xuông Hỏa Ngục).  Đại Úy Kris Kristofferson đă viết lại một trong những bài hát phổ thông nhất trong tất cả các bài hát về Chiến Tranh Hàn Quốc, bài “Itazuke Tower”, tại Đức Quốc và các bạn phi công trực thăng của ông đă mang nó sang Việt Nam nơi nó được hát là “Phan Rang Tower” (Tháp Kiểm Soát Không Lưu Phan Rang) và được viết lại một lần nữa bởi Dick Jonas cỡi máy bay Phantom thành bài “Ubon Tower” (Tháp Kiểm Soát Không Lưu Ubon).   Họ đă học các bài hát của RAF [Royal Air Force: Không Lực Hoàng Gia”, chú của người dịch] như “Stand to Your Glasses” và các bài hát của Lục Quân Anh Quốc như “I Don’t Want to Join the Army” từ các người Úc Đại Lợi phục vụ tại Việt Nam.  Một số các bài hát nảy sinh trực tiếp từ kinh nghiệm Việt Nam: trong mùa xuân năm 1970, các quân nhân của tiểu đoàn 2, trung đoàn 502 Sư Đoàn Nhảy Dù 101 đă sáng tác ra một trong những bài hát truyền cảm nhất của chiến tranh, The Bonnie Rat Song, (* f) và đă chỉ định một người bảo quản bài hát của đại đội (Del Vecchio 1983: 100-101; Rosenberg 1988).  Trong một số trường hợp cả lời và nhạc là nguyên thủy; thông thường các ca từ mới được đặt ra cho các lối hát dân ca, đồng quê, hay b́nh dân.  Chỉ mỗi bài “Ballad of the Green Berets” ( * g) không thôi của Barry Sadler đă sản sinh ra hàng nhiều tá lời ca nhại lại. 1

       Các bài hát này đă phục vụ như một chiến lược cho sự sống c̣n, như một phương tiện của sự xác định và gắn bó của đơn vị, như sự giải trí, và như một cách để bày tỏ xúc cảm.  Tất cả các đề tài truyền thống của dân ca quân đội có thể được t́m thấy trong các bài ca này: sự ca ngợi nhà lănh đạo vĩ đại (“We Flew in the Wolfpack with Robin Olds”), vinh danh các hành vi anh hùng (“Doumer Bridge”), các lời than thở cho cái chết của các chiến hữu (“Blue Four”), sự gièm pha của các đơn vị khác (“Green Flight Pay”), và cá sự phàn nàn về các sĩ quan không có khả năng (“The LT Who Never Returned”) và các lính hậu cần ưa khoa trương hư vinh (“Saigon Warrior”).  Giống như các binh sĩ từ thủa hồng hoang họ hát về các cuộc thi uống bia rượu hào hùng (“Beer La Rue”) và các cuộc gặp gỡ với các phụ nữ trẻ ngoại quốc ( “Saigon Girls”).  Các bài hát đă cung cấp một phương tiện cho việc bày tỏ sự phản đối, nỗi lo sợ và niềm tuyệt vọng, về sự buồn phiền và ḷng khát khao về quê nhà.  Một vài bài hát cho thấy sự nhập vai thông cảm với kẻ địch; tôi t́nh cờ bắt gặp gần đây một bài hát rất ḥa nhă của các phi công chiến đấu cơ tŕnh bày từ quan điểm của một cô gái đang yêu một tài xế xe vận tải Bắc Việt trên đường ṃn Hồ Chí Minh.  Những bài khác, đặc biệt lúc cuối chiến tranh, th́ cực kỳ bạo động: “Strafe the Town and Kill the People”, “Chocolate-Covered Napalm” và “We’re Going to Rape and Kill”.

       Các nhân viên dân sự phục vụ tại các cơ quan dân sự chẳng hạn như AID (Agency for International Development: Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế), CORDS (Civil Operations and and Revolutionary Development Support: Các Hoạt Động Dân Sự Và Yểm Trợ Phát Triển Cách Mạng), Bộ Ngoại Giao và CIA (Cơ Quan T́nh Báo Hoa Kỳ) có các bài hát riêng của họ.  Jim Bullington, người đang làm việc cho AID tại Quảng Trị năm 1968, đă viết bài “Yes, We Are Winning” trong khi ông ta đang trốn tránh tại Huế trong cuộc Tổng Tấn Công Tết năm đó (Bullington 1985).  Tại Dong tam [Đồng Tâm?], Emily Strange (thuộc Hội Hồng Thập Tự), với người bạn của bà là Barbara Hagar (USO), đă viết bài “Incoming”, phàn nàn về việc phải đi đến các hầm trú ẩn mọi buổi tối, và đă hát nó cho các người lính bộ binh hâm mộ tại các căn cứ hỏa lực (Strange 1988).  Các nhân viên của OCO (Offive of Civil Operations: Văn Pḥng Các Công Tác Dân Sự) và JUSPAO (Joint United States Public Affairs Office: Văn Pḥng Các Sự Vụ Công Cộng Hoa Kỳ Hỗn Hợp) đă đóng góp bài “Where Have All the Field Reps Gone” và “God Smite Thee, Barry Zorthian”.  Họ kêu ca về sự không đúng giờ của các chuyến bay của Air America (“Damn Air America, You’re Always  Late”) và sự vô hiệu quả của các nỗ lực b́nh định (“We Have Pacified This Land One Hundred Times”).  Bài “The Cosmos Tabernacle Choir” được soạn bởi các nhân viên CIA thường gặp gỡ nhau tại Quán Cosmos Bar gần Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ.  Các bài hát của họ có tính cách vừa mỉa mai vừa khôi hài; “Counting Geckos on the Wall”, “Deck the Halls with Victor Charlie” và “I Feel Like a Coup Is Coming On”.  Nhóm c̣n có thực hiện cả một bức tranh cắt dán, tŕnh bày các chai bia Ba Mươi Ba [nguyên bản viết sai là Bau Mươi ba, chú của người dịch] vung văi từ một vụ nổ, vẫn c̣n có thể nh́n thấy trên các bức tường của các quán rượu tại McLean và Langley [trụ sở của Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương Hoa Kỳ, chú của người dịch] (Allen 1988).

       Mọi luồng của truyền thống âm nhạc Hoa Kỳ hội tụ trong các bài nhạc về Chiến Tranh Việt Nam.  Ảnh hưởng của sự hồi sinh dân ca th́ mạnh mẽ, đặc biệt trong thủa ban dầu hay thời kỳ cố vấn của chiến tranh.  Nhiều binh sĩ, đặc biệt các sĩ quan trẻ giáp mặt với sự hồi sinh tại trường đại học, đă sẵn là các nhạc sĩ giàu kinh nghiệm trước khi họ tới Việt Nam.  Một ít người mang theo nhạc cụ với ḿnh, các người khác đặt mua chúng từ Hoa Kỳ (Lem Genovese nhớ là mua một chiếc thụ cầm tự động (autoharp) qua thư tín từ hăng Sears Roebuck) hay đă mua các chiếc đàn guitar của Nhật Bản từ PX [cửa hàng Quân Tiếp Vụ của quân nhân Hoa Kỳ, chú của người dịch] hay tại thị trường địa phương.  Nhiều người trong họ cùng hát với nhau trong các ban tam ca kiểu Tam Ca Kingston Trio hay tứ ca: ban Merrymen, ban Blue Stars, ban Intruders, ban Four Blades.  Các nhóm nhạc đồng quê cũng được thành lập tại Việt Nam và nhiều bài hát được dựa trên các bài nhạc đồng quê được ưa thích: “I Fly the Line”, “Short Fat Sky”, và “Ghost Advisors”.  Một trong các nhạc sĩ vĩ đại nhất về chiến tranh, Dick Jonas, đă viết gần như hoàn toàn trong truyền thống này.  Sau này trong cuộc chiến, nhiều người lính trẻ đă chơi trong các ban nhạc rock (giựt mạnh) trước khi bị trưng binh và điều này cùng thế, đă được phản ảnh trong âm nhạc.  Một số trong các bài hát của phong trào phản chiến tại quê nhà cũng được hát tại Việt Nam; một đêm tại Khe Sanh, tác giả Michael Herr đă nh́n thấy một toán bộ binh ngồi thành một ṿng tṛn với một chiếc guitar hát bài “Where Have All the Flowers Gone?” (1977: 148).

       Joseph Treaster, một nhân viên của văn pḥng báo The New York Times tại Sàig̣n, đă viết trong năm 1966:

Hầu như mọi câu lạc bộ đều có một nhạc sĩ thường trú, thường là người chơi đàn guitar, kẻ mà mọi người vây quanh, hát lên các bài ca về các cuộc sống của họ tại một xứ sở xa lạ và về cuộc chiến mà họ đang chiến đấu.  Các bài hát được nối buộc với các sự ám chỉ chính trị và sự mỉa mai và chúng vang vọng các sự thất vọng về “cuộc chiến tranh nhỏ bẩn thỉu” biến thành cuộc chiến tranh lớn bẩn thỉu.  Trên hết, các bài hát phản ảnh khả năng của người Mỹ [Yank trong nguyên bản, hay Yankee, nguyên thủy chỉ người Mỹ da trắng vùng đông bắc Hoa Kỳ, chú của người dịch] trong thời chiến tự cười nhạo ḿnh trong một t́nh trạng khó khăn.  Các bài hát gia tăng mau chóng khi trước tiên một người, sau đó một kẻ khác, cất lên một lời ca trong khi người chơi đàn guitar t́m các hợp âm.  Các bài ca thường là các bài cũ vốn được ưa chuộng. [1966: 104].

       Các ảnh chụp tại Văn Khố Truyền Thông Bất Động của Bộ Quốc Pḥng (DOD Still Media Archives) và các tranh vẽ tại các sưu tập nghệ thuật của Thủy Quân Lục Chiến và Bộ Binh cho thấy các người lính chơi đàn guitar trong các quán rượu, trong các hầm trú ẩn, hay trong khi ngồi dưới mặt trời tại trại căn cứ.  Một ảnh chụp của Hải Quân cho thấy một nhóm được gọi là Westwinds tŕnh diễn cho các thủy quân lục chiến bị thương trên sàn tàu đổ bộ tấn công mang tên Iwo Jima.  Ba thành viên của ban Merrymen đă gặp gỡ và tŕnh diễn cùng với nhau lần đầu tiên trên một chiếc tàu chở lính sang Việt Nam.  Tác giả Joseph Tuso (1971: 2-3) đưa ra một sự tŕnh bày sống động về các bữa tiệc chính thức tại một Câu Lạc Bộ Các Sĩ Quan Không Quân tại Thái Lan; các ca sĩ đơn ca hay các nhóm cung cấp phần giải trí trong bữa ăn và các bản nhạc in sẵn đôi khi được phân phát để mọi người có thể cùng tham dự.  Trong sưu tập riêng của tôi, tôi có các cuộn băng của các cuộc tŕnh diễn tại các bữa tiệc từ giă và ḥa nhạc, tại các câu lạc bộ sĩ quan và các quán rượu, các doanh trại và các hầm trú ẩn.

       Cùng kỹ thuật giúp cho các binh sĩ có thể nghe được nhạc rock “từ vùng Châu Thổ cho đến vùng Phi Quân Sự (DMZ)” đă cung cấp các điều kiện lư tưởng cho sự truyền tải văn học dân gian.  Sự cung ứng rộng răi các máy thâu nghe băng cầm tay rẻ tiền có nghĩa rằng các buổi ḥa nhạc, các đêm nhạc tại nhà ăn chung, hay các cuộc tŕnh diễn tại quán rượu không chính thức có thể được thâu âm, sao chép, và chuyển cho bè bạn.  Một số nhóm đặc biệt được ưa chuộng đă thực hiện các băng nhạc dành cho các người mến mộ và nhiều ca sĩ có các bài hát rời được ưa thích cắt ra từ đĩa hát.  Chúng ta biết rằng các bài hát này đôi khi được chơi trên Đài Phát Thanh AFVN và chúng có lẽ cũng được chơi trên “mạng lưới dởm: bullshit net” mà các binh sĩ điều hành một cách bất hợp pháp trên các máy thu thanh dă chiến.  Tần số cực kỳ lớn của sự di động binh sĩ có nghĩa các bài hát này được loan truyền một cách mau chóng.

       Một số trong các bài nhạc này c̣n có cả sự bảo trợ chính thức.  Vào đầu thập niên 1960, Sở Thông Tin Hoa Kỳ (United States Information Service: USIS) đă bảo trợ các chuyến lưu diễn ở Việt Nam bởi các nhóm dân ca Hoa Kỳ, mặc dù các nhóm này đă tŕnh diễn phần lớn cho dân làng Việt Nam hơn là cho các binh sĩ Mỹ.  Các nghệ sĩ tŕnh diễn có tài năng đặc biệt và các nhóm thường được lựa chọn để đại diện cho các đơn vị của họ tại các phiên họp của các cấp chỉ huy hay để chiêu đăi các quan khách đến viếng thăm.  Trong năm 1965 Hershel Gober đă thành lập một ban nhạc gọi là Black Patches và đă được gửi đi lưu diễn cho các binh sĩ, kể cả một “cuộc tŕnh diễn chỉ huy” dành cho Đại Tướng Westmoreland.  Sau này trong cuộc chiến, Bill Ellis, kẻ đă viết các bài nhạc về Sư Đoàn Kỵ Binh Thứ Nhất (First Cavalry Division), được rút ra khỏi việc chiến đấu và phái đi ṿng quanh để hát cho các quân nhân tại các căn cứ hỏa lực xa xôi, nơi mà các nghệ sĩ tŕnh diễn của USO không thể tới.  Ông cũng trích từ một đĩa hát, một bản sao của phần trích này đă được gửi cho từng thành viên của sư đoàn khi ông quay trở về Hoa Kỳ.  Một ít các nhà tŕnh diễn này được quay phim hay thâu âm để phát đi trên đài truyền thành hay truyền h́nh trên mạng lưới của Đài Phát Thanh AFVN hay tại Hoa Kỳ.

       Không nhà văn học dân gian nào nghĩ đến việc thu thập các bài hát này, mặc dù Saul Brody (1969) đă đặt luận án Cao Học của ông trên một cuộn băng và một tuyển tập bài ca của các bài hát của phi công trực thăng mà ông đă có được trong nhiệm kỳ công tác của ḿnh tại Việt Nam.  Hai sĩ quan Không Lực, Joseph Tuso (1971) và James Durham (1970) có ấn hành các sưu tập tuyệt hảo với lời các bài ca mà họ biết được trong nước, và Bill Getz bao gồm tài liệu Chiến Tranh Việt Nam trong công tŕnh hai tập xuất sắc của ông về các bài hát của Không Lực (1981, 1986).  Tuy nhiên, trừ ngoại lệ về bài viết của Tuso, được ấn hành trong tạp chí Folklore Forum năm 1971, các nguồn tài liệu này không được tiếp cận một cách dễ dàng đối với các nhà văn học dân gian.  Chính từ một sĩ quan Không Quân khác, Thiếu Tướng Edward G. Lansdale (1908-87) (xem h́nh 1), mà chúng tôi có được phần lớn sự hiểu biết của ḿnh về các bài hát của Chiến Tranh Việt Nam.

 


Edward G. Lansdale, khoảng 1953 [Photo courtesy of Pat Lansdale]

Lansdale, một nhân vật truyền kỳ tự bản thân (cựu giám đốc CIA, William E. Colby, xem ông là một trong mười điệp viên vĩ đại nhất của mọi thời đại), được biết đến nhiều nhất bởi các sử gia quân sự về khảo hướng không chính thống của ông đối với chiến tranh phản nổi dậy.  Trong phần giới thiệu cho quyển tiểu sử tuyệt hảo của Cecil Currey về Lansdale, Colby viết:

Các trận đánh của ông là trên các ư tưởng và các vũ khí của ông đă là các khí cụ để thuyết phục, không phải để hạ sát.  Ảnh hưởng của ông đối với người Á Châu phát xuất nhiều từ sự ưa thích của ông muốn nghe họ hơn là sự cưỡng bách phải nói với họ, một tính chất không may hiếm thấy nơi các người Mỹ khác mà họ hay biết.  Ông quan tâm nhiều hơn đến các bài hát và chuyển kể của họ hơn là các đồ vũ trang của họ, và tin tưởng lịch sử và các truyền thống phong phú của người dân quan trọng hơn các kho dự trữ quân sự của họ trong trường kỳ. [1989:xi]

       Phần lớn sự nghiệp cỷua Lansdale được dành cho việc phát huy chính nghĩa dân chủ tại các nước đang vươn lên, chính yếu tại Phi Luật Tân và Việt Nam.  Ông bị thuyết phục rằng các vũ khi tốt nhất của một chính phủ chống lại sự nổi dậy của cộng sản là sự ủng hộ thực t́nh và ḷng tín nhiệm của người dân, một sự tin tưởng đi ngược lại với tín điều phổ thông (conventional wisdom: sự khôn ngoan, hiểu biết theo quy ước) của giới quân sự Mỹ vốn dựa trên vũ lực.  Ông bị lôi cuốn bởi các truyền thống và các phong tục của người dân mà ông cùng làm việc và đă sử dụng xuất sắc văn học dân gian ứng dụng vừa như một kỹ thuật của chiến tranh tâm lư, vừa như một phương tiện để truyền tải t́nh báo.  Ông cũng thu thập và biên soạn một trong những sưu tập hay nhất về dân ca chức nghiệp chưa từng có.

       Sự lưu tâm của Lansdale về các khả tính của văn học dân gian như một kỹ thuật của chiến tranh tâm lư có nhật kỳ lùi lại những ngày làm việc của ông tại Pḥng Các Công Tác Chiến Lược (Office of Strategic Services) [tiền thân của Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương Hoa Kỳ, chú của người dịch] trong Thế Chiến II.  Trong năm 1943, ông phổ biến một giác thư về các tục ngữ Nhật Bản vạch ra rằng “một số lượng đáng ngạc nhiên các ngạn ngữ này – với sự tin tưởng bởi nhiều thế kỷ áp dụng – có thể được ứng dụng với các diễn biến mới và có thể, trong ư kiến của bộ phận này, được dùng một cách hữu hiệu để chống lại Nhật Bản” (1943: 1).

       Trong năm 1945, Lansdale được cử sang Phi Luật Tân.  Anh (hay em) của ông, Ben, người đă phục vụ tại đó trong thời chiến tranh, nhớ lại rằng Lansdale có hỏi ông là liệu ông có nhớ được bất kỳ âm điệu nào mà ông có thể đă nghe được các người lính Phi Luật Tân hát lên.  Khi Ben không thể nhớ được ǵ, Lansdale rút ra chiếc khẩu cầm (harmonica), chơi một ít bài nhạc và hỏi là có bất kỳ âm điệu nào trong chúng nghe quen tai hay không.  Lansdale đă nhận xét rằng những điều như thế có thể quan trọng; ông mong muốn để hiểu và giao thiệp với người Phi Luật Tân và một phương cách sẽ là t́m biết về các bài hát của họ, “một điều ǵ đó mà họ giữ chặt trong tim” (Currey 1989: 26-27).

Lansdale luôn luôn chủ trương rằng nơi chốn thích hợp cho một kẻ hoạt động t́nh báo là với dân chúng; điều cần thiết là nói chuyện với họ, ăn và uống với họ, t́m hiểu về các mơ ước của họ và chia sẻ các sự quan tâm của họ.  Khi ông muốn t́m hiểu về các du kích Hukbalahap do cộng sản chỉ huy, ông đă chỉ sử dụng các nguồn tin t́nh báo để xác định những con đường khả dĩ nhất mà họ sẽ dùng khi chạy trốn trước các quân số áp đảo của quân đội Phi Luật Tân, ông đă cắm trại một ḿnh trên đường ṃn, và chờ đợi họ xuất hiện (Currey 1989: 39).  Ông đă lượm lặt nhiều chuyện kể dân gian và các truyền tích của các khu ổ chuột và đă viết trong hồi kư của ông về “buổi hát bi ai của các người đàn ông và đàn bà được gọi là nanganggaluluwa khi họ đi bộ từ nhà này qua nhà khác trong đêm Các Thánh (All Saints) nói về các linh hồn lạc lơng và đói khát” (1972: 72).  Ông cũng thu thập một sưu tập đáng kể các bản nhạc Phi Luật Tân dưới dạng chép tay và bằng băng nhạc.

  Năm 1950, Lansdale quay trở lại Phi Luật Tân để cố vấn Sở Công Tác T́nh Báo Quân Đội Phi Luật Tân trong cuộc chiến đấu chống lại cuộc nổi dậy của quân Huk.  Trong mùa xuân năm đó, ông đă  gom góp dựng lên một trường học đặc biệt dành cho các sĩ quan quân đội Phi Luật Tân huấn luyện tại Hoa Kỳ, sử dụng làm giảng viên các sĩ quan đă từng có kinh nghiệm thực tế trong chiến tranh tâm lư.  “Người dân tự ư đến, tự đài thọ cuộc hành tŕnh của chính họ”, Lansdale nhớ lại nhiều năm sau này, ‘ [để] hồi tưởng [và kể lại] các câu chuyện chiến tranh về Thế Chiến II”.  Sự giảng dạy nhắm đến các trường hợp khi lực lượng quân sự bị lừa gạt và chơi khăm bởi các địch thủ của nó (Currey 1989: 68-69).

Ông đă áp dụng tốt các kỹ thuật này và về kiến thức của ông trên các mê tín dị đoan của người Phi Luật Tân, nơi diễn ra một trong những khai thác nổi danh nhất của ông.  Quân đội Phi Luật Tân không có khả năng đánh đuổi một đội quân Huks ra khỏi một khu vực thuộc thị trấn đồn trú.  Một toán chiến tranh tâm lư chiến đấu được gửi tới và, dưới sự chỉ huy của Lansdale, dựng lên các câu chuyện trong giới cư dân tại thị trấn về một asuang hay ma cà rồng hút máu sinh sống trên ngọn đồi mà đám quân Huks đặt căn cứ.  Một thày bói địa phương nổi tiếng, theo lời dân chúng, đă tiên đoán rằng các kẻ có ác tâm sẽ trở thành nạn nhân của con ma.  Sau khi để cho câu chuyện có đủ thời gian lan truyền, toán tâm lư chiến đă sắp đặt một cuộc phục kích trên một đường ṃn được sử dụng bởi quân Huks và, khi một đội tuần cảnh đi qua, đă bắt cóc kẻ đi sau cùng.  Họ đă châm vào cổ kẻ đó hai lỗ, treo ngược xác anh ta cho đến khi máu đă chảy ra hết, và đặt nó trở lại trên đường ṃn.  Ngày hôm sau, toàn thể đội quân Huk đă di chuyển ra khỏi khu vực (Lansdale 1960: 6-7).

Ông cũng kiếm cách áp dụng sự lưu tâm của ông đến âm nhạc như một cách để truyền một thông điệp đi khắp nơi.  Trong năm 1953, ông đă sắp xếp cho việc thu âm và ấn hành một bài “Magsaysay Mambo” và bài “Magsaysay March” đă được sử dụng với hiệu quả tốt trong chiến dịch tranh cử tổng thống [Phi Luật Tân] trong năm đó (Lansdale1953: 1).

Lansdale được phái sang Việt Nam năm 1954 và một lần nữa, bắt đầu tự làm quen với lịch sử, xă hội và phong tục Việt Nam.  Ông đặc biệt quan tâm đến các thày bói và đă phát triển một ư niệm sử dụng thuật chiêm tinh cho chiến tranh tâm lư tại Đông Nam Á.  Ông nhận thấy rằng, mặc dù các thày bói đă làm một việc kiếm ra tiền, nhưng không sự tiên đoán nào của họ được phát hành dưới h́nh thức ấn phẩm.  Ông quyết định rằng có thể là một ư tưởng tốt để ấn hành một quyển niên giám cho năm 1955 chứa đựng các sự tiên đoán của các nhà chiêm tinh nổi tiếng nhất, đặc biệt của những người báo trước một tương lai đen tối cho phe cộng sản và tiên đoán một sự thống nhất tại miền nam.  Nhiều thày bói sẵn ḷng hợp tác, mặc dù Lansdale quan tâm đến việc lưu ư rằng tất cả các thầy bói đều nhấn mạnh rằng họ vẫn theo đuổi đạo đức nghề nghiệp và rằng việc sử dụng các tṛ dối gạt không xứng với họ.  Ông cũng ghi nhận rằng một số các điều mà họ báo trước thực sự trở thành sự thực.  Các bản in được chuyển bằng máy bay ra Hải Pḥng và sau đó được đưa lậu vào vùng Việt Minh kiểm soát.  Quyển niên giám, được bán với giá thấp để tránh vẻ tuyên truyền, trở nên một quyển sách tức thời bán chạy nhất tại Hải Pḥng và một đơn đặt in lại lớn lao đă được bán hết ngay khi đến sạp báo.  Các lợi nhuận bất ngờ được tặng cho các quỹ trợ giúp người tỵ nạn từ miền Bắc (Lansdale 1971a, 1972: 226-227; Pentagon Papers 1971: 1, 582).

Sự lưu tâm của Lansdale đến các thày bói được tiếp tục cho đến khi ông quay trở lại Việt Nam năm 1965 với tư cách trưởng Pḥng Liên Lạc Cao Cấp (Senior Liaison Office: SLO) tại Sàig̣n.  Vào ngày 18 Tháng Năm, 1967, ông đă viết cho Đại Sứ Ellsworth Bunker:

Điều được đề nghị rằng Phái Bộ Hoa Kỳ biên soạn một danh sách các thày bói cá nhân và các nhà chiêm tinh phục vụ cho các nhân vật Việt Nam hàng đầu, đặc biệt những người sẽ là các ứng cử viên trong chiến dịch bàu cử Tổng Thống sắp tới.  Các thày bói này có một ảnh hưởng quyết định trên các hoạt động của nhiều người trong giới lănh đạo Việt Nam, và sư hướng dẫn của họ có thể không hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu của Hoa Kỳ.  Kế đến, phần lớn các thày bói cùng có thể bị tấn công bởi một số ảnh hưởng nào đó.

Có lẽ một dự án như thế đă sẵn được thực hiện, mà tôi không hay biết.  Nếu đúng thế, tôi có thể nghĩ đến một số người chẳng hạn như Tướng [Nguyễn Ngọc] Loan là kẻ đáng nhận được chút ít ảnh hưởng [như thế]. [Lansdale 1968: 1]

Ông cùng phổ biến các văn thư về các câu tục ngữ như một đầu mối về các thái độ của người Việt Nam, tầm quan trọng của việc hay biết các chuyện khôi hài được loan truyền bởi người Việt Nam về các người Mỹ, các ngày tốt, và các ư nghĩa truyền thống của các màu sắc đối với người dân Việt Nam.  Ông báo động cho đại sứ về các câu chuyện chính trị được loan truyền trước cuộc bàu cử thượng nghị sĩ năm 1967 và bày tỏ hy vọng rằng các câu chuyện này sẽ không c̣n giá trị vào lúc có một nhập lượng thực sự các kư giả và “các quan sát viên ngoại quốc” khác đến theo dơi các cuộc bàu cử, các kẻ rất có thể tin ở các câu chuyện như thế được nói bởi các công dân nổi tiếng.  “Tôi nêu ư kiến rằng chúng ta giữ cảnh giác về chuyện dân gian, nhận biết về các lư do cho một số câu hỏi kỳ quái hơn mà chúng ta có thể bị chất vấn bởi các khách đến thăm” (1967a).  Sự lưu tâm của ông đến các phong tục của người Việt Nam th́ vô hạn; khi ông được mời đến một bữa ăn hỏi và một bữa tiệc cưới trong mùa hè năm 1967, ông đă gửi các sự tŕnh bày về các diễn biến lên ông đại sứ và các thành viên của Hội Đồng Phái Bộ Hoa Kỳ (United States Mission Council) những văn bản kiểu mẫu của các sự ghi nhận tại chỗ trong ngành dân tộc học. 2

Trong năm 1966 Lansdale đă công bố một tự điển ngắn các từ tiếng lóng Việt Nam.  Ông nói với Currey trong năm 1984:

Tôi nhận thấy … tại các cuộc họp mặt lớn, nơi mà các người Hoa Kỳ và Việt Nam ḥa nhập với nhau tại các hoạt động chính thức, các người Hoa Kỳ nói tiếng Việt đôi khi có vẻ hoang mang trên khuôn mặt của họ.  Tôi hỏi họ về điều đó và được cho hay họ hoàn toàn không hiểu những ǵ đă được nói ra.  Tôi đến các người Việt Nam và hỏi họ.  Họ nói với tôi rằng họ đặt ra tiếng lóng để qua mặt các người Hoa Kỳ biết nói tiếng Việt.  Tôi đă làm ra một quyển từ điển với tiếng lóng chính trị trong đó người Việt Nam đặt biệt hiệu cho tất cả các hạng người và biến cố và thường xuyên bổ túc các từ ngữ mới.  Cùng với tiếng lóng tổng quát, họ đă đặt tên cho các nhân vật Hoa Kỳ hàng đầu – ông đại sứ, các ông tướng, các nhân viên Cơ Quan Viện Trợ AID.  Westmoreland là “Ông Bốn Sao”.  Tôi là “Ông Tướng”.  Sau cùng tôi khám phá ra họ đặt khoảng sáu hay bẩy biệt hiệu thật quá quắt cho tôi. [Currey 1989: 406]

Trong cùng năm, Chuẩn Tướng Fritz Freund, người mà vào lúc đó được cử về JUSPAO, được giao phụ trách hoạt động Chiêu Hồi, một chương tŕnh nhằm khuyến khích các thành viên của Việt Cộng đào ngũ và gia nhập phía bên này.  Thông thường những kẻ này bị ràng buộc với hoạt động chiến đấu tấn công, với giả định rằng Việt Cộng sẽ bị nản ḷng bởi việc oanh tạc hay giao tranh và lựa chọn thời điểm để từ bỏ.  Lansdale nêu ư kiến rằng nhiều kẻ trong quân du kích địch ngày càng nhớ nhà, và răng họ đặc biệt nhớ đến gia đ́nh của họ trong dịp Tết, khi người Việt Nam theo truyền thống đến thăm gia đ́nh của họ và ăn một bữa tết linh đ́nh.  Ông đă đề nghị với Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ rằng họ mở ra một bữa ăn Tết tại mọi trung tâm Chiêu Hồi và phổ biến qua tờ truyền đơn tuyên truyền rằng bất kỳ ai về dự và ra hồi chánh vào dịp đó sẽ được khoản đăi một bữa ăn thịnh soạn và rằng nỗ lực đó sẽ giúp mang anh ta trở về lại với gia đ́nh.  Các tờ truyền đơn với thực đơn ngày Têt được phân phát có hiệu quả và Việt Cộng đă trở về và đầu thú nhiều hơn bất kỳ thời gian nào trước đó (Lansdale 1971a).

Trong năm 1955 Lansdale đă gặp ca sĩ Việt Nam Phạm Duy.  Phạm Duy là một nhac sĩ được đào tạo chính thức lưu tâm đến âm nhạc dân gian Việt Nam, đă thu thập dân ca trong hơn hai mươi năm và đă ấn hành sau rốt một quyển sách về đề tài này (1975).  Ông cùng c̣n là một nhạc sĩ viết nhạc vô cùng tài năng, có những bài hát được hát lên bởi các du kích quân, học sinh, và dân làng vào lúc có cuộc đấu tranh của Việt Nam giành lại độc lập từ người Pháp; chính những bài hát của ông đă được binh sĩ hát lên khi kéo các khẩu súng băng ngang các ngọn núi đến Điện Biên Phủ (Yoh 1988).  Trong năm 1955 ông đoạn tuyệt với Việt Minh và xuống phương nam, nơi ông làm việc cho Đài Phát Thanh Sàig̣n.

Trong năm 1965, Lansdale đến thăm viếng một trại của các sinh viên đại học tại Gia Định, nơi họ đang xây nhà ở cho dân tỵ nạn đến từ miền trung Việt Nam.  Các lớp học sắp sửa khai giảng và các thanh niên t́nh nguyện đang làm việc trong giờ phụ trội.  Trong khi ông quan sát, một toán khởi sự xây một ngôi nhà mới và cất tiếng ca một bài hát đă được lựa chọn bởi một toán khác, bài Việt Nam, Việt Nam của Phạm Duy.  Sau này ông nghe thấy bài ca được hát bởi binh sĩ, bởi cán bộ Xây Dựng Nông Thôn / Phát Triển Cách Mạng khi phục vụ tại các thôn ấp và ở vùng thôn quê, và bởi các công nhân tại các thành phố (Lansdale 1966, 1967b).  Lansdale đă thúc dục Phạm Duy và các nhà soạn nhạc khác viết các bài hát để nâng cao tinh thần của người dân Việt Nam; các chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đôi khi hành động như các nhà bảo trợ cho các buổi tŕnh diễn loại nhạc này.

Thường th́ các nghệ sĩ Hoa Kỳ và Việt Nam cùng tŕnh diễn với nhau.  Bill Stubbs, kẻ đă phục vụ với tư cách Viên Chức Phụ Trách Giao Tiếp Quần Chúng (Public Affairs Officer) cho Sở Thông Tin Hoa Kỳ tại Trung Tâm Văn Hóa Hoa Kỳ tại Huế, nhớ lại một buổi tối khi Steve Addis, kẻ đi lưu diễn khắp Việt Nam cho Chương Tŕnh Giới Thiệu Văn Hóa của Bộ Ngoại Giao, và Phạm Duy cùng hát với nhau trên một con thuyền trên sông Hương, trong khi các thiếu nữ hành nghề trên sông như các gái điếm đă bu quanh trong các chiếc thuyền nhỏ bé của họ và đệm nhạc theo họ bằng đàn măng cầm (mandolins) (Stubbs 1988).  Với sự khuyến khích của Lansdale, Phạm Duy đă thành lập một ban hát để tŕnh diễn cho quân đội Việt Nam tại các khu vực chiến đấu, và nhiều cuộn phim tuyên truyền được dựa trên các bài nhạc của ông.  Tại các bữa tiếp tân tại biệt thự nơi toán SLO (Senior Liaison Office: Pḥng Liên Lạc Cao Cấp) sinh sống, Phạm Duy đă hát thử lần đầu các bài ca mà Lansdale sau này nghe thấy được hát bởi các học tṛ tại các làng xă (Lansdale 1966: 1-3, 1967b, 1978: 1-2.

Chính Lansdale là một diễn viên tài giỏi bằng khẩu cầm; khi ông đến Sàig̣n lần đầu tiên trong năm 1954, ông và nhân viên an ninh người Phi Luật Tân của ông, Procolo Mojica, kẻ chơi đàn guitar, tự giải trí và giúp vui quan khách trong màn song tấu (Currey 1989: 142).  Khi ông quay trở lại trong nhiệm kỳ thứ nh́ năm 1965, ông bắt đầu thu thanh phần ca hát tại các buổi tiếp tân ở biệt thự của ông, số 194 đường Công Lư.  Phạm Duy là một ca sĩ thường xuyên trong các dịp này, nhưng các quan khách Việt Nam khác, các sinh viên, các nhân vật quân sự và thư lại, kể cả Thủ Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Tướng Nguyễn Đức Thắng, bộ trưởng tái thiết nông thôn, cũng đă đóng góp các bài hát.  Toàn thể diễn viên của những năm đầu của cuộc chiến tranh đều xuất hiện trong các cuộn băng này: các nhân vật Hoa Kỳ quan trọng và các kư giả, các khách thăm viếng người Phi Luật Tân và Đại Hàn, các quân nhân Hoa Kỳ phục vụ như các cố vấn của quân đội Việt Nam, và các viên chức dân sự Hoa Kỳ làm việc cho Cơ Quan T́nh Báo Trung Ương (CIA), Sở Thông Tin Hoa Kỳ (USIS), Cơ Quan CORDS, Sở Ngoại Vụ hay Viện Trợ Quốc Tế (AID).  Jim Bullington, phục vụ với tư cách phó tham vấn tại Huế, đôi khi có xen vào để hát các bài nhạc mới nhất từ Vùng I, và Hershel Gober, kẻ làm việc với tư cách cố vấn phân khu cho MACV (Military Assistance Command Vietnam: Bộ Chỉ Huy Trợ Giúp Quân Sự Việt Nam) tại Rạch Giá ven bờ vịnh Xiêm La, sẽ nhảy lên một chuyến bay về Sàig̣n để thu thanh một bài nhạc mà ông mới vừa viết ra (Gober 1987).

Đầu năm 1967, Lansdale đă tập hợp thành một cuộn băng gồm 51 bài nhạc này, như một “báo cáo từ Viên Chức Phụ Trách Liên Lạc Cao Cấp của Phái Bộ Hoa Kỳ tại Việt Nam đến các viên chức hàng đầu của Hoa Kỳ”.  Ông đă viết kịch bản giải thích các t́nh huống của sự soạn thảo và tŕnh diễn các bài hát và Hank Miller, người đă gia nhập vào toán của ông từ Đài Phát Thanh Hoa Kỳ (Voice of America: VOA), đă biên tập cuộn băng và làm việc tường thuật bằng lời.  Lansdale đă gửi các bản sao lên Lyndon Johnson, Hubert Humphrey, Robert McNamara, Dean Rusk, Walt Rostow, Henry Cabot Lodge, Henry Kissinger, và Đại Tướng Westmoreland, trong số các người nhận.  “Tôi đă hy vọng”, ông viết sau này, “để thu tóm một số cảm xúc về Chiến Tranh Việt Nam trong các bài dân ca này và, với chúng, cố gắng truyền đạt nhiều sự hiểu biết hơn về bản chất tâm lư và chính trị của cuộc tranh đấu đến các người làm ra các quyết định” (Lansdale 1975).  Ông đă lo ngại rằng các quyết định này được đưa ra bên ngoài khung cảnh các nhu cầu và cảm nhận của người dân Việt Nam và của các binh sĩ Hoa Kỳ (Lansdale 1971b).  Không may, Hoa Thịnh Đốn đă không lắng nghe điều mà Les Cleveland đă mô tả như “có lẽ là thí dụ duy nhất được hay biết về lịch sử quân sự của văn học dân gian được sử dụng cho sự truyền tải tin tức t́nh báo” (Cleveland 1986: 9).  “Tôi nhận lại được các bức thư theo mẫu tiêu chuẩn từ tất cả các người đó,” theo lời Lansdale.  “Thật đáng thất vọng đối với tôi và tôi không hay biết cho đến giờ này là liệu họ có bao giờ nghe đến các bài hát hay không” (1971b). 3  Ông có trao một bản sao của sưu tập này, In the Midst of War, cho Pḥng Âm Nhạc của Thư Viện Quốc Hội trong năm 1974.

Lansdale trở về Hoa Kỳ trong năm 1968.  Trong tám năm kế đó ông làm việc từng chập cho một sưu tập thứ nh́ về các bài nhạc của Hoa Kỳ trong Chiến Tranh Việt Nam.  Các bè bạn hăy c̣n phục vụ tại Việt Nam đă gửi cho ông các cuộn băng với sáng tác mới và ông cũng có thực hiện một nỗ lực có hệ thống để lấp đầy các khoảng trống trong sưu tập trước đây của ông.  Tại các buổi họp mặt tại nhà ông ở Virginia, ông đă yêu cầu các ca sĩ bạn tŕnh diễn các bài nhạc từ những ngày ở Sàig̣n mà ông chưa thu thanh.  Một cuộc “tái ngộ Quán Rượu Cosmos” đặc biệt đă được tổ chức trong năm 1975 để thu thanh các bài nhạc của Cosmos Command (Maxa 1975: 4).  Trong mùa xuân năm 1977 ông gửi tặng Thư Viện Quốc Hội một sưu tập thứ nh́ tuyệt vời với 160 bài nhạc, Songs by Americans in the Vietnam War.  Khác với sưu tập đầu tiên, vốn được sắp xếp theo chủ đề, sưu tập này tŕnh bày theo niên lịch: 60 bài nhạc đầu tiên, kể cả phần lớn các tài liệu bằng Anh ngữ từ sưu tập đầu tiên, là thuộc thời kỳ cố vấn từ năm 1962 đến 1965, phần c̣n lại là từ thời kỳ chiến đấu của Hoa Kỳ, từ 1965 đến 1972.  Một lần nữa, Lansdale đă viết kịch bản và Hank Miller phụ trách việc tường thuật và biên tập, vốn là một công tác thực sự kinh khiếp.  Lansdale xác định từng người hát, thường đưa ra các chi tiết về các t́nh huống theo đó bài nhạc đă được tŕnh diễn và đôi khi gồm cả nhiều biến thể.

Lansdale không để lại cho chúng ta lời tuyên bố chính thức nào về các sưu tập này.  Trong các sự ghi nhận kèm theo tập In the Midst of War, ông phát biểu, “Trong 18 tháng, đă có nhiều cuộn băng.  Các bài nhạc mà chúng thu thanh là một phần của lịch sử về một cuộc chiến tranh dài, rất dài – và không có ǵ bất ngờ, chúng ta giờ đây nhận thức rằng ngay từ đầu chúng ta đều là các sử gia mà không hề nghĩ như thế -- rằng các cuộn băng này nói lên câu chuyện của khía cạnh con người trong chiến tranh cần phải được nói ra” (1967b).  Trong lá thư gửi cho Pḥng Âm Nhạc đi kèm theo tặng phẩm Songs by Americans in the Vietnam War, ông đă viết:

Sưu tập này được trao cho ông cốt để các bài nhạc có thể được cung cấp cho tất cả những ai quan tâm đến.  Các cảm xúc và ư nghĩ của người Mỹ trong chiến tranh Việt nam, được biểu lộ trong các bài nhạc này phần lớn được hát cho các chiến hữu và thực sự không được hay biết đến tại Hoa Kỳ trong thời chiến, xứng đáng được bảo tồn như các cái nh́n thấu triệt, khác thường vào các cảm nghĩ của các người Mỹ đă chiến đấu trong cuộc chiến tranh đó.  Chúng hẳn sẽ chứng tỏ là vô giá đối với học giả hay sử gia đi t́m kiếm một sự hiểu biết chân thực. [1977]

Đúng là các bài nhạc này có thể mang lại cho sử gia một quan điểm độc nhất vô nhị về cuộc chiến.  “Bài “The Battle of Long Khánh”, được hát bởi các quân nhân của Trung Đoàn Hoàng Gia Úc Đại Lợi số 6, bài “The Battle for the Ia Drang Valley”, được viết bởi James Multon thuộc Sư Đoàn Kỵ Binh Thứ Nhất, (Lansdale 1976) hay bài “The Ballad of Ấp Bắc”, được hát tại các câu lạc bộ tại Sóc Trăng và Tân Sơn Nhứt, và là bài nhạc mà Đại Úy Richard Ziegler ghi lại các sự ghi chú chi tiết về trận đánh, kể cả các tin tức không hề được thấy trong các báo cáo sau trận đánh chính thức.  Như Neil Sheehan đă lập luận, các bài nhạc phổ thơ trữ t́nh (ballads) về các trận chiến đă được soạn bởi những người đă chiến đâu trong đó thường phải có các sự thiếu chính xác vê sự kiện bởi sự nhầm lẫn về chiến tranh, nhưng các sự không chính xác không giảm trừ sự thực (Sheehan 1988: 305-307).

Nhưng Lansdale là người nhiều hơn một sử gia không hề nghĩ ḿnh sẽ là một người như thế -- ông cũng c̣n là một nhà văn học dân gian ngẫu nhiên tuyệt vời.  Các cuộn băng tại chỗ chưa được biên tập của ông, được kư thác tại Văn Khố Viện Hoover của Đại Học Stanford trong năm 1980, bao gồm 68 cuộn bănng của nhân viên, bè bạn và khách thăm viếng của Văn Pḥng SLO được thu thanh tại Sàig̣n và Virginia giữa các năm 1968 và 1975 và chín cuộn băng thâu các bài nhạc bổ túc của các quân nhân Hoa Kỳ.  Cũng có 18 cuộn băng âm nhạc Việt Nam, kể cả bẩy cuộn âm nhạc của Liên Minh, các chiến sĩ du kích [Phật Giáo Ḥa Hảo, chú của người dịch] dưới quyền Tướng Tŕnh Minh Thế, được thu thanh trong các năm 1954-55; các bài nhạc của Ban Hợp Ca Vũng Tàu [nguyên bản ghi sai là Vung Tao Choir, chú của người dịch], một toán cán bộ được huấn luyện tại trung tâm Phát Triển Cách Mạng tại Vũng Tàu; ba cuộn băng âm nhạc đủ loại của Việt Nam và một cuộn băng các bài nhạc của Việt Cộng.  Cũng có mười cuộn băng âm nhạc từ Phi Luật Tân (McCluggage 1981: 1-3).  Như là một sưu tập các dân ca chức nghiệp, công tŕnh của ông là vô địch về mặt bao quát của ư niệm và về sự thừa nhận một truyền thống sống động vào lúc có sự tạo lập của nó.  Không người nào khác đă thu thập các dân ca quân sự lại nghĩ đến việc lập tài liệu, trong thời gian chiến tranh, các bài hát của các người dân sự phục vụ tại khu vực chiến đấu, các binh sĩ đồng minh, và địch quân.

Các nhà văn học dân gian đă dùng khá nhiều th́ giờ tranh luận về các ư hướng thuận và chống văn học dân gian ứng dụng trong hơn hai mươi năm qua.  Các kẻ đă tham dự vào các cuộc thảo luận bí truyền (esoteric) này thường bỏ qua sự kiện rằng các người khác đă từng hoạt động một cách hữu hiệu tại một lănh vực mà chúng ta có khuynh hướng xem là phần đất riêng của chính ḿnh.  Nơi Lansdale, chúng ta có một thí dụ tuyệt vời về một kẻ thực hành với kỹ năng cao độ trên văn học dân gian ứng dụng – một người đă không chỉ thu thập tài liệu, mà c̣n sử dụng nó một cách hiệu quả và với một sự tinh tế cực kỳ./-

-----

CHÚ THÍCH

       Các bài hát đề cập trong bài viết là từ sưu tập của riêng tôi và từ các cuộn băng của Lansdale tại Thư Viện Quốc Hội.  Về các tin tức về đài phát thanh tại Việt Nam, tôi cảm ơn Roger Steffens, Larry Suid, và Alexis Muellner.  Dick Jonas, Lem Genovese, Emily Strange, Joseph Tuso, Bull Durham, Hershel Gober, Mike Staggs, Saul Broudy, và Bill Ellis đă kể với tôi về việc soạn và tŕnh diễn các bài hát tại Việt Nam.  Bill Getz, Les Cleveland, và Frank Smith đă không thiếu sự giúp đỡ trong việc cung cấp tài liệu từ sưu tập riêng của họ và các văn bản đối chiếu từ các cuộc chiến tranh khác.  Dick Koeteeuw và Tuck Boys đă t́m ra các cuộn băng trong nước tuyệt diệu cho tôi.  Cynthia Johnston và Steve Brown, các nhà sản xuất tập Song of Vietnam, đă tử tể làm các bản sao chép các cuốn băng phỏng vấn riêng của họ cho tôi và đă giới thiệu tôi với các ca sĩ và với các thành viên của toán Saigon SLO (Pḥng Liên Lạc Cao Cấp) của Lansdale.  Baird Straughan, của Đài Phát Thanh Smithsonian, cũng cho tôi các bản sao các cuộc phỏng vấn của ông với các ca sĩ.  Chuck Rosenberg đă truy cập các bài hát và các sự tham chiếu và đă kiên nhẫn thông dịch các từ ngữ quân sự.  Cecil Currey, người viết tiểu sử của Lansdale, đă cực kỳ quảng đại trong việc cho phép tôi tiếp cận tài liệu mà ông đă thu thập được.  Marylou Gjernes, Quản Lư Viên Nghệ Thuật Lục Quân của Trung Tâm Lịch Sử Quân Sự Của Lục Quân Hoa Kỳ, đă t́m thấy ba bức tranh tuyệt đẹp về các người lính soạn nhạc tại Việt Nam và giúp cho cuộc thăm viếng của tôi với Sưu Tập Nghệ Thuật Lục Quân thật thú vị.   Elena Danielson, phó lưu trữ viên văn khố tại Văn Khố Viện Hoover tại Đại Học Stanford đă đối xử với tôi như một bà hoàng đến tham quan và đă hướng dẫn tôi xuyên qua các sự phức tạp trong bản thảo và các sưu tập băng nhạc của Lansdale tại đó.  Pat Lansdale đă cho tôi các băng nhạc vẫn c̣n trong sự sở hữu của chồng bà vào lúc ông từ trần, và đă là bà chủ tiếp khách tao nhă cho các chuyến du hành của tôi đến Hoa Thịnh Đốn.  Joseph Baker, George Allen, Bernard Yoh, Lucien Conein, Dolf Droge, James Bullington, và Joseph Johnston đă chia sẻ các hồi ức của họ về Lansdale tại Sàig̣n và Hoa Thịnh Đốn, các buổi tiệc tại biệt thự của ông ở số 194 Công Lư, và các buổi hát tại quán Cosmos Bar.  Joseph Baker cũng cho tôi các cuộn băng của ông về các bữa tiệc tại Sàig̣n của Lansdale và của hai sưu tập đă được biên tập, là các tài liệu vô giá, và ông cùng Lucien Conein đă rất tử tế duyệt trước bản thảo của bài viết này.  Với tất cả các vị này, và với Michael Licht, người đầu tiên đă lưu ư tôi đến các cuộn băng của Lansdale, tôi xin biết ơn sâu xa.

1. Nhiều bài nhạc của Barry Sadler được soạn theo các âm điệu truyền thống và rơ ràng nằm trong các ranh giới của các dân ca chức nghiệp quân sự.  Ngay bài hát bán chạy nhất của ông, “Ballad of the Green Berets”, mà ông tuyên bố đă viết tại một nhà thổ tại Nuevo Laredo, rơ ràng liên hệ đến truyền thống bài hát của đơn vị (Scroft 1989: 35).  Một băng cassette tuyển tập 1966 của ông tiếp tục được bán rất chạy tại Bảo Tàng Viện Lực Lượng Đặc Biệt (Special Forces Museum) tại Fort Bragg.

2. Các ghi nhận và văn thư của Lansdale về chủ đề văn học dân gian Việt Nam được lưu trữ ở hộp (box) 62, hồ sơ (folder) 1619, của sưu tập Lansdale tại Văn Khố Viện Hoover, Đại Học Stanford.

3. Khá kỳ quặc, các bản kư âm của một số trong các bài hát này đă xuất hiện trong bằng chứng tài liệu được đệ tŕnh trong vụ kiện phỉ báng của Đại Tướng Westmoreland chống đài truyền h́nh CBS (Ritter 1986: 3).

-----

CÁC THAM CHIẾU ĐĂ VIỆN DẪN

Allen, George.  1988.  Phỏng vấn bởi tác giả, 13 Tháng Bẩy.

Broudy, Saul P.  1969.  G. I. Folklore in Vietnam.  M. A. thesis.  Folklore Department, University of

Pennsylvania.

Bullington, James.  1985.  Phỏng vấn bởi Steve Brown và Cynthia Johnston, 17 Tháng Chín.

Cleveland, Les.  1986.  Songs of the Vietnam War: An Occupational Folk Tradition.  Bản thảo.

Currey, Cecil B.  1989.  Edward Lansdale: The Unquiet American.  Boston: Houghton Mifflin.

Del Vecchio, John.  1983 [1982].  The Thirteen Valley.  New York: Bantam Books.

 Durham, James P.  (“Bull”).  1970.  Songs of S. E. A. Dur-Don Enterprises.

Getz, C. W.  1981.  The Wild Blue Yonder: Songs of the Air Force.  Vol. I.  Burlingame, Calif.: Redwood Press.  

Getz, C. W.  1986.  The Wild Blue Yonder: Songs of the Air Force.  Vol. II.  Stag Bar Edition.  Burlingame, Calif.: Redwood Press. 

Gober, Hershel.  1987.  Phỏng vấn bởi Baird Straughan.

Herr, Michael.  1977.  Dispatches.  New York: Knopf.

Lansdale, Edward Geary.  1943.  From the Dragon’s Mouth: Japanese proverbs which may be turned against Japan.  Lansdale Collection, Hoover Institution Archives.  Stanford University, Stanford, California, box 31, folder 649.

Lansdale, Edward Geary.  1953 (?).  Các ghi chú về việc thâu thanh, không ghi nhật kỳ.  Hoover Institution Archives.  Stanford University, Stanford, California, Lansdale Collection, box 34, folder 753.

Lansdale, Edward Geary.  1960.   Military Psychological Operations.  Part II.  Bài giảng tại Trương Tham Mưu Quân Lực (Armed Forces Staff College), Norfolk, Virginia, 29 March.  (Bản kư âm trong tay của tác giả).

Lansdale, Edward Geary.  1966.  Pham Duy Can: A Vietnamese Patriot.  SLO memo, 23 March.   Hoover Institution Archives.  Stanford University, Stanford, California, Lansdale Collection, box 59, folder 1535.

Lansdale, Edward Geary.  1967a.  Smoke-Filled Rooms. Văn thư của Lansdale gửi Ellsworth Bunker, 3 August.  Hoover Institution Archives.  Stanford University, Stanford, California, Lansdale Collection, box 57, U. S. Embassy, Saigon, SLO Day File, August.

Lansdale, Edward Geary.  1967b.   In the Midst of War.  Library of Congress,  Archive of Folk Culture.  LWO 8281, AFS 17,483 và 18,882. 

Lansdale, Edward Geary.  1968.  Soothsayers.  Văn thư của Lansdale gửi Ellsworth Bunker, 18 May.  Hoover Institution Archives.  Stanford University, Stanford, California, Lansdale Collection, box 62, folder 1619.

Lansdale, Edward Geary.  1971a.  Phỏng vấn Lansdale bởi người phỏng vấn không được xác minh, 8 October.  Hoover Institution Archives.  Stanford University, Stanford, California, Lansdale Tape Collection, tape 124.

Lansdale, Edward Geary.  1971b.  Phỏng vấn Lansdale bởi người phỏng vấn không được xác minh, 19 June.  Băng sở hữu bởi Lansdale, vào lúc ông từ trần, được trao cho tác giả bởi bà Pat Lansdale.

Lansdale, Edward Geary.  1972.   In the Midst of War: An American’s Mission to Southeast Asia.  New York: Harper & Row.

Lansdale, Edward Geary.  1975.  Văn thư của Lansdale gửi Thư Viện Quốc Hội, tặng phẩm đi kèm với

quyển In the Midst of War, 25 January.

Lansdale, Edward Geary.  1976.   Songs by Americans in the Vietnam War.  Library of Congress,

 Archive of Folk Culture.  LWO 9518, AFS 18,977 và 18,982.

 Lansdale, Edward Geary.  1977.   Thư gửi Donald Leavitt, Music Division, Library of Congress,  April.

 Lansdale, Edward Geary.  1978.   Thư gửi Edward T. Sweeney, 3 August. Hoover Institution Archives.

 Stanford University, Stanford, California, Lansdale Collection, box 5, folder 173.

Maxa, Rudy.  1975.  What Did You Sing in the War, Daddy? The Washington Post (Potomac Magazine), 23 February, trang 4.

McCluggage, Vera E.  1981.  Catalogue of the Edward G. Lansdale Tape Collection.  Hoover Institution

 Archives.  Stanford University, August.

The Pentagone Papers: The Senator Gravel Edition.  1971.  The Defense Department History of United

 States Decisionmaking on Vietnam, 5 volumes.  Boston: Beacon Press.

Perry, Charles.  1968.  Songs of the Vietnam War.  Broadside April 3-6.

Phạm Duy.  1975.  Musics of Vietnam, biên tập bởi Dale R. Whiteside.  Carbondale: Southern Illinois

University Press.

Ritter, Jeff.  1986.  Songs of the Vietnam War.  Broadside April 3-6.

Rosenberg, Chuck.  1988.  Jody’s Got Your Cadillac, ḥa nhạc các bài dân ca về Chiến Tranh Việt Nam,

 Albany, New York, 28 May.

Scroft, Gene.  1989.  Eternal Mercenary.  Soldier of Fortune February, các trang 34-36, 79-80.

Shehan, Neil.  1988.  A Bright Shinning Lie.  New York: Random House.

Strange, Emily.  1988.  Thư gửi tác giả, 21 August.

Stubbs, William.  1988.  Phỏng vấn bởi tác giả, 13 December.

Treaster, Joseph B.  1966.  G. I. View of Vietnam.  New York Time Magazine, 30 October, các trang 100, 102, 104, 106, 109.

Tuso, Joseph F.  1971.  Folksongs of the American Fighter Pilot in Southeast Asia, 1967-1968.  Folklore Forum, Bibliographical and Special Series no. 7: 1-39.

Yoh, Bernard.  1988.  Phỏng vấn bởi tác giả, 15 July.

***

PHỤ LỤC: CÁC LỜI CA TỪ SƯU TẬP CỦA LANSDALE

       Phụ Lục trong nguyên bản ghi lại ca từ bằng Anh ngữ của các bài hát sau đây được rút ra từ sưu tập của Lansdale, phần dịch nghĩa sang tiêng Việt được kèm ngay sau mỗi bài:

       01. Chu Yen

       02. Hello, Ubon Tower

       03. Downtown

       04. Mow the Little Bastards Down (Strafe the Town and Kill the People)

       05. Silver Wings (Green Flight Pay)

       06. McNamara’s Band

       07. Pacified This Land One Hundred Times

       08. Montagnard Sergeant

       09. Cố Vấn Mỹ (My American Adviser)

       10. Arrivederci, Saigon.

***

Song: Chu Yen

Singers: Merrymen, 173 rd Assault Helicopter Company

Tune: New York Girls

Lansdale Number: Songs by Americans in the Vietnam War, 90.

Tapes of this song, performed by the Merrymen, circulated widely among Army helicopter pilots, but the song was also known to Air Force pilots.

 

Now listen, pilots, unto me, I’ll tell you of my song

When I left the shores of Nha Trang and I landed at Saigon.

(Chorus:) Hello, Chu Yen, my dear Chu Yen

       All you Saigon girls, can’t you dance the polka?

As I walked down Flower Street, a fair maid I did meet,

She asked me please to see her home, she lived on Tu Do Street.

Now  if you’re willing, come with me, and you can have a treat,

You can have a glass of Saigon Tea or Bau Muoi Ba Thirty-Three.

(Chorus:) Dear, Chu Yen, my dear Chu Yen

       All you Saigon girls, can’t you dance the polka?

Well, we walked for an hour or two, and finally found her hut,

Papasan was a VC, Mamasan chewed betel nut.

(Chorus:) Dear, Chu Yen, my dear Chu Yen

       All you Saigon girls, can’t you dance the polka?

When I awoke next morning, I had an aching head.

My pocketbook was empty and my lady friend had fled.

Now looking around this little room, I couldn’t see a thing,

But a poster saying, “Yankee, Go Home”, and a picture of Ho Chi Minh.

(Chorus:) Where is Chu Yen, my dear Chu Yen?

       She can do a lot of things, but she can’t dance the polka.

Well, I’ve come to this conclusion, all pilots need a rest,

But if you go to Saigon, your morals it will test.

Well, the moral of this story, don’t be a sinner,

Stop going down to Saigon, try Red Cross Recreatuin Center.

(Chorus:) Goodbye, Chu Yen, farewell nước mắm

       I‘m trading in my aching head, I’ll try a doughnut dolly.

       Please pass the cookies, I want a glass of Kool-Aid,

       I’m a Red Cross girl, I want to dance the polka,

       All you U. S. girls, can’t you dance the polka.

       (Cha Cha Cha)

***

Bản dịch nghĩa sang tiếng Việt

Bài Nhạc: Chu Yen  [Yến ?]

Các Ca Sĩ: Ban Merrymen, Phi Đội Trực Thăng Tấn Công 173

Giai điệu: nhái theo bài New York Girls

Số kư hiệu của Lansdale: Các Bài Hát Bởi Người Mỹ Trong Cuộc Chiến Tranh Việt Nam: 90

       Các cuộn băng của bài hát này, được tŕnh diễn bởi ban Merrymen, được loan truyền rộng răi trong giới các phi công trực thăng thuộc Lục Quân, nhưng bài hát cũng được biết đến bởi các phi công trong Không Lực.

Này các phi công, hăy nghe theo lời tôi, tôi sẽ nói cho các bạn về bài hát của tôi,

Khi tôi rời các bờ biển của Nha Trang cổ xưa và đáp xuống Sàig̣n.

 

(Hợp ca): Chào cô, Chu Yên [hay Yến?), cô em Chu Yến yêu quư của tôi,

       Tất cả các cô gái Sàig̣n, các cô không thể nhảy múa đôi theo điệu Polka hay sao? [Điệu nhảy Polka phát sinh từ  Đông Âu, phổ biến nhiều nhất là các nước như Tiệp Khắc, Ba Lan, chú của người dịch]

Khi tôi bước xuống Phố Hàng Hoa, tôi đă gặp một cô nàng xinh đep,,

Cô ta hỏi tôi có vui ḷng đến thăm nhà cô, cô sống trên đường Tự Do [đường Đồng Khởi hiện nay].

Giờ đây nếu bạn muốn, hăy đi cùng tôi, và bạn có thể được thết đăi,

Bạn có thể được mời uống một Ly Trà Sàig̣n [Saigon Tea: Trà Saig̣n có màu vàng giống như rượu Whiskey, được uống bởi các cô chiêu đăi viên tiếp chuyện khách ngoại quốc và được tính tiến với giá của ly rượu Whiskey chính cống, chú của người dịch] hay bia Ba Mươi Ba Thirty-Three.

 

(Hợp ca): Cô em Chu Yến yêu quư của tôi, cô em Chu Yến yêu quư của tôi,

       Tất cả các cô gái Sàig̣n, các cô không thể nhảy múa đôi theo điệu Polka hay sao?

 

Vâng, chúng tôi đà đi bộ trong một hay hai tiếng đồng hồ, và sau cùng t́m thấy túp lều của cô ta,

Ông Bố là một VC [Việt Cộng], Bà Má th́ nhai trầu cau.

 

(Hợp ca): Cô em Chu Yến yêu quư của tôi, cô em Chu Yến yêu quư của tôi,

       Tất cả các cô gái Sàig̣n, các cô không thể nhảy múa đôi theo điệu Polka hay sao?

 

Khi thức dậy vào buổi sáng, tôi bị nhức cái đầu,

Ví của tôi th́ trống rỗng và cô bé phu nhân của tôi đă trốn mất.

Giờ đây nh́n chung quanh căn pḥng nhỏ bé này, tôi không thể thấy được một vật ǵ,

Chỉ có một tấm bích chương ghi, “Yankee, Go Home: Bọn Mẽo, Cút Về Nước Đi”, và một bức ảnh của Hồ Chí Minh.

 

(Hợp ca): Cô em Chu Yến đâu rồi, cô em Chu Yến yêu quư của tôi?

       Cô ta có thể làm rất nhiều việc, nhưng cô ta không thể nhảy múa đôi theo điệu Polka.

 

Vâng, tôi đă đi đến kết luận này, mọi phi công cần một sự nghỉ ngơi,

Nhưng nếu bạn đi đến Sàig̣n, đạo đức của bạn sẽ bị nó thử thách.

Vâng, đạo lư của câu chuyện này, là đừng trở thành kẻ phạm tội,

Đừng đi xuống Sàig̣n, hăy thử đến Trung Tâm Giải Trí Của Hội Hồng Thập Tự

 

(Hợp ca): Xin chào , Chu Yến, giă từ nước mắm [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch]

Tôi đang t́m cách đánh đổi cơn nhức đầu của tôi, tôi sẽ thử quen với một nữ t́nh nguyện viên của  Hội Hồng Thập Tự [doughnut dolly trong nguyên bản, nguyên thủy để chỉ các phụ nữ Hoa Kỳ làm và phục vụ bánh rán doughnut cho các binh sĩ Mỹ trong Thế Chiến II.  Trong Chiến Tranh Việt Nam, đây là các thiếu nữ dân sự t́nh nguyện của Hội Hồng Thập Tự Mỹ, giúp vào việc thiết lập và hoạt động của các trung tâm giải trí của Hội dành cho các binh sĩ Hoa Kỳ phục vụ tại Việt Nam, chú của người dịch]

Xin vui ḷng chuyền đĩa bánh cho tôi, tôi muốn một ly nước ngọt Kool-Aid.

Tôi là một cô gái Hội Hồng Thập Tự, tôi muốn nhảy theo điệu polka.

Tất cả các cô gái Hoa Kỳ, các cô không thể nhảy múa đôi theo điệu polka hay sao.

(Cha Cha Cha)

*****

Song: Hello, Ubon Tower (The Ballad of Machete Two)

Singer and Author: Captain Dick Jonas, 8th Tactical Fighter Wing

Tune: Wabash Cannon Ball

Lansdale Number: Songs by Americans in the Vietnam War, 122

This song was widely known in the Korean War as “Itazuke Tower”.  It was sung in Vietnam by helicopter pilots as “Phan Rang Tower” (Broudy 1969: 37a), and by Air Force fighter pilots as “Ashau Tower” (Durham 1970: 70), “Cam Ranh Tower” (Tuso 1971: 9-10; Getz 1986: HH4-5), and “The Ballad of Machete Two” (Tuso 1971: 21-22; Getz 1986: HH5-6).

 

“Hello, Ubon Tower, this here’s Machete Two,

It’s raining on the runway, oh Lord, what will I do?

My gas tank’s getting empty, and I am puckered tight,

Tell me, Colonel Gibson, why must we fly at night?”

 

“Hello there, Machete, do you see the runway’s end?

‘Cause if you don’t then go around and we’ll try once again”,

“Machete Two is on the go, I need some JP-4,

Just let me hit the tanker, and then we’ll try once more.”

 

“Lion, I need vectors out to Blue Anchor Plane,

Please expedite the joinup, I’m flying in the rain.

I’ve got to hit the tanker, ‘cause I sure need some gas,

If he ain’t got no JP-4, then he can kiss my ass.”

 

“Hello there, Machete, Lion here, you’re three miles out,

I’ll have you on Blue Anchor soon, of that there is no doubt.

Oops, disregard the last word, you’re fifty miles in trail;

If you will just be patient, this time I will not fail.”

 

“Hello Lion, Machete, you can’t mean fifty miles,

I’m reading seven hundred pounds here on my gas tank dials.

I’m heading back to Ubon, I’ll try it one more time,

The truth about my chances is that they ain’t worth a dime.”

 

“My throttle’s back at idle, descending at max glide,

If we don’t make it this time, we’ll have to let it slide.

We’ve got it on the runway, pulled off and turned about,

Good Lord, look at those gauges, both engines just flamed out!”

 

“Hello, Ubon Tower, this here’s Machete Lead,

I’m standing by my airplane in mud up to my knees.

I don’t know just what happened, I’d like to tell you how,

Won’t you send the crew truck, I’d like to come in now.”

 

Hello there, Machete, this here is Ubon Tower,

Just make a left three sixty, you’ll be down within the hour.

We’ve got some TAC departures, lined up on the other end,

Just let me get them airborne,  and you can come on in.”

 

“Ubon Tower, Machete, you just don’t understand,

We are no longer flying, we’re setting in the sand.

Our airplane is inverted and lying on its back,

So come and take us home, I’m tired and I wanna hit the sack.

 

“Machete, Ubon Tower, you say you’re on the ground?

You know without a clearance that you can’t set her down.

If you have violated regs you know you’ll have to wait.

Machete, do you hear me?”  “I hear you, FSH!”

 

The moral of my story is if you’re low on gas,

Just get it on the runway and only make one pass.

On unprepared  dirt runways – now listen carefully –

You know it si illegal to land the F4D!

***

Bản dịch nghĩa ra tiếng Việt

Bài hát: Xin Chào, Tháp Kiểm Soát Không Lưu Ubon  hay

The Ballade of Machete Two: Bài Ca Trữ T́nh của Con Dao Rựa Số 2

Ca sĩ và tác giả: Đại Úy Dick Jonas, Phi Đội Chiến Đâu Cơ Chiến Thuật Thứ 8

Giai điệu: nhái theo bài Wabash Cannon Ball

Số kư hiệu của Lansdale: Các Bài Hát Bởi Người Mỹ Trong Cuộc Chiến Tranh Việt Nam: 122

Bài hát này được hay biết rộng răi trong Chiến Tranh Hàn Quốc với nhan đề “Itazuke Tower: Tháp [Kiểm Soát Không lưu] Itazuke”.  Nó đă được hát tại Việt Nam bởi các phi công trực thăng là “Phan Rang Tower: Tháp [Kiểm Soát Không lưu] Phan Rang” (Broudy, 1969:37a), và bởi các phi công chiến đấu cơ của Không Quân là “Ashau Tower” (Durham 1970:70), “Cam Ranh Tower”(Tuso 1971:9-10; Getz 1986:HH4-5; và với nhan đề “The Ballad of Machete Two: Bài Ca Trữ T́nh Của Con Dao Rựa Số 2”.

“Xin chào, Tháp Ubon, đây là Dao Rựa Số 2,

Trời đang mưa trên phi đạo, Chúa ơi, tôi sẽ làm ǵ?

B́nh xăng của tôi đang cạn dần, và tôi đang rất nhăn nhó,

Cho tôi hay, Đại Tá Gibson, tại sao chúng ta phải bay đêm?”

 

“Chào nơi đó, Dao Rựa, bạn có thấy phần cuối phi đạo hay không?

Bởi v́ nếu bạn khi đó không đi hết ṿng và chúng ta sẽ thử đáp lại một lần nữa”;

“Dao Rựa Số 2 đang bay, tôi cần một ít JP-4 [nhiên liệu cho máy bay phản lực, chú của người dịch]

Chỉ xin cho tôi được nối với máy bay chở xăng, và sau đó chúng ta sẽ thử lại một lần nữa”.

 

“Sư Tử (Lion) [Lion: cơ quan tại phi trường Ubon, Thái Lan theo dơi và kiểm soát việc đáp xuống và khởi hành bằng radar và truyền thông vô tuyến, cũng như trợ giúp hay sắp xếp việc tiếp tế xăng trên trời khẩn cấp, chú của người dịch], tôi cần các hướng bay dẫn đên chiếc Máy Bay Thả Neo Đứng Yên Màu Xanh [Blue Anchor Plane, tức Máy Bay Mang Nhiên Liệu tiếp Tế, chú của người dịch]

Xin làm gấp việc rắp nối [ống chuyền xăng], tôi đang bay trong mưa.

Tôi phải gặp được máy bay tiếp tế nhiên liệu, bởi v́ chắc chắn tôi cần có ít xăng,

Nếu ông ấy không có JP-4 nào, khi đó ông ta có thể phải biết đến tay tôi (kiss my ass)”.

 

“Chào nơi đó, Dao Rựa, Sư Tử (Lion) đây, bạn đang ở cách xa 3 dặm.

Tôi sẽ sớm có bạn trên chiếc Blue Anchor, không có ǵ thắc mắc về việc đó.

Ối trời ơi, đừng để ư đến lời nói sau cùng, bạn c̣n cách 50 dặm theo đường thẳng;

Bạn chỉ cần kiên nhẫn, lần này tôi sẽ không sai sót”.

 

“Này Lion, Dao Rựa (đây), bạn không thể nói năm mươi dặm nữa,

Tôi đọc các đồng hồ chỉ số xăng trong b́nh, thấy chỉ c̣n thấy được bẩy trăm cân ở đây.

Tồi đang quay trở lại Ubon, tôi sẽ cố đáp xuống một lần nữa,

Sự thật về các cơ may của tôi rằng chúng không đáng một đồng hào mười xu”.

 

Cần lái trả về số bất động, hạ xuống với sức trượt tối đa,

Nếu chúng tôi không đáp được lần này, chúng tôi sẽ phải để cho nó trôi tuột đi.

Chúng tôi đă đáp máy bay xuống được phi đạo, bị kéo đi và bị lật ngược,

Chúa tôi, hăy nh́n các máy đo đó, cả hai động cơ vừa mới phát cháy!”

 

“Xin chào, Tháp Ubon, đây là Trưởng Phi Cơ Dao Rựa,

Tôi đang đứng bên cạnh máy bay của tôi trong đám bùn lên tới đầu gối của tôi.

Tôi không biết rơ thực sự những ǵ đă xẩy ra, tôi muốn tŕnh bày vơi ông sự việc xẩy ra như thế nào,

Bộ ông không gửi đoàn xe cứu hỏa đến sao, tôi muốn trở về lúc này”.

 

“Chào nơi đó, Dao Rựa, nơi đây là Tháp Ubon,

Chỉ cần quay theo hướng trái ba-sáu mươi [ three-sixty: một ṿng đồng hồ ba trăm sáu mươi độ để tŕ hoăn thời gian và đặt phi cơ trở về hướng bay nguyên thủy của nó, chú của người dịch), bạn sẽ đáp xuống trong ṿng một tiêng đồng hồ.

Chúng tôi có một số vụ xuất phát các máy bay chiến thuật , đang sắp hàng ở đầu phi đạo kia.

Chỉ cần để tôi cho chúng bay lên trời, và bạn có thể quay trở về”.

 

“Tháp Ubon, Dao Rựa đây, ông đúng là không hiểu rơ,

Chúng tôi không c̣n đang bay nữa, chúng tôi đang ở trên bùn cát.

Máy bay chúng tôi bị lật ngược và nằm ngửa chổng vó lên trời.

Do đó xin đến và mang chúng tôi về, tôi mệt mỏi và tôi buồn ngủ”.

 

“Này Dao Rựa, Tháp Ubon đây, bạn nói bạn đang trên mặt đất phải không?

Bạn biết không có sự cho phép, bạn không thể đáp máy bay xuống được.

Nếu bạn vi phạm các quy tắc, bạn biết bạn sẽ phải chờ đợi,

Dao Rựa, bạn có nghe tôi không?” “Tôi có nghe ông nói, FSH” [FSH: tiêng kêu than của các phi công chiến đâu, thường thốt ra trong khi rất tức giận, có thể có nghĩa “Fight! Shit! Hate!: Chiến Đấu! Đi Ỉa! Thù Ghét!” được giả định là các chức năng thiết yêu duy nhất của phi công chiên đâu đích thực, chú của người dịch]

 

Đạo lư trong câu chuyện của tôi là nếu bạn chỉ c̣n ít xăng,

Chỉ cần đáp máy bay xuống phi đạo và chỉ thực hiện một chuyến đáp xuống

Trên các phi đạo bằng đất chưa được chuẩn bị trước – giờ đây hăy nghe thật chăm chú –

Bạn biết là điều bất hợp pháp để đáp xuống đất chiếc F4D [người dịch phỏng đoán F4D là kư hiệu các phản lực chiến đấu cơ mà Hoa Kỳ sử dụng trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam khi đó]

 

*****

Song: Downtown

Singer and Author: Captain Dick Jonas, 8th Tactical Fighter Wing

Tune: Downtown

Lansdale Number: Songs by Americans in the Vietnam War, 119

Versions of this song also appear in Durham (1970: 38-39), Getz (1981: D6) và Tuso (1971: 8)

 

When you get up at two o’clock in the morning

You can bet you’ll go – downtown.

Shaking in your boots, you’re sweating heavy all over

‘Cause you’ve got to go – downtown.

 

Smoke a pack of cigarettes before the briefing’s over,

Wishing you weren’t bombing, wishing you were flying cover;

It’s safer that way.  The flack is much thicker there,

You know you’re biting your nails and you’re pulling your hair;

You’re going downtown, where all the lights are bright,

Downtown, you’d rather switch than fight,

Downtown, hope you come home tonight,

Downtown, downtown.

 

Planning the route you keep hoping that you

Won’t have to go today – downtown.

Checking the weather and it’s scattered to broken

So you still don’t know – downtown.

 

Waiting for the guys in TOC to say you’re cancelled,

Hoping that the words they give will be what suits your fancy.

Don’t make me go.  I’d much rather RTB.

So you sit and you wait, thinking, foxtrot, sierra, hotel.

And I’m going downtown, but I don’t want to go

Downtown.  That’s why I’m feeling low.

Downtown, going to see Uncle Ho,

Downtown, downtown.

 

Spoken: Missile Force, burners now …

       Barracuda has sweeping guns …

       Disregard the launch light – no threat …

       What do you mean, no threat? There’s a pair at two o’clock!

       Take it down!

Sung: Downtown.

***

Bản dịch nghĩa ra tiếng Việt

Bài hát: Xuống Phố

Ca sĩ và Tác giả: Đại Úy Dick Jonas, Phi Đội Chiến Đâu Cơ Chiến Thuật Thứ 8

Giai điệu: nhái theo bài Downtown

Số kư hiệu của Lansdale: Các Bài Hát Bởi Người Mỹ Trong Cuộc Chiến Tranh Việt Nam: 119

[Nhan đề bản nhạc trong Anh ngữ là “Downtown: Dưới Phố, hay  Xuống (Dưới) Phố”, là biệt hiệu được dùng bởi các phi công Hoa Kỳ để chỉ Hà Nội, đă trở thành phổ biến trong suốt thời kỳ chiến tranh Việt Nam; các biệt hiệu khác của Hà Nội là “intown: trong phố, “updown: lên xuống”, “crosstown: thành phố đi ngang qua”, chú của người dịch]

Các phiên bản của bài hát này cũng xuất hiện trong tuyển tập của Durham (1970:38-39), Getz (1981:D6) và Tuso (1971:8)

 

Khi bạn thức giấc vào lúc hai giờ sáng,

Bạn có thể đánh cuộc rằng bạn sẽ đi – xuống dưới phố.

Run rẩy v́ sợ, mồ hôi toát ra ướt đẫm khắp ḿnh,

Bởi v́ bạn phải đi – xuống dưới phố.

 

Hút hết một bao thuốc lá trước khi cuộc thuyết tŕnh chấm dứt,

Ḷng mong muốn bạn không đi dội bom, ḷng mong muốn bạn bay yểm trợ;

Cách đó an toàn hơn.  Hỏa lực pḥng không ở đó dầy đặc hơn nhiều.

Bạn biết rằng bạn đang cắn móng tay và bạn đang ṿ đầu giựt tóc ḿnh;

Bạn đang đi xuống dưới phố, nơi mọi ngọn đèn đều sáng rực.

Xuống phố, bạn thà vờn bay tới lui hơn là giao chiến.

Xuống phố, hy vọng bạn về lại nhà tối hôm nay.

Xuống phố, xuông phố.

 

Trù hoạch con đường mà bạn nuôi hy vọng rằng bạn

Sẽ không phải bay đi ngày hôm nay – xuống phố.

Kiểm tra thời tiết và trời nhiều mây rải rác khoảng nửa bầu trời (scattered) đến nhiều hơn bán phần nhưng không che phủ hết bàu trời (broken) [các từ ngữ scattered và broken là các đặc ngữ của ngành Khí Tượng học, để chỉ phần mây che phủ bàu trời, chú của người dịch]

Như thế bạn vẫn chưa biết được [quyết định] – xuống phố.

 

Chờ đợi các nhân viên tại TOC [chữ viết tắt của nhóm từ Tactical Operations Center:Trung Tâm Các Cuộc Hành Quân Chiến Thuật của một phi đội, chú của người dịch] nói rằng bạn được bỏ bay.

Hy vọng rằng các lời họ đưa ra sẽ là điều phù hợp với mộng tưởng của bạn.

Đừng khiến tôi đi bay.  Tôi muốn RTB [chữ viết tắt của nhóm từ: Return to Base: Trở Về Căn Cứ, chú của người dịch] hơn nhiều.

Như thế bạn ngồi đó và bạn chờ đợi, suy nghĩ, foxtrot [tức chữ F], sierra [tức chữ S], hotel [tức chữ H] (ba từ ngữ trong tiếng Anh mà trong ngành viễn thông dùng để tượng trưng lần lượt cho các chữ F, S, H với ư nghĩa đă được giải thích trong phụ chú của người dịch nơi bài hát Hello, Ubon Tower  bên trên).

Và tôi sắp đi xuống dưới phố, dù tôi không muốn đi.

Xuống phố.  Đó là nguyên do tại sao tôi đang cảm thấy t́nh thần xuống thấp.

Xuống phố, đi gặp Bác Hồ,

Xuống phố, xuống phố.

(Giọng nói): Lực Lượng Hỏa Tiễn,  đốt ḷ kích hỏa ngay lúc này …

       Barracuda [chỉ máy bay có thân dài như loài cá Barracuda, trang bị các dụng cụ phát hiện chiến tranh điện tử  để cảnh cáo các máy bay khác về việc các hỏa tiễn thù nghịch được phóng lên, chú của người dịch] có trang bị các khẩu súng với tầm quét bao quát.

       Đừng để ư đến tia sáng phóng hỏa tiễn của địch – không có sự đe dọa…

       Bạn muốn nói ǵ, không có sự đe dọa sao? Có một đôi [tia sáng phóng hỏa tiễn (?), từ ngữ pair trong nguyên bản, không rơ nghĩa, chú của người dịch] vào lúc hai giờ sáng cơ mà!

       Hạ nó xuống.

(Giọng hát) Xuống phố   

*****

Song: Mow the Little Bastards Down (Strafe the Town and Kill the People)

Singers: Pilots of  8th Tactical Fighter Wing

Tune: Wake the Town and Tell the People

Lansdale Number: Songs by Americans in the Vietnam War, 132

 

Getz (1986: 16-17) includes two Vietnam War variants of this song.  I have also several taped and one manuscript version.

Strafe the town and kill the people,

Drop you napalm in the squarẹ

Take off early Sunday morning;

Catch them while they’re still at prayer.

 

Drop some candy to the orphans;

And as the kiddies gather round.

Use your twenty millimeters,

To mow the little bastards down.

 

Spoken: Isn’t that sweet?

***

Bản dịch nghĩa ra tiêng Việt

Bài hát: Bắn Chết Những Đứa Con Hoang Nhỏ Bé Như Rạ

(Oanh Tạc Thành Phố và Hạ Sát Dân Chúng)

Các ca sĩ: Các phi công của Không Đoàn Chiến Đấu Cơ Chiến Thuật Thứ 8, Nhà Ăn Ubon

Giai điệu: nhái theo bài Wake the Town and Tell the People

Số kư hiệu của Lansdale: Các Bài Hát Bởi Người Mỹ Trong Cuộc Chiến Tranh Việt Nam: 132

Getz (1986:16-17) bao gồm hai phiên bản biến thể Chiến Tranh Việt Nam của bài hát này.  Tôi cùng có nhiều phiên bản bài hát được thu bằng và một bản chép tay.

Oanh tạc thành phố và hạ sát dân chúng,

Hăy thả quả bom xăng Napalm của bạn xuống công trường.

Hăy cất cánh lúc sớm sáng Chúa Nhật;

Túm được họ trong lúc họ vẫn c̣n cầu nguyện.

 

Hăy thả một số kẹo xuống cho các trẻ mồ côi;

Và khi những đứa bé tụ tập lại chung quanh,

Hăy khạc súng hai mươi li,

Để làm cỏ sạch đám con hoang nhỏ bé.

 

(Giọng nói): [Kẹo] đó không ngọt ngào hay sao?

 

*****

Song: Silver Wings (Green Flight Pay)

Singers: Merrymen, 173rd Assault Helicopter Company

Tune: Ballad of the Green Berets

Lansdale Number: Songs by Americans in the Vietnam War, 88

The song, sung by the Merrymen, circulated widely via tape in Vietnam.  It is also included in Broudy (1969: 64).

 

Green Beret …

(Chorus): Silver wings upon my chest,

       I fly my chopper above the best.

       I can make more dough that way,

       But I don’t need no green beret.

 

Tennis shoes upon his feet,

Some folks call him “Sneaky Pete.”

He sneaks around the woods all day,

And wears that funny green beret.

 

(Chorus):It’s no jungle floor for me,

       I’ve never seen a rubber tree.

       A thousand men will take some test,

       While I fly home and take a rest.

(Chorus):

       And while I fly my chopper home,

       I leave him out there all alone.

       That is where Green Berets belong,

       Out in the jungle writing songs.

Chorus:

       And when my little boy in grown,

       Don’t leave him out there all alone.

       Just let him fly and give him pay,

       ‘Cause he can’t spend no green beret.

       And when my little boy is old,

       His silver wings all lined with gold,

       He’ll also wear a green beret,

       In the big parade  St. Patrick’s Day!

Chorus:

       Green beret …

***

Bản dịch nghĩa ra tiêng Việt

Bài hát: Các Cánh Bay Bằng Bạc (Green Flight Pay: Phụ Cấp Giờ Bay Màu Xanh Lá Cây [?])

Ca sĩ: Merrymen, Phi Đội Trực Thăng Tấn Co6ng 173

Giai điệu: nhái theo bài Ballad of the Green Berets

Số kư hiệu của Lansdale: Các Bài Hát Bởi Người Mỹ Trong Cuộc Chiến Tranh Việt Nam: 88

Bài nhạc, hát bởi nhóm Merrymen, được loan truyền rộng rài qua băng thu thanh tại Việt Nam.  Nó cũng được gồm trong tuyển tập của Broudy (1969:64).

Biệt kích mũ nồi xanh …

(Hợp ca): Các cánh bạc trên ngực áo tôi

       Tôi lái trực thăng bay trên các người lính giỏi giang nhất.

       Tôi có thể kiếm nhiều tiền hơn theo cách đó,

       Nhưng tôi không cần đến lính biệt kích mũ nồi xanh.

 

Đôi giầy đánh quần vợt mang nơi chân,

Một số người gọi anh ta là “Sneaky Pete: Pete hèn nhát”

Anh ta lẩn lút quanh khu rừng rậm suốt ngày,

Và đội chiếc mũ nồi màu xanh buồn cười đó.

 

(Hợp ca)

Nó không phải mặt rừng cho tôi,

Tôi chưa hề nh́n thấy một cây cao su.

Một ngh́n người sẽ làm một số trắc nghiệm,

Trong khi tôi bay về nhà và nghi ngơi.

 

(Hợp ca)

Và trong khi tôi bay về nhà,

Tôi để anh ta ở đó trơ trọi một ḿnh.

Đó là lănh địa hoạt động của  Các Biệt Kích Mũ Nồi Xanh,

Đi ra ngoài, đên khu rừng viết nhạc.

 

(Hợp ca)

Và khi thằng con trai nhỏ của tôi lớn lên,

Không để nó một ḿnh trơ trọi ngoài đó.

Chỉ cho nó đi bay và trả tiền lương cho nó,

Bởi nó không thể tiêu pha bằng mũ nồi màu xanh.

 

Và khi đưa con trai nhỏ bé của tôi lớn lên,

Các cánh bạc của nó đều được dát bằng vàng.

Nó cũng sẽ đội một chiếc mũ nồi màu xanh lá cây,

Trong cuộc diễn hành to lớn nhân ngày Thánh St. Patrick [vị Thánh của dân tộc Ái Nhĩ Lan, với màu xanh lá cây là màu chính của lễ hội này, chú của người dịch]

(Hợp ca)

Biệt Kích Mũ Nồi Xanh

 

*****

Song: McNamara’s Band

Singer: Written and sung by Dolf Droge, USIA

Tune: McNamara’s Band

Lansdale Number: Songs by Americans in the Vietnam War, 31

 

Oh, me name is McNamara, I’ve got a special band,

And every couple of weeks or so I fly to old Vietnam.

I assemble the troops, count communist groups, and while the choppers fall,

I hurry home to tell you, sure, it’s not so bad after all.

 

La, la, la, la, we are winning!

La, la, la, la, we are winning!

Computers roar, we tally the score, the Vietcong blaze away,

And hardly a government flag survives after the close of day. 

But have no fear, victory’s near, that is plain to see;

I don’t believe the New York Times, just rely on me.

La, la, la, la, we are winning!

La, la, la, la, we are winning!

***

Bài hát: Ban Nhạc Của McNamara

Ca Sĩ: Viết và hát bởi Dolf Droge, Cơ Quan Thông Tin Hoa Kỳ (USIA)

Giai Điệu: McNamara’s Band

Số kư hiệu của Lansdale: Các Bài Hát Bởi Người Mỹ Trong Cuộc Chiến Tranh Việt Nam: 31

[Robert McNamara, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Hoa Kỳ dưới hai trào Tổng Thống Kennedy và Johnson,  từ 1961 đến 1968, là một nhân vật đóng vai tṛ quan trọng trong việc hoạch định và điều khiển cuộc Chiến Tranh Việt Nam, chú của người dịch]

Ồ, tôi tên là McNamara, tôi có một ban nhạc đặc biệt,

Và cứ khoảng vài tuần tôi bay sang xứ Việt Nam cổ lỗ.

Tôi tập hợp binh sĩ, đếm số toán cộng sản, và khi mà các máy bay trực thăng rớt xuống,

Tôi vội vă về nước để nói với các bạn, chắc chắn, t́nh h́nh sau rốt không quá tồi.

La, la, la, la, chúng ta đang chiến thắng!

La, la, la, la, chúng ta đang chiến thắng!

Các máy điện toán rống lên, chúng ta tổng kết số điểm, Việt Cộng bắn liên tục,

Và hiếm có một lá cờ chính phủ c̣n sống sót sau khi ban ngày khép lại.

Nhưng đừng có sợ hăi, chiến thắng th́ gần kề, điều thật dễ dàng nh́n thấy;

Tôi không tin tưởng tờ báo New York Times; chỉ tin cậy vào tôi.

La, la, la, la, chúng ta đang chiến thắng!

La, la, la, la, chúng ta đang chiến thắng!

*****

Song: Air America

Singer: Written and sung by Jim Bullington, Foreign Service

Tune: God Bless America

Lansdale Number: Songs by Americans in the Vietnam War, 142

 

Damned Air America,

You’re always late.

You do hound us and confound us,

Our desire for to travel is great.

From old Saig̣n,

To dear Danang,

To the airport citadel,

Damned Air America can go to hell.

Damned Air America can go to hell.

***

Bản dịch nghĩa tiêng Việt:

Bài hát: Air America [do Cơ Quan t́nh Báo Trung Ương Hoa Kỳ điều hành, chú của người dịch]

Ca sĩ: Viết và hát bởi Jim Bullington, Sở Ngoại Giao

Giai điệu: nhái theo bài God Bless America

Số kư hiệu của Lansdale: Các Bài Hát Bởi Người Mỹ Trong Cuộc Chiến Tranh Việt Nam: 142

 

Đồ chết tiệt Air America,

Mi luôn luôn trễ hẹn.

Mi nhất quyết xua đuổi chúng tôi và làm chúng tôi bẽ bàng.

Khát vọng du lịch của chúng tôi th́ lớn lao.

Từ Sàig̣n cổ xưa,

Đến Đà Nẵng yêu dấu,

Đến ṭa thành phi trường.

Đồ chết tiệt Air America, mi có thể đi tới hỏa ngục.  

Đồ chết tiệt Air America, mi có thể đi tới hỏa ngục. 

 

*****

Song: Pacified This Land One Hundred Times

Singer: Written and sung by Bill Stubbs, USIS

Tune: 500 Miles

Lansdale Number: Songs by Americans in the Vietnam War, 143

 

If you work for OCO, you will know RD is slow,

We have pacified this land a hundred times.

(Chorus:) A hundred times, a hundred times, a hundred times, a hundred times,

       We have pacified this land a hundred times.

 

There’s a hamlet that I know, where the cadre come and go,

We have pacified this land a hundred times.

(Chorus): Got pajamas on my back, and of course the color is black,

       We have pacified this land a hundred times.

(Chorus): RD is a parlor game, pacification is the same.

       We have pacified this land a hundred times.

(Chorus)

***

Bài hát: Đă B́nh Định Đất Nước Này Một Trăm Lần

Ca sĩ: viết và hát bởi Bill Stubbs, Sở Thông Tin Hoa Kỳ

Giai điệu: nhái theo bài 500 Miles

Số kư hiệu của Lansdale: Các Bài Hát Bởi Người Mỹ Trong Cuộc Chiến Tranh Việt Nam: 143

 

Nếu bạn làm việc cho OCO [người dịch phỏng đoán là chữ viết tắt của Office of Civilian Operations: Văn Pḥng Các Hoạt Động Dân Sự Vụ], bạn sẽ biết RD [người dịch phỏng đoán là chữ viết tắt của Revolutionary Development: Công tác Phát Triển Cách Mạng] th́ chậm chạp,

Chúng ta đă b́nh định đất nước này một trăm lần.

[Hợp Ca]: Một trăm lần, một trăm lần, một trăm lần, một trăm lần.

       Chúng ta đă b́nh định đất nước này một trăm lần.

Có một ấp mà tôi hay biết, nơi cán bộ qua lại,

Chúng ta đă b́nh định đất nước này một trăm lần.

[Hợp Ca]

Khoác bộ áo  pyjamas trên lưng tôi, và dĩ nhiên có màu đen,

Chúng ta đă b́nh định đất nước này một trăm lần.

[Hợp Ca]

Phát Triển Cách Mạng (RD) là một tṛ chơi ở pḥng khách, công tác b́nh định cũng như thế,

Chúng ta đă b́nh định đất nước này một trăm lần.

[Hợp Ca]

 

*****

Song: Montagnard Sergeant

Singer: Cosmos Tabernacle Choir

Tune: My Bonnie Lies Over the Ocean

Lansdale Number: Songs by Americans in the Vietnam War, 33

 

This song is widely known in camp and fraternity, as well as military tradition.  Getz (1981: 11-12) who comments that it is a “very popular song among airrmen,” found versions in 15 Air Force Song Books.  The Cosmos Command version is printed in Songs of Saigon, an undated dittoed collection of Cosmos Bar Songs.

 

My mother’s a Montagnard sergeant,

She draws jump pay and quarters to boot,

She lives in Saigon on per diem,

And always has plenty of loot.

(Chorus):Stay here, stay herẹ

       Oh, don’t let the program go down, go down.

       Stay here, stay here,

       ‘Cause Saigon’s a real swinging town.

 

My father’s a part-time guerrilla,

He gives all the ARVN a fit,

By selling for twenty piastres

A do-it-yourself ambush kit.

(Chorus):

       My sisters all work in the taverns,

       They encourage the soldiers to roam,

       Drink up ‘cause you’ll soon leave your loved ones,

       And back to your wives back at home.

(Chorus):

       My brother’s a poor missionary,

       He saves all the girls from sin,

       He’ll save you a girl for five dollars,

       My God, how the money rolls in.

(Chorus):

       My grandpa sells cheap prophylactics,

       He punctures each head with a pin,

       While grandma grows rich on abortions,

       My God, how the money rolls in.

(Chorus)

***

Bài hát: Nữ Trung Sĩ Người Thượng

Ca sĩ: Ban Hợp Ca Cosmos Tabernacle Choir

Giai điệu: nhái theo bài My Boonie lies Over the Ocean

Số kư hiệu của Lansdale: Các Bài Hát Bởi Người Mỹ Trong Cuộc Chiến Tranh Việt Nam: 33

Bài hát này rất nổi tiêng tại doanh trại, và nhóm đồng đội, cũng như trong truyền thống quân đội.  Getz (1981: 11-12) b́nh luận rằng đó là một “bài hát rất được ưa chuộng trong giới không quân”, được t́m thấy các phiên bản trong 15 Tuyển Tập Bài Hát Của KhôngLực.  Phiên bản của ban Cosmos Command được in trong tập Songs of Saigon, một tuyển tập cùng loại như trên, không ghi nhật kỳ, các bài hát của Quầy Rượu Cosmos Bar.

Mẹ tôi là một trung sĩ Người Miền Núi,

Bà lănh tiền phụ cấp nhẩy dù và đồn trại để tra tấn.

Bà đang sống ở Sàig̣n với tiền lương công nhật,

Và luôn luôn có thừa mứa của cải cướp bóc được.

 

(Hợp ca): Ở lại đây, ở lại đây,

       Ồ, đừng để chương tŕnh mất đi, mất đi.

       Ở lại đây, ở lại đây,

       Bởi Saig̣n là một thành phố đổi trao đích thực.

 

Cha tôi là một du kích bán thời gian,

Ông giáng cho toàn thể QLVNCH một đ̣n thích đáng.

Bằng việc bán với giá hai mươi đồng,

Một bộ đồ nghề tự ḿnh phục kích. 

 

(Hợp ca): Các chị em gái tôi đều làm việc tại các quán rượu,

       Họ khuyến khích các binh sĩ đi lang thang,

       Hăy nốc hết một hơi bởi anh sẽ sớm ĺa xa những người thân yêu của anh,

       Và quay về với vợ các anh nơi quê nhà.

 

(Hợp ca): Anh tôi là một nhà truyền giáo nghèo nàn.

       Anh cứu vớt mọi cô gái khỏi tội lỗi,

       Anh sẽ cứu vớt em, một cô gái với giá năm đô la;

       Chúa ơi, làm sao mà đồng tiền lại đổ vào tới tấp.

 

*****

Song: Cố Vấn Mỹ (My American Adviser)

Singer: Jim Bullington, Foreign Service

Tune: Wabash Cannon Ball

Lansdale Number: Songs by Americans in the Vietnam War, 42

A typed five-page broadside version of this ballad states that it “was composed at Quảng Ngăi by Captains T. C. Cooper and L. F. DeMouche, October, 1965. “ Verses were added by various singers, including the present performer.

 

You have heard of mighty warriors, you have heard of deadly fights,

When broadswords clashed and cannon flashed through bloody days and nights.

There’s many a fearsome fighting man in the halls of history,

But they can’t hold a candle to the brave young Cố Vấn Mỹ.

 

The Russian revolution would have never come to pass,

If the Cố Vấn Mỹ had been there to advise the ruling class.

Hồ Chí Minh would be a Democrat if they were on his team,

And China’s dark ambitions would be a foolish dream.

 

Napopléon flourished briefly, but his empire soon collapsed,

Cleopatra’s dreams of glory terminated with an asp.

Ceasar had his Brutus, but anyone can see,

These people would have made it if they’d had a Cố Vấn Mỹ.

 

The ordinary Cố Vấn can play a thousand parts,

From a deadly jungle killer to a patron of the arts.

He will talk of epic struggles, days of blood and fire and sweat,

He’ll be written up in Newsweek, but he ain’t seen a VC yet.

 

The only VC that he’s seen cut grass at his mess hall,

So he took his trusty Pen double E and down he moved them all.

Now he has photographic proof of legions of VC,

And he’ll build a lie as high as the sky about being a Cố Vấn Mỹ.

 

(Spoken): The S2 is the intelligence adviser.

The S2 sits behind the desk and sighs and moans and flaps,

Chasing mythical battalions across outdated maps.

With “probably” and “possibly” and “indications are”,

He worries hell out of the men who try to fight the war.

 

He paints a picture of despair as he talks of the VC might,

A crow of evil omen, only his eyes are bright.

He speaks of hordes and legions, and cannon hid in huts,

He scares hell out of Saigon, but Division thinks he’s nuts.

 

At winning paper victories the S3 has no peer,

As he sits down at the O club with his whiskey and his beer.

He’ll never lose a battle, he’ll always win that fight,

But his TOC gets mortared every other night.

 

The JB’s daily recon is the terror of the beach,

Calling naval gunfire missions on everything in reach.

He sees VC in every hootch, supplies in every boat,

He’s killed one hundred fishermen, twelve chicken, and a goat.

 

The naval gunfire spotter is professionally proud,

He’s never hit a target, but his guns are awfully loud.

“Delay fuse, right eight hundred,” the cruisers pitch and lurch,

“Cease fire, end of mission, boys, we got that VC church.”

 

Spoken: Now we are going down to Saigon where there was a special brand of Cố Vấn Mỹ -- the further they got away from the combat, the more heavily armed they traveled.

 

He wears a jungle uniform and he moves with a tiger’s stealth,

He keeps his weapons sharp and clean and he ‘s careful of his health.

He moves with a heavy escort, in danger every day,

And he drives to Chợ Lớn twice a week to earn his combat pay.

 

His shirt is open to the breeze, his hat’s down over his eye,

A Thompson’s slung across his back, there’s a pistol on each thigh.

Grenades are fastened to his belt, there’s a knife  in either boot,

As he drives his forklift up and down the streets of Tân Sơn Nhứt.

***

Bản dịch nghĩa ra tiếng Việt:

Bài hát: Cố Vân Mỹ [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] (My American Adviser)

Ca sĩ: Jim Bullington, Sở Ngoại Giao

Giai điệu: nhái theo bài Wabash Cannon Ball

Số kư hiệu của Lansdale: Các Bài Hát bởi Người Mỳ Trong Chiến Tranh Việt Nam, 42

Một phiên bản đánh máy một mặt trên năm trang giấy khổ lớn của bài nhạc trữ t́nh này nói rằng nó “đă được soạn tại Quảng Ngăi bởi các đại úy T. C. Cooper và L. F. DeMouche, Tháng Mười, 1965”.  Các lời ca đă được bổ túc bởi nhiều ca sĩ khác nhau, kể cả người tŕnh diễn nơi đây.

 

Bạn đă nghe về các chiến sĩ oai hùng, bạn đă nghe về các cuộc giao tranh chết người,

Khi các lưỡi kiếm to bản chạm nhau và đại pháo chớp sáng suốt các ngày và đêm đẫm máu.

Có quá nhiều mẫu cá nhân chiến đấu đáng nể sợ tại các sảnh đường của lịch sử,

Nhưng họ không thể nào sánh bằng viên Cố Vấn Mỹ trẻ tuổi can trường.

 

Cuộc Cách Mạng Nga sẽ không bao giờ xảy ra,

Nếu Cố Vấn Mỹ có mặt ở đó để cố vấn cho tầng lớp cai trị.

Hồ Chí Minh sẽ là một Nhà Dân Chủ nếu họ nằm trong toán của ông ta,

Và các tham vọng đen tối của Trung Quốc sẽ là một giấc mơ điên rồ.

 

Napoleon bạo phát trong thời khoảng ngắn ngủi, nhưng đế quốc của ông đă sớm sụp đổ,

Các giấc mơ vinh quang của Cleopatra đă kết thúc với một con rắn độc.

Ceasar đă hạ được Brutus [tức Marcus Junius, 785-42 trước công nguyên, là một chính khách La Mă, cùng với Cassius, cầm đầu một âm mưu để ám sát Ceasar (44); Brutus đă tự vẫn sau khi bị đánh bại bởi Antony và Octavian  (Augustus) tại Philippi năm 742, chú của người dịch], nhưng bất kỳ ai cũng có thể nh́n thấy,

Các nhân vật này sẽ thành công nếu họ có một Cố Vấn Mỹ .

 

Một Cố Vấn b́nh thường có thể thủ diễn một ngh́n vai tṛ,

Từ một kẻ triệt hạ khu rừng chết người cho đến nhà bảo trợ các nghệ sĩ .

Ông ta sẽ nói về các cuộc đấu tranh hào  hùng, những ngày đầy máu, lửa và mồ hôi,

Ông ta sẽ được viết bài ca ngợi trong tờ tuần báo Newsweek, nhưng ông ta chưa nh́n thấy một VC (Việt Cộng).

 

Tên VC duy nhất mà ông nh́n thấy cắt cỏ ở khu nhà ăn của ông,

V́ thế ông đă lấy chiếc máy ảnh hiệu Pen loại hai chữ E [Pen double E trong nguyên bản, không rơ nghĩa, người dịch phỏng đoán nơi đây] đáng tin cậy và ông cúi xuống cào sạch đám cỏ đi .

Giờ đây ông có chứng cớ bằng h́nh ảnh về nhiều quân đoàn VC,

Và ông sẽ dựng lên một điều dối trá cao như trời về việc làm một Cố Vấn Mỹ .

 

(Giọng nói): S2 là một cố vấn về t́nh báo

S2 ngồi đàng sau bàn giấy và thở dài và rên rỉ và đập tay đen đét,

Săn đuổi các tiểu đoàn huyền thoại trên khắp các bản đồ lỗi thời.

Với “xác xuất” và “khả tinh’”, và “các chỉ dấu”,

Ông ta lo sợ tai họa cho các kẻ đang cố gắng chiến đấu trong cuộc chiến.

 

Ông ta vẽ ra một bức tranh tuyệt vọng khi ông nói về uy lực của VC,

Một tiếng quạ kêu báo hiệu điềm xấu, chỉ có đôi mắt ông ta là sáng suốt.

Ông nói về các lũ người và các quân đoàn, và đại bác được dấu trong các túp lều,

Ông lo sợ tại họa xảy đến cho Sàig̣n, nhưng Ban [T́nh Báo] nghĩ ông là kẻ điên rồ.

 

Trong việc giành thắng các chiến thắng trên giấy tờ, S3 [Pḥng, Ban Hành Quân?] không có kẻ cạnh tranh ngang hàng,

Khi ông ngồi xuống tại Câu lạc bộ O [Officers: sĩ quan ?] với ly rượu whiskey và bia,

Ông ta sẽ không bao giờ thua một trận đánh, ông sẽ luôn luôn chiến thắng cuộc giao tranh đó,

Nhưng TOC [chữ viết tắt trong nguyên bản, người dịch phỏng đoán là của các từ: Tactical Operations Center: Trung Tâm Các Cuộc Hành Quân Chiến Thuật] của ông bị nă súng cối cách đêm.

Báo cáo thám thính hàng ngày của JB [người dịch phỏng đoán là JB là kư hiệu của một loại máy bay thám thính thời tiết được sử dụng bởi Quân Đội Hoa Kỳ trong thập niên 1960] là một kẻ khủng bố bờ biển,

Kêu gọi các vụ pháo kích của hải quân vào mọi thứ trong tầm bắn.

Ông ta nh́n thấy VC trong mọi túp lều, các đồ tiếp tế trong mọi chiếc thuyền,

Ông đă giết chết một trăm người đánh cá, mười hai con gà, và một con dê.

 

Kẻ chấm định mục tiêu khai pháo hải quân th́ tự hào về chuyên môn,

Anh ta không bao giờ bắn trúng một mục tiêu, nhưng các khẩu súng của anh ta vang dội một cách đáng khiếp sợ.

“Khoan hăy khai hỏa, quay sang phải tám trăm [bộ Anh?]”, các tuần dương hạm lắc lư nghiêng ngả,

“Ngừng bắn, chấm dứt pháo vụ, tụi bay ơi, chúng ta đă bắn hạ nhà thờ đó của VC”.

 

(Giọng nói): Giờ đây chúng ta đi xuống Saig̣n nơi có một loại đặc biệt trong Cố Vân Mỹ -- càng xa sự chiến đấu bao nhiêu, họ càng trang bị nặng nề bấy nhiêu khi di chuyển.

Ông ta mặc một bộ đồng phục đi rừng và ông di chuyển với sự lén lút của một con hổ,

Ông giữ các vũ khí của ông bén nhạy và sạch sẽ và ông lo giữ ǵn sức khỏe của ḿnh.

Ông di chuyển với một đội hộ tống hùng hậu, trong sự nguy hiểm mọi ngày.

Và ông lái xe lên Chợ Lớn hai lần một tuần để hưởng phụ cấp chiến đấu của ông.

 

Chiếc áo của ông được mở ra đón làn gió nhẹ, chiếc mũ của ông kéo xuống che tầm mắt,

Một khẩu súng Thompson vắt lủng lẳng ngang lưng ông, mỗi bên hông là một khẩu súng lục.

Các quả lựu đạn được buộc chặt nơi dây thắt lưng, trong mỗi chiếc giầy ủng có giắt một con dao găm,

Khi ông lái chiếc xe bốc dỡ hàng lên xuống trên các con đường của Tân Sơn Nhứt

 

*****

Song: Arrivederci, Saigon

Singer: Cosmos Tabernacle Choir

Tune; Arrivederci, Saigon.

Lansdale Number: Songs by Americans in the Vietnam War, 15

 

Arrivederci, Saigon,

We hope you win your war.

I’m looking for a job in Bangkok,

I’m looking for a job in Hong Kong,

I’m looking for a sinecure in Singapore.

 

The Viet Cong steal our weapons,

The Viet Cong hold them tight.

Now they’re raiding our strategic hamlets,  

Now they’re raiding our strategic hamlets, 

Wonder where the Bảo An and the Dân Vệ tonight.

 

The Bảo An steal our chickens,

The Dân Vệ steal our rice,

And the hamlet chief is selling bulgar,

With the GVN acting so vulgar,

Is it any wonder the VC seem so nice?

 

Where are the Special Forces?

They’re not on our frontier.

They are beating up the nuns and bonzes,

They are beating up the nuns and bonzes,

That’s the reason for the shooting that you hear.

 

They send us lots of colonels,

With chickens on their necks.

They are working in coordination,

They are working in coordination,

They are making plans to win the war atop the Rex.

 

Arrivederci, Saigon,

We hope you win your war.

I’m looking for a job in Bangkok,

I’m looking for a job in Hong Kong,

I’m looking for a sinecure in Singapore.

***

Bản dịch nghĩa ra tiếng Việt

Bài hát: Giă biệt, Sàig̣n

[Arrivederci là tiếng Ư Đai Lợi, có nghĩa cho đến khi gặp lại nhau,

giờ đây xin giă biệt. chú của người dịch]

Ca sĩ: Ban Hợp Ca Cosmos Tabernacle Choir

Giai điệu: nhái theo bài Arrivederci Roma

Số kư hiệu của Lansdale: Các Bài Hát bởi Người Mỳ Trong Chiến Tranh Việt Nam, 15

 

Giă biệt, Sàig̣n;

Chúng tôi hy vọng bạn chiến thắng cuộc chiến của bạn. 

Tôi đang đi t́m một việc làm tại Bangkok,

Tôi đang đi t́m một việc làm tại Hongkong,

Tôi đang đi t́m một chức ngồi không mà được ăn lương tại Singapore.

 

Quân Việt Cộng ăn trộm các vũ khí của chúng ta,

Quân Việt Cộng giữ chặt chúng.

Giờ đây họ đang đột kích các ấp chiến lược của chúng ta,

Giờ đây họ đang đột kích các ấp chiến lược của chúng ta,

Hăy thắc mắc nghĩ xem lính Bảo An và Dân Vệ đang ở đâu đêm nay.

 

Lính Bảo An ăn trộm gà của chúng ta,

Lính Dân Vệ ăn trộm gạo của chúng ta,

Và viên trưởng ấp đang rao bán đồ ăn trộm.

Với GVN (Government of Vietnam: Chính Quyền Việt Nam) hành động một cách quá thô bỉ như thế,

Đâu có ǵ đáng kinh ngạc khi VC xem ra quá tử tế?

 

Lực Lượng Đặc Biệt đang ở đâu?

Họ không ở nơi biên cương của chúng ta.

Họ đang đánh đập các ni cô và các nhà sư,

Họ đang đánh đập các ni cô và các nhà sư,

Đó là nguyên do cho tiếng súng mà bạn nghe thấy.

[Đoạn này chỉ việc Lực Lượng Đặc Biệt được dùng vào việc tấn công các chùa trong cuộc khủng hoảng Phật Giáo, đưa đến cuộc đảo chính Chính Quyền Ngô Đ́nh Diệm hồi năm 1963, chú của người dịch]

Họ gửi đên chúng ta nhiều vị đại tá,

Với các con gà quàng quanh cổ.

Họ đang làm việc trong sự phối hợp,

Họ đang làm việc trong sự phối hợp,

Họ đang thảo các kế hoạch chiến thắng cuộc chiến trên nóc ṭa nhà Rex.

 

Giă biệt, Sàig̣n;

Chúng tôi hy vọng bạn chiến thắng cuộc chiến của bạn. 

Tôi đang đi t́m một việc làm tại Bangkok,

Tôi đang đi t́m một việc làm tại Hongkong,

Tôi đang đi t́m một chức ngồi không mà được ăn lương tại Singapore.

_____

PHỤ CHÚ CỦA NGƯỜI DỊCH:

* a) Popular music: nhạc phổ thông hay b́nh dân: loại nhạc có sức hấp dẫn rộng răi, nhưng thường chỉ trong một thời gian ngắn, được đặc trưng bởi các âm điệu truyền cảm hay phần nào lăng mạng.  

* b) Rock and Roll music: Nhạc Giật và Lăn: một thể loại nhạc phổ thông phát sinh trong thập niên 1950 như một sự pha trộn của điệu blues và dân ca.  Nó thường được đặt trên điệu blues gồm 12 trường canh (hay nhịp: measure), phách thứ nhất và thứ ba trong mỗi nhịp được nhấn thật mạnh.  Cũng thường được gọi tắt là nhạc Rock: nhạc giựt.

* c) AFVN: American Forces Vietnam Network: Mạng Lưới Phát Thanh Tại Việt Nam Dành Cho Quân Lực Mỹ.

 

Khi sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Việt Nam gia tăng, AFRTS (chữ viết tắt của Armed Forces Radio and Television Service: Sở Truyền H́nh và Phát Thanh Quân Lực) đă mở các trạm truyền h́nh và phát thanh tại đó.  Trong Chiến Tranh Việt Nam, các chương tŕnh phát thanh đầu tiên của Mạng Lưới Phát Thanh Tại Việt Nam Dành Cho Quân Lực Mỹ (American Forces Vietnam Network: AFVN) phát đi từ các trạm bay trên trời có trang bị đầy đủ được điều hành bởi Hải Quân Hoa Kỳ.

 

       Các trạm AFRTS tại Việt Nam nguyên thủy được gọi theo tên là “AFRS: Armed Forces Radio Saigon) (Đài Phát Thanh Saig̣n Dành Cho Quân Lực), nhưng khi số đài mau chóng mở rộng khắp Nam Việt Nam, đă trở thành “AFVN: American Forces Vietnam Network: Mạng Lưới Phát Thanh Tại Việt Nam Dành Cho Quân Lực Mỹ” và bao gồm nhiều trạm, tại Qui Nhơn, Nha Trang, Pleiku, Đà Nẵng và Huế, trạm sau cùng này đă bị chiếm đóng bởi Quân Đội Bắc Việt hồi Tết Mậu Thân 1968 và được thay thế bởi một trạm khác tại Quảng Trị.  Tổng đài của AFVN được đặt tại Sàig̣n.

 

       Tại Việt Nam, Mạng Lưới AFVN cũng có một số tổn thất về nhân mạng.  Sau một cuộc giao tranh dữ dội đă làm chết hai binh sĩ và một nhân viên dân sự làm theo khế ước, số nhân viên c̣n lại của AFVN tại Huế bị bắt giữ và trải qua 5 năm làm tù binh chiến tranh.  Vào cao điểm của sự can dự của Mỹ trong cuộc chiến, AFVN đă phục vụ cho hơn 500,000 binh sĩ nam nữ tham chiến tại Việt Nam mỗi lần.  AFVN đă phát triển một chương tŕnh theo kiểu chương tŕnh “G. I. Jive” thời Thế Chiến II.  Một số người tại chỗ phụ trách chọn và thay đĩa nhạc (disc jockey, c̣n được goi là “deejay”) đă được thu thanh phát ra trên làn sóng phát thanh, xen lẫn các phần tŕnh bày tin tức thời sự, tin thể thao, thời tiết, hầu thực hiện các chương tŕnh âm nhạc kéo dài hàng tiếng đồng hồ.  Có lẽ chương tŕnh nổi tiếng nhất là chương tŕnh buổi sáng “Dawn Buster” (một tác phẩm của thượng sĩ hải quân Bryant Arbuckle năm 1962), nhờ ở sự phổ thông của khẩu hiệu mở màn "Gooooood Morning, Vietnam" (vốn được xướng xuất bởi Adrian Cronauer và sau này trở thành căn bản cho cuốn phim Good Morning Vietnam được thủ diễn bởi Robin Williams).  Trong số các nhân vật nổi tiếng đă từng là các người chọn và thay đĩa nhạc của AFVN gồm có Gary Gears, Lee Hansen, và Pat Sajak, kẻ sau này đă phụ trách chương tŕnh đố chữ “Wheel of Fortune” nổi tiêng trên truyền h́nh Hoa Kỳ nhiều năm.  Từ đầu năm 1971, AFVN đă khởi sự đóng cửa một số trạm tại Việt Nam.  Trạm cuối cuối bị đóng lại là trạm chính tại Sàig̣n hồi năm 1973.  Việc phát thanh vẫn tiếp tục dưới sự điều hành của bên dân sự trên băng tần FM không thôi, và dùng tên tắt là ARS (American RadioService: Sở Phát Thanh Mỹ).  Các kỹ sư dân sự được cung cấp bởi công ty Pacific Architects and Engineers [PAE].  Sở Phát Thanh Mỹ (ARS) vẫn c̣n phát tuyến cho đến khi có sự sụp đổ của Sàig̣n hồi Tháng Tư 1975.  Đài đă nổi tiêng về việc phát thanh bài hát “I’m Dreaming of a White Christmas” (Tôi Đang Mơ Về Một Giáng Sinh [Tuyết] Trắng) trong Tháng Tư nắng cháy tại Việt Nam để báo hiệu cho người Mỹ rời khỏi thành phố khi sự sụp đổ của Sàig̣n đang dần tiến tới.

 

* d) GI:  phát sinh trong thời khoảng 1915–20; nguyên thủy là chữ viết tắt của các từ galvanized iron: sắt được mạ kẽm bên ngoài bằng ḍng điện, được dùng trong việc kế toán của Lục Quân Hoa Kỳ khi bút toán các vật phẩm (chẳng hạn như các thùng rác) được làm bằng chất sắt mạ kẽm đó; sau này được mở rộng để chỉ tất cả các vật phẩm được phân phối bởi chính phủ (như các chữ được giả định trên việc viết tắt cho các từ government issue) và sau cùng để chỉ chính các binh sĩ.   

* e) Soul music: Nhạc Linh Hồn, nhạc soul: một loại âm nhạc phổ thông nồng nhiệt được phát triển trong thập niên 1950 bởi người Mỹ da đen như một h́nh thức thế tục của nhạc nhà thờ, với các ảnh hưởng của nhạc blues và nổi bật do sự biểu lộ thô thiển, các cách phát âm khàn đục hay rên rỉ, và thường với đượm tính lăng mạng hay cảm xúc cuồng nhiệt.  H́nh thức căn bản của bài nhạc Soul gồm có một đoạn hợp ca 12 trường canh, 3 gịng, với gịng thứ nh́ lập lại gịng thứ nhất.

* f) The Boonie Rat Song: Một trong các bài hát được xem là truyền cảm nhất trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam đối với các quân nhân Mỹ tham chiến tại đó.  Theo lời giải thích của các quân nhân này, “Boonies” là khu rừng hay bất cứ nơi nào mà người Mỹ không có một căn cứ (và có nhiều nơi như thế).  Trong cách nói của quân nhân Mỹ, “Out in the boonies” có nghĩa là đi ra ngoài chiến trường, nơi người lính phải chiến đấu cho mạng sống của ḿnh mọi ngày.  Chẳng hạn ở phía nam Đà Nẵng, có một nơi được gọi là “Lănh Thổ Arizona” bởi người lính có thể bị giết chết ở đó, chẳng khác nào như trận chiến giữa các “Cao Bồi và Mọi Da Đỏ” nhưng với súng thật, chung quanh là cỏ với cạnh lá sắc như dao, cao từ 8 đến 10 bộ Anh (feet) và các kẻ bắn lén trực chờ khắp nơi.

       Người lính bộ binh Mỹ được gọi là Rats (Các Con Chuột) hay  “mồi nhử” (bait) hay các con lợn gầm gừ (grunts)  v́ phải đi bộ hàng 20 dặm mỗi ngày, với quân trang nặng cả hàng trăm cân Anh dưới cái nóng hơn 1000 F, đên các địa điểm (bonnies) hay các bụi cây cho đến khi một vài người lính non dại bên địch nổ súng.  Khi đó phía Mỹ sẽ dùng hỏa lực tôi đa để bắn tung bên địch lên.

* g) Ballad: bài nhạc hay bài thơ được phổ nhạc, có tính chất lăng mạng hay xúc cảm, có thể được gọi là nhạc trữ t́nh, thường ngắn gọn, có hai hay nhiều đoạn đều được hát với cùng một âm điệu.  Phần lớn các ca khúc trữ t́nh cổ xưa với tác giả vô danh, được truyền khẩu qua nhiều thế hệ, với các sự thêm thắt và sửa đổi.

* h) Album Cut: Một bài hát chỉ t́m thấy trong một tuyển tập và không bao giờ được phát hành như một bài hát đơn lẻ.

_____

Nguồn: Lydia M. Fish, General Edward G. Lansdale and The Folksongs of Americans in the Vietnam War, Journal of the American Folklore, Vol. 102, October – December 1989, No. 406, các trang 390 – 411.

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

16.01.2012    

 

 http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2012