Quế Anh
(oil pastel on paper)  Riêng tư một con hạc – By myself

                                   

Nói chuyện với Ngô Văn Tao

Dưới đây là ghi chép lại những câu trả lời nào đó, tôi tự trả lời ḿnh hay trả lời những câu hỏi mà ai đó đă đặt ra…

Tháng 5 . 2010

 

Hỏi: Người ta nói sống nghèo vui hơn là có của. Người hùng thất thời đẹp hơn những kẻ mang đầy huân chương. Nghĩ tới chết sâu xa hơn là bận sống. Nghệ sĩ có tài không ai nói tới đi xa hơn những kẻ được người đời ca ngợi.

NVT: Cái ư cuối cùng là dễ hiểu nhất. Nghệ sĩ có tài, mà không ai nói tới, tức là nghệ sĩ kiên tŕ trên con đường nghệ thuật của ḿnh, không màng tới vinh hoa, tới hư danh phù phiếm; nghệ sĩ thời thượng thường ch́m đắm trong cái nông cạn b́nh dân túy.

Ngoài ra thế nào là danh vọng cho nghệ sĩ? Có bao nhiêu kẻ nổi danh cả một thời, mà không bao lâu sau không c̣n được một ai nghĩ tới. Chỉ nói đến giải Nobel văn học! Cứ mỗi năm là có một người được giải! Nhưng tổng kết những giải Nobel đó, hỏi được mấy ai mà hôm nay đây, chúng ta nghĩ ra là đă mang đến cho nhân loại một cái ǵ. Tệ hơn nữa, có quá nhiều giải Nobel không xứng đáng dù chỉ nh́n lại ngay trong sự đáp ứng tức thời, giải mă một hai suy tư cập nhật của con người.

Tác phẩm nghệ thuật, nói như Hegel, là một khái niệm mà xă hội, trong cái hữu hạn của bản thân, chỉ có thể có những quy định – đánh giá – hữu hạn; nói một cách khác, chúng ta, mỗi người hay đại quần chúng, chỉ có thể xác đinh về một tác phẩm nghệ thuật, đồng thời đánh giá nghệ sĩ, một cách hoàn toàn tương đối, chủ quan và thường là phiến diện. Chính cái bất khả toàn trong sự quy chiếu tác phẩm nghệ thuật lại là sự nhiệm mầu, v́ nghệ thuật phải là đời trong cái phù du, hữu hạn tuyệt vời của phận người.

 

Hỏi: Nói vậy! Chắc anh cũng biết tôi muốn hỏi ǵ. Anh là Ngô Văn tao, đă xuất bản tám quyển thơ, anh đă viết nhiều tiểu luận, phê b́nh văn học đăng rải rác mấy chục năm qua trên nhiều báo Việt Nam hải ngoại, và trên các mạng. Anh đă viết bốn vở kịch ngắn, đăng trên www.gio-o.com, mà tôi rất thưởng thức. Tuy nhiên, không một ai mệnh danh là phê b́nh gia văn học trong và ngoài nước, bàn luận khen hay chê về anh. Tôi thật phải tự hỏi chính anh nghĩ ǵ; buồn hay uất ức không?

NVT: Sự thật là có một sự thiếu sót  vừa phản ảnh vừa là nhân tố sự nghèo nàn của đời sống văn nghệ Việt nam nói chung hiện tại.  Đó là chúng ta không có một nền tảng chính đáng gọi là phê b́nh văn nghệ. Chúng ta chỉ có những nhà phê b́nh nghiệp dư . Ở hải ngoại, th́ cũng dể hiểu thôi, có quá nhiều lư lẽ mà chúng ta không cần kể, đời sống không cho phép duy tŕ hay hiện thành những phê b́nh gia văn nghệ có chiều sâu, có tâm huyết, có điều kiện chuyên nghề. Ở trong nước, th́ anh dĩ nhiên cũng biết rồi, với cái lập trường chính thống ư thức hệ Marxít-Lêninít không cho phát triển một nền văn học nhân bản chính đáng, th́ làm sao chúng ta có chuyện phê b́nh văn nghệ.

Phê b́nh văn nghệ nghiệp dư  thường chỉ là những chuyện tức thời, không có chiều sâu, không có ư chí đủ để nói cho ra ngay cả những cảm nhận của chính ḿnh; nên hiện tại chúng ta thường chỉ đọc trên báo chí văn nghệ việt nam những bài phê b́nh lư luận ngắn, không đủ lư để đưa ra một lập trường thẳng thắn có ư nghĩa mà hầu như chỉ là những bài thể loại t́nh bằng thân hữu…

Điều đáng buồn là sự thiếu sót trên tai hại cho sự đào tạo những nghệ sĩ mai sau của dân tộc. Nếu tôi không nhầm,  trong trường mỹ thuật không có ai giảng dạy về sự nghiệp lớn lao của họa sĩ Bùi Xuân Phái, của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm…Riêng về phần tôi, có điều sau đây làm tôi bận ḷng.

Trước hết tôi nghĩ, văn học Việt nam cần phải duy tŕ trong mọi tầng lớp sinh viên một hệ thống tối thiểu hán việt học; không cần đ̣i hỏi ai cũng phải biết đọc chữ vuông hán tự; mà chỉ cần biết tra tự điển Hán Việt, đọc hiểu mấy bài Đường Thi  hay mấy câu Luận Ngữ (phiên âm ra quốc ngữ). Cốt yếu là phải biết một phần lớn ngôn từ của chúng ta là hán việt, nhất là rồi đây ngôn ngữ Việt nam phải sát nhập qua chữ vuông hán tự  rất nhiều ngôn từ của văn học Trung Hoa, Nhật Bản, và Hàn quốc, những quốc gia chia cùng ta cái nguồn gốc văn minh hoa hạ ( Khổng, Lăo, Thiền…). Trong cái ư đó, hai tập “Hán Tự Hài Cú” của tôi có thể đóng góp một phần không nhỏ cho sự truyền bá Hán Việt, nhất là giúp phá cái thành kiến càng ngày càng ăn sâu là hán việt, trong thi ca, trong tư tưởng là cổ hủ, lỗi thời và sáo ṃn.   Tuy nhiên, dù có hơn trăm bài hán tự hài cú, do Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn phóng tác lại thành những câu thơ lục bát nêu ra được cái chiều sâu và cái khía cạnh kín đáo của tâm hồn việt nam, hai tập “Hán tự hài cú” của tôi không được một lời giới thiệu trong giới phê b́nh văn học Việt Nam để phổ biến đến quần chúng.

Dĩ nhiên đấy là một chuyện làm tôi bận ḷng. Nhưng tôi không buồn nản, xin được nhắc lại rằng Thượng Tọa Huyền Không ( cố chủ tịch Hội Phật Giáo Việt Nam ở Los Angelos Ca. usa) đă viết trên tờ báo của giáo hội:

(Trên chuyến bay từ Montréal về Los Angelos) “Cầm tập thơ Hán Tự Hài Cú của giáo sư Ngô Văn Tao, trên tay đọc đi đọc lại quên cả dường dài. Người Việt đi học ở Nhật chưa thấy ai làm thơ hài cú, trong khi người không học Nhật lại làm thơ Nhật. Thật ra ngôn ngữ Thơ làm ǵ có biên giới, hồn thơ không giới hạn bởi địa vực. Đó là tiếng nói đồng cảm của nhân loại. Trong tập, có những câu thơ thật là thơ, với người dịch tài hoa là Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn:

Bên trời hạc lẻ loi bay

Thiên thu hận ấy mờ phai cơi người

Cánh vàng nặng ánh trăng soi (tcs)

Người dịch cũng như người viết mang những tâm hồn thiên cổ.”

Huyền Không, giữa thu 1994 -  báo Phật Giáo Việt Nam 1994. Los Angelos-Cal.USA

 

Hỏi: Sự thật là không có giáo sư Ngô Văn Tao, mà chỉ có giáo sư tiến sĩ đại học toán Ngô Văn Quế! Anh bản thân là toán gia – có sự nghiệp không tầm thường, từng giảng dạy ở đại học Paris, Stanford, UC Berkeley…, nhóm Bourbaki của trường toán học Pháp đă có lần làm một séminaire về một định đề của anh. Tôi ṭ ṃ tự hỏi về hành tŕnh tư tưởng của anh từ toán học sang đến văn học…

NVT: Trong khoa học, đặc biệt trong toán học, có rất nhiều chuyên gia mang một tâm hồn lăng mạn nghệ sĩ. Theo sự hiểu biết của tôi, lư tính nhân bản có ba cột trụ: Triết lư, Khoa học và Nghệ thuật. Đó là ba đỉnh của một h́nh tam giác ba cạnh, có thể hội tụ thành một điểm trong lư tính của một người. Nhưng đó là sự hy hữu, nhưng tỷ như một khoa học gia - với cái nghĩa giản dị là con người lư luận, t́m hiểu thiên nhiên thực tế, toán học cũng thuộc về phạm trù thực tế -  có thể di động từ đỉnh khoa học mà sang đến nghệ thuật (có rất nhiều toán gia, tôi biết là nhạc sĩ dương cầm có hạng) hay đi qua triết lư để tới nghệ thuật.

Riêng tôi, tôi không phủ nhận là đă có sẵn cái khiếu toán học; cái khiếu đó đă cho phép tận tụy hơn mười năm học hỏi t́m ṭi khảo cứu để có thành tựu làm một chuyên gia có chức phận, có điều kiện cho cuộc sống vật chất không thiếu thốn. Nhưng tôi thật từ sơ khai đă có những khắc khoải h́nh nhi thượng. Cái khắc khoải của thiền gia t́m đến Phật, của con chiên t́m đến chúa ; cái khắc khoải của tôi là cảm nhận quá nỗi sự bất khả giải định của phận người, sống và chết, tang thương và mất mát, tội lỗi và đắm đuối của thể xác, cái bất toàn của xă hội con người…

Lịch sử có chuyện điển h́nh là thiên tài khoa học và toán học Blaise Pascal, cha đẻ của ngôn ngữ tín học điện tử, đă khắc khoải h́nh nhi thượng t́m Chúa, và như thế qua triết lư trở nên văn học gia đại tài viết ra tác phẩm lừng danh : “Les Pensées de Pascal” (Những ư nghĩ của Pascal).

C̣n tôi dĩ nhiên là nhỏ bé và khiêm tốn; với những khát khao vô lư, những dục vọng không cùng t́nh yêu và của thể xác, say mê sống một cách quá độ, tôi đă biết tự thu  nh́n lại đời ḿnh thâm trầm suy tư triết lư, và như thế t́m được sự an b́nh giải thoát, tự nhận và tự tha thứ chính ḿnh dù có bao nhiêu sai lầm tội lỗi, những phản bội trong cuộc sống cuồng nhiệt của tuổi tráng niên, nh́n lại linh động sáng tác văn nghệ những giây phút “quá đời” của chính ḿnh. Kết luận có thể nói khi đă trên 40 tuổi, tôi chỉ c̣n biết tôi với những suy tư của một thi sĩ của một nhà văn…

 

Hỏi: Liền đây, tôi mạn phép đưa ra một câu hỏi cổ hủ và lỗi thời; tôi có thể nghĩ trước anh trả lời sao, nhưng tôi vẫn muốn nghe những lư lẽ của riêng anh. Câu hỏi là anh nghĩ ǵ về vấn đề : “nghệ thuật vị nhân sinh” hay “nghệ thuật vị nghệ thuật”?

NVT: Nghệ sĩ làm nghệ thuật cốt là v́ ḿnh tự ḿnh. Phạm Thái đă viết bài “Văn tế Quỳnh Như”, trong cái thời gia giáo đạo đức khắt khe chỉ có thể là kín đáo thầm khóc cho chính ḿnh sự tang thương mất mát và sự đau khổ tội lỗi; nhưng có biết đâu là đó là áng văn chương mở đầu nền văn nghệ lăng mạn của dân tộc việt nam chúng ta. Cùng thời với Phạm Thái và Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương đă làm thơ dí dỏm và trào phúng cốt để tự riễu cợt, tự an ủi, tự chân phương thổ lộ, có biết đâu là đă để lại cả một gia tài văn học, có giá trị đóng góp cho sự tranh đấu “quyền phụ nữ” (quyền yêu đương, quyền làm t́nh, quyền suy nghĩ…) trong xă hội cổ hủ phong kiến.

Nhưng cao siêu nhất có lẽ là những bản nhạc giao hưởng cuả Mozart, những bức tranh trừu tượng cuả Picasso… Nhạc Mozart th́ thanh thoát vô tư tươi trẻ như thiên nhiên rộn ràng trong mùa xuân; tranh của Picasso, trừu tượng lập thể (cubiste) nhưng hồn nhiên trong cái nh́n sự vật như chợt bừng tỉnh và thấy người yêu hiển hiện lóe sáng muôn h́nh đa dạng trong  một ngày nắng chói êm dịu. Sự thanh thoát vô tư, sự hồn nhiên tươi trẻ là đỉnh cao mà nghệ sĩ thường ước vọng như muốn t́m lại sự rung động trí giác hồn nhiên của thời thơ ấu, t́m ra cái an nhiên tĩnh lặng của thiền sư đắc đạo. Cái đỉnh cao tuyệt vời của nghệ thuật, mà đại quần chúng cũng biết cảm nhận, như đă tôn vinh và không ngừng thông diễn giải nhạc của Mozart, tranh của Picasso.

Mà thế nào là  “vị nhân sinh”? Nếu là để giúp người đời có ăn có mặc, có tiện nghi, có phương tiện cải thiện cuộc sống, th́ “khoa học và kỹ thuật” đă vô cùng cống hiến. Triết lư từng mang đến cho xă hội, cho nhân loại căn cơ đạo đức, lư thuyết pháp quyền và ḥa giải tự do cá nhân với quy luật cộng đồng…Nhưng chờ đợi với những tác phẩm nghệ thuật, nghệ sĩ phải đóng góp vào cuộc đấu tranh chính trị, hỗ trợ một hệ thống độc tài đảng trị, một ư thức hệ…th́ chỉ có thể là vô ư thức, mưu đồ tàn bạo và ác liệt.

“Không ai được đặt điều với thi sĩ, bắt thi sĩ đảm nhận một  nhiệm vụ nào; thi sĩ chỉ có một triển vọng duy nhất là nói lên  với tất cả sự chân thành của tâm tư, những sự kiện mà ḿnh đă sống và đă cảm nhận. Và như thế,  thơ  đa dạng và muôn màu như chính cuộc đời, có thể dư vang như  lời th́ thầm nội tâm hay gào thét v́ phẫn nộ. Thi ca  toàn diện nghệ  thuật là sắc thái của đời sống con người trong xă hội, trong không gian và thời gian” (Philippe Jaccotet, thi sĩ người Pháp)

 

Hỏi: Dù sao, trong cái nghĩa đó, nghệ sĩ sống trong thế giới và thời đại của ḿnh. Một cách nào đó, nghệ thuật vô tư hay thanh thoát tới đâu, vẫn phản ảnh lịch sử của thời đại. Riêng về phần anh, thế nào là tiếng vọng của lịch sử?

NVT: Dư vang như lời thầm th́ nội tâm hay gào thét v́ phẫn nộ”, thi ca, nghệ thuật chứng tỏ nghệ thuật là sống tràn đầy, tràn đầy với ḷng trắc ẩn trước phù du, đau thương mất mát của phận người, cảm nhận bi kịch của cuộc sống xung quanh, phẫn nộ hoang mang trước tàn bạo của chiến tranh, của tội ác …Phẫn nộ hoang mang v́ nghệ sĩ không phải là người cầm dao cầm búa đứng vào một phe; lời ca, lời thơ, một bức tranh, một bức tượng không làm sao chống đỡ được xe tăng và đại bác, bảo vệ ai trước bè đảng mật vụ sẵn sàng thủ tiêu “bất cứ ai ngang nhiên tự tại”…Lịch sử Việt nam trong hơn hai phần ba thế kỷ thứ 20, là thảm kịch bi hùng tráng, mang theo bao nhiêu đau thương nước mắt, những đau khổ và những ảo vọng, bắt buộc phải để trong tâm hồn của nghệ sĩ  thời đại những vết thương, những hoang mang, những ước vọng thầm kín….

Nguyễn Du sống qua thời đại đầy biến đổi, sự thăng trầm của ba triều đại, sự chiến tranh chống ngoại xâm, sự thiết lập nhà Nguyễn Gia Long, với những tang thương, những tội ác, viết Truyện Kiều, Văn Tế Chúng Sinh phản ảnh kín đáo ḷng trắc ẩn của nhà thơ trước biển dâu của lịch sử và của đời người. Hơn nữa Nguyễn Du ít ra cũng có mấy câu thơ:

Thành quách suy di nhân sự cải

Kỷ độ tang điền biến thương hải

Tây Sơn cơ nghiệp nhất đán tận tiêu vong (trích trong Thăng Long thành cầm giả ca)

rơ ràng ẩn dụ sự quan tâm của thi sĩ với lịch sử.

Tuy nhiên cũng có Bùi Giáng, thi sĩ hoàn toàn ngoại lệ; một sự kiện hiếm có trong lịch sử văn học. Bùi Giáng đă sống tận cùng thời tao loạn lịch sử của dân tộc, của đất nước nhưng không có một câu thơ biểu lộ nhà thơ có suy tư hay day dứt nào trước thời cuộc, những biến động đă mang đến cho gia đ́nh ḿnh, cho đất nước ḿnh sự chết chóc, mất mát và tang thương. (Tôi nghĩ vậy, dù bức thư ngỏ Bùi Giáng gửi René Char, bài phi lộ “Avant Propos” cho tuyển tập của Thích Nhất Hạnh, bao gồm những bức thư ngỏ khác gửi cho một vài văn nhân thế giới, cho chúng ta rơ cái lập trường của Bùi Giáng trước cuộc chiến tương tàn 1960-1975; nhưng là những áng văn chương tài hoa thâm trầm sâu xa chỉ nói ra lập trường cập nhật tức thời  của thi sĩ chứ không phải thuộc về bản chất tâm tư hàng ngày của thi sĩ). Nói một cách khác, nhà thơ Bùi Giáng có thể san sẻ cảnh phận cùng bà mẹ lê la bán hàng rong, cùng thiếu phụ bán ḿnh ở Tây Ninh hay Chợ Lớn, nhưng chọn không quan tâm tới thời sự, tới chiến tranh, tới cách mạng…Một thái độ tuyệt đối nghệ thuật vị nghệ thuật.

Ngược lại, Trịnh Công Sơn là “con đẻ của Đất Khổ”. Tôi muốn nói Trịnh Công Sơn, nghệ sĩ tài hoa, sẽ không là nhạc sĩ với sự nghiệp lớn lao mà chúng ta biết, nếu anh sống trong một thời đại khác, đất nước yên lành, xă hội không tàn bạo phân chia. Cuộc đời, thi ca, nhạc phẩm, những kư họa, những bức tranh sơn dầu cuả Trịnh Công Sơn, trong cái nh́n của tôi đều có tiếng vang thầm lặng của trạng thái lịch sử xă hội và đất nuớc anh phải sống. Tất cả ch́m đắm trong cái nhận thức siêu h́nh học của định mệnh (fatalisme); đất nước phân chia, chiến tranh không ngừng; những đêm thiết quân luật với tiếng dồn vang của súng đạn; người yêu vội vă bỏ ra đi t́m an b́nh ở một xứ sở khác; những người bạn bỏ thây trên chiến trường; những người mẹ khóc trong tang tóc; những phật tử tự thiêu ḿnh với ước vọng ḥa b́nh; những ngày những tháng sống lén lút để không phải nhập ngũ ra chiến trận…

Chính trong quan điểm này, tôi tự thấy gần gũi với Trịnh Công Sơn, để có những lúc cùng nhau làm thơ, những ngày những tháng chia nhau một chai rượu đục như để quên sự đời. Nếu tôi không bị sốt tê liệt thời thơ ấu, với một bàn chân tàn tật, th́ chắc chắn tôi đă là “thiếu niên cứu quốc của bác Hồ” th́  cuộc đời tôi đă ra sao, một trăm phần trăm tôi tự biết là chết yểu ngoài chiến trận hay chết yểu trong lao tù cải tạo. Cái ân hận “đă đào ngũ” theo tôi suốt mấy chục năm lập nghiệp ở nước ngoài. Nhưng điều chính yếu, tuy ở xa tôi chia sẻ và nhận thức tận cùng cái “phi lư nghiệt ngă” của thời đại lịch sử Việt nam vừa qua. Sự tiêu tan của sự “lăng mạn toàn dân kháng chiến” trước ư đồ máy móc của ư thức hệ, của chiến tranh. Sau mấy chục năm đấu tranh tương tàn, người bại không phải là người bại, kẻ thắng không phải là kẻ hùng. Qua bao nhiêu tang tóc, bao nhiêu đau thương mất mát, xă hội có thay đổi th́ cũng thay đổi theo sự tất yếu đường rày khoa học thị trường thế giới, nhưng tệ hại là vẫn nguyên đó như từ muôn thuở chế độ đạo đức giả và gian dối của bọn hỏa đầu bè phái vụ quyền và vụ lợi.

Một ngày nào đó có người phân tích đóng góp văn học của chính tôi, chắc chắn sẽ nhận ra triền miên sao trên trang giấy ‘sự khắc khoải vô cùng bi đát và bi quan” trước lịch sử đă qua suốt cuộc đời tôi. Có điều với lịch sử vừa qua của đất nước, lớn lao bi hùng tráng bao nhiêu đau khổ, bao nhiêu ước vọng không thành, văn học chúng ta không có một tác phẩm sử thi sâu xa xứng đáng như “Chiến Tranh và Ḥa B́nh” của Léon Tolstoi, như “Phương tây không có ǵ mới” (A l’Ouest rien de nouveau ) của Eric Maria Remarque, như “Docteur Jivago” của Boris Pasternak…Nhưng nghĩ cho cùng, chúng ta cũng có, như tất yếu phải là như thế, một bích họa hoành tráng tập hợp sử thi, với những đóng góp bởi những tác phẩm của Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, những bài ca của Văn Cao, của Trịnh Công Sơn, những tiểu thuyết như “Một Chủ Nhật Khác” của Thanh Tâm Tuyền, “Thiên đường mù” của Dương Thu Hương….Riêng về phần tôi, tôi không quá phận mà nghĩ tới bốn vở kịch ngắn của tôi (có thể đọc trên http://www.gio-o.com/ngovantao.html). “Lạc Đội”, tuổi trẻ trong sáng lăng mạn sống sao trong tao loạn. “Trở về của Dũng”, tuyệt vọng của trí thức mang nặng một bầu nhiệt huyết tranh đấu cho tự do, cho xă hội và đất nước. “Một ngày của thầy Đức”, sự bất hạnh của triết gia hồn nhiên quá vội dấn thân theo cái nghĩa “praxis” của Karl Marx. “Đồi cỏ”, sự thâm trầm suy tư vừa bi quan vừa khao khát của thi nhân trước một thời lịch sử vừa kết thúc; dù không có ai công khai bàn bạc tới, một đạo diễn có tài ở trong nước thổ lộ bà tiếc làm sao v́ thời cuộc không chín muồi để bà có thể tạo dựng bốn vở kịch này. Tôi mạn nghĩ với bốn vở kịch này đă đóng góp một phần cho “bức bích họa sử thi” của thời đại mà tôi sống.

Hỏi: Anh không quá phận; tôi tin chắc rằng bốn vở kịch của anh sẽ được nhận ra như là một đóng góp cho sử thi của thời đại, nh́n về thế sự t́m ra cái lư thâm sâu, hư cấu xóa bỏ những tiểu tiết không chính yếu, làm rơ ra cái nguồn sóng lịch sử ẩn ch́m. Tôi có đọc một số ít bài báo nói tới anh; nói tới anh, h́nh như người ta cảm thấy cần phải đắn đo cẩn trọng. Tôi đă từng đọc một bài báo, có lẽ trên báo  “Người Việt”(Los Angelos-Cal.) và của ai, tôi không nhớ; bài báo nói anh có thái độ rất chiết chung về nghệ thuật, dưới mắt anh có lẽ chỉ có ba nghệ sĩ: Bùi Xuân Phái, Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn. Chắc chắn đối với anh thi ca, nghệ thuậtcánh cửa rất hẹp?

NVT: Nghệ sĩ bắt buộc phải có lập trường cứng rắn ngay cả với chính ḿnh, về nghệ thuật trong việc làm của ḿnh. Về sáng tác, nghệ thuật dĩ nhiên là cánh cửa hẹp, không phải bất cứ ai cũng có thể buớc qua. Tôi muốn thổ lộ mấy phản tư phê phán của tôi gần đây.

Chắc anh biết Nguyễn Đức Tùng có xuất bản một quyển sách dầy thu thập những lời của nhiều nhà thơ cho câu phỏng vấn:”Thơ đến từ đâu?”. Theo ư tôi, đó là một câu hỏi lệch lạc. Không ai có thể hỏi: “Triết lư hay khoa học đến từ đâu ?” Khoa học, triết lư và nghệ thuật (thơ) là ba đỉnh của lư tinh con người. Anh t́m ra nghệ thuật, chứ nghệ thuật không đến với anh. Nói như vậy, chắc là tôi quá khắt khe, quá chi li như Cao Xuân Hạo với văn phạm trong tiếng việt thường ngày. Nguyễn Đức Tùng có lẽ chỉ muốn hỏi mấy nhà thơ, các thi sĩ với bản tính thơ của từng người, đă thể hiện thi ca ra sao và bầy tỏ những cảm nhận thơ ǵ trong đời. Nhưng chắc chắn v́ câu hỏi tự nó lệch lạc, và đột nhiên đưa ra phỏng vấn, những câu trả lời trong toàn bộ sách đọc qua chỉ thấy mơ hồ hay là những ư hấp tấp sáo ṃn.

Tuần này, chúng ta phải vĩnh viễn từ giă nhà thơ Hoàng Cầm (1922-2010). Tôi đă từng thử đọc kịch thơ “Kiều Loan” của Hoàng Cầm, nhưng không đủ can đảm để đọc cận càng. Tôi cốt yếu biết đến thơ của Hoàng Cầm qua tập thơ (6 hay 7 bài): “Lá Diêu Bông”, nhất là qua sự phổ nhạc thâm thúy của Phạm Duy; tôi phải công nhận Hoàng Cầm là thi sĩ đặc thù. Nhưng để báo chí, bạn bè xa gần theo nhau tán dương là chúng ta đă mất một nhà thơ lớn. Dĩ nhiên tôi phản tư phê phán những lời hời hợt tuyên dương như vậy. Thi sĩ là nhà thơ lớn, nhưng lớn phải v́ sự nghiệp và tư tưởng rộng lớn và trải dài. Nhất là, những lời tuyên dương Hoàng Cầm không chỉ nhắc nhở “Lá Diêu Bông”,”Mưa Thuận Thành”  c̣n thêm “Bên kia Sông Đuống”. Theo tôi biết, tập “Lá Diêu Bông” và “Mưa Thuận thành” được viết về sau (khi nhà thơ đă gian truân với vụ án Nhân Văn Giai Phẩm, đă cảm nhận cái vu vơ trừu tượng của thi ca). “Bên kia sông Đuống” được viết vào năm 1948, nói đến bài thơ để nói rằng Hoàng Cầm đă từng theo kháng chiến chống giặc Pháp, Hoàng Cầm là thi sĩ yêu nước, để có một cớ quên chuyện đă từng kết tội nhà thơ là kẻ thù của nhân dân, của đất nước. Nhưng nhắc đến bài thơ này như kiệt tác thi ca đưa vào chương tŕnh trung học phổ thông, th́ tôi thấy bắt buộc phải phê phán. Về thi ca nói lên hận thù đối với kẻ thù tàn bạo, nói lên sự đau ḷng trước đau khổ của người thân dưới sự càn quét của địch “mắt xanh”,  th́ phải nói “Bên kia sông Đuống” chỉ là những câu thơ hoàn toàn ước lệ. Ngay những câu tả cảnh những người đàn bà dân quê để tô điểm cái vọng nh́n của nhà thơ về quê nhà thuở an b́nh; tôi cũng phải nói đọc qua, tôi cảm tưởng như thấy những bức tranh trong cửa hàng lưu niệm vẽ nhưng cô gái quan họ duyên dáng với chiếc áo tứ thân, với khăn mỏ quạ và thân mềm quấn giải lụa đào…, và tôi bỗng ao ước được nh́n lại những bức tranh sơn dầu “Chèo” của Bùi Xuân Phái.

Những suy tư có thể nghịch đời; nhưng nghĩ đến nghệ thuật là như vậy. Nghệ thuật là nghệ thuật mà không phải là chuyện phù phiếm trần gian hay là chuyện thành tựu kỹ thuật (Isabelle T. Fogiel). Nietzsche đă từng viết : “Chúng ta có nghệ thuật để khỏi chết ch́m trong sự thật (We have art to be saved from the truth). Sự thật nói đây không phải là “chân lư”, cái ǵ tuyệt đối không có ở trần gian. Sự thật đây là chính mỗi người chúng ta trong thế giới hiện sinh của ḿnh, trong cái phận làm người, đắm đuối trong t́nh yêu, đau thương với những mất mát, mang đầy dục vọng và khát vọng vẩn vơ, trong một xă hội không hoàn mỹ với những ước lệ không cho người tung cánh…Nghệ thuật là đỉnh cao cho ta tự giải thoát, vuợt lên trên cái phận tầm thường. Với cái nh́n như vậy, mỗi khi tôi tiếp nhận một tác phẩm văn nghệ, tôi t́m hiểu ngay nghệ sĩ có triển vọng cao siêu không, chân thành xúc cảm cho ḿnh và tự ḿnh không, có đập cánh không dù chỉ là đôi cánh x̣e ngắn ngủi của con chim bị đời giăng lưới. Chính tôi cũng nhiều lần khắc khoải tự nhủ không  thể lách qua cánh cửa hẹp của nghệ thuật, để đạt đến chỗ siêu thoát của văn hào, của nghệ sĩ. Nghệ thuật là cao siêu như vậy. Đối với mấy nông dân nhàn rỗi làm vè quanh hũ rượu, đối với bậc cao niên nhập hội làm thơ trong câu lạc bộ phường hay xă, tôi không phủ nhận giá trị nhân bản của những câu thơ chân chỉ, tuy nhiên bắt buộc phải nói: đấy không phải là thơ!

 

Hỏi: Anh không phải khiêm tốn; anh sáng tác văn thơ, dầy và đa dạng, không hổ thẹn là bạn của Bùi Giáng, người đă viết hàng ngàn trang sách văn và thơ, của Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ đă viết hơn 600 bài ca, mà bài nào cũng rung cảm quần chúng. Đặc biệt, anh sáng tác rất nhiều thi ca trong ngôn ngữ khác nhau: Việt nam, Hán Việt, Anh ngữ và Pháp ngữ…Tập thơ Papyrus , tiếng Pháp của anh, tôi được biết dưới mắt của rất nhiều người, là một tác phẩm vô song. Vậy theo anh, ngôn ngữ thơ là ǵ? Bắt buộc phải đa dạng như vậy không?

NVT: Hăy bàn về thơ. Thi sĩ là người sống với hồi tưởng; những cảm nhận sống tức thời, ch́m đắm ngay trong tiềm thức, nếu trở lại th́ trở lại trong hồi tưởng để thi sĩ diễn giải và suy tư, “thi vị hóa”. Không có ai làm thơ với cảm nghĩ của ngày mai, ngày mai ta đau khổ, ngày mai thơ ta dẫn dắt chính ta hay một ai đó trên con đường sán lạn…Cái ǵ làm nên thi sĩ là tiềm thức, là “những lớp bồi đắp” (les couches de sédimentation), như Husserl có thể nói, mà lịch tŕnh cuộc sống đă lắng lại trong “thế giới hiện sinh” của thi nhân. Dĩ nhiên cái ǵ ở lại sâu lắng nhất trong tiềm thức của chúng ta, chính là  kư ức của thời thơ ấu, thời mà tâm hồn chúng ta trong trắng, nhận ngay ra cái ǵ thật cái ǵ giả dối, một bản thạch cao không tỳ vết khi đă tiếp nhận một ấn tượng ǵ th́ cho là măi măi…

Về phần tôi, trưởng thành lập nghiệp và sinh sống cốt yếu ở xứ người, làm công dân Canada, nhưng tôi đă sống đến 15 tuổi ở Bắc bộ-Việt nam. Cảnh đồng chiêm mênh mông ruộng nước, cô gái nông dân dựng sào đẩy thuyền nan đưa tôi một đêm trăng, bến đậu là bụi tre đầy đom đóm và rộn ràng tiếng ve sầu và tiếng dế. Cảnh người chết đói la liệt ở đầu làng Lam Cầu, Huyện Kim Liên Hà Nam, ở những góc phố Hà nội. Rồi xác chết, thân bị thừng trói chặt miệng nhét vải trắng vứt xuống hồ Thiền Quang, những xác chết của vụ án tàn bạo Ôn Như Hầu. Dĩ nhiên c̣n vô cùng  bao nhiêu kư ức khác, “đường đôi Hà Nội hoa gạo rơi phủ phất”,huơng hoa ngâu, hoa bưởi thoang thoảng trong vườn hoa nhỏ bé của gia đ́nh”, lá bàng phủ bao la sân trường tiểu học”…cùng những người chị, những con gái cùng lứa tuổi, của ngơ Hàng Kèn, phố Trương Hán Siêu quận Hai Bà Trưng-Hà Nội bây giờ, hiện h́nh như sống lại!

Nên măi măi trong tôi cái cố  quận đó, càng triền miên lưu luyến v́ ch́m đắm những năm dài trong chiến tranh kẻ mất người c̣n, càng đau khổ bao nhiêu lại càng trĩu nặng trong trái tim tôi. Những năm 1940 tao loạn rập ŕnh, tôi không nhớ trong gia đ́nh tôi có một quyển sách nào, ngay nữa một quyển văn giáo khoa; tôi hoàn toàn tự học, nghe lỏm người lớn nói chuyện; vào năm 1945-46, đuợc đọc một số báo Cứu Quốc, và được đọc duy nhất một quyển truyện: “Tây Sơn tráng sĩ” của Khái Hưng. Sự thiếu thốn sách báo đó đă bộc lộ thành ao ước mà tôi thể hiện  là rương sách của cậu bé R. trong vở kịch “Lạc Đội”, cậu đọc triền miên qua năm qua tháng dù viết ra bằng đủ mọi thứ tiếng. Riêng tôi, tôi nhớ măi  hai quyển thơ đầu tiên mà tôi có ở tuổi 19, quà tặng của một người em gái họ: “Gửi hương cho gió” của Xuân Diệu và quyển “Lửa Thiêng” của Cù Huy Cận. Như vậy, với thiếu thốn và khắc khoải, ước vọng lại càng sâu lắng, nên những bài thơ đầu tiên của tôi nhất định phải viết ra trong ngôn ngữ Việt nam. Ngôn ngữ của tuổi thơ, ngôn ngữ của kẻ lưu vong, không thuộc một miền đất nào! Măi về sau tôi nhận thấy, như thượng tọa Huyền Không, người đă từng du học ở Nhật, nói: “ngôn ngữ Thơ làm ǵ có biên giới, hồn thơ không giới hạn bởi địa vực”. Tới khi đó , tôi mới có những bài thơ sáng tác ngoại ngữ.

Ngôn ngữ thơ là ǵ? Là cái ǵ bay bổng vẩn vơ trên trời xanh, mà với tiếng Việt ta gọi là “mây”. Là thảm đỏ ngoài ngơ một chiều hè mát dịu, với tiếng Việt ta sẽ nói tới ‘những sác hoa giấy”, nhưng cũng thể là những nhánh li ti màu tím nhẹ trong buổi sáng đầu xuân, với tiếng Pháp ta sẽ nói tới “les branches de lilas des premiers jours de printemps”(những nhánh lilas cuả ngày đầu xuân)….Và đây là sự kiện làm tôi cảm nhận rơ thêm; một năm tôi được mời dạy và nghiên cứu toán học ở đại học Brasilia. Brasilia là thủ đô hành chánh của nuớc Brazil-Nam Mỹ, xây dựng hoàn toàn theo kỹ thuật kiến trúc để trở nên trên giấy tờ là một đô thị giữa hoang dại khô cằn, nhưng trên một bể nước ngọt trong ḷng đất. Ở xứ sở người, không cùng chung một ngôn ngữ, trên những đường phố vẽ theo kỷ hà học, vắng vẻ chỉ có ci-măng và thép, tôi thật chưa bao giờ ch́m đắm trong cảm thức phận lưu vong của chính ḿnh như vậy! Một ngày, với sự giúp đỡ của người đồng nghiệp gái, tôi bắt đầu làm mấy bài thơ viết ngay ra bằng tiếng portugese  (dẫu rằng tôi chỉ biết tiếng này một cách rất bập bẹ).  Nhưng chỉ như thế, tôi không c̣n tự thấy ḿnh lưu vong nữa; cái bức tường ngăn cách ngôn ngữ, một trong những nhân tố của cảm thức lưu vong, bị phá vỡ như tôi nhận ra rằng ngôn ngữ thơ không có biên giới.

Hiện đây tôi đang duy tŕ một blog: http://ngovantao.blogspot.com; ư đầu tiên là tŕnh bầy những tranh vẽ acrylic trên bố và sáp màu trên giấy của Ngô Quế Anh, sinh ngày 21.9.2002, những bức tranh hồn nhiên trừu tượng, bố cục trong sáng với màu sắc, làm tôi liên tưởng đến thi ca, nên tôi cũng tiện dịp đối chiếu tŕnh bày lại thi ca của tôi (dù đă xuất bản nhiều ở Việt Nam nhưng không được có một cơ sở phát hành truyền bá) và lợi dụng điện tín học đưa đến tay độc giả. Như trên tôi đă nói, ngôn ngữ thơ th́ sâu xa và mênh mông ẩn dụ, khi truyền ra sinh ngữ th́ bắt buộc phải  thu hẹp cho thích ứng với ngôn ngữ của trần gian; nên khi làm việc mà “các cụ đạt tới tuổi cổ lai hi” là ngồi viết hồi kư, tôi với cái blog của tôi, tôi đọc và sống lại những bài thơ ngày trước của tôi; nhưng sống lại là t́m lại những cảm thức mà tôi đă bỏ qua hay vẫn c̣n đâu đấy trong tiềm thức. Để tôi thật sống lại, là “thông diễn giải” và sáng tác bằng chuyển ngữ những bài thơ tôi đă từng viết với Việt ngữ sang Pháp hay Anh ngữ, hay luân hoán ngược lại. Đó là một hành tŕnh vừa hoan lạc vừa đầy ư nghĩa. Một công tŕnh giúp phá bỏ bức tường ngôn ngữ ngăn cách, một nhân tố của cảm thức lưu vong. Mà chúng ta tất cả trong cái thời đại này, ai mà chẳng lưu vong, cái làng ta đang ở chỉ một hai năm không c̣n là ngôi làng của ta nữa, con phố mà ở đó ta lớn lên,  bỗng biến đi để lại một công trường, một siêu thị…Tôi mạn nghĩ rằng trong cái blog của tôi, độc giả đặc biệt Việt nam khắp bốn phương trời cảm nhận sự vượt tường lưu vong đó, nên chỉ sau một năm đă có hơn hai ngàn người nhập đọc ngovantao.blogspot, hay đúng hơn bốn năm trăm người theo dơi nhập đọc. Thật là một niềm vui khích lệ!

 

Hỏi: Thi ca của anh đúng là có một chiều sâu tư tưởng. Anh nói t́m đến nghệ thuật qua những câu tự vấn h́nh nhi thượng triết lư. Nhưng thật bây giờ, tôi có cảm tưởng anh đương từ nghệ thuật t́m đến triết học. Tôi có đọc những tiểu luận triết học của anh, đặc biệt “Biện chứng pháp Hegel”, “Thông diễn học” trên mạng www.gio-o.com . Ở tuổi “thất thập cổ lai hy”, anh c̣n t́m ǵ ở triết học? Câu hỏi cuối cùng của tôi là: nó có cho anh một thái độ triết lư nhân sinh nào, một minh triết ǵ mà anh có thể san sẻ với chúng tôi?

NVT: Anh nói rất đúng,”một thái độ nhân sinh triết lư” là cái ǵ mỗi người chúng ta phải không ngừng trau giồi và xây dựng trong sự hiện thành bất tận của bản thể hiện sinh của chính ḿnh.

Hăy đừng nói t́m đến triết lư để có đạo đức mà dạy đời. Đó là vấn đề minh triết của những thánh hiền ngày xưa. Triết lư đă cho chúng ta biết từ lâu rồi một xă hội ổn định phải là một xă hội pháp quyền. “Phản cách mạng”, “phản nhân dân” là những vấn đề nằm trong tiêu chuẩn đạo đức không thành văn, nên chỉ mang đến những h́nh phạt không bản án, thêm nhũng loạn xă hội; “chí công vô tư”, “phục vụ nhân dân”, “không tham nhũng”, trái lại là những điều nằm trong luật pháp, anh phải như thế không phải v́ anh có triết lư đạo đức, mà nếu không anh sẽ là người phạm tội trước pháp luật, làm sai chức vụ.

T́m đến triết lư là t́m hiểu rơ chính ḿnh. “Cái ta đây”, mà ta thật ư thức được th́ là điều kiện tất yếu để sáng tỏ từng giây phút “hiện sinh”. Trước khi bàn xa nữa, tôi đưa ra một sự kiện điển h́nh, cũng tiện theo là những nhận định phê phán nghệ thuật mà tôi mạn nghĩ cần thiết.

Nguyễn Huy Thiệp với những truyện ngắn nổi danh một thời! Cái thời ( những năm 1988 và 1990), Nguyễn Huy Thiệp là một thanh niên của tầng lớp những người sống trong xă hội “bao cấp, điêu linh trong bóng tối của vụ án nhân văn giai phẩm, của những vụ tố khổ phong trào cải cách ruộng đất”. Một xă hội với những cảnh tượng siêu thực! Nhà văn Nguyên Hồng quỳ trước hội trưởng hội nhà văn Tô Hoài xin một điều, xin đừng bắt phải làm bài tự kiểm điểm, cho phép về Nhă Nam vùng sâu vùng xa làm người dân cày ruộng nuôi vợ nuôi con. Nhà thơ Nguyễn Bính đói khát lang thang vứt con nhỏ (một tuổi?) cho người nhặt ở dốc hàng Kèn.  Văn học gia Ngô Tất Tố lem luốc tựa gốc cây tự than rằng: “làm người khổ vậy sao!”. Học giả Tuệ Chi quần áo rách rưới hở hang chạy ra đứng vào hàng mua cho được bó rau muống héo của mậu dịch, bỗng hoảng hốt nh́n lại ḿnh tự hỏi: “ta c̣n là người không nhỉ?”. Người ta nuôi chó để dấu diếm làm thịt bán. Người ta lấy nhau sản phụ về làm nhân bánh cuốn. Những ngôi nhà xưa của gia đ́nh, nay năm sáu gia đ́nh khác chiếm đóng, mỗi gia đ́nh ở tụm trong một pḥng hay một nửa pḥng. Khu cư xá bộ đại học, các giáo sư lầm lũi đi không nói với ai một lời như những chiếc bóng; sinh viên kư túc xá, hàng chục người ngực trần, ngồi xổm không một quyển sách trong tay, không nói không cười. Một xă hội tiệm lời, như giữa bữa cơm gia đ́nh với nồi cơm bo bo, như trong quán cà-fê chui, cà-fê độn bắp rang, năm sáu người thẫn thờ ngồi nh́n chén cà-fê cạn, như năm tượng gỗ bên một ngọn đèn dầu le lói.

Sự trần trụi bịt miệng ức chế đó trước sau rồi, theo nhà văn Nguyên Ngọc, phải đột phá. Những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp thể hiện sự đột phá đó, bằng những câu văn “tiệm lời ngắn gọn tran trát”, thể  hiện tuyệt đối thiết thực cái cảnh tượng u ám siêu thực trên,  như tiếng gào thét, như hàm chứa một phẫn nộ phản kháng đầy ước vọng. Nhưng nhà văn Nguyễn Khải đă tiên đoán, nhà văn Nguyên Ngọc nhận định (có thể đọc trong bài phỏng vấn Nguyên Ngọc do Nam Dao thực hiện, trên mạng http://amvc.free.fr/ ), sự đột phá Nguyễn Huy Thiệp mang sẵn những nỗi niềm của hiện tượng không có hậu (chữ cuả Nguyên Ngọc). Nguyễn Huy Thiệp sinh trưởng trong cái thời của ư thức hệ, không cho đọc sách ngoại đạo, không có quyền tự do tư duy, trong một xă hội đạo đức tuyên ngôn trên giấy tờ, cái thời mà con người sinh trưởng sau này trở nên, như nhà văn Kim Lân đă từng nhận xét, những công dân trắng trợn thực dụng, khuyển nho triết lư (cynisme). Nguyễn Huy Thiệp làm sao có một căn bản văn học triết lư mà những nhà văn tiền bối đă có tuy nay sống trong thời xă hội chủ nghĩa, như Tô Hoài, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc …Nguyễn Huy Thiệp không thể ư thức rơ cái chiều sâu chiều rộng của bức tranh siêu thực mà chính anh đă phác hoạ theo thực tế. Không một nhân vật nào của Nguyễn Huy Thiệp có thể hiển hiện trong nhân sinh quan văn học như kẻ xê dịch lăng tử  Nguyễn Tuân trong truyện “Chiếc lư đồng mắt cua”,  như Chí Phèo của Nam Cao, hay nữa như Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng. Trong hai truyện điển h́nh nhất của Nguyễn Huy Thiệp: “Không có vua” “Tướng về hưu”, cái ông già lên tiếng than “làm thằng đàn ông khổ lắm v́ cái b…”, ông tướng về hưu bỡ ngỡ trong xă hội không đấu tranh, không biết tự ḿnh sẽ làm ǵ, những đội ngũ của ḿnh hy sinh hay có sống c̣n cũng để cho ai, hai nhân vật tượng trưng với h́nh ảnh phác họa tuy nhiên thật chỉ là quen thuộc và ước lệ. Nguyễn Huy Thiệp không thể có triển vọng làm một văn hào với sự nghiệp trải dài; Nguyễn Huy Thiệp khoác lên cái áo bào của nhà văn có tiếng, dựng tượng Phật to tướng trong sân nhà như để chứng nhận ḿnh là thiền sư đạt đạo. Nguyễn Huy Thiệp tự cho ḿnh chức phận thi nhân tuyên bố tất cả các nhà thơ của hội nhà Văn Việt Nam là bất tài, nay chỉ có Đồng Đức Bốn là thi sĩ của vần Lục Bát, đưa ra những bài thơ của Đồng Đức Bốn và của chính ḿnh, mà không ai hiểu nó có giá trị nằm ở đâu…

Anh có thể nghĩ tôi nói tới bức tường trí thức; nhưng không, tôi muốn nói tới cái căn bản tư duy mà những nghệ sĩ, những toán gia, những chuyên gia kỹ thuật phải có để t́m ra cho ḿnh một ‘thái độ nhân sinh triết lư”. Có thái độ nhân sinh triết lư, là đảm nhận phận làm người, ta không phải là cái máy vô tư giải đáp những câu hỏi kỹ thuật hay của nghệ nhân. Chính khi toán gia cặm cụi t́m giải đáp một bài toán, toán gia thật đang t́m tới cái huyền diệu của lư tính con người. Lư tính con người là cao siêu muôn mặt, vô cùng bí ẩn, toán gia bắt buộc phải bừng tỉnh cảm nhận ra cái nhỏ bé hoang mang bản thân. Đó là một khía cạnh của bản năng đưa mỗi người chúng ta đi t́m ra một nhân sinh quan sâu xa triết lư, vượt lên trên những tỵ hiềm nhỏ mọn, những thèm khát danh lợi thường t́nh, những nhân nhượng mà cuộc đời bắt phải có.

Một ca sĩ trẻ đă có giọng ca điêu luyện, một họa sĩ nhí đă có tài nghệ như thiên phú! Nhưng rồi đây sao tránh được khi nhập vào cuộc sống nhân sinh, có trắng có đen, có bóng tối rập ŕnh mà tài nghệ bẩm sinh không bị lung lạc với những tỳ vết; trừ phi đă biết nh́n lại chính ḿnh, hiểu rơ khả năng của chính ḿnh, đối diện với những vấn nan của cuộc đời mà vẫn tự đưa ra những giải đáp cao siêu nghệ thuật của bản thân.  Cái ǵ thật cần lúc đó, là phải đă biết suốt tuổi học tṛ trau giồi trí thức, tiếp thu những thực nghiệm suy tư của những người đi trước, những triết gia, những học giả, những thi hào. Dĩ nhiên, là cần phải được lớn lên trong một môi trường  thích hợp, có chiều sâu văn học, có trao đổi lư thuyết mà nền giáo dục đặc biệt Việt nam đây hăy c̣n thiếu sót.

Đă từ lâu rồi, theo trào lưu tư tưởng thế giới, tôi biết rằng triết lư xă hội, nhân sinh không phải là chuyện đại ngôn với những lư thuyết cứng rắn một chiều. Bản thể hiện sinh của mỗi người là luôn luôn hiện thành. Hiện thành là tiếp thu mọi hiện tượng, nhưng lên khung, hay chính theo ngôn ngữ của Husserl là vứt vào trong hai dấu ngoặc ( bracketting) những tiểu tiết, những đa dạng lập ḷe, mà đi t́m ra hiện tượng đă chính yếu để lại cho bản thân, cho thế giới hiện sinh của ḿnh mảng đất mầu mỡ ǵ. Đó là biết suy tư, giải cấu hiện tượng, đưa ra những quy định  - đánh giá - nhưng không quên rằng cái ǵ ta nghĩ chỉ có thể là hạn hữu, tiềm ẩn những mâu thuẫn, những lẽ trái ngược để phủ định, mà một ngày nào nh́n lại ta sẽ nhận ra và giải đáp.

Nghĩ như vậy, cũng là minh triết hiện đại “thông diễn học”! Nếu theo thiền học, con người t́m đến thiền là t́m đến “tâm”; theo Heidegger, cùng theo “thông diễn học”, th́ là t́m đến “tư”.Tư” là trước hết như tôi nhận định và phê phán trên, là biết suy tư nh́n lại chính ḿnh, nh́n lại những ǵ ḿnh đă làm và đă sống, nhận ra những mâu thuẫn để giải đáp, những ước vọng để tiếp nối lịch tŕnh, đối với một nghệ sĩ là để có một sự nghiệp trải dài, tuần tự hiện thành và luôn luôn tân tiến.

Chính yếu, như theo minh triết cuả thánh hiền, là sự “lập thân” (paideia= buildung, trong ngôn ngữ của triết gia Gadamer). Với suy tư, ta sẽ luôn luôn “thông diễn giải” tha nhân, cùng những đóng góp văn học đến với ta từ muôn phương. “Thông diễn giải”  tha nhân là cảm thông đau khổ vật lộn, nhân sinh thế giới quan của người khác, và như thế ḥa đồng chân trời viễn tượng của người vào chân trời hiện sinh của ḿnh. Mở rộng cho thêm bát ngát ra bốn phương thế giới hiện sinh của chính ḿnh. “Thông diễn giải” một tác phẩm văn học, là t́m hiểu sống lại cảm thức của tác giả, không ngừng suy tư như chính ḿnh thực sống để nh́n ra những khía cạnh ẩn dụ có lẽ đă có trong tiềm thức của tác giả hay có lẽ theo tác giả đă xếp vào trong hai dấu ngoặc để cho tác phẩm không lạc vào một thế giới quan khác, nhưng chính những ẩn dụ này mới làm tác phẩm có chiều sâu, có âm hưởng. Phải! “Thông diễn học” là minh triết lập thân, không ngừng sống động và học hỏi. Socrate cho đến tận phút phải chết, vẫn muốn t́m hiểu giai điệu nào có thể phát ra từ một cây đàn!

Riêng về phần tôi, t́m đến “tư” là thái độ nhân sinh triết lư. Cuộc sống của một đời người ngắn ngủi, sôi nổi và quá đẹp; những mất mát đau thương để lại dư vị đắng, tuy nhiên thường cũng để lại sự ngậm ngùi thăng hoa, với cái nghĩa là làm ta khao khát thêm một cái ǵ cao siêu, không trần tục. Vậy như Trịnh Công Sơn hay Bùi Giáng có thể nói,  ta hăy sống với tất cả lư trí và tâm hồn. Không ngừng dao động, phẫn nộ trước những rối ren không đâu của xă hội, thương cảm nỗi buồn trần gian, san sẻ những niềm vui bất tận của nghệ sĩ của thi nhân. Như Heidegger đă gợi ư, tôi không sợ suy tư. “Thông diễn” tác phẩm văn nghệ của người; không ngại suy tư sống lại những bài thơ xưa của chính tôi. Đặc biệt nhất , tôi tin rằng cho tận khi phải cô đơn đối diện điêu tàn, đối diện hư vô,  tôi sẽ không ngừng t́m và diễn giải “ư thơ” hiển hiện trong từng phút sống.

 

Ngô Văn Tao

25. 5. 2010

Bản khác ở blog Ngô Văn Tao:

http://ngovantao.blogspot.com/

 

© gio-o.com 2010