Ngô Văn Tao vợ và con gái, họa sĩ bé nhỏ Ngô Quế Anh, photo: xaluan.com

 

 

Ngô Văn Tao

nhng ngă tư và nhng ct đèn

ca Trn Dn

 

phê b́nh

 


Quế Anh, Oil pastel on paper. 12.2010

 

Nếu tôi là nhà văn, chắc tôi sẽ viết một tiểu thuyết, để nói ra trong thế giới quan và nhân sinh quan của tôi những ǵ tôi đă sống. Đă sống trong nửa thế kỷ lịch sử sôi động của đất nước, xă hội đổi thay với những oan khiên, những tội ác, những ngậm ngùi, gia đ́nh sơ tán, con người hoang mang chờ đợi, thế giới tiếp tục đến với chúng ta qua màn h́nh qua mạng tín học và tới tấp những trào lưu tư tưởng trái ngược và đổi thay.

Đă là nhà văn, tức là “cảm thức hồn nhiên nghệ thuật”(1), khắc khoải nhận ra sự thật không phải là sự thật mà là những bóng tối, những mâu thuẫn gian tà, nên tiểu thuyết của tôi bắt buộc phải là hư cấu v́ làm sao vạch ra được trắng đen ẩn náu của sự việc dựa trên cảm thức trong trắng vô tư của tâm hồn.

Tiểu thuyết tôi là những hồi ức mông lung của quá khứ, là những linh cảm vô căn cứ việc ǵ sẽ tới ở ngày mai. Đời, nhân thế và thế sự là bộ phim chiếu trên màn ảnh không phẳng, méo mó những bóng h́nh. Nhưng dù méo mó vẫn là chuyện đời đa dạng, hai ba mặt trắng đen không lường. Những nhân vật hiển hiện với nét vẽ lập thể sâu đậm, nội tâm bất định của những con người sống trong một thời đại đầy mâu thuẫn. Kẻ phản cách mạng chỉ là kẻ phản bội chính ḿnh, phản bội cái ước mơ lư tưởng mù quáng mà họ đă có. Người lập chiến công không phải là người hùng, người thất trận không phải là đă bại. Lăo thành hiển vinh là nấp sau cái b́nh phong đạo đức bề ngoài, đóng cửa hưởng thụ cao sang danh vọng với cái số may đến tự trời.

Tất cả phải là “tân phái tiểu thuyết” (un roman nouveau = tiểu thuyết mới) với “phản-nhân-vật” (un antihéros). Phản-nhân-vật tự thấy bóng ḿnh méo mó trên màn ảnh. Không chân-thực (in-authentique), nh́n đời ngạo nghễ và lệch lạc; và tiểu thuyết là những lời độc thoại hay ghi nhớ trên trang nhật kư, đàm luận không đâu nhưng rất đời cùng những nhân vật khác hư hư thực thực. Tuy nhiên có lẽ một phần nào chính là tôi, trí thức và tràn đầy ao ước, cuồng nộ yêu đương, tha thiết t́nh người. Không một ai quanh tôi là tận cùng tội lỗi, sa cơ bao nhiêu lại càng thêm thông cảm thương sót. Người đàn bà mà tôi yêu, đều rất đẹp rất mong manh với những nét nhăn của thời gian, những vết thương của sự đời, tôi ôm mang che chở nhưng sự thật lại là nàng đă biết mở hai cánh tay nâng đỡ tôi lạc lơng tuyệt vọng hay quá đầy đọa trong ham muốn dục vọng không đâu.

Đóng quyển truyện lại, người đọc phải sững sờ tự đặt lại rất nhiều câu hỏi về ḿnh, về xă hội, về ngày mai. Tôi không có minh triết nào để thông báo, nhưng người đọc sẽ nh́n đời bông lơi, với con mắt trầm tư nghệ sĩ. Người đọc sẽ hoang mang không biết ḿnh hy vọng ǵ, tuy rằng thâm tâm lại chứa chan nhựa sống tràn đầy hoài băo cho chính ḿnh và cho mọi người xung quanh.

Ước muốn như vậy, tôi thật tiếc rằng không phải là nhà văn. Quyển “tân phái tiểu thuyết” đó có thể có hay không?  Hay chỉ có cho trường phái sáng tạo người Pháp như Louis Ferdinand Celine, như Claude Simon hay như Alain Robbe-Grillet? Ở Việt Nam chúng ta đă có nhóm “Sáng Tạo”, cốt yếu là những văn nghệ sĩ Hà nội di tản vào Nam năm 1954, những văn nghệ sĩ theo trào lưu siêu thực và trường phái tân tiểu thuyết. Chính với trường phái tân tiểu thuyết, những nhà văn như Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền….đă t́m ra sự hoang vu tâm lư và tư tưởng  - một khía cạnh chính yếu của “phản nhân vật”  để thổ lộ sự khắc khoải tâm lư của chính mính trước chiến tranh từ giải phóng sang nội chiến, trước những lập trường chính trị gian tà, trước những chủ nghĩa chính trị mù quáng! Đặc biệt, Thanh Tâm Tuyền, nổi danh là nhà thơ siêu thực, đă viết một tân phái tiểu thuyết “Một chủ nhật khác”. “Phản nhân vật”, thiếu tá Kiệt, sa đà tự hủy diệt như để được hồi sinh sống lại một đờ́ khác, trong một xă hội khác khi cái “tâm hồn anh mơ mơ mờ mờ linh cảm biết cái vũ trụ này, cái thế giới này từ Quảng Trị đến Cà Mâu tới thời kỳ thai nghén sẽ sụp đổ, sẽ thay biến để anh và những người bạn anh, những người thân và tất cả sẽ bị lôi cuốn trôi đi như những cành khô trong một ngày đê vỡ dâng tràn nước lũ”(2) (cái thời cuối năm 1974 dự báo mạt thế của Miền Nam Việt Nam cộng ḥa, mà thiếu tá Kiệt là thiếu tá đồn trú ở Tây Nguyên).

Trong tháng 1-2011, cuối năm Canh Dần, hội Nhà Văn (Hà nội-Việt Nam) xuất bản quyển truyện :”Những ngă tư và những cột đèn”(3) nhà thơ Trần Dần viết ra trong những năm 1960-65. Văn học gia Lại Nguyên Ân nói đây là tiểu thuyết cách tân, kỹ thuật tiên tiến (báo Tuổi Trẻ, H.C.M ngày thứ sáu 7.1.2011). Tôi mạn tin chắc rằng Trần Dần, theo bộ đội kháng chiến từ 1946, năm 1954 cùng bộ đội tiếp quản Hà Nội như cán bộ văn học kư giả của bộ đội, đă tiếp thu được di sản văn học Pháp văn của những văn nghệ sĩ ở vùng tề nay di tản vào Nam (nhóm Sáng Tạo), nên có những tân phái tiểu thuyết Pháp văn để đọc. Tôi mạn nghĩ nữa là Trần Dần đă đọc khi đó quyển “Voyage au bout de la nuit” (Lữ hành tận cùng vào đêm), của Louis Ferdinand Celine, quyển tiểu thuyết nổi danh vào năm 1952, nhất là trong tranh luận của Hàn Lâm Viện Goncourt đă không trao giải năm đó cho L.F.Celine, có thành viên công khai rầm rộ từ chức phản đối.

Tiểu thuyết của Trần Dần có kỹ thuật của tân phái tiểu thuyết. Đọc Trần Dần, tôi nghĩ tới tác phẩm để đời của Celine, nhân vật chính Dưỡng trong Trần Dần đi vào cốt truyện với phong cách của “phản nhân vật” Bardamu trong Celine và truyện của Trần Dần cũng kết luận như truyện của Celine với một án mạng  cùng một xác chết. Nhưng truyện của Trần Dần không phải là tân phái tiểu thuyết: “(Trần Dần)viết không phải là đổ hết bi kịch lên giấy,… viết với lư do là : để được sống!” (Nguyễn Vĩnh Nguyên- Sài G̣n Tiếp Thị Online).

Để được sống! Tôi không biết Nguyễn Vĩnh Nguyên định nói ǵ, nhưng tôi động nghĩ đến cuộc đời của nhà thơ Trần Dần(4). Trần Dần, mười chín tuổi lập nhóm văn nghệ sĩ Dạ Đài với Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Đoàn Phú Tứ…với hoài băo cao siêu đem nghệ thuật thẳng vào đời. Năm 1946, Trần Dần gia nhập đoàn quân giải phóng và được tiếp nhập vào đảng cộng sản. Đảng viên của đảng cộng sản nhưng phản kháng hệ thống cách mạng xă hội chủ nghĩa, đ̣i quyền tự do sống, tự do tư tưởng, tự do sáng tác nghệ thuật. Dù bị cầm cố hàng tháng trong trụ sở đảng ủy, Trần Dần vẫn không theo chỉ thị của đảng, nhất quyết yêu và kết hôn với cô thiếu nữ tiểu tư sản (mười chín tuổi không di tản vào Nam theo gia đ́nh mà ở lại với hy vọng mong manh giữ được cái quyền quản lư một hai căn nhà của gia đ́nh), tiểu tư sản nên bị đố kỵ như là phản động cài lại làm gián điệp tiếp tay cho những kẻ thù của cách mạng chủ nghĩa xă hội. Hơn nữa Trần Dần trong phong trào Nhân Văn, thẳng thắn chỉ trích thơ của Tố Hữu và tư tưởng hiện thực xă hội chủ nghĩa của tuyên huấn. Trần Dần bị bỏ tù vào nhà lao, tự tử không chết được thả về dưỡng thương, nhưng ngay sau bị đầy ra trại “học tập lao động cải tạo”. Măi đến 1960, quá ốm đau được thả về. Nhưng chắc chắn một cái ǵ đă đổ vỡ, để từ đó nhà thơ của Dạ Đài, của bài thơ leo thang “Nhất định thắng” (hơn ba trăm câu) không c̣n hăng say phản kháng nữa, không hoài băo sáng tác thơ văn để thầm kín trả nợ đời, gieo hạt cho con người một chút ǵ thăng hoa hoài vọng về chân lư. Nhà thơ chấp nhận sự thất bại và sự bất hạnh của đời ḿnh, để sau cùng hằng ngày ngồi yên không nói ở một góc nhà, và làm thơ mini (năm sáu chữ) mỗi ngày như liều thuốc ngủ. Vậy viết văn có thể gián tiếp như làm thơ mini.

Tiểu thuyết của Trần Dần có những đoạn văn thơ mộng và sinh động. Nhưng nh́n lại toàn tiểu thuyết th́ có một cái ǵ bạc nhược, trắng đen quá rơ rệt, không chiều sâu tâm lư, không một chút ǵ khắc khoải nhân sinh, dù bối cảnh là xă hội “ tổ chức theo sổ hộ khẩu, đi đâu phải khai báo, khách đến nhà phải khai báo, khách đi phải khai báo. Nhân dân ở đây, từ trẻ thơ đến cụ già nói chuyện chính sách rất giỏi. Nói thầm trong nhà là có người nghe được, là thành câu hỏi….Buổi chiều thức khuya, đèn sáng cửa sổ là bị hàng xóm báo cáo.” Dưỡng nhân vật của tiểu thuyết, thanh niên tráng tác, yêu hung tàn vợ trẻ mới cưới, làm t́nh không ngại với Lili, gái điếm chỉ điểm cho tây, Dưỡng kẹt lại không di tản vào Nam có lẽ v́ dằn di, v́ mẹ già hay v́ mới cưới vợ, lính tề ngụy nhưng đặt hy vọng vào khoan hồng của nhà nước xă hội chủ nghĩa,  sau biết ngoan ngoăn làm công dân, viết tờ tự thú cái đầu óc xưa đàng điếm của chính ḿnh và hàng tuần ngồi yên nghe chỉ huấn của đảng của nhà nước trong những buổi họp khu phố.

Dưỡng là h́nh bóng phản ảnh nhà thơ Trần Dần không? Có một chi tiết nói hết lên sự ch́m đắm bạc nhược của phận đời. Dưỡng đọc đi đọc lại tác phẩm “Tội ác và trừng phạt” cuả Dostoievski, như một “truyện trinh thám”, có án mạng tội ác giết người cướp của, tội phạm phải ra tự thú chịu h́nh phạt, đọc như thể một thông tin lá cải. Dưỡng không có tâm trí để nhận ra rằng Dostoievski là nhà văn có hoài băo đóng góp cho đời, tác phẩm của ông là chuyện của con người, con người với lư tính,  tự do ư chí luôn luôn ở ngả ba đường thiện và ác  - đi thẳng là thiện, rẽ ngang là ác. Con người rẽ ngang sang ác, v́ phẫn nộ không chịu được sự bất hạnh thiếu thốn cuả đời ḿnh, v́ tự tôn và tự cho ḿnh một sứ mệnh, mù quáng không cần biết thế nào là tội lỗi; nhưng một khi đă phạm tội rồi th́, than ôi! không h́nh phạt nào có thể cứu rỗi, đeo mang măi măi vết chàm đen thẳm ở lương tâm, mà chỉ có thượng đế nếu c̣n tin ở thần linh mới giải tỏa được tâm hồn.

Tháng 1. 2011

Ngô Văn Tao

 

(1): Nghệ thuật – tản mạn. Ngô Văn Tao www.gio-com

(2): Một chủ nhật khác – truyện của Thanh Tâm Tuyền . Ngô văn Tao www.gio-o.com

(3): Những ngă tư và những cột đèn–Tiểu thuyết của Trần Dần

nhà xuất bản Hội Nhà văn-Hà Nội tháng 1 năm 2011

(4): Trần Dần thi sĩ (1926-1997). Cao Tôn  http://www.gio-o.com/NgoVanTaoTranDan.htm

 

http://www.gio-o.com/NgoVanTao.html

 

 

© gio-o.com 2011