http://www.gio-o.com/gio5de.jpgđọc trong mùa Tết


photo: Hoàng Huy Mạnh

 

Gisa  Jähnichen

Shanghai Conservatory of Music

 

VIỆT NAM

CÁCH THỨC BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT

ĐƯƠNG ĐẠI VÀ HIỆN ĐẠI

 

 

 

Ngô Bắc dịch

 

 

 

Cách biểu diễn đương đại của âm nhạc, nhảy múa và kịch nghệ cổ truyền tại Việt Nam có thể được quan sát từ hai chiều hướng: sự đa dạng rộng rãi hơn xuyên qua sự canh cải và phổ biến vượt quá các ranh giới địa phương hay sự giản lược các cách thức biểu diễn đa dạng trước đây.

 

            Âm nhạc tế lễ chính thức và theo nghi thức được coi trọng hồi gần đây như là bộ môn chuyên chở căn cước âm nhạc.  Nhạc cung đình (nhã nhạc) [tiêng Việt trong nguyên bản, ND] ở Huế vốn đã tiến đến đến một sự suy sụp hoàn toàn, cũng như một số âm nhạc nghi thức cử hành tại các đền chùa, đã được phục hồi với các cố gắng lớn lao nhằm lôi cuốn sự chú ý quốc tế và động viên các sự lựa chọn tiếp thị du lịch tại nhiều vùng khác nhau.  Phương tiện căn bản cho các phong trào phục hồi là các dự án nghiên cứu ngắn và dài hạn được tài trợ bằng ngoại viện.  Một dự án đáng kể là Dự Án Nhạc Cung Đình Huế, được gọi là Dự Án Phục Hồi Các Truyền Thống Âm Nhạc Cung Đình Xưa dành cho nhã nhạc của Huế.  Mục đích chính của dự án này, kéo dài từ 1994 đến 2000, là việc huấn luyện các nhạc sĩ sau khi thu thập các dấu vết đáng tin cậy của danh mục trình diễn cổ điển.  Kể từ đó, một nhóm các nhạc sĩ được huấn luyện tốt đã sẵn sàng trình diễn chương trình biểu diễn cung đình cổ điển trong nhiều dịp và trong một khuôn khổ các sự sắp xếp được ấn định hoàn toàn như được công bố sau đó trong tập báo cáo nhan đề International Workshop on Nhã Nhạc of Nguyễn Dynasty: Huế court music published by the Huế Monuments Conservation Center, Ủy ban quốc gia UNESCO của Việt Nam, Viện nghiên cứu âm nhạc (Vietnam), 2004.

 

            Âm nhạc nghi thức khác như nhạc đi kèm với các buổi lên đồng [tiếng Việt trong nguyên bản, ND] chủ yếu tại các ngồi đền của Đạo Giáo, cũng được gọi là hát chầu văn [tiếng Việt trong nguyên bản, ND], được phát triển xa hơn thành các sự kiện tinh vi sau các buổi lên đồng phần lớn đã không được trình diễn trong thời khoảng từ thập niên 1960 đến thập niên 1990 bởi có các sự thay đổi chính trị, kinh tế, và văn hóa trong xã hội.

 

Các buổi lên đồng ngày càng được mở ra cho các kẻ quay trở lại các hệ thống tín ngưỡng cổ truyền nhằm cung cấp các giải pháp cho các sự khó khăn trong kinh doanh và đời sống hàng ngày.  Chúng liên hệ đến các lời sấm truyền và sự thờ cúng tổ tiên, hoạt động tốt đẹp đặc biệt trong những thời kỳ mất định hướng sau một giai đoạn kéo dài của ý thức hệ nghiêng về một chiều vốn cũng phủ nhận ảnh hưởng của quyền lực siêu nhiên.  Các nhóm biểu diễn có số đoàn viên gia tăng và chúng khai thác danh mục biểu diễn truyền khẩu một cách rộng rãi.  Mặt khác, các trích đoạn  của các màn trình diễn được trình bày như các màn giải trí trên sân khấu dành cho một khối khán thính giả khá thờ ơ về mặt văn hóa.  Các cuộc biểu diễn này phô bày sự điêu luyện về nhạc cụ, biểu diễn ca và múa mê ly, nhưng phần lớn được tách biệt khỏi khung cảnh nghi thức, điều đựợc dành cho một số sự giải thích ghi trong tờ quảng cáo sự kiện (Hình 1).

 

 

 

Hình 1: Múa Dâng Hoa.  Điệu múa này có thời từng là một phần của một cuộc tế lễ diễn ra trước buổi ca trù tại một ngôi đình hay một ngôi đền chủ lễ. 

Giờ đây màn này được trình diễn trên một sân khấu lớn của Nhà Hát Hà Nội

 

 

 

Thiết Lập Chưong Trình Cho

 

Các Loại Biểu Diễn Truyền Thống và Theo Nghi Thức

 

Nhiều cuộc biểu diễn trên sân khấu phát sinh từ cách thức cử hành tế lễ hay theo nghi thức đã được thúc đẩy trong ít thập niên vừa qua để trở thành các tiết mụcnchu+ơng trình đơn lẻ hấp dẫn cho các cuộc trình diễn quan trọng.  Việc được ghi tên một số tiết mục vào Danh Sách Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Của Thế Giới được sử dụng như một cơ hội để tiếp thị cách biểu diễn truyền thống (Hình 2).  Nhờ đó, các phong trào phục hồi đã được hỗ trợ một cách chính thức và các phương pháp huấn luyện chính thức đã được kéo dài (Hình 2).  Tuy nhiên, tại các cuộc biểu diễn phát sinh, danh mục biểu diễn đã bị cắt giảm thành một sự tuyển chọn các tiết mục chương trình gây ấn tượng đại diện cho một phiên bản rút ngắn của cách biểu diễn truyền thống vốn đòi hỏi sự thông hiểu và kiên nhẫn.

 

 

Hình 2: Ký hiệu nốt nhạc của bài hát theo nghi thức cổ truyền.  Bài hát này, được ghi ký hiệu theo nốt nhạc Tây Phương,

còn phục vụ xa hơn như một công cụ tái tạo cho sự tái thiết sau này.  Giai điệu hầu như vẫn cố định.

 

 

Một thí dụ nổi bật là ca trù [tiêng Việt trong nguyên bản, ND] (hát bài thơ được phụ họa bởi một loại đàn với cần đàn dài độc đáo, đàn đáy [tiếng Việt trong nguyên bản, ND), trống chầu  (praise drum), và một thẻ tre, đã từng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trong suốt 800 năm lịch sử của nó.  Nó có chức năng như một nhạc điêu ra dấu hiệu trong các cuộc trình diễn tế lễ tại các ngồi đền Đạo Giáo, là chủ đề của sự thi đua tại các công đồng làng xã to lớn và tại cung đình, và được thăng tiến thành âm nhạc giải trí tinh tế của giới học thức.  Các sự thay đổi gần đây thì quyết liệt (Hình 3) vì nhiều lý do từ khi nét riêng biệt của địa phương được thay thế bởi một sự hấp dẫn được sáng chế nhắm vào các giá trị giải trí nhiều hơn chẳng hạn như các khuôn mẫu tham dự mới dành cho khối khán thính giả không cần có sự thông hiểu về thể loại nhạc này, chính vì thế hạ thấp trình độ các điều kiện biểu diễn; tái sáng tạo các câu chuyện về lịch sử của ca trù nhấn mạnh đến thời kỳ đen tối của sự lạm dụng thuốc phiện và sự ngược đãi sau này trong suốt thời kỳ biến thể văn hóa giữa các thập niên 1960 đến 1990; và sự bồi bổ âm nhạc (musical enrichment) xuyên qua nhiều loại nhạc cụ tham dự hơn chẳng hạn như các chiếc trống, các gậy gõ vào nhau các chiếc tách (cups), và các đàn đáy bổ túc, vốn hiếm khi được sử dụng cho đến nay.

 

 

.

Hình 2: Màn trình diễn ca trù tại Nhà Hát Hà Nội  Nếu được biểu diễn trên một sân khấu to rộng, sự khuếch đại âm thanh là điều không thể tránh khỏi. 
Giọng hát và các cường độ của nhạc cụ thay đổi một cách mạnh mẽ để thích ứng với hoàn cảnh này.

 

 

Đờn ca tài tử Nam bộ “South Vietnamese Music of the Talented” là một thí dụ khác của sự nổi tiếng gần đây xuyên qua việc nó được liệt kê như một phần trong Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Của Thế Giới.  Trong vài thập niên vừa qua, loại âm nhạc giải trí truyền thống phức tạp cao độ này ngày càng được trình diễn cho các khối khán thính giả to lớn, mặc dù nó đúng ra là loại nhạc thính phòng danh cho mốt khối khán thính giả rất chọn lọc và chủ động trong một bàu không khí thân mật (Hình 4).  Sự khuêch đại âm thanh cần thiết của các nhạc cụ dẫn đến các sự thay đổi âm sắc (timbre) một cách rõ rệt, đến một sự mất mát các kỹ thuật biểu diễn tinh tế, và một sự lựa chọn danh mục có thể gánh chịu các sự thay đổi này (Hình 5).  Tuy nhiên, danh mục biểu diễn được tái khám phá một cách rộng rãi nhờ ở một hoạt động sưu tầm sâu rộng.

 

 

 

Hình 4: Một khung cảnh truyền thống được phục hồi tại Bạc Liêu,
được dàn dựng để các du khách chụp ảnh, có đồ ăn nhẹ và nước uống.

 

 

 

Hình 5: Các nhà hàng ăn tại khu vườn rộng lớn mang lại âm nhạc cổ truyền được khuếch ậm 
Các khách hàng có cơ hội tham gia làm các ca sĩ.

 

 

 

Tại Huế, là một Thành Phố Di Sản Thế Giới từ năm 2000, ca Huế trên Sông Hương [tiếng Việt trong nguyên bản, ND] được cống hiến một cách rộng rãi cho các du khách và các khối khán thính giả lãnh đạm về văn hóa khác trên các chuyến du lịch bằng thuyền ban đêm.  Mặc dù các thuyền này có kích thước nhỏ bé và khối khán thính giả hạn chế, các nhạc cụ đã được khuếch âm để đối phó với tiếng ồn của động cơ và luồng giao thông dọc theo con sông.  Hơn nữa, danh mục biểu diễn bao gồm một loạt các mục trình diễn đơn lẻ và các bài hát theo truyền thống thuộc về các vùng hay thể loại khác hầu thỏa mãn thị hiếu giả định của khối khán thính giả đòi hỏi sự ưa chuộng và âm thanh đặc sắc.  Trong khi đi thuyền nghe hát và buông mình trong các trải nghiệm lời ca tinh tế với Ca Huế có một truyền thống lâu dài tại cố đô Việt Nam, Ca Huế trên Sông Hương hiện nay là một sự kinh doanh âm nhạc rất thẳng thừng, tạo ra nhiều cơ hội tuyển dụng các nhạc sĩ trong vùng.

 

Một tiến trình tương tự cũng được nhận thấy trong các sự phát triển gần đây của của ca kịch cổ truyền chẳng hạn như hát chèo [tiếng Việt trong nguyên bản, ND] tại miền bắc, một sân khấu nông thôn trình bày danh mục bài hát địa phương và các truyền thuyết phổ thông, hát tuồng [tiếng Việt trong nguyên bản, ND] tại miền trung phát sinh từ các truyền thống kịch nghệ chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Hoa liên hệ với cung đình, và hát cải lương [tiếng Việt trong nguyên bản, ND], một sân khấu hiện đại hóa và chủ yếu tại đô thị sử dụng các truyền thống giải trí địa phương tại miền nam.  Sự phân nhánh của việc thương mại hóa rộng rãi và sự giáo dục lớp tinh hoa tiếp tục chính yếu tại các thành phố lớn với số lượng đáng kể các du khách và các ngoại kiều ủng hộ các chương trình phục hồi.  Bởi vì mỗi loại sân khấu truyền thống có các nguồn gốc âm nhạc đặc thù của nó trong pham vi từng vùng, các sự thay đổi trong cách biểu diễn các nguồn gốc này cũng được phản ảnh trong các sự biểu diễn sân khấu gần đây.  Phần lớn các ban nhạc sử dụng sự khuếch âm làm gia tăng âm lượng đến mức độ nhiều chi tiết tân kỳ nhất không nghe được.  Thời khoảng của các bài hát hay các mục biểu diễn đơn lẻ phần lớn bị cắt ngắn hầu tránh sự nhàm chán của khối khán thính giả không hiểu văn từ Việt Nam.  Các sự di chuyển và các mục nhảy múa đơn lẻ được khai triển nhiều hơn và bị thổi phồng quá mức bởi khối khán thính giả và các phòng trình diễn lớn rộng.  Tuy nhiên, các cử chỉ tiểu tiết và các sự diễn tả qua khuôn mặt từng có thời là thiết yếu lại không có thể được nhận thấy bới mọi người.  Một số các tổ chức du lịch đã góp phần vào sự phục hồi các khung cảnh biểu diễn truyền thống qua việc khuyến khích sân khấu nhỏ hay các màn biểu diễn tại các sân vườn.

 

Một cách để duy trì sân khấu âm nhạc và gìn giữ các nguồn gốc âm nhạc khác biệt của nó vẫn sinh động là các cuộc thi đua âm nhạc được tổ chức một cách có hệ thống và ở mọi trình độ khắp nơi trong nước.  Các cuộc thi đua hát ru (lullabies), hát dân ca các loại, hát chèo, hát tuồng, hát cải lương, ca vọng cổ, một phần quan trọng của hát cải lương thường được trình diễn một cách độc lập, và âm nhạc của sắc dân thiểu số và dành cho các nhạc cụ cổ truyền được bổ túc bằng một số lượng đáng kể các lễ hội nhằm vào sự đại diện văn hóa và tiếp thị các sản phẩm địa phương.  Các cuộc thi đua và các lễ hội này khác nhau về phẩm chất của âm nhạc, kịch nghệ, và nhảy múa được trình diễn cũng như trong phẩm chất của sự tố chức vốn thường lệ thuộc vào các mục đích chính trị trong phạm vi các cấu trúc và các định chế địa phương.    

 

Các cuộc thi đua âm nhạc có một truyền thống lâu dài tại Việt Nam.  Ở Miền Bắc Việt Nam, hát quan họ Bắc Ninh [tiếng Việt trong nguyên bản, ND] là một trong các cuộc thi đua ca hát theo mùa xuất sắc đã được ghi tên vào Danh Sách Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Thế Giới.  Khác với các khung cảnh cổ truyền, nhiều sân khấu khác biệt đã được tái tổ chức để thích nghi với một khối khán thính giả rất đông.  Do đó, hạ tầng cơ sở của khu vực địa phương, sự liên can đến việc khuếch đại âm thanh cho các ca sĩ, và sự bổ sung gần đây các nhạc cụ để thu hút sự chú ý nhiều hơn ảnh hưởng đến các sự biểu diễn một cách mạnh mẽ.  Một nguyên do khác của các sự thay đổi là sự phân phối các băng đĩa thu âm ở phòng thu âm xuyên qua truyền thông đại chúng theo đó tạo ra các hệ cấp thẩm âm dựa trên sự liên quan được giả định chấp thuận rằng các tác phẩm trái với sự đa dạng vốn được ủng hộ từ lâu đời của các sự giải thích.  Trong nhiều sự biểu diễn, các mô hình truyền hình được sao chép.  Các sự quan sát tương tự có thể được đưa ra với các truyền thống hát xướng trong khung cảnh các tế lễ đền chùa, thí dụ, hát xoan, một lễ hội đền chùa với một danh mục biểu diễn giàu tính chất địa phương của các bài nhạc, các trò chơi, và các câu chuyện kể (Hình 6), vốn thường được tách biệt khỏi khung cảnh tế lễ của chúng và được đặt vào một khuôn khổ trình diễn nhằm kinh doanh du lịch và giải trí.

 

Hình 6: Cuộc biểu diễn hát xoan trong một khung cảnh truyền thống trước một ban giám khảo được thành lập bởi Ủy Ban UNESCO Quốc Giạ  Danh mục biểu diễn đã phải phục chế từ các nguồn có phẩm chất biến đổi.


Sự Giáo Dục Âm Nhạc,

 

Nhạc Thương Mại Quần Chúng, và

 

Chính Sách Văn Hóa

     

Nền tảng không thể né tránh được cho tất cả sự thay đổi trong các cách biểu diễn đương thời của âm nhạc truyền thống là sự phát triển một nền giáo dục âm nhạc chính thức toàn diện nhận được các phương pháp và dụng cụ của nó từ việc huấn luyện âm nhạc cổ điển kiểu nhạc viện.  Mặc dù âm nhạc truyền thống cho đến nay là đơn vị nhỏ bé nhất tại bất kỳ trường âm nhạc hay học viện âm nhạc nào và đã phải phấn đấu cho sự nhìn nhận nó trong xã hội, tác động trên các hình thức nghệ thuật đương đại và ngành công nghiệp âm nhạc thì nổi bật.  Ngoài các nhạc cụ của nhiều hình thức sân khấu có các thể loại truyền thống khác nhau được giảng dậy đến cấp ba, các nhà soạn nhạc nghệ thuật đương đại và các nhạc sĩ hưởng lợi từ các sự cấp dưỡng địa phương.  Sự chính thức hóa giáo dục âm nhạc bao gồm học trình đã được chấp nhận và áp lực hoàn thành trong thời hạn hạn chế, mặt khác, cũng dẫn đến sự hời hợt và thiếu linh động của các sự biểu diễn âm nhạc trong bất kỳ thể loại truyền thống nào.  Hầu hết các học viên đến từ một trường âm nhạc nhà nước đã phải học lại các truyền thống âm nhạc một khi họ khởi sự trình diễn trên các sân khấu hay các địa điểm thực sự cổ truyền

.

Khu vực rộng lớn nhất trong công nghiệp âm nhạc liên quan đến mọi loại âm nhạc phổ thông, chính yếu là âm nhạc thương mại phổ thông (pop music), một vài nhạc rock và một khối lượng khá lớn nhạc nền  giải trí nhẹ.  Một phần khác của công nghiệp âm nhạc được chia sẻ giữa nhạc cổ điển Tây Phương, vốn được trình diễn tương đối tốt ngay cả trên bình diện quốc tế và cũng có một truyền thống lâu dài kể từ thời thực dân, với âm nhạc truyền thống được cung cấp theo nhiều cách khác nhau đến một khối khán thính giả rộng lớn và đa dạng.  Giữa các phân khúc thị trường đang tăng trưởng là điều được gọi là âm nhạc dân tộc ít người.  Sư sắp xếp chưa được phê bình và thiếu thông tin các đoạn nhạc ấn định (set pieces) được rút ra từ các mẫu nhạc được ghi âm và quan sát từ 53 dân tộc thiểu số sinh sống tại Việt Nam ngày nay, và sự tiêu chuẩn hóa việc biểu diễn gán cho một khối khán thính giả chưa hay biết, vốn không liên kết với bất kỳ không gian và thời gian nào liên quan với sự biểu diễn, phản ảnh áp lực cao độ của các sự thay đổi kinh tế mau lẹ.  Trong một bước tiến thứ nhì, tiến trình này bắt buộc “các tiết mục âm nhạc dân tộc thiểu số” phải cạnh tranh với các sản phẩm tương tự được tạo ra dành cho khối dân tộc đa số hay cho các người ngoại quốc, thúc đẩy các cuộc thảo luận về các nguồn gốc văn hóa, và quyền sở hữu (Hình 7).

 

 

Hình 7: Các nhạc sĩ biểu diễn tại một cửa hàng bán đồ lưu niệm tại khu vườn ở Sàigòn.  Trong số các nhạc cụ của dân tộc Việt Nam đa số, các nhạc cụ biến thể của các dân tộc thiểu số được trưng bày và trình diễn.

 

Chính sách văn hóa tại bất kỳ nước nào có các cấu trúc thời hậu thực dân chính yếu bị thúc đẩy bởi các sự phát triển kinh tế.  Hậu quả, các tính chất văn hóa đặc thù của các sắc dân ít người bị chiếm hữu xuyên qua các phương tiện kinh tế, các sự hối lộ chính trị, và việc đặc cấp ưu quyền cho các đại diện được tuyển chọn.  Tìm hiểu ngụ ý từ chính sách, tác giả Dale Olsen đã trình bày ảnh hưởng của sự phát triển này đối với cá nhân xuyên qua các sự phác họa của ông chân dung các ca sĩ nhạc phổ thông gốc thiểu số.  Các sự khác biệt cốt yếu có thể không được nói tới một cách cố ý hầu đạt được một sự hòa bình căn bản bởi việc mất mất độc lập văn hóa một cách tiêu biểu được nhìn là ít phương hại hơn sự mất mát các đặc quyền chính trị./-

 

-----

     

 

 

Tài Liệu Đọc Thêm:

 

(1962). Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, Việt Nam Ca Trù Biên Khảo [Studying Vietnamese ca tru]. Saigon, Vietnam: Van Khoa.

 

Duy, Phạm (1972). Đặc Khảo Về Dân Nhạc ở Việt Nam [Features of Folk Music in Vietnam]. Saigon, Vietnam: Hiện Đai.

 

Jahnichen, G. (1997). Studien zu traditionellen vietnamesischen Instrumentalpraktiken des Hát ả đào und des Ca vọng cổ [Studies of traditional Vietnamese instrumental practice in Hát ả đào and Ca vọng cổ] (2 quyển).  Trong sách đồng biên tập bởi K. Schwaen, G. Jahnichen, & J. Wischermann (Eds.), Schriften und Dokumente zur Politik, Wirtschaft und Kultur Vietnams, 7. 

Berlin, Germany: Verlag der Deutsch-Vietnamesischen Gesellschaft.

 

Jahnichen, G. (2010). Hát Xoan trong sự đa dạng của lịch sử và trong hiện tai [Xoan singing in its historical variety and its present imagination]. Trong sách đồng biên tập bởi N. Ngoc An & T. N. Thanh, Xoan singing in Phu Tho (các trang 70-79). Hanoi, Vietnam: Vietnamese Institute for Musicology.

 

Jahnichen, G. (2014). Non-industrial music business: Music for social minorities in Asia. Guandu Music Journal, 19, 91-100.

 

Khê, Trần Văn. (1962). La musique vietnamienne traditionnelle [Traditional Vietnamese Music].

(Annales du Musee Guimet, 66). Paris, France: Presses universitaires de France.

 

Norton, B. (2005). Singing the past: Vietnamese Ca Trù, memory and mode. Asian Music, 36(2), 27-56.

 

Norton, B. (2009). Songs for the spirits: Music and mediums in modern Vietnam. Urbana: University of Illinois Press.

 

O’ Briain, L. (2012). Hmong music in Northern Vietnam: Identity, tradition and modernity (PhD thesis). University of Sheffield.

 

Olsen, D. A. (2008). Popular music in Vietnam: The politics of remembering, the economics of 

forgetting. New York, NY: Routledge. Yorkshire, England.

 

-----

Nguồn: Gisa Jahnichen, Vietnam: Modern And Contemporary Performance Practice, The SAGE International Encyclopedia of Music and Culture, edited by Janet Sturman

http://dx.doi.org/10.4135/9781483317731.n773

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngô Bắc dịch

2020

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

  

©gio-o.com 2020