O. W. Wolters 

 

 

TƯỞNG NHỚ MỘT VỊ QUAN TRÍ THỨC:

ĐỌC MỘT SỐ BÀI THƠ

CỦA NGUYỄN PHI KHANH

 

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

 

    

     Ba t́nh huống đă cứu vớt Nguyễn Phi Khanh (?1356 - ?1428) khỏi sự làng quên.1 (*a)  Cha vợ của ông là Trần Nguyên Đán (1325-1390), thuộc gịng dơi uyên thâm của gia tộc họ Trần có góp phần vào việc tái lập triều đại sau một cuộc tiếm ngôi ngắn ngủi năm 1369.2   Con trai của ông, Nguyễn Trăi (1380 – 1442), đạt được danh tiếng bất hủ như một chiến hữu nhiều tài năng và trung thành của Lê Lợi trong suốt cuộc kháng chiến chống lại quân đội nhà Minh và trong sự thành lập triều đại nhà Lê năm 1428.  Hoàn cảnh thứ ba là t́nh trạng một số đáng kể các bài thơ Hán-Việt của Nguyễn Phi Khanh c̣n tồn tại,3 được mô tả là chua chát,4 các bài thơ được viết theo các nguyên tắc của thể thơ Đường luật mới.  Chúng ta không biết nhiều hơn bao nhiêu về ông ta.  Ông được nhớ trong một bài thơ rằng ông đă thi đậu khóa thi của Nhà Nước vào năm 1374,5 và sau đó xem ra ông đă trở thành một viên chức.6  Nhưng ở lúc nào đó giữa các năm 1374 và 1380 ông đă dạy kèm và kết hôn với cô Trần Thị Thái, con gái của Trần Nguyên Đán, và nhà lănh đạo họ Trần bị mất mặt, vua Nghệ Tôn (1370-1394), đă từ chối không tuyển dụng ông.7  Nguyễn Trăi, đứa con trai thứ nh́ của cuộc hôn nhân này, được sinh vào năm 1380.8   Sau năm 1377, khi người Chàm đe dọa kinh đô và Lê Quư Ly, một thân nhân bởi hôn thú với gia tộc cầm quyền, đă kiểm soát chính quyền, Nguyên Đán lấy làm lo sợ và rút về nơi ẩn dật ở vùng quê tại Côn Sơn, trong khu đồi núi miền bắc của đồng bằng sông Hồng.  Ông Khanh giờ đây đă trở thành một thày dậy học tại làng Nhị Khê nằm cách khoảng mười lăm dặm phía nam kinh đô Thăng Long.  Ông tiếp tục bị gạt bỏ ra khỏi quan  trường cho đến năm 1401, khi Lê Quư Ly lật đổ nhà Trần và thay thế nó bằng một triều đại của chính ông ta, được gọi là nhà Hồ.  Ông Khanh đă giữ một vài chức vụ dưới chế độ nhà Hồ. Ông bị bắt giữ bởi quân đội nhà Minh và chết tại Trung Hoa.

 

     Trong bài khảo cứu này tôi sẽ thảo luận mười bốn bài thơ của ông.  Các bản dịch sẽ được t́m thấy nơi các trang 90-96 [của nguyên bản].  Tôi chia các bài thơ ra làm ba nhóm: “A”, “B”, và “C”.10  Tôi tin rằng hai nhóm đầu tiên đă được viết ra khi ông Khanh ở ngoài quan trường.  Trong bài thơ số I, ông đề cập đến một đứa con trai, đang ở nhà và hiển nhiên c̣n trẻ.  Bài thơ này, có lẽ được viết vào những năm đầu tiên trong đời sống vợ chồng của ông Khanh,11 đề gửi cho quan Kiểm Chính của Hồng Châu, tên là Nguyễn Hán Anh, người em [hay anh?] của ông và là một quan chức, và tâm trạng không vui của bài thơ này th́ tương tự như tâm trạng của các bài thơ thứ VII, VIII, và IX, cũng đề gửi cho anh (em) của ông.12 Trong bài thơ thứ IV, ông đề cập đến sự thất vọng liên tục của ḿnh sau khi đă đỗ đạt vào năm 1374; bài thơ này chắc chắn được viết ra trước năm 1401.  Bài thơ thứ V, một bài thơ buồn chán khác, được đề gửi cho cha vợ của ông, Trần Nguyên Đán, và do đó đă được viết trước khi có sự từ trần vào năm 1390 của người kể tên sau.  Bài thơ thứ II đề cập đến cư sở bị bỏ hoang của cha vợ ông tại kinh đô và hẳn đă được viết ở lúc nào đó sau năm 1377, khi Trần Nguyên Đán rút lui về Côn Sơn.13 Không có bài thơ nào trong nhóm “A” và nhóm “B” là có thể có nhật kỳ chính xác, nhưng chúng có thể được quy kết vào hai thập niên cuối cùng của thế kỷ thứ mười bốn.14   Các bài thơ trong Nhóm “C” được viết khi ông Khanh phục vụ Hồ Quư Ly trong khoảng giữa các năm 1401 và 1407.  Trong các bài thơ thứ XI, XII, và XIII ông tự giới thiệu ḿnh là một quan chức, và các bài thơ thứ X và XIV ở trong cùng một thi hứng chào mừng như thế.15   

 

     Tôi đề nghi đọc các bài thơ này cùng với nhau và, trong cách này, cố gắng giải thích một số “tác dụng văn chương” nhằm nâng cao tầm quan trọng của chúng như các công tŕnh thi ca.  Nói về “các tác dụng văn chương” tôi muốn nói đến các công cụ như cách nói bóng gió, các ư nghĩa tương đương, các sự so sánh và tương phản chủ ư để làm nổi bật hơn, và các ngụ ư trong tài liệu điển tích thuộc văn chương Trung Hoa.  Tôi cũng chú ư đến đến sự chuyển biến của bốn cặp hai câu một trong từng bài thơ này.  Nhiều tác dụng trong số này chắc chắn là kết quả của sự vận dụng dễ dàng các quy ước thi ca và các đoạn văn Trung Hoa từ khối lượng rộng lớn các tác phẩm của Trung Hoa.

 

     Nhưng tôi cũng có một mục đích đặc biệt khi đọc các bài thơ này cùng một lúc với nhau.  Tôi muốn cứu xét xem là liệu cách thức này có tạo ra ư nghĩa hay đẹp hơn cho sức mạnh của ngôn từ được dùng trong các bài thơ thuộc nhóm thứ ba (Nhóm “C”) hay không.  Những bài thơ thuộc nhóm này, được viết khi ông Khanh là một quan chức, mang vẻ trang trong và tẻ nhạt hơn khi đọc chúng riêng rẽ.

 

     Tôi sẽ bắt đầu với bản dịch của ba bài thơ đầu tiên trong Nhóm “A” (các bài thơ I, II, và III), được viết khi nhà thơ ở ngoài quan trường.  Không bản dịch nào cố ư muốn khóac cho ḿnh một vẻ thanh nhă, và tôi không thể tuyên bố rằng chúng lúc nào cũng chính xác một cách đáng tin.  Các tác giả khác sẽ có thể xác định nhiều ngụ ư hơn nữa trong văn chương Trung Hoa và các công cụ thi ca Trung Hoa đă giúp ông Khanh phát triển một sự khuếch đại các tác dụng văn chương, và họ nhiều phần cũng sẽ khuyến cáo các sự t́m đọc nhiệm ư dựa trên các bản dịch đă được tu chỉnh.  Tôi hy vọng đạt được không ǵ khác hơn một sự đóng góp khiêm tốn cho sự nghiên cứu về nhà thơ gần như vô danh này.

 

     Bốn đôi, cặp câu thơ trong các bài số I, II, III trải ra với một sự đồng nhất gần như nhất định.  Từng đôi câu thơ này tiếp nối đôi câu thơ kia, chúng mở ra một t́nh huống [hay giới thiệu địa điểm], (situation), một thực cảnh (scene), một biến cố xảy ra (happening) và một sự nghiệm kết (reflection) [Bốn đôi câu thơ trong bài thơ Đường luật lần lượt được gọi là Phá đề- Thừa, Thực, Luận và Kết, trong tiếng Việt mà với sự diễn dịch bằng cách từ ngữ ghi trên (situation, scene, happening, và reflection, e rằng tác gỉả chưa lột tả được một cách xác đáng ư nghĩa và nội dung của bốn đôi câu thơ trong một bài thơ Đường đúng thi luật, chú của người dịch].  T́nh huống trong đôi câu thơ đầu tiên là t́nh huống của nhà thơ; ông th́ cô đơn vào thời khắc thế lương của buổi b́nh minh trong mùa thu.  Chức năng của các câu thơ thứ nh́ đáng được xem xét kỹ lưỡng.  Các câu thơ này xem ra phô bày ra trước sứ đáp ứng của nhà thơ và có chủ đích khuếch đại t́nh huống cá nhân của một kẻ cô đơn; chúng giống như các sự biểu lộ cho sự than thân trách phận.  Trong bài thơ thứ I, tác giả đang kêu gọi đến sự chú ư đến các sự chuyển động của ông bằng cách đề cập đến “chiếc ghế trường kư” và “cánh cửa”.  Trong câu thớ thứ nh́ của bài số II, ông đang suy nghĩ về sự di chuyển của người anh (em) của ông trong cơn gió b́nh minh.  Đêm hôm trước ông đă nói chuyện trong “một cách vội vă”, nhưng giờ đây ông đơn côi.  “Khung cửa sổ” chế ngự câu thơ thứ nh́ trong bài số III.  T́nh huống trong câu thơ thứ nhất là sự gián đoạn bởi tiếng chuông xen vào sự tự do của kẻ  nằm mơ, và, trong câu thơ thứ nh́, ông nhận thức ra rằng ḿnh c̣n bị cách biệt ra khỏi cả mặt trời nữa.  Các câu thơ thứ nh́ giống như các lời phát biểu cá nhân về t́nh huống cô độc của ông.

 

     Các đôi câu thơ thứ nh́ [hai câu thực, chú của người dịch], bao giờ cũng ở thế đôi nhau, mô tả một hoạt cảnh, tức sự giam hăm nhà thơ.  Trong bài thơ số I, ông nh́n qua khung cửa sổ không thấy ǵ xa hơn các đường phố lân cận khi tiếng chuông dổ báo hiệu b́nh minh và các con ngựa bồn chồn giặm chân trước trong gió.  Trong bài thơ sô II đôi mắt đăm đăm của ông chỉ hướng xa tít đến kinh đô nằm phương bắc ngôi nhà ông, cho dù trái tim nhớ quê mang ông trở về vùng nông thôn ở phương đông.  Có thể ông đang nghĩ đến đứa con trai nhỏ tuổi của ông, Nguyễn Trăi, tại nơi trú ẩn của Trần Nguyên Đán, thuộc Côn Sơn {thuộc Hải Dương ngày nay, chú của người dịch], giữa các năm 1385 đến 1390, hay ông có thể đơn giản nghĩ đến ông Trần Nguyên Đán ở nơi trú ẩn; đôi câu thơ kế tiếp trong bài thơ này để chỉ dinh cơ bị bỏ hoang của cha vợ ông tại kinh đô.  Trong bài thơ số III, ngôn từ biểu thị sự bất động của nhà thơ khi ông miễn cưỡng thức dậy để thấy ḿnh giẫy dụa trong một cảnh tượng bị đóng khung, tượng trưng bởi “chiếc gối”, “giấc ngủ”, “hương trầm” và “chỗ ngồi”.  Nhà thơ bị giam hăm lấy làm lo âu.

 

     Các đôi câu thơ thứ ba [hai câu luận, chú của người dịch], bao giờ cũng ở thể đôi nhau, phát lộ những ǵ đang xảy ra trong cảnh tượng chỉ ṭan là sự bộc phát nỗi sầu muộn của thi sĩ.  Giờ đây thời khắc ban ngày đang diễn ra và niềm cô đơn trở nên nhức nhối hơn.  Trong bài thơ số I, ông “bị bệnh”, và cơn bệnh của ông có mối quan hệ với việc viết các vần thơ sầu cảm để làm nguôi ngoai hoàn cảnh của ḿnh.  Sự việc xảy ra trong đôi câu thơ thứ ba cùa bài thơ số II là một âm vang của sự tương phản với đôi câu thơ thứ nh́ giữa “phương bắc’ hữu h́nh và “phương đông” vô h́nh.  Ông đâu có thể làm ǵ khác hơn việc cảm thấy buồn bă khi ông suy nghĩ rằng các con chim ác là đang tá túc nơi dinh cơ trống vắng của cha vợ ông tại kinh đô; các con chim ác là không c̣n cất cao giọng để đón khách.  Ông cũng buồn rầu khi nh́n thấy đàn ngỗng bay đi đến các nơi mà ông không thể thăm viếng.  Các con chim ác là im tiếng và các con ngỗng ra đi là các ẩn dụ theo ước lệ của Trung Hoa để gợi sự chú ư đến nỗi cô độc của một người.  Trong bài thơ số III, các cánh lá rơi trong vườn nhà ông và các con ngỗng ra đi làm cho ông phiền muộn.  Khu vườn nhà là một dấu hiệu bổ túc cho sự giam hăm của ông.

 

     Các đôi câu thơ cuối cùng [hai câu kết, chú của người dịch] là các sự nghiệm kết đa sầu đa cảm về t́nh huống, thực cảnh, và các biến cố xảy ra của nhà thơ.  Trong bài thơ số I, nơi “chiếc cổng quê mùa” cũng c̣n là một dấu hiệu khác của sự giam hăm, ông bảo con trai của ông quét sạch lá mùa thu nhưng vẫn c̣n phải đợi sự quay về của người anh (em) của ông để nói chuyện thêm nữa.  Trong bài thơ số II, ông có vẻ sắp đối chiếu các hoa quả của vùng quê, là điều mà người anh (em) của ông sẽ nh́n thấy, với “các dấu vết cô quạnh” của chính ông; “bị trói buộc” là một phương cách mạnh mẽ để tăng cường sự nghiệm kết  rằng ông bị giam hăm.  Trong bài thơ số III, ông dùng uyển từ cho sự vô vọng của ông bằng cách cho hay rằng ông đang đọc lại một bản văn Trung Hoa cổ xưa.  Đại Đông (Ta-tung), một trong những bài thơ ngắn trong Thi Kinh (Shih-ching), theo truyền thống, được tin là sự biểu lộ nỗi phiền muộn của Ông T’an (Lord of T’an), trong đó ông cho hay là ông “phát bệnh” khi so sánh chính quyền tốt đẹp trong các thời đại nhà Chu trước đây với hiện tại.  Các nhà quư tộc ở phương tây, có nghĩa các trượng phu, đang nắm giữ chức vụ, trong khi những người ở phương đông đang bị khổ đau.  Đôi câu thơ thứ ba trong bài thơ số III nêu lên khả tính rằng phong thái của nhà thơ gắn liền với những ǵ xảy ra tại Việt Nam trong suốt những năm ông bị loại ra ngoài quan trường.

 

     Trong câu thơ thứ sáu của bài số I, nguyên là một bài thơ về mùa thu, căn nguyên của “cơn bệnh” của ông vẫn chưa biến mất.  Nhan đề của bài số IV cho ta biết rằng ông “bị bệnh trong mùa thu”.  Thu là mùa bất biến của sự bất b́nh trong các bài thơ thuộc Nhóm “A” và rơ ràng là mùa mà nhà thơ “nhuốm bệnh”.  T́nh huống trong đôi câu thơ đầu tiên của bài số IV th́ đây ắp các đặc điểm không vui của mùa thu: “gió rít”, “cơn rét mới về”, và “làn gió lạnh buốt”.  Trong câu thơ thứ nh́, làn gió lạnh đang khuấy động xúc cảm, và đây là một thí dụ khác về chức năng của các câu thơ thứ nh́ trong việc cung cấp ư kiến cá nhân về câu thơ thứ nhất.  Thời tiết khắc nghiệt trong câu thơ này trở thành cơ hội cho nhà thơ để đáp ứng một cách tủi thân về t́nh huống của ông.  Như xem ra ông sẽ làm như thế trong các câu thơ thứ nh́ khác trong nhóm này.  Thực cảnh trong đôi câu thơ thứ nh́ nằm trong suy tư của ông; ông nhớ lại rằng ông đă thi đỗ trong năm 1374 khi Trần Nguyên Đán có ảnh hưởng sâu xa trong Nhà Nước.  Ưu tư về quá khứ, một h́nh thái khác của sự bất động, th́ tương đương với sự giam hăm cụ thể tại các đôi câu thơ khác.

 

     Biến cố xảy ra trong đôi câu thơ thứ ba mang h́nh thức của một sự so sánh buồn thảm giữa các niềm hy vọng trước kia của nhà thơ với “cơn bệnh” hiện thời của ông.  Ông tùy thuộc vào Trần Nguyên Đán, được tượng trưng bởi nhân vật “Han Ch’i”, một quan chức-học giả nổi tiếng tại Trung Hoa hồi thế kỷ thứ mười một.  Han Ch’i đă phục vụ ba đời vua, và nhà học giả Trần Nguyên Đán cũng như thế.  Cả hai đều xuất thân từ các gia đ́nh giàu có.  Nhưng lư do, tôi tin như thế, tại sao Han Ch’i lại tượng trưng cho Trần Nguyên Đán là v́ ông Khanh, kẻ tự xem ḿnh là một “đệ tử” 16 của Trần Nguyên Đán, đă đọc những bài thơ tưởng nhớ của Vương An Thạch (Wang-An-shih) ca ngợi Han Ch’i.  Họ Vương nhớ lại rằng, khi c̣n trẻ, thời thực tập trong cuộc sống quan trường của ông diễn ra dưới quyền của Han Ch’i.  Ông Khanh đă hy vọng có cùng số phận may mắn như thế dưới sự bảo trợ của Trần Nguyên Đán.  Trong đôi câu thơ thứ ba của bài thơ số IV, ông Khanh tiến tới việc so sánh ḿnh với Tư Mă Tương Như (Ssu-ma Hsiang-ju), thuộc thế kỷ thứ nh́ trước Công Nguyên, kẻ đă chuốc lấy sự chế ngạo khi ông ta cuới con gái của một nhà giàu có.  Hôn nhân của ông Khanh đă làm hại chức nghiệp của ông như một ông quan, và “căn bệnh” của ông tượng trưng cho sự bất măn.  Ông Khanh xem ra sắp ám chỉ đến Han Ch’i và Tư Mă Tương Như để ta than rằng: “Tôi đă từng dám hy vọng trở nên danh tiếng, nhưng giờ đây, tôi thật đáng thương biết bao!” (*b)

 

     Sự nghiệm kết nơi đôi câu thơ sau cùng đạc biệt chua chát và giải thích lư do tại sao ông bất măn.  Mọi người quay lưng lại với ông.  Sự gạt bỏ ông ra khỏi thế sự, giờ đây trở nên công khai, được mô tả bằng ngôn ngữ của mùa trong năm, theo đó, nỗi phiền muộn của ông đă được diễn tả ra sao trong các bài thơ số I, II, và III.  Trong bài thơ số IV, giá tuyết đang trở thành đá, và ông nằm ủ rũ trên giường và đếm các canh thâu sau cùng của buổi đêm.  Trong đôi câu thơ thứ ba của bài số III, ông đếm đàn ngỗng bỏ đi khi đang lau nước mắt.

 

     Tôi tin rằng ngôn ngữ của sự giam hăm ruồng bỏ và sự nghiệm kết vô vọng trong bốn bài thơ này có thể được xem như các công cụ thi ca để diễn tả sự lo âu của ông Khanh rằng ông không c̣n được phép để trở thành một quan chức, và đây là lư do tại sao ông đă đề cập tới bài thơ Đại Đông (Ta-tung) trong câu cuối của bài thú III để liên kết chính ông với “nỗi đau của Ngài T’an.  “Nỗi đau” của ông Khanh là một ẩn dụ cho sự “bất màn” của ông rằng ông không c̣n được phép trở thành một quan chức vào thời điểm khi mà các chức vụ bị nắm giữ bởi những kẻ chẳng ra gi.

 

     Giờ đây tôi sẽ khảo sát các bài thơ V, VI, VII, VIII và IX trong nhóm “B”.  Những bài thơ này cho chúng ta hay biết ít điều về Việt nam trong những năm ông Khanh ở ngoài quan trường.  Các bài VII, VIII và IX tạo thành một liên khúc gồm ba bài; chúng là phần họa thơ của ông Khanh trong một cuộc trao đổi thơ văn với người anh em của ông, một quan chức, và ông Khanh đă dùng cùng một vần đă gieo bởi người anh (em) của ông.

 

     Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc quan sát rằng một số hiệu ứng văn chương trong các bài thơ thuộc nhóm “A” đă tái xuất hiện.  Trong câu thơ thứ nhất của bài I và câu thứ nh́ của bài V, cùng thành ngữ đă được dùng để chỉ “sự không hài ḷng”.  Trong câu thứ tư của bài III ông đang “lo âu”, và trong câu thứ tám của bài VII, ông “quan tâm một cách nghiêm trọng”.  Trong câu thứ sáu của bài I và bài IV, ông “bị bệnh”, và ông vẫn c̣n bị “bệnh” nơi câu tám của bài V.  “Mùa thu là mùa xuất hiện trong mọi bài thơ của nhóm “A”, và trong các câu thơ thứ bẩy của các bài VII, VIII, và IX thời tiết vẫn trở lại mùa thu hay gần cuối năm.  Trong câu thứ tám của bài II, câu thứ bẩy của bài III và câu thứ bẩy của bài IV, nhà thơ ở trong t́nh trạng vô vọng, trong khi ở câu bẩy của bài VI ông không thể làm việc cho triều đ́nh.  Trần Nguyên Đán được ám chỉ trong trong câu thứ năm của bài II và các câu thứ tư và thứ năm của bài IV; bài thứ V được làm để gửi cho ông ấy, và ông cũng xuất hiện trong câu cuối của bài VIII và các câu thứ tư và thứ tám của bài IX.  Trong tất cả các câu thơ này ông Trần Nguyên Đán có các sự liên hệ buồn rầu.

 

     Giờ đây tôi sẽ chấp nhận cách thức đọc các bài thơ này cùng lúc với nhau.

 

     T́nh trạng trong hai câu thơ đầu tiên của cặp đôi đầu tiên trong các bài V-VIII rơ ràng gây bối rối: dân chúng th́ khổ sở và các quan chức là các kẻ yếu kém [tài đức].  Trong câu đầu tiên của bài IX, ḥan cảnh một lần nữa là t́nh trạng của nhà thơ đứng ngoài quan trường.  Trong câu thứ năm của bài II ông có thể nh́n thấy mặt trăng mờ nhạt trên dinh thự bỏ hoang của Trần Nguyên Đán (*c), và trong câu thứ nhất của bài IX ông đang sống gần sát chính dinh thự đó.

 

     Tôi nghĩ rằng sự đau khổ của quần chúng và về các quan chức yếu kém được cố t́nh nêu ra như các thí dụ về một chính quyền tồi tệ, và tôi được hướng dẫn bởi chức năng của các câu thứ nh́ tương tự như các câu thứ nh́ trong nhóm “A”.  Trong cả hai trường hợp, chúng bàn rộng về t́nh trạng trong câu thứ nhất bởi việc cung cấp các sự đáp ứng cá nhân.  Những ǵ tôi xem là các sự biểu lộ cho sự tủi thân nơi các câu thứ nh́ của nhóm “A” trở thành các ư kiến cá nhân và chua chát hiển nhiên về đời sống quan trường.  Trong bài VI nhà thơ tra vấn một cách bóng bẩy là liệu giới giàu có nh́n thấy tương lai nơi đâu hay không khi mà triều đ́nh đang trong cơn rối loạn.  Trong bài VII ông đă quở trách một cách gián tiếp các người giàu có khi ông than văn rằng không gia đ́nh đang than khóc nào có chút của cải ǵ.  Cả hai câu thơ trong cặp đôi đầu tiên của bài VIII chỉ trích các quan chức khoe khoang phát ngôn lư tưởng của thái độ thuần khiết mà không cứu giúp kẻ nghèo.  Cùng sự ghi nhận có tính cách khiển trách có xuất hiện nơi các câu thứ nh́ của các bài V và IX.  Trong khi trong bài I, “sự buồn thảm’ xuất hiện trong câu thơ thứ nhất và là một phần trong hoàn cảnh của nhà thơ, cùng từ ngữ này trong câu thứ nh́ của bài V đă trở thành một phần trong lời b́nh luận trái ngược của nhà thơ về mùa màng bị hủy hoại.  “Tiếng rên xiết và thở than” tại miền quê trong câu này là sự đáp ứng mẫn cảm của nhà thơ, giống như trong câu thơ tương ứng của bài IV “cơn gió lạnh” của buổi đầu thu đă khuấy động sự xúc động của nhà thơ.  Câu thứ nh́ của bài IX xem ra là một sự chỉ trích gián tiếp khác dành cho các kẻ, không giống như ông Khanh, tham nhũng trong khi dân chúng đau khổ.  Các câu thứ  nh́ trong cặp đôi thứ nhất của các bài thơ thuộc nhóm “B” quy buộc các quan chức phải chịu trách nhiệm về nỗi thống khổ của quần chúng.  Sự đau khổ và các quan chức yếu kém là các thí dụ của nhà thơ về một chính quyền tồi tệ, thứ chính quyền mà ông đă mắng nhiếc trong các câu thơ thứ nh́.

 

     Tôi đă quanh quẩn về chức năng b́nh giải thêm của các câu thơ thứ nh́ bởi v́ chức năng này sè giúp hiểu biết rơ hơn các bài thơ thuộc nhóm “C” sắp được thảo luận dưới đây.

 

     Hoạt cảnh (scene) trong các cặp đôi thứ nh́ [tức hai câu thứ ba và thứ tư, hai câu “thực” cùa bài thơ thất ngôn bát cú làm theo thi luật của thơ Đường, chú của người dịch] của các bài V, VI, và VII  hiện ra trong sự đối nghịch với hoàn cảnh bị giam hăm trong các bài thơ thuộc nhóm “A”.  Chúng ta giờ đây rơi vào thế giới rối lọan của Việt Nam.  Dù thế, hoạt cảnh nằm trong tư tưởng của một kẻ hăy c̣n bị giam hăm.  Sự khác biệt duy nhất giữa những cặp đôi này với cặp đôi tương ứng trong nhóm “A” là sự kiện rằng nhà thơ vọng nh́n rất xa xôi từ sự giam hăm nơi ngôi nhà của ông.  Trong bài V không gian mở rộng được tượng trưng bởi vi “Thần Đất” và ngài “Đại Thiên”, nhưng cặp đôi này là một sự nối dài nỗi “buồn thảm” của nhà thơ, được thốt ra nơi phần cuối của câu thứ nh́; nhan đề của bài thơ đă sẵn chỉ cho thấy ông đương sinh sống tại làng quê của ông.  Trong bài VI sự tương phản nằm nơi “Thiên Đường” được nh́n thấy rơ rành rành với các ảo tưởng của con người, nhưng sự đối phản được tạo ra bởi nhà thơ.  Trong bài VII các kích thước của hoạt cảnh được biểu thị bởi “các việc của con người “ và đời sống; người anh (em) của ông Khanh, lần  nữa là một quan chức, đắm ch́m vào hoạt cảnh, nhưng nhà thơ chỉ là một “con thuyền bị sóng đánh” và v́ thế trở nên bất động.  Cặp đôi thứ nh́ của bài VIII mô tả các cơ hội của nhà thơ bất động để tự an ủi trong những lúc khó khăn.  Thiên nhiên, bất kể đến thời tiết lạnh lẽo, mang lại cho ông rượu và thi hứng và có vẻ đă đưa ra một thí dụ trong sự chịu đựng.  Trong bài IX ông c̣n có thể hứa đăi các bè bạn thân nhất của ông uống rượu, cự tuyệt các phẩm phục của đời sống quan lại, và mong ước nơi người cha vợ.  Tuy nhiên, sự tự thu ḿnh trong bài IX phải được đọc như một sự thay đổi thái độ, bởi nơi câu thứ nh́ của cùng bài thơ ông hăy c̣n “cô đơn” và chỉ cảm thấy vui trong ư nghĩa rằng sự nghèo túng không khiến ông phải gánh chịu sự thất sủng.

 

     Các sự việc xảy ra trong cặp đôi thứ ba [hai câu thứ năm và thứ sáu, tức hai câu luận trong bài thơ thất ngôn bát cú làm theo thi luật đời Đường, chú của người dịch] cũng nhiều như những điều không xảy ra như chúng hiển hiện nơi các căp đôi thứ ba trong nhóm “A”.  Trong bài V các viên chức địa phương đă kiệt sức và các khẩu phần cứu trợ cho người dân bị cắt giảm.  Bài VI có vẻ cung cấp một sự tŕnh bày cặn kẽ về sự phân tán của các bè bạn của ông Khanh; sự đề cập đến chốn Quảng Văn làm liên tưởng đến các vị văn nhân uyên bác được giữ các chức vụ vẫn nhận thù lao nhưng không có nhiệm sở (sinecure posts), và ông Khanh có thể đă nghĩ đến bài thơ của Đỗ Phủ trong đầu: những kẻ khác đang tranh giành các chức vụ cao cấp trong chính quyền.  Trong bài VII, nếu tôi đúng trong việc giải thích cặp đôi thứ ba như một giấc mơ về quá khứ bị làm gián đọan trong câu thứ bẩy, ông Khanh đang suy nghĩ về các thời kỳ trước đây khi nhà vua và các vị khách của vua có thể thư thả và thuật lại các hành vi anh hùng.  Trong bài VIII, điều xảy ra [để chi nội dung hai câu luận, tác giả dùng từ ngữ happening có phần không được sát nghĩa, chú của người dịch] một lần nữa lại là một giấc mơ và một h́nh thức bất động khác, trong khi ở bài IX cặp đôi thứ ba là một sự so sánh quá khứ với hiện tại mà việc mơ về ông Nguyên Đán đă khơi dậy.  Trong bài VIII ông mơ ước ông là một quan chức, và trong bài IX ông đang làm một sự so sánh của ḿnh.

 

     Các sự suy nghiệm [để chỉ hai câu kết trong bài thơ thất ngôn bát cú làm theo thơ Đuờng luật, tức hai câu thứ bảy và thứ tám, chú của người dịch] trong cặp đôi thứ tư tái xác nhận t́nh trạng bơ vơ và vô vọng trong các cặp đôi tương ứng ở nhóm “A”.  Trong bài V ông ông lấy làm tiếc rằng ông không thể đi đến triều đ́nh để chuyển tŕnh một văn thư.  Ông cũng bơ vơ như ông đă bơ vơ trong cặp đôi thứ tư nơi bài III, khi ông chỉ có thể đọc lại bài thơ Đại Đông (Ta-tung) như một dấu hiệu cho “cơn đau” của ông, hay trong cặp đôi thứ tư của bài IV khi ông chỉ có thể thở than trên giường nằm của ḿnh.  Trong bài V lư do tại sao ông không thể đi đến Triều Đ́nh với văn thư phản đối rằng ông đang bị “đau”, và do đó ông mới viết bài thơ thay thế cho văn thư.  Trong hai câu đối của cặp đôi thứ ba ở bài I, “cơn đau” và “thơ văn” cũng c̣n là hai h́nh dáng tiếp giáp với ngôn từ; thi ca đă trở thành điều tương đương như thang thuốc.  Sự giải thích hiển nhiên cho thấy rằng việc viết một bài thơ phản đối là phương cách độc nhất theo đó ông Khanh, một người có học thức ở ngoài quan trường, có thể thông đạt được và nhờ thế làm nguôi ngoai sự bất măn của ông, hay “cơn đau”, gây ra bởi việc bị bắt buộc ngồi yên trong những thời buổi xáo trộn.

 

     Cảm thức sự bơ vơ cũng được truyền đạt trong các cặp đôi cuối cùng khác trong nhóm “B”.  Trong bài VI ông không thể làm việc cho triều đ́nh nhà Trần mà chỉ mơ đến các bè bạn của ông rải rác nhiều nơi.  Trong bài VII, giấc mơ của ông bị gián đoạn bởi các tin tức gây xáo trộn từ biên giới, và ông triển khai một hiệu ứng thi ca tinh tế bằng việc trích dẫn nhà thơ Trung Hoa, Pei-I-chih [Bạch Cư Dị?], về khoảng cách rất xa xôi của Việt Nam với Trung Hoa.  Ông Khanh địa phương hóa sự ám chỉ v́ ông muốn chỉ cho thấy rằng Việt Nam không c̣n được bảo vệ từ Trung Hoa bởi khoảng cách địa dư.  Trong bài VIII ông mơ về người cha vợ và liên kết ông ấy với mùa xuân; “mùa xuân” là từ chuyển nghĩa theo quy ước để chỉ sự hy vọng và sự tái sinh các ảnh hưởng tốt trong Nhà Nước.  Trong bài IX, sự so sánh quá khứ với hiện tại dẫn ông đến việc suy tưởng rằng ông Nguyên Đán sẽ tượng trưng cho một mùa xuân hạnh phúc hơn mùa trong đó cơn lạnh buốt xương vào lúc cuối năm mà ông đă dự liệu.  Thời tiết lạnh lẽo vào cuối năm làm tăng cường các sự liên kết giống như mùa xuân với nhạc phụ của ông.  Tương tự, trong câu thứ bảy của bài IV sương lạnh dần đần đang đóng băng, và sự tưởng tượng làm gia tăng sự suy nghiệm rằng ông là “một con người bị ruồng bỏ.”

 

     Tôi đă thử đọc chin bài thơ trong các nhóm “A” và nhóm “B” cùng với nhau, và các tính chất chung của chúng giống nhau đến nỗi tôi đă có thể trộn lẫn chúng vào thành một nhóm.  Tôi đă không làm như thế bởi v́, khi tôi bắt đầu khảo sát chúng, một việc đọc hời hợt bề ngoài kbiến ta nghĩ rằng chúng nói về hai chủ đề khác biệt; sự loại trừ ra khỏi quan trường và các thống khổ của thế giới bên ngoài.  Sự khác biệt này giờ đây đă được xóa tan.  Các tính chất chung của các bài thơ này là những bài thơ có mang nét chính thức hơn, chẳng hạn như một sự tiếp diễn tương đồng của từng hai câu thơ một và chức năng khuếch đại của các câu thơ thứ nh́.  Các hiệu ứng văn chương của cả hai nhóm có thể được giải thích như phương tiện tượng trưng cho sự ly cách của nhà thơ khỏi thế giới bên ngoài, bất luận là ông có đang cung cấp các dấu hiệu của sự giam hăm cụ thể hay các dấu hiệu của sự tách biệt của ông trong h́nh thức sự chỉ trích các quan chức có tác phong xấu và các sự nghiệm luận giống như giấc mơ.  Hậu quả của cách thức mà tôi đă chấp nhận là các hiệu ứng văn chương đă chứng minh một cách đầy đủ quan điểm rằng ông Khanh đă làm thơ mang tính chất chua chát.  Sự cay đắng của ông phát ra trong ngôn ngữ để chỉ những ǵ ông có thể nh́n thấy bên trong hay ngay bên ngoài pḥng của ông, trong các sự liên kết với việc làm thơ, trong sự ra đi của người anh em của ông, trong sự thất vọng của một kẻ thi đỗ, trong các cảm tưởng về thế giới bên ngoài, trong các giấc mơ và các sự so sánh quá khứ với hiện tại, và trong các sự liên quan với ông Nguyên Đán.  Cả hai nhóm là các bài thơ than văn và “đau buồn” để truyền đạt sự bất măn của nhà thơ và cả hai nhóm th́ tràn ngập với ngôn ngữ của mùa hay giờ giấc trong ngày như một phương cách để thêu dệt cho trạng thái chạnh ḷng của nhà thơ.  Khả năng làm thơ của ông, điều mà dĩ nhiên ông muốn biểu lộ, nằm ở nhiều cách sử dụng ngôn ngữ vốn lúc nào cũng sẵn có để vận dụng và không bao giờ nhạt nhẽo.

 

     Có quá nhiều điều trong chín bài thơ của ông Khanh, tất cả đều được viết khi ông ở ngoài quan trường.  Chúng ta có thể ghi nhận thoáng qua rằng ông không phải là học giả duy nhất vào lúc đó đă biểu lộ các cảm nghĩ của ḿnh qua thi ca.  Các biên niên sử Việt Nam về niên kỳ năm 1385 ghi nhận rằng “các nhân vật đáng kính và học thức đă than văn về thời đại và thương tiếc cho thế hệ của họ.  Họ đă phải bày tỏ sự đau buồn của họ trong các bài thơ.” [xem phụ chú (*b)]

 

     Giờ đây tôi sẽ khảo sát các bài thơ trong nhóm “C” (các bài X, XI, XII, XIII, XIV), được viết khi ông Khanh là một quan chức trong thời kỳ 1401-1407 và để gửi các quan chức khác hay về chính ông.  Một cái nh́n b́nh thường cũng đủ cho thấy rằng ngôn từ của chúng th́ khác biệt, và điều bắt buộc phải là như thế bởi t́nh cảnh của ông Khanh đă thay đổi một cách quyết liệt.  Câu hỏi là liệu phương cách mang khá nhiều tinh cách cơ chế của việc đọc các bài thơ cùng lúc với nhau có phát hiện ra các sự khác biệt quan trọng hay không.  Phương cách này có làm cho ta hiểu biết rơ hơn về sức mạnh của ngôn ngữ ở triều đ́nh trong các bài thơ của nhóm “C”, có vẻ chất chứa với nhiều ám dụ được sưu tầm trong lịch sử và văn chương Trung Hoa hơn các bài thơ khác hay chăng?

 

     Trước tiên chúng ta có thể nhận ra một sự khác biệt hiển nhiên.  Trong nhóm “A” và nhóm “B”, trạng thái buồn thảm của nhà thơ được nâng cao lên bởi thời tiết tương ứng của mùa trong năm, thường là mùa thu nhưng cũng gồm cả lúc sau khi có sự thất thu mùa màng và trong thời tiết lạnh lẽo trước mùa xuân.  Nhưng mùa trong các bài thơ nhóm “C” đă không đuợc gán cho một sự dụng ngữ khả sánh; nó được loại ra khỏi các bài X, XIII, và XIV, trong khi ở các bài thứ XI và XII, nó được tŕnh bày một cách kín đáo.  “Mùa Xuân” được nói đến trong các bài số XII và XIII, nhưng chỉ được đề cập đến một cách bóng gió và để chỉ một nhà học giả theo cùng một cách mà nó đă được nêu lên trong các bài số VIII và số IX liên quan đến nhạc phụ uyên bác của ông Khanh.  Thời khắc của ngày không cung cấp hiệu ứng nào trong các bài thơ thuộc nhóm “C”, trong khi ở các bài thơ thuộc nhóm “A” phần lớn được làm vào buổi sáng mùa thu.  Trong bài XI ban đêm tại nhà nghỉ mát nơi núi đồi không phải là cơ hội cho những tư tưởng buồn rầu, thay vào đó, nó đơn giản là lúc nhà thơ suy tưởng, nhưng không phải là mơ mộng, về sắc dụ cử nhiệm gửi cho ông.  Trong bài số XIII buổi tối trở thành thời khắc của sự hợp quần vui vẻ.  Ngụ ư của việc ḥa âm nhẹ nhàng về mùa và thời khắc trong ngày là các quan chức, được mô tả trong các bài thơ này, không giải bày tâm trạng của họ về hiện tượng của thời gian.  Sự chuyển đổi của thời gian như một hiệu ứng thi ca ban cho các bài thơ trong nhóm “C” một tính chất gần như vô hạn.

 

     Các sự khác biệt hơn được phát hiện giữa các bài thơ thuộc nhóm “C” với các bài thơ khác khi chúng ta so sánh ngôn ngữ của các cặp đôi, được sắp đặt theo cùng khuôn khổ: một t́nh huống, một thực cảnh, một biến cố xảy ra, và một sư nghiệm kết

 

     Những câu thơ đầu tiên trong nhóm “C”, nói về các t́nh huống hay địa điểm (situations), đề cập đến một sự bổ nhiệm chính thức được trang điểm một cách hoa mỹ, đến t́nh cảnh của ông Khanh ở gần Vũ Lâm [thuộc huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh B́nh ngày nay, chú của người dịch] khi ông nhận được lệnh đi lên Trường An (XI), hay đến sự học vấn của các người, theo các danh hiệu và theo những ǵ được tiết lộ trong các bài thơ, cũng là các quan chức (XII-XIV). Nhưng nhiều điều c̣n có thể được nói đến khi chúng ta khảo sát chức năng của câu thơ thứ nh́.  Tôi đă nêu ư kiến rằng các câu thơ thứ nh́ trong nhóm “A” khuếch đại t́nh trạng trong các câu thơ thứ nhất bởi việc cung cấp các sự đáp ứng cá nhân và than thân trách phận, trong khi các câu thơ thứ nh́ trong nhóm “B” là các sự b́nh luận chỉ trích của nhà thơ về những thí dụ của một chính quyền tồi tệ: sự thống khố của dân chúng và các quan chức yếu kém.  Các câu thơ thứ nh́ trong nhóm “C” một lần nữa b́nh luận về các câu thơ thứ nhất, nhưng chúng lại mang tính chất chấp thuận.  Lư do v́ ông Khanh cảm thấy hài ḷng rằng các người có học thức đang phục vụ, như các quan chức.  Thí dụ rơ rệt nhất là trong câu thứ nh́ của bài số XIII khi lời b́nh luận mang h́nh thức lời phát biểu rằng “người dân thường trong nước thực sự ngưỡng mộ họ Trấn”, là kẻ được mô tả trong câu thơ thứ nhất như là một học giả.17  Trong bài số XII nhà thơ nhớ lại t́nh bạn thời trẻ với một người đă thi đỗ, bây giờ là một Thanh Tra, và ông tự tô điểm cho ḿnh khi là một đồng chí của nhà học giả đó.  Trong bài số X ông Khanh lấy làm vui sướng bởi sự bổ nhiệm, và đây là lư do tại sao, trong câu thứ nh́, ông nhấn mạnh rằng viên chức đă được thuyên chuyển “một cách danh dự với một thẩm quyền của một quan chức”, mặc dù chúng ta phải đợi măi đến câu thơ thứ sáu mới khám phá ra rằng quan chức này hành sự với tài đức (“một kẻ đáng kính”).  Trong câu thơ thứ nh́ của bài XIV ông Khanh ca tụng vị sứ giả về những khả năng ngoại hạng của ông ấy.  Trong bài XI quan chức được nói đến chính là ông Khanh, chắc chắn là một kẻ có học thức, và trong câu thơ thứ nh́ ông tự tán thưởng ḿnh khi nói rằng ông thích đảm nhân “các việc triều đính hơn là du hành rong chơi.”  T́nh cảnh của ông trong câu thơ đầu tiên đề cập đến Vũ Lâm, chỗ mà tôi tin rằng tượng trưng cho khu vực phía nam [phải là phía bắc th́ đúng hơn, chú của người dịch] nơi có kinh đô của Hồ Quư Ly tại Thanh Hóa; ông Khanh gác bỏ viễn ảnh của sự nghỉ ngơi ra đằng sau ngơ hầu thi hành sắc dụ đi đến Trường An ở phương bắc.

 

     Nếu việc đọc và hiểu của tôi về các cặp đôi đầu tiên trong các bài thơ thuộc nhóm “B” và “C” là chính xác, các cặp đôi cấu thành những phản đề tương đương.  Phản đề của sự thống khổ của dân chúng / các quan chức thấp kém là các quan chức có học thức, tương ứng với một phản đề giữa chính quyền tốt và xấu.  Trong các cặp đôi c̣n lại, phản đề khởi đầu cho một chuỗi một khuôn mẫu đồng nhất của sự chuyển đổi ngôn ngữ khi chúng ta so sánh các bài thơ của các nhóm “A/B” với các bài thơ thuộc nhóm “C”, và kết quả là có nhiều dấu hiệu hơn nữa về chính quyền tốt đă được cung cấp.

 

     Hoạt cảnh trong các cặp đôi thứ nh́ không c̣n là cảnh bị giam hăm và sự hồi ức trong các bài thơ thuộc nhóm “A” hay thế giới bên ngoài đầy xáo trộn và sự an ủi của nhà thơ trong các bài thơ nhóm “B”.  Thay vào đó, hoạt cảnh là quang cảnh đặc biệt trong đó quan chức sẽ thi hành nhiệm vụ của ḿnh.  Trong bài X viên chức sẽ đến thăm Vân Đồn, nơi mà dân chúng đang trong cảnh hiểm nguy; trong bài XI nhà thơ trải qua buổi tối tại nhà nghỉ miền đồi núi; trong bài XII, quan Thanh Tra, “đang xuất hành, được so sánh một cách đáng ngưỡng mộ với nhà thơ bị ngồi ở văn pḥng; trong bài XIII, quan chức đang vi hành, so sánh với nhà thơ đang ngồi thảo các sắc dụ, được mô tả là con người “cứng cỏi” và có thể tự sống tách rời ḿnh với gia đ́nh xa hàng ngàn dậm; trong bài XIV hoạt cảnh tại Trung Hoa được đoán biết, và viên chức được so sánh với K’ou Hsun [?], kẻ mà sự phục vụ được dân chúng mong muốn giữ lại.  Nhà thơ nhận thấy dân chúng Việt Nam mong muốn ông Lê Dung Trai [?] ở lại với họ.  Vị sứ giả cũng được so sánh với Chang Ch’ien [?], kẻ đă đặc biệt được lựa chọn bởi Hán Vũ Đế (Han Wu-ti) cho việc đi sứ tại vùng Trung Á Châu.  Chang Ch’ien là một trong những quan chức du hành nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa.  Hai ám tỉ này là phương cách của nhà thơ để tŕnh bày vị sứ giả như được yêu cầu [phục vụ] bởi dân chúng cũng như bởi nhà vua, và đây cũng là một dấu hiệu bổ túc cho một chính quyền tốt.

 

     Một sự khác biệt khác có thể được khám phá trong hai cặp đôi đầu tiên ở các bài thơ của nhóm “C”, và nó tăng cường cho sự tương phản giữa chính quyền xấu và tốt.  Hai cặp đôi đầu tiên trong  nhóm “A” và “B” chứa đựng một số lượng đáng kể các biểu từ của “âm thanh để nâng cao hiệu ứng của sự bất măn: tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chuông, tiếng vó ngựa đập, cuộc nói chuyện vội vă tối hôm trước, tiếng gió, tiếng rên rỉ, tiếng than khóc, tiếng sóng gió, sự hỗn độn tại Triều Đ́nh, sự khoe khoang.  Nhà thơ bất động nghe thấy các tiếng động xáo trộn.  Tuy nhiên, trong nhóm “C”, ngoại trừ bài X, âm thanh đă được thay đổi để nâng cao hiệu ứng thi ca của các người học thức nắm giữ chính quyền, và sự giải thích xem ra nằm nơi câu thứ ba của bài X, nơi “các con ngỗng than khóc” là h́nh ảnh thí dụ cho người dân chịu đau khổ.18  Một người Việt Nam có học thức sẽ nhận thấy trong câu thơ này một ẩn dụ trong Kinh Thi (Shih-ching) việc đến nơi của một viên chức được cảm t́nh tại một khung cảnh rối loạn. Dân chúng được b́nh định, và, bởi hàm ư, các con ngỗng không c̣n kêu than nữa.  Viên chức có học thức đă làm câm nín âm thanh của sự phản đối, và đây là một dấu hiệu khác của một chính quyền tốt.  Ông ta cũng là một ảnh hưởng ́m ĺm, và đây có thể là lư do tại sao, trong câu thơ đầu tiên của bài X, Kinh Lược sứ [chữ Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] được gán cho thẩm quyền “oai nghiêm”.

 

     Một lần nữa, hai cặp đôi đầu tiên của nhóm “A” quy cho sự cách biệt như nguồn gốc của nỗi sầu muộn.  Nhà thơ bị ngăn cách với người anh em của ông và với một quá khứ nhiều hứa hẹn.  Cùng chủ đề này đă tái xuất hiện trong các bài thơ nhóm “B”; trong bài V, mưa và sương vẫn c̣n măi nơi xa xăm, và dân chúng chịu khổ sở; trong bài VI, quan chức bị mất đi cái nh́n sáng suốt; trong bài IX, ông Khanh đă tự ḿnh tách xa ra khỏi thời hiện đại bởi việc mơ đến người cha vợ.  Nhưng trong các bài thơ nhóm “C”, sự xa cách không có ǵ đau đớn và c̣n là một nguyên do của sự chúc mừng; từ giă các thú vui của địa phương Vũ Lâm để làm việc triều đ́nh là một điều danh dự;  làm một Thanh Tra th́ đáng mong ước hơn là làm việc tại bàn giấy; tách biệt khỏi gia đ́nh không khác ǵ một dấu hiệu của sự “cứng cỏi dạn dầy”; viên sứ giả sang Trung Hoa được so sánh với Chang Ch‘ien.  Khi các quan chức đều kiên tŕ như các người này, nhất định sẽ phải là một chính quyền tốt.

 

     Các sự khác biệt có hệ thống tiếp tục sẽ xuất hiện trong hai cặp đôi cuối của các bài thơ thuộc nhóm “C”.  Trong các cặp đôi thứ ba của nhóm “A” và nhóm “B”, nhắm vào biến cố xảy ra, không điều ǵ khác được đề cập đến ngoài sự sầu muộn của nhà thơ, sự tê liệt của chính quyền, hay các ước mơ gây ra bởi sự sầu muộn, và các sự so sánh quá khứ với hiện tại.  Trong các bài thơ thuộc nhóm “C”, “biến cố xảy ra” được biểu thị bởi hành vi của quan chức đang thi hành nhiệm vụ: trong bài X quan chức có cơ hội để chứng tỏ ḿnh như người có tài đức (“một người có giá trị”); trong bài XI các ẩn dụ Trung Hoa mờ nhạt có vẻ để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sắc dụ được thi hành bởi ông Khanh; trong bài XII quan chức ở đ́nh chuyển tiếp đang du hành “như một vị anh hùng”; trong bài XIII có một sự đoàn tụ vui mừng giữa các bè bạn sau khi một người trong họ thi hành nhiệm vụ nơi xa; trong bài XIV, viên sứ giả du hành với nhiều thành quả.  Hành vi xem ra sẽ là một vấn đề của sự chính trực không có ǵ phải phàn nàn, là điều rất khác biệt với nỗi sầu muộn của một con người bất động chỉ có thể cảm thấy sự tủi thân, làm thơ, hay mơ mộng.  Một quan chức có học thức tích cực không có th́ giờ cho việc ưu phiền cá nhân.  Các sự ưu tư cá nhân trong các bài thơ khác được thay thế bởi sự thi hành vô tư các vai tṛ chính thức, và sự thi hành xem ra là sự kiện gần nhất mà chúng ta có được cho sự biểu thị của hạnh phúc.  Trong các bài thơ thuộc nhóm “C” người dân hơn là các quan chức nhiều phần sè cảm thấy sung sướng.  Loại sự việc này nhất thiết sẽ phải là một xác chứng cho một chính quyền tốt.

 

     Các sự nghiệm thu trong các cặp đôi thứ tư phát hiện nhiều sự khác biệt khác nữa.  Nhà thơ không c̣n cô độc nữa; ông có các đồng sự tương hợp và tâm đắc.  Trong cặp đôi cuối cùng của bài XII chúng ta được nói cho biết rằng một “con người vĩ đại”, một Thanh Tra, không cần phải khóc lóc khi được tiễn đi th́ hành nhiệm vụ ở nơi xa,  Sự sầu muộn nhường chỗ cho nhiệt huyết.  Hơn thế, một bài thơ trong nhóm “C” cho thấy rằng một từ ngữ giờ đây có thể mang một sắc thái mới.  Trong câu thứ bảy của bài số VII thuộc nhóm “B”, nhà thơ lấy làm bối rối bởi các tin tức từ “biên cương”, nhưng trong câu thứ tám của bài X, một “biên giới’ xáo trộn không c̣n quấy rầy quan chức hay nhà thơ nữa, và lư do là v́ biên giới giờ đây được nói đến để chỉ các tính chất của viên quan chức quay trở về và một cơ hội khác để ông ta để làm ḿnh nổi bật lên.  Tương tự, trong câu thứ tám của bài XI, các kẻ nổi dậy không khiến ông Khanh phải lo ngại; kẻ địch chỉ được nói đến bởi v́ sự b́nh định họ sẽ mang lại ân huệ được ban cấp cho quan chức đó bởi nhà vua.  Trong các bài thơ nhóm “B”, các sự đề cập đến dân chúng lúc nào cũng là kẻ đáng thương, nhưng, khi nhà thơ là quan chức, ông có thể phân biệt giữa những người cần được giúp đỡ với những kẻ là quân thổ phỉ.  Trong câu thứ tám của bài XIII, nhà thơ không bị bực tức v́ dân chúng ở Nghệ An được biết đă kiệt sức; câu thơ trước đó cho chúng ta hay biết lư do tại sao: “Quan tâm đến Nhà Nước phải thực sự là công việc của chúng ta.”  Các vấn đề Quốc Sự phải được giải quyết bởi các viên chức có học thức.

 

     Một sự khác biệt cuối cùng có thể được ghi nhận trong các cặp đôi cuối cùng thuộc nhóm “C”.  Các bài thơ thuộc nhóm “B” mặc dù chúng đề cập đến các vấn đề của chính quyền, đă không bao giờ nói đến nhà vua.  Thay vào đó, sự quan tâm tiếc nuối quá khứ lại nói về nhạc phụ của nhà thơ, kẻ tượng trưng cho niềm hy vọng thủa ban đầu.  Nhưng trong bài thơ nhóm “C”, một nhà cai trị rơ ràng đầy năng lực chiếm giữ không gian ngữ nghĩa (semantic) tại đỉnh điểm thi ca được dành trong các bài thơ khác nay không chỉ được dành cho người cha vợ mà c̣n, và trên tất cả, cho sự bơ vơ và nỗi tuyệt vọng của chính nhà thơ.  Nhà lănh đạo đầy năng lực là ảnh hưởng đă tháo gỡ sự sầu muộn bằng việc cổ vũ các quan chức hăy hăng hái lên.  Thành tố cuối cùng của một chính quyền tốt là sự tương quan giữa nhà vua và các quan chức có học thức của ḿnh.

 

     Đọc mười bốn bài thơ cùng lúc với nhau dẫn đến kết luận rằng các sự khác biệt trong các định thức ngôn ngữ có thể được giải thích như là các sự dịch chuyển một cách có hệ thống và ngay cả có tính cách phản bác trong một cấu trúc chung của các cặp đôi.  Các sự dịch chuyển và tương phản làm nổi bật các đặc tính của các viên chức có học thức với sự chuẩn xác gần như của h́nh tượng.  Quan chức có học thức phục vụ với sự hăng hái vô tư và không quan tâm đến các điều kiện của công việc.  Thái độ chính trực của ông ta phù hợp với lư tưởng của ông về nhiệm vụ không vị kỷ và với tài chỉ đạo của một người có tài đức.  Các công việc của ông ta được đánh giá bởi nhà lănh đạo, nhưng ông ta không t́m kiếm việc làm v́ chức vị.  Ông ta không thu góp sự giàu có.  Ông ta biểu lộ khả năng thực tế khi giải quyết các vấn đề, và đặc biệt đối với các vấn đề của quần chúng.  Dân chúng đáp ứng với ảnh hưởng của ông ta và ông ta làm tắt tiếng phản đối, nhưng ông ta cũng có thể chấp nhận một thái độ nghiêm khắc đối với sự xáo trộn nội bộ.  Lời nhắn nhủ trong các bài thơ này th́ rơ ràng và đơn giản.  Quan chức tốt là kẻ có học thức, và sự tuyển dụng ông ta bảo đảm cho một chính quyền tốt.  Thông điệp này vẫn là một khi ông Khanh than văn về sự vắng mặt của một quan chức như thế hay chào mừng sự hiện diện của quan chức đó.

 

     Chính ông Khanh là một người có học thức và lời nhắn nhủ không gây ngạc nhiên, nhưng nó trở nên đáng quan tâm hơn khi chúng ta nhớ đến số năm phân cách các bài thơ thuộc nhóm “C” với các bài thơ thuộc nhóm “A” và “B”.  Ông Khanh, khi viết trong các năm 1401-1407, nhiều phần khó đảo ngược một cách có ư thức, ngôn ngữ trong các bài thơ trước kia của ông.  Thay v́ thế, ông tiếp tục phát biểu rành mạch, một cách nhất quán về h́nh dáng của đời sống công vụ xảy đến một cách tự nhiên với một nhà thơ thuộc thế hệ ông và có thể kỳ vọng là sẽ được thông hiểu bởi độc giả của ông, bất luận họ có là cha vợ, anh em, hay các quan chức mà ông muốn chúc mừng.  Các sự chuyển dịch và tương phản có tính cách hệ thống nhưng không được sắp đặt trước.  Sự vận dụng ngôn ngữ thi ca Trung Hoa của ông Khanh th́ sâu rộng nhưng nằm trong khuôn khổ ước định của nhóm các học giả đồng thời, có những giá trị mà ông cùng chia sẻ với họ.

 

     Các nguồn gốc của nhóm này có thể gán cho sự thăng tiến các người có học thức đảm nhận các chức vụ cao cấp dưới thời trị v́ của vua Minh Tôn (1320-1357), khi mà hoàng gia thôi không dung dưỡng các hoàng thân lớn tuổi có khả năng trợ giúp nhà vua, như đă xảy ra trong thế kỷ thứ mười ba.  Cùng lúc, sự bất ổn xă hội đă trở nên thường xuyên tại vùng thôn quê.  Hậu quả của các diễn tiến này là các quan chức có học thức đă phải tuần tra các tỉnh với các nhiệm vụ nặng nề trong hơn năm mươi năm, trước khi ông Khanh, trong các bài thơ thuộc nhóm “C”, chúc mừng các đồng sự của ông về việc du hành như thế, và họ đă than văn cho các hoàn cảnh mà họ trông thấy.  Những người nổi tiếng nhất thuộc thế hệ quan chức-học giả trước đó là quan hành khiển [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] Phạm Sư Mạnh và Lê Quát, những người tự xem ḿnh là để tử của bậc thày danh tiếng, Chu Văn An.  Ông Chu Văn An đă đặt ra một gương mẫu về sự liêm khiết khi ông rút lui khỏi Triều Đ́nh của vị kế nhiệm vua Minh Tôn, tức Dụ Tôn (1357-1369), bởi v́ ông không c̣n có thể chấp nhận được sự hiện diện của các quan chức bất tài.  Ông Mạnh và ông Quát là bạn của Trần Nguyên Đán, kẻ ngưỡng mộ ông Chu Văn An.  Ông Nguyên Đán đă viết các bài thơ ca tụng ba nhân vật này. 19  

 

     Chu Văn An mất năm 1370, chỉ cách bốn năm trước khi ông Khanh thi đỗ.  Chân dung của ông Khanh về một quan chức có học thức th́ gần như chắc chắn là một sự chứng thực cho ảnh hưởng trường tồn của ông Chu Văn An.  Các lời giảng dạy của ông An đă mất đi, nhưng chúng ta hay biết được một số điều về ấn tượng mà ông đă tạo ra.  Các biên niên sử của Việt Nam, dưới niên kỳ năm 1370, mô tả ông như một người “cương nghị, thanh đạm, và giữ ǵn sự chân thực của ḿnh bất kể các sự khó khăn” (*d)).  Các viên chức có học của ông Khanh ứng xử theo một cung cách tương tự.  Một sự ghi chép khác trong các biên niên sử, dưới niên kỷ năm 1377, nói đến một ông Trương Đỗ (*e) đă thi đỗ, đă trở thành quan Ngự Sử.  Ông Đỗ có tiếng là “thanh cao và vô vị lợi”, và ông đă sống, như ông Khanh đă mô tả về chính ḿnh trong bài IX, trong sự “thanh bạch” và đă không thụ tạo tài sản đất đai.  Các bài thơ của ông Khanh và tác phong của ông Đỗ tiêu biểu cho tầm quan trọng được gán bởi ông Chu Văn An cho các tiêu chuẩn cao đẹp trong tác phong cá nhân của đời sống quan chức.

 

     Ảnh hưởng của nhóm bao quanh ông Chu Văn An có thể giúp để giải thích khuynh hướng của ông Khanh thường hay đưa ra các sự so sánh lịch sử có tính cách hoài niệm.  Trong hậu bán thế kỷ thứ mười bốn, các viên chức đă chứng kiến các t́nh trạng xáo trộn và đưa ra các lời b́nh luận khắt khe bằng các sự so sánh quá khứ và hiện tại.  Sử sử dụng lịch sử để khuyên răn mang lại một sắc thái gần như của “Khổng học” trong các tư tưởng của họ.  Các viên chức này, hay “các chứng nhân” như tôi đă gọi họ, thực hiện các sự so sánh của họ bằng việc khẩn cầu một thời hoàng kim trong thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, và “các trục trọng tâm” (axles) đă là ẩn dụ của họ cho sự “tiêu chuẩn hóa” của họ và do đó cho chính quyền ổn định của thời trước đây mà họ thấy đă bị biến mất trong sinh thời của chính họ.20  Sự chỉ trích của ông Khanh về hiện tại không mang quá nhiều tham vọng như thế; thay vào đó, như chúng ta nh́n thấy, ông đă so sánh những năm ông ở ngoài quan trường với thời gian khi mà nhạc phụ của ông được kính trọng và, theo các bài số IV và V, khi đế quốc có được các “nhà học giả.”  Cha vợ của ông, ở một trong các bài thơ của ông, đă ca tụng Phạm Sư Mạnh như một “nhà học giả”21, và ông Khanh chắc chắn nghĩ về ông Mạnh và các quan chức có tư tưởng tương tự đều bị ảnh hưởng bởi ông Chu văn An.  T́nh h́nh trong thời đại của ông Khanh chỉ khác biệt ở chỗ các điều kiện trở nên tồi tệ hơn trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ thứ mười bốn.

 

     Ông Khanh cũng có các nét tương đồng khác với thế hệ chứng nhân trước đó, cũng như có khuynh hướng muốn đưa ra các sự so sánh lịch sử để phê b́nh.  Phạm Sư Mạnh và ông đă dùng h́nh tượng của các ḥn đảo của các vị thần bất tử và chấm định các ḥn đảo đó tại Việt Nam nhằm tán dương tính chất vững bền của sông núi thuộc xứ sở và do đó của chính xứ sở.22  Một lần khác, ông Mạnh đă viết các bài thơ khi đi tuần tra biên giới miền bắc, và cấu trúc cùng ngôn ngữ làm ta liên tưởng đến các bài thơ của ông Khanh.  Thí dụ, trong cặp đôi cuối cùng trong một bài thơ của ông Mạnh, chúng ta đọc được như sau:

 

     Tôi được ân sủng vơi mạng lịnh của triều đ́nh để kiểm soát các vùng đất biên giới

     Tôi sẽ đánh đuổi và khuất phục quân cướp và đem chiến tranh đến hồi kết liễu.23   

 

     Trong cặp đôi cuối cùng của bài số XI, ông Khanh viết về chính ḿnh như sau:

 

     Tôi lấy làm bối rối bởi công việc quá nhỏ nhặt (nhân danh Thế Miếu Tổ Tiên).  Làm sao tôi có thể đền đáp ân sủng?

     Tôi đă phát huy ảnh hưởng của triều đ́nh bằng cách b́nh định các kẻ nổi dậy.

 

     Ông Mạnh, giống như ông Khanh khi là một quan chức, hay biết về chống đối chính quyền, nhưng ông không than thở khi viết các bài thơ trong các cuộc tuần tra.  Lư do là v́, trong loại thơ này, quy ước trong hậu bán thế kỷ thứ mười bốn rằng những vấn đề khó khăn của nhà vua chính là cơ hội của quan chức để làm ḿnh nổi bật lên.  Trong tiền bán thế kỷ, một quan chức-thi sĩ nhiều phần sẽ xem phần thưởng của ḿnh như việc giành được công trạng cá nhân. 24       

 

     Một thí dụ khác có thể được đưa ra về cách thức theo đó ông Khanh du nhập các quy ước văn chương của thế hệ “các nhân chứng” trước đây.25  Trong đôi câu thơ cuối cùng của bài VI ông phát biểu rằng ông không thể “hoạch định và thiết kế” nhân danh Thế Miếu của Nhà Vua bởi v́ ông ở ngoài quan trường.  Nhạc phụ của ông, không c̣n có ảnh hưởng tại Triều Đ́nh, đă tự mô tả ḿnh trong một bài thơ là “bị bịnh”26  và kết luận:

 

     Bầy tôi râu bạc của hoàng tộc không thể tham gia vào việc hoạch định. 27   

 

Bởi ông Nguyên Đán, cũng như ông Khanh, ở ngoài quan trường không có nghĩa là nhàn hạ mà là sự khắc khoải không thể trợ giúp nhà vua trong việc giải quyết các vấn đề.

 

     Một sư khảo cứu các bài thơ của cha vợ ông Khanh, trong đó c̣n sót lại không ít, cũng sẽ giúp vào việc giải thích tại sao quy ước trong các bài thơ của ông Khanh rằng các quan chức có học thức th́ cần thiết để cứu giúp dân chúng.  “Các chứng nhân” trong hậu bán thế kỷ thứ mười bốn tin rằng họ có trách nhiệm này, và cả ông Nguyên Đán lẫn ông Khanh đều là “các chứng nhân”.  “Các chứng nhân” thường là các nhà cai trị và đối diện với các vấn đề nghiêm trọng chẳng hạn như sự thiếu thốn thực phẩm khi mùa màng thất thu, và các mùa màng thường bị thất bát.  Các quan chức tốt phải là các người thực tế.  Ông Nguyên Đán kết luận một bài thơ trong nguồn thi hứng này:

 

     Người ta phải đặt lời khuyên về ḷng trung lên trước tiên, và chỉ sau đó văn chương mới nở rộ.28

 

     Học để mà học cũng chưa đủ.  Năm 1362 ông Nguyên Đán đă viết về ḿnh như sau:

 

     Bởi trong vài năm mùa hè th́ khô hạn và, hơn thế, mùa thu lại quá ẩm ướt,

     Chồi nụ bị tàn héo và mầm cây bị hư hỏng.  Sự tổn hại lan tràn và nghiêm trọng.

     Ba mươi ngh́n cuộn sách đều không dùng vào việc ǵ được.

     Đầu bạc ôm ấp một cách hăo huyền một tấm ḷng yêu dân.29  

 

Không có ǵ đáng ngạc nhiên, ông Khanh kết thúc một bài thơ vào ngày Đầu Năm Mới để tán dương cha vợ của ông:

 

     Các sự chúc mừng và tán dương phải đến từ một đệ tử (rằng ông Nguyên Đán sẽ)

     Măi đứng vững để chỉ yêu dân tộc này thôi.30

 

     Có cùng mối quan hệ giữa giáo dục và tinh thần trách nhiệm đối với dân chúng dàn trải xuyên suốt các bài thơ của ông Khanh.  Trong bài V, nơi mà t́nh huống trong câu đầu tiên là vụ gặt hái bị tàn phá, ông Khanh muốn đối phó nhưng không có thể làm ǵ khác hơn việc gửi một bài thơ phản đối đến người cha vợ của ông.  Trong cặp đôi thứ ba của bài X, ông Khanh đề cập đến viên chức có học thức là “hiền nhân đáng kính” với tài nghệ trong việc họach định và mang sự cứu trợ đúng thời; “nhân vật tài đức đáng kính” này đang thăm viếng hoạt cảnh của “đàn ngỗng đang than khóc” và sẽ b́nh định được người dân.  Trong cặp đôi cuối cùng của bài XIII “công việc” của hai người bạn là sẽ mối quan tâm đến Nhà Nước.  Trong cặp đôi thứ nh́ của bài XIV, ông Khanh so sánh vị sứ giả với nhân vật K’ou-Hsun, người có sự phục vụ khiến dân chúng yêu thương ông ta.  Trong cặp đôi thứ tư của cùng bài thơ, ông Khanh kỳ vọng rằng vị sứ giả sẽ thi thố tài nghệ của ông ta tại kinh đô Trung Hoa, và ông dùng thành ngữ chuyên đối [tiếng việt trong nguyên bản, chú của người dịch], từ ngữ xuất hiện trong một đoạn văn của quyển Luận Ngữ (The Analects) trong đó Khổng Tử đă chỉ trích việc học tập mà không có giá trị thực tiễn.  Trong các đọan văn này, luôn luôn ca ngợi năng lực thực tế, chúng ta nghe thấy âm vang của thi ca của Trần Nguyên Đán.  Ông Nguyên Đán, trong cặp đôi đầu tiên của một bài thơ gửi cho người anh em của ông Khanh, có viết:

 

     An dân và cứu giúp cuộc sống là công việc của tất cả chúng tạ

     (Khi) anh bước bên bờ đầm lầy, hăy ca hát khi dấn bước; anh không cần phải cảm thấy cô đơn.31

  

     Tương tự, các bài thơ của ông Khanh viết ra khi làm quan coi nhẹ khả tính rằng một quan chức th́ cô đơn.

 

     Một quy ước nữa có thể được ghi nhận.  Trong câu cuối cùng của bài X, ông Khanh đề cập đến nhà lănh đạo, Hồ Quư Ly, như “nhà lănh đạo khôn ngoan”.  Thành ngữ [anh minh], quen thuộc với các thi sĩ Trung Hoa cũng như Việt Nam, không phải là bằng cớ của sự kính trọng cá nhân của ông Khanh dành cho Hồ Quư Ly, kẻ đă cho ông Nguyên Đán về vườn và c̣n giết cả cha của ông Khanh.32    

 

Trong thi ca về đời sống quan chức, nhà vua thường được gọi là “anh minh” (sage).  Trần Nguyên Đán chào mừng ông quan học giả, Nguyễn Trung Ngạn, về việc phục vụ qua năm thời trị v́ của “các Thiên Tử là các minh quân”.33  Ông Trần Nguyên Đán đề cập đến cả nhà vua bất tài Nghệ Tôn (1370-1394) trong đường hướng này khi ông viết rằng “vị anh minh khai mạc cho cuộc khảo thí.”34  Trong một bài thơ mô tả một viên chức là kẻ “có tài đức đáng kính”, ông Khanh có thể được kỳ vọng sẽ kết thúc lời chúc mừng của ông bằng câu nói rằng người bạn của ông đang phục vụ cho một minh quân.  Hai từ ngữ liên hệ với nhau về mặt hinh tượng và có tính cách khách quan ngang nhau.35 

 

     Một cuộc nghiên cứu sâu hơn thi ca Việt-Hán trong thời cuối thế kỷ thứ mười bốn sẽ không những chỉ cho thấy tầm mức mà ông Khanh đă tham gia vào các quy uớc văn chương đương đại mà cũng sẽ giúp vào việc khôi phục ư nghĩa chính xác và tầm quan trọng của các hàm ư của văn chương giáo huấn Trung Hoa vốn thường xuất hiện trong các tác phẩm Việt Nam, dù là trong văn xuôi hay văn vần.  Chúng ta đă nhận thấy rằng ông Khanh trích dẫn từ quyển Luận ngữ và từ Kinh Thi.  Ông so sánh người cha vợ với Han Ch’i.  Khi ông phê b́nh các quan chức v́ không có “đức tính trong sạch”, ông mang âm vang như một Mạnh Tử xa xưa.36  Lời thỉnh cầu của ông mong có các người có học thực và quan tâm mang hương vị câu nói nổi tiếng của Fan Chung-yen: “Trước khi phần c̣n lại của thế giới bắt đầu lo âu, thức giả lo âu trước rồi …” 37

 

     Sự giải thích thông thường cho sự xuất hiện các đoạn văn giáo huấn trong văn chương Việt-Hán thời thế kỷ thứ mười bốn là một số quan chức –học giả giờ đây chấp nhận các toa thuốc của Khổng Tử về việc cải thiện chính quyền và xă hội.  Tôi chọn việc chấp nhận quan điểm rằng người Việt Nam trong vấn đề này, và nhiều thế hệ trước họ, đă thích nghi trong việc địa phương hóa các phần trích dẫn thích họp từ văn chương Trung Hoa để vay mượn và truyền đạt thẩm quyền của ngôn từ hoa mỹ cho các sự xác quyết của chính họ.  Họ đă cấu tạo một cách khôn khéo mối tương quan mới giữa các trích dẫn và các thực tê của Việt Nam.  Đây là lư do tại sao đức Hưng Đao Vương, trong lời Hịch nổi tiếng của ông năm 1285, đă khai mào cho lời kêu gọi sự ủng hộ chống lại quân Mông Cổ bằng một danh mục các thần dân trung thành được ghi chép trong lịch sử Trung Hoa từ “các thời xa xưa” (*f).  Ông đă muốn tăng cường sự xác quyết của ông rằng “từ thời cổ đă luôn luôn có những người sẵn ḷng hy sinh thân ḿnh.38   Các anh hùng Trung Hoa đă không là tấm gương duy nhất về những người như thế, nhưng hành vi anh hùng của họ đă có ư nghĩa đặc biệt bởi v́ nó được ghi chép trong văn chương và có thể cung cấp một sự khẩn nài “văn chương” cho lời kêu gọi của Hưng Đạo Vương.  Cùng một cách, trong câu thơ cuối của bài III, ông Khanh nói rằng ông đang đọc lại “bài văn cổ xưa, bài Đai Đông”.  Nhưng người đọc thơ của ông sẽ nhận ra rằng ông không làm ǵ khác hơn là nói khéo về nỗi bất măn cực kỳ của ông trước việc các chức vụ trong chính quyền bị nắm giữ bởi các người thấp kém.

 

     Tu từ là một hiệu ứng văn chương, và thi ca, hơn bất kỳ thể loại nào khác của văn chương, lệ thuộc vào các hiệu ứng văn chương.  Một thủ thuật được cung cấp cho nhà thơ Việt Nam là ám chỉ các mẩu chuyện nổi tiếng trong thi ca Trung Hoa, như ông Khanh đă làm khi ông giới thiệu các đoạn trong thơ của Ch’u Tz’u hay Tu Fu (Đỗ Phủ) trong các bài I và XIII để làm mạnh thêm sự biểu lộ nỗi sầu muộn và cảm t́nh dành cho một người bạn.  Các sự ám chỉ kiểu như thế là các sự vận dụng căn chương, và một thí dụ tốt được cung cấp ở bài VII, nơi ông trích dẫn thành ngữ của P’ei I-chih (Bạch Cư Dị?) “bốn hay năm châu’ [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] nhưng đảo ngược ư nghĩa nguyên thủy của nó để chỉ “khoảng cách rất xa”.  Ông Khanh cũng khai thác các đoạn văn trong lịch sử Trung Hoa.  Ông ca tụng học vấn của bè bạn ông nhưng ám chỉ một cách cẩn trọng đến Ch’en Teng, K’ou Hsun, và Chang Ch’ien để nhấn mạnh các đặc tính thực tế của họ.

 

     Một hiệu ứng văn chương khác có thể được đạt tới bằng cách du nhập các đoạn văn từ các tác phẩm giáo huấn Trung Hoa khi các thi sĩ Việt Nam soạn thảo các vần thơ dưới áp lực của sự bất ổn xă hội.  Loại văn chương Trung Hoa này được nhắm vào việc giảng dạy các điều kiện để có một chính quyền tốt, và một đầu ṿi trút đổ một cách hào phóng từ kho ngữ vựng của nó để mang lại các ngôn từ bóng bẩy là những ǵ mà người ta nên kỳ vọng trong các thời kỳ xáo trộn của phần cưối thế kỷ thứ mười bốn, khi các người có học thức tham gia tích cực trong đời sống công vụ.  Tại Trung Hoa trong thế kỷ thứ mười một, các người học thức đă tham gia tích cực như thế, và một số tư tưởng của họ, và hẳn nhiên, cả các đề xướng khác nừa, đều được hay biết tại Việt Nam.  Cả hai nhóm các người có học thức đều quan tâm, thí dụ, đên các sự so sánh quá khứ với hiện tại, và, trên hết, về nhu cầu có các biện pháp thực tế nhằm cải thiện chính quyền.  Hơn nữa, và đặc biệt sau khi có sự băng hà của vua Minh Tôn năm 1357, khi có các nhà lănh đạo nhu nhược, các quan chức đă không ngần ngại đề xuất sự khuyến cáo, và nơi đây có điều ǵ khác nữa tương đồng với Trung Hoa dưới thời nhà Tống.  Một số các quan chức này có thể c̣n giả định rằng các tiền lệ hành chính Trung Hoa đôi khi có thể gợi ư về các giải pháp cho các vấn đề cụ thể của xứ sở của chính họ.  Sự quan tâm của họ về việc giảng dạy các bổn phận gia đ́nh cho dân quê Việt Nam là một thí dụ, và lư do là v́ dân làng giă từ gia đ́nh của họ để gia nhập các nhóm phiêu lưu.

 

     Nhưng không có điều ǵ trong thủ thuật này lại có nghĩa rằng thế giới quan của các quan chức- học giả nhà Tống đă được sao chép tại Việt Nam.  Giả định một cách khác sẽ đi ngược với chiều hướng Việt Nam trước đây và vốn có tính cách thực dụng đối với kinh nghiệm Trung Hoa, bởi theo đó một thí dụ nổi bật là sự cắt tỉa một định chế trie6`u đ́nh kiểu Trung Hoa sao cho phù hợp với các nhu cầu của hoàng cai trị họ Lư.  Một thí dụ đặc sắc của cùng chiều hướng này được cung cấp trong năm 1392 bởi sự vận dụng của Lê Quư Ly giáo điều Trung Hoa về sự kế ngôi của các minh quân để thay thế Khổng Tử bằng Chou-kung (Chu Công?), kẻ bảo vệ cho Chou Ch’eng-wang (Chu Thành Vương?) c̣n trẻ tuổi.  Ông ta đă làm như thế để nâng cao tư thế của ḿnh xuyên qua vỏ bọc của ẩn dụ về Chu Công.  Ông đang chuẩn bị nền tảng cho sự tuyên cáo của nhà vua Nghệ Tôn đang hấp hối trong năm 1394 rằng Lê Quư Ly sẽ bảo vệ cho kẻ nối nghiệp hoàng triều, như Chu Công và các nhân vật khác (kể cả Tô Hiến Thành trong thế kỷ thứ mười hai) đă làm.  Sau đó Lê Quư Ly đă mau chóng sửa đổi ẩn dụ của ḿnh để dàn dựng một kich bản chính trị dựa trên tiền lệ của việc quần chúng tôn phù ông Shun (Nghiêu?), một phụ tá của vua Yao (Thuấn?) lên ngôi, mà gạt bỏ người con bất tài của vua Thuấn.  Ông ta giờ đây tự đóng vai tṛ của ông Nghiêu, và ông đă đổi tên  nước thành Đại Ngu (Ta-yu), quốc hiệu của đế quốc của vua Nghiêu.  Khi ông ta tiếm ngôi vào năm 1400, ông tuyên cáo niên hiêu trị v́ là “năm thứ nhất của minh quân”.  Các học giả thấu hiểu ư nghĩa của các sự dụng ngữ  này, và chỉ có một số ít người trong họ có đủ can đảm để phản đối nhân danh nhà Trần.

 

     Trong thế kỷ thứ mười bốn, âm vang của văn chương giáo huấn Trung Hoa được t́m thấy trong các tác phẩm của Việt nam không phải v́ các quan chức-học giả Việt nam đột nhiên và chủ định tự ư noi theo các thí dụ của Trung Hoa.  Thay vào đó, các tính chất của khung cảnh chính trị và xă hội của họ đặc biệt giống như các t́nh trạng được ghi chép trong các tác phẩm của phương Bắc, và các sự tương đồng đă cổ vũ họ tô điểm các tác phẩm của ḿnh bằng các mẩu chuyện thích hợp của văn chương Trung Hoa, như Hưng Đạo Vương đă làm hồi năm 1285.  Và như thế, Trần Nguyên Đán có thể đă tin rằng Chu Văn An giống như một “Han Yu” (Hàn Dũ?)39, nhưng chỉ trong ư nghĩa rằng ông An cố gắng để phục hồi các tiêu chuẩn Việt Nam trước đây về một chính quyền tốt.  Han Ch’i tượng trưng cho Trần Nguyên Đán bởi ông Khanh đă quyết đóan rằng, trong mục đích đặc biệt của một bài thơ của ông, thời học việc của Wang An-shih (Vương An Thạch) dưới [sự chỉ bảo của] ông Han Ch’I đă cung cấp một sự chuyển nghĩa cặn kẽ cho sự liên kết của chính ông với người bảo trợ của ông, Trần Nguyên Đán.  Ông Khanh đă không long trọng tuyên bố sự ngưỡng mộ của ông đối với Vương An Thạch, kẻ đă kêu gọi một cuộc xâm lăng Việt Nam hồi thế kỷ thứ mười một.  Ông chỉ biết rằng sự học việc của Vương An Thạch là giai đọan đầu tiên của một chức nghiệp rất thành công, và ông muốn phác họa một sự tương phản chua sót giữa các niềm hy vọng trước đây của ông với hiện trạng đau khổ của ông, giống với ḥan cảnh của Tư Mă Tương Như (Ssu-ma Hsiang-ju) khi ông này kết hôn với con gái nhà giàu.  Bài thơ này cho chúng ta biết, không ǵ khác hơn, là ông Khanh quen thuộc với văn chương nhà Hán và nhà Tống.

 

     Cùng loại hiệu ứng văn chương cũng được cung cấp bởi các sự tham chiếu đến “dân chúng” hay “dân chúng này”, trở thành thường xuyên hơn nhiều trong thi ca của hậu bán thế kỷ thứ mười bốn.  Không có triết gia Trung Hoa cổ thời nào viết nhiều về người dân cho bằng Mạnh Tử, và quyển Mạnh Tử (The Book of Mencius) đă rất nổi tiếng dưới triều nhà Trần.40  Trong thơ văn tao nhă được viết khi sự tuân phục của các nông dân Việt Nam không c̣n có thể được xem là chuyện đương nhiên, các sự đề cập đến “dân chúng’ được chấp nhận như các quy ước giống như các thành ngữ “anh minh’ (Sage) và “hiền nhân đáng kính” (worthy) để chỉ nhà vua và các quan chức của ông.

 

     Các bài thơ được duyệt xét trong bài khảo luận này để tán dương các quan chức có học thức và tận tụy đă bắt đầu nổi tiếng trong thế kỷ thứ mười bốn. Nguyễn Trăi, trong thời kỳ học tập của ông, đă thấm nhuần sự tin tưởng của thân phụ, và không có ǵ đáng ngạc nhiên khi Nguyễn Trăi đă trở thành tai mắt của người thành lập ra triều đại nhà Lê, ông đă soạn thảo một sắc dụ về nhu cầu “t́m  kiếm các nhân tài” 41. Bản văn của ông Nguyễn Trăi nằm trong truyền thống của Nguyễn Phi Khanh cũng như Trần Nguyên Đán, ông ngoại của Nguyễn Trăi, và là một chiếc cầu nối liền hai thế kỷ.  Một chiếc cầu khác được dựng lên bởi ông Phan Phu Tiên, được sinh ra trong những năm cuối của thế kỷ thứ mười bốn và là người biên soạn các biên niên sử nhà Trần hồi giữa thế kỷ thứ mười lăm. Ông Tiên đă ghi chép về tấm gương của ông Chu Văn An bằng nhiệt t́nh, trong khi ông Khanh tán dương những người thi hành nhiệm vụ của ḿnh như ông An đă đ̣i hỏi họ và đă làm như thế với nhiệt t́nh của một kẻ sống gần với thời đại của ông An và là con rể của một kẻ ngưỡng mộ ông Chu Văn An.

 

     Ông Tiên, trước tác hồi giữa thế kỷ thứ 15, cung cấp tài liệu làm bằng cớ cho việc tái dựng lịch sử trong thế kỷ thứ mười bốn, nhưng khi chúng ta cố gắng t́m hiểu tiến tŕnh văn chương tác động vào việc h́nh thành các bài thơ của ông Khanh, chúng ta đang di chuyển về chính thế kỷ 14 với một sự tiếp cận trực tiếp mà chỉ có sự nghiên cứu văn bản mới mang lại được.  Người Trung Hoa có câu nói: “Văn chương và lịch sử không phân chia một gia đ́nh (= có nghĩa, không phải là các lĩnh vực riêng biệt.)”.  Các văn bản cũng như các tài liệu góp phần vào một sự hiểu biết hơn về quá khứ,  với điều kiện rằng các sự khảo sát về văn bản và tài liệu phải được nh́n nhận như các lănh vực riêng biệt, ngay dù đôi khi có trùng lấp lên nhau.

 

     James Joice đă có lần nhận xét: “Người Ái Nhĩ Lan bắt buộc phải tự diễn tả bằng một ngôn ngữ không phải của chính họ, đă đóng trên ngôn ngữ đó dấu ấn của thiên tài của chính họ và cạnh tranh sự vinh quang cùng với các dân tộc văn minh. Việc làm này về sau được gọi là văn chương Anh Ngữ.”  Người Việt Nam chưa bao giờ bị bắt buộc phải diễn tả chính ḿnh trong một ngôn ngữ không phải của chính họ. Họ luôn luôn nói tiếng Việt Nam và ngay trong thế kỷ thứ 14, một văn tự bản xứ (chữ Nôm) đă được chắp cánh làm thơ theo cách riêng của nó. Ông Nguyễn Phi Khanh đă viết những bài thơ bằng văn tự đó để tán tỉnh bà Trần Thị Thái. Song người Việt Nam cũng vẫn tiếp tục làm thơ bằng chữ Hán và trong những hạn chế của thi luật Trung Hoa.  Liệu họ đă đóng dấu thi tài của chính họ trên thi ca Việt Hán và liệu những bài thơ hay nhất thuộc lọai này có cạnh tranh được với các bài thơ hay nhất của thi ca Trung Hoa hay không ?  Tôi hi vọng rằng những câu hỏi này không nằm ở phần ngọai vi của các cuộc nghiên cứu về văn hóa Việt Nam và rằng chúng sẽ làm một phần trong chương tŕnh làm việc của tạp chí Việt Nam Forum [Yale University] trong tương lai./-

 

 

 

NGUYÊN BẢN VÀ PHẦN DỊCH NGHĨA

14 BÀI THƠ CỦA NGUYỄN PHI KHANH

 

 

NHÓM “A”                                             

                                                                

I 42

 

 

                             THU DẠ TẢO KHỞI KƯ HỒNG CHÂU KIỂM CHÍNH

 

                            

Tịch mịch thư trai ư bất liêu,

                               Di sàng thu hộ thính ba tiêu.

                               Nguyệt tàn cẩm hạng chung thanh hiểu,

                               Phong hám đồng thôn mă túc kiêu.

                               Tao cốt dục thanh thi cánh hoán,

                               Bệnh căn vị khứ dược hoàn kiêu.

                               Hô đồng tĩnh tảo sài môn diệp,

                               Lưu đăi quân lai thoại cách triêu.

 

秋夜早起寄洪江檢正

,
.
,
.
,
.
,
.

                            

DẬY SỚM ĐÊM THU VIẾT GỬI [BÀI THƠ NÀY]

CHO  QUAN KIỂM CHÍNH ĐẤT HỖNG CHÂU

 

Một ḿnh trong thư pḥng, tôi lấy làm buồn bă 43.

Tôi rời chiếc ghế trường kỷ đến cạnh cánh cửa mùa thu và nghe tiếng mưa rơi lộp độp trên các cây chuối.

Khi mặt trăng tàn dần trên khu phố hàng thêu, tiếng chuông vang lên báo hiệu buổi b́nh ḿnh.

Gió lay động phường hàng đồng, và các con ngựa đang giặm chân trước một cách bồn chồn.

Nếu muốn thể hiện rơ ràng thể thơ sầu muộn, 44 cách đọc thơ sẽ phải được thay đổi đi.

Nếu căn nguyên của cơn bệnh không biến mất đi, thuốc men sẽ lại phải cần đến.

Tôi đă sai đứa con trai ra quét lá trước cổng nhà quê mùa.

Tôi chờ đợi nơi đây việc ông trở lại để nói chuyện thâu đêm.

 

***

 

                                                                 II 45

                            

 

TỐNG THÁI HỌC SINH NGUYỄN HÁN ANH QUI HỒNG CHÂU

 

Đăng tiền tạc dạ thoại thông thông,

Mă thủ kim triêu khỏa hiểu phong.

Vọng nhăn dăn huyền thiên khuyết sắc,

Qui tâm ninh trú thủy khê đông.

Ḥe đ́nh nguyệt bạch lân thê thước,

Lô ngạn thu cao tích biệt hồng.

Đạo tuyết đăng hương thôn nhưỡng thục,

Trần ai ta ngă bạn cô tung.

送太學生阮漢英歸洪州

,
.
,
.
,
.
,
.

 

TIỄN CHÂN HỌC GIẢ NGUYỄN HÁN ANH QUAY VỄ HỒNG CHÂU

 

Trước đèn đêm qua chúng ta vội vàng nói chuyện,

Sáng nay nơi đầu ngựa ông ra đi trong gió b́nh ḿnh.

Đôi mắt đăm đăm của tôi chỉ nhằm vào kinh đô nơi phía bắc,

Nh́n vào ḷng ḿnh tôi thấy ḿnh nên cư ngụ giữa sông rạch miền đông th́ đúng hơn.

Trên mái dinh Quan Thượng Thư 46 trăng giờ đây đang mờ nhạt.  Tôi cảm thấy thương tâm cho các con chim ác là đang ngủ nhờ,

Trên bờ lau sậy, trời thu đang lên cao.  Tôi than khóc khi thấy các con ngỗng đang ra đi.

Gạo th́ trắng, cam th́ thơm và cây nho trong làng đang chin mọng,

Than ôi, trong thế giới của ḿnh, tôi đang bị ràng buộc với các sợi dây cô đơn.

 

 

***

 

 

                                                                 III47

 

                             THU NHẬT HIỂU KHỞI HỮU CẢM

 

                             Tàn mộng sơ sơ tỉnh hiểu chung,

                             Nhật hàm thu ảnh xạ song lung.

                             Khách hoài ủng chẩm y miên hậu,

                             Tâm sự phần hương ngột tọa trung.

                             Đ́nh ngoại tảo sầu khan lạc diệp,

                             Thiên biên sái lệ sổ chinh hồng.

                             Ô hô thế đạo hà như ngă,

                             Tam phủ di biên phú Đại đông.

 

秋日曉起有感

,
.
,
.
,
.
,
.

                 

XÚC CẢM DÂNG CAO VÀO BUỔI SÁNG MỘT NGÀY MÙA THU

 

Giấc mơ tả tơi của tôi đang mờ dần.  Tôi bị đánh thức bởi tiếng chuông điểm vào lúc b́nh ḿnh.

Mặt trời tỏa các tia sáng mùa thu xuyên qua khung cửa sổ.

Ngực tôi áp vào chiếc gối khi trở ḿnh sau giấc ngủ,

Với tâm tư lo lắng tôi đốt lên nén hương.  Tôi dựng lưng thẳng trên chỗ ngồi.

(Nh́n ra) sân vuờn bên ngoài, nỗi buồn của tôi kéo dài ra khi nh́n thấy lá rơi.

(Vời trông) về phương xa, tôi lau gịng nước mắt khi đếm đàn ngỗng ra đi.

Than ôi! ngă đời nào dành cho tổi đi,

Tôi đă vấp váp đến làn thứ ba khi đọc bài phú Đại đông 48.

 

 

***

 

                                                                 IV49

 

                            

THU TRUNG BỆNH

 

 

                             Tiêu tiêu phong động chuyển thê thanh,

                             Thiên địa sơ thu khách tử t́nh.

                             Long Khánh nhị niên tân Tiến sĩ,

                             Kiều tài tam quán cựu thư sinh.

                             Thiếu niên cảm phụ Hàn Trung Hiến,

                             Đa bệnh hoàn liên Mă Tưởng Khanh.

                             Vạn sự bội nhân tiêu tiệm vĩnh,

                             Trữ sầu khi ngọa sổ tàn canh.

 

秋中病

,
.
,
.
,
.
,
.

BỊ BỆNH TRONG MÙA THU

 

Gió rít thổi qua và mang cùng nó làn hơi mới giá lạnh,

Trời bắt đầu vào thu.  Gió buốt lạnh khuấy động lên niềm xúc cảm.50

Năm 1374 tôi vừa mới thi đỗ Tiến sĩ,

Tại ba văn pḥng của Ch’iao-ts’ai (Kiều tài) thủa xưa có các nhà học giả.51

Khi tôi c̣n trẻ tôi cầm bằng dựa vào một Hàn Trung Hiến (Han Chung-hsien), 52

Nhưng giờ đây tôi đang mang trọng bệnh, tôi thương cảm đến cả một Mă Tưởng Khanh(Ma Ch’ang-ch’ing).53

Trong muôn việc tôi là kẻ bị ruồng bỏ.  Sương lạnh đang dần đóng thành băng đá,

Với sầu muộn dồn ép và đang nằm trên giường, tôi đếm canh tàn trong đêm.

 

***

NHÓM “B”

 

                                                                 V54

 

                             THÔN CƯ CẢM SỰ KƯ TR̀NH BĂNG HỒ TƯỚNG CÔNG

 

                             Đạo huề thiên lư xích như thiêu,

                             Điền dă hưu ta ư bất liêu.

                             Hậu thổ sơn hà phương địch địch,

                             Hoàng thiên vũ lộ chính thiều thiều.

                             Lại tư vơng cổ hồn đa kiệt,

                             Dân mệnh cao chi bán dĩ tiêu.

                             Hảo bả tân thi đương tấu độc,

                             Chỉ kim ngọa bệnh vị năng triều.

 

        

                                           村居感事寄呈冰壼相公

,
.
,
.
,
.
,
.

 

 

CẢM XÚC BỞI HOÀN CẢNH KHI SỐNG TẠI LÀNG QUÊ:
KÍNH GỬI NGÀI THƯỢNG THƯ BĂNG HỒ
55

                            

Hàng ngàn dặm đồng ruộng đỏ rực như thể hoàn toàn bị thiêu đốt,

Đồng quê rên rỉ và than văn.  Tôi thật buồn bă.56

Núi sông của Thổ Thần (God of the Soil) giờ đây khô cằn nứt nẻ,

Mưa, sương của Trời Cao hăy c̣n măi ở nơi xa.

Mạng lưới các quan chức địa phương đă hoàn toàn kiệt sức,

Khẩu phần được phân chia của người dân đă tiêu hết phân nửa.

Điều tốt nhất mà tôi có thể làm là viết một bài thờ Đường mới đề dùng như một sự ghi nhớ,

Cho việc hôm nay tôi đang nằm đau ốm và vẫn chưa có thể dự việc Triều đ́nh.

 

 

***

 

                                                                 VI57

 

                            

THÀNH TRUNG HỮU CẢM KƯ TR̀NH ĐỒNG CHÍ

 

                             Triều trung chu tử động phân phân,

                             Huyễn nhăn thùy năng các tự phân.

                             Đầu thượng lăo thiên y nhật nguyệt,

                             Nhân gian mộng cảnh phó yên vân.

                             Tập Tŕ hà xứ chiêu Sơn Giản,

                             Đỗ Khúc vô tiền mịch Quảng Văn.

                             Mưu nghị miếu đường ngô khởi cảm,

                             Nghĩ tương tuyền thạch mộng chư quân.

 

                                           城中有感寄呈同志

,
.
,
.
,
.
,
.

 

NHỮNG CẢM XÚC VỀ KINH THÀNH GỬI CHO CÁC BẠN TÔI Ở ĐÓ

 

Tại Triều Đ́nh, các người giàu có đang hành động trong một cung cách nhầm lẫn

Khi đôi mắt của họ bị sai lạc, làm sao lại có thể có bất kỳ người nào trong họ nh́n thấy được tương lai?  

Trên đầu người ta, Trời Già tùy thuộc vào mặt trời và mặt trăng,

Trong thiên hạ, các kẻ lạc lối phó thác đời ḿnh cho khói mây.

Trong các khu vườn ao hồ của gia đ́nh Tập Tŕ, người ta có thể t́m thấy một Sơn Giản (Shan Chien) 58 nơi đâu?

Khi gia đ́nh Đỗ Khúc (Tu family of Ch’u) không có tiền của, họ vẫn c̣n t́m nơi chốn ở Quảng Văn (Kwang-wen) 59.

Tôi nào dám nghĩ đến việc tham mưu và nghị luận tại Thế Miếu của Triều Đ́nh,

Tôi đành nghĩ đến việc nắm giữ được cái đẹp của thiên nhiên và mơ tưởng đến các bạn.

 

 

***

 

                                                                 VII60

 

HỒNG CHÂU KIỂM CHÍNH DỮ DỰ VÂN TÁC THUẬT
HOÀI THI KIẾN PHÚC DỤNG KỲ VẬN DĨ TẶNG

 

                             Vạn tính ngao ngao đăi bộ cầu,

                             Thùy gia kim ngọc á cao khâu.

                             Nhân t́nh gian hiểm quân phương cốc,

                             Thế lộ phong đào ngă diệc châu.

                             Đế lư khách hoài phùng mộ vũ,

                             Thư pḥng cựu thoại niệm anh du.

                             Tây phong quát mộng truyền biên tín,

                             Tràng đoạn nam nhiên tứ ngũ châu.

 

 

                                           洪州檢正以余韻作術懷詩見復用其韻以贈

,
.
,
.
,
.
西,
.

 

QUAN KIỂM CHÍNH ĐẤT HỒNG CHÂU DÙNG VẦN CỦA TÔI LÀM MỘT BÀI THƠ ĐỂ BÀY TỎ CẢM NGHĨ CỦA ÔNG.  SAU KHI ĐỌC BÀI THƠ, TÔI DÙNG NGUYÊN VẬN ĐỂ TẶNG ÔNG CÁC CÂU THƠ SAU.

 

Người người đang than khóc.  Họ ngóng chờ cho ăn và cho mặc,

Đâu là những gia đ́nh trong họ có của cải quư giá chất cao như các ngọn núi?

Trong những lúc khó khăn và hiểm nguy của nhân t́nh, ông như trục của bánh xe,

Trong khi trong cơn sóng gió của cuộc đời tôi thực sự là một con thuyền.

Trong ngôi làng hoàng gia đă có một t́nh đồng chí khi mưa rơi xuống vào buổi tối,

Trong thư pḥng có các câu chuyện xa xưa khi họ nhớ về các cuộc mạo hiểm.61

Cơn gió từ hướng tây (của mùa thu) đă thổi bay mất giấc mơ của tôi và mang lại các tin tức từ cơi biên thùy,

Tôi lấy làm lo sợ nhiều cho khu phía nam bao gồm bốn, năm châu huyện.62

 

 

***

 

 

                                                                 VIII63

 

                             KỲ NHỊ

 

                             Mạn tằng nhất đệ sá hương tân,

                             Thủy đạo thanh phong bất liệu bần.

                             Sương hậu cúc hoa hoàn tửu khách,

                             Tuyết trung mai ư khả thi nhân.

                             Ngâm biên khách xá song bổng mấn,

                             Mộng lư thiên môn bát dực thân.

                             Thành nguyệt phố vân tương vọng xứ,

                             Cố nhân lai địa dục thanh xuân.

 

 

                                           洪州檢正以余韻作術懷詩見復用其韻以贈

,
.
,
.
,
.
,
.

                            

BÀI THỨ NH̀ [trong nguyên bản Anh ngữ chỉ ghi số 2, chú của người dịch]

 

Tôi lấy làm khinh thị một kẻ kia, được thăng một cấp, đang khoe khoang với các hàng xóm quê nhà ông ta,

Ai là kẻ nói được rằng ông ta là người có thanh cao khi ông ta không giúp đỡ kẻ nghèo? 64

Sau cơn sương giá, hoa cúc lại mời gọi khách uống rượu,

Trong cơn băo tuyết sự trầm tư của hoa mai có thể khởi hứng cho nhà thơ.

Ca hát bên cạnh một nhà nghỉ khách, tóc mai bên má rối bời lên,

Tôi mơ rằng tôi đang ở cổng Thiên Đường có con chim tám cánh. 65

Nơi mà trăng trên thành phố và mây ở bờ sông đối diện nhau,

Đă là nơi mà người xưa t́m đến để mong có một mùa xuân thanh khiết. 66

 

 

***

 

                                                                 IX67

 

 

                             HỒNG CHÂU PHÚC TIỀN VẬN PHỤC KƯ ĐÁP CHI

 

                             Ḥe phủ tây biên văn bốc lân,

                             Tiên nhiên nhất thất lạc thanh bần.

                             Sàng đầu kim kiếm thủ tri kỷ,

                             Chẩm hạn hoàng lương mộng cố nhân.

                             Hồ hải đương niên thiên hạ sĩ,

                             Phong lưu thử nhật sảnh lang thân.

                             Khách tŕnh tuế mộ hàn biêm cốt,

                             Tối ái Băng Hồ biệt dạng xuân.

 

洪州復前韻復寄答之

 

西,

.

,

.

,

.

,

.

 

                            

HỌA CÙNG NGUYÊN VẬN MỘT LẦN NỮA, ĐỂ ĐÁP LẠI HỒNG CHÂU

 

Bên hông phía Tây của văn pḥng quan Thượng Thư, hồi gần đây tôi có chọn một địa điểm lân cận,

Tôi (đang sống) cô đơn trong một túp lều độc nhất nhưng lấy làm thích thú trong cảnh nghèo và thanh bạch của tôi. 68

Mặc dù đang nghèo, tôi hứa với các bè bạn thân nhất của tôi là sẽ đăi rượu. 69

Tôi nhận thức sự phù phiếm của danh vọng và sự giàu có. 70  Tôi mơ về người xưa.

Đất nước trong những thời xa xưa đă là một đế quốc với các học giả,

Những người tầm thường ngày nay đang là các viên chức trong Ban Thư Kư. 71

Khi tôi bước đi ngang qua thế giới, thời cuối của một năm là khi cơn buốt giá làm lạnh căm đến tận xương tôi,

Ngài Băng Hồ yêu quư nhất của tôi hẳn sẽ có một mùa xuân khác biệt. 72

 

***

 

 

NHÓM “C”

 

                                                                 X73

 

 

HẠ KINH TRIỆU DOĂN NGUYỄN CÔNG VI VÂN ĐỒN KINH LƯỢC SỨ

 

                             Chi bột ưu ban tự cứu thiên,

                             Vinh thiên Kinh Lược Sứ ty quyền.

                             Triều môn bán thị ngao hồng trạch,

                             Đồn lĩnh do tàn kiếp thạch yên.

                             Trù hoạch tiểu thi kinh quốc thủ,

                             Chiết xung chung lại tế thời hiền.

                             Qui lai quĩ lộ dung hà văn,

                             Thánh chúa phương kim cấp tại biên.

 

賀京兆尹阮公為雲屯經略使

,
使.
,
.
,
.
,
.

 

MỪNG ÔNG NGUYỄN CÔNG VI, PHỦ DOĂN HUYỆN KINH THÀNH, NHÂN DỊP CÓ SỰ BỔ NHIỆM ÔNG LÀM KINH LƯỢC SỨ TẠI VÂN ĐỒN 74

 

Với thẩm quyền đáng kính nể được ban cấp một cách rộng răi bởi đấng chí cao,

Ông được vinh thăng làm Kinh Lược Sứ, nắm giữ quền lực của một quan chức.

Tại cổng Triều Đ́nh phân nửa khu vực là một băi đầm lầy có các con ngỗng đang ta thán, 75

Rặng núi Đồn vẫn lởm chởm với cột khói của đám tro than.

Các kế họach của ông sẽ cho phép phơi bày phần nào khả năng điều hành quốc sự,

Đẩy lui quân thù trong sự tính toán sau cùng tùy thuộc nơi “người đáng giá”76 sẽ là kẻ cứu văn được thời cơ.

Khi trở về, ông sẽ khảo sát con đường.  Làm sao mà ông có thể chậm trễ được!

Vị minh chúa cai trị giờ đây đang phải đối phó với t́nh h́nh khẩn cấp ở biên giới.

 

 

***

 

 

                                                                 XI77 

 

                             PHỤNG CHIẾU TRƯỜNG AN ĐẠO TRUNG TÁC

 

                             Vũ lâm nhất đới bích thiều thiều,

                             Vương sự ninh tử hạt thiệp diêu.

                             Sơn quán túc t́nh yên thụ hợp,

                             Quận đ́nh hạc noăn tuyết hoa tiêu.

                             Vũ phu cảm khấp quan Đường chiếu,

                             Phụ lăo phù lê thính Hán triều,

                             Tự quí vi lao hà bổ báo,

                             Nguyện đương hoàng hóa đảm thiên kiêu.

 

奉詔長安道中作

,
.
宿,
.
,
.
,
.

 

MỘT BÀI THƠ ĐƯỢC VIẾT KHI NHẬN ĐƯỢC MỘT SẮC DỤ CHỈ THỊ ĐI TRƯỜNG AN

 

Vũ Lâm 78 là một giải đất có màu xanh trải dài đến cuối tầm mắt,

Trong công việc của triều đ́nh, tôi ưa thích từ khuớc việc du hành vào nơi xa xôi.

Tại nhà nghỉ trên núi tôi đă trải qua đêm.  Đám cây quay quần bên nhau,

Sân vườn của văn pḥng ṭa tỉnh mang bàu không khí ấm áp.  Cánh tuyêt đang tan dần.

Một vơ quan đă cảm động tới rơi lệ khi nh́n thấy một sắc dụ của nhà Đường,

Các trưởng lăo trong lăng đă tựa vào các tham mưu phụ tá của ḿnh khi tuân lệnh của triều đ́nh nhà Hán. 79

Tôi lấy làm bối rối v́ một công vụ quá nhỏ bé như thế.  Làm sau tôi có thể đền đáp sự ân sủng?

Tôi muốn phát huy ảnh hưởng hoàng triều bằng việc b́nh định quân nổi loạn. 80

 

 

***

 

 

                                                                 XII81

 

                                     

                                      TỐNG HÀNH NHÂN ĐỖ T̉NG CHU



                             Cần thủy xuân phong quế điện thu,

                             Khoa trường lịch lịch ức đồng du.

                             Quân kim hựu tác hành nhân khứ,

                             Ngă độc hồ vi sảnh thuộc lưu.

                             Lĩnh địch vân khai hào khóa mă,

                             Hồ triều tuyết tịnh ổn đăng châu.

                             Trượng phu tống biệt hà tu lệ,

                             Nhất tiếu tương khan phủ khoái hầu.

送行人杜從周

殿,
.
,
.
,
.
,
.

 

TIỄN ĐƯA THANH TRA ĐỖ T̉NG CHU

 

Trường Quốc Tử Giám trong cơn gió mùa xuân sau kỳ thi hương ở làng hồi mùa thu,82

Sảnh đường nơi cho thi nổi bật lên (như thể chúng tôi ở đó).  Tôi nhớ lại t́nh đồng song của chúng ta.

Ông giờ đây một lần nữa phục vụ như một thanh tra 83 và rời đi xa,

Tôi, mặt khác, chỉ ở lại như một viên chức của Ban Thư Kư.

Tại trạm nghỉ chân trên những ngọn đèo nơi các đám mây tan đi.  Giống như một anh hùng, ông sẽ lại cưỡi lên yên ngựa.

Trên các hồ nước và sông rạch, các mảnh tuyết đă tan đi.  Ông sẽ cương quyết đáp lên thuyền.

Khi một trượng phu được đưa tiễn, tại sau người ta lại phải khóc?

Cười lên, chúng ta nh́n nhau (một cách đầy tự tín) và nắm lấy các cây gươm có kết dải tua ở đốc kiếm (như Feng Hsuan đă làm). 84

 

 

***

 

 

                                                                 XIII85

 

                            

 

HỈ HỌC SĨ TRẦN NHƯỢC HƯ TỰ NGHỆ AN CHÍ

 

                               Đào hoa lăng phiến noăn thanh xuân,

                               Hồ hải phong lưu khước tiễn Trần.

                               Lăo ngă nhất quan nhàn thảo chiếu,

                               Tráng quân vạn lư viễn từ nhân.

                               Mộ văn tự khoát tương tư địa,

                               Dạ nguyệt hăn phùng cứu biệt nhân.

                               Ưu quốc chính tu ngô hối sự,

Bằng cử vị thuyết Nghệ An dân.

 

喜學士陳若虛自乂安至

,
.
,
.
,
.
,
.

 

CHÀO MỪNG VIỆC ĐẾN NƠI CỦA HỌC GIẢ TRẦN NHƯỢC HƯ, TỪ NGHỆ AN

 

Tràn ngập các hoa đào nở tung bay, một mùa xuân đầy hứa hẹn, 86

Người dân thường của đất nước thực sự ngưỡng mộ họ “Trần”. 87

Tôi một quan già, bị buộc chân bởi bản thảo các sắc dụ,

Ông, một người tráng kiện, ĺa xa gia đ́nh cả ngàn dậm đường.

Chúng ta nhớ đến nhau, 88 nghĩ về chính chúng ta,

Dưới ánh trăng ban đêm chúng ta vui mừng gặp nhau.  Chúng ta đă xa cách nhau lâu ngày.

Quan tâm đến việc nước thực sự phải là công việc của chúng ta,     

Tôi trông cậy nơi ông để cổ vũ dân Nghệ An.

 

 

***

 

                                                                 XIV89

 

                             TỐNG THÁI TRUNG ĐẠI PHU LÊ DUNG TRAI BẮC HÀNH

 

                               Lê gia nhân vật Việt bang hương,

                               Công dă lam thanh xuất dị thường.

                               Nhất quận sinh linh duy ta Khấu,

                               Cửu trùng sứ giả trọng phiền Trương.

Hạp trung thu thủy thanh trường lộ,

Mă thượng xuân phong thính dị hương.

Tảo hướng Nam Đài chuyên đối liễu,

Kinh qui Qú Vũ tá ngô hoàng.  

 

送太中大夫黎庸齋北行

,
.
,
使.
,
.
,
.

 

TIỄN THÁI TRUNG ĐẠI PHU, LÊ DUNG TRAI, TRONG MỘT PHÁI BỘ ĐẾN PHƯƠNG BẮC

 

Những người trong gia tộc họ Lê là những người mang lại hương thơm cho đất nước Việt, 90

Ông đă là một học giả thành đạt 91 vượt quá mức b́nh thường.

Mọi sinh linh trong quận huyện chỉ mong có một ông “Khấu”, 92

Trong tất cả các sứ giả của chín khu [nine divisions, dịch từ chữ “cửu trùng” trong nguyên bản, có lẽ tác giả hiểu sai v́ “cửu trùng” thường có nghĩa chỉ nhà vua ngồi ở ngai đặt trên chín bậc thang, chú của người dịch] chỉ có một “họ Trương: Chang Ch’ien”  được xem là quan trọng nhât. 93

Tài năng ấn dấu của ông, giống như một thanh gươm lấp lánh nằm trong vỏ kiếm, sẽ quét sạch mọi khó khăn trên bước đường dài của ông, 94

Trên lưng ngựa và với phong thái khoan ḥa ông sẽ thu thập được sự hiểu biết về các miền khác nhau. 95

Trong bao lâu nữa, sau khi đă hoàn tất cuộc hội kiến mỹ măn 96 tại Nam Đài, 97

Ông sẽ quay trở về giống như ông Qú (K’uei) và ông Vũ (Yu) để trợ giúp vua ta? 98

 

 

-----

 

 

CHÚ THÍCH:

 

    

     Bài khảo luận này được viết không lâu sau ngày sinh nhật thứ bảy mươi lăm của Giáo Sư Alexander B. Griswold, Chủ Tịch Hội Breezewood.  Tôi xin đề tặng bài viết như một biểu tượng cho ḷng kính trọng sâu xa của tôi đối với một học giả, một ân nhân của giới học thuật, và một người bạn với giao t́nh hai mươi năm.  Các giáo sư Harold Shadick và James Siegel một lần nữa đă tử tế để thảo luận thi ca Hán Việt với tôi.

 

1.       Trong năm 1400, ông đă đổi tên của ḿnh từ Nguyễn Ứng Long thành Nguyễn Phi Khanh.  Theo gia phả nhà họ Nguyễn, trong thế kỷ thứ mười lăm, ông cũng c̣n có tên là Nguyễn Biên; xem Phan Huy Lê và Nguyễn Phan Quang, “Mấy vấn đề về ḍng họ, gia đ́nh, và cuộc đời Nguyễn Trăi”, Nghiên Cứu Lịch Sử, 3 (1980), trang 16.  Một gia phả c̣n truy nguyên gia đ́nh ông lùi xa đến hậu bán thế kỷ thứ mười.  Một nhà thơ chữ Nôm, Nguyễn Thuyên, thuộc một chi trong gia đ́nh ông; xem Phan Huy Lê và Nguyễn Phan Quang, bài dẫn trên, trang 14, chú thích 5, và trang 17.

2.       Đây là cách mà ông Khanh bày tỏ sự tôn kính lên ông Trần Nguyên Đán, trong tập Thanh hư động kư, được sọan vào năm 1384.  Xem Thơ Văn Lư Trần (viết tắt TVLT), Bộ III (Nhà Xuất Bản Khoa Học Xă Hội, Hà Nội, 1978), trang 494.

3.       Chúng được ấn hành trong tập TVLT, các trang 381-483.

4.       Anthology de la literature vietnamienne (ed. Nguyễn Khắc Viện et al.), Éditions en langues étrangères, Hà-nội, 1972, trang 126.  Huỳnh Sanh Thông ghi nhận một dấu hiệu văn chương của “sự chua chát” trong một bài thơ của ông Khanh; xem Huỳnh Sanh Thông, The Heritage of Vietnamese Poetry, Yale University Press, 1979, trang 252.

5.       TVLT, bài số 250.

6.       Nguyên Đán gửi Nguyễn Ứng Long (Khanh) như thế; TVLT, bài số 139.

7.       Về câu chuyện này, tôi dựa vào các biên niên sư/ Việt nam cho nhiên kỳ năm 1385.  Hôn nhân của ông Khanh xảy ra một số năm trước đó; đứa con trai thứ nh́ của ông, Nguyễn Trăi, được sinh ra năm 1380.

8.       Điểm này được làm sáng tỏ trong gia phả họ Nguyễn; xem Phan Huy Lê và Nguyễn Phan Quang, bài dẫn trên, trang 19 và trang 22.

9.       Cùng nơi dẫn trên, trang 18.

10.   Các bài thơ này không được lựa chọn dựa trên một sự may rủi hoàn toàn.  Nguyên thủy tôi để ư đến chủ đề b́nh minh trong mùa thu trong Nhóm “A” và các ḍng chữ đầu tiên gây sửng sốt trong một số bài thơ thuộc Nhóm “B”.  Các bài thơ thuộc Nhóm “C” khi đó tự thể hiện như để mang lại một sự tương phản.  Nhiều bài thơ bổ túc có lẽ cũng có thể được gộp vào những nhóm này.

11.   Ông Khanh đề cập đến một đứa con trai trong hai bài thơ khác.  Trong một bài, ông đang dậy “đứa con trai nhỏ của ông” về thi ca Đường luật mới (TVLT, bài số 235) và trong bài thơ kia, đứa con trai, “lên sáu tuổi” th́ chăm học (TVLT, bài số 237).  Người ta dễ bị quyến rũ để giả định rằng đứa con trai lúc nào cũng là Nguyễn Trăi, sinh ra năm 1380.  Nhưng Nguyễn Trăi là đứa con trai thứ nh́ của ông Khanh, và ông Khanh c̣n có các đứa con trai khác trước khi bà Trần Thị Thái mất đi không lâu trước khi có sự từ trần của cha bà vào năm 1390.  Hơn nữa, từ năm 1385 đến 1390, Nguyễn Trăi sống với [ông ngoại] Trần Nguyên Đán tại Côn Sơn; (xem Trần Huy Liệu, Nguyễn Trăi (Nhà Xuất Bản Khoa Học, Hà Nội, 1966), trang 19.  Bài thơ số I có thể được viết không lâu trước khi Nguyễn Trăi rời đi Côn Sơn, nhưng điều này không thể chứng minh được.

12.   Các nhà biên tập tập TVLT xác định đât Hồng Châu thuộc tỉnh Hải Hưng ngày nay; TVLT, trang 454, chú thích 1.

13.   Do việc sử dụng từ ḥe đ́nh [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] (nơi cư ngụ của một thượng thư cao cấp) để chỉ cư sở của Trần Nguyên Đán, xem TVLT, trang 461, chú thích 2, và chú thích số 46 bên dưới đây.

14.   Ông Khanh có viết một bài thơ về nạn hạn hán năm 1384 (TVLT, bài số 232).  Có thể bài thố số V đă được viết vào năm đó.

15.   Tôi đánh liều để đóan rằng bài thơ sô X được viết trong năm 1404, khi, theo các biên niên sử Việt Nam, chính quyền Hồ Quư Ly ra lệnh các người không có ruộng đất tại mọi tỉnh phải gia nhập vào đội [chữ Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] dành cho người nghèo.  Một nghĩa của từ “đội” là “khu, việc định cư”.  Ngụ ư từ Shih-ching [Thi Kinh?] trong bài thơ số X là để chỉ một chiến dịch định cư.  Xem chú thích số 75 bên dưới đây.  Tôi không thể t́m thấy tên của ông Lê Dung Trai (XIV) trong tài liệu nhà Minh về các sứ bộ Việt Nam dưới thời nhà Hồ.

16.   TVLT, bài số 277.  Xem chú thích số 52 bên dưới.  Ông Khanh có đủ mọi lư do để tự xem ḿnh là “đệ tử” của ông Trần Nguyên Đán.  Ông nhận được một bài thơ của Trần Nguyên Đán không lâu trước khi ông thi đỗ trong năm 1374 (TVLT, bài số 139), và ông đă dậy kèm và cưới con gái của ông Trần Nguyên Đán.

17.   Xem chú thích số 87 bên dưới.

18.   Từ “[ngao] than khóc” xuất hiện trong câu thơ đầu tiên của bài số VIII, nơi dân chúng đang chờ đợi cho ăn và mặc.

19.   TVLT, các bài số 114, 112, và 113.  Tôi xem bài số 163, TVLT, được viết gửi ông Phạm Sư Mạnh.  Xem TVLT, trang 175, chú thích 2.

20.   O.W. Wolters, “Assertions of Cultural Well-being in Fourteenth-Century Vietnam: Part II”, Journal of Southeast Asian Studies, XI, 1 (1980), các trang 77-78.

21.   TVLT, bài số 143.  Xem chú thích số 19 bên trên.

22.   ỌW. Wolters, History, Culture, and Region in Southeast Asian Perspectives, Institute of Southeast Asian Studies, Singapore, 1982, các trang 81-82.

23.   O.W. Wolters, “Phạm Sư Mạnh‘s poems written when patrolling the Vietnamese northern border in the middle of the fourteenth century”, Journal of Southeast Asian Studies, XIII, 1 (1982), trang 117.

24.   Cùng nơi dẫn trên, trang 114.

25.   Muốn tham khảo về “các trục trung tâm” (axles) nơi một trong các bài thơ của ông Khanh, xem TVLT, bài số 275.

26.   TVLT, bài số 132.

27.   Trong TVLT, bài số 277, ông Khanh nói đến Trần Nguyên Đán như một đại thần kỳ cựu trải qua ba triều vua.  [Trần Nguyên Đán c̣n là em của vua Trần Nghệ Tông, chú của người dịch]

28.   TVLT, bài 121.

29.   TVLT, bài 147.  Bài thơ được chuyển dịch trong tập Anthologie de la littérature Vietnamienne, trang 123.

30.   TVLT, bài số 277.

31.   TVLT, bài số 141.  “Bước đi trên bờ đầm lầy, ca hát trong khi anh đang bước đi” là sự phiên dịch của David Hawkes một phần của một câu thơ trong bài “Ngư Phủ”, một câu chuyện đối thoại bằng văn vần trong tập Ch’u Tz’u [?Chu Tử] (Ssu-pu ts’ung-k’an edition, ?1938, c. 7, 1b); David Hawkes, Ch’u Tz’u, trang 90, câu 2.  Câu chuyện về cuộc lưu đày của Ch’u Yuan [?Chu Nguyên], và một người đánh cá nói với ông ấy rằng ông không nên khinh miệt thế giới.  Hàm ư đối với Ch’u Tz’u là sự thất vọng của Ch’u Yuan; nhưng Trần Nguyên Đán đă đảo ngược ư nghĩa của nó; người em của ông Khanh, một quan chức nhiệt thành, không lư do ǵ phải thất vọng.

32.   Xem Phan Huy Lê và Nguyễn Phan Quang, đă dẫn trên, các trang 17-18.

33.   TVLT, bài số 120.

34.   TVLT, bài số 144.

35.   Về quan điểm của vua Minh Tôn đối với mối quan hệ giữa nhà lănh đạo và các “tôi hiền có tài đức (“hiền nhân đáng kính”), xem Wolters, “Assertions of Cultural Well-being …, Part II, Journal of Southeast Asian Studies, XI, 1 (1980), trang 85.

36.   Xem chú thích số 64 bên dưới.

37.   W. Theodore de Bary, “A Reappraisal of Neo-Confucianism”, Studies in Chinese Thought (ed. Arthur F. Wright), University of Chicago, Midway reprint, 1976, trang 93.

38.   Ngô Tất Tố, Việt Nam – văn học đời Trần, Sàig̣n, 1960, các trang 104-105.

39.   Wolters, “Assertions of Cultural Well-being …, Part I, Journal of Southeast Asian Studies, X, 2 (1979), trang 449.  Một trong những bài thơ của Trần Nguyên Đán ca tụng Chu Văn An được phiên dịch trong quyển The Heritage of Vietnamese Poetry, của Hùynh sanh Thông, trang 31,

40.   Các trích dẫn từ Mạnh tử xuất hiện trong lời b́nh luận của Lê Văn Hưu về các biên niên sử của Việt Nam và các văn bia của Trưong Hán Siêu; Wolters, “Assertions of Cultural Well-being … Part I”, trang 446.  Bài văn bia của Lê Quát đề cập đến từ ngữ “dân tộc này”; đă dẫn.

41.   AD 1429 sau Công Nguyên.  Bản văn trong Ức Trai tập, HM 2210, của Socíété Asiatique, Paris, q. 3, các trang 8a-9a.  Ông Trăi trích dẫn kinh nghiệm nhà Hán và nhà Đường để làm mạnh hơn tầm quan trọng của việc t́m kiếm nhân tài.  Nguyên Đán (TVLT, bài 135) bắt đầu bài thơ của ông với danh sách năm triều đại Trung Hoa đă t́m kiếm các học giả xuyên qua các kỳ khảo thí.  Một bài thơ khác của Trần Nguyên Đán (TVLT, bài 144) tán dương hệ thống khảo thí để “t́m kiếm các hiền nhân”.  Xem chú thích số 38 về một sự triển khai văn chương tương tự trong bài Hịch của Hưng Đạo Vương.  Trong mọi trường hợp, một lời kêu gọi hùng hồn đă được đưa ra cho lịch sử Trung Hoa.

42.   TVLT bài số 249.

43.   Thành ngữ cổ điển [locus classicus, tiếng La Tinh trong nguyên bản, chú của người dịch] cho t́nh cảnh “chẳng vui” (unhappy) (ư bất liêu) nằm trong quyển Ch’u Tz’u (ấn bản Ssu-pu ts’ung-k’an edition, chương 17, trang 2b).  Ông Khanh đă dùng chữ bất (chẳng) thay v́ chữ vô (không).  Bản dịch của Hawkes câu này là: “Với trái tim rối bời và (ư vô liêu) ư không vui: with heart in turmoil and joyless mind)”; David Hwakes, Ch’u Tz’u – The Songs of the South, Oxford, 1959, trang 171, gịng 4.  Thành ngữ nằm trong một một bài hát nhan đề “Gặp Phải Điều Sỉ Nhục”, của Wang I từ thế kỷ thứ nh́ sau Công Nguyên, và nói về sự u sầu của một kẻ muốn phục vụ một vị minh quân; “ … Tôi có thể đi đến đâu? Đến điện của ông hoàng chăng?  Nhưng, không thể tiếp cận được.  Tôi muốn chứng tỏ danh dự của tôi, nhưng tôi bị ngăn cách khỏi ông ấy”.  Ông Khanh, bị loại ra khỏi quan trường, sẽ hưởng ứng bài hát này.  Tôi xin cám ơn Giáo Sư T’ien Ju-kang về việc lưu y tôi đến thành ngữ này trong quyển Ch’u Tz’u.

44.   Tôi giả định rằng chữ “cốt” [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] có ngh́a đen là xương, nhằm nói về “thể” [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] (thể thơ: style of poetry).  Tao thể [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] khi đó có nghĩa “thể dáng thanh tao: poetic style” trong truyền thống u sầu của Ch’u Tz’u.

45.   TVLT, bài số 280.

46.   Đây là cư sở của Trần Nguyên Đán.  Tôi tán thành [sự giải thích của] các nhà biên tập quyển TVLT, trang 452, chú thích 1, và trang 461, chú thích 2.  Từ ngữ “ḥe đ́nh” [tiếng Việt trong nguyên bản, được dùng tại Trung Hoa làm danh xưng của dinh thự của vị tướng quốc (chief minister: tương tự thủ tướng).

47.   TVLT, bài số 267.  Bài thơ được phiên dịch trong tập Anthologie de la literature vietnamienne, các trang 127-128.  Tôi dùng theo nhan đề được cung cấp trong TVLT.

48.   Bản văn bằng Hoa ngữ của bài Đại Đông (Ta-tung) được in trong quyển Kinh Thi (The book of Poetry) của James Legge, Paragon Book Reprint Corporation, New York, 1967, các trang 268-270.  Về bản dịch của Arthur Waley, xem The Book of Songs, London, 1937, các trang 318-320.

49.   TVLT, bài số 250.

50.   Tôi đă dịch chữ khách [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] là “gió lạnh thấu xương” và chữ tử [tiếng việt trong nguyên bản, chú của người dịch] là “khuấy động lên”.

51.   Xem TVLT, trang 418, chú thích 2.  Ch’iao-ts’ai là một trong ba văn pḥng được thiết lập trong thời nhà Hán để dành cho các học giả.  Từ ngữ này được dùng ở đây để chỉ văn pḥng của Trần Nguyên Đán. 

52.   Xem TVLT, trang 418, chú thích 3.  Han Chung-hsien là Han Ch’i, chính khách-học giả tại Trung Hoa hồi thế kỷ thứ mười một.  Ông Khanh ám chỉ đến Trần Nguyên Đán và nhắc lại bài thơ của Vương An Thạch tưởng nhớ Han Ch’i; về bài thơ của họ Vương, xem Wang Lin Ch’uan Ch’uan, Shih-chieh shu-chu, Taipei, 1963, trang 198.  Bản dịch một phần của bài thơ của họ Vương được in trong quyển Wang An-shih của H.R. Williamson, nhà xuất bản Arthur Probathain, London, 1935, trang 14.  Họ Vương nhớ lại rằng, khi “c̣n tré, ông là thơ kư của Han Ch’i, trong khi ông Khanh nói rằng, khi “c̣n trẻ”, ông đă dám lệ thuộc vào một “Han Chung-hsien”.  Họ Vương, trong cùng bài thơ, nói rằng ông Han Ch’i đă phục vụ ba đời vua, trong khi ông Khanh (TVLT, bài số 277) nói rằng Trần Nguyên Đán là “một cựu thần” dưới ba thời trị v́.  Một bằng chứng khác cho thấy bài thơ của họ Vương đă là kiểu mẫu cho ông Khanh là trong câu thứ tư, nơi ông ta nói rằng ở các thời trước “đă có các nhà học giả”.  Họ Vương nói rằng trong ba đời vua mà Han Ch’i phục vụ “đất nước đă có các nhà học giả”.  Ông Khanh đề cập đến một “Han Chung-hsien” như một từ chuyển nghĩa chỉ một bực thầy cố vấn, người có tiếng tăm phục vụ mà một ngày nào đó sẽ truyền đến học tṛ.  Trong TVLT, bài số 277, ông công khai tự tŕnh bày ḿnh như một “đệ tử” của Tra6`n Nguyên Đán.

53.   Đây là một sự tham chiếu đến Tư Mă Tương Như (Ssu-ma Hsiang-ju), người đă cưới con gái của một kẻ giàu có và không có t́nh cảm, đă phải mở một tiệm bán rượu để nuôi thân, và đă trở thành một nhân vật cho sự chế diễu.  Mặc dù ông Khanh nhất định đă nhớ lại hy vọng của nhạc phụ tương lai của ḿnh rằng ông Khanh sẽ bắt chước Tư Mă Tương Như và sau rốt trở nên nổi tiếng, tôi tin rằng câu này trong bài thơ của ông có thi hứng từ bài thơ của Đỗ Phủ (Tu Fu) viết về Tư Mă Tương Như; bài thơ được dịch trong quyển The Poetry of the Early T’ang của Stephen Owen, Yale University Press, 1977, trang 91.  Đỗ Phủ đề cập đến Tư Mă Tương Như là “bị bệnh nhiều”, và đây là điều mà o6ng Khanh diễn tả về ḿnh.  Cặp đôi câu thơ trong bài thơ của ông Khanh đối phản với niềm hy vọng phát khởi tử sự liên hệ của ông với ông Trần Nguyên Đán, với nỗi sầu muộn của o6ng khi niềm hy vọng không thành tựu được.  Câu thơ kế tiếp đề cập đến sự loại bỏ ông ra khỏi quan trường.

54.   TVLT, bài số 263.

55.   “Thượng Thư Băng Hồ” tức là ông Trần Nguyên Đán.

56.   Thành ngữ cổ điển (locus classicus) cho sự diễn tả t́nh trạng “chẳng vui: unhappy”; xuất hiện trong tập Ch’u Tz’u, nơi câu đầu tiên của bài 1.  Xem chú thích số 43.

57.   TVLT, bài số 243.

58.   Xem TVLT, trang 408, chú thích 1.  Hàm ư mơ hồ này để chỉ thời nhà Tần (Chin) tại Trung Hoa.  His Tso-ch’ih là một học giả nổi tiếng, và San Chien, một quan chức-học giả đáng kính, thường thăm viếng văn pḥng của họ Hsi.

59.   Đây là một sự tham chiếu đến gia đ́nh họ Tu (Đỗ) dưới thời nhà Đường.  Viện Quảng Văn (Kwang-wen office) được đặc biệt thiết lập dành cho các quan chức không có thẩm quyền chính thức.  Xem TVLT, trang 408, chú thích 2, về bài thơ của Đỗ Phủ, đối chiếu nhiệt t́nh của các người đang thăng tiến lên chức vụ cao với sự lạnh lẽo của các kẻ đang vật vờ nơi cung Quảng Văn.  Theo các nhà biên tập quyển TVLT, ông Khanh muốn nói đến sự khó khăn để t́m kiếm các bè bạn của ông.

60.   TVLT, bài 272.

61.   “Làng hoàng gia” là Tức Mặc, làng tổ tiên của gia tộc cầm quyền.  Tôi đă chuyển đôi câu thơ này sang th́ quá khứ bởi câu thứ bảy cho thấy ông Khanh đă nằm mơ.  Điềm không tốt trong cặp đôi thứ tư trái ngược với thái độ hào hùng và thư thái trong cặp đôi trước đó.  Các bài thơ số VII, VIII và IX tạo thành một liên khục ba bài theo vần với nhau, và trong các bài VIII và IX nhà thơ cũng đang mơ mộng hay hồi tưởng sau cơn mơ.

62.   Theo P’ei-wen yun-fu, thành ngữ “bốn hay năm châu” xuất hiện trong một bài thơ của P’ei I-chih hồi thế kỷ thứ chin tại Trung Hoa: Chiao-chou (Giao Châu: Việt Nam) th́ xa xôi và ở phía nam của Trời nam (Southern Heaven).  Nếu một người đi xa hơn nữa, sẽ dến bốn hay năm châu.  Xin xem chú thích số 31 về sự đảo ngược của ông Trần Nguyên Đán ư nghĩa của một câu thơ trong tập Ch’u Tz’u.

63.   TVLT, bài 273.

64.   Tôi dịch chữ “phong: wind” như “phong thái, tính chất: character” như tác giả Legge đă dịch trong quyển Mạnh Tử (The Book of Mencius, Tập V, II, I: “V́ thế khi người ta giờ đây nghe dến phong thái của Pih-e (Po Yi), sự thối tha trở thành thanh khiết (pure) và kẻ yếu thụ đắc được sự quyết tâm”.

65.   Xem TVLT, trang 451, chú thích 2, cho sự tham khảo về “một con chim có tám cánh”  T’ao K’an thời Tần, xuất thân khiêm tốn, mơ mọc ra tám cánh, bay vào Thiên Đường, và rồi ngă xuống.  Các nhà biên tập giải thích rằng ông Khanh đang mơ mộng rằng ông là một vị đại quan.

66.   Tôi tin rằng “ông lăo” là Trần Nguyên Đán, người mà các bài thơ thường đề cập đến tuổi già của ông.  Trong bài IX, khi ông Khanh nói rằng ông đang sống gần dinh cơ của ông Trần Nguyên Đán, ông cũng đang mơ đến “ông già”, và câu thơ cuối cùng của bài IX đề cập đến ông Trần Nguyên Đán, kẻ được liên kết với “mùa xuân” như ông được mô tả trong câu cuối cùng của bài VIII.  Thí dụ rơ ràng nhất của sự sử dụng từ ngữ “ông lăo” để chỉ Trần Nguyên Đán là trong TVLT, bài 285, nơi ông Khanh nói rằng ông đang “ở bên cạnh ḥe phủ [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] (dinh thự quan thượng thư) của ông lăo.”  Có lẽ ông Khanh có trong đầu một đọan văn từ quyển Mạnh Tử (The Book of Mencius) (Tập V, II, I) đề cập đến Po Yi đang chờ đợi cho một sự thanh tẩy (thanh) của đề quốc.  Câu thứ nh́ của bài VIII gợi nhớ lại cùng đọan trên trong sách Mạnh Tử.  Xin xem chú thích 64 bên trên.

67.   TVLT, bài 274.

68.   “Thanh bần: pure poverty” có nghĩa không đánh mất lương tri của một con người và khác biệt theo quy ước, với “trọc phú: corrupt wealth”.  Sách Luận Ngữ (The Analects), XVIII, 8, đề cập đến hai người rút lui ra khỏi thế sự và thành công trong vệc bảo ṭan sự thanh liêm (purity) của họ.

69.   Đây là một câu thơ khó hiểu.  Một sự phiên dịch sát nghĩa từng chữ là: “ở đầu ghế trường kỷ thanh kiếm vàng”.  Có thể chữ thứ tư (“kiếm”) phải là “tận” [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] (“cạn kiệt: exhausted”).  Bốn chữ đầu tiên khi đó được đọc là: “tại đầu ghế trường kỷ vàng đă cạn kiệt”, và thành ngữ cổ điển nằm nơi bài thơ của Lư Bạch (Li Po) về cái nghèo dai dẳng.

70.   Xem TVLT, trang 452, chú thích 2, cho một sự tường thuật dài từ một đọan văn của một chuyện ngắn đời Đường về một thí sinh không trúng tuyển.  Sau khi nằm mơ về sự thành công rực rỡ, anh ta tỉnh dậy thấy một nồi kê vàng, được nấu từ khi anh ta buồn ngủ, giờ vẫn c̣n được nấu.  Câu chuyện trở nên một phương cách để nói về tính hư vô của danh vọng và sự giàu có.

71.   Tôi đă dịch chữ Sảnh [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] là “Secretariat: Pḥng Bí Thư”Sảnh đảm nhận các công việc hành pháp dưới thời nhà Trần và nhà Hồ.

72.   Băng Hồ là Nguyên Đán và “ông lăo” được đề cập tới trong câu thứ tư.

73.   TVLT, bài 229.

74.   Trong thời nhà Trần và nhà Hồ, một kinh lược sứ [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] là một uỷ viên đặc nhiệm được phái tới một kbu vực xáo trộn.  Trong thế kỷ thứ mười bốn, Vân Đồn là một trung tâm hải vận quan trọng.

75.   “Đầm của các con ngỗng rên rỉ” là một ám dụ trong Thi Kinh (Shih-ching), phần III, Quyển 7.  Các quan chức động ḷng đến thăm một khung cảnh của sự thống khổ và đă tập họp cư dân lại.  Các biên niên sử Việt nam có đề cập đến một chiến dịch định cư trong năm 1404, và bài thơ này có thể đă được viết vào năm đó.  Cùng từ ngữ chỉ sự “than khóc: ngao” xuất hiện nơi câu đầu tiên của bài VII.

76.   “Hiền nhân: worthy” là một kẻ có tài và đức.

77.   TVLT, bài 246.

78.   Các nhà biên tập của TVLT (trang 412, chú thích 2) cho rằng “Vũ Lâm” có thể chỉ một khu vực tại tỉnh Thanh Hóa [một số tài liệu cho hay Vũ Lâm thuộc huyên Yên Khánh, tỉnh Ninh B́nh ngày nay (?), chú của người dịch] hay chỉ một khu vực tại Quảng Tây, Trung Hoa đă nổi loạn trong thời trị v́ của Hán Vũ Đế.  Trong trường hợp sau, ông Khanh đang suy nghĩ về các mệnh lệnh cho ông để trấn áp sự rối loạn tại Trường An.  Tôi đă chấp nhận ư kiến trước.  Ông Khanh thích việc từ bỏ vui thú tại khu vực Vũ Lâm để tiến lên phía bắc thi hành bổn phận.

79.   Xem các chú thích 3 và 4 trong TVLT, trang 412, về các sự giải thích khả hữu cho các sự ám chỉ mơ hồ trong cặp đôi thứ ba.  Tôi đồng ư với các nhà biên tập trong việc đọc cặp đôi thứ ba mang ư nghĩa chỉ sự trấn áp t́nh trạng rối loạn.

80.   Hai chữ cuối cùng trong câu này là “thiên kiêu: ngựa nhà Trời: Heavenly horses” và nguyên thủy để chi người Hsiung-nu (?rợ Hung Nô) vùng Trung Á Châu.  Thành ngữ để chỉ “các kẻ nổi loạn”.  Xem TVLT, trang 412, chú thích số 5.

81.   TVLT, bài 257.

82.   Xem TVLT, trang 385, chú thích 4, và trang 428, chú thích 2, cho một sự thảo luận về các hàm ư Trung Hoa trong câu này.

83.   Từ ngữ chỉ quan “Thanh Trá là tiếng cổ.

84.   Sự tham khảo các chữ “các thanh kiếm có kết các dải tua ở đốc kiếm” được lấy từ Thi Kinh và được dùng trong sự liên kết với nhân vật Feng Hsuan, vốn xuất thân nghèo hèn, đă trở thành một phụ tá đắc lực trong việc giải quyết các vấn đề; xem TVLT, trang 428, chú thích 5.  “Tay nắm lây thanh kiếm có kết dải tua ở đốc kiếm” biểu lộ cảm nghĩ của bè bạn về giá trị của họ.

85.   TVLT, số 258.

86.   Hàm ư này bắt nguồn từ truyền thống Trung Hoa liên quan đến các thí sinh trúng tuyển; xem TVLT, trang 429, chú thích 1.  Tác giả Huỳnh Sanh Thông trích đẫn cùng truyền thống trong bài “Toads and Frogs as Vietnamese Peasants”, The Vietnam Forum, I (Winter-Spring 1983), các trang 72-74.

87.   Ch’en Teng, của thời Đông Hán, là ‘chiến sĩ-học giả của hồ và biển”.  Ông đă giúp đỡ người dân và “cứu văn thời thế”.  Ông Khanh khai thác t́nh thế rằng bạn của ông có cùng họ (Ch. Ch’en: Trần trong tiếng Việt).

88.   Xem TVLT, trang 429, chú thích 3.  Ông Khanh đă dùng một đọan trong thơ Đỗ Phủ nơi ông Đỗ nhớ lại Lư Bạch.  “Mây chiều” có nghĩa sự hồi tưởng về các bè bạn bị chia xa.

89.   TVLT, bài 259.

90.   Câu thơ này là một sự đề cập lịch sự đến gia đ́nh Lê/Hồ Quư Ly.

91.   Sứ tham khảo hai chữ lam thanh [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] là một sự ám chỉ đến một đoạn trong bài Ch’uan-hsueh của Hsun-tzu.  Một học tṛ, mặc dù được uốn nắn bởi người thày của anh ta, vẫn có thể c̣n sắc sảo hơn.  Xem TVLT, trang 431, chú thích 2.

92.   Người dân của khu vực nơi mà K’ou Hsun thời Đông Hán đă từng phục vụ thỉnh cầu hoàng đế cho phép ông ta ở lại đó thêm một năm nữa.  K’ou Hsun là một viên tướng và kẻ trấn áp quân nổi loạn.

93.   Chang Ch’ien là sứ giả nổi tiếng thời Tây Hán tại Trung Á.

94.   Tôi hiểu hai chữ đầu tiên (hạp trung) [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] có nghĩa “những ǵ được dấu (bên trong hộp, vỏ)”.  Trong quy ước văn chương Trung Hoa, các từ này được theo sau bởi các chữ “chắc chắn sẽ bị phơi bày ở bên ngoài”.  Hai từ ngữ kế tiếp là thu thủy [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] (nước mùa thu) và có nghĩa “thanh gươm lấp lánh”.  Ư nghĩa của câu này có vẻ là các tài năng ẩn dấu của vị sứ giả, giống như thanh kiếm lấp lánh nằm trong vỏ gươm của nó, sẽ quét sạch các khó khăn của ông trên đường trường.  Sự đề cập đến “mùa thu” là cách nói bóng bảy và không cho chúng ta biết vê thời điểm trong năm khi vị sứ giả du hành sang Trung Hoa.

95.   Sự đề cập đến “mùa xuân” trong câu này một lần nữa là cách nói bóng bảy cho “một thể cách ḥa dịu”.  Từ thứ năm trong câu thơ là chữ thính [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] (có nghĩa “nghe”), và tôi đă dịch từ ngữ này là “thu thập được sự hiểu biết” theo nghĩa mà Hsun-tzu đà dùng nó như được trích dẫn trong Tz’u-hai (?Từ Hải).

96.   “Nam Đài” là kinh đô của nhà Minh tại Nam Kinh cho đến năm 1421.

97.   Điều mà tôi đă phiên dịch như “cuộc hội kiến thành công” được tượng trưng bởi các từ ngữ chuyên đối [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch], một thành ngữ trong sách Luận Ngữ, XIII, 5.  Khổng Tử nói rằng, nếu một người nào đó được ủy thác cho một sứ mạng lại không có thể đưa ra các sự phúc đáp tự ḿnh, cái học của người đó không thực dụng.

98.   K’wei và Yu phục vụ cho vua Shun (Nghiêu) anh minh.  Hồ Quư Ly cải quốc hiệu là Đại Ngu, tên của đế quốc vua Nghiêu.  Sự đề cập đến “việc hoàng đế của chúng ta” diễn ra một cách đầy thách thức sau khi nói đến Nam Đài./-      

 

-----

 

Nguồn: O. W. Wolters, Celebrating The Educated Official: A Reading of Some of Nguyễn Phi Khanh‘s Poems, The Vietnam Forum, Review of Vietnamese Culture, No. 2, Southeast Asia Studies, Yale University, New Haven, Connecticutt, Summer-Fall 1983, các trang 79-101.

 

 

_____

 

PHỤ CHÚ CỦA NGÔ BẮC:

 

 

(*a): Về tiểu sử ông Nguyễn Phi Khanh:

 

     Theo quyển Lịch Sử Các Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam của Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế, ấn hành bởi Nhà Xuất Bản Khoa Học Xă Hội, 1992 tại Sàig̣n:

 

     [Bắt đầu trích] Nguyễn Phi Khanh (Ất Mùi 1355 – Mâu Thân 1428): Danh sĩ … hiệu Nhị Khê.  Vốn tên Nguyễn Ứng Long, sau đổi là Phi Khanh, quê xă Chi Ngại, huyện Phương Sơn, lộ Lạng Giang (thuộc tỉnh Hải Dươg..), sau dỡi về xă Ngọc Ôi, huyện Thượng Phúc, châu Thượng Phúc, lộ Đông Đô (thuộc tỉnh Hà Đông …)

 

     Ông nổi tiếng văn thơ từ lúc trẻ được quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán đem về nuôi dưỡng và dạy học. Ông phải ḷng người con gái của quan Tư Đồ là Trần Thị Thái.  Khi Trần Thị Thái có thai, ông sợ tội bỏ trốn, nhưng Trần Nguyên Đán độ lượng bao dung, cho t́m ông về và gả con cho.  Nhờ đó ông yên bề ăn học.  Đến Giáp Dần 1374 ra thi, đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) mới 19 tuổi.

 

     Có tài nhưng ông không được Trần Nghệ Tông thu dụng, nên đành an phận dạy học.  Khi Hồ Quư Ly lật đổ nhà Trần, ông đổi tên là Phi Khanh, được cử làm Học Sĩ Viện Hàn Lâm trong năm Tân Tỵ 1401.  Rồi lần lượt thăng lên Thông Chương đại phu, Đại Lí Tự Khanh kiêm Trung Thư thị lang, Tư Nghiệp Quốc Tử Giám.

 

     Quân Minh xâm lược, ông cùng vua tôi nhà Hồ bị giặc bắt giải về Kim Lăng.  Trên đường đi đầy ở nước ngoài, hai con ông là Nguyễn Trăi và Nguyễn Phi Hùng đưa ông đến Nam Quan.  Ông khuyên Nguyễn Trăi phải trở về phục thù và báo hiếu cho cha băng con đường cứu quốc.  Nguyễn Trăi vâng lời quay về.  Nguyễn Phi Hùng theo ông sang Trung Quốc.

 

     Ông có soạn bộ Nhị Khê thi tập, bị quân Minh lấy đem về Kim Lăng.  Tuy nhiên vẫn c̣n truyền tụng được 77 bài, do Lê Quí Đôn sao lục ở bộ Toàn Việt thi lục.  Đên sau, Dương Bá Cung gom chép lại 77 bài ấy, làm thành quyển II Ức Trai thi tập với nhan đề riêng là Nguyễn Phi Khanh thi văn tập.

 

     Năm Mâu Thân 1428 ông mất ở Trung Quốc, thọ 73 tuổi.  Và sau Nguyễn Phi Hùng lấy hài cốt đem về nước an tang ở núi Bái Vọng. [hết trich] (các trang 586-587)

 

     Theo quyển Từ Điển Văn Học Việt Nam, Từ Nguồn Gốc đến hết thế kỷ XIX, của Lại Nguyên Ân và Bùi Văn Trọng Cường, ấn hành bởi Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia tại Hà Nội, tái bản lần thứ ba, có bổ sung, năm 2001, có một số chi tiết khác biệt như sau:

 

     [Bắt đầu trích] (các trang 407-408)…Xuất thân nghéo khổ nhưng có tài nên được làm gia sư trong nhà quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán, về sau lấy học tṛ là Trần Thị Thái, con gái vị quan này … V́ là dân thường mà lại lấy vợ thuộc tôn thất nhà Trần nên không được làm quan [?]… Nguyễn Phi Khanh thi văn.  Đây là các sáng tác trải dài qua nhiều năm, cho thấy khá rơ đường đời tác giả từ tuổi hàn vi đến lúc được hưởng quan lộc.  Qua thơ ít nhiều thấy được hiện trạng xă hội, diễn biến thời thế và cuộc sống của cư dân đương thời”. [hết trích]

 

 

     (*b) Về quan hệ giữa Nguyễn Phi Khanh và gia tộc Trần Nguyên Đán:

 

     Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Tập II, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xă Hội, Hà Nội, 1998, nơi các trang 170-171 có ghi như sau:

 

     [Bắt đầu trích] Ất Sửu, [Xương Phù] năm thứ 9 [1385], (Minh Hồng Vũ năm thứ 18) ….

     Mùa thu, tháng 7, tư đồ Chương Túc Quốc thượng hầu Nguyên Đán trí sĩ [8a] lui về Côn Sơn (thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hưng), gửi cho các bạn làm quan bài thơ, có câu rằng:

 

     Kim cổ hưng vong chân khả giám,

     Chư công hà nhẫn gián thư hy?

     (C̣n mất xưa nay gương đà rơ,

     Các ông sao nỡ vắng thư can?)

 

     Thái Úy Trang Định Vương Ngạc có bài thơ tặng rằng:

 

     Ngă thị dương niên khí vật,

     Công phi đại hạ kỳ tài.

     Hội thủ nhất ban lăo bệnh,

     Điền viên tảo biện quy lại

     (Ngày nay tôi là đồ bỏ,

     Ông không tài lạ cứu đời.

     Cùng một lớp già đau ốm,

     Ruộng vườn sớm liệu về thôi!)

 

     Bởi v́ khi ấy Quư Ly đang giữ quyền bính, các bậc hiền nhân quân tử buồn lo thời thế, không thể không biểu hiệu ra câu thơ.

 

     Ngạc lại làm bài thơ yết hậu bằng quốc ngữ để châm biếm Nguyên Đán.  Nguyên Đán tính chuyện thông gia để mong tránh mối họa sau này, đem con là Mộng Dữ gửi gắm Quư Ly, Quư Ly đem công chúa Hoàng Trung là con gái của cố tôn thất Nhân Vinh gả cho Dữ (Nhân Vinh có vợ là công chúa Huy Ninh.  Nhân Vinh chết, Nghệ Tông đem Huy Ninh gả cho Quư Ly, như vậy Hoàng Trung gọi Quư Ly là bố dượng.).  Sau Quư Ly trị nước, lấy Mộng Dữ làm Đông Cung phán thủ, em Mộng Dữ là Thúc Dao và Thúc Quỳnh làm tướng quân, con cháu Nguyên Đán đều tránh được nạn.

 

     Nguyên Đán có hai người con gái, con trưởng tên là Thái [8b], con thứ tên là Thai, sai nho sinh đem văn học dạy cho hai người.

 

     Nguyễn Ứng Long dạy Thái, Nguyễn Hán Anh dạy Thai.  Ứng Long nhân gần gủi lả lơi, làm thơ ca quốc ngữ kêu gợi Thái, thông dâm với Thái, Hán Anh cũng làm thơ quốc ngữ bắt chước Ứng Long.  Thái có thai, Ứng Long bỏ trốn.

 

     Đến ngày Thái đẻ, Nguyên Đán hỏi Ứng Long ở đâu.  Người nhà trả lời là Ứng Long sợ tội trốn đi rồi.  Nguyên Đán nói:

 

     “Vận nước sắp hết, biết đâu chẳng phải là trời xui nên như thế, vị tất không phải là phúc”.

 

     Bèn cho gọi hai chàng về bảo rằng:

 

     “Người xưa cũng đă có chuyện này.  [Các ngươi] không thấy chuyện Văn Quân với Tương Như hay sao (tức Tư Mă Tương Như, tên tự là Trường Khanh, người Thành Đô.  Đời Hán Cảnh Đế làm vũ kỵ thường thị, dùng tiếng đàn khêu gợi người phụ nữ trẻ mới góa chồng là Trác Văn Quân, con gái yêu của Trác Vương Tôn, rồi hai người lấy nhau.  Sau được bố vợ giúp đỡ, Tương Như trở nên giàu có, rồi làm quan, được phong tới chức Hiếu Văn viên lệnh, rất giỏi về từ chương).  Nếu [các ngươi] làm được như Tương Như, truyền lại danh tiếng cho đời sau th́ đó là điều mong muốn của ta”.

 

     Hai chàng cảm ơn sâu nặng, chăm chỉ học hành.  Đến khi thi, cả hai đều đỗ.  Thượng hoàng nói:

    

     “Bọn chúng có vợ giàu sang, như thế là kẻ dưới mà dám phạm thượng, bỏ không dùng”.

 

     Sau Hán Anh làm quan đến chức Chuyển Vận.  Ứng Long đến nhà Hồ được cất nhắc [9a] sử dụng, đổi tên là Phi Khanh (Phi Khanh sinh ra Nguyễn Trăi, cũng đỗ thái học sinh).

 

     Nguyên Đán có tập thơ tên là Băng Hồ, vài quyển, truyền ở đời.  Bấy giờ Hàn lâm học sĩ Hồ Tông Thốc cũng có tập thơ Thảo nhàn hiệu tần thi tập, đều là cảm thời thế mà làm cả.” [hết trích]

 

 

(*c) Nhận định về Trần Nguyên Đán:

 

Quyển Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục, của Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, Viện Sử Học biên dịch, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, Hà Nội, 1998, Tập Một, trang 672 có ghi chép về Trần Nguyên Đán như sau:

 

[Bắt đầu trích] Tháng 7, mùa thu, Tư đồ Chương Túc hầu là Nguyên Đán xin trí sĩ, được nhà vua y cho.

 

Nguyên Đán là bậc đại thần, người họ tôn thất, thấy quyền chính trong nước ngày một rơi vào tay kẻ quyền thần [chỉ Hồ Quư Ly, chú của người dịch], nên không để ư đến việc kinh bang kế thế nữa, bèn xin cáo lăo, về núi Côn Sơn, để vui cùng khóm trúc và đá núi; đặt tên hiệu là Băng Hồ.  Thượng hoàng đă từng đến chơi nhà, hỏi han việc mai sau.  Nguyên Đán đều không nói, chỉ dặn: “Xin Bệ hạ kính trọng nước Minh như cha, yêu thương Chiêm Thành như con, th́ nước nhà sẽ được vô sự.  Tôi dù có chết cũng được bất hủ”.  Nguyên Đán biết Quư Ly thế nào rồi cũng cướp ngôi, nên t́m cách để tránh khỏi vạ, đem con là Mộng Dữ gửi gắm Quư Ly, và xin kết làm thông gia.  Quư Ly đem con gái của Nhân Vinh, người họ tôn thất nhà Trần, gả cho Mộng Dữ; rồi cất làm đông cung phán thủ.  Em Mộng Dữ là Thúc Dao và Thúc Quỳnh cũng đều được làm tướng quân.  Về sau, Quư Ly cướp ngôi, giết hại gần hết các tôn thất nhà Trần, chỉ riêng con cháu Nguyên Đán là được toàn hoạt.  Nguyên Đán có Băng Hồ thi tập, có nhiều bài mượn sự vật để tỏ ư cảm khái thời thế.  Nhưng đó cũng chỉ là nói suông, lo hăo, mà đối với nước của ḍng dơi nhà ḿnh c̣n hay mất, cứ bỏ mặc, không nói qua.  Thế thực là người bất trung lắm đấy.

 

Lời phê [của vua Tự Đức, chú của người dịch]– Nghiêm thay, ng̣i bút sử! Trội hơn Sử cũ nhiều lắm. [hết trích].

 

 

(*d): Về ông Chu Văn An (và so sánh với ông Trần Nguyên Đán, b́nh luận bởi sử thần Ngô Sĩ Liên):

 

Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Tập I , đă dẫn trên, các trang 151-153, ghi chép sự việc trong năm 1370, có nói về ông Chu Văn An như sau:

 

Canh Tuất, Thiệu Khanh năm thứ 1 [1370] ..Tháng 11, Ngày 26: … Quốc tử giám tư nghiệp Chu văn An mất, được truy tặng tước Văn trinh công, ban cho ṭng tự ở Văn Miếu.

 

An (người Thanh Đàm) [tức Thanh Tŕ, Hà Nội ngày nay, chú của người dịch], tính cương nghị, thẳng thắn, sửa ḿnh trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu lợi lộc.  Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, học tṛ đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa, vào chính phủ.  Như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát, đă làm hành khiển mà vẫn giữ lễ học tṛ, khi đến thăm hỏi thầy th́ lạy ở dưới giường, được nói với thầy vài câu rồi đi xa th́ lấy làm mừng lắm.  Kẻ nào xấu th́ ông nghiêm khắc trách mắng, thậm chí la thét không cho vào.  Ông là người trong sạch, thẳng thắn, nghiêm nghị, lẫm liệt đáng sợ đến như vậy đấy.  Minh Tông mời ông làm Quôc tử giám tư nghiệp, dạy thái tử học.  Dụ Tông ham chơi bời, lười chính sự, quyền [34b] thần nhiều kẻ làm trái phép nước.  An khuyên can, (Dụ Tông) không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu.  Người bấy giờ gọi là “Thất trảm sớ”.  Sớ dâng lên nhưng không được trả lời, ông liền treo mũ về quê.  Ông thích núi Chí Linh, bèn đến ở đấy.  Khi nào có triều hội lớn th́ đến kinh sư.  Dụ Tông đem chính sự trao cho ông, nhưng ông từ chối không nhận.  Hiền Từ thái hoàng thái hậu bảo:

 

“Ông ta là người không thể bắt làm tôi được, ta sai bảo thế nào được ông ta?”

 

Vua sai nội thần đem quần áo ban cho ông.  Ông lạy tạ xong, liền đem cho người khác hết.  Thiện hạ đều cho là bậc cao thượng.  Đến khi Dụ Tông băng, quốc thống súyt mất, nghe tin các quan đến lập vua, ông mừng lắm, chống gậy đến xin bái yết, xong lại xin trở về quê, từ chối không nhận chức ǵ.

 

Vua sai quan đến tế, ban tặng tên thụy, ít lâu sau có lệnh cho ṭng tự ở Văn Miếu.

 

[35a] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Người hiền được dùng ở đời, thường lo người làm vua không thi hành những điều sở học của ḿnh.  Người làm vua sử dụng người hiền thường lo người hiền không theo ư muốn của ḿnh.  Cho nên vua [sáng] tôi [hiền] gặp nhau, từ xưa vẫn là rất khó.

 

Những nhà nho nước Việt ta được dùng ở đời không phải không nhiều, nhưng kẻ th́ chỉ nghĩ đến công danh, kẻ th́ chuyên lo về phú quư, kẻ lại a dua với đời, kẻ chỉ cốt ăn lộc giữ thân, chưa có ai chịu để tâm đến đạo đức, suy nghĩ tới việc giúp vua nêu đức tốt, cho dân được nhờ ơn.  Như Tô Hiến Thành đời Lư, Chu Văn Trinh đời Trần, có lẽ gần được như thế.  Nhưng Hiến Thành gặp được vua [sáng suốt] cho nên công danh, sự nghiệp được thấy ngay đương thời.  Văn Trinh không gặp vua (anh minh) nên chính học của ông, đời sau mới thấy được.  Hăy lấy Văn Trinh mà nói, thờ vua tất thẳng thắn can ngăn, xuất xử th́ làm theo nghĩa lư, đào tạo [35b] nhân tài th́ công khanh đều ở cửa ông mà ra, tiết tháo cao thượng th́ thiên tử cũng không thể bắt làm tôi được.  Huống chi tư thế đường hoàng mà đạo làm thày được nghiêm, giọng nói lẫm liệt mà bọn nịnh hót phải sợ.  Ngàn năm về sau, nghe phong độ của ông, há không làm cho kẻ điêu ngoa thành liêm chính, người yếu hèn biết tự lập được hay sao? Nếu không t́m hiểu nguyên cớ, th́ ai biết thụy hiệu của ông xứng đáng với con người của ông.  Ông thực đáng được coi là ông tổ của các nhà nho nước Việt ta mà thờ vào Văn miếu.

 

Những người khác như Trần Nguyên Đán là bậc hiền tài trong các khanh sĩ cùng họ nhà vua, tuy mang khí phách trung phẫn, nhưng bó tay bỏ mặc vận nước không biết làm sao, lánh quyền tướng quốc để mong bảo toàn gia thuộc sau khi nước đổ.  Trương Hán Siêu là ông quan văn học, vượt hẳn mọi người, tuy cứng cỏi, chính trực nhưng lại chơi với kẻ không đáng chơi, gả con gái cho người không đáng gả.  Họ so với Văn Trinh, [36a] có ǵ đáng kể, huống hồ những kẻ c̣n kém hai ông này! [hết trích]

 

 

     (*e) Về Ngự Sử Trương Đỗ:

    

     Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Tập II, đă dẫn trên, nơi trang 162 có viết về quan ngự sử Trương Đỗ như sau:

 

     [Bắt đầu trích] … Trước đây, ngự sử đại phu Trương Đỗ (có sách chép là Xă) can vua rằng:

 

     “Chiêm Thành chống lệnh,[45a] tội cũng chưa đáng phải giết.  Song nó ở tận cơi tây xa xôi, núi sông hiểm trở.  Nay bệ hạ vừa mới lên ngôi, đức chính, giáo hóa chưa thấm nhuần được tới phương xa, nên sửa sang văn đức khiến nó tự đến thần phục.  Nếu nó không theo, sẽ sai tướng đi đánh cũng chưa muộn”.

 

     Đỗ ba lần dâng sớ can vua không được, nên treo mũ mà bỏ đi.

 

     Đỗ là người thanh liêm, thẳng thắn, không bè đảng, phóng khoáng, có chí lớn.  Khi c̣n nhỏ, có lần ông đi chơi Hồ tây xem tướng quân tập bắn, nói đùa rằng: “Nghề này th́ có khó ǵ?” Tướng quân ngạc nhiên hỏi: “Mày có bắn trúng được không?” Ông trả lời: “Xin thử xem”.  Rồi ông bắn ba phát trúng cả ba.  Tướng quân rất kinh ngạc, muốn nuôi làm con, nhưng Đỗ coi khinh không theo.  Sau ông bỏ nhà đi du học, thi đỗ tiến sĩ, rất nổi danh.  Ông làm quan trong sạch, nghèo túng, không gây dựng điền sản, con cháu nối đời làm quan cũng có tiếng là nghèo mà trong sạch.

 

     Đỗ người Phù Đài, huyện Đồng Lại (…nay thuộc huyện Ninh Giang tỉnh Hải Hưng và phần đất phía nam huyện Vĩnh Bảo, Hải Pḥng), ngụ tại phường Nghi Tàm, Cơ Xá ở kinh thành, làm quan đến chức Ngự sử đài tư gián đ́nh úy tự khanh trung đô phủ tổng quản rồi chết.

 

Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Trương Đỗ khi làm quan th́ không giấu lời nói thẳng, thế là đă xứng đáng với chức vụ của ḿnh, khi can th́ nói tới ba lần, thế là đă dám chạm đến cả vua.  Vậy mà ông không được vua nghe, thế là tâm trí nhà vua đă lẫn rồi! Người có trách nhiệm phải nói, không được nghe theo th́ bỏ đi, thế là sự tiến lui của Đỗ đều hợp lẽ phải vậy.  Tuy lời nói thẳng thường trái tai vua, nhưng lại hay lợi cho thân vua.  Việc này có thể làm gương được. [hết trích]

 

 

     (*f): Về các bài hịch của Trần Hưng Đạo Vương:

 

     Trần Hưng Đạo Vương có soạn các sách như Binh Gia Diệu Lư yếu lược, Vạn Kiếp Tông Bí Truyền thư v.v...  Trong lời mở đầu quyển Binh Gia Yếu Lược, Trần Hưng Đạo Vương có viết bài hịch trích dẫn nhiều điển tích trong lịch sử và văn chương Trung Hoa, thí dụ như đoạn văn kể sau:

    

     [Bắt đầu trích] “Ta từng nghe, Kỷ Tín đem ḿnh chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu giơ lưng chịu giáo che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay cứu nạn cho nước; Kính Đức, một chàng trẻ tuổi, thân pḥ Thái Tông thoát khỏi ṿng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc.  Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ ḿnh v́ nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường t́nh, th́ cũng chết uổng nơi xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, để cùng bất hủ với đất trời? “[hết trích]  (Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Tập II, đă dẫn trên, các trang 81-82)./-   

 

 

Ngô Bắc dịch và phụ chú

26.05.2015

 

http://www.gio-o.com/NgoBac.html

 

© gio-o.com 2015